1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tính công bằng trong phán quyết của toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIPHÒNG DỌC old AG

Trang 3

“Không được lệch lạc công lí hay thiên vị Không được ăn hôi lộ vì

của hối lộ làm mù mắt người khôn và xuyên tạc lời của người ngay Phảitôn trọng công lí, chỉ công lí mà thôi"

Kinh Cựu ước của người Do Thái

Trang 4

MỤC LỤC

TrangPHẦN MỞ ĐẦU 2Chương |

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN1.1 Phan quyết của tòa án nhân dân 61.1.1 Khái niệm phán quyết của tòa án nhân dân 61.1.2 Nội dung của phán quyết 101.1.3 VỊ trí trọng tâm trong cơ chế tai phán cua phán quyết va 11

ý nghĩa của nó

I.2 Khái niệm công bằng và đặc điểm của nó 12

1.2.1 Khái niệm công bang | 121.2.2 Những đặc điểm cơ bản của công bằng 151.3 Tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dan 19

KET LUAN CHUONG 1 40Chuong 2

TINH CONG BANG TRONG PHAN QUYET CUA TOA AN NHAN DAN HIEN NAY, NHUNGGIAI PHAP PHAP Li CHU YEU NHAM BAO DAM TINH CONG BANG TRONG CAC PHANQUYẾT CUA TOA ÁN NHÂN DAN TRONG THỜI GIAN TỚI

2 1 Tinh công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân 41

hiện nay

2.1.1 Tính công bang trong phán quyết của tòa án nhân dân 42

được xem xét dưới góc độ pháp lí

2.1.2 Tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân 45

được xem xét dưới góc độ thực tế

2.2 Những giải pháp pháp lí chủ yếu nhằm bảo đảm tính 56công bằng trong các phán quyết của tòa án nhân dân

trong thời gian tới

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện xã hội đầy những biến động hiện nay, cùng với các giá trịdân chủ, nhân đạo, văn minh , công bằng có một ý nghĩa, giá trị cực kỳ quan

trọng đối với sự phát triển của xã hội Tồn tại với tư cách là một trong những giátrị điều chỉnh quan trọng, công bằng cần được khẳng định và xác lập trong quanhệ giữa nhà nước và công dân, giữa tổ chức xã hội và thành viên của chúng, giữa

mọi người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Qua các văn kiện Đại hội Đảng, Cương lĩnh và chính sách xây dựng đất

nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rõ sự cần thiết phải thiết lập và thựchiện công bằng phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và coi đó là một

trong những nguyên tắc rường cột của các chính sách cũng như trong công cuộcđổi mới đất nước Thực tiễn của công cuộc đổi mới ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay đang đặt ra nhu cầu bức thiết của việc thực hiện nguyên tắc công bằng

trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Với mục tiêu “vây dung nền tự pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lí, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổquéc’[12], Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ quan điểm: “cdi cách tu pháp phảixuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dânchu, văn minh”[12].

Với chức năng xét xử của mình, tòa án là cơ quan có quyền nhân danh nhànước, nhân danh pháp luật phán quyết về các vụ án hình sự, dân sự, hành chính

để bảo vệ pháp luật, duy trì công lí và công bằng Chính vì lẽ đó, phán quyết của

tòa án có ý nghĩa chính trị - pháp lí vô cùng sâu sắc, tác động đến nhiều mặt củađời sống xã hội và việc đảm bảo “phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vàokết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đây đủ, toàn diện các chứng

Trang 6

cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên

đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án,

quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quyđịnh [L1] luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp trong thờigian tới mà Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đặt ra.

Vì vậy, đứng trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu làm

sáng tỏ giá tri công bằng trong hoạt động tư pháp, những biện pháp nhằm bảođảm tính công bằng trong phán quyết của tòa án đang là nhu cầu bức thiết

được các nhà nghiên cứu quan tâm Do đó, chúng tôi chọn vấn đề “tính CÔng

bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài

luận văn Thạc sĩ với mong muốn đóng góp công sức nghiên cứu nhỏ nhoi củamình vào công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra hiện

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công bằng là một vấn đề mang tính thời sự được nhiều nhà nghiên cứukhoa học xã hội quan tâm Có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này từ nhiều

góc độ: triết học, kinh tế học, xã hội học, chính trị học, luật học với nhữngphạm vi và cấp độ khác nhau, trong đó, hướng tiếp cận từ góc độ kinh tế học vàxã hội học chiếm tỉ lệ khá lớn, chủ yếu là vấn đề tăng trưởng kinh tế với công

bằng xã hội, công bằng xã hội với chính sách xã hội Có thể kể một số công trìnhnhư: Báo cáo phát triển thế giới 2006 - Công bằng và phát triển của Ngân hàngthế giới (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2005), Quản lí sự phát triểnxã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng của GS.TS Phạm Xuân Nam (Nxb

Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, năm 2001), Công bằng và bình đẳng xã hội

trong quan hệ tộc người ở các quốc gia đa tộc người của PGS.TS Nguyễn Quốc

Phẩm (Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, năm 2006) |

Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu luật học ở Việt Nam cũng đã có

những đóng góp quan trọng trong việc nhận thức và kiến giải một số vấn đề liên

quan tới công bằng trong lĩnh vực pháp luật Có thể kể các công trình nghiên cứunhư: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam - Luận án phó tiến sĩ

Trang 7

luật học của Võ Khánh Vinh (năm 1993), Vai trò của pháp luật trong việc bảo

dam công bang xã hội ở Việt Nam hiện nay - Luận án tiến sĩ luật học của Vũ

Anh Tuan (nam 2001) Ngoai ra còn một khối lượng lớn các bài viết, các phần,

các mục có liên quan đến đề tài nói trên trong các tác phẩm, luận án, luận văn,

báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lí.

Nhìn chung, các công trình và các bài viết đó đã làm sáng tỏ những vấn đề

cơ bản về khái niệm, đặc điểm của công bằng, vai trò của công bằng đối với nhà

nước, pháp luật và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Tuy nhiên, việc nghiên

cứu vấn dé công bằng trong hoạt động xét xử, cụ thể là tính công bằng trong

phán quyết của tòa án nhân dân vẫn còn tản mạn ở những khía cạnh, những nộidung nhất định mà chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu nó một cách trực

diện, hệ thống Vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn cần được quan

tâm giải quyết.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lí luận vàthực trạng tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiệnnay, từ đó đề xuất những giải pháp pháp lí nhằm bảo đảm tính công bằng trong

phán quyết của tòa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

Luận văn có nhiệm vụ: phân tích làm rõ khái niệm phán quyết của tòa án

nhân dân, công bằng, tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân; luận

giải các yêu cầu về nội dung, hình thức và các điều kiện đảm bảo đối với phán

quyết của tòa án nhân dân nhìn từ góc độ bảo đảm tính công bằng; đánh giá vềtính công bằng trong các phán quyết của tòa án nhân dân hiện nay; đề xuất cácgiải pháp pháp lí nhằm bảo đảm tính công bằng trong phán quyết của tòa án

nhân dân trong thời gian tới.

Đây là một đề tài khó và rộng, cho nên luận văn chỉ đề cập đến tính công

bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân nói chung chứ không đi sâu vào tính

công bằng trong phán quyết đối với các loại vụ việc, yêu cầu cụ thể cũng như

trong lĩnh vực hoạt động của tòa án quân sự Mặt khác, đề tài chỉ nghiên cứu tính

công bằng theo nghĩa là một phẩm chất của bản án, quyết định (hình thức thể

Trang 8

hiện của phán quyết) chứ không nghiên cứu tính công bằng theo nghĩa là một

nguyên tắc trong hoạt động phán quyết.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp

luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật Ngoài ra luận văn còn sử dụng các

phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, hệ thống để nghiên cứu đề tài.

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tính công bằng trong phán quyết

của tòa án nhân dân ở Việt Nam Luận văn đưa ra khái niệm mới về công bằng,

phán quyết và tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân; xác địnhcác yêu cầu, các điều kiện bảo đảm tính công bằng trong phán quyết của tòa ánnhân dân; xây dựng các dạng tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhândân và đề xuất một số giải pháp pháp lí chủ yếu nhằm bảo đảm tính công bằng

trong phán quyết của tòa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp bổ sung vào lí luận về lĩnh vựccông bằng trong hoạt động tư pháp, tạo cơ sở khoa học thống nhất để nghiên cứutính công bằng trong những lĩnh vực cụ thể Luận văn còn là tài liệu tham khảo

cho những nhà nghiên cứu cũng như những nhà hoạt động thực tiễn pháp luật.

7 Kết cấu của luận vănPhan mở dau

Chương 1 Co sở lí luận về tính công bang trong phán quyết của tòa án

nhân dân.

Chương 2 Tính công bằng trong phán quyết của tòa án nhân dân hiện

nay Những giải pháp pháp lí chủ yếu nhằm bảo đảm tính công bằng trong phán

quyết của tòa án nhân dân.

Kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 9

Chương 1

CƠ SƠ LÍ.LUẬN VỀ TÍNH CÔNG BẰNG TRONG PHÁN QUYẾT

CUA TOA AN NHAN DAN

1.1 PHAN QUYET CUA TOA AN NHAN DAN

1.1.1 Khái niệm phán quyết của tòa án nhân dân

Theo Từ điển tiếng Việt, phán quyết có nghĩa là “qu¥ét định để mọi người

phải tuân theo”(17, tr740] Nếu phân tích về mặt ngữ nghĩa, “phán” có nghĩa làphán đoán, phán xét, phán xử, nghĩa chung là nhận xét, đánh giá, kết luận về mộtvấn đề nào đó; “quyết” có nghĩa là định dứt khoát một việc gì sau khi đã cân

nhắc để thực hiện [17,tr.740,787] thì phán quyết còn được hiểu sâu sắc hơn là mộtquyết định dựa trên sự cân nhac, đánh giá, kết luận được ban ra để mọi người

tuân theo, thực hiện |

Với cả hai nghĩa nay, áp dụng trực tiếp vào hoạt động của tòa án (toa án

nhân dân viết tắt là tòa án) thì sé dan đến cách hiểu: mọi quyết định được théhiện dưới dạng các văn bản tố tụng là bản án và quyết định do tòa án ban hành sẽ

đều được coi là phán quyết của tòa án Hiểu như vậy là theo nghĩa rộng Tuy

nhiên, nếu xem xét phán quyết gắn với chức năng đặc thù của tòa án thì phán

quyết của tòa án sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp hơn ở những dạng nhất định (trong

luận văn này chỉ đề cập đến phán quyết gắn với chức năng của tòa án).

