1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

_ KHOA HANH CHINH NHA NƯỚCTRUNG TÂM NGHIÊN COU PHÁP LUẬT.

VE TO CHỨC BO MAY NHÀ NƯỚC

_HỘI THẢO KHOA HỌC \ ,HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ.KHIẾU NẠI, KIỆN HÀNH CHÍNH _

| _ ĐẤP ỨNG NHU CAU HOI NHAPTH Ư VỊ E N

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

At về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập _

tàng NA NyaPAUSED)

THẤM QUYEN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CUA CƠ QUANHÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦACÁ NHÂN, TỔ CHỨC TRONG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

Thạc sỹ Nguyễn Ngoc Bích

Khoa Hành chính - Nhà nướcĐại học Luật Hà Nội

Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến

pháp và là cách thức để cá nhân, tổ chức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình trong mối quan hệ với các cơ quan, người có thẩm quyền trong quản

lý hành chính nhà nước Trong những năm vừa qua, pháp luật về khiếu nại đã,có những bước phát triển và không ngừng hoàn thiện với mục đích ghi nhận và

đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức Một trong

những nội dung quan trọng của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại

là những quy định liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại Thẩmquyền giải quyết khiếu nại không chỉ đơn thuần chỉ ra những cơ quan, cá nhân

nào có quyền giải quyết khiếu nại mà còn là một trong những điều kiện đảm

-bảo cho việc giải quyết khiếu nai khách quan, nhanh chóng, có hiệu lực và:

hiệu quả |

-1 Từ trước đến nay, pháp luật Việt Nam đều quy định thẩm quyền giải

quyết khiếu nại phát sinh từ hoạt động quản lý hành chính trước hết thuộc về

các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quản lý hành chính Cụ thể Pháplệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần

đầu thuộc về người đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hànhchính bị khiếu nại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung

năm 2004 quy định vẻ thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định

hành chính thuộc về thủ trưởng các cơ quan hành chính, các cơ quan chuyên

môn thuộc cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương Thủ trưởng các

cơ quan này có thấm quyền giải quyết khiếu nại lần đâu đối với các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do

| ,

mình quản lý trực tiếp.

Trang 3

Hội thảo: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

Luật năm 1998 cho phép người khiếu nại được khiếu nại nhiều lần tới

những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khác nhau từ địa phương đến

trung ương nhưng số lần khiếu nại đối với các quyết định hành chính hành vi

hành chính của cơ quan, đơn vị ở các cấp khác nhau không như nhau Việc

khiếu nại nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị ở cấp càngthấp thì số lần khiếu nại và giải quyết khiếu nại những lần tiếp theo càngnhiều và chính quy định này đã làm giảm hiệu luc của các quy định về quyétđịnh giải quyết khiếu nại cúối cùng.

Luật sửa đổi, bổ sung năm 2004 đã sửa đổi căn bản các quy định về.thẩm quyền giải quyết khiếu nại, mặc dù không quy định trực tiếp thànhnguyên tắc giải quyết khiếu nại bai cấp nhưng các quy định về thẩm quyềntrong Luật sửa đổi đã hình thành rõ hai cấp giải quyết khiếu nại Theo đó, nếu

không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời thời hạn giải

quyết khiếu nại lần đâu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu

nại có quyên khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp

theo Tham quyền giải quyết khiếu nại lần hai thuộc về thủ trưởng cơ quan là

cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu Nhưng do đặc

điểm của tổ chức bộ máy nhà nước các Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan quản

lý ở trung ương và là cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn cao nhất

nên các khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành chính của Bộ.

trưởng thủ trưởng co quan ngang Bộ chi được giải quyết một lần bởi chính Bộtrưởng đó _

Cùng với việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì pháp luật

cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết các tranh

chấp hành chính giữa cá nhân, tổ chức với các cơ quan, người có thẩm quyềntrong quản lý hành chính Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án chỉđược thụ lý nếu đã qua giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn giải quyết khiếu nạitại các cơ quan quản lý hành chính) |

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về đề án thành lập một cơ quangiải quyết khiếu nại riêng biệt, độc lập với các cơ quan quản lý hành chính (cơ

quan tài phán hành chính) cũng như có ý kiến dé xuất việc trao quyền giải

quyết hoàn toàn các tranh chấp hành chính sang cho tòa án và không nhấtthiết phải quy định tiền tố tụng là một giai đoạn bắt buộc Chúng tôi cho rằng

trong điều kiện Việt Nam hiện nay quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại

(hay ít nhất là thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu) thuộc về các cơ quan

hành chính, đơn vị thuộc cơ quan hành chính (người có thẩm quyền giải quyết

2

Trang 4

sau đây:

Thứ nhất, việc khiếu nại không chỉ có mục đích để cá nhân, tổ chứckhiếu nại bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà khiếu nại còn làcơ hội để các cơ quan quản lý hành chính xem xét lại hoạt động quản lý đã

được tiến hành trước đó.

Không phải trong mọi trường hợp cơ quan, người có quyết định hành

chính, hành vi hành chính bị khiếu nại cố tình vi phạm pháp luật gây thiệt hại

cho cá nhân, tổ chức Nếu người quản lý không thu thập đầy đủ thông tin,

không cập nhật các quy định pháp luật hiện hành hoặc do chủ quan mà đã banhành quyết định hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm đến

quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, những thiếu xót này

nếu được phát hiện ra một cách nhanh chóng thông qua việc giải quyết khiếu

nại thì việc tổ chức khắc phục những thiếu xót này cũng hoàn toàn đơn giản,

nhanh chóng và thuận tiện Kết quả là cả người khiếu nại, người bị khiếu nại_ và người giải quyết khiếu nại sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và những

phiền toái khác có thể nảy sinh khi việc giải quyết khiếu nại và thi hành quyếtđịnh giải quyết khiếu nại bị chuyển qua chuyển lại giữa nhiều cơ quan khác

Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức thủtrưởng các cơ quan, đơn vị không chỉ kiểm tra xem xét lại một hoạt động quảnlý hành chính cụ thể đã được thực hiện (hoạt động quản lý bị khiếu nại) màcòn kiểm tra xem xét toàn diện hoạt động của cán bộ, công chức hoặc mộtlĩnh vực quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan mình, nhờ đó kịp thời phát

hiện và khắc phục những thiếu xót, bất cập nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.

Thứ hai, quan lý hành chính trong các lĩnh vực khác nhau đều cónhững yêu cầu riêng về chuyên môn nghiệp vụ như quản lý trong lĩnh vực đất

đai, tài chính, bảo hiểm, thuế, hải quan Những yêu cầu này bản thân các cơquan quản lý là người hiểu rõ nhất và các cơ quan này cũng nắm vững nhất

quyết khiếu nại thuộc về các cơ quan này thì sẽ tận dụng được kiến thức, hiểubiết của đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên gia về các lĩnh vực có liên quanmà không phải thông qua những thủ tục như trưng cầu giám định, kiểm tra,

đánh giá khác phức tạp hơn.

~ — Thứ ba, nếu chuyển giao toàn bộ các tranh chấp hành chính sang cho

toa án hoặc một cơ quan tài phán tức là dồn toàn bộ hoạt động giải quyết

Trang 5

Hôi thảo: Hoan thiên pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhụ cầu hội nhậpkhiếu nại thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau trong quản lý hành

chính'cho một cơ quan `

_ Hiện nay, theo quy định của pháp luật tòa án nhân dân địa phương chiđược thành lập đến cấp huyện và thực tế rất khó khả thi để có thể thành lậpmột cấp tòa án chuyên giải quyết tranh chấp hành chính ở cấp xã Các co quan

tài phán hành chính nếu được thành lập cũng chi dừng lại ở cấp huyện Vì thếđây thực sự là một trở ngại cho người khiếu nại nếu họ phải mất thời gian va

chi phi cho việc đi lại để thực hiện một khiếu nại đối với hoạt động quản lýcủa chính quyền cấp xã Mat khác tòa án nhân dan hoặc cơ quan tài phán.hành chính có thể tập hợp được những thẩm phán giỏi về tố tụng nhưng sẽ rất

khó để có được những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ của từng lĩnh vực

quản lý hành chính, trong những trường hợp cần thiết thì các cơ quan này lạiphải trưng cầu giám định hay hỏi ý kiến từ các cơ quan quản lý hành chính.

Tuy nhiên trở ngại lớn nhất khi quy định thẩm quyền giải quyết khiếunại thuộc về các cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hànhchính là yêu cầu về dam bảo tính khách quan Vì thế, để tạo cơ hội cho cá -

nhân, tổ chức được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính mà họcho là phù hợp, cũng như để tạo ra sự "đối trọng” với các cơ quan quản lý nhà

nước, việc nghiên cứu thành lập một hệ thống cơ quan tài phán hành chính độclập hay quy định quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức tại tòa án là hợp lý.Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại củacác cơ quan quyền lực nhà nước, của các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân đân vàcần thiết phải ghi nhận và đảm bảo quyền giám sát của công dân Pháp luật_cũng cần quy định trực tiếp các chế tài với cán bộ, công chức thiếu tráchnhiệm trong giải quyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức, cũng như những cơquan, cá nhân, tổ chức cố tình cản trở việc khiếu nại của người khiếu nại.

2 Luật khiếu nại, tố cáo là văn bản pháp luật quan trọng nhất hiện nay

quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nai trong quản lý hành chính.Nhưng Luật cũng còn bọc lộ một số các khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến

quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức Liên quan đến những quy định về thẩm

quyền giải quyết khiếu nại chúng tôi thấy có một số thiếu sót cần được sửa

đổi, bổ sung để đảm bảo tính logic của Luật Ví du tại Điều 30 vẫn quy định:

"người khiếu nại lần dau phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính

Trang 6

không còn phù hợp với những sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền so với Luật

quản lý trực tiếp Cách quy định này không cụ thể như cách quy định theokiểu liệt kê trong Luật hiện hành những lại rất dễ cho người khiếu nại xác địnhphải khiếu nại đến ai Cách quy định này sẽ khắc phục được tình trạng "bỏsót" thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý hành chính, (nhưthẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cục, chi cục thuộc các Cục, Tổng cụcthuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ) Quy định thành nguyên tắc xác định thẩmquyền giải quyết khiếu nại cũng rất thuận tiện khi có sự thay đổi trong tổ chứcbộ máy nhà nước thì việc xác định thẩm quyền cũng không có khó khăn Mặt

khác khi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện sự phân cấp

trong quản lý hành chính thì cũng đồng thới có thể thực hiện cả việc phân cấp

trong giải quyết khiếu nại mà không sợ trái luật như hiện nay.

Hai là, quy định trực tiếp nguyên tắc giải quyết khiếu nại hai cấp và

đảm bảo nguyên tắc này trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước Người có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại lan hai là thủ trưởng cơ quan cấp trên trựctiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thứ nhất, giải quyết khiếu nại hai cấp một mặt đảm bảo cho vụ việc

hiếu nại có cơ hội được xem xét lại một cách khách quan hơn bởi cấp trên

của người Ls thẩm quyền giải quyết khiéu-nai lần đầu, vừa tránh cho ngườikhiếu nại không thực hiện khiếu nại vượt cấp hoặc khiếu nại nhiều lần Thứ

hai, mặc du cá» Tinh vực quản lý nhà nước có yêu cầu khác nhau nhưng vẫn

phải đảm bảo quyền khiếu nại nai ian cho người khiếu nại Trong các văn bản

quy phạm pháp luật khi có quy định vẻ khiếu nại, giải quyết khiếu nại phải tôn

trọng các quy định của Luật Khiếu nại tố cáo trong đó có các quy định về

- thẩm quyên giải quyết khiếu nại Không để những quy định như điều 138

Trang 7

khoản 2 điểm b Luật đất đai về khiếu nại liên quan đến quyết định hành

chính, hành vi hành chính trong quan ly nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền

giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân.

Quy định này rõ ràng không đảm bảo việc thực hiện khiếu nại hai lần cho

người khiếu nại khi ở trung ương Bộ Tài nguyên, môi trường là cơ quan cóchức năng quản lý nhà nước về đát đai lại không có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở địa phương.

Ba là, Luật không quy định quyền hạn của người giải quyết khiếu nại.

‘Tai điều 17 và điều 18 có quy định vé quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

và người bị khiếu nại tuy nhiên pháp luật lại không quy định về quyền hạn của

người giải quyết khiếu nại, hay nói chính xác hơn là Luật chỉ quy định trực

tiếp quyền của người giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo tại diéu 44 màkhông có quy định quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu Theo chúngtôi toàn bộ những quyền được Luật quy định cho người giải quyết khiếu nạicác lần tiếp theo cũng là những quyền mà pháp luật cần phải trao cho ngườigiải quyết khiếu nai lần dau Có một số quyền rất quan trọng, ảnh hưởng trựctiếp đến tính khách quan của quyết định giải quyết khiếu nại Ví dụ, quyềntrưng cầu giám định yêu cầu co quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin,

tài liệu Nếu người giải quyết khiếu nại không trưng câu giám định hay yêu

cầu cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin tài liệu làm căn cứ cho VIỆCgiải quyết khiếu nại vì cho rang mình không có quyền đó; Hoặc là khi nhậnđược yêu cầu giám định, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu các cơ quan, tổ

chức hữu quan đã từ chối thực hiện vì cho rằng người giải quyết khiếu nại

không có quyền yêu cầu họ làm việc đó Trong cả hai trường hợp này kết quả

của việc giải quyết khiếu nại sẽ không chính xác và vì thế ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

Bốn là, Luật hiện hành không quy định thẩm quyền giải quyết khiếunại đối với các quyết định hành chính của Uy ban nhân dân các cấp va thé

quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các cơ quan thuộc Ce; Tổng cục ;thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ Thiếu xót này đã được phát hiện từ Luật khiếu

nại, tố cáo 1998 nhưng các lần sửa đổi, bổ sung sau này vẫn chưa RSL pHỤC.

Vẻ thẩm quyền giải quyết khiếu nai ##: vơ! Các quyết định hành chính

của ủy ban nhân dan vo y kiến cho rằng quyết định của UBND do Chủ tịch

URND hoặc Phó chủ tịch UBND ký ban hành nên Chủ tịch, Phó chủ tịch được

xác định là người ban hành quyết định đó và Chủ tịch là người có thẩm quyền

6

Trang 8

Có ý kiến lại cho rằng UBND chỉ ban hành những văn bản quy phạm phápluật mà văn bản quy phạm pháp luật không là đối tượng của khiếu nại nên

không cần thiết phải quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyếtđịnh hành chính của UBND Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tất cả các ý kiến

trên đều không thuyết phục bởi vì nếu văn bản do UBND ban hành thì đó là sự

nhất trí của tập thể UBND không phải sự thể hiện ý chí của duy nhất Chủ tịchhay Phó chủ tịch là người ký văn bản Ý kiến thứ hai cũng không hợp lý vì

không có văn bản pháp luật hiện hành nào quy định UBND chỉ có quyền banhành văn bản quy pháp pháp luật mà không ban hành vặn bản áp dụng quy

phạm pháp luật Vì vay, để tránh tình trạng người có thẩm quyền din daytrách nhiệm không thụ lý giải quyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức liên quanđến quyết định hành chính của UBND, Luật khiếu nại, tố cáo phải bổ sung

quy định thấm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND các cấp vớiquyết định hành chính do UBND các cấp ban hành |

Theo quy định các Cục, Tổng cục được thành lập để thực hiện nhiệm vụ

quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản ly nhà nước của Bộ |.

Trong cơ cấu tổ chức của Cục có các cơ quan trực thuộc như thanh tra Cục,Cục cũng có thể được tổ chức tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương;còn Tổng cục được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương (cấp tỉnh

có cục và cấp huyện có chi cục) Như vậy, nếu trong hoạt động quản lý của

các cơ quan thuộc Cục hoặc Tổng cục mà có phát sinh khiếu nại thì tất cả cáckhiếu nại đó đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng hoặc Tổng cục

trưởng Ví dụ, một doanh nghiệp muốn khiếu nại về quyết định thông quan

của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh thì theo Luật phải gửi đơn khiếu nại

đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính là người có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại Rõ ràng đây là một quy định chưa hợp lý và thựcsự gây ra những trở ngại cho người khiếu nại.

Nếu quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại như

chúng tôi trình bày ở phan trên thì việc Luật mặc dù không xác định thâmquyền cụ thể trong hai trường hợp này những vần dễ dàng xác định được

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Cuối cùng, Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành còn thiếu các quy định vềủy quyền giải quyết khiếu nại.

! Điều 19 20 Nghị định 86/2002/NĐ - CP ngày 05/12/2002 quy định chức nang nhiệm vụ quyền hạn và ˆ

- cấu tỏ chức của Bộ cơ quan ngang Bộ.

Trang 9

Hội thao: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

i Luật không quy định về ủy quyền giải quyết khiếu nại là một hạn chế

rất lớn và dễ tạo ra sự tùy tiện khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạithực hiện việc ủy quyền giải quyết khiếu nại trên thực tế Có thể thấy rằngLuật không quy định về ủy quyền giải quyết khiếu nại là nhằm nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vi trong giải quyết khiếu nại bằng việc

phải trực tiếp giải quyết các khiếu nại liên quan đến cơ quan, đơn vị hoặc cánbộ, công chức do mình quản lý trực tiếp, nhưng quy định này lại không phùhợp với thực tiễn khách quan của quản lý hành chính Thủ trưởng các cơ quan

không chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với tất cả các quyết định

hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức trong cơquan mà họ còn chính là người đại diện chính thức cho cơ quan trong viéc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong quản lý hành

chính, ngoài ra ho còn phải hoàn thành những công việc quản ly, lãnh đạo vớitư cách là người đứng đầu cơ quan mà mình phụ trách Vì vậy, thủ trưởng các

cơ quan không thể trực tiếp thực hiện được tất cả những công việc thuộc thẩm

lý vấn đề ủy quyền trong giải quyết khiếu nại để vừa đảm bảo tính khách quan

của hoạt động giải quyết khiếu nại vừa đảm bảo hiệu quả của hoạt động quảnlý hành chính nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại nói riêng.

Kết luận: một mặt chúng ta phải tổ chức thực hiện quản lý hành chính

có chất lượng và hiệu qua làm giảm tối đa những thiếu xót, sai lam mà từ đó

phát sinh tranh chấp giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức Mặt khác, chúngta phải nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại của công dân để các cơ quan

nhà nước thực sự là bộ máy giúp nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình,

các cán bộ, công chức thực sự là người phụng sự nhân dân |

Trang 10

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuỷ

Khoa Hành chính Nhà nướcĐại học Luật Hà Nội

Khi tham gia vào quản lý hành chính nhà nước, công dân sử dụng quyền

khiếu nại hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên.làm thế nào để công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại hành chính một cáchhiệu quả, và thực sự là công cụ hữu hiệu của công dân mỗi khi “phan ứng”với các chủ thé quản lý? Đó chính là các yếu tố cần thiết bảo đảm thực hiệnquyền khiếu nại hành chính - đây cũng chính là phương thức chuyển tải

quyền khiếu nại hành chính từ chỗ chỉ là sự ghi nhận trong pháp luật đến chỗ

đạt được những giá trị xã hội nhất định trong thực tiễn quản lý hành chínhnhà nước Có nghĩa là quyền khiếu nại hành chính của công dân phải đượcbiến đổi từ khả năng thành hiện thực trong cuộc sống Những bảo đảm đôi vơiquyền khiếu nại hành chính là hết sức cần thiết và quan trọng vừa để bảo vệquyền, lợi ích cho công dân vừa để duy trì mối quan hệ dân chủ giữa chủ thểquản lý hành chính nhà nước với công dân Hơn nữa, quyền khiếu nại hànhchính sẽ chỉ là quyền công dân mang tính hình thức nếu không có những bảo

đảm để công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính

nhà nước; Bảo đảm thực hiện quyền khiếu hành chính còn là những yếu tocần thiết để quyền khiếu nại hành chính được xem là phương tiện mà côngdân có thể tin tưởng sử dụng mỗi khi phát sinh tranh chấp hành chính với chủthể quản lý Mặt khác khi xác lập quyền khiếu nại trong hệ thống quyền của

- công dân ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước thì bảo đảm đối với việc

thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính là vấn đề không thể thiếutrong nội hàm quyền khiếu nại hành chính Dưới góc độ pháp lý những bảo.

đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại hành chính của công dân càng có ý

nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Những yếu tố của bảo đảm pháp lý đối với quyền Khiếu nại hành chính đồngthời là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong quảnlý hành chính nhà nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về những bảo đảm đối với

quyền khiếu nại hành chính (trong đó đặc biệt là bảo đảm pháp lý) cũng như

đánh giá thực trạng về bao đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại hành chính

của công dân hết sức có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn

l

Trang 11

Hôi thảo: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nai, kiên hành chính đáp ứng nhu câu hội nhập

Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của

dân, do dân, vì dân.Trong phạm vi bài viết, tác gia chi tập trung xem xét vấn

đề lý luận về những bảo đảm đối với quyền khiếu nại hành chính, trong đó đisâu nghiên cứu, để chỉ ra những thành tố cơ bản của bảo đảm pháp lý đối vớiviệc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dan Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay |

1 Khái niệm và hệ thống các bảo đảm đối quyên khiếu nại hànhchính của công dân |

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng “ bảo đảm” được hiểu là chắc chắn.đạt tiêu chuẩn cần thiét! Như vậy bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hànhchính có thể hiểu là việc làm cho quyền khiếu nại hành chính chắc chắn đượcthực hiện trên thực tế Hiến pháp và pháp luật qui định các quyền của công dâncó nghĩa là thừa nhận giá trị xã hội của các quyền đó và tạo điều kiện quan trọngđể thực hiện chúng, song những quyền này nếu thiếu đi bảo đảm thì mới chỉ tồntại ở dạng tiềm năng Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân trong lĩnhvực chính trị đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền khiếu nại hành chính -một trong nhiều quyên của công dân ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước

được ghi nhận trong pháp luật hành chính Tuy nhiên giữa việc ghi nhận trong

pháp luật với việc thực hiện quyền trong thực tế luôn là một khoảng cách Việcghi nhận quyền khiếu nại hành chính sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta khôngtích cực tạo ra các phương tiện, môi trường thuận lợi để chuyển hoá biến quyềnkhiếu nại hành chính thành hiện thực trong cuộc sống Quyền khiếu nại hànhchính của công dân chỉ trở thành hiện thực khi có các yếu tố xã hội khách quan

thuận lợi và những phương tiện công cụ phương thức do Nhà nước và xã hội tạo

ra” Quyền khiếu hành chính chỉ thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu để côngdân sử dụng nhằm bảo vệ các quyền khác của mình cũng như bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp bị xâm hại khi công dan có day đủ điều kiện thực hiện quyềnkhiếu nại một cách hợp pháp trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước Việc

Nhà nước ghi nhận quyền khiếu nại hành chính tại các qui định của pháp luật

mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận công dân có vũ khí phương tiện để bảo vệ

quyền lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên sử dụng phương tiện đó như thế

nào, hiệu quả sử dụng đến đâu mới là bảo đảm thực sự để quyền khiếu nại hành

chính tồn tại trong cuộc sống, trong xã hội công dân Trong quan hệ quản lýhành chính nhà nước công dân là đối tượng quản lý vì thế quyền và lợi ích hợppháp của họ luôn có nguy cơ bị xâm hại bởi các chủ thể quản lý: việc trang bịcho họ một vũ khí đó là quyền khiếu nại hành chính để chống lại sự xâm hại từ

'Nguyén Như Ý (2005), Từ điển Tiêng Việt thong dung Nxb Giáo dục 1r.41

“Ts Trần Thanh Hương Lat (2006) Bao dam pháp lý cho việc thực hiện cac quyền tự do cá nhân của công dan.tr.25

¬

Trang 12

Hôi thảo: Hoàn thiên pháp luật vê khiếu nai, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

phía cơ quan nhà nước là quan trọng và quan trọng hơn là qui định rõ cách thức

thực thực hiện cũng như thiết kế một cơ chế giải quyết hiệu quả, hợp pháp Có

như vậy quyền khiếu nại hành chính của công dân mới có sức sống và giá trị xãhội của quyền khiếu nại hành chính mới thực sự tồn tại.

