1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Võ Đình Toàn chủ biên, Vũ Văn Cương (Phần 1)

204 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam
Tác giả Võ Đình Toàn, Vũ Văn Cương, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Đức Ngọc, Nguyễn Thị Anh Vân, Trương Thị Kim Dung
Người hướng dẫn PTS. Võ Đình Toàn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Ngân hàng
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 78,63 MB

Nội dung

- Cấp tín dung;- Thực hiện các dịch vụ thanh toán; Ở Việt Nam, tại Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước ViệtNam và tại Điều 4 Luật các tổ chức tin dụng được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 7 thôn

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUẬT NGAN HÀNG VIỆT NAM

Trang 2

41-2017/CXBIPH/133-01/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

(Giáo trình

LUẬT NGAN HANG VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

HÀ NỘI - 2017

Trang 4

Chủ biên

TS VÕ ĐÌNH TOÀN

Biên soạn

1 TS VÕ ĐÌNH TOÀN Chương I, II, II (mục I)

2 TS VŨ VĂN CUONG Chương II (mục II, II, IV, V)

3 TS NGUYEN VĂN TUYẾN Chương IV, V, VI,X

4 ThS NGUYEN DUC NGỌC Chương VII

5 PGS.TS NGUYEN THỊ ANH VÂN Chương VIII

6 TS TRƯƠNG THI KIM DUNG Chương IX

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tiên kinh tế thé giới ngày nay đã chỉ ra rằng sự 6nđịnh và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng làmột trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển Để tạo lập

hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động an toàn vàphát huy vai trò tích cực đối với nên kinh tế và đời sống xã hội,doi hỏi nhà nước phải sử dung dong bộ nhiễu biện pháp, trong

trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nên kinh tế

Do vai tro quan trọng của pháp luật ngân hàng nên doi hoi

người làm nghề luật phải có kiến thức về bộ phận pháp luậtnày Từ năm 1999 Truong Đại học Luật Hà Nội đã xuất bảncuốn "Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam"

Dé đáp ứng yêu cẩu doi mới chương trình giảng dạy, nângcao chất lượng đào tạo, đến nay Giáo trình luật ngân hàngViệt Nam được biên soạn, chỉnh li nhiễu lần trên cơ sở chit

trọng việc tham khảo mô hình giáo trình luật ngân hàng của

Trang 6

nhiễu cơ sở đào tạo luật có uy tín trên thé giới va cập nhật các

văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Tuy vậy, Giáo trình

khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tập thể tác giả mongnhận được những đóng góp của độc giả để Giáo trình luật

ngân hàng Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

CHUONG I

NHUNG VAN DE LÍ LUẬN CƠ BAN

VE LUAT NGAN HANG VIET NAM

I KHAI NIEM HOAT DONG NGAN HANG VA CAUTRUC HE THONG NGAN HANG, TO CHUC TIN DUNG

1 Khái niệm hoạt động ngân hang

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi sảnxuất hàng hoá phát triển thì kéo theo sự hình thành và pháttriển của các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa cácquốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau Việc mua, bán, traođối hàng hoá giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng đồngtiền khác nhau làm nảy sinh nhu cầu đổi tiền Các thương nhânphải đôi các loại tiền của mình dé lấy các loại tiền khác thích

ứng với từng quan hệ mua, bán, trao đôi hàng hoá, dịch vụ Dé

dap ứng nhu cầu đổi tiền của các thương nhân, xã hội xuất hiệntầng lớp thương nhân mới đó là những người làm nghề đổi tiền.Ban đầu tầng lớp thương nhân mới này chỉ thuần tuý làm nghềđổi tiền nhưng dần dần do yêu cầu của khách hàng mà họ thựchiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay Cùngvới sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nghề đổi tiền vàcác dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một

Trang 8

nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng.

Nhiều công trình nghiên cứu cho răng, nghề ngân hàngxuất hiện đầu tiên ở miền Bac Italia vào thời kì trung cô NgườiItalia gọi nghề kinh doanh này bằng từ “Banco”

Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển đa dạng của nền kinh tế ởmỗi quốc gia và tính toàn cầu hoá của kinh tế thế giới, với sựphát triển của khoa học và công nghệ, hoạt động ngân hàng ngàycàng mang tính đa dạng và tinh xảo về các nghiệp vụ kinh doanh.Đồng thời, cơ câu chủ thê hoạt động trong lĩnh vực ngân hang

cũng đa dạng như: ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương

mại, ngân hàng chính sách, các tổ chức tin dụng phi ngân hang

v.v Tuy vay, trong các tai liệu nghiên cứu và trong van bản pháp

luật của nhiều nước, khái niệm “hoạt động ngân hàng” thườngđược dùng dé chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng

Trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, việc chuẩn

hoá khái niệm “hoạt động ngân hàng” có tác dụng lớn trong việc

xác định phạm vi áp dụng đạo luật điều chỉnh hoạt động kinhdoanh ngân hàng Chính vì vậy, trong đạo luật điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh ngân hàng của nhiều nước có điều luật ghi

nhận hoạt động nào là hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Ở nhiều nước, pháp luật không đưa ra định nghĩa tông quát

về hoạt động ngân hàng mà liệt kê các hoạt động được coi làhoạt động ngân hang Chang han, Luật các tổ chức tài chính và

ngân hàng của Malaysia năm 1989 liệt kê các dạng hoạt động được coi là hoạt động ngân hàng như:

- Huy động tiền gửi của khách hàng:

Trang 9

- Cấp tín dung;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán;

Ở Việt Nam, tại Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước ViệtNam và tại Điều 4 Luật các tổ chức tin dụng được Quốc hội

khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 16 thang 6 năm 2010 giải thích khái niệm hoạt động ngân hàng như sau: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một

hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dung;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Tiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hang hoá, thực hiện

chức năng phương tiện thanh toán.