Như chúng ta đã biết, để quản lí xã hội, bên cạnh việc nhà nước phải làm rapháp luật và quản lí các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật, nhà nước còn

phải giữ gìn pháp luật khỏi sự xâm hại, phục hồi và duy trì trật tự pháp luật để

bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội Đó là hoạt động tất yếu của quyền lực

nhà nước - quyền tư pháp với chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ, duy trì công lí,công bằng Phương thức đặc thù thực hiện quyền tư pháp là hoạt động tài phán,

nghĩa là đưa các hành vi, tranh chấp pháp lí liên quan đến những con người, tổ

chức nhất định áp vào các qui định của pháp luật, đối chiếu, làm sáng tö mốitương quan giữa cái cá biệt là hành vi, tranh chấp với cái khuôn chung là qui

phạm luật pháp để đánh giá, phán xét bản chất pháp lí, tính hợp pháp, tính đúngđắn của hành vi, tranh chấp, để từ đó đi đến một quyết định có tính bắt buộc thihành đối với mọi người mà trước hết là những người, tổ chức có lợi ích liên quan.

Trang 10

Bằng việc các quyết định, bản án nhân danh nhà nước được tuyên bố và thi hành,

các giá trị pháp luật bi vi phạm sẽ được khẳng định lại, công lí được duy trì, sự

công bằng, lẽ phải của pháp luật được bảo vệ (xem sơ đồ 1).

Qua đó, phán quyết được thể hiện là một giai đoạn tiếp theo, kết quả của

quá trình phán đoán, phán xét và là cơ sở của thi hành án trong hoạt động tài

phán Nghĩa là sau khi đã làm rõ nội dung, thực chất của những hành vi, conngười, sự kiện qua hoạt động phán đoán, suy luận, đánh giá các chứng cứ và

khẳng định tính hợp pháp, hợp lí của hành vi, tranh chấp qua hoạt động phán xét;

chủ thể tiến hành cân nhắc để quyết định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi

vi phạm, quyết định cách thức giải quyết tranh chấp; qua đó làm cơ sở cho việckhôi phục các quyền, lợi ích bị xâm phạm, bảo vệ và duy trì pháp luật, công lí và

công bằng Phán quyết là một hoạt động cân nhắc để ra quyết định (hoặc nói gọn

là quyết định) về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hoặc về giải quyết

tranh chấp để đem ra thi hành.

Ở nước ta, quyền tư pháp được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau,

nhưng chủ yếu vẫn do các cơ quan tư pháp thực hiện với những đặc trưng nhấtđịnh Theo kết quả nghiên cứu, đa số các nhà luật học hiện nay đều thống nhấtthực hiện quyền tư pháp là hoạt động có những đặc trưng sau đây:

- Quyền tư pháp được thực hiện khi có hành vi bị cho là vi phạm pháp luật

nghiêm trọng (tội phạm) hoặc có tranh chấp pháp lí mà các bên không tự thươnglượng, hòa giải được cần đến phán quyết của nhà nước;

- Thực hiện quyền tư pháp là hoạt động áp dụng pháp luật do các cơ quan

chuyên trách thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật thực hiện (gọi chung là các

cơ quan tư pháp - cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án) nhằm ra

các phán quyết đối với các hành vi bị cho là vi phạm pháp luật hoặc phán quyết

về cách giải quyết tranh chấp đối với các cá nhân, tổ chức;

- Quyền tư pháp được thực hiện bởi các cơ quan và chức danh tư pháp và bổ |

trợ tư pháp, bằng nhiều hoạt động độc lập với các chức năng riêng, dién ra liêntục theo một qui trình chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục nghiêm ngặt dựatrên phương thức đặc thù là tài phán, phục vụ hoạt động trọng tâm là xét xử củatòa án.[3,tr.23-28].

Trang 11

Qua những đặc trưng trên cho thấy, hoạt động tài phán là hoạt động phức

hợp được thực hiện bởi nhiều co quan và các chức danh khác nhau, trong đó, các

hoạt động phán đoán, phán xét, thi hành án do các cơ quan và chức danh tư pháp

và bổ trợ tư pháp thực hiện, còn phán quyết là hoạt động chỉ do tòa án thực hiện

với chức năng đặc trưng là xét xử (xem sơ đồ 2, 3) c.

Xét xử là một dạng hoạt động tài phán do tòa án thực hiện (nghĩa là tòa án

chỉ thực hiện hoạt động phán đoán, phán xét và phán quyết) mà theo PGS.TSNguyễn Dang Dung đã định nghĩa: “xé; xứ là phương thức, là hình thức thựchiện quyền lực nhà nước Đó là hoạt động của cơ quan tòa án được nhân danh

quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của nhà nước đưa ra một phán quyết cuối

cùng có hiệu lực bắt buộc đối với một tranh chấp cụ thể (hình sự, dân sự, kinh tế,lao động, hành chính ) Đó là sự biểu thị thái độ trực tiếp của nhà nước về các

vụ việc cụ thể trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành

Từ những co sở trên cho chúng ta cách hiểu về phán quyết của tòa án, đó là

một hoạt động cân nhac để ra quyết định (hoặc quyết định) về trách nhiệm pháp

lí đối với tội phạm, quyết định bị cáo không phạm tội hoặc quyết định về giải

quyết tranh chấp đối với vụ án cụ thể, được hình thành chủ yếu thông qua con

đường xét xử, làm cơ sở cho việc thi hành án: Tùy từng trường hợp mà có cách

hiểu cho phù hợp, nếu quyết định vấn dé phức tạp như hình phat, cách thực hiện

quyền và nghĩa vụ thì chủ thể phải cân nhắc nhiều mặt trước khi ra quyết định;nếu vấn đề đã rõ ràng sau khi đã được làm rõ bởi hoạt động phán đoán, phán xét

thì chủ thể có thể quyết định ngay vi du: bi cáo vô tội thì chủ thể quyết định bịcáo không phạm tội hoặc đã khẳng định quyết định hành chính là đúng pháp

luật thì quyết định bác đơn khiếu kiện của người khiếu kiện

Phán quyết của tòa án được thực hiện chủ yếu thông qua con đường xét xửchứ không phải duy nhất qua con đường xét xử bởi lẽ trong quá trình giải quyết

các vụ án, các đương sự trong vụ án phi hình sự có thể thỏa thuận được với nhauvề cách giải quyết tranh chấp mà thông qua hoạt động phán đoán, phán xét là

phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, tòa án có quyền ra quyết định côngnhận sự thỏa thuận của các đương su mà không cần phải đưa ra xét xử Ngoài ra,

Trang 12

trong vụ án hình sự, ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm, là cấp xét lại bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật, mặc dù không phải là cấp xét xử nhưng một trongsố quyết định của nó lại chứa đựng quyết định về trách nhiệm pháp lí đối vớingười bị coi là tội phạm, đó là quyết định hủy bản án có hiệu lực pháp luật tuyên

bố bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án 1

Nếu thông qua con đường xét xử, hình thức ghi nhận phán quyết chính là

bản án được biểu hiện tập trung ở nội dung phần quyết định của bản án Lưu ý

phần quyết định của bản án phải là quyết định trách nhiệm pháp lí đối với tội

phạm, quyết định bị cáo không phạm tội hoặc quyết định giải quyết tranh chấpchứ không phải là quyết định nói chung (tránh cách hiểu mọi bản án đều chứađựng phán quyết vì có trường hợp cấp phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơthẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại bằng hình thức là bản án).

Nếu không thông qua xét xử, hình thức ghi nhận phán quyết được thể hiện

tập trung ở nội dung phần quyết định trong văn bản quyết định công nhận sự

thỏa thuận của các đương sự hoặc trong quyết định của cấp giám đốc thẩm, tái

thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp luật tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình

chỉ vụ án.

Theo quy định pháp luật hiện hành, chức năng của tòa án không chỉ là xét

xử để ra phán quyết đối với các hành vi bị cho tội phạm hoặc giải quyết các

tranh chấp nhằm bảo vệ pháp luật, mà còn thực hiện một số hoạt động mang tínhchất hành pháp - áp dụng pháp luật để ra các quyết định công nhận hay khôngcông nhận đối với các yêu cầu về quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh

thương mai và lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí làcăn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động; quyết định đối với yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác

xã Và để thực hiện việc này, tòa án không phải tiến hành xét xử mà chỉ mởphiên họp để xem xét liệu có cơ sở để chấp nhận các yêu cầu đó hay không và

ghi nhận sự quyết định này dưới hình thức là văn bản quyết định.

Do vậy, để cho phù hợp với chức năng của tòa án, khái niệm hoạt động tài

phán do tòa án thực hiện và phán quyết của tòa án cần được mở rộng thêm, theođó hoạt động tài phán do tòa án thực hiện không chỉ là hoạt động xét xử, xét lại,

9

Trang 13

công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà còn là hoạt động xét yêu cầu; và phán

quyết của tòa án được bồ sung thêm quyết định giải quyết các việc dân sự và yêu

cầu tuyên bố phá sản.

Như vậy, gắn với chức năng của tòa án, phán quyết của tòa án được hiểu làmột hoạt động quyết định về trách nhiệm pháp lí đối với tội phạm (hoặc quyết

dinh bị cáo không phạm tội), quyết định về giải quyết vụ việc hoặc yêu cầu tuyên

bố phá sản thông qua hoạt động tài phán bởi tòa án thực hiện với hình thức thểhiện là bản án và quyết định (biểu hiện tập trung ở nội dung phần quyết định),

làm cơ sở cho việc thi hành án.

Từ định nghĩa trên, phán quyết của tòa án sẽ được hiểu theo hai nghĩa sauđây:

- Nghĩa thứ nhất căn cứ theo nội dung của phán quyết, là một hoạt động

quyết định về trách nhiệm pháp lý đối với tội phạm, quyết định giải quyết tranh

chấp, quyết định giải quyết yêu cầu, làm cơ sở cho việc thi hành án.

