Tat cảnhững sự thay đổi đó đòi hỏi phải có sự chuyển hoá trong lối sống của các tang lớp dân cr mà đặc biệt là của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, những người đã từ lâugắn bó với xã h
Trang 1ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
LOI SONG THEO PHÁP LUAT TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHA NUOC
PHAP QUYEN VIET NAM
NHUNG NGUOI THUC HIEN DE TAI
1 TS VU KIM DUNG
PGS.TS NGUYEN MINH DOAN
TS BUI THỊ ĐÀO
TS LE VUONG LONG
ThS NGUYEN VAN NAM
ThS BUI XUAN PHAI
TS NGUYEN THANH THAP
ThS PHI THỊ THANH TUYEN
ee Ss ee Bo
TRUNG TAM THONG Ti
| TRUONG ĐẠI HOC
PHONG ĐỌC
N TRU VIEN
LUAT HÀ NỘI
Trang 2MO BAU
| Tính cấp thiết của đề tài
Lối sống của con người là kết quả hoạt động và tổ chức của cộng đồng hoặc cánhân con người trong quá trình thích nghi và biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnhsống, mà con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn
cảnh sêng của chính mình Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyér, thực hiện công nghiệp hoá, hiện dai hoa đất nước để chuyên đổi từ một xã hội
nông nghiệp lạc hậu sang một xã hội công nghiệp, hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu
cầu, đòi hỏi của sự phát triển đất nước và hoà nhập với cộng đồng quốc tế Tat cảnhững sự thay đổi đó đòi hỏi phải có sự chuyển hoá trong lối sống của các tang lớp
dân cr mà đặc biệt là của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, những người đã từ lâugắn bó với xã hội lạc hậu, chậm phát triển để nhanh chóng xây dựng và phát triển lối
sông mới, lối sống theo pháp luật văn minh, hiện dai, để khẩu hiệu “Sống và làm việctheo hién pháp và pháp luật” thực sự là thói quen thường nhật của các tổ chức và cánhân [io vậy, việc nghiên cứu dé củng có, phát triển lối sống theo pháp luật ở nước tatrong đều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền là van dé cấp thiết trong giai đoạn hiệnnay Dé tài được nghiên cứu thành công sẽ góp phan rất lớn vào việc nhận thức lý luận
về lỗi sing theo pháp luật và hoàn thiện các hoạt động thực tiễn dé xây dựng và phát
triển lố sống theo pháp luật ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mở cửa, hội nhậpquốc tế
+ Tình hình nghiên cứu
Lối sống và lối sống theo pháp luật là vấn đề đã được nhiều học giá trong vàngoài nước nghiên cứu từ lâu ở các cấp độ và khía cạnh khác nhau và được thê hiện ởnhiều càng trình khác nhau Có thê kể đến một số công trình tiêu biểu như: Sách thamkhảo “Yăn hoá xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, trong đó đề
cập tới văn hoá nói chung và văn hoá xã hội chủ nghĩa; sách tham khảo “Tìm hiểuđường ối văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2008, tong đó giới thiệu những quan điểm quan trọng có tính chiến lược để chỉ đạo
lĩnh vự văn hoá, hoạt động văn hoá được Đảng cộng sản Việt Nam nêu ra và hoànthiện gia các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam; sách tham khảo “Lối sống
xã hội :hủ nghĩa”, Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, trong đó đề cập tới lối sống xã hội chủnghĩa và các đặc trưng của lối sống xã hội chủ nghĩa; sách tham khảo “Phát triển vănhoá git gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại”, Nxb Khoa học
xã hội,Hà Nội 1996 của tác giả Pham Minh Hac trong đó tác giả nhắn mạnh đến việc
Trang 3phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam trong văn hoá, đồng thời cần có sựtiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong tiến trình phát triển của đất nước; sách thamkhảo “Một số van dé về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội 2001, trong đó các tác giả đề cập tới đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trên cácphương diện và lối sống cần phát huy trong xã hội Việt Nam; sách chuyên khảo “Cácyếu tô ảnh hưởng tới lối sống, đạo đức của thanh niên” của tác giả Hoàng Mạnh Doan
đề cập tới các yêu tố như truyền thống, kinh tế, giáo dục, hệ thống truyền thông cóảnh hưởng tới lỗi sống, đạo đức của thanh niên trong giai đoạn hiện nay; sách tham
khảo “Lối sống đô thị miền trung- mấy van dé lý luận và thực tiễn”, Nxb Văn hoáthông tin, Hà Nội của tác giả Lê Nhu Hoa bàn về lối sống của các đô thị miền trungViệt Nam; Đề tài khoa học KX.06-13 “Văn hoá lối sống và môi trường do Chu KhắcThuật làm chủ nhiệm bàn về ảnh hưởng của môi trường sống đến văn hoá lối sống củacác thành viên trong xã hội; bài viết “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” củaNguyễn Khắc Bộ đề cập tới sự cần thiết phải xây dựng ý thức và lối sống theo phápluật trong xã hội ta hiện nay; bài viết “Xây dựng lối sống theo pháp luật- những vấn đề
cần quan tâm” của Lê Vương Long đề cập tới những van dé cần quan tâm của Dang,
Nhà nước va các tô chức, cá nhân trong việc xây dựng lối sống theo pháp luật ở ViệtNam hiện nay; luận văn thạc sĩ luật học “Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiệnnay” của Phí Thị Thanh Tuyền nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp đây nhanhquá trình xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay; Kỷ yếu hội thảo khoa
học: “Văn hoá pháp luật Việt Nam” của Khoa Hành Chính- Nhà nước Đại học Luật Hà
Nội 2007 đưa ra những góc nhìn khác nhau về văn hoá pháp luật Việt Nam
Vấn đề lối sống theo pháp luật cũng được các tác giả nước ngoài quan tâm
nghiên cứu Chang hạn, sách tham khảo “Lối sống- khái niệm, hiện thực, các vấn đề”
Nxb Matsxcơva 1997 của V.I.Tolstukl (tiếng Nga) bàn về khái niệm lối sống và cácbiểu hiện cụ thé của lối sống trong đời sống hiện thực cùng các van dé đặt ra cầnnghiên cứu giải quyết; sách tham khảo “Lối sống xã hội chủ nghĩa- Những vấn đề nhànước pháp luật” Nxb Văn hoá pháp lý, Matsxcơva 1980 (tiếng Nga) đề cập tới lỗi sống
xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng của nhà nước và pháp luật tới lối sống và nhiều công
trình khác nữa.
Các công trình nói trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của lối sống nói
chung, trong đó có lối sống theo pháp luật, song chưa có một công trình nào nghiêncứu một cách đầy đủ, toàn điện về lối sống theo pháp luật ở Việt Nam Do vậy, việcnghiên cứu lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay vẫn cần được tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện về lý luận cũng như về thực tiễn một cách toàn diện và đây đủ hơn
Trang 43 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về lối sống và lối sống theo pháp luật Lý luận và thực tiễn xây dựng lốisống theo pháp luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt làthời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường vàxây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Các phương pháp nghiên cứu được chú ý hơn là: Phương pháp phân tích được
dùng để ngiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến lỗi sống theo pháp luật như quanniệm lối sống theo pháp luật, đặc điểm, nội dung của lối sống theo pháp luật; phươngpháp tổng hợp, phương pháp xã hội học dùng để khảo sát, đánh giá thực trạng lối sốngtheo pháp luật của một số đối tượng va dé xuất các giải pháp xây dưng, hoàn thiện lối
song theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của dé tài là làm rõ quan niệm, đặc điểm, nội dung của
lối sống theo pháp luật Những nhân tố ảnh hưởng tới lối sống theo pháp luật Tìmhiểu khái quát thực trạng, những ưu điểm, hạn chế của lối sống theo pháp luật ở Việt
Nam hiện nay Từ đó đề xuất những giải pháp để xây dựng và phát triển lối sống theopháp luật ở Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa, hội nhập,xây dựng nên kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyên hiện nay
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển hơn lý luận về lốisong theo pháp luật, giúp cho việc giảng dạy về lối sông theo pháp luật ở Việt Namđược chính xác và khoa học, đầy đủ hơn Dong thời kết quả nghiên cứu còn có tác
dụng góp phần xây dựng và hình thành lối sống theo pháp luật ở cán bộ, nhân dân Việt
Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền, mở cửa, hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phân tích làm rõ quan niệm, đặc điểm, nội dung của lối sống theo pháp luậtnói chung, lỗi sống theo pháp luật ở Việt Nam nói riêng: những nhân tố có ảnh hưởngtới lối sống theo pháp luật;
- Tìm hiểu khái quát thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam, trong đó disâu tìm hiểu lối sống theo pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức nhà nước tronggiai đoạn hiện nay;
- Đề xuất những giải pháp cần thiết, có tính khả thi để xây dựng và hoàn thiện
lối sống theo pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyềnhiện nay.
Trang 5TONG QUAN DE TÀI KHIOA HOCLOI SONG THEO PHAP LUAT TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHANƯỚC PHAP QUYEN VIET NAM XÃ HỘI CHU NGHĨA
2
1 Quan niệm, đặc điểm của lối sống theo pháp luật
Về mặt ngữ nghĩa trong tiếng Việt, lỗi sống là một danh từ ghép gồm “lối” và
“sông”: Lối là lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức; sống là sinh hoạt, là quá trình
hoạt động sinh vật và xã hội của mỗi con người và xã hội loài người ' Mặc dù hiện naycòn tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về lỗi sống như lối sống :
Là tổng hoà những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống
của xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình thái kinh
tế-xã hội nhất định; là những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân vàtập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tiếp, hành
VI Và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội- chính trị, sinhhoạt và giải trí: là những điều kiện trong đó con người tự tái sản xuất về mặt sinh học
cũng như về mặt xã hội Đó là toàn bộ những hình thức hành vi hàng ngày, én định va
điển hình của con người; là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sốngcủa các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện củamột hình thái kinh tế- xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sông:
trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinhthần và văn hoá; là nói tới con người sống như thế nào, để làm gì, họ làm những gì,cuộc sống của họ chứa đựng những hành vi nào Vì thế, về thực chất, lối sống không
chỉ bao quát những điều kiện sống mà là toàn bộ những hình thức hoạt động sống củacon người trong quá trình sản xuất của cải vật chất và tinh thần, cũng như trong lĩnhvực xã hội- chính trị và gia đình- sinh hoạt và nhiều quan niệm khác nữa Tuy vây, tựu
chung các quan điểm đều thống nhất với nhau ở chỗ cho rằng, lối sống là tổng hoa
những dạng hoạt động sống ổn định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội )
và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị xã hội nhất định phù hợp với
các điều kiện của một xã hội nhất định Theo đó lối sống của con người là kết quả hoạt
động và tổ chức của cộng đồng hoặc cá nhân con người trong quá trình thích nghỉ và
biển đổi hoàn cảnh sống, mà họ vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thé sángtạo ra hoàn cảnh sống của chính họ Lối sống vừa mang tính xã hội (tính khái quát) thể
hiện ở toàn bộ hoạt động sống của các cộng đồng vừa mang tính cá nhân (cụ thé) thé
! Xem: Một số van đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, do GS.TSKH Huỳnh Khái Vĩnh (Chủ biên),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr 17.
Trang 6hiện ở nhing hành động thường lệ (riêng của một người hay một nhóm) được thực
hành tron: đời sống con người, thể hiện những cách ứng xử của con người trướcnhững dié: kiện, hoàn cảnh của môi trường sống cụ thé Về mặt khách quan, lối sốngphụ thuộc vào môi trường sống (các điều kiện kinh tế, xã hội, các chuẩn mực, giá trị
xã hội c¡ thé của mỗi cộng đồng cũng như mỗi cá nhân) Yếu tố quan trọng nhất ma
lối sống piu thuộc vào là phương thức sản xuất xã hội và điều kiện sống của con người(cộng đồn: và cá nhân) Như vậy, lối sống là một dang hoạt động sống của con người,thé hiện dic trưng riêng của từng cộng đồng người, cá nhân mỗi con người Mặt khác
lối sống co tính chủ quan, phụ thuộc vào ý thức của con người trong việc lựa chọn chomình một lói sống, dựa trên cơ sở lẽ sống, thái độ sống cụ thể mà con người đặt ra(tính chủ cuan phụ thuộc vào mỗi cá nhân từ tính cách đến những lý tưởng sống mà họtiếp thu, học tập, chịu ảnh hưởng ) Từ những phân tích trên có thể hiểu lối sống làtoàn bộ những hình thức hoạt động sống (thé thức, phương thức, cách thức sống) củamỗi con người, cộng đồng hoặc cả xã hội loài người trong quá trình sản xuất, sinh hoạt
và hoạt đénz xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định của môi trường sống
xung quarh con người.