Cấp tín dụng là việc thoả thuận dé tô chức, cá nhân sử dụngmột khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiềntheo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,

cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các

nghiệp vụ cấp tín dụng khác (khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức

tín dụng năm 2010).

Việc cung ứng dịch vụ thanh toán với tính cách là hoạt

động ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thực

hiện dịch vụ thanh toán séc, thẻ ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng là các loại công việc tổ chức tín dụngphục vụ khách hàng liên quan tới hoạt động tiền tệ

Trang 10

Như vậy, hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh

doanh trong nền kinh tế có đối tượng kinh doanh là tiền tệ Day

là dấu hiệu quan trọng dé phân biệt hoạt động kinh doanh ngânhàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế nhưvới hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinhdoanh dịch vụ đời sống V.V

2 Cấu trúc hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng

Xem xét cau trúc hệ thống ngân hàng, t6 chức tin dụng làxem xét các bộ phận bên trong hợp thành nó Hệ thống ngânhàng, tổ chức tín dụng ở mỗi quốc gia bao gồm nhiều bộ phậnhợp thành Mỗi bộ phận trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tíndụng có vi trí và vai trò khác nhau đối với đời song kinh tế-xãhội ở mỗi nước

Ngày nay phổ biến ở các quốc gia, hệ thống ngân hàng, tổchức tín dụng gồm ngân hàng trung ương và các tô chức tín dụng

2.1 Ngân hàng trung wong

Khi đánh giá về vai trò của ngân hàng trung ương,Samuelson nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: “Tir khi thoigian bắt ddu có, cho đến nay, đã có ba phat minh lon: lửa,

bánh xe và ngân hàng trung ương” Mặc dù ngày nay ngần hàng trung ương được nhìn nhận với vai trò to lớn như vậy

nhưng sự ra đời của thực thé này trong lich sử gắn liền với quátrình phát triển lâu dài của nghề kinh doanh tiền tệ và yêu cầuquản lí nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ, tín dụng vàngân hàng ở các quốc gia

Đến thé ki XVII, hoạt động kinh doanh ngân hàng không

Trang 11

còn là hoạt động kinh doanh mang tính cá thé của thương nhân

mà ở nhiều nước đã xuất hiện các tổ chức kinh doanh tiền tệ có

quy mô lớn như Ngân hàng Amsterdam (Hà Lan) thành lập năm 1609, Ngân hàng Hambourg (Đức) thành lập năm 1619,

Ngân hàng Anh quốc (Bank of England) thành lập năm 1694v.v Tuy vậy, cho đến cuối thé ki XVII, ở các quốc gia, hoạtđộng của các ngân hàng mang 2 đặc điểm phổ biến sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính đơn

lẻ Điều này thể hiện ở chỗ, các ngân hàng tồn tại độc lập,không có quan hệ liên kết theo hệ thống:

Thứ hai, các ngân hàng đều có quyền thực hiện các hoạtđộng kinh doanh giống nhau như nhận tiền gửi, cho vay, pháthành tiền cho lưu thông v.v

Tình trạng các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền đãdan tới tình trạng “thừa tiền” trong nền kinh tế và tác động xấutới sản xuất và lưu thông hàng hoá Do đó, đến đầu thế kỉXVIII, các nước đều thực hiện chính sách chỉ cho phép một sốngân hàng hội đủ điều kiện do nhà nước quy định mới đượcphép phát hành tiền Thực tế đó đã dẫn tới sự hình thành hailoại hình ngân hàng: Các ngân hàng được phép phát hành tiền

gọi là ngân hàng phát hành, còn các ngân hàng không được

phép phát hành tiền gọi là ngân hàng trung gian

Sự vận động của nền kinh tế chịu ảnh hưởng to lớn củahoạt động phát hành tiền Do đó, cùng với việc tăng cường sựcan thiệp, điều tiết đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, ởcác quốc gia, nhà nước dan dan tiễn tới kiểm soát chặt chẽ hoạtđộng phát hành tiền

II

Trang 12

Đến cuối thế ki XIX dau thế ki XX, ở châu Âu, nhiều nước

ban hành đạo luật quy định chỉ cho phép một ngân hàng duy

nhất được phát hành tiền

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thời kì 1929 - 1933 đãbuộc nhà nước ở các nước tư bản phải cải cách căn bản cơ chế

sử dụng ngân hàng phát hành Một mặt, nhà nước xác lập cơ

chế kiểm soát chặt chẽ tổ chức và hoạt động của ngân hàng

phát hành Mặt khác, nhà nước giao cho ngân hàng phát hành

thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và quản lí nhà nước đối vớicác hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế

Sau thời kì 1929 - 1933, trong các tài liệu nghiên cứu ở các

nước xuất hiện khái niệm ngân hàng trung ương Ngân hàngtrung ương là ngân hàng có chức năng chủ yếu là phát hànhtiền, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Ngày nay, ở các nước ngân hàng trung ương được tô chức

theo một trong hai loại: mô hình ngân hàng trung ương thuộc

sở hữu nhà nước và mô hình ngân hàng trung ương được thành

lập dưới dạng công ty cô phần

Mô hình ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước

được nhiều nước áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam v.v

Mô hình ngân hàng trung ương được tổ chức dưới dạngcông ty cô phan được áp dụng ở một số nước Ở Hoa Kỳ, Hệthong Dự trữ liên bang (FED) đóng vai trò của ngân hàng trungương được tô chức dưới hình thức công ty cô phan

Ngoài hai dạng chủ yếu trên, Cộng đồng kinh tế châu Âu

Trang 13

(EU) có ngân hàng trung ương thực hiện chức năng phát hành

tiền chung cho các nước thành viên

Mặc dù phương thức thành lập và phạm vi quyền hạn củangân hàng trung ương ở các quốc gia có khác nhau nhưng chúngđều là định chế tài chính công quyên Tinh chất công quyền củangân hàng trung ương thể hiện ở chỗ, hoạt động chủ yếu của nónhằm thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước hoặc liên minhcác quốc gia giao va dựa trên cơ sở quyên lực nhà nước

2.2 Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanhtiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng

Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh,

pháp luật của các nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hailoại: Tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi

ngân hàng.