- Nghĩa thứ hai căn cứ theo biểu hiện ra bên ngoài của phán quyết và là kết

quả của hoạt động phán quyết, là bẩn án hoặc quyết định (được biểu hiện tập

trung ở phần quyết định trong bản án hoặc quyết định) do tòa án ban hành Phần

quyết định này luôn thể hiện những nội dung của phán quyết và đây là dấu hiệu

phân biệt với các hình thức quyết định khác không mang tính phán quyết như

quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định phân công vụ án, quyết định

hoãn phiên tòa

1.1.2 Nội dung của phán quyết

Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, phán quyết của tòa án

quyết định những nội dung sau đây:

- Trong vụ án hình sự, quyết định bị cáo không phạm tội; quyết định loại và

mức hình phạt (gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đối với tội phạm;

quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp (nếu có), quyết định mức bồi thườngdân sự (nếu có); quyết định giải quyết vật chứng (nếu có).

- Trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và laođộng, quyết định bác bỏ yêu cầu xác lập quyền và/hoặc nghĩa vụ của các bên;quyết định xác lập và đưa ra cách thức hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Trang 14

- Trong vụ án hành chính, quyết định bác hay chấp nhận một phần hoặctoàn bộ đơn khởi kiện để khẳng định, hủy một phần hoặc toàn bộ các quyết định

hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu

kiện; quyết định mức bồi thường thiệt hại (nếu có).

- Trong các việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao

động và yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyết định công nhận hay

không công nhận quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và

lao động; công nhận hay không công nhận mot sự kiện pháp lí là can cứ làm phát

sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao

động; tuyên bố hay không tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, quyết

định cấm với thời hạn thích hợp đối với những người có trách nhiệm để doanh

nghiệp, hợp tác xã bi phá sản (nếu có).

Ngoài các nội dung trên, nội dung phán quyết còn thể hiện ở việc quyết

định án phí, lệ phí, phí phá sản, các chi phí, tạm ứng va các vấn đề liên quan theo

quy định của pháp luật.

1.1.3 Vị trí trọng tâm trong cơ chế tài phán của phán quyết và ý nghĩacủa nó

Từ góc độ tiếp cận chức năng - hệ thống, hệ thống tư pháp bao gồm hệ

thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật; hệ thống các thiết chế và hệ

thống các chức danh (xem sơ đồ 4) có nhiệm vụ chung là thực hiện chức năngbảo vệ pháp luật bằng phương thức đặc thù là tài phán (trong đó hoạt động xét xửlà chủ yếu) Khi có sự kiện tranh chấp, yêu cầu hoặc hành vi bị nghi là tội phạm,

hệ thống tư pháp sé vận hành để thực hiện hoạt động tài phán Sự vận hành này

là quá trình hiện thực hóa của hệ thống tư pháp, theo đó, các thiết chế cùng với

các chức danh sẽ thực hiện cơ chế tài phán nhằm đưa đến một phán quyết đúngđắn và bảo đảm thi hành Trong đó, cơ chế tài phán là hệ thống các phương tiệntài phán gôm: các quy phạm pháp luật (thủ tục và nội dung); các văn bản tố

tụng (quyết định thu lí vụ án, quyết định khởi tố, kết luận điều tra, cáo trạng, bảnán quyết định thi hành án ); các quan hệ pháp luật (xác lập các quyền vànghĩa vụ thủ tục và nội dung) và các hoạt động nghiệp vụ tài phán (điều tra, xéthỏi, tranh luận ) Các phương tiện tài phán này có quan hệ mật thiết, tác động

11

Trang 15

qua lại với nhau, là cơ sở của nhau trong một thể thống nhất theo một quá trình

nhất định nhằm bảo dam cho hoạt động tài phán đưa đến một phán quyết đúng

đắn và được thi hành trên thực tế.

Phán quyết của tòa án là một hoạt động tất yếu của hoạt động tài phán sau

khi đã làm sáng tỏ nội dung, thực chất, tính hợp pháp của vụ việc, được thể hiện

thông qua bản án hoặc quyết định, khi có hiệu lực có giá trị thi hành Đây là

nhiệm vụ mà cơ chế tài phán phải đảm bảo thực hiện Điều đó khẳng định phán

quyết của tòa án chiếm một vi trí trọng tâm trong cơ chế tài phán.

Với bản chất và vị trí đặc biệt của mình, phán quyết của tòa án chứa đựng

nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, đó là:

- Phán quyết của tòa án cùng với các hoạt động khác trong hoạt động tài

phán là một hoạt động chuyên môn pháp lí của cơ quan tư pháp để quyết địnhtrách nhiệm pháp lí đối với tội phạm hay giải quyết vụ việc, yêu cầu cụ thể;

- Phán quyết của tòa án là kết quả của hoạt động nhân danh pháp luật, nhân

danh công lí, vì vậy nội dung của nó luôn chứa đựng các giá trị pháp lí và các giá

trị xã hội tốt đẹp như công bằng, nhân đạo, văn hóa, văn minh ;

- Thông qua nội dung, hình thức và công tác thi hành án nghiêm chỉnh,

phán quyết của tòa án thể hiện tính giáo dục không chỉ đối với những đối tượng

có liên quan mà còn có tác dụng đối với những đối tượng khác trong xã hội

nhằm nâng cao ý thức pháp luật, bảo đảm pháp chế trong nhân dân.1 2 KHÁI NIỆM CÔNG BẰNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ

1.2.1 Khái niệm công bằng

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, công bằng luôn là vấn đề đượcquan tâm, gắn bó với con người Nó tồn tại xuất phát từ nhu cầu tâm lí thỏa mãn

lợi ích khách quan của con người, và khi không được thỏa mãn nhu cầu tâm línày, con người hay cộng đồng trong mối quan hệ ấy sẽ cam thấy bị ức chế, dễ đi

đến đấu tranh Thực tế lịch sử đã chứng minh, ở đâu có áp bức, có bất công, ở đó |

sẽ có những cuộc đấu tranh đòi lại sự công bằng.

Tư tưởng công bằng có một quá trình phát triển Từ những quan niệm sơkhai, đơn giản, dần dần tư tưởng công bằng được gắn với lợi ích giai cấp, với nhà

nước và pháp luật và được quy định bởi các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng

Trang 16

thời kỳ lịch sử nhất định, cùng với sự giao thoa giữa tính thời đại với bản sắc văn

hóa dân tộc Chính vì vậy, công bằng luôn là một khái niệm đa diện và phức tạp,

có nhiều cách hiểu khác nhau.

Theo Từ điển tiếng Việt, công bằng có nghĩa là “theo đúng lẽ phải, không

thiên vÏ”[17.r.200]; còn Từ điển bách khoa Việt Nam thì cho rằng, “khái niệmcông bằng nêu ra sự tương quan giữa một số hiện tượng theo quan điểm phânphối phúc và họa, lợi và hại giữa người với người Công bằng đòi hỏi sự tươngxứng giữa vai trò của những cá nhân (những giai cấp) với địa vi cua họ, giữahành vi với sự đền bù (lao động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt), giữa

quyền với nghĩa vụ Không có sự tương xứng trong những quan hệ ấy là bấtcông”[7.tr.580-581].

Trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 “Công bằng và phát triển”,

Ngân hàng thế giới có nhận xét: “Kể từ những năm 1970, nhiều nhà tu tưởng cóảnh hưởng lớn như John Rawls, Amartye Sen, Ronald Dworkin và John Roemerđã có những đóng góp quan trọng cho cách nghĩ về sự công bằng Rawls chorằng, công bằng xã hội đòi hỏi phải thỏa mãn hai nguyên tắc cơ bản Nguyêntắc thứ nhất yêu câu mở rộng tối da sự tự do cho mỗi người, nhất quán với sự tự

do tương tự của người khác Nguyên tắc thứ hai yêu cầu cơ hội phải được mở

cho tat cả các thành viên trong xã hội và phải tốt da hóa được cơ hội cho những

nhóm thiệt thòi nhất Sen bổ sung, những cơ hội mà Rawls đề cập, đó là tập hợp

các hành động và các trạng thái mà người đó đánh giá cao hoặc thụ hưởng Còn

Dworkin thì cho rằng, công bằng đòi hỏi các cá nhân phải được dén bù chonhững khía cạnh thuộc về hoàn cảnh của họ mà không có khả năng kiểm soát

hoặc họ không chịu trách nhiệm về nó Còn đối với Roemer, công bằng đòi hỏi

phải có chính sách cơ hội bình dang Nhìn chung, quan niệm của bốn nhà tutưởng déu thống nhất với nhau ở chỗ: chuyển trong tâm của công bằng từ kết cục

sang cơ hội”.[10,tr.111-113].

Ở Việt Nam, gần đây có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn dé

công bằng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tập trung ở vấn đề

tương xứng với hai cách tiếp cận khác nhau:13

Trang 17

Cách tiếp cận thứ nhất tập trung đến đối tượng được thụ hưởng, lấy sự tương

xứng làm cơ sở để đánh giá sự công bang Cu thể, trong Luận án phó tiến sĩ“Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam”, tác giả Võ Khánh Vinh

định nghĩa: “Công bằng là sự đánh giá tương xứng giữa giá trị thực tế của nhữngcá nhân khác nhau (các nhóm xã hội, các giai cấp) và địa vị xã hội của họ, giữa

lao động và tra công, giữa hành vi và sự dén đáp, giữa công lao và việc thừa

nhận nó, giữa phẩm giá của con người và sự thừa nhận của xã hội đối với nhữngphẩm giá đó, giữa quyển và nghĩa vụ, giữa vi phạm pháp luật và trách

nhiệm [18,tr.16-17] Trong Luận án tiến sĩ “Vai trò của pháp luật trong việc bảo

đảm công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Vũ Anh Tuấn định nghĩa:

“Công bằng xã hội là khái niệm chỉ sự tương xứng giữa vai trò và vị thế của các

thành viên trong xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà họ tạo rađược cho xã hội với cái mà ho được nhận lại từ xã hội (cai tạo ra và cái được

nhận lại có thể là điều tốt lành hoặc ngược lại) như cống hiến và hưởng thụ, lao

động và sự trả công, quyền và nghĩa vụ, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháplí Không có sự tương xứng nói trên là bất công xã hội" [14.tr.25]

Cách tiếp cận thứ hai quan tâm đến sự hài hòa xã hội, đối tượng được hưởngdụng phải phù hợp với các nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những điều kiện

nhất định Cụ thể, trong tác phẩm “Quản lí sự phát triển xã hội trên nguyên tắctiến bộ và công bằng xã hội”, GS.TS Phạm Xuân Nam định nghĩa: “Công bằngxã hội là một giá trị định hướng để con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về

đời sống vật chất và tỉnh thần trong mối quan hệ phân phối sản phẩm xã hội

tương đối hợp lí giữa các cá nhân và nhóm xã hội, phù hợp với sự cống hiến của

moi người và khả năng hiện thực của những điêu kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh”9,tr.31] Trong tác phẩm “Công bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộcngười ở các quốc gia đa tộc người”, PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm định nghĩa:“Công bằng xã hội là sự điều hòa các quan hệ phân phối, quan hệ lợi ích của cánhân, các nhóm dân cư, các tang lớp xã hội vừa theo nguyên tắc phân phối

theo lao động (phân phối theo cống hiến cho xã hội), mặt khác, công bằng còn

Trang 18

thể hiện ở việc xã hội phải tạo ra những cơ hội và điều kiện như nhau cho năng

lực của mọi thành viên cộng đồng”[13,tr 10]

Nhìn chung, những định nghĩa trên đã làm rõ nội hàm của khái niệm công

báng qua các góc độ, tuy nhiên, để có cái nhìn tổng thể và toàn diện, chúng tôi

cho rằng khái niệm công bằng cần phải được nhìn nhận ở hai góc độ và mỗi gócđộ đều có những yêu cầu khác nhau:

- Ở góc độ xem xét nội dung bên trong các mối quan hệ với chủ thể là trung

tâm thì công bằng là sự biểu hiện của cả hai mặt Mặt đòi hỏi sự tương xứng giữa

vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng và cái nhận lại của chủ thể trung

tâm Đồng thời mặt tương xứng này không thể tách rời các mối quan hệ xã hội

và phải chịu sự tác động của các mối quan hệ đó; chính vì thế, đòi hỏi ở sự tươngxứng phải được định tính, định lượng và giới hạn bởi các giá trị, nhóm xã hội,

khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định do các mối quan hệ xã hội đóđem lại Vì vậy, ở góc độ này, công bằng được hiểu là một giá trị hình thànhtrong đời sống xã hội, chỉ sự tương xứng giữa vai trò và vị thế của các thành viên

xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà họ tạo ra cho xã hội hoặc

đáp ứng yêu cầu của xã hội với cái mà họ nhận được từ xã hội (cái tạo ra hoặccái đáp ứng và cái nhận được có thể là điều tốt lành hoặc bất lợi) như cống hiếnvà hưởng thụ, lao động và sự trả công, mất mát và bù đắp, vi phạm và tráchnhiệm, điều kiện và cơ hội Sự tương xứng này được định tính, định lượng và

giới hạn bởi các giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đíchnhất định.

Ở góc độ biểu hiện ra bên ngoài của các mối quan hệ giữa những chủ thể

với nhau thì công bằng được thể hiện ở sự đối xử không thiên vị trong việc xemxét sự tương xứng đối với môi chủ thể trong quan hệ đó Nghia là mỗi chủ thể

được nhận sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng và cái

nhận lại một cách bình đẳng với nhau, trên cùng việc định tính, định lượng và

giới hạn bởi những giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đíchnhất định.

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của công bằng

15

Trang 19

a) Là một giá trị xã hội lớn lao, công bằng là một khái niệm được nhận thức

và thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau với những nội dung yêu cầu khác

nhau Điều đó càng thêm phức tạp khi công bằng được nhận thức qua “lăngkính” giai cấp, tính lịch sử và bản sắc dân tộc Vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đềcông bằng, phải đặt khái niệm này trong một phạm vi, yêu cầu nghiên cứu cụ thể

và dưới những góc độ khác nhau mới làm rõ được những nội dung yêu cầu củanó.

b) Trong xã hội có giai cấp, công bằng là một khái niệm có tính giai cấp vàtính xã hội Được qui định bởi lợi ích, địa vị trong xã hội, mỗi giai cấp, mỗi

nhóm xã hội sẽ có những quan niệm khác nhau về các chuẩn mực công bằng và

cách thức thực hiện nó Mặt khác, các quan niệm đó luôn đặt trong tổng thể,

dung hòa ý chí, lợi ích của các giai cấp, các nhóm xã hội khác cũng như ý chí lợiích chung của toàn xã hội, vì có như vậy tính giai cấp, tính xã hội của khái niệm

này mới tồn tại và phát triển trong những đặc tính của nó.

c) Trong bất kỳ thời đại nào, công bằng luôn là khái niệm chứa đựng bảnsắc dân tộc và những giá trị chung của nhân loại Một nền văn hóa của một dântộc bao giờ cũng mang đậm bản sắc, tính cách của một dân tộc đó, nhưng“không một nền văn hóa nào đứng một mình cả, bao giờ nó cũng liên kết với

những nên van hóa khác, và điều đó cho phép nó dựng nên một chuỗi tích liiy”

[5,tr.84] Do đó, chuẩn mực công bằng bao giờ cũng chịu sự chi phối của bản sắc

dân tộc và phản ánh những giá trị công bằng chung của nhân loại qua các thế hệ.

d) Là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội trong từng

giai đoạn lịch sử, công bằng là khái niệm có tính lịch sử cụ thể và có quan hệ

chặt chế với mục đích xác định trong một phạm vi nhất định Tương ứng mỗi

hình thái kinh tế - xã hội nhất định sẽ có một kiểu quan niệm công bằng đặc

trưng cho hình thái kinh tế xã hội đó; và ngay trong mỗi hình thái kinh tế

-xã hội thì quan niệm về công bằng cũng thay đổi, phát triển tùy thuộc vào từng

thời kỳ Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nhất định, công bằng cũng phải đáp ứng

các mục đích xác định Chẳng hạn, trong hoạt động xây dựng pháp luật về hình

phạt trong lĩnh vực hình sự, việc định ra các loại, các mức hình phạt tương xứngcho mỗi loại tội phạm không chỉ nhằm trừng trị mà còn đảm bảo tính răn đe,

Trang 20

giáo dục người phạm tội và cộng đồng Do vậy, sẽ là sai lầm khi áp đặt những

chuẩn mực công bằng khi những điều kiện vật chất xã hội chưa phù hợp, cũng

như dùng một thước đo công bằng chung cho mọi thời kỳ, mọi mục đích.

d) Sự “tương xứng” mà công bang đòi hỏi được hiểu là sự tương đối phù

hợp với nhau giữa hai mat: vai trò và vị thế, giữa cái tao ra, cái đáp ứng với cái

nhận được như cống hiến và hưởng thụ, lao động và trả công, vi phạm và trách

nhiệm Sự phù hợp này được định tính, định lượng và giới hạn bởi các giá trị,

nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định (giới hạn cả

hướng cực đại và cực tiểu) Ví dụ: về mặt định tính, một người có hành vi tốt thìphải nhận được kết quả tốt như cống hiến phải di đôi với hưởng thụ hoặc một

người có hành xấu thì phải gánh chịu hậu quả xấu như vi phạm pháp luật phải

đi đôi với trách nhiệm pháp lí , về mặt định lượng và giới hạn, chẳng han đểdam bdo tính giáo duc và trừng trị hình phạt, nếu áp dụng thời han ti giamtương xứng cho người phạm toi thì phải bảo đảm nhẹ lắm cũng không thấp hon 3tháng, nặng lắm cũng không quá 20 năm

e) Công bằng là một khái niệm mang tính tương đối Cái vai trò, cái tạo ra,

cái đáp ứng của các chủ thể trong xã hội thể hiện rất đa dạng Khi nó được đặt

trong mối quan hệ với những giá trị, khả năng, hiện thực, mục đích phong phú do

các mối quan hệ xã hội đem lại thì sự tương xứng với nó là vị thế, cái chủ thể

nhận được sẽ rất khác nhau Vì vậy, các chủ thể cùng một vai trò, cùng một cái

tạo ra hoặc cùng đáp ứng một yêu cầu nào đó, trong mối quan hệ với những giá

trị, điều kiện càng giống nhau bao nhiêu thì sự tương xứng ở vị thế, cái nhận

được của các chủ thể càng ít khác nhau bấy nhiêu.

ø) Công bằng luôn quan hệ chặt chẽ với chân lí, các giá trị nhân dao, dân

chủ và văn minh Thật vậy, để đánh giá một hoạt động nào đó có công bằng hay

không tất nhiên phải dựa vào chân lí, đó là những tri thức phù hợp với hiện thực

khách quan đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn, cho nên sẽ không thể hình dungđược nếu đánh giá một hiện tượng nào đó có công bằng hoặc bất công mà lại dựa

vào những tín điều tôn giáo hay những quan điểm thiếu khoa học Ở góc độ

chung, nhân đạo, dân chủ, văn minh ia những giá trị mà moi xã hội đều hướng

tới, ở đó quyền con người được đặt ở vị tfUtMh@ Mâm cửa mọi vấn đề xã hội, va

| TRƯƠNG ĐẠ! HỌC LUATHA NOI |

| PHòNGl8Dc Al AT —

Trang 21

điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục đính tự thân của công bằng - luôn hướngtới sự thỏa mãn cho con người Dân chủ, nhân đạo, văn minh, là cơ sở để xâydựng một xã hội công bằng, và tiến tới công bằng là để xã hội nhân đạo hơn, dân

chủ hơn, văn minh hơn Mặt khác, ở khía cạnh van minh - giá trị tiến bộ nhất

định của con người trong một giai đoạn nhất định, chúng ta thấy có nhà nước, có

pháp luật, có pháp chế và những giá trị hiện đại khác Rõ ràng, công bang sẽ cómột ý nghĩa rất lớn và được tôn trọng thực hiện nếu nó dựa trên và tiếp thu cácgiá trị hiện đại, và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước, pháp luật và pháp chế.

