1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

214 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Tác giả Ts. Phan Thị Thanh Mai, Ths. Nguyễn Hải Ninh, Ts. Bùi Kiên Điện, Ths. Mai Thanh Hiếu, Ts. Tô Văn Hòa, Pgs. Ts. Nguyễn Thị Hồi, Ths. Chu Mạnh Hùng, Ts. Vũ Gia Lâm, Ts. Đỗ Thị Phượng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố tụng Hình sự
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 44,39 MB

Nội dung

- Về không gian, thời gian: Thực tiễn thi hành một số quy định của BLTTHSđược nghiên cứu trên phạm vi cả nước trong thời gian từ khi áp dụng BLTTHS đến nay.Tuy nhiên, do đề tài tập trung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

TONG THUAT KET QUA NGHIÊN CỨU

1 Những van dé chung về hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo đảm nguyên tac

tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của

công dan trong tố tụng hình sự và nguyên nhân về pháp luật của thực trạng này

3 Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm nguyên tắc

tôn trọng và bảo vệ các quyền co bản của công dân

CÁC CHUYEN DE

1 Tôn trọng va bảo vệ các quyền cơ bản của công dân - Nguyên tắc cơ ban của

tố tụng hình sự

2 Pháp luật quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực tổ tụng hình sự

3 Các quyền cơ bản hiến định của công dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự

4 Một số tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và

pháp luật tố tụng hình sự

5 Kiến nghị sửa đối, bố sung một SỐ quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm

quyền bình đăng trước pháp luật của công dân trước pháp luật

6 Hoàn thiện quy định của BLTTHS nhằm bao đảm quyền bat khả xâm phạm

về thân thể của công dân

7 Bảo đảm quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,

tài san của công dân trong tố tụng hình sự

8 Hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo đảm quyền không bị coi là có tội và phải

chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp

luật.

9 Bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan trong

tố tụng hình sự

10 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS nhằm bao đảm

quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

21

37

52 B72

70 84 97

Trang 3

DANH MỤC TU VIET TAT

HLPL

TANDTCVKSVKSNDTCXHCN

Trang 4

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS Phan Thị Thanh Mai - Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luậthình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 5 và chuyên đề 10)

Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Hải Ninh - Giảng viên Bộ môn Luật tố tụng hình sự,Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 7)

Những người tham gia thực hiện:

1 TS Bùi Kiên Điện - Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học

Luật Hà Nội (chuyên đề 9)

Ths Mai Thanh Hiếu - Phó Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Trường Đại họcLuật Hà Nội (chuyên dé 8)

TS Tô Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về bộ máy nhà nước,Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 3)

PGS TS Nguyễn Thị Hồi - Trưởng Bộ môn Lý luận nhà nước và pháp luật,Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 4)

Ths Chu Mạnh Hùng - Phó Bộ môn Công pháp quốc tế, Trường Đại họcLuật Hà Nội (chuyên đề 2)

TS Vũ Gia Lâm - Trưởng Bộ môn Luật tố tụng hình sự, Trường Đại họcLuật Hà Nội (chuyên đề 6)

TS Đỗ Thị Phượng - Giảng viên Bộ môn Luật tô tụng hình sự, Trường Đại họcLuật Hà Nội (chuyên dé 1)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là giá trị chung của các dân tộc, là thành quả phát triển lâudài của lịch sử nhân loại Mỗi dân tộc, bằng hình thức này hay hình thức khác, trongthời kỳ lịch sử này hay thời kỳ lịch sử khác, đều có những đóng góp vào giá trị đó.Hiện nay, quyền con người luôn được cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia coi trọng

và xem đó như một thành tựu của nền văn minh và là thước đo của sự tiễn bộ xãhội Vì vậy, nghiên cứu về quyền con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,xây dựng các cơ chế dé đảm bảo quyền con người là đòi hỏi thiết yếu của các ngànhkhoa học, trong đó có khoa học luật, đặc biệt là khoa học luật tố tụng hình sự, nhằmđáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra

Quyền con người ngoài tính phố cập còn mang tính cá biệt về dân tộc, khuvực, bối cảnh, chính trị, lịch sử, văn hóa và tôn giáo Vì vậy, hiện nay trên thế giớicòn nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người Ở Việt Nam, quan điểm, nhậnthức về quyền con người và đảm bảo quyền con người có sự chuyên biến theo từngthời kỳ lịch sử Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, công cuộc đôimới của Đảng cộng sản Việt Nam đã làm thay đôi nhận thức về van dé bảo vệquyền con người Quan điểm về quyền con người của Dang và Nhà nước ta dựa trênnên tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác — Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thốngvăn hoá dân tộc và xem xét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người đượcthé giới thừa nhận rộng rãi Chỉ thị 12- CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban bí thưTrung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm của Đảng ta” đã chỉ rõ

“Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, từng bước thể chế hoá nộidung các quyền con người phù hợp với điều kiện cụ thể nước ta và với tiêu chuẩntiến bộ về quyền con người đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi” Điều 50 Hiến phápnăm 1992 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền conngười về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở cácquyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” Điều 4 Bộ luật tố tụnghình sự năm 2003 (BLTTHS) cũng quy định “tôn trọng và bảo vệ quyên cơ bản của

Trang 6

công dân” là nguyên tắc cơ ban của tố tụng hình sự Tuy nhiên, thực tiễn tố tunghình sự cho thấy vẫn còn tình trạng có lúc, có nơi quyền cơ bản của công dân cònchưa thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện Có nhiều nguyên nhân chủ quan

và khách quan dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân một số quy định củaBLTTHS còn bắt cập, chưa tạo được cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, hợp lý để đảm bảoquyền cơ bản của công dân, đòi hỏi phải được hoàn thiện hơn Những nghiên cứuhoàn thiện BLTTHS nhằm đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dântrong tố tụng hình sự dù đã có nhưng còn chưa toàn diện hoặc chưa sâu, đòi hỏi cần

có sự nghiên cứu sâu rộng hơn nữa.

Hiện nay, cai cách tư pháp dang được Dang và Nhà nước ta quan tâm coi là

nhân tố quan trọng thúc day quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam Dé tiép tuc thuc hién, day mạnh hon công cuộc cải cach tư pháp,

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một sốnhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƯngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Các nghị quyết trên

đã chỉ rõ nhiều vẫn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải được nghiên cứu mộtcách toàn diện dé thể chế hóa vào quy định của BLTTHS, tạo cơ sở pháp ly nângcao hiệu quả của hoạt động tổ tụng, đồng thời tăng cường hơn nữa việc dam bảo cácquyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự Về lĩnh vực lập pháp, Nghị quyết

48 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu “xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thông nhất, khả thi, công khai, minhbạch, trọng tâm, đôi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; pháthuy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phan quản lý xã hội, giữ vững ổnđịnh chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dung Nhà nước trong sạch,vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”

Qua những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu đề tài Hoànthiện quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôntrọng và bảo vệ các quyên cơ bản của công dân là vẫn đề khoa học có tính chất cấpthiết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu

Những nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân trong tố tụng hình

sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau.Những nghiên cứu chung về quyền con người và quyền công dân có thé ké đến cáctác phẩm như “Quyên con người - quan điểm và chính sách của Dang ta”, TranMinh Tơn, Tạp chí Cộng sản, 5/2007; “Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lậpcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Chế Đình Quang, Tạp chí Cộng sản, 9/2003; “Quyềncon người, quyền công dan trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

và “Bàn về quyền con người, quyền công dân”, GS.TS Trần Ngọc Đường, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Quyền con người và quyền công dân trong Hiếnpháp Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Văn Động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005;

“Cải cách tư pháp với việc bảo đảm sự tôn trọng và bảo vệ quyền công dân”,PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Nhà nước và pháp luật, 9/2004; “Hiến pháp Việt Nam vềquyền con người, quyền công dân”, GS.TS Nguyễn Văn Hảo, Luật học, 2/1999,Trong các tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu quan điểm của Dang và tư tưởng

Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền công dân; nghiên cứu về khái niệm vềquyền con người, quyền công dân; phân tích, đánh giá những quy định của Hiếnpháp Việt Nam về quyền con người, quyền công dân; nghiên cứu các cơ chế đảmbảo quyền con người, quyền công dân, trong đó có cơ chế đảm bảo bằng pháp luật.Cuốn sách “Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội,

Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009 do GS.TS.