Lối sing luôn vận hành theo một bang giá tri xã hội nào đó, nói cách khác, mỗi
lối sống dtu dựa trên những chuẩn mực giá trị xã hội nhất định Các chuẩn mực xã hội
mà con ngư>i hiện nay theo đuôi rất phong phú, đa dạng và một trong những giá trị xãhội mà co1 1gười phần dau đạt tới là các chuẩn mực pháp luật, sự tôn trọng, thực hiệncác chuẩn nực pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác, hiệu quả Như vậy, khi
pháp luật được coi là chuẩn mực giá trị xã hội cho lối song của mọi người trong xã hộithì lúc đó lớ sống theo pháp luật được hình thành Do vậy, tồn tại lỗi sống theo pháp
luật hay lồi sềng được xem xét dưới giác độ (khía cạnh) pháp luật
16 sống theo pháp luật được coi là những hành vi thực té của con người dựatrên cơ sở hững chuẩn mực pháp luật trong các lĩnh vực lao động sản xuất, sinh hoạttiêu dùng cic giá tri vật chất, tinh thần và các hoạt động chính trị- xã hội khác Lốisống theo pidp luật có những đặc điểm cơ bản là:
Luôr tộc lộ thông qua hành vi của cá nhân, hoạt động của cộng đồng và được
do bang chia giá trị xã hội là các quy định pháp luật Hành vi của con người rat đadạng thể hitn ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, lao động, tiêu dùng, sinh hoạt,các hoạt động riêng tư Mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân thường hướng tới những giá trịnhất định torg đó pháp luật được coi là chuẩn giá trị xã hội quan trọng nhất, được cả
cộng đồng, stng như mỗi thành viên trong xã hội thừa nhận và hướng tới;
Lối sag theo pháp luật chịu sự quy định bởi phương thức sản xuất và các điều
Trang 7kiện sống của con người (mặc dù trong cùng một phương thức sản xuất, song lối sống
theo pháp luật của mỗi giai cấp có thể có khác nhau) Mỗi phương thức sản xuất đòi
hỏi những chuân mực pháp luật khác nhau và lối sông theo pháp luật cũng có những
điểm khác nhau Ngược lại, lỗi sống theo pháp luật cũng có ảnh hưởng rat lớn tới sự
phát triển của kinh tế, nó có thé tác động tích cực, thúc day tao diéu kién cho kinh té
phat triển, song cũng có thé tác động tiêu cực, kim hãm sự phát triển của kinh tế;
Lối sống theo pháp luật có tính linh hoạt và cơ động cao, lối sống của mỗi
người có đặc trưng riêng về nội dung và hình thức biểu hiện Lối sống theo pháp luật
luôn thay đổi theo lãnh thé, theo thời gian và đối với những chủ thé sống nhất định
Con người và các cộng đồng người luôn có sự thích nghi nhanh với môi trường và
điều kiện sống cụ thé Lối sống theo pháp luật cũng luôn có tính mở, luôn có sự giaolưu va tiếp biến giữa các cá nhân, các cộng đồng, dân tộc ;
Lối sống theo pháp luật vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội nên tổn tại
lối sống theo pháp luật chung của cả một cộng đồng (quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ,
khu vực văn hoá, giai cấp, tầng lớp xã hội) tồn tại cả lối sống theo pháp luật của từng
gia đình, mỗi cá nhân Lối sống theo pháp luật biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa
cái phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất theo hệ thống giá trị xã hội mà các chuẩnmực pháp luật giữ vai trò chủ đạo;
Lối sống theo pháp luật là một biểu hiện của văn hoá, mang tính chất văn hoásâu rộng, nó gắn với hệ thống giá trị văn hoá, “Jối sống theo đúng nghĩa và day đủ của
no là lỗi séng có văn hoá hay văn hoá lỗi sống"” Lỗi sống theo pháp luật được hình
thành và phát triển trên cơ sở các chuẩn mực pháp luật, biểu hiện thông qua các hoạtđộng thực hiện và áp dụng pháp luật các chuẩn mực pháp luật hình thành và phát triển
dan từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Khi các chuẩn mực (quy định pháp luật) thayđôi thì lối sống cũng ít nhiều thay đổi Duong nhiên trong cuộc sống con người không
chỉ chịu sự tác động của pháp luật, mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nữanhư truyền thống, tập quán, văn hoá Tuy vậy, các chuân mực pháp luật thường được
coi là những chuẩn mực có ưu thế hơn so với các chuân mực xã hội khác, đồng thời
cũng là những chuẩn mực có sự phù hợp khá cao với các chuẩn mực xã hội khác nhưđạo đức, phong tục tập quán trong xã hội hiện tại.
Lối sống theo pháp luật có tính lịch sử, nó hình thành và phát triển là cả một
quá trình lâu dài Không phải ngay một lúc mà có được lối sống văn minh, phù hợp
pháp luật, lối sống theo pháp luật hoàn thiện dần một cách có ý thức của mỗi người
? Xen: Một số vấn dé về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, do GS.TSKH Huỳnh Khái Vĩnh (Chủ biên),
NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr 34.
Trang 8dân và của cả cộng đồng Cùng với thời gian lỗi sống theo pháp luật được lặp đi, lặp
lại một cách thường xuyên, hành vi tuân theo pháp luật của những cá nhân, tập thé, tốchức, nhóm xã hội, giai cấp và cả xã hội nói chung dần trở thành thói quen của mỗingười trong xã hội.
Cũng giống như pháp luật, lối sống theo pháp luật vừa mang những điểm chung
của nhân loại vửa mang những đặc tính riêng của từng quốc gia, trong từng giai đoạn
phát triển Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những quan niệm riêng về cách ứng xử, giảiquyết những vấn đề khác nhau của cuộc sống nên họ thường xây dựng cho mìnhnhững quy tắc ứng xử (hệ thống pháp luật) khác nhau và do vậy, họ xây dựng và phát
triển cho mình lối sống theo pháp luật ít nhiều khác nhau
2 Nội dung của lối sống theo pháp luật
Nội dung của lối sống bao gồm các yếu tố cau thành như phong cách tư duy,
trạng thái tình cảm, đặc điểm của quan hệ xã hội và thói quen biểu hiện qua hành vi
Thêm vào đó, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích nên lối sống phụthuộc vào giá tri xã hội ma con người hướng tới, phụ thuộc vào sự kết hợp các gia trị
vật chất và giá trị tỉnh thần trong chính bản thân hoạt động của con người Nội dung
của lối sống theo pháp luật được thể hiện trên các mặt sau đây:
+ Lỗi sống theo pháp luật là lỗi sống được định hướng theo các nguyên tắc của
pháp luật: Nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng, đề cao và tôn trọng các quyên
cơ bản của con người, dé cao trách nhiệm xã hội
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng tuân theo nguyên tắc nhân
đạo, din chủ, công bằng, bình dang đối với mọi công dân; nguyên tắc đó không chỉđược thể hiện trên các văn bản pháp luật mà còn được bảo đảm bằng phương thức sản
xuất vét chất và thé chế xã hội Trên cơ sở kinh tế, xã hội và pháp luật thé hiện các giátri nhâ› đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng đã làm tiền để cho việc hình thành lốisống được định hướng theo các giá trị đó
Nhân đạo là sự quan tâm đến con người, để cao và tôn trọng nhân cách của conngười Pháp luật xã hội chủ nghĩa tuân thủ và quán triệt một cách triệt để nguyên tắc
đó trong mỗi điều luật Từ hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành, qua tuyên
truyền giáo dục và thực hiện, áp dụng pháp luật, tư tưởng nhân đạo thâm thấu vàotiềm tức và chỉ đạo hành vi của mỗi người Giá trị đó định hướng cho con người cách
sống bết quan tâm đến người khác, biết đề cao và tôn trọng nhân cách của người khác.Tham ahuan gia tri nhân đạo, pháp luật quan tâm và tao mọi điều kiện để mỗi cá nhânđược thể hiện mình, được tạo điều kiện để phát triển năng khiêu và tài năng, được
Trang 9thamz1a vào các hoạt động xã hội một cách bình đăng với người khác; được quan tâm,chămsóc sức khoẻ và hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Pháp luật là những quy tắc ràng buộc hành vi của con người, để mọi người
chun: sống hạnh phúc với nhau, sống không làm hại đến người khác “Muc đích cuối
cùng của đời sông con người là hạnh phúc Do đó, luật phải liên quan chủ yếu tới trật
”Ỷ, Luật sống vĩnh cửu ở đời người là cầu phúc, tránh hoạ nên lỗi
tự cótrong hạnh phúc
sống nhân đạo còn là lối sống khoan dung và giàu lòng nhân ái Pháp luật quán triệt
tính thân đạo là pháp luật làm cho các giá trị đó được hiện hữu trong lỗi sống
Dân chủ với tư cách là thể chế chính trị, đó là quyền lực xuất phát từ nhân dân
Dân :hủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây con người hành động Con người
được sống và hoạt động một cách tự do mà dân chủ mang lại mới có điều kiện pháthuy kết tài năng sáng tạo của mình Một khi nhân dân thực sự là chủ và làm chủ mọiquyéa lực xã hội sẽ khơi dậy một lối sống năng động, phát huy được sức sáng tạo của
nhân dân trong các hoạt động và quan hệ xã hội Vì thế, dân chủ phải được thé chế hoá
bằng pháp luật và được pháp luật đảm bảo, đồng thời nó cũng là nguyên tắc chỉ phốilối sóng của con người trong xã hội Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ theo pháp
luật; trong hoạt động của mình, người dân được làm những gì mà pháp luật không cắm
và các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Trong nền dân
chủ đó sš tạo ra ý thức về sự công bằng, bình đăng.
Công bằng xã hội là phương thức để thoả mãn hợp lý những nhu cầu của các
tầng lớp các nhóm xã hội, các cá nhân xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều
kiện kinh tế - xã hội và vai trò của nhà nước trong giai đoạn lịch sử nhất định Về
nguyên ắc, chưa thể có sự công bằng nào được coi là tuyệt đối, trong chừng mực mà
mâu thuin giữa nhu cầu của con người va khả năng hiện thực của xã hội đáp ứng nhucầu còn chưa được giải quyết Bởi vậy, mỗi thời đại và ở mỗi đất nước lại có sự đòihỏi riên về sự công bằng xã hội
Những mục tiêu cần thực hiện để bảo đảm công bằng xã hội là vô cùng rộng
lớn, trorg đó pháp luật tập trung vào những điểm chủ yếu: phải xử lý tốt mối quan hệ
giữa quền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân; xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi; mọi công
dan đẻu bình đẳng trước pháp luật Nguyên tắc công bang đòi hỏi sự áp dụng pháp
luật pha như nhau không phân biệt kẻ sang người hèn, phải chí công vô tư, không
được thén vi; pháp luật phải là công cụ hữu hiệu nhất được mọi chủ thé trong xã hội
tin tưởm và có khả năng bảo vệ cho mọi chủ thê.
3 Samuel ‘noch Stumpf: Lich su triét học va các luận để, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004, tr.579.
Trang 10Dưới tác động của pháp luật, lối sống định chuân theo nguyên tắc công bằngduce hình thành, được khuyến khích và bảo vệ Đó là, trong các hình thức hoạt động
xã nội biết kết hop một cách hai hoà mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cánhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng: chống những cách sống cục bộ bản vi,
kéc bè kéo cánh, phe phái, tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho một số người, không
biế: quan tâm đến lợi ích của nhân dân, của người lao động và tác động xấu đến xã hội
Người có lối sống công bằng bao giờ cũng tôn trọng chân lý, tôn trọng pháp luật và tôn
trọng lợi ích của người khác, vì thế công bằng luôn gắn liền với sự bình đẳng
Mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ điều kiện phân chia xã hộithành giai cấp và đấu tranh giai cấp, xoá bỏ điều kiện để con người áp bức và nô dịch
cor người, tạo ra tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội để thực hiện quyền bình đăng thực
su zitra con người với con người mang lại hạnh phúc chân chính cho con người Do
đó, lối sống bình dang là nội dung của lối sống xã hội chủ nghĩa va cũng là thuộc tínhcủa lối sống văn minh Lối sống đó được pháp luật hướng tới thé chế hoá và bảo vệ
Cá nhân con người là giá trị và giá trị đó không tách khỏi giá trị của loài Khái
niện quyền con người phản ánh giá trị của cá nhân con người đặt trong mối quan hệ
với một nhà nước nhất định Vì thế các vấn đề về cuộc sống như sức khoẻ, nhân phẩm,batkha xâm phạm về thân thể, tài sản cá nhân, lương tâm, danh dự được dé cao và
đản bao bằng pháp luật Thông qua pháp luật và thé chế xã hội, ý chí của giai cấp tác
độig đến cá nhân tao ra mẫu người phù hợp với xã hội và giai cấp của mình; qua đó
khing định trách nhiệm của cá nhân công dân đối với nhà nước và trách nhiệm của nhànưc đối với mỗi người dân Dé cao và bảo vệ quyền con người là lẽ sống, chi phốihođ động sống của con người trong mọi lĩnh vực xã hội
+ Lỗi sống theo pháp luật là lối sống trong đó những định chuẩn theo pháp luật
dure nhận thức trở thành tri thức, tình cảm định hướng quan trong nhát
Mỗi chế độ xã hội đều có các hệ chuẩn và cơ chế điều chỉnh hành vi, hoàn thiện
lốisống Cùng với các hệ chuẩn như truyền thống, đạo đức, thâm mỹ tham gia điềuchhh hành vi con người thì pháp luật là hệ chuẩn định hướng quan trọng nhất Hệchân pháp luật đòi hỏi mỗi cá nhân trong các hoạt động của mình phải chấp nhận cácqun hệ cho phép và không được phép Do là những định chuẩn cứng để định hướngvàbão đảm cho lối sống và sự phát triển nhân cách theo xu hướng lành mạnh Hệthing pháp luật tiến bộ lấy việc hình thành nhân cách tích cực, phong phú làm hướng
xác lập các định chuẩn Hệ định chuẩn pháp luật không phải là hệ thống công cụ trida: mà chủ yếu là làm hình thành những phẩm chất công dân lấy hệ chuẩn đúng - sai
lan thước do giá tri.
Trang 11Lối sống theo pháp luật là lối sống của những người hiểu biết và tôn trọng pháp
luật Bởi vì, pháp luật là yêu cầu của xã hội và hệ chuân mực xã hội đòi hỏi, đồng thời
nó xác định danh giới cho hoạt động của mỗi cá nhân Sự hiểu biết các điều luật cụ thểtrong các văn bản pháp luật là điều không thé thiếu của việc xác định trình độ hiểu biếtpháp luật Điều này có ý nghĩa to lớn để tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp
luật Nó không chi góp phan giải quyết những van dé có liên quan đến pháp luật một
cách đúng đắn mà còn là cơ sở hình thành năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng pháp
luật phân tích thực tiễn và đưa ra các quyết định lựa chọn hành vi đúng đắn, chính xác,kịp thời phù hợp với yêu cầu của pháp luật
Tình cảm pháp luật là nhân tổ quan trọng trong quá trình chuyển hoá, biến tri
thức và sự định hướng giá trị pháp lý thành hành vi pháp luật đúng đắn Tình cảm phápluật vừa thé hiện tâm lý của chủ thé hành vi, vừa thúc đây hành vi pháp luật Người théhiện hành vi theo các chuẩn mực quy phạm pháp luật, khi có sự thấm nhuan về mặt ýthức sẽ nảy sinh cảm xúc về danh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm từ đó theo đuôi chân lý và
chính nghĩa, thực hiện hành vi pháp luật đúng đắn Nếu không có tình cảm pháp luậtchân xác thì không có hành vi pháp luật đúng đắn nên có thể hiểu, vì sao có người rất
am hiểu cuộc sống và pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật Tình cảm kết hợp vớiniềm tin lẽ sống sẽ đem lại cho hành vi của con người động lực to lớn
Tình cảm pháp luật thể hiện thái độ của con người trước yêu cau của pháp luật
trong các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, sự vô cảm trong các vấn để có quan
hệ với pháp luật là lỗi sống không thé chấp nhận được Chang hạn, thái độ thờ ơ, baoche, lang tránh trước hành vi vi phạm pháp luật là sự vô cảm cần phải lên án dé
khuyến khích và xây dựng tình cảm pháp luật đúng dan
+ Lối sống theo pháp luật là lỗi sống thé hiện năng lực thực hiện pháp luật và
hành vi pháp luật tích cực trong thực tiễn cuộc sống
Năng lực là phẩm chất tâm lý nhân cách của cá nhân dựa trên cơ sở tư chất
nhưng chủ yếu được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của
mỗi người thông qua sự tiếp nhận giáo dục và rèn luyện Lối sống được thể hiện quanăng lực hành vi, cho nên có sự hiểu biết và tình cảm pháp luật đúng đắn chưa đủ màlỗi sống theo pháp luật đòi hỏi phải có năng lực hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực
pháp luật như năng lực thực hiện pháp luật, năng lực áp dụng pháp luật và hành vi tích
cực pháp luật.
Năng lực thực hiện pháp luật là năng lực chuyên biệt không thể thiếu trongnhân cách của con người sống trong môi trường xã hội nhà nước pháp quyền, nó théhiện những phẩm chất cá nhân đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực hoạt động thực hiện pháp
Trang 12luật Vì thế, pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội sắc bén mà còn là hệ địnhchuẩn và hệ định chuẩn đó chỉ có thể phát huy được vai trò, giá trị của mình trong việc
duy trì trật tự, tạo điều kiện cho xã hội phát triển lành mạnh khi pháp luật được tôntrọng và thực hiện trong cuộc sông
Thực hiện pháp luật được thể hiện ở hành vi pháp luật, đó là hành vi hợp pháp
của các chủ thê pháp luật Điều đó có nghĩa là, tất cả hoạt động của các cá nhân, các tổchức được thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật đều được coi là thực hiệncác quy phạm pháp luật Thêm vào đó, thông qua hoạt động thực hiện pháp luật cho
phép làm rõ những hạn chế, những bat cập của hệ thống pháp luật thực định dé từ đó
có thé đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thốngpháp luật hiện hành và hoàn thiện cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống Trong thực tế,
việc thực hiện một số quy phạm pháp luật có thé được tiến hành thông qua những quytrình giản đơn như: chủ thê pháp luật tiến hành nhận thức, xác định yêu cầu, đòi hỏicủa pháp luật và lựa chọn phương án thực hiện Nhưng cũng có nhiều quy phạm phápluật để thực hiện được lại đòi hỏi phải thông qua những quy trình hết sức phức tạp với
sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều cá nhân khác nhau theo trình tự, thủ tục chặt ché
đo pháp luật quy định.
Đồng thời với năng lực thực hiện pháp luật là năng lực áp dụng pháp luật củacác cơ quan nhà nước và các nhà chức trách có thâm quyền tiễn hành, nhưng nó ảnhhưởng tới lối sống chung của cả cộng đồng Khi áp dụng pháp luật, để bảo đảm sự
công bằng, bình đẳng, khách quan, chính xác thì mọi tình tiết phải được xem xét thận
trọng dưới mọi giác độ và dua trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp
huật đã được xác định Áp dụng pháp luật thiếu khách quan, không công bằng làm chomgười dân thiếu tin tưởng ở pháp luật sẽ là điều kiện để nảy sinh lối sống theo “luậtrừng”, gây tình trạng bất ôn cho xã hội
Lối sống phải được thê hiện thông qua hành vi, lối sống theo pháp luật được thểhiện thông qua hành vi pháp luật Hành vi pháp luật tích cực là biểu hiện của văn hoá
phip luật, đó là ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật và ứng xử một cách cówai hoá Ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật thì xã hội nào cũng có, xã hội
mà› cũng đều phải thực hiện, nhưng việc thực hiện pháp luật được tiễn hành một các tự
mhên, nề nếp, hoàn toàn tự nguyện và chuẩn mực quy phạm pháp luật được đối xử
mhr giá trị đạo đức thì chỉ có ở xã hội đã đạt tới sự phát triển cao
Khi hành vi pháp luật chưa trở thành văn hoá ứng xử thì pháp luật hiện ra mộtœá:h trần trụi và chỉ thuần tuý là công cụ mang tính chất cưỡng bức, như vậy, pháp
lu hiện ra như là “lưỡi gươm” khắc nghiệt của lẽ công bằng Người vi phạm pháp
Trang 13luật nếu có bị xa lưới pháp luật thì cũng chưa chắc đã thấy hết tội lỗi và tính chất nguyhiểm trong hành vi của mình, thậm chí, ngay cả người được pháp luật bảo vệ, có thê
cũng chưa chắc đã nhận ra lẽ công bằng mà pháp luật có trách nhiệm phải bênh vực.Con người có hành vi pháp luật tích cực là người chấp hành pháp luật một cách
tự nguyện Pháp luật mang tính cưỡng bức mà nói, thực hiện sự cưỡng bức của phápluật một cách tự nguyện có vẻ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là bản chất của hành vipháp luật mang giá trị văn hoá, biéu hiện lối sống văn minh
Xây dựng hành vi pháp luật cho các thành viên trở thành lối sống tích cực trongcộng déng, ngoài việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cũng cần phải có môi trường
xã hội công khai, dân chủ Trong cộng đồng, lẽ công bằng, sự bình đẳng đều được mọingười tỏn trọng, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật chặt chẽ, nghiêm
minh Hoạt động trong cơ chế đó, tuy là bắt buộc nhưng khi đã trở thành thói quen mọi
người tr giác tuân thủ sẽ mất đi cảm giác bắt buộc, đó là hành vi tuân thủ pháp luật
trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu khách quan
Mỗi cá nhân khi tự đánh giá về hành vi xử sự của mình trong phạm vi điềuchỉnh cia các quy phạm pháp luật có thể xuất hiện những cảm xúc như xấu hỗ, buôn,
lo lắng hoặc trạng thái xúc động trước hành vi thể hiện ý thức chấp hành pháp luật mộtcách đúng đắn, nghiêm minh, làm nảy sinh ý muốn noi theo Trong thé chế xã hội phattriển lành mạnh, để có được hành vi ứng xử pháp luật tích cực phải có sự hiểu biết tốithiểu các giá trị pháp luật, phải có lòng tin vào sự đúng đắn, công minh của pháp luật
Từ sự biểu biết và niềm tin, biểu thị thái độ đúng đắn với pháp luật, đó là đứng về phía
pháp luật, bảo vệ pháp luật; có thái độ đồng tình và ý thức chấp hành pháp luật; khôngđồng tình và lên án những hành vi vi phạm pháp luật, tạo thói quen sống và làm việc
theo pháp luật.
3 Các nhân tổ ảnh hướng tới lối sống theo pháp luật
Lối sống theo pháp luật chịu sự chi phối ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tốkhác nkau trong đó có các nhân tố cơ bản như:
- Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến lối sống theo pháp luật
Phuong thức sản xuất thé hiện những hình thức hoạt động của con người, mỗi
phương thức sản xuất có thể tạo ra lỗi sống nói chung và lối sống theo pháp luật khácnhau Với những phương thức sản xuất mà việc tổ chức lao động và phân phối khôngcần thậ chặt chẽ, chính xác thì có thể tạo ra lối sống khá tự do Điều đó dẫn đến yêu
cầu tuân thủ pháp luật không cao, xã hội chưa thực sự coi trọng lối sống theo pháp
luật Tái lại, với những phương thức lao động đòi hỏi phải tổ chức lao động, phânphối sn phẩm chặt chẽ, chính xác thì pháp luật đóng vai trò to lớn trong việc điều
Trang 14chinhc& quan hệ xã hội hình thành trong sản xuất và phân phối Tuân thủ pháp luậttrở thinl yêu cầu tat yếu dé dam bảo hiệu quả lao động cũng như dung hòa các lợi íchkhác ahiu Các phương thức sản xuất hiện đại cũng tạo ra cho con người thói quenhành cửchính xác, có trật tự trong mọi lĩnh vực của đời sống Thói quen này tìm thấy
điểm uw ở tính phổ biến và xác định của pháp luật
Fiéu kiện kinh tế cụ thê của từng cá nhân, của cả xã hội cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đšnlối sống theo pháp luật Thông thường, con người dành sự quan tâm đầu tiêncho ning nhu cầu thiết yếu của chính mình như ăn, mặc, ở Khi những nhu cầu đó
được đá› ứng ở mức nào đó thì người ta mới quan tâm đến những vấn đề khác, nhữngvấn đề chung của xã hội Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi khi nền kinh tế rơi vào tinh
trạng khó khăn thì xã hội cũng nảy sinh những van dé phức tạp, mat ổn định Điều đónói lên sing lối sống theo pháp luật cần có điều kiện kinh tế nhất định bảo dam
- Ảnh hưởng cua các yếu 16 điều chỉnh xã hội đến lỗi sống theo pháp luật
Cùng với pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, các tín điều tôn giáo đều là
các yêu tố điều chỉnh xã hội, đều có giá trị điều chỉnh đối với cá nhân và đối với các
tình hung khác nhau để làm cho các mối quan hệ xã hội ổn định và phát triển theohướng thi hợp với lợi ích của các giai cấp và các nhóm xã hội” Các yếu tố điều chỉnh
xã hội kh¿ đa dạng chúng vừa tồn tại độc lập với kha năng điều chỉnh riêng, vừa danchéo va thau, bỗ sung cho nhau, đôi khi xung đột với nhau Các yếu tố này thường
được mại người tuân theo một cách tự nguyện, trở thành những phương cách ứng xử
hàng ngày khá tự nhiên, nhuan nhuyễn Chính điều đó làm nên sức mạnh cho sự điều
chỉnh của các yếu tố điều chỉnh xã hội Có hai khả năng các yếu tố điều chỉnh xã hộiảnh hương đến lối sống theo pháp luật Một là, pháp luật cùng với các yếu tố điềuchỉnh xã lội khác tạo thành một hệ thống trong đó các yếu tố điều chỉnh hé trợ lẫn
nhau “Ha: như mỗi sự đi chệch chuẩn mực loại này thế nào cũng dung cham dén
chuẩn mự: loại khác và rơi vào vòng tác động của ching”? Cho nên việc coi trọngcác yêu tế điều chỉnh trong cuộc sống cũng đồng thời tạo nên thói quen coi trọng phápluật Hai a, khi pháp luật và các yếu tố điều chỉnh khác xung đột với nhau thì thông
thường cz yếu tố điều chỉnh xã hội phù hợp với lợi ích và gần gũi với tâm lí con
người hơi nên theo thói quen mọi người sẽ dễ có xu hướng chọn hành động theo các
yếu tố đó :hứ không theo pháp luật Khi đó lối sống theo pháp luật sẽ bị chính các yếu
tô điêu chnh xã hội khác ngăn trở Nói cách khác, pháp luật càng gân gũi với các yêu
* Đức Uy (d:h), Sự sai lệch chuẩn mực xa hội, Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội, 1986, tr.111
> Đức Uy (d:h), Sdd, tr 118
Trang 15tố điề chỉnh xã hội thì lối sống theo pháp luật dé được thực hiện ngược lại, pháp luậtcàng 6i nghịch với các yếu tố đó thì càng khó xây dựng lôi sống theo pháp luật.
