1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam

204 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TẠ THANH BÌNH

HOAN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DICH CHUNG

KHOAN TREN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNGTẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành — : Luật Kinh tế

Mã số : 62 38 5001

sả VI N"ha

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS ĐINH DŨNG SỸ2 TS PHAM TRỌNG BÌNH

HA NOI - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu trong Luận án là trung thực Nhữngkết luận nêu trong Luận án chưa từng được công bố ở bất kỳcông trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tạ Thanh Bình

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CAC GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO

DỊCH TẬP TRUNG

1.1 Tổng quan về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung

1.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh giao dịch chứng

khoán trên thị trường giao dịch tập trungKết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CHỨNG

KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

TẠI VIỆT NAM

2.1 Pháp luật về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung2.2 Pháp luật về đối tượng giao dịch

2.3 Pháp luật về chủ thể tham gia giao dịch2.4 Pháp luật về cơ chế giao dịch

2.5 Pháp luật về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đếngiao dịch chứng khoán

Kết luận chương 2

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ

TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao dịch chứngkhoán trên thị trường giao dịch tập trung

3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch chứng khoántrên thị trường giao dịch tập trung

188191192

Trang 4

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Khu vuc mau dich tu do ASEANSở giao dich chứng khoán MỹUỷ ban Chứng khoán Úc

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁUỷ ban Chứng khoán và Đầu tư ÚcSở giao dịch chứng khoán Úc

Uỷ ban Chứng khoán British Columbia CanadaSở giao dịch quyền chọn Chicago

Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chungUy ban Chứng khoán Pháp

Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán khu vực Châu Á - TháiBình Dương

Chương trình sở hữu cổ phiếu của người lao độngHiệp hội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán

Tổ chức quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán

Sở Giao dịch các Hợp đồng tương lai Hàn Quốc

Hệ thống báo giá điện tử của các nhà kinh doanh chứng khoánHàn quốc

Sở Giao dịch chứng khoán Hàn quốc hợp nhấtSở Giao dịch chứng khoán Hàn quốc

Hiệp hội quản lý chứng khoán Bắc Mỹ

Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Mỹ

Hệ thống báo giá điện tử của các nhà kinh doanh chứng khoán MỹSở giao dịch chứng khoán New York

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Uỷ ban Chứng khoán Mỹ

Sở Giao dịch các Hợp đồng Tương lai SydneyLuật về bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán MỹCông ty Bảo vệ Nhà đầu tư Chứng khoánChương trình tiết kiệm chứng khoánSở giao dịch chứng khoán Tokyo

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc vềLuật thương mại Quốc tế

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã đi vào hoạt động được hon 7năm Mặc dù là một lĩnh vực kinh tế còn rất mới mẻ và phức tạp, song đến nay

Nhà nước ta đã ban hành được một hệ thống các văn bản pháp luật khá đầy đủ để

điều chỉnh mọi mặt hoạt động của thị trường Đặc biệt, sự ra đời của Luật Chứngkhoán được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã tạo dựng cơ sở

pháp lý ngày càng vững chắc cho sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, sự phát triển hết sức sôi động của thị trường trong một vài năm

gần đây cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động giao dịch trên thị trường diễn rangày càng phức tạp và đa dạng hơn, đặt ra nhiều yêu cầu cho các cơ quan banhành văn bản pháp luật phải liên tục có sự điều chỉnh và bổ sung để thích ứng vớisự linh hoạt của thực tiễn thị trường Đặc biệt, khi thị trường bước vào giai đoạncó những chuyển biến đột phá về chất và lượng (riêng trong năm 2006, giá trịvốn hoá toàn thị trường đã đạt gần 30% GDP, vượt xa mức dự báo về giá trị vốnhoá toàn thị trường tới năm 2010 là 15% GDP nêu tại Chiến lược phát triển thị

trường chứng khoán đến năm 2010), những đòi hỏi này lại càng cấp thiết Điều

này đặt ra yêu cầu phải có những nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện

những vấn dé lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạtđộng giao dịch trên thị trường chứng khoán nói chung, trong đó trọng tâm là thị

trường giao dịch tập trung, để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện

pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh tế này một cách hiệu quả.

Trong dài hạn, xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với định hướng

đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà

nước ta nhằm tạo lập kênh huy động vốn dài hạn cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Định hướng này đã được khẳng định nhất quán trong vănkiện Dai hội X của Đảng: “Khẩn trương nâng cấp và thực hiện các biện phápđông bộ để phát triển nhanh thị trường chứng khoán thành một kênh huy động

Trang 6

vốn dài hạn quan trọng trong nên kinh tế Hình thành đông bộ thể chế về thịtrường chứng khoán; tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tang kỹthuật, đào tac nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điêu kiện thuận lợi chocông chúng tham gia thị trường này” [13] Dé thực hiện được mục tiêu đó, một

trong những giải pháp quan trọng là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng

bộ và hiệu quả cho sự vận hành của thị trường [69, tr.59] Ở Việt Nam, thị trường

chứng khoán vẫn còn là một định chế tài chính mới mẻ Các vấn đề pháp lý điềuchỉnh hoạt động của thị trường mặc dù đã được đề cập tại Luật Chứng khoán2006 nhưng van đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, đặc biệt là các vấndé pháp lý liên quan tới hoạt động giao dịch trên thị trường giao dịch chứngkhoán tập trung Kinh nghiệm của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng:cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán có ý nghĩa to lớnđối với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng, nền tài chính và kinhtế quốc gia nói chung Do đó, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Hoàn thiện pháp luậtvề giao địch chứng khoán trên thị trường giao địch tập trung” làm đề tài luận ántiến sĩ luật học của mình Việc này rất có ý nghĩa cả vé lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

trong thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa họcthuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có giới nghiên cứu khoa học pháp lý.Trong vài năm qua, giới nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số công trìnhnghiên cứu liên quan đến vấn đề này, như: “Một số vấn đề pháp lý về đảm bdoquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đâu tư trên thị trường chứng khoán tập trung"của Th.S Hoàng Thị Quỳnh Chi, "Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trungtâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam" của TS Lê Thị Thu Thuy va TS Nguyễn

Anh Son, “Hướng tới một thị trường chứng khoán hiệu quả ở Việt Nam", Luận án

Tiến sĩ của Nguyễn Thi Ánh Vân, “X⁄4y dung và hoàn thiện khung pháp luật thi

trường chứng khoán ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Giang Thu

Vấn đề này cũng thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà kinh tế thuộc Viện

Trang 7

chính sách"), Bộ Kế hoạch và Đầu tu, Uy ban Chứng khoán Nhà nước

Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung luận giảimột số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh yêu cầu xây dựng và hoàn thiệnpháp luật về thị trường chứng khoán Việt Nam Các công trình nghiên cứu nàychủ yếu nghiên cứu khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng

khoán Việt Nam dưới góc độ bao quát, tổng thể, từ đó đưa ra phương hướng và

giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.Đây là những nền tảng cơ bản cho việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luậtvề thị trường chứng khoán ở những khía cạnh hẹp hơn như: pháp luật về công tychứng khoán; pháp luật về hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứngkhoán; pháp luật về giao dịch chứng khoán

Với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về thị trườngchứng khoán nói chung và pháp luật về giao dịch chứng khoán nói riêng, tác giả

luận án sẽ tiếp cận vấn đề ở một góc độ đào sâu nghiên cứu một cách cơ bản,toàn diện, mang tính hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luậtđiều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung

nhằm đưa ra cơ sở khoa học, phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp

luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung ở Việt Nam.3 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn để lý luận vàthực tiễn của các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoántrên thị trường giao dịch tập trung Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các phươnghướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán, góp phần vào

việc đáp ứng tốt hơn yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trườngchứng khoán tại Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụcụ thể sau đây:

Trang 8

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh giaodịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung, trong đó tập trung làm rõ

bản chất pháp lý của các giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tậptrung và nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch trên thị trường.

- Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành vềgiao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung Đánh giá những ưu

điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về giao dịch chứng

khoán, từ đó rút ra những vấn đề cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật vềgiao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: pháp luật nước ngoài và pháp luậtViệt Nam về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung; thực tiễnxây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trườngtập trung ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận án: việc giới hạn phạm vi nghiên cứu củaluận án này là các giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung vì giao dịch chứngkhoán trên thị trường giao dịch tập trung là những giao dịch điển hình và phổbiến nhất của mọi thị trường chứng khoán Các giao dịch chứng khoán trên thịtrường giao dịch phi tập trung (OTC) xét về bản chất pháp lý không khác biệt lớnSo với các giao dịch trên thị trường tập trung (giao dịch trên thị trường tập trungđược đặc trưng bởi việc so khớp lệnh tập trung tại một địa điểm là Sở giao dịchchứng khoán và với nguyên tắc trung gian là một trong các nguyên tắc cơ bảncủa thị trường, trong khi đó giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC được đặctrưng bởi tính chất thoả thuận, linh hoạt và phân tán) Do đó, xét về khía cạnhpháp lý, nghiên cứu giao dịch trên thị trường tập trung có thể đảm bảo tính toàndiện và điển hình cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán nói chung Trongluận án có đề cập tới một số phân tích về thị trường giao dịch phi tập trung là để sosánh, làm rõ các vấn đề cần hoàn thiện đối với thị trường giao dịch tập trung.

Trang 9

chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung Vì vậy, khi phân tích thực trạngpháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung ở ViệtNam, tác giả giới hạn phạm vi đánh giá thực trạng pháp luật thông qua một sốvăn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch của thị trường giao dịch tậptrung còn có những điểm hạn chế, bất cập, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến

sự phát triển lành mạnh của thị trường giao dịch tập trung Các vấn dé pháp luậtkhác liên quan tới các lĩnh vực hoạt động khác của thị trường hoặc liên quan tớicác hoạt động giao dịch ngoài thị trường tập trung như thị trường OTC hoặc thi

trường tự do là những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu ở các công trìnhnghiên cứu khoa học pháp lý khác.

5 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phương pháp luận biện

chứng duy vật của chủ nghĩa Mác — Lênin và quan điểm của Dang Cộng sản Việt

Nam về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháptổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học,phương pháp logic và lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn

6 Những điểm mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới sau:

- Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản vềpháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung

để tìm ra những nét đặc thù về mặt pháp lý của giao dịch chứng khoán so với các | l

giao dịch dân sự, thương mại khác, trên cơ sở đó tìm ra nét đặc trưng chi phối

việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các giao dịch này.

- Luận án đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật điều chỉnhhoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung ở Việt Nam Bên cạnhviệc phân tích những ưu điểm, luận án đi sâu phân tích những điểm còn bất cập,

Trang 10

hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế đó Việc đánh giá và phân tích được tiến

hành toàn diện trên các khía cạnh pháp lý của giao dịch chứng khoán, bao gồm:

pháp luật về tổ chức thị trường giao dịch tập trung, pháp luật về quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể trong giao dịch, pháp luật về hàng hoá là đối tượng của giao

dịch pháp luật về cơ chế giao dịch và pháp luật về xử lý vi phạm và giải quyết

tranh chấp liên quan tới giao dịch chứng khoán Trên cơ sở đó, luận án khẳng

định sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng tốthơn việc điều chỉnh hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán đang trong giai

đoạn phát triển nhanh và mạnh về quy mô và chất lượng ở Việt Nam hiện nay.

- Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển và thực tiễn áp dụng pháp luật

về giao dịch chứng khoán ở một số nước và ở Việt Nam, luận án đề xuất nhữngphương hướng và giải pháp chính nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứngkhoán trên thị trường tập trung ở Việt Nam.

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về pháp luật điều chỉnh các giao dịch chứng khoán trênthị trường g1ao dịch tập trung.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường

giao dịch tập trung tại Việt Nam.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch

chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam.

Trang 11

KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

1.1 TONG QUAN VE GIAO DICH CHUNG KHOAN TREN THI TRƯỜNG

GIAO DỊCH TẬP TRUNG

1.1.1 Khái niệm thị trường giao dịch tập trung1.1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của

nên kinh tế hiện đại Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thi

trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch

mua bán, trao đổi các chứng khoán giữa các chủ thể tham gia Việc trao đổi mua

bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước [65, tr.15].

Trong các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán của các nước, hầunhư không đưa ra định nghĩa như thế nào là thị trường chứng khoán Hiện nay, cónhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán, song chủ yếu các quan

điểm này nghiên cứu thị trường chứng khoán dưới góc độ kinh tế và gắn nó trong

mối quan hệ với thị trường tài chính Theo Giáo trình Thị trường Chứng khoán

của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổng kết một số quan điểm về thị trườngchứng khoán như sau: (i) quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán va

thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: thị

trường tư ban (capital market) Nếu xét về mặt nội dung thì thị trường vốn biểu

hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán Thịtrường chứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể Do

đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng

phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản (ii) Quan

điển thứ hai cho rằng thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn

chứ không phải đồng nhất là một Như vậy, theo quan điểm này, thị trường chứngkhoán và thị trường vốn là khác nhau, trong đó thị trường chứng khoán chỉ giao

Trang 12

dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ

phiếu và trái phiếu công ty Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trênthị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán.

(iii) Quan điển thứ ba dựa trên các quan sát thực tế hoạt động của đa số các Sở

giao dịch chứng khoán và cho rằng thị trường chứng khoán là thị trường mua báncổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành ra để huy động vốn Theo quan điểmnày, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài

chính mang lại quyền tham gia sở hữu, còn những công cụ nợ khác thì khôngthuộc phạm vi của thị trường này [65, tr.19].

Các quan điểm về thị trường chứng khoán dưới góc độ kinh tế mặc dù ở

khía cạnh này hay khía cạnh khác đều phản ánh được tính chất và biểu hiện củathị trường chứng khoán song đã đi từ chỗ quá rộng (đồng nhất với thị trường vốn)đến chỗ quá hẹp (chỉ là thị trường cổ phiếu) Các quan điểm này cũng không nêubật được đặc thù của thị trường chứng khoán thể hiện qua những đặc tính cơ bảncủa hàng hoá giao dịch trên thị trường Quan điểm thứ hai đã bước đầu tiếp cậnđưới góc độ đặc tính cơ ban của hàng hoá là chứng khoán, song cũng chỉ mớidừng lại ở tính kỳ hạn của chứng khoán (thị trường chứng khoán chỉ giao dịch,

mua bán các công cụ tài chính trung và đài hạn như trái phiếu chính phủ, cổphiếu và trái phiếu công ty Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trênthị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán).Tuy nhiên, đây chưa phải là những đặc tính quan trọng nhất của chứng khoán.

Một số cuốn Từ điển về thuật ngữ tài chính trên thế giới có đưa ra kháiniệm thị trường chứng khoán dựa trên loại hàng hoá mà nó giao dịch nhưng cũngkhông dé cập cu thể tới tính chất của hàng hoá đó Ví dụ Từ điển kỹ thuật về thịtrường chứng khoán và thị trường tài chính (Le dictionnaire technique de laBourse et des Marches financiers) định nghĩa: “Thị trường chứng khoán là thịtrường chính thức và công khai, nơi niêm yết và giao dịch các loại chứng khoán

đã đăng ký niêm yét” (104, tr.72], hoặc Từ điển Pháp luật Barron (Barron’s Law

Dictionary) định nghĩa: “Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, nơicác cổ phiếu và trái phiếu được giao dịch một cách sôi động thông qua Sở giao

Trang 13

khoán và các thị trường hàng hoá khác.

Dưới góc độ pháp lý, tác giả luận án cho rằng cần tiếp cận khái niệm thịtrường chứng khoán dựa trên những đặc trưng pháp lý cơ bản của hàng hoá giaodịch trên thị trường, đó là: thi trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dich mua \

bán, trao đổi các loại chứng khoán Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có

giá hay bút toán ghi số, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tàisản của tổ chức phát hành hoặc quyên sở hữu Các quyền yêu cầu này có sự khácnhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng Khái niệmnày, theo tác giả, phản ánh được đặc trưng của thị trường chứng khoán so với các thị

trường hàng hoá khác thể hiện ở tính chất đặc thù của loại hàng hoá được giao dịch

trên thị trường đó (xem chi tiết phần 1.1.2.2, trang 15 luận án).

1.1.1.2 Thị trường giao dịch tập trung — khái niệm và nguyên tắc hoạt độngCăn cứ vào sự luân chuyển vốn, thị trường chứng khoán được chia thành(i) thị trường sơ cấp và (ii) thị trường thứ cấp.

(i) Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới pháthành Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư được chuyển sang nhà phát hànhthông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán mới phát hành và vì vậy thị trườngsơ cấp là nơi huy động vốn cho doanh nghiệp [32, tr 9].

(1) Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hànhtrên thị trường so cấp Thị trường thứ cấp có hai chức năng: thit nhất là tạo tính

thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành, tức là tạo điều kiện cho việc

mua bán chứng khoán được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện; thiz hai, xác lậpgiá chứng khoán căn cứ theo cung cầu thị trường [32, tr.19].

Thị trường thứ cấp được tổ chức theo ba phương thức: thị trường giao dịchtập trung, thị trường phi tập trung và thị trường thứ ba.

Thị trường giao dịch tập trung là thị trường mà các giao dịch được tổ chứctập trung theo một địa điểm vật chất dưới dạng các Sở giao dịch chứng khoán

Ee

Trang 14

(58, tr.17], tại đó người mua và người bán (hay đại diện và những nhà môi giớicủa họ) gặp nhau để tiến hành giao dịch Vì vậy "người ta còn gọi Sở giao dịch

chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng

khoán cua các công ty lớn, hoạt động có hiệu qua" [65, tr.23-24] Giá cả củachứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung được xác lập chủ yếu qua cơ chếđấu lệnh tập trung.

Thị trường giao dich tập trung phân biệt với thi trường giao dich phi tập

trung (Over-the-counter, OTC) ở ché: thị trường OTC là thị trường mà hoạt độnggiao dịch được thực hiện thông qua mạng lưới máy tính điện tử diện rộng chứ

không có địa điểm giao dịch tập trung như đối với thị trường giao dịch tập trung.

Cơ chế xác lập giá trong thị trường OTC chủ yếu là cơ chế thương lượng giá giữabên mua và bên bán chứ không bằng đấu giá tập trung như thị trường sở giaodịch Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là chứng khoán củacác công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng cótiềm năng phát triển tốt, cũng có thể nói là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêmyết và có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên thị trường giao dịch tậptrung Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện đại và vớinhững ứng dụng ngày càng sâu rộng của công nghệ thông tin vào hoạt động của

thị trường chứng khoán, sự phân biệt giữa thị trường giao dịch tập trung và thị

trường giao dịch phi tập trung ngày càng mờ nhạt và chỉ mang tính tương đối.Đây cũng chính là quan điểm của nhiều nhà quản lý đối với thị trường OTC hiện

_đại [26, tr6] Tác giả Lê Thị Mai Linh cho rằng, cần phải phân biệt giữa thitrường OTC truyền thống và thị trường OTC hiện đại Thị trường OTC truyềnthống là thị trường có hình thức tổ chức giao dịch mua bán phi tập trung vớinghĩa là không có địa điểm, vị trí giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bánnhư đốt với thị trường giao dịch tập trung Còn thị trường OTC hiện đại là thịtrường có thể kết hợp các hình thức giao dịch tập trung và phi tập trung, trong đóhình thức giao dịch tập trung được tổ chức giống Sở giao dịch (ví dụ, NASDAQlà thị trường OTC nổi tiếng nhất của Mỹ ngày 13/1/2006 vừa qua đã được Uỷ ban

Trang 15

Giao dịch và Chứng khoán Mỹ phê chuẩn để trở thành một Sở giao dịch chứngkhoán), còn hình thức giao dịch phi tập trung cũng được tổ chức “tập trung” hơn

Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC truyền thống nhờ có mạng máy tínhđiện tử diện rộng [71, tr.7].

Ngoài hai loại thị trường nêu trên, người ta còn nói đến thi trường thứ ba làthị trường trong đó hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện tự do, phân tán,không qua thị trường giao dich tập trung và cũng không qua thị trường OTC.

Cho dù hiện nay thị trường phi tập trung đã có những biến thái đa dạng,

thậm chí phát triển gần giống thị trường tập trung, song thị trường giao dịch tập

trung vẫn được coi là thị trường truyền thống, điển hình và là thị trường cơ bản,là bộ mặt của mọi thị trường chứng khoán Khi nhắc đến thị trường chứng khoáncủa một quốc gia, trước tiên người ta nhắc đến thị trường giao dich tập trung - Sởgiao dịch chứng khoán của quốc gia đó, ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán NewYork, SỞ giao dịch chứng khoán Tokyo Thị trường chứng khoán ngày càng có

nhiều biến đổi, đặc biệt là do ảnh hưởng của cách mạng công nghệ thông tin,

song những nguyên tắc vận hành cơ bản của một thị trường chứng khoán vẫn

không thay đổi và được thể hiện tập trung nhất qua các nguyên tắc hoạt động của

các SỞ giao dich chứng khoán Hoạt động giao dịch thông qua các Sở giao dịchchứng khoán là cơ sở cho hoạt động giao dịch của các thị trường chứng khoánkhác như thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc thị trường OTC Giácả và các động thái thị trường diễn ra trên Sở giao dịch chứng khoán có tác động

trực tiếp đến toàn bộ thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thị trường giao dịch tập trung vận hành trên cơ sở những quy luật của mọi thịtrường hàng hoá khác như quy luật cung cầu và quy luật giá trị Tuy nhiên, do chứngkhoán là hàng hoá giao dịch trên thị trường là loại tài sản đặc biệt nên thị trườnggiao dịch tập trung còn vận hành trên cơ sở các nguyên tắc đặc thù khác, đó lànguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai [32, tr.56-60].

Nguyên tắc trung gian: người mua và người bán chứng khoán trên thị

trường chứng khoán không tiến hành mua bán trực tiếp mà phải thông qua các

Trang 16

Khác với người môi giới, người buôn bán chứng khoán tiến hành giao dịchcho chính mình để tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán sựcó mặt của những người buôn bán chứng khoán có vai trò như những nhà tạo lập

thị trường (market maker): mua vào chứng khoán khi giá hạ và bán ra khi giá

cao, góp phần điều tiết cung cầu thị trường và đảm bảo cho thị trường vận hànhliên tục, không bị gián đoạn.

Nguyên tắc công khai: quyết định của nhà đầu tư phụ thuộc phần lớn vàonhững thông tin mà họ có được về chứng khoán, do vậy, thông tin là yếu tố có

tầm quan trọng đặc biệt đối với thị trường chứng khoán Công bằng, công khai và

minh bạch được coi là nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán Moi thông

tin về chứng khoán giao dịch trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh của công ty có chứng khoán niêm yết, số lượng, giá cả chứng khoán,những thông tin khác có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán đều phải được công

bố một cách công khai, chính xác và kịp thời trên các phương tiện thông tin đại

chúng Hanh vi sử dung thông tin nội bộ hoặc thông tin chưa được phép công bốchính thức để tiến hành giao dịch chứng khoán thu lợi nhuận bị coi như hành vigiao dịch nội gián và bị cấm.

Nguyên tắc cạnh tranh tự do thông qua đấu giá chứng khoán: trên cơ sởquan hệ cung cầu, giá chứng khoán được xác định thông qua đấu giá cạnh tranh

bình đẳng trên thị trường Trên thị trường sơ cấp thông qua đấu giá để xác địnhgiá phát hành chứng khoán Trên thị trường thứ cấp tuỳ theo mô hình thị trường

Trang 17

việc định giá chứng khoán được thực hiện theo phương pháp đấu giá hoặc đấulệnh Theo phương pháp đấu giá, các nhà môi giới đóng vai trò như những nhàtạo lập thị trường, đưa ra mức giá chào bán và chào mua tốt nhất cho mỗi loạichứng khoán Trên cơ sở đó, nhà đầu tư lựa chọn mức giá tốt nhất với họ và tiếnhành giao dịch với nhà tạo lập thị trường Giá cả được xác định thông qua cạnhtranh giữa các nhà tạo lập thị trường Theo phương pháp đấu lệnh, các lệnhmua/bán chứng khoán sẽ được tập trung và so khớp trực tiếp về mức giá và khối

lượng để tìm ra mức giá thoả mãn cả bên mua và bán mà không cần vai trò củanhà tạo lập thị trường.

1.1.2 Giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung1.1.2.1 Khái niệm giao dịch chứng khoán

Tiếp cận khái niệm giao dịch chứng khoán trước hết cần phải trên cơ sởkhái niệm pháp lý về giao dịch và giao dịch dân sự nói chung.

Theo nghĩa rộng, giao dịch chứng khoán có thể hiểu là hợp đồng hoặc

hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩavụ đối với chứng khoán Điều 121 Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005) quy định:“Giao dich dân sự là hop đông hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,

thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" Theo nghĩa này, giao dich

chứng khoán bao gồm 2 dạng: hợp đồng song vụ làm phát sinh, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ về chứng khoán (cụ thể là hợp đồng mua bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán nói chung) và hành vi pháp lý đơn phương vềchứng khoán, ví dụ: lập di chúc, hưởng thừa kế chứng khoán.

Các luật gia nhìn chung đều thừa nhận quan điểm này Tác giả Belykh C.A

cho rằng, theo nghĩa rộng, giao dịch chứng khoán là bất kỳ giao dịch dân sự nàomà khi thực hiện chúng làm phát sinh việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từchủ thể này sang chủ thể khác [2, tr.143] và phạm vi của các giao dịch có thểdiễn ra ở mọi thị trường giao dịch chứng khoán (bao gồm thị trường giao dịch tập

trung, thị trường giao dịch phi tập trung và thị trường thứ ba) Đồng ý với quanđiểm này, tác giả Nguyễn Kiều Giang cũng cho rằng pháp luật điều chỉnh các

Trang 18

giao dịch này cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả pháp luật dân sự

và pháp luật chứng khoán (với tư cách là pháp luật chuyên ngành) [16].

Theo nghĩa hẹp, giao dịch chứng khoán là hợp đồng mua bán chứng khoántrên thị trường giao dịch tập trung Theo nghĩa này, giao dịch chứng khoán đượcgiới hạn ở hợp đồng song vụ về mua bán chứng khoán, và phạm vi hợp đồng chỉdién ra trên thị trường giao dich tập trung (không phải là toàn bộ thị trường

chứng khoán nói chung) Cũng đồng quan điểm như vậy nhưng xem xét vấn đề

dưới một góc độ khác, T.S Nguyễn Kiều Giang cho rằng, ”theo nghĩa hẹp, giaodịch chứng khoán chỉ là các giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện giữa

các chủ thể mà trong đó ít nhất một bên phải là chủ thể được phép kinh doanh

chứng khoán Các giao dịch loại này chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyênngành là pháp luật chứng khoán Các nhà làm luật Việt Nam quan niệm giao

dịch chứng khoán theo nghĩa hẹp, tức là chỉ giới hạn trong việc mua, bán chứngkhoán đã phát hành phù hợp với quy định của pháp luật chứng khoán” [16] Mặcdù được diễn đạt theo một cách khác, song trong quan điểm này cũng chứa đựnghai nội dung: thứ nhất, giao dịch chứng khoán chỉ được giới hạn trong những

giao dịch trên thị trường tập trung (là các giao dịch bắt buộc thực hiện thông qua

trung gian - nguyên tắc co bản của thị trường giao dich tập trung); thứ hai, phápluật điều chỉnh các giao dịch này là pháp luật theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ baogồm pháp luật chuyên ngành là pháp luật chứng khoán.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, luận án giới hạn nghiên cứugiao dịch chứng khoán theo nghĩa hẹp, nghĩa là các giao dịch mua bán chứngkhoán trên thị trường giao dịch tập trung và do pháp luật về chứng khoán và thịtrường chứng khoán điều chỉnh, vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung lànhững giao dịch điển hình và phổ biến nhất của mọi thị trường chứng khoán Cácgiao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch phi tập trung xét về bản chất

pháp lý không khác biệt lớn so với các giao dịch trên thị trường tập trung (giaodịch trên thị trường tập trung được đặc trưng bởi việc so khớp lệnh tập trung tại

Trang 19

một địa điểm là Sở giao dịch chứng khoán và với nguyên tắc trung gian là một

trong các nguyên tắc cơ bản của thị trường, trong khi đó giao dịch chứng khoántrên thị trường giao dịch phi tập trung được đặc trưng bởi tính chất thoả thuận,linh hoạt và phân tán) Do đó, xét về khía cạnh pháp lý, nghiên cứu giao dịch trên

thị trường tập trung có thể đảm bảo tính toàn diện và điển hình cho các giao dịchtrên thị trường chứng khoán nói chung.

Thứ hai, các giao dịch chứng khoán là hành vị pháp lý đơn phương mặc

dù cũng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với chứng

khoán song chỉ là những giao dịch đơn lẻ, và không thực hiện qua hệ thống giaodịch của thị trường chứng khoán (chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật dân sự), do

vậy không mang tính phổ biến, điển hình và không thuộc phạm vi nghiên cứu củaluận án.

1.1.2.2 Đặc điểm pháp lý của giao dịch chứng khoán

Giao dịch chứng khoán, với ý nghĩa là một giao dịch dân sự theo nghĩahẹp, trước hết chứa đựng những đặc điểm pháp lý của một hợp đồng dân sự nóichung “ Hop đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổivà chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sv’ (Điều 388 Bộ luật Dân sự) Tuynhiên, do giao dịch chứng khoán có nhiều đặc thù xuất phát từ: (¡) tính chất đặcbiệt của chứng khoán là hàng hoá - đối tượng giao dịch trong hợp đồng mua bán

chứng khoán; (ii) mục đích mua bán chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận; (iii)

luôn có sự tham gia của các thương nhân là người môi giới chứng khoán nên các

giao dịch chứng khoán được pháp luật của nhiều nước trên thế giới coi là hành vi

thương mại điển hình [66, tr.16].

Điều 632 Bộ luật thương mại Pháp (Code de Commerce) (1807) (sửa đổibởi Luật ngày 13/7/1967 và Luật ngày 9/1/1970) coi các hành vi thương mại doban chất bao gồm “các hoạt động ngân hàng hay hối đoái" hoặc hành vi thươngmại phụ thuộc bao gồm các hành vi như rái vụ giữa các nhà kinh doanh, các

thương nhân Bộ luật Thuong mai Nhật Bản cũng liệt kê các giao dịch thương

mai tại Điều 501, 502, 503, trong đó “những giao dịch về chứng khoán”, “những

Trang 20

giao dịch có liên quan đến hối phiếu và các chứng từ thương mại khác” được coilà những giao dịch thương mại thuần tuý Hoặc Bộ luật Thương mại và Dân sựThái Lan quy định các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hoá, thuê tàisản, thuê mua tài sản, thuê thầu khoán, vận tải, đại lý, đại điện, môi giới, bảohiểm, hoạt động của các hội kinh doanh và công ty.

Bộ luật Thương mại Đức theo đuổi hệ thống chủ thể, coi thương nhân là

điểm mấu chốt cho các quy định Một hành vi có được coi là hành vi thương mạihay không, phụ thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi đó có phải là thương gia haykhông Theo Luật này, những người được coi là thương gia đương nhiên là những

người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại (người hành nghề thươngmại) bao gồm các việc: mua bán hàng hoá giấy tờ có giá; (khoản 2, Điều 1).

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luậtthương mại Quốc tế (UNCITRAL) tiếp cận khái niệm hành vi thương mại ở gócđộ rộng hơn: “thudt ngữ “thương mại” cần được diễn giải theo nghĩa rộng đểbao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tinh chất thương mai, du

có hay không có hợp đồng Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm,

nhưng không phải chi bao gém các giao dich sau đây: bất cứ giao dịch thươngmại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá và dich vụ; thoả thuận phân phối;đại diện hoặc dai lý thương mai ”

Ở Việt Nam, thời kỳ đầu, Luật Thương mại (1997) coi hành vi thương mailà hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại, theo quy định tại Điều

45 chỉ bao gồm 14 hành vi là: mua bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân, môi

giới thương mại, uỷ thác, đại lý mua bán hàng hoá, gia công trong thương mại,đấu giá, đấu thầu, dịch vụ giao thầu, giám định hàng hoá, khuyến mại, quảng cáothương mại, trưng bầy, giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại Ngoài

việc bị giới hạn bởi nội hàm của khái niệm thương mại, phạm vi áp dụng củaLuật Thương mại (1997) còn bị giới hạn bởi nội hàm của khái niệm hàng hoá,

theo đó chứng khoán (bao gồm cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác) không được

coi là hàng hoá (Điều 5 khoản 3) Những hạn chế này đã dẫn đến những bất cập

Trang 21

của pháp luật thương mại Việt Nam so với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế [22, tr.32-39]; [33, tr.112], đặc biệt khi thị trường chứng khoánđang trong quá trình phát triển.

Nhằm khắc phục những bất cập trên, Luật Thương mại (2005) xác địnhphạm vi khái niệm thương mai theo nghĩa rộng hơn Khoản 1 Điều 3 quy định:hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằmmục đích sinh lợi khác Trong hoạt động thương mại, hình thức pháp lý của hànhvi thương mại chính là hợp đồng thương mại [34, tr.24] Như vậy, có thể thấy,hợp đồng thương mại có các đặc điểm đặc trưng cơ bản sau: mét là, chủ thể hợpđồng là thương nhân (hoặc ít nhất một bên là thương nhân); hai la, mục đích củahợp đồng là phục vụ hoạt động thương mại của thương nhân, nhằm mục đích xa hơnlà tìm kiếm lợi nhuận Với những đặc trưng này, có thể coi giao dịch chứng khoán làmột dạng của hợp đồng thương mại theo quy định tại Luật Thương mại (2005).

Với tính chất là một loại giao dịch đặc thù của nền kinh tế, giao dịchchứng khoán còn có những đặc điểm đặc thù, chi phối nội dung và phương thứccác quy phạm pháp luật điều chỉnh loại giao dịch này, đó là: (1) Hàng hoá (đốitượng của giao dịch) là tài sản đặc biệt; (2) Giao dịch chứng khoán có tính hộthống và tính tập trung cao; (3) Chủ thể giao dịch không xác định; (4) Xung độtlợi ích đan xen phức tạp trong giao dịch; (5) Tính đặc thù trong thể hiện cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng;

(1) Hàng hoá (đối tượng của giao dịch) là tài sản đặc biệt

Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiên, giấytờ có giá và các quyền tài sản ” Chứng khoán, theo quy định tại khoản 1 Điều 6Luật Chứng khoán 2006 “Ja bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp củangười sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành ” được coi làtài sản Pháp luật dân sự các nước cũng thừa nhận chứng khoán là tài sản, ví dụKhoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga ngày 21/10/1994 quy định:

"Chứng khoán là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản, được lập tuân thủ cách trình

2£ |

Trang 22

bay đã được quy định với những nội dung bắt buộc mà khi xuất trình chính chứng

chỉ thì mới thực hiện hoặc chuyển giao được các quyền ghi trong chứng chi";

Điều 529 Bộ luật Dân sự Pháp (Code Civil) quy định: “Được coi là động san

theo luật định, các trái phiếu và cổ phiếu trị giá bằng tiền hay bằng đồ vật, các

cổ phần hay lãi suất trong các công ty tài chính, thương mại hay công nghiệp,các bất động sản dùng vào kinh doanh là tài sản của công ty”.

Dưới góc độ pháp lý, chứng khoán được coi là tài sản đặc biệt, thể hiện ởnhững điểm sau đây:

Thứ nhất, chứng khoán là tài sản có thể tôn tại ở cả hai dạng: vật chất và

phi vật chất (hitu hình và vô hình).

Chứng khoán có thể tồn tại dưới hai dạng: chứng chỉ hoặc bút toán ghi sé,

-hay nói cách khác, dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất Khái niệm phi vật chất ở =

đây không có nghĩa là không tồn tại dưới bất kỳ một dang vat chất vật ly nào, màcần được hiểu phi vật chất theo nghĩa pháp lý, nghĩa là chỉ có nhận biết sự tồn tạicủa tài sản, mà không có khả năng cầm nắm, chuyển dịch, cất giữ như các loại tàisản hữu hình khác Phi vật chất hoá chứng khoán là điều kiện tiên quyết để lưugiữ tập trung chứng khoán theo hình thức ghi số, phục vụ cho việc bù trừ vàthanh toán các giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống của Trung tâm đăngký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán Khi đó, việc thanh toán giao dịchsẽ không phải tiến hành bằng chuyển giao vật chất mà chỉ đơn giản chuyển từ tàikhoản của bên bán sang bên mua, đáp ứng được nhu cầu xử lý một khối lượnglớn giao dịch trong thời gian ngắn và đảm bảo chính xác cao Hiện nay, ở hầu hếtcác thị trường phát triển, phi vật chất hoá chứng khoán được tiến hành ngay từthời điểm phát hành, nghĩa là chứng khoán được phát hành dưới dạng bút toán

ghi sổ ngay từ đầu, hoàn toàn không tồn tại chứng chỉ vật chất, ví dụ Pháp, Đan

Mạch, Nauy Ké từ Luật số 81-1160 ngày 30/12/1981 về Phi vật chất hoá chứngkhoán của Pháp, chứng khoán được coi là tài sản vô hình Ngay cả những quyềngắn liền với chứng khoán (quyền nhận cổ tức, các quyền ưu đãi ) cũng được coinhư chứng khoán và cũng được thể hiện dưới dạng bút toán ghi sổ.

Trang 23

Vấn đề xác định chứng khoán là tài sản vô hình hay tài sản hữu hình có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực tiến

dần đến môi trường phi vật chất hoá hoàn toàn chứng khoán, bởi vì các quy tắcthông thường của Dân luật liên quan tới sở hữu và chuyển nhượng cùng với

những quyền gắn với tài sản vật chất có rất nhiều điểm khác biệt so với tài sản

phi vật chất (ví dụ: đối với tài sản vật chất, quyền chiếm hữu có vị trí đặc biệtquan trọng so với các quyền năng khác của quyền sở hữu Tuy nhiên, đối với tàisản phi vật chất, quyền chiếm hữu không có ý nghĩa như vậy) Mặt khác, phi vậtchất hoá chứng khoán sẽ kéo theo hai hệ quả bắt buộc liên quan đến quyền năngchiếm giữ và định đoạt của chủ sở hữu chứng khoán: (1) nghĩa vụ phải gửi toàn

bộ chứng khoán vào một người trung gian nắm giữ; (2) cơ chế không thể chuyểnđổi ngược lai (I rréversibilité), nghĩa là không cho phép chuyển ngược từ chứngkhoán dưới dạng bút toán ghi số thành chứng khoán dưới dạng vật chất Hệ qua

thứ hai này khá phổ biến ở các nước Châu Âu Day là những vấn đề pháp lý có ý

nghĩa quan trọng đặt ra khi tương lai về một thị trường phi vật chất hoá hoàn toànchứng khoán tại Việt Nam đang đến gần Đây cũng là vấn đề đã và đang đặt rađối với pháp luật về chứng khoán của rất nhiều nước Để xử lý vấn đề này, pháp

luật chứng khoán thế giới có hai cách tiếp cận khác nhau:

Một là, pháp luật các nước quy định trong Bộ Luật Dân sự hoặc Luật |Thương mại theo hướng điều chỉnh tính đến đặc thù của tài sản phi vật chất Ví

dụ: năm 1995, Bộ luật Thương mại Hàn Quốc được sửa đổi để thừa nhận và

hướng dẫn sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trong việc ghi nhận giao dịch

hoặc đăng ký thương mại.

Hai là, ban hành Luật chuyên ngành điều chỉnh riêng vấn dé phi vật chất /

-hoá chứng k-hoán và chuyển nhượng chứng k-hoán phi vật chất Đây là cách tiếp

cận phổ biến hơn cả Ví dụ: Nhật Bản ban hành Luật chuyển nhượng bằng ghi sổtrái phiếu công ty và các loại trái phiếu khác (Luật số 75 năm 2001), trong đó đềcập tới thủ tục chuyển nhượng, hiệu lực của việc chuyển nhượng bằng ghi số,điều kiện và cách thức sử dụng trái phiếu ghi sé làm tài sản thế chấp trong giao

Trang 24

dịch Tiếp theo, nam 2004, Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật chuyển nhượng

chứng khoán, tạo điều kiện cho việc phi vật chất hoá mọi loại chứng khoán, phù

hợp với các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế và các hệ thống tài chính khác.

Tương tự như vậy, Pháp ban hành Luật số 81-1160 ngày 30/12/1981 về phi vật

chất hoá chứng khoán, trong đó nêu rõ một số quy định của Bộ Luật Dân sự Pháp

không có giá trị áp dụng đối với chứng khoán ghi sổ, ví dụ: kể từ ngày Luật này

có hiệu lực, Điều 2279 Bộ luật Dân sự Pháp “Về động sản, người chiếm giữ đượccoi là chủ sở hữu” sẽ không còn áp dụng đối với chứng khoán niêm yết mà chỉ có

giá trị trong trường hợp chuyển giao trao tay chứng khoán vật chất Trong lĩnh

vực tài chính ngân hàng, từ lâu các nhà làm luật của Pháp đã thừa nhận tính vô

hình của các công cụ tài chính tiền tệ, thể hiện ở nhiều bản án với kết luận rằng

việc thay đổi các bút toán ghi sé từ người mua sang người bán thực hiện thông

qua tổ chức trung gian (ở đây là ngân hàng) có giá trị tương đương như mộtchuyển nhượng tài sản vật chất Một số bản án cụ thể như: Toà Phá án trong

quyết định ngày 6/3/1996 của mình đã quyết định việc tặng cho tài sản tài chính /có hiệu lực ở thời điểm chuyển tài sản từ bút toán của người cho sang người.

nhận, và lần thứ hai trong quyết định ngày 10/5/1998 cũng khẳng định điều này/

đối với trường hợp tặng cho cổ phiếu ghi danh phi vật chất hoá [103, tr.47].

Thứ hai, chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung phải là vật cùng loại.Chứng khoán được niêm yết và giao dịch qua thị trường giao dịch tậptrung phải là vật cùng loại, có nghĩa là chúng có cùng một chất lượng và có thể

thay thế cho nhau trong quá trình chuyển nhượng Chứng khoán mang tính đặc

định (việc chuyển nhượng không được thực hiện tự do mà phải tính đến nhân

thân của chủ sở hữu chứng khoán) không phải là đối tượng của các giao dịch

thông qua thị trường này Mặt khác, chứng khoán được mua bán trên thị trườngtập trung phải là cùng loại mới có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về lưu ký vàgiao dịch Cổ phiếu và trái phiếu đưa vào giao dịch phải được chuẩn hoá về mệnhgiá và kỳ hạn (đối với trái phiếu) (Khoản 2 Điều 10 Luật Chứng khoán) Đây làđiều kiện quan trọng để Trung tâm lưu ký thực hiện nghiệp vụ lưu ký tổng hợp

Trang 25

(trong trường hợp người sở hữu yêu cầu rút chứng khoán vat chất, Trung tâm lưuký không có nghĩa vụ trả lại chính chứng khoán đã được gửi giữ, mà chỉ phải trảlại chứng khoán có các quyền tương đương với chứng khoán đã được lưu ký).

Như vậy, tài sản gửi giữ ở đây là các chứng khoán có thể hoán đổi, và khách hàng

— chủ sở hữu đích thực của chứng khoán - trở thành người đồng sở hữu chứngkhoán tổng hợp.

Lý thuyết theo đó nghiệp vụ gửi giữ chứng khoán trên cơ sở có thể hoánđổi tài sản gửi giữ tương đương là một thực tiễn pháp lý được thừa nhận ở nhiều

nước trên thế giới, từ các nước Châu Âu đến Nhật Bản và Mỹ.

Thứ ba, chứng khoán là tài sản có khả năng chuyển nhượng đặc biệt ` ) 9Tính có thể chuyển nhượng ở mức độ cao ( tính lỏng— liquidity) của chứng

khoán được coi như một trong những đặc tính quan trọng nhất của chứng khoánso với những loại tài sản khác Khái niệm chứng khoán ra đời gắn liền với sự ra

đời của công ty cổ phần - loại hình công ty đối vốn điển hình mà việc thành lập

công ty không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phầnvốn góp Do không quan tâm tới mối quan hệ nhân thân giữa những người cùnggóp vốn nên chủ sở hữu các cổ phần đó có thể dễ dàng thay đổi bằng cáchchuyển nhượng cổ phần từ người này sang người khác, chủ sở hữu cuối cùng của

cổ phần sẽ là cổ đông của công ty Mặt khác, chính khả năng dễ dàng chuyển

nhượng của cổ phần là yếu tố quan trọng thu hút số đông dân chúng, phần lớn lànhững người không có khả năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh củacông ty, cũng có thể dễ dàng trở thành thành viên của công ty, và khi không

muốn, cũng có thể dé dang ra khỏi công ty, nhượng tư cách chủ sở hữu đó chongười khác.

Khả năng dễ dàng chuyển nhượng của chứng khoán tạo nên một đặc tínhmà thuật ngữ kinh tế gọi là “tính thanh khoản” (tính dễ chuyển thành tiền mặt)của chứng khoán Tính thanh khoản này của các loại chứng khoán là khác nhau

tuỳ theo mức độ quan tâm của chứng khoán đó đối với công chúng đầu tư Cũngchính khả năng chuyển nhượng đặc biệt của chứng khoán là cơ sở để thiết lập

Trang 26

một co chế chuyển nhượng đặc biệt khác với cơ chế chuyển nhượng hàng hoá

thông thường do dân luật điều chỉnh - đó là chuyển nhượng thông qua thị trường

chứng khoán, với những phương thức và quy tắc đặc thù Cơ chế chuyển nhượng

này đã phát huy ở mức độ cao nhất tác dụng và vai trò của chứng khoán - mộtloại hàng hoá đặc biệt - đối với nền kinh tế.

Các luật gia Pháp còn đi một bước xa hơn khi thừa nhận đặc tính “khôngcó ngoại lệ” (inopposabilité des exceptions) của chứng khoán nhằm làm tăng

thêm khả năng chuyển nhượng của chứng khoán trên thị trường tập trung Theo

tác gia Hubert de Vauplane va Jean-Pierre Bornet, chứng khoán khi đã được đem

giao dịch tại thị trường tập trung thì đương nhiên được coi là đã được chuẩn

hoá, “miễn trừ mọi ngoại lệ”, hay nói cách khác, người mua và người bánkhông cần phải bận tâm và lo lắng tới việc xác minh các yếu tố liên quan tới

hiệu lực của chứng khoán (ví dụ chứng khoán đó có bị hạn chế chuyển nhượng

hoặc đang là tài sản cầm cố thế chấp hay không, có thuộc sở hữu chính chủcủa người bán hay không ) Chính đặc tính không thừa nhận ngoại lệ này

làm cho việc chuyển nhượng chứng khoán trở nên đơn giản hơn và phân biệt

chứng khoán với các động sản tương tự khác Và cũng chính đặc tính này chophép và giải thích việc chứng khoán có thể niêm yết và “chuyển nhượng” trênthị trường chứng khoán có tổ chức theo quy định tại các Điều 421-3 trở đi của Bộluật vẻ tiền tệ và tài chính [103, tr.51] |

(2) Giao dịch chứng khoán có tính hệ thống và tập trung cao

Giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung được thực hiệnqua hệ thống giao dịch, do vậy có tính hệ thống và tập trung cao độ Đây là một

đặc thù so với giao dịch tại thị trường tự do hoặc thị trường phi tập trung, nơi cácgiao dịch có thể được thực hiện phân tán, riêng lẻ theo các cơ chế thương lượngthoả thuận “song phương” chứ không qua khớp lệnh tập trung tại Sở giao dịch

chứng khoán.

Chính tính hệ thống và tập trung cao của giao dịch chứng khoán khiến chogiao dịch chứng khoán bị ảnh hưởng bởi các nhân tố rủi ro rất đặc thù so với cácgiao dịch dân sự thông thường: đó là rủi ro hệ thống (rủi ro gây đổ vỡ hệ thống

Trang 27

trên điện rộng do thất bại của một hoặc một số thành viên theo hiệu ứng

đôminô) Đây cũng là vấn dé mà pháp luật phải quan tâm điều chỉnh nhằm kiểmsoát và hạn chế tối đa rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán.

(3) Chủ thể trong giao dịch không xác định

Ea \)

Một nét đặc thù nữa của giao dich chứng khoán là không xác định chủ thé

tham gia giao dịch (trừ các giao dịch thực hiện theo phương thức thoả thuận,nghĩa là các bên thực hiện giao dịch bên ngoài hệ thống giao dịch, chỉ đưa giá và

kết quả giao dịch vào hệ thống) Các bên đặt lệnh mua bán thông qua trung gian

môi giới, sau đó các trung gian này chuyển lệnh vào hệ thống giao dịch Hệthống sẽ là người tìm kiếm và so khớp các lệnh phù hợp với nhau để tìm ra giá cả

tốt nhất cho các bên, hay nói cách khác, hệ thống giao dịch là “người làm thay”công đoạn tìm kiếm đối tác và thoả thuận các điều khoản của giao dịch Giao dịchkết thúc, chứng khoán và tiền được chuyển giao, song người bán và người mua

không thể biết mình đã mua/bán chứng khoán với ai Do vậy, khác với các giao dịch

dân sự thương mại thông thường, việc thực hiện giao dịch chứng khoán nhắm tớichủ thể đích danh được coi là những giao dịch có tính chất đặc thù và phải có cơ chế

kiểm soát đặc biệt để không vi phạm nguyên tắc bình đẳng của thị trường.

(4) Xung đột lợi ích đan xen phức tạp trong giao dịch

Một đặc điểm quan trọng chi phối các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácgiao dịch chứng khoán chính là tính xung đột lợi ích luôn đan xen phức tap trong

giao dịch Rất nhiều luật gia trên thế giới như Kenneth J Bialkin, GS Melvin,A.Eisenberg, Norman S.Poser đã thừa nhận tính xung đột lợi ích là một trongcác đặc trưng cố hữu của giao dich chứng khoán [95, tr.545-546] [97, tr.111-123]Thứ nhất là xung đột lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau.Xung đột lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao dịch thể hiện rõ nét nhất qua mốiquan hệ giữa “người nội bộ” (insider) và “người không nội bộ” (outsider).“Người nội bộ” là những cổ đông nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu (cổ đông lớn),hoặc những người nắm giữ các vị trí chủ chốt trong công ty, có ưu thế nắm giữtrong tay các thông tin nội bộ và quyền lực quản lý kiểm soát công ty Ngược lại,“người không nội bộ” là những cổ đông nắm thiểu số cổ phiếu (cổ đông nhỏ)

Trang 28

hoặc các nhà đầu tư thông thường, do vậy nếu diễn ra giao dịch giữa “người nội

bộ” và “người không nội bộ”, xung đột lợi ích là không thể tránh khỏi vì mối

quan hệ giữa họ không dựa trên sự bình đẳng và tương xứng về thông tin Do vậy,

trên thị trường chứng khoán, có một loại giao dịch rất đặc thù dựa trên sự xung

đột lợi ích này, đó là “giao dịch nội gián”, trong đó “người nội bộ” và người có

liên quan lợi dụng ưu thế kiểm soát và thông tin chưa công bố về công ty của

mình để thu lợi cá nhân thông qua việc mua bán cổ phiếu của công ty.

Thứ hai, xung đột lợi ích giữa các chủ thể tham gia giao dịch và các tổ

chức trung gian thị trường Xung đột này xuất phát từ việc giao dịch chứng khoánluôn phải thực hiện qua trung gian (nguyên tắc trung gian) Xung đột này liênquan tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp của những người môi giới, nhà tư vấn đầutư, nhân viên quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành chứngkhoán Chức năng cơ bản của những người này là cung cấp thông tin, tư vấn chonhà đầu tư, mua bán chứng khoán thay cho nhà đầu tư hoặc thay mặt nhà đầu tưquản lý tài khoản đầu tư của họ Do các đối tượng này luôn tiém ẩn mối xung độtgiữa việc hành động vì lợi ích của chính mình và lợi ích của khách hàng, do đó

tranh chấp về lợi ích là không thể tránh khỏi, ví dụ: tư vấn sai lệch để khách hàng

thực hiện giao dịch lô lớn để hưởng thêm hoa hồng môi giới, đánh tráo lệnh muabán của khách hàng với lệnh mua bán của chính mình để trục lợi, lợi dụng việckhách hàng uỷ quyền thực hiện giao dịch để tiến hành những giao dịch vì mụcđích cá nhan Xung đột lợi ích này cũng có thể xuất phát từ kỹ năng hành nghềcủa các người hành nghề nêu trên: trình độ nghiệp vụ kém, gây thiệt hại cho nhàđầu tư.

Thứ ba, xung đột lợi ích giữa các bên tham gia giao dịch và các tổ chứccung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch trên thị trường Các tổ chức cung ứng dịch vụhỗ trợ giao dịch gồm có các Sở giao dịch chứng khoán (cung cấp hệ thống giaodịch) hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán (cung ứng các dịch vụ đăng ký, lưu ký

và thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán) Xung đột loại này không xuất phát

trực tiếp từ mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các bên mà thường xuất phát từ trìnhđộ, kỹ năng, trách nhiệm cẩn trọng trong việc cung ứng dịch vụ cho nhà đầu tư,

Trang 29

ví dụ như sự thiếu chính xác trong khâu lưu ký, bù trừ giao dịch, không đảm bảoyếu tố bí mật cho khách hàng, chức năng giám sát thị trường hoạt động không

hiệu quả, thậm chí những yếu tố bất khả kháng do khách quan (lỗi hệ thống, lỗi

phần mềm, ) khiến cho nhà đầu tư không được hưởng một môi trường cạnhtranh công bằng trong đó giá cả và kết quả giao dịch được hình thành một cáchnhanh chóng, chính xác với chi phí thấp Sự độc quyền trong việc cung cấp dichvụ cũng được coi là một trong những nguyên nhân của các xung đột lợi ích dạngnày, đặc biệt đối với những thị trường chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán hoặc

một Trung tâm lưu ký chứng khoán Ngoài ra, các tổ chức cung ứng dịch vụ thịtrường khác như tổ chức kiểm toán, tổ chức định mức tín nhiệm cũng tiềm ẩn

những xung đột lợi ích với nhà đầu tư Do lợi ích của các đối tượng này gắn liền với

những tổ chức mà họ cung cấp dich vụ (tổ chức phát hành, công ty chứng khoán )mà không gắn liền với lợi ích của nhà đầu tư nên họ có thé hi sinh lợi ích của nha

đầu tu để đứng về phía lợi ích của tổ chức phát hành, công ty chứng khoán

Xuất phát từ đặc điểm xung đột lợi ích luôn đan xen phức tạp trong giaodịch, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà làm luật là

phải xử lý hài hoà các xung đột về lợi ích nhằm đảm bảo tối đa tính công bằng,

công khai và minh bạch trong giao dịch Đó là điều kiện tiên quyết đem lại lòng

tin cho công chúng đầu tư, là yếu tố duy trì và phát triển thị trường.

(5) Tính đặc thù trong việc thể hiện các nguyên tắc của pháp luật về

hợp đồng Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, giao dịch chứng khoán thể hiện một sự biến đổi rõ rệt trong cácnguyên tắc truyền thống của pháp luật về hợp đồng Ví dụ: nguyên tắc tự do hợpđồng - thường được giải thích là sự tự do tham gia vào các quan hệ hợp đồng vàquyền tự do của các bên trong việc xác định nội dung hợp đồng cho đến hiện nayhầu như không thể hiểu theo nghĩa tự do thuần tuý, tự do bất khả xâm phạm Cóhai xu hướng chính khiến cho phạm vi của nguyên tắc tự do hợp đồng ngày càng

bị thu hẹp Xu hướng thứ nhất là quá trình can thiệp ngày càng chặt chẽ của quản

lý nhà nước đối với các quan hệ pháp luật trong nền kinh tế, đặc biệt là những

quan hệ pháp luật có tính nhạy cảm và rủi ro cao, như: tài chính, tín dụng, bảo

Trang 30

hiểm Xu hướng thứ hai là quá trình tập trung hoá quyền lực vào tay những chủ

thể kinh doanh có lợi thế Xu hướng này tất yếu làm nảy sinh các hợp đồng màtrong đó người tham gia hợp đồng không thể đưa ra bất kỳ một thương lượng nào,thậm chí không có bất kỳ một lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia hợp đồng

như các hợp đồng mà chúng ta vẫn ký kết hàng ngày như hợp đồng điện, nước,

điện thoại

Riêng đối với giao dịch chứng khoán, sự thể hiện của quá trình biến đổi

các nguyên tắc truyền thống trong pháp luật hợp đồng được lý giải do nhiều

nguyên nhân Nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến chính là yếu tố rủi ro vànhạy cảm đặc biệt của loại giao dịch này Nói chung, khu vực tài chính là khuvực có tính nhạy cảm và độ rủi ro cao, do vậy, sự can thiệp của yếu tố quản lý

nhà nước thường rõ rệt và khat khe hơn nhiều so với các lĩnh vực khác trong nền

kinh tế Đó là lý do tại sao quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong hợp đồng

bị hạn chế ở mức độ rất cao, vì tự do của họ ảnh hưởng trực tiếp và lập tức tới sự

vận hành bình thường của thị trường và quyền lợi của các chủ thể khác Có thể

dẫn chứng ở đây hàng loạt những biện pháp hành chính như: nới lỏng hoặc thuhẹp biên độ dao động giá, cấm đặt lệnh mua và bán trong cùng một phiên cho

một loại cổ phiếu, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài

Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình giao kết hợp đồngcũng không thể hiểu theo nghĩa thông thường là bình đẳng về vị thế giao kết hợpđồng (không bên nào được sử dụng những ưu thế hoặc quyền lực riêng để épbuộc sự tham gia hợp đồng của phía bên kia) hay bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

của các bên tham gia hợp đồng Đối với một giao dịch chứng khoán, nguyên tắc

bình đẳng cần được hiểu dưới một góc độ khác - đó là sự bình đẳng về thông tin

để từ đó ra quyết định đầu tư và bình đẳng về điều kiện thực hiện giao dịch Mộtquyết định đầu tư không dựa trên những thông tin có được một cách bình đẳng sẽtạo nên một giao dịch không bình đẳng (giao dịch nội gián) và phải chịu những

chế tài nghiêm khắc của pháp luật, trong đó có cả sự vô hiệu của hợp đồng.

Thứ hai, giao dịch chứng khoán còn là biểu hiện đậm nét của xu thế quốctế hoá trong lĩnh vực hợp đồng Quốc tế hoá là xu thế chung không những trong

Trang 31

lĩnh vực luật pháp mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế Đối với

lĩnh vực luật pháp, quá trình quốc tế hoá thể hiện qua sự tăng cường ngày càng rõnét ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến sự phát triển hệ thống pháp luật quốc

gia, qua xu thế tương đồng không những trong bản thân nội dung các quy phạmpháp luật, mà còn cả trong hệ thống các khái niệm pháp lý Tính quốc tế hoá nàythể hiện đặc biệt rõ nét trong pháp luật điều chỉnh các hoạt động của thị trường

chứng khoán, thể hiện ở sự kế thừa trong nội dung các quy phạm pháp luật điều

chỉnh hoạt động của thị trường nói chung và hoạt động giao dịch nói riêng củapháp luật về chứng khoán nước ta từ pháp luật về chứng khoán và thị trườngchứng khoán quốc tế, đặc biệt là những quốc gia trong khu vực.

Xu thế quốc tế hoá trong pháp luật liên quan về giao dịch chứng khoán cònlà một đòi hỏi khách quan nhằm phát huy tối đa khả năng của kênh huy động vốnthông qua thị trường chứng khoán Sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán ViệtNam đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như khả năng của nhà đầu tư Việt Namtham gia đầu tư ra các thị trường chứng khoán ngoài nước chỉ có được khi chúng taxây dựng một mặt bằng pháp luật thông thoáng, tương đồng với các chuẩn mực

chung của thế giới và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

Đó cũng là lý do tại sao gia nhập các tổ chức quốc tế về chứng khoán như: Hiệphội quốc tế các Sở giao dịch chứng khoán (FIBV), Hiệp hội các Sở giao dịch chứngkhoán khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (EAOSEF), Tổ chức quốc tế các Uỷ

ban Chứng khoán (IOSCO) được coi như một trong các mục tiêu chiến lượctrong xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010.

Việc nghiên cứu đặc điểm của các giao dịch chứng khoán trên thị trường

giao dịch tập trung có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việchoàn thiện pháp luật điều chỉnh các giao dịch chứng khoán trên thị trường giao

dịch tập trung.

1.2 NHUNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO DỊCH

CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

Pháp luật điều chính hoạt động của thị trường chứng khoán không ra đờigắn liền với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán trên thế giới Lịch sử pháp

Trang 32

luật về thị trường chứng khoán ghi nhận những dấu mốc hình thành và phát triểnđầu tiên sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 ở những nước Mỹ, Tây BắcÂu và Nhật Bản Trước đó, phần lớn hoạt động của các thị trường được điều tiếtbởi cơ chế tự quản hoặc quản lý sơ khai Sau này, nhận thức được vai trò quantrọng của quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động của thị trường chứng khoán,

một số nước đã xây dựng Luật về chứng khoán và giao dịch chứng khoán, điểnhình là Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán (Securities and ExchangeAct) 1933 và 1934 của Mỹ, sau này là hình mẫu cho nhiều nước học tập.

Thị trường chứng khoán được coi là thị trường cạnh tranh tự do điển hình,

nơi giá cả chứng khoán được xác định bởi cạnh tranh giữa cung và cầu nhằmphân bổ các nguồn tài chính một cách hiệu quả nhất Để đạt được điều này, thị

trường chứng khoán cần có tính thanh khoản, công bằng và công khai thông tỉn.

Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán thế giới cho thấy chính những yếu tố

hạn chế tự do cạnh tranh như sự can thiệp của các biện pháp quản lý hành chính

hoặc quyền lực trực tiếp, sự kém hiệu quả của các cơ chế kiểm soát các hành vị

thao túng giá cả hoặc giao dịch nội gián là những nguyên nhân cơ bản dẫn đếnthất bại của thị trường chứng khoán Vì vậy, pháp luật luôn được coi là biện phápquan trọng nhất để quản lý thị trường chứng khoán nhằm duy trì hoạt động hiệuquả và công bằng của thị trường.

Với tư cách là một bộ phận của hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng,pháp luật chứng khoán có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của pháp

luật tài chính nói riêng (pháp luật về bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tíndụng, pháp luật thuế ) và các lĩnh vực của pháp luật dân sự thương mại nói

chung (luật công ty, luật thương mại, luật dân sự ).

1.2.1 Nguồn của pháp luật về giao dịch chứng khoán

Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán có nhiềunét đặc thù so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, do vậy việc điều chỉnh bằngpháp luật đối với các giao dịch này cũng có nhiều nét khác biệt: bên cạnh cácquy phạm pháp luật chung (i) còn có quy phạm pháp luật chuyên ngành (ii) điều

Trang 33

chỉnh các vấn đề liên quan tới hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường

giao dịch tập trung Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật cũng phải kể đến vaitrò bổ trợ rất quan trọng của các quy chế tự quản và các quy phạm quy tắc và tập

quán (iii) đối với việc điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán.

1.2.1.1 Quy phạm pháp luật chung liên quan tới giao dịch chứng khoánPháp luật về giao dịch chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với các quyphạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của quốc gia, gần nhất là pháp luật

kinh tế Theo TS Phạm Thị Giang Thu: “xé? về bản chất, hoạt động chứng khoán

là một loại hoạt động kinh doanh, vấn đề quản lý hoạt động chứng khoán là một

nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế Cụ thể hơn,

nếu xét đối tượng điêu chỉnh của pháp luật chứng khoán và thị trường chứngkhoán là chứng khoán và các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán -một loại hoạt động kinh tế quan trọng thì pháp luật thị trường chứng khoán cũnglà một bộ phận của pháp luật kinh tế” [5§, tr.33].

IOSCO đã nghiên cứu và thấy rằng, các quy phạm pháp luật về chứng khoánvà giao dịch chứng khoán của mỗi quốc gia không thể phát huy tác dụng thực sự nếuthiếu một khung pháp lý hoàn hảo, bao gồm ít nhất, nhưng không chỉ giới hạn ởnhững lĩnh vực pháp luật sau đây (tuỳ thuộc vào thực tiễn pháp lý của từng nước):

(1) Pháp luật về doanh nghiệp: bao gồm các nội dung cơ bản về việc thànhlập doanh nghiệp; nghĩa vụ của giám đốc và các nhân viên; quy chế thực hiện các

giao dịch thâu tóm doanh nghiệp và các giao dịch khác với mục đích thay đổi

quyền sở hữu của doanh nghiệp; pháp luật điều chỉnh việc phát hành và chào bán

chứng khoán; cơ chế công bố thông tin cho cổ đông sao cho họ có thể thực thi

quyền biểu quyết của mình trên cơ sở có thông tin một cách đầy đủ; cơ chế công

bố thông tin về việc nắm giữ của các cổ đông chủ chốt.

(2) Bộ luật thương mại/pháp luật về hợp đồng, bao gồm các nội dung vềquyền của các bên trong lĩnh vực hợp đồng; cơ chế tạo điều kiện cho việc cho vaychứng khoán và thế chấp chứng khoán; quyền sở hữu, bao gồm các quyền gắn vớichứng khoán và các quy chế liên quan tới việc chuyển giao các quyền này;

Trang 34

(5) Pháp luật về cạnh tranh: cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

cấm các quy định không công bằng về điều kiện gia nhập thị trường của các

thành viên; cấm việc lạm dụng các vị thế thống trị thị trường.

(6) Pháp luật về ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, đầu tư tập

thể, tiết kiệm và các công ty cung cấp dịch vụ đầu tu;

(7) Pháp luật về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp: hệ thống tư pháp

công bằng và hiệu quả (bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

và các cơ chế giải quyết tranh chấp khác); khả năng cưỡng chế thi hành quyếtđịnh của Toà án hoặc phán quyết của Trọng tài, bao gồm cả quyết định của Toàán và phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

(8) Luật bảo vệ nhà đầu tư, nếu các nhà đầu tư chưa được bảo vệ một cáchthích dang theo quy định của các luật nêu ở phần trên [4, tr.46-50].

1.2.1.2 Quy phạm pháp luật chuyên ngành

Hầu hết các nước có thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống pháp

luật về chứng khoán Các nước phát triển và các nước công nghiệp mới phát triển

của Châu Á là những nước có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh về nội dung và

đa dạng về hình thức Các nước chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng đang nỗ

lực xây dựng cho mình một đạo luật cơ bản về chứng khoán và thị trường chứngkhoán với nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngànhchứng khoán, như: điều kiện đăng ký giao dịch, các yêu cầu đối với các thànhviên tham gia thị trường, các loại hình kinh doanh chứng khoán, hình thức tổ

chức và vận hành Sở giao dịch chứng khoán, các định chế đầu tư, vấn dé tham gia

của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 35

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về thị

trường chứng khoán thể hiện rõ quan điểm của quốc gia đối với sự phát triển thị

trường vốn và xây dựng nền kinh tế thị trường Nghiên cứu kinh nghiệm của

nhiều nước cho thấy quá trình thiết lập hệ thống pháp luật mang tính kế thừa rõ

nét các nguyên tắc của hệ thống pháp luật bản địa và tỉnh hoa của pháp luật quốc

tế Ví dụ: hầu hết các quốc gia là thuộc địa cũ của Mỹ hay bị lệ thuộc vào nềnkinh tế Mỹ đều xây dựng đạo luật về chứng khoán của mình mang màu sắc củaLuật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán Mỹ 1933, 1934 như: Nhật Bản,Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Ba Lan Tuy nhiên, các quốc gianày không sao chép nguyên văn mà các nội dung cơ bản của đạo luật phản ánh

màu sắc riêng của điều kiện cụ thể của nước sở tại Mặt khác, các nước đang pháttriển thường không bắt đầu từ việc xây dựng các văn bản dưới luật rồi pháp điển

hoá thành Luật Chứng khoán, mà bắt tay ngay vào việc xây dựng một đạo luật cơbản về chứng khoán (nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, rút kinh nghiệm từcác nước đi trước ) Kinh nghiệm cho thấy việc quản lý các hoạt động của thịtrường chứng khoán trên cơ sở các đạo luật có thể đem lại hiệu quả cao hơn đối

với sự phát triển của thị trường.

Nhiều nước ban hành Luật Chứng khoán dưới hình thức một đạo luậtthống nhất điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của ngành chứng khoán, được coi là đạoluật cơ bản và giữ vị trí trung tâm Căn cứ vào đạo luật chung này, các vấn đềchuyên biệt được quy định cụ thể hơn ở những Luật cụ thể khác Ví dụ, tại Mỹ,Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán 1933 và 1934 là hai đạo luật cơ

bản điều chỉnh toàn bộ hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán trên cả haithị trường sơ cấp và thứ cấp Ngoài ra, còn có các Luật bổ trợ khác như LuậtCông ty Đầu tư (1940), Luật Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (1974), LuậtBảo vệ Nhà đầu tư Chứng khoán (1970) dé cập sâu hơn về hoạt động tín thácđầu tư, giao dịch chứng khoán phái sinh, bảo vệ quyền của nhà đầu tư chứng

khoán Hoặc tại Hàn Quốc, ngoài đạo luật cơ bản là Luật Chứng khoán vàGiao dịch chứng khoán (1962), các luật chuyên biệt khác được ban hành để cụthể hoá chính sách phát triển thị trường trong từng thời kỳ như Luật Khuyến

Trang 36

khích Phát triển Thị trường vốn, Luật Tín thác Đầu tư Chứng khoán (1969), Luật

Kiểm toán (1980), Luật Giao dịch Hợp đồng Tương lai (1995), Luật Công ty Đầutư Chứng khoán (1998)

Một số nước ban hành các luật đơn hành điều chỉnh từng lĩnh vực của thịtrường chứng khoán (phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư, thanh toán bù trừchứng khoán ) Ví dụ, tại Đức, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực chứng khoánbao gồm: Luật Khuyến khích Thị trường Tài chính (1994), Luật Kinh doanh

Chứng khoán (sửa đổi năm 1994), Luật Sở Giao dịch Chứng khoán, Luật Thanhtoán bù trừ và Lưu ký chứng khoán, Luật Ngân hàng, Luật Công ty

Các nước dang phát triển như Trung Quốc, Indonesia đi theo hướng banhành một Luật Chứng khoán quy định những vấn đề chung của toàn bộ thịtrường Tuy nhiên, để đảm bảo tính linh hoạt trong áp dụng và xây dựng thịtrường, những vấn đề cụ thể thường được thể chế hoá trong hệ thống các văn bảnhướng dẫn dưới luật, ví dụ tại Trung Quốc là: Quy chế tạm thời về phát hành vàgiao dịch cổ phiếu, Quy chế tạm thời về Sở Giao dịch Chứng khoán, Biện pháptạm thời trong việc ngăn chặn lừa đảo chứng khoán, Các quy định về công bốthông tin, phát hành chứng khoán

Trong khi đó, một số nước lại không có Luật Chứng khoán riêng biệt Tạinhững nước này Luật Công ty điều chỉnh bao trùm hoạt động phát hành chứngkhoán riêng lẻ và phát hành chứng khoán ra công chúng, điển hình là Anh (Luật

Dịch vụ Tài chính năm 1986), Ấn Độ, Úc (Luật Công ty 1989 điều chỉnh hoạt

động phát hành, chào bán chứng khoán ra công chúng, cấp phép môi giới và giấy

phép kinh doanh chứng khoán và quản lý thị trường chứng khoán ) Tuy nhiên,bên cạnh Luật Công ty còn có một số luật dé cập tới một vài lĩnh vực cu thể củathị trường chứng khoán.

1.2.1.3 Quy chế của các tổ chức tự quản

Tu quan (self-regulatory) là phương thức quản lý do chính bản thân các tổchức của ngành chứng khoán thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ các luật và vănbản pháp quy trong lĩnh vực chứng khoán [7, tr.50] Việc quản lý bang tự quản

Trang 37

được thực hiện trên cơ sở chức năng va quyền han do luật pháp quy định Can cứ

phạm vi thẩm quyển luật định đó, các tổ chức tự quan (self regulatory

organizations) tự dé ra các Quy chế có tính áp dụng bắt buộc đối với thành viên

thuộc quyền quản lý của mình Phần lớn các So giao dịch chứng khoán, Trung

tâm lưu ký chứng khoán, Hiệp hội chứng khoán ở các nước là các tổ chức tựquản Vì vậy, các quy chế, quy định và chính sách mà các tổ chức này ban hành

điều chỉnh một phạm vi rộng lớn các hoạt động của thị trường Mặc dù các quy

chế và quy định này không do các cơ quan có thẩm quyền lập pháp hoặc lập quy

ban hành, song do nó được ban hành căn cứ vào sự uy quyền ghi nhận tại các văn

bản pháp luật (thường là Luật Chứng khoán) nên chúng cũng có tính cưỡng chếvà có tính áp dụng bắt buộc chung, và là một nguồn bổ sung quan trọng của việc

quản lý bằng pháp luật Ví dụ, theo Luật Doanh nghiệp Australia, quy định về

niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán đưa ra có giá trị áp dụng bắt buộc đối với

các công ty niêm yết Quy định này bổ sung các nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụkhác ngoài quy định thông thường của Luật Doanh nghiệp nhằm vừa bảo vệ lợiích của các công ty niêm yết, vừa bảo vệ tối đa nhà đầu tư Hoặc theo quy địnhcủa Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán Mỹ, mọi công ty chứng khoánkhi tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán với công chúng Mỹ đềuphải đăng ký với Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Mỹ Hiệp hội Kinh doanhChứng khoán Mỹ là tổ chức tự quản lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực tàichính Tổ chức này tham gia vào mọi lĩnh vực của ngành chứng khoán Hiệp hộiKinh doanh Chứng khoán Mỹ, đưa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động củacác công ty chứng khoán, giám sát việc tuân thủ các quy định và khi cần thiết sẽáp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức vi phạm quy định [92].

Vai trò quản lý bằng tổ chức tự quản là một nét đặc thù trong việc quản lýthị trường chứng khoán so với các hoạt động khác của nền kinh tế [3] và các quychế do các tổ chức tự quản ban hành có vai trò bổ trợ vô cùng quan trọng đối vớihệ thống pháp luật thực định trong việc điều chỉnh các hoạt động trên thị trườngchứng khoán Về vấn đề này, Richard W Jennings (Mỹ) cho rằng: “Hoạt động

Trang 38

quản lý thị trường chứng khoán từ xưa nay đã đặt một niềm tin cậy lớn lao vàocác nguyên tắc của các tổ chức tự quản Từ rất lâu trước khi Luật Chứng khoánvà Giao dich Chứng khoán 1934 được áp dung thì các Sở Giao dịch Chứng khoánđã tham gia một cách sâu sắc vào hệ thống quản lý ngành chứng khoán thôngqua việc chấp thuận gia nhập và điều chỉnh các hoạt động của thành viên cuaminh” [99, tr.663] Thậm chí, theo luật gia Bernard S.Black (Mỹ), “Các quy chếtr quản của Sở Giao dich Chứng khoán có thể được coi là thành tố quan trọngtrong tổng thể các thể chế pháp lý của thị trường chứng khoán, là cơ sở để thiếtlập một thị trường chứng khoán vững mạnh” [102, tr.22] Theo quy định của Luật

Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán Mỹ, các công ty môi giới và tự doanhchứng khoán buộc phải tham gia ít nhất một tổ chức tự quản [96] Thông thường,các công ty này là thành viên của nhiều tổ chức tự quản và cùng một lúc chịu sự

giám sát của các tổ chức này Chính vì thế, giữa Sở giao dịch chứng khoán và cáctổ chức tự quản có sự phân định chức năng giám sát đối với các công ty chứngkhoán để hạn chế giám sát chồng chéo, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và hợp tácgiữa các tổ chức này Như vậy, bên cạnh Uỷ ban Chứng khoán Mỹ thì Sở giao

dịch chứng khoán Mỹ (AMEX), Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), Hiệphội Kinh doanh Chứng khoán (NASD), SỞ giao dịch chứng khoán New York

(NYSE) và Hiệp hội quản lý chứng khoán Bắc Mỹ (NASAA) đều tham gia vào

công tác giám sát các công ty môi giới và tự doanh thông qua các quy chế mà cáctổ chức này ban hành.

Quy chế do các tổ chức tự quản ban hành thường bao gồm 3 nhóm với cácnội dung chính sau đây:

- Quy chế về quản lý các công ty niêm yết, công bố thông tin và quản trị

Xu hướng chung ngày càng gia tăng trong việc quản lý thị trường chứng

khoán trên thế giới là sử dụng các tổ chức tự quản thực hiện một số hoạt động

Trang 39

giám sát va thi hành pháp luật vốn vẫn thuộc trách nhiệm của co quan quan lýchứng khoán và được quy định tại Luật Chứng khoán Ngày nay, Luật Chứng

khoán nhiều nước đi theo hướng trao quyền quy định cụ thể và giám sát thực hiện

cho các tổ chức tự quản, thay vì đưa ra những quy định cứng nhắc trong Luật Ví

du, Úc vốn là quốc gia chủ yếu sử dụng phương pháp quản lý bằng pháp luật như

một biện pháp chính để quản lý thị trường Song điều này hiện đang thay đổi Uỷ

ban Chứng khoán Úc (ASC), một cơ quan của Chính phủ Liên bang chịu tráchnhiệm quản lý thị trường chứng khoán theo Luật công ty và Luật Chứng khoán,trong một số lĩnh vực đã trao cho các tổ chức tự quản là Sở giao dịch chứng

khoán Úc (ASX) và Sở Giao dịch các Hợp đồng Tương lai Sydney (SFE) [43]

được quyền ban hành các quy chế va các quy chế này có hiệu lực bắt buộc ápdụng đối với các thành viên tương tự như Luật, đồng thời ghi nhận Sở giao dịchchứng khoán có quyền cưỡng chế thực thi các quy chế này Điều 777 và Điều

1114 Luật Công ty Úc cho phép ASX được yêu cầu Toà án ra lệnh cưỡng chế thihành Quy chế do ASX ban hành Quyền được đòi hỏi Toà án ra lệnh cưỡng chếthực thi các quy chế về kinh doanh hoặc niêm yết của ASX đem lại cho các quychế đó hiệu lực gần như luật định Vị thế là một tổ chức tự quản của ASX cùngvới quyền cưỡng chế thực thi các quy chế do Sở ban hành (và quyền dành chobên thứ ba đòi hỏi những quy chế của ASX phải được thực thi), quyền thi hànhký luật hoặc khai trừ những thành viên của mình khiến cho Sở giao dịch chứng

khoán trở thành một bộ phận trung tâm trong việc quản lý chứng khoán ở Úc.

Tại hầu hết các thị trường chứng khoán của các nước công nghiệp như Mỹ,Anh, Nhật, phần lớn công việc quản lý thị trường hàng ngày do các tổ chức tựquản như Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiệndưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước Ví dụ, tại Mỹ, Luật Chứng khoán

và Giao dịch Chứng khoán năm 1934 đã giao phần lớn trách nhiệm quản lý thị

trường cho Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức tự quản khác dưới sự giámsát chặt chế của Uy ban Chứng khoán Các tổ chức tự quan Mỹ phải đăng ký vớiUỷ ban Chứng khoán và được Uỷ ban Chứng khoán thông qua quy chế hoạt

Trang 40

động Ở Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, pháp luật chứng khoán đều trao phầnlớn thẩm quyền giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán cho các tổ chứctự quản thực hiện.

1.2.1.4 Quy phạm quy tắc và tập quán

Quốc tế hoá các thị trường chứng khoán trên thế giới không còn là mộthiện tượng mới Nhu cầu hợp tác trong quản lý và giám sát những hoạt động kinhdoanh xuyên biên giới cũng đã xuất hiện ngay từ khi công nghệ thông tin chophép người ta thực hiện các giao dịch từ nước này sang nước một cách dễ dàng.Mặt khác, thị trường chứng khoán các nước cũng đứng trước nhu cầu phải tiêuchuẩn hoá và quốc tế hoá hoạt động giao dịch, nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu hộinhập nền kinh tế quốc tế Nhìn chung, nhu cầu hợp tác và hội nhập trên lĩnh vực thịtrường vốn bao gồm những khía cạnh như: hợp tác đảm bảo quản lý tốt hơn các thịtrường trong và ngoài nước với mục tiêu duy trì các thị trường công bằng và hiệu

quả; trao đổi thông tin và kinh nghiệm để phát triển thị trường vốn; thiết lập chuẩn

mực và một cơ chế giám sát có hiệu quả đối với những giao dịch chứng khoán quốctế; hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo tính thống nhất của các thị trường bằng việc áp

dụng những chuẩn mực và cơ chế cưỡng chế thực thi luật pháp có hiệu quả.

Chính vì những mục tiêu trên mà các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực thịtrường vốn như IOSCO và Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán Quốc tế(FIBV) được thành lập Có thể nói rằng những tổ chức này là hệ quả tất yếu củaquá trình phát triển của các thị trường chứng khoán và chúng được hình thành từnhu cầu hợp tác và hội nhập để phát triển của mỗi thị trường quốc gia và khu vực.Các văn bản do các tổ chức này ban hành, cho dù dưới hình thức các nguyên tắc,khuyến nghị, biên bản ghi nhớ đều có tính hướng dẫn áp dụng chung đối vớiviệc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán củahầu hết các quốc gia.

Hiện nay, các luật gia của nhiều nước trên thế giới đã chính thức thừanhận các quy tắc và tập quán do các tổ chức quốc tế về chứng khoán ghi nhận vàban hành như một bộ phận trong hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w