Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định là phải: “Nghiên cứu Xây dựng, bồ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỘI THẢO KHOA HỌC
“NGHỊ QUYET ĐẠI HOI DANG TOAN QUOC LAN THU XI VA CAC NHIEM VU DAT RA
DOI VOI KHOA HOC PHAP LY”
NGAY 29 THANG 11 NAM 2011TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
DON VỊ TÔ CHỨC: KHOA HANH CHÍNH —-NHA NƯỚC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ NỘI.2011
Trang 2` CHUONG TRÌNH HỘI THẢO
“Nghị quyết Dai hội Đảng toàn quốc lan thứ XI và các nhiệm vụ đặt ra đối với
khoa học pháp ly”
Dai học Luật Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011
8h15 - 8h20 PHAT BIEU KHAI MAC HỘI THẢO
Sh20 - 8h27 Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nha nước pháp quyền ở
việt nam, GS TS Dinh Văn Méu
8h27 - 8h34 Nghị quyết Đại hội XI và yêu cầu đặt ra với nguyên tắc quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, PGS.7S Nguyễn Minh Doan
tà
8h34 - 8h41 Đại hội XI với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa việt nam, 7S Nguyễn Mạnh Tường 8h41 - 8h48 Đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản việt nam và vấn đề cấu trúc,
tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay, Ths Nguyễn Thị Hoa 8h48 - 8h55 Nghị quyết Dai hội XI và vấn dé xây dựng, bổ sung các thé chế
và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo các nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, 7% Vii Kim Dung
8h55 - 9h03 Bàn về nhu cầu, phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, PGS 1S Thái Vĩnh Thắng
9h03 - 9h10 _ Nghị quyết Đại hội Dang XI và vấn đề sửa đổi Chế độ kinh tế
trong Hiến pháp 1992, 71s Nguyễn Thị Phương 9h10 - 9h17 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với việc sửa đổi chế định
quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dan trong hiến pháp 1992, Th.s, Đoàn Thi Bạch Liên
9h17 - 9h24 Nghị quyết Đại hội XI với yêu cầu đặt ra đối với việc nghiên
cứa pháp luật bảo đảm thực thi công bằng, công lý cho người
dân, Ths Bui Xuân Phái
Trang 3của Dang cộng sản Việt Nam gop phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, TS Trương Thị Hong Hà
THẢO LUẬN Nghỉ giải laoXây đựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện một đảng cầm
quyền ở Việt Nam hiện nay, TS Dao Ngọc Tỉ uấn
Tăng cường hoạt động lập pháp của quốc hội trong giai đoạn
hiện nay, T5s Phạm Thị Tình
Tiếp tục thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
theo Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị và Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI của Đảng cộng sản việt nam, Ths Nguyễn Văn Thái
- Một số van đề về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI về đây mạnh cải cách tư pháp, GV Nguyễn Sơn Tùng
Đổi mới tổ chức và hoạt động bé trợ tư pháp theo Nghị quyết
Đại hội XI của Dang, Ths Nguyễn Văn Khoa
Nghị quyết Đại hội XI và van đề tổ chức chính quyền địa
phương, GV Nguyễn Mai Thuyên
Một số ý kiên về việc thê chê hóa chủ trương, đường lôi của Đảng phục vụ quan lí nhà nước ở nước ta hiện nay, Cao KimOanh
Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng van bản quy phạm pháp luật theo hướng chú trọng xây dựng bộ luật
ở việt nam hiện nay, Ths Phi Thị Thanh Tỉ yên
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - đối tượng, mục tiêu
quản lý của hệ thống pháp luật Việt Nam, TS Nguyên Tì hi Hiền
Nghị quyết Đại hội XI và yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi
Hiến pháp 1992, TS Vii Đức Khiển
Yêu cầu: và điều kiện đảm bảo vị trí, vai trò của Nhà nước
trong mối quan hệ giữa nhà nước với Đảng cộng sản ở nước
ta hiện nay, PGS.TS, Nguyễn Văn Động
THẢO LUẬN VÀ TỎNG KÉT HỘI THẢO
Trang 4V4
DANH MUC BAI VIET
1 Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyên ở việt nam,
GS TS Dinh Văn Mậu
2 Nghị quyết Đại hội XI và yêu cầu đặt ra với nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ
quan trong việc thực hiện quyên lập pháp, hành pháp va tư pháp, PGS.7%.
Nguyễn Minh Đoan
10
3 Đại hội XI với việc xây dung Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa việt
nam, 7S Nguyễn Mạnh Tường
zo
4 Dai hội lan thứ XI Đảng cộng sản việt nam và vấn đề cau trúc, tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, Ths Nguyễn
Thị Hoa
32
5 Nghị quyết Đại hội XI và van đề xây dựng, bổ sung các thê chế và cơ chế
vận hành cụ thể để đảm bảo các nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, 7S Vii Kim Dung
39
6 Ban vé nhu cau, phạm vi và nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992 theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, PGS TS Thái Vinh
Thắng
47
7 Nghị quyết Đại hội Đăng XI và van dé sửa đổi Chế độ kinh tế trong Hiến
8 Hiến pháp Việt Nam những vấn đề cần sửa đổi, Ths Doan Ti hi Bach Lién 65
9 Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ XI với việc sửa đổi chế định quyền và
nghĩa vu cơ ban của công dân trong hiến pháp 1992, Ths Đoàn Thi Bạch
Liên
77
10.Nghị quyết Đại hội XI với yêu câu đặt ra đối với việc nghiên cứa pháp
luật bảo đảm thực thi công bằng, công lý cho người dân, Ths Bui Xuân
Phái
86
11.Tang cường hoạt động giám sát của Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam góp phan thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
Dang lần thứ XI, TS 7¡ ương Thị Hong Hà
91
Trang 5Việt Nam hiện nay, TS Đào Ngoc Tuân
13 Tang cường hoạt động lập pháp của quốc hội trong giai đoạn hiện nay, 114
Ths Phạm Thị Tình
14 Tiếp tục thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị 125quyết số 49 của Bộ chính trị và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
cộng sản việt nam, Ths Nguyễn Văn Thái
15.Một số van đề về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 136
XI về đây mạnh cải cách tư pháp, GV Nguyễn Sơn Tùng
16.Đôi mới tổ chức va hoạt động bô trợ tư pháp theo Nghị quyết Đại hội XI 141
của Dang, Ths Nguyên Văn Khoa
17.Nghị quyết Đại hội XI và vẫn đề tổ chức chính quyền địa phương, GV | 152
Nguyên Mai Thuyên
18.Một số ý kiến về việc thé chế hóa chủ trương, đường lỗi của Đảng phục 160
vụ quan lí nhà nước ở nước ta hiện nay, Cao Kim Oanh
19 Vẫn đề đối mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy 166
phạm pháp luật theo hướng chú trong xây dựng bộ luật ở việt nam hiện
nay, Ths Phi Thị Thanh Tỉ uyên
20.Nền kinh tê thị trường định hướng XHCN - đôi tượng, mục tiêu quản lý 174 của hệ thống pháp luật Việt Nam, TS Nguyễn Thị Hiền
21.Nghị quyết Đại hội XI và yêu cầu đặt ra đôi với việc sửa đối Hiến pháp Bồ sung
1992, TS Vit Đức Khiển 01
22 Yêu cầu và điều kiện dam bảo vi trí, vai trò của Nhà nước trong mỗi quan Bồ sung
hệ giữa nhà nước với Đảng cộng sản ở nước fa hiện nay, PGS.TS, Nguyên 02Văn Động
23 Quan điêm và định hướng sửa đổi, bd sung hién pháp năm 1992 về Bồ sung03
quyên con người, quyên va nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo
tinh thần Dai hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, PGS TS Nguyễn
Van Động
Trang 6re
KIEM SOÁT QUYEN LUC NHÀ NƯỚC TRONG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM.
GS.TS Dinh Văn Mậu
Học viện Hành chính Quốc gia.Kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay thực chất là việc đánh giá các cơ quan, chức
vụ nhà nước thực hiện quyền lực theo thâm quyền như thế nào so với Hiến pháp và luậtcủa nó Từ kết quả đánh giá Ấy mà tìm ra hướng đi, cách làm đổi mới, cải cách tổ chứcquyền lực nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền có thể kiểm soát được Nhà nướcmuốn gi, làm gi và làm như thế nào và bang cách nào dé kiểm soát nó đã được ban thảo
suốt quá trình tồn tại văn minh nhà nước Tuy nhiên, khi tiếp cận kiểm soát quyền lực nhà nước cần theo lộ trình chung Trước hết là muốn làm; Muốn làm vẫn là ít, mà phải hiểu việc mình làm; Hiểu chưa phải là đủ, mà cần biết làm và có sức lực, vật lực để làm Sau
hết là phải làm thật sự Xem ra nhiều việc lớn, việc nhỏ còn nói nhiều hơn làm, làm nửa
voi.
1 Nhận thức về quyền lực nhà nước cộng hòa dân chủ
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một việc lớn, thậm chí rất hệ trọng Do vậy, phảinhận thức rằng quyền lực là hiện tượng nhân văn xuất hiện trong quan hệ xã hội và việc
kiểm soát quyền lực làm cho xã hội trật tự và tự do được bảo đảm, bảo vệ cũng là mộthành động vì con người.
Quyền lực nhà nước được mặc định gồm 3 quyền năng lập pháp, hành pháp, tư pháp
và dé bao dam, bao vệ tính hợp pháp của nó cần bổ sung hai quyền năng năng sắc phong
và kiểm soát Các nền dân chủ hiến định có nhánh quyền lực lập pháp và nhánh quyền lực
hành pháp, nhưng không có nền dân chủ hiến định nào hiện nay có một nhánh kiểm soát
độc lập Còn công dân được hiến định rằng quyền lực nhà nước thuộc về họ và họ trao
quyền lực đó bằng Hiến pháp, Luật cho bộ máy nhà nước Tuy nhiên, công dân vẫn giữ lại
một số quyền như giám sát, khiếu kiện cơ quan nhà nước và trưng cầu dân ý do nhà nước
tô chức Trong 3 quyền đó, quyền được trưng cầu chưa được thực hiện trong suốt 70 năm
xã hội chủ nghĩa Xô viết và ở các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Tính thiếu độc lập của quyền lực kiểm soát trong phân công quyền lực nhà nước và sự chậm trễ triển khai các quyền kiểm soát quyền lực nhà nước từ công dân đã được hiến định tuỳ thuộc vào việc thực hiện bản chất xã hội và chức năng xã hội của nhà nước Khi bản chất, chức năng xã hội của nhà nước suy giảm thì nhà nước mat dan vai trò và ý nghĩa
của nó trước xã hội.
Trang 7— Tính thống nhất của quyền lực nhà nước không hạn chế tính chế ước quyền lực dé
quyền lực nhà nước không tập trung vào một người hoặc nhóm người
— Phân công, phối hợp 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp có thành công bước đầu,
nhưng chưa chú trọng thiết lập quyền lực độc lập kiểm soát 3 quyền ấy.
— Làm rõ cơ chế phong chức, ban chức (sắc phong) như một quyên trong hệ thống
quyền lực nhà nước.
Không có nhận định đúng về quyền lực và phương thức tô chức thực tiễn quyền lực
nhà nước thì khó có thể kiểm soát được việc thực hiện quyền lực nhằm bảo đảm tính hợp
pháp và hiệu quả xã hội của nhà nước |
2 Phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước
2.1 Kiểm soát quyên lực nhà nước nhằm tạo thế cân bằng quyên năng lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
Phân công các quyền bằng quy định rành mạch chức nang luôn có mục đích ngăn chan
bất kỳ một nhóm quyền lực nào đó giành vượt mức quyền lực Nói cách khác là bằng thể
chế pháp luật để thiết lập sự cân bằng quyền lực, tức là phải giảm từng bước tính tập
quyền cao độ trong quan hệ quyền lực giữa lập pháp, hành phấp, tư pháp ở Trung ương và
triển khai quyền hành pháp xuống các đơn vị hành chính - lãnh thổ (các cấp tỉnh, huyện,
xã).
Để kiểm soát có hiệu quả theo nội dung của tiên đề trên cần làm rõ những van dé cơ
bản nhất của sự phân công quyền lực nhà nước.
Trước hết, quan niệm đứt khoát rằng tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp xã đến trung
ương đều là những tổ chức mang quyền lực nhà nước Nếu ta thừa nhận quan niệm này thì
sự phân công ở trung ương khi phân 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp thì
các cơ quan Quốc hội, Chính phủ - Bộ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao đều mang
quyền lực nhà nước được Hiến pháp và luật tô chức quy định theo thế cân bằng, không thê
có quan niệm "Co quan quyền lực nhà nước cao nhất" và “moi quyền lực nhà nước đều
tập trung vào quyền lực cao nhất đó” Điều này được giải thích theo lý thuyết phân chia,
phân công quyền lực đã thừa nhận rằng hành pháp (thi hanh lụât) có quan hệ cấp trên, cấp
đưới trong thực hiện quyền lực và hệ thống hành phap sẽ có cơ quan hành chính nước cao
nhất so với những cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới được phân cấp thâm quyền theo
pháp luật.
Mee:
Trang 8Cy
Thứ hai, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải chế ước lẫn nhau dé bảo dam sự
cân bằng Tất cả các chế ước phải được ghi nhận trong Hiến pháp bang các quy định rành
mạch các quyền năng (thẩm quyền) và quyền đình chi, bãi bỏ và kháng nghị đồng thời với
quyền phủ quyết và phán xét
Lập pháp có thẩm quyền gì đối với hành pháp khi ở đó có sự vi hiến và vi luật? Thí dụ như bỏ phiếu tín nhiệm đối với thành viên chính phủ do lập pháp phê chuẩn v.v Yêu cầu
tư pháp thực hiện bảo hiến khi có sự vi phạm từ phía hành pháp v.v
Hành pháp làm gì khi cho rằng các văn bản lập pháp vi hiến hoặc thiếu tính kháchquan Có thê bằng quyền phủ quyết Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quyềntrình dự luật trước Quốc hội dé thay thế những đạo luật vi hiến hoặc cần phải sửa đối cho
phù hợp với thực tiễn.
Quyền tư pháp quan hệ thế nào với lập pháp để thực hiện quyền bảo vệ tính hợp hiến
của các luật, quyết định của lập pháp Rõ ràng cần có cơ chế bảo hiến Đối với hành pháp,quyền tư pháp có khả năng phán quyết định hay hành vi hành chính vi phạm pháp luật làm
thiệt hại đến tự do, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và trong quá trình tố
tung này có thé đề nghị sửa đổi luật và văn bản quy phạm của cơ quan nhà nước có thâmquyền ban hành để phù hợp với hiến pháp và luật Trong trường hợp cần thiết nó có thểtuyên bố vô hiệu một số loại văn bản quy phạm của cơ quan nhà nước có thâm quyền banhành để phù hợp với hiến pháp và pháp lụât Trong trường hợp cần thiết nó có thể tuyên
bố vô hiệu một số loại văn bản quy phạm pháp luật
Trên cơ sở hệ thống luật thể hiện đúng đắn nguyên tắc phân công và cân bằng quyền
lực như trên các cơ quan của các nhánh quyền lực bằng quyền chế ước ấy mà kiểm soát
việc thi quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất (cấp nhà nước mà ở ta gọi là cấp trung ương)
Từ phân tích trên, có thể rút ra nhận định:
— Thống nhất quyền lực không đồng nghĩa với tập quyền cao vào một cơ quan.
— Thực hiện chế Ước lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp.
— Quyền tr pháp độc lập đánh giá tính hợp pháp của lập pháp, hành pháp bằng các
thiệt chê phù hợp, có hiệu qua.
2.2 Kiểm soát tính "tréi" của quyết hành pháp.
Trong quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp không ở Trung ương không có quyền lực nào là cấp trên mọi quyền lực khác Tức là không có cơ quan quyên lực cao nhất Nhưng hành pháp trong chế độ dân chủ luôn là quyền lực "trội" nhất.
Trang 9Tính "trội" của hệ thống Chính phủ, Bộ và chính quyền địa phương trong thực hiện
quyền hành pháp thể hiện ở nhiều phương điện
Thứ nhất, hành pháp tạo thành một hệ thống từ trung ương xuống cơ sở theo nguyên
tắc cấp trên - cấp dưới (hệ thống Chính phủ, Bộ và ủy ban nhân dân ở nước ta) và theo
nguyên tắc hướng dẫn và kiểm tra (từ Chính phủ xuống các cơ quan Hội đồng nhân dân) Tính hệ thống đó là phương thức để bảo đảm quyền lực triển khai toàn quốc và sự ôn định
xã hội.
Thứ hai, hành pháp tác động quyền lực bằng lập quy (ban hành và thi hành văn bản
quy phạm pháp luật dưới luật) và bằng tác động quyền lực trực tiếp dưới hình thức quyết
định hành chính và hành vi hành chính của tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước lên
toàn xã hội Trong khi đó lập pháp chỉ đạo khuôn khổ pháp lụât, trong đó đề ra quy định
cấm đoán, bắt buộc mà không có quyền tác động bằng quyết định cụ thể với dân cư Tòa
án bảo vệ công lý bằng hoạt động xét xử hình sự, dân sự và hành chính chỉ tác động đến
những công dân, tô chức vi phạm pháp luật và khiếu kiện với số lượng không thể sánh nỗivới hành pháp.
Thứ ba, hành pháp có hệ thống thâm quyền rộng lớn, liên quan truc tiép dén ty do,
quyền, lợi ích của công dân, tổ chức Có thể kế ra, gồm các quyên: Lập quy, bảo đảm và bảo vệ tự do, quyền, lợi ích hợp pháp bằng các quyết định, hành vi cụ thể, quyền tổ chức
cung cấp dịch vụ công, quyền kiểm tra, thanh tra, và quyền quản lý nội vụ nhà nước.
Với hệ thống thâm quyền "trội" như vậy đối với xã hội và tổ chức nhà nước thì khả
năng lạm dụng quyền lực là có thật Do vậy, phải bằng moi cách ngăn chặn việc đó, nếu
không sự thiệt hại cho quyền lực, lợi ích quốc gia và cư dan sẽ khôn lường Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát quyền lực hành pháp là phải "bao vây” lay hệ thống này từ tất cả các
phương diện: Mọi quyền lực chính thống phải tập trung vào kiểm soát nó và huy động
bằng pháp luật và đạo lý sức mạnh quần chúng đấu tranh chống vi phạm pháp luật và lạm
dụng quyền lực của nó
Tổ chức quyền lực chính thống thực hiện các giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát Các cơ quan chuyên môn có thâm quyền phải rà soát, kiểm tra văn bản hành chính nhà nước Triển khai các cơ cầu hành pháp trung ương để kiểm tra, thanh tra theo vùng, khu vực trọng điểm Đặc biệt huy động xã hội tham gia giám sát nền hành chính nhằm bảo hộ
quyền, lợi ích của xã hội dân sự và bảo vệ tính hợp pháp của hành pháp.
Thứ tu, trong hành pháp di có tang cường dan chủ đến đâu thì quyền quyết định cũng
thuộc về người đứng đầu Chủ trương tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đã nói
ít nhiều về điều trên Thêm nữa, dân chủ trong hành pháp là biểu quyết theo kết luận của
Trang 10một cơ chế "loại bỏ" người đứng đầu khi họ vi phạm pháp luật và lạm dụng thâm quyền.
Cách thứ hai thể hiện thái độ của công dân bằng các hành vi gây áp lực Việc ngăn chặnhành vi người đứng đầu cơ quan hành pháp phải tuân thủ các nguyên tắc pháp luật và
trung thành với người đứng đầu Tuy nhiên, sự trung thành phi pháp với hành pháp sẽ làm
xáo trộn sự cân bằng quyền lực và có thể là nguyên nhân của hỗn loạn xã hội
Từ đó có thé nhận định:
- Dùng quyền kiểm soát "bao vây" nền hành chính từ trung ương xuống địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ người đứng đầu các cơ quan hành pháp.
2.3 Kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các kênh thông tin từ xã hội
Các đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhân dân và công chức nhà nước được tuyển,
bổ có thé gây thiệt hại lợi ích xã hội do sự lạm dụng quyền lực Đồng thời các đại biểu
hoặc công chức vì một động cơ nhất định có thể thoái thác nghĩa vụ, trách nhiệm công vụ
Do vậy, công dân muốn tiếp cận hoạt động công vụ và có quyền được thông tin về hoạt
động đó Mặt khác, công dân muốn được bảo vệ thông tin cá nhân mình để họ có thể tìm
hiểu được hoạt động công vụ Hơn thế nữa, việc nắm giữ thông tin hoạt động công vụ cóthể mang lại lợi ích, có thể hưởng lợi ích khi cung cấp thông tin công vụ cho các hãngtruyền thông Người dang cho rang mình bị công quyền gây thiệt hại, có lợi ích khi khámphá ra hành vi vi phạm của công quyền Người có ý thức công dân thường muốn theo dõihành vi phục vụ của công chức Cũng có thể do tò mò muốn hiểu về hành vi công vụ Tiếpđến có thể muốn cạnh tranh vào một chức vụ trong bộ máy công quyền Vì thế, công dânhoặc các tổ chức công dân có thé lưu giữ thông tin công vụ như một chứng cứ để gây áplực với công chức và do vậy họ luôn muốn được bảo vệ để không thất thoát thông tin về
hoạt động công vụ tới công chức.
Từ căn cứ trên, cần có tăng độ tin tưởng vào người đại biểu và công chức bằng nhiều
biện pháp kiểm soát.
Trước hết, phải có bảng danh mục đề ra yêu cầu tối thiểu đối với từng chức vụ, chức danh; công khai tài sản trước công chúng; thé chấp tài sản trong những hoạt động nhất
định.
Thứ hai, cần bảo đảm tự do ngôn luận và báo chí Hạn chế truyền thông là cách ly công quyên với công chúng Hạn chế truyền thông sẽ làm tăng chi phí tìm hiểu, điều tra su lan tránh trách nhiệm, tham nhũng Có thể nói hạn chế truyền thông sẽ làm tăng vi phạm pháp luật, đặc biệt lạm dụng chức vụ quyền hạn trong bộ máy công quyền.
Trang 11Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng “áp lực” truyền thông có quản lý nhưng không
hạn chê.
2.4 Kiém soát việc "chay" chức, chạy quyên trong hệ thông quyền lực nhà nước
hay nói cụ thé hơn là mua bán chức vụ và xin cho "cơ ché" và quyền được
hưởng lợi.
Ở các nước có thuật ngữ mua bán phiếu của các nhà lập pháp hoặc mua bán phiếu bầu
cử Ở nước ta hiện nay chưa thấy rõ điều đó hình như là vấn đề này còn khá mờ nhạt Bởi
vì các nhà lập pháp nước ta chưa đủ khả năng biến một du luật mang lại lợi ích theo nhóm
hoặc vùng từ hướng được sang không được thông qua Thêm nữa, các đạo luật hoặc các
nghị quyết về những vẫn đề quan trọng cũng ít khi liên quan trực tiếp đến một nhóm, một
vùng được thông qua ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hoặc địa phương Trái với
hiện tượng trên là việc xuất hiện mạnh mẽ luồng dư luận từ diễn đàn quốc hội cho đến mọi
ngõ ngách trong bộ máy công quyền và công chức thuật ngữ “chạy” chức, ˆ “chạy” quyền.
Vận động bình thường của con người là “đi” (đi làm, đi chơi, đi xe, di bộ, đi thi cử ) và
khi dùng từ “chạy” là có ý cạnh tranh để giành vị trí cao hơn, lợi ích hơn Cạnh tranh có
hợp pháp và phi pháp Mua chức, bán chức đã từng có ở cộng đồng làng xã ở nước ta
trước đây để thoả mãn tính danh diện của cư đó thôn, bản và tiền thu được sung công để
làm đường, xây đình cùng các công việc chung của làng, xã Đó là sự mua, bán chức theo
lệ làng phép nước Hiện nay “chạy” “chức”, “chạy” quyền thực chất là mua bán chức vụ
hoặc mua bán quyền có thu được lợi ích Hành vi này không được xã hội thừa nhận và
không được pháp luật cho PHẾ nên đó là phi pháp, phi lý Do vậy, cần có cơ chế kiểm
soát quyền lực bán chức và nguồn lực mua chức.
Muốn kiểm soát được hiện tượng này phải hiểu về nó Rất ít nghiên cứu nghiêm túc về
vấn đề này, nên chưa đủ đữ liệu để bình luận Tuy nhiên, có thể nhận định được một số
vấn đề
Quyền lợi vật chất, tinh than được quy định cho chức vụ ngang nhau là như nhau Nếu
chỉ có lợi ích như vậy mà có hiện tượng mua bán chức là vì danh diện của người mua hoặc
là vì muốn thực hiện một ý tưởng nào đó mang tính chất phục vụ việc chung Phải có lợi
ích ngoài luật của một số chức vụ nên mới có sự trục lợi Những chức vụ trong vị trí đang
được gọi là “nhạy cảm” là thị trường mua bán Nếu không ngăn cản đến mức cái được so
với cái mất không còn là đáng kê thì vẫn có hiện tượng mua bán
Các chức vụ chính thức từ nhỏ đến lớn đều có những quy trình quy hoạch, quy trình bố
nhiệm, luân chuyển, điều động công khai và có thời gian chờ đợi Quy hoạch nhiều và dài,
gy
Trang 12ce
7lựa chon bổ nhiệm cũng kỹ lưỡng va tốn thời gian Cái hay là có kế hoạch chuẩn bị nhân
sự, nhưng bên cạnh cái hay luôn xuất hiện cái đở Vì cuộc đời có quy luật cái xứng đáng
luôn có cái không xứng đáng ấn náu Cái không xứng đáng của cơ chế này là mảnh đất
làm xuất hiện việc chạy chức, chạy quyền Biện pháp minh bạch hoá tài sản cá nhân, gia đình chưa có căn cứ pháp lý về tài chính để xác định thu chi của người bán và người mua
thì chưa có thể nói được rành mạch là mua bán chức quyền Tài sản dưới dạng sở hữu vẫntồn tại trong xã hội chỉ được tiêu tốn chứ không mat di, nhưng cái mat của mua bán này là
công lý và phẩm giá công chức trước mắt công chúng đang suy giảm đến mức 4m ï và rộng rãi Nó làm tha hoá quyền lực và thờ ơ hoặc nổi giận của xã hội với quyền lực Tất cả
đều muốn giải quyết vấn đề này, đều hiểu việc mình cần giải quyết, nhưng thiếu cách vàsức mạnh dé giải quyết Ở đâu đó còn chưa quyết thực sự
Tiếp nữa, vấn đề mua bán cơ chế cần được kiểm soát Mua bán này thực chất là muabán thấm quyền quy định và quyết định cung cấp một lợi ích từ quyền lực có thâm quyềncho một lãnh thổ hoặc một tố chức được hưởng lợi Sự trả và nhận này theo một cơ chếkhông thành văn nhưng được thực hiện sòng phẳng, nghiêm ngặt, kín đáo và khó đủ căn
cứ dé tác động bằng quyền lực hợp pháp Nhiều người cảm thấy, nhưng rất khó minh bach
vì những lý do cá nhân hoặc được che phủ bởi thói quen “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”
Sự phi pháp của quyền lực không thể xem xét bằng lòng tốt mà phải bằng quyền lực đủ
mạnh Quyền lực bất hợp pháp chỉ bị phơi bay bằng quyền lực trên cơ sở chứng lý kháchquan Chỉ có hệ thống quyền lực chính thống, hợp pháp mới kiểm soát và đánh giá, xử lýtheo pháp luật đối với mọi hiện tượng phi pháp Thậm chí, trong trường hợp cần thiết phảitrao cho cu dan một khả năng có tính chất quyền lực dé gây áp lực dé giải quyết van đề
Từ khảo sát sơ bộ về chạy chức, chạy quyền trong thiết chế nhà nước, đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu sâu hơn về quyền ban chức, phong hàm và nhận diện được nguyên nhân và cơ
chế của nó Từ đó, tạo ra cơ chế dé quyền “sắc phong” vốn là quyền lực có tính bí mật trở thành quyền lực công khai có thể kiểm soát được Đồng thời, cần xác định rõ những việc nhà nước nhất thiết phải làm, những việc có thé trao được cho xã hội thì dứt khoát từ bỏ
nó Làm như vậy không đồng nghĩa với ý niệm “nhà nước ít đi”, mà nó vẫn phải quản lý sâu rộng bằng quyền lực khác, đó là kiểm soát toàn bộ quá trình xã hội.
2.5 Kiểm soát quyền hành pháp trong trường hợp bị dân khiếu kiện doi bồi thường thiệt hai do công quyền gây ra.
Có nhà nước theo chế độ dân chủ là có khiếu kiện dân quyền đối với công quyền khi các cơ quan công quyền bằng quyết định hoặc hành vi của mình gây thiệt hại cho công dân, tô chức công dân và đồng thời có tổ chức và thẩm quyển, quy trình, thủ tục giải quyết
Trang 13tranh chấp giữa quyền hành chính với quyền công dân, được gọi tắt là tranh chấp hành
chính.
Ở nước ta từ 1995 đã xuất hiện ý tưởng thiết lập tài pháp hành chính thuộc chính phủ
dé giải quyết tranh chấp hành chính, tức là giải quyết khiếu nại của công dân bằng cơ chế
độc lập với các cơ quan hành chính gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức Nhưng dé án này không được Quốc hội lúc đó công nhận và thay thế nó bằng thiết lập Toà hành chính tại Toà án nhân dan đã xét xử các vụ kiện hành chính mà đã được hệ
thống hành chính nhà nước giải quyết bằng thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính.
Năm 2007 một lin nữa đã bàn thảo van đề mà hơn 10 năm trước đã đệ trình cơ quan có
thẩm quyền Vấn đề không mới, nhưng phù hợp hơn trong hoàn cảnh mới.
Nhiều ý kiến cho rằng cần có thiết chế tài pháp hành chính thuộc chính phủ Ý kiến này là hợp lý và hợp pháp, cần được triển khai ngay Có nó sẽ kiểm soát tốt hơn đối với
quyền hành pháp trong thực hiện thâm quyền bảo đảm, bảo vệ tự do, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân do công quyền xâm hại mà có
Thiết chế và cơ chế này tạo thêm quyền phán quyết độc lập với quyền hành pháp trong
việc ra quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính.
2.6 Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền bảo hiển.
Bảo hiến bằng tài phán tư pháp hoặc Hội đồng cấp cao được hình thành từ thừa nhận tính tối thượng của Hiến pháp và quyền lực nhà nước được phân định và chế ước giữa ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Đồng thời, bảo hiến chỉ có thé có hiệu quả trong nhà nước tôn trọng, tuân thủ hiến pháp và luật, toàn bộ thiết chế nhà nước và tổ chức, công dân của xã hội dân sự phải đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật Trong đó công
dân được làm tất cả những gì pháp luật không cắm, còn các thiết chế nhà nước chỉ được
làm những gi luật pháp cho phép.
Báo hiến đã có nhiều năm ở những nhà nước thực hiện có thé phân quyền, bằng mô
hình phù hợp với văn minh nhà nước ở quốc gia đó Và nguyên tắc bảo hiến là như nhau,
nhưng thực hiện quyền bảo hiến khác nhau Ở nước ta trong chính thể Việt Nam Cộng hoà
(chính quyền Sài Gòn từ 1954 đến 1975) cũng có thiết chế bảo hiến theo kiểu Hội đồng do
Quốc hội (nghị viện) và Tổng thống lựa chọn các thành viên của Hội đồng này Nó đã
hoạt động và cũng có những tiền lệ.
Mô hình luôn luôn có, nhưng áp dụng nó vào một quốc gia trong một thực tiễn tự
nhiên, địa lý, tự nhiên - xã hội, lịch sử — van hóa khác nhau thì cần có sự khác biệt phù
hợp.
Trang 143
Báo hiến dù nhìn ở góc độ nào cũng phải thừa nhận rằng đó là hoạt động phán quyết
theo thủ tục Hội đồng hay thủ tục tài phán tư pháp đối công quyền làm sai lệch nguyên lý
cơ bản của hiến pháp và vi phạm những quy định cụ thể Có thể nói chắc chắn rằng thủ tục
bảo hiến không tác động quyền lực tới công dân, tổ chức dân sự, nhưng có thể từ một vụ
kiện dân sự hoặc hành chính hay hình sự, mà các toà án dân sự, hành chính hoặc hình sự
đã dựa vào những văn ban vi hiến để phán quyết Trong trường hợp này Bảo hiến phải xem xem sự vi hiến của công quyên trong ban hành những văn bản vi hiễn Tóm lại, Hội đồng hay Toà bảo hiến chỉ thực hiện thâm quyền khi xét thấy có tổ chức khởi xướng vẫn
đề vi hiến đệ trình với thiết chế bảo hiến và nó giải quyết theo thủ tục bảo hiến
Đề án về thiết chế và cơ chế bảo hiến đang được bàn thảo Về ý tưởng không có gì mac
mớ, nhưng phải tính toán kỹ trong hệ thống quyền lực chính trị đặc thù ở nước ta hiện nay.Không có thể chế chính trị đúng hay sai theo quan niệm của ai đó, mà chỉ có thể chế chínhtrị phù hợp mang lại hiệu quả xã hội từ bản chất, chức năng xã hội của nó Tuy vậy, trongbat cứ thể chế chính trị dan chủ nào cũng cần có kiểm soát quyền lực chính trị thông quabáo hiến xuất phát từ nguyên lý toàn xã hội trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật
Trang 15NGHỊ QUYÉT ĐẠI HỘI XI VÀ YÊU CÂU ĐẶT RA VỚI NGUYEN TAC
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC LA THONG NHAT, CÓ SỰ PHAN CÔNG,
PHOI HỢP VÀ KIEM SOÁT GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC
THỰC HIỆN QUYÈN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP |
PGS.TS Nguyễn Minh Đoan
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định là phải: “Nghiên cứu Xây dựng, bồ sung các thể chế và
cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tắt cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dan và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thông nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng nhân mạnh phải: "Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ
chế kiểm tra, giám sit tính hop hién, hợp pháp trong các hoạt động va quyết định của các
cơ quan công quyên"”.
Có thể khẳng định rằng, sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng, phức tạp và
cũng vô cùng khó khăn, nó có ảnh hưởng rất lớn tới tính khoa học, hiệu lực, hiệu quả
trong tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, tới việc sử dụng có hiệu quả quyền
lực nhà nước của nhân dân Sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp va tư pháp không tốt có thê dẫn đến
mâu thuẫn, chồng chéo, kém hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước.
Chúng tôi xin nêu một số nhận thức về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam để việc thể chế và chỉ tiết hóa
nguyên tắc trên trong Hiến pháp và pháp luật được chính xác, đầy đủ và khoa học.
1 Quyền lực nhà nước là thống nhất
Quyên lực nhà nước là một dạng quyền lực xã hội mang tính ý chí, gan lién với chủ
quyền quốc gia Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dan, nhà nước nhận quyền từ nhân
dân- một khối thống nhất tạo nên một khả năng thống nhất vô cùng to lớn trong đời sống
xã hội Sự thống nhất của quyền lực nhà nước không chỉ do nó bắt nguồn từ nhân dân mà
! Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biéu toan quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr 247.
? Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr 247.
KẾ,
Trang 16cử 11
còn bởi bản thân nhà nước (với tư cách là một tổ chức hay với tư cách là một bộ máy) thì
cũng luôn là một chỉnh thé théng nhat hanh động vi những mục tiêu, mục đích nhất định.
Quyền lực nhà nước được sinh ra do nhu cầu phân công lao động xã hội, nhu cầu quản lý
xã hội từ phía nhà nước Để thực hiện quyền lực nhà nước phải cần đến các đội quânchuyên nghiệp hoặc gần như chuyên nghiệp đảm nhiệm Do sự phát triển của nhà nước vànhu cầu quản lý xã hội mà đội ngũ những người thực hiện quyền lực nhà nước ngày càngđông đảo về số lượng, được nâng cao về chất lượng và với số lượng các công việc ngàymột nhiều Còn để nâng cao năng suất lao động đội quân này phải được tổ chức chặt chẽthành những bộ phận (cơ quan) chuyên thực hiện những công việc nhất định Sự chuyên
môn hoá trong việc thực hiện các công việc nhà nước được xem là sự phân công lao động
quyền lực nhà nước Sự phân công này được thực hiện theo chiều ngang là giữa các cơ
quan nhà nước cùng cấp, nhất là các cơ quan nhà nước ở trung ương và theo chiều dọc là
giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương thuộc các
cấp (các phạm vi lãnh thổ) khác nhau
Tuỳ theo quan điểm và sự phát triển của nhu cầu quản lý nhà nước mà vẫn đề tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi nước có sự khác nhau nhất định Quyền lực
nhà nước có thể chủ yếu tập trung trong tay một cá nhân hoặc một cơ quan (nhóm người)
hay được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện Nhưng dù các nhà nước cóthành lập thêm bao nhiêu cơ quan đi nữa thì quyền lực nhà nước vẫn luôn thống nhất, bộmáy nhà nước vẫn luôn là một cơ chế thống nhất nắm giữ và thực hiện quyền lực nhànước Do vậy, việc định ra các quyền lực như quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tưpháp chẳng qua là xác định các chức năng của quyên lực nhà nước trong hoạt động pháp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền lực nhà nước được các cơ quan nhà nước phân công và phối hợp thực hiện theo cơ chế sau: Quốc hội là cơ quan đại
Trang 17biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chủ yếu thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ yếu thực hiện
quyền hành pháp; Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chủ yếu thực hiện quyền tu pháp Để bảo đảm quyền lực nhà nước luôn thống nhất, pháp
luật quy định: Quốc hội quyết định các vấn đề trọng đại nhất của đất nước; bầu và bãi
nhiệm những người đứng đầu các cơ quan cao nhất của nhà nước; thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước; Chính phủ mặc dù là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất nhưng đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội; quyền công
bố luật thuộc Chủ tịch nước; Viện kiểm sát được phân công thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp; Toà án là cơ quan xét xử nhưng đối với những vụ án đặc
biệt quan trọng, Quốc hội có thể quyết định thành lập toàán đặc biệt để xét xử; Uỷ ban
nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhưng đồng thời là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân Với việc tổ chức bộ máy nhà nước như trên sẽ luôn bảo
đảm được sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước, phát huy được tính chủ động, sáng
tạo của mỗi cơ quan nhà nước, chống được tình trạng tập trung quan liêu, đồng thời tránh
được tình trạng phân tán, cục bộ, phân quyền cát cứ trong việc thực hiện quyền lực nhà
nước”
2 Phân công thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Nếu xét từ góc độ chức năng của quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước
thường liên quan đến ba lĩnh hoạt động pháp luật cơ bản là: Ban hành (xây dựng) pháp
luật; công bố và tổ chức thực hiện pháp luật; xét xử dé giải quyết những tranh chấp và xử
lý vi phạm pháp luật Gắn với ba lĩnh vực hoạt động pháp luật cơ bản đó người ta cho rằng
quyền lực nhà nước bao gồm ít nhất là ba thứ quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lực nhà nước được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan nhà nước nên cần có sự
phân công cho mỗi cơ quan nhà nước thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định.
Phân công thực hiện quyền lực nhà nước là giao cho một hoặc từng nhóm các cơ
quan nhà nước thực hiện một quyền lực (chức năng quyền lực) nào đó có tính chất chuyên
nghiệp Sự chuyên nghiệp hoá trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm nâng cao
năng suất lao động trong hoạt động quản lý nhà nước Và không chỉ có tác dụng nâng cao
năng suất lao động mà sự phân công phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước còn tránh được sự ôm đồm bao biện hoặc chồng chéo chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước Bộ máy nhà nước gồm rất nhiều cơ quan có vị trí,
3Xem, Nguyễn Minh Đoan, “Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước”, tạp chí Luật học số 1/2001, tr.14- 19.
Tê
Trang 18vai trò, tính chất khác nhau nên đòi hỏi phải có sự phân công cho mỗi cơ quan nhà nướcchủ yếu thực hiện những chức năng nhiệm vụ, quyên hạn nhất định của nhà nước là không
thể tránh khỏi
Việc phân công thực hiện quyền lực nhà nước cũng hạn chế được sự độc đoán,
chuyên quyền, sự làm dụng quyền lực trong bộ máy nhà nước Bởi nguy cơ mang tính phổ
biến của những người, những cơ quan cầm quyền là dé dẫn đến tình trạng lạm quyền Khi
đã có sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước họ không còn cơ hội dé lạm quyên, bởi
khi cơ quan này lạm quyền thì sẽ ảnh hưởng tới quyển lực của cơ quan khác Việc phânbiệt ra các quyền lập pháp, hành pháp va tư pháp không don thuần chỉ là sự phân cônglao động quyền lực mà còn có ý nghĩa quyền lực kiềm chế quyền lực (giám sát, kiểm soát,
chế ước lẫn nhau giữa các quyền lực), nhất là đối với quyền hành pháp, một loại quyền lực
trực tiếp ảnh hướng tới tự do, dan chủ, tới lợi ích của các tổ chức và cá nhân trong xã hội
Sự phân công hợp lý công việc giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước sẽ tạo ra sự chủ động, linh hoạt, năng động của mỗi cơ quan nhà nướccũng như cả bộ máy nhà nước Mỗi cơ quan luôn chủ động, tự giác thực hiện phần côngviệc được giao đó vừa là bổn phận, trách nhiệm vừa là niềm tự hào về vai trò của mỗi cơquan.
Sự phân công thực hiện quyền lực luôn diễn ra theo nhiều chiều khác nhau: theochiều ngang giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, theo chiều đọc giữa cùng một loại cơquan ở các cấp khác nhau Trên cơ sở sự phân công hợp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan nhà nước trong pháp luật, sẽ là tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp, trách
nhiệm, hiệu quả trong hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước trên thực tế
Sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
cũng chỉ mang tính chất tương đối (không phân công tách biệt một cách tuyệt đối), nghĩa
là, làm sao để cơ quan được phân công thực hiện một quyền lực nào đó vừa có sự độc lậptương đối, bảo đảm tính chuyên nghiệp đối với công việc được giao vừa giữ được mối liên
hệ, sự ràng buộc, chế ước từ phía các cơ quan khác trong một cơ chế thống nhất của bộ
máy nhà nước Do vậy, thông thường người ta giao cho một cơ quan chủ yếu thực hiện một quyền nào đó, còn các cơ quan khác cùng tham gia hỗ trợ cho cơ quan nói trên trong việc thực hiện quyền lực đó Chang han, viéc thuc hién quyén lập pháp được giao cho
Quốc hội thực hiện chủ yếu, còn các cơ quan khác sẽ hỗ trợ thêm cho Quốc hội thực hiện
quyền lập pháp, đối với các quyền lực khác cũng được phân công tương tự như vậy.
Sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ dừng lại giữa các loại cơ
quan nhà nước khác nhau mà còn bao hàm cả sự phân công trong mỗi loại cơ quan nhà
Trang 19nước khi cùng thực hiện một loại quyền lực Chẳng hạn, thực hiện quyền hành pháp cần
có sự phân công giữa Chính phủ với các cơ quan hành chính nhà nước ở các địa phương;
sự phân công giữa các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện quyền tư pháp (giữa công an,
viện kiểm sát, toà án); sự phân công giữa các cơ quan toà án với nhau về thâm quyền xét
xử, giải quyết các vụ việc (giữa toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án
nhân dân cấp huyện); sự phân công giữa các toà trong cùng một toà án (giữa toà hình sự,
toà dân sự, toà kinh tế, toà hành chính )
3 Phối hợp thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, thực hiện quyền lực nhà nước thống
nhất Xuất phát từ tính chất thống nhất của quyền lực nhà nước, sự thống nhất ở mục đích
cuối cùng trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước đòi hỏi phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước Chẳng hạn,
dé thực hiện quyền lập pháp thi Nhà nước Việt Nam (thông qua Quốc hội) ban hành các
văn bản luật, song đó không phải là mục đích cuối cùng của Nhà nước mà Nhà nước mong
muốn các văn bản luật đã ban hành phải được thực hiện trên thực tế và điều đó phải dựa
vào quyền hành pháp (thông qua Chính phủ) dé tổ chức thi hành luật, đưa pháp luật vào
cuộc sống Đương nhiên trong quá trình xây dựng, tô chức thi hành luật không tránh khỏi
những tranh chấp, vi phạm cần được xét xử, giải quyết do vậy, phải cần đến quyền tư pháp
(thông qua Toà án) để phán quyết Như vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước là đề
bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước.
Ở phạm vi hạn chế hơn là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện một
quyền lực nào đó Chẳng hạn, để giải quyết một vụ án hình sự cần phải có sự phối hợp
chặt chế giữa cơ quan điều tra, cơ quan giám định, viện kiểm sát, cơ quan toà ấn, cơ quan
thi hành án Bởi mỗi cơ quan nhà nước cũng chỉ thực hiện một công đoạn, một chức năng
nhất định trong quá trình giải quyết vụ việc.
Phối hợp là sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhà nước Các cơ quan nhà nước cùng tham gia
thực hiện, giải quyết một vấn dé nếu có sự phối hợp với nhau sẽ dễ dàng thực hiện được
nhiệm vụ của mỗi cơ quan cũng như nhiệm vụ chung của cả bộ máy nhà nước.
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có
tác dụng chế ước, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nha nước: để tránh nguy cơ lạm
dụng quyền lực Đồng thời sự phối hợp còn có tác dụng hạn chế hoặc tránh được sự xung
đột quyền lực Do vậy, pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước này có thể đảm nhận.
mang tính trợ giúp một phần công việc thuộc thâm quyền của cơ quan chức năng khác khi
ts
Trang 20€? 1S
có cơ sở cho rằng cơ quan trợ giúp có điều kiện thực hiện công việc đó tốt hơn so với cơ
quan cần sự trợ giúp Chẳng hạn, sự trợ giúp của Chính phủ đối với Quốc hội trong việcsoạn thảo dự án các văn bản luật giúp Quốc hội thực hiện tốt hơn quyền lập pháp củamình |
Sự phối hợp còn tạo ra sự hiểu biết, thống cảm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, hạn chế những sai sót, khiếm khuyết trong hoạt
động của mỗi cơ quan nhà nước.
Như đã nêu trên không một cơ quan nào thực hiện một quyền lực nào đó một mình
mà luôn có sự phối hợp với các cơ quan khác Cơ quan nhà nước được phân công thực
hiện một quyền lực nào đó sẽ thực hiện phần căn bản của quyền lực đó, còn phần không
căn bản sẽ được các cơ quan khác phối hợp thực hiện Chẳng hạn, quyền lập pháp chủ yếu
do Quốc hội thực hiện, còn các cơ quan khác như Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát chỉ
phối hợp với Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập pháp
Sự phối hợp trong cùng một hệ thống các cơ quan nhà nước dé thực hiện cùng một
quyền lực chính là việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan Trong
thực tế nhiều khi sự phối hợp chưa thật tốt dẫn đến mỗi cơ quan chỉ biết thực hiện xongphần việc của mình mà không có sự phối hợp hoặc theo dõi xem phần công việc của các '
cơ quan khác liên quan đến vụ việc được thực hiện đến đâu hoặc thực hiện như thế nào, có
thống nhất, phù hợp với phần công việc đã được cơ quan mình thực hiện hay không?Thường thì cơ quan nào có nhiệm vụ của cơ quan đó còn phần phối hợp với các cơ quankhác thì không có biện pháp nào kiểm tra, đôn đốc Nếu sự phối hợp không tốt, công việc
bị chia tách đứt đoạn và không có sự theo dõi kết quả công việc của các cơ quan sau khikết thúc phần công việc của mình thì sẽ làm cho mục tiêu cuối cùng trong giải quyết một
công việc chung của các cơ quan nhà nước sẽ không đạt được.
4 Kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Kiểm soát quyền lực là “một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước
và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả” Kiểm
soát quyền lực nhà nước là để quyền lực được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp
đạo lý và không bị tha hóa (không sử dụng quyền lực vào những mục đích không trong
sáng) Quyền lực nhà nước là một trong những quyền lực vô cùng quan trọng và hùng mạnh và cũng luôn tiềm ân nguy co bị tha hóa Do vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những công việc quan trọng của bất kỳ quốc gia nào Nếu quyền lực nhà nước
* Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước- Một số vẫn dé lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quôc gia, Hà Nội 2008, tr.36.
Trang 21không bị kiểm soát nó có thể được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả hoặc có
thể bị tha hóa Khi quyền lực nhà nước được trao cho những con người cụ thể, và khả
năng một bộ phận trong số đó, lợi dụng quyền lực có trong tay để thực hiện những việc
làm với mục đích không chính đáng như tư lợi, tham nhũng thì quyền lực đó cần phải
được kiểm soát và đảm bảo thực hiện đúng đắn
Việc kiểm soát quyền lực nhà nước có thê được thực hiện từ bên ngoài (kiểm soát
ngoài) bởi các chủ thê kiêm soát như nhân dân, tô chức đảng cam quyền, các tổ chức xã
hội khác, thậm chí các tô chức quốc tế Các chủ thê này thường thực hiện việc kiểm soát
quyền lực nhà nước băng các thiệt chê và thê chê mang tính xã hội
-Việc kiểm soát quyền lực nhà nước có thể được thực hiện từ bên trong, bằng chính
các cơ quan nhà nước (kiểm soát trong hay kiểm soát nội bộ của bộ máy nhà nước, các cơ
quan nhà nước tự kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước) Madison
James cho rang, trong việc tạo dựng một chính phủ con người quản lý con người, khó
khăn lớn nhất nằm ở chỗ trước hết phải bảo đảm chính phủ kiểm soát được những người
phải quản lý, và tiếp theo phải bảo đảm chính phủ phải kiểm soát được chính bản thân.
mình.
Việc kiểm soát quyền lực nhà nước bởi các cơ quan nhà nước có thể thực hiện theo
chiều đọc (giữa cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới) và cũng có
thể thực hiện theo chiều ngang giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực
hiện quyền hành pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp với nhau Các cơ quan nha nước
có thể tự kiểm soát chính cơ quan mình và kiểm soát lẫn nhau dé cùng thực hiện đúng và
hiệu quả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước thường liên quan đến các vấn đề như:
Giới hạn phạm vi của quyền lực nhà nước (nhà nước, các cơ quan nhà nước được làm
những gi theo sự ủy quyền của nhân dân — chủ thể của quyền lực nhà nước); quá trình ban
hành các quy định pháp luật, đặc biệt là hiến pháp (tất cả chúng không được trái với ý chí,
nguyện vọng của nhân dân); quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (quá
trình lựa chọn những người làm việc trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là những người đảm
nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước; tính hợp hiến, hợp pháp trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, nhân viên nhà nước ).
Các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước bao
gồm: thông qua hiến pháp và các văn bản luật khác để hạn chế quyền lực của các cơ quan
nhà nước bằng việc quy định chặt chẽ nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; thực hiện sự
ts
Trang 22X? 17
phân công quyền lực nhà nước một cách rõ ràng, hợp lý các hoạt động nhà nước; thiệt lập
cơ chế tự kiểm soát trong mỗi cơ quan nhà nước và sự kiểm soát của cơ quan nhà nước
này đôi với các cơ quan khác của nhà nước
Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam đã được đặt ra ngay từ khi thành
lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuy nhiên, hoạt động kiểm soát quyền lực nhànước ở Việt Nam chủ yếu là sự kiểm soát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước trong
việc thực hiện quyền lực nhà nước và hiệu quả không cao Việc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp
và quyền tư pháp được thực hiện dưới những phương thức chủ yếu sau:
Một là, thông qua việc quy định trong hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước Việc quy định này càng ngày càng chặt chẽ và rõ rang hơn, hạn chế dần
tình trạng chông chéo và lạm quyên của các cơ quan nhà nước.
Hai là, trong bộ máy nhà nước đã có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Tuy
nhiên sự phân công, phối hợp này cũng chưa thực sự hợp lý
Ba là, thực hiện hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt độngcủa nhà nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội
(Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tô
chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Đại biểu Quốc hội nêu những
vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời) Tuy vậy, việckiểm soát ngược lại của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với các cơ quan thực
hiện quyền lập pháp chưa có quy định Các cơ quan thực hiện quyền tư pháp cũng chỉ được xét xử một số hành vi và quyết định hành chính, không có quyền xét xử các văn bản
Trang 23dân, do dân và vì dân là vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước Thực hiện mục tiêu xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta phải tiến hành rất nhiều
những giải pháp khác nhau để bắt kịp với những tiến bộ về kinh tế, xã hội cũng như pháp
luật của các quốc gia khác, nhưng cần khẳng định rằng, không một quốc gia nào có thé
phát triển ổn định nếu như quyền lực nhà nước không được kiểm soát và thực hiện một
cách đúng đắn và càng khó có thể phát triển được đúng hướng nếu như hiện tượng tham
nhũng, lạm quyên, lộng quyền và những biểu hiện tiêu cực khác là tràn lan, khó kiểm soát
và không dam bảo được bằng dân chủ thực sự Dé thực hiện tốt van đề này theo chúng tôi
trước hết phải thực hiện đúng, phù hợp và có hiệu quả nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
5 Để thực hiện tốt nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp 6 Việt nam hiện nay
a Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thong nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, song sự
phân công, phối hợp và kiểm soát một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vô cùng cần thiết
và quan trọng dé nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Nguyên tắc
này trước hết cần được nhận thức và quy định đầy đủ trong hiến pháp và các văn ban quy
phạm pháp luật quan trọng khác của nhà nước bằng việc xác định chính xác chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước và mối quia hệ phối hợp, kiêm soát giữa
chúng trong việc thực hiện quyên lực nhà nước Tuy nhiên, về mặt thực tế thì hiện nay các
quy định pháp luật về nguyên tắc này cũng chưa đầy đủ, chưa, phù hợp, do vậy cần tiếp
tục chỉ tiết và cụ thể hoá nguyên tắc này trong hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà
nước Và dù pháp luật có quy định chính xác, đầy đủ, phù hợp thì thực tế thực hiện
nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đạt được như pháp luật quy định Bởi pháp luật
được thực thi thông qua sự nhận thức và hành động của rất nhiều những cán bộ, công chức
thuộc các cơ quan nhà nước khác nhau với những năng lực nhận thức, thực hiện và lợi ích
khác nhau, cùng với vô vàn những tính cách, trạng thái tâm lý khác nhau có thể dẫn đến sự
nhận thức và thực hiện có thể đúng, chính xác, đầy đủ, kịp thời, nhưng ‹ cũng có thể chưa
chính xác, khiếm khuyết, không kịp thời Chưa kể là còn có cả những trường hợp một số
cơ quan, công chức nhà nước cố tình nhận thức và thực hiện chúng vì những động cơ
my
Trang 24trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa trên tắt
cả các mặt, trong đó can tập trung lam tot những công việc sau:
Một là, hoàn thiện hơn nữa quy trình xây dựng pháp luật, không ngừng mở rộng
dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật theo tỉnh thần “báo đảm tắt cả quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dén"’ Đỗi mới công tác xây dựng pháp luật,trước hết là quy trình xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thẻ,
tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định
và giám sát các van dé quan trọng của đất nước, nhất là các công trình trọng điểm của
quốc gia, việc phân bổ và thực hiện ngân sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tưpháp, công tác phòng, chống quan liêu, tham những, lang phí Nhanh chóng xây dựngluật trưng cầu dân ý, bảo đảm tự do tư tưởng và ngôn luận, cụ thé hóa quyền thông tin
và quyền được thông tin Nâng cao hơn nữa trình độ dân trí để dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra.
Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt chú trọng hoàn thiện các quyđịnh pháp luật liên quan đến sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp và
các luật tổ chức bộ máy nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trên cơ sở các cơ quan thực hiện
quyền lực đều được kiểm soát bằng nhiều cách thức khác nhau, trong hệ thống, ngoài hệthống, đảm bảo khả năng tham gia kiểm soát của nhân dân vào quá trình thực hiện quyềnlực nhà nước; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp có hiệu quả và trao cho hệ thống cơ
quan tư pháp có quyền lực thực sự trong kiểm soát quyền lực và đảm bảo pháp chế trong
việc thực hiện quyền lực nhà nước, mở rộng thẩm quyền của cơ quan tư pháp và người dân, trao cho người dân quyền có thể khởi kiện các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước không chỉ đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hiện nay mà mở rộng ra đối VỚI tất cả các hành vi và văn bản của các cơ quan nhà nước xâm phạm vào
quyên và lợi ích của công dân.
Š Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr
238-239.
Trang 25Khi nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và trình độ dân trí ngày càng cao thì
việc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước nên để nhận dân thực hiện là phù hợp nhất Muốn vậy, phải thay đổi
quy trình thông qua hiến pháp, hiến pháp phải được toàn dân phúc quyết.
Hai là, đỗi mới cách thức thành lập các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đổi mới công
tác bầu và miễn nhiệm các đại biểu của nhân dân và các chức danh quan trọng của bộ máy
nhà nước Nâng cao vai trò và trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan
nhà nước.
Thiết lập cơ chế kiểm soát của nhân dân đối với việc tô chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước Việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lực nhà nước thể hiện qua việc xác định chức năng và quy định thâm quyền của các
cơ quan nhà nước phù hợp Do vậy, nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy
nhà nước theo hướng cần phân công chuẩn xác, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các
cơ quan nhà nước Muốn vậy, cần thường xuyên tiến hành rà soát và điều chỉnh lại một
cách chặt chẽ, chính xác về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước
trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất.
c Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tổ chức và hoạt động của nhà
nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dan theo hướng: Can phân
biệt rõ ràng và tách bạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thiết lập cơ chế tự
kiểm soát hiệu quả trong mỗi cơ quan nha nước và co chế kiểm soát lan nhau gita cdc co
quan nha nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyên hành pháp và quyền tự pháp.
Đặc biệt là củng cỗ cơ chế kiểm soát của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và
quyên tu pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp Cụ thể là:
- Tiép tuc hoan thién co ché thuc hién quyén lực nhà nước của các cơ quan nhà nước
thông qua việc phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền rành mạch, rõ ràng, xác
định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước, thực hiện đồng bộ cải cách hoạt động lập
pháp, cải cách hành chính, cải cách tư pháp
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Hoàn thiện cơ chế
bầu cử đại biểu Quốc hội dé cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự là đại biểu của
mình vào Quốc hội Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu
chuyên trách; có cơ chế dé đại biểu Quốc hội gắn bó chặt ché và có trách nhiệm với cử tri.
Cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội,
chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội Nghiên cứu, giao
li
Trang 2621
quyền chất vấn cho Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội Tiếp tục phát huy dân
chủ, tính công khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động chất vấn tại diễn đàn Quốc hội Nghiên cứu để thành lập một cơ quan giám sát việc thực hiện Hiến pháp Đổi mới cách
thức giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước
- Nghiên cứu xác định rõ hơn quyên han và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực
hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và
thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Tiếp tục đổi mới tô chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền
hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tô chức tinh gọn và hợp lý;
tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ; nâng cao năng lực dự
báo, ứng phó và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh Xác định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; khắc phục tình trạng bỏ
trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành
- Tiếp tục việc phân cấp, phân quyền cho rõ ràng, rành mạch giữa các cơ quan nhà
nước, giữa các cán bộ, công chức nhà nước để xác định thâm quyền và trách nhiệm thuộc
về cơ quan nào, tránh tình trạng hoặc là chồng chéo, hoặc là đùn đây nhau trong thực hiệnquyền lực nhà nước
Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất
lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giấm sát của trung ương, gắn quyềnhạn với trách nhiệm được giao.
Tiếp tục đối mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách.trong phạm vi được phân cấp Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông
thôn, đô thị, hải đảo.
- Déi mới hệ thống tổ chức toà án nhân dân, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là
trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với
các khiếu kiện hành chính Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để viện kiểm sát nhân dân thựchiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăngcường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, sắn công tố với hoạt động điều tra
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu
mối;xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
Trang 27g Củng cô vai trò kiếm tra, giám sát của các thiét chế phi nhà nước đối với việc tô
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta đều thực hiện quyên lực nhà nước của
nhân dân, nên cần có cơ chê kiêm soát của nhân dân đối với tất cả mọi cơ quan nhà nước,
kê cả Quốc hội, đặc biệt là giám sát việc thực hiện Hiến pháp Tăng cường sự tham gia,
giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp
Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dan chủ và phục vụ nhân dân
đối với các cơ quan và công chức nhà nước Các hoạt động của nhà nước phải đám bảo
yếu tố minh bạch, đảm bảo sự giám sát của nhân dân, của các phương tiện thông tin đại
chúng đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước Đồng thời
tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp
trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền Quy trình hoạt động và
quy trình kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước phải được xác định rõ ràng bằng pháp luật
và phải được truyền đạt chính xác đến mỗi cơ quan nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của mỗi bộ phận trong bộ máy nhà nước cũng phải được quy định một cách rõ
ràng, minh bạch.
Không chỉ phân công, phối hợp, kiểm soát một cách hợp lý, hiệu quả, khoa học
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước mà còn cần có sự phối
hợp, kiểm soát của các tổ chức đảng, các tô chức của xã hội dân sự, của nhân dân thì vẫn
đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta mới thực sự có hiệu quả Xác định rõ
mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với
công dân và giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác trong xã hội mà đặc biệt
là với tổ chức Đảng Các mối quan hệ phối hợp đó cần được cụ thể hoá trong các văn bản
pháp luật cụ thé
Thực hiện dan chủ thực sự dam bảo quyền tham gia giám sát và kiểm soát quyền lực
về mặt xã hội của người dân, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các phương tiện thông tin
đại chúng với các hoạt động của nhà nước; đảm bảo thực sự các quyền tự do dân chủ của
công dân liên quan đến thực hiện hoạt động giám sát này như quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, quyền được thông tin, quyền khiếu nại, tố cáo
Day mạnh công tác nghiên cứu khoa học về việc tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nước của nhân đân; cần nghiên cứu kỹ lưỡng, nhận thức chính xác về quyền lực nhà
nước dé tim ra được một cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm sự
kiểm soát không chỉ giữa nội bộ các cơ quan nhà nước mà còn của nhân dân đôi với quyên
ar
Trang 28Xã hội ngày càng phát triển phức tạp, công việc của nhà nước ngày một nhiều thêm
nên không thé lường trước được tất cả các tình huống của cuộc sống sẽ xảy ra mà nhà nước cần can thiệp để có thể phân công, kiểm soát một cách triệt để được Do vậy, thực tiễn có rất nhiều tình huống mà các cơ quan nhà nước phải chủ động giải quyết theo tinh
thần hợp ly vì lợi ích chung của cả cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân khi cần đến sựgiúp đỡ của nhà nước.
Trong một số trường hợp người dân đã tạo điều kiện hoặc làm cho đội ngũ cán bộ, công chức vi phạm pháp luật Do vậy, cần nâng cao ý thức của người dân về vai trò và trách nhiệm của mình trong đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng
đắn, và trong phòng chống các tiêu cực trong bộ máy nhà nước
d Không ngừng nâng cao dao đức công vụ, trách nhiệm chính trị của các cơ quan
nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Để phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực được tốt, có hiệu quả thì không thê chỉ củng cố các thiết chế và thể chế pháp lý mà còn phải đẩy mạnh việc củng có các thê
chế xã hội, đặc biệt là đạo đức và trách nhiệm chính trị của các cơ quan nhà nước, cán bộ,công chức nhà nước trước đất nước, trước nhân dân Đây là việc làm khó khăn, song
không phải không làm được, bởi pháp luật không có khả năng và không phải khi nào cũng
dự liệu được tất cả và không phải khi nào cũng điều chỉnh một cách có hiệu quả đối với
các quan hệ xã hội Gặp những trường hợp không có sự trù liệu của pháp luật đòi hỏi các
cơ quan nhà nước phải chủ động áp dụng tập quán hoặc áp dụng pháp luật tương tự dé giải
quyết một cách hợp lý nhất vì lợi ích của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, tránh hiệntượng các cơ quan, công chức nhà nước từ chối thực hiện những công việc vì lợi ích chính
đáng của các doanh nghiệp và người dân.
e Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đôi với việc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh than tat cả quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyên
lực nhà nước là thông nhát, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước một cách khoa học và hiệu quả không
thé thiếu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Do vậy, dé thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
Trang 29pháp và tư pháp thì việc tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là công việc vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định
Thực hiện đúng và chính xác, hiệu quả nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là việc làm không dé nhưng không phải là
không thực hiện được Cùng với việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của nhân
loại về vấn đề này vào điều kiện của Việt Nam, với sự nỗ lực, ý chí quyết tâm của Đảng,
Nhà nước, các nhà khoa học và toàn thể nhân dan thông qua một hệ thống đồng bộ các
giải pháp, biện pháp đạo đức, chính trị, pháp lý, vật chất nhất định chúng ta sẽ thành
công.
rA
Trang 30cà:
25
ĐẠI HỘI XI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| TS Nguyễn Mạnh T wong
Trường Dai học Luật Ha Nội
1.Quá trình nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trong quá trình đổi mới, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được đặt ra như một tat yếu khách quan, do yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta có cơ sở từ tư tưởng nhà nước pháp quyên trong lịch sử, từ những quan điểm co ban của chủ nghĩa Mác —lénin, tu
tưởng Hồ Chí Minh và được phát triển trong quá trình đổi mới đất nước.Trên cơ sở đó,
Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục đây mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa”2 Nói cách khác, tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kết quả một quá trình nhận thức và khảo nghiệm trong thực tiễn đổi
mới của Đảng ta.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã được Đảng ta tiếp thu có chọn lọc thành quả của
nền văn minh nhân loại.Tư tưởng Nhà nước pháp quyền xuất hiện từ thời cô đại và thực sự
phát triển đưới chủ nghĩa tư bản Tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư
tưởng phát triển dân chủ, loại trừ chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật được các nhà tư tưởng trong lịch sử khởi xướng và phát triển Sau đó, được các tư tưởng
và nhà luật học tư sản phát triển thành các học thuyết chính trị - pháp lý với phương pháp
tiếp cận đa dạng, phong phú và cũng rất phức tạp Theo đó, nhà nước cần phải có hiến
pháp và pháp luật, tôn trọng quyền con người; Nhà nước phải tự hạn chế mình trong
khuôn khổ pháp luật; Quyền lực nhà nước do nhân dân uỷ nhiệm; Nếu tổ chức và cá nhân
có xu hướng hà lạm quyền lực, thì nguyên lý chung là ding quyền lực để hạn chế quyền
lực; Sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền cơ bản do ba cơ quan nhànước nắm giữ độc lập và kiềm chế nhau; Tư tưởng về nhà nước pháp quyền gắn bó chặtchẽ về tư tưởng về dân chủ, thâm nhập nhau; Nhà nước là một thể chế cân bằng lợi ích bởicác nhóm đại diện có cơ hội tham gia công việc nhà nước, tìm kiếm cơ hội thỏa hiệp với
nhau.
Nhà nước pháp quyền trở thành một giá trị văn minh của nhân loại Tuy nhiên, cầnlưu ý: Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước (trong lịch sử có bốn kiểunhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủnghĩa) Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước, một trình độ phát triển
Trang 31của nha nước về phương diện tổ chức, thiết kế, hoạt động, một cách thức va hình thức tổ
chức bộ máy nhà nước bảo đảm cho hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng Do vậy,
nhà nước pháp quyền không xoá nhoa bản chất dân chủ của nhà nước Hình thức t6 chức
nhà nước pháp quyền tư sản có sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Hạn chế của nhà
nước pháp quyền tư sản là quá đề cao pháp luật; các nghị sỹ không quan tâm đến lợi ích
của dân mà chủ yếu quan tâm đến lợi ích kinh tế và chính trị của đảng phái do mình đại
điện Không có một mô hình kiểu mẫu, tối ưu duy nhất của nhà nước pháp quyền cho tất
cả các nước Nhà nước pháp quyền tư sản có rất nhiều biến thé, có cả mô hình nhà nước
đa đảng, lưỡng đảng và độc đảng, nhưng bản chất là đều do đảng của giai cấp tư sản cam
quyền lãnh đạo Mô hình Nhà nước pháp quyền như thé nào là do điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa, lịch sử và truyền thống dan tộc quyết định Do vậy, chúng ta cần và có
thể tìm tòi mô hình nhà nước pháp quyền phù hợp với điều kiện của Việt Nam Điều đó là
đúng với quy luật của lịch sử Không đối lập một cách cứng nhắc, nhưng cũng không, bắt
chước rnáy móc mô hình nhà nước pháp quyền tư sản của bắt kỳ một nước nào
Quan điểm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta là kết quả của
một quá trình kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí
Minh phù hợp với thực tiễn của nước ta Các Mác, Ăngghen tuy không dùng thuật ngữ
nhà nước pháp quyền, nhưng các ông đã đề cập đến tư tưởng nhà nước pháp quyền Đó là
quan điểm xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, một hệ thống pháp
quyền dân chủ triệt để, pháp chế nghiêm minh Lênin xác lập quan điểm xây dựng nhà
nước kiểu mới, thực hiện chế độ dân chủ, khẳng định vai trò của pháp luật, pháp chế trong
quản lý xã hội Theo Lênin, dân chủ là một hình thức tô chức quyền lực nhà nước thừa
nhận quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và sự ttham gia của nhân dân vào việc thành
lập các cơ quan nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á.
Người lãnh đạo việc xây dựng nhà nước, hệ thống pháp luật và đã có một hệ quan điểm
nhất quán và sáng tạo về nhà nước pháp quyền Việt Nam Người đã đặt vấn đề cần thiết
phải xây dựng một nền pháp quyền hay nhà nước pháp quyền Việt Nam: “Trăm điều phải
có thần linh pháp quyền" Nhà nước pháp quyền là Nhà nước xuất phát từ yêu cầu của một
nền dân chủ triệt để, đề cao nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự Nhà nước pháp quyền là
Nhà nước hợp hiến, hợp pháp Trong nhà nước pháp quyền, người dân được sông và sinh
hoạt đưới những đảm bảo của những đạo luật do những dân biểu đại điện của mình biểu
quyết Những đạo luật hạn chế sự tùy tiện can thiệp của các chủ thể vào tự do của công
dân, đồng thời cho phép công dân sử dụng các đạo luật để tự bảo vệ mình và bảo về lợi
ích của mình Ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/45), Người đã đề xuất tô
rs
Trang 32> 7
chức tong tuyển cử dé bau Quốc hội và xây đựng một hiến pháp dân chủ Nhà nước pháp quyền dé cao pháp luật Đó là một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn Nhà nước là công cụ phát huy quyền làm chủ của nhân dân , bảo vệ và phát
triển quyền con người Quyền con người không chi quyền của cá nhân mà còn là quyền
dan tộc, độc lập dân tộc, giải phóng con người Đó là tư tưởng rõ nét và phong phú về Nhà
nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Dang ta quán triệt và phát huy trongquá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta phát triển trong `
quá trình đổi mới Theo quan điểm triết học Mác — lênin, nhận thức là một quá trình Quá
trình nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những đóng góp to
lớn về lý luận của Dang ta trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội Kết
quả của quá trình đổi mới tư duy lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là kết quả của
quá trình đấu tranh lâu đài giữa tư duy mới và tư duy cũ Trước đổi mới, Đảng ta chưa
dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, mà thường dùng các khái niệm thuộc về kiểu nhà
nước, như: nhà nước chuyên chính vô sản; nhà nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong
nội hàm của các khái niệm ấy, tư tưởng về nhà nước pháp quyền vẫn được thể hiện trên
tinh thần nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Đến Hội nghị giữa
nhiệm kỳ, khóa VII (Tháng 1 năm 1994) Đảng ta chính thức dùng khái niệm "nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa" Qua các ky Đại hội VII, IX, X và đến Đại hội XI Đảng ta
tiếp tục khẳng định các quan điểm về xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo”3 Điều đó đã chứng
tỏ một bước tiễn dài trong tư duy trên con đường nhận thức về nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Mét là, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Hai la, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật và bảo đảm
cho pHÁp luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống xã hội Bốn là, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, thi hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật Năm Ida, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản
biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, nhà nước bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống
xã hội, trong đó pháp luật là ý chí chung của nhân dân và phản ánh lợi ích chung của xã
Trang 33hội Nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân và bảo
đảm trách nhiệm lẫn nhau giữa cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và công dân.
Nhà nước có cơ chế, hệ thống tổ chức để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp Đó là nhà nước với bản chất tiến bộ và nhân đạo, với những tư tưởng và quan điểm
khoa học, cách mạng.
2 Quan điểm của Đảng trong Đại hội XI về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dan
Đại hội XI chỉ rõ phương hướng “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, bảo đâm Nhà nước ta là của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh ãao”4 Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân
dân và quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan Nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tu pháp Hoàn thiện
hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thé, tính khả thi của văn bản pháp luật Xây dựng cơ chế
kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của cơ
quan công quyên Trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cần hoàn thiện cơ chế bầu cử
để nâng cao chất lượng đại biểu Nâng cao chất lượng bầu cử Tăng số lượng đại biểu
chuyên trách một cách chuyên nghiệp, có khả năng dé xuất sáng kiến Thực hiện tốt nhiệm
vụ quyết định các van dé quan trọng của đất nước, vấn đề nhân sự, vấn đề ngân sách Đổi
mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh cải cách hành chính Luật hóa cơ cấu tổ
chức của Chính phủ, tô chức bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Phân cấp mạnh cho
chính quyền địa phương
Trong Báo cáo chính trị, Đảng ta dé ramột số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm day
mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ may nhà nước
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Hoàn thiện cơ chế
bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào
Quốc hội Tiếp tục phát huy đân chủ, tính công khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động
chất vấn tại diễn đàn Quốc hội
Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước dé thực
hiện đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và
thống lĩnh các lực lượng võ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
ẩ»
Trang 34cao năng lực dự báo, ứng phó và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh Tổng
kết, đánh giá việc thực hiện chủ trương sắp xếp các bộ, sở, ban, ngành quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực dé có chủ trương, giải pháp phù hợp.
Đây mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ
các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tô chức và công dân Nâng cao năng lực, chất
lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách Đây mạnh xã hội hoá các loại
dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ
thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng va bao vệ quyền con
nguoi.
Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương Nâng cao chất
lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp Nghiên cứu tổ chức, thâm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân
dân huyện, quận, phường.
b.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cautrong tinh hinh moi
Ra soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quan lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thâm quyển của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tinh
công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phâm chấtđạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước Có chính sách đãi ngộ,động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãimiễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm ky luật, mất uy tín với nhân dân
Tổng kết việc thực hiện "nhất thể hóa" một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
dé có chủ trương phù hợp.
c Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chong tham những, lãng
phí
Trang 35Phòng và chống tham những, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên phải gương mẫu thực hiện và trực
tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham những, lãng phí |
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đây mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham những, lãng phí.
Nghiên cứu phân cấp, quy định rõ chức năng cho các ngành, các cấp trong phòng, chống
tham nhũng Chú trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí Thực hiện chế độ
công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng
dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước.
Công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản,
mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất
đai, tài sản công, công tac tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ Thực hiện có hiệu quả việc kê khai
và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định Cải cách chính sách
tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức để góp
phần phòng, chống tham những.Tổng kết, đánh giá cơ chế và mô hình tổ chức cơ quan
phòng, chống tham nhũng để có chủ trương, giải pháp phù hợp
Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám
sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cỗ vũ, động viên
phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
Như vậy, van đề tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là một nội dung lớn, quan trọng trong đường lối đổi mới của Dang ta Đây là kết qua
của một quá trình 25 năm đổi mới, tiến hành tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận của
Đáng Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện để làm cơ sở lý luận - thực tiễn giúp Đảng ta có đủ bản lĩnh và năng lực lãnh đạo
nhân dân ta đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước tiếp tục giành được những thắng lợi
to lớn hơn.
Tóm lại, nhà nước bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống
xã hội, trong đó pháp luật là ý chí chung của nhân dân và phán ánh lợi ích chung của xã
hội Nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân và bảo
đảm trách nhiệm lẫn nhau giữa cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và công dân
Nhà nước có cơ chế, hệ thống tô chức để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
gy
Trang 36©
31pháp Đó là nhà nước với bản chất tiến bộ và nhân đạo, với những tư tưởng và quan điểm
khoa học, cách mạng _ '
Vấn dé tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là
một nội dung lớn, quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta Đây là kết quả của một
quá trình 25 năm đổi mới, tiến hành tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận của Đảng Trong
điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện để làm cơ
sở lý luận - thực tiễn giúp Đảng ta có đủ bản lĩnh và năng lực lãnh đạo nhân dân ta đưa sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn Coi | trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thê nhân
dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát nhà nước,
phát hiện, đấu tranh chống tham những, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệmtrong sản xuât và tiêu dùng.
2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 246
3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 70
4) Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.246
Trang 37ĐẠI HỘI LAN THỨ XI DANG CONG SAN VIET NAM VA VAN DE
CAU TRUC, TO CHUC THUC HIEN QUYEN LUC NHA NUOC TA
TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
ThS Nguyén Thi Hoa
Trường Dai học Luật Ha Nội
1 Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn
điện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ
rõ: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân Tất cả mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
Những quan điểm trên về tổ chức quyền lực nhà nước đã được thể hiện qua bốn
bản Hiến pháp, phù hợp với từng giai đoạn lich sử Cụ thể, Hiến pháp năm 1946 được coi
là mốc lịch sử về cách thức tô chức quyền lực nhà nước kiểu mới ở nước ta, chấm đứt thời
kỳ đài chế độ quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực trong tay nhà vua, chuyên sang
thời kỳ “Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Như vậy yếu tố chính trị quan trọng về mặt nhà nước do cách mạng tháng Tám đem lại là quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân Nó phản ánh một quan niệm mới về tính chất chính trị và xã hội của quyền lực Theo quy định của Hiến pháp năm 1946, trong cơ cấu quyền lực bao gồm ba quyền: Lập
pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện nhân dân, quyền hành
pháp thuộc về Chính phủ do Chủ tịch nước đứng đầu, quyền tư pháp thuộc về Tòa án được
thành lập theo cấp xét xử bao gồm: Tòa án tối cao, các tòa phúc thâm, các tòa Đệ nghị cấp
và Sơ cấp Nhưng khi quy định về thâm quyền cu thé của các cơ quan trog Bộ máy nhà
nước đã hình thành cơ chế: Chủ tịch nước không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào trừ
khi phạm tội phản quốc (Điều 50 - Hiến pháp năm 1946); Nghị viện thành lập Tòa án đặc biệt để xét xử khi Chủ tịch nước phạm tội phản quốc (Điều 51 - Hiến pháp năm 1946);
Chủ tịch nước có quyền kiến nghị những đạo luật do Nghị viện thông qua, còn Nghị viện
có quyền biểu quyết tín nhiệm nội các, nhưng trong hạn 24 giờ khi Nghị viện biểu quyết
không tín nhiệm nội các, Chủ tịch nước có quyền đưa van dé tín nhiệm ra Nghị viện thảoluận lại nếu Nội các mất tín nhiệm thì phải từ chức Hoạt động của cơ quan tư pháp cótính độc lập tương đối trong mối quan hệ với Nghị viện nhân dân và Chính phủ: “Khi xét
xử, các viên thâm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan nhà nước khác không được
Trang 383 33
can thiệp” (Điều 69 - Hiến pháp năm 1946) Cách tổ chức quyền lực này nhắn mạnh về
phân công quyền lực, bao đảm xây dựng cơ chế quyền lực của nhân dân trên tinh thần dân
chủ rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
thông qua Nghị viện nhân dân (Quốc hội khóa I) và Hội đồng nhân dân là cơ sở nền tảng
của Bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà nước khác được thành lập trên cơ sở cơ quan dân
chủ Trung ương, địa phương và chịu sự giám sát của chúng Tuy nhiên, Hiến pháp năm
1946 còn áp dụng một số yếu tố phân quyền phù hợp với điều kiện của dân chủ nhân dân
(bảo đảm tính đoàn kết rộng rãi, đa dạng các lợi ích, các nhóm xã hội) để tạo ra cơ chếkiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan trong Bộ máy nhà nước
Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ nét hơn quan điểm quyền lực thống nhất thuộc về
nhân dân, quan điểm tập quyền xã hội chủ nghĩa thé hiện ở những quy định: “Tất cả quyền
lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụng
quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra
và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 4 - Hiến pháp năm 1959) Theo Hiến pháp năm
1959, trong cơ cấu quyền lực gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn
Hội đồng Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án
nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa (Điều 97 - Hiến pháp năm 1959); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện
Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố nhà nước do luật định (Diéu 105 - Hiến pháp năm 1959) Như vậy quyền lực tư pháp được thực hiện bởi Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân Hoạt động của các cơ quan do Quốc hội lập ra như: Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đặt dưới sự giám sát tối cao
của Quốc hội Các quy định của việc phân công rạch rồi giữa các cơ quan thực hiện lao
động quyền lực trong Bộ máy nhà nước nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau
giữa các cơ quan nhà nước của Hiến pháp năm 1946 đã được sửa đổi theo xu hướng tập
quyền, tập trung mọi quyền lực vào Quốc hội Hoạt động của các cơ quan nhà nước khácnhư: Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhândân tối cao phái sinh từ Quốc hội, hoạt động đưới sự giám sát tối cao của Quốc hội
Hiến pháp năm 1980 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất
cả quyền lực thuộc về nhân dân”, “Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính
trị của hệ thống cơ quan nhà nước” (Điều 6 - Hiến pháp năm 1980) Còn Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của co quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 104 - Hiến pháp năm 1980) Như vậy, Hiến pháp năm 1980 được coi
Trang 39là đỉnh cao của việc thể hiện quan điểm tập quyền xã hội chủ nghĩa trong tổ chức, hoạt
động của Bộ máy nhà nước Tập trung mọi quyền lực vào Quốc hội, chưa chú trọng đến
sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước, làm
cho hoạt động của Quốc hội trên thực tế thê hiện sự ôm đồm không phát huy được hiệu
quả như mong muôn.
Hiến pháp năm 1992 đã kế thừa những tư tưởng tổ chức quyền lực nhà nước trong
những Hiến pháp trước đây, cũng như lịch sử kinh nghiệm của các nước trên thế giới vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Đảng ta xác định: “Nhà nước ta là công cụ chủ
yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của nhân dân, vì
nhân dan Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các anyon lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Văn kiện
Nghị quyết XI của Đảng Cộng sản Việt Nam” Nhận thức đúng bản chất của thuyết tam
quyền phân lập, nhà nước ta không thừa nhận sự phân lập trong tổ chức bộ máy quyên lực
nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn các giá trị tích cực của sự phân công quyền lực và
kiềm chế, đối trọng mà bảo đảm để giữa các cơ quan nhà nước phải có sự phân công
chuyên môn hóa lao động quyên lực để hoạt động của mỗi cơ quan thể hiện tính độc lập
tương đối và có sự phối hợp giữa chúng Thông qua hoạt động giám sát của mỗi cơ quan
do pháp luật quy định nhằm ngăn chặn sự lạm quyền, vượt quyền, kiểm soát lẫn nhau tạo
ra sự thống nhất không trùng chéo, mâu thuẫn Như vậy, đường lối nhất quán, xuyên suốt
trong lịch sử lập hiến Việt Nam là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân
sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những
cơ quan đại điện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân (Điều 6 - Hiến pháp năm 1992)
2 Vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều kiện xây đựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay được thực hiện theo xu hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân đân, vì nhân dân Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là xây
dựng một nhà nước với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, tiến bộ, công bằng, là nhà nước mà
mỗi công dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước Đó là nơi bảo đảm mọi hoạt
động của nhà nước, pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, phục vụ cho nhân dân Tiếp
thu những hạt nhân hợp lý trong tổ chức quyền lực nhà nước trong lịch sử và kinh nghiệm
của các nước trên thế giới vận dụng vào điều kiện cụ thê của Việt Nam, Đảng ta xác định:
“Nhà nước là công cụ chủ yêu dé thực hiện quyên làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp.
quyền của nhân dân và vì nhân dan Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
ey
Trang 40và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp” Nhận thức được bản chất của học thuyết phân chia quyền lực tư sản, nhà
nước ta không thừa nhận sự phân lập trong tô chức Bộ máy quyền lực mà bảo đảm sự
phân công, phân nhiệm dé chuyên môn hóa lao động quyền lực, bảo đảm tính độc lập
tương đối và sự phối hợp trong quá trình hoạt động, đồng thời giữa các cơ quan cần có cơ
chế kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm không có sự trùng chéo, mâu thuẫn.
Việc khẳng định một tư tưởng tiến bộ như vậy trong đời sống chính trị và pháp lý
là một quá trình tổng kết thành quả của các cuộc cách mạng xã hội mà Đảng và nhân dân
ta đã giành được Nhưng việc tổ chức thực hiện nó trong đời sống xã hội còn gặp những
khó khăn, cản trở Để thực hiện tốt trong tương lai, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương
thực hiện một số cách thức cơ bản sau dé tổ chức quyền lực nhà nước bảo đảm quyền lực
nhà nước xuất phát từ nhân dân.
Thứ nhất, nhân dân thành lập nhà nước bằng phổ thông đầu phiếu:
Cit tri cả nước bầu ra các đại biểu Quốc hội, cử tri địa phương bau ra các đại biểu
Hội đồng nhân dân, tạo thành hệ thống cơ quan dân cử ở Trung ương là Quốc hội và ở địa
phương là Hội đồng nhân dân các cấp Để có một cuộc bầu cử thật sự dân chủ, ngoài việc
bảo đảm cho mọi công dân nếu có đủ các điều kiện do Luật Bau cử quy định đều có quyền
bỏ phiếu, ngoài ra còn phải lựa chọn ứng cử viên theo ý dân Khi tổ chức Hội nghị hiệp
thương để lập danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu cơ quan dân cử Trung ương và
địa phương, cần phải có sự kết hợp hài hòa cân nhắc một cách khách quan vấn đề Đảng
cử, dân bầu theo một thể chế luật định Vì vậy, chế độ bầu cử là vấn đề Hiến định và được
cụ thể hóa trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Cùng với sự lựa chọn ứng cử viên thực sự khách quan, dân chủ, việc xác định tiêu
chuẩn của người đại biểu nhân dân là đảm bảo quan trọng của chế độ bầu cử dân chủ Đại
biểu nhân dân là nhà chính trị trong nhà nước, là người trực tiếp tham gia vào việc hoạchđịnh chính sách, chủ trương, biện pháp lớn của quốc gia và của từng đơn vị hành chính
nhà nước ở địa phương Vì vậy, đại biểu dân cử phải là những người có đủ phẩm chất,năng lực, trách nhiệm, uy tín để tham gia xây dựng các chính sách tác động lên đời sống
của cộng đồng dân cư Để quyết định chính sách, đại biểu nhân dân cần phải hiểu biết chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mình phải biểu quyết Nhà nước phải định ra cơ chế bảo đảm trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thông tin để đại biểu hoạt động Tuy nhiên, bảo đảm có tính chất phục vụ và tư vấn cho từng đại biểu hiện nay còn rất hạn chế, để
thực hiện được ý chí của nhân dân thông qua người đại biểu khi họ tham gia xào hoạt động giám sát, hoạch định chính sách, hoạt động luật pháp có chất lượng, thì sự cần thiết