1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội - Bùi Ngọc Cường chủ biên, Nguyễn Thị Vân Anh (Phần 1)

248 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNHLUẬT ĐẦU TƯ

Trang 2

46-2011/CXB/122-10/CAND

Trang 3

TR- ỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 4

Nn FW t KF

Chu bién

TS BUI NGUC CLUNG

Tap thé tac gia

TS NGUYUN THVÂNANH Ch- ong IX (mục V )

ThS TRON BOO LINH Ch- ong VII (đồng tác giả)

TS DONG NGLIC BA Ch- ong I

TS NGUYUN THEDUNG Ch-ơng]IV, V (đồng tác giả)

ThS VO PHOONGOANG Ch-ơng V (đồng tác giả)

TS JOAN TRUNGKIEN Ch-ơng II (đồng tác giả),Ch- ong VI

TS NGUYUN THANH TÂM Ch- ong VIII,

Ch- ong IX (mục I, II, II)

TS PHUM THOGIANG THU_ Ch- ong VII (đồng tác giả)TS LOOONH VINH Ch- ơng II (đồng tác giả)

TS VOODNGHOIYON Ch-ơngHI,

Ch- ong IX (Mục IV)

Trang 5

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯI KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ

1 Khái niệm đầu tư

Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc "bở

nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính

toán hiệu quả kinh tế, xã hội".“) Trong khoa học kinh tế, đầu

tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiệntại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả

trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đượccác kết quả đó Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xâydựng và phát triển kinh tế, là "chìa khoá" của sự tăng trưởngkinh tế Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là tiền,tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ Trong cơ chế thịtrường, hoạt động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau(cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa

dạng cả về tính chất và mục đích Tuy vậy, mọi hoạt động

đầu tư suy cho cùng đều nhằm mang lại những lợi ích xác

(1) Viện ngôn ngữ học, Tw điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, 2003, tr 301.(2) Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tu, Nxb Thống

kê, Hà Nội, 2003, tr 16 - 17.

Trang 6

định Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm

tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội.Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tưmà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.

Dưới góc độ pháp lí, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài

sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định đểthực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi íchkinh tế, xã hội khác Hoạt động đầu tư có thể có tính chấtkinh doanh (thương mai) hoặc phi thương mại Trong khoa

học pháp lí cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, phápluật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là hoạtđộng đầu tư kinh doanh, với bản chất là "sự chi phí của cải

vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếmlợi nhuận".

Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật đầu tư năm 2005,

khái niệm đầu tư kinh doanh chưa được định nghĩa thống

nhất trong các van bản pháp luật.” Luật đầu tư năm 2005,

với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đíchkinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: “Đầu tu là việc nhà đầu tu

bỏ vốn bằng các loại tài san hữu hình hoặc vô hình để hình

(1) Black's Law Dictionary, Centennial Edition, Sixth Edition, 1991, page 825.

(2) Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/5/1998, Luật đầutư nước ngoài tại Việt Nam (1996, 2000) không có định nghĩa về đầu tư nóichung, mà thay vào đó là khái niệm đầu tu trong nước và đầu tư trực tiép nướcngoài Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực chất chỉ điều chỉnh các quanhệ đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam; nhiều hoạt động đầu tư

trực tiếp nước ngoài (các doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng

đại diện tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp cóvốn đầu tư trong nước của Việt Nam ) và các hoạt động đầu tư gián tiếpkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Trang 7

thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tu" Luật này

còn có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động

đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động củanhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bịđầu tư, thực hiện và quản lí dự án đầu tư.

Về lí luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, cần

phân biệt khái niệm đầu tư (nhằm mục đích lợi nhuận) vớikhái niệm kinh doanh (thương mại) Theo Luật doanh nghiệp

năm 2005 của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa là việcthực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của

quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặccung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.°)Bên cạnh khái niệm kinh doanh, pháp luật hiện hành còn đưa

ra định nghĩa pháp lý về hoạt động thương mại Theo nghĩa

kinh điển thì hoạt động thương mại là hoạt động mua bán, là

cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ và tiêu dùng Tuy nhiên,

cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, khái niệm

thương mại đã được mở rộng đến cả lĩnh vực sản xuất, phânphốt, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Vì lẽ đó,

việc xác định ranh giới giữa hoạt động thương mại và hoạtđộng kinh doanh ngày càng khó khăn và ít có ý nghĩa Có thể

đồng nhất giữa khái niệm kinh doanh và khái niệm thương

mại ở chỗ, chúng đều là những hoạt động của các chủ thể

trong xã hội nhằm mục đích lợi nhuận Luật thương mại năm

2005 đã hợp lí khi định nghĩa hoạt động thương mại thuộcphạm vi điều chỉnh của Luật này là mọi hoạt động nhằm mục

(1) Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.(2) Khoản 7 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.(3) Khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp năm 1999.

Trang 8

đích sinh lợi, trong đó bao gồm cả hoạt động đầu tu Vớicách hiểu về thương mại như vậy, hoạt động đầu tư kinh

doanh được coi là một bộ phận của hoạt động thương mại.

Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt độngthương mại nói chung,” và có mối liên hệ mật thiết với các

bộ phận khác của hoạt động thương mại như mua bán hànghoá, cung ứng dịch vụ thương mại Sự khác biệt cơ bản của

hoạt động đầu tư so với các hoạt động thương mại khác thể

hiện ở chỗ đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài

sản) nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như cácđiều kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.

2 Phân loại đầu tư

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân

chia đầu tư thành các loại khác nhau Việc phân loại hoạt

động đầu tư là rất cần thiết, nhằm lựa chọn các giải phápkinh tế và pháp lí thích hợp thúc đẩy và tăng cường hiệu quả

đầu tư cũng như hiệu quả quản lí nhà nước về đầu tư Từ

phương diện pháp lí, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo

những tiêu chí cơ bản sau:

a Căn cứ vào mục đích đâu tư, có thể chia đầu tư thành:

đầu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh

- Đầu tư phi lợi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực đểthực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.Đây là các hoạt động đầu tư của nhà nước hoặc các tổ chức,

(1) Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005.

(2).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh luật thương mại, tập 1, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr 32 - 45.

Trang 9

cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội Ví dụ:

Nhà nước đầu tư (từ ngân sách) xây dựng cơ sở hạ tầng công

cộng; các tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm tài sản, trang

thiết bị phục vụ sinh hoạt tiêu dùng

- Đầu tư kinh doanh: Là hoạt động đầu tư sử dụng các

nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận Về phương điện pháplí, đầu tư kinh doanh có thể được thực hiện bằng nhiều hìnhthức và phương thức tổ chức khác nhau như: đầu tư vốn thành

lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng,

thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT),hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)

b Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, có thể chia ddu tu

thành: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

- Đầu tư trong nước: Là hoạt động động đầu tư mà cácnguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và từ

các tổ chức, cá nhân trong nước Theo Luật đầu tư năm 2005,đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằngtiền va các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tưtai Việt Nam.“

- Đầu tư nước ngoài (còn gọi là đầu tư quốc tế): La hoạtđộng đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các

tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu

tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước Thực tiễn điều chỉnhpháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sựphân biệt giữa đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.Theo Luật đầu tư năm 2005, đầu tư từ nước ngoài là việc nhà

(1) Khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 10

đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tàisản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư; Đầu tư ranước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sảnhợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạtđộng dau tu.”

c Căn cứ vào tính chất quản li của nhà đầu tu đối với

vốn đầu tu, có thể chia đầu tu thành: đầu tư trực tiếp và đầu

tư gián tiếp

- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏvốn trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình sử dụngcác nguồn lực (vốn) đầu tư Trong hoạt động đầu tư trực tiếpkhông có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lícủa nhà đầu tư đối với vốn đầu tư Theo Luật đầu tư năm2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư donhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu

tư.” Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước

hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp trong nước

có nội dung là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trongnước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định(như hợp tác kinh doanh, thành lập các loại hình doanh

nghiệp ) Dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quanhệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di

chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm vi quốc tế vớimục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đangdiễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới Mặc dù xu hướng

(1) Khoản 12, 14 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.(2) Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 11

phổ biến trên thế giới là các nước không có sự phân biệt

trong cơ chế điều chỉnh pháp luật giữa đầu tư trực tiếp trongnước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm FDI vẫn đượcđịnh nghĩa trong luật pháp của nhiều nước, như Luật khuyếnkhích đầu tư của Thái Lan (ban hành năm 1962 và được sửa

đổi năm 1977), Luật khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước

ngoài của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ban hành năm1994), Luật khuyến khích đầu tư áp dụng cho từng ngànhcủa Hàn Quốc, Luật đầu tư của Indonesia (ban hành năm

1967 và được sửa đổi năm 1970) Trong hợp tác đầu tư giữacác nước ASEAN, việc tăng cường thúc đẩy đầu tư trực tiếprất được coi trọng Điều này được thể hiện qua các hiệp định

giữa các nước ASEAN như: Hiệp định khuyến khích và bảohộ đầu tư năm 1987, Hiệp định khung khu vực đầu tư

ASEAN (Asean Investment Agreement) năm 1998 Các

hiệp định này có nội dung cơ ban là các quốc gia thành viên

khu vực ASEAN cam kết xây dựng và thực hiện các chương

trình hợp tác nhằm tăng cường tính hấp dẫn đầu tư của khu

vực ASEAN, thúc day đầu tư trực tiếp.

- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư

không trực tiếp tham gia quản lí hoạt dong đầu tu.“ Như

vậy, khác với đầu tư trực tiếp, trong hoạt động đầu tư giántiếp, người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai

chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối

với nguồn lực đầu tư Những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư

không trực tiếp nắm quyền quản lí, kiểm soát và điều hành

hoạt động kinh doanh đều có tính chất là đầu tư gián tiếp

(1) Khoản 3 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 12

(đầu tư tài chính, nhượng quyền, quyền theo hợp đồng, cho

vay, cho thuê ).

3 Hình thức dau tư

Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư củacác nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Trong điều kiệnkinh tế thị trường, hình thức đầu tư kinh doanh ngày càng

phong phú, đa dạng; mỗi hình thức đầu tư có những đặc điểm

riêng nhất định về cách thức đầu tư vốn, tính chất liên kết vàphân chia kết quả kinh doanh giữa các nhà đầu tư Căn cứ vào

nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các nhà đầu tư có

quyền lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp theo quy địnhcủa pháp luật Luật đầu tư năm 2005 phân chia các hình thứcđầu tư thành hai nhóm là: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

a Các hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư

nắm quyền quản trị kinh doanh; người đầu tư vốn (chủ đầu tư)

đồng thời là người sử dụng vốn Theo Luật đầu tư năm 2005,các hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm:

* Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn)

Đầu tư vào các tổ chức kinh tế có nội dung là việc nhà đầu

tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn

vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của đơn vị kinh doanhđang hoạt động Theo quy định hiện hành, đầu tư vào tổ chức

kinh tế bao gồm các nhóm hình thức đầu tư chủ yếu sau:

- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư.

Thuộc nhóm hình thức đầu tư này bao gồm: doanh nghiệp tư

nhân, công ti TNHH một thành viên (do một cá nhân hoặc

Trang 13

một tổ chức làm chủ sở hữu), hộ kinh doanh cá thể.

- Thành lập, góp vốn vào tổ chức kinh tế có sự hợp tác

giữa nhiều nhà đầu tư Ở nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu

tư có thể thành lập hoặc góp vốn vào công ti hợp danh, côngti TNHH hai thành viên trở lên, công ti cổ phần, tổ hợp tác,hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Trong nhóm hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, hoạt

động kinh doanh của các nhà đầu tư được tiến hành thông

qua tư cách pháp lí của các tổ chức kinh tế Ngoài việc tuânthủ các quy định của Luật đầu tư, việc thành lập, tổ chứchoạt động của các tổ chức kinh tế còn chịu sự điều chỉnh củacác quy định trong các văn bản pháp luật về hình thức tổchức kinh doanh.””

Nhà nước (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) Nhà đầu tư

trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách pháp lícủa mình phù hợp với nội dung thoả thuận trong hợp đồng.Khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo hợp đồng, ngoài việcphải tuân thủ Luật đầu tư, việc giao kết, thực hiện hợp đồngcòn phải phù hợp với các quy định chung về hợp đồng trong

kinh doanh, thương mai.” Theo quy định hiện hành, đầu tư

(1).Xem: Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp nhà nước năm

2003, Luật hợp tác xã năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(2).Xem: Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm 2005.

Trang 14

theo hợp đồng bao gồm các hình thức sau:

- Hợp tác kinh doanh (hợp doanh): Là hình thức đầu tưđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa giữa các

nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận,phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân Hìnhthức hợp doanh có thể là hợp tác song phương (hai bên) hoặc

hợp tác đa phương (nhiều bên) Hình thức hợp doanh có

những đặc điểm pháp lí cơ ban là: (i) Được thực hiện bằng

hình thức pháp li là hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ii) Cácbên hợp doanh cùng nhau góp vốn, cùng nhau tiến hành hoạtđộng kinh doanh và phân chia kết quả kinh doanh theo thoảthuận trong hợp đồng; (iii) Các bên hợp doanh thực hiện hoạtđộng kinh doanh với tư cách pháp lí của mình thay vì thànhlập ra một pháp nhân kinh tế mới.

Cần lưu ý rằng các hợp đồng thương mại và hợp đồnggiao nguyên liệu lấy sản phẩm, hợp đồng mua bán hàng hoá

trả chậm và các hợp đồng khác mà không thực hiện phânchia lợi nhuận hoặc kết quả kinh doanh đều không phải làhợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, các bên hợp doanh cóthể thoả thuận thành lập ban điều phối (điều hành) dé theo

dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.Ban điều phối hợp đồng hợp tác kinh doanh không phải là

đại diện pháp lí cho các bên hợp doanh.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh

chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao

-(BT): BOT, BTO và BT là những hình thức đầu tư thông qua

Trang 15

hợp đồng được kí giữa co quan nhà nước có thẩm quyển vànhà đầu tư Theo các hợp đồng này, nhà đầu tư bỏ vốn để

xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng và

chuyển giao cho Nhà nước theo những phương thức thanh

toán, đền bù khác nhau.

Các hình thức BOT, BTO va BT có ý nghĩa quan trọng

trong việc thu hút vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng(giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xửlí chất thải ) Thay vì phải đầu tư vốn xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng quan trọng, Nhà nước áp dụng những

chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống cơ sởhạ hạ tầng thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữucác công trình từ nhà đầu tư, bằng những phương thứcchuyển giao khác nhau.

Về mặt pháp lí, sự khác nhau chủ yếu giữa các hình thức

đầu tư BOT, BTO và BT thể hiện ở thời điểm chuyển giaoquyền sở hữu công trình gắn với quyền quản lí, vận hành, khai

thác công trình của nhà đầu tư cho Nhà nước và phương thứcthanh toán, đền bù của Nhà nước cho nhà đầu tư Trong hìnhthức BOT, sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư quản

lí và kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định để thu

hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí, hết thời hạn kinh doanh,

nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhànước Với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong công trình,nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu công trình cho Nhà nước;nhà đầu tư được Nhà nước dành cho quyền kinh doanh côngtrình trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi

nhuận hợp lí Ở hình thức BT, sau khi xây dựng xong công

Trang 16

trình, nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu công trình cho

Nhà nước; nhà đầu tư được Nhà nước tạo điều kiện thực hiện

dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí.* Đầu tu phát triển kinh doanh

Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư theo đó,nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng quy mô hoặc/Và nâng caonăng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triểnkinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệuquả sử dụng vốn đầu tư hiện có đồng thời bổ sung vốn đầu tưmới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vữngcủa cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triển kinh doanh bao gồmcác hình thức cụ thể là: mở rộng quy mô, nâng cao công

suất, năng lực kinh doanh (thành lập chi nhánh, văn phòng

đại diện, các đơn vị trực thuộc ); đổi mới công nghệ, nângcao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

* Đầu tu thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh

nghiệp, chỉ nhánh doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực

hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tai sản, quyển, nghĩa vu

và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanhnghiệp nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của

doanh nghiệp bị sáp nhập Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh

doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận

chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanhnghiệp có thanh toán Từ phương diên luật cạnh tranh, sáp

nhập và mua lại doanh nghiệp là hành vi của doanh nghiệpthuộc nhóm hành vi tập trung kinh tế Việc đầu tư thông qua

thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp tiểm ẩn khả

Trang 17

năng tạo lập vị trí thống lĩnh, và cao nhất là vị trí độc quyềncủa doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ; làmgiảm chỉ số cạnh tranh, thậm chí triệt tiêu cạnh tranh của thị

trường Vì lẽ đó, khi sáp nhập và mua lại doanh nghiệp,

ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định bởi Luật đầutư, các nhà đầu tư còn phải tuân thủ các quy định của pháp

luật cạnh tranh” và các quy định pháp luật có liên quan.

b Các hình thức đầu tư gián tiếp

Như đã phân tích, sự khác nhau cơ bản giữa các hìnhthức đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tư gián tiếp là mức

độ, phạm vi quản lí và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt

động kinh doanh Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhàđầu tư không trực tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trìnhthực hiện và sử dụng các nguồn lực đầu tư Nhà đầu tư giántiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từ hoạtđộng đầu tư Các hình thức đầu tư gián tiếp bao gồm những

hình thức phổ biến như: đầu tư thông qua mua chứng khoán(cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác);

đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tư thông qua

ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm 4 Lĩnh vực và địa bàn đầu tư

Lĩnh vực, địa bàn đầu tư liên quan mật thiết tới chínhsách của các nhà nước về bảo đảm và khuyến khích đầu tư.Trong mỗi thời kì, việc ngăn cấm hay khuyến khích đầu tư

vào các địa bàn, lĩnh vực của nền kinh tế được pháp luật quyđịnh cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước

(1).Xem: Luật cạnh tranh năm 2004.

Trang 18

cũng như bối cảnh quốc tế Thông thường, lĩnh vực, địa bànđầu tư được pháp luật quy định theo ba nhóm cơ bản là: lĩnhvực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực, địabàn khuyến khích đầu tư.

Trong giai đoạn hiện nay, nhằm bảo vệ lợi ích quốc giavà để phù hợp với thông lệ quốc tế, Nhà nước Việt Nam cấm

các dự án đầu tư gây phương hại đến quốc phòng, an ninhquốc gia, lợi ích công cộng; gây phương hại đến di tích lịch

sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mĩ tục Việt Nam; gây tổn

hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủymôi trường; các dự án xử lí phế thải độc hại đưa từ bên ngoàivào Việt Nam; sản xuất các loại hoá chất độc hại hoặc sửdụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

Trong một số lĩnh vực đầu tư có ảnh hưởng tới quốcphòng, an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế, xã hội quantrọng như tài chính, ngân hàng, văn hoá, báo chí, xuất bản,giải trí nhà đầu tư chỉ được thực hiện đầu tư với các điều

kiện cụ thể do pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển cân đối trongcác lĩnh vực, địa bàn của nền kinh tế quốc dân, thực hiện có

hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Nhà nước khuyến khíchđầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn nhất định Việc xác địnhcác dự án được ưu đãi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau (sản

xuất sản phẩm công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, xâydựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao dục đào tạo ).

