1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội - Bùi Ngọc Cường chủ biên, Nguyễn Thị Vân Anh (Phần 2)

247 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Theo xu hướng này, thẩm quyền quản lí nhà nước của cơquan cấp bộ có thay đổi đáng kể, đó là giảm bớt các quyểnhạn liên quan đến việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầutư Nhiều hoạt động quản lí cụ thể được giao cho các banquản lí khu công nghiệp, ban quản lí khu công nghệ cao, banquản lí khu kinh tế Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cáccơ quan: Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ xây dựng,Bộ công thương, Bộ nội vụ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đượcChính phân cấp rất cu thé.“

3 Ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất, khukinh tế cấp tỉnh (ban quản lí)

Ban quản lí là cơ quan trực thuộc uy ban nhân dân cấptỉnh thực hiện chức năng quản lí nhà nước trực tiếp đối vớikhu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnhhoặc thành phố trực thuộc trung ương; quản lí và tổ chức thựchiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụhỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuấtkinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chếxuất, khu kinh tế Ban quản lí do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập, chịu sự chỉ đạo và quản lí về tổ chức, biênchế, chương trình kế hoạch công tác, kinh phí hoạt động củauỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chínhphủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểmtra về chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, ngành quản lí vềngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt

(1).Xem: Chương 4 Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

249

Trang 2

chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc uy ban nhân dân cấptỉnh trong công tác quản lí khu công nghiệp, khu kinh tế.

Ban quản lí có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấumang hình quốc huy; kinh phí quản lí hành chính nhà nước,kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển dongân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

Trong hệ thống bộ máy quản lí nhà nước, ban quản lí làcơ quan quản lí mang nhiều tính đặc thù Điều này thể hiện ởba điểm chính:

- Là cơ quan thực hiện quan lí đa ngành, đa lĩnh vực Cácdự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tếthuộc nhiều ngành sản xuất, dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau, bao gồm cả đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài.

- Đối tượng quản lí là các hoạt động đầu tư tại khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

- Không phải là cơ quan quản lí nhà nước thông thườngcủa từng tỉnh mà chỉ được thành lập ở những tỉnh có đủ điềukiện cần thiết, do đó ban quản lí do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập và bổ nhiệm trưởng ban quản lí.

Nhiệm vụ, quyền hạn chính của ban quản lí khu công nghiệp,khu chế xuất được pháp luật quy định cụ thể như sau:

a Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, ngành và uỷban nhân dan cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện cáccông việc sau đây:

- Tham gia ý kiến với các bộ, ngành và uy ban nhân dâncấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp

250

Trang 3

luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầutư, phát triển khu công nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựngquy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộcuy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan đểthực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chếmột cửa và một cửa liên thông, trình uỷ ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư pháttriển khu công nghiệp, trình uy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triểnnguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp, khukinh tế trình uy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chứcthực hiện.

- Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốnđầu tư phát triển hàng năm của ban quản lí trình cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhànước và pháp luật có liên quan.

b Ban quản lí thực hiện theo quy định của pháp luật vàtheo hướng dẫn hoặc uỷ quyền của các bộ, ngành và uỷ bannhân dân cấp tỉnh các nhiệm vụ:

- Quản lí, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanhtra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định,quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khukinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

231

Trang 4

- Đăng kí đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi giấychứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy phép thànhlập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thươngnhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế;cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hànghoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hànghoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tưnước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tếsau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ côngthương.

- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phêduyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khukinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đấtvà cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dựán nhóm B, C hoặc cấp, gia hạn giấy phép xây dựng côngtrình đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựngtheo quy định của pháp luật về quản lí dự án đầu tư xây dựngcông trình; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xâydựng đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khukinh tế cho tổ chức có liên quan.

- Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động chongười nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làmviệc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp sổ lao độngcho người lao động Việt Nam làm việc trong khu côngnghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện đăng kí nội quy laođộng, thoả ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội

252

Trang 5

quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương,định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tậpở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; nhận báo cáovề tình hình kí kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao độngcủa doanh nghiệp.

- Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sảnxuất trong khu công nghiệp và các loại giấy phép, chứngchỉ, chứng nhận khác có liên quan trong khu công nghiệp,khu kinh tế.

- Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khucông nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan.

- Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánhgiá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩmquyền quyết định của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong khucông nghiệp.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêuđầu tư quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốnvà triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanhtra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự ánđược hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xâydựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người laođộng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và ngườisử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội,phòng chống cháy nổ, an ninh-trật tự, bảo vệ môi trường sinhthái đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế; quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cáctrường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề

253

Trang 6

nghị cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền xử lí vi phạmđối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộcthẩm quyền.

- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tạikhu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ,ngành có liên quan và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyếtnhững vấn đề vượt thẩm quyền.

- Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanhnghiệp hoạt động trong khu công nghiệp; đánh giá hiệu quảđầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựngvà quản lí hệ thống thông tin về khu công nghiệp thuộc thẩmquyền quản lí.

- Báo cáo định kì với Bộ kế hoạch và đầu tư, các bộ,ngành có liên quan và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình:xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; thựchiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư;triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩavụ đối với Nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiệncác quy định của pháp luật lao động và giải quyết tranh chấplao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinhthái trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanhnghiệp trong khu công nghiệp.

- Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lí nhà nướctrong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

254

Trang 7

phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lí cáchành vi vi phạm hành chính trong khu.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật vàquy định của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quản lí tài chính,tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lí sử dụng các loạiphí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học,công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước vànước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựngvà phát triển khu công nghiệp; quản lí tổ chức bộ máy, biênchế, cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức củaban quản lí; giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làmviệc tại khu công nghiệp.

Đối với ban quản lí khu kinh tế: Ngoài các nhiệm vụ,quyền hạn giống như ban quản lí khu công nghiệp, khu chếxuất, ban quản lí khu kinh tế còn có một số nhiệm vụ quyềnhạn sau đây:

- Xây dựng, trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủtướng Chính phủ quyết định quy hoạch chung xây dựng khukinh tế, quyết định phương án phát hành trái phiếu côngtrình; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tưphát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kĩ thuật và hạ tang xã hộiquan trọng trong khu kinh tế.

- Xây dựng và trình các bộ, ngành va uy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện: 1) Quy hoạch chi tiết xâydựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch chung xâydựng khu kinh tế đã được phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử

255

Trang 8

dụng đất chi tiết trong khu kinh tế trình uỷ ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt; 2) Kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triểnkhu kinh tế trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 3) Danh mục các dự ánđầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 nămtrình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệttheo thẩm quyền; 4) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệphí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền banhành theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướngdẫn hoặc uỷ quyền của các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấptỉnh gồm: cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng kíkinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp đối vớitrường hợp thành lập tổ chức kinh tế trong khu kinh tế; cấp,cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy phép thành lập vănphòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanhnghiệp du lịch nước ngoài.

- Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúctiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triểnkhu kinh tế.

- Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụngvốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế theo uỷ quyềncủa uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Kí hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B, C theouỷ quyền của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận,quản lí và sử dụng vốn ODA.

256

Trang 9

- Quản lí và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khukinh tế thuộc thẩm quyền; quản lí đầu tư, xây dựng, đấu thầuđối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngânsách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lí vàthực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chươngtrình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quyđịnh của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việcduy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kĩthuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộngđược đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế.

- Quản lí và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nướcchuyên dùng đã được giao theo đúng mục đích sử dụng vàphù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quyhoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất khôngthu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việcquản lí đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luậtvề đất đai.

- Trên cơ sở quy định của uy ban nhân dân cấp tinh vacủa pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sửdụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nướcchuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trườnghợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấuthầu quyền sử dụng đất.

257

Trang 10

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan cóliên quan bảo đảm mọi hoạt động trong khu kinh tế phù hợpquy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển khu kinh tế đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyên phê duyệt và các quyđịnh có liên quan.

- Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trongquá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư,kinh doanh và hoạt động tại khu kinh tế.

- Tổ chức, triển khai, giới thiệu, đàm phán, xúc tiến đầutư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước Xây dựng cácchương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trình cơquan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện v.v

258

Trang 11

CHUONG VI

ĐẦU TU RA NƯỚC NGOÀI

I KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯRA NƯỚC NGOÀI1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài? là quá trình dịch chuyển vốn, tàisản từ quốc gia này sang quốc gia khác để các nhà đầu tưtiến hành các hoạt động đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợinhuận hoặc nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội khác.

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm nguồn vốn đầu tưra nước ngoài của tư nhân và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoàicủa chính phủ và các tổ chức quốc tế dưới dạng hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) và tín dụng thương mại.

Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của tư nhânđược thực hiện chủ yếu dưới dạng đầu tư trực tiếp và đầutư gián tiếp.

- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư ra nước ngoài chủyếu, theo đó nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản vàonước tiếp nhận đầu tư và thiết lập các dự án đầu tư tại đóđồng thời họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họbỏ vốn đầu tư.

(1) Hay còn được gọi là đầu tư quốc tế.

259

Trang 12

Hình thức đầu tư này có đặc điểm sau:

+ Đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân,nhà đầu tư có toàn quyền quyết định đầu tư và tự gánh chịutrách nhiệm về kết quả đầu tư Cho nên, hình thức đầu tư nàyít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị.

+ Nhà đầu tư tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tưhoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tại nước tiếp nhậnđầu tư.

+ Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiếp nhậnđầu tư có cơ hội được tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinhnghiệm, trình độ quản lí“ của nhà đầu tư.

- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư ra nước ngoài màcác nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường tài chínhmua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ti của nước tiếpnhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặcthu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trựctiếp đối với đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư.

Hình thức đầu tư này có đặc điểm sau:

+ Phương thức đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư mua một sốlượng cổ phần nhất định của các công ti nước ngoài danglàm ăn có hiệu quả để hưởng cổ tức (thông lệ quốc tế là dưới

10% số cổ phần của công ti nước ngoài).

+ Nhà đầu tư không được tham gia điều hành trực tiếpđối với công ti mà ho đã đầu tư vốn, tài sản.

+ Nước tiếp nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu côngnghệ tiên tiến, kinh nghiệm và trình độ quản lí của nhàđầu tư nhưng họ lại tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và

260

Trang 13

biết cách chia sẻ rủi ro kinh doanh cho những nhà đầu tưnước ngoài.

Ở Việt Nam, khuôn khổ pháp lí thống nhất điều chỉnh

các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trước thời điểm Luật đầutư năm 2005 được thông qua là Nghị định số 22/1999/ND-CP của Chính phủ ngày 14/4/1999 về đầu tư ra nước ngoàicủa doanh nghiệp Việt Nam; Thông tư của Bộ kế hoạch vàđầu tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 về hướng dẫnhoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Namvà một số văn bản pháp luật có liên quan khác.

Khoản I Điều 1 Nghị định số 22/1999/NĐ-CP định nghĩa:“Đầu tu ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam là việcdoanh nghiệp Việt Nam dua vốn bằng tiên, tài san khác ranước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài theo quy địnhcủa Nghị định này.

Theo định nghĩa trên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài cónhững đặc điểm sau:

- Về hình thức đầu tư ra nước ngoài

Hình thức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệpViệt Nam là hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Tuynhiên không phải mọi hình thức đầu tư trực tiếp ra nướcngoài của doanh nghiệp Việt Nam đều được coi là hình thứcđầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo Nghị định số22/1999/NĐ-CP Bên cạnh đó, các quan hệ đầu tư gián tiếphoặc tín dụng quốc tế cũng không thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Nghị định này, đây là lí do tại sao khoản 2 Điều 1 Nghịđịnh này ghi rõ: LINghị định này không điều chỉnh việc đầu

261

Trang 14

tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài dưới các hìnhthức cho vay tín dung, mua cổ phiếu; đâu tu ra nước ngoàitrong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm! l.

- Về chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ có thểlà doanh nghiệp Tất nhiên cũng không phải mọi doanhnghiệp đều được phép đầu tư ra nước ngoài theo Nghị địnhsố 22/1999/NĐ-CP Điều 1 Thông tư số 05/2001/TT-BKHquy định: Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nướcngoài bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệpnhà nước;

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;- Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của Luật đầutư nước ngoài tại Việt Nam không thuộc đối tượng áp dụngcủa Thông tư này mà được thực hiện theo quy định riêng củaChính phủ.

Hiện nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã chính thứcđược pháp điển hoá vào Luật đầu tư năm 2005.

Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư định nghĩa: “Đầu tu ranước ngoài là việc nha dau tu đưa vốn bằng tién và các tàisản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hànhhoạt động đầu tư: Ì.

Với quy định mới này thì quan hệ đầu tư ra nước ngoài

262

Trang 15

không còn bị bó hẹp theo tiêu chí hình thức đầu tư và chủ thểcủa quan hệ đầu tư như tại Nghị định số 22/1999/NĐ-CP.

Đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện dưới hìnhthức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp của các tổ chức, cánhân mà theo quy định của pháp luật Việt Nam được phéptiến hành hoạt động đầu tư.

2 Khái quát về tình hình dau tư ra nước ngoài củacác nhà dau tư Việt Nam

Bên cạnh các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đãchú trọng việc đầu tư ra nước ngoài và thực tế nhiều doanhnghiệp đã tìm được cơ hội làm ăn ở nước ngoài, bước đầu mởrộng thị trường, đặt nền móng cơ bản cho việc kinh doanh ởnước ngoài, đem lại nhiều lợi nhuận về cho đất nước TheoCục đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, dự ánđầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nướcngoài là vào năm 1989 với số vốn đăng kí là 563.000 USDnhưng đáng tiếc dự án này đã không được thực hiện Từ thờiđiểm đó cho đến năm 1998, mỗi năm có một vài dự án, nămnhiều nhất có 5 dự án (1993) đầu tư ra nước ngoài nhưng vốnthực hiện còn thấp, có năm không giải ngân được đồng vốnnào (1995, 1996 và 1997) Tuy nhiên, kể từ năm 1999, khiChính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày14/04/1999 quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanhnghiệp Việt Nam, tình hình đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định.

(1) http:/www.mpI.gov.vn/fdi/Bangbieu/ds_ daufuranuocngoai_II_ 2004.xIs263

Trang 16

Năm 1999 có 10 dự án, năm 2000 tăng lên 15 dự án và tăngtrưởng đều đặn về số lượng dự án kể từ đó đến nay.” Tínhhết năm 2006, Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép cho183 dự án đầu tư ra nước ngoài Các doanh nghiệp Việt Namđã đặt chân tới 33 quốc gia và vùng lãnh thổ để thực hiện cácdự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 968 triệu USD.”Danh sách các quốc gia tiếp nhận nhiều dự án đầu tư của cácdoanh nghiệp Việt Nam trước hết phải kể đến Lào (63 dựán), Mi (19 dự án), Nga (11 dự án), Singapore, Cămpuchial `Nếu tính về tổng số vốn đăng kí đầu tư thì Lao cũng đứng ởvị trí số 1 với tổng đăng kí đầu tư là 418,03 triệu USD, Iraqđứng ở vi trí số 2 với 100 triệu USD (chỉ với 1 dự án), tiếpđến là Nga 73,06 triệu USD.#) Các dự án đầu tư ra nướcngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vàolĩnh vực công nghiệp với 40,9% số dự án và 74,5% tổng sốvốn đăng kí đầu tư, nông nghiệp với 19,6% số dự án và13,3% tổng số vốn đăng kí đầu tư, số còn lại là các dự ánđầu tư vào lĩnh vực dịch vu.

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng dự án đầu tưra nước ngoài; phạm vi quốc gia tiếp nhận các dự án đầu tưra nước ngoài được mở rộng (không chỉ ở một số nước trong

khu vực Đông Nam Á mà còn mở rộng sang nhiều nướcchâu A, châu Mi, khu vực Đông Âu, Nam Phi: '); các dự án

đầu tư cũng không còn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch

(1) http:/www.mpi.gov.vn/fdi/Bangbieu/ds_ dauturanuocngoai_II_2004.x]s(2) htpp:// vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/12/648714/

(3) http:// www.tinvietonline.com/23/0/2007/1/085002/(4) http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/12/648714/264

Trang 17

vụ như trước mà đang tập trung mạnh vào lĩnh vực côngnghiệp, tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn, chưa tươngxứng với tiém năng và mong muốn của các doanh nghiệpViệt Nam trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đểtiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tảivà khai thác lợi thế của quá trình hội nhập Có nhiều nguyênnhân để lí giải thực trạng này, trước hết phải kể đến năng lựctài chính, kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các doanhnghiệp còn yếu cộng với sự thiếu hiểu biết về luật pháp vàtập quán làm ăn của nước sở tại Bên cạnh đó, doanh nghiệpViệt Nam khi đầu tư ra nước ngoài có thể đã chọn lựa nhữnglĩnh vực đầu tư chưa phù hợp, khi triển khai dự án đầu tuthấy chưa thể có lợi nhuận nên lưỡng lự trong việc triển khaiđầu tư, rồi cả những nguyên nhân khách quan từ nước sởtail và tiếp đến còn một lí do không thé không đề cập đóchính là những rào cản pháp lí liên quan đến đầu tư ra nướcngoài trong những năm qua Trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần phải cómôi trường pháp lí thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”, gópphần đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân.

3 Vai trò của hoạt động dau tư ra nước ngoài

Xuất phát từ tình hình đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua, có thể khẳngđịnh rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang là một xuhướng tất yếu của các nhà đầu tư Bởi lẽ các hoạt động đầutư tại thị trường Việt Nam ngày càng bão hoà và cũng vấp

265

Trang 18

phải sự cạnh tranh không kém phần quyết liệt Nếu chuyểnhướng hoặc mở rộng đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp nhà đầutư khai thác được lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư.Việc tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài có vaitrò sau đây:

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các nha đầu tư ở Việt Namkhai thác được những lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầutư, qua đó tận dụng được chi phí sản xuất thấp của nước tiếpnhận đầu tư (do giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyênvật liệu tại chỗ thấp) để sản xuất những sản phẩm có giáthành hạ hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước, giảmđược chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thếnhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệuquả đầu tư;

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư Việt Nam mởrộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư kéo dài chu kìsống của sản phẩm mới được tạo ra trong nước;

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tạo dựng đượcthị trường cung cấp nguyên liệu đồi dao, ổn định với giá rẻ;

- Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh đượccác hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước tiếp nhậnđầu tư;

- Đầu tư ra nước ngoài mang về cho đất nước một lượngngoại tệ đáng kể góp phần vào công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

266

Trang 19

II PHÁP LUAT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI1 Khái lược về sự hình thành và phát triển của pháp

luật về đầu tư ra nước ngoài

Trong một thời gian dài, cơ sở pháp lí của hoạt động đầutư đầu tư ra nước ngoài chưa được quy định trong luật Tuynhiên, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốnmở rộng thị phần sang thị trường nước ngoài nên họ gửi đơnxin phép đầu tư ra nước ngoài, buộc Chính phủ phải banhành các văn bản dưới luật để hướng dẫn Tuy nhiên phải sau10 năm kể từ ngày dự án đầu tiên của doanh nghiệp ViệtNam đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy phép, Chính phủmới ban hành được một nghị định chính thức điều chỉnh vấnđề này, đó là Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999,Nghị định số 22/1999/NĐ-CP cùng với một số các văn bảnhướng dẫn thi hành của các bộ, ngành liên quan chính làkhuôn khổ pháp lí cho hoạt động đầu tư của các doanhnghiệp Việt Nam ra nước ngoài cho đến trước thời điểm Luậtđầu tư năm 2005 có hiệu lực Nội dung cơ bản trong các vănbản pháp luật kể trên đề cập:

Trang 20

Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện các nội dung pháplí được ghi nhận tại các văn bản pháp luật đó đã bộc lộnhiều vấn đề bất cập, có những điểm không phù hợp vớitình hình mở cửa, hội nhập và đời sống kinh tế quốc tế củađất nước như:

- Nhiều quy định trong Nghị định số 22/1999/NĐ-CP cònthiếu cụ thể, đồng bộ và nhất quán; nhiều điều khoản đếnnay không còn phù hợp; không bao quát hết được sự đa dạngcủa các hình thức đầu tư ra nước ngoài;

- Thủ tục đầu tư phức tạp, rườm rà; thủ tục điều chỉnhgiấy phép đầu tư chưa rõ ràng; không ít quy định can thiệpquá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp;

- Thiếu các quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư ranước ngoài;

- Các quy định về chế độ báo cáo thông tin không phùhợp khiến thông tin về tình hình đầu tư ra nước ngoài hầunhư không được cập nhật;

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư ra nướcngoài còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được những vấn đềphát sinh trong quá trình hình thành, thẩm định, cấp phép và

triển khai dự án đầu tư Chẳng hạn, như một số dự án thuộcdiện đăng kí cấp giấy phép đầu tư nhưng trong quá trình xửlí vẫn chậm do gửi giấy lấy ý kiến của các bộ, ngành làmkéo dài thời gian cấp phép;

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư ra nướcngoài chưa có các quy định để tạo ra cơ chế phối hợp nhịp

268

Trang 21

nhàng và đồng bộ giữa cơ quan chức năng của Chính phủnhư Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngan hang nhà nước Việt Nam,Bộ tài chính với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trongviệc quản lí các dự án đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trongkhâu triển khai dự án đầu tưi `

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài,góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo lập môitrường pháp lí ổn định, việc hoàn thiện chính sách đầu tư ranước ngoài là đòi hỏi tất yếu Hoàn thiện chính sách với mụctiêu khắc phục sự thiếu thống nhất, tạo lập tính cụ thể, rõràng giữa các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư ra nướcngoài theo hướng nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về đầutư ra nước ngoài Đồng thời có chính sách khuyến khích vàtạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài trongnhững lĩnh vực, ngành nghề mà chúng ta có kinh nghiệm, cóthế mạnh Đầu tư ra nước ngoài phải nằm trong tổng thể pháttriển kinh tế xã hội của đất nước.

Do vậy, việc sửa đổi căn bản những quy định tại Nghịđịnh số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liênquan về hoạt động đầu tư ra nước ngoài bằng cách phápđiểm hoá vấn dé này vào Luật đầu tư năm 2005 là rất cần

thiết Luật đầu tư năm 2005 đã dành han một chương(Chương VIII) quy định về đầu tư ra nước ngoài Những quyđịnh đó là những vấn đề mang tính nguyên tắc làm cơ sởpháp lí để Chính phủ hướng dẫn thi hành hoạt động đầu tư ranước ngoài cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nướctrong từng giai đoạn cụ thể Ngày 09/8/2006, Chính phủ đã

269

Trang 22

ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài Những quy định về đầu tư ra nướcngoài tại Luật đầu tư năm 2005 và Nghị định số78/2006/NĐ-CP này đã đánh dấu một mốc hoàn thiện khuônkhổ pháp lí về đầu tư nói chung và đầu tư ra nước ngoài nóiriêng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hộinhập quốc tế.

2 Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành vềđầu tư ra nước ngoài

2.1 Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và các vănbản hướng dẫn thi hành chỉ cho phép các nhà đầu tư là doanhnghiệp Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài) được đầu tư ra nước ngoai Quy định nàykhông những đã hạn chế một số lượng lớn các nhà đầu tưmuốn được đầu tư ra nước ngoài mà còn tạo ra sự phân biệtđối xử không bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các loại hìnhdoanh nghiệp đang cùng tồn tại Do đó, quy định này cầnphải được sửa đổi để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tu,

tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư và qua đó nâng caohiệu quả đầu tư Chính vì vậy, theo Luật đầu tư, hiện nay chủthể của quan hệ đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng chotất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phầnkinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay nhàđầu tư không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầutư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có

(1).Xem: Điều 2 Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999.

270

Trang 23

nguồn gốc vốn đầu tư nước ngoai."” Tất cả các nhà đầu tư tạiViệt Nam đều có quyền đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợppháp từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầutư Theo Điều 2 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày09/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhàđầu tư được đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

- Công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, công tihợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhậnđăng kí kinh doanh theo Luật doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệpnhà nước chưa đăng kí lại theo Luật doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lậptheo Luật đầu tư nước ngoài chưa đăng kí lại theo Luậtdoanh nghiệp và Luật đầu tư;

- Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội chưa đăng kí lại theo Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theoLuật hợp tác xã;

- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thểthao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.

- Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam;2.2 Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Hình thức đầu tư ra nước ngoài cũng là điểm mới củaLuật đầu tư so với các quy định về hình thức đầu tư ra nướcngoài được quy định tại Nghị định số 22/1999/NĐ-CP.

(1).Xem: Khái niệm “nhà đầu tư” tại khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005.

271

Trang 24

Nhằm thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư ra nướcngoài, Luật đầu tư quy định các nhà đầu tư được đầu tư ranước ngoài không chỉ dưới hình thức trực tiếp mà cả hìnhthức đầu tư gián tiếp nhằm mục đích thu lợi nhuận theo phápluật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Về nguyên tắc, nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thứcđầu tư trực tiếp như:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới dưới dạng thànhlập doanh nghiệp một chủ (độc doanh) hoặc thành lập côngti (liên doanh);

- Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với cácđối tác của nước tiếp nhận đầu tư (hợp doanh);

- Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lí vàđiều hành các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư;

- Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh

nghiệp của nước sở tail

Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư theo hình thức đầu tư giántiếp như đầu tư thông qua các thị trường tài chính hoặcchứng khoán để mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanhnghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để hưởng cổ tức hoặc lãisuất mà không tham gia quản lí điều hành doanh nghiệp: `

Với quy định mới này, chắc chắn sẽ tạo được nhiều điềukiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầutư nào cho phù hợp với mục đích và chiến lược đầu tư cũngnhư phù hợp với các quy định của nước tiếp nhận đầu tư vềhình thức đầu tư Qua đó các nhà đầu tư cũng có thể chuyểnđổi được các hình thức đầu tư một cách linh hoạt, không bị

2/2

Trang 25

gò bó và cứng nhắc như các quy định pháp lí trước đây Tuynhiên, hình thức đầu tư ra nước ngoài còn phụ thuộc rấtnhiều vào việc nước tiếp nhận đầu tư quy định cho các nhàđầu tư nước ngoài được đầu tư dưới hình thức nào theo luậtđầu tư của họ Điều nay đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm hiểuKĩ các quy định về hình thức đầu tư theo quy định của nướctiếp nhận đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp.

2.3 Lĩnh vực đầu tu ra nước ngoài

Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài cũng tương tự như hìnhthức đầu tư ra nước ngoài, việc nhà đầu tư đầu tư vào lĩnhvực nào của nước tiếp nhận đầu tư còn phụ thuộc vào nướctiếp nhận đầu tư Bởi vì, hoạt động đầu tư được thực hiện trênlãnh thổ của nước tiếp nhận đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đếntình hình chính tri, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia naynên các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực nàodo pháp luật đầu tư của nước đó quy định Theo thông lệquốc tế, luật đầu tư của các quốc gia đều quy định các lĩnhvực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài (bao gồm các lĩnh vựcđầu tư tự do, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các lĩnh vựcđặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư) vàcác lĩnh vực mà họ không cấp giấy phép đầu tư nước ngoài(các lĩnh vực cấm đầu tư) Vì vậy, khi đầu tư vào quốc gianào, nhà đầu tư phải tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này tạiluật đầu tư của nước đó Tuy nhiên, khi đầu tư ra nước ngoài,nhà đầu tư còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnhvực đầu tư ra nước ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam, nha đầu tư được đầu tư ra nước

273

Trang 26

ngoài trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, nghề của nền kinhtế quốc dân Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển cân đốitrong các lĩnh vực, các ngành, nghề của nền kinh tế quốcdân, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Nhànước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực:

- Xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có hiệu quả cácngành nghề truyền thống của Việt Nam;

- Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyênthiên nhiên tại nước đầu tư, tăng khả năng xuất khẩu, thungoại tệ.”

Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài trong những năm quacho thấy, hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam là trong lĩnh vực công nghiệp và xâydựng (như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất chế biếnhàng gia dụng: ]) Số còn lại đầu tu trong lĩnh vực dịch vu(như thương mại, giao thông - vận tải, khách sạn, du lịch - lữhành: ') và nông, lâm, ngư nghiệp Đây chính là những lĩnhvực mà các nhà đầu tư của Việt Nam có thế mạnh.

Để bảo đảm lợi ích của quốc gia, Nhà nước không chophép đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án gây phương hạiđến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá,thuần phong mi tục của Việt Nam.)

2.4 Điều kiện dé dau tư ra nước ngoài

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài chính là thước đo chochính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài Nếu như

(1).Xem: Khoản 1 Điều 75 Luật đầu tư năm 2005.(2).Xem: Khoản 2 Điều 75 Luật đầu tư năm 2005.

274

Trang 27

trước kia, Điều 3 Nghị định số 22/1999/NĐ-CP đã quy địnhnhững điều kiện tương đối khát khe, gò bó và kém tính khathi theo hướng can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư ra nướcngoài, theo đó để đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệpViệt Nam phải đáp ứng đủ ba điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư ra nước ngoài có tính kha thi;

- Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nướcngoài;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.Hiện nay, Luật đầu tư đã có những quy định thôngthoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tưra nước ngoài Các điều kiện về Utinh kha thi) của dự ánđầu tư ra nước ngoài và L lăng lực tài chính! Ì của nhà đầu tưđã được gỡ bỏ, các nhà đầu tư chỉ còn phải đáp ứng một sốđiều kiện mang tính chất nghiệp vụ dưới góc độ quản lí nhànước và để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiệu quả.Theo đó, điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tươngứng với hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn.“

Nếu đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp,nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư ra nước ngoài;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhànước Việt Nam;

- Được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.Nếu đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp

(1).Xem: Điều 76 Luật đầu tư năm 2005.

275

Trang 28

thì các nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luậtvề ngân hàng, chứng khoán và pháp luật có liên quan.

Trường hợp đầu tư ra nước ngoài sử dụng vốn nhà nướcthì bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung ở trên, nhàđầu tư còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảnlí và sử dụng vốn nhà nước.

2.5 Thủ tục đầu tu ra nước ngoài)

Thực trạng đầu tư ra nước ngoài trong những năm quachưa phan ánh đúng thực lực và tiém năng của các doanhnghiệp Việt Nam Bên cạnh điều kiện đầu tư ra nước ngoàichưa khuyến khích được các nhà đầu tư thì một trong nhữngnguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến thực trạng này đó làthủ tục đầu tư ra nước ngoài rất rườm rà và phức tạp.

Thông tư của Bộ kế hoạch và đầu tư số 05/2001/TT-BKHngày 30/8/2001 về hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nướcngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã quy định rõ thủ tụcđầu tư ra nước ngoài được tiến hành theo hai thủ tục đó là:Đăng kí cấp giấy phép đầu tư và thẩm định cấp giấy phépđầu tư.

* Thủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư áp dụng đối vớicác dự án đầu tư ra nước ngoài mà chủ đầu tư không thuộcthành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1.000.000đô la Mi được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số22/1999/NĐ-CP Nếu thuộc diện này, doanh nghiệp Việt

(1) Mục 2.5 này chỉ trình bày thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, còn thủtục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải thực hiện theo các quy định của phápluật về ngân hàng, chứng khoán và pháp luật có liên quan khác.

276

Trang 29

Nam phải lập hồ sơ dự án theo quy trình đăng kí cấp giấyphép đầu tư ra nước ngoài gửi cho Bộ kế hoạch và đầu tưgồm các tài liệu sau đây:

- Đơn đăng kí đầu tư ra nước ngoài;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanhnghiệp (có công chứng);

- Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyềncủa nước tiếp nhận đầu tư cấp (nếu có); hợp đồng, bản thoảthuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư (đối với trường hợpliên doanh hoặc các loại hình đầu tư khác có bên nước ngoàitham gia).

- Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 01năm gần nhất (có kiểm toán).

Hồ sơ đăng kí cấp giấy phép đầu tư được lập thành 5 bộ,trong đó ít nhất có 1 bộ gốc Bộ kế hoạch va đầu tư thực hiệnthủ tục đăng kí cấp giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư áp dụng đốivới những dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhànước không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư và các dựán đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ1.000.000 đô la Mi trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 6Nghị định số 22/1999/NĐ-CP Nếu thuộc diện này, doanhnghiệp Việt Nam lập hồ sơ dự án theo quy trình thẩm địnhcấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ kế hoạch và đầutư gồm các tài liệu sau đây:

- Đơn xin đầu tư ra nước ngoài.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh

277

Trang 30

nghiệp (có công chứng);

- Giải trình về dự án đầu tư;

- Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyềncủa nước tiếp nhận đầu tư cấp (nếu có); hợp đồng, bản thoảthuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư (đối với trường hợpliên doanh hoặc các loại hình đầu tư khác có bên nước ngoàitham gia).

- Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 01năm gần nhất (có kiểm toán);

- Văn bản chấp thuận đầu tư ra nước ngoài của cơ quan raquyết định thành lập doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp nhànước) hoặc của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh (nếu làdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác).

Hồ sơ thẩm định cấp giấy phép đầu tư được lập thành 08bộ, trong đó ít nhất có 01 bộ gốc Trong thời hạn 05 ngày kểtừ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ kế hoạch và đầu tư gửihồ sơ dự án lấy ý kiến của bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có liên quan; trong thời hạn 10ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan nêu trên gửi ýkiến bằng văn bản đến Bộ kế hoạch và đầu tư về những vấnđề của dự án thuộc phạm vi quản lí của mình;

Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định củaThủ tướng Chính phủ,“ chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày

(1) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với những dự án của doanh nghiệp doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệpnhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mi trở lên (khoản 1 Điều 9 Nghị định số22/1999/NĐ-CP).

278

Trang 31

nhận được hồ sơ dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư trình Thủtướng Chính phủ ý kiến thẩm định kèm theo hồ sơ dự án và ýkiến của các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có liên quan để Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhậnđược quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ kế hoạch vàđầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp; đối vớinhững dự án còn lại, sau khi nhận được ý kiến bằng văn bảncủa các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có liên quan, Bộ kế hoạch và đầu tư thôngbáo quyết định cho doanh nghiệp Trong trường hợp có ýkiến khác nhau, Bộ kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định;

Trường hợp đơn xin đầu tư được chấp thuận, Bộ kế hoạchvà đầu tư cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp và gửi bảnsao đến các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có liên quan; Trường hợp đơn xin đầutư không được chấp thuận, Bộ kế hoạch và đầu tư thông báoquyết định của mình cho doanh nghiệp và nêu rõ lí do.

Thời hạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài làkhông quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Theo đánh giá của giới chuyên gia và cộng đồng doanhnghiệp thì thủ tục đầu tư nói trên còn “trói chân doanhnghiệp”, còn rườm rà và phức tạp, can thiệp sâu vào hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có tình trạngdự án thuộc diện đăng kí cấp giấy phép đầu tư nhưng trong

279

Trang 32

quá trình xử lí vẫn gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành làm kéodài thời gian cấp phép; các dự án thuộc diện thẩm định cấpgiấy phép đầu tư thì nhiều trường hợp các bộ, ngành liênquan cứ phải chờ đợi ý kiến của nhau, sau đó lại phải họp vàilần mới đi đến thống nhất.

Trên cơ sở kế thừa đồng thời khắc phục những thủ tụchành chính rườm rà, phức tạp và vướng mắc trước đó, Luậtđầu tư đã có những quy định mới, theo đó thủ tục đầu tư ranước ngoài được thực hiện theo hai quy trình là đăng kí cấpgiấy chứng nhận đầu tư và thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầutư Việc áp dụng quy trình nào phụ thuộc vào quy mô vốnđầu tư của dự án đầu tư.”

* Quy trình đăng kí cấp giấy chứng nhận đầu tư ápdụng đối với các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỉđồng Việt Nam: Nếu thuộc diện này, nhà đầu tư phải lậphồ sơ dự án đầu tư theo quy trình đăng kí cấp giấy chứngnhận đầu tư và gửi tới Bộ kế hoạch và đầu tư để được cấpgiấy chứng nhận đầu tư Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm cácgiấy tờ và tài liệu sau:

- Văn bản đăng kí dự án đầu tư;

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đầu tư đối vớinhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giấychứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc quyết định thành lậphoặc giấy tờ có giá trị pháp lí tương đương đối với nhà đầu tưlà tổ chức; giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối

(1).Xem: Điều 79 Luật đầu tư năm 2005.

280

Trang 33

với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; giấy phép đầu tư đối vớinhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đượccấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006 nhưng khôngđăng kí lại theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việcgóp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tu đối với dự ánđầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

- Văn bản đồng ý của hội đồng thành viên hoặc hội đồngquản trị hoặc hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việcđầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tưlà công ti trách nhiệm hữu hạn hoặc công ti hợp danh hoặccông ti cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiếttheo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hồ sơ dự án đầu tư được lập thành 3 bộ, trong đó có 01bộ hồ sơ gốc Bộ kế hoạch và đầu tư phải kiểm tra tính hợp lệcủa hồ sơ dự án đầu tư theo quy định nói trên Trường hợp cónội dung cần phải được làm rõ liên quan đến hồ sơ dự án đầutư, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồsơ, Bộ kế hoạch và đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giảitrình về nội dung cần phải được làm rõ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượchồ sơ hợp lệ, Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầutư đồng thời sao gửi Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàngnhà nước Việt Nam, bộ quản lí ngành kinh tế - kĩ thuật, Bộngoại giao và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh)nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

281

Trang 34

Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận,Bộ kế hoạch và đầu tư có văn ban thông báo và nêu 16 lí dogửi nhà đầu tư.

* Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư áp dụngđối với các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỉ đồng ViệtNam trở lên: Nếu thuộc diện này thì nhà đầu tư phải lập hồsơ dự án đầu tư theo quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhậnđầu tư và gửi tới Bộ kế hoạch và đầu tư để thẩm tra cấp giấychứng nhận đầu tư Hồ sơ dự án đầu tư theo quy trình nàybao gồm các giấy tờ và tài liệu sau đây:

- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư;

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đầu tư đối vớinhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giấyđăng kí kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờcó giá trị pháp lí tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức;giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầutư là cá nhân Việt Nam; giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tưlà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấyphép đầu tư trước ngày 01/7/2006 nhưng không đăng kí lạitheo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dungsau: Mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư;nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có);việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thựchiện dự án đầu tư.

- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc gópvốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với

282

Trang 35

trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

- Văn bản đồng ý của hội đồng thành viên hoặc hội đồngquản trị hoặc hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việcđầu tư ra nước ngoài đối với nha đầu tư là công ti tráchnhiệm hữu hạn hoặc công ti hợp danh hoặc công ti cổ phầnhoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hồ sơ dự án đầu tu được lập thành 8 bộ trong đó có 01 bộhồ sơ gốc Bộ kế hoạch và đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồsơ dự án đầu tư theo quy định nói trên.

Nội dung thẩm tra dự án đầu tư gồm các nội dung sau:- Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;

- Tư cách pháp lí của nhà đầu tư;

- Tính hợp pháp của vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;- Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiệnnhư sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượchồ sơ hợp lệ, Bộ kế hoạch và đầu tư có văn bản lấy ý kiếnkèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các bộ, ngành liên quan vàủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượcvăn bản lấy ý kiến của Bộ kế hoạch và đầu tư, cơ quan đượchỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiếnbằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lí nhànước được phân công; quá thời hạn trên mà cơ quan được hỏi

283

Trang 36

không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuậnhồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vựcquản lí nhà nước được phân công.

- Đối với các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấpthuận đầu tu,” trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngàynhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ kế hoạch và đầu tư trình Thủtướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồsơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan cóliên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chấpthuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư cấpgiấy chứng nhận đầu tư.

- Đối với các dự án đầu tư không thuộc dự án do Thủtướng Chính phủ chấp thuận đầu tư, trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ kế hoạch và đầu tưcấp giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư được sao gửi Bộ tài chính, Bộthương mại, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ quản língành kinh tế - ki thuật, Bộ ngoại giao và ủy ban nhân dâncấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

(1) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:- Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính,tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nướctừ 150 tỉ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỉđồng Việt Nam trở lên.

- Dự án đầu tư không thuộc các lĩnh vực nói trên, có sử dụng vốn nhà nước từ300 tỉ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỉđồng Việt Nam trở lên (Điều 9 Nghị định của Chính phủ số 78/2006/NĐ-CPngày 09/8/2006 về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài).

284

Trang 37

Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận,Bộ kế hoạch và đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lí dogửi nhà đầu tư.

2.6 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoàiMột trong những điểm mới và tiến bộ nhất của Luật đầutư là đã tạo ra một khung luật pháp chung để các nhà đầu tưthuộc mọi thành phần kinh tế được đầu tư, kinh doanh côngbằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai minhbạch, có trật tự ki cương, khuyến khích mọi người vươn lênlàm giàu chính đáng Cho nên, tất cả các nhà đầu tư cho dùlà nhà đầu tư ra nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam và các nhà đầu tư ở trong nước cũng có các quyềnvà nghĩa vụ giống nhau Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách,từ vị trí và vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũngnhư yêu cầu quản lí nhà nước về đầu tư ra nước ngoài nênLuật đầu tư đã ghi nhận thêm một số quyền và nghĩa vụ đặcthù cho nhà đầu tư ra nước ngoài như sau“:

- Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khácra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của phápluật về quản lí ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quancó thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận;

- Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định củapháp luật;

- Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sởsản xuất kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài;

- Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;

(1).Xem: Điều 77 và Điều 78 Luật đầu tư năm 2005.

285

Trang 38

- Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tưra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kì về tài chính và hoạtđộng đầu tư ở nước ngoài;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhànước Việt Nam;

- Khi kết thúc hoạt đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộvốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tàisản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nướcngoài quy định ở trên thì phải được sự đồng ý của cơ quannhà nước có thẩm quyền./.

286

Trang 39

CHUONG VII

ĐẦU TU, KINH DOANH VON NHÀ NƯỚC

I KHÁI QUAT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, KINH DOANH

VỐN NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm, đặc điểm dau tư, kinh doanh vốn nhà nước1.1 Khái niệm, sự cần thiết đầu tư, kinh doanh vốn nhà nướcHoạt động đầu tư, kinh doanh của các chủ thể khác nhautrong xã hội trong giai đoạn hiện nay được xác định là quyềncơ bản của công dân, được pháp luật ghi nhận và đảm bảothực hiện từ những năm 90 của thế kỉ trước Pháp luật điềuchỉnh hoạt động của các đối tượng này hướng tới sự an toàn,tính hiệu quả và hợp pháp của quá trình đầu tư vốn, kinhdoanh vốn Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước lại là vấn đềmới, được ghi nhận trong pháp luật đầu tư (mà không chỉ ghinhận tại pháp luật ngân sách nhà nước) Vì vậy, việc xácđịnh tính khách quan của hoạt động đầu tư, kinh doanh vốnnhà nước là cần thiết.

Ngay từ khi xuất hiện nhà nước - chủ thể quản lí xã hội,chủ thể này phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Nhiệmvụ quản lí và nhiệm vụ phát triển Nhiệm vụ quản lí yêu cầuchi phí phải trả thường không có khả năng thu hồi, mang287

Trang 40

tính ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tài chínhquốc gia, đòi hỏi nguồn vật chất đảm bảo phải được hìnhthành từ các loại quan hệ mang tính không hoàn trả Bêncạnh đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội luôn đặt ra chobất cứ chính quyền quốc gia nào Điều này xuất phát từ yêucầu xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo dựng nguồn sống cho đốitượng nằm trong điều kiện đặc biệt Thông thường, cá nhânhoặc tổ chức có thể thực hiện đầu tư nhưng nguồn vốn hạnchế, mục đích đầu tư thường mang tiêu chí kiếm tìm lợi íchkinh tế trực tiếp, không đáp ứng được yêu cầu cho cácchương trình đầu tư trên Với năng lực và tư cách "đặc biệt",Nhà nước mà không thể là chủ thể khác, có điều kiện vàtrách nhiệm thực hiện các hoạt động đầu tư cho hạ tầng cơsở, cho văn hoá, xã hội, cho các hoạt động sự nghiệp Nguồntài chính thực hiện đầu tư cho các lĩnh vực này vô cùng lớn,khả năng thu hồi vốn không giống nhau giữa các chươngtrình đầu tư khác nhau Điều đó lí giải vì sao Nhà nước màkhông phải là bất kì chủ thể nào khác phải thực hiện đầu tưcho kinh tế, xã hội với mục tiêu phát triển.

Bên cạnh nhu cầu đầu tư, từ những năm đầu thế kỉ XX,Nhà nước thường tham gia vào các hoạt động kinh tế với tưcách nhà đầu tư với mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác.Điều này có thể thấy ở các quốc gia phát triển và các quốcgia đang phát triển, không phân biệt chế độ chính trị đangtồn tại Thực tế sở hữu những tập đoàn công nghiệp khổng lồcủa Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore là ví dụđiển hình Như vậy, việc Nhà nước Việt Nam đầu tư vốnnhằm mục tiêu kinh doanh (song hành với các mục tiêukhác) hoàn toàn mang tính khách quan và không là trường

288

Ngày đăng: 29/05/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN