Tính công bằng trong phán quyết của Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay: Những giải pháp pháp lý chủ yếu

MỤC LỤC

TRONG CAC PHAN QUYET CUA TOA AN NHAN DAN TRONG THỜI GIAN TOI

NHỮNG GIẢI PHAP PHÁP LÍ CHỦ YEU NHẰM BẢO DAM TÍNH CÔNG BANG

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế định bồi thường và bồi hoàn, nhất là việc bồi thường của nhà nước cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của nhân viên trong các cơ quan nhà nước; quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự theo hướng có lợi cho người bị hại vì họ là người thiệt thòi cần bảo vệ hơn so với người gây ra thiệt hại. * Các quy định về pháp luật tố tụng dân sự theo hướng đề cao trách nhiệm và quyền tự định đoạt, chứng minh của các đương sự trong việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu của họ trước tòa án; khuyến khích cơ chế tự thỏa thuận của các bên trong giải quyết vụ án dân sự hoặc thông qua các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đòi hỏi tổ chức hệ thống tòa án phải theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính để đảm bảo sự độc lập độc lập của tòa án, độc lập giữa thẩm phán và hội thẩm nhân dân trước các tác động bên ngoài; đồng thời phân phối hợp lí công việc giữa các tòa, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ.

* Tiếp tục đổi mới chế định hội thẩm tham gia xét xử theo hướng hội thẩm nhân dân chỉ là số ít trong thành phần hội đồng xét xử và đổi mới phương thức lựa chọn nhằm bảo đảm một đội ngũ hội thẩm có khả năng, kiến thức và kinh nghiệm xã hội cần thiết với hiểu biết pháp luật ở mức “đại chúng” của các tầng lớp nhân dân để phản ánh thái độ, cách nhìn nhận của người dân đối với hành vi. Cần xỏc định rừ nhiệm vụ của cỏc cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách. Cần có cơ chế phối hợp công tác chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp với nhau, giữa cơ quan tư pháp với cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cũng như giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan khác có liên quan để phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động bảo vệ pháp luật, duy trì công lí và công bằng trong xã hội.

Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp; đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lí, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đối với Thẩm phán, theo Pháp lệnh Thẩm phán va Hội thẩm nhân dân năm 2002, để trở thành thẩm phán cấp huyện phải có ít nhất 4 năm công tác pháp luật, thẩm phán cấp tỉnh là ít nhất 5 năm làm thẩm phán cấp huyện hoặc có thời gian công tác pháp luật 10 năm trở lên, thẩm phán tối cao là ít nhất 5 năm làm thẩm phán cấp tỉnh hoặc có thời gian công tác pháp luật 15 năm trở lên. Trong trường hợp cần thiết, người công tác trong ngành tòa án nhân dân hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến tuy chưa đủ điều kiện tham gia công tác pháp luật nhưng có đủ tiêu chuẩn, có năng lực xét xử thì vẫn có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán cấp huyện, cấp tỉnh, cấp tối cao.

- Về ý nghĩa, người thẩm phán không phải là “cái máy” chuyên áp dụng pháp luật mà phải là một “con tim” biết tôn trọng giá tri con người, có sự hiểu biết sâu rộng về cuộc sống và pháp luật, biết lựa chọn, cân nhắc mọi mặt sao cho hài hòa để đưa ra một phán quyết hợp tình, hợp lí, góp phần giáo dục pháp luật, hình thành lối xử sự chuẩn mực trong đời sống xã hội. Trừ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hội đồng tuyển chọn thẩm phỏn cấp tỉnh, cấp huyện là những người cú thể hiểu rừ cỏn bộ trong ngành mình, nắm được thực tiễn xét xử, còn lại là những người “ngoại đạo”, đưa vào danh sách chỉ mang hình thức mà chưa thực chất đại diện của ý chí nhân dân. Mặt khác, khi giao cho chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch hội đồng tuyển chọn thẩm phán cấp tỉnh, cấp huyện là vô hình chung đã đặt vị trí của tòa án nhân dân thấp hơn cơ quan hành pháp mà trực tiếp là ủy ban nhân dân, như vậy thi làm sao tòa án nhân dan có đủ sức mạnh dé độc lập trong khi xét xử các vụ án hành chính.

Sẽ không cần thiết khi quy định hình thức thể hiện ý chí nhân dân vào công việc tuyển chọn thẩm phán mang day tính chuyên môn này mà thay vào đó nên giao cho một hội đồng gồm những thẩm phán giỏi, kinh nghiệm và có uy tín để lựa chọn quyết định, và việc lựa chọn của nhân dân nên dành ở những lúc thích hợp và trực tIếp. Hội đồng tuyển chọn đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu thẩm phán được tuyển chọn là thành viên hội đồng thẩm phán thì thẩm phán đó không được tham gia vào thành phần tuyển chọn; đối với thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là ủy ban thẩm phán và để cho khách quan nên áp dụng hình thức chéo, ủy ban thẩm phán tỉnh này là hội đồng tuyển chọn thẩm phán ở tỉnh khác. (“khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là những tình. tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rừ trong bản ỏn”) cho những đối tượng - mà theo chúng tôi, không theo một nguyên tắc nào cả, khiến cho nhiều bản án, quyết định thiếu tính thuyết phục, chẳng hạn như: là nhân dân lao động, phạm tội trong tình trạng bức bách, phạm tội do ít hiểu biết (không phải do điều kiện khách quan).