1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam - So sánh với pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản

80 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tố Tụng Cạnh Tranh Theo Pháp Luật Việt Nam - So Sánh Với Pháp Luật Cạnh Tranh Của Nhật Bản
Tác giả Bùi Hưng Nguyên
Người hướng dẫn TS. Lê Đình Vinh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 41,77 MB

Nội dung

Các quy định của Luật đã thé hiện được những tư tưởngchủ đạo về điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tẾ, xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI HƯNG NGUYÊN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Đình Vinh

HÀ NOI - 2010

Trang 2

Tôi đã hoàn thành cuốn luận văn này khi mà trong tôi vẫn đầy ắp nhữnghứng thú khám phá tri thức pháp luật ở một miền đất, nơi tôi chưa có dịp đượcđặt chân đến, đó là Nhật Bản Với tôi, đây là thứ quan trọng nhất mà tôi gặt háiđược cùng với những kiến thức mà các thầy cô ở trường Đại học Luật Hà Nội đãtruyền day Dé có được điều đó, tôi vô cùng biết ơn TS Lê Dinh Vinh, ngườithầy, người bạn lớn của tôi đã không chỉ tận tình hướng dẫn mà còn gieo vàolòng tôi lòng ham muốn tìm tòi để vươn xa hơn tới chân trời khoa học Tôi cũngmuốn gửi cuốn luận văn này tới những người thân yêu của tôi như là lời tri ân vì

sự động viên, khuyến khích và ủng hộ của họ dành cho tôi trong suốt thời gian

Trang 3

Lời nói đầu

Chương I Những van đề lý luận về cạnh tranh và tố tụng

cạnh tranh

1.1 Khái quát về cạnh tranh

1.1.1 Nguồn gốc và bản chất của cạnh tranh

1.1.2 Phân loại cạnh tranh

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh và nhu cau điều tiết hoạt

động cạnh tranh

1.2 Khái quát về pháp luật cạnh tranh

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật cạnh tranh

| la, Cấu trúc của pháp luật cạnh tranh

1.3 Khái quát về tổ tụng cạnh tranh

1.3.1 Khái niệm tố tụng cạnh tranh

1.3.2 Mô hình tố tụng cạnh tranh theo pháp luật của Hoa Kỳ,

EU và Nhật Bản

Chương II Nội dung cơ bản của pháp luật về tố tụng cạnh

tranh ở Việt Nam — So sánh với pháp luật cạnh tranh của

Nhật Bản

Ze, Nội dung cơ bản của pháp luật tố tung cạnh tranh ở

Việt Nam

2.1.1 Cac quy dinh vé co quan tién hanh t6 tung canh tranh

2.1.2 Cac quy dinh về trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh

Daids Những điểm tương dong và khác biệt giữa pháp luật

to tụng cạnh tranh cua Việt Nam và pháp luật to tung

cạnh tranh của Nhật Bản

10

11 11 12 14 14 15

BÀI

el

21 ae

42

Trang 4

2.2.2 Về trình tự, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh

Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố

tụng cạnh tranh Việt Nam từ kinh nghiệm pháp luật cạnh

tranh của Nhật Bản

3.1 Sự can thiết của việc hoàn thiện pháp luật to tung

cạnh tranh của Việt Nam theo kinh nghiệm pháp luật

cạnh tranh của Nhật Bản

ord iu Sự tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản

3.1.2 Những lợi ích của việc hoàn thiện pháp luật tố tụng

cạnh tranh của Việt Nam theo kinh nghiệm pháp luật

cạnh tranh của Nhật Bản

3.2 Một số kiến nghị

Con P Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, thâm quyền của

cơ quan tiễn hành tố tụng cạnh tranh

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về tô tụng cạnh tranh

67 68

68 Tủ

Trang 5

Liên minh Châu Âu.

Hội đồng Thương mại công băng Nhật Bản

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốcChương trình phát triển Liên hợp quốc

Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam.

Hội đồng cạnh tranh Việt Nam

Ngân hàng thế giới

Tổ chức thương mại thé giới

Trang 6

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Đề tài

Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/7/2005 Cùng với hàng loạt đạo luật quan trong khác được

ban hành và có hiệu lực tại thời điểm đó, như Bộ luật dân sự, Luật doanhnghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch điệntử Luật Cạnh tranh đã góp phan quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống théchế, pháp luật về kinh tế thị trường định hướng XHCN phục vụ đắc lực cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Với 6 chương, 123 điều, Luật Cạnh tranh năm 2005 được đánh giá là mộtđạo luật có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao quát hầu hết các khía cạnh củapháp luật về cạnh tranh Các quy định của Luật đã thé hiện được những tư tưởngchủ đạo về điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tẾ, xâydựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện, hoàncảnh thực tế của nước ta và tâm lý kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp

Đề thực thi Luật Cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản dướiluật, trong đó có Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thànhlập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau tô chức của Hội đồngcạnh tranh và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh Đây

là hai cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo cho Luật Cạnh tranh được tôn trọng và thực

hiện một cách hiệu quả Cùng với việc thiết lập mô hình cơ quan quản lý cạnhtranh, trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh (tố tụng cạnh tranh)cũng được quy định khá đầy đủ trong các văn bản nói trên

Tuy nhiên, kê từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành đến nay, có rat it

vụ việc cạnh tranh được điêu tra, xử lý Trong khi đó, các hành vi cạnh tranh

Trang 7

không lành mạnh và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đang diễn ra hàng ngày

hang giờ, dưới những hình thức và với mức độ ngày càng tinh vi hơn, gây bức

xúc cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm thiệt hại đến lợi ích của nền

kinh tê và toàn xã hội.

Thực trạng trên đây dang đặt ra hàng loạt van đề về lý luận và thực tiễncần phải luận giải Phải chăng thủ tục tố tụng cạnh tranh được quy định trongLuật cạnh tranh còn lạc lõng với cuộc sống? Hay mô hình hệ thống cơ quanquản lý cạnh tranh được thiết kế còn sơ cứng, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

và thực tiễn Việt Nam? Hay thói quen và tâm lý của các nhà kinh doanh nước ta

chưa sẵn sàng cho việc sử dụng cơ chế tố tụng cạnh tranh trong ứng xử trênthương trường? Hay các cơ quan tố tụng cạnh tranh chưa thực thi tốt chức năng

“tài phan” của mình trong lĩnh vực cạnh tranh?

Yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đang đặt yêu cầuphải đổi mới và nâng cao hiệu quả của t6 tụng cạnh tranh, làm cho thiết chếpháp luật quan trọng này thực sự đi vào cuộc sống Đây là đòi hỏi không chỉ với

các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật mà còn với cả giới nghiên cứu, học thuật Thông qua các công trình nghiên cứu, các học giả, các nhà nghiên cứu

phải góp phan làm sáng tỏ những van dé lý luận và thực tiễn dé trả lời nhữngcâu hỏi trên đây, cùng với việc tham chiếu kinh nghiệm pháp luật về xây dựng,

tô chức và vận hành mô hình cơ quan tố tụng cạnh tranh của các nước trên thếIỚI, nhất là từ các nước phát triển, dé đề xuất một mô hình tố tụng cạnh tranhphù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Namhiện nay Với lý do đó, việc nghiên cứu Đề tài: “Tố tung cạnh tranh theo phápluật Việt Nam — So sánh với pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản” là hết sức

Trang 8

quy định từ pháp luật cạnh tranh các nước tiên tiến trên thế giới, trong đó cóNhat Ban; hai /à, Nhật Ban và Việt Nam tuy ở trình độ phát triển khác nhaunhưng có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, địa lý, kinh tế, truyền thống dântộc, đạo đức, phong tục tập quan , do vậy, về triết lý và văn hóa pháp lý cũng

có nhiều điểm có thé chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; ba /d, hệ thống pháp luật cạnhtranh của Nhật Bản ra đời và phát triển từ năm 1947 và được giới luật hoc coi làmột trong ba trụ cột pháp luật cạnh tranh thế giới (cùng với Mỹ và EU) Vì vậy,những kinh nghiệm về pháp luật cạnh tranh nói chung, về mô hình cơ quan tốtụng cạnh tranh nói riêng, rất đáng dé Việt Nam tham khảo, học tập

2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài

Cùng với sự phát triển của pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới, việcnghiên cứu về lĩnh vực pháp luật cạnh tranh đã thu hút sự quan tâm của nhiềuhọc giả Trong số các tài liệu chuyên khảo về lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nướcngoài du nhập vào Việt Nam, có các tác phẩm như: “South Asia Watch on

Trade, Economics and Enviroment, Competition Policy in Small Economics”,

“Competition Law - Anti-trust and Policy in Global market Insight’, Informal Professional, Lund 2005; “Competition Law in the WTO: The Rationable for a Framework Agreement”, Anterpen : Intersentia ; Wien : NWV Neuer Wissenschaftlicher Verlag ; Berlin : BWV Berliner Wissenschafts-Verlag cua Roland Weinrauch (2004); “Introduction to Japanese Antimonopoly Law’,

Yuhikaku, Mitsuo Matsushita và John D.David (1990) Các tac phẩm đượcdich ra tiếng Việt có liên quan đến pháp luật cạnh tranh trong khuôn khổ hợp tácgiữa Bộ Công thương và WB, OECD, UNDP, UNCTAD gồm: “Luật Cạnh tranhCanada và bình luận”, “Khuôn khổ pháp lý đa phương điều chỉnh hoạt độngcạnh tranh và luật cạnh tranh một số nước và vùng lãnh thé”, “Khuôn khổ cho

việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh”.