Võ Khánh Vinh chủ biên đã nghiên cứu các hướng tiếp cận nghiên cứu quyền conngười của các ngành khoa học xã hội có đối tượng nghiên cứu chính hoặc có một sốvấn đề liên quan đến quyền con người trong đó có ngành khoa học luật

Việc nghiên cứu trực tiếp về vấn đề quyền con người, quyền công dân trong

tố tụng hình sự có thể kế đến một số tác phẩm như “Bảo vệ quyền con người trongluật hình sự, luật tố tụng hình sự”, TS Trần Quang Tiệp, Hà Nội, Nxb Chính trịquốc gia, Ha Nội, 2004; “Quyên con người trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003”, tácgiả Lê Quang Đạo, Tạp chí Kiểm sát, 8/2004; “Mấy ý kiến về bảo vệ quyền con

Trang 8

người trong tô tụng hình sự nước ta”, PGS.TS Phạm Hồng Hải, Nhà nước và phápluật, 3/2003 Trong đó, các tác giả chủ yếu phân tích, đánh giá tổng quát về việc bao

vệ quyền con người được thé hiện trong các quy định của BLTTHS năm 2003.Những nghiên cứu khác về quyền con người, quyền công dân trong t6 tụng hình sựnhư “Tòa án nhân dân với nhiệm vụ bảo vệ quyền của con người, quyền công dân”,

TS Đặng Quang Phương, Nhà nước và pháp luật, 9/2004; “Hoàn thiện pháp luật đểbảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo”, Hoàng Hùng Hải, Nhà nước và phápluật, 2/2003 chỉ nghiên cứu từng nội dung hẹp, cụ thể của việc đảm bảo quyềncon người, quyền công dân trong tố tụng hình sự Có những nghiên cứu chuyên sâu

về bảo vệ quyền con người trong tổ tụng hình sự như đề tài cấp Dai học quốc gia HaNội, “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hìnhsự”, năm 2004 do GS TSKH Lê Cảm, TS Nguyễn Ngọc Trí; TS Trịnh Quốc Toảnchủ trì; hội thảo khoa học “Thực tiễn đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình

sự Việt Nam” tổ chức tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006trong khuôn khô dé tài khoa học cấp bộ do TS Nguyễn Thái Phúc chủ nhiệm đề tai;luận án tiến sĩ “Bảo vệ quyền con người trong tô tụng hình sự”, TS Nguyễn QuangHiền bảo vệ cấp nhà nước năm 2008 Phạm vi nghiên cứu của các công trình nàyrộng hơn so với phạm vi đề tài chúng tôi nghiên cứu, tuy nhiên cũng có những vấn

đề các tác giả chưa đề cập hoặc cũng còn có những quan điểm, những ý kiến cầntranh luận thêm Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình khoa học naotập trung nghiên cứu sâu, toàn diện về việc hoàn thiện các quy định của BLTTHSnhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biệnchứng của triết học Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vềnhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền conngười, về van đề cải cách tư pháp và về xây dựng nhà nước pháp quyền của dan, do

dân, vì dân làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

Chúng tôi chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp

với nội dung nghiên cứu đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,

Trang 9

phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp lý luận kết hợp với thựctiễn khi nghiên cứu đề tài này.

4 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật tố tụnghình sự, đề tài nghiên cứu đề ra những kiến nghị cụ thé sửa đổi, bé sung một số điềucủa BLTTHS nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản củacông dân trong tô tụng hình sự

5 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những bất cập trong các quy địnhcủa BLTTHS liên quan đến quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự, dé ranhững kiến nghị sửa đôi, bố sung một số quy định của BLTTHS

- Về nguồn pháp luật: Đề tài tập trung nghiên cứu nhóm nguyên tắc tôn trọng

và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân và các quy định khác có liên quan trongBLTTHS năm 2003; nghiên cứu quy định của Hiến pháp Việt Nam về quyền cơ bảncủa công dân và một số công ước quốc tế quan trọng về quyền con người

- Về không gian, thời gian: Thực tiễn thi hành một số quy định của BLTTHSđược nghiên cứu trên phạm vi cả nước trong thời gian từ khi áp dụng BLTTHS đến nay.Tuy nhiên, do đề tài tập trung vào nội dung hoàn thiện pháp luật nên phần nghiên cứu vềthực tiễn chủ yếu chi dé làm rõ, chứng minh cho những lập luận về hoàn thiện một SỐđiều luật cụ thể của BLTTHS, vì vậy đây không phải là một nội dung được nghiên cứumột cách toàn diện mà chỉ phản ánh một vài khía cạnh của việc đảm bảo quyền cơ bảncủa công dân trong tố tụng hình sự (đề tài sử dụng báo cáo công các ngành Tòa án, Việnkiểm sát; số liệu thống kê của TANDTC, VKSNDTC và những thông tin về thực tiễn tốtụng trong các báo cáo công tác ngành Tòa án, Viện kiểm sát và các nguồn thông tin khác)

6 Nội dung nghiên cứu

- Nhận thức khái niệm quyền công dân và quyên con người làm cơ sở cho việcnhận thức đúng nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyên cơ bản của công dân trong tốtụng hình sự Tuy nhiên, do đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện luật tố tụng hình sự

Trang 10

nên chúng tôi không đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền con người, quyềncông dân mà chỉ nhận thức một cách đại cương về vấn đề này.

- Nghiên cứu những quy định của các Điều ước quốc tế phổ cập về quyềncon người mà đa số các quốc gia trong đó có Việt Nam gia nhập và cam kết thực

hiện Việc nghiên cứu này giúp cho việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS có

sự định hướng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

- Nghiên cứu các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến phápnước CHXHCN Việt Nam nhằm đảm bảo cho việc định hướng để đảm bảo sựthong nhất giữa luật tô tụng hình sự với Hiến pháp

- Nghiên cứu về nội dung của nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ

A an 99:

bản của công dân” trong tố tụng hình sự và ý nghĩa của nguyên tắc trong việc xâydựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự, định hướng cho các kiến nghị sửa đổi,

bồ sung các quy định của BLTTHS

- Nghiên cứu về các tiêu chí cơ bản hoàn thiện BLTTHS dưới góc độ lý luậnchung về nhà nước và pháp luật, định hướng cho việc nghiên cứu hoàn thiện các

quy định của BLTTHS.

- Nghiên cứu các quy định của BLTTHS, xác định những bất cập, vướngmắc của các quy định này dẫn đến việc chưa thực sự bảo đảm các quyền co bản củacông dân, dé xuất kiến nghị sửa đổi, bố sung nhằm hoàn thiện BLTTHS theo hướngđảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân, đồng thời đảm bảo thựchiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm

7 Cơ cau dé tài

Mở đầu

Tổng thuật kết quả nghiên cứu

1 Những van đề chung về hoàn thiện BLTTHS nham bảo đảm nguyên tắctôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản củacông dân trong tô tụng hình sự và nguyên nhân về pháp luật của thực trạng

3 Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTHS nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn

trọng và bảo vệ các quyên cơ bản của công dân.

Trang 11

Các chuyên đề

1 Tôn trong và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân - Nguyên tắc cơ bản của tố

tụng hình sự.

2 Pháp luật quốc tế về quyên con người của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

3 Các quyền cơ bản hiến định của công dân trong lĩnh vực tổ tụng hình sự

4 Một số tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thông pháp luật vàpháp luật tố tụng hình sự

5 Kiến nghị sửa đổi, bố sung một số quy định của BLTTHS nham bảo đảmquyền bình dang trước pháp luật của công dan trước pháp luật

6 Hoàn thiện quy định của BLTTHS nhằm bảo đảm quyền bat khả xâm phạm vềthân thể của công dân

7 Bảo đảm quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tàisản của công dân trong tô tụng hình sự

8 Hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo đảm quyền không bị coi là có tội và phảichịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

9 Bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan trong

Trang 12

TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CUU

I NHUNG VAN DE CHUNG VE HOAN THIEN BLTTHS NHAM BAO DAMNGUYEN TAC TON TRONG VA BAO VE CAC QUYEN CO BAN CUA CONG DAN

1.1 Một số nhận thức cơ ban về quyền con người va quyền công dân

Quyền con người là đặc tính tự nhiên vốn có, xuất hiện cùng với sự hìnhthành của con người và xã hội loài người Tuy nhiên quyền con người chỉ được đềcập tới khi xã hội phân chia thành giai cấp Xã hội cộng sản nguyên thuỷ với đặctrưng là không có sự phân biệt đối xử vì vậy tất cả các thành viên trong xã hội đềubình dang Đặc trưng này phan ánh yếu tổ tự nhiên vốn có của con người đó là sựbình đăng giữa người với người Khi xã hội phân chia thành giai cấp, con ngườiđược đưa về những vị trí khác nhau trong xã hội: chủ nô và nô lệ; thống tri và bitrị dù răng đều là con người Điều này đã phá vỡ ban chat tự nhiên vốn có của conngười đó là sự bình đăng và quyền con người bắt đầu được nhắc đến như một đòihỏi tat yêu khách quan Thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, mặc dù conngười bị trà đạp một cách thô bạo nhưng quyền con người mới chỉ được đề cập đếntrong triết học, chính trị hoặc tôn giáo Khi cách mạng tư sản nô ra ở châu Âu vànhà nước tư sản thành lập thì lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại quyền con người

đã được ghi nhận trong pháp luật của các nhà nước tư sản Tuyên ngôn của Hợp

Chủng quốc Hoa kỳ năm 1776 khang định “tất cả mọi người sinh ra đều bình dang,tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ay

có quyền sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Tuyên ngôn nhân quyền

và dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 cũng khăng định “tất cả mọingười đều bình dang và luôn luôn bình đăng về quyền lợi”

Xét ở phương diện nhân văn việc ghi nhận những giá trị của quyền conngười trong pháp luật là đóng góp cho tiến trình phát triển của nhân loại và cùng vớilịch sử, quyền con người dần dần được ghi nhận và trở thành một nội dung quantrọng của pháp luật quốc tế cũng như luật quốc gia Tóm lại, quyền con người lànhững nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận

và bảo vệ trong pháp luật quốc tế và quốc gia

Quyên con người có những tính chât sau:

Trang 13

- Tính phổ biến: Quyền con người đó là những gi bam sinh, vốn có của conngười được áp dụng bình đắng cho mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không

có sự phân biệt đối xử vi bat kỳ lý do gi

- Tính không thể chuyên nhượng: Quyền con người không thé bi tước đoạthay hạn chế một cách tùy tiện bởi bat cứ chủ thé nào, ké cả co quan và viên chứcnhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt (ví dụ, người có tội bi tước tự do)

- Tính không thé phân chia: Các quyền con người đều có tam quan trọng nhưnhau, không có quyên nào có giá trị hơn quyền nào Việc hạn chế hay tước bỏ bat

kỳ quyền nào cũ đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển củacon người Trong bối cảnh cụ thể, đối tượng cụ thé sự ưu tiên đối với những quyền

bị de dọa vi phạm sẽ nhiều hơn quyền khác

- Tính liên hệ và phụ thuộc: Quyền con người liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau Việcbao đảm hay vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đảm bảo các quyền khác '

Xét trên phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào ban chất và đặc điểm,quyền con người được chia thành hai nhóm: quyền dân sự - chính trị; quyền kinh tế

- xã hội và văn hóa Xét về mặt lịch sử quyền dân sự - chính trị là những nhân tốđầu tiên tạo nên nội dung quyền con người Vì vậy, lịch sử của quyền dân sự - chínhtrị gắn liền với lịch sử phát triển của quyền con người Quyền dân sự - chính trị liênquan mật thiết đến tự do cá nhân, bao gồm:

- Quyền dan sự: quyền tự đo đi lại và cư trú, quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, chỗ ở, quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,quyền thừa kế, sở hữu Đây là những quyền đặc biệt quan trọng bởi nó gắn chặtvới mỗi cá nhân không thé bị tước đoạt trong bat kỳ trường hợp nào

- Quyền chính trị: gồm các quyền đảm bảo quá trình tham gia và quản lý nhànước, xã hội như quyền bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp v.v

Căn cứ vào tính chất, nội dung của các quyền dân sự chính trị được nhìnnhận từ hai góc độ khác nhau đó là quyền tuyệt đối và quyền tương đối” Quyền

' Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Giáo trình Ly luận và phat triển về quyên con người NXB Chính trị quốc gia, 2009, tr 46 — 48.

Trang 14

tuyệt đối là những quyền có mỗi quan hệ mật thiết đến tình trạng cuộc sống cánhân, đến nhân phẩm, thé chất con người mà không có những quyền này thì cuộcsống và tính mang cá nhân khó có thé dam bảo như quyền không bị bat làm nô lệ,quyền không bị tra tấn, nhục hình, quyền được bào chữa Vì vậy, nhà nước và các

cơ quan công quyền phải thi hành mà không kèm theo một điều kiện ràng buộc nào.Quyền tương đối là những quyền mà việc thực thi cần thiết phải xem xét mối tươngquan giữa những quyền đó trong việc đảm bảo tính hiệu quả của những quyền khácnhư quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo Vấn đề đặt ra là mức độ thựchiện nó như thé nào dé thực sự đảm bảo quyền này nhưng không gây nên những tácđộng ngược chiều ảnh hưởng đến những quyền tự do khác Quyền con người lànhững nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận

và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và quốc tế

Quyền công dân là các quyền con người được ghi nhận trong luật quốc gia, gắnliền với tư cách công dan (là người có quốc tịch của quốc gia đó) Khái niệm quyền cơ bảncủa công dân bắt nguồn từ khái niệm mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân Bắt

kỳ nhà nước nào muốn tồn tại và được công nhận đều phải xác lập chủ quyền của mình đốivới một phạm vi dân cư và lãnh thé nhất định Đối với một nhà nước hiện đại, khi xác địnhchủ quyền đối với phạm vi dân cư có nghĩa là xác định mỗi quan hệ cơ bản giữa nhà nước

đó với người đân của mình Khi chủ quyền của nhà nước đối với người dân được xác lậpthì cũng đồng thời xác lập mối quan hệ công dân Vì vậy người ta thường nói, quan hệcông dan chính là cơ sở pháp lý dé hình thành mối quan hệ co bản giữa nhà nước và côngdân Ở Việt Nam, nội dung của mối quan hệ này chính là việc nhà nước bảo đảm chongười công đân của mình được hưởng những quyên tối thiểu gì và người công dân phảithực hiện những nghĩa vụ tối thiêu gi đối với nhà nước Nói một cách khác, khi một người

đã trở thành công dân Việt Nam thì người công dan đó được Nhà nước Việt Nam cam kếtbảo đảm có được những quyền tối thiêu nhất định, đó là những quyền cơ bản của côngdân, và nhà nước Việt Nam cam kết về điều này bằng việc ghi nhận những quyền cơ bảncủa công dân Việt Nam trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của mình

2 Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Mét số vấn dé về quyền dan sự và chính tri, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội 1997, tr 28

Trang 15

Trong mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước Việt Nam và người công dân Việt Nam,quyền cơ bản của công dan tương ứng với nghĩa vụ của nhà nước phải tôn trọng và bảođảm cho những quyền đó được thực thi trên thực tế Điều này cũng có nghĩa là tất cả các

cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước, trong phạm vi chức năng của mình, có nghĩa vụ

và trách nhiệm bảo đảm cho những quyền đó được thực thi Mỗi khi một quyền cơ bản củacông dân đã được quy định trong hiến pháp thì tất cả các cơ quan nhà nước đều phải bảođảm cho quyền đó được thực thi, không loại trừ bất kỳ một cơ quan nào Cơ quan lập pháp

có trách nhiệm ban hành luật đề cụ thể hóa và tạo khung pháp lý thi hành quyền cơ bản đó;

cơ quan hành pháp có nghĩa vụ tôn trọng, không được vi phạm quyền đó; cơ quan tư pháp

có nghĩa vụ tôn trọng, không được vi phạm và bảo vệ những quyền đó khi chúng bị viphạm Chính vi đặc điểm này mà tong thé các quyền cơ bản (và cả nghĩa vụ cơ bản) củacông dân tạo thành địa vị pháp lý của người công dan đối với nhà nước Qua tong thé cácquyền cơ bản của công dan, người ta có thé đánh giá được một nhà nước coi trọng địa vịpháp lý của người dân của mình đến mức độ nào

1.2 Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bảncủa công dân (Điều 4 BLTTHS)

1.2.1 Nội dung của nguyên tắc:

Điều 4 BLTTHS quy định: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơquan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên,Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thâm phán, Hội thâm trong phạm vi trách nhiệm củamình phải tôn trong và bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyênkiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng kịp thời huỷ bỏhoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cầnthiết nữa”

Theo quy định này, chủ thé có trách nhiệm phải “tôn trọng và bảo vệ các quyền CƠban của công dân” là những người tiến hành tố tụng Đó là những người đại diện cho nhànước, có trách nhiệm giải quyết vụ án hình sự Cụ thê đó là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng

Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sátviên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thâm phán, Hội thâm Trách nhiệm này thê hiện ở

Trang 16

những nội dung sau:

- Phải có thái độ đánh giá cao và xác định ý thức không được xâm phạm đến cácquyền cơ bản của công dân Dé có được sự tôn trọng này, đòi hỏi những người tiến hành tốtụng phải có nhận thức đúng đắn về van đề quyền con người, quyền công dan, chống lại tưduy nặng về buộc tội, có định kiến với bị can, bị cáo Việc nhận thức đúng đăn là cơ sở choviệc hành động đúng, quyền cơ bản của công dan trong tố tụng có được bảo vệ hay khôngphụ thuộc rất nhiều vào việc những người tiễn hành tố tụng có thực sự tôn trọng các quyền

cơ bản của công dân hay không.

- Phải có trách nhiệm chống lại mọi sự xâm phạm trái pháp luật các quyền cơ bảncủa công dan Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành

tố tụng có quyền tiến hành những hoạt động tố tụng và ra những quyết định tố tụng có tínhchất bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan Trong các hoạt động

và quyết định đó, có những hoạt động, quyết định sẽ động chạm đến các quyền tự do cơbản của công dân được Hiến pháp ghi nhận đặc biệt là các quyết định về việc áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế tổ tụng Tuy nhiên đấy là những quyền năng bắt buộc phải có củanhững người tiến hành tố tụng dé các chủ thé này thực hiện được nhiệm vụ của mình, débảo vệ lợi ích chung của xã hội, ngăn chặn và xử ly hành vi có dau hiệu tội phạm và ngườithực hiện hành vi có dau hiệu tội phạm Điều đó không có nghĩa, những người tiễn hành tốtụng được phép lạm dụng quyền năng của mình mà khi thực hiện các quyền năng này họphải có trách nhiệm trong việc tôn trọng các quyền cơ bản của công dân BLTTHS đã quiđịnh trách nhiệm của cơ quan tiên hành tố tụng, người tiến hành tô tụng phải nghiêm chỉnhthực hiện những qui định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyếtđịnh của mình Nếu có hành vi phạm pháp luật, tùy mức độ vi phạm mà những người tiễnhành tố tụng có thé phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồithường hoặc bồi hoàn

Chủ thê được “tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công đân” đó là công dân Họ

có thé là người tham gia tô tụng hoặc những người khác có quyền cơ bản bị ảnh hưởng bởihành vi tố tụng hoặc quyết định tố tụng Đó có thé là bị can, bị cáo, người bị tạm giữ,

Trang 17

nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, cũng có thể là ngườilàm chứng, người tố giác tội phạm, người chứng kiến hoặc là người bị thiệt hại vật chất dohoạt động tố tung gây ra.