Các địa bàn khuyến khích đầu tư, các dự án khuyếnkhích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, các lĩnh vực đầu tư có

điều kiện được quy định bằng danh mục cụ thể, căn cứ vào

Trang 19

quy hoạch, định hướng phát triển trong từng thời kì và camkết quốc tế về đầu tu.“

II KHÁI QUÁT VỀ LUAT ĐẦU TƯ

1 Khái niệm luật đầu tư

Hoạt động đầu tư được thực hiện trong môi trường xácđịnh Môi trường đầu tư bao gồm tập hợp các yếu tố có tácđộng, chi phối hoạt động đầu tư, trong đó có pháp luật về

đầu tư Sự tồn tại và phát triển của hoạt động đầu tư chính làcơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật đầu

tư Thực tiễn cho thấy trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầutư quốc tế, các quốc gia đều chú trọng việc cải thiện môitrường đầu tư, trong đó công việc được đặc biệt coi trọng làxây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

Luật đầu tư là một nội dung cơ bản trong chương trìnhnghiên cứu và giảng dạy pháp luật bậc Tuy nhiên, cho đếnnay khoa học pháp lí Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩathống nhất về lĩnh vực pháp luật này Về lí luận, từ quan

điểm tiếp cận hệ thống, có thể xem xét khái niệm luật đầu tưtheo hai mức độ: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, luật đầu tư bao gồm tập hợp các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư Các

quan hệ đầu tư trải rộng trên nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực

của quá trình tổ chức và triển khai hoạt động đầu tư, trong đócơ bản phải kể đến là: quan hệ giữa Nhà nước với nhà đầu tư

trong quản lí hoạt động đầu tư; quan hệ giữa các nhà đầu tư

(1).Xem: Các điều từ Điều 27 đến Điều 31 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 20

với nhau (trong hợp tác kinh doanh hay thành lập doanh

nghiệp có nhiều chủ sở hitu); quan hệ giữa nhà đầu tư (với tưcách chủ sở hữu cơ sở kinh doanh) và người quản lí cơ sở

kinh doanh; quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác

(trong sử dụng đất, thuê lao động, trong lĩnh vực tài chính,trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ) Các quan hệ này có sựkhác nhau nhất định về cả tính chất nội dung và thành phần

chủ thể Với đối tượng điều chỉnh như vậy, luật đầu tư là hệthống các quy tắc xử sự, do Nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư Từ quan điểm truyền

thống của lí luận pháp luật ở Việt Nam, luật đầu tư theo nghĩarộng là một lĩnh vực pháp luật, bao gồm các quy phạm, cácchế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộcnhiều ngành luật khác nhau (như luật hiến pháp, luật hànhchính, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất

đai, luật tài chính, luật hình sự, luật môi trường ) Nói cách

khác, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật,chứa đựng quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều

chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư.

Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư làcác quan hệ đầu tư kinh doanh - một bộ phận của các quanhệ thương mại Các quan hệ đầu tư kinh doanh phát sinh

trong quá trình các nhà đầu bỏ vốn bằng các loại tài sản khácnhau để tạo lập cơ sở tiến hành các hoạt động đầu tư (baogồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư).Theo nghĩa này, có thể định nghĩa:

Luật đầu tu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhanước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã

Trang 21

hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý

hoạt động đầu tu kinh doanh.

Với cách hiểu về đầu tư kinh doanh như đã phân tích,

luật đầu tư là một bộ phận và có mối liên hệ chặt ché vớicác bộ phận cấu thành khác của luật thương mại Theo logic

đó, các quy định nguyên tắc chung trong pháp luật dân sựvà luật thương mại có ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung củaluật đầu tư Nội dung của luật đầu tư thể hiện sự tiếp tụcphát triển các quy định của luật dân sự và luật thương mại

phù hợp với tính chất của hoạt động đầu tư kinh doanh Nếunhư các quy định trong pháp luật dân sự truyền thống là cơsở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong trạng thái"tính" thì luật đầu tư, với tư cách là một chế định của luật

thương mại, là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu tài

sản trong trạng thái "dong".

Các chế định của luật thương mại có sự khác nhau nhất

định về chức năng và nội dung cụ thể Chế định thương nhânquy định các vấn đề về tổ chức (thành lập, quản trị, tổ chứclại, giải thể) của các hình thức thương nhân, mà chủ yếu làcác loại hình doanh nghiệp Chế định mua bán hàng hoá và

cung cấp dịch thương mại, với chức năng cơ bản là đảm bảo

sự tự do và bình đẳng trong giao lưu thương mại, quy định

các vấn đề về hình thức và nội dung của quan hệ mua bánhàng hoá và cung cấp dịch vụ trong thương mại Trong khiđó, luật đầu tư quy định những vấn đề pháp lý cho các hoạt

động chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tư Với chức

năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầutư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư có nội dung chủ yếu làcác quy định về những vấn đề sau:

Trang 22

- Hình thức đầu tư;

- Lĩnh vực và địa bàn đầu tư;

- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

- Quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư;

- Bảo đảm, khuyến khích và ưu đãi đầu tư;- Quản lí nhà nước về đầu tư.

Trong giáo trình này, luật đầu tư được tiếp cận nghiên

cứu theo nghĩa hẹp, đặt trong khuôn khổ hệ thống lí luận và

thực tiễn của luật thương mại Tuy nhiên, việc phân biệtphạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư theo nghĩarộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối Hệ thống pháp

luật điều chỉnh hoạt động đầu tư là một chỉnh thể thống nhất.

Các bộ phận cấu thành pháp luật về đầu tư, dù được xác định

trên nguyên tắc nào, luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống

nhất với nhau về mặt nội dung.

2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư

Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầutư kinh doanh Bản chất của các quan hệ đầu tư là một loạiquan hệ xã hội, phát sinh trong lĩnh vực đầu tư Quan hệ đầu

tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình huy động và sử

dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhucầu của nền kinh tế cũng như toàn xã hội Các quan hệ này

khi được điều chỉnh bởi pháp luật thì trở thành quan hệ pháp

luật đầu tư.

Xét từ góc độ lí luận pháp luật, quan hệ pháp luật đầu tư

là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá

trình thực hiện các hoạt động đầu tư và được điều chỉnh bởi

Trang 23

luật đầu tư Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệđầu tư ngày càng phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức

cũng như thành phần chủ thể Dựa vào nội dung và chủ thểcủa quan hệ pháp luật đầu tư, có thể chia quan hệ pháp luật

đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà

đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư

(quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều ngang) Ví dụ: quan hệ

phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình góp vốnthành lập doanh nghiệp (công ti trách hữu hạn, công ti cổphần, công ti hợp danh ); quan hệ phát sinh giữa các tổ

chức, cá nhân trong việc hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợpđồng, thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây

dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao - kinh doanh (BTO) Quan hệ pháp luật đầu

tư giữa các nhà đầu tư là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của

luật đầu tư Nhóm quan hệ đầu tư này có những đặc điểm

pháp lí cơ bản sau:

- Phát sinh trực tiếp trong quá trình thực hiện hoạt động

đầu tư của các nhà đầu tư;

- Chủ thể là các nhà đầu tư có tư cách chủ thể pháp lí độclập, bình đẳng với nhau;

- Về nội dung, các quan hệ đầu tư là quan hệ tài sản;

quyền và nghĩa vụ của các bên luôn gắn liền với đối tượng là

các nguồn lực đầu tư;

- Về hình thức pháp lí, các quan hệ đầu tư được thực hiệnthông qua hình thức pháp lí chủ yếu là hợp đồng giao kếtgiữa các nhà đầu tư hoặc điều lệ của doanh nghiệp.

Trang 24

Với tính chất về chủ thể và nội dung như trên, các quanhệ đầu tư theo chiều ngang được điều chỉnh chủ yếu bằng

phương pháp của luật tư - phương pháp dân sự Theo phươngpháp này, luật đầu tư tạo cho các nhà đầu tư khả năng và

điều kiện để tự do sáng tạo và thoả thuận Việc sử dụng haykhông và đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽ phụthuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật đầu

tư Việc một nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không? mứcvốn bao nhiêu? có kí hợp đồng với một đối tác nào đó haykhông và với nội dung ra sao? đều do họ tự quyết định Vớiphương pháp điều chỉnh của luật tư, những thoả thuận hợppháp giữa các nha đầu tư với nhau sẽ trở thành "luật riêng”,

ràng buộc các chủ thể của quan hệ đầu tư Một nhà đầu tư

quyết định thành lập một doanh nghiệp thì mọi quy địnhphát sinh từ việc đầu tư sẽ được áp dụng đối với nhà đầu tưđó; một nhà đầu tư đã tự do thoả thuận và kí một hợp đồngnào đó thì toàn bộ nội dung đã cam kết hợp pháp sẽ trở thành

bắt buộc đối với nhà đầu tư và không ai ngoài các bên thamgia hợp đồng được tự do sửa đổi, bổ sung hay giải thích nội

dung của hợp đồng.

Thứ hai, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà

đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhóm quan hệ

đầu tư này phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quảnlí của nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu

tư theo chiều dọc); ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tưvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét

và cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong quá trình thanh tra hoạtđộng đầu tư và xử lí vi phạm Quan hệ pháp luật đầu tư theo

Trang 25

chiều dọc có những đặc điểm pháp lí cơ bản sau:

- Phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản línhà nước về đầu tư;

- Về chủ thể, nhóm quan hệ này luôn tồn tại hai nhómchủ thể có vị trí pháp lí khác nhau (không bình đẳng): một

bên là cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư; một bên là cácnhà đầu tư;

- Cơ sở pháp lí làm phát sinh nhóm quan hệ này là các văn

bản quản lí do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Với tính chất nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật

đầu tư theo chiều dọc, luật đầu tư cần thiết phải sử dụng cảphương pháp điều chỉnh của luật công - phương pháp hànhchính Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường xãhội, luôn đòi hỏi nhà nước phải có những điều tiết, định

hướng và khuyến khích phát triển đầu tư và trong chừng

mực như vậy, những quan hệ đầu tư theo chiều dọc khó có

thể được điều chỉnh bằng phương pháp dân sự Với sự can

thiệp của công quyền vào hoạt động đầu tư, dù ở mức độ và

hình thức nào, cũng đều cần được điều chỉnh bằng phươngpháp hành chính Không thể có sự thoả thuận giữa nhà đầutư với cơ quan quản lí nhà nước về cấp chứng nhận hay điều

kiện đầu tư, về xử lí vi phạm pháp luật trong đầu tư Khi

điều chỉnh các quan hệ đầu tư bằng phương pháp hành

chính, luật đầu tư được coi là một lĩnh vực của pháp luật

công mà theo đó, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luậtkhông có sự bình đẳng, không được tự do thoả thuận về nội

dung cũng như hình thức của quan hệ pháp luật đã đượcpháp luật ghi nhận và mô tả.

Trang 26

3 Chủ thể của luật đầu tư

a Các loại chủ thể của luật dau tu

Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật nóichung và quan hệ pháp luật đầu tư nói riêng là tính xác định

về cơ cấu chủ thể Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầutư, để bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức và của toàn xãhội, pháp luật quy định những chủ thể được tham gia quanhệ pháp luật đầu tư và những điều kiện cần đáp ứng để thamgia các quan hệ đó Các chủ thể đáp ứng các diéu kiện dopháp luật quy định để tham gia quan hệ đầu tư được coi là cónăng lực chủ thể pháp luật đầu tư (năng lực pháp luật vànăng lực hành vi) Chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật đầu

tư là nhà đầu tư và các cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư.

* Nhà đầu tư

Trước khi ban hành Luật đầu tư năm 2005, đối tượng nhà

đầu tư (chủ thể của quan hệ đầu tư) được quy định không

giống nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đối

với các quan hệ đầu tư trong nước, chủ thể của quan hệ đầu

tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật (Luật

khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998, Luậtdoanh nghiệp nhà nước năm 2003, Luật hợp tác xã năm

2003, Luật doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản hướng

dẫn thi hành) Theo đó cho thấy, chủ thể của các quan hệ

pháp luật đầu tư trong nước có phạm vi rất rộng, bao gồm

các tổ chức, cá nhân không bị cấm đầu tư vốn để kinh doanhvà các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền Đối với đầutư nước ngoài, chủ thể của quan hệ đầu tư trực tiếp nước

ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt

Trang 27

Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Tham gia quan hệđầu tư trực tiếp nước ngoài do Luật đầu tư nước ngoài điềuchỉnh bao gồm: Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọithành phần kinh tế; bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu

trong lĩnh vực công nghệ, khoa học ki thuật, khoa hoc tựnhiên; Nhà đầu tư nước ngoài (gồm tổ chức kinh tế nước

ngoài và cá nhân nước ngoài; Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài (gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp

100% vốn đầu tư nước ngoài); các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền kí kết hợp đồng BOT, BTO và BT (bao gồm các bộ, cơquan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc trung uong).”

Theo Luật đầu tư năm 2005, chủ thể nhà đầu tư trong

quan hệ pháp luật đầu tư được mở rộng và được quy địnhthống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Nhà

đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu

tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập

theo Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợptác xa;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập

trước khi Luật này có hiệu lực;- Hộ kinh doanh, cá nhân;

(1).Xem: Khoản 5 Điều 1 Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh

- chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xâydựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành

kèm theo Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ).

Trang 28

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở

nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”Quy định về nhà đầu tư theo Luật đầu tư năm 2005 thểhiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư

thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khácnhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư Đây là cơ sở

quan trọng đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa các

nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu bảo đảm và khuyến khích đầu tưtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

* Cơ quan quản lí nhà nước về đầu tu

Để thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đầu tư, Nhà

nước phải thông qua các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự

phân công, phân cấp về thẩm quyền quản lí cho từng cơ quan

một cách phù hợp Theo Luật đầu tư năm 2005, trách nhiệmquản lí nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đầu tư trongphạm vi cả nước.