- Anh hưởng của truyền thống lịch sư đến lỗi song theo pháp luật
Truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia cũng là nhân tổ quan trọng ảnh hưởngđến l¿ sống nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng của công chúng Đối vớiViệt lam, đây lại là nhân tố khá đặc biệt do đặc thù của lịch sử dân tộc Có thé nói,
suốt aiéu dài lịch sử Việt Nam cho đến trước cách mạng tháng Tám, phần lớn thời
gian ó người Việt Nam có thói quen chống lại pháp luật Thói quen này được hình
thành:rên cơ sở tình yêu quê hương, đất nước nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, bao
tồn vn hóa dân tộc Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước mới xây
dựng hap luật thể hiện ý chí của nhân dân, bảo vệ lợi ích nhân dân, dân tộc Tuynhiên do điều kiện đặc thù của chiến tranh, nhà nước không thể xây dựng được một hệ
thốngpháp luật hoàn chỉnh, đồng thời yếu tố chủ quan, duy ý chí thể hiện đậm nét
trongohip luật kéo dài trong suốt thời kì bao cấp làm cho pháp luật nhiều khi khó đi
vào ciộc sống Có những lúc, hiện tượng xé rào pháp luật trở nên khá phổ biến và
được :ã hội đồng tình, ủng hộ Chính những điều kiện lich sử cụ thé đó dẫn tới thực tế
là viê hình thành, duy trì lối sống theo pháp luật của người dân Việt Nam gặp rấtnhiềukhó khăn
- Ảnh hưởng của pháp luật đến lối sống theo pháp luật
Bản thân pháp luật, nhất là pháp luật hiện hành, là nhân tố ảnh hưởng rõ rệtnhất lế: lối sống theo pháp luật Pháp luật ảnh hưởng đến lối sông theo pháp luật
thôngqta ý thức pháp luật của nhân dân Một cach đơn giản, khi nói đến lỗi sống theo
pháp luá là nói đến việc người dân luôn tự giác hành động theo yêu cầu của các qui
phạmpláp luật khi hành vi của họ được pháp luật điều chỉnh Mỗi hành vi đều chứadumgyé1 tố chủ quan là ý chí của con người thể hiện sự đánh giá tình hình, quyết định
hành động Con người quyết định hành động hay không, hành động như thế nào phụ
thuộc vio việc họ coi hành động đó có cần thiết hay không, có mang lại cho họ, cho
ngườ kiác hay cho cộng đồng lợi ích gì không, nếu không hành động hay hành động
theo ach khác thì có hậu qua bat lợi gi không Điều đó lại phụ thuộc vào tâm lí, tìnhcảm, qun niệm của họ đối với các qui định của pháp luật Nhu vậy, ý thức pháp luật
trở thàm yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên lối sống theo pháp luật Khi
ngườ din có ý thức pháp luật cao, đầy đủ thì họ sẽ tự giác thực hiện pháp luật, dautranh đ& bảo vệ pháp luật Nếu ý thức pháp luật thấp, lệch lạc thì người dân dễ coithường ›háp luật, chống đối, lân tránh pháp luật Chính ý thức pháp luật chi phối hành
vi phíp luật mà ý thức pháp luật lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của pháp luật
Trang 16Pháp luật còn ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật thông qua khả năng chỉphối én hành vi của con người Là một yếu tổ điều chỉnh xã hội, pháp luật chứa dungcác qu tac hành vi mà khi con người rơi vào các tình huống được pháp luật dự liệu thi
họ phi hành động theo qui định của pháp luật Đối với các qui phạm cho phép, vi qui
phạmnày qui định về hành vi mà việc thực hiện nó thường mang lại cho người thực
hiện những lợi ích, những bảo đảm, những thuận lợi nhất định, cho nên người dân khá
tự giá thực hiện chúng Trong nhiều trường hợp, con người bắt buộc phải tìm hiểu các
qui piarn, phải tuân theo các qui phạm pháp luật nhằm tránh phải gánh chịu hậu quảbat ld do việc không tuân thủ pháp luật gây ra Mặc dù vậy, có thé thay ngay rang,nếu cic qui định của pháp luật bất hợp lí thì người dân chỉ thực hiện pháp luật khi
khôn: còn sự lựa chọn nào khác hoặc chỉ nhằm tránh bị áp dụng chế tài Dĩ nhiên khi
đó klông thé có lối sống theo pháp luật Ngược lại, nếu pháp luật dễ thực hiện, phùhợp với nhu cầu chung của xã hội và của các cá nhân thì việc thực hiện pháp luật trởthành điều tự nhiên trong cuộc sống
Như vậy, thông qua việc điều chỉnh hành vi, pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến
việc lành xử theo pháp luật của người dân Tuy nhiên, để có được lối sống theo pháp
luật tii bản thân pháp luật phải là yếu tố điều chỉnh hiệu quả, đáng tin cậy, phù hợp
với qian niệm, tình cam, lợi ích của người dân thì họ mới thực sự tự giác tuân theo
pháp luật, tìm đến pháp luật như một phương tiện thuận tiện nhất, an toàn nhất bảođảm cho chính mình và cộng đồng trong các mối quan hệ xã hội
- Anh hưởng cua việc thực hiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật đến loisống theo pháp luật
Thịc hiện pháp luật là nghĩa vụ của mọi công dân cho nên về mặt lí thuyết tất
cả moi người dân đều phải thực hiện pháp luật Tuy nhiên, thực hiện hay không, thực
hiện ahu thế nao lại tùy thuộc vào các điều kiện cụ thé và nhận thức riêng của mỗi
người Vé mặt nhận thức, con người luôn sống trong cộng đồng nên luôn bị chỉ phối
bởi ý thức, nhận định chung của cộng đồng về mọi vấn đề Tâm lí có tính cách lây lan
và dư luận xã hội có sức lôi cuốn mạnh mẽ Do vậy, nếu một cá nhân không coi trong
pháp luật nhưng sống trong một cộng đồng tôn trọng pháp luật thì cá nhân đó dần dần
sẽ có khuynh hướng tôn trọng pháp luật Ngược lại nếu cộng đồng coi thường pháp
luật thì c nhân vốn coi trọng pháp luật nếu sống lâu trong cộng đồng đó cũng dễ phátsinh khuynh hướng chống lại pháp luật Điều đó nói lên rằng việc thực hiện pháp luậthay không của các cá nhân có tác động lẫn nhau, tác động đến cả cộng đồng và ngượclại Lối sing theo pháp luật không chỉ hình thành ở các cá nhân một cách riêng rẽ mà
hình thani cùng với lối sống theo pháp luật của cả cộng đồng
Trang 17Người dân coi trọng pháp luật hay không, tôn trọng chính quyền hay không
nhiềukhi phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật còn hơn chính
bản tiân pháp luật Việc thực hiện pháp luật được khen thưởng, xử phạt kịp thời,
nghiên minh thé hiện sự đánh giá công bằng, khách quan của nhà nước vẻ hành vi của
con mười chính là sự khuyến khích thích đáng đối với những hành vi hợp pháp, ngăn
ngừa 1iéu quả những hành vi bat hợp pháp
Như trên đã nói, hành vi pháp luật bao giờ cũng chứa đựng ý chí của người thựchiện cho nên lối sống theo pháp luật chịu ảnh hưởng to lớn bởi ý thức pháp luật Bản
thân ác qui định của pháp luật tốt hay chưa tốt đã ảnh hưởng đến ý thức pháp luậtnhun; hầu như đó là sự tự ý thức của từng con người khi họ đánh giá, khi họ chịu tác
động :ủa pháp luật Bên cạnh đó, sự tác động một cách chủ động của nhà nước, của xãhội vio 7 thức pháp luật của nhân dân là điều kiện cần thiết dé hình thành lối sống theo
pháp uét, nhất là ở nước ta hiện nay khi lỗi sống theo pháp luật đang được hình thành
và chra được bền vững Cách tác động hiệu quả nhất là đưa thông tin pháp luật đến
ngườ dìn Thông tin pháp luật bao gồm thông tin về nội dung, vai trò của pháp luật,thôngtin về việc thực hiện pháp luật Các thông tin pháp luật chuyên tải tới người dâncàng {ay đủ, đa dạng, chính xác càng có tác động tích cực Thông tin pháp luật là tiền
dé ch Hiéu biết pháp luật Có hiểu biết pháp luật thì người dân mới quan tâm đến pháp
luật, :ó thái độ rõ ràng đối với pháp luật, trên cơ sở đó quyết định có hành động theo
pháp luá hay không.
Tóm lại, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc xây dựng lối
sống theo pháp luật là nhu cầu sống còn vừa đảm bảo ổn định, phát triển đất nước, vừa
hội mậy quốc tế Với quan niệm “Con người là thành viên của một cộng dong, mét xãhội, wee là một thực thé tự nhiên, vừa là một thực thé xã hội Con người là một thựcthé snl vật- xã hội và văn hóa”, lỗi sống nói chung và lỗi sống theo pháp luật nói
riêng cliu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau Mỗi nhân tố có ảnhhưởng 1éng nhưng không có nhân tố nào tổn tại một cách độc lập mà luôn tác động
qua bí ẫn nhau Việc xây dựng lối sống theo pháp luật cần được chú ý đến tất cả cácnhântố và vận dụng, phối hợp các nhân tố đó một cách hài hòa thì mới có thé mang lại
kết qaatét đẹp và bền vững
„ Những điểm đặc thi cơ bản của lối sống theo pháp luật ở Việt Nam
lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay hình thành trên cơ sở hệ thống
pháp lut xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo những nguyên ly của Chủ nghĩa
Mác-Lênin ủ tư tưởng Hồ Chi Minh Pháp luật Việt Nam luôn quy định: Công dân có
Š Nguyễn Juang Uan chủ biên, Tâm lí học đại cương, Nxb Dai học quốc gia Hà Nội, 2003, tr 153
Trang 18nghĩa vụ tuân theo hién pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
Lối sông theo pháp luật ở Việt Nam mang đậm truyền thống dân tộc và nét đặcthù của dân tộc Việt Nam Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc thực hiện cácbiện pháp pháp ly còn có những hạn chế nhất định như chưa có day đủ các quy định
luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản Phần đông dân cư ở Việt Nam đã và
đang gắn bó với nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu, manh mún, phân tán, vớinhững tập tục phức tạp, rườm rà, do vậy ý thức pháp luật của nhiều người dân cònthấp, một bộ phận dân cư chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thậm chí
có một số người còn xem pháp luật như là một sự trói buộc, thường tìm cách trốn
tránh, bat tuân pháp luật Thái độ bat tuân pháp luật đã hình thành và phát triển từ rất
lâu trong xã hội thực dân, phong kiến, ngày nay xã hội đã thay đổi, pháp luật cũng đã
thay đổi, nhưng do tính chất bền vững của tâm lý pháp luật mà thái độ bat tuân phápluật đã trở thành thói quen, đã ăn sâu, bám rễ trong ý thức của nhiều người do vậy,
trong họ luôn tiềm an khuynh hướng tìm moi cách để lân tránh luật pháp, tìm cách
“lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những khiếm khuyết, hạn chế của pháp luật để hễ có
cơ hội thì vụ lợi.
Lối sống theo pháp luật ở Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng của thói quen là người
quản lý thì quen ra lệnh, thiểu dân chủ, nặng về biện pháp hành chính, còn cấp dưới và
nhân đân thì quen chờ chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên, ít chủ động, sáng tạo thói quenchú ý nhiều đến lợi ích của cộng đồng, của nhà nước, còn quyên và lợi ích của các cá
nhân thường bị tập thể ít quan tâm hoặc bị lãng quên, bị hoà tan trong lợi ích chungcủa cộng đồng
Cục bộ, địa phương chủ nghĩa, coi trọng tập quán, phong tục của cộng đồng, rất
đoàn kết, gắn kết chặt chẽ với nhau trong những cộng đồng nhỏ lẻ Coi trọng đạo đức,
tập tục của cộng đồng làng, bản , nơi những người dân thường co cụm lại vì lợi íchcục bộ của cộng đồng và bản thân đôi khi còn quan trọng, được tôn trọng và thực hiệnnghiêm hen cả pháp luật, tình trạng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, kéo bè cánh tat cả
những điều đó đã ảnh hưởng không tốt tới việc thiết lập một nền pháp chế dân chủ,tiến bộ, thing nhất
Tính chủ động, tích cực trong việc sử dụng pháp luật, bảo vệ pháp luật thấp.Chỉ tìm héu pháp luật khi gặp phải những tình huống buộc phải tìm hiểu Không viphạm pá› luật chứ chưa có hành vi pháp luật tích cực như đấu tranh chống những cái
sai, trái Không thích giải quyết và không có thói quen giải quyết các tranh chấp bằngcon diucng tư pháp.
: eal
TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN
ue TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NO}
Trang 19Ảnh hưởng tâm lý “xin cho” trong tôn giáo nên trong nhiều hoạt động nhà nước
vẫn còn biéu hiện của tâm lý cửa quyền, muốn được cầu cạnh, ban phát Chính thói
quen tâm lý này đã góp phần tạo ra trong xã hội cơ chế "xin - cho", hầu hết đều phải
"xin" thì mới được những người có thâm quyền "cho" Cơ chế "xin - cho" đã làm cho
người có thâm quyền áp dụng pháp luật cũng tuỳ tiện mà người bị áp dụng pháp luật
cũng tự do, tuy tiện, theo kiểu bất tuân các quy định của pháp luật Người có thầm
quyền áp dụng pháp luật thì cho rằng đó là "quyền của mình", mình muốn làm gì thì
làm, mình cho, mình làm ơn thì người dân được hưởng, được nhờ còn mình không cho, không làm thì người dân phải cậy cục nhờ vả, van xin
Tâm lý tuỳ tiện tiểu nông còn thể hiện ở việc chấp hành thời gian lao động, sinh
hoạt, hội họp Hau hết các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, ngày làm việc đã không được
thực hiện đúng giờ Hiện tượng đi muộn trong nhiều cơ quan, đơn vị lại chính lànhững người có chức vụ, quyền hạn, người chủ trì, chủ toạ các cuộc hội họp hoặc là
những đại biểu cấp trên được mời tham dự
Tình trạng không hiểu biết đầy đủ pháp luật dẫn đến tâm lý thiếu tự tin trong
các hoạt động, làm cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp Điều này, một mặt làm
giảm khả năng của người dân trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bi xâm hai,mặt khác có thể góp phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi, không đủ căn cứ,
không đúng thủ tục dẫn tới bất ổn định xã hội Tình trạng kém hiểu biết về pháp luậtcũng dễ tạo nên tâm lý thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thường pháp luật, dẫn đến người
dân có những hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật.
Văn hoá ứng xử pháp lý không cao, ngôn ngữ sử dụng của các cơ quan bảo vệ
pháp luật đối với những người dân có liên quan đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chímang tính miệt thi, day nghién hay nat nộ, không thé hiện được thai độ tôn trọng,
không đảm bảo tính công bằng, dân chủ của pháp luật và thường là ngôn ngữ mang
tính xã hội, tính gia đình ít mang tính công sở, tính pháp lý chưa đúng với văn hoá
p2ap lý hiện đại.
