Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

TONG QUAN VE GIAO DICH CHUNG KHOAN TREN THI TRƯỜNG

Vấn đề xác định chứng khoán là tài sản vô hình hay tài sản hữu hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực tiến dần đến môi trường phi vật chất hoá hoàn toàn chứng khoán, bởi vì các quy tắc thông thường của Dân luật liên quan tới sở hữu và chuyển nhượng cùng với những quyền gắn với tài sản vật chất có rất nhiều điểm khác biệt so với tài sản phi vật chất (ví dụ: đối với tài sản vật chất, quyền chiếm hữu có vị trí đặc biệt quan trọng so với các quyền năng khác của quyền sở hữu. Tuy nhiên, đối với tài sản phi vật chất, quyền chiếm hữu không có ý nghĩa như vậy). (trong trường hợp người sở hữu yêu cầu rút chứng khoán vat chất, Trung tâm lưu ký không có nghĩa vụ trả lại chính chứng khoán đã được gửi giữ, mà chỉ phải trả lại chứng khoán có các quyền tương đương với chứng khoán đã được lưu ký). Như vậy, tài sản gửi giữ ở đây là các chứng khoán có thể hoán đổi, và khách hàng. — chủ sở hữu đích thực của chứng khoán - trở thành người đồng sở hữu chứng khoán tổng hợp. Lý thuyết theo đó nghiệp vụ gửi giữ chứng khoán trên cơ sở có thể hoán đổi tài sản gửi giữ tương đương là một thực tiễn pháp lý được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, từ các nước Châu Âu đến Nhật Bản và Mỹ. Thứ ba, chứng khoán là tài sản có khả năng chuyển nhượng đặc biệt ` ) 9 Tính có thể chuyển nhượng ở mức độ cao ( tính lỏng— liquidity) của chứng.

NHUNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG

Pháp luật về thị trường chứng khoán của hầu hết các nước đều ghi nhận các nguyên tắc chung trong hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán bao gồm: (i) nguyên tắc tập trung hoá chứng khoán tại hệ thống (là việc đưa chứng khoán vào lưu giữ tập trung tại một địa điểm, thông thường là các trung tâm lưu ký, và thông tin về tình trạng chứng khoán lưu giữ của khách hàng trong hệ thống sẽ được quản lý dưới hình thức ghi. sổ); (ii) nguyên tắc đảm bảo thanh toán tiên và đảm bảo chuyển giao chứng khoán (do đặc trưng của hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung là quá trình thanh toán liên quan tới nhiều bên tham gia, nhiều mối quan hệ và nhiều giai đoạn trong ca quá trình thanh toán); (iii) nguyên tắc chuyển giao chứng khoán cùng với thanh toán tiên (mục tiêu của nguyên tắc này là đảm bảo rằng hai công đoạn thanh toán tiền và giao chứng khoán diễn ra đồng thời. Nếu một trong hai công đoạn đó được thực hiện trước, thì một trong số các bên tham gia giao dịch sẽ có nguy cơ phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp bên đối tác của họ không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán còn lại.). Quy chế Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (Malaysia) cũng quy định khi Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận giải quyết tranh chấp, các bên phải tự hoà giải trong vòng 30 ngày kể từ ngày có thông báo chấp thuận giải quyết tranh chấp của Sở giao dịch. Chỉ khi các bên không thể thoả thuận được thì Sở giao dịch mới chỉ định trọng tài viên để giải quyết [70, tr.44]. Đặc biệt, do lĩnh vực thị trường chứng khoán là lính vực kinh tế chuyên ngành, đòi hỏi người đứng ra giải quyết tranh chấp phải am hiểu sâu sắc các vấn. đề liên quan tới hoạt động của thị trường nên hoà giải được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp rất hiệu quả trong lĩnh vực này. Người đứng ra làm trung gian hoà giải thường là các chuyên gia, luật sư có nhiều kinh nghiệm, có uy tín, phẩm chất hoặc là người của các tổ chức tự quản như Sở giao dịch, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Tại Hàn Quốc, Uỷ ban Chứng khoán thành lập riêng một Vụ Hoà giải các tranh chấp với nhiệm vụ giúp các bên hoà giải các tranh chấp phát sinh trên thị trường chứng khoán [70, tr.45]. b) Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó, các bên thoả thuận sẽ đưa những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài.

TREN THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG GIAO DICH CHUNG

Những quy định pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời và vận hành thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Điều 19, 20) và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán, theo đó Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Mặt khác, duy trì sở hữu Nhà nước và sự quản lý của Nhà nước đối với các Trung tâm giao dịch chứng khoán trong giai đoạn Việt Nam chưa có một khung pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh điều chỉnh thị trường chứng khoán là cần thiết để đảm bảo định hướng phát triển thị trường,.

S Nguyễn Thị Ánh Vân cho rằng: "Khó có thể tin rằng nên kinh tế Việt Nam và

    Vì vậy, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu thời gian qua có tăng nhưng mức độ còn chậm, chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại và một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước như Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Công nghiệp, Tổng công ty Sông Đà..và cho đến thời điểm hiện tại, sau 7 năm hoạt động, chưa có một trái phiếu công ty nào được niêm yết và giao dịch trên 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (trừ một vài loại trái phiếu Ngân hàng thương mại). Hiện nay cũng chưa có khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm là một định chế tài chính quan trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và trái phiếu công ty nói riêng. Các tổ chức định mức tín nhiệm cung cấp dịch vụ đánh giá chất lượng trái phiếu và độ tín nhiệm của tổ chức phát hành để các nhà đầu tư trên cơ sở đó có thể tối thiểu hoá rủi ro trong hoạt động của mình. Sự thiếu vắng các tổ chức tín nhiệm ở Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho thị trường trái phiếu công ty vẫn ở mức độ kém phát triển. Hai là, phạm vi các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật được phép giao dịch trên thị trường tập trung còn quá hẹp. Khung pháp lý cho việc giao dịch các chứng khoán phái sinh hầu như chưa được xây dựng. Luật Chứng khoán quy định vẻ phạm vi chứng khoán bao gồm: “a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Quyên mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán” (Khoản 1 Điều 6). Hiện nay nhu cầu tiến hành các giao dịch chứng khoán thông qua các phương tiện điện tử (đặt lệnh từ xa qua Internet) là nhu cầu cấp thiết để mở rộng quy mô thị trường. Một số công ty chứng khoán hiện đang triển khai dịch vụ đặt lệnh qua Internet như VCBS, VN Direct, Tân Việt.., song vẫn trên cơ sở “tự làm, tự chịu rủi ro” do chưa có khung pháp lý cụ thể hướng dẫn về cách thức tổ chức và đặc biệt là giá trị pháp lý của các giao dịch loại này. Điều 33 khoản 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số. Trường hợp nhận lệnh giao dich của khách hàng qua Internet, qua điện thoại, qua fax, công ty chứng khoán phải tuân thi:. a) Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh;. b) Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải dam bảo nguyên tắc: xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng;. c) Có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách hàng và hệ thống giao dịch do lôi của công ty." Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của việc tiến hành các giao dịch chứng khoán qua Internet như giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, tính hợp pháp của lệnh đặt qua Internet, độ bảo mật và nghĩa vụ đảm bảo thực hiện lệnh của khách hàng..là những vấn đề pháp lý còn đang bỏ ngỏ.

    TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM

    PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO

    Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung, hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung nói riêng không những chỉ nhằm mục đích khắc phục những tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành, mà còn cần hướng đến việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất, đây đủ và phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường theo định hướng đã được xác định, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu thực tiễn của sự phát triển của thị trường trong bối cảnh phát triển chung nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế. Các yêu cầu trên đòi hỏi pháp luật về kinh tế nói chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, phải có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo hướng ngày càng bảo đảm sự tương thích giữa các chuẩn mực trong hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường chứng khoán các nước trong khu vực và trên thế giới, loại bỏ những quy định phân biệt đối xử giữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán và nhà đầu tư trong nước với tổ chức kinh doanh chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài; xoá bỏ sự bảo hộ của Nhà nước đối với các lĩnh vực mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết mở cửa theo lộ trình và loại bo sự can thiệp thông qua các biện pháp hành chính của Nhà nước vào quá trình vận hành của thị trường.

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH

    Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách cũng như lộ trình thực hiện chính sách cần theo nguyên tắc: (i) căn cứ vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đảm bảo nguyên tắc phát triển nhưng không gây xáo trộn về kinh tế xã hội và làm thiệt hại lợi ích của nhà nước và nhân dân Việt Nam; (ii) cùng với việc mở rộng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam cần thực hiện cơ chế quản lý, giám sát thị trường phù hợp, kiểm soát được luồng vốn chu chuyển qua biên giới. Cùng với việc thi hành Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, Bộ Tài chính cần sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế cả Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định 238/2005/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam để áp dụng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. chứng khoán) theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn chế đối với các tổ chức niêm yết không thuộc danh mục lĩnh vực cấm đầu tư hoặc đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với Luật Đầu tư.

    Tổ chức bù trừ của sở giao dịch đảm bảo cho tất cả các hợp đồng. Để làm được điều này, tổ chức bù trừ yêu cầu rằng tài khoản của thành viên phải có tối

      Để tuân thủ nguyên tắc 11, khung pháp lý về thị trường chứng khoán của nước thành viên cần phải thể chế hoá các nội dung sau: (i) cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cần có khả năng chia sẻ thông tin công bố hoặc không công bố ra công chúng với các cơ quan khác trong nước; (II) cơ quan cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cần có khả năng chia sẻ thông tin công bố hoặc không công bố ra công chúng với các đối tác nước ngoài; (iii) luật pháp trong nước không được ngăn cản hoạt động hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin nhằm mục đích hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi. Đối với thị trường Việt Nam, để đặt nền móng cho một cơ chế hợp tác quốc tế phát triển trong lĩnh vực phòng chống, phát hiện và xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán, theo tôi, cơ quan quản lý cần có khả năng chia sẻ và thu nhận thông tin từ các đối tác nước ngoài về các hoạt động kể trên trong trường hợp: (i) cấu thành tội phạm theo luật của nước mình nhưng không cấu thành tội phạm theo luật của nước đối tác; (ii) không cấu thành tội phạm theo luật của nước mình nhưng cấu thành tội phạm theo luật của nước đối tác; (iii) trao đổi thông tin để nhận diện một hoặc các đối tượng là chủ sở hữu hưởng lợi hoặc kiểm soát tài khoản ngân hàng có liên quan đến giao dịch chứng khoán cũng như tài khoản của công ty môi giới.