1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Trách nhiệm pháp lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay - Lê Vương Long chủ biên, Dương Tuyết Miên

358 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm pháp lý: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay
Tác giả Ts. Lê Vương Long, Ts. Dương Tuyết Miên, Ths. Hoàng Văn Sao, Ths. Lê Đình Nghi, Ths. Nguyễn Thị Thủy, Ths. Trần Thị Hiền, Ts. Lưu Bình Nhung, Ths. Phạm Thu Thủy, Ths. Nguyễn Văn Thái, Ts. Nguyễn Minh Đoan, Gvc. Đỗ Mạnh Hồng, Ts. Nguyễn Thế Quyền, Ths. Bùi Xuân Phái, Ts. Bùi Kim Chi
Chuyên ngành Luật
Thể loại Sách chuyên khảo
Định dạng
Số trang 358
Dung lượng 97,28 MB

Nội dung

Có thể tập hợp một số quan điểm được sử dụng phổ biến lâu nay trong nghiên cứu, giảng dạy luật ở nước ta: - Quan điểm thứ nhất: “Trách nhiệm pháp ly là một loại quan hệ phúp luật đặc biệ

Trang 1

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

MOT Số VAN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỤP TIEN

ONUOC TA HEN NAY

Trang 2

eon So pm fe P9 pr

ma ¬ —ïm Aw bạ ¡ỐC

CÁC TÁC GIÁ BIÊN SOẠN

TS LE VUGNG LONG

TS DƯƠNG TUYET MIEN

ThS HOANG VAN SAO

ThS LE DINH NGHI

ThS NGUYEN THI THUY

ThS TRAN THI HIEN

TS LUU BINH NHUGNG

ThS PHAM THU THUY

ThS NGUYEN VAN THAI

TS NGUYEN MINH DOAN

GVC DO MANH HONG

TS NGUYEN THE QUYEN

ThS BUI XUAN PHAI

TS BUI KIM CHI

304-2008/CXB/3-72/CAND

Chuong 1, 15Chuong 2Chương 3Chương 4Chương 5Chương 6Chương 7Chương 8Chương 9Chương 10Chương 11Chương 12Chương 13Chương 14

Trang 3

TS LE VUGNG LONG

(Chủ biên)

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ _

MOT SO VAN BÊ LÝ LUẬN VA THUC TIÊN

O NUUC TA HIEN NAY

(SACH CHUYEN KHAO)

Trang 4

LOI GIGI THIEU

Công cuộc đổi mới một cách toàn diện 6 nước ta gần

hai thập ky qua da dat được những thành tựu quan trọng

va đem lại sự biến đổi tích cực, đa dạng trên các lĩnh uực

của đời sống xã hội Thực tiễn đời sống pháp lý cho thấy córất nhiều uấn đề, nội dung đặt ra đòi hỏi phai được nhận

thức một cách toàn diện, bhách quan nhằm đảm bdo sựphù hợp uới yêu cầu của quá trình đổi mới Điều này xuất

phat chính từ nhu cầu, đòi hỏi cua qua trình hội nhập,toàn cầu hóa va hòi hòa hóa hệ thống phúp luật dua trên

nên tang tư duy pháp lý mới Trách nhiệm phap lý được

nhận diện la một yếu tố quan trọng của cơ chế điều chỉnhphúp luật bởi vai trò cơ ban của nó khéng chỉ khôi phục,

bao vé các quan hệ xã hội ma còn có tính răn đe, phòng

hgửa, giáo duc doi uới xa hội Tuy vay, trách nhiệm pháp

ly lai là một uấn dé phúc tap trong nhận thức luận va

trong đời sống thực tiễn Chính vi uậy ma nhu cầu hiến giải vé trách nhiệm phap lý được đặt ra bức xúc bởi các lý

do cơ ban:

Một la, trong khoa học lý luận, van dé trách nhiệm

phap lý chưa được nghiên cứu nhiều va chưa có một công

trình khoa hoc nao nghiên cứu một cách đầy đủ, tổng thể

va chuyên sâu Kết qua nghiên cứu cũng chưa tạo nên nền

tang lý luận du để nhận thức vé các loại trách nhiệm pháp

Trang 5

lý chuyên ngành va ly giải vé bhông it uấn đề pháp ly có liên quan mới phút sinh từ đời sống thức tiễn hiện nay.

Hai là, từ trước đến nay trách nhiệm phúp lý chủ yêuđược tiếp cận dưới các góc độ khác nhau của các môn khoa

học pháp ly chuyên ngành, két qua nghiên cứu cũng chưa

có sự thống nhất va thực sự hé trợ cho khoa học lý luận đôi

udi Uiệc nghiên cứu vé trách nhiệm phap lý noi chung

Ba là, hiện nay đời sống phap lý có những biến đổilớn vé các phương thức thực hiện phap luật, bảo uệ phapluật so uới trước đây, do đó viéc nghiên cứu chế độ tráchnhiệm pháp lý nhằm nhận thức đúng đắn vé các giải phap

tác động giáo duc, răn đe phòng ngừa xã hội, giam thiểu

oan sai trong truy cứu trách nhiệm phúp ly thực tế, nâng

cao hiệu qua pháp luật va góp phần tăng cường phap chế

xã hội chủ nghĩa

Mặc dù chưa có những công trình chuyên bhỏo vé

trách nhiệm phap lý ca uề phương diện lý luận va thực tiên

nhưng noi dung của cuôn sách cũng đã tạo nên sự quantam cua các nhà khoa học Một số công trình nghiên cứu

da đề cập tới uấn đề này như: Giáo trinh ly luận nha nước

va phúp luật của Trường Dai học Luật Hà Nội, Khoa Luật

Đại học quốc gia Hà Nội; của Học vién chính trị quốc gia

H6 Chí Minh; Một số bài uiết đăng trên các tap chí chuyên

ngành như: Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế - Một số suy nghĩ

vé trách nhiệm pháp ly va trách nhiệm đạo đức, Tiến sĩ Vũ

Thư - Trách nhiệm phúp lý theo Luật hiến phúp, tạp chíNhà nước va phúp luật số 12/2003, Tién sĩ Bùi Ngọc Sơn-

Trách nhiệm hiến pháp, Tap chí nghiên cứu lập phúp sô

4/2003 Tiến sĩ Đào Trí Úc- Những uấn dé Ly luận cơ bản

vé pháp luật, Nha xuất bản Khoa học xã hội năm 2003,

Phạm Văn Loi- Nguyễn Văn Hiển, “Bàn vé trách nhiệm

Trang 6

phap ly đối vot hành vi xâm hai hoạt động cua thị trường

chứng khoán”, Tạp chí Dân chu va Phúp luật, số 6/2000

Nguyên Văn Thạch “Trách nhiệm hành chính”, Luận an

Tiến sĩ, 1997 Nhìn chung, chưa có bài uiết, công trình

phân tích, đánh giá thực trang vé một số lĩnh uực trách nhiệm phúp lý cụ thể ở nước ta hiện nay.

Để góp phần nâng cao nhận thức va tim biếm các giải

phúp thích ứng cho công tác đấu tranh phòng, chống vi

phạm pháp luật trong điều hiện hội nhập, toàn cầu hoa

Nha xuất bản Công an nhân dân va tập thể các nha giáo nhà khoa học cua Trường Dai học Luật Hà Nội xin trêntrọng gửi đến bạn đọc cuốn sách chuyên khao: “Trách

-nhiệm pháp lý-một số uấn đề lý luận va thực tiễn ở nước tahiện nay” Cuốn sách sẽ la cẩm nang quy đối uới học sinh,sinh uiên, giảng vién, những nhà nghiên cứu quan tâm

tới uấn đề này

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn doc!

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Trang 7

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Đời sống xã hội là tổng thể những hành vi và mối

quan hệ xã hội của con người Gắn liền với những hành vị,

mối quan hệ đó là thái độ, ý thức và trách nhiệm của mỗichủ thể Tùy theo mỗi lĩnh vực mà chế độ trách nhiệm xã

hội cũng có sự khác biệt cơ bản về cơ cấu chủ thể, nội dung

và tính chất Theo đó, trách nhiệm pháp lý là một dạngtrách nhiệm xã hội Việc nghiên cứu trách nhiệm pháp lý

không chỉ đơn thuần trong nhận thức lý luận mà còn có ýnghĩa quan trọng đối với thực tiễn đời sống pháp lý của các

loại chủ thể.

1 KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Trong khoa học pháp lý nhà nước ta, trách nhiệmpháp lý nhìn chung được tiếp cận chủ yếu dưới hai góc độ

là trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực và trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực Dĩ nhiên, khôngphải các nhà nghiên cứu lý luận cố tình nhìn nhận nó chophức tạp hoặc cố gắng trình bày nó cho phù hợp với cách

Trang 8

hiểu về trách nhiệm xã hội nói chung Thực tế cho thấy,

trong các quy định pháp luật cũng như thực tế về giải

thích, áp dụng pháp luật ở nước ta cũng thường dùng phổ

biến cách tiếp cận này Mặc dù vậy, cách đặt vấn đề trách

nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực và trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực không phải đã có sựthong nhất tuyệt đối Có ý kiến cho rằng cần quan niệm

một cách đúng đắn hơn là, trách nhiệm pháp lý có thể

phát sinh từ sự kiện pháp lý tích cực (trách nhiệm từ việcthực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng) hoặc phát sinh từ sự

kiện pháp lý tiêu cực (do vi phạm pháp luật) chứ không

nên cho rằng nó được hiểu theo nghĩa tích cực và tiêu cực.