Ở góc độ cụ thể, các giá trị nhân đạo, dân chủ, văn minh còn đặt ra sự định tính,

định lượng và giới hạn đối với yêu cầu “tương xứng” trong khái niệm công bằng

đã đặt ra.

h) Công bằng có mối quan hệ chặt chẽ với bình đẳng và trong một chừngmực nhất định, công bằng đồng nghĩa với bình đẳng Bình đẳng là sự ngang nhauvề một giá trị nào đó, chẳng hạn bình đẳng về quyền con người, bình đẳng nam

nữ, bình đẳng trước pháp luật Xét trong mối quan hệ bình đẳng, công bằng

được thể hiện qua sự đối xử không thiên vị giữa các bên chủ thể, tức là không

thiên về bên nào khi cân nhắc các giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và

những mục đích nhất định để xác lập sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữacái tạo ra, cái đáp ứng với cái nhận được cho các chủ thể.

Như vậy, ứng dụng vào lĩnh vực tư pháp, khái niệm công bằng cung cấp

cho ta hai nguyên tắc trong hoạt động tài phán để cho ra đời những bản án, quyếtđịnh mang tính công bằng.

- Nguyên tắc bảo dam sự tương xứng yêu cầu đối với hoạt động quyết định

phải bảo đảm sự tương xứng giữa hình phạt và tội phạm; sự tương xứng giữa

quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hoặc lao

động giữa các bên; tương xứng giữa tính đúng đắn hay sai trái của quyết địnhhành chính, hành vi hành chính và quyết định ky luật buộc thôi bị khởi kiện với

việc khẳng định hay bác bỏ các quyết định, hành vi đó; tương xứng giữa cái đáp

ứng các căn cứ pháp lí của các yêu cầu công nhận hay không công nhận quyềndân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, của yêu cầu côngnhận hay không công nhận một sự kiện pháp lí là căn cứ làm phát sinh quyền và

Trang 22

nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, của yêu

cầu tuyên bố phá sản với cái nhận được là sự quyết định công nhận hay khôngcông nhận các yêu cầu đó.

Sự tương xứng này được định tính, định lượng và giới hạn bởi pháp luật, mà

pháp luật - đại lượng của công bằng, chính là biểu hiện của sự cân nhắc hài hòa

các giá trị tốt đẹp, các nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích phùhợp trong các lĩnh vực nhất định.

- Nguyên tắc không thiên vị yêu cầu đối với hoạt động tài phán phải thật sự

khách quan, tạo sự bình đẳng giữa những người phạm tội, giữa các bên tranh

chấp, giữa bên khiếu kiện và bên bị kiện và giữa những người yêu cầu với nhau

trên cơ sở duy nhất là pháp luật Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có

quyền nhận những phán quyết đúng pháp luật.

Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề tính công bằng trong phánquyết của tòa án nhân dân.

1 3 TÍNH CÔNG BẰNG TRONG PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Như đã trình bày ở trên, phán quyết của tòa án là quyết định về trách nhiệmpháp lí đối với tội phạm, quyết định về giải quyết vụ việc hoặc giải quyết yêu

cầu tuyên bố phá sản, được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định, khi có

hiệu lực có giá trị thi hành Với ý nghĩa đó, phán quyết của tòa án luôn được ca

xã hội mong đợi ở sự công bằng trong cả nội dung và tính hiện thực của nó mà

theo ngôn ngữ thông thường người dân hay gọi, đó là những bản án, quyết địnhcó tình, có lí Những bản án, quyết định có tính công bằng là những bản án,quyết định: trong hình sự, có nội dung quyết định xác lập sự tương xứng giữa tộiphạm và hình phạt; trong tranh chấp dân sự, nội dung quyết định xác lập các

quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao

động một cách tương xứng, không thiên vị giữa các bên; trong vụ án hành chính,

nội dung quyết định bác hay chấp nhận đúng pháp luật, chính xác đơn khởi kiện

về tính hợp pháp, đúng đắn của các quyết định hành chính, hành vi hành chính

và quyết định kỷ luật buộc thôi việc; trong giải quyết các yêu cầu, nội dungquyết định công nhận hoặc không công nhận phai đúng pháp luật, chính xác đốiVới các yêu cầu.

19

Trang 23

Với mong muốn như thế, nên khi đề cập đến phán quyết của tòa án, người

ta nói ngay đến yêu cầu công bằng và coi đó là một phẩm chất cần phải có của

các bản án, quyết định của tòa án.®ÐĐó là thông qua hiện thực của nội dung xác

lập sự tương xứng và sự không thiên vị trong bản án hoặc quyết định, phán quyếtcủa tòa án sẽ lập lại sự công bằng xã hội trong lĩnh vực tư pháp mà nhà nước

giao thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp thực hiện Theo quy định pháp luật,

tòa án có thẩm quyền ra phán quyết đối với 266 hành vi tội phạm (từ Điều 78

đến Điều 344 Bộ luật hình sự) và các loại vụ việc theo quy định tại các Điều 25,26, 27, 28, 29, 30 và 31 Bộ luật tố tụng dân sự; các vụ khiếu kiện hành chính

theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính, được sửa

đổi bổ sung năm 2006; các yêu cầu phá sản theo quy định tại các Điều 13, 14,

15, 16, 17 và 18 Luật phá sản Phạm vi xác lập sự công bằng trong lĩnh vực tư

pháp đến đâu phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội và nhận thức của nhà nướcvề cách thức bảo vệ pháp luật Chẳng hạn, hiện nay Nhà nước ta đang nghiên cứuvà xây dựng mô hình tòa án hiến phán để thực hiện cơ chế bảo hiến thay cơ chế

bao hiến do các cơ quan lập pháp và hành pháp thực hiện.

Qua đó, tính công bằng trong phán quyết của tòa án được hiểu rang, gid tri

công bằng là một phẩm chất cần phải có của bản án, quyết định - kết quả của

hoạt động quyết định Một khi bản án, quyết định của tòa án có phẩm chất nàythì thông qua việc thi hành, phán quyết của tòa án sẽ xác lập sự công bằngxã hội trong lĩnh vực tư pháp mà các cơ quan tu pháp có thẩm quyền thực hiện,

đó là sự tương xứng giữa tội phạm và hình phạt; sự tương xứng và không thiên vị

giữa các quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình giữa các bên; sự tương

xứng giữa tính đúng đắn hay sai trái của quyết định hành chính, hành vi hành

chính và quyết định kỷ luật buộc thôi bị khởi kiện với việc khẳng định hay bác bỏ

các quyết định, hành vi đó; sự tương xứng giña cái đáp ứng các căn cứ pháp lícủa các yêu cầu với sự công nhận hay không công nhận các yêu cầu đó.

Nhìn từ góc độ hoạt động tài phán, một bản án, quyết định có tính công

bằng thì trước đó phải có các hoạt động phán đoán, phán xét mang tính toàn

diện, khách quan, chính xác làm cơ sở cho hoạt động quyết định một cách đúng

Trang 24

dan, công bằng và khi có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đó phải được bảođảm thi hành một cách triệt để trên thực tế.

Với góc độ đó, xét theo vị trí trọng tâm của phán quyết trong cơ chế tài

phán và vai trò của tòa án quyết định đến nội dung và hình thức thể hiện của

phán quyết, để cơ chế tài phán cho ra đời những bản án, quyết định có tính công

bằng thì hoạt động của các chủ thể liên quan phải đáp ứng những yêu cầu vàđược đảm bảo bởi các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, hoạt động tư duy phán đoán, phán xét, phán quyết của hội đồng

xét xử hoặc thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ việc, yêu cầu phải đảm

bảo tính toàn diện, khách quan và chính xác trong việc làm rõ nội dung, thực

chất của hành vi, con người và sự kiện để làm cơ sở cho việc cân nhắc xác lập sự

tương xứng, sự không thiên vi trong các quyết định Đây là những yêu cầu đốivới hoạt động quyết định trực tiếp đến nội dung của phán quyết.

Thứ hai, vì phán quyết có vi trí trong tâm trong cơ chế tatphap, để thực hiện

yêu cầu thứ nhất thì hoạt động của các cơ quan và chức danh tư pháp phải tuân

thủ nghiêm ngặt các thủ tục tố tụng cũng như đảm bảo chất lượng qua hoạt động

nghiệp vụ điều tra, thu thập, xác minh chứng cứ, xét xử, thi hành án nhằm tạo

cơ sở pháp lí và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tư duy của hội đồng xét xử

hoặc thẩm phán được toàn diện, khách quan, chính xác đưa ra những quyết địnhđúng đắn và công bằng; đồng thời qua đó cũng đảm bảo cho bản án, quyết địnhđược thi hành triệt để nhằm xác lập công bằng trên thực tế Đây là những yêu

cầu đối với hoạt động quyết định gián tiếp đến nội dung của phán quyết và hoạtđộng bảo đảm tính hiện thực của nội dung của phán quyết.

Thứ ba, khi đã đáp ứng day đủ hai yêu cầu trên, phán quyết cần phải được

hội đồng xét xử hoặc thẩm phán thể hiện một cách chính xác, thuyết phục, đầy

đủ đúng văn phong là văn bản nhân đanh pháp luật, thể hiện ý chí, quyền lực

nhà nước nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định luôn mang tính giáo duc và dé

thi hành Đây là yêu cầu đối với hoạt động thể hiện hình thức của phán quyết.

Cuối cing, những yêu cầu trên cần phải có một môi trường pháp lí thuậnlợi tạo điều kiện cho hoạt động tài phán luôn sản xuất ra và đảm bảo thực hiệnnhững phán quyết công bằng Đây là những điều kiện đảm bảo như: quy phạm

21

Trang 25

pháp luật; trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp

phán quyết Để có cơ sở đưa ra một quyết định đúng đắn và công bang khi giải

quyết các vụ việc và yêu cầu thì các hoạt động phán đoán làm rõ nội dung, thực

chất của những hành vi, con người, sự kiện và hoạt động phán xét khẳng định

tính hợp pháp, tính đúng đắn của hành vi, tranh chấp, yêu cầu phải được thực

hiện một cách toàn diện, khách quan và chính xác dựa trên cơ sở pháp luật.