Ngân hàng là loại hình tô chức tín dụng có thé được thực

hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

Luật của các nước quy định về tô chức và hoạt động củacác tổ chức tín dụng thường có quy định các loại giao dichđược coi là giao dịch ngân hàng và về nguyên tắc một tổ chức

là ngân hàng được phép thực hiện tất cả các loại giao dịch đó.Chang hạn, Luật về ngành tín dụng của Cộng hoà liên bang

Đức năm 1992 quy định 9 loại giao dịch được coi là giao dich ngân hàng Còn Luật ngân hàng thương mại của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995 quy định 13 loại giao dịch được

13

Trang 14

coi là giao dịch ngân hàng.

Các loại giao dịch được coi là giao dịch ngân hàng (nghiệp

vụ ngân hàng) theo quy định của pháp luật các nước là những

giao dịch phô biến như: huy động vốn dưới hình thức tiền gửi,cho vay, mua bán các giấy tờ có giá ngăn hạn, cung cấp dịch

vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh v.v Ngoài ra, đối với một sốgiao dịch khác, tuỳ thuộc quan điểm của nhà nước mà ở các

nước có sự khác nhau trong việc quy định loại giao dịch mà

ngân hàng được phép thực hiện Chăng hạn, ở Hoa Kỳ, Nhật

Bản các ngân hàng chỉ được phép thực hiện các hoạt động

kinh doanh ngân hàng mang tính truyền thống còn việc kinh

doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán độc lập thực hiện Còn ở Cộng hoà Liên bang Đức, ngoài hoạt động kinh

doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng còn đượcphép kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm

Ngày nay ở các nước, các ngân hàng được tổ chức và thànhlập dưới nhiều dạng như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầutư-phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác v.v

Ở nước ta, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (được sửađổi bồ sung năm 2004) quy định tô chức tin dụng gồm hai loại:

Tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngânhàng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chứctín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả cáchoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổchức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín

dụng nhân dân.

Trang 15

Ngân hàng là loại hình tô chức tín dụng có thể được thựchiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các

tô chức tín dụng Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, cácloại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân

hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm

mục tiêu lợi nhuận.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tíndụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàngtheo quy định của Luật các tô chức tín dụng, trừ các hoạt độngnhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toánqua tài khoản của khách hàng Tổ chức tín dụng phi ngân hàngbao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ

nghiệp siêu nhỏ.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp

nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình

thức hợp tác xã dé thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo

15

Trang 16

quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xãnhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất,kinh doanh và đời sống.

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tíndụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số phápnhân góp vốn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụngnhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính,điều hoà vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Il VAI TRO CUA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VUCNGAN HANG

1 Nhà nước xây dựng va tô chức thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ quốc gia là chính sách sử dụng tiền tệ do

cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định nhằm thực hiện mụctiêu 6n định giá trị đồng tiền, phát triển kinh tế xã hội, bao đảm

an ninh quốc phòng trong từng giai đoạn cụ thể Luật Ngân hàngnhà nước Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6

năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 quy định:

1 Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ởtầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thâm quyền, bao gồmquyết định mục tiêu ôn định giá tri đồng tiền biểu hiện băng chỉtiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp déthực hiện mục tiêu đề ra

2 Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm đượcthê hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giámsát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Trang 17

3 Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiếnpháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, kí kết, gianhập điều ước quốc tế nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

4 Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm pháthàng năm Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhànước quyết định việc sử dụng các công cụ, và biện pháp điềuhành đề thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy

định của Chính phủ.

2 Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lí và

duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tếTrong thời đại ngày nay sự 6n định và phát triển của nềnkinh tế ở mỗi quốc gia gắn liền với vai trò tác động tích cựccủa nhà nước Lĩnh vực ngân hàng là bộ phận hữu cơ của nềnkinh tế và sự vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vựcnày có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nên kinh tế Bởi vi, lĩnh vựcngân hàng là nơi diễn ra quá trình tích tụ, điều hoà nhiềunguồn von, là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Mặtkhác, các quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phầnlớn tiềm an nguy cơ rủi ro cao và liên quan đến lợi ích củanhiều loại chủ thé trong nền kinh tế

Sự phát triển ở các quốc gia đã chỉ ra rằng, sự ôn định vàphát triển của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng là mộttrong những điều kiện cơ bản của sự phát triển Dé tạo lập hệthống ngân hàng, các tô chức tín dụng hoạt động an toàn vàphát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hộiđòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong

17

Trang 18

đó có biện pháp sử dụng pháp luật.

Pháp luật được nhà nước sử dụng làm công cụ điều chỉnh

các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập

những chuẩn mực cho việc tô chức và hoạt động của hệ thốngngân hàng, các t6 chức tín dụng Điều đó thé hiện trên các mặtchủ yếu sau:

Thư nhất, nhà nước sử dụng pháp luật dé quản lí nhà nướcđối với các hoạt động kinh doanh ngân hang trong nén kinh tế

Để quản lí nhà nước đối với các hoạt động này, trong các vănbản pháp luật nhà nước quy định các điều kiện hoạt động ngân

hàng; điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành

lập và hoạt động của tô chức tín dụng và giấy phép hoạt độngngân hàng của các tổ chức khác; quy định nhiệm vụ, quyền hạn

quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam v.v

Thứ hai, nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ dé xâydựng hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng phù hợp vớimục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế

Do tính phức tạp của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và

những tác động của các hoạt động kinh doanh ngân hàng đốivới nền kinh tế và đời sống xã hội nên phương thức tô chứckinh doanh ngân hàng không thể hình thành và tồn tại theokiểu tự phát Thực tiễn ở nhiều nước đã chỉ ra răng, bằng công

cụ pháp luật nhà nước phải định hình mô hình tổ chức của hệthống ngân hàng, các tổ chức tín dụng Ở đây cần thấy rằng,pháp luật với khả năng sáng tạo, dẫn đường có khả năng địnhhình mô hình tổ chức cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tíndụng Chăng hạn, ở nước ta chỉ sau khi nhà nước ban hành

Trang 19

Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính

năm 1990, mô hình ngân hàng cổ phan mới được thành lập

Ở mỗi quốc gia, sự ghi nhận băng pháp luật các hình thức

tổ chức của hệ thống ngân hàng, tô chức tin dụng do nhu cầucủa đời song xã hội va mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xãhội của nhà nước quyết định

Ở nước ta, chính sách của Nhà nước về xây dựng các loạihình tổ chức tín dụng được ghi nhận ở Điều 6 Luật các tô chứctín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 thang 01 năm 2011.

Thứ ba, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an

toàn cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế

Do sự tiềm an nguy cơ rủi ro và sự tác động có tính dâychuyền của các hoạt động kinh doanh ngân hàng nên đòi hỏi nhà

nước phải sử dụng pháp luật làm công cụ kích thích những tác

động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực, bảođảm an toàn cho loại hình hoạt động này trong nền kinh tế

Để bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàngtrong nền kinh tế, nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này theo phương thức

riêng Điều đó thể hiện ở chỗ, ngoài các quy định bảo đảmquyền tự chủ trong kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh

ngân hàng, nhà nước còn ban hành các quy định mang tính hạn

chế và tính kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của cácloại chủ thể này Chang hạn, Điều 128 Luật các t6 chức tin

19

Trang 20

dụng năm 2010 quy định: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đốivới một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của

ngân hàng thương mai, chi nhánh ngân hàng nước ngoai, quỹ

tin dụng nhân dân, tô chức tài chính vi mô

Thứ tu, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa,

giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng.Hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể dẫntới các tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức này với nhau hoặc

với khách hàng hoặc với các cơ quan nhà nước.

Các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, cơ quan cóthâm quyền giải quyết tranh chấp v.v góp phần quan trọngtrong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham giacác quan hệ xã hội trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần duy trìtrật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế

nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao Các

tổ chức này gồm có: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (ngân

hàng trung ương), các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân

hàng chính sách và các loại hình tổ chức tín dụng nhà nước

khác Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao nên

các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhà nước đóng vai trò là công

Trang 21

cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tíndụng, ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế quốc dân Vai trò chủ đạo này thể hiện ở chỗ, hệ thốngngân hàng, tô chức tín dụng nhà nước hoạt động trên tất cả các

lĩnh vực ngân hang với quy mô hoạt động rộng nên có anh

hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối vớicác hoạt động ngân hàng của các thành phan kinh tế khác

4 Nhà nước kích thích sự phát triển của hệ thống ngânhàng, tổ chức tín dụng

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các tác động mang tínhkhuyến khích của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn Các tác độngmang tính khuyến khích của nhà nước thể hiện trên nhiềuphương diện đối với quá trình hình thành và phát triển của hệthống ngân hàng, tổ chức tín dụng như tạo môi trường kinh tế,môi trường pháp lí; thực hiện các tác động trực tiếp bằng chínhsách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi thuế v.v

II KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT NGAN HANG

dung khác nhau.

Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong điêu kiện

Zl

Trang 22

nên kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhànước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc độc quyền nhànước về ngân hàng Theo nguyên tắc này, kinh doanh ngânhàng là lĩnh vực độc quyền của nhà nước Trong nền kinh tếquốc dân các ngân hàng đều thuộc sở hữu nhà nước.

Nhằm mục đích sử dụng ngân hàng làm công cụ đắc lực dévận hành cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ở các nước xãhội chủ nghĩa, nhà nước xây dựng hệ thống ngân hàng theo môhình ngân hàng một cấp Theo mô hình này, không chỉ Ngân

hàng nhà nước và các chi nhánh trực thuộc thực hiện chức

năng quản lí nhà nước mà các ngân hàng quốc doanh khác

cũng có chức năng quản lí nhà nước Trong các quan hệ kinh

doanh, theo quy định của pháp luật, các ngân hàng quốc doanhvừa tham gia với tư cách chủ thể kinh doanh vừa với tư cách

của cơ quan quản lí nhà nước Chính vì vậy, các quan hệ xã hội

phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng trong cơ chế kinh tế kếhoạch hoá tập trung thực chất là các quan hệ quản lí nhà nước

Bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ này mang đặc tính

của pháp luật quản lí nhà nước.

Như vậy, Luật ngân hàng trong cơ chế kinh tế kế hoạchhoá tập trung thực chất là luật quản lí nhà nước về ngân hàng

Do đặc tính của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng có cùng đặc tính cơ bản với các loại quan hệ tài chính phát sinh trong các lĩnh vực khác như: ngân sách nhà

nước, bảo hiểm nhà nước (bảo hiểm thương mại) v.v nên ởphần lớn các nước xã hội chủ nghĩa quan niệm bộ phận phápluật điều chỉnh các quan hệ ngân hàng là bộ phận cấu thành của

Trang 23

ngành luật tài chính Căn cứ vào nội dung của luật thực định

mà các nhà nghiên cứu đều khăng định răng, đối với các quan

hệ ngân hàng, Nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh theophương pháp của luật kinh tết) (phương pháp thoả thuận vàphương pháp mệnh lệnh quyền uy)

Chuyền sang nên kinh tế thị trường, ở nước ta cũng như ở

các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhà nước thực hiện cải cách

hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng haicấp Đặc điểm quan trọng nhất của mô hình ngân hàng haicấp là được nhà nước phân định rõ chức năng quản lí nhànước và chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng.Trong hệ thông ngân hàng chỉ có ngân hàng trung ương (ngânhàng nhà nước) mới có chức năng quản lí nhà nước đối vớicác hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tếquốc dân Còn các loại ngân hàng khác là những tổ chức kinh

tế kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng mà không cóchức năng quản lí nhà nước Mặt khác, để phù hợp với nềnkinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, xoá bỏ tình trạng

hành chính-bao cấp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,

Nhà nước thực hiện chính sách đa sở hữu đối với hoạt độngkinh doanh ngân hàng Điều đó đã dẫn tới sự phát triển củanhiều loại hình tổ chức kinh doanh ngân hàng thuộc nhiều

hình thức sở hữu như: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã v.v

(1) Gurevich I.X., Đại cương luật ngân hàng Xô Viết, L., 1952, tr 16, 26;

CoGan M.L., Quan hệ pháp luật giữa Ngân hàng nhà nước và các liên hợp Nhà nước và pháp luật Xô viết, 1974, No 1, tr 60 (tiêng Nga).

-23

Trang 24

Thực tế đó đã dẫn tới hệ quả pháp lí là trong nền kinh tế thị

trường, trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ có các quan hệ quản lí nhà nước mà còn phát sinh các loại quan hệ kinh doanh

ngân hàng được thiết lập theo nguyên tắc bình đăng, cạnh tranhtrong khuôn khổ pháp luật

Thực tiễn trên đây cho thay, trong nền kinh tế thị trường,

bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong lĩnh vực ngân hàng không còn thuần tuý là bộ phận pháp

luật mang đặc tính của pháp luật quản lí nhà nước.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong nền kinh tế thị

trường, luật ngân hàng là bộ phận pháp luật quy định địa vị

pháp lí của các ngân hàng, của các tô chức thực hiện nghiệp vụngân hàng một cách chủ yếu, thường xuyên mang tính nghềnghiệp và điều chỉnh đối với các nghiệp vụ ngân hàng, các giaodịch thương mại của các ngân hàng.”

Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra khái nệm “luật tín dụng”.Theo quan niệm này thì đối tượng của luật tín dụng không chỉ làcác quan hệ có sự tham gia của ngân hàng mà còn gồm cả các tổ

chức tín dụng khác thực hiện nghiệp vụ ngân hàng một cách đơn

lẻ Như vậy, theo các nhà nghiên cứu này thì luật ngân hàng được

xem như là một bộ phận của luật tín dung.”

Các luật gia Hoa Ky cho rang “luật ngân hang” là thuật ngữkhông những dùng để chi các nguyên tac chung của việc tổchức và hoạt động của các ngân hàng mà nó còn là tổng hợp

(1) Gavalda., Stoufflet J Droit de la banque, Paris, 1974, p 6.

(2) Gavalda., Stoufflet J Droit du Credit: 1-iere Livre, Paris, 1990, p 2.

Trang 25

các quy phạm pháp luật điều chỉnh trật tự cung ứng các dịch vụtài chính và những nghiệp vụ gắn với các dich vụ do.

Tóm lai, theo quan điểm phổ biến ở nhiều nước thì kháiniệm “luật ngân hàng” dùng để chỉ tập hợp các quy phạm phápluật điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngânhàng trung ương, các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức hệthong tín dung và trật tự thực hiện các dich vụ cho khách hangcủa tổ chức tín dụng

Ở nước ta cũng như ở các quốc gia khác, sử dụng pháp luật

để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngânhàng là yêu cầu mang tính khách quan đối với nhà nước Dựavào hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta và quan niệm phổbiến ở các nước về mô hình ngành luật ngân hàng, có thé nêu

định nghĩa luật ngân hàng như sau:

Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổchức và quản lí hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức,hoạt động của các tổ chức tín dung và hoạt động ngân hàngcủa các tô chức khác

Như vậy, tương tự các ngành luật khác, đối tượng điều

chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội.

Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội do Luật ngân hàngđiều chỉnh và phương thức tác động của pháp luật, đối tượngđiều chỉnh của Luật ngân hàng gồm hai nhóm chính: các quan

hệ quản lí nhà nước về ngân hàng, các quan hệ tổ chức và kinh

(1) Theo L G Ephimora Luật ngân hang, M 1994, tr 4.

25

Trang 26

doanh ngân hàng.

Các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng là các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động

quản lí nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng trong nềnkinh tế Vi du: quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngânhang, quan hệ thanh tra giữa Ngân hàng nhà nước với các tổ

chức tín dụng v.v

Đối với các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng phươngthức tác động của pháp luật (phương pháp điều chỉnh) là mệnh

lệnh phục tùng.

Các quan hệ tô chức và kinh doanh ngân hàng là các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình tô chức, thực hiện hoạt độngkinh doanh ngân hàng của các tô chức tín dụng và hoạt độngngân hàng của các tổ chức khác

Theo quy định của pháp luật, mô hình và cơ cấu tô chứccủa các tổ chức tín dụng do pháp luật quy định

Các quan hệ kinh doanh ngân hàng phát sinh trong kinh

doanh của các tô chức tín dụng hoặc của các tô chức khác đượcphép hoạt động ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đăng.Phương thức tác động của pháp luật đối với các quan hệ này làphương thức bình dang, thoả thuận

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh củaluật ngân hàng gồm các nhóm quan hệ xã hội sau:

- Quan hệ tô chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước

Việt Nam;

- Quan hệ tô chức và hoạt động của các tô chức tín dụng;

Trang 27

- Quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tô chức khôngphải là tổ chức tín dụng nhưng được Nhà nước cho phép thựchiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2 Nguồn của luật ngân hàng

Là bộ phận của pháp luật quốc gia nên luật ngân hàng cũng

mang đặc điểm chung của mỗi hệ thống pháp luật về nguồn luật.