Những người theo quan điểm này khẳng định, trong mọi

trường hợp phải quan niệm trách nhiệm pháp lý luôn chứa

đựng tính tích cực bởi mục đích của trách nhiệm pháp lý

trên thực tế không nằm ngoài việc hướng tới sự bảo dam

cho pháp luật có hiệu quả

1.1 Trách nhiệm phap lý hiểu theo nghĩa tích cực Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực là sự tự giác, chủ động của chủ thể trong việc thực hiện các nghĩa

vụ pháp lý phù hợp với yêu cầu của pháp luật cả về nội

dung và hình thức Về cơ sở pháp lý, trách nhiệm pháp lý

hiểu theo nghĩa tích cực có đặc điểm cơ bản là thực thi nội

dung nghĩa vụ pháp lý phát sinh phần quy định của quy

phạm pháp luật Nghia vụ này là sự ràng buộc, là bổn

phận đòi hỏi chủ thể phải quan tâm thực hiện trong thực

tế Đương nhiên khi đã là nghĩa vụ được pháp luật quy

định thì chủ thể không thể từ chối Ở đây, việc thực hiện

nghĩa vụ có thể là sự đáp ứng quyền của chủ thể khác

trong quan hệ pháp luật mà chủ thể đó tham gia hoặc theo

Trang 9

yêu cầu của nhà nước nhằm vì lợi ích chung Phương thức

thực hiện trách nhiệm pháp lý của chủ thể ở đây nhìn

chung có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền Họ có thể lựachọn một phương thức thực hiện nghĩa vụ - trách nhiệm

pháp lý trong trường hợp này thích hợp, tiết kiệm đối với

mình và có hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, có những nghĩa

vụ-trách nhiệm pháp lý nhà nước không cho phép chủ thể thực hiện việc ủy quyển cho chủ thể khác thực hiện thay mình Chẳng hạn, như nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa

vụ bảo vệ tổ quốc v.v Như vậy, vì những lý do trên màviệc nhận diện hay phân biệt nội hàm khái niệm trách

nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực và khái niệm

nghĩa vụ pháp lý không phải lúc nào cũng rạch ròi Thực

tế, trong các văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung

người ta cũng sử dụng lẫn lộn cả hai cách tiếp cận này Vìthế, ở nước ta cũng đã có ý kiến cho rằng “nên thay bhái

niệm trách nhiệm bằng khdi niệm nghĩa vụ trong uăn bản

quy phạm phap luật khi nói uê bổn phận (hay nghĩa vu)

cua cơ quan, tổ chức, công đân trong uiệc thực hiện pháp

luật, Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ pháp

lý có mối liên hệ mật thiết, có tính tương đồng và khác biệt

trong sự tồn tại và cách thức biểu đạt trên thực tế Đây là

những khái niệm có nội hàm gần gũi với nhau và đều đòi hỏi phải được hiện thực hóa bằng hành vi thực tiễn của

chủ thể nhưng hoàn toàn không thể đồng nhất với nhau Nghĩa vụ pháp lý nói lên trạng thái, khả năng có thể phải

chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể Trong lúc đó, trách

(1 TS Nguyễn Văn Động: Những uấn đề cơ ban của môn học Lý luận

chung vé nhà nước va pháp luật NXB Công an nhân dân, Hà Nội

2002, tr.208

Trang 10

nhiệm pháp lý lại đòi hỏi chủ thể phải bằng hành vi của

mình quan tâm nhiều hơn tới nghĩa vụ của mình trên thực

tế Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực liên quan

đến việc thực hiện nghĩa vụ, bốn phận của chủ thể và đó là loại trách nhiệm phổ biến, đem lại những kết quả khả

quan, tích cực cho đời sông xã hội nhưng nhìn chung nó it

được bàn luận Trong khoa học pháp lý mặc dù thừa nhận

cách tiếp cận trên nhưng các nhà khoa học lại chủ yếu di

sâu nghiên cứu trách nhiệm pháp lý dưới góc độ hiểu theonghĩa tiêu cực Phải chăng su cần thiết phải bao dam an

toàn đối với quan hệ xã hội và việc khắc phục hậu quả do

vi phạm pháp luật đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt đối với

trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa này trong khoa học.

1.2 Trách nhiệm phap lý hiểu theo nghĩa tiêu cựcTheo nghĩa này trách nhiệm pháp lý xuất hiện do có

vi phạm pháp luật Nhìn chung, hiểu theo nghĩa này việc

tiếp cận trách nhiệm pháp lý cũng như quan điểm để xây

dựng khái niệm trách nhiệm pháp lý có ba khuynh hướngchủ yếu Khuynh hướng thứ nhất nhấn mạnh đến khả

năng trừng phạt của nhà nước áp dụng đối với chủ thé vi

phạm pháp luật Theo khuynh hướng này, trách nhiệm

pháp lý trước hết phải chứa đựng yếu tố quyền lực mới có

thể thực hiện việc truy cứu trên thực tế sau đó mới xem

xét hậu quả bất lợi buộc chủ thể có liên quan phải gánh

chịu Bản chất của vấn đề là nhìn nhận trách nhiệm pháp

lý dưới góc độ quyền lực nhà nước, xuất phát từ nhà nước,

áp dung bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật thực thi.

Chính vì thế, trách nhiệm pháp lý theo khuynh hướng này

là trách nhiệm trước nhà nước hay đối với nhà nước

Khuynh hướng thứ hai nhìn nhận trách nhiệm pháp lý chủ

Trang 11

yếu dưới khả năng gánh chịu của chủ thể vi phạm pháp

luật về các biện pháp xử lý của nhà nước

Khuynh hướng thứ ba có cách xu lý trung hoà ca hai khuynh hướng trên bằng việc coi trách nhiệm pháp lý có

cả sự trừng phạt của nhà nước và sự gánh chịu của chủ thể vi phạm pháp luật Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho

rằng, thực tế trách nhiệm pháp lý luôn thông nhất về sựtương tác hữu cơ giữa quyền lực nhà nước và sự gánh chịu

hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể.

Trong khoa học cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật,

trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa này tạo nên sự quan tâm lớn từ các chủ thể khác nhau Lý do chủ yếu vì nếu

không có được sự nhận thức đúng đắn và một chế độ trách

nhiệm pháp lý hữu hiệu thì việc xử lý vi phạm pháp luậtcũng như khả năng trừng trị, phòng ngừa và giáo dục xã hội

không có hiệu quả thực tế Mặc dù vậy, nhìn chung vẫn còn

sự khác biệt lớn giữa các quan điểm về cách tiếp cận, khái

niệm, nội dung cũng như cơ sở của trách nhiệm pháp lý v.v

Có thể tập hợp một số quan điểm được sử dụng phổ biến lâu

nay trong nghiên cứu, giảng dạy luật ở nước ta:

- Quan điểm thứ nhất: “Trách nhiệm pháp ly là một

loại quan hệ phúp luật đặc biệt giữa co quan nha nước

(thông qua các cơ quan nha nước có thẩm quyền) va chủ

thé vi phạm pháp luột, trong đó Nhà nước có quyền úpdụng các biện phúp cưỡng chế có tính trừng phat được quy

định ở các chế tai quy phạm pháp luật đối uới chủ thé va

chủ thể có nghĩa vu phải gánh chịu hậu qua bất lợi do

hành vi của mình gây ra”

° Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Ly luận Nhà nước va Pháp

luật NXB Giáo dục, Ha Nội.

Trang 12

Theo quan điểm này, trách nhiệm pháp lý do cơ quan

nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi

phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vìcủa mình gây ra Cơ sở của các biện pháp cưỡng chế cũng như

nội dung hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp

luật phải gánh chịu là chế tài quy phạm pháp luật Có thể nói

đó là những nội dung tương đối hợp lý đã được khái quát ở

đây Tuy vậy, với cách nhận thức nay cũng cần trao đối thêm

có nên khẳng định trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ

pháp luật hay không? theo chúng tôi không nên quan niệm

như vậy bởi lẽ trách nhiệm pháp lý và quan hệ pháp luật là

hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau Mặc dù trong thựctiên cua đời sống pháp lý, hai yếu tố này có quan hệ, tương tác

hữu cơ với nhau Theo đó, đa số các nhà khoa học đều cho

rằng quan hệ pháp luật được coi là phương thức thực hiện, thể hiện nội dung trách nhiệm pháp lý trên thực tế Việc truy

cứu trách nhiệm pháp lý cần phải thông qua quan hệ phápluật và chính quá trình này đã làm phát sinh các quan hệ

pháp luật cụ thể Không có chế độ trách nhiệm pháp lý ngoài

quan hệ pháp luật và hiển nhiên quá trình truy cứu trách

nhiệm pháp lý sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các

quan hệ pháp luật trên thực tế Hai nội dung này cũng đã

được nhận diện độc lập với nhau Việc đồng nhất trách nhiệm

pháp lý với quan hệ pháp luật sẽ hoàn toàn bế tắc khi nghiêncứu cấu trúc, đặc điểm của chính nó.