Yêu cầu khách quan, toàn diện và chính xác trong hoạt động phán đoán,phán xét của hội đồng xét xử hoặc thẩm phán được giao nhiệm vụ

Hoạt động phán đoán là hoạt động làm sáng tỏ thực chất các tình tiết,

những hành vi, con người, sự kiện liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ việc

và yêu cầu Để thực hiện hoạt động này, chủ thể phải phải hết sức khách quan,

công tâm, tôn trọng thực tế, sử dụng vốn kinh nghiệm, tri thức khoa học và niềm

tin nội tâm để phán đoán, suy luận, đánh giá toàn diện các chứng cứ nhằm xácđịnh được những thông tin-chính xác nhất để trả lời cho câu hỏi mà những vấn đề

cần chứng minh của vụ việc và yêu cầu đã đặt ra.

- Trong vụ án hình sự, những vấn đề cần chứng minh là: có hành vi phạm

tỘi hay không, thời gian, địa điểm của hành vi phạm tội; người thực hiện hành

vị phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hìnhsự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự của bị cáo; những đặc điểm về nhân thân của bị cáo; tínhchất và mức độ thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra; những vấn đề về vật chứng,

Trang 26

công nhận các quyền và nghĩa vụ, các sự kiện, các căn cứ của các yêu cầu trong

việc dân sự và yêu cầu tuyên bố phá sản; án phí, lệ phí, phí phá sản

Từ đó làm cơ sở cho hoạt động phán xét Hoạt động phán xét là hoạt động

khẳng định tính đúng đắn, hợp pháp của những hành vi, tranh chấp và yêu cầu.Vì vậy, chủ thể phải thực hiện một cách khách quan, công tâm, đối chiếu những

tình tiết của vụ việc, yêu cầu đã làm sáng tỏ với những quy định của pháp luật

liên quan để khẳng định day đủ và chính xác những vấn dé đã được chứng minh.

- Trong hình sự, đó là việc khẳng định bị cáo có phạm tội hay không, nếu

có thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; tính chất và mức độ

nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; những

tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; dạng vật chứng; có phải bồithường dân sự hay không, mức thiệt hại; có thuộc trường hợp miễn giảm án phíhay không.

- Trong tranh chấp dân sự là xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các

bên tranh chấp; trong vụ án hành chính là tính đúng đắn, hợp pháp của các quyết

định, hành vi hành chính hoặc kỷ luật buộc thôi việc; trong giải quyết yêu cầu làtính có căn cứ pháp lí của các yêu cầu của đương sự; và các vấn đề khác liênquan như án phí, phí

Trên cơ sở phán đoán và phán xét một cách khách quan, toàn diện và chính

xác đó, chủ thể tiến hành phán quyết, tức là phải cân nhắc để quyết định.

Yêu cầu hoạt động cân nhắc để quyết định phải không thiên vị, đẩm bảo sự

tương xứng và toàn điện

Khái niệm công bằng cung cấp cho hoạt động phán quyết hai nguyên tắccông bằng: nguyên tắc bảo đảm sự tương xứng và nguyên tắc không thiên vị.

* Trong hình sự, nếu khẳng định bị cáo vô tội thì phải quyết định bị cáokhông phạm tội; nếu khẳng định bị cáo có tội thì chủ thể phải áp dụng hai

nguyên tắc công bằng để quyết định hình phạt cho tương xứng với tội phạm Thểhiện của việc tuân thủ hai nguyên tắc này là việc chủ thể phải dựa vào các quy

định của Bộ luật hình sự, cân nhắc các tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăngnặng trách nhiệm hình sự (Điều 45 Bộ luật hình sự) để quyết định hình phạt.

23

Trang 27

Theo đó, chủ thể phải khách quan, công tâm cân nhắc tổng thể đến các vấn dé

sau đây: |

- Các giá trị: Giá trị nhân đạo qua nguyên tắc khoan hồng đối với người tựthú, thành khẩn khai báo, tố giác tội phạm, lập công chuộc tội, ăn nan hối cải, tự

nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đối với người lần đầu phạm tội

ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù,

giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục Nghiêm khắc đối

với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, lưu manh, côn đồ, tái

phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng

thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quảnghiêm trọng Giá trị bình đẳng trước pháp luật của mọi người phạm tội, khôngphân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, dia vi xã hội;

- Các dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người phạm tội thể hiện cả

mặt tốt và mặt xấu, thuộc hay không thuộc những trường hợp cần quan tâm bảo

vệ (như vi thành niên, phụ nữ có thai ), nhóm đặc biệt (người nước ngoai) ;

- Hiện thực của hành vi phạm tội thể hiện qua tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi; ở tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hìnhsự Từ hiện thực của hành vi cùng với các dấu hiệu về nhân thân nói lên khả năng

cải tạo giáo dục đối với người phạm tội;

- Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn

giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm

tội mới Hình phạt phải làm sao vừa bảo đảm tính trừng trị nhưng cũng bảo đảm

tính khoan hồng; không quá nhấn mạnh đến tính trừng trị mà xử quá nặng vàcũng không quá nhấn mạnh đến tính khoan hồng mà xử quá nhẹ sẽ không cótính giáo dục Mặt khác, hình phạt cũng phải bảo đảm tính giáo dục người kháctôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Sự phân hóa khách quan hình phạt giữa những người đồng phạm (nếu có);sự phù hợp của hình phạt theo mặt bằng chung của tình hình đấu tranh phòngchống tội phạm của địa phương và cả nước trong từng thời điểm nhất định.

Như vậy, chủ thể phải cân nhắc đầy đủ các vấn đề trên thì mới có đủ cơ sở

đi đến quyết định tính, lượng và giới hạn hình phạt tương xứng với tội phạm.

Trang 28

Chang hạn: A phạm tội “Trộm cắp tài sản" theo khoản | Điều 138 Bộ luật hìnhsit, xét thấy A lan đậu phạm tội ít nghiêm trong, đã có nghề nghiệp và chỗ ở ổn

định, do một lần túng quấn trộm 01 chiếc xe máy (tri giá 05 triệu đồng) của

người hàng xóm để tiêu xài, sau khi bị phát hiện đã đem trả lại cho chủ sở hữu,

đã tỏ ra ăn năn hoi cải Xét thấy tình hình địa phương nơi A sống it xảy ra tình

trạng trộm cắp Như vậy, qua những biểu hiện trên có thể thấy A có khả năngcai tạo ngoài xã hội tốt mà không cần giam, cần quyết định tính giáo dục nhiều

hơn tính trừng tri và cho A được hưởng án treo với hình phạt là 2 năm tù, thờigian thử thách 2 năm là tương xứng với tội phạm.

Ngoài những vấn đề chính, chủ thể cũng phải dựa vào hệ thống pháp luật

hình sự và tố tụng hình sự để quyết định một cách khách quan, đúng đắn và đầy

đủ những vấn đề về áp dụng các biện pháp tư pháp, xử lí vật chứng trong vụ án

hình sự (nếu có) và án phí; nếu có quyết định phần bồi thường dân sự thì cũngphải bảo đảm sự tương xứng với thiệt hại mà người phạm tội gây ra.

* Trong tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và

lao động, chủ thể phải dựa vào hệ thống quy phạm pháp luật ở mỗi lĩnh vực có

liên quan và những dé xuất của các bên (nếu có) để xác lập hoặc bác bỏ cácquyền và/hoặc nghĩa vụ của các bên đúng pháp luật, phân định và đưa ra cách

thực hiện một cách tương xứng, không thiên vị và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ

của mỗi bên Yêu cầu của hoạt động phân định và đưa ra cách giải quyết này làviệc chủ thể phải khách quan, công tâm cân nhắc tổng thể các vấn đề:

- Giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó

là tình đoàn kết, tương thân, tương ái, quan tâm đến những đối tượng bị thiệt

thòi, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người Các giá trị đạo đức cao

đẹp của các dân tộc trên đất nước Việt Nam Giá trị bình đẳng trước pháp luật.

- Các đối tượng cần quan tâm, bảo vệ đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ

đang nuôi con, người tàn tật, đồng bào các dân tộc thiểu số

- Hiện thực của những quan hệ, tài sản, điều kiện của các bên Khả năng

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

- Mục đích của việc giải quyết tranh chấp là làm chấm dứt sự vi phạm vàkhôi phục các quyền và nghĩa vụ của các bên trên cơ sở bảo đảm không được

25

Trang 29

xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp

của người khác Đồng thời hướng đến sự chuẩn mực trong cách giải quyết nhằm

không chỉ giáo dục các bên mà cả cộng đồng trong việc lựa chọn cách xử sự phù

hợp tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Chang hạn: Để giải quyết chia tài sdn chung trong vụ án ly hôn, chủ thể

tạo thu nhập;

+ Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập;

cho nên nguyên tắc chia tài sản chung là chia đôi bằng hiện vật hoặc bằng giá

trị nhưng có xem xét hiện thực và khả năng của mdi bên, bên nào nhận hiện vật

có trị giá lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần

giá trị chênh lệch.

* Trong vụ án hành chính, sau khi đã khẳng định tính đúng đắn, hợp pháp

của các quyết định, hành vi hành chính hoặc ky luật buộc thôi việc bị khiếu kiện

một cách khách quan, toàn diện và chính xác, chủ thể chỉ thực hiện bước thủ tục

tiếp theo là quyết định rõ ràng, dứt khoát việc chấp nhận hay bác đơn khởi kiện,tuyên hủy hay giữ nguyên các quyết định hành chính đó Việc quyết định bác

hay chấp nhận đơn khởi kiện có đúng đắn hay không phụ thuộc hoàn toàn vàoviệc phán xét về tính hợp pháp đúng đắn của các quyết định, hành vi hành chính,

kỷ luật buộc thôi việc có khách quan, chính xác và toàn diện hay không.

Ví dụ: Sau khi xem xét một cách khách quan, toàn điện và chính xác nội

dung vụ án, xác định sự hợp pháp, đúng đắn của Quyết định số 2477/QD-CT

ngày 13/10/2006 cua Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện D.A huy Giấy chứng

Trang 30

nhận quyền sử dụng đất số 1682/OSDD cấp cho bà Nguyễn Thị T ngày

1213/2000, Tòa án quyết định: bác đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị T Giữnguyên Quyết định số 2477!QĐ-CT ngày 13/10/2006 của Chủ tịch Uy ban nhândan huyện D.A; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1682/QSDD cấp cho

bà Nguyễn Thị T ngày 12/3/2000.