Thông qua những cách nghĩ, cách làm của nhiều cán bộ, công chức cho chúng
te thay tâm lý “trừ mình ra”, “mình phải hơn người khác” hơn ở đây là về mặt lợi íchđrợc hưởng nhiều hơn, còn về nghĩa vụ, trách nhiệm, thì chỉ phải thực hiện ít hơn hoặckhông phải thực hiện, “mình được quyền như thế” đã ăn sâu bám rễ vào nhiều thế hệ
cin bộ, công chức của chúng ta Ngành nào, lĩnh vực nào cũng tự dat ra cho minh
mững đặc quyền, đặc lợi mà họ cho rằng mình xứng đáng hoặc đương nhiên phảiđược hưởng Do thiêu đi sự tự đánh giá cá nhân cân thiết nên trong nhiều cán bộ, công
Trang 20chức những cảm xúc như tự hào, buồn lo, xấu hô gan như cũng không có Họ không
hé thay xấu hồ đối với những hành vi cửa quyền, nhận hồi lộ, tham nhũng của mình
Dân chủ hoá đời sông nhà nước và xã hội chưa cao, chưa tạo ra được môitrường thuận lợi để nhân cách, lối sống của mỗi người và cộng đồng có điều kiện bộc
lộ Cá thể hoá con người và xã hội hoá con người là hai mặt của quá trình thống nhất
để hnh thành nhân cách mỗi con người
Việc thay đổi lối sống, tình cảm, thái độ pháp lý không phù hợp và tạo dựng,củng cố lối sống theo pháp luật đúng đắn là việc làm vô cùng khó khăn hiện nay, bởitính chất bền vững, bám rễ của lối sống cũ trong ý thức, thói quen của mỗi chúng ta
Nó lòi hỏi sự kiên trì, quan tâm đúng mức của đảng, nhà nước, xã hội và mỗi người
dân trong xã hội vì một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Do nhận thức về vai trò và giá trị của pháp luật trong người dân còn quá thấp
kém; tư tưởng tâm lý làm ăn nhỏ lẻ, manh mun, phân tán, lối sống hẹp hòi ích ky, thóiquen thiếu tôn trọng pháp luật, ngại tiếp xúc với pháp luật vẫn còn tổn tại trong xãhội Hành vi lối sống theo pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại, vẫn cònnhững hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội, phạm trong tội Sự xuống cấp về đạo đức
của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước Cụ thể: Một số cán bộ công chức cố ý
làm trái pháp luật, gây phiền hà và tạo những bức xúc trong đời sống người dân; nạntham nhũng ngày càng trở nên nghiêm trọngvề tính chất và cả mức độ thiệt hại; lãng
phí, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công vụ dẫn đến gây hậu quả, thất thoát lớn về
tiền của và công sức của nhân dân; hồng hách, cậy chức cậy quyền, vi phạm quyền dân
chủ; bàng quan, vô cảm trước những đau khổ oan ức của dân Tình trạng vi phạm pháp
luật của cán bộ công chức còn xảy ra trong cả hoạt động áp dụng pháp luật Hàng năm,
cơ quan chức năng của nhà nước phát hiện và kiến nghị sửa đổi hang nghìn văn bản
quản lý của các ngành các cấp Trình độ chuyên môn của các chủ thể áp dụng pháp
luật chưa cao, trình độ hiểu biết pháp luật không phù hợp với hoạt động thực hiện pháp
luật Kỹ năng và hành vi thực hiệp pháp luật của người dân và của cán bộ công chức
chưa cao, chưa thuần thục, điều đó có thể giải thích từ nhiều nguyên nhân như dân tríthấp, điều kiện sống chưa đảm bảo, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa
thực sự được coi trọng và có chất lượng
5 Thực trạng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam
Trước năm 1945 Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nên chúng ta luôn chịu sự
áp bức, bóc lột của nhiều thế lực ngoại bang Trong hoàn cảnh đó, để sinh tồn con
người buộc phải đoàn kết, tương thân tương ái với nhau như lá lành đùm lá rách, nhânđạo nhưng chúng ta thiếu đi một truyền thống sống theo pháp luật Nguyên nhân
Trang 21chính à do một thời gian dài của lịch sử dân tộc ta chịu sự đô hộ của chế độ ngoại
bang nìn pháp luật là sự áp đặt của kẻ xâm lược, chủ yếu bảo vệ lợi ích cho bọn xâm
lược vi bè lũ tay sai của chúng Vì lẽ đó, người dân Việt Nam tìm cách chống đối, lantránh thậm chí không thực thi pháp luật - thứ luật không bảo vệ họ, không thê hiện ýchí củ: họ Lý do nay có thé khang định lối sống theo pháp luật không được hìnhthành 'a trở thành một truyền thống của dân tộc ta
Ngày 2/9/1945 nước ta giành độc lập, mở ra một trang sử mới trong lịch sửdựng rước và giữ nước của dân tộc ta Từ đây, chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến
ngoại sang và thực dân, nước Việt Nam trở thành một quốc gia có chủ quyền Đặc biệt
đến nan 1946 khi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời
là mộtsự kiện có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình hình thành hệ thống phápluật ca nước ta đồng thời đó cũng chính là cơ sở pháp lý đầu tiên để nhân dân ta xâydựng bi sống theo pháp luật Từ năm 1946 đến nay hệ thống pháp luật nước ta đã từng
bước argc hình thành và ngày càng lớn mạnh hơn một trong những biểu hiện là việc
nước t đã ban hành được bốn bản Hiến pháp — là những văn ban có giá trị pháp lý cao
nhất, ó là Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (đã
được sia đổi, bé sung vào năm 2001); cùng với 4 ban Hiến pháp là một hệ thống cácLuật, tháp lệnh được ban hành Như vậy, có thé thay hệ thống pháp luật của nước tahiện ny đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện, các quy định của pháp luật đã tham gia
điều cỉnh vào hầu hết mọi lĩnh vực của đời song xã hội Đây chính là những cơ sở
hiến ảnh quan trong để từng bước đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, hìnhthành ối sống theo pháp luật
a Lối sống theo pháp luật của các tầng lớp dân cư ở Việt Nam hiện nayQuá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, pháp luật
ngày ang có vi trí quan trọng trong việc quan lý nhà nước và xã hội Điều 12 Hiến
pháp Am 1992 khang định: “Nhờ nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừngtăng «ong pháp chế xã hội chủ nghĩa” Pháp luật đã trở thành công cụ hữu hiệu dé
nhà nớc thực hiện chức năng pháp lý của mình Với mục tiêu xây dựng nhà nước
pháp ayén, thì việc quan trọng hàng dau là phải khang định vai trò cũng như vị tri tối
thượn của pháp luật trong nhà nước ấy, nghĩa là phải làm cho những quy định của
pháp lật đi vào đời sống của người dân một cách tự nhiên, dễ dàng và nhanh chónghay nú cách khác chính là hình thành lối sống theo pháp luật trong mọi người dân
“Sống va làm việc theo Hiến pháp và pháp luật? đã trở thành câu nói quá déiquen 1uộc với mỗi người dân Việt Nam nhưng dường như nó mới chỉ mang tính khẩu
hiệu rà chưa được hiện thực hoá trong cuộc sông cũng như trong quá trình đôi mới
Trang 22đất xước, xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Thực tế, những năm ganđây zùng với những thay đôi tích cực của mọi mặt đời sống xã hội thì tình trạng xuốngcấp về đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng tăng đã và đang là mối quan tâm lo lắnghàng đầu của toàn xã hội Hiện tượng người dân phạm tội ngày càng tăng về số lượng,nghêm trọng về tính chất và mức độ Chính điều này đã ảnh hưởng không chỉ về an
nink trật tự an toàn xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền văn hoá, truyền
thốrg đạo đức dân tộc và hạnh phúc của mọi người dân trong xã hội Một trong nhữngnguzên nhân cơ bản và dễ thấy ở hầu hết các vụ vi phạm pháp luật hay phạm tội ởnưó: ta hiện nay là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật và ý thức pháp luật của ngườidân còn thấp Một cách khái quát có thê thấy lối sống của người Việt Nam hiện nay có
nhữag điểm đặc trưng sau:
- Về cơ bản, lỗi sống theo pháp luật ở nước ta đã hình thành, có tinh phố biển,được xã hội thừa nhận và bảo vệ.
Trong suốt quá trình dựng nước và g1ữ nước dân tộc ta đã tạo dựng được nhiều
truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “tương thân, tương ái”,yêu thương dum bọc giúp đỡ lẫn nhau Song bên cạnh đó, do ảnh hưởng của yếu tố
lịch sử cũng tạo nên một số truyền thống mà cho đến ngày nay vẫn còn gây nhiều cản
trở treng quá trình xây dựng nhà nước mới — Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,một trong số đó là truyền thống sống không theo pháp luật, thậm chí còn chống đối
pháp uật Chính điều này đã tạo cho chúng ta nhiều khó khăn trong quá trình xây
dựng ối sống mới - lỗi sống theo pháp luật
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước, pháp luật nước ta đã được hìnhthành và ngày càng phát triển hơn Pháp luật đó không chỉ là hình phạt, là áp bức, bóc
lột nhr nhân dân ta vẫn quan niệm, pháp luật bây giờ chính là những quy định do nhà
nước an hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống của người dân, phápluật l¿ của dân dé bảo vệ quyền và lợi ích của người dân Từ d6, tư tưởng của ngườidân v pháp luật đã dần thay đổi, người dân bắt đầu tin pháp luật có thể bảo vệ họ và
họ sốig theo pháp luật Như vậy, lối sống theo pháp luật đã từng bước được hìnhthànhtrong đời sống của cộng đồng người dân
Vượt qua muôn ngàn khó khăn, lối sống theo pháp luật cũng đã được hình
thành Ngay sau đó, với những ưu việt của lỗi sống này, nó đã nhanh chóng được phô
biến Ong rãi trong xã hội, được mọi người thừa nhận và bảo vệ Thực tiễn những nămgần đìy minh chứng rất rõ cho điều trên, có không ít người dân cho dù họ không giữ
một v trí gì trong xã hội, họ cũng không phải là công an nhưng ho vẫn tham gia tích
Cực vio công tác truy bắt tội phạm, đấu tranh chống lại tội phạm họ mong muốn dau
Trang 23tranh, a0 vệ cho một lối sống tốt dep của dân tộc mà họ đang xây dựng — đó chính làlối sé1z theo pháp luật Một khi lối sống theo pháp luật được đông đảo người dântrong :ã hội thừa nhận thì chắc chắn sẽ được họ đấu tranh đến cùng dé bảo vệ cho lốisống 4’ Chính điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triểnlối sérz theo pháp luật ở nước ta hiện nay.
- Ngoài ra, một bộ phận nhỏ dân cư trên thực 1é vẫn còn tôn tại tu tưởng lợidụng pidp luật, chong đối pháp luật và sống không theo pháp ludt
Trong những năm gần đây cùng với những biến động của tình hình kinh tế,
chính rị, xã hội của đất nước thì lối sống, tư tưởng sống của một số ít người trong xã
hội cũg có nhiều thay đôi Tư tưởng lợi dụng pháp luật đã bắt đầu xuất hiện ở một bộphận mỏ dân cư, đó chính là những người có địa vị quan trọng trong xã hội Những
người ậày đã lợi dụng cương vị, trọng trách mà nhân dân, nhà nước tin cậy trao cho dé
mà tre lợi riêng cho bản thân Có thể thấy rất rõ qua hàng loạt các vụ tham ô, tham
những lợi dụng chức vụ quyền hạn mưu lợi cho bản thân xảy ra trong những nămgần đy có xu hướng ngày càng tăng Đáng buồn là những người phạm tội trong
nhữngvụ việc trên đâu phải là những người không hiểu biết pháp luật hay không biết
việc ln của họ là phạm pháp, trái lại họ lại là những người có học ham, hoc vi cao, có
trình 6 hiểu biết pháp luật rộng thậm chí còn công tác tại những cơ quan bảo vệ phápluật Đó chính là biểu hiện của lối sống ham danh, ham lợi, lối sống ích ky và lốisống lồn lách luật đang hình thành và phát triển ở một số ít người có chức, có quyển
trong ã hội
Cùng với tư tưởng lợi dụng pháp luật thì tư tưởng chống đối pháp luật, sốngkhôngtheo pháp luật cũng xuất hiện trong một bộ phận nhỏ người dân trong xã hội
Nhữn; người này, họ dường như cảm thấy bức xúc và không chút thiện cảm với pháp
luật d nhà nước ban hành Ho thấy pháp luật đó không bảo vệ quyền và lợi ích cho họ
do vậ: chúng luôn tim mọi cách dé tuyên truyền, lôi kéo đông đảo người dân tiền hànhnhiéuianh động nhằm lật đồ nhà nước và pháp luật Việt Nam Đó phải kể đến hangloạt cc vụ việc chống đối Đảng và Nhà nước ta gần đây như: vụ Luật sư Lê CôngĐịnh,zụ Trần Anh Kim và Nguyễn Tiến Trung, vụ Trần Huỳnh Duy Thức đi ngượclại lợiích chung của dân tộc, của đất nước, họ sẵn sàng tiếp tay dé tiến hành nhữnghành i phản động, chống phá Dang và Nhà nước Những hành vi nêu trên chính là
biéu tện của một lối sống lệch lạc, một “/di sống lai căng” - lỗi sống mà con người tadườn:như quên mat gốc gác cội nguồn
b Lối sống theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở
Việt fam hiện nay
Trang 24Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở Việt Nam là nhóm đối tượng rat rong,bao gồm tat cả những người được bau cử, tuyển dụng va bổ nhiệm làm việc trong các
cơ quan nhà nước, các cơ quan của đảng cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác,
các trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ quan văn học nghệ
thuật, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của nhà nước (gọi chung là các đơn vị
sự nghiệp công lập), được xếp vào một ngạch và hưởng lương tir ngân sách nhà nướchoặc từ qui lương của don vi sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật Day là
nhóm đối tượng rất đa đạng, phức tạp, có rất nhiều điểm khác nhau, mỗi người giữ mộtcuong Vi nhat dinh, dam nhiém mét công việc nhất định trong các cơ quan, tổ chức củanhà nước, của đảng, của các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương Họrất khác biệt nhau về tuổi tác (trong độ tuổi từ 18 đến khoảng 60); khác nhau về địa
bàn, nơi làm việc (có bộ phận làm việc ở nông thôn, miễn núi, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa, có bộ phận làm việc ở các đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa
học kỹ thuật); khác nhau về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ (có những người
là giáo sư, tiến sỹ nhưng cũng có những người chỉ có trình độ sơ cấp, trung cấp, thậm
chí có cả những người chưa được đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước,
chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là những người làm việc ở cấp xã, vùng núi, hải đảo)
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trước hết là những thành viên trongcộng đồng, họ cũng tham gia vào các quan hệ gia đình, quan hệ hàng xóm, láng giéng
cũng như bất kỳ quan hệ xã hội nào khác Bên cạnh đó, với tư cách là cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, họ được các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhànước, các tô chức chính trị xã hội bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm dé năm giữ một chức
vụ, đảm nhiệm một công việc nhất định, hàng ngày họ tham gia các quan hệ pháp luậtvới các cá nhân, tô chức khác trong xã hội với các quyền, nghĩa vụ pháp lý do pháp
luật qui định Vì vậy, nghiên cứu lối sống theo pháp luật của nhóm đối tượng này cần
phải tìm hiểu cách thức ứng xử, giao tiếp của họ cả trong khi thực hiện chức năng,nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật qui định cũng như trong sinh hoạt hàng ngày
Lối sống theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở nước ta
có những điểm tích cực sau đây:
Một là, so với phần đa dân cư trong xã hội, cán bộ, công chức, viên chức nhànước là những người có trình độ học vấn cao hơn, có hiểu biết pháp luật hơn Đối
tượng này hầu hết là những người được đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến
thức quan ly nhà nước ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của nhà nước cũng như củađảng, của các tô chức chính trị xã hội Bởi vậy, nhìn chung họ đều được trang bị
những kiến thức pháp lý tối thiểu phục vụ cho công việc hàng ngày của họ Để được
Trang 25tuyển dụng, bô nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nhìn chung họ đềuphải trải qua kỳ thi tuyên khá nghiêm ngặt, với những tiêu chuẩn khắt khe do pháp luậtqui định Đặc biệt, trong nhóm đối tượng này, nhiều người có tri thức pháp luật rất sâu
rộng, có kiến thức khoa học pháp lý sâu sắc, am tường pháp luật, rất thông thạo vềchuyên môn nghiệp vụ, đó là các thâm phán, kiểm sát viên, điều tra viên , giảngviên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa họcpháp lý Đây là những tiền dé hết sức quan trọng đảm bao cho cán bộ, công chức, viênchức nhà nước sống và làm việc theo pháp luật Như trên đã dé cập, lối sống theo pháp
luật phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật mà trước tiên là hiểu biết pháp luật của chủ
thé, bao gồm cả bẻ rộng và chiều sâu của sự hiểu biết Hiểu biết pháp luật càng đầy đủ,
chính xác, sâu sắc càng có điều kiện thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh, nhận
thức pháp luật càng tường tận càng có cơ sở để thực hiện nó một cách triệt dé, chính
xác Không hiểu biết pháp luật, hiểu biết không day đủ, không đúng dan thì không thé
sống và làm việc theo pháp luật, ngược lại, đó chính là một trong những nguyên nhân
dẫn đến vi phạm pháp luật Thực tế cho thấy, xét trên toàn xã hội, đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước là những người thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh
nhất Trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ nhìn chung họ thực hiện pháp luật khánghiêm chỉnh, bởi đó là nghĩa vụ, bốn phận, trách nhiệm của họ Tất nhiên, vẫn có
hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật trong khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của họ Tuy nhiên, số lượng các vi phạm pháp luật thuộc
loại này không nhiều Với tư cách là những cá nhân trong xã hội, họ cũng thường thựchiện pháp luật khá nghiêm chỉnh Qua nghiên cứu cho thấy, số lượng các vi phạm pháp
luật của nhóm đối tượng có hiểu biết pháp luật không nhiều
Hai là, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là những người bị ràng buộc bởi
các loại kỷ luật công chức, viên chức nhà nước, kỷ luật của đảng, kỷ luật của các tổ
chức chính trị xã hội khác Nhìn chung nhóm đối tượng này vừa đồng thời là cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, vửa còn có thể là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam,
thành viên của các tổ chức chính trị xã hội khác Các tổ chức chính trị xã hội ở nước tađược coi là cơ sở chính trị của nhà nước, có vai trò rất quan trọng trong việc tuyêntruyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với thành viên của chúng cũng như toàn xã hội
Mặt khác, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo qui định của
pháp luật, kỷ luật đối với thành viên theo điều lệ của các tổ chức chính trị xã hội ở
nước ta rất chặt chẽ Định kỳ hàng năm hoặc bất thường, đều có sự đánh giá đối với
cán bộ công chức, viên chức nhà nước Các tô chức chính trị xã hội cũng có cách đánhgiá tương tự đối với thành viên tổ chức mình Trong đó, một trong những tiêu chí đánh
Trang 26giá là : thức, thái độ chấp hành pháp luật của nhà nước Ngoài ra, với tư cách là cán
bộ, côig chức, viên chức nhà nước, nhóm đối tượng này luôn chịu sự giám sát của
nhân dần, người dân luôn “dò” thái độ và cách hành xử của họ mà hành xử theo Như
Vậy, Co rất nhiều “kênh”, nhiều phương tiện, nhiều hình thức giám sát sự thực hiện
pháp liật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Chính vì vậy, có thể nói, hàngngày, hàng giờ, nhóm đối tượng này chịu “áp lực sông và làm việc theo pháp luật”, bởi
vậy nhìn chung họ thực hiện pháp luật có phần nghiêm chỉnh hơn Bản thân cán bộ,
công chức, viên chức nha nước cũng luôn ý thức được vị trí vai trò của mình, chấphành rháp luật một cách khá nghiêm chỉnh, họ thường rất gương mẫu, tự giác, di đầutrong việc thực hiện các qui định của pháp luật.
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, lối sống theo pháp luật của cán bộ,công chức, viên chức nhà nước ta cũng còn một số hạn chế cơ bản sau đây:
Một là, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở Việt Nam nhìn chung chưa cóthói quen công nghiệp, còn mang nặng tác phong nông dân, đây là một hạn chế khálớn của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở nước ta Có thé nói, hầu hết cán bộ,
công viên chức nước ta đều trực tiếp xuất thân từ nông dân, họ chưa được rèn luyệntheo lôi sống công nhân Lịch sử hình thành giai cấp công nhân Việt Nam cho thấy,giai cấp công nhân ở nước ta còn rất non trẻ, cho đến hiện nay, cả nước chỉ có vaitrung tâm m¿ ở đó công nhân có thé đến đời thứ ba, thứ tư còn lại hầu hết đều trực tiếpxuất thân từ nông dân, trực tiếp từ người nông dân thoát ly đồng ruộng trở thành công
nhân trong các nhà máy, công trường Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ta cũng
hoàn toàn tuơng tự Chính vì vậy, họ mang tác phong nông dân, lối sống của ngườinông dân, suy nghĩ theo kiểu nông dân và hành xử theo kiểu nông dân, họ là nhữngngười “nông dân thành thị”, họ chỉ khác người nông dân nông thôn ở điểm cơ bản là
hàng ngày, tàng giờ không làm nông nghiệp, không lao động trên cánh đồng, khôngchân lắm, tay bùn Ở các nước tiên tiến trên thế gIỚI, phần lớn dân cư là dân đô thị,
nhiều đời sng ở đô thi, đã hình thành thói quen sinh hoạt, lỗi sống đô thị, có tác
phong công nghiệp: đúng giờ, nhanh chóng, hoạt bát, kỷ luật, đúng nguyên tắc Ngược lại, c nước ta, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhànước nhìn chung còn khá tuỳ tiện, thiểu tính kỷ luật, vô nguyên tắc: đi muộn, về sớm,lợi dụng thờ gian làm việc công để giải quyết việc cá nhân, ý thức kỷ luật lao động
kém Tình tang di làm muộn của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã trở thành
phổ biếm, niất là các cơ quan hành chính, công luận đã nhiều lần lên tiếng về tinhtrạng này “viột bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa dé
cao trách nhém trong thực hiện nhiệm vụ, công vu, ý thức ky luật lao động kém, vi
Trang 27phạm các qui định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như làm việc riêng, đi
muộn, vẻ sớm, chơi games, đánh bài, uống rượu bia trong giờ làm việc, ảnh hưởng đếnhiệu quả chất lượng công tác và tác phong của cán bộ, công chức, viên chức”” Có thể
nói, có không nhiều cán bộ, công chức làm đủ 8 giờ trong một ngày làm việc Xét trên
tông thé các cơ quan, đơn vi sự nghiệp công lập, có thé nói chỉ trong lực lượng vũtrang cũng như các trường học mới đảm bảo khá đúng giờ.
Hai là, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ta còn chịu ảnh hưởng khá nặng
né bởi tư tưởng đạo đức phong kiến Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm
tương đối thấp, nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, trong xã hội, ảnh
hưởng của tư tưởng đạo đức phong kiến còn khá nặng né, trong điều kiện đó, đội ngũcán bộ, công chức, viên chức nhà nước cũng chịu ảnh hưởng chung Trong đội ngũ cán
bệ, công chức, viên chức nước ta, khá nhiều nguol van mang nang tu tuong dia vi,dang cấp biểu hiện ở việc ham muốn địa vị, quyền lực, phân biệt sang hèn thông qua
chức vụ, người ta lay việc giữ chức nay chức nọ lam mục đích cua minh, dẫn đến tìnhtrạng ganh ghen, đố ky trong đồng chí, đồng nghiệp Nhiều cán bộ lãnh đạo tự coiminh là “ông chủ” của cơ quan đơn vị, độc đoán, chuyên quyền, hach dịch với cấp
dưới, với nhân dân Tình trạng cá nhân chủ nghĩa, bè phái, cục bộ vẫn còn tổn tại khá
phô biến ở nước ta Tính cá nhân, cái tôi được đề quá cao, xem thường, coi nhẹ cái tậpth3, cái chung quanh, ở đâu, bao giờ, làm gì trước tiên cũng nhằm đáp ứng lợi ích của
cá nhân mình Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn cònming nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ Ở nhiều cơ quan, don vi, việc tiếp nhận cán
bé nữ rất khó khăn, trong công tác cán bộ đối với nữ, nhiều người vẫn quan niệm đó làclo có “cơ cấu” hay thực hiện “chính sách” mà chưa thực sự xem xét một cách bình
ding giữa nam với nữ Không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn mang
ning tư tưởng coi thường lớp trẻ, vẫn luôn mang nặng tư tưởng tuổi trẻ là bồng bột, là
thếu kinh nghiệm Đặc biệt thói đạo đức giả, lời nói không đi đôi với việc làm là một
tài dư còn rất nặng nề trong trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ta, đặc biệtcảng chức trọng quyền cao thì tư tưởng này càng ảnh hưởng sâu sắc Họ nói một đẳng,
làn một nẻo, họ ra sức tuyên truyền về tam gương đạo đức Hồ Chi Minh nhưng ban
thin họ thì làm ngược lại Tình trạng quan liêu khá phổ biến, nó là căn bệnh cố hữucua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước bởi vì công việc hàng ngày, hang
gờ của họ là diễn ra ở công sở, trên bàn giấy “Công việc của họ bị quan liêu hóa bởi
heat động công sở và văn hóa ứng xử của họ bị chủ nghĩa quan liêu lan dần vào”Š
7 Xem trang www.tdtt.gov.vn, ngày 29.2.2008
Š xem, PGS.TS Dinh Văn Mậu, bài đăng trên báo Dân trí điện tử ngày 7.4.2005.
Trang 28Sự ảnh hưởng của các tư tưởng đạo đức phong kiến trong đội ngũ cán bộ công
chứ, viên chức nhà nước có sự khác nhau theo lứa tuổi Yếu tố này ảnh hưởng mạnh
mẽ ion ở những người lớn tuổi, và càng lớn tudi thì mức độ ảnh hưởng càng sâu sắc.Cánbộ, công chức, viên chức nhà nước trẻ tuổi hon, những người dưới độ tuổi 40, đặcbiệtnhững người trong độ tuổi 20 ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng này Những người
tron: độ tuổi này có lỗi sống hiện đại hơn, đang bắt nhịp dần với lỗi sống công nghiệp,
hiér đại.
Ba là, nhiều người trong số đối tượng này được đào tạo, bồi dưỡng và hoạt
độn: trong cơ chế hành chính tập trung, bao cấp, nay chuyên sang cơ chế quản lý mới
không tránh khỏi sự hang hụt về kiến thức, sự ngỡ ngàng, ling túng trong điều kiện
mới Có một bộ phận cán bộ, công chức quá gắn bó với phương pháp quản lý trong cơchế tập trung, bao cấp, chưa quen làm việc trong điều kiện mở rộng dân chủ với đòihỏi rất cao về kiến thức và ký luật, ngại đổi mới, ngại tiếp cận với cái mới Nhiềungười vẫn còn mang nặng lối tư duy cũ, thực thi công việc theo lối xin - cho, chưa có
tư day phục vụ nhân dân Mọi công việc liên quan đến dân, dân đều phải “đi xin”, sự
đáp ứng từ phía cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo kiểu ban phát, làm ơn,giút dy Có thé nói, khái niệm “phục vụ nhân dân” chưa được cán bộ, công chức, viênchứ: rhà nước nhận thức một cách đúng đắn, mặc dù họ có thể thuộc làu tư tưởng của
Hồ chi tịch “các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công
bộc cia dân, được tổ chức ra dé gánh vác công việc chung cho nhân dân” Day là lỗinghị, bi hành xử của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, kê cả
đội ng giáo viên, bác sỹ trong các trường học, bệnh viện công lập.
Bốn là, tình trạng tham nhũng cũng như các vi phạm pháp luật khác trong đội
ngũ cn bộ, công chức, viên chức nhà nước có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc và
tính clat, mức độ nghiêm trong của vụ việc Tham nhũng là loại hành vi vi phạm phápluật dic thù của riêng nhóm đối tượng này Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện tượngtham thing, sách nhiễu, vòi vĩnh, gây khó dễ cho dân diễn ra một cách phổ biến
Thamnhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mọi cấp, mọi ngành,
ở đâungười ta cũng thấy có tham nhũng Những hành vi tham những phổ biến là: lợidụng :hức vụ, quyên hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý; lợi dụngchức ’u, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vậtchất khác dé làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc yêu cầu của người đưa hối
lộ; lạn dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản; vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợidụng :hức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của
xã hộ, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân; vượt quá quyền hạn của minh, làm trái
Trang 29công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác đề trụclợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sửa chữa, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu, làm, cấp giấy
tờ giả, giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới
hồi lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tô chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;lợi dụng chức vụ quyên hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi; nhũng
nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ quyền
hạn để bao che cho người có hành vi vị phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái
pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
vì vụ lợi “To ăn to, bé ăn bé”, càng chức trọng quyền cao càng dễ có điều kiện tham
những lớn Tham nhũng không chỉ xảy ra trong bộ máy nhà nước mà cả trong các cơ
quan của dang cũng như các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập
Bên cạnh tham nhũng, hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có các viphạm pháp luật khác trong khi thực thi công vụ cũng có xu hướng gia tăng, nhiềutrường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.Khác với tham nhũng luôn có dấu hiệu cơ bản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi
và hành vi luôn được thực hiện một cách cố ý, những vi phạm pháp luật nay có thể là
do quá tự tin, do câu thả và không có mục dich vụ lợi Tình trạng nay ngày càng trởnên phổ biến, gây nhức nhối trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân với Dang,
Nhà nước và chế độ XHCN, đe dọa sự tổn vong của Nhà nước và chế độ, ảnh hưởng
hết sức nghiêm trọng đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng
c Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng lối sống theo pháp luật ở ViệtNam hiện nay
Việc hình thành và phát triển lối sống theo pháp luật nói chung cũng như ở ViệtNam nói riêng luôn chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Đó cóthé là sự ảnh hưởng của lối sống truyền thống, của điều kiện kinh tế xã hội, của sự phát
trên của hệ thống pháp luật, của ý thức pháp luật của người dân, hay sự ảnh hưởng
của yếu tổ thời đại cũng như nhiều yếu tố khác Bởi vậy, việc tìm hiểu nguyên nhândẫn đến thực trạng lỗi sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay (chủ yếu là nguyên nhândin đến lối sống lạm dụng pháp luật, chống đối pháp luật và sống không theo phápluật) phải xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Nhìn một cách bao quát và toàndén, có thé điểm qua một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, xuất phái từ những hạn chế về hệ thong pháp luật (đặc biệt là vấn décaat lượng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật)
Hệ thống pháp luật chính là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hình hoặc thừa nhận nhằm để điều chỉnh các quan hệ xã hội Trong khi đó nghiên cứu
Trang 30về lỗi sống theo pháp luật chúng ta biết rằng nó phải được xây dựng trên một cái chuẩn
chung đó chính là pháp luật Hay nói cách khác pháp luật chính là cơ sở quan trọng
nhất (cơ sở pháp lý) cho việc xây dựng và phát triển lối sống theo pháp luật Ở ViệtNam hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật so với các thời kỳ trước đã cónhiều bước tiến đáng kể (cả về số lượng và chat lượng) tuy nhiên cũng bộc lộ một sốđiểm chưa hợp lý:
- Thực tiễn việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nước ta những năm gầnđây diễn ra quá 6 ạt, số lượng các Bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm
pháp luật khác được ban hành hàng năm là quá nhiều Trong khi đó hoạt động rà soát,
kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng và hiệu quả đạt đượccủa hoạt động này là không cao Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng một số văn bảnquy phạm pháp luật hoặc là quy định quá khái quát, hoặc quá chỉ tiết, hoặc có sự mâuthuẫn, chồng chéo với nhau gây nhiều khó khăn cho công tác áp dụng pháp luật Thậm
chí, chính tình trạng nêu lên đã tạo ra nhiều lỗ hồng, khe hở của pháp luật đây chính
là nguyên nhân cho những kẻ có chút hiểu biết về pháp luật trục lợi riêng cho bản thân
Từ đó là tiền đề cản trở việc đưa pháp luật đến với đời sống của người dân
- Trong một thời gian tương đối dài, một số lĩnh vực của đời sống xã hội chưa
có sự tham gia điều chỉnh của pháp luật Chính những quy định thiếu chặt chẽ, cụ thé
và chưa sát với thực tế đã làm cho người dân thiếu lòng tin về pháp luật, bởi vậy điều
hiển nhiên là họ sẽ phải tìm những loại quy tắc xử sự khác để điều chỉnh quan hệ đó
Chính tình trạng đó đã cản trở việc hình thành lỗi sống theo pháp luật
Thứ hai, xuất phái từ ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao, đặc biệt là
việc nhận thức pháp luật và thái độ của người dân đối với pháp luật
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của chủ thẻ và thái độ của họ đối với các
quy định của pháp luật, từ đó chủ thé xác lập động cơ, mục đích, lựa chọn phương án
xử sự và thực hiện hành vi pháp luật, do vậy ý thức pháp luật càng cao thì tinh thần tôntrọng và thực hiện pháp luật càng được bảo đảm và chính xác hơn Khi chủ thể có
những nhận thức pháp luật cần thiết họ sẽ có niềm tin vào pháp luật, vào hoạt động
hợp pháp của mình, thay được gia tri của việc tôn trọng và thực hiện chính xác, đầy đủcác quy định của pháp luật, vận động những người khác cùng sống và làm việc theopháp luật Ở nước ta hiện nay, ý thức pháp luật của các tầng lớp dân cư còn thấp,
người dân chưa thay được tầm quan trọng của pháp luật đối với bản thân họ
Theo một cuộc điều tra xã hội học thì có tới gần 90% người dân ở nông thônkhông hiểu biết về pháp luật đầy đủ Chính sự thiếu hiểu biết của họ đã làm họ có thé
bị lợi dụng dé làm những việc làm phi pháp mà họ không hay biết Van nạn này xảy
Trang 31ra rất nhiều ở các vùng đồng bào dân tộc ít người có cuộc sống nghèo khó, chính sựnghèo khó cộng với việc không hiểu biết pháp luật nên họ dễ bị các đối tượng xấu lợidụng để làm những việc làm trái pháp luật.
Thứ ba, nguyên nhán từ phía các cơ quan nhà nước trong qua trình giám sat,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật cua các can bộ, công chức, viên chức, vai tro cuanhà nước trong hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật tới đông dao
nhân dán trên phạm vì cá nước.
Có thê nói, hiệu quả giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam
là chưa cao do vậy, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian khá dài
nhưng không được phát hiện kịp thời Chăng hạn, thời gian gần đây có hàng loạt các
vụ việc tham nhũng xảy ra ngay trong chính các cơ quan nhà nước mà dường như
không ai hay biết hoặc biết mà không dám lên tiếng vì những lý do nào đó
Dân cư Việt Nam cư trú tại những khu vực địa lý rất khác nhau, điều kiện để
năm bắt các quy định pháp luật cần thiết là hết sức khó khăn, không ít người vi phạmpháp luật vì không hiểu biết pháp luật Do vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến phápluật tới đông đảo người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đó có thể coi là quyền của
người dân mà nhà nước và các cơ quan đoàn thể khác có trách nhiệm phải bảo đảm
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, việc hình thành lối sống theo pháp luật ở Việt
Nam hiện nay có thé còn chịu sự chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác như điều kiệnkinh tế xã hội hay xu hướng thời đại, yếu tố quốc tế
Như vậy, trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền va xu thé hội nhập
toàn cầu việc xây dựng và phát triển lối sống theo pháp luật là hết sức cần thiết
6 Yêu cầu và định hướng của lối sống theo pháp luật trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chú nghĩa ở việt nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Nhà nước pháp quyền Việt Namđược xây dựng trên cơ sở tuân thủ những giá tri có tính phổ biến, được thừa nhận
chung trong tất cả các nhà nước pháp quyền Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Phát huy bản chất, vai trò dân chủ của nhà
nước trong việc bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Bảo đảm nguyên
ta: Đảng cộng sản lãnh đạo đối với nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vin dụng sáng tạo những giá trị của nhà nước pháp quyền vào hoàn cảnh, điều kiện cụthì của Việt Nam
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thực chất là làm cho việc tổchức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi nhất định đối với
Trang 32một nhà nước của xã hội hiện đại Đó là dé cao pháp luật và những giá trị của phápluật, pháp luật phải có chất lượng, phải phù hop với quy luật khách quan, với tiễn bộ
xã hội, thúc day tiến bộ xã hội, đáp ứng nhu cầu của con người Mọi tổ chức va cá
nhân, đặc biệt là nhà nước phải thực hiện pháp luật nghiêm minh, chính xác, triệt để
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi lốisống theo pháp luật ở Việt Nam phải có những thay đổi theo hướng:
Với việc dé cao vị trí, vai trò của pháp luật, lối sông theo pháp luật cũng đượccoi trọng, đề cao và là lối sống văn minh, có văn hoá, ưu việt nhất trong điều kiện hiệntại Điều này đòi hỏi mọi hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tô chức xã hội, lực lượng vũ trang và mọi công dân đều phải dựa trên cơ sở pháp luật,
luôn phù hợp với hiến pháp và pháp luật Đối với nhà nước, các cơ quan nhà nước chỉ
được làm những gì mà luật cho phép Đối với nhân dân thì được làm tất cả những gì
mà pháp luật không cấm và pháp luật chỉ nên cam những gi thật cần thiết dé bảo dam
quyên tự do cho nhân dân
Nhà nước pháp quyền thừa nhân và tôn trọng con người, coi con người là giátrị cao quí nhất, quyền con người, quyên, tự do của công dân ngày càng được mở rộng,
được tôn trọng, bảo vệ và có tính hiện thực Mọi hoạt động, mọi cố găng của nhà nước,của xã hội đều nhằm phục vụ cho hạnh phúc con người Vì vậy, lối sống theo pháp luật
trong nhà nước pháp quyên là lối sống ngày càng trở nên nhân đạo, nhân văn
Dân chủ là một trong những nhu cầu, điều kiện của nhà nước pháp quyền Nhà
nước và xã hội luôn bảo đảm quyên làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền con người,
làm cho mỗi tổ chức và cá nhân đều thể hiện đúng vi trí, vai trò của mình trong xã hội;
các quyển, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân được bảo vệ Nhà nước và công
dân có trách nhiệm qua lại với nhau, tôn trọng lẫn nhau: Công dân phải thực hiện đầy
đủ rghĩa vụ của mình đối với nhà nước; Nhà nước phải bảo đảm các quyền, tự do cá
nhân, lợi ích, danh dự của công dân, tạo điều kiện để chúng được thực hiện và không
bị xìm hại Quan hệ giữa nhà nước và công dân phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp,
tran chấp giữa nhà nước và công dân phải đo toà án giải quyết Lối sống theo phápluật ngày càng thê hiện tính linh hoạt, có sự tiếp thu những tỉnh hoa trong lối sống theopháp luật ở các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới
Xây dựng lối sống theo pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhà nướcphá› quyền và hội nhập quốc tế Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng nhanướ: pháp quyên và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi các chuẩn
mực pháp luật, lối sống theo pháp luật phải được bô sung, thay đổi cho phù hợp vớinhững thay đôi quan trọng về kinh tế-xã hội của đất nước
Trang 33Xây dựng lối sống theo pháp luật phù hợp với nền văn hoá Việt Nam: dân tộc,
hiện đại, nhân văn, cao đẹp, ngày càng nhân đạo, vì con người Văn hoá trong lối sốngcủa con người Việt Nam luôn bắt nguồn từ truyền thống dân tộc là nhân đạo, vì conngười Do vậy, trong các chuẩn mực pháp luật ở Việt Nam phải có sự tôn trọng và bảođảm việc thực hiện các quyền Con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội;xoá bỏ dan hình phat tử hình, giảm bớt các hành vi bị coi là tội phạm; đây mạnh việc
bảo vệ quyền công dân, mở rộng thâm quyên của toà án, các thủ tục xét xử của toà ánphải theo hướng đơn giản, dân chủ, chính xác, nhanh gọn, hiệu quả; tạo ra sự hài hoà
giữa pháp luật với đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhân
bản trong các quy định pháp luật và hoạt động pháp luật.
Lối sống theo pháp luật được xây dựng và thực hiện phù hợp sẽ góp phan daynhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước thục hiện việc giảiphóng con người khỏi những mưu sinh cực nhọc và những bất công xã hội, làm cho
lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao tạo điều kiện cho những quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển một cách tự nhiên đúng với quy luật vận
động và phát triển của chúng nhằm đáp ứng ngày một nhiều hơn, tốt hơn những nhucầu vật chất và tinh thần của con người Việt Nam
Việc giải phóng người lao động phải được tiến hành trên nhiều lĩnh vực quantrọng như kinh tế, chính trị và tỉnh thần để con người thật sự làm chủ thiên nhiên, làmchủ xã hội làm chủ bản thân Lối sống theo pháp luật còn phải tạo ra môi trường thuận
lợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc đây mọi năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗicộng đồng
Xây dựng lối sống theo pháp luật nhằm củng có tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu
nước, đoàn kết toàn dân, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế chân chính Lốisống theo pháp luật ở Việt Nam phải luôn thấm nhuan tinh thần đoàn kết dân tộc, đoànkết toàn dân và tinh than quốc tế chân chính; phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dântộc, ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể vàlợi ích toàn xã hội; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của
dân tộc, xoá bỏ định kiến, phân biệt đối xử, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫnnhau, hướng tới tương lai; kích thích sự sáng tạo và phát triển, tạo ra môi trường thuận
lợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc đây mọi năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi
cộng đồng
7 Quan điểm và giải pháp xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luậttrong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Trang 34a Một số quan điểm xây dựng, phát triển lỗi sống theo pháp luật trong điều
kiện xâp dựng nhà nước pháp quyên ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi lốisông theo pháp luật ở Việt Nam phải có những thay đổi theo hướng:
Với việc dé cao vị trí, vai trò của pháp luật, lối sống theo pháp luật cũng được
coi trọng, đề cao và là lối sống văn minh, có văn hoá, ưu việt nhất trong điều kiện hiệntại Điều này đòi hỏi mọi hoạt động của nhà nước, co quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tô chức xã hội, lực lượng vũ trang và mọi công dân đều phải dựa trên cơ sở pháp luật,
luôn phù hợp với hiến pháp và pháp luật Đối với nhà nước, các cơ quan nhà nước chỉđược làm những gì mà luật cho phép Đối với nhân dân thì được làm tất cả những gì
mà pháp luật không cam và pháp luật chỉ nên cấm những gi thật cần thiết dé bao dam
quyển tự do cho nhân dân
Nhà nước pháp quyền thừa nhân và tôn trọng con người, coi con người là giátrị cao quí nhất, quyền con người, quyền, tự do của công dân ngày càng được mở rộng,được tôn trọng, bảo vệ và có tính hiện thực Mọi hoạt động, mọi cô găng của nhà nước,của xã hội đều nhằm phục vụ cho hạnh phúc con người Vì vậy, lối sống theo pháp luật
trong nhà nước pháp quyền là lối sống ngày càng trở nên nhân đạo, nhân văn
Dân chủ là một trong những nhu cau, điều kiện của nhà nước pháp quyền Nhànước và xã hội luôn bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyển con người,làm cho mỗi tổ chức va cá nhân đều thé hiện đúng vi trí, vai trò của minh trong xã hội;các quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân được bảo vệ Nhà nước và công
dân có trách nhiệm qua lại với nhau, tôn trọng lẫn nhau: Công dân phải thực hiện đây
đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước; Nha nước phải bảo đảm các quyên, tự do cánhân, lợi ích, danh dự của công dân, tạo điều kiện để chúng được thực hiện và không
bị xâm hại Quan hệ giữa nhà nước và công dân phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp,
tranh chấp giữa nhà nước và công dân phải do toà án giải quyết Lối sống theo pháp
luật ngày càng thể hiện tính linh hoạt, có sự tiếp thu những tỉnh hoa trong lỗi sống theo
pháp luật ở các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới
Xây dựng lối sống theo pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhà nướcpháp quyền và hội nhập quốc tế Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng nhànước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi các chuẩnmực pháp luật, lối sống theo pháp luật phải được bổ sung, thay déi cho phù hợp với
những thay đối quan trọng về kinh tế-xã hội của đất nước
Xây dựng lối sống theo pháp luật phù hợp với nền văn hoá Việt Nam: dân tộc,hiện đại, nhân văn, cao đẹp, ngày càng nhân đạo, vì con người Văn hoá trong lôi sông
Trang 35của con người Việt Nam luôn bắt nguồn từ truyền thống dân tộc là nhân đạo, vì conngười Do vậy, trong các chuẩn mực pháp luật ở Việt Nam phải có sự tôn trọng và bảođảm việc thực hiện các quyền Con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội;xoá bỏ dần hình phạt tử hình, giảm bớt các hành vi bị coi là tội phạm; đây mạnh việcbảo vệ quyền công dân, mở rộng thâm quyển của toà án, các thủ tục xét xử của toà án
phải theo hướng đơn giản, dân chủ, chính xác, nhanh gọn, hiệu quả; tạo ra sự hài hoàgiữa pháp luật với đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhânbản trong các quy định pháp luật và hoạt động pháp luật.
Lối sống theo pháp luật được xây dựng và thực hiện phù hợp sẽ góp phan day
nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước thực hiện việc giải
phóng con người khỏi những mưu sinh cực nhọc và những bất công xã hội, làm cho
lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao tạo điều kiện cho những quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa hình thành và phát trién một cách tự nhiên đúng với quy luật vận
động và phát triển của chúng nhằm đáp ứng ngày một nhiều hơn, tốt hơn những nhucầu vật chất và tinh thần của con người Việt Nam
Việc giải phóng người lao động phải được tiễn hành trên nhiều lĩnh vực quan
trọng như kinh tế, chính trị va tinh thần để con người thật sự làm chủ thiên nhiên, làmchủ xã hội, làm chủ bản thân Lỗi sống theo pháp luật còn phải tạo ra môi trường thuận
lợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc đây mọi năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi
cộng đồng
Xây dựng lối sống theo pháp luật nhằm củng cé tinh thần đoàn kết dân tộc, yêunước, đoàn kết toàn dân, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế chân chính Lốisống theo pháp luật ở Việt Nam phải luôn thắm nhuan tinh thần đoàn kết dân tộc, đoànkết toàn dân và tinh thần quốc tế chân chính; phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dântộc, ý chí tự lực, tự cường và lỏng tự hào dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và
lợi ích toàn xã hội; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung củadân tộc, xoá bỏ định kiến, phân biệt đối xử, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn
nhau, hướng tới tương lai; kích thích sự sáng tạo và phát triển, tạo ra môi trường thuậnlợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc day moi năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi
cộng đồng
b Những giải pháp cơ bản xây dựng, phat triển lỗi sống theo pháp luật trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyên ở Việt Nam hiện nay
Có rất nhiều giải pháp để xây dựng và phát triển lỗi sống theo pháp luật nói
Trang 36riêng, nền văn hoá Việt Nam nói chung trong điều kiện xây dựng nhà nước phápquyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Dưới đây là một số giải pháp cơ bản.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tỉnh thân của nhà nước pháp
quyền, bao dam sự phù hợp của các chuẩn mực pháp luật với các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, tạo ra sự 6n định, phát triển nhanh và bên vững của dat nước
Sự đổi mới các quy định pháp luật phải phù hợp với sự đổi mới kinh tế, chínhtrị-xã hội của đất nước Hình thành và hoàn thiện những nhận thức lí luận mới về chủ
nghĩa xã hội nói chung, về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng Trên cơ sở nhữngnhận thức lí luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, về con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam nói riêng từ đó hình thành những cơ sở mới để chỉ đạo quá trình xâydựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật Việt Nam Việc hoàn thiện hệ thong phap luatViệt Nam phải theo tinh thần của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm sự phù hợp của các chuân mực pháp luật với các
điều kiện kinh tế, chính tri, xã hội, nhằm tạo ra sự ồn định, phát triển nhanh và bền
da dạng như giảng bài, nói chuyện chuyên dé, dạ hội, hỏi và đáp về pháp luật, thôngqua công tác thông tin, phô biến, giải thích pháp luật, thông qua các hoạt động phápluật thực tiễn làm cho mỗi người dan năm được một cách đầy đủ và hiểu được nộidung của các quy định pháp luật; ở phạm vi rộng khắp trong các cơ sở giáo dục và đàotạo của nhà nước, của các tổ chức xã hội, trong mỗi gia đình ; mở rộng dân chủ, tạođiều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào các hoạt động pháp luật, tíchcực đấu tranh chống vi phạm pháp luật, thực hiện và bảo đảm công bằng xã hội ; tiến
hành đồng bộ, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, đạo đức,văn hóa, thẳm mỹ, nâng cao trình độ chung của nhân dân; đây mạnh hoạt động thựchiện và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả cao trên qui mô toàn xã hội
- Củng cố và phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 37"ủng cố, phát triển cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường, hoạt động theonguyér tắc thị trường; các chủ thé hoạt động kinh doanh bình đăng, cạnh tranh lànhmạnh, :Ong khai, minh bạch, có trật tự, kỉ cương; phat triển đồng bộ và quản lí có hiệuquả cá: thị trường cơ bản; phát triển các thành phần kinh tế, đây mạnh công nghiệphoá, hi:n đại hoá đất nước, từng bước chuẩn bị các điều kiện dé phát triển nền kinh tếtri thức coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá,hiện di hoá; bao đảm cho kinh tế phát triển nhanh, 6n định, chủ động mở rộng quan
hệ kinl tế giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế
Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật để
ghi nhin những yêu cầu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường, tạo lậphành king pháp lí cho các hoạt động kinh tế đất nước đồng thời tạo điều kiện cho sựhình tlarh và phát triển các yếu tố đồng bộ của nên kinh tế thị trường, các loại thị
trường va thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc
điểm của đất nước Thực hiện việc giải phóng va phát triển mạnh mẽ lực lượng sảnxuất, má huy mọi tiềm năng và nguồn lực để tăng trưởng kinh tế Mở rộng kinh tế đốingoại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của
sự phá: triển, nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh than cho nhân
dân Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả trong các hoạt động kinh té, conhững ghi pháp để bảo đảm vững chắc kỉ cương, trật tự trong hoạt động kinh tế củacác tô chức và cá nhân, xử lí nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động
dân; quyền luc nhà nước được tô chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự
phân côrg và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lậppháp, hành pháp và tư pháp; thừa nhận vị trí tối thượng của hiến pháp và luật trong đờisống xã lội; việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước luôn được thực hiện trên cơ sởhiến pháo và pháp luật; trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân là mối quan hệchủ đạo rong xã hội, thể hiện vai trò phục vụ của Nhà nước đồng thời thể hiện trách
nhiệm cia công dân trước Nhà nước và xã hội; được xây dung gan với xã hội côngdân; bác đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế; luôn đặt
dưới su inh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Dán chu, công khai, minh bach hoá các hoạt động nhà nước và xã hội tao
Trang 38điều kiện đê nhân dân tích cực tham gia vào đời sống nhà nước và xã hội.
Mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, thúc đây sự phát triển mọi mặt củađất nước Việt Nam hiện nay là dân chủ, công khai, minh bạch hoá các hoạt động nhànước và xã hội Do vậy, pháp luật phải ghi nhận và mở rộng các thiết chế dân chủ,những hình thức dân chủ phong phú do nhân dân sáng tạo; thúc đây nhanh quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; day mạnhviệc cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ hoá trong đó có việc phân công,phối hợp một cách hop lí giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước; tiền hành công khai hoá các hoạt động nhà nước, các chính sách, pháp luậtvới phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; đây mạnh việc phâncông, phân cấp, nâng cao quyền tự chủ của địa phương, của cấp dưới; thực hiện quy
chế đân chủ ở cơ SỞ; tao CƠ chế và hình thức tổ chức thích hợp để thu hút, tạo điều
kiện cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân tham gia các công việc chung của Nhà
nước và xã hội Xây dựng và hoàn thiện cơ chế để nhân dân có thể thụ hưởng và thựchiện các quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Tiến hành công khai, minh bạch hoá việc hoạch định, ban hành và thực thi cácchính sách, các quy định pháp luật của đất nước Từng bước nâng cao an toàn pháp lí
cho các tô chức và các cá nhân trong và ngoài nước trong các hoạt động sản xuất, kinhdoarh và các hoạt động khác.
- Tiép tục xây dựng nên văn hóa tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tôn,
phái huy giá trị các di sản văn hoá truyền thông, cách mạng
Tiếp tục xây dưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, hiện đại Cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp,đồng thời lên án cái xấu, cái ác, đáp ứng nhu cầu tinh than lành mạnh, đa dạng và bồidưỡng lý tưởng, thị hiểu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ Xây dựng xãhội iồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh Xây dựng gia đình tiến bộ,
hạm phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng
tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật Củng cố tình đoàn kết, bình đẳng, thương
yêu tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam,cùn; nhau phan đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dunz va bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Xâydựn: các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá,
xã lội vùng dân tộc thiểu số Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành
độn› chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam
Trang 39- 76 chức các lớp bôi dưỡng kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng sống theo pháp
luật cho các tang lớp dân cư mà đặc biệt là cho thê hệ trẻ
Nhà nước và các tố chức chính trị- xã hội các cấp phải làm tốt công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập,lao động giải trí, phat triển thể lực, trí tuệ cho các tầng lớp dân cư, nhất là cho thé hệtrẻ Khuyến khích, cô vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng
tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.
Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, các gia đình, nhất là nhà trường cần cócác biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống,phòng chống tội phạm, bạo lực cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Trong các nhà
trường không chỉ quan tâm đến việc dạy chữ mà còn phải chú ý đến việc dạy kỹ năng
sống, dạy cách làm người cho học sinh, sinh viên Các thế hệ đi trước phải chịu tráchnhiệm lớn nhất trước xã hội về đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Hình thànhlớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Có các biện pháp phòng, chống có hiệu quả lỗi sống thực dung, ích ky, bài trừ
mê tín, các hủ tục lạc hậu làm tồn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhán cách, đạo đức
và lỗi sống tốt đẹp của người Việt Nam, dong thời tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và xu lý vi phạm pháp luật, chéng lại lỗi sống vi phạm pháp luật.
Xã hội ngày càng phức tạp, cái tích cực và phản tích cực luôn song hành, nhiềukhi khó phân biệt, nhất là trong điều kiện sự giao lưu, tiếp biến quốc tế trở nên khókiểm soát Do vậy, cùng với việc xây dựng một nên văn hoá mới, lỗi sống mới thì cầnkiên quyết chống các biêu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống Có những
biện pháp thật cụ thê để phòng, chống có hiệu quả lối sống thực dụng, ích kỷ, bài trừcác hiện tượng mê tín, các hủ tục lạc hậu trái với pháp luật, trái với thuần phong, mỹtục của dân tộc, làm tổn hai lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sốngtốt dep :ủa người Việt Nam Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm ptáp luật, chống lại lối sống vi phạm pháp luật Cụ thé là trong thời gian tới cần
đưa cuộ: vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đi vào chiều sâu,thiết thục, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá trong các gia đình, khu dân cư, cơquan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đờisống, được thé hiện cụ thé trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộng đồng
và từng con người, tạo sức đê kháng đôi với các sản phâm độc hại Tiệp tục đây mạnh
Trang 40xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, ngăn chặn và đây lùi các hủtục, bạo lực, gây rồi trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc Triên khai cuộc vận
động xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyềnthông của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thé hệ trẻ
- Xây dựng và nhân rộng tắm gương điên hình về lỗi sống theo pháp luật trong
xã hội của cá nhân, gia đình, tập thé
Lối sống theo pháp luật được xây dung từ những tam gương tốt trong mỗi cơquan nhà nước, các tổ chức xã hội, tô chức kinh tế, trong mỗi gia đình, tập thể, cộng
đồng dân cư Những tam gương đó can được biểu dương, khen thưởng kịp thời, được
nhân rộng, được phé biến rộng rãi dé các tổ chức, cá nhân học tập làm theo Cần xây
dựng những phong trào thi đua sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong các cơquan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư , tạo thành thói quen sống,làm việc theo pháp luật trong quá trình lao động, sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt,
hoạt động sống của các tổ chức và cá nhân trong xã hội Phát huy trí tuệ, kinh nghiệmsống, lao động, học tập của người cao tuôi trong xã hội và gia đình Day mạnh việcxây dựng gia đình văn hoá, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, cháu con hiếu thảo” Nâng caochất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng xã,
phường, khu phó, thôn, xóm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong việc xây dung lỗi sống theo pháp
luat văn minh, hạnh phúc.
Sự bùng nỗ của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên hầuhết các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến vỀ vănhoá, lối sống giữa các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới ngày một nhiều hơn
Không chỉ bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam dân tộc, nhân văn, Việt Nam còn
cên phải mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoá, cởi mở tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại, lối sống theo pháp luật của các dân tộc khác dé văn hoá valối sống theo pháp luật ở Việt Nam vừa đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huynhững giá tri của nên văn hiến các dân tộc Việt Nam vừa bảo dam tính hiện đại, sự phù
hop và hoà đồng cùng các dân tộc, quốc gia khác trên thé giới
Cùng với việc tiếp thu cái hay cái mới của các dân tộc khác cũng cần phải xây
dưng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đây lùi vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản
phâm đổi trụy phản động từ nước ngoài vào nước ta, bồi dưỡng và nâng cao sức đểkháng của công chúng, nhất là thé hệ trẻ
- Đầu tư phù hợp cho việc xây dựng những giá trị vật thé và phi vật thé có vai