Những quyền được tôn trọng và bảo vệ theo quy định tại Điều 4 BLTTHS đó làcác quyền cơ bản của công dan Do là các quyền tối thiêu nhất định mà người công dânđược Nhà nước Việt Nam cam kết bằng việc ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thựchiện Đó là các quyền bình đăng trước pháp luật; quyền bat khả xâm phạm về thân thé củacông dân; quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khảxâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín; quyền được bồi thường những thiệthai do cơ quan nhà nước hoặc người có thâm quyền gây ra; quyền khiếu nại, tô cáo v.v

Nguyên tắc “tôn trong và bảo vệ các quyền cơ bản của công dan” được quy định tạiĐiều 4 BLTTHS với nội dung như trên mang tính khái quát cao Nhiều nội dung cụ thểcủa nguyên tắc này được quy định thành các nguyên tắc khác trong BLTTHS Đó là cácnguyên tắc: bảo đảm quyền bình đăng của công dân trước pháp luật (Điều 5); bảo đảmquyền bat khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 6); bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 7); bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,

an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 8); không ai bi coi là cótội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật(Điều 9); bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người cóthấm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30); bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáotrong tố tụng hình sự ”

1.2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc

- Ý nghĩa chính trị: Việc quy định “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của côngdân” là một trong những nguyên tắc cơ bản của tô tụng hình sự và áp dụng nguyên tắc này

*Có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi các quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự Chúng tôi

cho rằng do quyền công dân cũng giông như quyên con người luôn có tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau Việc

bảo đảm hay vi phạm một quyên sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đảm bảo hay vi phạm các quyền khác Vì vậy, quyền cơ bản nào của công dân cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hoạt động và quyết

định tố tụng Việc xác định những quyền nào là quyền cơ bản của công dan trong tổ tụng hình sự là tùy thuộc

vào cách tiếp cận và quan điểm của của từng tác giả Trong phạm vi đề tài, chúng tôi không đi sâu nghiên

cứu vấn đề này mà lựa chọn nghiên cứu một số quyền cơ bản của công dân được quy định trong Chương 5

Hiến pháp đồng thời được quy định trong BLTTHS.

Trang 18

trong thực tiễn tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị Nguyên tắc này thê hiện quanđiểm, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề quyền con người nói chung và quyềncon người trong tô tụng hình sự nói riêng Trong Chi thị 12/TW của Ban bí thư ngày12/7/1992 Đảng đã chỉ đạo “Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, từngbước thê chế hóa nội dung các quyền con người phù hợp với điều kiện cụ thể nước ta vàvới tiêu chuân tiến bộ về quyền con người đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi” Trong giaiđoạn hiện nay, nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dung nhà nước phápquyền Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành cải cách tư pháp và vấn đề đảm bảo quyềncon người, quyền công dan trong tố tụng hình sự được Dang ta đặc biệt quan tâm Mụctiêu của cải cách tư pháp được Đảng xác định là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững

mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,

phụng sự Tô quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trong tâm là hoạt động xét xửđược tiễn hành có hiệu quả và hiệu lực cao”

Việc quy định và áp dụng nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản củacông dan trong t6 tụng hình sự đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải đảm

bảo tôn trọng pháp luật, tạo được ý thức coi trọng pháp luật trong quản ly xã hội, quản lý

nhà nước, chống lại sự tùy tiện của những người có quyền Nhà nước pháp quyền đòi hỏiphải xác định đúng dan trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân Việc bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung vềNhà nước pháp quyền Một trong những dau hiệu nồi bật của Nhà nước pháp quyên là tínhhợp hiến và van đề tô chức bộ máy quyền lực nhà nước nhằm tạo sự đồng bộ, hiệu quả củaquá trình sử dụng quyền lực nhà nước.” Nguyên tắc “tôn trong và bảo vệ các quyền cơ bảncủa công dân” đã thể hiện rõ nét và đáp ứng các nội dung của nhà nước pháp quyền Quan

hệ giữa những người tiễn hành tô tụng với công dân trong tố tụng hình sự thê hiện mối

quan hệ giữa nhà nước với công dân Nhà nước trao quyên cho những người tiên hành tô

* Dang Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Ÿ Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới”, NXB Khoa học xã

hội, Ha Nội, tr 214 — 219.

Trang 19

tụng thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp Những người này có tráchnhiệm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp

và BLTTHS Việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền công dan phải tuân thủ pháp luật

và không được lạm quyên

- Ý nghĩa xã hội: Việc quy định và áp dụng nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ cácquyền cơ bản của công dân” đảm bảo việc thực hiện công bang, dân chủ trong tố tụng tôtụng hình sự, qua đó đảm bảo công băng trong xã hội Việc quy định những người tiễnhành tố tụng có trách nhiệm tôn trong và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong tốtụng hình sự còn đảm bảo lòng tin của người dân vào cơ quan tiến hành tố tụng, vào phápluật và nhà nước, góp phần ôn định trật tự xã hội

- Ý nghĩa pháp lý: Nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của côngdân” là căn cứ pháp lý dé từ đó quy định các nguyên tắc cụ thé bảo đảm các quyền cơ bảncủa công dân Nguyên tắc này cũng là định hướng cơ bản, quan trọng cho việc xây đựngcác quy định khác trong BLTTHS và định hướng cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình

sự Nguyên tắc này là căn cứ pháp ly dé công dan được hưởng các quyền cơ bản trong tốtụng hình sự đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm của những ngườitiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong tố

BLTTHS năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa II

thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 (BLTTHS năm 2003).

BLTTHS năm 2003 đã thé hiện bước tiễn bộ quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật,tạo khuôn khổ pháp luật ngày càng hoàn chỉnh trong lĩnh vực tố tụng hình sự Bộ luật này

đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa, đầu tranh chống tộiphạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,

Trang 20

bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật

tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân

Hiện nay, công cuộc cải cách tư pháp đang được Đảng và nhà nước ta tích cực thực

thiện và là nhân tố quan trong trong việc xây dựng nha nước pháp quyên Trong thời gianqua, Đảng ta đã ra Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 Nghị quyết này chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự đòi hỏiphải được nghiên cứu và thé chế hóa thành những quy định trong BLTTHS, tạo cơ sởpháp lý cho việc giải quyết vụ án hình sự Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 vềChiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020 cũng xác định rõ: nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ,thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc song Việc nghiên cứu va tổ chứcthực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm day đủ;việc phải tiên hành xây dựng hoàn thiện pháp luật Việt Nam là đòi hỏi cấp bách BLTTHSnăm 2003 cũng có những hạn chế chung như trên và có những hạn chế riêng khác, đặc biệt

là còn nhiều hạn chế trong việc tạo cơ chế pháp lý thực hiện các quyền cơ bản của côngdân trong tố tụng hình sự Vì vay rất cần hoàn thiện BLTTHS dé đáp ứng những yêu cầucải cách tư pháp và những đòi hỏi của thực tiễn t6 tụng Mặt khác, trong thời gian qua,nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành với những nội dung liên quan đến tố tụng hình

sự như Luật sửa đổi bố sung một số điều của BLHS năm 2009: Luật Thi hành án năm2010; Luật Đặc xá năm 2007; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 v.v,đòi hỏi phải có sự sửa đôi, b6 sung BLTTHS dé dam bảo tinh thông nhất, đồng bộ của hệthống pháp luật và nhằm thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ của tố tụng hình sự, trong đó

có nhiệm vụ quan trọng là bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong

tố tụng hình sự

1.3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo dam nguyên tắc tôn trong

và bảo vệ các quyên cơ ban của công dân

Việc hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền

cơ bản của công dân phải đảm bảo yêu cầu về tính khoa học và phải “thể chế hóa kịp thời,day đủ, đúng đắn đường lối của Dang, cụ thé hóa các quy định của Hiến pháp về xây dung

Trang 21

nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảmquyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân””

Việc hoàn thiện BLTTHS phải đáp ứng được ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhữngtiêu chí mà một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đòi hỏi Đó là phải đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 vềChiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đếnnăm 2020 cũng xác định rõ mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,thống nhất, kha thi, công khai, minh bạch, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thựchiện quyền con người, quyên tự do dân chủ của công dân”

Tinh toàn diện của hệ thong pháp luật : Tính toàn diện của hệ thong phápluật thể hiện ở khả năng bao quát đời sống xã hội của nó, bảo đảm tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật déu có pháp luật dé điềuchỉnh Đối với BLTTHS, tính toàn diện được thể hiện ở chỗ nội dụng phải có đây ducác chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật can thiết dé điều chỉnh các quan

hệ xã hội trong những lĩnh vực giải quyết vụ án hình sự

Tinh dong bộ của hệ thống pháp luật: Tính đồng bộ của hệ thống pháp luậtthé hiện ở chỗ các quy định của pháp luật phải thông nhất với nhau, không mâuthuẫn, trùng lặp chồng chéo hoặc loại bỏ lẫn nhau Điều đó thể hiện ở sự phù hợpgiữa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác với Hiến pháp, ở sựthống nhất giữa các quy định trong các đạo luật với nhau, giữa các quy định trongcác văn bản quy phạm của các cấp cơ quan nhà nước và giữa các quy định trong vănbản quy phạm của các cơ quan trong cùng một cấp Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tốtụng hình sự, tính đồng bộ của pháp luật đòi hỏi hỏi các quy định trong BLTTHSphải thống nhất, không mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp và các đạo luậthiện hành khác, đặc biệt là với Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tô tụng dânsự; Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ; các quy định trong các văn bản hướngdẫn thi hành luật phải thống nhất, không mâu thuẫn với quy định trong luật; các quy

° Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến

lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đên năm 2010, định hướng đên năm 2020

Trang 22

định trong bản thân luật và trong mỗi văn bản hướng dẫn thi hành cũng phải thốngnhất và không mâu thuẫn với nhau.

Tinh phù hợp của hệ thong pháp luật: Tính phù hợp của hệ thông pháp luậtthé hiện ở sự phù hop, sự tương thích giữa các quy định của pháp luật với trình độphát triển của kinh tế xã hội, chế độ chính trị, trình độ của nền dân chủ, phong tụctập quán, đạo đức, truyền thống, đặc điểm, tâm lý dân tộc, lẽ phải, lẽ công bằng,trình độ dân chí, sự cần thiết, thông lệ hay tập quán và điều ước quốc tế Xác địnhđược tầm quan trọng của tính phù hợp trong hệ thống pháp luật, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ, việc xây dựng và hoàn thiện phápluật phải “xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm quốc tế về xây dựng và thi hành pháp luật, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa,truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật” Nếu cácquy định của pháp luật phản ánh đúng các quy luật và trình độ phát triển kinh tế, xãhội, thể hiện được ý chí, nguyện vọng và yêu cầu của đại đa số dân cư thì nó có đủđiều kiện dé trở thành hiện thực và sẽ được đa số nhân dân tự giác thực hiện, nhờ

đó, hệ thống pháp luật có tính khả thi cao và sẽ có hiệu quả cao Trong công cuộccải cách tư pháp hiện nay, việc hoàn thiện BLTTHS phải phù hợp với quan điểmcủa Đảng về cải cách tư pháp mà trọng tâm là “cải cách mạnh mẽ các thủ tục tốtụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đăng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưngthuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tưpháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lẫy kết quả tranh tụngtại toà làm căn cứ quan trọng dé phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá dé nângcao chất lượng hoạt động tư phap”.’ Dé bao dam sự phù hợp với yêu cầu cải cách tưpháp, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự, BLTTHS cần phải có những sửa đổi bổ sung phù hợp dé đáp ứng được

yêu câu này.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến

lược cải cách tư pháp đên năm 2020

Trang 23

Tinh minh bạch của hệ thong pháp luật: Tính minh bach của hệ thống phápluật thể hiện ở chỗ các quy định của pháp luật nhất quán, công khai, dễ dàng tìmđược, có thê tin cậy được và có thê dự đoán trước được.

Tính nhất quán của pháp luật thể hiện qua việc các quy định của pháp luậtthống nhất với nhau, không trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc loại bỏ lẫn nhau;ngôn ngữ biểu đạt là ngôn ngữ phổ thông, từ ngữ rõ ràng, bảo đảm có thể hiểu theomột nghĩa nhằm giúp cho pháp luật được hiểu và được thực hiện một cách thốngnhất, tránh những từ ngữ mập mờ, khó hiểu hoặc có thé hiểu theo nhiều nghĩa

Tính công khai của pháp luật đòi hỏi việc xây dựng, ban hành và thực hiện

pháp luật phải được tiễn hành công khai, tạo điều kiện cho mọi lực lượng xã hội bảo

vệ và cân bằng lợi ích của mình Trong quá trình xây dựng pháp luật phải tạo điềukiện cho mọi người dân được biết và được tham gia một cách rộng rãi vào quá trìnhthảo luận dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để họ có điều kiệntìm hiểu và hiểu được các quy định, các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật đối với họ vàcách xử sự cụ thể khi họ tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó Sau khi đượcban hành, pháp luật phải được công bố công khai bằng nhiều hình thức dé bat ky aimuốn biết đều có thê tìm được, có thê dễ dàng truy cập

Tính có thé tin cậy được và dự đoán trước được đòi hỏi các quy định củapháp luật phải đáng tin cậy, phải là đại lượng tượng trưng cho công băng, lẽ phải và

sự hợp lý Việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật không gây ra sự ngạc

nhiên và sự bất ngờ cho đối tượng được áp dụng Việc sửa đổi, bố sung pháp luậtphải được thông báo công khai trước một thời han hợp ly dé người dân có thời gianchuẩn bị Thời điểm phát sinh hiệu lực của những quy định pháp luật mới được banhành cũng phải là khoảng thời gian hợp ly dé các đối tượng chịu sự tác động của văn ban

có đủ thời gian chuẩn bị cho việc thực thi pháp luật

Tính ổn định và minh bạch của hệ thống pháp luật sẽ giúp cho các chủ thê dédàng tìm được và có thể hiểu đúng yêu cầu của các quy định pháp luật liên quan đếnmỗi hành vi cụ thé của mình, có thé dự đoán trước được hậu quả pháp lý của hành

vi đó, những kết quả tốt đẹp có thể được nhận, những hậu quả bất lợi có thể phải

gánh chịu, phan ứng có thé có của nhà nước, của xã hội đôi với hành vi đó Từ đó

Trang 24

giúp cho các chủ thé có đủ điều kiện để tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựachọn và thực hiện một hành vi nào đó Xã hội càng phát triển, càng dân chủ, vănminh thì đòi hỏi của xã hội đối với tính ổn định và minh bạch của pháp luật càngcao, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nha nước pháp quyên và hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng như hiện nay Tính ổn định và minh bạch của hệ thống phápluật có liên quan mật thiết và tương quan tỉ lệ thuận với tính đồng bộ và tính phùhợp, kha thi của nó Một hệ thống pháp luật hay thay đổi, thiếu nhất quán, mức độphù hợp với thực tế cuộc sống thấp, không rõ ràng và thiếu công khai thì tất yếu sẽthiếu tính khả thi và sẽ có hiệu quả thấp Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005

về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, địnhhướng đến năm 2020 của Ban chấp hành Trung ương đã xác định quan điểm chỉ đạo

là phải “dự tính đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật”.Tuy nhiên, tính ôn định của pháp luật cũng chỉ là ôn định tương đối, bởi vì, khi một quyđịnh của pháp luật đã thực sự không còn phù hợp với thực tế cuộc sống thì cần phải đượcsửa đồi, bô sung, thay thé kịp thời dé dam bảo tính phù hợp và khả thi của pháp luật

Vẻ kỹ thuật lập pháp: Một hệ thong pháp luật hoàn thiện là hệ thống phápluật được xây dựng ở trình độ kỹ thuật lập pháp cao Kỹ thuật lập pháp là tông thêcác phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thonghóa pháp luật, chứa đựng các nguyên tắc, các quy tắc khoa học nhằm đảm bảo chopháp luật có đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội Toàn bộ quátrình lập pháp được thực hiện bởi một hệ thống các phương pháp mang tính công nghệ

Đó là các phương pháp phát hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật, điều tra khảo cứu, xácđịnh các mục tiêu, các nguyên tắc đến việc chọn hình thức thé hiện, sử dụng ngôn ngữpháp lý, xây dựng các quy phạm, các dự thảo văn bản, kiểm nghiệm, giám định văn bảntrên thực tế

Trình độ kỹ thuật lập pháp cao thé hiện ở việc xác định đúng nhu cau điềuchỉnh pháp luật, các nguyên tắc xây dựng pháp luật được xác định là tối ưu, cơ cầu

hệ thong pháp luật được xác định chính xác, ngôn ngữ biểu đạt cô đọng, logic, chặt

chẽ Trình độ, kỹ thuật lập pháp của nhà lập pháp cao không chỉ giúp họ đủ khả năng nhận thức đúng các yêu câu, đòi hỏi của các quan hệ xã hội thực tại mà xây

Trang 25

dựng nên các quy phạm pháp luật phù hop dé điều chỉnh chúng một cách có hiệuqua, mà còn có thé dy đoán được xu hướng phat triển tất yêu của chúng trong tươnglai dé kịp thời điều chỉnh Nhờ thé, có thé đảm bảo tốt tính đồng bộ, phù hợp và ồnđịnh của hệ thống pháp luật.

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, có thé khang định kỹ thuật lập pháp được thểhiện trong BLTTHS năm 2003 cao hơn nhiều so với BLTTHS năm 1988, điều đóthé hiện qua việc bố trí, sắp xếp các chương, các điều, qua nội dung và hình thứccủa từng điều luật Tuy nhiên, để nâng cao mức độ hoàn thiện của hệ thống phápluật, kỹ thuật lập pháp phải tiếp tục được cải tiến vì trong thực tế, kỹ thuật lập pháp thêhiện trong BLTTHS hiện hành van còn một số điểm hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện

2 THỰC TRẠNG THUC HIEN NGUYEN TAC TON TRỌNG VA BAO VỆ CÁC QUYEN

CƠ BAN CUA CÔNG DAN TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VA NGUYEN NHÂN VEPHAP LUAT CUA THUC TRANG NAY

2.1 Thực trang thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơbản của công dân trong tố tụng hình sự

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị ngày2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp tô chức hoạt động của các cơ quan tưpháp có một số déi mới Việc tăng thâm quyền cho Tòa án cấp huyện, nâng caochất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đề cao vai trò của luật sư trong tô tụngđược thực hiện bước đầu có kết quả Việc thực hiện các thủ tục tô tụng ngàycàng tốt hơn, hạn chế được tình trạng truy tổ, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tộiphạm Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng

lên Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp một mặt đảm

bảo đấu tranh phòng chống tội phạm cương quyết, triệt dé; mặt khác ngày càngbảo đảm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dan trong tố tụng hình

sự Thực tế cho thấy, các kiểm sát viên khi được giao nhiệm vụ thực hànhquyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đã có nhiều cố gắng trong

việc thực hiện việc tranh tụng dân chủ với người bào chữa và những người

tham gia tố tụng khác; đưa ra những lý lẽ có căn cứ và trả lời hết những van đề

Trang 26

mà người bào chữa, những người tham gia tô tụng khác đặt ra tại phiên toà Vềphía người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đã đưa ra nhiều cơ

sở chứng cứ và các căn cứ pháp luật để chứng minh bị cáo không phạm tội nhưVKSđã truy tổ hoặc bi cáo phạm tội danh khác có khung hình phạt nhẹ hơn,hoặc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, các đặc điểm về nhân thân để đề nghị Hộiđồng xét xử giảm nhẹ hình phạt hoặc đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên toà,trả lại hồ sơ cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung Về phía Hội đồng xét xử đã théhiện sự tôn trọng các bên khi tham gia tranh tụng và chỉ đưa ra ý kiến khi thấy

sự đối đáp không đi vào trọng tâm của vụ án Tuy nhiên, phải thừa nhận thực tế

là việc cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ, công tác điều tra, giam giữ, truy

tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị hủy, bị cảisửa còn nhiều, ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự.Những hạn chế đó đã dẫn đến những vi phạm và hạn chế các quyền cơ bản của côngdân trong tố tụng hình sự

- Việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dw, nhân phẩm, tài sản của công dâncòn hạn chế, nhất là doi với người làm chứng và người tô giác tội phạm

Trên thực tế có nhiều các trường hợp người tố giác tội phạm, người bị hại bịxâm phạm đến tính mạng, sức khỏe nhất là các vụ án liên quan đến chống thamnhũng, tố cáo tiêu cực, những vụ án hình sự liên quan đến các tô chức phạm tội cótính chất hoạt động kiểu “xã hội đen” Việc xâm phạm không chỉ với họ mà trongnhiều trường hợp cả với người thân của họ Hiện tượng này dẫn đến hậu quả côngdân không dám tham gia vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, “ngườingay sợ kẻ gian” trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội Thực tế nêu trên chothấy, các cơ quan tiễn hành tố tụng chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo hộ tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân

- Còn có những sai phạm trong việc úp dụng, thay đổi, húy bo biện phápngăn chặn, vi phạm quyền bắt khả xâm phạm về thân thể của công dân

+ Sai phạm trong thực hiện biện pháp bắt người: Thực tế, vẫn còn xảy ranhiều trường hợp bắt giam không cần thiết làm ảnh hưởng tới quyền lợi của công

Trang 27

dân Nhiều trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam của Cơ quan điềutra (theo thống kê của VKS nhân dân tối cao, số lượng người mà Cơ quan điều tra

ra lệnh bắt tạm giam nhưng VKS không phê chuẩn trong những năm gần đây mặc

dù có chiều hướng thuyên giảm nhưng trung bình hàng năm vẫn là hàng trăm người,

ví dụ: năm 2005 là 394 người; năm 2006 là 350 người; năm 2007 là 329 người;

năm 2008 là 298 người; năm 2009 là 178 người)Ÿ

Biểu 2.1 Tình hình bắt bị can, bị cáo không được VKS phê chuẩn

400 300

200 H số người viện kiểm sát

không phê chuẩn lệnh bắt

về hình sự Năm 2005 số người bị tạm giữ là 47.845 người, đã giải quyết 47.242 người,trong đó khởi tố hình sự 44.913 người; năm 2006 số người bị tạm giữ là 53.234 người,

đã giải quyết 52.676 người, trong đó khởi tố hình sự 50.224 người; năm 2007 số người bịtạm giữ là 53.331 người, đã giải quyết 52.590 người, trong đó khởi tố hình sự 50.368người; năm 2008 số người bị tạm giữ là 62.888 người, đã giải quyết 61.206 người, trong

đó khởi t6 hình sự 59.368 người; năm 2009 số người bị tạm giữ là 59.496 người, đã giảiquyết 58.868 người, trong đó khởi tô hình sự 54.247 người

Bảng 2.1 Tình hình người bị tạm giữ nhưng không bị khởi tố hình sự

Năm Sô người bị tạm giữ Số người không bị khởi tô Tỉ lệ

() (2) (2)/(1)

2005 47845 2329 4,9%

® VKSNDTC, Phụ lục báo cáo tổng kết công tác hàng năm của ngành kiểm sát nhân dân, số liệu các năm

2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Trang 28

(Số liệu thông kê của VKSNDTC năm 2005 — 2009)

- Sai phạm trong thực hiện biện pháp tạm giam: Nhiều trường hợp Cơ quanđiều tra ra lệnh tạm giam không đúng Theo thống kê của VKSNDTC, hàng năm sốlượng bị can bị Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam không đúng mà VKS không phêchuẩn lệnh tạm giam còn nhiều: năm 2005 là 327 người; năm 2006 là 329 người;năm 2007 là 341 người; năm 2008 là 334 người; năm 2009 là 190 người.”

Biểu 2.2 Tình hình cơ quan điều tra tạm giam không đúng pháp luật

đôi với ho

? Phụ lục báo cáo tông kết công tác hàng năm của ngành kiểm sát nhân dân, số liệu các năm 2005,

2006,2007,2008,2009, VKSNDTC.

Trang 29

Ngoài việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trongtrường hợp bat, tam giữ, tạm giam sai, còn có những vi phạm những quyền cơ bảnkhác của công dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn Thực tế hiện nay các viphạm xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của đối tượng bị ápdụng các biện pháp ngăn chặn trên thực tế xảy ra phô biến, có những vụ việc dé lạihậu quả rất nghiêm trọng Việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe của đối tượng bị ápdụng biện pháp bắt, tạm giữ không được thực hiện tốt nên có nhiều trường hợp dẫnđến tử vong, có trường hợp hiện vẫn chưa làm rõ trách nhiệm thuộc về ai Có vụviệc đã khởi tố hình sự về hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêmtrọng” với hậu quả thực tế là người bị tạm giữ chết Cơ quan điều tra VKSND tốicao đã khởi tổ vụ án, khởi tố bị can với người có trách nhiệm Có trường hợp bị canchết trong nhà tạm giam mặc dù trước đó gia đình đã có yêu cầu cho tại ngoại vì lý

do sức khỏe của bị can (trường hợp có khả năng không xảy ra hậu quả chết ngườinếu chuyên sang áp dụng biện pháp ngăn chặn khác không phải tạm giam) Nhữngtrường hợp cụ thể nêu trên sẽ có thé không xảy ra nếu cơ quan tiến hành tố tụngtuân thủ nghiêm túc và làm việc có trách nhiệm hơn nhằm bảo hộ tính mạng, sứckhoẻ của người tham gia tô tụng

- Còn có những sai phạm trong việc tiễn hành các hoạt động điều tra, truy to,xét xử và áp dụng các biện pháp cưỡng chế tô tụng khác

Báo cáo tông kết công tác ngành kiểm sát các năm 2008, 2009 ghi nhận có viphạm pháp luật trong hoạt động điều tra như dùng nhục hình, bức cung (tông kếtnày được rút ra trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ án về các tội xâm phạmhoạt động tư pháp) `”

Hàng năm, hàng ngàn bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra,đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tối Trong số những trường hợp bị can được đìnhchỉ điều tra, đình chỉ vụ án có trường hợp do những nguyên nhân khách quan như bịcan chết trong quá trình điều tra, truy tố, do người bị hại rút yêu cầu khởi tố hoặc có

căn cứ dé miên trách nhiệm hình sự cho bị can Ngoài ra, còn có nhiêu trường hợp '' Báo cáo tông kếtcông tác ngành kiểm sát năm 2008 số 133/BC-VKSTC ngày 24/12/2008

và Báo cáo tông kêt công tác ngành kiêm sát năm 2009 sô 123/BC-VKSTC ngày 31/12/2009

Trang 30

đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự kiện phạm tội, hành vi không cầuthành tội phạm; hết thời hạn không chứng minh được hành vi phạm tội của bị can.Những căn cứ này thể hiện những sai lầm chủ quan của người tiễn hành tô tụngtrong việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của côngdân, nhất là đối với các bị can bị tạm giam.

Năm 2005 trong số 83.621 bị can Cơ quan điều tra kết thúc điều tra có 1.718

bị can được đình chỉ điều tra; năm 2006 trong số 96.386 bị can Cơ quan điều tra kếtthúc điều tra có 1.821 bị can được đình chỉ điều tra; năm 2007 trong số 98.987 bịcan Cơ quan điều tra kết thúc điều tra có 1.840 bị can được đình chỉ điều tra; năm

2008 trong số 112.011 bị can Cơ quan điều tra kết thúc điều tra có 1.844 bị canđược đình chỉ điều tra; năm 2009 trong số 106.720 bị can Cơ quan điều tra kết thúcđiều tra có 3.452 bị can được đình chỉ điều tra '"

Bảng 2.2 Tình hình bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều traNăm Số bị can đã Số bị can Tỉ lệ

kết thúc điều được đình chỉ điều tra

Trang 31

97.656 bị can VKS đã giải quyết trong giai đoạn truy tố có 1.190 bị can được đình chỉ vụán; năm 2008 trong số 104.312 bị can VKS đã giải quyết trong giai đoạn truy tố có 1.000

bị can được đình chỉ vụ án; năm 2009 trong số 103.520 bị can VKS đã giải quyết tronggiai đoạn truy tố có 1904 bị can được đình chi vụ án) 2,

Bang 2.3 Tình hình bị can được đình chi vụ án trong giai đoạn truy tố

Năm Số bị can Số bị can Tỉ lệ

VKS giải quyết xong được đình chỉ vụ án

77 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ vì không có tội 79 bị can; năm 2007, cơ quan điềutra đình chỉ vì không có tội 95 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ vì không có tội 50 bịcan; năm 2008 cơ quan điều tra đình chỉ vì không có tội 176 bị can, Viện kiểm sátđình chỉ vì không có tội 43 bị can; năm 2009 cơ quan điều tra đình chỉ vì không cótội 67 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ vì không có tội 37 bị can Theo số liệu thống

kê của TANDTC, năm 2006, có 34 bị cáo Tòa án cấp sơ thâm tuyên không phạmtội; năm 2007, có 162 bị cáo Tòa án cấp sơ thâm tuyên không phạm tội; năm 2008,

'? VKSNDTC, Phụ lục báo cáo tổng kết công tác hàng năm của ngành kiêm sát nhân dân, số liệu các năm

2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

Trang 32

có 56 bị cáo Tòa án cấp sơ thầm tuyên không phạm tội; năm 2009, có 44 bị cáo Tòa áncấp sơ thâm tuyên không phạm tội.

Bảng 2.4 Tình hình bị can, bị cáo được xác định không có tội

Năm | CQĐT đình chỉ điêu tra | VKS đình chỉvụán | Tòa án cấp sơ thâm

vì không có tội vì không có tội tuyên không có tội

(Số liệu thống kê của VKSNDTC và TANDTC năm 2005 - 2009)

Những số liệu này đã thé hiện một phan sai lầm của cơ quan điều tra, VKStrong các giai đoạn điều tra, truy tố Trong các giai đoạn này, những bị can đượcđình chỉ điều tra vì không phạm tội, những bị cáo này được Tòa án tuyên khôngphạm tội đã phải tham gia tố tụng, phải chấp hành các biện pháp ngăn chặn và cácbiện pháp cưỡng chế tố tụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân.

Công tác giải quyết khiếu nai, to cáo trong to tụng hình sự còn hạn chếThực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cònnhiều hạn chế Năm 2005, theo báo cáo tổng kết công tác ngành kiểm sát nhân dâncủa VKSNDTC, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS các cấp vẫn còn một

số tồn tại, yêu kém Việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo thuộc thâm quyền của VKScác cấp còn chậm, nhất là những đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốcthâm, tái thâm Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS các cấp chưa cao.Một số vụ việc giải quyết không chính xác, dẫn đến công dân phải khiếu nại nhiềulần, thời gian giải quyết kéo dài Ì Cho đến năm 2009, công tác kiểm tra, giải quyếtđơn khiếu nại, t6 cáo về tư pháp chưa có sự chuyền biến căn bản, chất lượng giảiquyết một số trường hợp chưa cao Nhiều VKS nhất là cấp huyện không tiến hành

'3 VKSNDTC, Báo cáo tong kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2005.

Trang 33

kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp * Ở Tòa án, số lượng đơn

dé nghị giám đốc thâm, tái thẩm của công dân chưa được xem xét, giải quyết kipthời còn khá nhiều Việc trả lời cho đương sự trong một số trường hợp chưa cụ thể,thiếu thuyết phục, dẫn tới đương sự tiếp tục khiếu nại, làm cho việc giải quyết kéodài, thậm chí trở thành bức xúc nồi cộm.” Việc giải quyết đơn yêu cầu giám đốcthâm, tái thâm của TANDTC chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu do số lượng đơn ngàycàng tăng và khả năng giải quyết có hạn '” Hiện tại việc giải quyết don đề nghị giámđốc thâm ở Tòa án và VKS tồn đọng nhiều Năm 2005, toàn ngành Kiểm sát nhândân tiếp nhận 58943 đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thâm, tái thâm đối với 15562

vụ, đã giải quyết 11207 vụ Năm 2006, tiếp nhận 18239 đơn đề nghị kháng nghịgiám đốc thâm, tái thâm đối với 12123 vụ, đã giải quyết 9142 vụ Năm 2007, tiếpnhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thâm, tái thấm đối với 11752 vụ, đã giải quyết

9214 vụ Năm 2008, tiếp nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm đối với

11387 vu, đã giải quyết 8353 vụ Năm 2009, tiếp nhận đơn dé nghị kháng nghị giám đốcthâm, tái thâm đối với 12562 vu; đã giải quyết 8189 vu."

Bảng 2.5 Tình hình VKS giải quyết khiếu nại đề nghị

xét lại bản án, quyết định đã có HLPLNăm Thụ lý Đã giải quyết Tỉ lệ Chưa giải quyết Ti lệ

'4 VKSNDTC, Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dan năm 2008.

'S TANDTC, Báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2007

'° TANDTC, Báo cáo tông kết công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2009

'7 TANDTC, Báo cáo tong kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân các năm từ 2005 đến 2009

Trang 34

Rsố đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm đã giải quyết

số chưa giải quyết

(Số liệu thong kê của VKSNDTC năm 2005 — 2009)Năm 2005, toàn ngành Tòa án tiếp nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốcthâm, tái thâm với 9149 vụ; đã giải quyết 7041 vụ Năm 2006, tiếp nhận đề nghịkháng nghị giám đốc thâm, tái thâm với 10900 vu, đã giải quyết 8098 vụ Năm

2007, tiếp nhận đơn dé nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thâm đối với 12535 vụ,

đã giải quyết 9096 vu Năm 2008, tiếp nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, táithâm đối với 11938 vu, đã giải quyết 6386 vụ Năm 2009, tiếp nhận đơn đề nghị khángnghị giám đốc thâm, tái thâm đối với 11960 vụ; đã giải quyết 4712 vụ

Bảng 2.6 Tình hình Tòa án giải quyết khiếu nại đề nghị

xét lại bản án, quyết định đã có HLPLNăm Thụ lý Đã giải quyết Tỉ lệ Chưa giải quyết Tỉ lệ

Trang 35

H số đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết

m số chưa giải quyết

(Số liệu thong kê của VKSNDTC năm 2005 — 2009)

Việc giải quyết boi thường oan còn chậm, hạn chê việc khôi phục các

quyên và lợi ích hợp pháp của người bị oan

Van dé bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyên lợi của người bịoan trong tô tụng hình sự đã được thực hiện khá nghiêm túc và đạt được nhữngkết quả ban đầu đáng khích lệ Cùng với đó, việc xử lí nghiêm khắc những

người có trách nhiệm gây ra tình trạng không nên có trên cũng được xử lí

nghiêm khắc Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế cần đượckhắc phục kip thời mà chủ yếu là thái độ chưa thực sự cầu thị của cơ quan tiễnhành tố tụng, việc giải quyết còn chưa thực sự thỏa mãn yêu cầu của người bịoan, dẫn đến việc giải quyết chưa dứt điểm hoặc còn chưa giải quyết được.Theo báo cáo của Viện kiểm sát, năm 2005 VKS tiếp nhận 95 đơn yêu cầu bồithường, công khai xin lỗi 26 người, bồi thường xong cho 45 người, thươnglượng không thành 7 người, còn lại tiếp tục thương lượng với 32 người; năm

2006 tiếp nhận 62 đơn yêu cầu bồi thường, bồi thường xong cho 31 người, cònlại tiếp tục thương lượng; năm 2007, tiếp nhận 66 đơn, bồi thường xong cho 35người, tiếp tục thương lượng 31; năm 2008 bồi thường xong cho 17 người, tiếp tụcthương lượng với 14 người; năm 2009 tiếp nhận 30 đơn yêu cầu bồi thường, bồithường xong cho 18 người, thương lượng không thành 7 người, tiếp tục thương

lượng với 32 người.

Trang 36

Bảng 2.7 Tình hình VKS giải quyết bồi thường oanTổng sô đơn Đã bôi thường xong Còn lại

Năm yêu cầu Số vụ Tỉ lệ Số vụ Tỉ lệ

Bảng 2.8 Tình hình Tòa án giải quyết bồi thường oan

Trang 37

Tong sô don Đã bôi thường xong Còn lại

Năm yêu cầu Sô vụ Tỉ lệ Sô vụ Tỉ lệ

Các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự được quy định trong BLTTHS vềviệc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân là đảm bảo về mặt pháp luật dénhững người tham gia tô tụng thực hiện quyền công dân của mình Đồng thời nhữngquy định này cũng là căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm của người tiến hành tốtụng trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân Tuy nhiên, trongquá trình giải quyết vụ án hình sự, các quyền cơ bản của công dân vẫn chưa đượcbảo đảm triệt dé (thé hiện trong phần thực trạng 2.1) Thực trạng này do nhiềunguyên nhân khác nhau như nguyên nhân về pháp luật, về cơ cấu tổ chức, do conngười Trong phần này sẽ chỉ tập trung xem xét các nguyên nhân về pháp luật

Khi đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật cần căn cứ vào các tiêuchí đánh giá về tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hop, tính ổn định và minh

Trang 38

bạch Trên cơ sở của các tiêu chí cùng với việc nghiên cứu hệ thống các quy phạmpháp luật áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, gắn với việc bảo vệquyền cơ bản của công dân có thé nhận thay những bat cập, hạn chế trong quy địnhcủa pháp luật Những hạn chế đó có thể do quy phạm pháp luật thiếu tính đồng bộ,không phù hợp hoặc có thể không bao đảm yếu tô 6n định hay minh bạch và là mộttrong những nguyên nhân có thé trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến xuất hiện hoặc tồntại thực trạng quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hình sự không được bảo đảm

thực hiện Những quy phạm pháp luật chưa hợp lý không chỉ là những quy định cụ

thê về một hoạt động tố tụng mà nhiều khi nằm ngay trong các quy định có tínhđịnh hướng (các quy định về nguyên tắc)

- Một số hạn chế trong quy định của BLTTHS về phần nguyên tắc cơ bảncủa tố tụng hình sự

Những quy định của BLTTHS hiện nay về quyền hạn của Toà án có nhiềuquyền hạn thuộc chức năng buộc tội, vì vậy dễ dẫn đến việc vi phạm bản chất củasuy đoán vô tội (ví dụ, Điều 10 BLTTHS xác định trách nhiệm chứng minh tộiphạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có Tòa án), Điều 13BLTTHS quy định Tòa án có trách nhiệm phát hiện tội phạm) vì vậy quyền đượccoi là vô tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của công dân trongtrường hợp này không được bảo đảm như luật định Ngoài ra một số nguyên tắckhác chưa quy định đầy đủ dẫn đến việc chưa thực sự bảo đảm quyền được bảo hộ

về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của các chủ thé tham gia tôtụng như người làm chứng, người bị hại Ví dụ Điều 18 BLTTHS chưa quy định hếtcác trường hợp đặc biệt cần được xử kín Chỉ có trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện cácquy định tại phần nguyên tắc mới có thể tiếp tục hoàn thiện các quy định trong cácchế định cụ thể khác của BLTTHS

- Một số hạn chế trong quy định của BLTTHS VỀ co quan tiễn hành tố tụng,người tiễn hành tố tụng, người tham gia tố tụng hình sự

Các quy phạm có tính chất tuỳ nghi hiện nay khi quy định về quyền hạn vànhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là một trong những

Trang 39

nguyên nhân về pháp luật dẫn đến hậu quả xâm phạm quyền cơ bản của người thamgia tô tụng Việc có thực hiện một hoạt động tố tụng hay không nhiều khi khôngxuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ việc thựchiện dé bảo vệ quyền công dân mà xuất phát đơn thuần từ ý chí chủ quan của người

áp dụng Ví dụ như Điều 35 (nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều tra viên)không quy định trách nhiệm phải thông báo cho người bào chữa biết về việc hỏicung bị can trong khi Điều 58 (quyền và nghĩa vụ của người bào chữa) quy địnhngười bào chữa có quyền “đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểmhỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can”

Để đảm bảo cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiệnđúng trách nhiệm pháp luật quy định, bảo đảm quá trình tiến hành các hoạt động tốtụng vừa đáp ứng yêu cầu giải quyết khách quan vụ án hình sự vừa bảo đảm đượccác quyền co bản của công dân nên hạn chế các quy phạm có tính chất tuỳ nghỉtrong quy định về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng

Hiện nay, quy phạm pháp luật tố tụng hình sự mới chủ yếu dừng lại ở việcquy định có tính chất nguyên tắc một số nội dung như quyên chứng minh nhưngkhông phải nghĩa vụ của bị can, bị cáo hoặc nguyên tắc bảo hộ các quyên về tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản một số nguyên tắc chưa cụ thé hoáthành những quyên cơ bản của các chủ thể được bảo vệ hoặc chưa đầy đủ nên cầnphải cụ thể hoá hoặc bổ sung thêm những quy định này trong quy định về phầnquyền của các chủ thé Khi được quy định là quyền của các chủ thé sẽ hình thànhnghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung và như vậy cácnguyên tắc cơ bản liên quan đến bảo đảm quyền cơ bản của công dân mới có khanăng bảo đảm thực hiện trên thực té

- Một số han chế trong quy định của BLTTHS về các biện pháp ngăn chặn(là các biện pháp đụng chạm trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được quyđịnh trong Hiến pháp) còn chưa đầy đủ căn cứ áp dụng, hoặc trong quy định mới

Trang 40

chỉ dừng lại ở yêu cầu phục vụ cho quá trình tổ tụng mà chưa đồng thời hướng tớiviệc bảo vệ đối tượng bị áp dụng hay người thân của họ.

Việc chưa quy định đầy đủ các căn cứ áp dụng là nguyên nhân dẫn đến cónhững cách hiểu khác nhau về việc quyết định áp dụng một biện pháp ngăn chặn cụthé hoặc tiếp theo sau một biện pháp ngăn chặn khác Có trường hợp đo luật khôngquy định các căn cứ cụ thể nên có biện pháp ngăn chặn hầu như không được ápdụng trên thực tế trong khi nếu áp dụng thay cho các biện pháp ngăn chặn khácnghiêm khắc hơn sẽ mang lại cả lợi ích kinh tế cho xã hội vừa bảo đảm được caonhất các quyền cơ bản của công dân mà pháp luật bảo vệ Trong khi những biệnpháp này trên thực tế được áp dụng khá phô biến tại các quốc gia khác

- Một số hạn chế trong quy định của BLTTHS về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửQuy định của BLTTHS về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có những điểm cònthiếu tính đồng bộ, không thống nhất với quy định của ngành luật khác gây ảnhhưởng tới quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ Chính các quy địnhkhông thống nhất như vậy đã dẫn đến việc các đối tượng nhận hậu quả pháp lý khácnhau mặc dù căn cứ dé giải quyết nếu trong quy định của ngành luật khác đòi hỏiphải có cách thức giải quyết khác nhau Nhiều quy định về thâm quyên (cả về hình

thức và nội dung) chưa phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, xét xử và gỡ tội

trong tố tụng Một số từ ngữ chưa được giải thích rõ ràng, một số biện pháp điều traquy định chưa chặt chẽ về thủ tục Những hạn chế này trong quy định của phápluật ảnh hưởng nhiều tới việc bảo đảm công bằng, dân chủ trong tố tụng, ảnh hưởngtới các quyền cơ bản ghi nhận trong nguyên tắc đã ghi nhận trong Hiến pháp vàpháp luật tố tụng

- Một số hạn chế trong quy định của BLTTHS về thủ tục đặc biệt trong tốtụng chưa thực sự bảo đảm quyền bình đăng trước pháp luật của bị can, bi cáo Cóquy định chưa thật sự bảo vệ được người mà theo quy định của pháp luật cần đượcxác định là vô tội, vì vậy không những nguyên bình dang trước pháp luật không

được bao đảm mà nguyên tac suy đoán vô tội cũng bị vi phạm.

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình người bị tạm giữ nhưng không bị khởi tố hình sự Năm Sô người bị tạm giữ Số người không bị khởi tô Tỉ lệ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.1. Tình hình người bị tạm giữ nhưng không bị khởi tố hình sự Năm Sô người bị tạm giữ Số người không bị khởi tô Tỉ lệ (Trang 27)
Bảng 2.2. Tình hình bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra Năm Số bị can đã Số bị can Tỉ lệ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.2. Tình hình bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra Năm Số bị can đã Số bị can Tỉ lệ (Trang 30)
Bảng 2.4. Tình hình bị can, bị cáo được xác định không có tội - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.4. Tình hình bị can, bị cáo được xác định không có tội (Trang 32)
Bảng 2.5. Tình hình VKS giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có HLPL - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.5. Tình hình VKS giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có HLPL (Trang 33)
Bảng 2.6. Tình hình Tòa án giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có HLPL - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.6. Tình hình Tòa án giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có HLPL (Trang 34)
Bảng 2.8. Tình hình Tòa án giải quyết bồi thường oan - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
Bảng 2.8. Tình hình Tòa án giải quyết bồi thường oan (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w