Ngoài ra, nếu có quyết định phần bồi thường dân sự thì cũng phải bảo đảmsự tương xứng với thiệt hại do bên có lỗi gây ra.

* Tương tự trong việc giải quyết các yêu cầu, sau khi đã khẳng định một

cách khách quan, đúng đắn, toàn diện tính có căn cứ pháp lí của các yêu cầu, chủthể quyết định rõ ràng, dứt khoát công nhận hay không công nhận quyền dânsự , công nhận hay không công nhận mot sự kiện pháp lí là căn cứ làm phátsinh quyền và nghĩa vụ dân sự , tuyên bố hay không tuyên bố doanh nghiệp,hợp tác xã bị phá sản và quyết định cấm với thời hạn thích hợp đối với những

người có trách nhiệm để doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản (nếu có) Đồng thờicác vấn đề liên quan mà pháp luật yêu cầu cũng phải được quyết định đầy đủ.

Chang han: sau khi xác định yêu cầu tuyên bố về A là hạn chế năng lực

hành vi dân sự có căn cứ, tòa án quyết định áp dụng Điều 23 Bộ luật dân sựtuyên bố A hạn chế năng lực hành vi dân sự Đồng thời quyết định B (giả sử B

đáp ứng du điều kiện) là người dai diện theo pháp luật cho A theo khoản 2 Điều

321 Bộ luật tố tung dân sự.

Ngoài những nội dung chính phải quyết định trong việc giải quyết tranh

chấp và yêu cầu, chủ thể còn phải dựa trên hệ thống quy phạm pháp luật có liên

quan để cân nhắc quyết định một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ các vấn đề

về án phí, lệ phí, phí phá san, các chi phí, tam ứng để dam bảo cho nội dung của

phán quyết được toàn diện, đầy đủ.

* Những yêu cầu đối với hoạt động quyết định gián tiếp đến nội dungcủa phán quyết và hoạt động bảo đảm tính hiện thực của nội dung của phánquyết trong việc bảo đảm tính công bằng

* Những yêu cầu đối với hoạt động quyết định gián tiếp nội dung của phánqu'ết của tòa án

27

Trang 31

Phán đoán, phán xét của hội đồng xét xử hoặc thẩm phán được giao nhiệm

vụ giải quyết có mang tính khách quan, toàn diện, chính xác làm cơ sở cho phán

quyết được đúng đắn, công bằng và toàn diện hay không phụ thuộc hoàn toàn

vào những chứng cứ có đảm bảo tính khách quan, liên quan, hợp pháp và đượcthu thập đầy đủ hay không.

Tính khách quan của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải là cái có thật,tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố

tụng Do vậy, hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ phải loại bỏ được những

cái không có thật để giải quyết vụ việc được chính xác.

Tính liên quan của chứng cứ được thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc

phải có mối quan hệ với nhau Nhờ chứng cứ này mà tòa án có thể công nhận

hay phủ nhận tình tiết, sự kiện, hành vi, con người trong vụ việc đó hoặc đưa ra

tin tức về nó |

Tính hợp pháp của chứng cứ yêu cầu chứng cứ phải được rút ra từ những

nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, xác minh, đánh giá và

sử dụng chứng cứ phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật thủ tục.

Đồng thời các chứng cứ phải được thu thập một cách đầy đủ để giải quyếtđúng đắn vụ việc và yêu cầu.

Để đảm bảo các yêu cầu trên về chứng cứ, chủ thể phải xác định nghĩa vụ

chứng minh, nội dung cần chứng minh trong những vụ việc, yêu cầu cụ thể vàphải hết sức khách quan, công tâm trong hoạt động thu thập, xác minh chứng cứ.

- Trong vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hànhtố tụng Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền triệu tập những người

biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ

án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động

điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; có quyền yêu cầu cũng

như tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng hoặc bất ky cơ quan, tổ

chức, cá nhân nào cũng đều có thể đưa ra những tài liệu, đồ vật và trình bày

những vấn đề liên quan đến vụ án Những chứng cứ thu thập được phải phục vụcho việc làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, đó là: có

hành vi phạm tội hay không, thời gian, địa điểm của hành vi phạm tội; người

Trang 32

thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, cố ý hay vô ý; có năng lựctrách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; những đặc điểm về nhân thân

của bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

- Đối với các vụ án phi hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đươngsự Vì vậy, tòa án phải khách quan trong việc hướng dẫn việc cung cấp những

chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự Đồng

thời phải tạo điều kiện bình đẳng giữa các đương sự trong việc thực hiện nghĩa

vụ chứng minh, bên này đưa ra chứng cứ, lí lẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

mình thì bên kia cũng phải được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ để bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của ho.?Mat khác, trong những trường hợp đương su không thể tựmình thu thập được chứng cứ thì tòa án có thể tiến hành các biện pháp xác minh

thu thập chứng cứ theo luật định Trong trường hợp này, tòa án cũng phải khách

quan, công tâm, tận tâm trong việc thu thập chứng cứ để bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của các đương sự Những chứng cứ thu thập phải làm rõ được

những hành vi, con người, sự kiện, những tình tiết để giải quyết đúng đắn vụ

việc, yêu cầu Tùy vào vụ việc, yêu cầu cụ thể và dựa vào pháp luật mà chủ thể

xác định những vấn đề cần phải chứng minh để từ đó định hướng cho việc thuthập toàn diện các chứng cứ Chẳng han: trong giải quyết tranh chấp thừa kế,

dựa vào quy định của Bộ luật dân sự có thể xác định những vấn đề cần chứngmình trong vụ án là thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, quyền thừa kế của cácbên tranh chấp và các vấn đề liên quan đến thừa kế Từ đó có thể xác địnhnhững chứng cứ cần thu thập là giấy chứng tử để xác định thời điểm mở thừa kế;di chúc, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bản khai lí lịch của các bên tranh chấp và

liên quan để xác định các diện thừa kế; các giấy tờ xác định tổng thể tài sản

tranh chấp, có thể phải tiến hành thẩm định tại chỗ; các giấy tờ xác định phần

đóng gdp của những người liên quan vào tài sản đang tranh chấp mà không phải

đồng chủ sở hữu; những giấy tờ xác định đồng sở hữm tài sản đang tranh chấp;

các giấy tờ chứng mình nghĩa vụ tài sản và chỉ phí liên quan đến thừa kế đượcthanh toán từ di sản; các giấy tờ xác định quyển và nghĩa vụ đối với nhau củacác đương sự đang tranh chấp hoặc với những người liên quan khác

29

Trang 33

Từ những vấn đề trình bày trên, có thể rút ra những yêu cầu đối với hoạt

động thu thập, xác minh chứng cứ của các chức danh tiến hành tố tụng, đó là

phải khách quan khi thu thập chứng cứ, phải tuân thủ đúng pháp luật tố tụng và

phải thu thập toàn diện, đây đủ các chứng cứ để bảo đảm cho các chứng cứ có

tính khách quan, hợp pháp và liên quan.

Mặt khác, việc thực hiện tốt các yêu cầu về hoạt động thu thập, xác minhchứng cứ sẽ giúp cho hoạ động phán đoán, phán xét bước đầu của các cơ quan

tiến hành tố tụng được thực hiện một cách khách quan, toàn điện và chính xác,

để từ đó làm cơ sở cho hoạt động quyết định trực tiếp nội dung của phán quyết

đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra.

Trong vụ án hình sự, những phán đoán, phán xét bước đầu được biểu hiện

tập trung qua bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo trạng của viện kiểm

sát mà dựa vào đó, tòa án thực hiện chức năng của mình.

Trong các vụ án tranh chấp, nhờ vào hoạt động phán đoán, phán xét bướcđầu mang tính khách quan, toàn diện, chính xác đó mà công tác hòa giải, hướng

dẫn pháp luật đạt kết quả tốt, các bên đương sự có thể nhận thức được các quyềnvà lợi ích hợp của mình để hòa giải, thỏa thuận, lựa chọn cách xử sự phù hợp để

chấm dứt vụ kiện càng sớm càng tốt, đáp ứng được mục đích trong giao lưu dân

sự cũng như làm lành mạnh hóa đời sống xã hội Việc các bên cảm thấy thỏamãn cũng có nghĩa các bên cảm thấy công bằng.

Yêu cầu của tính công bằng cũng đòi hỏi ở việc tuân thủ nghiêm ngặt cácthu tục tố tụng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử như tống đạt các văn bản tốtụng, bảo đảm đúng thời hạn tố tụng Day cũng là yêu cầu chung mà mọi cá `nhàn, liên quan đều có quyền được hưởng một cách không thiên vị.

Đặc biệt khi tiến hành xét xử, những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa

phai tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các qui định tố tụng, nhất là thành phần tiến

hành tố tụng sao cho khách quan, vô tư, đủ khả năng nhất để giải quyết đúng đắn

vụ án Trong khi xét xử, phải xét hỏi khách quan, toàn diện, phải bảo đảm sự

tranh tụng dân chủ giữa kiểm sát viên, luật sư, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị

đơn sao cho mọi chứng cứ được các bên đưa ra được xem xét một cách toàn

diện nhất, khách quan nhất để từ đó làm cơ sở cho hội đồng xét xử quyết định.

Trang 34

Các thẩm phán, các hội thẩm, giữa thẩm phán và hội thẩm phải độc lập trong

việc xem xét, đánh giá chứng cứ dựa trên cơ sở duy nhất là pháp luật; thảo luận

tập thể, dân chủ để làm sáng tỏ mọi vấn đề và quyết định theo đa số để đảm bảovụ án được giải quyết một cách đúng đắn nhất, khách quan nhất, toàn diện nhất.

* Những yêu câu đối với hoạt động bdo đảm tính hiện thực của nội dungcủa phán quyết của tòa án

Tính công bằng trong phán quyết của tòa án còn đặt ra những yêu cầu đối

với hoạt động đảm bảo nội dung của phán quyết, đó là: yéu cầu hoạt động xử lí

tội phạm phải không thiên vị và việc thi hành nghiêm chỉnh, triệt để các phán

quyết có hiệu lực pháp luật.

Như V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn

không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoátkhỏi trừng phạt Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì phải trừng

phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào mà không bị phát hiện” [15,r.508].

Rõ ràng việc xử lí người này mà không xử lí người kia là biểu hiện của sự không

công bằng cũng như một người bị xử lí oan mà không được minh oan Để hạn

chế đến mức thấp nhất sự thiên vị này, yêu cầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát

phải tích cực phát hiện và xử lí các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm,không làm oan người vô tội Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạtđộng tố tụng gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự,

quyền lợi của mình; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gây ra thiệt hại phải chịutrách nhiệm trước pháp luật Mặt khác, cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải tạo

điều kiện và làm tốt công tác tiếp nhận và xử lí mọi tố giác, tin báo tội phạm do

các cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động tư

pháp có trách nhiệm phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật của các cơ quantiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Trong hoạt' động tư pháp, phải dam bảo tốt quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền khiếu

nại, tố cáo của công dân cũng như phát huy sự giám sát của các cơ quan, tổ chức,đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến

hành tố tụng Tóm lại, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động phát hiện xử lí tội phạm

là phải thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc nguyên tắc - không một hành vi

3]

Trang 35

phạm tội nào mà không bị phát hiện va xử lí và không một cá nhân nào vô tội màkhông được minh oan.

Khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và là biểu hiện của sự côngbằng thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành nó mộtcách triệt để, không có một ngoại lệ ngoài căn cứ pháp luật Thực hiện tốt điều

này sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn, góp phần giữ vững niềm tin vào công lí, vào

công bằng, sự tôn trọng và thực hiện pháp luật trong nhân dân.

Bên cạnh đó, trong hoạt động của mình, các cơ quan tư pháp phải có trách

nhiệm thuc hiện công tác giáo dục pháp luật một cách bình đẳng đối với người

phạm tội, các đương sự qua việc giải thích đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng,chính sách pháp luật liên quan của nhà nước Hoạt động này nhằm giúp ngườiphạm tội nhận thức rõ trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ tố tụng cũng như nhận thức

rõ sai phạm để họ lựa chọn phương sách tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi ích hợp

pháp cho mình, tích cực hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng giảiquyết đúng đắn vụ án, mà thông qua đó, người phạm tội được hưởng sự khoanhồng giảm nhẹ trách nhiệm hình su; giúp cho đương sự nhận thức rõ quyền và

nghĩa vụ của mình để lựa chọn cách xử sự phù hợp bảo vệ tốt nhất quyền và lợiích hợp pháp của mình.

* Yêu cầu đối với hình thức thể hiện của phán quyết

Khi hoạt động tài phán đã đáp ứng day đủ các yêu cầu đã đặt ra thì kết qua

của hoạt động này phải được hội đồng xét xử hoặc thẩm phán thể hiện bằngnhững bản án, quyết định làm cơ sở dé thi hành, để hiện thực hóa những giá trịcông bằng mà phán quyết của tòa án đã chứa đựng Xuất phát từ ý nghĩa của

phán quyết của tòa án:

- Là một hoạt động chuyên môn pháp lí của cơ quan tư pháp cho nên ngôn

ngữ thể hiện của nó phải thể hiện bằng những thuật ngữ pháp lí, các nội dungtrình bày phải chặt chẽ, khoa học qua các phần nhận thấy (nêu các tình tiết củavụ việc, yêu cầu), phần xét thấy (thể hiện su phán đoán, phán xét) và phần quyếtđịnh (thể hiện sự phán quyết).

- Là kết quả của hoạt động nhân danh pháp luật, nhân danh công lí, nênhình thức trình bày phải trang nghiêm với một khuôn mẫu thống nhất.

Trang 36

- Vì nội dung của phán quyết chứa đựng các giá trị pháp lí và các giá trị

xã hội tốt đẹp như công bằng, nhân đạo, văn hóa, văn minh nên những lí lẽ lập

luận thể hiện phải có sức thuyết phục, có căn cứ, có lí, có tình.

- Vì là cơ sở để thi hành, thông qua đó nhằm giáo dục không chỉ đối với

những đối tượng có liên quan mà còn có tác dụng đối với những đối tượng khác

nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân Cho nên, nội dung, ngôn ngữ

trình bày phải dễ hiểu, mang tính phổ thông.

Tóm lại, những yêu cầu đối với hình thức của phán quyết nhằm góp phần

bao đảm tính công bằng, đó là: trang nghiêm, ngôn ngữ mang tính chuyên môn

và phổ thông, dễ hiểu, nội dung trình bày có tính thuyết phục, có tình, có lí, chặt

chế và khoa học.

* Một số điều kiện đảm bảo tính công bằng trong phán quyết

Sự hoàn thiện của hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật chính -là cơ sở, nền tảng của hoạtđộng bộ máy nhà nước, trong đó có hoạt động tư pháp; và hoạt động tư pháp với

trọng tâm là hoạt động xét xử của tòa án phải luôn độc lập, công bằng để bảo vệ

hiệu quả pháp luật Trong cơ chế tài phán, hệ thống quy phạm pháp luật trong

lĩnh vực tư pháp là phương tiện tài phán quan trọng nhất để đảm bảo cho phánquyết của tòa án có tính công bằng, vì chỉ có pháp luật chứa đựng giá trị côngbằng thì phán quyết - nhân danh và cụ thể hóa pháp luật, mới có thể có phẩmchất công bằng và góp phần duy trì công bằng.

Chính vì vậy, trong hoạt động xây dựng pháp luật, cần chú ý tới giá trị công

bằng ở pháp luật nội dung cũng như tạo điều kiện để giá trị công bằng được thể

hiện qua pháp luật thủ tục, và để thông qua hoạt động tài phán, giá trị công bằng

được thực hiện một cách mạnh mẽ trong cuộc sống Ngoài ra, cần phải chú ý đến

những quy định đảm bảo như quy định về tổ chức và hoạt động, quy định về sự

kiểm tra giám sát của nhân dân, quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật nhằm

khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp hoạt động được độc lập,

khách quan, để chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lí, công bằng của các cơ

quan tư pháp được hiệu qua, dam bảo trên thực tế.

33

Trang 37

Nhìn chung, trong xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam hiện nay, những yêu cầu trên được khái quát thành những nguyên tắc

trong công tác xây dựng pháp luật mà đa số các nhà nghiên cứu luật học

đã thống nhất, đó là: nguyên tắc khoa học; nguyên tắc phản ánh và cân nhắc cáclợi ích xã hội; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa;nguyên tắc phù hợp giữa luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên; nguyên tắc tiếp nhận có chọn lọc các giá trị tiến bộ, hợp lí của phápluật nước ngoài; nguyên tắc công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật vànguyên tắc bảo dam sự lãnh đạo của Đảng.[2,tr.142-147].

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và đường lôi lãnh đạo của Dang

Chế độ chính trị và hệ thống tư pháp đều là bộ phận của kiến trúc thượng

tầng có sự tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động này bắt nguồn từ bản chất

chính trị, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội được phản ánhtrong pháp luật và hoạt động của nhà nước.

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ tốt đẹp mà những

biểu hiện của nó được thể hiện tập trung và chủ yếu ở bản chất nhà nước, đó là

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân Tất

cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp

công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; khẳng định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng, cơ sở tư tưởng của việc tổ chức và

-thực thi quyền lực nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, độitiên phong của giai cấp công nhân, đối với nhà nước và xã hội nhằm xây dựng

một xã hội ổn định và phồn vinh, vì mục đích giải phóng giai cấp, giải phóng

con người khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công.

Chính vì thế, hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa luôn là hệ thống tư phápcủa dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Hệ thống tư pháp của dân là để bảo vệ, đấu tranh, phòng chống hiệu quả

các vi phạm pháp luật, phân xử tranh chấp, duy trì và bảo vệ công lí, lẽ phải,

quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hệ thống tư pháp vì dân là công cụ hữu hiệu để bảo vệ công bằng, bình

đẳng, trật tự và dân chủ trong quá trình tố tụng tư pháp, đảm bảo nguyên tắc mọi

Trang 38

phán quyết của tòa án đều dựa trên kết quả của việc tranh tụng công khai, bình

dang tai tòa,

Hệ thống tư pháp do dan đòi hỏi hoạt động của các co quan tu pháp, bổ trợ

tư pháp và các tổ chức liên quan thuộc hệ thống chính trị sao cho nguyên tắcđảm bảo sự tham gia và kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tưpháp, bảo đảm quyền khiếu kiện của công dân trước tòa án về các quyết định,hành vi trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước xâm phạm quyền

lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế đến mức thấp nhất những oan sai cho

nhân dân Đồng thời, các cơ quan tư pháp phải là công cụ bảo vệ chế độ trách

nhiệm pháp lí qua lại giữa nhà nước và công dân, dam bao mọi hành vi lợi dụng

dân chủ để làm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức đều bị

xử lí nghiêm minh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hoạt động của mình, bên cạnh việc phải

tuân thủ triệt để pháp luật, các chủ thể tiến hành tố tụng còn phải cân nhắc

những nhiệm vụ chính trị mà đường lối của Đảng đặt ra trong từng thời kì, từngphạm vi cụ thể để thực hiện cho phù hợp Đồng thời Đảng cũng phải đề raphương thức lãnh đạo đúng đắn nhằm đảm bảo cho pháp luật được áp dụng mộtcách độc lập và công bằng Đó là:

+ Cấp ủy Đảng định kì nghe báo cáo tình hình hoạt động và cho ý kiến chỉ

đạo về đường lối, chính sách xét xử cho từng thời kì nhất định; đưa ra các kiến

nghị bảo đảm các điều kiện cho các tòa án thực sự độc lập trong khi thực hiện

chức năng xét xử; đối với vụ án cụ thể, cấp ủy không can thiệp trực tiép.

+ Đối với các vụ án chính trị hoặc mang tính chính trị, việc xử lí phức tạp,

cấp ủy Đảng đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải có sự cân nhắc kỹ nhiều mặt; tuynhiên vẫn phải dựa vững chắc vào pháp luật khi xét xử Đối với các vụ án cóquan hệ đến cán bộ do cấp ủy quản lí, việc lãnh đạo của Đảng cũng là tạo điều

kiện để các cơ quan tư pháp phát huy hết trách nhiệm của mình, xử lí đúng

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w