Như vậy, để bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính cần đến nhiềuyếu tố khác nhau Trước hết quyền khiếu nại hành chính sẽ được thực hiện nếucó môi trường xã hội thuận lợi Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để công dânsử dụng đúng đắn, phù hợp quyền khiếu nại hành chính trong các trường hợp cần

thiết Ngoài ra yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm thực hiện

quyền khiếu nại hành chính của công dân Chủ trương và những quyết sách củaĐảng cầm quyền luôn là kim chỉ nam cho quản lý hành chính nhà nước Nhữngchủ trương của Đảng cộng sản tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý hành

chính nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại hành chính hướng tới bao

đảm việc thực hiện quyẻn khiếu nại hành chính của công dân Yếu tố kinh tế

trong xã hội cũng là một trong những tiền dé ảnh hưởng đến việc thực hiện

quyền khiếu nại hành chính của công dân Từ những phân tích trên, có thể hiểubao đảm đối với thực hiện quyền khiếu nại hành chính là: tong hop các yếu tốchính trị, kinh tế, tư tương, văn hoá xã hội và pháp luật- những điều kiện cầnthiết nhằm bảo dam quyền khiếu nại hành chính được thực hiện trong thựctiến quan lý hành chính nhà nước.

Từ đó, có thể chia hệ thống các bảo đảm cơ bản đối với việc thực hiệnquyền khiếu nại hành chính của công dân thành bảo đảm kinh tế, bảo đảm chínhtri, bảo đảm tư tưởng những bao đảm xã hội khác và bảo đảm pháp lý Trong đóbảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị bảo đảm về tư tưởng bảo đảm xã hội khác lànhững bảo đảm chung đối với việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính Bảođảm chung là “ những điều kiện về tiền dé kinh tế, chính trị, tư tưởng và tổ chứcthuận lợi cho cá nhân con người thực hiện trên thực tế mối quan hệ pháp lý vớiNhà nước ”” Day là những bảo đảm bao gồm tổng thể các yếu tố xã hội cácchuẩn mực văn hod, các đặc trưng về chính trị, tư tưởng tác động đến quyềnkhiếu nại hành chính của công dan , tao động lực thúc đẩy công dân sử dụngquyền khiếu nại hành chính Bảo đảm pháp lý, bảo đảm mang tính đặc thù.quyết định phần lớn đến hiệu quả của việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính.Bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại-hành.chính là nội dung chính được

chúng tôi phân tích trong bài viết này.

2 Khái niệm, nội dung của bảo đảm pháp lý đối với việc thực hiện quyềnkhiếu nại hành chính của còng dàn.

* T Trần Ngọc Đường (1993), “Nha nược và ca nhàn”, Giao trình ly luận đụng vẻ Nhà nược và phạp luật Trường

Dai học Khoa học xã hội và nhàn văn Khoa Luật tr, 113 - 208

3

Trang 13

Hôi thảo: Hoàn thiên ¡

Khi bàn đến quyền con người và những bảo đảm pháp lý đối với việc thực

® hiện quyền con người, tác giả Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: “ Bđo đảm pháp lýthực hiện quyền con người là hệ thống các qui định trong hệ thông pháp luậtnhằm cụ thể hoá, bảo dam thục hiện quyển con người và cơ chế bảo đảm thitchiện các qui định đó trong thực tiễn đời sống ”” Như vay dưới góc độ quyền con

người , bảo đảm pháp lý là hệ thống các qui định pháp luật cụ thể quyền conngười thành quyền công dân và cơ chế bao đảm thực hiện các quyền đó trongthực tiên Tuy nhiên khi xem xét dưới góc độ bảo đảm quyền hiến định của công

dan TS luật học Nguyễn Văn Động xác định: “ Báo dam pháp lý có thể đượcxem nhụ là toàn bộ những tiên dé tư tưởng chính trị - pháp lý và biện pháp pháp

lý thông nhất, nhằm đảm bảo cho công dân được hưởng một cách thật sự và sử

dung quyền mot cách đúng dan trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, vănhoá, xd hội” Theo tác giả thì khái niệm “bảo đảm” pháp lý bao hàm toàn bộ đời

sống pháp luật của Nhà nước và xã hội trong đó không những bao hàm các yếu

tố của cơ chế pháp lý thực hiện quyền của công dân mà còn là hệ tư tưởng chínhtrị - pháp lý, văn hoá pháp lý và hoạt động tuyên truyền phổ biến giải thích pháp

luật PGS.TS Định Văn Mậu khi nghiên cứu trực tiếp bảo đảm quyền khiếu nại.

tố cáo của công dân lại đưa ra quan điểm về bảo đâm pháp lý đối với quyềnkhiếu nại, tố cáo ở hai phương diện khác nhau Đó là chế độ (hay môi trường)pháp lý - chính trị, trong đó quyền khiếu nại tố cáo tồn tại cùng với quyền và

nghĩa vụ khác của công dân Ở phương diện thứ hai đó là cơ chế boạt động của

cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện quyền công dan, trong đó có nhằm giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” Như vậy đù cách thức biểu đạt khác nhau

nhưng các tác giả đều khẳng định bảo đảm pháp lý là toàn bộ đời sống pháp luật

với các yếu tố cần và đủ đảm bảo chắc chắn việc thực hiện quyền công dân,

quyền khiếu nại hành chính trong thực tế.

Việc đưa ra một khái niệm day đủ về bảo đảm pháp lý đối với việc thực

hiện quyền khiếu nại hành chính là cần thiết, bởi đây chính là cơ sở đầu tiên xác

lập các nội dung căn bản của bảo đảm pháp lý đối với quyền khiếu nại hànhchính _

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền Hiến định của công

dan trong lĩnh vực chính trị Quyền khiếu nại hành chính là quyền của công dântrong quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, bảo đảm pháp lý thực hiện quyềnkhiếu nại hành chính có những nét tương đồng với bao đảm pháp lý thực hiện

"TS Nguyễn văn Mạnh (1995), Xây dung và bao dam pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới

ở nước ta hiện nay.tr 34

` Ts Nguyễn Văn Dong (2004) Các quyền Hiến định của cong dan và bao dam pháp lý o nước ta Tap chí luật

hoe $6 1/2004, tr 25

° PGS TS Dinh Van Mau (2003) Quyền lực Nhà nước và quyền công dân Nab Tư pháp Hà nội Tr.172

4

Trang 14

Hội thao: Hoàn thiện pháp luật vê khiếu nai, kiên hành chính đáp ứng nhu cau hội nhậpcác quyền hiến định khác của công dân Tuy nhiên vì là quyền cụ thể, được ghinhận tại pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước nên bảo đảmquyền khiếu nại hành chính có những nội dung mang tính đặc thù Dưới góc độlý luận, có thể định nghĩa bảo đảm pháp lý đối với việc thực hiện quyền khiếu

nại hành chính của công dân là: tổng thể những tiên dé, những yếu tố, phương

tiện gắn với pháp luật và sự điều chỉnh của pháp luật doi với quyền khiếu nại

hành chính nhằm tổ chức triển khai thực hiện quyền khiếu nại hành chính

trong thực tiên quan lý hành chính nhà nước Tuy nhiên xét ở bình điệnchung, bảo đảm pháp lý đối với việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính là:

toàn bộ các qui định của pháp luật cụ thể hoá quyên khiếu nại của công dân

trong quản lý hành chính nhà nước, là cơ chế pháp luật bao vệ quyền khiếu

nại hành chính cũng như tổng thể các biện pháp lý khác để quyền khiếu nại

hành chính của công dân thực sự có hiệu qua trong quan lý hành chính nha

Quan niệm về bảo đảm pháp lý đối với việc thực hiện quyền khiếu nạihành chính mà chúng tôi đưa ra chỉ dừng lại ở việc xem xét những thành tố cơbản nhất trong hệ thống các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền khiếu nạihành chính của công dân Bao gồm:

a Hệ thống văn bản pháp luật xác định nội dung, cụ thể hoá, chỉ tiết

hóa quyền khiếu nại hành chính của công dân.

Công dân khi tham gia vào quản lý hành chính nhà nước, nếu có căn cứcho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm hại bởi các QDHC, HVHC của các chủ

thể quản lý hành chính thì có quyền yêu cầu chủ thể quản lý nhà nước có thẩm

quyển xem xét lại các QD, HV đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình Tuy nhiênđể công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại của mình trong quản lý hành chínhthì qui định duy nhất về quyền khiếu nại tại Hiến pháp sẽ không bảo đảm đủ cơ

sở pháp lý để thực hiện Mặt khác các chủ thể quản lý khi nhận được những phản

ứng của công dân cũng không thể giải quyết được nếu thiếu hệ thống các quiđịnh pháp luật cụ thể Chính vì vậy Luật và các văn bản dưới luật đóng vai trò

quan trong trong việc cụ thể hoá quyền khiếu nại, xác định những nội dung pháplý căn bản của quyền khiếu nại đó Đây cũng chính là lý do để chúng ta có thểkhẳng định rằng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể hoá quyền khiếu nại hành

chính là bảo đảm pháp lý cần thiết và quan trọng đối với quyền khiếu nại hànhchính của công dân.

Luật khiếu nại - văn bản pháp luật bảo đảm pháp lý quan trọng đối vớiviệc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân.

Tại Hiến pháp quyền khiếu nại và quyền tố cáo đều được ghi nhận tại mộtđiều khoản do có những tính chất tương đồng như đều là quyền để bảo vệ quyền.

Trang 15

Hội thao: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nai, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhậpđều là quyền chủ quan, hay đều được được công dân sử dụng xuất phát từ trách

nhiệm của mỗi cá nhân với Nhà nước Tuy nhiên nếu dừng lại ở việc ghi nhận là

các quyền cơ bản của công dân thì việc qui định quyền khiếu nại, tố cáo tại mộtđiều khoản là phù hợp Song nếu cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo để triển khaithực hiện trong thực tiễn thì không thể qui định cả hai quyền tại một văn bảnluật, bởi cách thực thực hiện hai quyền này có nhiều điểm khác nhau Chính vì lẽđó để đảm bảo thực hiện đối với cả hai quyền này cần phải được cụ thể hoá ở hai

luật khác nhau Văn bản pháp luật qui định về quyền khiếu nại dưới Hiến pháp là

Luật khiếu nại Trong luật khiếu nại phải cụ thể hoá day đủ tư tưởng tinh thần

của Hiến pháp 1992 về quyền khiếu nại của công dân Theo tinh thần của Hiếnpháp 1992, công dân có quyền khiếu nại đối với tất cả các quyết định hành vi va

những hoạt động khác của cơ quan nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn

vị vũ trang hoặc của bất cứ cá nhân nào trái với qui định của pháp luật Luật

khiếu nại sẽ là căn cứ pháp lý chung, cơ bản cho việc thực hiện quyền khiếu nại,

trong đó có quyền khiếu nại hành chính Như vậy dưới góc độ lý luận Luậtkhiếu nại phải là phương tiện pháp lý chung để công dân có thể thực hiện quyềnkhiếu nại của mình trong bất kỳ một lĩnh vực nào: tư pháp hay hành chính Cũng

có nghĩa là nếu đã là Luật khiếu nại thì tuyệt nhiên đó không thể chỉ là luật

khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước Ngược lại nếu là luật khiếu nại chỉ

sử dụng trong quản lý hành chính nhà nước thì đó phải là luật khiếu nại hành

_chính Tại luật khiếu nại, các qui phạm pháp luật phải cụ thể chi tiết và phảiđảm bảo tính hợp Hiến hợp pháp, có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc pháp» chế XHCN và tư tưởng nhà nước pháp quyền XHCN Những vấn dé mà Luậtkhiếu nại cần phải qui định như: các thuật ngũ liên quan đến khiếu nại khiếu nạihành chính, khiếu nại trong tư pháp ; đối tượng khiếu nại; chủ thể bị khiếu nại;thẩm quyền giải quyết khiếu nại; địa vị pháp lý của người khiếu nại, người bịkhiếu nại; thủ tục khiếu nại Đây là những qui định quan trọng và cần thiết đểcông dân có thể sử dụng quyền khiếu nại một cách hợp pháp ở bất kỳ lĩnh vực

nào và cũng là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của

tất cả các chủ thể có liên quan Khi Luật khiếu nại thể hiện đúng tỉnh thần của

Hiến pháp tức là đã thoả mãn tính hợp hiến và tính hợp Hiến là yếu tố cần đượcchú trọng hàng đầu trong việc bảo đảm quyền khiếu nại hành chính Việc chưa

thể hiện đủ và không đúng tinh thần của Hiến pháp đều có thể được coi là không

phù hợp với Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ở mỗi quốc gia Tínhhợp hiến sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các ngành luật các lĩnh vực, các qui phạmphạm luật giữa các văn bản có giá trị pháp lý cao, thấp là tiền dé hợp pháp cho

hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền.

Trang 16

Hội thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhập

Các văn bản pháp luật dưới luật về quyền khiếu nại hành chính - bảo dampháp lý cần thiết và trực tiếp cho việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính.

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện ở nhiều lĩnh vựckhác nhau, phức tạp và đa dạng, mỗi lĩnh vực quản lý lại có nhiều yếu tố đặc thù.Chính vì vậy, dé bảo đảm cho hoạt động quản lý hành chính đạt được hiệu quả -

nhất định thì khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính là một

trong những nội dung không thể thiếu của quản lý hành chính Bởi cả khiếu nạihành chính và quản lý luôn là hai mặt của một vấn đề, có quản lý thì nhất địnhcó thắc mắc và có giải đáp thắc mắc và những thắc mắc, tranh chấp trong quan

hệ quản lý hành chính nhà nước luôn là tất yếu Cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc

thực hiện quyền khiếu nại hành chính của một bên chủ thể trong quan hệ quản lýhành chính chính là các văn bản pháp luật dưới luật do các chủ thể quản lý hành

chính có thẩm quyền ban hành Trong nhiều trường hợp hệ thống văn bản pháp

luật dưới luật về quyền khiếu nại hành chính đóng vai trò qui định chỉ tiết, cụ thể

những qui phạm pháp luật của Hiến pháp, Luật, các vin ban qui phạm pháp luật

của cơ quan hành chính cấp trên, nhằm biến những qui định chung thành quiđịnh chỉ tiết và đầy đủ hơn; cũng có thể trực tiếp thể chế hoá đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quản lýhành chính nhà nước: đồng thời đặt ra những qui phạm pháp luật mới về quyền -khiếu nại hành chính của công dân và giải quyết khiếu nại hành chính phù hợpvới thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cụ thể, không trái với Hiến pháp.

Luật Những hoạt động này hết sức quan trọng vì nếu không có những qui định

chỉ tiết của chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền thì qui định vềquyền khiếu nại được ghi nhận tại Hiến pháp, các qui phạm của Luật khiếu nạido Quốc hội ban hành có nội dung không mang tính cụ thể rất khó triển khai.thực hiện trong thực tế Nếu không biến đường lối của Đảng về bảo đảm thực

hiện quyền khiếu nại của công dân thành pháp luật thì hiệu quả tác động đường

lối của Đảng sẽ rất thấp Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật dưới luật của các

chủ thể quản lý hành chính có thẩm quyền thể chế chủ trương của Đảng sẽ đảmbảo tuân thủ sự chỉ đạo của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với xu thếthời đại Việc đặt ra các qui phạm pháp luật mới về quyền khiếu nại hành chínhvà giải quyết khiếu nại hành chính phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính cụ

thể sẽ đảm bảo được tính hợp lý của các qui phạm pháp luật đó Các qui phạm

pháp luật tại hệ thống các văn bản pháp qui là công cụ pháp lý quan trọng giúp

cho công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại hành chính của mình hợp pháp vàđảm bảo tính có căn cứ, ngược lại cũng là phương tiện để các chủ thể quản lý

hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Đây chính

là bảo đảm pháp lý thiết thực đối với quyển khiếu nại hành chính Tuy nhiên để

7 op

Trang 17

có hệ thông văn bản pháp qui thực sự là bảo đảm pháp lý đối với việc thực hiệnquyền khiếu nại hành chính thì đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền lập qui phải"tuân thủ triệt để các yêu cầu về tính toàn diện, tính đồng bộ tính khách quan,tính minh bạch và kỹ thuật lập qui cao: cũng như thấm nhuần quan điểm chỉ đạocủa Đảng về chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật nói chung trong đó có hệthống văn bản pháp qui về quyền khiếu nại của công dân trong quản lý hành

chính nhà nước.

b Cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính - nội dung bảo đảm pháp lýthiết thực đối với quyền khiếu nại hành chính.

Việc qui định quyền và nghĩa vụ cơ bản cho công dân là quan trọng.

nhưng quan trọng hơn nữa là cần phải tạo ra cơ chế phù hợp để công dân có théthực hiện được những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản đó Quyền khiếu nạihành chỉnh của công dân cũng vậy, có cơ chế pháp lý phù hợp để công dân cóthể sử dụng quyền khiếu nại hành chính trong thực tiễn quản lý hành chính nhà

nước luôn là cần thiết ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ giai đoạn nao Vậy “co

chế” là gì? và “ cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính” là gì

Xem xét dưới góc độ hệ thống thì cơ chế được hiểu gồm tổng thể các yếu

tố, các phương tiện, các thủ tục có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo thànhmột hệ thống thống nhất Cũng từ góc độ hệ thống, khi bàn đến cơ chế giải quyết

khiếu kiện hành chính, tác giả Nguyễn Văn Thanh và Định Văn Minh cho rằng:_* Cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính là toàn bộ những phương thức hoạtđộng, những qui định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức nănggiải quyết các khiếu kiện hành chính và mối quan hệ giữa các cơ quan với nhautrong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính nhằm mục đích bảo vệquyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghỉ nhận và bảođảm thực hiện”” Các tác giả đã nhấn mạnh các yếu tố tạo thành cơ chế giải

quyết khiếu kiện hành chính trong một hệ thống và có mối liên hệ mật thiết vớinhau đảm bảo hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính, hướng tới

bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức khiếu kiện.Trong nội dung này, chúng tôikhông bàn đến cơ chế thực hiện quyền khiếu kiện hành chính của.cá nhân, màchỉ giới hạn bàn đến cơ chế thực hiên quyền khiếu nại hành chính của công dân.

Điền này cũng có nghĩa là thuật ngữ “cơ chế” không chỉ xem xét dưới góc độ làcơ chế của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, mà còn là

cơ chế được thiết lập để công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại hành chính khi

tham gia vào quản lý hành chính nhà nước Chính vì vay, cơ chế thực hiện quyềnkhiếu nại hành chính sẽ bao gồm: cơ chế sử dụng quyền khiếu nại hành chính và

”'Ts nguyễn Van Thanh LG Dinh Van Minh (2004) Mot số vấn dé đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành

chính ở Việt Nam Nxb Tư pháp, Hà nội, tr 17

Trang 18

Hôi thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhập

cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính Đây là hai mặt của một vấn đề “thựchiện quyền khiếu nại hành chính”, không thể tách rời nhau Chúng ta không chỉxem xét cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ma bỏ qua yếu tố cá nhân, t6chức sử dụng quyền khiếu nại đó như thế nào? Ngược lại khi bàn đến cơ chế sửdụng quyền khiếu nại của công dân thì luôn phải xem xét đến qui trình cơ cấucác yếu tố liên quan đến giải quvết khiếu nại hành chính Do đó thuật ngữ “ cơchế thực hiện quyền khiếu nại” được xem xét như một thuật ngữ hoàn chỉnh mang tính tổng thể Đương nhiên cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính sẽbao gồm nhiều yếu tố khác nhau Giữa các yếu tố của cơ chế luôn có sự liên hệmật thiết với nhau, tác động qua lại và thống nhất với nhau Mỗi yếu tố sẽ có vịtrí vai trò nhất định trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại hành chính củacông dân Từ đó chúng ta có thể quan niệm về cơ chế thực hiện quyền khiếu nại

hành chính như sau: “ cơ chế thực hiện quyên khiếu nại hành chính là cơ chế

pháp lý bao gồm: phương thức giải quyết khiếu nại; các qui định về thẩm quyềngiải quyết khiếu nại; cũng như các qui định về thủ tục khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại hành chính của các chủ thể nhằm bảo đảm cho quyền khiếu nại hànhchính của công dân được triển khai trong thực tiên quản lý hành chính nhànước ” Bản thân cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính chính là cơ chếpháp lý để bảo vệ quyền khiếu nại và các quyền khác của công dân khỏi sự xâmhại, đặc biệt là sự xâm hại từ phía các cơ quan công quyền Nhà nước với tư cáchlà chủ thể đại diện cho quyền lực công hoàn toàn có kha năng bảo vệ cho côngdân trước những xâm hai về quyền Cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính _sẽ có vai trò như thước đo chuẩn mực về hiệu quả của việc thực hiện quyền khiếunại hành chính của công dân Vì vậy vấn đề cốt lõi là cần phải có cơ chế thựchiện quyền khiếu nại hành chính một cách rõ ràng khách quan, phù hợp, khoa

học thì mới có thể bảo đảm được hiệu quả thực tế của quyền khiếu nại hành

chính

-Đề cập đến cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính, chúng ta lầnlượt xem xét các vấn đề sau đây:

* Về phương thức giải quyết khiếu nại hành chính:

Điều quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính là khicông dân sử dụng quyền khiếu nại thì sẽ được giải quyết theo phương thức nào?

Và dù là phương thức nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của khiếu nại

hành chính là công dân có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Trong lịch sử phương thức khiếu kiện như gõ chuông, đánh trống kêu oan trựctiếp với vua dường như đã tỏ ra hữu hiệu Nhiều quốc gia trên thế giới đã xác lập

phương thức khiếu nại bằng cách công dân có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan.

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã ban hành ra QDHC, HVHC bị kiện hoặc khởi

9

Trang 19

kiện ra Toà án yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Việc

qui định phương thức giải quyết khiếu nại ở các quốc gia trên thế giới có sự khácnhau xuất phát từ sự khác nhau giữa các quốc gia có các hệ thống pháp luật khác

- Cac nước theo hệ thống luật chung (common law).

Hệ thống luật common law được sinh ra ở Anh mà tiền thân là luật Anglo

-Saxon Các nước theo hệ thống luật chung bao gồm: Hợp chủng quốc Anh Mỹ,

Canada, tic , ngoài ra còn có một số nước Đông nam á như Malaysia,

Singapore là kết quả của quá trình thuộc địa hoa* Theo qui định tranh chấp

hành chính của các quốc gia này sẽ được giải quyết trước hết bởi các cơ quan đã

ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại, hoặc bởi các cơ quan cấp trên

của các cơ quan đã ban hành QDHC đó Khi không đồng ý với cách giải quyếtcủa các cơ quan này người dân có quyền khởi kiện ra Toà án (hệ thống toà ánthường) Bởi các quốc gia này theo hệ thống luật chung nên không không có sự

phân biệt giữa luật công và luật tư cũng như giữa các tranh chấp công và các

tranh chấp tư, do vậy, họ chỉ có một hệ thống Toà án duy nhất để giải quyết các

loại tranh chấp mà không thiết lập Toà án hành chính như một số các quốc giakhác Như vậy, phương thức giải quyết khiếu nại hành chính của các quốc gia

này theo phương thức: vừa giải quyết theo thủ tục hành chính tại các cơ quan đã

ban hành ra QDHC bị khiếu nại, cấp trên của cơ quan đã ban hành ra QDHC bi

khiếu nại vừa giải quyết theo thủ tục tư pháp tại Toà án có thẩm quyền.

- Các nước theo hệ thống luật Châu âu lục địa (continental Jaw hay civil

Hệ thống luật Châu âu lục địa tiền thân là luật La Ma, xuất hiện ở lục địa châuÂu vào thế ky XIII Các nước theo hệ thống luật này bao gồm: Pháp, Đức, Thuy

Điển, Bỉ, Hà Lan Ngược lại với các nước theo hệ thống luật chung, những quốc

gia theo hệ thống luật này có sự phân biệt rạch ròi giữa luật công và luật tư, vì

vậy các tranh chấp pháp lý mang tính công và tư cũng được phân biệt rõ ràng Cụ

thể là các tranh chấp hành chính, là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực công cósự khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp so với các tranh chấp dân sự,

kinh tế Từ đặc thù của tranh chấp hành chính, các quốc gia này cho phép các cơ

quan công quyền được “ tự xem xét” các quyết QDHC HVHC khi có khiếu nai,

ngoài ra thành lập lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập (Toà ánhành chính) bên cạnh hệ thống Toà án tư pháp chuyên giải quyết khiếu kiện

hành chính Như vậy tranh chấp hành chính của các quốc gia này có thể đượcgiải quyết theo hai phương thức là giải quyết tại cơ quan công quyền hoặc tại cơ

quan tài phán hành chính độc lập.

"Rene David và Jonh (1995), Các hệ thống pháp luật trên thế giới tr 307-311

10

Trang 20

Hôi thảo: Hoàn thiên pháp luật vê khiếu nai, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

- Ngoài ra một số nước theo phương thức giải quyết khiếu nại hành chính

đặc biệt như Trung Quốc và Nhật bản Với Trung quốc khiếu nại hành chínhđược giải quyết theo thủ tục hành chính bởi các cơ quan hành chính hoặc tại toà

hành chính thuộc Toà án nhân dân tuỳ thuộc vào việc công dân lựa chọn khiếunại hay khởi kiện ra Toà án” Ở Nhật Bản phương thức giải quyết tranh chấp

hành chính cũng được thực hiện bởi các cơ quan hành chính theo luật khiếu nạihành chính và còn được giải quyết bởi hệ thống Toà án thường theo Luật kiện `

tụng hành chính và Luật tố tụng dân sự.

Tóm lại, các phương thức giải quyết khiếu nại hành chính mà các quốc gia

sử dụng là phương thức giải quyết bằng thủ tục hành chính và bởi các cơ quan,hành chính hoặc các chủ thể quản lý hành chính - chủ thể đã ban hành ra QĐHC,

HVHC hoặc cấp trên của những cơ quan, chủ thể đó và phương thức giải quyết

bằng cơ quan tài phán hành chính là Toà án thường hoặc Toà án hành chính.

Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn một cơ chế giải quyết khiếunại hành chính phù hợp, hiệu quả là vô cùng cần thiết và quan trọng đòi hỏi cácnhà lập pháp phải có sự tính toán và phân tích kỹ lưỡng điều kiện và hoàn cảnhlịch sử cụ thể của Việt Nam Phương thức giải quyết khiếu nại hành chính hiệnhành mà chúng ta đang sử dụng là giải quyết khiếu nại hành chính bởi chủ thể đã -ban hành QDHC, có HVHC bị khiếu nại, nếu công dân không đồng ý với cách_ giải quyết ở cấp này thì sẽ được giải quyết bởi cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiệnra Toà án nhân dân Trong trường hợp sau khi đã được giải quyết ở cấp trên trựctiếp của chủ thể đã ban hành QDHC, HVHC bị khiếu nại mà công dân vẫnkhông đồng ý thì sẽ được giải quyết tại Toà án nhân dân nếu công dân khởi kiện.liệu đã là phương thức khoa học và phù hợp hay chưa?

_ * Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính:

Thẩm quyển theo một nghĩa nhất định được hiểu là quyền xem xét để kết

luận và quyết định, là quyền và giới hạn của quyền gắn với quyền lực của tổ.

chức cá nhân Xét ở góc độ nào đó quyền hạn là một nội dung của thẩm quyền.ngoài ra nghĩa vụ thực hiện quyền hạn của chủ thể cũng là nội dung không thểthiếu của thẩm quyền Vì vậy thẩm quyền có thể được hiểu là quyền hạn vànghĩa vụ thực hiện quyền hạn của chủ thể nhất định theo qui định của pháp luật.Theo đó, thẩm quyên giải quyết khiếu nại là quyền hạn và nghĩa vụ thực hiệnquyên hạn của các chủ thể theo qui định của pháp luật trong việc xem xét đơnkhiếu nại để quyết định về tính hợp pháp, tính hợp lý, tính có căn cứ củaOĐHC, HVHC bị khiếu nại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cánhân, tổ chức."

” Yong Zhang (1997), Kiện tụng hành chính ở Trung Quốc (so sánh hệ thống tài phán hành chính ở các nước

Đông Nam A, tr.47

a | ll

Trang 21

Hội thảo: Hoàn thiên pháp luật vê khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhap

Phương thức giải quyết khiếu nại hành chính sẽ quyết định thẩm quyềnggiải

quyết khiếu nại hành chính Khi có tranh chấp hành chính giữa công dân với chủ

thể quản lý hành chính trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước thì thẩmquyền giải quyết khiếu nại thuộc về chính chủ thể quản lý bị khiếu nại cấp trên

của chủ thể bị khiếu nại hay cơ quan tài phán hành chính thuộc Bộ máy hành

chính nhà nước? Một điều chắc chắn khi xác lập thẩm quyền giải quyết tranh

chấp hành chính phải đảm bảo việc giải quyết tranh chấp hành chính công bằng,

khách quan, bảo đảm pháp chế XHCN và phải là kết quả của sự phân công chứcnăng, phân định quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý hành chínhnhà nước Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính sẽ là nội dung quan trọngcủa cơ chế thực hiện quyền khiếu nại hành chính và là bảo đảm pháp lý quyếtđịnh phần lớn đến hiệu quả của việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính.Chính vì vậy khi điều chỉnh pháp luật về quyển khiếu nại hành chính, thẩm

quyền giải quyết khiếu nại hành chính là vấn đề cần phải được xem xét cẩn thận

và kỹ lưỡng Bởi xét về bản chất khiếu nại hành chính xuất hiện song song cùng

quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý hành chính vừa chỉ đạo điều

hành vừa phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết khi có thắc mắc từ đối tượngquản lý Đây là hai mặt của một vấn đề và tồn tại một cách tất yếu trong quản lýhành chính nhà nước Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính phảiluôn xuất phát từ bản chất của khiếu nại hành chính để có những nguyên tắc

chuẩn xác về phân định thẩm quyến giải quyết khiếu nại hành chính Chúng tôi

cho rằng, xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

- Chủ thể quản lý đã ban hành QDHC, có HVHC được xem xét lại QDHC,

HVHC của mình khi có khiếu nại của đối tượng quản lý.

- Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính được quyền xem xét tính hợp pháp_ và tính có căn cứ của QĐHC, HVHC bị khiếu nại do nhân viên thuộc quyền

quản lý của mình ban hành, thực hiện.

- Co quan tài phán hành độc lập với cơ quan, người có thẩm quyền đã ban

hành QDHC, thực hiện HVHC bi khiếu nai được quyền xem xét tính hoppháp, tính có căn cứ QDHC, HVHC bị khiếu nại nếu đối tượng quản lý cònkhiếu nại tiếp.

Theo các nguyên tắc này, các chủ thể quản lý hành chính luôn tự mình cótrách nhiệm trong việc ban hành QDHC, thực hiện HVHC và đồng thời có tráchnhiệm giải quyết thắc mắc khi có tranh chấp hành chính Mặt khác nguyên tắcxác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính tại cơ quan tài phán độc

lập sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính

và tạo ra cơ chế kiểm tra hành chính đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hànhchính của các chủ thể quản lý hành chính Việc thiết lập cơ quan tài phán hành

12

Trang 22

Hội thảo: Hoàn thiện pháp luật vê khiếu nai, kiện hành chính dap ứng như câu hội nhập _

chính thuộc bộ máy hành chính chuyên giải quyết tranh chấp hành chính hoặc có

-thể không thuộc bộ máy hành chính nhưng phải -thể hiện tính chuyên môn hoá

cao trong giải quyết khiếu nại hành chính và hạn chế sự lệ thuộc về tổ chức giữa

các chủ thể quản lý hành chính nhà nước.

* Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính:

Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính là một trong nhiều loạithủ tục hành chính Do vậy thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại có thể được

hiểu là cách thức tổ chức thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính

nhà nước được qui định trong các qui phạm pháp luật hành chính bao gồm trình

tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trìnhkhiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính'° Thủ tục khiếu nại là phương tiệnhữu hiệu để công dân có thể sử-dụng quyền khiếu nại hành chính bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình Thủ tục giải quyết khiếu nại là phương tiện pháp

lý quan trong để chuyển quyển khiếu nại hành chính của công dân được ghi

nhận tại các văn bản pháp luật vào thực tiễn cuộc sống Chính vì vậy quyền

khiếu nại hành chính sẽ không thực hiện được nếu thiếu thủ tục khiếu nại và giải

quyết khiếu nại hành chính Nhờ thủ tục khiếu nại mà người dân có thể đến với

cơ quan công quyền để yêu cầu cơ quan công quyền xét lại QĐHC, HVHC màhọ cho là bất hợp pháp Với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thủ tục

giải quyết khiếu nại hành chính giúp họ hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn mà '

pháp luật qui định cho họ trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính Thủ

tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính thực sự là bảo đảm pháp lý thiết |

thực đối với việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính Tuy nhiên thủ tục khiếu

nại và giải quyết khiếu nại hành chính sẽ là cản trở lớn đối với việc thực hiện

quyền khiếu nại hành chính của công dân nếu đó là thủ tục không phù hợp, phức

tạp, thiếu khách quan và không minh bạch Ngược lại khi được xây dựng và vận

dụng một cách hợp lý thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính sẽ

đảm bảo cho quyền khiếu nại hành chính của công dan được thực hiện một cách

nhanh chóng, đúng pháp luật Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại sẽ là cầunối quan trọng giữa công dân (chủ thể khiếu nại) với các cơ quan nhà nước (chủthể giải quyết khiếu nại) Đây sẽ yếu tố quan trọng tạo ra khả năng làm tăngcường trách nhiệm tương tác giữa Nhà nước và công dân, làm cho Nhà nước thực

sự là NNPQ của dân do dân, vì dân Thủ tục khiêu nại và giải quyết khiếu nại

theo qui định của pháp luật hiện hành khá phức tạp, rườm rà so với những hiểu

biết pháp luật của công dân, bởi vậy chúng ta cần phải có những cải cách nhất

định đối với thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính Để thủ tục

“Ts Trần Minh Hương, chủ biên (2006), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Nxb Tư pháp, Hà nội, tr 144

13

Trang 23

Hội thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhập

khiếu nại và giải quyết khiếu nại thực sự là yếu tố thiết thực bảo đảm quyền

-khiếu nại hành chính thì thủ tục đó phải đơn giản, dễ hiểu và dé thực hiện.

c Bảo dam thực hiện quyên khiếu nại hành chính bằng việc giáo dục ý thức

pháp luật, năng lực tiếp cận và sử dụng quyên khiếu nại của công dân

Ý thức pháp luật của công dân, văn hoá pháp lý có ý nghĩa cao trong việc

bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của công dân Đồng thời cũng là yếu tốquyết định năng lực tiếp cận và khả năng sử dụng quyền khiếu nại hành chínhcủa công dân Vấn đề giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho công dân là công

việc chúng ta cần tiến hành một cách thường xuyên trong cộng đồng dân cư Ý_

thức pháp luật và sự hiểu biết về pháp luật sẽ giúp công dân nhận biết được các

quyền của mình Khi công dân không biết đến quyền khiếu nại hành chính thìđương nhiên ho không thé sử dụng quyên khiếu nại hành chính Việc biết mìnhcó quyền khiếu nại hành chính là cơ sở đầu tiên tạo ra khả năng sử dụng quyền

khiếu nại hành chính trong quá trình tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.

Hiền nhiên, giữa việc công dân biết đến quyền và sử dụng quyền là khoảng cáchdài song để tiếp cận và sử dụng quyền thì trước hết công dân phải biết đến quyềnmà mình có quyền hưởng Giáo dục ý thức pháp luật sẽ giúp công dân có hiểu

biết nhất định về pháp luật, về quyền cơ bản của mình Tính hình thức của phápluật là không bao đảm thực hiện quyển của công dân, điều này cũng một phầnxuất phát từ trình độ và ý thức của nhân dân Đối với quyền khiếu nại hànhchính, thực tế công dân đã không biết sử dụng quyền để bảo vệ quyền lợi cho

mình bởi họ không biết đó là quyền mà họ có Chính vì vậy việc giáo dục ý thức

pháp luật cho công dân sẽ hướng tới mục đích hình thành và mở rộng hệ thốngtri thức pháp luật của công dân trong khiếu nại hành chính; Bên cạch đó sự hiểu

biết về pháp luật khiếu nại giúp công dân có niềm tin mỗi khi sử dụng quyền

khiếu nại hành chính và giáo dục ý thức pháp luật cũng làm hình thành động cơvà thói quen xử sự hợp pháp, tích cực của công dân khi thực hiện quyền khiếunại hành chính Sự hiểu biết về pháp luật cũng giúp công dân quyết định khiếu

nại trong các trường hợp cụ thể và thực hiện khiếu nại hành chính một cách có

căn cứ Mặc nhiên quyền khiếu nại, quyền khiếu nại hành chính là quyền chủ

quan, công dân có quyền yêu cau người có thẩm quyển xem xét lại cả các

QDHC, HVHC đúng pháp luật; Tuy nhiên nếu công dân có kiến thức về phápluật khiếu nại thì họ sẽ biết khiếu nại QĐHC, HVHC nào là có cơ sở? Hình

thành một thói quen khiếu nại đúng, hợp pháp của công dân là không khó nếuCông tác giáo dục ý thức pháp luật cho công dân được thực hiện một cách thườngxuyên Và đương nhiên chỉ khi ý thức pháp luật trong cộng đồng cao thì quyền

khiếu nại của công dân trong quản lý hành chính nhà nước mới được bảo đảm.

_ 14

Trang 24

Mat khác ý thức pháp của cán bộ, công chức cũng là nội dung quan trọng

bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân Bởi ý thức pháp

luật của cán bộ, công chức, của công dân và của cộng đồng luôn có mối quan hệ.tác động lẫn nhau.Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức bảo đảm hoạt động

giải quyết khiếu nại hành chính đúng pháp luật; điều này tác động trực tiếp đến _công dân, hình thành nién tin của công dan, của cộng đồng đối với pháp luật

khiếu nại, đối với cơ quan nhà nước Mặt khác những vi phạm pháp luật của cán

bộ công chức, sự thiếu ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải

quyết khiếu nại hành chính sẽ tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật của công

dân, gây mất niềm tin cho công dân khi khiếu nại hành chính Ý thức pháp luậtluôn là yếu tố tạo ra khả năng tiếp cận và sử dụng hợp pháp quyền khiếu nạihành chính của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

d Dịch vụ pháp lý, hệ thống tư vấn , hỗ trợ pháp luật - bảo đảm pháp lý cần

thiết đối với quyền khiếu nại hành chính của công dân.

Dịch vụ pháp ly, hệ thống tư vấn hỗ trợ pháp luật có vai trò quan trọng

trong việc bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của công dân Đây cũng là yếu

tố tác động nhiều đến sự nhận thức về quyền khiếu nại hành chính của công dân,

giúp công dân bảo vệ thành công quýền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm

hai Dịch vụ pháp lý tư vấn hỗ trợ pháp luật bảo đảm quyền khiếu nại hànhchính thể hiện đa dạng trong thực tiễn quản lý hành chính mà sau đây là một vàibiểu hiện cụ thể:

Thứ nhất: Khi bị xâm hại quyên và lợi ích hợp pháp bởi QĐHC, HVHC từphía chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền, công dân thường lúng

túng trong việc phan ứng trước cơ quan công quyền Ngoài ra tư tưởng “ con kiến

kiện củ khoai”, tư tưởng sợ động cham cing khiến cho người dân thêm e dé

trong việc khiếu nại tới cơ quan công quyền Hơn nữa sự thiếu hiểu biết về phápluật cũng khiến cho người dân ngại khó trước thủ tục thực hiện quyền khiếu nại

qua nhiều khâu, nhiều cửa Lúc này, tính chất phức tạp mà công dân gặp phải đòi

hỏi giúp đỡ pháp lý mang tính chuyên nghiệp để công dân có thể quyết định sử

dụng quyền khiếu nại của mình hay không? phần nào hạn chế được những thiệt

hại về kinh tế trong trường hợp khiếu nại không có cơ sở thiếu căn cứ pháp luật.

Thứ hai: Ngay ca khi công dân đã sử dụng quyền khiếu nại hành chính thi

sự trợ giúp về mặt pháp lý sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hiệu

quả hơn Đặc biệt sự trợ giúp này càng cần thiết cho những trường hop công dân

-hạn chế khả năng về thể chất hoặc tỉnh thần và thiếu hiểu biết về pháp luật khiếu

nai .

Thứ ba: Trong quan hệ quan lý hành chính, công dân so với phía cơ quannhà nước bị hạn chế hơn rất nhiều trong việc tiếp cận pháp luật liên quan đến

13

Trang 25

Hội thảo: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhập

khiếu nại.Vì vậy khi có tranh chấp hành chính pháp sinh công dân thường yếu

thế hơn và khó đưa ra những lý lẽ, căn cứ thuyết phục Mặt khác cơ chế giải

quyết khiếu nại hành chính không đủ chi tiết để giải thích cặn kẽ mọi vấn dé liên

quan đến khiếu nại Sự phức tạp này chỉ có thể được giải quyết bởi sự trợ giúppháp luật Dịch vụ pháp lý sẽ giúp công dân hiểu kỹ lưỡng về sự việc đang đượcgiải quyết, và nắm bắt được kết quả khiếu nại trong từng trường hợp cụ thể -

Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật như: tổ chức luật sư,hội luật gia, dịch vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý hoạt động theo tính xã hội,các tổ chức tư vấn pháp luật khác Hoạt động của các tổ chức này là tư vấn chocông dân về mặt pháp lý có ý nghĩa bảo đảm thực hiện trong thực tế quyền khiếu

nại hành chính của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để công dân dễ dàng tiếp

cận với quyền khiếu nại hành chính Chính vì vậy, kết quả hoạt động của các tổchức này phụ thuộc vào chất lượng của chính tổ chức đó và sự tin tưởng hay chấp

nhận sự giúp đỡ của công dân :

d Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong giải quyết khiếu nại hành chính

-_ một nội dung của bảo đảm pháp lý có tính bảo vệ đối với quyền khiếu nại

hành chính :

Thanh tra, kiểm tra là một trong các nội dung căn bản và quan trọng củaquản lý hành chính nhà nước Nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý hànhchính nhà nước, thanh tra, kiểm tra hành chính là phương thức hữu hiệu mà cácchủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng.Thông qua hoạt động kiểm tra,thanh tra các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền có thể phòng

ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; phát

hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước và đội ngũcán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình |

Bất kỳ hoạt động quản lý hành chính nhà nước nào cũng là đối tượng củathanh tra, kiểm tra Giải quyết khiếu nại hành chính là một trong những nội dung

của quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, giải quyết khiếu nại hành chính cũng

luôn được kiểm tra, thanh tra một cách kịp thời; bảo đảm hoạt động giải quyếtkhiếu nại hành chính tuân thủ nguyên tắc pháp chế XHCN Thanh tra, kiểm tra

được xem như hai biện pháp pháp lý mà chủ thể quản lý cần phải sử dụng trongquản lý hành chính nhà nước, trong giải quyết khiếu nại hành chính.

Dưới góc độ pháp lý, thanh tra được hiểu là “ kiểm tra, giám sát việc thực

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức,

cá nhân và giám sát việc gidi quyết khiếu nại, tố cáo của co quan nhà nước có

Như vậy, thanh tra là hoạt động mang tính kiểm tra, xem xét,đánh giá, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các đối tượng

tham quyén

"' PG TS Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam Nxb Dai học quốc gia Hà Nội tr.61 1

16

Trang 26

Hội thao: Hoàn thiện pháp luật vê khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

quản lý có liên quan Thanh tra hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính là

hoạt động giám sát của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động giải quyếtkhiếu nại hành chính của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hànhchính theo qui định của pháp luật Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại hànhchính này sẽ được thực hiện bởi thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân, nhằmđảm bảo hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính đúng pháp luật và phát hiệnkịp thời những vi phạm pháp luật của những chủ thể có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại hành chính Hoạt động thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính

được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với phương châm hướng tới bảo

đảm giải quyết khiếu nại hành chính phù hợp pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của nhân dân Điều này càng khẳng định thanh tra giải quyết khiếu nại

hành chính là nội dung không thể thiếu trong bảo đảm pháp lý đối với quyền

khiếu nại hành chính.

Bên cạnh thanh tra, kiểm tra là biện pháp lý thứ hai có vai trò quan trọng

trong quản lý hành chính nhà nước và trong giải quyết khiếu nại hành chính Là

biện pháp kiểm tra hành chính, nên biện pháp này được hầu hết tất cả các chủ thểquản lý hành chính nhà nước sử dụng trong quá trình quản lý hành chính nhànước, và đặc biệt là trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính Theo tiến sĩNguyễn Cửu Việt, kiểm tra được xem như là một chức năng quan trọng của cơquan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, cần phải được tiến hành một

cách thường xuyên liên tục trong quản lý hành chính nhà nước Với tính chất đó

kiểm tra sẽ được thực hiện đối với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chínhcủa các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chínhnhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại đúng pháp luật; tuân thủ nguyên tắcpháp chế XHCN trong quản lý hành chính nhà nước Kiểm tra trong giải quyếtkhiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính hay trong quản lý hành chínhnhà nước nói chung là biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại

hành chính của công dan./.

_ THU VIỆN

TRUONG ĐẠI HỌC LUATHA NỘI

17 PHÒNG ĐỌC_6@2- _

Trang 27

-_ Hội thao: Hoàn thiện pháp luật vê khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ

VỀ PHÁP LUẬT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH

Nguyễn Văn Quang

Nhà xuất bản Tư pháp

Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng

và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể

đã ban hành nhiều van ban mang tinh chất chỉ đạo, hướng dẫn nhằm hoànthiện pháp luật khi Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện những cam kếttrong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Ky (BTA).

Một nền hành chính với mục tiêu là “Nhà nước của dân, do dân và vì

dân; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” là nên hành chính phục vụ nhân dân.Nhà nước pháp quyền, quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật; dựa trênnguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng theo những phương thức khácnhau như tập quyền, phân quyền, ; nhân dân làm chủ thông qua các hoạtđộng của Nhà nước Cải cách về khiếu kiện hành chính là một trong nhữngchiến lược quan trọng về cải cách hành chính Một nền hành chính mạnh khicác quyền của người dân được thể hiện và bảo đảm một cách tuyệt đối.

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được

ghi nhận tại trong các bản Hiến pháp Để công dân thực hiện quyền khiếu nại,

tố cáo của mình một cách day đủ, ngày 02 tháng 12 năm 1998 Quốc hội thông

qua Luật Khiếu nại, tố cáo Để đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ

quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng

yêu cầu thực tiễn, phát huy hơn nữa tính công khai, dân chủ trong công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 Quá trình thực hiện các quy địnhcủa Luật Khiếu nại, tố cáo cho thấy, các quy định của Luật đã góp phần quan.trọng vào việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân Hàngnăm, cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận và giải quyết rất nhiều vụ việckhiếu nại, tố cáo Các vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu ngày đã được giải quyết

dứt điểm Trên thực tế, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã bảo vệ được các

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bao đảm an ninh trật tự và an _

|

Trang 28

cáo vẫn còn có những hạn chế nhất định, nhiều vụ việc khiếu nại đã được giải.quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý Có nhiều nguyên nhân, nhưngmột trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do sự tăng trưởngkhông ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhiều quy định của pháp luật chưa được

sửa đổi, bổ sung kịp thời, trong đó có Luật Khiếu nại, tố cáo.

MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ1 Giải quyết khiếu nại

a Cơ chế giải quyết khiêu nại

Theo quy định của Luật sửa đối, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,tố cáo năm 2005 (sau đây gọi tắt là Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung

năm 2005) thì người bị khiếu nại cũng là người giải quyết khiếu nại Đây

chính là điểm bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại Với cơ chế giải quyết

khiếu nại như hiện nay không những không đảm bảo được tính khách quan,

công bằng trong quá trình giải quyết khiếu nại, đồng thời cũng không thể tạora được một cơ quan chuyên trách chuyên tập trung vào để giải quyết cáckhiếu nại do vậy khó có thể đảm bảo việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại

hành chính.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới cần tiếp tụcnghiên cứu đổi mới về cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính sao cho đơn

giản, gọn nhẹ về mặt thủ tục; khách quan trong quá trình giải quyết, bảo đảm

được hiệu lực thi hành của quyết định giải quyết khiếu nại.

b Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại được quy định của Luật Khiếunại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 với cơ chế giải quyết khiếu nại được

quy định trong các văn bản pháp luật khác

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đối bổ sung năm 2005

thì một vụ việc khiếu nai được giải quyết hai lần ở cơ quan hành chính: nếu

người khiếu nại không đồng ý thì có quyên khởi kiện vụ án hành chính tại Toà

án trong tất cả các lần giải quyết Với cơ chế này Luật đã lược bỏ quy định vềgiải thích từ ngữ thé nào là “quyết định giải quyết khiếu nại cuối càng” Tuy

nhiên, trong các văn bản pháp luật khác vẫn quy định về thấm quyền giải

quyết khiếu nại cuối cùng, đặc biệt là thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết

Trang 29

Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 để giải quyết các khiếu nại

liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản ly dat dai

gặp rất nhiều khó khan.

Để hạn chế những vướng mắc này dé nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế giải

quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất

đai được quy định trong Luật Đất đai theo hướng lược bỏ thẩm quyền giải

quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mở rộngthẩm quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cho người khiếunại lần 2 Trường hợp coi khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành

chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai là khiếu nại thuộc lính vực

chuyên ngành thì Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thời gian tới

cần phải bổ sung quy định về nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật chuyên ngànhđể giải quyết đối với khiếu nại có tính chất đặc thù được quy định trong từng

văn bản quy phạm pháp luật khác.

2 Thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luậtTheo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì người đã ban hành quyết

định kỷ luật cán bộ, công chức khi nhận được đơn khiếu nại đối với quyếtđịnh kỷ luật đó thì phải xem xét và ra quyết định giải quyết bằng văn bản theo

thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 Trong trường hợp cán bộ, công

chức bị kỷ luật không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và

tiếp tục khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo Qua rà soát

các quy định trên của Luật phát hiện có một nhóm đối tượng là cán bộ, công

chức giữ các chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhànước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, Luật và các văn bản hướng dẫn thi

hành hiện nay chưa có quy định để điều chỉnh ai là người có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại tiếp theo đối với quyết định xử lý ky luật cán bộ công chứcđó Đồng thời cần phải xem Xét lại các quy định về thủ tục, thẩm quyền giải

quyết khiếu nại quyết định kỷ luật Mặc dù quyết định kỷ luật cán bộ, công

_ chức là quyết định hành chính nhưng khi ban hành quyết định đó phải thành

_ lập Hội đồng xử lý kỷ luật Do đó, khi phát sinh khiếu nại không nên giao cho

3

Trang 30

cáo hiện hành mà cần nghiên cứu để xây dựng một cơ chế giải quyết khiếu nạimới đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

3 Trình tự, thủ tục tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị việc giảiquyết khiếu nại

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo thì hiện nay chưa có quy định về trình

tự, thủ tục xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại khi Thủ

trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp yêu các cơ quan chuyên môn tiến

hành xác minh nội dung đơn khiếu nại Do đó, khi được Thủ trưởng cơ quan

quản lý nhà nước yêu cầu xác minh nội dung khiếu nại của công dân thường

các cơ quan này sẽ căn cứ vào công văn giao việc và Luật thanh tra ra quyết

định thành lập Đoàn thanh tra theo thẩm quyền để đi xác minh nội dung đơnkhiếu nại và sử dụng những quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh

tra để thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên có những trường hợp cơ quan được giaonhiệm vụ xác minh không có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thì người đi

tiến hành xác minh vụ việc đó dựa vào quy định nào để làm rõ vụ việc, trìnhtự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ ra sao.

Theo tôi đây chính là hạn chế, bật cập nằm ngay trong bản thân các quyđịnh của Luật Khiếu nại, tố cáo Để khắc phục tình trạng này, tránh sự tuỳ tiện

trong việc áp dụng trình tự, thủ tục xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải

quyết khiếu nại trong thời Bian 1 tới cần tập trung nghiên cứu hoàn thiện quy

định này.

4 Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trong việc xác minh, kếtluận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại

Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi,

bổ sung năm 2004 và 2005 thì khiếu nại quyết định hành chính hành vi hành

chính của thủ trưởng cơ quan quản lý do chính người đó có trách nhiệm giải

quyết Thanh tra có trách nhiệm xác minh, kết luận về nội dung vụ việc và

kiến nghị việc giải quyết Quy định này được xây dựng trên quan điểm chorằng thủ trưởng cơ quan quản lý là người ra quyết định hành chính, thực hiệnhành vi hành chính nên phải là người giải quyết khiếu nại và phải chịu tráchnhiệm về quyết định, việc làm của mình Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan không

Trang 31

quyết mà phải dựa vào bộ phận tham mưu của cơ quan.

_ Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình hình khiếu nại diễn ra phức tạp,

số các vụ việc tăng lên, khiếu nại đông người, kéo dài, vượt cấp, nội dung

khiếu nại chủ yếu liên quan đến đất đai, nhà cửa, đền bù giải phóng mặt bằng

để xây dựng khu công nghiệp, mở rộng đường giao thông, chế độ chính sáchngười có công, Những khiếu nại đó, do nhiều nguyên nhân song phát sinh

chủ yếu từ những sai lầm, thiếu sót và sai phạm trong hoạch định chính sách

và ra quyết định quản lý của các cơ quan chuyên môn Những khiếu nại đó

thường rất phức tạp, liên quan nhiều đến vấn đề chuyên môn Vì vậy, để việcxác minh, kết luận đầy đủ, chính xác, đòi hỏi cơ quan, người tiến hành phải

am hiểu sâu về chuyên môn, nắm vững kiến thức quản lý trong các lĩnh vực.

Do đó, các cơ quan thanh tra gặp những khó khăn nhất định khi xem xét, kết

luận về một số vụ việc khiếu nại trong những lĩnh vực có tính chuyên môn

sâu Hơn thế nữa, những vụ việc khiếu nại ngày càng gia tăng, nếu như chỉmột mình cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp

thì không thể xử lý hết được Rất nhiều vụ việc còn tồn đọng gây bức xúc cho

người khiếu nại Trước tình hình đó, căn cứ vào nội dung, tính chất, yêu cầu

giải quyết của từng vụ việc mà Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp một sốđịa phương, bộ ngành đã mạnh đạn giao cho các cơ quan chuyên môn tham

mưu cho mình giải quyết khiếu nại và đã đạt được những hiệu quả nhất định.Để xử lý vấn dé này một cách khách quan, đưa ra quy định đúng đắn, hợp

lý, chúng ta cần nhìn nhận từ những vấn đề có tính lý luận và xuất phát từ yêu

cầu thực tiễn đang đòi hỏi Mặc dù, Luật Khiếu nại, tố cáo không dé cập đến

việc tham mưu của cơ quan chuyên môn nhưng không có nghĩa trong Nghị

định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo thay thế cho Nghị định số 53/2005/NĐ-CP

của Chính phủ chúng ta không có những quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế

đang đặt ra Việc quy định cơ quan thanh tra làm nhiệm vụ tham mưu giúp thủtrưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại không đồng nghĩa với việc loại bỏ các cơ

.quan chuyên môn có nhiệm vụ này khi được thủ truong giao.

Từ quan điểm nêu trên, xin được đề xuất trong dự thảo Nghị định hướng

dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Khiếu nại, tố cáo trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới nên quy

®đình có tính linh hoạt, mềm.dẻo.để thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng

5

Trang 32

' Hồi thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

cấp có thể căn cứ vào nội dung, tính chất, phạm vi của đơn khiếu nại có thể

lựa chọn cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn tham mưu cho mình

hướng giải quyết, góp phần giải quyết tốt khiếu nại của công dân.

5 Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của| Luật Khiếu nại, tố cáo và Tham quyền thụ lý giải quyết các vụ án hànhchính của Toà án nhân dân được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải

quyết các vụ án hành chính sửa đổi năm 2006.

_ Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định các khiếunại hành chính nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu nại (lần 1 hoặc lần 2) của cơ quan hành chính đều có quyền khởi kiệnvụ án hành chính tại Toà án để yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng hànhchính Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 thì Toà

án chỉ thụ lý giải quyết đối với các vụ việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền như:

khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dung cácbiện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quyết địnhhành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định hành chính, hành vihành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng

một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn: đưa vào trường giáo

dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở khám chữa bệnh; quản chế hànhchính; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện

pháp buộc tháo dỡ, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác; quyết định hành

chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép xây dựng cơ bản,

sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành

nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên

quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân; quyết định hành

chính, hành vị hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế và trong

nước; quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao

tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ; quyết định hành

chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng trưng mua; trưng thu tài sản;

quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế,

truy thu thuế; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng

phí, thu phí lệ phí; thu tiền sử dụng đất; quyết định hành chính hành vi hành

chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ:

Trang 33

quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quan lý nhà nước về đầu tu;quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chứchải quan; quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công

chứng, chứng thực; quyết định hành chính, hành vi hành chính vé quản lý đấtđai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất chophép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng,

tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời

hạn sử dụng đất; quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức

vụ từ Vụ trưởng và cấp tương đương trở xuống; quyết định của Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết đối với quyết

định của Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và cáckhiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối chiếu quy định về quyền khởi kiện của người khiếu nại được Luật

Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sungmột số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006quy định về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án chúng ta

thấy giữa hai văn bản pháp luật nói trên là chưa tương thích.

Để khắc phục tình trạng trên về lâu dài cần nghiên cứu để xây dựng

Luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng Toà án nhân dân có

thẩm quyền thụ lý giải quyết tất cả các khiếu kiện của công dân Trước mắt

để khắc phục sự thiếu thống nhất giữa quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo

sửa đổi, bổ sung năm 2005 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính sửa đổi cần nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn những

tồn tại nêu trên.

6 Hiệu lực thi hành của Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm2005 với Nghị quyết số 04/2006/NQ-HDTP của Hội đồng Tham phán Toà

án nhân dân tối cao hướng dân Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án

hành chính sửa doi, bổ sung năm 2006.

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung

năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/6/2006 thì: “Khiếu nại đã được thụ lý giải

quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của Luật

oa ` wo k ` 5 > 2s ae _ A2 3J'` À > A

Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sia đổi, bồ sung một số điều cua Luật:

Trang 34

'Hội thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

Khiếu nại, tố cáo năm 2004” Tuy nhiên, Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP

ngày 04/8/2006 của Hội đồng Tham phán Toa án nhân dân tối cao hướng dẫn

thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính đã được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006 quy định:

_ "Đối với những vụ việc phát sinh trước 0 giờ 00 ngày 01/6/2006 và người |khiếu nại đã khiếu nại đến người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại lần haitheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo kết thúc sau 0 giờ 00 ngày01/6/2006, nhưng người khiếu nại không đồng ý, nếu họ có đơn khởi kiện vụán hành chính thì Toà án căn cứ vào quy định của Pháp lệnh để tiến hành thụ

lý vụ án theo thi tục chung” tại điểm b tiểu mục 1.3 Mục | của Nghị quyết.Việc Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫnđiểm d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp

lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 là chưa phù hợp vớiquy định về hiệu lực thi hành của Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm

2005 Bởi vì thời điểm thụ lý giải quyết lần đầu được quy định trong Luật sửađổi, bổ sung là cơ sở áp dụng Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 để xử lý đối với

những vụ việc khiếu nai lần hai va lần ba (ẩn cuối cùng) được thụ lý giảiquyết sau ngày 01/6/2006 Theo đó nếu vụ việc phát sinh trước 0 giờ 00 ngày01/6/2006 và người khiếu nại đã khiếu nại đến người có thẩm quyền giảiquyết lần hai và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trước ngày 01/6/2006 màkhiến nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý, nếu họcó đơn khởi kiện thì Toa sẽ căn cứ vào thời điểm tại điểm a khoản 1 Điều 3]

của pháp lệnh để trả lại đơn cho người khởi kiện Nếu thời điểm thụ lý giải

quyết lần hai sau ngày 1/6/2006 thì lại được quyền khởi kiện.

Qua phân tích như trên thì giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị quyết số

04/2006/NQ-HĐTP là không thống nhất Để tháo gỡ vướng mắc này xin để

nghị xử lý vấn dé này theo hướng bổ sung vào dự thảo Nghị định quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Khiếu nại, tố cáo như sau: Những khiếu nại đã được thụ lý

giải quyết trước ngày 01/6/2006 mà sau ngày 01/6/2006 chưa có quyết định

giải quyết hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại nhưng người khiếu nạikhông đồng ý tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theothì được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2004 và Nghị

Trang 35

điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

7 Khiếu nại hành chính sẽ do tài phán hành chính giải quyết

Thanh tra Chính phủ phối hợp với dự án Star - Việt Nam tổ chức hội

thảo về xây dựng đẻ án tài phán hành chính Việt Nam Theo dự kiến, đây sẽ làcơ quan độc lập với cơ quan hành chính trực thuộc Chính phủ Cơ quan này sẽ

thụ lý và giải quyết các khiếu nại của người dân về quyết định hành chính do

tác cơ quan nhà nước ban hành.

Việc giải quyết khiếu nại hiện nay mang tính khép kín Với lối giải

quyết “vừa đá bóng, vừa thổi còi” dễ dan đến tình trạng thiên vị, bao che,

dung túng cho nhau.

Trong khi đó toà án hành chính chưa kịp đổi mới, năng lực xét xử của

a 66

thẩm phán còn nhiều hạn chế nên chưa thể “gánh” hết việc xét xử các vụ ánhành chính Hơn nữa hiện nay thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính và thủtục tố tụng hành chính tại toà án còn khá phức tạp, rườm rà, chưa tạo điều kiện

thuận lợi cho người dân.

Cho nên việc ra đời một cơ quan tài phán độc lập với các cơ quan hành

chính (cơ quan đã ra quyết định hành chính bị khiếu nại), và toà án để phán

_ xét tính đúng sai của quyết định hành chính bị khiếu nại là hết sức cần thiết.

Mặc dù chưa đưa ra một mô hình cụ thể, nhưng đề án thành lập cơ quantài phán hành chính đã phác thảo một số nét cơ bản về tổ chức của cơ quan này.

Theo đó, cơ quan này sẽ không thay thế toà án hành chính các cấp trongviệc xét xử các vụ án, nó chi tao ra một quy trình giải quyết khiếu nại mộtcách đồng bộ, thống nhất Sẽ không còn tình trạng các cơ quan hành chính vừa

ra quyết định hành chính, vừa là người trực tiếp giải quyết các khiếu kiện liên

quan đến quyết định đó Nếu áp dụng mô hình này, cơ quan hành chính chỉ

tập trung vào việc quản lý điều hành, còn việc giải quyết các khiếu nại liên quan

đến quyết định của cơ quan hành chính sẽ chuyển cho các cơ quan tài phán.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, tiếp tục hoàn chỉnh đề án, sau đó

Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch soạn thảo hai văn bản pháp luật: Luật tổ

chức cơ quan tài phán hành chính và Luật thủ tục giải quyết các khiếu kiện

hành chính của cơ quan tài phán.

Trang 36

Hội thảo: Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, kiên hành chính đáp ứng nhu cầu hôi nhậpTÀI LIỆU THAM KHẢO

- _ Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2003

- _ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi, bổ sung một số điều

- Vu Công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Luật Khiếu nại, tố

cáo, Nxb Tư pháp, năm 2006

- GS Đào Trọng Truyến, Cai cách hành chính và công cuộc xáy dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp năm

- Hup:/www.thanhtra.sov.vn- Http://www.vic.vn

Trang 37

Thạc sỹ Bùi Thị Đào

Khoa Hành chính - Nhà nước

Đại học Luật Hà Nội

Khiếu nại là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục pháp luật quyđịnh đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành

chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ

cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp

pháp của mình' Mục đích trực tiếp của khiếu nại là khôi phục các quyền va

lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái

pháp luật Mục dich sâu xa của khiếu nại và giải quyết khiếu nại là bảo đảm

cho các hoạt động của cơ quan hành chính đúng pháp luật, bảo vệ hữu hiệuquyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân Để đạt được mục đíchnày, pháp luật quy định quyền khiếu nại của các cá nhân, tổ chức; thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước; thủ tục giải quyết khiếu nại;những bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về khiếu nại Những quy định nói

trên ngày càng hoàn thiện là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên Sựchuyển biến tích cực của quá trình giải quyết khiếu nại trên thực tế trong thời

gian qua Tuy nhiên, giá tri thực sự của các quy định của pháp luật cũng như

hoạt động của tất cả các chủ thể trong quá trình giải quyết khiếu nại phụ thuộc

rõ rệt vào việc quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện trên thực tế như

thế nào Do đó, bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nai là vấn dé hết

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, vai trò của khiếu nại và giải

quyết khiếu nại thể hiện ở chỗ giải quyết khiếu nại là xem xét lại tính hợp

pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định ki luật cánbộ, công chức Tức là đánh giá tính hợp pháp của một số hoạt động áp dụng

pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước Việc đánh giá này kém theo

Trang 38

Hội thao: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập

việc áp dụng những “chế tài” nhất định nếu hoạt động đó thực sự không hợp

pháp Chính sự đánh giá và việc áp dụng “chế tài” đã làm cho các cơ quan

hành chính phải thận trọng trong các hoạt động của mình để các hoạt động đóphù hợp với pháp luật, tránh khả năng bị khiếu nại Vì vậy, khiếu nại và giảiquyết khiếu nại được coi là một biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản líhành chính nhà nước” Mac dù vậy, có thể thấy rằng khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại chỉ thực sự ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hành chínhnếu quyết định giải quyết khiếu nại (văn bản ghi nhận sự đánh giá và chế tàiáp dụng đối với hoạt động bất hợp pháp) được bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Đối với người khiếu nại, vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại

thể hiện ở chỗ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã bị xâm hại bởi quyết

định, hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ được khôi phục Nhưng các quyền và

-lợi ích đó không thể được khôi phục nếu quyết định giải quyết khiếu nại

không được thi hành Chẳng hạn, thực tế có nhiều vụ khiếu nại kéo đài có thể

do nhiều nguyên nhân như nhận thức của người khiếu nại hạn chế nên khôngđánh giá đúng nội dung vấn đề họ khiếu nại; việc giải quyết khiếu nại khôngthấu tình, đạt lí nên người khiếu nại cảm thấy không thỏa mãn với quyết địnhgiải quyết khiếu nại; và cũng không loại trừ khả năng quyết định giải quyết

khiếu nại không được thi hành nên để bảo vệ quyền, lợi ích của mình người

khiếu nại cứ khiếu nại tiếp cho dù pháp luật không cho phép (vì họ không tìmra cách xử sự nào khác).

Thứ hai, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có ý nghĩa bảo damgiá trị của toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại.

Luật Khiếu nại, tố cáo quy định khá chi tiết thẩm quyển giải quyếtkhiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên thamgia quan hệ khiếu nại- giải quyết khiếu nại, nội dung quyết định giải quyếtkhiếu nại, những bảo đảm cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tất cảcác quy định đó và nỗ lực thực hiện chúng trên thực tế nhằm mục đích giảiquyết kịp thời, triệt để các khiếu nại, bảo vệ hữu hiệu các quyền và lợi ích

chính đáng của các cá nhân, tổ chức Song một điêu hiển nhiên là các quy

định của pháp luật có hoàn thiện đến mấy, các chủ thể tham gia hoạt độngkhiếu nại- giải quyết khiếu nại có tích cực tuân thủ pháp luật đến dau, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại có hợp tình, hợp lí cỡ nào mà quyết định đó khôngđược thi hành thì tất cả những điều nói trên cũng chẳng có giá trị gì.

Trang 39

thi hành các quyết định hành chính cá biệt khác.

Các quyết định hành chính cá biệt có thể được chia thành hai nhóm:nhóm quyết định có đối tượng tác động được hưởng quyền như quyết định khen thưởng, quyết định lên lương; nhóm quyết định có đối tượng tác động

phải thực hiện nghĩa vụ như quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà

nước Trong đó, tuyệt đại đa số quyết định thuộc nhóm thứ hai có đối tượng

thi hành quyết định là đối tượng phải phục tùng quyền lực nhà nước Việc bảođảm thi hành quyết định trong trường hợp này không quá khó khăn vi nhà

nước có trong tay các phương tiện cần thiết để buộc các đối tượng đó thi hành

quyết định Với nhóm thứ nhất, việc thi hành quyết định phụ thuộc vào chủthể sử dụng quyền lực nhà nước nhưng việc thực hiện cũng không khó khăn vì

bản thân mệnh lệnh chứa đựng trong quyết định không khó thực hiện, đồng

thời việc thực hiện quyết định không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các chủ thể

đó Riêng trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại, nếu quyết định giảiquyết khiếu nại khẳng định quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là tráipháp luật, vì thế quyền, lợi ích của người khiếu nại đã bị xâm hại bởi quyết.

định, hành vi đó sẽ được khôi phục thì người phải thực hiện quyết định lúc này _

là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước và việc thực hiện quyết định giải quyết

-khiếu nại là một hình thức chính thức thừa nhận sai lầm của họ Trong khi đó,

người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại lại

không được sử dụng quyền lực nhà nước nên không có khả năng tự mình buộc

người bị khiếu nại thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại Rõ ràng là việc

thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có nhiều khó khăn hơn thi hành các

quyết định khác vì hai lẽ: người bị khiếu nại khó thực hiện quyết định vì việc

thực hiện quyết định động chạm đến lợi ích của họ (ft nhất cũng là uy tín) và

người khiếu nại không có quyền lực để buộc người bị khiếu nại thực hiệnquyết định Chính vì vậy, một cơ chế bảo đảm cho việc thi hành quyết địnhgiải quyết khiếu nại là hết sức cần thiết.

Những phân tích trên cho thấy thi hành quyết định giải quyết khiếu nạicó ý nghĩa quyết định đến giá trị của toàn bộ các quy định về khiếu nại, giải

quyết khiếu nại và việc thực hiện các quy định đó trên thực tế Vậy quyết địnhgiải quyết khiếu nại được bảo đảm thực hiện như thế nào? |

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành, Quốc hội, Ủy ban.thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng

Trang 40

Hội thao: Hoàn thiên pháp luật về khiếu nại, kiện hành chính đáp ứng nhụ cầu hội nhập

nhân dân các cấp, đại biểu cơ quan quyền lực giám sát việc thi hành pháp luật

về khiếu nại; Chính phủ, Ủy ban nhân dan các cấp quản lí về công tác giải

quyết khiếu nại; Thanh tra nhà nước thanh tra việc chấp hành pháp luật về

khiếu nại” Nếu hiểu theo nghĩa đầy đủ thì pháp luật về khiếu nại ở đây baogồm cả quy định “Quyết định giải quyết khiếu nại phải được mọi cơ quan, tổchức, cá nhân tôn trọng Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luậtphải được cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành".

Tuy vậy, giá trị tác động trực tiếp của hoạt động giám sát, quản lí, thanh tra

nói trên tới việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại không lớn lắm Bởilẽ, khi thực hiện hoạt động giám sát, quản lí, thanh tra, các cơ quan nhà nướcnói trên không áp dụng một biện pháp chế tài cu thể nào đối với các cơ quan,

tổ chức, cá nhân không nghiêm chỉnh chấp hành quyết định giải quyết khiếu

nại Bên cạnh đó, điều 8 Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định “Người cótrách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại mà không thi hành phải

bị xử lí nghiêm minh” Điều 98 Luật nay quy định cụ thé hơn trách nhiệm của

người phải thi hành quyết định giải quyết khiếu nại “Người có trách nhiệmchấp hành quyết định giải quyết khiếu nại nếu không chấp hành thì ty theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bôi thường theo quy định

của pháp luật” Điều 99 cũng quy định trách nhiệm của cấp trên của người

phải thi hành quyết định giải quyết khiếu nại nếu không áp dụng biện phápcần thiết để xử lí kịp thời đối với người có trách nhiệm thi hành quyết địnhgiải quyết khiếu nại mà không thi hành Mặc dù có những quy định về chế độtrách nhiệm như vậy nhưng thực tế việc áp dụng các biện pháp xử lí đó cũngkhông dé dàng Chang hạn, hiện tại không có một tội danh nào trong Bộ luậtHình sự hay một hành vi vi phạm hành chính nào liên quan trực tiếp đến việckhông thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; các văn bản có quy định vềtrách nhiệm kỉ luật của cán bộ, công chức thì cũng thường không quy định cụ

thể hành vi vi phạm và hình thức kỉ luật tương ứng đối với từng hành vi Nếu

xem xét trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chức

nang, nhiệm vụ, quyền hạn của minh thi cũng khó tìm thấy một trách nhiệm

pháp lí rõ ràng đối với trường hợp cơ quan nhà nước không thực hiện quyết

định giải quyết khiếu nại Vì vậy, rất khó trả lời câu hỏi nếu quyết định giảiquyết khiếu nại không được thi hành thì điều gì sẽ xảy ra Nói cách khác hiện

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w