Tại Việt Nam, vấn đề cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh vàchống độc quyền đã thu hút được sự quan tâm và ban thảo của nhiều chuyên gia

Trang 9

kinh tế, pháp luật, các nhà quản lý và doanh nghiệp Đáng lưu ý là “Chuyên đề

về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền” của ViệnKhoa học pháp lý, xuất bản năm 1996; “Các van đề pháp lý và thé chế về chínhsách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lýkinh tế Trung ương, xuất bản năm 2001; “Chuyên khảo luật kinh tế” của tác giảPham Duy Nghĩa, xuất bản năm 2001, với phần viết về “Chính sách và pháp luậtcạnh tranh trong kinh doanh”; “Các van đề pháp ly và thé chế về chính sáchcạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh” thuộc Dự án hoàn thiện môitrường kinh doanh VIE/97/016 năm 2002; Chuyên đề “Nghiên cứu tiêu chí đánhgiá tính bất hợp pháp của các-ten trong luật cạnh tranh Hoa Kỳ, Cộng đồngChâu Âu, Nhật Bản và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam” củatác giả Nguyễn Văn Cương, viết năm 2004; “Bình luận khoa học Luật Cạnhtranh” của tác giả Lê Hoàng Oanh, xuất bản năm 2005; Luận án tiến sĩ của Đặng

Vũ Huân về “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lànhmạnh ở Việt Nam”, viết năm 2003; Luận văn Thạc sĩ của Phan Thị Vân Hong

“Độc quyền va pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay”, viếtnăm 2005; Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Bảo Ánh về “Một số vấn đề pháp lý

về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh Việt Nam”, viết năm 2006; Luận vănthạc sĩ của Đồng Ngọc Dam về “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh -Những van đề lý luận và thực tiễn”, viết năm 2007; Luận văn Thạc sĩ củaNguyễn Kim Phượng “Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,

vi trí độc quyền theo luật cạnh tranh của Việt Nam”, viết năm 2007

Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã đăng các bài viết có liên quan đến pháp luậtcạnh tranh, tố tụng cạnh tranh trên các tạp chí chuyên ngành, như “Mô hình cơ

quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam” của các tác giả Dương Đăng Huệ và

Nguyễn Hữu Huyên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01/2004;

“Một số quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật cạnh tranh Việt Nam” của cáctác giả Nguyễn Như Phát và Lê Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Nhà nước và Phápluật số 01/2006; “Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh” của tác giả Nguyễn Hữu

Trang 10

Huyén đăng trên Tạp chí Luật học số 06/2006; Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào đặt vấn đề nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa tố tụng cạnh tranh theopháp luật Việt Nam với pháp luật của một quốc gia khác dé tìm ra điểm hợp ly

có thé áp dụng phù hợp trong điều kiện của Việt Nam Do đó, Dé tài do học viênlựa chọn không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã được nghiên cứu trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài

Ngoài nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận cạnh tranh, tố tụng cạnhtranh nói chung và tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam và Nhật Bản nóiriêng, luận văn đặc biệt chú trọng vào việc so sánh giữa tố tụng cạnh tranh theopháp luật Việt Nam và tố tụng cạnh tranh theo pháp luật của Nhật Bản, trên cơ

Sở quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vẫn đề cạnh tranh, đưa ra các đề xuất,

kiên nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về tô tụng cạnh tranh.

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ cụ thê của luận văn là:

- Nghiên cứu về lý luận cạnh tranh nói chung, tố tụng cạnh tranh nói riêng,

từ đó có cái nhìn bao quát về tố tụng cạnh tranh trong một chỉnh thể với hệthống pháp luật hiện tại cả về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

- So sánh và phân tích điểm khác biệt trong tố tụng cạnh tranh giữa pháp

luật Việt Nam và pháp luật của Nhật Bản, trong đó đánh giá một cách toàn diện

những khác biệt của hai hệ thống pháp luật về tố tụng cạnh tranh

Trên cơ sở hai nhiệm vụ trên, luận văn đưa ra các đê xuât nhăm hoàn thiện

tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu Đề tài

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các điểm khác biệt trong quy định phápluật về tố tụng cạnh tranh của Việt Nam và Nhật Bản đặt trong mối quan hệ vớicác quy định pháp luật về nội dung tương ứng và các quan hệ xã hội chịu sựđiều chỉnh của pháp luật cạnh tranh

Trang 11

Tiếp cận van đề tô tụng cạnh tranh dưới góc độ một đề tài khoa học, vìvậy, phạm vi nghiên cứu của Dé tài là so sánh, những yếu tô khác biệt căn bản

cả về lý luận và thực tiễn giữa tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam và tốtụng cạnh tranh theo pháp luật Nhật Bản, có phân tích và chú trọng về thực tiễn

áp dụng để đưa ra đề xuất hoàn thiện pháp luật về to tụng cạnh tranh ở Việt

Nam.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài

Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam nói chung, pháp luật về thương mại nói riêng, trong bối cảnh Việt Nam đã

trở thành thành viên của WTO.

Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng các phương phápnghiên cứu chủ yéu của ngành khoa học xã hội và nhân văn là Phương pháp duy

vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Bên cạnh đó, tác giả còn chú

trọng sử dung các phương pháp bé trợ như: phương pháp so sánh, phân tích,tổng hợp, v.v khi phân tích, so sánh pháp luật về tố tụng cạnh tranh của ViệtNam và Nhật Bản dé làm sang tỏ mục đích, yêu cầu của đề tài và đem lại kếtquả nghiên cứu tốt nhất

Đề tài được thực hiện chủ yếu từ phương diên lý luận và luật thực định.Tuy nhiên, để tăng tính thuyết phục của luận văn, tác giả đã đưa ra một số sốliệu và các vụ việc cụ thê trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh của Việt Nam vàNhật Bản để minh họa cho các phân tích, lập luận của mình Các số liệu nàyđược thu thập từ các nguồn sẵn có đã được công bố mà không phải là kết quả

của các hoạt động nghiên cứu, khảo sát riêng của tác giả.

6 Những kêt quả nghiên cứu mới của Dé tài

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về

tố tụng cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ so sánh với pháp

Trang 12

luật tố tụng cạnh tranh của Nhật Bản Qua Đề tài, tác giả đã phân tích, kiến giảimột cách khá đầy đủ về những điểm khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật, từ đótìm ra câu trả lời cho nguyên nhân của sự không phù hợp về chức năng, thâmquyền của cơ quan tố tụng cạnh tranh, trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh, tính

khả thi của các quy định nội dung của pháp luật cạnh tranh Việt Nam Trên cơ

sở so sánh hai hệ thống pháp luật, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải phápbước đầu nhằm góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về to tụng cạnh tranh ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

7 Kêt cầu của Luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữcái viết tắt, Luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương I Những van đề lý luận về cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh

Chương II Nội dung cơ bản của pháp luật về tố tụng cạnh tranh ở Việt

Nam — So sánh với pháp luật cạnh tranh của Nhat Bản

Chương III Một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật tố tụng cạnh tranh

Việt Nam từ kinh nghiệm pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản.

Nội dung của các Chương được trình bày lần lượt đưới đây

Trang 13

CHUONG I

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CANH TRANH VA

TO TUNG CANH TRANH

1.1 Khai quat vé canh tranh

1.1.1 Nguồn gốc và bản chất của cạnh tranh

Dưới góc độ kinh tế học, cạnh tranh được hiểu là nỗ lực của những ngườibán hàng, cung ứng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng về phía mình nhằm mụcđích tăng doanh thu, thị phần, qua đó gia tăng lợi nhuận Cạnh tranh được thựchiện thông qua việc tạo ra những khác biệt về giá cả, chất lượng, mẫu mã hànghóa, dịch vụ giữa những người bán hàng, cung cấp dịch vụ mà khách hàng cóthé phân biệt được

Cạnh tranh là sản phẩm tất yeu của nền kinh tế thi trường, nơi các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh được điều tiết bởi quy luật cung — cầu, nơi quyền tự

do kinh doanh của các chủ thể được tôn trọng triệt dé Về ban chat, cạnh tranh

có ý nghĩa và tác dụng tích cực, nhất là đối với những hành vi cạnh tranh lànhmạnh và được kiểm soát bởi nhà nước Cạnh tranh là động lực thúc đây cácdoanh nghiệp, thương nhân không ngừng cải tiến, sáng tao trong quản lý, kinhdoanh dé hang hóa, dich vụ của họ luôn giữ được ưu thế trên thị trường Nhờ cócạnh tranh mà người tiêu dùng luôn được hưởng lợi từ các sản phẩm, dịch vụ cóchất lượng tốt nhất, với giá cả phù hợp nhất

Ở góc độ vĩ mô, cạnh tranh đóng vai trò điều tiết quan hệ cung - cầu hànghóa, dịch vụ trên thị trường Khi cung lớn hơn cầu thì cạnh tranh sẽ làm cho giá

ca hang hóa, dich vụ giảm xuống Khi đó, chỉ những doanh nghiệp lớn, có sứcmạnh về công nghệ, phương thức quan lý mới có thé hạ được giá bán dé thé tồn

Trang 14

tại Ngược lại, khi cầu lớn hon cung, giá cả hàng hóa, dich vu sẽ tăng lên, đồngnghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận Khi đó sẽ thúc đây các doanh nghiệp sẽđầu tư mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh Cứ như vậy, cạnhtranh trở thành một cuộc chiến không ngừng mà ở đó có những doanh nghiệpngày càng lớn mạnh nhờ biết tạo dựng được lợi thế cạnh tranh, nhưng cũng cónhiều doanh nghiệp bị phá sản do thua lỗ, làm ăn không hiệu quả Nhờ vậy màcác nguồn lực xã hội luôn luôn được luân chuyên và sử dụng một cách triệt dénhat [7, tr.34-35].