- Bộ kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động đầu tư.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lí nhànước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.

- Uy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lí

nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phi.

(1) Khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.(2) Điều 81 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 29

Khi xem xét tư cách chủ thể của cơ quan nhà nước trong

các quan hệ pháp luật đầu tư, cần phân biệt hoạt động quản línhà nước về đầu tư với hoạt động đầu tư vốn kinh doanh của

nhà nước Khi Nhà nước đầu tư vốn để kinh doanh, Nhànước có tư cách của một nhà đầu tư tổ chức Nhà nước(thông qua các cơ quan, tổ chức và công chức nhà nước) phảituân thủ pháp luật về đầu tư và được đối xử bình đẳng với

các nhà đầu tư khác trong xã hội.

b Quyển và nghĩa vụ của nhà đầu tu

Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư là nội dung cơ bản củaquan hệ pháp luật đầu tư Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tưđược ghi nhận bởi pháp luật Trong quá trình thực hiện hoạt

động đầu tư, trên cơ sở pháp luật, nhà đầu tư còn có thể tạora các quyền và nghĩa vụ cho mình, gắn với những quan hệđầu tư cụ thể.

Luật đầu tư năm 2005 quy định (ở mức độ nguyên tắc)những quyển và nghĩa vụ co bản của nhà đầu tư.) Ngoài ra,gan với từng dự án đầu tư, các quyền và nghĩa vụ cụ thé của

nhà đầu tư được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc

các lĩnh vực khác nhau như: pháp luật về tổ chức doanh

nghiệp, pháp luật về pháp luật về lao động, pháp luật về đấtđai, tài nguyên, pháp luật về thuế, pháp luật về quản lí ngoạihối, pháp luật về bảo vệ môi trường

4 Nguồn của luật đầu tư

Nguồn của luật đầu tư là các văn bản quy phạm pháp luật

(1).Xem: các điều từ Điều 13 đến Điều 20 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 30

hoặc tập quán,” chứa dung các quy phạm pháp luật về đầu

tư Trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật về đầu tư hiện nay,nguồn cơ bản của luật đầu tư là các điều ước quốc tế và phápluật quốc gia.

a Các văn bản pháp luật quốc gia

Các văn bản pháp luật về đầu tư do các cơ quan nhà nước

có thẩm quyên ban hành, tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọivà cấp độ hiệu lực khác nhau Hình thức, tên gọi, thứ bậc hiệu

lực của các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản phápluật về đầu tư nói riêng được quy định trong Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật.” Trong các văn bản pháp luật hiện

hành về đầu tư ở Việt Nam, Luật đầu tư năm 2005 là nguồn cơ

bản của luật đầu tu.) Can lưu ý, đối với hoạt động đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, các văn bản pháp luật nước ngoài có thểđược áp dụng theo những điều kiện nhất định.“

b Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về đầu tư là sự thoả thuận giữa các chủ

thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm

(1) Trong khoa học pháp lý, nguồn luật nói chung và nguồn của luật đầu tư nóiriêng được đề cập còn bao gồm các nguồn khác như: án lệ, học thuyết pháplý Tuy nhiên những loại nguồn này chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để đượcchấp nhận trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật ở Việt Nam.

(2).Xem: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996; Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật về

việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và uỷ ban

nhân dân.

(3) Luật này được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/7/2006, thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm

1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000

và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.(4).Xem: Khoản 4 Điều 5 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 31

thiết lập những nguyên tắc pháp lí bắt buộc để xác định, thayđổi hoặc hủy bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong lĩnh vựcđầu tư Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ

của tất cả các quốc gia tham gia điều ước Các văn bản phápluật quốc gia được ban hành phải có nội dung phù hợp với

điều ước Về nguyên tắc chung, trường hợp có sự khác nhau

giữa quy định của pháp luật một quốc gia với điều ước quốctế mà quốc gia đó là thành viên, các quy định của điều ước

sẽ được áp dụng Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trongLuật đầu tư của Việt Nam.?'

Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, các điều ướcquốc tế về đầu tư được các nước sử dụng như là một công cụ

quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho đầu tư nói chung

và đầu tư trực tiếp nói riêng Không ngoài xu hướng đó,trong nhiều năm qua Việt Nam đã không ngừng tăng cườngquan hệ hợp tác đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới Cácđiều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam kí kết hoặc thamgia ngày càng nhiều Đến nay, Việt Nam đã kí kết gần 50hiệp định (song phương hoặc đa phương) về khuyến khích và

bảo hộ đầu tư,' như: Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư

lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991; Hiệpđịnh giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namvà chính phủ vương quốc Thái Lan về khuyến khích và bảohộ đầu tư ngày 30/10/1991; Hiệp định giữa Chính phủ Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà liên

bang Nga về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 16/6/1994;

(1) Khoản 3 Điều 5 Luật đầu tư năm 2005.

(2) http://www.mpi.gov.vn

Trang 32

Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về khuyếnkhích và bảo hộ đầu tư ngày 02/12/1994; Hiệp định khungvề Khu vực đầu tư ASEAN (Asean Investment Agreement) -

năm 1998; Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kì ngày 23/7/2000 (chương IV quy định về phát triển

-quan hệ đầu tư); Hiệp định giữa chính phủ Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Nhật Bản về khuyến khíchvà bảo hộ đầu tư ngày 14/11/2003

c Tập quán về đầu tu

Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc

tế, thực tiễn phát triển của pháp luật về đầu tư còn biết đếnnguồn tập quán Tập quán về đầu tư thường được áp dụng để

điều chỉnh các quan hệ đầu tư khi các mối quan hệ này khôngđược điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ướcquốc tế và các văn bản pháp luật của các quốc gia Tuy vậy,

trong bối cảnh hiện nay, tập quán không phải là nguồn phổbiến của luật đầu tư trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.“

Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, nguồn tập quánđược giới hạn ở tập quán quốc tế về đầu tư và chỉ được áp

dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài theo những điềukiện nhất định.)

5 Khái quát lịch sử phát triển của luật dau tư ở Việt Nam

Điều kiện lịch sử đã tạo nên sự ra đời muộn và chậm phát

triển của pháp luật về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam Sau khi

(1).Xem thêm: Chương 7 (Mục II).

(2) Khoản 4 Điều 5 Luật đầu tư năm 2005.

Trang 33

giành được chính quyền năm 1945, chủ trương của ĐảngCộng sản Việt Nam là “kháng chiến kiến quốc”; nhiệm vụ

của Nhà nước ta là “Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàntoàn và kiến thiết quốc gia trên nên tang dân chử”.") Trong

điều kiện lịch sử, chính trị hết sức khó khăn nhưng Nhà nướcta đã có sự quan tâm nhất định đến việc tạo cơ sở pháp lí chohoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau Cùng với việc tiếp tục cho phép sự tồn tại

và hoạt động của các doanh nghiệp từ chế độ cũ,'” các văn

bản pháp luật được ban hành trong thời kì đầu xây dựngchính quyền còn quy định hoạt động đầu tư của Nhà nước

thành lập các đơn vị kinh tế quốc doanh.® Bên cạnh đó, đểthúc đẩy hoạt động đầu tư phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều

thành phần, Nhà nước còn cho phép đầu tư thành lập các đơnvị kinh doanh với sự hợp tác đầu tư vốn của cả nhà nước và

tư nhân Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị và xã hộithời kì này, pháp luật về đầu tư thể hiện tính ổn định không

cao; chưa có văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhànước ban hành quy định về đầu tư.

Trong thời kì trước 1975 ở miền Bắc và từ 1975 đến 1986

trên phạm vi cả nước, Đảng và Nhà nước chủ trương xây

(1) Lời nói đầu Hiếp pháp năm 1946.

(2).Xem: Sắc lệnh của Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà số48 ngày 9/10/1945 về việc cho phép các công ti và các hãng ngoại quốc đượcphép tiếp tục công việc doanh nghiệp ở Việt Nam.

(3) Sắc lệnh số 104-SL ngày 1/1/1948 (được sửa đổi bởi sắc lệnh số 9-SL ngày

25/2/1949 ấn định những nguyên tắc căn bản về các doanh nghiệp quốc gia);Sac lệnh số 127-SL ngày 4/11/1952 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộnghoà cho ban hành bản Điều lệ về doanh nghiệp quốc gia.

(4) Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà số 6-SL ngày20/1/1950 về việc thành lập các công ti công tư hợp doanh.

Trang 34

dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tậptrung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc

doanh và kinh tế tập thể Các đơn vị kinh tế thời kì này đượctổ chức với hai loại hình là các tổ chức kinh tế quốc doanh

(với rất nhiều tên gọi khác nhau như xí nghiệp công nghiệpquốc doanh, xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp )

và các hợp tác xã, gọi chung là các tổ chức kinh tế xã hộichủ nghĩa Dé điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các tổ chức

kinh tế này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật.Tuy nhiên, với sự chi phối của kế hoạch nhà nước trong cơchế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, pháp luật về đầu tưkhông thực sự là phương tiện quan trọng nhất trong điều tiếtkinh tế nói chung và điều chỉnh hoạt động đầu tư nói riêng.Về mặt pháp lí, hoạt động đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân

không được thừa nhận trong giai đoạn này.

Hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam chỉ thực sự

được quan tâm xây dựng trong những năm thực hiện côngcuộc đổi mới nên kinh tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đánh dấu một

bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vớiquyết định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,

vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa Với quan điểm huy động tối đa các nguồn lực để pháttriển kinh tế, pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã từng bước

được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng đảm bảohàng lang pháp lí an toàn, thông thoáng cho các nhà đầu tưbỏ vốn kinh doanh Đối với hoạt động đầu tư thuộc thànhphần kinh tế nhà nước, Quyết định số 217/HDBT ngày

14/11/1987 là văn bản pháp luật đầu tiên cụ thể hoá Nghị

Trang 35

quyết Đại hội Đảng khoá VỊ về chuyển hoạt động của các

đơn vị cơ sở kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanhxã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp nhà nước Sau đó, trên cơ sở

quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn

bản pháp luật quy định về vấn đề đầu tư của Nhà nước vàodoanh nghiệp nhà nước trong điều kiện mới, như: Nghị địnhsố 50/HĐBT ngày 22/3/1988 ban hành Điều lệ xí nghiệpcông nghiệp quốc doanh, Nghị định số 27/HDBT ban hànhĐiều lệ về liên hiệp xí nghiệp

Với cơ chế kinh tế thị trường, mà giai đoạn đầu là kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần, một yêu cầu có tính nguyên tắccăn bản là phải đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng trong

đầu tư kinh doanh, trong đó nhiệm vụ quan trọng đặt ra là

phải mở rộng quyền đầu tư cho các chủ thể thuộc mọi thànhphần kinh tế Đáp ứng yêu cầu đó, từ quan điểm quản lí kinhtế bằng pháp luật được khẳng định trong Hiến pháp năm1992, Nhà nước ta đã ban hành và từng bước xây dựng, hoàn

thiện các văn bản pháp luật mới về đầu tư như: Luật công tivà Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (đã được thay thếbởi Luật doanh nghiệp năm 1999 và sau này là Luật doanh

nghiệp năm 2005); Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995

(đã được thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm2003); Luật hợp tác xã năm 1996 (đã được thay thế bởi Luậthợp tác xã năm 2003), Luật khuyến khích đầu tư trong nước

năm 1994 (đã được thay thế bởi Luật sửa đổi Luật khuyến

khích đầu tư trong nước năm 1998), Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 ban hành kèm theo Quy chếquản lí đầu tư và xây dựng Các văn bản pháp luật này, cùng

Trang 36

với các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luậtcó liên quan, đã tạo thành một hệ thống pháp luật về đầu tưvới phương pháp, nội dung điều chỉnh mới, quy định các vấnđề pháp lí về đầu tư trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở

các nguyên tắc cơ bản như tự do, bình đẳng, cạnh tranh lành

mạnh v.v Các quy định này đã góp phần không nhỏ vàoviệc tăng cường hiệu quả huy động vốn đầu tư trong thời

gian qua Kể từ khi có Luật khuyến khích đầu tư trong nước

năm 1994, số lượng dự án đầu tư gia tăng không ngừng, sốlượng vốn tư nhân đưa vào đầu tư và số việc làm mới đượctạo ra ngày càng nhiều Qua 9 năm thực hiện Luật này, đã cótrên 1,5 triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các dự án đượccấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư Riêng khu vực kinh tếdân doanh, đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm trực tiếp và hangnghìn việc làm gián tiếp khác Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được, còn không ít những tồn tại chưa được

giải quyết, như: về hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp, về thủ tục hành chính, về phân cấp đầu mối cơ

quan quản lí đầu tw ”

Cùng với chủ trương huy động tối đa nguồn lực trongnước, Đảng và Nhà nước ta đồng thời thực hiện chính sáchtăng cường hợp tác kinh tế quốc tế Trong việc tăng cườngcác quan hệ kinh tế đối ngoại, việc mở rộng thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài là một hướng ưu tiên quan trọng Ngày

29/12/1987, tại kì họp thứ hai khoá VII, Quốc hội đã thông

qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Qua gần 20 năm

(1)."Đánh giá kết quả 9 năm thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước vàđề xuất một số nội dung của Luật đầu tư chung tại Việt Nam".

Trang 37

đổi mới, hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Việt Nam đã được hoàn thiện từng bước Luật đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung vào các

năm 1990, 1992, Năm 1996, Luật đầu tư nước ngoài mới tạiViệt Nam được thông qua, thay thế cho Luật năm 1987 và

các văn bản luật sửa đổi bổ sung năm 1990, 1992 Ngày9/6/2000, Việt Nam tiếp tục ban hành Luật sửa đổi bổ sung

một số điều Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996(Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2000) Trên cơ sở Luật đầutư nước ngoài, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành mộtsố lượng lớn các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo thành hệthống pháp luật về đầu tư nước ngoài, điều chỉnh khá toànđiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Sovới pháp luật của nhiều nước khác trong khu vực, pháp luậthiện hành về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đượcđánh giá là khá thông thoáng, cởi mở và có tính hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, trước yêu cầu tăngcường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mà trực tiếp nhấtlà thực hiện các thoả thuận trong Hiệp định đầu tư khu vực

ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì, pháp

luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã bộc lộ

nhiều hạn chế cần phải khắc phục Sự chưa hoàn thiện và

thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư nói riêng và

của toàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động

kinh doanh nói chung là trở ngại lớn nhất đối với đầu tưnước ngoài vào Việt Nam Việc tăng cường hợp tác kinh tếquốc tế tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và cả thách thức.Pháp luật về đầu tư của Việt Nam đứng trước yêu cầu phảivận động theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp

Trang 38

với pháp luật về đầu tư thế giới.” Trước yêu cầu đó, Việt

Nam đã không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lí về đầu

tư Trong nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư củaViệt Nam thời gian qua, tâm điểm phải kể đến là việc Quốc

hội thông qua Luật đầu tư ngày 29/11/2005 Việc ban hànhLuật đầu tư năm 2005 là một bước tiến lớn trong sự phát

triển của pháp luật đầu tư hướng vào việc tạo cơ sở pháp líbình đẳng, thống nhất trong khuyến khích và bảo đảm đầu tư

ở Việt Nam.

II KHOA HỌC LUẬT ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG MÔNHỌC LUẬT ĐẦU TƯ

1 Khoa học luật đầu tư

Khoa học Luật đầu tư là một ngành khoa học nghiên cứucác các quy phạm, chế định của luật đầu tư và quan hệ pháp

(1) Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế đã trở thành tất yếu, sự cạnh tranh thuhút vốn đầu tư giữa các nền kinh tế trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt vàquyết liệt Trong cuộc cạnh tranh đó, mỗi quốc gia đều phải quan tâm đến việctạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn, trong đó môi trường pháp lý cho đầutư được nhấn mạnh là yếu tố quyết định Theo thống kê của UNCTAD (Báo

cáo “Đầu tư thế giới năm 2003 - các chính sách FDI cho phát triển, triển vọng

quốc gia và quốc tế” do UNCTAD công bố ngày 4/9/2003), để tăng cường thuhút vốn đầu tư nước ngoài, năm 2002 đã có 70 quốc gia trên thế giới ban hànhluật đầu tư mới hoặc sửa đổi luật đầu tư và những quy định về đầu tư nướcngoài Phần lớn những luật đầu tư và những quy định về đầu tư nước ngoài

được xây dựng mới hoặc sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho

các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh, như các chính sách khuyến khíchđầu tu, mở rộng lĩnh vực đầu tư, giảm thủ tục phiền hà cho các nha đầu tư

Đây cũng là xu hướng chủ đạo của sự phát triển pháp luật đầu tư trên thế giới

trong nhiều năm qua Từ tháng 1/1991 đến tháng 12/2002 có 165 nước đã

thông qua hoặc sửa đổi khoảng 1600 văn bản pháp luật về đầu tư, trong đó

khoảng 95% số văn bản pháp luật này đã tạo điều kiện thông thoáng cho cácnhà đầu tư nước ngoài.

Trang 39

luật đầu tư Hệ thống khoa học luật đầu tư bao gồm những

khái niệm, quan điểm, phạm trù về những vấn dé khác nhau

của luật đầu tư, trong đó có những nội dung cơ bản sau:

- Bản chất, sự hình thành phát triển và cơ sở khoa học của

các quy phạm, các chế định của luật đầu tư;

- Nội dung, đặc điểm của các quan hệ pháp luật đầu tư;

- Mối quan hệ biện chứng giữa đầu tư và pháp luật đầu tư;

- Thực tiễn áp dụng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

của pháp luật đầu tư.

Khoa học luật đầu tư có vị trí là một nhánh của khoa họcluật thương mại và có mối quan hệ chặt chẽ với các môn

khoa học pháp lí khác như: khoa học luật dân sự, khoa họcluật hành chính ” Khoa học luật đầu tư cũng có mối quan

hệ mật thiết với khoa học kinh tế Khoa học luật đầu tư

nghiên cứu lí luận, cách thức thể hiện nội dung kinh tế của

hoạt động đầu tư về mặt pháp lí.2 Hệ thống môn học luật dau tư

Nội dung của môn học luật đầu tư được xây dựng trên cơsở những thành tựu nghiên cứu của khoa học luật đầu tư vànội dung của hệ thống pháp luật thực định về đầu tư Vớinhững nội dung cơ bản của khoa học luật luật đầu tư và hệ

thống pháp luật đầu tư như đã trình bày, để thực hiện nhiệm

vụ của mình, môn học luật đầu tư tại Trường Đại học Luật

Hà Nội được xây dựng với những nội dung cụ thể sau đây:

(1).Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo frình luật dân dự Việt Nam,tập 1, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội, 2006, tr 22 - 25; Trường Dai học Luật

Trang 40

- Những vấn đề chung về luật đầu tư;

- Thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư;

- Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư;

- Quy chế pháp lí về khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao và khu kinh tế;

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài;- Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước;

- Một số vấn đề cơ bản về luật đầu tư quốc tế.

Nội dung môn học luật đầu tư bám sát thực tiễn pháp luậtvề đầu tư ở Việt Nam Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam đã có

quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều giai đoạn,

với những điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế và xãhội Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa hiện nay, với vị trí là bộ phận cấu thành cơ bảncủa lĩnh vực pháp luật năng động nhất - pháp luật thương

mại, pháp luật về đầu tư sẽ còn có những thay đổi cả về nội

dung và ki thuật lập pháp trước đòi hỏi của thực tiễn kinhdoanh Cùng với sự không ngừng hoàn thiện của hệ thốngpháp luật về đầu tư, hệ thống môn học luật đầu tư sẽ tiếp tục

được bổ sung, hoàn thiện.

Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, tap 1, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội,2006, tr 61 - 64.

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN