1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước - Thái Vĩnh Thắng

314 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Và Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước
Tác giả Thái Vĩnh Thắng
Trường học Nhà Xuất Bản Tư Pháp
Thể loại Sách Chuyên Khảo
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 314
Dung lượng 76,18 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆUTrong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” Du contrat socialviết năm 1762, khi bàn về việc tổ chức và kiểm soát quyền lựctrong tô chức bộ máy nhà nước, Jean Jacques Rousseau đã

Trang 1

TỔ CHUC VA KIỂM SOAT QUYEN LUC NHA NUGC

Trang 2

MÃ SO: TPC - 11 - 35

52-2011/CXB/14-04/TP

Trang 3

pee HONG TIN THUD!

.HƯỚNG GAL BOD La JAT HÀ NỘI

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” (Du contrat social)viết năm 1762, khi bàn về việc tổ chức và kiểm soát quyền lựctrong tô chức bộ máy nhà nước, Jean Jacques Rousseau đã từngviết: “Nếu các thiên thân cai quan thì không cần phải có sự kiểm

soát đối với chính quyền từ bên ngoài và bên trong Điều khó

khăn nhất là ở chỗ: trước hết, chính quyên phải có khả năng kiểm

soát những người bị quản lý, kế tiếp, chính quyền phải có nghĩa vụkiểm soát lẫn nhau” Mặc dù nhận định trên đây được Rousseau

đưa ra cách đây 249 năm nhưng đến nay nó vẫn còn giá trị Khoahọc về quản lý nhà nước ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhưng công

nghệ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước vẫn còn nhiều điềubất cập Ở nước này hay nước khác, quyền lực nhà nước vẫn còn bị

lam dụng, nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước vẫn tồn tại là donhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không kiểm soát

được day đủ quyên lực nhà nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI đã chi rõ “nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thựchiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Suy cho cùng, phâncông, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng là để cho bộmáy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, quyền lực nhà nước được

thống nhất và thông suốt, nhờ đó mà bộ máy nhà nước hoạt động

Trang 5

có hiệu lực, hiệu quả cao, hạn chế được sự lạm dụng quyên lực và

bộ máy nhà nước ta phù hợp với các đặc trưng của nhà nước pháp

quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Nhà xuất bản Tư pháp trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuỗn

sách này và mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp và phê bìnhcủa bạn đọc để việc tái bản lần sau được tốt hơn

Xin chân thành cảm on!

Hà Nội, tháng 6 năm 2011

NHÀ XUẤT BAN TƯ PHÁP

Trang 6

được giáo sư phân công viết phần về nhà nước phong kiến, tư sản,Liên Xô cũ và các nước Trung, Đông Âu Nhờ đó, tôi đã tích lũyđược nhiều tài liệu trên lĩnh vực này Càng nghiên cứu tôi càngthay van dé tổ chức va kiểm soát quyền lực nhà nước là van dé

phức tạp và hấp dẫn từ khi nhà nước ra đời cho đến tận ngày nay

Vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề trên đây là bước tiếp chặng đường

mà các nhà khoa học đi trước đã dày công nghiên cứu Đến lượtmình, tôi cũng mong rằng những thông tin có trong cuốn sách này

có thể là sự gợi mở cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, pháthiện, khám phá để góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà

nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhân địp xuất bản cuốn sách này, tôi xin bảy tỏ sự biết ơnsâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Đường, người đã khích lệ và giúp

đỡ để tôi hoàn thành công trình này; xin chân thành cảm ơn Nhà

Trang 7

xuất bản Tư pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuén sách sớm

Trang 8

Trong thoi ky phong kién, quan niém phé bién vé quyén luc

nha nước là quyền lực của vua Vua được coi là thiên tử là người

“thể thiên hành đạo, trị quốc an bang” nên tờ sắc chiếu nào của nhàvua cũng bắt đầu bang câu: “Thừa thiên hung vận, Hoàng dé sắc

chiều ” nghĩa là tuân theo mệnh trời để làm cho vận nước hưng

thịnh hơn Hoàng dé giáng chiếu như sau

Vì nhà vua là thiên tử (con trời) nên muốn cai trị được nướcthì phải được mệnh Trời Tuy nhiên, “Cái chính thể của Không

giáo có quan niệm đặc biệt là Trời với người cùng đồng một thể,

toàn dân muốn thé nào là Trời muốn thé ấy Ông vua chi là một

phần trong toàn thẻ, vì có tài, có đức mà được cái địa vị tôn quý dégiữ cho toàn thé được điều hoa yên ôn Hễ ông vua làm điều gi trai

lòng dân tức là trái mệnh Trời Thành thử tuy ông vua đối với Trờiđược thay quyền Trời nhưng đối với dân lại phải chịu hết cả trách

nhiệm bởi vì “thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tat tong

Trang 9

TỔ chức và kiểm soát quyên lực nhà nước

chỉ” (trời thương dân, dân muốn gi, trời cũng theo)' Như vậy, theo

quan điểm của Nho giáo, chiều theo lòng dân nên được lòng dân thi

được mệnh Trời, không được lòng dân thì mat mệnh Trời Mắt

mệnh Trời thì ngai vàng sớm muộn sẽ sụp đô Trong sách “Đại

học”, Không Tử viết: “Duy mệnh bat vu thường, đạo thiện tắc đắcchỉ, bất thiện tắc thất chỉ” nghĩa là mệnh Trời không nhất định,thiện thì được, bất thiện thì mắt

Nền chính trị truyền thống của các nước châu Á như Việt Nam,

Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, HanQuốc về cơ bản có những đặc điểm chung giống nhau Đó là sự ảnhhưởng của Khổng giáo và quan niệm chung về pháp luật nặng về phápluật hình sự và hành chính, nhẹ về pháp luật dân sự Đẻ trị nước, theoKhông giáo thì nền cai trị cần có bốn yếu tố là: lễ, nhạc, hình, chính

“Lễ để tiết chế lòng dân, nhạc để hoà thanh âm của dân, chính trị đểđịnh việc làm, hình pháp dé ngăn cấm điều bậy ”

Một trong những quan điểm nên tảng của Dao Khong là khái

niệm về sự hài hoả trong vũ trụ Các cá thé về bản chất là một bộ

phận trong sự hài hoà đó nên luôn phải khiêm nhường, giữ vị trí

của mình và tuân thủ các quy tắc xử sự theo quan niệm đạo đức

trong xã hội Các quy tắc này dựa trên những tập quán lâu đời, tuy

phức tạp nhưng cân đối, chặt chẽ và thay đôi tùy theo mối quan hệgiữa các cá thê

' Trần Trọng Kim, No giáo, Nxb Văn học, 2003, tr.130 (sau đây gọi tat là

Nho giao).

? Nho giáo, tr 123.

Trang 10

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

Theo Không Tử, Tham phán và các đạo luật là những công cụ

cần thiết để trừng phạt các loại tội phạm nhưng không cần thiết để

điều chỉnh quan hệ giữa những người trung thực Nói một cách khác,

luật hình sự là cần thiết còn luật dân sự là không cần thiết Nếu tất cảmọi người đều cư xử phù hợp với các chuẩn mực dao đức thì sẽ không

có xung đột Tranh chấp giữa các cá thé cần được giải quyết bang con

đường hoà giải và thoả hiệp phù hợp với các nguyên tắc đạo đức mà

theo đó các bên liên quan sẽ cử các thành viên đáng kính trọng của gia

đình, họ tộc đứng ra làm người dàn xếp, giải quyết Một điều còn quan

trọng hon cả sự chiến thang của bất kỳ bên nao trong kiện tung là sự

hoà hợp cần phải được giữ gìn và vì thế không có bên nao thăng,

không có bên nào thua Cá nhân nào từ chối chấp nhận cách giải quyết

thân thiện sẽ bị coi là một người xấu

Theo quan điểm của Khổng giáo, “dùng lễ có lợi hơn pháp luật

là có thể ngăn cấm được việc chưa xảy ra, còn dùng pháp luật thìchỉ để trị cái việc đã có rồi, bởi vậy thánh nhân chỉ trọng lễ, chứ

không trong hình”? Chữ “lễ” theo nghĩa hep chỉ dùng để nói cáchthờ thần cho được phúc tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về nghỉ lễ

mang tinh chất tâm linh, tôn giáo mà thôi Nhưng chữ “lễ” về sau

được hiểu theo nghĩa rộng ra bao gồm ca “những quy củ mà phong

tục và tập quán của nhân quân xã hội đã thừa nhận” Rộng hơn

nữa, chữ “lễ” còn có nghĩa về cả “cái quyền binh của vua và cách

tiết chế hành vi của dân chúng”” Lễ làm cho hành vi của con người

? Nho giáo, tr.] 19.

* Nho giáo, tr 12.

> Nho giáo, tr 12.

Trang 11

mà không có lễ thì loạn, trực mà không có lễ thành ra nóng nay”.

“Khống giáo dùng lễ là cốt tạo thành một thứ không khí lễ nghĩa,

khiến người ta có cái đạo đức tập quán để làm điều lành, điều phải

mà vẫn tự nhiên không biết Ở chỗ mô ma thì có cái không khí bi

ai, ở chỗ tông miéu thì có cái không khí tôn kính, ai đã hô hap cái

không khí ấy rồi thì tự hòa theo mà không biết Không giáo dùng lễ

tức là dé gây thành cái không khí đạo đức vay””

Theo Không giáo, “cách ăn mặc trong lúc tang chế, ở chỗ triều

đường, hay khi đi trận mạc phải theo lễ, cũng là có ý để gây nênnhững tinh cảm cho xứng đạo nhân Người mặc áo xô gai chong gậy,

chí không dé ý đến sự vui, không phải là tai không nghe thấy mà vi yphục khiến như thế; người mặc quân phục mũ, miện, dáng điệu khôngnhờn, không phải là nguyên tính vốn trang nghiêm mà vì y phục khiếnnhư thế; người đội mũ trụ, mặc áo giáp, cầm cây giáo, không có cái

khí nhút nhát, không phải là thân thể vốn mạnh bạo mà vì y phụckhiến như thế”" Không Tử đã dạy rằng: “Dao đức nhân nghĩa không

có lễ không thành; dạy bảo, sửa đổi phong tục không có lễ không đủ;

xử việc phân tranh kiện tụng không có lễ không quyết; học làm

quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt thứ vị trong triều, cai

trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh không có lễ không thành

Š Nho giáo, tr.1 14.

7 Nho giáo, tr.l 14.

? Nho giáo, tr1 14.

Trang 12

Chương I Té chức và kiểm soát quyền lực trong nhà nước phong kiến

kính Bởi thế cho nên, quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phảikính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng dé làm sáng tỏ lễ”

Mục đích của lễ còn là định ra tôn tỉ trật tự trong gia đình, xãhội và quốc gia LỄ cũng còn có mục đích nữa là tiết chế hành vicủa con người Không Tử đã dạy: “Cái thường tình của hạng ngườitrung nhân, hễ có thừa thì xa xi, không đủ thì sẻn, không ngăn cắmthì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lòng dục thì

hư hỏng Cho nên am thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết

chế, cửa nhà phải có pháp độ, súc tụ phải có sé thường, xe cộ va đồdùng phải có ngữ có hạn, là để giữ phòng cái nguồn loạn vậy Người giàu sang biết lễ thì không dâm tà, không kiêu căng, người

ban tiện biết lễ thì không nan chí, không làm bay Người làm vuachúa biết lễ thì mới biết trị nước, yên dân Lễ đối với việc trị nướccũng như cái cân đối với việc nặng, nhẹ, cái dây đối với vật thăng,

vat cong, cái quy, cái củ đôi với vật tròn, vật vuông vậy”'9,

Trong cuốn “Trung Quốc triết học sử", Hồ Thich Chi đã viết:

“Trong cái nghĩa rộng chữ “lễ” có hàm cái tính chất pháp luật,nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thìthiên trọng về cái cắm chế tiêu cực Lễ thì day người ta nên làm

điều gi, pháp luật thì cắm không cho làm những việc gì, hé làm thi

phải tội Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị

chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”.

? Nho giáo, tr.1 15.

'° Nho giáo, tr.119.

'' Mho giáo, tr.1 19.

Trang 13

a Lá ` aa Lư a `

Tổ chức và kiêm soát quyền lực nhà nước

Bên cạnh lễ, Không giáo còn chú trọng đến nhạc “Nhạc với

lòng người cảm hoá lẫn nhau: một là bởi lòng người cảm xúc ngoại

cảnh mà thành ra tiếng nhạc; hai là tiếng nhạc cảm lòng người rồi

khiến lòng người theo tiếng nhạc mà biến đi Như khi ngoại cảnh

đau đớn thì lòng người thương xót, trong lòng đã thương xót thì

thanh âm nghe tiêu sái; khi ngoại cảnh tốt lành, tất là trong lòng vui

vẻ thì thanh âm nghe thong thả, êm dém; khi ngoại cảnh thỏa thích,

trong lòng hớn hở thì thanh âm nghe hé hả; khi ngoại cảm có điều

không lành, trong lòng tức giận thì thanh âm nghe thô thiển, dữ

tợn; khi ngoại cảnh trông thấy tôn nghiêm thì thanh âm nghe chính

trực, nghiém trang; khi ngoại cảnh làm cho sinh ra lòng yêu mễn

thì thanh âm nghe dịu dang, hoà nhã”.

Các tác dụng của nhạc cốt hoà thanh âm cho tao nhã đề đi dưỡng

tính tình Cho nên Không Tử nói: “Xét cho cùng các lẽ về nhạc để trị

lòng người, thì cái lòng giản dị, chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên

phơi phới mà sinh ra Thánh nhân biết nhạc có cái thế lực rất mạnh về

đường đạo đức cho nên mới chế nhạc dé dạy người '°.“Nhạc cũng như

lễ, có ảnh hưởng và có mối quan hệ mật thiết với chính trị Hễ chínhtrị hay thì nghe tiếng nhạc hay, chính trị dở thì nghe tiếng nhạc dở Ví

dụ, âm nhac đời trị thi nghe yên tinh, vui vẻ; âm nhạc đời loạn thì

nghe oán giận, tức tối; âm nhạc lúc mat nước thi nghe bi ai, sau tham

v.v Bởi thé nên Không Tử nói: “Tham nhạc dĩ tri chính”, nghĩa là

xét cho kỹ âm nhạc dé biết chính trị hay dở”,

"2 Nho giáo, tr.120.

'' Nho giáo, tr.121.

'* Nho giáo, tr 22.

Trang 14

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

Theo Không Tử, dùng nhạc cũng như dùng lễ phải giữ lấy đạotrung Nhạc để khiến người ta đồng vui, đồng thương Nhưng vuihay thương vẫn phải lấy điều hoà làm chủ Không Tử chủ trương:

“Lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” nghĩa là vui mà không dâm,

thương mà không hại Qua đó, Không Tử ngụ ý: nhạc là để điềuhoà tính tình, dẫu vui thế nào cũng không mất chính mà buôn thếnào cũng không mất cái hoà Lễ và nhạc có cái chủ đích chung làsửa đổi tâm tính cho ngay chính, bồi đưỡng tình cảm cho thật hậu.Tuy nhiên, lễ và nhạc mỗi bên lại có cái chủ đích riêng, lễ cốt ở sựcung kính, để giữ trật tự cho phân minh, nhạc cốt ở sự điều hoà để

khiến tâm tính cho tao nhã Nếu có lễ mà không có nhạc thì phânbiệt thái quá, nhân tình bất thông: có nhạc mà không có lễ thì thành

ra lưu đãng, khinh nhờn Như vậy dùng lễ và nhạc để chế ước điều

hoà nhau, nhạc làm cho hợp đồng, lễ làm cho phân biệt Hợp đồng

thì tương thân nhau, phân biệt thì tương kính nhau”.

Yếu tô thứ ba cần dé cập đến trong học thuyết Khổng Tử là

quan điểm của ông về chính trị Theo ông, “việc chính trị cốt ở đạonhân, lấy nhân mà sửa đạo, lấy đạo mà sửa mình Có sửa được

minh cho ngay chính, thì những kẻ hiển tài mới theo mà giúp mình,

có người hiển tài giúp mình thì việc trị rất chóng có công hiệu,khác nào như đốt đất thì cây cỏ mọc lên chóng vay’”®

Không Tử đã từng nói: “Nhân đạo chính vi dai” nghĩa là dao

người thì chính trị là lớn Vì thế Không Tử muốn những người có

'° Nho giáo, tr.122.

'® Nho giáo, tr.125.

Trang 15

a Lá = oA La a ` Lf

Tô chức và kiểm soát quyén lực nha HƯỚC

tài, có đức, phải đem cái tài cái đức, cái hay, cái giỏi của mình ra tri

nước yên dân Về chính trị, Nho giáo quan niệm: “sự trị loạn trong

xã hội do ở người hành chính chứ không phải ở chính thé Người

hành chính mà có tài, có đức thì nước được trị, người hành chính

không có tài, có đức thì nước phải loan Dau chính thé có hay đến đâu mà người hành chính không ra gì thì cũng hoá ra dở Khong Tử

viết: “Văn vũ chi chính bố tại phương sách, kỳ nhân tổn, tắc kỳchính cử, kỳ nhân vong, tắc kỳ chính tức” nghĩa là việc chính trịcủa vua Văn, vua Vũ bày ra ở trong sách Nếu những người nhưvua Văn, vua Vũ còn thì chính trị ấy còn thi hành nếu những người

ấy mất thi cái chính trị ấy hư hỏng”, Như vậy, việc chính trị hay

đở cốt ở người hành chính Từ đó, Nho giáo cho răng, người cầm

quyền hành chính lúc nào cũng phải kính can, lo sửa minh chongay chính dé dùng người hiền mà làm việc nước, việc dân

Vì quan điểm của Không Tử cho việc chính trị hay dé là do

người cầm quyền nên ông dé cao đạo đức của người cầm quyên:

“Kỳ thân chính, bất lệnh nhỉ hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bấttòng” nghĩa là mình ngay chính thì không sai khiến người ta cũnglàm, mình không ngay chính thì tuy có sai khiến cũng không aitheo Một đất nước thịnh trị theo ông là: “Quân quân, thần thân,

phụ phụ, tử tử” nghĩa là vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con Gift trật tự cho mình và danh phận cho chính tức là giữ cái căn bản của chính trị.

La hộ "5% ˆ^ x , „ ` " »

Trong chính tri ngoài việc dé cao dao đức của người cam '? Nho giáo, tr.126.

Trang 16

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyén lực trong nhà nước phong kiến

quyên và quan điểm chính danh định phận, Khổng giáo còn có tu

tưởng “Tôn quân quyền” Theo tư tưởng này, “pham người ta đãquan tụ với nhau thành xã hội thì tất phải có quyên tối cao dé giữ

kỷ cương cho cả đoàn thé Cái quyền ấy gọi là Quân quyên tức làquyên chủ tế cả một nước Quân quyền phải để một người giữ cho

rõ cái môi thống nhất Người giữ quân quyên gọi là Dé hay Vương,

ta thường gọi là Vua Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh

hoạt, sự dạy dỗ và sự mở mang cho dan”,

Về vai trò của vua và quan lại trong việc trị nước, tác giả TrầnTrọng Kim đã viết: “Trong một nước có vua thì phải có quan Quan

là những người có tài, có đức ở trong dân lựa chọn ra dé giúp vua

làm mọi việc ích lợi chung cả nước Một nước trị hay loạn là đo ở

vua và quan giỏi hay do Bởi thế, về đường chính trị, Nho giáo lấycái nghĩa quân thần làm trọng ở trong nhà thì con cái phải hiểu

thảo với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với quân”?

Trung quân theo nghĩa hẹp là trung với vua, nhưng theo nghĩa rộng

là trung với nước bởi hoàng dé tượng trưng cho quốc gia, vì vậytrung quân đồng nghĩa với yêu nước

Để tuân theo mệnh Trời, phần lớn các vị vua của Việt Namđều phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc Các vị vua và quan lạitriều đình đều phải tuân theo các quy tắc cư xử trong cuộc sống gọi

là “tam cương, ngũ thường” Tam cương là ba mối quan hệ rườngcột trong xã hội: quân thần, phụ tử, phu phụ và ngũ thường là năm

' Nho giáo, tr.129 FT ——————

` Nho giáo, tr.129 THUÊ TÂN THIÊN TH ebtsseoa đi vẽ G

È God bu TƯ ĐÀ ĐỰNG TP MU ke nà A R

f | PARR ti Stes “HH, at Ð LA ki fA at ị a ÂU ft

Trang 17

TỔ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

tư chất của người quân tử trong xã hội: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Tamcương đòi hỏi là thần dân trước hết phải trung thành với nhà vua,làm con phải hiểu thảo với cha mẹ, vợ chồng phải chung thuỷ với

nhau vi thé có câu “quân xử than tử, thần bat tử, bất trung, phụ xử

tử vong, tử bất vong, bất hiếu” nghĩa là vua bảo tôi chết mà tôikhông chết là bất trung, cha bảo con chết mà con không chết là bất

hiểu Năm đức tính của người quân tử mà mọi người trong xã hộinhất là đội ngũ quan lại phải có: “nhân” nghĩa là nhân từ; “nghĩa”nghĩa là chính trực, công bang; “lễ” nghĩa là đúng phép tắc, quy

ước mà xã hội quy định; “tr” nghĩa là có học, có tri thức; “tín”

nghĩa là được bạn bè, người thân tin cậy.

Trong “Đại Việt sử ký toàn thi” do sử thần Ngô Sĩ Liên biên

soạn khi bình luận về tam cương, ngũ thường và dao tu, té, trị, bình

của các triều đại phong kiến, ông đã viết: “Thần nghe: “Ngu dién làsách sử của nhà Ngu, từ khi Không Tử sửa sách Thượng thư để làmđiển mô thi đạo tu, té, trị , bình” của dé vương ngày càng rõ Xuân

Thu là sách sử của nước Lỗ, từ khi Không Tử làm kinh Xuân Thu

để định khen chê thì quyền điền, lễ, mệnh, thảo”! của thiên tử càng

tôn Cho nên các đế vương thánh minh trị thiên hạ, có chí ở tráchnhiệm làm vua, làm thầy, không thể không nghiên cứu học vấn của

dé vương, mà có chí nghiên cứu hoc van của dé vương thì khôngthé không biết rõ sự lý đời xưa, đời nay Xem như thé thi các sách

sử làm ra cốt để làm rùa bói, làm gương soi cho vua các đời là bởi

ý ấy Thân nghe sách Chu Dịch nói rằng: “Có trời đất rồi sau mới

ˆ° Tu, tế, trị, bình: tu thân, té gia, trị quốc, bình thiên hạ.

?! Điển, lễ, mệnh, thảo: Điển chương, lễ chế, mệnh lệnh, đánh dep.

Trang 18

Chương L Tổ chúc và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

có môn vật, có muôn vật rồi sau mới có vợ chồng, CÓ VỢ chồng rồi

sau nới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi Đạo cươngthườig bởi day mà đặt vậy Sách Đại học nói rang: “Lòng có chínhthì sai minh mới sửa được, mình có sửa thi sau mới té được, nhà có

té thì sau nước mới tri được, nước có tri thì sau thiên ha mới bìnhđược” Đạo trị bình bởi thé mà thi hành được Xem thé thì đạo trờiđất không thể ngoài cương thường mà dựng quy tắc, thì đạo của để vươn; há có thé ngoài cương thường ma làm chính trị được sao "22,

Bình luận về nhà Đinh, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Đinh Tiên

Hoàn; nhân khi nhà Ngô loạn lạc, mất nước, dẹp được 12 sứ quân,trời cho, người theo, nhất thống bờ cõi, dùng bon Dinh Điền,Nguyễn Bac, Lưu Cơ, Trinh Tú làm người phù tá, sáng chế triềunghỉ, định lập quân đội, vua chính thống của nước ta bắt đầu từ

đây ké về mặt đẹp giặc, phá địch thì công to lam; nhưng tôn miéu

chưa dựng, nhà học chưa xây, đặt vac nuôi hỗ dé làm đồ dùng hìnhngục; biếu tê, dang voi, chỉ vat va vé céng dang; lễ, nhac, hình,chính không sửa sang: giữ cửa canh đêm không can thận; rốt cụcchính mình bị giết, nước bị nguy, vạ lây đến con, đó là không có

mưu phòng giữ từ khi việc còn bé nhỏ, ngăn ngừa từ khi việc mới

chớm ra Thiếu Dé tuổi còn thơ ấu, nỗi giữ cơ nghiệp khó khăn,nước nhà nhiều nạn, xã tắc lâm nguy, lại thêm giặc Chiêm quấynhiễu phía Nam, quân Tống xâm lăng phía Bắc, quyền thần nắmviệc nước, người trong nước lia lòng, nhà Dinh mat ngôi vua là vì không có sách lược để giữ nước, trị dân vậy Nhà Đinh dấy lên, tuy

72 Đại Việt sứ ký toàn thư - Theo bản khắc năm chính hoà thứ 18 (1697), tập 1,

Nxb Khoa học xã hội 1998, tr.118 (sau đây gọi tat là Đại Việt sử ký toàn thư).

Trang 19

Tô chức va kiêm soát quyên lực nhà nước

do số trời, nhưng đến lúc suy là do tam cương không chính Tiên

Hoàng bỏ con đích, lập con nhỏ mà ân tình cha con trái lia; lập năm

hoàng hậu ngang nhau mà tình nghĩa vợ chồng rỗi loạn, yêu dùng

Đỗ Thích để thành hoạ cướp ngôi, giết vua, mà đạo vua tôi khôngcòn Thế thì họ Dinh day lên là do ở Tiên Hoàng, mất đi cũng là do

Tiên Hoàng không phải là do mệnh trời không giúp mà là do mưu

+ ` * ^ ` 23

của người không ra gì”.

Trong một đoạn văn súc tích trên đây, nhà sử học xuất sắcNgô Sĩ Liên đã đánh giá rất xác đáng công trạng và những hạn chế

của ông vua chính thống đầu tiên của nước ta Triều đại nhà Dinhsụp đồ theo Ngô Sĩ Liên là do tam cương không chính Về quan hệ

vua tôi (quân than) thì do Dinh Tiên Hoàng quá tin dùng Dé Thich

để thành hoạ cướp ngôi, giết vua, về quan hệ cha con (phụ tử) thì

đo bỏ con đích, lập con thứ mà đạo hiểu để không còn, về quan hệ

vợ chồng (phu phụ) thi do lập năm hoàng hậu mà tình nghĩa vợchồng rối loạn

Về triều Tiền Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên bình luận: “Lê Đại Hànhcầm quyền (tướng quân) 10 đạo, giữ chức nhiếp chính, vua bé nướcnguy, nhân thời chịu mệnh, giết vua Chiêm Thành để rửa cái nhục

sứ thần bị bắt, phá quân Triệu Tống, làm nhụt cái mưu xâm lăng Cày ruộng tịch điền ở Long Đọi, mời người xử sĩ ở Tượng Sơn,kén dùng hiển tài, dựng mở trường học có mưu lược to lớn của bậc

dé vương Nhung làm lắm việc thé mộc, lấy vàng ngọc trang sứccung lầu, gây nhiều việc can qua, coi nhân dân không bang cỏ rác,

3 Đại Việt sử ky toàn thư, tập I, tr 122.

Trang 20

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

dẫu muốn không suy, có thể được không? Trung Tông vâng di

chiếu của Đại Hành, vào nối ngôi vua, tha tội tranh cướp ngôi vua

cho em cùng mẹ nhưng chính lệnh quá nhu nhược Ngoạ Triêu

không đáng ngôi vua, giết anh, ngược dân, dùng hình băng lửa đốt,

dao cưa, làm ngục ở ngọn cây, chuông nước, mê đắm nữ sắc,thương tổn sinh linh, dẫu muốn không mt, có thé được không? Labởi Đại Hành dấy lên tuy do lòng dân chúng, kịp đến khi mất cũng

do tam cương không chính Dai Hành phế con Dinh Hoàng, giánglam Vệ Vương thé là không có nghĩa vua tôi, sinh được chin contrai mà không sớm lập thái tử, thé là không có ân cha con Lập đếnnăm Hoàng hậu mà lại gian dâm với bê trên là Dinh Hậu, thé là

không có đạo vợ chồng: chỉ biết có lòng dục mà không tình nghĩa,

chỉ biết có mình mà không biết có con, thích giết chết mà không

thích làm sống, thích hình phạt mà không thích ân đức, mình chết

thì nước cũng bị diệt theo là do chứa chất điều bất nhân vậy”?!,

Về các ông vua triều Lý, cũng theo các chuẩn mực của Nhogiáo, sử thần Ngô Sĩ Liên đã bình luận khen chê khá rành mạch:

“Lý Thái Tổ ứng mệnh trời, thuận lòng người, thừa thời mở vận; có

đại độ khoan nhân, có quy mô xa rộng, dời đô định vạc, kính trời

yêu dân, tô ruộng có lệnh tha, phú dịch có mức độ Bắc Nam thông

hiếu, thiên hạ bình yên Song, thánh học chăng nghe, nho phong

chưa thịnh, tăng ni chiếm nửa dân gian, chùa chiền dựng day thiên

hạ, không phải là đạo sáng nghiệp, truyền dòng vậy Thái Tông trí

dũng gồm hai, đánh đâu, được đấy; có đức hiểu hữu, học tập lễ

? Đại Việt sử kỷ toàn thư, tap I, tr.123.

Trang 21

id ` tA Ca a ` Lự

Tổ chức và kiếm soát quyền lực nhà nước

nhạc, dẹp giặc, bình man, cay tịch điền”, khuyến việc nông, thân

oan có chuông, hình chế có luật, là một bậc vua giỏi giữ nền nếp

vậy Song, say thơ, kệ đạo Phật ở chùa Tiên Du, mê điệu hát Tây Thiên (của nước Chiêm Thanh) không phải là đạo nuôi dân trị

nước Thánh Tông thương dân, trọng nông, vỗ người xa, yêu người

gần, đặt khoa bác học, trọng lệnh dưỡng liêm, đặt quan Bí các, làm

đường Minh Luân, sửa sang việc văn, chuẩn bị việc võ trong nước

đều yên tĩnh, là bậc vua hiền nối đức vậy Song, nhọc sức dân để

xây tháp Báo Thiên, phí của dân để dựng cung Dâm Đàm, đó làchỗ kém Nhân Tông tính trời nhân hiếu, có tiếng đức tốt, trọng kén

danh thần, đặt khoa thi tiến sĩ, có quan hầu Kinh diên”, xuốngchiếu mở đường nói, cầu người hiền, nghe lời can, nhẹ thuế khoá, it

phu dịch, cho nên thân được hưởng thái bình, dân trở nên giàu

thịnh, đáng gọi là bậc vua giỏi nối đời thái bình vậy Song, LãmSơn mở tiệc để mẫu hậu dạo chơi, Quy Điền đúc chuông cho bọn

tăng ni lừa phinh, đó là chỗ kém Thần Tông sửa sang chính sự,

nhậm dụng hiển năng, đặt khoa Hoành từ””, định lệnh binh nông,

kê về chính trị thé là siêng năng Song, quá thích điềm lành, sungthượng đạo Phật, thắng giặc cũng quy công cho Phật, dâng hươucũng lạm tước quan Sao mà ngu thế? Anh Tông đặt ra trườnggiảng võ dé nghiêm võ bị, làm miéu Không Tử dé chắn văn phong,cày ruộng tịch điền, lập đàn Nam Giao, kể mặt chính trị cũng hiểu

“ Hàng năm vào đầu mùa xuân, nha vua làm lễ cày tịch điền, vua tự mình cày

ruộng vài đường dé khuyến khích nông dân cày cấy.

7° Một chức quan đặc biệt chuyên giảng sách cho vua nghe.

? Một hình thức thi chọn người tài Xem thêm: “7 điền quan chức Việt Nam”.

của Đỗ Văn Ninh, Nxb Thanh niên 2006, tr.384.

Trang 22

Chương I Tổ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

rõ day Song, không phân biệt được kẻ gian tà, không công minhtrong việc thưởng phạt, yêu dùng kẻ gian than mà sinh ra thí tệ

đoán mò, tin dùng đạo Phật, đạo Lão mà đặt khoa Tăng đạo”Ÿ, sao

mà u ám thé? Cao Tông buổi đầu chuyên dùng các hiền thần là TôHiến Thành, Lý Kính Tu cùng lo chính trị, chân ban có lệnh, câuhiển có chiếu, cho nên từ năm Thiên Tư Gia Thụy về trước, chính

sự còn khả quan Đến năm Thiên Gia Bảo Huu về sau, thổ mộc tủa

dày như lông nhím, giặc cướp nổi như ong, mà triệu chứng mắt

nước đã manh nha từ đây Huệ Tông say dim hoang dâm, giao

chính sự cho quyền thần Tô Trung Từ, Trần Tự Khánh”, vua yếu,

tôi mạnh, trời oán người giận, chính lệnh bạo ngược, hình phạt

phiền hà, dân nghèo, giặc nỗi mà cái điềm mắt nước đã quyết định

từ đấy Hơn nữa, Chiêu Hoang là vua nữ, gánh vác không kham, ho

Trần nhân đó mà dời ngôi nhà Lý đáng tiếc biết bao”””

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà Lý đã có những chính

sách được lòng dân như dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội

nay) là “có quy mô xa rộng”, áp dụng hình phạt khoan dung là “có

đại độ khoan nhân”, giảm các hình thức thuế má cho dân là “tôruộng có lệnh tha, phú dịch có mức độ”, có lễ cày tịch điền để độngviên nông dân cày cấy; đặt khoa thi tiến sĩ dé chon nhân tai; cóchiếu cầu hiển tài ra giúp nước, đặt tháp chuông để dân đến kêuoan và xây dựng hình luật để trừng trị bọn tội phạm: “thân oan có

chuông, hình chế có luật” Nhưng triểu Lý cũng bị phê phán là

78 Chức quan quan lý việc Phật giáo.

?* Trần Tự Khánh là em Trần Thừa, thái uy phụ chính đời Lý Huệ Tông.

°° Đại Việt sử ký toàn thư, tap I, tr 124.

Trang 23

x + ` oA r A `

Tô chức và kiếm soát quyền lực nhà nước

“Nho phong chưa thịnh nhưng tăng ni chiếm nửa dân gian, chùa

chiên dựng day thiên hạ”, vì quá sting thượng đạo Phat mà để cho

bọn tăng ni lừa phinh va thắng giặc cũng quy công cho Phật Cácvua cuối triéu Lý như Lý Thần Tông, Lý Cao Tông và Lý HuệTông say đắm tửu sắc, bỏ bê việc triều chính

Về triều đại nhà Trần, sử thần Ngô Sĩ Liên cũng đã có bình luậnkhá chính xác và công minh: “Trần Thái Tông ứng mệnh Trời trao

cho, nhận Chiêu Hoàng nhường ngôi, có đức nhân hậu, có tính giản dị

chắc chắn, đánh giặc yên dân, mở khoa thi lẫy người giỏi Té tướngthì chọn người tôn thất hiền năng, triều điển thì định ra lễ nghỉ hìnhluật, chế độ nhà Trần do đó hưng thịnh Song chỗn buồng the kém

đức, theo thói dâm hôn của Đường Thái Tông Thánh Tông có lòng

nhân thứ, có đức hiếu dé, yêu người thân, hoà trong họ, tôn ngườihiền, trọng đạo đức, hầu kinh diên thì chọn người hiền lương, giúpthái tử thì chọn người đức hạnh, cơ nghiệp nhà Trần do đó mà bền

vững Song, đạo Phat dim lòng, cùng một tệ tập như Luong Vũ Dé.Nhân Tông được tinh anh của thánh hiền, có tướng mao của thần tiên,

thể chất hồn hậu hoàn toàn, nhân từ hoà nhã giản dị Xuống chiếuchan cap người nghèo mà lòng người có kết, chon tướng chống cu

nhung địch mà giặc Nguyên dep yên; sự nghiệp trùng hưng, rực rỡ

- thiên cỗ, đủ làm một bậc vua hiển của nhà Trần Song, vui lòng nhà

Phật mà dựng am Thiên Kiện, cấp nuôi tăng ni mà đúc vac Phổ Minh,không phải là trị đạo của đế vương Anh Tông định cấp bậc triều ban

của văn võ, đặt quy thức khoa cử của sĩ nhân; khi đại hạn thì soát ngục

tha tù, năm đói to thì cho vay, phát chân; trị đạo lấy nuôi dân làm kíp,chính sự lấy phong hiến làm đầu; văn vật chế độ một phen đôi mới,

Trang 24

Chương I Tổ chức và kiểm soát quyền lực trong nhà nước phong kiến

cũng đủ làm một bậc vua giỏi triều Tran Song theo bọn sa môn ở núi

Yên Tử, làm nhọc sức dân xây gác Anh Vân, không phải là độ lượng

của để vương Minh Tông tính trời khiêm hoà, nhận ngôi của AnhTông nhường dé tâm vào thú hàn mặc, phóng but trong tập Thuy vân,

có thơ khen người hiên, có bai ran uống rượu, dường như cũng đángkhen Song, quan chế phiên nhũng, hình phạt nhiêu oan, nhẹ da tinmưu gian của Khắc Chung đến nỗi Quốc Chan phải chết Hiến Tông

tư trời anh tuệ, vận nỗi thái bình, soạn ngự thư có tập, dạy hoàng tử có

thơ, định lệnh học sĩ theo châu, đặt quan trước tác điền nhã, đắp đê đá

dé phòng nước lụt tràn, lập kho thóc dé chan dân phiêu tán, cũng đáng

khen vậy Song, rong chơi núi Cam Lộ, chăm chút Phật Quỳnh Lâm,

hàng ngày cờ bạc làm vui, luôn năm tai dị mà không biết, há chăngphải là luy cho người thân mình ư? Du Tông tính rất thông mẫn, học

van cao minh, sửa sang văn vũ, tứ di phục chau Vào thời Thiệu

Phong Đại Trị, chính sự đều được ban hành, đường như có phần khảthủ Song, về sau do tin dùng Trâu Canh làm điều loạn luân, mở sòngđánh bạc, hoang chơi vô độ, đói kém xảy luôn, cơ nghiệp nhà Trần từ

đấy suy dan Nghệ Tông dep yên nạn trong, khôi phục ngôi cũ, có

lòng thực kính trời yêu dân, có quy mô giữ nước mưu trị, thi lầy ngườigiỏi ở núi Tiên Du, làm tập Dư hạ ở cung Bảo Hoà, định chế độ lẽnghỉ trong triều, bỏ mệnh lệnh cắt lay đất bãi, quy mô công liệt, rực rỡ

đất trời Song, đức cung kiệm có thừa ma tài cương đoán không đủ.Ngoài thì giặc Chiêm lan bức Kinh kỳ, trong thì nghịch Hồ dòm ngóngôi báu, cơ nghiệp nhà Trần do day mà mat’?!

” Dai Việt sur ký toàn thư, tap I, tr 125.

Trang 25

TỔ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

“Duệ Tông mới được nhường ngôi lưu tâm lo trị, chọn

tướng, rèn quân, mở khoa thủ sĩ, soạn bai dé châm, làm sách

hoàng huấn, dường như cũng chịu khó làm Song, tin dùng ngoại

thích, khởi mối cho gian thần tiếm ngôi, gạt lời so nói thăng của

Lê Tích, nghe lời tâu gian trá của Tử Bình, thân đi đánh Chiêm

Thành, khinh suất vào động Y Mang, liều quân chuốc va, đến

nỗi bỏ mình Giản Hoàng lại càng non trẻ, giữ đức không

thường, đem của báu chôn giấu ở núi Thiên Kiện, ban cờ kiếm

hậu tứ cho Quý Ly, chống giặc không mưu mô, uy lệnh không

chan tác, rốt cuộc kẻ mặc áo bồ hoàng (Hồ Quý Ly) đắc chí màthan bị cằm tù ở chùa Tư Phúc Thuận Tông theo lệnh của quyênthần, ngồi giữ ngôi không, công việc ở Kim Âu chưa xong, yếntiệc ở Thạch Thành đương nồng mà các công hau bị giết TranNguyên Đán về ở ấn ở núi Chí Linh khiến cho tên đỏ mỏ (HồQuý Ly) hoành hành, sau rồi bức hại vua ở Ngọc Thanh Quán

(Thuận Tông bị ép xuất gia theo Đạo giáo ở quán Ngọc Thanh,thôn Đạm Thuỷ, huyện Đông Triều Rồi Hồ Quý Ly sai PhạmKhả Vĩnh đến giết chết”) Thiếu Dé đang tuổi ấu thơ, quyền phế

lập đều do ở miệng Hồ Quy Ly, ngôi nhà Trần phải mat”

Bình luận một cách tổng quát về nhà Trần, “Đại Việt sử kýtoàn thư” viết: “Nhà Trần cả thảy gồm có 12 đời vua, hưởng nướchơn 170 năm Các vua đáng khen là Thái Tông có lượng dé vương:

Thánh Tông có đức nhân hậu; Nhân Tông có công trùng hưng; Anh

Tông có lòng đại hiếu; Minh Tông có thể chế văn trị, Nghệ Tông

** Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, tr 126.

3 Đại Việt sứ kỷ toàn thư, tap I, tr 126.

Trang 26

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyên lực trong nha nước phong kiến

có công khôi phục Song, Huệ Tông (nhà Lý) bị giết chăng còn đạovua tôi, người có nhân không ai làm thé; lấy Linh Từ” làm vợ là

trải đạo vợ chong, người có nghĩa không ai lam thế; đường đường

một vị thiên tử mà làm thiền sư Trúc Lâm, người trí không ai làmthé; đoan trang con gái nhà vua ma ga làm vợ cho Chiêm Thanh,người có lễ không ai làm thé Bé tôi ở triều thì có Nhật Duật lậpcông ở cửa Hàm Tử, Quốc Tuấn thăng trận ở sông Bạch Đăng,

cũng suýt soát với tiếng tốt của Quách Phần Dương, Khấu Lai

Công” cố nhiên đáng khen Đến những người hiền như Trần

Quang Khải, Phùng Tá Chu, Trần Nguyên Đán, Phạm Ngũ Lão,

Doan Nhữ Hai, Truong Hán Siêu, Định Củng Viên, Pham Su

Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Bá Quát mà vua đương thời hoặc

có khi không dùng, cho nên chính trị không bang thời cổ là phải

Ngoài ra như Trần Khắc Chung gian tà, Trần Khánh Dư tham bi thì

có kế lam gi’?

Phân tích nguyên nhân sụp đồ của các triều đại Lý, Trần, “ĐạiViệt sử ký toàn the” cho răng, ngoài việc không tuân thủ đạo cương

thường còn có nguyên nhân là quá mê tin di đoan, qua tin vào sức

mạnh của thần phật: “Đại để nhà Lý, nhà Trần mat nước, tuy do ở

cương thường rối loạn nhưng cũng bởi ở mê hoặc di đoan: phát tiền

kho dé làm tượng Phật, xuất đồng kho dé đúc chuông lớn, đem giấy

*“ Linh Từ là vợ của Trần Thủ Độ nhưng trước đó từng là vợ của vua Lý Huệ

Tông và là chị em họ với Trần Thủ Độ.

° Theo Dai Việt sử ký toàn thư thì Quách Phần Dương tức Quách Tử Nghi danh

tướng thời Đường, Khẩu Lai Công tức Khấu Chuẩn danh tướng đời Tống.

°° Dai Việt sử kỷ toàn thư, tap I, tr 127.

Trang 27

a r ` oA + A `

Tô chức và kiểm soát quyén lực nhà nước

kho để viết kinh phật Nhà Ly thờ Phật rất kính, thé mà con cháunhà Lý bị giết bởi một tay Trần Thủ Độ mà Phật chăng cứu nỗi Là

thiên tử mà làm đại sĩ, là phi tần mà làm khâu ni, là vương chúa mà

làm tăng chúng, nhà Trần thờ Phật hết lòng thế mà tôn thất nhà

Trần bị giết ở tay gian trá của Hồ Quý Ly, Phật cũng chăng độ

được Thế thì việc thờ Phật có ích gì không??””

Bình luận về công lao của Lê Lợi, Nguyễn Trãi triều Lêtrong cuộc kháng chiến chống giặc Minh cứu nước, “Đại Việt sử

ký toàn thư” viết: “Quốc triều Thái tổ Cao hoàng dé tư chất, trídũng như Thành Thang nhà An, day quân nhân nghĩa như Vũ

Vuong nhà Chu, thu dùng hao kiệt, quét sạch khí tà, tuy tướng

nhà Minh dữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, đều thua

trận xé thây, giảo quyệt như lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, cùng kế

cũng chịu trói Loạn lạc hon hai chục năm, một sớm đẹp yén,

non song nhờ đấy đổi mới, đất nước nhờ đấy bình yên, là bởiThái Tổ Cao hoàng dé tri dũng khoan nhân, vua tôi hợp lòngcùng dạ mà được như vậy Hãy xem Thái Tổ Thần Vũ khônggiết người, ấy là lòng của trời đất; mảy may không phạm của dân

đó là lượng của trời đất; thu nuôi lưu dân các lộ, ấy là lòng nhâncủa trời đất; tha về mười vạn hàng binh, đấy là đức của trời đất

Có lệnh tiến cử người hiền, ấy là Thành Thang chọn người hiềnkhông hạn phương nao, có chiếu dụ bảo kẻ hàng, tức như ThanhThang lay khoan nhân thay cho bạo ngược Binh nông có phép,tức như tám việc chính sự của Vũ Vương lấy nghề nông làm

** Đại Việt sử ký toàn thư, tap I, tr 127.

Trang 28

Chương I TỔ chúc và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

chính; chăn dân có lệ, ấy là Vũ Vương vỗ yên bốn phương Dụquân chính 10 điều, giảng giải nghĩa vua tôi, giáo hoá ban 6 điều

tỏ rõ luân thường phụ tử Thận trọng hình phạt là cần thủ chữ tín

của hiệu lệnh, kết hiếu nước Minh là giữ lễ bang giao với láng

giéng Còn như dựng Thái miéu dé thờ tiên tổ, lập học hiệu dé

sáng nhân luân “Binh Ngô đại cdo” không câu nao không là lời

nhân nghĩa, trung tín; “Lam Sơn thực luc” không chỗ nào là

không đạo tu, tê, trị, bình Bình định được trời đất của Đại Việt,đặt vững được xã tắc của Hoàng triều; các đời Triệu, Dinh, Lý,Trần làm sao sánh kịp Thế mới biết, để vương là nghiệp lớn,

cương thường là đạo chính Cương thường lập thì nghiệp lớn

của dé vương mới thành, nhân nghĩa tỏ thì ngôi báu của thiên hạ

phong kiến Việt Nam

Ở các nước phương Tây, mặc dù không có Nho giáo tuy nhiên

với mô hình chính thể phổ biến là quân chủ chuyên chế thì học

thuyết cai trị phù hợp nhất vẫn là tôn quân quyền mặc dù có nhiều

khác biệt so với các nước phương Đông Theo các nhà lý luận

phương Tây, nhất là các nhà lý luận của giáo hội như là Saint

Thomas d'Aquin thì nguồn gốc chủ quyền của các vị quốc vương của

8 Đại Việt sứ ký toàn thư, tap I, tr 129.

Trang 29

TỔ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

Pháp cũng như các nước châu Âu khác là str mạng thiêng liêng màThượng dé trao cho họ Các vị hoàng dé là người đại diện củaThượng dé, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Thượng đế Nhiệm vucủa các vị Hoàng đề không chỉ là trị nước mà còn phụng sự Thượng

đề và vì thế mà gắn liền với nhiệm vụ của giáo hội Theo Nho giáo,nhiệm vụ của Hoàng dé chỉ là trị nước, chứ không phục vụ một tôngiáo nào cả Đây chính là điểm khác biệt giữa các học thuyết dé caovương quyền của phương Đông và phương Tây Ở các nước phươngTây, quan niệm phổ biến là ngôi vua chỉ được chính thức thừa nhận

khi được đăng quang tại giáo đường Vi dụ, ở Pháp, các vua Pháp

chi coi như chính thức lên ngôi khi lễ đăng quang được cử hành tại

giáo đường Reims Trong lễ đó, vị Tổng giám mục thành Reimsđóng một vai trò chính yếu vì chính vị Tổng giám mục ban phéplành, đội mũ miện cho vị Tân Vương và tuyên bố là vị Tân Vương từ

giờ phút đó sẽ nhận sứ mệnh từ Thượng dé, thay quyền Thuong dé

dé trị nước ”” Qua nghi thức đăng quang, ta có thé thay rõ ảnh hưởng

của giáo hội đối với việc thiết lập và bảo vệ ngai vàng của Hoàng dé

Theo thông lệ, Tổng giám mục thành Reims chi có thé làm chủ lễ

đăng quang của Hoàng dé nước Pháp khi có sự đồng ý của GiáoHoàng La Mã Nếu không có sự đồng ý của Giáo Hoàng La Mã, lễđăng quang sẽ không thể tiến hành được Điều đó cũng có nghĩa làchức vụ nguyên thủ quốc gia chưa thé thiết lập được Không những

đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập người kế vị ngai vàng,

giáo hội Thiên Chúa giáo còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình

” Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Nxb Tủ sách đại học, Sài Gòn 1973,

tr 59 (sau đây gọi tat là Pháp ché sử Việt Nam).

Trang 30

Chương I Tô chức và kiêm soát quyén lực trong nhà nước phong kien

cai trị của nhà vua Nhà vua không thé thực hiện một hành vi nào đó

trái với giáo lý của giáo hội” Ở Pháp trong nhiều thé kỷ, Thiên

Chúa giáo được coi là Quốc giao, mãi tới năm 1905 mới có một dao

luật tách biệt han Giáo hội ra khỏi nha nước Khi Thiên Chúa £140

được coi là quốc giáo thì nhà nước thường mở mang các giáo đường,

các giáo sĩ được kính trọng, nhà vua che chở, bảo vệ giáo dân.

II MÔ HÌNH PHAN CÔNG, PHOI HỢP VÀ GIÁM SATQUYEN LỰC TRONG NHÀ NƯỚC PHONG KIÊN

A k + ` , ^ A ` F4

1 Quyền lực tôi cao của nhà nước thuộc về Hoàng đề

Trong các nhà nước phong kiến, nguyên tắc tổ chức quyền lực

nhà nước đầu tiên được khăng định là quyền lực tối cao thuộc về

Hoàng dé Trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam, ta có thể

thấy rõ nguyên tắc này được khăng định trong bản Tuyên ngôn độc

lập đầu tiên của nước Việt Nam do Lý Thường Kiệt, vị anh hùng

dân tộc chống giặc Tống thời kỳ nhà Lý viết:

“Nam quốc sơn hà Nam dé cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ dang hành khan thủ bại hư”

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

*° Pháp chế sit Việt Nam, tr 59.

Trang 31

Lá a a Lễ a bl

Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

Việc khẳng định sông núi nước Nam thuộc về vua nước Namthể hiện ý chí độc lập, chủ quyền của quốc gia Đại Việt đồng thời

cũng thể hiện rõ ràng quan điểm của nhà nước và xã hội phong

kiến về quyền lực tối cao thuộc về Hoàng dé

Trong các nhà nước phong kiến, nhà vua năm các quyền

quan trọng nhất của nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp Về

mặt lập pháp, nhà vua là người có quyển tối cao trong việc ban

hành pháp luật Các văn bản pháp luật do các cơ quan hay cá

nhân có thâm quyền ban hành nếu trái với các bộ luật, sắc lệnh,

chiếu, chỉ do vua ban hành đều có thể bị bãi bỏ Nhà vua là

người có quyền hành pháp tối cao, có quyền bố nhiệm, miễnnhiệm, bãi nhiệm bất cứ quan chức nào trong bộ máy nhà nước

Nhà vua cũng nắm cả quyên tư pháp tối cao vì việc xét xử các vụ

án quan trọng nhất thuộc quyền của nhà vua đồng thời nhà vua

cũng là người có quyền phúc thẩm tối cao các vụ án do các cơquan bên dưới xét xử Ở Việt Nam và một số nước khác, nhà vuacòn năm cả giáo quyền tối cao Nhà vua là vị giáo chủ cao nhất

trong nước, vì chỉ có nhà vua và các quan lại được vua uỷ quyên

mới có quyền làm lễ tế trời, còn nhân dan chỉ được thờ cúng tổtiên Chỉ có nhà vua mới có quyền phong sắc cho bách thân,

có quyền khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hoặc phá

huý dén thờ Vì quyên tế trời là một đặc quyền của nhà vua nên

Trang 32

Chương I Tổ chúc và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

trong lễ tế trời hàng năm (gọi là tế Nam Giao) ngôi chủ lễ baogiờ cũng là Hoàng đế” Ở Việt Nam và một số nước khác, nhàvua còn có các đặc quyền hay có sách còn gọi đó là các “ưu

quyền””?, Đó là tên họ của vua, cũng như danh tính của cha mẹ,

tô tiên nhà vua, nhân dân không ai được nói tới, nhắc tới trong

các giấy tờ công hay tư Nếu viết đến tên của Vua hay tổ tôngcủa Vua thì phải biến tấu sang một từ khác Ví dụ, nghề trồnghoa gọi là nghề trồng bông, hoa hồng gọi là hoa hường Người

nào không phục tùng quy định trên đây gọi là phạm huý Thí

sinh phạm huý thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà hạ điểm hoặc

đánh trượt Phàm cái gì thuộc về nhà vua thỉ mỗi khi nói tới, viếttới đều phải kèm theo tiếng thánh, long hay ngọc để tỏ ý tônkính Chăng hạn, ý muốn của nhà vua gọi là thánh ý, mệnh lệnhcủa nhà vua gọi là thánh chỉ, khuôn mặt của vua gọi là long

nhan, ấn tín của nhà vua gọi là ngọc tỷ, nơi vua ở gọi là cung

cấm Chỉ có riêng cung điện nhà vua mới được xây hai tầng hoặc

xây theo chữ “công” hoặc chữ “môn”, chỉ có nhà vua mới được

mặc quần áo màu vàng, khi vua ra ngoài đường nhân dân đềuphải trốn, nhà phải đóng cửa Nếu gặp nhà vua trên đường, nhândân phải phủ phục hai bên vệ đường Những kẻ vi phạm đềuchiều theo pháp luật mà trừng trị

Các ưu quyên dành riêng cho nhà vua hoặc cho hoàng gia suycho cùng là để độc tôn vị trí của Hoàng để trong thiên hạ, làm chongười dân phải kính né mà phục tùng mệnh lệnh của nhà vua

*' Pháp chế sue Việt Nam, tr 52.

42 Pháp chế su Việt Nam, tr 52.

Trang 33

Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

2 Sự hạn chế quyên lực của Hoàng dé

Trong các nhà nước quân chủ chuyên chế quyền lực của nhà

vua thường được quan niệm là vô hạn Các nhà lý luận thường lẫy

câu nói của vua Luis XIV của Pháp làm minh chứng cho sự vô hạn

của quyên lực Hoàng dé: “L’Etat - cest moi!” (Nhà nước chính là

ta đây) Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ càng một số nhà nước phongkiến phương Đông cũng như phương Tây, ta sé thấy quyên lực của

nhà vua cũng bị hạn chế Sau đây là những nguyên nhân làm hạnchế quyền lực của Hoàng dé:

2.1 Quyên lực của Hoàng dé bị hạn chế bởi chính học

thuyết tôn quân quyển ˆ

Học thuyết tôn quân quyền của Nho giáo cho rằng, nhà vua làthiên tử, là người “thế thiên hành đạo, trị quốc an bang” nên luôn luônquan niệm rằng nhà vua muốn cai trị đất nước được lâu dài thì phải

được mệnh Trời mà mệnh Trời lại chiều theo lòng dân, được lòng dânthì được mệnh Trời, mất lòng dân thì mất mệnh Trời nên người làm

vua dù quyên lực trong tay là vô hạn cũng không dám làm điều bạo

ngược trái lòng dân Lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ

độc lập, tự chủ với các triéu đại như Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê,

Nguyễn đều chững tỏ: các vị vua nhân đức là phô biến và thường tự

hạn chế quyền lực của mình theo học thuyết của Nho giáo

2.2 Sự ton tại của các thiết chế can gián Hoàng để khiHoàng để thiếu sáng suốt trong các quyết định của mình

Để can gián Hoàng dé trong các trường hợp cần thiết, để đảm

Trang 34

Chương I Tổ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

bảo sự sử dụng quyên lực của người đứng đầu nhà nước luôn luôn

sáng suốt nhà nước phong kiến đã đặt ra hai chức quan là Tả, Hữu

can gián đại phu Các quan can gián đại phu thường là được lựa

chọn trong số những người đỗ đạt cao, tính tình thăng thắn, cươngtrực, dũng cảm để có thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình

Thời kỳ nhà Trần, quan can gián đại phu là Nguyễn Trung Ngạn,

người mà 16 tuổi đã dự thi Dinh và đỗ Hoàng giáp, 24 tuổi đã làm

quan can gián đại phu, người đã có bài thơ sau:

“Giới Hiên tiên sinh lang miéu khí

Diệu linh dĩ hữu thốn ngưu chíNiên phương thập nhị thái học sinh Tài đăng thập lục sung đình thí

Nhị thập hữu tứ nhập gián quan Nhị thập hữu lục Yên Kinh sứ”

(Giới Hiện tiên tai dang bậc quan cao

Có chí nuốt trâu từ niên thiếu

Tuôi mới 12 vào Thái hoc

Đến năm 16 dự thi Dinh

Hai mươi tư tuổi làm quan gián

% , Ae fa A * 4

Hai mươi sáu tuổi đi sứ Yên Kinh)”

3 Đại Việt sử ký toàn thự, tap Il, tr 111.

Trang 35

Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhờ có chức quan can gián đại phu, lại chọn người có tài cán, trẻ tuôi và dũng cảm nên rõ ràng có thê tham mưu và phản biện tôt

trong các quyết sách của Vua.

2.3 Những công việc quan trọng của Nhà nước Hoàng để

không tự mình giải quyết mà để hội nghị “Công đông” (hoặcĐình nghị) thảo luận và quyết định

Ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù với chế độ quân chủ

chuyên chế nhưng do tập quán truyền thống khi giải quyết các vấn

dé quan trọng của nhà nước, Hoàng dé thường triệu tập các quan laicao cấp họp lại dé bàn việc nước Ở nhiều nước phương Tây, đó là

hội nghị các bô lão, đó là thiết chế Nghị viện trong chế độ quân chủchuyên chế ở nước Anh Do cũng là hội nghị Diên Hồng của nhà

Trân vào thế kỷ XIII, khi quyết định van dé quan trọng nhất củanước Đại Việt lúc bấy giờ là nên đánh hay nên hàng đối với nhàNguyên - kẻ xâm lược đã chinh phục một nửa châu Âu và đất Tốngmênh mang Việc bàn bạc tập thê để giải quyết các công việc quantrọng nhất của đất nước cũng đã được thiết lập một cách thườngxuyên trong thời kỳ nhà Nguyễn, với thiết chế phố biến lúc bấy giờ

là chế độ: “Công đồng” (hoặc Đình nghị) mà bản chất của nó là chế

độ hội nghị hàng tháng của nhà vua với các quan lại cao cấp trong

bộ máy nhà nước để bàn việc nước Các công việc sau khi đã được

bàn bạc, thảo luận ở hội nghị Công đồng, nhà vua thường tôn trọng

quyết định tập thể của hội nghị Công đồng coi đó là quyết địnhcuối cùng và cao nhất

Trang 36

Chương I Tổ chức và kiểm soát quyên lực trong nha nước phong kiến

2.4 Quyên lực của nhà vua bị hạn chế bởi chế độ làng xã

tự trị

Chế độ làn g xã tự trị ở Việt Nam cũng như chế độ chính quyền

địa phương tự quản của một số nước trên thế giới cũng là mộtnguyên nhân quan trọng làm hạn chế quyên lực của Hoàng dé Ở

Việt Nam từ xưa đã có câu ngạn ngữ: “phép vua thua lệ làng” Câu

ngạn ngữ này đã thể hiện một sự thật khách quan đã tôn tại ở cáclàng xã Việt Nam hàng nghìn năm nay - chế độ làng xã tự trị Dongân sách nhà nước eo hẹp mà chế độ lương do vua cấp cho xãquan chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó các xã trưởng đều

do dân làng, dân xã nuôi bang cách cấp cho xã trưởng ruộng déphát canh thu tô hoặc có nơi đến mùa gặt thì người dân trong làng

xã góp cho xã trưởng và đội tuần đính một ít lúa gọi là lúa sương

để nuôi xã trưởng cũng như các chức dịch làng xã Các làng xãViệt Nam không những tự nuôi lấy các xã quan mà còn trực tiếpbầu ra các xã quan Làng xã nào cũng có cơ quan đại diện cho làng

xã do nhân dân làng xã trực tiếp bầu ra gọi là hội đồng Kỳ mục.Hội đồng Kỳ mục ra các nghị quyết để giải quyết công việc chungcủa làng xã Các nghị quyết này được tô chức thực hiện bởi cơ

quan chấp hành của xã do Xã trưởng hoặc Lý trưởng đứng đầu

Giúp việc cho Lý trưởng có Phó lý và có đội Tuần đinh làm nhiệm

vụ bảo vệ an ninh trật tự trong làng xã Bên cạnh pháp luật của nhà

nước, làng xã cũng có thé chế - lệ làng của riêng mình Đó là

Hương ước của làng xã Hương ước do dân làng, dân xã tự xây

dựng nên, nó là tập hợp các quy ước mang tính bắt buộc chung đối

với các thành viên trong làng xã Các quy ước này thường được các

Trang 37

Tổ chức và kiếm soát quyên lực nhà nước

tri huyện đại diện cho chính quyền nhà nước phê chuẩn trước khi

đưa ra thi hành Hương ước được các nhà nghiên cứu pháp luật coi

là một hình thức pháp luật đặc thù bởi cách thức xây dựng và phạm

vi áp dụng của nó Các làng xã Việt Nam không những có cơ quan

đại điện và cơ quan hành chính riêng mà về phương diện tế tự tức

là về phương diện than quyên nó cũng có nơi thờ tự riêng, đó là nơi

thờ thành hoàng - vị thần che chở của làng Thành hoàng có thé là

ông tổ của một nghề phát đạt trong làng, có thé là một người cócông lao với Tổ quốc được nhà nước phong kiến ghi nhận, cũng có

thể là người đầu tiên khai phá đất đai xây dựng nên làng xã này".

2.5 Chế độ thi tuyển quan lại do các Hoàng để đặt ra vàphải tự mình tuân thủ do đó cũng đã làm hạn chế quyên lực

của Hoàng để

Trong chế độ phong kiến Việt Nam cũng như ở Trung Quốc,

việc tuyển chọn đội ngũ quan lại thông thường được tiến hành theo

4 cách thức:

a) Cách thức thứ nhất là tiến cử những người có tài đức Theocách này, các quan tại chức có quyền tiến cử (có quyên giới thiệucho Vua thông qua Thuong thư Bộ Lại những người có tài đức) dé

bổ nhiệm làm quan Những người tiến cử phải chịu trách nhiệm vềngười mình giới thiệu, nếu những người nay sau này vi phạm phápluật hoặc không có năng lực thực hiện công vụ người tiễn cử cũng

có thể bị cách chức hoặc hạ chức

đã Phạm Minh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ, Thành hoàng Việt Nam, Nxb Văn hoa

thông tin, 1997, tr 7.

Trang 38

Chương I Tổ chức và kiểm soát quyền lực trong nhà nước phong kiến

b) Cách thứ hai là theo lệ 4m sinh hoặc lệ âm thụ, theo cách nàycon các quan lại có công với triều đình (thông thường là con các đại

đường quan) được tuyển bé làm quan Tuy nhiên, theo cách thứ hai

này, cũng có sự phân biệt giữa lệ 4m sinh và lệ 4m thụ Theo lệ 4m

sinh, con các quan lại có công cũng phải trải qua một kỳ sát hạch sau

đó mới được bố nhiệm và có thực quyên cai trị Còn theo lệ ấm thụ,

con các quan lại có công được bé nhiệm vào một ngạch quan lại

nhưng chỉ có tính chat hư hàm dé hưởng bồng lộc của triều đình, trên

thực tế các vị quan này không có thực quyên cai trị, theo lệ này các

ứng viên không phải qua một kỳ sát hạch nao cả.

c) Cách thứ ba là gia nhập quan trường bằng cách quyên tiền

Theo cách này tuỳ theo số lần và số lượng tiền quyên được màđược sắp xếp chức quan lớn hay nhỏ

d) Cách thứ tư và cũng là cách phổ biến nhất là thi tuyển quan

lại Qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, những người đỗ đạt sẽ

được sắp xếp giữ các chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước

Lay người đỗ đạt là căn cứ vào kết quả thi cử, không phụ thuộc vào

sang hen, vì vậy theo quy định của luật lệ mà sắp xếp chức vụ, vuakhông chọn người theo ý riêng của mình Cách thức thi cử dé tuyển

chon quan lại cũng là một lý do mà nhà vua bị hạn chế quyền lực

của mình.

3 Các nguyên tắc truyền ngôi Hoang dé

Trong các nhà nước quân chủ chuyên chê của chê độ phong

kiến, quyên lực tôi cao thuộc về Hoàng để, quyền lực của Hoàng dé

Trang 39

a Lư ` ° La A ¬

TỔ chức và kiém soát quyền lực nhà nước

tượng trưng cho quyên lực của quốc gia vì thế nó phải luôn luôn

đảm bảo tính thống nhất và trường tôn Do vậy, việc truyền ngôi

không được tuỳ tiện mà nhất thiết phải theo những nguyên tắc nhất

định Từ phương Đông cho đến phương Tây, trong việc truyền ngôithường áp dụng ba nguyên tắc phổ biến sau đây:

3.1 Nguyên tắc chỉ truyền ngôi cho một người để đảm bảolãnh thổ của quốc gia không bị phân chia (principe

@ indivisibilité)

Theo nguyên tắc này, dù Hoang để có nhiều người con và yêuquý các con như nhau thì khi truyền ngôi cũng chỉ có thể truyềnngôi cho một người, nếu truyền ngôi cho nhiều người lãnh thổ củavương quốc sẽ bị chia nhỏ Do ngôi báu chỉ truyền cho một ngườinên nhiều cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa các hoàng tử

để tranh giành quyền lực đã xảy ra |

3.2 Nguyên tắc trong nam (principe de masculinité)

Theo nguyên tắc nay, khi nhà vua vừa có các hoàng tử va

các công chúa thì ngôi vua được ưu tiên truyền cho hoàng tử.Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, việc truyềnngôi được thực hiện theo nguyên tắc trên đây khá triệt để, chỉ cómột lần duy nhất trong thời kỳ nhà Lý, vua Lý Huệ Tông do_ không có con trai đã truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng

Lý Chiêu Hoàng sau đó đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh(tức là vua Tran Thái Tông) và triều đại nhà Lý cham đứt, triềuđại nhà Tran bat dau

Trang 40

Chương I TỔ chức và kiểm soát quyên lực trong nhà nước phong kiến

3.3 Nguyên tắc trọng trưởng (principe du droit dainesse)Theo nguyên tắc này, ngôi vua được ưu tiên truyền cho con traitrưởng, chỉ khi nào con trưởng khiếm khuyết về trí tuệ, thé chất hoặcđạo đức thì khi đó mới truyền ngôi cho con trai thứ Trong các triều

đại phong kiến Việt Nam, nguyên tắc trọng trưởng được áp dụng mộtcách mém dẻo Thông thường các Hoàng dé đều truyền ngôi cho con

trai trưởng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp do con trưởng khôngxứng đáng được truyền ngôi nên ngai vàng được chuyển cho con thứ

Đó là trường hợp đã xảy ra thời ky nhà Ly, khi vua Ly Anh Tông đã

phế ngôi thái tử của con trưởng là Long Xưởng do tội thông dâm với

cung phi, đưa Long Trát lên làm thái tử và truyền ngôi cho Long Trát(sau này là vua Ly Cao Tông) khi Long Trát mới có 3 tuổi”” Trong

thời kỳ nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Đảm là con thứ của vua Gia Long

đã được truyền ngôi (sau này gọi là vua Minh Mệnh), Nguyễn Phúc

Hồng Nhậm là con thứ của vua Thiệu Trị cũng đã được truyền ngôi

(sau này gọi là vua Tự Đức).

4 Cách thức tô chức, phân công, phối hợp và giám sát

x + ` r +

quyền lực của nhà nước phong kiên

4.1 Vai trò quan trọng của triểu đình trong việc tham muu

cho nhà vua các công việc quan trọng của nhà nước

Có thê coi, triều đình có vai trò quan trọng như Chính phủ

trong nhà nước hiện đại Trong các nhà nước hiện nay, có thể có

Tổng thống trực tiếp đứng đầu Chính phủ như trong chính thể cộng

3 Đại Việt sứ ký toàn thư, tập L, tr 325, 326.

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w