1.1.2 Phan loai canh tranh

Cạnh tranh là một hiện tượng phức tạp, có thể được nhận diện từ nhiều góc

độ Vì vậy, có nhiều tiêu chí khác nhau dé phân loại cạnh tranh

Dựa vào mục đích, tính chất của cạnh tranh, có thể chia thành: Cạnh tranh

lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh là những hành vi cạnh tranh được tiến hành dướinhững hình thức phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong kinh

doanh, do đó, không làm xâm hại đên lợi ích của các chủ thê khác.

Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh được tiễn hànhbăng những thủ đoạn vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật và các chuân mực đạođức trong kinh doanh, xâm hại đến lợi ích của các đối thủ cạnh tranh, lợi ích của

người tiêu dùng và xã hội.

Dựa vào tính chât và mức độ can thiệp của công quyên vào đời sông kinh

tế, có thê chia thành: cạnh tranh tự đo và cạnh tranh có điều tiết

Cạnh tranh tự do là những hoạt động cạnh tranh diễn ra theo những quy luật khách quan cua thi trường mà không có sự can thiệp của bàn tay nhà nước.

Nói cách khác, chính thị trường với các quy luật tự nhiên, vốn có của nó là độnglực dẫn dắt hành vi của các đối thủ cạnh tranh

Trang 15

Cạnh tranh có điều tiết những hoạt động cạnh tranh diễn ra trên thị trườngnhưng có sự điều tiết của nhà nước thông qua pháp luât và các công cụ kiểmsoát cạnh tranh, nhăm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia thị

trường, lợi ích người tiêu dùng và của toàn xã hội.

Dựa vào cơ câu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, mộtlĩnh vực kinh tế, có thể chia thành: cạnh tranh hoàn hảo và cạnh trong không

hoàn hảo.

Cạnh tranh hoàn hảo là trạng thái cạnh tranh mà trong đó lợi ích của các

chủ thé cạnh tranh được điều tiết hài hòa bởi các quy luật thị trường và do vậykhông có sự xung đột nào dẫn đến hạn chế hoặc triệt tiêu cạnh tranh

Cạnh tranh không hoàn hảo là trạng thái cạnh tranh, do vậy luôn xuất hiệnnhững hành vi và thủ đoạn phản cạnh tranh Biểu hiện cực đoan nhất của trạngthái cạnh tranh không hoàn hảo là tình trạng độc quyên

1.1.3 Nhu câu diéu tiết hoạt động cạnh tranh

Như trên đã đề cập, cạnh tranh về bản chất có rất nhiều ý nghĩa tích cực.Nếu được kiểm soát và điều tiết hiệu quả, cạnh tranh giữ vai trò vô cùng quantrọng và là động lực to lớn thúc đây sự phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng,

tiên bộ về xã hội.

Ngược lại, cạnh tranh tự do mà không có sự điều tiết sẽ dẫn đến tự phát,xung đột lợi ích và xuất hiện cách hành vi phản cạnh tranh, thâm chí triệt tiêucạnh tranh Xu hướng thường thấy của cạnh tranh tự do là sự xuất hiện của cáchành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền

Những hiện tượng kê trên sẽ làm méo mó bản chât của cạnh tranh cũng như làm triệt tiêu vai trò của cạnh tranh với tư cách là động lực to lớn cho sự phát triên kinh tê - xã hội của các quôc gia Khiên cho các nguôn lực của xã hội

không được sử dụng, khai thác một cách hiệu quả nhất

Trang 16

Dé phat huy những loi thé và han chế những mat trái của cạnh tranh, vaitrò của điều tiết của nhà nước đối với hoạt động này là vô cùng quan trọng vàcần thiết Sự điều tiết của nhà nước sẽ góp phan giảm thiêu những hành vi cảntrở hoặc triệt tiêu sự cạnh tranh, làm cho hoạt động cạnh tranh diễn ra lành mạnhtrong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với các chuân mực đạo đức kinh doanh,đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, góp phần thúc đây kinh tế xã hộiphát triển.

Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà cách thức vàmức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh có thé khác nhau.Xong về cơ bản, ở hầu hết các nước, nhà nước thường sử dụng những công cụchủ yếu như: (i) Chính sách thuế; (ii) Kiểm soát giá cả; (ii) Điều chỉnh độcquyên; (iv) Quốc hữu hoá; (v) Ban hành và thực thi pháp luật về cạnh tranh,v.v dé điều tiết hoat động cạnh tranh Trong những biện pháp kề trên, việc banhành và thực thi có hiệu quả hệ thống pháp luật về cạnh tranh là biện pháp quantrọng hàng đầu Thông qua pháp luật cạnh tranh, nhà nước thiết lập hành langpháp lý cho các hoạt động cạnh tranh diễn ra một cách lành mạnh, đồng thời đặt

ra những chế tài nghiêm khắc nhăm hạn chế những hành vi han chế cạnh tranh,hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi độc quyền trên thị trường.[ 18,

tr.310-312Ị.

1.2 Khái quát về pháp luật cạnh tranh

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh là hệ thống các chế định, quy phạm do nhà nước banhành dé điều chỉnh các hành vi cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh đưa ra các biện

pháp ngăn ngừa và xử lý các hành vi cạnh tranh trái pháp luật, đạo đức xã hội và

tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Thông qua đó góp phần bảo đảm sự

cạnh tranh tự do và lành mạnh, tạo lập môi trường pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.

Trang 17

Những chế định, quy phạm của luật cạnh tranh có thể tìm thấy trong rấtnhiều đạo luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, song chủ yếu được quy

định trong Luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh có thiên hướng là luật tư, vì nó

góp phần bảo đảo thực hiện hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thêđược pháp luật công nhận Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp thực hiện dé những

hành vi cạnh tranh trái pháp luật, đạo đức xã hội và tập quán kinh doanh thì

trong nhiều trường hợp phải dùng “luật công” để điều chỉnh, như việc áp dụngcác chế tài hành chính (phạt hành chính, cưỡng chế chia tách, giải thể doanhnghiệp ) hoặc các chế tài hình sự (phạt tiền hoặc phạt tù ) mà không cần phải

có yếu tố gây thiệt hai cho một doanh nghiệp cụ thé và có yêu cầu của doanhnghiệp đó Do vậy, pháp luật cạnh tranh vừa có những yếu tô của luật tư, nhưngvừa cũng có những yếu tố của luật công

1.2.2 Cau trúc của pháp luật cạnh tranh

Theo thông lệ, pháp luật về cạnh tranh được chia làm hai bộ phận: phápluật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh.Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều chỉnh các hành vi củacác đối thủ cạnh tranh nhằm vào đối thủ cạnh tranh khác hiện hữu, các hành vi

đó vi phạm pháp luật hoặc trrái với đạo đức, tập quán kinh doanh, đã va sẽ gây

tổn hại cho đối thủ cạnh tranh dé tìm cho mình lợi thế hoặc mối lợi bất chính[18, tr 318-319] Nhìn chung, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điềuchỉnh các hành vi xâm hại đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh như: ngăn cản cácđối thủ khác trong quá trình cạnh tranh, dém pha và bôi nhọ đối thủ, đánh cắp bímật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, sản xuất hoặc cho lưu hành hàng giả vàđiều chỉnh các hành vi xâm phạm đến lợi ích của khách hàng như: can thiệp vàoquyền tự do quyết định của khách hàng, khuyến mãi trong trường hợp bị pháp

luật cạnh tranh cầm, quảng cáo sai lệch

Trang 18

Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là lĩnh vực pháp luật cạnh tranh điềuchỉnh các hành vi ngăn cản và dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh (như thỏa thuận nhằmhạn chế cạnh tranh — cartel, lạm dụng vi trí thống lĩnh thị trường, vi trí độcquyền, tập trung kinh tế) Các hành vi này không trực tiếp xâm phạm đến lợi íchcủa các đối thủ cạnh tranh, nhưng lại gây ra hậu quả gián tiếp cho nền kinh tế va

xã hội vì nó làm méo mó sự vận hành bình thường của thị trường, triệt tiêu động lực của sự phát trién.

Đề điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh của cácnước thường sử dung các nguyên tắc cắm đoán [18, tr.328-329] Chang hạn, đốivơi cartel, pháp luật cạnh tranh châu Âu (EU’s Competition Law) nghiêm cấmcác thoả thuận của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến thị trường chungchâu Âu, thị trường các nước thành viên, làm ngăn cản, bóp méo cạnh tranhgồm: (i) Trực tiếp hoặc gián tiếp ấn định giá mua hoặc bán hoặc bat kỳ điều kiệnthương mai nào khác; (11) Giới hạn hoặc điều tiết quá trình sản xuất, thị trường,việc phát triển công nghệ hoặc đầu tư; (iii) Phân chia thị phần hoặc nguồn cung:(iv) Ap đặt các điều kiện không giống nhau đối với các đối tác khác nhau nhằmđặt họ vào vị thé bất lợi; (v) Đưa ra các điều khoản của hợp đồng dẫn tới việcđối tác phải thay đôi các nghĩa vụ khác không liên quan đến đối tượng của hợpđồng Luật pháp châu Âu cũng ghi nhận rõ, tất cả các điều khoản đó đều là vôhiệu, trừ những trường hợp đặc biệt nhằm cải thiện quá trình sản xuất hoặc phânphối hàng hoá hoặc thúc đây việc áp dụng công nghệ hoặc thúc day phát triểnkinh tế

Còn đối với hành vi độc quyền, Luật chống Tờ rớt (Anti- trust) của Hoa

Kỳ đưa ra hai nguyên tắc cơ bản để xử lý, đó là nguyên tắc tuyệt đối rule), nghĩa là sẽ bị cắm tuyệt đối trong một số trường hợp độc quyền nhất định

(per-se-và nguyên tắc hợp lý (the rule of reason), nghĩa là trong những trường hợp khác

sẽ có sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật dé xem xét van dé độc quyền Sựlinh hoạt ở đây là việc xem xét tong thé giữa yếu tố hiệu quả kinh doanh và tínhhợp lý Nguyên tắc tuyệt đối được áp dụng cho các trường hợp như cartel

Trang 19

nghiêm trọng (hard-core cartel): ấn định giá (price fixing), thông thầu (biddigging) Các trường hợp còn lại sẽ áp dụng nguyên tắc hợp lý [15, tr.789].1.3 Khai quát về tố tụng cạnh tranh

1.3.1 Khái niệm tố tụng cạnh tranh

Tố tụng cạnh tranh là một bộ phận của các hoạt động hành chính — kinh tếliên quan đến cạnh tranh và thực thi Luật cạnh tranh Khoản 9, Điều 3 LuậtCạnh tranh của Việt Nam năm 2004 đưa ra khái niệm về tố tụng cạnh tranh nhưsau: “76 tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, t6 chức, cá nhân theo trình

tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật này”.Nhu vậy, theo luật pháp Việt Nam, tổ tụng cạnh tranh đồng nghĩa với trình tự,thủ tục xem xét giải quyết, xử lý một vụ việc cạnh tranh Tại Khoản 8 Điều 3Luật Cạnh tranh quy định: “Vu việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạmquy định của Luật này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyên diéu tra, xử lý theo

quy định của pháp luật ”.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy Luật Cạnh tranh của Việt Nam đã loại

bỏ nhiều hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh ra khỏi phạm vi khái niệm tốtụng cạnh tranh, như các hoạt động nhằm xác định thị trường liên quan, xác địnhthị phan, thi phan két hợp hoặc các thủ tục đề nghị xin hưởng miễn trừ theo

quy định của pháp luật cạnh tranh.

Điều 74 Luật Cạnh tranh cũng quy định rõ cơ quan có thâm quyền xử lý vụviệc cạnh tranh: “Cơ quan tiến hành to tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quan

lý cạnh tranh và Hội dong cạnh tranh” Điều 75 quy định về người tiễn hành tốtụng cạnh tranh: “Người tiễn hành tô tụng cạnh tranh bao gom thanh vién Hoiđồng cạnh tranh, Thủ trưởng co quan quản lý cạnh tranh, diéu tra viên và thư

ky phiên diéu trán `.

Khác với Việt Nam, các nước có truyên thông về luật cạnh tranh lâu đời

như Mỹ, EU và Nhật Bản không đưa ra khái niệm thế nào là tố tụng cạnh tranh,

Trang 20

mà bằng kỹ thuật lập pháp xác định nội hàm của nó thông qua các trình tự, thủtục cụ thể Luật cạnh tranh của Nhật Bản (AMA) quy định thủ tục tố tụng cạnhtranh từ Điều 45 đến Điều 70-22 mục 2, Chương VII trong đó, thay vì đưa rakhái niệm tố tụng cạnh tranh, Luật mô tả cụ thể tiến trình, thủ tục xem xét, xử lý

vụ việc cạnh tranh Điều 45 AMA quy định: “i) Bat kỳ người nào, khi phát hiện

có hành vi vi phạm luật này, có thể báo cáo sự việc cho JFTC và yêu cầu cơquan này có những biện pháp tương ứng dé xử lý hành vi đó; ii) JFTC, trên cơ

sở báo cáo nêu trên, tiễn hành các bước điều tra cần thiết liên quan; iii) JFTCquyết định đưa ra hoặc không đưa ra các biện pháp tương ứng liên quan đến vụ

việc như báo cáo đã nêu, sau đó phải gửi thông báo tới cá nhân nêu trên; 1v)

JFTC có thể tự mình đưa ra các biện pháp tương ứng trong trường hợp có hành

vi vi phạm luật này hoặc các trường hợp theo quy định về tình huống độc quyền

và thực thi pháp luật cạnh tranh.

Mỹ, Nhật Bản và EU vốn là ba trụ cột trong nền kinh tế thế giới Kinhnghiệm phát triển kinh tế và thiếp lập thé chế pháp ly cho nền kinh tế thị trườngcủa những nước nay đã được nhiều nước học tập Một trong số đó phải kế đến

kinh nghiệm xây dựng pháp luật cạnh tranh và kinh nghiệm xây dựng va vận

hành mô hình tố tụng cạnh tranh

a Tổ tụng cạnh tranh theo pháp luật của Hoa Kỳ

Với hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, Hoa Kỳ luôn có hai hệ thongpháp luật cùng ton tại, đó là hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật

Trang 21

của các tiểu bang Pháp luật cạnh tranh nói chung, mô hình tố tung cạnh tranh

nói riêng của Hoa Kỳ cũng không năm ngoài thông lệ đó.

Ở cấp độ liên bang, pháp luật Hoa Kỳ trao quyền thực thi luật chống Rot cho hai cơ quan: Ban Chống độc quyên thuộc Bộ Tư pháp (The Antitrust

Tờ-Division of the Department of Justice — DOJ) và Uỷ ban Thuong mại Liên bang

(The Federal Trade Commission — FTC) Chức năng, thâm quyền của hai cơquan này được đánh giá là có nhiều điểm chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn vớinhau Tuy nhiên, những người ủng hộ hệ thống “quyền lực song song” này lạicho rằng, chính điều đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ quan thực thi pháp

luật cạnh tranh, từ đó làm tăng tính khả thi của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (Uniform

Commercial Code), DOJ chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi luật cạnh

tranh Cơ quan này đảm trách các vụ việc cạnh tranh theo trình tự tố tụng hình

sự theo đạo luật Sherman Ngoài ra, DOJ còn chịu trách nhiệm thực thi các khía

cạnh phi hình sự trong các quy định của đạo luật Sherman về cắm hạn chế cạnhtranh, cắm độc quyền và các quy định tại đạo luật Clayton về cắm sáp nhập, camtrong một SỐ trường hợp nhất định một cá nhân là thành viên hội đồng quan tricủa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau và các quy định có liên

tại Hoa Kỳ và đã chứng tỏ hiệu quả của nó đôi với việc chông Tò-rớt.

Bên cạnh DOJ, FTC cũng là cơ quan được trao quyền thực thi pháp luậtcạnh tranh bắt đầu từ những năm 1910 với tư cách là một uỷ ban độc lập nhằmthực thi các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có việc thựcthi pháp luật cạnh tranh được quy định tại đạo luật về Ủy ban Thương mại liên

Trang 22

bang (The Federal Trade Commission Act) Chức năng, thẩm quyền của FTCgiới hạn ở việc thực thi các khía cạnh phi hình sự trong các điều cắm của đạoluật Sherman và đạo luật Clayton, bao gồm cả một số điều cắm liên quan đếnphân biệt về giá nhằm hạn chế cạnh tranh được quy định tại đạo luật Robinson-Patman và là chủ thé chủ đạo thực thi các quy định về bảo vệ người tiêu dùng vàcác quy định có liên quan đến chống độc quyền khác.

Ở cấp độ tiêu bang, ngoài việc có luật riêng của từng bang về chống độcquyên, chính quyền các bang được phép viện dẫn va thay mặt chính quyền Liênbang trong việc áp dụng pháp luật cạnh tranh của Liên bang đối với các vụ việcxảy ra trong phạm vi bang đó Tuy nhiên, chính quyền bang không được ápdụng pháp luật cạnh tranh của Liên bang đối với những vụ việc cạnh tranh theothủ tục tố tụng hình sự

Bộ máy nhà nước Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên học thuyết “tam quyềnphân lập” Do vậy, hệ thông toà án liên bang Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo cho pháp luật cạnh tranh được thực thi Không giốngnhư hệ thống các cơ quan hành pháp khi thực thi pháp luật cạnh tranh, hệ thốngtoàn án liên bang và toà án của các bang không phải là hệ thống “quyền lực songsong” mà là một hệ thống thống nhất Hệ thống toà án liên bang chia ra làmmười một vùng, mỗi vùng có một hệ thống các án lệ của riêng mình Toà án cácbang không có thâm quyền xem xét các khiếu nại liên quan đến việc thực thiluật cạnh tranh liên bang mà chỉ có quyền xem xét các khiếu nại liên quan đến

việc thực thi pháp luật cạnh tranh của bang mình.

b Mô hình tổ tụng cạnh tranh theo pháp luật của EU

Khác với Hoa Kỳ, pháp luật cạnh tranh của EU ra đời sau pháp luật cạnh

tranh của các nước thành viên Do đó, mô hình tố tụng cạnh tranh theo pháp luật

cạnh tranh cua EU cũng có nhiêu điêm khác biệt.

Trang 23

Theo Hiệp định về thành lập Cộng đồng Châu Âu (Treaty Establishing TheEuropean Community, Nov.1., 1997), tại các Điều 81 và 82 (tương ứng với Điều

85 và 86 của Hiệp định Roma cũ), pháp luật cạnh tranh châu Âu do một uy ban

có tên gọi là Directorate General for Competition (DG) chịu trách nhiệm thi

hành và đảm bảo thực hiện DG là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong

việc xử lý các vụ việc cạnh tranh của EU theo pháp luật cạnh tranh EU Trong

quá trình hình thành và phát triển, DG đã xử lý nhiều vụ việc cạnh tranh, đặc

biệt là các vu cartel Không chỉ dừng lại trong phạm vi nội bộ EU, DG cũng đã

xử lý một sỐ vụ việc cạnh tranh có liên quan đến cartel được thực hiện ngoàilãnh thé của EU Điển hình của các vụ việc mà DG đã thực hiện là vu sap nhập

của Sony va BMG, sáp nhập của General Electric và Honeywell, các vụ việc

liên quan đến độc quyền của Apple.Inc, Microsoft

Pháp luật cạnh tranh của EU cũng được các nước: Bỉ, Pháp, Đức, Hy-Lạp,

Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha viện dẫn như luật của quốc gia bên cạnhluật quốc nội khi tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh tại quốc gia mình

Nhằm khuyến khích việc tự giác và hợp tác của các bên trong quá trìnhđiều tra các vụ việc cạnh tranh, đặc biệt là các vụ việc có liên quan đến cartel,

EU đã ban hành chính sách khoan hồng Chính sách này có hiệu lực trong phạm

vi cả cấp độ EU va cap độ từng quốc gia thành viên Dé được hưởng chính sáchkhoan hồng, một doanh nghiệp tham gia cartel chưa bị điều tra, phải là doanhnghiệp đầu tiên đăng ký với cơ quan xử lý vụ việc cạnh tranh bằng việc cungcấp thông tin có giá trị đủ để cơ quan đó mở cuộc điều tra các doanh nghiệpđược cho là đã tham gia vào cartel Nếu cơ quan xử lý vụ việc cạnh tranh đã có

đủ thông tin để có thê mở cuộc điều tra hoặc đã có doanh nghiệp khai báo trước,thì doanh nghiệp đó phải cung cấp chứng cứ dé cơ quan xử lý vụ việc cạnh tranhchứng minh được có sự ton tại của cartel Ngoài ra, các doanh nghiệp có thêđược giảm chế tài căn cứ vào chứng cứ doanh nghiệp đó cung cấp có giá trị bổ

sung cho nguôn chứng cứ cơ quan chức năng đã có hay không theo các mức độ:

Trang 24

Doanh nghiệp đầu tiên sẽ được giảm từ 30 đến 50% chế tài, doanh nghiệp thứhai sẽ là 20 đến 30% và doanh nghiệp cuối cùng được giảm tối đa là 20%.

Theo pháp luật cạnh tranh của EU, Toà án Châu Âu (The European Court

of Justice — ECJ) cũng có quyền tài phán đối với cả các quyết định xử lý vụ việccạnh tranh cua DG ECJ không có thẩm quyền thụ ly các kháng cáo bản án vềviệc xử lý vụ việc cạnh tranh của toà án các quốc gia thành viên Các cá nhânkhông có quyền yêu cầu ECJ giải quyết vụ việc cạnh tranh khi cho rang quyền

lợi của mình bị xâm phạm Tuy nhiên, ECJ thường đảm trách việc giải thích phương thức xử lý các vụ việc cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh EU cho Toà

án các quốc gia thành viên như một gợi ý để thống nhất cách thức giải quyếttrong EU Toà án tại các quốc gia thành viên thường áp dụng cách giải thíchtheo ECJ trong tố tụng cạnh tranh tại quốc gia mình

Thực tiễn cho thay, các vụ việc cạnh tranh theo trình tự t6 tụng cạnh tranh

do DG và toà án châu Au thụ lý thường là các vụ việc của các quôc gia thành viên hoặc vụ việc xảy ra trên phạm vi nhiêu quôc gia thành viên hoặc mở rộng

ra ngoài phạm vi EU.

c Mô hình tổ tụng cạnh tranh theo pháp luật của Nhật Bản

Là quốc gia đi sau so với Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản đã học hỏi và rút kinhnghiệm từ mô hình của Hoa Kỳ và EU dé xây dựng mô hình tố tụng cạnh tranh

riêng của mình.

Năm 1947, dưới sự bảo trợ của Hoa Ky, Nhật Ban đã ban hành AMA trên

cơ sở kế thừa các giá trị pháp lý của Đạo Luật Chống Tờ Rớt của Hoa Kỳ Đây

là đạo luật cạnh tranh đầu tiên của Châu Á AMA sau đó đã được sửa đổi, bổ

sung vào các năm 1953, 1977, 2002 và 2005 [17].

Đề thực thi AMA, JETC được thành lập Về cơ bản, JFTC được trao tất cảcác thâm quyên trong phạm vi có thé và có tính độc lập tối đa dé đảm bảo AMAđược tôn trọng thực hiện Theo quy định của AMA, JFTC được toàn quyền điều

Trang 25

tra, tô chức phiên điều trần đối với vụ việc cạnh tranh Bên cạnh đó, JFTC cóthầm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh theo cả thủ tục tố tụng hình sự và phi hình

SỰ.

Nếu các bên không đồng ý với phán quyết của JFTC thì có thể kiện ra toà

để giải quyết tiếp vụ việc Toà Thượng thâm Tokyo sẽ là cơ quan có thâm quyềngiải quyết vụ việc canh tranh Trong trường hợp này, theo quy định của LuậtGiải quyết vụ án hành chính (Administrative Case Litigation Act-Act No.139),JFTC sẽ trở thành bị đơn và ngay lập tức phải chuyên toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh

tranh cho Toà án xem xét [30].

Dé khuyến khích việc thực thi AMA, JFTC đã học hỏi kinh nghiệm vềchính sách khoan hồng của Mỹ va EU dé có chính sách khoan hồng phù hợp vớiđiều kiện của Nhật Bản Từ khi được ban hành cho đến nay, chính sách này đã

và đang tỏ ra khá hiệu quả trong việc phát giác các vi phạm pháp luật cạnh tranh

(Chi tiết sẽ được trình bày ở Chương II)

Trang 26

CHUONG II

NOI DUNG CO BAN CUA PHAP LUAT VE TO TUNG CANH TRANH O VIET NAM - SO SANH VOI PHAP LUAT

CANH TRANH CUA NHAT BAN

2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng cạnh tranh ở Việt Nam

2.1.1 Các quy định về cơ quan tiễn hành tô tụng cạnh tranh

Trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh, một vấn đề được tranh luậnkhá nhiều là tên gọi và mô hình tô chức cơ quan t6 tung canh tranh 6 Viét Nam.Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về van dé nay, nhưng tập trung vào hai phương

án chính.

Phuong án 1: Thanh lập cơ quan ngang bộ về quản lý cạnh tranh, trong đó

có thầm quyền tiễn hành tố tụng cạnh tranh Với đặc điểm của Việt Nam, các bộtrong Chính phủ đang là cơ quan chủ quản đối với nhiều doanh nghiệp nhà

nước, do đó phương án này được cho là sẽ đảm bảo tính độc lập của cơ quan

thực thi luật cạnh tranh đối với các bộ ngành Tiếng nói của cơ quan này sẽ cótrọng lượng hơn về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh Tuy nhiên, điểm bắt lợicủa phương án này là gây ra su cong kénh cho bộ máy nhà nước trong bối cảnhchúng ta đang đây mạnh cải cách hành chính Ngoài ra, có nhiều ý kiến chorằng, ở giai đoạn đầu chuyên đổi, nền kinh tế còn quy mô nhỏ, các hành vi cầnquản lý như sáp nhập để thống lĩnh thị trường, thỏa thuận hạn chế cạnh tranhcòn ít, chưa cần thiết phải có một cơ quan quản lý chuyên trách cấp bộ

Phương an 2: Thành lập Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương.

Ưu điểm của phương án này là dễ thực hiện, không làm phát sinh đầu mối cơquan thuộc chính phủ, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Song, từ thựctiễn quản lý nhà nước ở nước ta cho thấy, việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt

Trang 27

động của một đơn vi cấp cục thuộc Bộ là rất khó khi Bộ Công thương đang trựctiếp quản lý nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn [5].

Khi thảo luận và thông qua Luật Cạnh tranh 2005, cá nhà làm luật đã lựa

chọn phương án trao thâm quyền thực thi Luật Cạnh tranh cho hai cơ quan songhành, đó là Hội đồng Cạnh tranh và Cơ quan quản lý cạnh tranh Phương án này

được coi là sự dung hoa của hai phương án nêu trên, với hy vọng sẽ tách bach được hoạt động quản lý hành chính và hoạt động tài phán trong quản lý nhà

nước về cạnh tranh Nhưng liệu đây có phải là phương án tối ưu hay chưa? Quátrình triển khai vận hành hai mô hình này như thế nao và kết quả ra sao? Có đápứng được kỳ vọng hay không? Dé tra lời những câu hỏi này, chúng ta lần lượt

xem xét từng mô hình.

a Hội đồng Canh tranh

Điều 53 Luật Cạnh tranh quy định: “Hội dong cạnh tranh là cơ quan doChính phủ thành lập” Hội đồng Cạnh tranh có từ mười một đến mười lămthành viên do Thủ tướng Chính phủ bồ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công thương Thủ tướng Chính phủ cũng bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủtịch Hội đồng cạnh tranh trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh trên cơ sở

đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Nhiệm kỳ của các thành viên là năm

năm và có thê được bô nhiệm lại.

Vệ chức năng nhiệm vụ, Luật quy định, Hội đông cạnh tranh có nhiệm vu

tô chức xử lý, giải quyêt khiêu nại đôi với các vụ việc cạnh tranh liên quan đên

hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh

Khi xem xét các quy định trong Luật Cạnh tranh về địa vị pháp lý, chức

năng nhiệm vụ của Hội đông Cạnh tranh, có thê thây nôi lên hai vân đê sau:

Thứ nhất, Luật chỉ quy định một cách chung chung rằng Hội đồng Cạnh

tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập mà không quy định rõ nó là cơ quan

của Chính phủ hay trực thuộc bộ, ngành nào và do đó Luật cũng không đề cập

Trang 28

trực tiếp tới tính chất độc lập về mặt tô chức của Hội đồng Cạnh tranh? Điều 80của Luật chỉ quy định tính độc lập trong hoạt động tổ tụng của Hội đồng xử lý

vụ việc cạnh tranh, một thiết chế được thành lập bởi Hội đồng Cạnh tranh.Nhưng, kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta cho thấy, nêu một cơ quan không có sựđộc lập về mặt tổ chức, nhân sự, bộ máy thì cũng rất khó độc lập trong hoạt

huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2 của Nghị định quy định rõ vị trí, chức năng của VCC như sau: “Hộidong cạnh tranh là cơ quan thực thi quyên lực nhà nước độc lập, có chức năng

xử ly các hành vi han chế cạnh tranh” Như vậy, VCC được thành lập với tưcách là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà không phải là hội đồng tưvan cho Chính phủ hoặc cho Bộ Công thương

Tính chất độc lập còn được thể hiện thông qua các nhiệm vụ, quyền hạncủa VCC được quy định tại Điều 3, gồm: 1) Tổ chức xử lý các vụ việc cạnhtranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật; 2)Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh dé giải quyết một vụ việc cạnhtranh cụ thé; 3) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tàiliệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; 4) Quyết định áp dụng,thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụviệc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; 5) Giải quyết khiếu nại đối với các

vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của

Trang 29

pháp luật; 6) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp

luật.

Về cơ cấu tổ chức, VCC có Chủ tịch VCC và các thành viên VCC có từmười một đến mười lăm người do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệmtheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương theo nhiệm kỳ là năm năm và cóthé được bô nhiệm lại Hiện tại số thành viên VCC là mười một người Ngoài ra,

VCC còn có Ban Thư ky VCC, là bộ máy giúp việc chuyên nghiệp cho VCC khi

thực thi nhiệm vụ được quy định tại điều 4 của Nghị định trên

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề tính chất độc lập của VCC, nhiều quy định

tại các văn bản dưới luật vân còn gây ra không ít băn khoăn.

Thứ nhất, về kinh phí hoạt động, Điều 1 của Nghị định số 05/2006/NĐ-CPquy định: “Kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh tranh do ngân sách nhà nướcdam bảo va được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Thương mai”

Như vậy, mặc dù có tư cách độc lập, nhưng kinh phí hoạt động của VCC tùy

thuộc vào sự bố trí của Bộ Công thương

Thứ hai, về bộ máy giúp việc cho VCC, tại Nghị định 05/2006/NĐ-CP đãquy định: “Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnhtranh Chức năng, nhiệm vụ, cơ cầu tô chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnhtranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định” Tại Quyết định SỐ 1128/QD-BCT ngày 05/3/2009 của Bộ Công thương về chức năng, nhiệm vụ va co cấu tôchức của Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh đã được quy định trong điều 1: “BanThư ký Hội đồng cạnh tranh (sau đây gọi là Ban Thư ký) là đơn vị thuộc Bộ CôngThương có chức năng giúp Hội đồng cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng theo quy định tại Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cau tô chức của Hội đồng cạnh tranh” Như vậy, Bộ máy giúpviệc cho VCC do Bộ Công thương chỉ phối cả về mặt con người và tô chức

Trang 30

Ngoài ra, trong quá trình xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, VCC phảihoàn toàn dựa vào kết quả điều tra do cơ quan quản lý cạnh tranh, là thực thể thứhai bên cạnh VCC có thẩm quyền thực thi Luật cạnh tranh, chuyên báo cáo điềutra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranhđến cho VCC theo quy định tại điều 93 Luật Cạnh tranh, mà không thể tự mìnhtiễn hành điều tra được Tại điều 1 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục Quản lý cạnh

tranh đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý cạnh tranh đóng vai trò là cơ quan quản

lý cạnh tranh Đây là tô chức trực thuộc Bộ Công thương có chức năng giúp Bộtrưởng Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước nhiều lĩnh vực khác nhau cóliên quan đến thương mai, trong đó có van đề cạnh tranh Tính chất chính xác,khách quan của các quyết định xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh của VCC phụthuộc phần lớn vào kết quả làm việc, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức

có liên quan của Bộ Công thương mà VCC không thé xem xét vụ việc từ khi bắtđầu giai đoạn điều tra vụ việc cạnh tranh có liên quan đến các hành vi hạn chếcạnh tranh thuộc thâm quyền của mình

Như vậy, với ngân sách, bộ máy giúp việc, các kết quả điều tra vụ việc cạnhtranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đều phải phụ thuộc vào Bộ Côngthương Với thực tế này, tính chất độc lập của VCC khó mà được đảm bảo nhưtinh than của Nghị định số 05/2006/NĐ-CP

Về tính chuyên nghiệp của các thành viên VCC, Điều 53 Luật Cạnh tranhquy định về tiêu chuẩn chuyên môn, tư cách đạo đức, kinh nghiệm công tác màcác thành viên VCC phải có gồm: a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, kháchquan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; b) Có trình độ cử nhân luậthoặc cử nhân kinh tế, tài chính; c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chínnăm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b; d) Có kha năng hoàn

thành nhiệm vụ được giao Ngoài quy định vừa nêu, trong Luật Cạnh tranh và

Nghị định số 05/2006/NĐ-CP đều không hề đề cập đến việc các thành viên củaVCC làm nhiệm vụ chuyên trách hay kiêm nhiệm, bao nhiêu phần trăm trong số

Trang 31

thành viên đó là chuyên trách và bao nhiêu thành viên là kiêm nhiệm Điều nàychỉ được gián tiếp quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của VCC ban hànhkèm theo Quyết định số 01/QD-HDCT của Hội đồng Cạnh tranh ngày15/01/2009 được phê duyệt bởi Quyết định số 0293/QD-BCT ngày 15/01/2009của Bộ Công thương Tại Khoản 5 Điều 2 của Quy chế trên về nguyên tắc hoạtđộng đã ghi nhận: “Cơ quan có cán bộ được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làmthành viên của Hội đồng cạnh tranh phải đảm bảo thời gian để thành viên đótham gia hoạt động và hoàn thành tốt công việc của Hội đồng cạnh tranh Khithành viên được Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh cử tham gia Hội đồng xử lý vụviệc cạnh tranh, cơ quan chủ quản hạn chế giao công việc trong giai đoạn nàycho thành viên đó cho đến khi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoàn thànhnhiệm vụ” Quy định này có thể được hiểu là:

- Toàn bộ thành viên của VCC đều làm nhiệm vụ kiêm nhiệm và nhiệm vụ

khi là thành viên tại VCC không phải là công việc chính của họ Thực tiễn, trong

các Quyết định bồ nhiệm các cá nhân làm thành viên VCC của Thủ tướng Chínhphủ, toàn bộ các thành viên VCC đều là cán bộ chủ chốt đến từ các Bộ Côngthương, Bộ Tư pháp và nhiều bộ ngành khác

- Quy định này không có giá trị bắt buộc các bộ ngành khác phải tuân theo

vì thang bậc giá trị pháp lý của nó được giới hạn bởi quyết định của Bộ Công

thương Việc các Bộ, cơ quan ngang bộ khác có cán bộ là thành viên VCC có

đảm bảo thời gian, hạn chế giao việc cho cán bộ của họ dé các cá nhân này tham

gia vào công việc của VCC hay không hoàn toàn phụ thuộc vào công việc chính của cá nhân đó và công việc chung của bộ chủ quản.

Như vậy, với việc phân tích nêu trên về mức độ độc lập của VCC và tínhchất chuyên nghiệp của các thành viên VCC, tác giả cho rằng, thực tế việc tổchức và hoạt động của VCC chỉ ngang tầm như một Hội đồng tư van một lĩnhvực cụ thể nào đó cho Chính phủ mà không thể đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng

Trang 32

doanh nghiệp, trong đó VCC sẽ là người đóng vai trò trung tâm trong việc thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh.

Theo số liệu do VCC công bó, ké từ khi thành lập cho đến tháng 4/2009,VCC mới tiến hành thành công được một phiên điều trần kín để xử lý vụ việcliên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Công ty Xăng dầu hàng không(Vinapco), là công ty con của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines - VNA) Hiện Vinapco là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp mặt

hàng xăng dâu cho các hàng hàng không Diễn biên vụ việc như sau:

Ngày 01/4/2008, Vinapco đã có hành vi đơn phương ngừng cung cấp xăng

cho máy bay của Hãng hàng không Pacific Airlines Ly do được Vinapco đưa ra

là do không đạt được thoả thuận về giá với Pacific Airlines Sau khi đượcVCAD tiến hành điều tra và chuyên hồ sơ sang cho VCC Hội đồng xử lý vụ

việc cạnh tranh đã xác định Vinapco đã vi phạm Luật Cạnh tranh tại khoản 2 và

khoản 3 điều 14 về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cắm Theo đó,Vinapco bị xử phạt tiền với mức là 3,37 tỉ đồng (tương đương với 0,05% doanhthu năm 2007, trong khi mức phạt tối đa có thể lên đến 10% doanh thu) và Hộiđồng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyén tách Vinapco ra khỏi VietnamAirlines nhằm thúc đây cạnh tranh lành mạnh Ngay sau đó, Vinapco đã gửikhiếu nại tới VCC về kết quả xử lý vụ việc cạnh tranh

Cùng với các động thái phản đối từ phía VNA về đề nghị tách Vinapco rakhỏi VNA, ngay trước thời điểm VCC tô chức nhóm họp dé xem két khiếu nạicủa Vinapco, Vinapco lại có hành động tương tự đối với hãng hàng khôngIndochina Airlines khi đề xuất với Cục Hàng không dân dụng về việc khôngcung cấp xăng cho các chuyến bay của Indochina Airlines với lý do hãng này nợ

11 tỉ đồng tiền nhiên liệu Tuy nhiên, đề xuất của họ đã bị Cục Hàng không dândụng Việt Nam bác bỏ bằng văn bản

Sau khi xem xét khiếu nại của Vinapco, VCC đã nhất trí thông qua mứcphạt không thay đổi so với phiên điều trần đã diễn ra trước đó Tuy nhiên, VCC

Trang 33

đã rút lai kiến nghị tach Vinapco khỏi VNA như đề xuất ban dau với ly do sựtách biệt này có thé làm phá vỡ hệ thống vận hành của VNA.VCC đề nghị cấpphép cho Công ty cô phan nhiên liệu bay (PJF) của Tổng công ty Xăng dầu ViệtNam được cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không nước ngoài và trong

nước dé hạn chê sự độc quyên của Vinapco.

Vụ việc nêu trên chưa phải là vụ việc duy nhất về hạn chế cạnh tranh đã

xảy ra trong quãng thời gian VCC được thành lập và đi vào hoạt động Riêng

trong năm 2008, đã xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liênquan đến hạn chế cạnh tranh mà VCC chưa thể xử lý được vì VCAD khôngchuyên hồ sơ dé tô chức phiên điều trần, điển hình là thoả thuận của các hiệp hộinghề nghiệp như: các doanh nghiệp trong Hiệp hội bảo hiểm cùng thoả thuận vềviệc tăng giá một số loại sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp trong Hiệp hộithép đồng loạt tăng giá thép trong nước, nhiều ngân hàng thương mại trong Hiệphội ngân hàng cùng nhau ký thoả thuận về việc ấn định trần lãi suất nhằm hạnchế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành viên [11]

b Cục Quản lý cạnh tranh

Điều I Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục Quản lý cạnh

tranh như sau:

“1 Cục Quản lý cạnh tranh là tô chức trực thuộc Bộ Thương mại có chứcnăng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóanhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: phối hợp với cácdoanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thươngmại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bang tiếng Anh: VietnamCompetition Administration Department, viết tắt là VCAD

Trang 34

2 Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốchuy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng dé

giao dich theo quy định cua pháp luật Kinh phi hoạt động của Cục Quan lý cạnh tranh do ngân sách nhà nước cap”.

Như vậy, VCAD là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công thương

trong nhiều lĩnh vực liên quan đến thương mại và quản lý nhà nước về cạnh

tranh chi là một trong những lĩnh vực được giao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Điều 2 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP giao choVCAD thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về cạnhtranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối vớihàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cácnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể gồm mười bốn đầu mối công việc thường xuyên và

các công việc khác do Bộ trưởng Bộ Công thương giao Trong lĩnh vực cạnh

tranh, VCAD có những quyên và nghĩa vụ sau: a) Thụ lý, tổ chức điều tra các vụviệc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh dé Hội đồng cạnh tranh

xử lý theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức điều tra xử lý đối với các vụ việccạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi viphạm pháp luật cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật; c) Tham định hồ

sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật dé trình Bộ trưởng

Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết định; d)Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; đ) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin

về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền,

về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ

Dé thực thi các nhiệm vụ nói trên, VCAD có cơ câu tô chức và bộ may

giúp việc được quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP gồm:

Về lãnh đạo Cục, VCAD có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng Cụctrưởng VCAD do Thủ tướng Chính phủ bồ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của

Trang 35

Bộ trưởng Bộ Công thương Cục trưởng VCAD chịu trách nhiệm trước Bộ

trưởng Bộ Công thương về toàn bộ hoạt động của VCAD

Các Phó Cục trưởng, lãnh đạo Văn phòng đại diện của Cục do Bộ trưởng

Bộ Công thương bô nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản

lý cạnh tranh và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác đượcphân công (Điều 4)

Về bộ máy giúp việc của VCAD gồm: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnhtranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vicạnh tranh không lành mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban Xử lý chong banpha giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban Hop tác quốc tế, Văn phòng: các tổ chức sựnghiệp trực thuộc gồm: Trung tâm thông tin và Trung tâm đào tạo điều tra viên;các đơn vi khác trực thuộc VCAD, bao gồm các văn phòng đại diện của VCAD tại

Đà Nang và thành phố Hồ Chí Minh (Điều 3)

Như vậy, qua các quy định trên đây cho thấy tính chất chuyên trách và mức độ

chuyên nghiệp của VCAD cao hơn so với VCC VCAD là một đơn vi trực thuộc Bộ

Công thương, Cục trưởng VCAD có toàn quyên trong việc chỉ đạo, điều hành và chịu

trách nhiệm trước Bộ trrưởng Bộ Công thương trong mọi hoạt động của các thành

viên trong bộ máy VCAD để thực thi nhiệm vụ, từ cơ sở vật chất, tài chính, quản lýcán bộ công chức, bộ máy giúp việc Ngoài ra, các thành viên VCAD đều là những

cán bộ, công chức làm việc chuyên trách.

Từ khi thành lập cho đến hết năm 2008, VCAD mới tiến hành điều tra, xử

lý được 16 vụ việc cạnh tranh Trong đó, VCAD chủ yếu tập trung xử lý các

doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh với hành vi vi phạm là khá rõ ràng,

tình tiết không phức tạp, như các vụ việc liên quan đến bán hàng đa cấp (08 vụ).Một số vụ việc điển hình đã được VCAD điều tra và xử lý gồm: Vụ việc Công

ty TNHH Tân Hy Vọng bị phạt 140 triệu đồng về hành vi đưa thông tin sai lệch

về sản phẩm và từ chối mua lại sản phẩm được bán theo phương thức bán hàng

đa cấp; Vụ Công ty TNHH Noni Vina bị xử phạt 100 triệu đồng về hành vi

Trang 36

quảng cáo sai lệch va bán hàng da cấp bat chính; Vụ Công ty TNHH HangThuận bị phạt 140 triệu đồng về hành vi bán hành đa cấp bất chính Số vụ việccòn lại có liên quan đến nhóm hành vi quảng cáo nhăm cạnh tranh không lànhmạnh, chỉ dẫn gây nhằm lẫn, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhác thì có đến 06 vụ là đình chỉ điều tra do không phát hiện được hành vi viphạm pháp luật cạnh tranh hoặc trả lại hồ sơ do đương sự không bố sung được

hỗ sơ trong thời hạn quy định [4]

Có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vi phạm đã được VCAD xử lýtrong thời gian vừa qua là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chiếm thị phần cònkhiêm tốn mà chưa phải là các doanh nghiệp lớn, các Hiệp hội, các tổng công ty,tập đoàn kinh tế của Việt Nam hoặc các tập đoàn nước ngoài có mặt tại thịtrường Việt Nam Trong năm 2008, đã có một sỐ Hiệp hội vi phạm Luật cạnhtranh băng hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá dịch vụ trực tiếp hoặc giántiếp (vi phạm khoản 1, điều 8 Luật Cạnh tranh) nhưng chưa được VCAD xử lýthích đáng Có thé ké ra đây một số vụ việc điển hình:

- Tháng 3/2008, nhiều thành viên của Hiệp hội Ngân hàng đã cùng nhau kývào thỏa thuận ấn định trần lãi suất huy động Mặc dù Không một văn bản nàohoặc một cơ quan nào cho phép việc quy định trần nhưng VCAD đã không xử lýviệc này Sự việc chỉ kết thúc cho đến khi đích thân Thủ tướng phải có văn bản

yêu câu bãi bỏ thoả thuận trên.

- Tháng 10/2008, Hiệp hội Thép đã có thoả thuận giữa các doanh nghiệp

thành viên về việc ấn định giá bán thép trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên,động thái của VCAD mới dừng lại ở việc tim hiểu sơ bộ và không có kết luận cụ

thê vê vân đê này.

- Tháng 11/2008, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thoả thuận với sự đồng ý(cùng ký vào văn bản) của 16 doanh nghiệp thành viên là nhà cung cấp dịch vụbảo hiểm phi nhân thọ, thống nhất nâng mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn (bảo hiểmvật chất) xe ô tô từ 1,3%/năm lên 1,56%/năm (chưa tính 10% thuế giá trị gia

Trang 37

tăng) Năm mức phí bảo hiểm khác cho các loại xe cơ giới cũng đồng loạt đượctăng theo và được áp dụng ngay từ tháng 10/2008 Sự việc này vấp phải phản

ứng dữ dội từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực vận tải Điều trớ trêu là việc vi phạm pháp luật cạnh tranh củaHiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là khá rõ ràng khi họ lý giải sự tồn tại của thoảthuận “nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồithường cao, kinh doanh bảo hiểm có dấu hiệu không có lãi hoặc lãi không đángkể” [11]

Tóm lại, trong quãng thời gian hơn ba năm ké từ khi được thành lập, VCC

và VCAD đã ít nhiều thể hiện được tiếng nói của mình trong đời sống kinhdoanh Tuy nhiên, chưa thể nói hai cơ quan này đã đảm đương tốt vai trò giữcho Luật Cạnh tranh với tư cách là “bản hiến pháp của thị trường” được tôn

trọng và thực thi hiệu quả.

Theo chúng tôi, thực trạng trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:Thứ nhất, VCC và VCAD được thành lập và hoạt động trong bối cảnh là

cơ quan nhà nước đảm trách lĩnh vực hoàn toàn mới đối với cả cộng đồng doanhnghiệp và các nhà quản lý Do đó, việc chưa thé thích nghi và phát huy tốt vai

trò của mình là điêu có thê hiêu được.

Tht hai, các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của VCC và VCAD chưa

thực sự tạo hành lang pháp lý cho hai cơ quan này thực hiện đúng nhiệm vụ như

nó được kỳ vọng Với hai cơ chế làm việc còn khá ít mối liên hệ mật thiết với

nhau khi xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó ngoài việc VCAD có nhiệm vụ báo

cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra cùng với VIỆC chuyên toàn bộ hồ sơ vụ việccạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến VCC, chưa có giải pháphiệu quả dé VCC và VCAD có được sự tương tác cần thiết thể hiện sự gan kétlinh hoạt, qua đó có thé tạo nên tiếng nói chung, thống nhất, độc lập về mặt chuyênmôn và đủ mạnh về mặt quyền lực giữa hai cơ quan này Điều này dẫn đến việc rấtkhó cho các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong việc bảo vệ được quan điểm

Trang 38

của minh và đưa ra được chê tài đủ sức ran đe các tô chức, cá nhân vi phạm

pháp luật cạnh tranh, trước sức ép từ nhiều phía

Thứ ba, do đặc thù của cơ chế kinh tế ở nước ta chi phối Theo nhận địnhcủa TS Lê Đăng Doanh, chống độc quyền ở Việt Nam phức tạp hơn nhiều sovới các quốc gia khác, vì các công ty có được vị trí độc quyền không từ quátrình cạnh tranh, mà do sự ủng hộ của Nhà nước, và việc chống độc quyền đượcđến mức nảo thì còn tùy thuộc các cơ quan quản lý nhà nước có muốn “đụng”đến những doanh nghiệp mà lâu nay họ thường ủng hộ hay không [3]

Với những lý do nêu trên, theo quan điểm của chúng tôi, trong bối cảnh kinh tế

xã hội và trình độ quản lý kinh tế hiện tại, việc đưa ra mô hình hai cơ quan độc lập với

nhau cùng thực thi Luật Cạnh tranh không những không giúp cho hai cơ quan này

phát huy được các ưu điểm của từng cơ quan và có sự phối hợp tốt với nhau, mà trongchừng mực nào đó còn làm hạn chế, thậm chí triệt tiêu năng lực đáng lẽ phải có của

chúng trong việc dam bao cho pháp luật cạnh tranh thực thi có hiệu qua

2.1.2 Trình tự, thủ tục to tụng cạnh tranh

Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh định nghĩa: “Ti 6 tung canh tranh la hoatđộng của cơ quan, tô chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vuviệc cạnh tranh theo quy định của Luật này” Như vậy tô tụng cạnh tranh theoquy định của Luật cạnh tranh không bao gồm các thủ tục miễn trừ trong cáctrường hợp hạn chế cạnh tranh được luật cho phép Trình tự, thủ tục tố tụng cạnh

tranh do đó sẽ trải qua các bước và căn cứ như sau:

a Các căn cứ đê tiên hành điểu tra sơ bộ.

Theo Điều 86 Luật Cạnh tranh, có hai căn cứ dé cơ quan tô tụng cạnh tranh

tiên hành điêu tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh, đó là:

- Hô sơ khiêu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý.

Trang 39

Điều 58 Luật Cạnh tranh quy định: “bát kỳ t6 chức, cá nhân nào cho rằngquyên lợi của mình bị xâm hai do hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnhtranh có quyên khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh” trong thời hiệu hainăm ké từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thựchiện Việc khiếu nại được thực hiện bằng việc gửi hồ sơ khiếu nại cho VCAD.Trong thời han bảy ngày làm việc, ké từ ngày tiếp nhận hồ sơ khiếu nai, VCAD

có trách nhiệm thông báo băng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ vàbên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh

theo quy định.

- VCAD tự phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.Trong trường hop này, VCAD có thé tự tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc màkhông cần phải đợi có khiếu nại của bất kỳ tô chức hoặc cá nhân nào Thời hiệu

dé VACD tự tiễn hành điều tra vụ việc cạnh tranh là hai năm, kê từ ngày hành vi

có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện

b Diéu tra hành chỉnh và điều tra hình sự trong tô tụng cạnh tranh

- Diéu tra sơ bộ:

Thủ tục điều tra sơ bộ do các điều tra viên của VCAD tiến hành trong thờihạn ba mươi ngày, ké từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ Trong thời hạn đó,các điều tra viên phải hoàn thành thủ tục điều tra tra sơ bộ và kiến nghị Thủtrưởng VCAD ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức

Trong quá trình điều tra và tham gia tố tụng cạnh tranh, điều tra viên cócác quyền sau: i) Yêu cầu tô chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết

và các tài liệu có liên quan đến vụ việc cạnh tranh; ii) Yêu cầu bên bị điều tracung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra; iii) Kiến nghị Thủtrưởng VCAD trưng cầu giám định; iv) Kiến nghị Thủ trưởng VCAD áp dụngbiện pháp ngăn chặn hành chính liên quan đến vụ việc cạnh tranh

Trang 40

Tương ứng với các quyền nêu trên, điều tra viên phải tuân theo các nghĩa

vụ sau: i) Tống đạt quyết định điều tra của Thủ trưởng VCAD cho bên bị điều

tra; 11) Giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; 11) Bao quản tai liệu đã được

cung cấp; iv) Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủtrưởng VCAD; v) Làm bao cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra sơ bộ, điều tra

chính thức vụ việc cạnh tranh; vi) Chiu trách nhiệm trước Thủ trưởng VCAD và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của mình.

Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Thủtrưởng VCAD ra một trong các quyết định sau đây: 1) Đình chỉ điều tra nếu kếtquả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật này; 2)Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy

định của Luật Cạnh tranh.

- Diéu tra chính thức:

Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thời hạn điều tra chính thức

là chín mươi ngày, ké từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn này

có thé được Thủ trưởng cơ quan quan lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá

Sáu mươi ngày;

Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnhthị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều trachính thức là 180 ngày, kế từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết,thời hạn nay có thé được Thủ trưởng VCAD gia hạn, nhưng không quá hai lần,mỗi lần không quá 60 ngày;

Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cảcác bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày hếthạn điều tra (Điều 90 Luật cạnh tranh)

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w