Ngày nay, trên thế giới, tồn tại hai hệ luật mang đặc trưngkhác biệt là hệ luật châu Âu lục địa và hệ luật Anh - Mỹ Nguồncủa luật thuộc hệ luật châu Âu lục địa là văn bản pháp luật (có

quy phạm pháp luật cụ thé), con nguồn của luật thuộc hệ luật

Anh - Mỹ thì ngoài các quy phạm pháp luật được quy định

trong văn bản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn luật.Xuất phát từ sự khác biệt của các hệ luật mà ở các nướcthuộc hệ luật châu Âu luc địa, nguồn luật ngân hang là các vanbản chứa các quy phạm pháp luật về ngân hàng Các nước

thuộc hệ luật Anh - Mỹ, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật,

nguồn luật ngân hàng còn có án lệ

Ngoài hai hệ luật cơ bản trên đây, ở một số nước hôi giáo,luật Hồi giáo được xem là chính thống và có giá trị áp dụng đối

với cả các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng.

Ở Việt Nam, nguồn của luật ngân hàng cũng như các bộ

phận pháp luật khác, trong một thời gian dài án lệ không được

thừa nhận là nguồn luật mà nguồn luật phải là những văn bảnquy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền banhành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định,

có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng.

By

Trang 28

Qua thực tiễn xét xử và yêu cầu của thực tiễn hội nhậpquốc tế, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: Toà

án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử,bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử Khoản 2Điều 22 Luật tô chức toà án nhân dân năm 2014 quy định, Hộiđồng thâm phán Toà án nhân dân tối cao “lựa chọn quyết địnhgiảm đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân toicao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩnmực của các toà án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố

án lệ để các toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” Nhưvậy, tuy phương thức thừa nhận bản án, quyết định của toà án

đã có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, phải theo những trình tự,

thủ tục luật định nhưng về bản chất án lệ đã được thừa nhận.Nguồn của luật ngân hàng gồm có các văn bản luật và các

văn bản dưới luật.

Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản luật có chứa cácquy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

- Hiến pháp là nguồn luật cơ bản của nhiều ngành luật trong

đó có luật ngân hàng Các quy định của Hiến pháp là những quyđịnh có giá trị pháp lí nền tảng cho việc ban hành các văn bảnpháp luật về ngân hàng

- Các đạo luật có các quy phạm pháp luật về ngân hàng nhưLuật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín

dụng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại

Thực tiễn ở các nước cho thấy, các đạo luật điều chỉnh tô

chức và hoạt động của ngân hàng trung ương và của hệ thống

Trang 29

tô chức tín dụng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thốngpháp luật ngân hàng và ở hầu hết các nước có hai đạo luật này.Chang hạn, ở Cộng hoà Liên bang Đức có Luật về ngân hangLiên bang Đức năm 1957 và Luật về ngành tín dụng năm 1992;

ở Trung Quốc có Đạo luật về ngân hàng nhân dân Trung Quốc

năm 1995 va Đạo luật ngân hàng thương mai năm 1995 Ngoài hai đạo luật này, các nước thường ban hành các đạo luật

đơn hành khác điều chỉnh một số hoạt động ngân hàng như luật

về séc, luật về hối phiếu V.V

Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật

ngân hàng gồm có:

- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành;

- Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành;

- Các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam,

do các bộ ban hành.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP,ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Khái niệm hoạt động ngân hàng.

2 Đặc trưng hoạt động ngân hàng của ngân hàng trung ương, của tô chức tín dụng là ngân hàng, của tô chức tín dụng phi ngân hàng.

3 Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

4 So sánh nguồn luật của luật ngân hàng Việt Nam với

nguôn luật ngân hàng của các hệ pháp luật trên thê giới.

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Các văn bản quy phạm pháp luật được chi dan trong

Chương I.

2 F S Mishkin, Tiên tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1994.

3 Pháp luật về ngân hàng trung ương và ngân hàng thươngmai một số nước, Nxb Thé giới, 1997

4 Nguyễn Công Nghiệp, Công nghệ ngân hàng và thịtrường tiên tệ, Nxb Thông kê, Hà Nội, 1993

Trang 31

CHƯƠNG II

NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

L VỊ TRÍ PHÁP LÍ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ, QUYEN HAN CUA NGÂN HÀNG NHÀNƯỚC VIỆT NAM

1 Vị trí pháp lí của Ngan hang nhà nước Việt Nam

Ngày nay, ở các quốc gia, tuỳ thuộc vào nguồn gốc hìnhthành, cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước mà ngân hàngtrung ương được tổ chức và hoạt động có những đặc điểmriêng, nhưng căn cứ vào mối quan hệ với chính phủ, ngân hàngtrung ương có thé được khái quát dưới hai dạng chính: Ngân

hàng trung ương độc lập với chính phủ và ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ.

Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là ngân hàng

trung ương không nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ,không chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ Hoa Kỳ lànước điển hình thực hiện triệt để mô hình ngân hàng trungương (gọi là hệ thống dự trữ liên bang Hoa Ky) độc lập vớichính phủ Theo mô hình này, ý kiến của chính phủ đối vớingân hàng trung ương chỉ mang tính khuyến nghị mà khôngmang tính bắt buộc

31

Trang 32

Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là ngân hàng

trung ương năm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sựlãnh đạo, điều hành của chính phủ Mô hình ngân hàng trung

ương trực thuộc chính phủ được áp dụng ở các nước như Trung

Quốc, Việt Nam, Malaysia Riêng ở Malaysia, ngân hàng trungương được tổ chức trong cơ câu của Bộ tài chính, tương đươngcấp cục, vu

Ngoài hai mô hình cơ bản trên đây, hiện nay cộng đồngkinh tế châu Âu (EU) có ngân hàng trung ương chung RiêngVương quốc Anh không tham gia vào liên minh tiền tệ này.Phát hành tiền, lưu thông tiền tệ và sự ổn định gia tri đồngtiền luôn tác động đến sự 6n định, tăng trưởng của mỗi quốcgia, của từng liên minh kinh tế Đặc biệt, đối với các quốc gia

có nền kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thi trangthái tiền tệ của nước đó có tác động lớn đến trạng thái của hệthống tài chính của nhiều quốc gia khác Chính vì vậy, mặc dù

mức độ phụ thuộc vào cơ quan hành pháp có khác nhau nhưng

các nhà nước đều sử dụng các biện pháp để điều chỉnh hoạtđộng phát hành tiền, lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương

Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến trước khi bị thực dânPháp xâm lược (năm 1858), việc phát hành tiền tệ là việc đúctiền của vua, chúa Trong gần 20 năm thực dân Pháp củng cốchế độ cai tri, ở Việt Nam lưu thông nhiều loại tiền khác nhau.Năm 1875, Ngân hàng Đông Dương (Banque de I'Indochine - viếttắt là BIC) được thành lập ở Paris để phát hành giấy bạc và tiềnkim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á Trên đất ViệtNam, Pháp đặt hai chi nhánh đầu tiên ở Hải Phong và Sai Gòn,

Trang 33

tuy là một công ti tư nhân nhưng hoạt động như một ngân hang trung ương Riêng Nam Kỳ, tuy đã trở thành thuộc địa của

Pháp nhưng van sử dụng đồng tiền cổ truyền của người Việtcùng đồng tiền MEXICO lưu hành từ trước khi Liên quân Pháp

- Tây Ban Nha xâm lược Đông Dương Đồng tiền do Ngânhàng Đông Dương phát hành dần dần thay thế các đồng tiền

khác ở Việt Nam Sau năm 1953, Ngân hàng Đông Duong ở

Việt Nam bị giải thể

Sau Cách mạng tháng Tam năm 1945, Nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà đã sớm đặt nền móng cho một nên tài chính tiền tệ độc lập Trong hoàn cảnh khó khăn chưa đủ điều kiệnvật chất để thành lập ngân hàng trung ương, ngày 15 tháng I1năm 1945, cơ quan Ấn loát thuộc Bộ tài chính đã được Chínhphủ cho phép thành lập với nhiệm vụ sản xuất tờ bạc Việt Nam

-để đưa ra lưu hành Ngày 31 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch HồChí Minh kí Sắc lệnh số 18b cho phép Bộ trưởng Bộ tài chínhphát hành tờ bạc tài chính Việt Nam dé thay thé cho đồng bacĐông Dương Ngày 03 tháng 02 năm 1946, cơ quan Tổng pháthành giấy bạc Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính chính thức ra

đời và hoạt động.

Như vậy, trong những năm đầu tiên của Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, chức năng phát hành tiền và điều hoàlưu thông tiền tệ do Bộ tài chính thực hiện

Ngân hàng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng nhà nước ViệtNam) được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/5/1951

do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kí Sắc lệnhnày không trực tiếp quy định vị trí pháp lí của Ngân hàng

33

Trang 34

quốc gia Việt Nam nhưng có quy định rằng Tổng giám đốc làngười lãnh đạo Ngân hàng quốc gia Việt Nam có danh vị như

bộ trưởng.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, vị trí

pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt làNgân hàng nhà nước) ngày càng được xác định cụ thể

Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 tại

Điều 1 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt làNgân hàng Nhà nước), là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, cóchức năng quản lí nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng,ngân hàng trong cả nước, nhăm 6n định giá trị đồng tiền; là

cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 1 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam doQuốc hội thông qua ngày 12/12/1997 quy định: "Ngân hàngnhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước) là

cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Đề xác định rõ hơn địa

vị pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy của

Chính phủ, Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm

2010 quy định: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo quy định nay, Ngân hàng nhà nước vừa có vi

trí là một bộ trong cơ cau tổ chức của Chính phủ, vừa có vị trí

là ngân hàng trung ương.

Trang 35

Với vị trí pháp lí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, theo

quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật t6 chức Chính phủ,

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước là cơ

quan ngang bộ có chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và

ngân hàng.

Với vị trí pháp lí của ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà

nước là ngân hàng phát hành tiền, ngân hang của các tổ chứctín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.Hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia là một trong nhữngdau hiệu thé hiện tính công quyền của ngân hàng trung ương

Chính vì vậy, luật ngân hàng trung ương của các nước thường

quy định cụ thé về mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương.Chăng hạn, Điều 3 Chương I Luật ngân hàng Cộng hoà liên

bang Đức (thông qua ngày 26/7/1957) quy định nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Liên bang Đức như sau: Ngân

hàng liên bang Đức có nhiệm vụ điều tiết hoạt động lưu thôngtiền tệ và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế nhằm mục đích ônđịnh tiền tệ Còn Ngân hàng quốc gia Hungari, mặc dù đượcthành lập dưới hình thức công ty cô phần nhưng có mục tiêuhoạt động là nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chương trình kinh

tế của Chính phủ thông qua chính sách tiền tệ và tín dụng, ổnđịnh và bảo vệ sức mua trong và ngoài nước của đồng tiềnquốc gia (Điều 3, 4 Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991)

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước được quy

định ở Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Hoạt độngcủa Ngân hàng nhà nước nhăm ổn định giá trị đồng tiền; bảo

35

Trang 36

đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tindụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toánquốc gia; góp phần thúc day phát triển kinh tế-xã hội theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu hoạt động vì lợi ích quốc giacủa Ngân hàng nhà nước là tiêu chí để phân biệt hoạt động của

nó với hoạt động ngân hàng của các định chế tài chinh-tin dụngkhác trong nền kinh tế

2 Tư cách pháp nhân của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân Tư cách pháp nhân

của Ngân hàng nhà nước được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Ngân hang nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, doNhà nước thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Namdân chủ cộng hoà số 15/SL ngày 06/5/1951

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhànước có sự thay đổi qua các thời kì:

- Giai đoạn từ 1951 - 1987: Hệ thống ngân hàng được tôchức theo mô hình một cấp Theo đó, Ngân hàng nhà nước là

hệ thống tổ chức thông nhất toàn ngành, là pháp nhân duy nhất

Ở trung ương có Ngân hàng nhà nước trung ương là cơ quanlãnh đạo toàn bộ hệ thong các chi nhánh Ngân hàng nha nước

và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Do mô hình tổ

chức như vậy nên trong giai đoạn này, Ngân hàng nhà nước là

một định chế hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan thuộc Chính

phủ vừa có tư cách của ngân hàng trung ương và tư cách của ngân hàng trung gian.

Trang 37

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn

À

Chi điểm Chi nhánh Quỹ tiết

Ngân hàng ngân hàng kiệm cơ sở

nhà nước đầu tư khu [*

vực

Giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng (1987 1990): Nhà nước tiễn hành cải cách thí điểm hệ thống ngânhàng phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

-Tương tự như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Nhà nước ta

tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hệthống ngân hàng hai cấp Nội dung cơ bản của cuộc cải cách

này là phân chia chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh

doanh trong hệ thông ngân hàng

37

Trang 38

Ở nước ta, quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trải quagiai đoạn thí điểm Việc cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng

được thực hiện trên cơ sở Quyết định của Chủ tịch Hội đồng bộ

trưởng số 218/QD ngày 3/7/1987 về việc cho làm thử chuyên

hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, Nghị định của

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng số 53/HĐBT ngày 26/3/1988.Trong giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng, sựđổi mới về tô chức của Ngân hàng nhà nước là từng bước chuyền

giao chức năng kinh doanh (chức năng của ngân hàng trung gian) cho các ngân hàng chuyên doanh.

- Giai đoạn sau cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990:

Trên cơ sở Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính

năm 1990, hệ thống ngân hàng được tô chức theo mô hìnhhai cấp Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Chính phủ và làngân hàng trung ương Theo quy định của Hiến pháp năm

1992, Luật tô chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nướcViệt Nam năm 1997, Ngân hàng nhà nước được tô chứcthành hệ thống tập trung, thống nhất có cơ cấu tô chức chặtchẽ Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010quy định: Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thốngtập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị

hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vi trực thuộc khác.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước có vốn pháp định thuộc sởhữu nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản dé hoạt động.Đối với ngân hàng trung ương, luật của các nước quyđịnh về chế độ vốn pháp định với những nét đặc thù Với

Trang 39

loại hình ngân hàng trung ương thành lập dưới hình thức

công ty cô phan, nhà nước quy định cụ thé mức vốn pháp

định Với loại hình ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà

nước, luật ngân hàng trung ương của các nước quy định chế

độ vốn pháp định theo hai phương thức: 1) Mức vốn phápđịnh được quy định cụ thé Chang han, theo quy dinh tai Diéu

2 Luật ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức năm 1958, vốn

pháp định của Ngân hang Cộng hoà liên bang Duc là 290

triệu mác Đức; Điều 6 Luật ngân hàng trung ương Malaysianăm 1958 (sửa đổi năm 1994) quy định vốn pháp định của

Ngân hàng trung ương Malaysia là 200 triệu ringit; 2) Luật

ngân hàng trung ương không quy định mức vốn pháp định cụthê mà chỉ quy định nguyên tắc hình thành vốn pháp định củangân hàng trung ương Chang hạn, Luật ngân hàng nhân dânTrung Quốc năm 1995 quy định toàn bộ vốn của Ngân hàngnhân dân Trung Quốc do Nhà nước cấp và thuộc sở hữu nhànước; Điều 4 Luật ngân hàng Hàn Quốc quy định Ngân hàngHàn Quốc là pháp nhân đặc biệt không có vốn

Ở Việt Nam, Điều 42 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Namquy định: Vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước do ngânsách nhà nước cấp Mức vốn pháp định của Ngân hàng nhànước do Thủ tướng Chính phủ quyết định Ngoài vốn pháp

định, Ngân hàng nhà nước còn được Nhà nước giao các loại tài

sản sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia

Thi tu, Ngân hàng nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

39

Trang 40

3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước vừa có tư cách pháp lí của cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành vừa có tư cách pháp lí của ngân hàng trung ương nên chức năng của nó cũng được pháp luật quy định theo hai phương diện: Chức năng quản lí nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương.

Các chức năng của Ngân hàng nhà nước thể hiện bằng cácnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật

Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.

II HE THONG TÔ CHỨC, LANH ĐẠO VA DIEU HANHNGAN HANG NHÀ NƯỚC

1 Hệ thống tổ chức

Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà

nước vừa mang tính quản lí nhà nước chuyên ngành, vừa mang

tính điều hành kinh tế nên hệ thống tô chức có những khác biệt

SO VỚI các cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành ở các lĩnh vực khác.

Theo quy định của Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước ViệtNam, Ngân hàng nhà nước được tô chức thành hệ thong taptrung, thong nhất gồm bộ máy điều hành va các đơn vi hoạt

động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện, các don vi trực thuộc khác.

Trụ sở chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đặt tại Hà

Nội, là trung tâm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân

hàng nhà nước.

Chi nhánh Ngân hang nhà nước là đơn vị phụ thuộc cua Ngân hàng nhà nước, không có tư cách pháp nhân, chịu sự lãnh

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN