Vì thế, việc thực hiệncác quy định của pháp luật hiện hành về án phí dân sự trên thực tế tại các Tòa áncòn nhiều vướng mắc, chưa thong nhất như việc xác định tiền tạm ứng án phídân sự, đ
Trang 1PHAN VĂN THE
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Công Bình
HÀ NOI - 2012
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Công Bình — Trưởng khoa Luật
Dân sự trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng tỏ lòng tri ân tới các thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà
Nội, những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn ung hộ, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Trang 3Tòa án nhân dân tối cao
Hội đông thâm phán Tòa án nhân dân tôi cao
Trang 4Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE AN PHI DAN SỰ SƠ THAMS5 1.1 KHÁI NIEM VÀ Ý NGHĨA CUA AN PHI DAN SU SƠ THÂM 5 1.1.1.Khái niệm án phí dân sự sơ thẳm c- tt EEESEEEEkskskskskserkrerred 5 1.1.2 Ý nghĩa của án phí dân sự sơ thâm - 2 - 5 cs+x+x+£z£erszszed 9 1.2 CƠ SO CUA ÁN PHI DAN SỰ SƠ THÂM cc.c 10 1.2.1 Cơ sở lý luận của án phí dân sự sơ thâm 2- ¿5+5 5s+s+ 10 1.2.1.1 Xuất phát từ bản chất của vụ án dân sự - c+s+scxcxcsrereed 10 1.2.1.2 Xuất phát từ đặc điểm của Nhà nước ¿-5- +x+ceccszxzed 10 1.2.1.3 Xuất phát từ nghĩa vụ của công dân - - 2 2 +c+csxecszxzxd 11 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của án phí dân sự sơ thẩm c- se set srreerereee 12 1.3 LƯỢC SỬ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN CÁC QUY ĐỊNHCUA PHÁP LUAT VIỆT NAM VE ÁN PHI DAN SỰ SƠ THAM 151.3.1.Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1976 - 2 2+s+£+££s£szs+x+ 15 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2005 ¿2-5 2+s+s+cszsd 17 1.3.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nayy ¿256 EsESEzEeErEerrerkred 20 Chương 2 NOI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNGDAN SỰ VIỆT NAM HIỆN HANH VE ÁN PHI DAN SỰ SƠ THÂM VATHUC TIEN THỰC HIEN -¿- - St St SE SE +E+ESESEEEEEEEEEErEekekskrkeerereed 23 2.1 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VE MỨC AN PHI DAN SỰ SƠ THAM VÀ THUC TIEN THUC HIỆN - 5+2 se +z£e£eE+Esezxzesez 23 2.1.1 Mức án phí dân sự sơ thâm đối với vụ án không có giá ngạch 23 2.1.2 Mức án phí dân sự sơ thâm đối với vụ án có giá ngạch 26
Trang 52.2.1 Mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thấm, nghĩa vụ nộp và thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm -. - - 2 2+ k+E+E££E+E+E+xerrezkred 31 2.2.1.1 Mức tiền tam ứng án phí dân sự sơ thâm - - c2 scs+szs2 31 2.2.1.2 Nghia vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm 33 2.2.1.3 Thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm -¿-¿cccec¿ 362.2.2 Trường hợp không phải nộp, miễn và thủ tục xét miễn tiền tạm ứng
án phí dân sự sơ thẫm ¿+ + 2+9 +E+EvEE£EvEEEEEeEErxererxrrererrrrersred 382.2.2.1 Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm 382.2.2.2 Miễn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm - 392.2.2.3 Thủ tục xét miễn tiền tam ứng án phi dân sự sơ thâm 41 2.2.2.4 Việc xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm - 42 2.3 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE NGHĨA VU NOP TIEN AN PHI DÂN SU SƠ THÂM VÀ THỰC TIEN THỰC HIEN 44 2.3.1 Chủ thé có nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thâm 44 2.3.2 Nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thâm trong một số vụ án dân sự 462.3.2.1 Nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án về chia tài sảnchung, chia thừa kế ¿- - + SE E*E£EEEEEEEEEEEEEEEEE E11 11111111 xe 46 2.3.2.2 Nghia vụ nộp án phí dân sự sơ thâm trong vụ án ly hôn 46 2.3.2.3 Nghia vụ nộp án phí trong vụ án yêu cầu cấp đưỡng 482.3.2.4 Nghia vụ nộp án phí dân sự sơ thâm trong trường hợp các đương sựthỏa thuận với nhau giải quyết toàn bộ vụ án - 2 252+s+s+cszczxses 50Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUAT TO TUNG DAN SU VIỆT NAM
VE AN PHI DAN SỰ SƠ THẦM ¿ 2 + SE ‡E£E+E+EEEEEEEEeEekrrrkserksee 54
Trang 63.1.1 Yêu cầu của công tác xét xử vụ án dân SU - sex: 54 3.1.2 Yêu cầu thể chế hóa đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa -. 57 3.1.3 Yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tẾ 2- 25+ s5s+s+ 593.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN
SU VE AN PHI DAN SỰ SƠ THẦM -¿- ¿6 St +EvE+E+Eskstskeerereed 60 3.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về mức án phí dân sự sơ thẩm 60 3.2.2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm - - tt SE SE 111151511111 1111111511111 111111111111 ckE 61 3.2.2.1 Hoàn thiện quy định về các trường hợp không phải nộp, miễn nộptiền tạm ứng án phí ¿- 55s s+S+x£E£EE+EEEEEEEEEEErEEEErkekerkrxrrerrrrersred 613.2.2.3 Hoàn thiện quy định về xử lý tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm 64 3.2.3 Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thâm 64 3.2.3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về người có nghĩa vụ nộp án phídân sự sơ thâm - tt E111 1 TT HT HT TT ng net 643.2.3.2 Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thầm trong một số vụ án cụ thỂ ¿ ¿tt 111153215811 1E 1 E1 E111 1111111111111 ckE 65 KET LUẬN CHƯNG - - St SE EEEE E311 1118 1E 11115111111 ri 69
Trang 7Án phí dân sự là nội dung hết sức quan trọng là điều kiện, tiền đề khôngthê thiếu dé Tòa án thụ lý giải quyết các vụ án dan sự nhăm bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự Án phí dân sự cũng là nội dung chính cần phải giảiquyết trong một bản án Trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành án phí dân sự
đã được quy định tại các điều từ Điều 127 đến Điều 134 Bộ luật tô tụng dân sự
(BLTTDS) được Nhà nước ban hành năm 2004 và Pháp lệnh án phí lệ phí Toa
án (PLAPLPTA) được Nhà nước ban hành năm 2009 Tuy nhiên, các quy định
về án phi dân sự được quy định trong BLTTDS và PLAPLPTA vẫn chưa thực sựđầy đủ, rõ ràng Khi Nhà nước ta ban hành Luật sửa đôi, bố sung một số điều của
Bộ luật tố tụng dân sự (LSDBSBLTTDS) thì các bất cập về án phí dân sự trongcác văn bản này vẫn không được xem xét sửa đối, bổ sung Vì thế, việc thực hiệncác quy định của pháp luật hiện hành về án phí dân sự trên thực tế tại các Tòa áncòn nhiều vướng mắc, chưa thong nhất như việc xác định tiền tạm ứng án phídân sự, đối tượng được miễn giảm án phí dân sự, người phải chịu án phí dân sựv.v Từ đó, dẫn đến có các Tòa án còn quyết định về án phí dân sự trái ngượcnhau, không đúng, dẫn đến phải hủy bản án, quyết định dé xét xử lại làm kéo dàithời gian giải quyết vụ án dân sự gây tốn kém tiền của và thời gian của đương sự
và của Nhà nước Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện những
van đề về án phí dân sự nói chung và án phí dan sự sơ thẩm nói riêng dé từ đóđưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế những bất cập của quy địnhpháp luật tố tụng dân sự hiện hành về án phí dân sự là rất cần thiết Xuất phát từthực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Ấn phí dân sự sơ thẩm” làm đề tài luận
văn thạc sỹ luật học của mình.
Trang 8một số công trình nghiên cứu về luật tố tụng dân sự có liên quan đến van đề ánphí dân sự sơ thâm Về đề tài luận án tiến sỹ luật học, có dé: “Phiên tòa sơ thầmdân sự” do nghiên cứu sinh Bùi Thị Huyền thực hiện tại Trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2008 Về các bài viết trên các tạp chí pháp lý, có bài: “Một số vấn
đề cần lưu ý khi soạn thảo về án phí” của tác giả Lê Văn Luật, Tạp chí Tòa ánnhân dân số 04/2008; “Một số ý kiến về việc áp dụng quy định về án phí” củaTh.S Dương Quốc Thanh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2007; “Một số khókhăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS về giámđịnh, chi phí giám định, định giá, án phí cùng một số kiến nghị” của tác giảPhạm Minh Tuyên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 15/2008; “Tim hiểu một số quyđịnh trong pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chínhân dân số 03/2010; “Cần có văn bản hướng dẫn áp dụng Khoản 10 Điều 27Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án” của tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát
số 18/2010; “Một số vướng mắc về Khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phíTòa án cần được hướng dẫn áp dụng” của tác giả Cao Việt Hoàng, Tạp chí Tòa
án nhân dân số 07/2010; “Vẫn đề người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập và nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của họ trong vụ án ly hôn” củatác giả Lê Văn Luật, Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2006; Báo công lý của Tòa
án nhân dân Tối cao; Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, mỗicông trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh nhất định và riêng biệt nêngiải quyết chưa được triệt để nhưng cho đến nay chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách có hệ thống, toàn điện và đầy đủ về án phí dân sự sơ thấm.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về án phí dân
sự sơ thâm, thực trạng các quy định của pháp luật về án phí dân sự sơ thấm vathực tiễn áp dụng chúng tại các Tòa án Qua việc nghiên cứu nhận diện, phát
Trang 9pháp khắc phục.
Đề đạt được mục đích trên việc nghiên cứu đề tài nêu có nhiệm vụ nghiêncứu các van dé lý luận về án phi dân sự sơ thâm, các quy định của pháp luật tôtụng dân sự về án phí dân sự sơ thâm và khảo sát việc thực tiễn áp dụng chúngtại các Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về án phí dân sự sơthâm, các quy định của pháp luật về án phí dân sự sơ thâm và thực tiễn áp dụng
chúng tại các Tòa an.
Đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, tuy nhiên do giới hạn của đề tài luậnvăn tốt nghiệp việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một số vấn đề lý luận về án phídân sự sơ thâm như khái niệm, cơ sở và ý nghĩa của án phí dân sự sơ thẩm; cácquy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về án phí dân sự sơ thẩm nhưquy định về mức án phí dân sự sơ thấm, việc nộp tiền tạm ứng án phí sơ thâm,nghĩa vụ nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm và thực tiễn áp dụng chúng tại cácTòa án những năm gần đây Việc nghiên cứu không đề cập đến các van đề kháccủa lệ phí như lệ phí dân sự sơ thấm, án phí phúc thâm v.v Mặc du chúng cóthé có những mối liên hệ nhất định đến án phi dân sự sơ thâm
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác — Lê Nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng HồChí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềcải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngoài raluận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyềnthống như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dé thực hiện đề tài
Trang 10vấn đề liên quan đến án phí dân sự sơ thâm và có những điểm mới sau:
- Hoàn thiện khái niệm, xác định rõ ý nghĩa va cơ sở của chế định án phídân sự sơ thâm
- Phân tích làm rõ sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam án phí dân sự sơ thâm và các nội dung của án phí dân sự sơ thấm theopháp luật t6 tụng dân sự Việt Nam hiện hành
- Đánh giá thực tiễn việc áp dụng về án phí dân sư sơ thẩm trong xét xử tại
các Tòa án hiện nay.
- Đề xuất được một số kiến nghi cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định củapháp luật về vẫn đề này
7 Cơ cầu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phan: Phần mở đầu, nội dung và kết luận.Ngoài ra, trong luận văn còn trình bày danh mục các tài liệu tham khảo Phan nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về án phi dân sự sơ thẩm
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Namhiện hành về án phí dân sự sơ thâm và thực tiễn thực hiện
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về án phí dân sự
sơ thâm.
Trang 111.1 KHÁI NIỆM VA Y NGHĨA CUA ÁN PHÍ DAN SU SƠ THAM1.1.1.Khái niệm án phí dân sự sơ thắm
Theo Dai từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 1998thì: Án phí được hiểu như sau: “ An phí là số tiền chi phi cho việc xét xử mot vụ
án ”[18, tr 34] Nếu định nghĩa án phí dân sự theo Đại từ điển tiếng Việt thìkhông thé hiện được ban chất của việc thu án phi dân sự Mục dich của án phídân sự là dé đương sự có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền nhất định, hop lycho Nhà nước khi Tòa án tiễn hành giải quyết các vụ án dân sự, chứ không phảibuộc đương sự trả toàn bộ chi phí cho việc Tòa án giải quyết một vụ án dân sự.Tùy theo tính chất của mỗi loại vụ án, hay thời điểm nhất định, pháp luật quyđịnh đương sự nộp tiền án phí dân sự cho phù hợp Hơn nữa nếu hiểu đơn thuần
án phí “!à số tiền chi phi cho việc xét xử một vụ án” thì an phi dân sự của các vụ
án dân sự phải thu khác nhau theo từng vụ án Theo từ điển Luật học thì án phíđược hiểu như sau: “ An phí là khoản chỉ phí vé xét xử một vụ án mà đương sựphải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyên quy định” [ 19, tr 13 ] Nhưvậy, theo định nghĩa này thì án phí cũng là khoản tiền chi phí về xét xử một vụ
án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án nhưng do cơ quan có thẩm quyền quyđịnh Căn cứ vào tính chất của mỗi loại vụ án mà cơ quan có thẩm quyền quyđịnh số tiền án phí dân sự đương sự phải nộp mà không căn cứ vào chi phí thựccho việc giải quyết một vụ án dân sự cụ thé Trên cơ sở của các quy định này của
cơ quan có thâm quyền mà Tòa án quyết định số tiền án phí đương sự trong mỗi
vụ án dân sự cụ thể phải nộp Vì vậy, chúng tôi cho rằng giải thích của từ điển
Trang 12đời sống người dân, phân biệt với hình sự và dé phân biệt với những van đề kháctrong mối quan hệ với Nhà nước.
“Sơ thẩm” là “xét xử lần dau một vụ án ở cấp thấp nhất ” [ 18 tr 1460 ].Tùy theo tính chất của từng loại các vụ việc phát sinh tại Tòa án mà có sơ thâmhình sự, sơ tham dân sự, sơ thâm hành chính Trong đó, thuật ngữ sơ thấm dân
sự dùng dé chỉ hoạt động xét xử lần đầu đối với vụ án dân sự Theo quy định tạiĐiều 1 BLTTDS thì vụ việc dân sự bao gồm: Vụ án dân sự và việc dân sự Vụ ándân sự là các tranh chấp dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý giải
quyết Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng cóyêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làmphát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, laođộng của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tô chức khác; yêu cầu Toà án công nhậncho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.Theo tiến sĩ Bùi Thị Huyền, sơ thâm dân sự, dưới góc độ pháp lý là việcgiải quyết lần đầu một vụ việc dân sự, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý,hòa giải, chuẩn bị xét xử, và mở phiên tòa sơ thâm dân sự Phiên tòa sơ thầm dân
sự là khâu cuối cùng của sơ thâm dân sự và tại đó Tòa án sẽ xét xử để ra phánquyết về vụ việc dân sự [ 28, tr 15] Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý để giảiquyết một vụ án dân sự ở cấp sơ thâm không phải mọi trường hợp Tòa án đềuphải thực hiện việc xét xử Việc giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thâm phải trảiqua các giai đoạn tố tụng khác nhau Khởi kiện là hành vi đầu tiên của cá nhân,
cơ quan,tô chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Tuy vậy, quyềnkhởi kiện của các chủ thê chỉ làm phát sinh nghĩa vụ thụ lý vụ án của Tòa án khiviệc khởi kiện tuân thủ đúng và đủ các điều kiện khởi kiện (Về nội dung, hình
thức đơn khởi kiện và đặc biệt là phải nộp tạm ứng án phí) Việc xem xét, thụ
Trang 13ghi nhận Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, thông qua quá trình hòa giải,
có thê đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và rút đơnkhởi kiện, Tòa án ra quyết đình chỉ giải quyết vụ án Có vụ án đương sự thỏathuận giải quyết toàn bộ vụ án, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận củađương sự Như vậy kết thúc quá trình và đương sự cũng vẫn phải chịu án phí
theo quy định của pháp luật.
Dưới góc độ triết học và ldgic học, khái niệm là “ Hình thức cơ bản của tuduy, trong đó phản ánh các dấu hiệu khác biệt cơ bản của sự vật riêng biệt haylớp sự vật hiện tượng nhất định” [ 28, tr 20] Vì vậy, dé đưa ra khái niệm án phídân sự sơ thâm, thì cần phải làm rõ đặc điểm của nó, đồng thời so sánh với ánphí dân sự phúc thẩm và án phí hình sự sơ thâm, hành chính sơ thẩm
- Án phí dân sự sơ thâm khác với án phí dân sự phúc thâm Do tính chấtcủa việc xét xử sơ thâm dân sự là xét xử lần đầu vụ án dân sự, đồng thời phảixem xét, đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và ra phán quyết lần đầu đồng thời giảiquyết tất cả vẫn đề của vụ án, nên có thê nói trình tự sơ thâm là “thước đo” củaviệc quy định mức án phí cũng như nghĩa vụ chịu án phí Mặc dù tổ tụng dân sự
có quy định nguyên tắc xét xử hai cấp, song tính chất của việc xét xử phúc thâm
là xem xét những nội dung có kháng cáo, kháng nghị, đồng thời tiến trình tố tụngcũng không quy định các trình tự bắt buộc như thủ tục sơ thẩm nên việc xem xét
án phí cũng chi đặt ra đối với chủ thé có kháng cáo và cũng chỉ thu theo một sốtiền nhất định
Đối với việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, táithâm thì pháp luật không quy định thu án phí dân sự, vì thủ tục giám đốc thầm,tái thâm được thực hiện trên cơ sở kháng nghị của chủ thể có thẩm giám đốc việcxét xử, kiểm sát việc xét xử theo quy định của pháp luật Tuy vậy, khi xem xétbản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm hội đồng giám đóc thâm,
Trang 14định án phí.
- Án phí dan sự sơ thâm khác với án phí hình sự sơ thẩm: Xuất phát từ banchất của vụ án dân sự là việc khởi kiện chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân đương sự, trừ một số trường hợp liên quan đến lợi ích côngcộng, lợi ích Nhà nước Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự thuộc vềđương sự, quá trình giải quyết vụ án cũng phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự,nên pháp luật quy định đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí và mức ánphí cũng khác nhau tùy theo tính chất của vụ việc Trái với vụ án dân sự, đối với
vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc vỀ cơ quan tiễn hành tố tụng, đồngthời trách nhiệm của các Bị cáo là trách nhiệm đối với Nhà nước, tiến trình giảiquyết vụ án phụ thuộc vào quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng (Trừ trườnghợp một số vụ án khởi tố theo yêu cầu của Người bị hại) nên pháp luật quy định
bị cáo không phải nộp tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, đồng thời mức án phícũng chỉ quy định một mức duy nhất như vụ án không có giá ngạch của vụ ándân sự mà không phụ thuộc vào tính chất của vụ án cần giải quyết
- An phí dân sự sơ thâm cũng khác với án phí hành chính sơ thẩm Trong
vụ án hành, người khởi kiện vụ án hành chính là người cho rằng quyết định,hành vi hành chính đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ cònngười bị kiện là cơ quan quản lý Nhà nước, người có thâm quyền của cơ quanquản lý Nhà nước Xuất phát từ tính chất của vụ án dân sự và vụ án hành chính
là khác nhau, nên quy định của án phí dân sự sơ thấm và án phí hành chính sơthâm nói chung và của từng loại vụ án nói riêng cũng khác nhau
Từ những phân tích trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về án phí dân
sự sơ thấm như sau:
Án phí dân sự sơ thẩm là số tiền chỉ phí của đương sự phải nộp vào côngquỹ Nhà nước, theo quy định của pháp luật để giải quyết lan dau một vụ án dân
Trang 151.1.2 Ý nghĩa của án phí dân sự sơ thắm
Ngay trong thời gian trước đây, khi Thông tư số 40-TATC ngày01/6/1976 quy định về việc thu án phí, lệ phí; Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) cũng đã nhận định: “Công tác xét xử và thi hành án trong những
năm gần đây cho thấy là nhiều việc kiện vô căn cứ xảy ra ở nhiều nơi; trongnhiều việc kiện dân sự, nguyên đơn được triệu tập nhiều lần đến Toà án để hoàgiải hoặc điều tra nhưng nếu vắng mặt không có lý do chính đáng, Toà án phải raquyết định tạm xếp việc kiện; việc thi hành một số án dân sự hoặc án hình sự vềkhoản tiền phạt hay bôi thường thiệt hại cũng thường gặp nhiều khó khăn, gâyphí tổn không cần thiết cho Toà án và cho các đương sự khác Tình hình nói trên
sẽ được hạn chế nếu chúng ta có một chế độ án phí, lệ phí hop lý[ 14, tr 1 ] Từnhận định này cũng đã cho thấy: Án phí nói chung và án phí dân sự sơ thâm nóiriêng có ý nghĩa hết sức to lớn trong đời sống xã hội
Thứ nhất, bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vìdân.Đảng, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Tòa án thực hiện chức năng xét xử một mặt là dé bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng nhưng mặt khác cũng là đểbảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Tuy vậy, trong điều kiệnhiện nay nên kinh tế của nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹpnên việc đầu tư cơ sở vật chất, cũng như trang thiết bị làm việc của các cơ quancòn hạn chế, lạc hậu, trong đó có cả các Tòa án Do vậy, việc pháp luật quy địnhđương sự phải chịu án phí dân sự nói chung và án phí dân sự sơ thâm nói riêng
có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và qua đócũng nâng cao được hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần tốt hơntrong việc bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các đương sự
Trang 16Thứ hai, trong điều kiện của nền kinh tế thi trường hiện nay, các vi phạmpháp luật dân sự xâm phạm đến quyên va lợi ích của các chủ thé ngày càngnhiều, việc khởi kiện đúng sẽ góp phần bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa,bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy vậy, nếu việc khởi kiện củanguyên đơn không có căn cứ, tràn lan do có lỗi của nguyên đơn thì sẽ ảnhhưởng rat lớn tới bị đơn và người khác có liên quan, gây mất thời gian, tiền bạccủa đương sự và của Nhà nước, đặc biệt là gây thêm áp lực về công việc cho cácTòa án Chế độ thu án phí có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ chínchăn, thận trọng trước khi đi kiện và phải thực hiện đúng đắn những nghĩa vụcủa mình, ngăn ngừa việc kiện dân sự vô căn cứ, việc cô tình kéo dài tố tụnghoặc không thi hành nghiêm chỉnh những quyết định của Toà án nhân dân Vìvậy, ngoài ý nghĩa tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì việc thu án phínói chung và án phí dân sự sơ thâm nói riêng còn có ý nghĩa buộc các đương sựthực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ tạo điều kiện cho Tòa ángiải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ án dân sự.
1.2 CƠ SỞ CUA AN PHI DAN SỰ SƠ THAM
1.2.1 Cơ sở lý luận của án phí dân sự sơ thẩm
1.2.1.1 Xuất phái từ bản chất của vụ án dân sự
Việc thu án phí dân sự nói chung và án phí dân sự sơ thấm nói riêng xuấtphát từ nhiều yếu tố nhưng trước hết là xuất phát bản chất của vụ án dân sự.Trong các vụ án dân sự, Tòa án đều giải quyết các yêu cầu của đương sự về tàisản hoặc có liên quan đến tài sản Vì vậy, đương sự là người có quyền, lợi íchliên quan đến vụ án và được hưởng lợi từ việc Tòa án giải quyết vụ án dân sự.Việc Tòa án giải quyết vụ án dân sự suy cho cùng là vì lợi ích riêng của đương
sự là chủ yếu Từ đó, cho thấy việc pháp luật buộc các đương sự phải chịu mộtphan các chi phí cho việc giải quyết vụ án dân sự là hoàn toàn hợp lý
1.2.1.2 Xuất phát từ đặc điểm của Nhà nước
Trang 17Theo tiễn sĩ Nguyễn Văn Động: “ Nhà nước là một tổ chức đặc biệt củaquyên lực chính trị, có bộ máy chuyên nghiệp, vừa làm nhiệm vụ cưỡng chế vừaquản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích của giaicấp thống trị, Là công cụ có hiệu lực nhất dé diéu chỉnh các nhu câu, lợi íchkhác nhau của các giai cấp, tang lớp xã hội khác nhau trong xã hội có giai cấp”[ 26, tr 40] Như vậy, Nhà nước vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội Nhanước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡngchế, và được trao những quyền lực đặc biệt.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng vậy, Nhà nước
thông qua pháp luật để bảo vệ giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân laođộng, duy trì trật tự xã hội, xây dựng xã hội công băng, dân chủ, văn minh Nhànước cũng có quyền năng đặc biệt Các quyền năng này được trao cho các cơquan, tổ chức và cá nhân trong Bộ máy nhà nước trên cơ sở của sự phân công laođộng quyền lực Đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ máy nhà nước là lớp ngườiđặc biệt, tách ra khỏi khu vực sản xuất, kinh doanh trực tiếp dé tạo ra của cải vậtchất cho xã hội mà làm việc gián tiếp, làm việc theo nhiệm vụ, quyền hạn vàchức trách được phân công cụ thé trong Bộ máy nhà nước Cũng chính vì việckhông trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nên Nhà nước muốn tồn tại vàhoạt động thì phải ban hành các quy định về thuế, phí, lệ phí
Tòa án là một bộ phận cau thành của Bộ máy nhà nước, thực hiện quyềnnăng đặc biệt là xét xử (Quyền tư pháp) Chính vì vậy cũng giống các cơ quankhác Tòa án không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dé tồn tại và duy trìhoạt động thì Tòa án cũng cần phải có kinh phí Việc pháp luật quy định chế độ
án phí nói chung và án phí dân sự sơ thâm nói riêng, đây là nguồn thu bố sungcho ngân sách Nhà nước dé bao đảm cho hoạt động của các cơ quan Nha nướctrong đó có Tòa án là một đòi hỏi tất yêu khách quan
1.2.1.3 Xuất phát từ nghĩa vụ của công dân
Trang 18Tòa án là cơ quan thực hiện “Quyền tư pháp”, thông qua việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ xét xử của mình Tòa án góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Vìvậy, khi có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm công dân có quyền khởi kiện
dé yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên, trongkhi được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì công dân cũng phải thực hiệnnghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ củacông dân được tiễn hành đồng thời với nhau.Tại Điều 51 Hiến pháp 1992 sửađổi, bổ sung có quy định : “ Quyên của công dân không tách rời nghĩa vụ củacông dân Nhà nước bảo đảm các quyên của công dân; Công dân phải làm trònnghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội; Quyên và nghĩa vụ của công dân
do Hiến pháp và luật quy định ” [ 9]
Trong tố tụng dân sự, khi quyền và lợi ích dân sự của đương sự bị xâm hạithì công dân có quyên khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ich của mình Đồng
thời đương sự cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đó là phải nộp án phí dân
sự sơ thấm Theo quy định tại điểm U, khoản 2, Điều 58 BLTTDS đã được sửađổi bổ sung theo Luật sửa đôi bổ sung một số điều của LSDBSBLTTDS thìđương sự có nghĩa vụ: “Nộp tiễn tạm ứng án phi, tam ứng lệ phi, án phí, lệ phí
và chi phí theo quy định cua pháp luật" [ 1]
Như vậy việc đương sự trong vụ án dân sự có nghĩa vụ chịu án phi là hoàn
toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật và xuất phát từ nghĩa vụ của công dânđối với Nhà nước
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của án phí dân sự sơ tham
Khi khởi động một quá trình tô tụng, Nhà nước và xã hội đã phải chi mộtkhoản tiền cho hoạt động của Tòa án đề thực hiện các tác nghiệp về nghiệp vụ cóliên quan Chi phí này là rất lớn, nên nếu quá trình này khởi động không phải vibảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người đưa ra yêucau, thì chi phí này là vô ích gây tốn hao cho xã hội Vì vậy, pháp luật tố tung
Trang 19dân sự của các nước đều quy định về vấn đề án phí đương sự phải nộp cho ngânsách Nhà nước dé bù đắp lại một phan chi phí cho hoạt động của Tòa án.
Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự của Tòa án những năm qua đã cho thấyhàng năm Tòa án thụ lý giải quyết một số lượng vụ việc dân sự nói chung và vụ
án dân sự nói riêng rất lớn và năm sau đều cao hơn năm trước, đồng thời mức
độ, tính chat của vụ án cũng ngày càng phức tap Tình hình này đã gây áp lực rat
lớn cho ngành Tòa án và cũng buộc Nhà nước phải chi cho quá trình tác nghiệp
về nghiệp vụ của Tòa án một khoản ngân sách không nhỏ
Theo Báo cáo tong kết năm 2009 của TANDTC thì:“7zong năm 2009,Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp đã giải quyết được 274.147 vụ ántrong tong số 295.989 vụ án đã thu ly, dat 92.6% So với năm 2008 thì SỐ vu ánTòa án các cấp đã thụ lý tăng 22.827 vụ và số lượng các vụ án đã giải quyếtnhiễu hơn 20.638 vụ SỐ vụ án còn lại là 21.842 vụ (chủ yếu là mới thụ lý, còntrong thời hạn luật định và đang được tiếp tục giải quyết theo quy định của phápluật) l 2 Về các vụ việc dân sự Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụviệc; đã giải quyết, xét xứ được 194.358 vụ việc, đạt 90,7 Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 177.417 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm15.893 vụ việc và theo thủ tục giảm đốc thẩm, tái tham 1.048 vu việc."[ 3, tr 2 ].Theo Báo cáo tổng kết năm 2010 của TANDTC thi:“Tinh tir ngày01/10/2009 đến ngày 30/9/2010, toàn ngành Toà an nhân dân đã giải quyếtđược 264.353 vụ an các loại trong tổng số 289.285 vụ án đã thụ ly (đạt 91,424);
số vụ án còn lại (8,6%) chủ yếu là mới thụ lý và dang được tiếp tục giải quyếttheo quy định của pháp ludt 1.2 Vẻ giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự (baogồm các vụ việc dan sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mai, lao động)Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 215.741 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được194.372 vụ việc (đạt 90%) Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm180.022 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.032 vụ việc và theo thủ tục giảm đốcthẩm, tái thẩm 1.318 vụ việc." [ 5, tr 1 - 3 ]
Trang 20Theo Báo cáo tong kết năm 2011 của TANDTC thì: “ Toàn ngành Toà annhân dân đã giải quyết được 299.309 vụ án các loại trong tổng số 326.268 vụ án đãthụ ly (dat 92%); số vụ án còn lại hau hết là mới thu lý và còn trong thời hạn giải quyếttheo quy định của pháp luật So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 36.983vu; đã giải quyết tăng 34.956 vụ VỀ công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự,Toà án nhân dân các cap đã giải quyết, xét xử được 222.386 vụ việc, đạt 90%,tăng hơn cùng kỳ năm trước 28.014 vụ việc; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủtục sơ thẩm 207.230 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.730 vụ việc và theo thủ tụcgiảm đốc thẩm, tái thẩm 1.426 vụ việc ” [ 5, tr 3 ].
Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử các vụ án dân sự của Tòa án cũng cho thấytrừ một số ít đương sự do khó khăn về điều kiện kinh tế nên không nộp được tiềntạm ứng án phi sơ thấm dân sự và tiền án phí dân sự sơ thâm còn phan lớn cácđương sự trong các vụ án dân sự đều có khả năng nộp tiền tạm ứng án phí sơthâm dân sự và án phí sơ thâm dân sự Vì vậy, nếu quy định đương sự có nghĩa
vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự và án phí dân sự sơ thấm thì họ hoàn toàn cóthể thực hiện được trên thực tế Mặt khác, thực tiễn xét xử các vụ án dân sự củaTòa án cũng phản ánh nếu quy định đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơthâm dân sự và án phí sơ thâm dân sự thì họ cũng cân thận hơn trong việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ vì số tiền này được thu trên cơ sở mức
độ lỗi và lợi của họ trong vụ án dân sự
Như vậy, xuất phat từ những van đề lý luận và thực tiễn nêu trên cho thayviệc pháp luật quy định về việc thu án phí nói chung, án phí dân sự sơ thẩm nóiriêng là hoàn toàn hợp ly Thông qua đó, bổ sung nguồn thu ngân sách cho Nhanước dé cấp kinh phí cho hoạt động của các cơ quan Nha nước, trong đó có cácTòa án, tạo điều kiện để các Tòa án hoàn thành nhiệm vụ của mình, bảo vệ tốtquyên và lợi ich hợp pháp của đương sự
Trang 211.3 LƯỢC SỬ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CÁC QUYĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIET NAM VE ÁN PHÍ DÂN SỰ SƠ THAM
1.3.1.Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1976
Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa
xã hội,trong điều kiện, hoàn cảnh Nhà nước còn non trẻ, chúng ta đã ban hànhsắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 về việc tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc,Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõiViệt Nam, nếu không trai với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chínhthé dân chủ cộng hòa, dé xây dựng và củng cố chính quyên, bên cạnh hệ thốngTòa án được thiết lập, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật.Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đáng chú ý là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946
về tô chức Tòa án, và quy định các ngạch Tham phán Dé Tòa án hoạt động cóhiệu quả và là cơ sở để Tòa án thụ lý vụ án, ngày 28/6/1946, Nhà nước ta đã banhành tiếp Sắc lệnh số 113/SL về việc thu tiền án phí, lệ phí Tòa án Sắc lệnh số113/SL là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta quy định về án, lệ phí Tòa
án Do điều kiện kinh tế, chính trị còn gặp nhiều khó khăn, đất nước còn chiếntranh, dé giải quyết bức bách và tạm thời các tranh chấp phát sinh nên văn banpháp lý này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt án phí, lệ phí, mà chỉ quy
định chung là lệ phí; chưa phân biệt được các loại án phí dân sự, hình sự, hành
chính, kinh té chi quy định hai loại lệ phí là lệ phí việc hộ và lệ phí việc hình.Đối với lệ phí việc hộ cũng chỉ quy định hết sức đơn giản, không tách biệt loại
vụ án có giá ngạch và loại vụ án không có giá ngạch mà chỉ quy định một mức
duy nhất Điều thứ nhất của Sắc lệnh số 113/SL ngày 28/6/1946 quy định:
“Tạm thời trong toàn cõi Việt Nam nguyên đơn phải nộp các khoản lệ phí
sau này nếu hòa giải không thành:
a/ Việc hộ thuộc thẩm quyên Tòa án sơ cấp 50 đồng
b/ Việc hộ thuộc thẩm quyên Toa an đệ nhị cap 20 đồng ”Ƒ25]1
Trang 22Sắc lệnh trên cũng không quy định nguyên tắc của việc thu nộp án, lệ phí
Tòa án, chưa phân biệt việc tạm ứng án, lệ phí Tòa án với án, lệ phí Tòa án.
Đồng thời cũng chưa quy định về việc những trường hợp được miễn, giảm án, lệphí Tòa án Người phải chịu án phí cũng chưa thực sự hợp lý, chưa có cơ chếkhuyến khích các bên hòa giải thành được giảm án, lệ phí Đặc biệt là Sắc lệnh
này không quy định xử lý án phí khi Tòa án xét xử vụ án, mà chỉ đặt ra trong
trường hợp nguyên đơn phải nộp các khoản lệ phí sau này nếu hòa giải khôngthành; Trường hợp Tòa án hòa giải thành thì xử lý án phí như thế nào Sắc lệnhnày không quy định cụ thé
Tiếp theo ngày 02/4/1955 Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành thông tưliên bộ số 03-TT/VHC sửa đổi tạm thời các án, lệ phí đối việc Hộ ( ở Hà Nội ).Theo tinh thần của thông tư thì không phân biệt đối xử với các việc kiện có liênquan đến đông đảo quần chúng nhân dân như cũ.Ngoài ra còn sửa đổi lại mứcphí mới chỉ bằng 2/3 quy định cũ Quy định chung các khoản thu án, lệ phí là “
Lệ phí tư pháp” Đồng thời bỏ một số loại lệ phí tư pháp trong một số vụ án liênquan đến việc kiện của đông đảo quần chúng nhân dân; không thu lệ phí cấp giấy
tờ ở Tòa án; Bỏ tiền hoa hồng của lục sự và tiền công của thừa phát lại Đếnngày 11/6/1958 Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp lại ban hành thông tư số 27-TT/LB
về việc thu tiền cấp giấy tờ ở các TAND Thông tư này kế thừa sắc lệnh số
113-SL ngày 28/6/1946 ( Vì sắc lệnh này bị tạm đình trong một thời gian ngắn), theo
đó việc thu tiền cấp giấy tờ tại các TAND được thực hiện thống nhất Nhìnchung các quy định về án, lệ phí vẫn không có thay đổi nhiều so với Sắc lệnh
113 ngày 28/6/1946, và cũng còn nhiều điểm bắt cập
Như vậy, do hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc đó nên các quy định án phí,
lệ phí nói chung, án, lệ phí dân sự sơ thâm nói riêng trong giai đoạn nay hết sức
đơn giản, sơ khai, còn nhiêu hạn chê và chưa đây đủ.
Trang 231.3.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2005
Ngày 30/04/1975 miền Nam được giải phóng Thời kỳ đầu, trên thực tếmặc du non sông đã thu về một mối nhưng về mặt pháp lý ở hai miền Nam, Bắcvan tôn tại hai chính phủ, hai hệ thống pháp luật, hai hệ thống Tòa án và Việnkiểm sát Khi Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bầu
ra, tại kỳ họp đầu tiên ngày 02/7/1976 Quốc hội đã ra Nghị quyết quyết địnhtrong khi chưa có Hiến pháp mới Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam tô chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp năm 1959 và các quy định
của pháp luật Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tuy vậy, sau đó Nhà nước
cũng cho xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật mới nhăm góp phan day
mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước.
Về án phí dân sự, ngày 01/6/1976 TANDTC đã ban hành Thông tư số TATC về chế độ án phí, lệ phí và cấp phí thi hành tại các Tòa án nhân dân Dégiải quyết những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Thông tư số40-TATC,ngày 23/6/1977 TANDTC đã ban hành Công văn số 434-NCPL trả lờicác Tòa án địa phương về vấn đề án phí, lệ phí và cấp phí Công văn này đãhướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy định của Thông tư số 40-TATC, đặc biệt
40-là về thời điểm áp dụng Thông tư này, theo đó các cấp Tòa án ở các tỉnh phía bắcthì áp dụng từ ngày 01/10/1976, đối với các cấp Tòa án ở các tỉnh phía nam thì
áp dụng từ 01/4/1977 Có thể nói Thông tư số 40-TATC là văn bản pháp lý kháhoàn chỉnh đâu tiên quy định về án phí, lệ phí Tòa án Ngoài ra, trong giai đoạnnày TANDTC tiếp tục ban hành các thông tư quy định về án phí, lệ phí Tòa án,trong số đó đáng chú ý là Thông tư số 85/TATC ngày 06/8/1982 và Thông tư số02/NCPL ngày 28/02/1989 Nhìn chung các văn bản nói trên mặc dù vẫn cònnhững điểm hạn chế nhưng đã quy định tương đối cơ bản về chế độ án phí, lệ phíTòa án như: Việc nộp tạm ứng án phí; đối tượng miễn, giảm tạm ứng án phí, ánphí; Mức án phí và người phải chịu án phi Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng van
còn rât nhiêu bât cập và chưa thông nhât.
Trang 24Khi đất nước đã bước vào công cuộc đổi mới, để đáp ứng được yêu cầucủa công cuộc đôi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành nhiềuvăn bản pháp luật mới, trong đó có các văn bản pháp luật tố tụng dân sự như:Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự năm 1989; Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấplao động năm 1996 Trong mỗi văn bản pháp luật tố tụng dân sự này đều có cácquy định về án phí dân sự Tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989 có ba điều luật, từ Điều 30 đến Điều 32 quy định về án phí Pháp lệnh thủtục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, có hai điều luật là Điều 29 và Điều 30quy định về án phí Tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm
1996 có ba điều luật, từ Điều 29 đến Điều 31 quy định về án phí Các quy định
về án phí của các văn bản pháp luật này đều có điểm chung là xác định các
đương sự chịu án phí theo quy định của pháp luật, tuỳ theo loại vụ án và trên cơ
sở lợi ích, mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật mà Toà án giải quyết trong
vụ án; nguyên don,bi đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ nhữngtrường hợp được miễn; Người kháng cáo theo thủ tục phúc thâm phải nộp tiềntạm ứng án phí phúc thâm trong thời hạn kháng cáo; Nếu trong thời hạn đó màkhông nộp tiền tạm ứng án phí phúc thâm thì coi như không kháng cáo, trừ
trường hợp có lý do chính đáng; Trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện
hoặc hoà giải, các đương sự có thé thoả thuận với nhau về việc chịu án phí vànếu họ không thoả thuận được thì Toà án quyết định mức án phí và người phảichịu án phí Ngoài ra, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 vàTại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 còn quy định
về việc miễn án phí và miễn nộp tiền tạm ứng án phícho đương sự trong một số
vụ an va trong trường hợp đương sự có khó khăn về kinh tế Trong vụ án dân sựngười được miễn án phí và miễn nộp tiền tạm ứng án phí bao gồm: Người yêu
câu câp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá
Trang 25thú; người lao động đòi tiền công lao động; người đòi bôi thường thiệt hại vềtính mạng, sức khoẻ; người khiếu nại về danh sách cử tri trong vụ án dân sự.Trong vụ án lao động người được miễn án phí và miễn nộp tiền tạm ứng án phíbao gồm: Người lao động đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặckhởi kiện vì bị sa thải, cham dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và Ban chấphành công đoàn cơ sở khởi kiện vì lợi ích của tập thể lao động Tuy nhiên, cácquy định này mới chỉ là những quy định chung, mang tính nguyên tắc về án phínên việc áp dụng không tránh khỏi vướng mắc Dé thi hành tốt các quy định nàyngày 17/9/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61-CP quy định về án phí,
lệ phí Tòa án Tuy vậy, Nghị định này cũng mới chỉ dừng lại ở việc quy định hai
loại án phí là án phí dân sự và án phí hình sự Đến ngày 07/9/1994 Chính phủban hành Nghị định số 117-CP thay thé Nghị định số 61-CP Nghị định này đãquy định thêm án phí kinh tế Tiếp đó, đến ngày 12/6/1997 Chính phủ ban hànhNghị định số 70-CP thay thế Nghị định số 117-CP Nghị định này quy định bổsung thêm về án phí lao động và án phí hành chính Do trình tự, thủ tục giảiquyết các vụ án về dân sự, lao động, kinh tế được quy định bởi các văn bản khácnhau nên án phí dân sự sơ thẩm cũng được quy định có những điểm khác nhau.Tuy vậy, các quy định về án phí của các văn bản này vẫn còn rất nhiều bất cập
mà điều bất cập nhất là các quy định về mức án phí Mặc dù, trong điều kiện lạmphát kinh tế giá trị đồng tiền có nhiều biến động, các quy định của Nghị định số70-CP về mức tiền tạm ứng án phí và mức án phí không còn phù hợp nhưngtrong một thời gian dai các cơ quan có thẩm quyền vẫn không ban hành văn banmới sửa chữa, bổ sung nên các Tòa án vẫn áp dung chúng
Như vậy, có thê thấy trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành rất nhiềuvăn bản quy định các vấn đề về án phí dân sự làm cho các quy định về án phí nóichung và án phí dân sự sơ thấm nói riêng không ngừng được hoàn thiện và pháttriển Nhìn chung các văn bản pháp luật quy định về án phí trong giai đoạn này
Trang 26từ các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, cácnghị định của Chính phủ cho đến thông tư của TANDTC về án phí đã quy định
và hướng dẫn tương đối đầy đủ các vấn đề của án phí và bước đầu đã có sựthống nhất như: Đối tượng phải chịu án phí dựa trên lỗi của họ ( Việc Tòa ánchấp nhận đơn khởi kiện, hay bác đơn khởi kiện, bác một phần yêu cầu khởikiện), tiền tạm ứng án phí, trường hợp được miễn, giảm án phí, có xem xét đếntrường hợp các đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ được khuyến khích và
có quy định nghĩa vụ chịu án phí phù hợp Tuy vậy, qua việc áp dụng các văn
bản này cho thay van còn một số bat cap, han chế nhất là về mức án phí dân sựtrong điều kiện lạm phát kinh tế giá trị đồng tiền có nhiều biến động
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 15-6-2004 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2005 Việc ban hành BLTTDS đánh dau một bước phát triển quantrọng của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, lần đầu tiên các vụ việc dân sự, laođộng, kinh doanh thương mại được giải quyết theo một thủ tục chung và thốngnhất Theo đó, các vẫn đề về án phí trong các vụ án dân sự cũng được quy định
trong một chương chung (Chương IX) BLTTDS có hiệu lực thi hành thì đương
nhiên các quy định của các văn bản trước đó về tô tụng dân sự bao gồm cả van
đề án phí dân sự sẽ không còn hiệu lực Tuy vậy, các quy định của BLTTDS về
án phí dân sự cũng chỉ mang tính nguyên tắc, bởi vậy cần phải có hướng dẫn củacác cơ quan có thâm quyền Thời gian đầu do chưa có văn bản hướng dẫn ápdung các quy định của BLTTDS về án phí dân sự của cơ quan có thẩm quyềnnên các Tòa án vẫn áp dụng các quy định của Nghị định số 70/CP ngày12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí để quyết định án phí, lệ phí khi giảiquyết các vụ việc dân sự Do BLTTDS quy định hai thủ tục trong tố tụng dân sự
là thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nên việc ápdụng các quy định của văn bản pháp luật này không tránh khỏi mâu thuẫn, bất
Trang 27cập và không thống nhất Để giải quyết vấn đề này ngày 31/3/2005 Hội đồngthâm phán Tòa án nhân dân tối cao (HDTPTANDTC) đã ban hành nghị quyết số01/2005/NQ-HDTP và chỉ rõ: “ Trong thời gian chưa có quy định cụ thể của cơquan có thâm quyền, các vấn đề đó về án phí, lệ phí van được thực hiện theo quyđịnh tại Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà
án Khi quyết định án phí, lệ phí cần phân biệt một số trường hợp cụ thê sau đây:
1.1 Đối với các việc dân sự mà theo quy định của pháp luật t6 tụng
trước đây được coi nhự vụ an dân sự, thì áp dụng theo mức an phí tương ứng
được quy định tại Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ
1.2 Đối với các loại việc dân sự khác mà các văn bản quy phạm pháp
luật có quy định mức lệ phí, thì thực hiện theo các quy định do [ TT |.
Qua thực tiễn áp dụng cho thấy hướng dẫn này vẫn không giải quyết hếtnhững mâu thuẫn, bất cập của việc áp dụng Nghị định số 70/CP ngày 12-6-1997nên cần phải có một văn bản pháp luật mới quy định về án phí, lệ phí thì mớikhắc phục được Trước tình hình đó, ngày 27/12/2009, Ủy ban thường vụ Quốchội khóa XII đã ban hành Pháp lệnh án phí, lệ phi Tòa án Day là bước tiến quantrọng trong công tác pháp điển hóa các quy định về án phi, lệ phí Tòa án ở nước
ta Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 có tổng cộng
52 điều, được chia làm sáu chương và có một danh mục mức án phí, lệ phí Tòa
án kèm theo Pháp lệnh án phí, lệ phí ra đời đã đáp ứng được cơ bản việc áp
dụng các quy định về án phí trong tình hình mới, nó phù hợp với quy định củaBLTTDS đã ban hành, đồng thời khắc phục được những điểm bất cập mà Nghịđịnh số 70-CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí của Chính phủ Sau hai năm ápdụng cho thấy Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án có nhiều điểm mới, tiến bộ nhưquy định về mức án phí, lệ phí Tòa án; Quy định Tòa án được thu một số lệ phíTòa án; Quy định về nguyên tắc thu nộp án phí, lệ phí; Quy định các trường hợpmiễn, giảm tiền tạm ứng án phí, tiền án phí, trình tự xét miễn giảm được rõ rànghơn, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, nghĩa vụ chịu án phí cũng được quy định
Trang 28bổ sung, hoàn thiện hơn Mặc dù vậy trong quá trình áp dụng các quy định về
án phí, lệ phí Tòa án của các Tòa án cho thấy vẫn còn gặp những khó khăn,vướng mắc, chưa thông nhất, co quan có thắm quyền cần phải ban hành văn banhướng dẫn chi tiết để thực hiện tốt hơn
Tom lại, an phí dân sự so thẩm là nội dung quan trọng, cơ bản của chế
định án phí dân sự Cơ sở của việc pháp luật quy định thu án phí dân sự, trong đó
có án phí dân sự sơ thẩm là xuất phát từ bản chất của vụ án dân sự, đặc điểm củaNhà nước và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước Việc thu án phí dân sự sơthâm không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước macòn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự
Các quy định về án phí dân sự sơ thâm ngày càng được hoàn thiện cùngvới sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Từ những năm đầugiành được chính quyền Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có cácquy định về án phí dân sự sơ thâm Các quy định này tuy còn hết sức đơn giản,
sơ khai và còn nhiều lỗ hong nhưng nó đã đặt nền móng cho các quy định củacác văn bản pháp luật được ban hành sau này về án phí, lệ phí Tòa án Khi đấtnước thống nhất, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự thì các quyđịnh về án phí dân sự sơ thẩm cũng được hoàn thiện hơn Hiện nay, dé phù hợpvới sự phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế án phí dân sự sơ thâm đã được quy định trong BLTTDS và quy định, hướngdẫn trong PLAPLPTA
Trang 29SO THAM VA THUC TIEN THUC HIEN
2.1.1 Mức án phi dân sự sơ thẩm đối với vu án không có giá ngạch
Kế thừa các quy định của các văn bản pháp luật đã ban hành trước đâynhư quy định tại Thông tư số 40/TATC ngày 01/6/1976 của TANDTC, Nghịđịnh số 70/NĐ-CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí PLAPLPTA
quy định mức án phí làm hai loại là mức có giá ngạch và mức không có giá ngạch Tuy vậy, so với các quy định trước đó quy định của PLAPLPTA có bước
phát triển, tiến bộ hơn Thông tư số 40/TATC ngày 01/6/1976 của TANDTC tuyphân ra hai loại mức án phí nhưng theo hướng mặc nhiên thừa nhận vụ kiện vềtài sản là vụ kiện có giá ngạch:“Đối với vụ kiện về tài sản (tức có giá ngạch), nếu giá ngạch việc kiện dưới 500 đồng, là 10 đồng: nếu giá ngạch việc kiện từ 500đồng đến 1000 đồng, là 15 đồng: nếu giá ngạch việc kiện trên 1000 đồng thì thu1,5% của giá ngạch”; Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về
án phí, lệ phí, cũng phân mức án phí làm hai loại là mức có giá ngạch và mức
không có giá ngạch, nhưng chưa quy định rõ thé nào là có giá ngạch và thé nào
là không có giá ngạch làm các Tòa án đã gặp lúng túng khi xác định vụ án có giá
ngạch và không có giá ngạch dé làm cơ sở tính án phí dân sự sơ thâm Đến nay,Điều 24 PLAPLPTA đã có quy định giải thích về vụ án dân sự có giá ngạch và
vụ án dân sự không có giá ngạch
“Điều 24 Các loại án phí trong vụ án dân sự
1 Các loại an phí trong vụ án dân sự bao gom:
a) An phi dân sự sơ thẩm đổi với vu án dân sự không có giá ngạch;
b) An phí dân sự sơ thám đôi với vụ an dan sự có giá ngạch;
Trang 30c) An phi dân sự phúc thẩm.
2 Vu án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cau củađương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằngmột số tiên cụ thể
3 Vu án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cẩu của đương sự làmột số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiên cụ thể 724]
Như vậy, theo quy định này thì thuật ngữ “ Vu án dan sự không có gid
«
ngạch” và thuật ngữ “ Vu án dan sự có giá ngạch” đã được giải thích rõ rang
hơn Tuy vậy, khi áp dụng quy định này một số Tòa án vẫn cho rằng giải thíchtrên vẫn chưa thực sự rõ ràng, thấu đáo, nên khi áp dụng vẫn còn chưa đượcthong nhất
Ví dụ: Tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của cácđương sự số 56/2009 của Tòa án nhân dân huyện Lục Nam -Bắc Giang có côngnhận sự thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng giữa anh NguyễnVăn Thơ và chị Nguyễn Thị Hường Theo đó Tòa án Giao cho chị Nguyễn ThịHường quản lý, sử dụng 90m2 đất, ngôi nhà 02 tầng cùng toàn bộ tài sản kháctrong nhà, đồng thời chị Hường phải trả cho anh Thơ 120.000.000 đồng giá trịtài sản chênh lệch Về án phí, Tòa án quyết định các đương sự chịu 200.000đồng tiền án phí dân sự sơ thâm vi cho rằng yêu cau của đương sự là chỉ đề nghị
Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản của đương sự, chứ không có
tranh chap dé Tòa án phải phân chia, hơn nữa không có yêu cầu của đương sự vềđịnh giá tài sản Như vậy, mac dù “ Yêu cẩu của đương sự là một số tiên hoặc latài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thé”, nhưng Tòa án vẫn tính án
phí theo vụ án không có giá ngạch.
Trong Công văn số 81/TATC ngày 10/6/2002 của TANDTC giải đáp cácvan đề nghiệp vụ đã hướng dẫn “ Trong vụ dn ly hôn,nếu các đương sự đã twthoả thuận được với nhau về việc chia tài sản chung và sự thoả thuận đó bảodam quyên lợi chính đáng của vợ và con theo quy định tại Điều 90, Điều 95 Luật
Trang 31hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Toà án không cân phải định giá tài sản và
họ không phải chịu án phí doi với tài san như vụ án có giá ngạch ”[ 7 ]
Mặc dù hướng dẫn trên ban hành trước khi PLAPLPTA có hiệu lực, nhưngchúng ta thấy hướng dẫn trên lại rất phù hợp với mục đích, ý nghĩa của quy định
án phí, lệ phí Tòa án và được sự đồng tình của rất nhiều Tòa án Tuy vậy, rất tiếchướng dẫn trên chưa được PLAPLPTA kế thừa quy định
Khi xem xét quy định của pháp luật hiện hành về mức án phí dân sự sơthâm đối với vụ án không có giá ngạch ta thấy: PLAPLPTAcó quy định trongmỗi loại vụ án dân sự, lao động, kinh doanh thương mại có mức án phí là khácnhau Theo đó, án phí dân sự sơ thấm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hônnhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức án phí là 200.000 đồng: ánphi dan sự sơ thâm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại không cógiá ngạch mức án phí là 2.000.000 đồng
Việc PLAPLPTA có quy định mức án phí khác nhau như trên xuất phát từtính chất mức độ phức tạp của từng loại vụ án Những tranh chấp trong vụ ánkinh doanh thương mai, thông thường là phức tạp hơn, chi phí tốn kém hon, vàcũng mat nhiều thời gian hơn dé giải quyết vụ án Vì vậy quy định mức án phíkhác nhau là phù hợp với thực tế, đáp ứng được mục đích, ý nghĩa của việc quyđịnh về án phí
Thực tiễn tại cơ quan công tác của tác giả, và một số cơ quan khác trongngành TAND có rất nhiều ý kiến cho rằng nên phân biệt mức án phí trong vụ ántranh chấp hôn nhân và gia đìnhthành hai mức khác nhau đó là: Mức án phí của
vụ án có yêu tổ nước ngoài và mức án phí của vụ án không có yếu tố nước ngoài.Theo đó, mức án phí của vụ án có yêu tổ nước ngoài phải có mức án phí cao hơn
vụ án dân sự không có yếu tố nước ngoài Vì vụ án có yếu tô nước ngoài thì quátrình giải quyết rất phức tạp, mat nhiều thời gian trong hoạt động ủy thác tưpháp, thậm chí ủy thác rồi nhưng vẫn không có kết quả, gây tốn kém cho ngân
sách Nhà nước Hơn nữa hiện nay do quá trình kêt hôn với người nước ngoài quá
Trang 32đơn giản, nhiều người kết hôn vì mục đích khác, khi ly hôn thì án phí rất thấp,nên không có tác dụng lớn cho loại vụ án này, cần phải quy định loại tranh chấp
có yếu tổ nước ngoài mức án phí như mức của vụ án tranh chấp về kinh doanhthương mại Ý kiến khác lại cho rằng không cần phân ra hai loại vì bản chất của
vụ việc không phải phụ thuộc vào ý chí của người khởi kiện, mà nó hoàn toàn
phụ thuộc vào điều kiện khách quan
Ngoài ra, một số còn có ý kiến cho răng mặc dù PLAPLPTA quy định cótăng mức án phí hơn so với Nghị định số 70/NĐ-CP (Từ mức 50.000 đồng lên200.000 đồng), nhưng mức tăng này vẫn chưa hợp lý Trong điều kiện lạm phátnhư hiện nay, đồng thời các tranh chấp ngày càng phức tạp thì mức án phí của vụ
án không có giá ngạch như vậy là thấp, cần phải tăng hơn nữa Nghị định số70/NĐ-CP đã từng có quy định “ Khi mặt bằng giá cả trên thị trường có biếnđộng từ 20% trở lên, thì Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phối hợp với Toà dn nhândân tối cao diéu chỉnh các mức án phi, lệ phí được xác định bằng số tiền cụ thé
quy định tại Nghị định này theo sát thời gia” Quy định trên có tính “Dự báo”
nên rất tốt, hạn chế sự lạc hậu của văn bản so với thực tế, phải chờ luật sửa đôimới theo kịp sự biến đổi của thực tế Tuy nhiên, PLAPLPTA lại không kế thừa
quy định này.
2.1.2 Mức án phí dân sự sơ thâm đối với vụ án có giá ngạch
Như trên đã phân tích, xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của việc quy định về
án phí, nên mức án phí của những loại án cũng khác nhau Trong các vụ án dân
sự không có giá ngạch thì mức độ chênh lệch của các loại không lớn Đối với vụ
án dân sự có giá ngạch thì mức độ chênh lệch là rất lớn tùy theo từng mức “ Giángạch ” của vụ án Chính vì vậy các nhà lập pháp đã rất quan tâm đến mức cábiệt hóa tính chất từng loại vụ án, để vừa đảm bảo được ý nghĩa của án phí saocho công băng, nhưng không cào băng, có xem xét đến những trường hợp cóhoàn cảnh khó khăn, yếu thế, đồng thời xem xét đến mục đích khởi kiện của
từng loại vụ án Từ đó, các nhà lập pháp đã xây dựng mức giá ngạch của từng
Trang 33loại vụ án cho thực sự hợp lý Theo quy định của PLAPLPTA thì các vụ án có giá ngạch được phân ra thành ba loại có mức án phí khác nhau: Mức án phí sơ thâm đôi với các vụ án về tranh châp dân sự có giá ngạch; mức án phí sơ thâm đôi với các vụ án về tranh châp kinh doanh, thương mại có giá ngạch và mức án
phí sơ thâm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch Theo Danhmục án phí kèm theo PLAPLPTA thì mức án phí dân sự sơ thẩm các vụ án dân
sự có giá ngạch cụ thê như sau:
- Mức an phí sơ thâm doi với các vụ an về tranh chap dan sự có giả ngạch: Giá trị tài sản có tranh chap Mức án phí
a) Từ 4.000.000 đông trở xudng 200.000 đông
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 5% giá trị tài sản có tranh châp
400.000.000 đồng
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến|20.000.000 đồng + 4% của phân giá trị tài sản800.000.000 đồng có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồngd) Từ trên 800.000.000 đông đến|36.000.000 đông + 3% của phân giá trị tài sản2.000.000.000 đồng có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồngđ) Từ trên 2.000.000.000 đồng|72.000.000 đông + 2% của phân giá trị tài sảnđến 4.000.000.000 đồng có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồnge) Từ trên 4.000.000.000 đông 112.000.000 đồng + 0,1% của phân giá trị tài sản
có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng
- Mức án phí sơ thâm đổi với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương
Trang 34c) Từ trên 400.000.000 đồng| 20.000.000 đồng + 4% của phân giá trị tranhđến 800.000.000 đồng chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đông| 36.000.000 đông + 3% của phân giá trị tranhđến 2.000.000.000 đồng chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng| 72.000.000 đồng + 2% của phan giá trị tranhđến 4.000.000.000 đồng chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đông | 112.000.000 đồng + 0,1% của phân giá trị
tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng
- Mực án phí sơ thám doi với các vụ an về tranh chap lao động có gia ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000đồng
Qua các quy định trên cho thấy: Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án vềtranh chấp dân sự và mức án phi sơ thấm đối với các vụ án về tranh chấp kinhdoanh, thương mại đều có 06 bậc Mức án phí sơ thấm đối với các vụ án cơ bản
là giống nhau, chỉ khác ở mức khởi điểm của giá trị tài sản tranh chấp: Đối vớicác vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại thì giá trị tranh chấp cao hơn vàmức phí khởi điểm cũng cao hơn (Giá trị khởi điểm là đến 40.000.000 đồng vàmức phí tương ứng là 2.000.000 đồng); Đối với vụ án tranh chấp dân sự thì mứckhởi điểm giá trị tranh chấp cũng thấp hơn và mức án phí khởi điểm cũng thấp
Trang 35hơn (Giá trị khởi điểm là đến 4.000.000 đồng và mức phí tương ứng là 2.00.000đồng) Đối với các mức ngạch về sau theo “Liy giảm” của giá trị tài sản khi tăngdần theo mức và các bậc giảm dần của hai loại tranh chấp này tương đồng nhau.Riêng đối với vụ án tranh chấp về lao động thì chỉ phân chia thành 04 bậc, đồngthời mức án phí cũng thấp hơn vụ án dân sự; Kinh doanh, thương mại Sở dĩ cómức án phí khác nhau là do trong vụ án tranh chấp lao động thì việc khởi kiện làbảo vệ lợi ích người lao động ( Một quyền lợi thiết thực trong đời sống tối thiêucủa con người, đồng thời nó còn có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc), nên mức
án phí là thấp hơn
Thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy các quy định về mức án phí sơ thâm
của các vụ án dân sự có giá ngạch cơ bản là hợp lý, phù hợp với tình hình thực
tế Tuy nhiên, van đề đặt ra là trên thực tế hiện nay như đã phân tích ở trên thếnào là vụ án dân sự có giá ngạch, thế nào là không có giá ngạch thì vẫn còn chưađược thống nhất
Vi du 1: Tại quyét định công nhận thuận tình ly hôn va sự thỏa thuận cuacác đương sự số 82/2010 ngày 23/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lục Nam —Bắc Giang, có công nhận sự thuận tinh ly hôn va sự thỏa thuận của các đương sựgiữa anh Nguyễn Hữu Dé và Chị Tống Thị Thuận Theo đó Về phan tài sảnchung, mặc dù các bên đương sự đã thống nhất giải quyết với nhau toàn bộ vụ
án, chỉ đề nghị Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự Nhưng Tòa ánvẫn yêu cầu đương sự thỏa thuận giá trị tài sản như đất, nhà, cây cối lâmlộc Đề từ đó làm căn cứ tính án phi Cụ thé các đương sự đã tự thỏa thuận vớinhau giá trị tài sản là 272.700.000 đồng là số tài sản anh Đệ được sở hữu, cònchị Thuận sở hữu số tài sản trị giá 33.000.000 đồng Từ thỏa thuận trên Tòa ánquyết định anh Nguyễn Hữu Đệ phải chịu 6.805.000 đồng: Chị Tống Thị Thuậnphải chịu 825.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm Như vậy Tòa án xác định
vụ án trên là vụ án có giá ngạch đê tính án phí.
Trang 36Nhưng nhiều vụ án cũng có cùng tính chất như vậy, nhưng nhiều Thâmphán khác lại cho rằng: Đây là vụ án không có giá ngạch và chỉ buộc đương sựchịu mức án phí của vụ án không có giá ngạch là 200.000 đồng (Như ví dụ tácgiả đã dẫn chiếu trong phần vụ án không có giá ngạch).
Việc xác định vụ án dân sự có giá ngạch và không có giá ngạch đối vớicác loại tranh chấp về kiện đòi tài sản cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, nhiềucấp áp dụng khác nhau
Vi du 2: Theo báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/12/2011 cónêu vụ án: Tháng 2-2010, ông H mua một ngôi nhà ba tầng cùng mảnh đất rộng
65 mỶ của bà B tại xã Văn Lộc - Hậu Lộc (Thanh Hóa) với giá 600 triệu đồng, đãtrả đủ tiền, được UBND xã Văn Lộc chứng thực Do chưa có nhu cầu vào ởngay, ông H cho bà B mượn nhà dé ở tạm, thỏa thuận khi nào cần sẽ lay lai Sau
đó, khi ông cần nhà thi bà B không chịu giao, buộc lòng ông phải khởi kiện
Xác định vụ kiện thuộc trường hợp không có giá ngạch, Tòa án nhân dân
huyện Hậu Lộc đã yêu cầu ông H đóng 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí Ngày15-6, tòa xử sơ thâm, tuyên buộc bà B phải trả lại nhà đất tranh chấp cho ông H.Ngoài ra, bà B còn phải đóng 200.000 đồng án phí
Bản án trên đã bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa kháng nghị,cho rằng tòa sơ thâm xác định sai mức án phí mà bà B phải đóng Theo Việnkiểm sát, đây là một vụ án dân sự có giá ngạch, tài sản tranh chấp trị giá 600triệu đồng nên án phí dân sự sơ thầm phải là 28 triệu đồng (20 triệu đồng + 4%của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng) [ 6 ]
Trong Công văn số 451/KHXX ngày 20/7/1994 có hướng dẫn như sau:
“Khi quyết định mức án phí dân sự sơ thẩm trong các vụ an dán sự doi
nhà ở nhờ, doi nhà ở cho thuê, doi nhà ở cho muon nói riêng, cũng nhự trong
các vụ án dân sự đòi tài sản cho thuê, cho mượn nói chung cần phân biệt:
a Nếu trong các vụ án dân sự này chỉ don thuần giải quyết việc đòi nhà
ở, doi nhà ở cho thuê, doi nhà ở cho mượn nói riêng, cũng nhw doi tài sản cho
Trang 37thuê, cho mượn nói chung mà không giải quyết một quan hệ tài sản nào khác( Như: Doi tiền cho thuê, đòi bôi thường thiệt hại do việc sử dung tài sản gây ra,doi thanh toán tiền sửa chữa tài sản ) thì do không phải tinh giá trị tài sản, chonên mức án phí dân sự sơ thẩm đối với các vụ án dân sự này được thu theo mức
của vụ án không có giá ngạch " [ 8]
Hướng dẫn trên phù hợp với thực tế nên nhiều người cho răng cần theohướng dẫn này để xác định án phí trong khi giải quyết các vụ án dân sự Tuynhiên, hướng dẫn này lại được ban hành đã lâu trước khi PLAPLPTA được ban
hành nên không còn hiệu lực, dù chưa có văn bản khác chưa giải thích rõ án phí
có giá ngạch và không có giá ngạch thì việc áp dụng hướng dẫn trên vẫn làkhông phù hop Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướngdẫn thi hành về vấn đề này
2.2 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT VE TIEN TAM UNG ÁNPHÍ DÂN SỰ SƠ THAM VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN
2.2.1 Mức tiền tam ứng án phí dân sự sơ thâm, nghĩa vụ nộp và thủtục nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
2.2.1.1 Mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Theo TS Nguyễn Công Bình thì: “ Số tiền đương sự phải tạm nộp ngânsách nhà nước khi khởi kiện được gọi là tiền tạm ứng án phí sơ thâm ” [17, tr
“4 Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phi trong vụ án dân sự không
có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bang mức án phi dân
sự sơ thám; trong vụ an dan sự có giả ngạch phải nộp tiên tạm ứng an phí dân
Trang 38sự sơ thẩm bằng 50% mức an phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo gid tritài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết ”
Như vậy, Pháp lệnh này đã quy định phân biệt mức tiền tạm ứng án phí dân
sự sơ thâm theo hai loại vụ án dân sự: Vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sựkhông có giá ngạch Đối với vụ án dân sự không có giá ngạch thì mức tiền tạmứng án phí dân sự sơ thẩm chính là số tiền theo mức án phí dân sự sơ thẩm Conđối với vụ án dân sự có giá ngạch thì mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thầmbăng 50% mức án phí dân sự sơ thâm ma Tòa án dy tính theo giá tri tài sản cótranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết
Quy định của PLAPLPTA nói trên đã giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn,bất cập trước đó mà Nghị định số 70-CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ chưagiải quyết được Tuy vậy, các quy định về mức tiền tạm ứng án phí như trên đốivới vụ án dân sự có giá ngạch vẫn chưa rõ ràng Mặc dù PLAPLPTA có quyđịnh thé nao là vụ án dân sự có giá ngạch, thế nào là vụ án dân sự không có giángạch nhưng cơ quan có thẩm quyên vẫn chưa có văn ban hướng dan chỉ tiết, dovậy khi áp dụng các quy định các PLAPLPTA dé xác định mức tiền tạm ứng ánphí dân sự sơ thâm có nhiều Tòa án chưa thống nhất, có nhiều quan điểm tráichiều nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong mọi vụ án dân sự giá ngạch đềuphải xác định mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% giá trị của tàisản tranh chấp Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù PLAPLPTA quy định nhưvậy, nhưng mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm tối thiểu vẫn phải như mứctiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm của vụ án dân sự không có giá ngạch Hơnnữa, PLAPLPTA quy định: Trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạmứng án phí dân sự sơ thầm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thầm mà Tòa án “ Dựtính ” theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết Có nhiều
vụ án Tòa án có thé dự tính được ngay, nhưng cũng có rất nhiều vụ án mà Tòa ánkhó không thê dự tính mà phải thông qua hội đồng định giá tài sản mới xác định
được giá trị tài sản, thậm chí đã định giá rôi nhưng đương sự vân còn khiêu nại
Trang 39dai dang Với quy định như vậy có nhiều ý kiến cho răng rat dé dẫn đến việc ápdụng tùy tiện của Tòa án, đồng thời không đảm bảo tính thống nhất chung vềquy định này Vì vậy, vẫn cần phải có hướng dẫn chỉ tiết về nội dung này của cơquan có thâm quyền.
2.2.1.2 Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phi dân sự sơ thẩm
Xuất phat từ mục đích, ý nghĩa của chế độ án phí Tòa án, nên pháp luật tốtụng dân sự quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí thuộc về người đưa rayêu cầu Quy định này hết sức phù hợp với thực tế để nhằm ràng buộc tráchnhiệm của nguyên đơn trước yêu cầu khởi kiện của mình Theo quy định tại điều
130 BLTTDS và Điều 25 PLAPLPTA quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng ánphí dân sự sơ thâm như sau:
“1 Nguyên don, bị đơn có yêu cẩu phản tô doi với nguyên đơn, người cóquyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động phải nộp tiền tạmứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phihoặc được miễn nộp tiên tam ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này
2 Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cauđộc lập thì mỗi nguyên don phải nộp tiền tạm ứng án phi theo yêu cầu riêng củamoi người; nếu các nguyên don cùng chung một yêu cau thì các nguyên donphải nộp chung tiên tam ứng án phí
3 Trường hop vu an có nhiễu bị don ma môi bị don có yêu cẩu phản tô độclập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cẩu riêng của mỗingười; nếu các bị don cùng chung một yêu cau phản tố thì các bị don phải nộpchung tiên tạm ứng án phi.”
Với quy định trên thì nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối vớinguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ
án về tranh chấp dân sự;Hôn nhân và gia đình; Kinh doanh, thương mại và laođộng là chủ thê phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thâm về cơ bản không có