- Quan điểm thứ hai: “rách nhiệm pháp ly là nghĩa uụcủa một người phai gánh chịu các biện phap cưỡng chế nha

nước do người đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”)

1 TS Hoàng Thị Kim Qué: Một số suy nghĩ vé trách nhiệm phap lý va

trách nhiệm dao đức Tap chí Nhà nước va Phúp luật, số 3/2000.

Trang 13

Quan điểm này rõ ràng đã khẳng định trách nhiệm

pháp lý là một loại nghĩa vụ do vi phạm pháp luật đem lại.

Thực tế cho thấy việc thực thi các biện pháp của trách

nhiệm pháp lý cũng có tính chất đòi hỏi, bắt buộc như thực thi nghĩa vụ pháp lý Với cách hiểu trên thì nội dung củatrách nhiệm pháp lý chính là các biện pháp cưỡng chế được

nha nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật Tuy nhiên, bằng việc khẳng định trách nhiệm đó phát sinh đối

với người vì phạm pháp luật đã không có tính toàn diện về

mặt chủ thể Chủ thể vi phạm pháp luật không hoàn toàn chỉ là con người mà còn có tổ chức Rõ ràng là danh từ

“người” ö đây không bao hàm cả loại chủ thể pháp nhân, tổchức (không có tư cách pháp nhân) hoặc nhà nước được

Đương nhiên việc tiếp nhận khái niệm cũng đòi hỏi cần

phải phân biệt sự gánh chịu các biện pháp cưỡng chế

không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nội dung của

trách nhiệm pháp lý và quá trình truy cứu trách nhiệm

pháp lý Thực tế có những biện pháp nhà nước được ápdụng đối với chủ thể có tính cưỡng chế nhưng hoàn toànkhông liên quan đến vi phạm pháp luật và không phải lànội dung của trách nhiệm pháp lý (chang hạn, việc cưỡng

chế bắt buộc một người bị nhiễm bệnh HIV phải cách ly

với cộng đồng xã hội) Bên cạnh đó, cũng còn có khía cạnhnữa đặt ra là: liệu có phải trong mọi trường hợp truy cứutrách nhiệm pháp lý và việc thực thi trách nhiệm pháp lýcủa chủ thể trên thực tế đều mang tính cưỡng chế hay không? Về phương diện lý luận cần phải hiểu, bản chất

của trách nhiệm pháp lý là mang tính cưỡng chế bởi nó

chính là biện pháp cần thiết để khôi phục, bảo vệ quan hệ

xã hội bị xâm hại trên cơ sở tước đoạt hoặc hạn chế đối với

chủ thể vi phạm pháp luật những lợi ích vật chất, tinh

Trang 14

thần hoặc bắt buộc thực hiện những hành vi nhất định.

Nhưng không phải trong mọi trường hợp việc truy cứutrách nhiệm pháp lý và việc gánh chịu các biện pháp củatrách nhiệm pháp lý cũng cần phải áp dụng biện phápcưỡng chế Thực tế cũng có khi vi phạm pháp luật nhưng

chủ thể hoàn toàn tự giác thực thi ngay các nội dung cụ

thể của chế độ trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp

luật Chang hạn, việc chủ thé chủ động tự nguyện đền bùthiệt hại do không có điều kiện thực hiện hợp đồng

- Quan điểm thứ ba: “Trách nhiệm pháp ly thể hiện

thdi độ lên dn đổi uới vi phạm phúp luật trong viéc xúcđịnh đổi uới người vi phạm phúp luật hậu qua bất lợi nhất

định dưới dang hạn chế vé mặt nhân thân hay tài san”

Có thể nói, cách tiếp cận này đã nhấn mạnh tính ý

chí trong việc xác định bản chất của trách nhiệm pháp lý

Đồng thời khẳng định cơ sở của trách nhiệm pháp lý ở đây

là vi phạm pháp luật Việc xác định hậu quả bất lợi cácbiện pháp hạn chế về nhân thân hoặc tài sản được coi nộidung thực tế của trách nhiệm pháp lý Mặc dù không nêulên một cách rõ ràng nhưng cách tiếp cận này cho thấytrách nhiệm pháp lý dường như được nhìn nhận chủ yếu

từ vai trò của nhà nước với quyền ban hành pháp luật để

thể hiện thái độ lên án bằng việc buộc chủ thể vi phạm

pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi là sự hạn chế vềmặt nhân thân hay tài sản l

Quan điểm thứ tư, “trách nhiệm pháp lý là sự trừng phat đối uới chủ thé vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối

quan hệ đặc biệt giữa nhà nước uới chủ thé vi phạm phúp

2 TS Vụ Thu: Trách nhiệm pháp lý theo luật hiến pháp Tap chi Nha nước va Pháp luật số12 /2003

Trang 15

luật, được phap luật xác lập va điều chỉnh, trong đó chủ

thé vi phạm phúp luật phải gánh chịu những hậu qua bất

lợi, những biện phúp cưỡng chế được quy định ở chế tài các

quy phạm pháp luật”)

Đây cũng là quan điểm thường thấy trong nghiên

cứu, giảng dạy ở nước ta Với sự khẳng định trách nhiệm

pháp lý là sự trừng phạt của nhà nước đối với chủ thể vi

phạm pháp luật Theo đó, ở đây trách nhiệm pháp lý có

hai loại chủ thể tham gia là nhà nước và bên vi phạm pháp luật Về nội dung gồm có sự gánh chịu của chủ thể

vì phạm pháp luật về hậu qua bất lợi và những biện

pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng Cơ sở pháp lý của

trách nhiệm pháp lý được quy định tại chế tài của quy

phạm pháp luật Có thể nói, khái niệm trách nhiệm

pháp lý được xây dựng ở đây đã bao quát được nhiều nội

dung, nhưng do có nhiều vấn dé mà ban thân nó trong

khoa học hiện vẫn còn gây tranh luận nên khó có thể nói

là hoàn chỉnh được Chăng hạn có ý kiến lại cho rằng

trách nhiệm pháp lý là việc gánh chịu sự trừng phạt đối

với các chủ thể vi phạm pháp luật chứ không phải là ban

thân sự trừng phạt của nhà nước Hay, liệu có phải nội

dung của sự trừng phạt mà chủ thể vi phạm pháp luật

phải gánh chịu về hậu quả bất lợi và các biện pháp

cưỡng chế đều được chế tài quy phạm pháp luật quyđịnh hay không v.v

Tóm lại, mặc dù chưa có sự thống nhất tuyệt đôinhưng nhìn chung trách nhiệm pháp lý đã được tiếp cận

dưới nhiều góc độ khác nhau Trong quá trình nghiên cứu,

! Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Ly luận nhà nước va pháp

luột, NXB Tư pháp, 2004, tr 493.

376.

Trang 16

các quan điểm cũng đã nêu lên những nội dung cơ bản củatrách nhiệm pháp lý như:

- Xét về mặt bản chất, trách nhiệm pháp lý chính là

các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ, khôi phục các

quan hệ xã hội do v1 phạm pháp luật xâm hai.

- Trách nhiệm pháp lý phát sinh do v1 phạm pháp luật

- Chế độ trách nhiệm pháp lý thể hiện ở hai phương

diện, đó là sự quy định bằng pháp luật cùng với khả năng

áp dụng trên thực tế của nhà nước và sự gánh chịu hậuquả bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây thực chất cũng là cách hiểu về trách nhiệm pháp

lý lâu nay ở nước ta, do đó về cơ bản chúng tôi thống nhấtvới những kết luận trên Tuy nhiên, có một số vấn đề cầntrao đổi thêm để có được cách nhìn toàn diện và thấu đáo

về trách nhiệm pháp lý Đó là:

Một la, trách nhiệm pháp lý phat sinh không chỉ do

vi phạm pháp luật mà còn do những nguyên nhân khác

khi gây ra hậu quả xấu được pháp luật quy định

Hai la, trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định

nhưng không có nghĩa là trong mọi trưởng hợp nó đượcquy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh một cách cụ thể.

Ba là, trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định va

sự kiểm soát, đánh giá của nhà nước về việc thực thi trên

thực tế nhưng nó không hoàn toàn là trách nhiệm của chú

thể vi phạm pháp luật trước nhà nước hay là đối với nhànước Trong nhiều trường hợp, đó là trách nhiệm của chủ

thể vi phạm pháp luật hoặc chủ thể có liên quan theo quy định của pháp luật đối với chủ thể bị xâm hại Chính vì

vậy, trách nhiệm pháp lý không phải bao giờ cũng cần vàphải thông qua hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lýcủa nhà nước Điều này dễ thấy trong lĩnh vực dân sự, lao

Trang 17

động, hôn nhân và gia đình khi các bên liên quan đến viphạm pháp luật tự thỏa thuận theo quy định của pháp

luật về phương thức đền bù, chế độ trách nhiệm đã không

phải lúc nào cũng có mặt của nhà nước Ngược lại, trong

trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính sự có mặt

của nhà nước là bắt buộc.

Chính vì lẽ đó chúng tôi cho rằng, trách nhiệm

pháp lý là sự gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (thể

hiện ở uiệc tước đoạt hoặc hạn chế những quyền, lợi ich) của chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có liênquan đến viéc gây ra hậu qua xéu vi những nguyênnhân được phúp luật quy định.

2 ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Trước hết phải khẳng định, trách nhiệm pháp lý là

một loại (dạng) của trách nhiệm xã hội do đó nó mang đầy

đủ những đặc điểm của trách nhiệm xã hội mặt khác,

trách nhiệm pháp lý còn có những đặc điểm đặc thù, riêngbiệt cua mình Đó là:

2.1 Trách nhiệm phap lý do phúp luật quy định

Có thể khẳng định, sự khác biệt lớn nhất giữa trách

nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như

trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm

chính trị là nó được pháp luật quy định Cơ sở pháp lý cua

trách nhiệm pháp lý chính là các quy định pháp luật.Thông qua pháp luật, nhà nước xác định một cách cụ thể, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp

lý và các bảo đảm của từng loại chế độ trách nhiệm pháp

lý trên thực tế Pháp luật xác định giới hạn pháp lý cần

Trang 18

thiết cho mỗi loại trách nhiệm pháp lý đòi hỏi các chủ thể

có liên quan phải tôn trọng trong thực thi quyền và nghĩa

vụ Vì lẽ đó, chế độ trách nhiệm pháp lý được coi là phạm

trù pháp lý có giới hạn nghĩa là nó không nằm ngoài quy

định pháp luật cả về nội dung và hình thức cũng như tiêuchí để đánh giá Mặc dù vậy, pháp luật cũng không thểquy định hết thay một cách đầy đủ, chi tiết các vấn déthực tiễn đặt ra của quá trình truy cứu trách nhiệm phap

lý Chính vì lẽ đó trong nhiều trường hợp, các quy định

pháp luật chỉ xác định những nguyên tắc, nguyên lý chung

từ đó các chủ thể có thẩm quyền áp dụng linh hoạt trên

thực tế Đương nhiên các quy định cũng như cách thức giải

quyết cụ thể được các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm

quyền đưa ra trên thực tế phải căn cứ vào quy định pháp

luật, phù hợp với pháp luật mới mang tính pháp lý.

Như vậy, khi cho rằng trách nhiệm pháp lý do pháp

luật quy định thì điểm mấu chốt cần phải hiểu như thế nào

là pháp luật, nội hàm pháp luật gồm những yếu tố gì? Nếu

cho rằng pháp luật là bệ thống quy tắc xử sự mang tính bat

buộc chung do nha nước ban hành (tức là hệ thông quy phampháp luật) thì việc xem xét trách nhiệm pháp lý trên thực tế

có nhiều khó khăn và phiến diện Chẳng hạn, chế độ trách

nhiệm trong các tổ chức, đơn vị cơ sở kinh tế tư nhân có phải

là trách nhiệm pháp lý hay không khi không ít trường hợpđược xử lý dựa trên các quy định ky luật do tổ chức đó đưa

ra Rõ ràng các quy định được các tổ chức, đơn vị cơ sở này

xây dựng nên không trái với pháp luật và chính sách quản lýkinh tế của nhà nước nhưng theo khái niệm pháp luật như

đã có thì nó hoàn toàn không phải là pháp luật Hoặc, trong

trường hợp trách nhiệm phát sinh khi một cơ quan, cá nhân

có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

Trang 19

yêu cầu được quy định trong các loại văn bản như công văn,

điện, điện khẩn liệu có coi đó là trách nhiệm pháp lý hay

không? Trên thực tế, lâu nay ở nước ta không xếp những loại

văn bản hành chính thông dụng đó là những văn bản pháp

luật nghĩa là nó không phải là pháp luật”) Vậy phải chăng,

khi chế độ trách nhiệm không được hình thành trên cơ sở

pháp lý là các văn bản pháp luật thì hiển nhiên không đượccoi là trách nhiệm pháp ly? Đây là điều mâu thuẫn trong

nhận thức và phân loại văn bản pháp luật mà nguyên nhân

chính là do bó hẹp nội hàm pháp luật cũng như bó hẹp nội

hàm nguồn pháp luật Thử hỏi rằng, khi một cơ quan phòng chống lụt bão trung ương có công điện khẩn cho các địa

phương về phòng chống lụt bão gấp liệu các địa phương có

thực hiện không? Chắc chắn việc không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng yêu cầu của công điện dẫn đến gây hậu quả

thiệt hại nặng nề cho nhân dân sẽ bị xử lý Trong trường hợp

này, liệu có đúng không khi cho rằng trách nhiệm các chủ

thể có liên quan phải gánh chịu không phải là trách nhiệm

pháp lý mặc dù nó kéo theo không ít hệ lụy pháp lý?

Gần đây ở nước ta, khi đi sâu nghiên cứu về đặcđiểm trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định, trong

khoa học đã xuất hiện khuynh hướng nhận diện về chế độ

trách nhiệm theo từng loại văn bản pháp luật điều chỉnh

trên thực tế Chẳng hạn, trách nhiệm hiến pháp; trách

nhiệm pháp lý theo luật đất đai hoặc theo luật xây dựng;

1 Trong khoa học pháp lý nước ta quan niệm van bản pháp luật gồm

van ban quy phạm phap luật va van ban ap dụng pháp luật Nhưng

loại uăn ban có tên như: công van, công báo, điện, điện khẩn không

được coi là van ban phap luật mà có tên gọi là uăn bản hành chính

thông dụng.

Trang 20

luật môi trường v.v Tuy nhiên, theo chúng tôi đây không

phai là cách phân loại trách nhiệm pháp lý mà đơn thuần

chỉ là cách xem xét một góc độ nào đó của loại trách nhiệm

pháp lý cụ thể được thể hiện, quy định trong khuôn khổcủa một văn bản quy phạm pháp luật mà thôi Cần phảihiểu rằng, một chế độ trách nhiệm pháp lý có tính độc lậptương đối khi nó được nhận diện theo từng lĩnh vực điềuchỉnh của pháp luật và hiển nhiên nó phải được quy định ở

nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

2.2 Trách nhiệm phớp lý có liên quan một thiết với chế tai quy phạm phớp luột

Trong chế độ ta, mối liên hệ giữa quy phạm pháp

luật- vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý nói chung

có sự thông nhất Theo đó, chế tài pháp luật là một bộ

phận của quy phạm pháp luật nên có mối liên hệ hữu cơvới trách nhiệm pháp lý Chế tài pháp luật chính là cơ sở

pháp lý để giải quyết các vi phạm pháp luật do đó nó được

coi là cơ sở của trách nhiệm pháp lý Chế độ trách nhiệm

pháp lý không chỉ phụ thuộc vào loại vi phạm pháp luật

mà còn phụ thuộc vào nội dung của từng loại chế tài tương

ứng Vậy, chế tài quy phạm pháp luật là gì? Có ý kiến cho

rằng, chế tai pháp luật là biện phúp cưỡng chế mà nha

nước dự biến áp dụng đối uới chủ thé vi phạm pháp luật Y kiến khác lại khẳng định, chế tai là các biện pháp xử ly manha nước dự biến dp dụng đối uới chủ thể vi phạm phap

luật Ngược lại, bên cạnh hai ý kiến này lại có cách nhìn

nhận chế tdi chính la biện pháp trừng phat của nha nước.Chúng tôi không đi sâu bàn về khái niệm chế tài pháp luật

ở đây nhưng rõ ràng việc chưa thống nhất được nội hàmkhái niệm chế tài pháp luật đã ảnh hưởng rất lớn đến việc

Trang 21

nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa nó (tức chế tài pháp

luật) với trách nhiệm pháp lý Nhưng, một điều hiển nhiênđược thừa nhận là không có chế tài pháp luật thì khó có

thể thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với

chủ thể vi phạm pháp luật Trong mối quan hệ giữa tráchnhiệm pháp lý với chế tài pháp luật nhìn chung các nhà lýluận và thực tiễn pháp lý đã thống nhất được điểm cơ bản

này Sự lúng túng, không cắt nghĩa được một cách rạch ròi

về quan niệm: có phải mọi biện pháp xử lý của nhà nướcđều là chế tài hay không đã đem lại khó khăn trong việc

xác định trách nhiệm pháp lý có phat sinh trong mọi

trường hợp nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý hay

không Ỏ đây cũng có những cách nhận thức khác nhau:

- Thứ nhất, không thể đồng nhất mọi biện pháp xử lý của nhà nước đều là chế tài quy phạm pháp luật Chẳnghạn, chế tài hành chính bao gồm các hình thức xử phạt

chính và các hình thức xử phạt bổ sung Còn các biện pháp

hành chính khác không được coi là chế tài như giáo dục tại

xã phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ

sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành

chính Truy cứu trách nhiệm pháp lý chính là quá trình

hiện thực hóa nội dung chế tài pháp luật đối với chủ thể vi

phạm pháp luật Điều này được lý giải bởi quy phạm pháp

luật chính là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động truy cứu

trách nhiệm pháp lý Chế tài là bộ phận quan trọng củaquy phạm pháp luật thể hiện thái độ, sự phản ứng của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật Hơn nữa, nếuchế tai là biện pháp xử lý được áp dụng khi có vi phạm

pháp luật thì trên thực tế có nhiều biện pháp xử lý của

nhà nước được áp dụng ngay cả đối với những chủ thể

không có vi phạm pháp luật Chang hạn, việc kê khai

Trang 22

không đúng nội dung trong một loại giấy tờ thuộc thủ tục

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị cơ quan cóthẩm quyển trả lại và yêu cầu chủ thể kê khai lại đươngnhiên đây là biện pháp xử lý nhưng đó không phai là viphạm pháp luật Biện pháp xử lý ở đây thể hiện ở việc từ

chối của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu chủ thể làm lại hoàn toàn không được coi là chế tài.

- Thứ hai, khi đã khẳng định chế tài pháp luật là “cdc

biện pháp xử ly cua nha nước” đối với chủ thé vi phạm

pháp luật thì mọi biện pháp được nhà nước sử dụng đối với

chủ thể đương nhiên là chế tài Và hiển nhiên trách nhiệm

pháp lý phải phát sinh khi nhà nước áp dụng các biện

pháp xử lý đó đối với chủ thể Nhìn chung cách tiếp cận này không có tính phổ biến ở nước ta, tuy nhiên với quan

điểm tiếp cận toàn diện không cho phép chúng ta bỏ qua

nó khi nghiên cứu về chế độ trách nhiệm pháp lý

2.3 Trach nhiệm phớp lý phat sinh khi có vi phạm

phóp luột hoặc có thiệt hai xay ra do những

nguyên nhân khúc được phớp luội quy định

Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và phápluật nước ta nói riêng, mối liên hệ giữa vi phạm pháp luật

với trách nhiệm pháp lý là thống nhất hữu cơ Chỉ khi nào

chủ thể vi phạm pháp luật mới có thể bị áp dụng các biện

pháp trách nhiệm pháp lý Đây được coi như là mộtnguyên tắc nền tảng đối với quá trình truy cứu trách

nhiệm pháp lý, cá biệt hóa chế tài quy phạm pháp luật Vì

lẽ đó mà vi phạm pháp luật trở thành cơ sở thực tế để nhà

nước áp dụng nội dung của trách nhiệm pháp lý Duong

nhiên, không có nghĩa là mọi chủ thể vi phạm pháp luật

đều gánh chịu những biện pháp trách nhiệm pháp lý trên

Trang 23

thực tế Những trường hợp mặc dù được coi là vi phạm

pháp luật nhưng chủ thể đã chủ động, tự giác khai báo,

hợp tác cơ quan tiến hành tố tụng ngăn chặn và xử lý có

hiệu quả thì có thể được miễn trách nhiệm pháp lý Bên

cạnh đó cũng cần phải phân biệt, những trường hợp nhà

nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bắt buộc cưỡng chế

đôi với những chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luậtthì đó không phải là nội dung của trách nhiệm pháp lý

Việc giảm trách nhiệm pháp lý cũng có thể được đặt ra

trong trường hợp chủ thể đã có thái độ cải tạo tốt.

Vi phạm pháp luật có nhiều loại do các chủ thể khác

nhau thực hiện, do đó có nhiều loại trách nhiệm pháp lý

khác nhau Mỗi loại vi phạm pháp luật xâm hại quan hệ

xã hội cũng như khách thé được pháp luật bảo vệ khác nhau và có tính chất nguy hiểm khác nhau do đó trách nhiệm pháp lý tương ứng cũng không thể giống nhau Việc

nhà nước áp dụng các biện pháp của trách nhiệm pháp lý

khác nhau trên cơ sở phân loại vi phạm pháp luật đối vớitừng loại chủ thể là một yêu cầu quan trọng của công tác

đâu tranh phòng chống vi phạm pháp luật Đương nhiên,

một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời bị truy cứu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Những thiệt hại xay ra do những nguyên nhân khác

được pháp luật quy định gắn liền với chế độ trách nhiệm

pháp lý không giống như vi phạm pháp luật Theo đó, các

trương hợp gây thiệt hại vì những nguyên nhân khác nhauthì pháp luật cũng quy định các khả năng trách nhiệm

pháp lý khác nhau Cụ thể:

- Trong trường hợp lỗi hoàn thuộc về chủ thể bị thiệt

hại thì chủ thể có liên quan theo quy định của pháp luật không phải chịu trách nhiệm Chang hạn, lỗi thuộc về

Trang 24

người bị súc vật gây hại thì chủ sở hữu không phải chịutrách nhiệm bồi thường (Điều 625 BLDS).

- Trường hợp lỗi không thuộc về chủ thể bị thiệt hại

thì chủ thể có liên quan theo quy định của pháp luật phải

gánh chịu Ví dụ, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do

cây cối, gẫy, đổ gây ra trừ sự kiện bất khả kháng (Điều

626 BLDS)

- Trong trường hợp cả chủ thể bị thiệt hại và chủ thể

có liên quan theo quy định của pháp luật đều có lỗi thì

trách nhiệm pháp lý phân theo mức độ lỗi của mỗi bên

- Một số trường hợp pháp luật quy định chủ thể có

liên quan theo quy định của pháp luật phải gánh chịu cả

khi không có lỗi Ví dụ, cá nhân, pháp nhân và các chủthể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường

hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi (Điều

2.4 Nội dung của trách nhiệm phóp lý thể hiện

trên thực tế ở hau qua bat lợi mò chủ thể vi phạm phớp luột hoặc chủ thể có liên quan đến việc gay

ra một hậu qua xdu theo quy định của phớp luột

phỏi gánh chịu

Ỏ đây hậu quả bất lợi có thể là sự tước đoạt hoặc hạn

chế về quyền hoặc lợi ích đối với chủ thể Các biện pháp

được coi là tước đoạt hoặc hạn chế đối với chủ thể trên

thực tế rất đa dạng và linh hoạt phù hợp với tính đặc thù

Trang 25

của mỗi loại vi phạm Có thé là sự tước đoạt hoặc hạn chế

về mặt tài sản, các quyền về nhân thân và tính mạng Xét

về bản chất, đó là nội dung thể hiện sự phản ứng của nhà nước, xã hội nhằm đòi hỏi chủ thể có liên quan phải chịu

trách nhiệm về việc khôi phục và bảo vệ quan hệ xã hội đã

bị xâm hại.

Sự gánh chịu hậu quả bất lợi trên thực tế phụ thuộc

vào năng lực trách nhiệm pháp lý chủ thể Năng lực trách nhiệm pháp lý chính là khả năng có được của chủ thể, là yếu tố không thể thiếu được để xác định có vi phạm pháp

luật hay không và sự gánh chịu thực tế về hậu quả bất lợi đối với chủ thể đến mức độ nào Năng lực trách nhiệm pháp lý là một yếu tố động, hay thay đối ở trong đời sống

của chủ thể và có sự khác biệt ở mỗi loại chủ thể Thước đo

của năng lực trách nhiệm pháp lý ở chủ thể cá nhân là độ tuổi, khả năng lý trí và tình trạng sức khỏe, thể lực Nếu

chủ thể không có hoặc chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp

lý thì đương nhiên không bị coi là vi phạm pháp luật Nhu

vậy, về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý không thể phát

sinh trực tiếp với họ Gánh chịu trách nhiệm trong trương

hợp này chính là những chủ thể được ủy quyền hoặc

những người giám hộ, nuôi dưỡng theo quy định pháp

luật Như vậy, chế độ trách nhiệm pháp lý có sự chuyển

dịch về chủ thể trong sự gánh chịu hậu quả và nó có thể

phát sinh ngay cả khi có hành vi trái pháp luật nhưng

không bị coi là vi phạm pháp luật Chang hạn, việc bồi

thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi trong thời

gian học tại trường do nhà trường thực hiện; người mất

năng lực hành vi dân su gây ra trong thoi gian trường

bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ

chức quản lý phải bồi thường (Điều 621-BLDS).

Trang 26

3 PHÂN LOẠI TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, do đó việc phânloại ý có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận và

thực tiễn Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta đây lại là nội

dung còn có không ít khó khăn vướng mắc nên chưa có sự

thông nhất đem lại Khoa học pháp lý đưa ra nhiều tiêu

chí khác nhau để phân loại, cụ thể:

3.1 Dua theo chủ thể vi phạm phớp luột

Trách nhiệm pháp lý có hai loại cơ bản là tráchnhiệm của chủ thể cá nhân và trách nhiệm của tổ chức.

Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp

luật nước ta nói riêng, cá thể hóa trách nhiệm là nguyên tắc cơ bản để truy cứu trách nhiệm pháp lý Điều này

đem lại một thực tế là việc gánh chịu trách nhiệm pháp

lý độc lập của các cá nhân trong nhiều loại vi phạm phápluật là đương nhiên Như vậy, do có nhiều loại vi phạm

pháp luật khác nhau nên nội dung gánh chịu các biệnpháp trách nhiệm pháp lý của chủ thể cá nhân theo đó cũng khác nhau Chẳng hạn, trách nhiệm pháp lý của cá

nhân trong vi phạm kỹ luật khác với trách nhiệm pháp

lý của cá nhân trong lĩnh vực hành chính Không chỉ

vậy, mỗi cá nhân cụ thể lại có địa vị pháp lý khác nhau

theo quốc tịch hoặc theo lĩnh vực lao động, nghề nghiệp

trên thực tế nên khi vi phạm pháp luật họ lại có sự khác

biệt nhất định về tính chất của các biện pháp trách

nhiệm pháp lý Ví dụ, tính chất cũng như cách thức thựcthi trách nhiệm vật chất của công chức, viên chức khác

với chế độ trách nhiệm vật chất của người lao động thủ

công Hay, do vi phạm pháp luật nhưng trách nhiệm

Trang 27

pháp lý của người nước ngoài có hàm ngoại glao có sự

khác biệt nhất định với người nước ngoài bình thưởng

hoặc người không quốc tịch Mặt khác, do tính đặc thùriêng biệt cua vi phạm pháp luật hình sự mà theo do

pháp luật nước ta quy định ở lĩnh vực trách nhiệm pháp

lý hình sự chỉ giành cho loại chủ thể cá nhân mà thôi.

Còn đối với loại chủ thể tổ chức cũng có nhiều loại như: pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhà

nước nên chế độ trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật

theo đó cũng hoàn toàn khác biệt nhau Đặc biệt, chế độ

trách nhiệm pháp lý đối với loại chủ thể là nhà nước hiện

vẫn còn có ý kiến khác nhau:

+ Ý kiến thứ nhất cho rằng, không thể áp dụng trách

nhiệm pháp lý đối với nhà nước được bởi vì nhà nước là

công cụ quyền lực, có quyền ban hành pháp luật, nhà nước

có chủ quyền quốc gia Mặc dù chỉ tham gia những quan

hệ pháp luật cơ bản, quan trọng nhưng trên thực tế lại

thông qua các cd quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền Điều đó cho thấy trách nhiệm pháp lý chỉ có thể

phát sinh đối với cơ quan nhà nước hoặc cá nhân được trao

quyền khi có vi phạm pháp luật mà thôi Ngay cả cách

hiểu này cũng còn có cách lập luận khác hơn khi cho rằng

không thể nói cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật và chịutrách nhiệm pháp lý được vì nếu truy cứu trách nhiệm

pháp lý thì việc cá thể hóa trách nhiệm đối với các cá nhân

cụ thể Và theo đó một câu hỏi được đặt ra là giả sử nhà

nước bị truy cứu trách nhiệm pháp lý thì ai (chủ thể nào)

thực thi quá trình này?

+ Ý kiến thứ hai lại khẳng định, nhà nước là một

loại chủ thể quan hệ pháp luật đặc biệt Quá trình thực

hiện quyền pháp lý và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khi

Trang 28

tham gia quan hệ pháp luật không thể tránh khỏi sự vi

phạm pháp luật do đó, trách nhiệm pháp lý hiển nhiên

phát sinh với nhà nước Việc truy cứu trách nhiệm pháp

lý đối với nhà nước khi vi phạm pháp luật mới bao dam

nguyên tắc bình đẳng, công bằng với các chủ thể khác

khi cùng tham gia một quan hệ pháp luật Chỉ có nhưvậy, nguyên lý cơ bản của nhà nước pháp quyền: công

dân bình đẳng với nhà nước về quyền, nghĩa vụ và trách

nhiệm mới có tính hiện thực Mặc dù biết rằng, trong đa

số trường hợp thì các cơ quan nhà nước và các cá nhânđược trao quyền trực tiếp tham gia quan hệ pháp luật

nhưng cũng có những trường hợp việc tham gia quan hệ

pháp luật của nha nước là không thể uy thác cho từng

loại cơ quan hoặc cá nhân tham gia được Chang hạn,

trong quan hệ công pháp quốc tế nhà nước là chủ thể

không thể thay thế Việc tham gia nhưng không đóng

hoặc đóng muộn tiền niên liễm (tiền hội phí hàng năm

của tổ chức liên hiệp quốc đối với các quốc gia thành viên) là vi phạm pháp luật và hiển nhiên phải gánh chịu biện pháp trách nhiệm pháp lý quốc tế do tổ chức Liên

hiệp quốc áp dụng

3.2 Dựa trên sự phôn logi vi phạm phớp luột

Theo cách phân loại này, trách nhiệm pháp lý gồm:

trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm

hành chính và trách nhiệm kỷ luật Các loại trách nhiệm

này sẽ được đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện ca về

phương diện lý luận và thực tiễn trong các chuyên đề sau,

ở đây xin trao đổi những điểm khái quát nhất.

+ Trách nhiệm hình sự: Đây là loại trách nhiệmpháp lý thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất của

Trang 29

nhà nước đối với kẻ phạm tội Trách nhiệm hình sự làhậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm mà

cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước nhà nước,

thể hiện ở bản án kết tội của tòa án, hình phạt đối vớingười phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó Cơ sở

của trách nhiệm hình sự là vi phạm pháp luật hình sự

hay là tội phạm Trách nhiệm hình sự do pháp luật hình

sự quy định, ở nước ta trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng

đối với chủ thể phạm tội là cá nhân Việc áp dụng tráchnhiệm hình sự do tòa án thực hiện theo một quy trình tốtụng hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự phát sinh kể từ thời điểm bản án

đã tuyên có hiệu lực Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ phạm tội, theo quy định

của Bộ luật Hình sự nước ta thì thời hiệu thấp nhất lànăm năm và cao nhất là hai mươi năm Tuy nhiên, thời

gian cần thiết đã được các cơ quan tiến hành tố tung ấp

dụng đối với chủ thể phạm tội nhằm phục vụ cho công

tác điều tra, truy tố, xét xử được trừ vào thời gian chấp

hành án hay thời gian chủ thể phạm tội thực thi tráchnhiệm hình sự

+ Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hànhchính là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể cá

nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm hànhchính Khác với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hànhchính chủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính áp

dụng đối với mọi chủ thể nếu có hành vi vi phạm hành chính Hơn nữa trách nhiệm hành chính có thể được ápdụng đồng thời với các loại trách nhiệm pháp lý khác

như trách nhiệm kỹ luật, trách nhiệm dân sự, ngoại trừ

trách nhiệm hình sự Thời hiệu để truy cứu trách

Trang 30

nhiệm hành chính là một năm, trừ một số vi phạmpháp luật trong lĩnh vực.

+ Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự là hậuquả pháp lý bất lợi mà các chủ thể cá nhân hoặc tổ chức

phải gánh chịu khi có vi phạm dân sự hoặc khi có thiệthại xây ra do những nguyên nhân khác được pháp luật

quy định Trách nhiệm dân sự do tòa án áp dụng Trongtrường hợp chủ thể không tự giác thực hiện bản án sẽ

được cơ quan thi hành án thực thi bằng biện pháp bắt buộc đối với chủ thể Cũng giông như chủ thể trong trách nhiệm hành chính, chủ thể trong trách nhiệm

dân sự có thể là các cá nhân hoặc tổ chức Trên thực tế,

trách nhiệm dân sự có thể được áp dụng ngay cả với những chủ thể không trực tiếp thực hiện hành vi vi

phạm dân sự.

+ Trách nhiệm kỷ luật: Có thể nói, cùng với sự

biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế xã hội ở nước ta đã đem lại sự đa dạng về loại chủ thể với sự khác biệt tư cách,

địa vị pháp lý Đồng thời với quá trình đó thì chế độtrách nhiệm ky luật cũng phát sinh một cách da dang

và linh hoạt tương ứng với môi trường thực tế của mỗi

loại chủ thể Trách nhiệm kỷ luật phát sinh do vi

phạm pháp luật hoặc vi phạm các quy tắc xác lập trật

tự nội bộ đơn vị, cơ sở Nó có thể được xem xét theo

từng lĩnh vực, chẳng hạn trách nhiệm của cán bộ công

chức trong quản lý nhà nước, trách nhiệm trong lĩnh

vực lao động, trong đào tạo hoặc nghiên cứu v.v

Trách nhiệm kỷ luật do chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức gắn với quan hệ lệ

thuộc khi có vi phạm pháp luật Như vậy, trách nhiệm

ky luật không đơn thuần là loại trách nhiệm chi được

Trang 31

áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước như quan

niệm thường thấy trước đây

3.3 Dựa trên ý chí của chủ thể về sự phan hóa

thể trong vi phạm pháp luật gây ra hậu quả thiệt hại là

co sở quan trọng để phân định trách nhiệm pháp lý.Loại trách nhiệm này thường nhận thấy trong lĩnh vực

dân sự, kinh doanh đầu tư do chủ thể không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ pháp lý

chung hoặc nghĩa vụ pháp lý theo phần Chẳng hạn,

việc một người đơn phương từ bỏ nghĩa vụ trong hợp

đồng không theo quy định của pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác đòi hỏi người đó phải đơn phươnggánh chịu toàn bộ trách nhiệm

Trách nhiệm pháp lý đa phương được nhận diện

với nghĩa là trách nhiệm của nhiều bên hay nhiều chủ

thể trong một vi vi phạm pháp luật Ví dụ, việc các chủ thể từ bỏ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong

hợp đồng không phù hợp với pháp luật gây thiệt hại cho

chủ thể khác đòi hỏi các chủ thể đó phải có trách nhiệm

béi thường theo quy định Loại trách nhiệm này có thé

được xác định theo mức độ lỗi của từng chủ thể hoặc

theo phần hoặc có thể là trách nhiệm chung ngang bằng giữa các chủ thể.

Trang 32

3.4 Dua vdo thiệt hai thực tế cua vi phạm phdp luật và phương thức bồi hoàn cua chủ thể, trách

nhiệm phóp lý được phan làm hai loại lò tráchnhiệm vat chết và trách nhiệm phi vat chốt

Thiệt hại do vi phạm pháp luật là cơ sở thực tế để

xem xét việc áp dụng trách nhiệm pháp lý tương ứng Có

thể đó là sự thiệt hại tài sản hoặc những thiệt hại (hay tổn thất) về tinh thần Thiệt hại về tài sản có thể đánh giá một cách chính xác trên thực tế, có thể lượng hóa bằng giátrị đồng tiền theo thời giá Trách nhiệm vật chất có liênquan chặt chẽ với hậu quả vi phạm pháp luật về mặt tài

san Nhưng không phải nó chỉ được đặt ra khi có hậu qua

gây thiệt hại về mặt tài sản mà thôi Trong nhiều trường

hợp, hậu quả và thiệt hai của vi phạm có thể là yếu tố phi tài sản thì trách nhiệm vật chất vẫn có thể đặt ra Nhìn chung, tiêu chí để phân loại và nhận diện về trách nhiệm

vật chất so với các loại trách nhiệm khác là rất khó,thường hay lẫn lộn với nội dung của trách nhiệm dân sự,trách nhiệm kỹ luật đối với công chức Về cơ bản, trách

nhiệm vật chất là dạng trách nhiệm do các chủ thể có

thẩm quyền áp dụng đối với những những cá nhân có sự lệ

thuộc về mặt tổ chức Mặc dù trách nhiệm vật chất liênquan đến vấn đề tài sản nhưng nó không phải trách nhiệmdân sự Nếu như tư cách chủ thể trong quan hệ dân sự là bình đẳng và nguyên tắc đền bù trong trách nhiệm dân sự

là thỏa thuận, ngang giá thì ở trách nhiệm vật chất hoàn

toàn không như vậy Trách nhiệm vật chất có thể phát sinh do các chủ thể như cán bộ, công chức hoặc người lao

động vì phạm pháp luật gây thiệt hại về tài sản Do đó, xét

về tu cách chủ thé trong quá trình xử lý trách nhiệm vat chất là không bình đẳng Theo đó, một bên có quyền xác

Trang 33

định mức đền bù và bên kia phải thực hiện Phương thức

đền bù ở đây cũng không phải ngang giá với thiệt hại tài

sản mà có tính tượng trưng là nhiều hơn Như vậy, trênthực tế trách nhiệm vật chất có sự gần gũi với trách nhiệm

kỷ luật xét về mối liên hệ giữa các chủ thể và tính chất

của việc xử lý

Trách nhiệm phi vật chất là dạng trách nhiệm mà nội

dung của nó không liên quan đến vật chất Những thiệthại phi vật chất là hậu quả thực tế do vi phạm pháp luậtđem lại đã làm tổn hại đến đời sống tinh thần đối với chủ thể Loại thiệt hại này có sự khác biệt với với thiệt hại về tài sản do đó chế độ trách nhiệm pháp lý không thể áp

dụng giống nhau trong mọi trường hợp vi phạm Có hai

khả năng xảy ra khác biệt nhau:

- Vi phạm pháp luật gây thiệt hai phi vật chat (tức

không phải là vật chất) nhưng trách nhiệm vật chất vẫn

được áp dụng Vi dụ, một người có hành vi de dọa khủng

bố với người khác làm thiệt hại về mặt tinh thần bị coi là tội phạm và khi xét xử bị buộc phải đền bù một khoản tiền

nhất định

- Thiệt hại phi vật chất và trách nhiệm được áp dụng

là phi vat chất Chang hạn, một người bị thông báo nhầm

là kế gây án nhưng sau đó cơ quan tố tụng đã tiến hành xin lỗi công khai với người đó.

3.5 Dua trên vai trò của chủ thể, trách nhiệm phớp

lý được chia làm hơi loại: trách nhiệm chính thức,

trách nhiệm liên đới

Trách nhiệm chính thức là dạng trách nhiệm do chủthể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gánh

chậu Ở đây, vai trò của chủ thể không chỉ thể hiện trong

Trang 34

việc xác lập hành vi, gây hậu quả thực tế mà còn thể hiện

ở phân hóa mức độ gánh chịu trách nhiệm các biện pháp

mà nhà nước áp dụng

Trách nhiệm liên đới là dạng trách nhiệm mà chủ thể

không trực tiếp thực hiện hành vi gây ra hậu qua đó

nhưng đã có ảnh hưởng hoặc gián tiếp vào việc gây ra hậu

quả đó Chang hạn, trong trường hợp béi thường thiệt hại

do súc vật gây ra mà cả chủ sở hữu và người thứ ba đều có

lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại (Điều 625 BLDS).

3.6 Dua theo từng lĩnh vực được phép luột điều chỉnhĐiều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước dùng

pháp luật tác động vào quan hệ xã hội Như vậy, đối tượng

điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội và tùy

thuộc vào từng lĩnh vực quan hệ xã hội mà khả năng điềuchỉnh của pháp luật có sự kháẻ nhau nhất định Và, theo

đó chế độ trách nhiệm pháp lý cũng được nhận diện theo

từng lĩnh vực cụ thể Chẳng hạn, chế độ trách nhiệm pháp

lý trong sử dụng quản lý đất đai; chế độ trách nhiệm pháp

lý trong lĩnh vực lao động hoặc trong xây dựng v.v Đây

là cách nhận diện trách nhiệm pháp lý có tính sát thựcgắn với thực tế, vì vậy thường được sử dụng xem xét việc

quản lý chuyên ngành theo từng lĩnh vực

Trang 35

CHƯƠNG 2

TRACH NHIỆM HÌNH SỰ

I Ý NGHĨA, KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ CUA

TRÁCH NHIỆM HỈNH SỰ

1 Ý nghĩa cua trách nhiệm hinh sự

Để duy trì và củng cố trật tự xã hội, bất kì nhà nước

nào cũng cần thiết phải ban hành luật hình sự —- một công

cụ pháp lí đắc lực của Nhà nước trong đấu tranh phòng,

chống tội phạm Trong khoa học luật hình sự, cùng với chế

định tội phạm, trách nhiệm hình sự cũng là một vấn đề vô

cùng quan trọng và có thể nói trách nhiệm hình sự này luôn tồn tại song hành cùng với chế định tội phạm.

Trong xã hội luôn tổn tại những hành vi nguy hiểm

cho xã hội và bi coi là tội phạm Những hành vi này gây

mất trật tự, trị an xã hội, can trở sự phát triển của xã hội.

Để hạn chế và tiến tới loại trừ hoàn toàn tội phạm ra khỏi

đời sống xã hội thì việc qui định những hành vi nào là tội

phạm cũng như biện pháp xử lí hình sự nghiêm khắc với tội phạm (biện pháp trách nhiệm hình sự) là vô cùng cầnthiết Nếu khi qui định về tội phạm trong luật hình sự màcác nhà làm luật lại bỏ qua hoặc không chú trọng vấn đề

Trang 36

trách nhiệm hình sự thì việc qui định về tội phạm sẽ trởnên vô nghĩa bởi biện pháp trách nhiệm hình sự là biện

pháp vô cùng hữu hiệu ngăn chặn tội phạm; Trách nhiệm

hình sự luôn luôn áp dụng đối với tội phạm mà không thể

áp dụng đối với vi phạm pháp luật nào khác Chỉ trên cơ sở

tội phạm được thực hiện mới phát sinh trách nhiệm hình

sự Có thể nói, nếu không có tội phạm thì không có trách

nhiệm hình sự, không thể áp dụng trách nhiệm hình sự

đối với người phạm tội Đồng thời, nếu không qui định về

trách nhiệm hình sự thì không thể hạn chế cũng như tiến

tới loại trừ được tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

2 Khai niệm trách nhiệm hinh sự

Cho tới nay, BLHS vẫn chưa qui định khái niệm trách

nhiệm hình sự Có thể nói, việc chưa xây dựng khái niệm

trách nhiệm hình sự và đưa vào BLHS là một hạn chế của

Bộ luật này Tuy nhiên, trong các tài liệu, sách báo chuyênngành, tài liệu giảng dạy luật, thuật ngữ “trách nhiệm hìnhsự” thưởng xuyên được sử dụng Trong khoa học luật hình sự

hiện tổn tại nhiều quan điểm khác nhau về trách nhiệm

hình sự Có tác gia cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là hộuqua phap li mà người phạm tội phải chịu trước nha nước do

Uiệc thực hiện hành vi phạm tội cua minh Trách nhiệm hình

sự do toà dn nhân danh nha nước ap dung va được thể hiện

bằng bản dn kết tội có hiệu lực phap luột cùng như hinhphat ma toà an úp dung đôi uới người phạm tội ghi trong

ban án do” Tác gia khác cho rằng: “Trách nhiệm hình sựhậu qua pháp li của uiệc thực hiện tội phạm va được thể hiện

Xem Phạm Mạnh Hùng, Một số ý kiến uê miễn trách nhiệm hình sự,

Tap chí Toà an số 2/1993, tr18.

Trang 37

bằng uiệc ap dung đối voi người phạm tội một hoặc nhiêu

biện pháp cưỡng chế cua Nha nước do luật hình sự qui

định”°' Tác gia khác cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là một

dang trách nhiệm phúp li, là trách nhiệm cua người khi thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong pháp

luật hình sự bằng một hậu qua bất lợi do toà dn áp dụng tuỳ thuộc uào tính chốt va mức độ nguy hiểm của hành vi mà

người đó đã thực hién.”

Trách nhiệm hình sự trước hết là một dạng tráchnhiệm pháp lí và trách nhiệm này do nhà nước áp dụng đốivới một người đã phạm tội cụ thể được qui định trong BLHS.Đây thực chất là những hậu quả pháp lí bất lợi mà người

phạm tội phải chịu trước nhà nước vì người đó đã thực hiện

tội phạm Biểu hiện của những hậu quả pháp lí bất lợi này rất đa dạng Nó có thể là hình phạt, biện pháp tư pháp hay

hình thức khác như miễn hình phạt, án treo Tuy hình thức

của trách nhiệm hình sự đa dạng như vậy, nhưng nhìnchung, chúng đều gây bất lợi ở các mức độ khác nhau cho

người phạm tội Mặt khác, trách nhiệm mà người phạm tội

phải chịu là trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải làtrách nhiệm giữa công dân với công dân hay trách nhiệm

của công dân trước một tổ chức xã hội nào đó Không nên

hiểu trách nhiệm hình sự đơn thuần chỉ là hậu quả pháp líbất lợi mà người phạm tội phải chịu trước nhà nước Tráchnhiệm hình sự theo nghĩa day đủ phai bao gôm hai phương

Xem TSKH, PGS Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khdo vé phan

chung luật hình sự, Nxb Công an nhân dân, năm 2000, tr 122.

? Xem TS Đỗ Ngọc Quang, Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đổi uới các

tội phạm uê tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an

nhân dân, Hà Nội 1997, tr 14.

Trang 38

diện: thực hiện uiệc truy cứu trách nhiệm hình sự từ phíanhà nước đối uới người phạm tội va viéc phối chịu tráchnhiệm hình sự (hậu qua phúp li bất loi) của người phạm tội

trước nha nước Chỉ trên co sở nhà nước tiến hành truy cứu

trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì mới đưa đến

kết qua người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí batlợi - trách nhiệm hình sự “Trách nhiệm hình sự thực chất lànội dung của mối quan hệ giữa nha nước va người phạm tội,phát sinh từ thời điểm tội phạm được thực hiện”? Tuy

nhiên, nhà nước ở đây không có nghĩa là chỉ có toà án như có

tác giả đã quan niệm Nhà nước ở đây bao gồm các cơ quan

tiến hành tố tụng đại diện cho nhà nước Đó là các cơ quan

như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Bắt đầu từ thời điểm tội phạm được thực hiện, Nhà nước có quyền điều

tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội, buộc người phạm

tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc tương xứng

với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội Như vậy, hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự

đã bắt đầu được tiến hành từ giai đoạn điều tra và nó được

kết luận chính thức ở giai đoạn xét xử thể hiện trong bản án

hay quyết định có hiệu lực của Toà án Có thể nói, tráchnhiệm hình sự bao gồm “ nghĩa uụ phỏi chịu sự tác động của

hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịubiện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự va mang án

tích”, Người phạm tội phải có nghĩa vụ chịu (chấp hành)

' Xem TS Lê Thi Sơn, Trách nhiệm hình sự va miễn trách nhiệm hình sự, Tạp chí luật học số 5/1997, tr 18.

@ Xem PGS, TS Nguyễn Ngoc Hod (chủ biên), Từ điển giải thích thuật

ngữ luật học của Trường đại học luật Ha Nội, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội năm 1999, tr 21.

Trang 39

biện pháp trách nhiệm hình sự và họ có quyền yêu cầu nhànước đảm bảo hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự theo

đúng qui định của pháp luật Từ sự phân tích ở trên, có thể

đi đến khái niệm trách nhiệm hình sự như sau: “Trách

nhiệm hình sự la một dạng trách nhiệm phap li do nhà nước

áp dụng đối uới người phạm tội, buộc người phạm tội phối

chịu những hậu qua pháp li bất loi vi họ đã phạm tội cu thé

được qui định trong Bộ luật hình sw’

Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi:

+ Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt bao

gồm hình phạt chính và cả hình phạt bổ sung (nếu có);

+ Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự,

miễn hình phạt; + Có đại xá hoặc đặc xá;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đã hết thời hiệu thi hành bản án

3 Đặc điểm củo trách nhiệm hình sự

Trên cơ sở khái niệm của trách nhiệm hình sự, có thể

rút ra trách nhiệm hình sự có các đặc điểm sau:

+ Trách nhiệm hình sự phát sinh khi có hành vi

phạm tội xảy ra Hay nói cách khác, tính từ thời điểm tội

phạm được thực hiện đã phát sinh quan hệ giữa nhà nước

và người phạm tội trong đó nhà nước có quyền tác động đến người phạm tội thông qua hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, còn người phạm tội phải chịu sự tác động

của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết

tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và

mang ấn tích

+ Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của ngườiphạm tội trước nhà nước chứ không phải là trách nhiệmgiữa công dân với công dân hay trách nhiệm của công dân

Trang 40

trước một tổ chức xã hội và đặc biệt lại càng không thể làtrách nhiệm giữa người phạm tội với người có quyền và lợiích bị tội phạm xâm hại.

+ Trách nhiệm hình sự là những hậu qua pháp lí bấtlợi do nhà nước áp dụng đối với người phạm tội Nội dung

của những hậu quả pháp lí bất lợi này là họ có thể bị tước

bo hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định cũngnhư phải thực hiện những nghĩa vụ khác theo qui địnhcủa BLHS

+ Biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hình sự rất đa dạng Nó có thể là hình phạt, miễn hình phạt, án treo,

biện pháp tư pháp trong đó, hình phạt là hình thức cơ bản

và chủ yếu của trách nhiệm hình sự

+ Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự được các

cơ quan tiến hành tố tụng đại diện cho nhà nước áp dụngđối với người phạm tội theo trình tự, thủ tục nhất địnhtrên cơ sở qui định của pháp luật

+ Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân chứ

không phải là trách nhiệm của tập thể Chỉ người nào phạm tội cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự mới

phải chịu trách nhiệm hình sự

4 Cơ sở cua trách nhiệm hình sự

Theo Điều 2 BLHS qui định: “Chỉ người nào phạm

một tội da được Bộ luật hình sự qui định mới phai chịu

trách nhiệm hình suv’ Như vậy, co sở để dẫn đến một

người phải chịu trách nhiệm hình sự là do người đó đã

phạm tội cụ thể được qui định trong BLHS®', Dé xác định

1 Có những trường hợp tuy phạm tội cu thể được qui định trong BLHS

nhưng lai được miễn trách nhiệm hình sự Xem mục IV của bài uiết.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Hình phat với tính chốt là hình thức cơ ban, chủ yếu cua trách nhiệm hinh sự - Sách chuyên khảo: Trách nhiệm pháp lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay - Lê Vương Long chủ biên, Dương Tuyết Miên
1. Hình phat với tính chốt là hình thức cơ ban, chủ yếu cua trách nhiệm hinh sự (Trang 43)
Hình sự trong BLHS để tạo cơ sở pháp lí thực hiện chính sách khoan hồng của nhà nước cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phạm tội. - Sách chuyên khảo: Trách nhiệm pháp lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay - Lê Vương Long chủ biên, Dương Tuyết Miên
Hình s ự trong BLHS để tạo cơ sở pháp lí thực hiện chính sách khoan hồng của nhà nước cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phạm tội (Trang 55)
Hình sự được đặt ra khi một cá nhân nào đó đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, phạm tội; trách nhiệm dân sự - Sách chuyên khảo: Trách nhiệm pháp lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay - Lê Vương Long chủ biên, Dương Tuyết Miên
Hình s ự được đặt ra khi một cá nhân nào đó đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, phạm tội; trách nhiệm dân sự (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w