Giáo trình Luật đầu tư: Các biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển dự án

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ LUAT ĐẦU TƯ

Chế định thương nhân quy định các vấn đề về tổ chức (thành lập, quản trị, tổ chức lại, giải thể) của các hình thức thương nhân, mà chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp. Chế định mua bán hàng hoá và cung cấp dịch thương mại, với chức năng cơ bản là đảm bảo sự tự do và bình đẳng trong giao lưu thương mại, quy định các vấn đề về hình thức và nội dung của quan hệ mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ trong thương mại. Trong khi đó, luật đầu tư quy định những vấn đề pháp lý cho các hoạt động chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư có nội dung chủ yếu là các quy định về những vấn đề sau:. - Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư. - Quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư;. - Bảo đảm, khuyến khích và ưu đãi đầu tư;. - Quản lí nhà nước về đầu tư. Trong giáo trình này, luật đầu tư được tiếp cận nghiên cứu theo nghĩa hẹp, đặt trong khuôn khổ hệ thống lí luận và thực tiễn của luật thương mại. Tuy nhiên, việc phân biệt phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư là một chỉnh thể thống nhất. Các bộ phận cấu thành pháp luật về đầu tư, dù được xác định trên nguyên tắc nào, luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau về mặt nội dung. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh. Bản chất của các quan hệ đầu tư là một loại quan hệ xã hội, phát sinh trong lĩnh vực đầu tư. Quan hệ đầu tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Các quan hệ này khi được điều chỉnh bởi pháp luật thì trở thành quan hệ pháp luật đầu tư. Xét từ góc độ lí luận pháp luật, quan hệ pháp luật đầu tư là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư và được điều chỉnh bởi 6⁄2). Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 02/12/1994; Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (Asean Investment Agreement) - năm 1998; Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì ngày 23/7/2000 (chương IV quy định về phát triển quan hệ đầu tư); Hiệp định giữa chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Nhật Bản về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 14/11/2003.. Tập quán về đầu tu. Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, thực tiễn phát triển của pháp luật về đầu tư còn biết đến nguồn tập quán. Tập quán về đầu tư thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đầu tư khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của các quốc gia. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, tập quán không phải là nguồn phổ biến của luật đầu tư trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.“. Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, nguồn tập quán được giới hạn ở tập quán quốc tế về đầu tư và chỉ được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài theo những điều kiện nhất định.). Khái quát lịch sử phát triển của luật dau tư ở Việt Nam Điều kiện lịch sử đã tạo nên sự ra đời muộn và chậm phát triển của pháp luật về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. giành được chính quyền năm 1945, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam là “kháng chiến kiến quốc”; nhiệm vụ của Nhà nước ta là “Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nên tang dân chử”.") Trong điều kiện lịch sử, chính trị hết sức khó khăn nhưng Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhất định đến việc tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

KHOA HỌC LUẬT ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG MÔN HỌC LUẬT ĐẦU TƯ

Khoa học luật đầu tư có vị trí là một nhánh của khoa học luật thương mại và có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học pháp lí khác như: khoa học luật dân sự, khoa học luật hành chính..” Khoa học luật đầu tư cũng có mối quan hệ mật thiết với khoa học kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, với vị trí là bộ phận cấu thành cơ bản của lĩnh vực pháp luật năng động nhất - pháp luật thương mại, pháp luật về đầu tư sẽ còn có những thay đổi cả về nội dung và ki thuật lập pháp trước đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.

QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ TRIEN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

KHÁI NIỆM VÀ PHAN LOẠI DUAN ĐẦU TƯ

Trước kia, theo Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/7/1999 thì dự án đầu tư chỉ bao gồm các dự án đầu tư trực tiếp, tức là nhà đầu tư vừa bỏ vốn thành lập vừa trực tiếp quản lí, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh và chịu mọi rủi ro từ hoạt động kinh doanh. - Dự án đầu tư thành lập mới tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế (thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài);.

NHUNG NOI DUNG CO BẢN CUA QUY TRÌNH, THU TỤC DAU TUVA TRIEN KHAI DU AN DAU TU

Sau khi lập xong báo cáo tiền khả thi, báo cáo kha thi, nhà đầu tư phải trình các báo cáo đó lên cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (đối với các dự án phải thẩm tra đầu tư) và tổ chức cho vay vốn đầu tư (đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay). Đến đây giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã hoàn tất, quy trình đầu tư chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là giai đoạn nhà đầu tư phải làm các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. Thủ tục đầu tư. Mục đích chủ yếu của việc quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lí nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời thông qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lí để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí cho lập báo cáo nghiên cứu khả thi thường chiếm bình quân 5% tổng kinh phí của dự án. Đối với những dự án doi hỏi yêu cầu kĩ thuật phức tạp như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đập ngăn nước.. đến đầu tư được quy định theo 3 nhóm dự án đầu tư là dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư, dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư và dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư. Thủ tục đầu tư cụ thể như sau:. Dự án đầu tu không phải lam thủ tục đăng kí đầu tư") Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư. Dự án đầu tư phải lam thủ tục đăng kí dau tu) - Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỉ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thi nhà đầu tư làm thủ tục đăng kí đầu tư theo mẫu đăng kí đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lí đầu tư cấp tỉnh trước khi thực hiện dự án đầu tư. - Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng kí đầu tư theo mẫu đăng kí đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lí đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ.

CÁC BIEN PHAP BẢO DAM VA KHUYEN KHICH DAU TU

CAC BIEN PHAP BAO DAM ĐẦU TU

    Theo khoản 1 Điều 8 Hiệp định khung khu vực đầu tư ASEAN thì “mdi quốc gia thành viên sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nha đầu tư và đầu tu của quốc gia thành viên khác, sự đối xử không kém sự đối xử dành cho các nhà đầu tu của bất kì quốc gia thành viên nào khác đối với tất cả các biện pháp có tác động đến đầu tu, bao gôm nhưng không chỉ giới han ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lí, vận hành và định đoạt đầu tw’. Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia” (Điều 822); “Quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đã được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ, thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia” (Điều 823).

    CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ I. NHŨNG VAN DE CHUNG VỀ CAC BIEN PHAP

    Quyền tự do kinh doanh là một quyền quan trọng đối với các nhà đầu tư, đây cũng chính là một trong những tiêu chí cơ bản để các nhà đầu tư quyết định lựa chọn môi trường đầu tư cũng là lựa chọn nước tiếp nhận đầu tư. Rừ ràng, việc đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá đối với hàng hoá sản xuất hoặc chuyển dịch địa bàn kinh doanh là một trong những mục đích mà Nhà nước cần đạt được trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    KHUYEN KHICH DAU TU

    SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẶT RA CAC BIEN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

    Có thể lấy một số ví dụ về sự thông thoáng và mở rộng thêm các ưu đãi đầu tư của một số nước trong khối ASEAN như sau: Brunei cho phép hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành sản xuất công nghệ cao và các ngành sản xuất hướng xuất khẩu — các ngành trước đây thuộc bảo hộ của Nhà nước; Indonesia cho phép hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả những lĩnh vực sản xuất, thậm chí trong cả các ngành bán buôn, bản lẻ và ngân hàng là các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước; Myanmar áp dụng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ít nhất 3 năm cho tất cả các dự án đầu tư trong mọi lĩnh vực, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cho tất cả các dự án đầu tư công nghiệp trong 3 năm đầu hoạt động;. Khi đầu tư vào những Tinh vực, địa bàn được khuyến khích, các nha đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể của Nhà nước và như vậy, một mặt, khuyến khích đầu tư sẽ tạo ra những lợi ích nhất định cho nhà đầu tư, mặt khác sẽ giúp Nhà nước chuyển dịch được cơ cấu kinh tế một cách hợp lí và phát triển được các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhằm phát triển đồng đều đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, tạo ra đà tăng trưởng bền vững, ổn định, có khả năng đối chọi được với các biến động khách quan của nền kinh tế - xã hội.

    NỘI DUNG CAC BIEN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

    Tuy nhiên, theo Thông tư số 26/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, từ 01/01/2004, thu nhập (bao gồm cả số thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn trả cho số lợi nhuận dùng để tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần) của nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp thuế. Ví dụ như, Nhà nước lập và khuyến khích lập các quỹ hỗ trợ đầu tư với mục đích chính là cho vay với chính sách ưu đãi (về thủ tục vay và về lãi suất vay); quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi hoặc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp; quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ thực hiện việc cấp tín dụng phi ưu đãi hỗ trợ cho các nhà đầu tư có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP THEO HỢP ĐỒNG

    ĐẦU TU THEO HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH

    Quan hệ pháp luật đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Chủ thể của hợp đông hợp tác kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là hai bên hoặc nhiều bên tham gia bỏ vốn để tiến hành hợp tác kinh doanh, do đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là hợp đồng song phương hoặc hợp đồng đa phương. Cụ thể là hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được kí kết giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước hoặc giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với nhau. Bên hoặc các bên của hợp đồng là nhà đầu tư, bao gồm tổ chức, cá nhân bỏ vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Nhà dau tư có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm:. a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;. b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;. c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư có hiệu lực;. đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;. e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu nhà nước hay sở. hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hợp doanh trong các văn bản pháp luật về đầu tư trước đây. Theo các văn bản pháp luật trước đây, hợp đồng hợp tác kinh doanh được biết đến với tính chất là một trong ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, do vậy, chủ đầu tư nhất thiết phải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quan hệ hợp doanh của các nhà đầu tư trong nước ít được nhắc đến trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Thể hiện tính thống nhất trong pháp luật về đầu tư và tính bình đẳng của môi trường đầu tư, quyền kí kết và trở thành chủ thể của quan hệ đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh được ghi nhận đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là các quy định hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ được áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định có tính chất phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong quan hệ đầu tư không còn phù hợp và nhiều trường hợp rất không cần thiết. Ví du: Điều 9 Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư quy định: 1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài kí kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lập pháp nhân..; 3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh được kí giữa các nhà đầu tư trong nước. Mỗi bên nhà thầu nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam. Mỗi bên nhà thầu nộp các loại thuế khác, tiền thuê sử dụng mặt đất, lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Mỗi bên nhà thầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập phát sinh do chuyển nhượng phần quyền lợi tham gia hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu pháp luật thuế Việt Nam quy định những mức thuế suất hoặc có chế độ ưu đãi hơn cho công nghiệp dầu khí, nhà thầu sẽ được áp dụng những mức thuế suất hoặc chế độ ưu đãi đó với sự hỗ trợ của PETROVIETNAM”. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. Các vấn đề liên quan đến sửa đổi, chấm dứt hợp đồng cần được thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Đối với việc chuyển nhượng, Luật đầu tư năm 2005 cho phép nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, các thoả thuận về vấn đề này phải phù hợp với quy định của pháp luật đầu tư. Cụ thể như sau:. Dự án đầu tư chỉ được chuyển nhượng khi đáp ứng các điều kiện: a) Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư năm 2005 và pháp luật có liên quan;. b) Bảo đảm tỉ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; c) Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

    ĐẦU TU THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DUNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO (BOT); HỢP ĐỒNG

    Hợp đồng BOT cho phép nhà đầu tư xây dựng xong công trình thì được quyền kinh doanh thu hồi vốn và có lợi nhuận, sau đó mới chuyển giao cho Nhà nước (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Hợp đồng BTO lại đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng xong phải chuyển giao công ngay cho Nhà nước và quyền kinh doanh được Nhà nước bảo hộ thực hiện trong thời gian theo thoả thuận. Có thể xuất phát từ tâm lí “cầm dao đằng chuôi” hoặc niềm tin vào cam kết bảo hộ đầu tư và cam kết thực hiện hợp đồng từ phía Nhà nước chưa đủ mạnh, trong thực tiễn đầu tư, chưa có bất cứ nhà đầu tư nào lựa. chọn hình thức hợp đồng BTO để thực hiện dự án.) Khác biệt với hai loại hợp đồng này, hợp đồng BT chỉ có hai quyền và nghĩa vụ chính là xây dựng và chuyển giao công trình cho Nhà nước. - Lap thiết kế ki thuật công trình phù hợp với thiết kế cơ sở nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình) đã được phê duyệt và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. - Tự giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã được duyệt;. Quản lí và kinh doanh công trình. Doanh nghiệp BOT, doanh nghiệp BTO thực hiện việc quản lí và kinh doanh toàn bộ công trình theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Đây là giai đoạn nhà đầu tư thực hiện kinh doanh thu hồi vốn đầu tư và thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian cam kết trong hợp đồng. Doanh nghiệp dự án thực hiện việc kinh doanh công trình thông qua cung cấp dịch vụ có thu tiền. Giá, phí dịch vụ. do doanh nghiệp dự án cung cấp được xác định theo nguyên tác bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp dự án và người sử dụng. Giá, phí dịch vụ cũng như việc tăng giá, phí, các khoản thu và điều kiện tăng giá, phí, các khoản thu đã được quy định trong hợp đồng dự án nên doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết này trong hợp đồng. Cũng theo cam kết trong hợp đồng, Nhà nước có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dự án thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ cũng như các khoản thu hợp pháp khác từ khai thác công trình dự án. Cung ứng dịch vụ và vận hành công trình là nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án. Doanh nghiệp dự án có quyền lựa chọn khách hàng cho mình, tuy nhiên, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều dự liệu việc doanh nghiệp dự án sử dụng quyền kinh doanh công trình như một thứ “đặc quyền”, “độc quyền” cung cấp dịch vụ để phân biệt đối xử với khách hàng. Ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực này, pháp luật hoặc hợp đồng thường quy định doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng hợp pháp các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp dự án cung cấp và nghiêm cấm việc sử dụng quyền kinh doanh công trình dự án để đối xử phân biệt hoặc khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh công trình, doanh nghiệp dự án còn có nghĩa vụ:. - Thực hiện bảo dưỡng định kì, sửa chữa công trình theo hợp đồng dự án, bảo đảm công trình vận hành đúng thiết kế;. - Cung ứng sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng theo thoả thuận tại hợp đồng dự án trong thời gian kinh doanh cho đến khi công trình được chuyển giao;. - Đảm bảo duy trì chế độ sử dụng công trình theo các điều kiện quy định trong hợp đồng dự án. Cũng cần lưu ý rằng, khác với doanh nghiệp BOT, BTO, doanh nghiệp BT không thực hiện các công việc quản lí và kinh doanh công trình do đặc thù của dự án này là xây dựng công trình xong thì bàn giao luôn công trình cho Nhà nước. Chuyển giao công trình và kết thúc hợp đông dự án Việc chuyển giao công trình được thực hiện khi hết thời hạn kinh doanh công trình dự án đã thoả thuận trong hợp đồng. Việc chuyển giao công trình là một nghĩa vụ đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng dự án nên hoàn toàn không phải là trưng thu, trưng mua hay quốc hữu hoá. * Nguyên tắc bàn giao công trình dự án. Việc chuyển giao công trình phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, đó là:. 1) Chuyển giao công trình cho nhà nước mà không có bồi hoàn;. 2) Việc chuyển giao phải kèm theo các tài liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình;. 3) Tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp dự án. Mọi nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đối với nhà nước phải hoàn thành trước thời điểm chuyển giao công trình;. 4) Tài sản được chuyển giao phải là tài sản không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để đảm bảo cho các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao;. 5) Ngoài việc chuyển giao tài sản, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ cần thiết cho đơn vị được Nhà nước giao tiếp tục vận hành công trình và hoàn thành nghĩa vụ bao dưỡng, đại tu định kì để đảm bảo điều kiện kĩ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

    QUY CHẾ PHÁP LÍ VỀ CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT I. SỰ HÌNH THÀNH KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHE

    QUY CHẾ PHÁP LÍ VỀ CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT. nhà là thu hút vốn, kĩ thuật hiện đại, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển cở sở hạ tầng công nghiệp, phát triển công nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Phôi thai từ đầu thế ki XVIII nhưng các khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới chỉ thực sự hình thành và phát triển mạnh từ giữa thế kỉ XX. Sau thế chiến thứ hai, môi trường kinh tế-kĩ thuật toàn cầu thay đổi. Các nước công nghiệp phát triển khai thác được vốn từ các nước thuộc địa nhưng lại gặp khó khăn về nhân công, nguồn nguyên liệu nên đã tìm cách thâm nhập ra bên ngoài. Trong khi đó, nền kinh tế của các nước đang phát triển mới giành được độc lập ở trong tình trạng khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học Kĩ thuật hiện đại, do nạn thất nghiệp v.v. Khi các nước phát triển đưa vốn, kĩ thuật hiện đại vào để đầu tư khai thác cả nguồn nhân công, nhiên liệu và thị trường, các nước đang phát triển đã tiếp nhận đầu tư nhằm mục đích giải quyết những khó khăn của mình. Hơn thế nữa, thu hút vốn đầu tư là quá trình cạnh tranh, điều này đòi hỏi các nước tiếp nhận đầu tư luôn phải sáng tạo trong chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Xuất phát từ nhu cầu thu hút mạnh vốn đầu tư, chính phủ nhiều nước thành lập các khu kinh tế đặc biệt theo nhiều mô hình và quy chế pháp lí khác nhau để tập trung các nhà đầu tư vào nơi có điều kiện hạ tang tốt và dành cho họ nhiều. thuận lợi trong kinh doanh, đặc biệt là các ưu đãi về thuế. thời kì đầu, các khu kinh tế đặc biệt được thành lập theo mô hình khu công nghiệp với mục tiêu trọng tâm là phát triển các ngành công nghiệp. Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới 188. Vùng công nghiệp Clearing Chicago được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Mỹ. Năm 1940, Italia cũng thành lập một khu công nghiệp ở Napoli. Nhìn chung, mô hình khu công nghiệp đã trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và là mô hình kinh tế tiến bộ đối với chương trình phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển vào những năm 60 - 70 của thế ki XX như. Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái. Trong khu vực châu Á, Đài Loan là vùng lãnh thổ sớm. thành lập các khu công nghiệp và rất thành công trong việc khai thác mô hình kinh tế này. Với đặc điểm địa lí là hải đảo, đất hẹp, người đông, tài nguyên nghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào hoạt động ngoại thương rất lớn, Đài Loan đã lựa chọn mô hình kinh tế theo “cơ cấu kinh tế hướng ngoại” để tồn tại và phát triển. Trên cơ sở “Điều lệ khuyến khích đầu tư” ban hành tháng 5/1964, “Điều lệ thành lập và quản lí khu gia công chế biến hàng xuất khẩu”. Nguyễn Minh Sang). Trong điều kiện Nhà nước chưa có khả năng triển khai trên quy mô lớn việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì trên một địa bàn giới hạn của khu công nghiệp, Nhà nước có thể tập trung những điều kiện cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng đạt tới trình độ quốc tế mà các doanh nghiệp thường đòi hỏi, mặt khác cho phép thực hiện mục tiêu tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển ha tang, thực hiện tốt việc kiểm soát va.