MỤC LỤCBÁO CÁO PHÚC TRÌNH Phần 1: Lời nói đầu Phần 2: Các kết quả nghiên cứu chủ yếu Phần 2: Kết luận NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐÈ Nhóm chuyên đề 1: Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao đ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI
A£)
¬ ĐÉTÀI _
NHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
CHO THUÊ LAI LAO ĐỘNG
-MỘT HƯỚNG DIEU CHỈNH CUA PHÁP LUAT LAO DONGVIỆT NAM TRONG DIEU KIỆN KINH TE THỊ TRƯỜNG
VÀ HỘI NHAP QUOC TE(Mã số: LH 2011-05/DHL-HN)
Chủ nhiệm dé tai: TS Nguyễn Xuân Thu
HÀ NỘI - 2012
Trang 2MỤC LỤC
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Phần 1: Lời nói đầu
Phần 2: Các kết quả nghiên cứu chủ yếu
Phần 2: Kết luận
NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐÈ
Nhóm chuyên đề 1: Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động và
điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động
Chuyên đề 1: Khái niệm và bản chất cho thuê lại lao động
Chuyên dé 2: Các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động cho thuê lại
lao động
Chuyên dé 3: Pháp luật quốc tế về cho thuê lại lao động
Chuyên để 4: Pháp luật và thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở
một số quốc gia trên thế giới
Chuyên đề 5: Nguyên tắc, phạm vi, nội dung và hình thức pháp luật điều
chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động
Nhóm chuyên đề 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại
lao động ở Việt Nam
Chuyên đề 6: Pháp luật hiện hành về hoạt động dịch vụ việc làm ở Việt
Nam
Chuyên đề 7: Thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Nhóm chuyên đề 3: Những đề xuất nhằm xác định hướng điều chỉnh
pháp luật (lao động) về cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Chuyên dé 8: Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt
động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Chuyên để 9: Quan điểm, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh
hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Chuyên dé 10: Thiết kế khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê
lại lao động ở Việt Nam
Chuyên dé 11: Đề xuất các quy định pháp luật về điều kiện đối với
doanh nghiệp cho thuê lao động ở Việt Nam
108 124
133 143 152 162
Trang 3Chuyên dé 12: Đề xuất các quy định vẻ các loại hợp đồng trong lĩnh vực
cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Chuyên đề 13: Bảo vệ quyền lợi của NLD cho thuê lại và những yêu cầu
đặt ra đôi với việc điêu chỉnh pháp luật
Chuyên đề 14: Bảo vệ DN cho thuê và DN thuê lại lao động trong hoạt
động cho thuê lại lao động và những vân dé đặt ra đôi với việc điêu chỉnh pháp luật
Chuyên dé 15: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hoạt động cho thuê lại
lao động ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
169
175
184
195 204
Trang 4NHUNG TU VIET TAT TRONG DE TÀI
Trang 5DANH SÁCH CÁN BO THAM GIA DE TÀI
TT HỌ VÀ TÊN NHIEM VU
1 | TS Nguyễn Xuân Thu - Chu nhiém Dé tai;
- Viết Báo cáo phúc trình và các chuyên
đề: 2,9, II;
- Phối hợp viết chuyên đề 12
2 | ThS Đỗ Thị Dung - Thư ký Đề tài;
- Viết các chuyên đề: 6, 14
3_ |PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Viết chuyên đề 5
4_ | TS Trần Thị Thuý Lâm Viết các chuyên dé: 1, 8
5_ | TS Nguyễn Hiền Phương Viết chuyên đề 7
6 | TS Hoàng Thị Minh Viết các chuyên đề: 3, 4, 15
7| TS Đỗ Ngân Bình Viết chuyên dé 10
8 |PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Viết chuyên đề 13
9 | ThS Nguyễn Thị Tuyết Vân _ | Phối hợp viết chuyên dé 12
Trang 6BAO CÁO PHÚC TRÌNH DE TÀI NCKH CAP TRUONG
“Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”
Phần 1:
LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Hoạt động dịch vụ việc làm là hoạt động quan trọng trong việc duy trì
và phát triển thị trường lao động ở tất cả các quốc gia phát triển kinh tế thị
trường.
Ở Việt Nam hiện nay, nội dung của hoạt động dịch vụ việc làm được
quy định tại Điều 18 BLLĐ, bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLD;cung ứng và tuyên lao động theo yêu cầu của NSDLD; thu thập, cung ứngthông tin vé thị trường lao động Vấn dé đặt ra là: trong khuôn khố những nội
dung đã quy định, liệu hoạt động dịch vụ việc làm đã đáp ứng được yêu cầu
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới hay chưa?
Theo các phương tiện thông tin đại chúng, dịch vu cho thuê lại lao động
đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2000 (khoảng năm 2001), điển hìnhphải kế đến các địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Dương Theo đó, một số DN (có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm) kýHĐLĐ với NLĐ, sau đó cho các DN khác có nhu cầu thuê lại trên cơ sở “Hợp
đồng cung ứng lao động” hay “Hợp đồng dịch vụ lao động” Hai loại đốitượng NLĐ được sử dụng cho thuê lại thường thấy là: lao động có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao và lao động phô thông Trong đó, dich vụ cho thuêlai lao động phô thông theo thời vụ hoặc hình thức tương tự là phô biến hơn
Cũng theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động cho
thuê lại lao động đã tồn tại từ lâu nhưng dường như đặt ngoài sự quản lý,
kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cho đến khi phát sinh
một sô vụ tranh châp có liên quan hoặc các cơ quan, tô chức hữu quan lên
Trang 7tiếng Dưới góc nhìn của những DN cung ứng lao động (bên cho thuê lại lao
động) và DN thuê lại lao động thì đây là một hoạt động phù hợp với tính linh
hoạt của thị trường lao động, đáp ứng nhu cau thực tế của các DN và NLD và
nhìn chung là mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, dưới cách nhìn của tổ chức đại diện NLD (Công đoàn) cũng như của các cơ quan quan lý nhà nước thì hoạt động này trong thời gian qua đã gây nhiều thiệt thoi cho NLD là đối tượng cho thuê lại, như: NLĐ cho thuê lại bị bớt xén tiền lương, không được
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như không được hưởng các
phúc lợi xã hội như những NLĐ thuộc "biên chế" chính thức của DN thuê lại
lao động Không ít các vụ tranh chấp lao động thời gian qua liên quan đến
hoạt động cho thuê lại lao động đã minh chứng cho những lo ngại này.
Đứng trước thực tế này, van dé đã va đang tranh luận là những nội
dung về hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 18 BLLĐ hiện nay
có bao gồm hoạt động cho thuê lại lao động hay không?
Câu trả lời trên thực tế nhận được ở Việt Nam trong thời gian quakhông đồng nhất Điều này thé hiện ở hai quan điểm dường như trái ngược
nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng quy định về hoạt động dịch vụ việc làm
tại Điều 18 BLLĐ không bao gồm hoạt động cho thuê lại lao động Nhữngngười theo quan điểm này còn dựa vào quy định về giao kết HDLD tại Điều
30 BLLĐ dé khang định chắc chắn rằng hiện tại Việt Nam không chấp nhận
hoạt động cho thuê lại lao động Quan điểm thứ hai cho rằng quy định về hoạt
động dịch việc làm tại Điều 18 BLLĐ bao gồm cả hoạt động cho thuê lại laođộng (nằm trong hoạt động cung ứng lao động) Những người theo quan điểmnày còn cho rằng trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐkhông thấy có quy định cắm hoạt động cho thuê lại lao động và rằng trên thực
tế đăng ký kinh doanh ở một số địa phương hoạt động này đã được chấp nhậntrong “ngành nghề kinh doanh” khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thâm
quyên về đăng ký kinh doanh (ví dụ: Hà Nội) Dư luận xã hội cũng chia làm
hai luéng: ủng hộ và không ủng hộ hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt
Nam với những lý lẽ khác nhau.
Trang 8Thái độ của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động đã rõ ràng về
vấn đề này thông qua các công văn trả lời chính thức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và một số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chomột số khu công nghiệp và DN Tại Công văn số 3880/LĐTBXH ngày
-01/10/2004 của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội tra lời Công ty TNHH
Sài Gòn Nguyễn Gia, Công văn số 2891/LDTBXH -LDVL ngày 15/8/2007
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời Công ty TNHH Shell Việt
Nam (Đồng Nai) về hợp đồng cung ứng dịch vụ lao động và một số công văncủa Sé Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
nhìn chung đều viện dẫn khoản 1 Điều 30 BLLĐ để đi đến kết luận là địch vụ
lao động theo quy định của BLLĐ Việt Nam không bao gồm hoạt động chothuê lại lao động và hoạt động này trên thực tế đã vi phạm cách thức giao kết
HĐLĐ và vi phạm pháp luật lao động Việt Nam Từ thái độ này của các cơ
quan quản lý nhà nước về lao động khớp nối với thực tế đã có địa phươngchấp nhận hoạt động cho thuê lại lao động trong nội dung đăng ký kinh doanhcủa DN (như đã đề cập) đã gây ra phản ứng tiêu cực từ phía các DN là tại sao
cùng một hoạt động mà địa phương này cho phép con địa phương khác lại
không cho phép? và không thể ngăn cản sự nghi ngờ về tinh minh bach củapháp luật cũng như tính minh bạch và công bằng trong công tác quản lý củanhà nước Đúng là thực tế đó đã không thê phủ nhận sự thiếu tính liên thôngcần thiết và sự không thống nhất trong hoạt động quản lý của các cơ quan
chức năng trong thời gian qua.
Một vấn đề tiếp theo được đặt ra là: Trong tương lai, Việt Nam có nênchấp nhận hoạt động cho thuê lại lao động hay không? Và nếu có thì chấp
nhận trong giới hạn nào?
Câu trả lời tạm thời được thé hiện trong Dự án BLLD sửa đổi, bỗ sung
của Việt Nam Theo dự thảo BLLĐ (sửa đổi) trình Quốc hội Khóa XIII thông
qua tai ky họp thứ 3 thì hoạt động cho thuê lại lao động sẽ được thừa nhận ở
Việt Nam Tuy nhiên, đây là vẫn đề còn rất mới mẻ về mặt lý luận pháp lý và
thực tiên ở Việt Nam, cân có sự đâu tư nghiên cứu một cách có hệ thông và
Trang 9góp tiéng nói cụ thể cho việc xây dựng BLLĐ sửa đổi ở nước ta, đáp ứng yêucầu tất yếu của thị trường lao động Đó chính là những lý do của việc lựachọn "Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật laođộng Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc 1é” làm
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cho đến thời điểm hiện nay, theo khảo sát của chúng tôi, nghiên cứu về
cho thuê lại lao động đã có một số bài viết đăng tạp chí, tham luận hội thảo và
một số thông tin được đăng tải trên websites, như:
- Hoạt động cho thuê lại lao động: một điều chỉnh pháp luật theo
hướng cho phép của Phan Huy Hồng và Ngô Thị Thu đăng trên Tạp chí Nhànước và Pháp luật số 109 tháng 11 năm 2007
- Dịch vụ cho thuê lại lao động - một giải pháp nhân sự hiệu quả của
Linh Anh đăng tải trên Vietnam net ngày 20/4/2004
(http://www.nhantrachoc.net.vn /nthportal/forum/showthread.php?t=2575).
- Cho thuê lại lao động - Ai có lợi? của Khánh Bình đăng tải trên Báo
Sài gòn giải phóng ngày 05/6/2006
(http://vietbao.vn/Xa-hoi/Cho-thue-lao-dong-Ai-co-loi/45196660/157/).
- Hình thức cho thuê nhân viên, của Minh Chánh, dang tải trên http://www.nhantrachoc.net.vn/nthportal/forum/showthread.php?t=2575 ngày 24/10/2006.
- Sẽ kiên quyết chấm dứt dich vu cho thuê lại lao động của Minh
Chánh, đăng tải trên:
http://www.nhantrachoc.net.vn/nthportal/forum/showthread.php?t =2515 ngay 18/4/2007.
- Cho thuê lại lao động: Ngăn cám hay khuyến khích? của Nguyễn Bay
đăng tải trên lao-dong-Ngan-cam-hay-khuyen-khich.aspx ngày 16/6/2009.
http://www.phunuonline.com.vn/vieclam/2009/Pages/Cho-thue-Nhìn chung các bài việt nói trên mới bàn đên việc có nên cho phép hay
không hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam Một vài bài viết có đề cập
Trang 10van dé lợi và hai của hoạt động dịch vụ này Trong đó chỉ có một bài phácthảo hướng điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động trongtương lai ở Việt Nam với tính cách quan điểm cá nhân (Hoạt động cho thuê
lại lao động: một điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép của Phan Huy
Hồng và Ngô Thị Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 109 tháng
11 năm 2007).
Gần đây, đáng chú ý nhất là tài liệu nghiên cứu về cho thuê lại lao động
của ILO và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam (phát hành năm
2011 với tên gọi: Tai liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, Nxb Lao động
-Xã hội) được sử dụng chủ yếu với tính cách là tài liệu tham khảo để xây dựngBLLĐ (sửa đổi) về nội dung cho thuê lại lao động Những nội dung cơ bản
mà tài liệu này tập trung nghiên cứu là: kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật củaILO và một số quốc gia đối với hoạt động cho thuê lại lao động (Đức, Nhật
Bản, Trung Quốc, các nước ASEN ); thực trạng hoạt động cho thuê lại lao:động tại một số địa phương ở nước ta trong thời gian vừa qua, một số kiến
‘nighi có liên quan Có thé nói, cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng
“hợp các tài liệu có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động dé làm tàiTiệu tham khảo trong quá trình xây dung Dự án BLLD sửa đổi là chủ yếu
Như vậy, có thể coi đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một
cách tông thé những van dé lý luận, thực tiễn và các giải pháp điều chỉnh phápluật đối với hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin về nhà nước và pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dụng để triển khai đề tàilà: phiân tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tông hợp Cụ thé:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên đề dé thựchiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Phương pháp thống kê được sử dụng dé tập hợp, xử lí các tài liệu, số
liệu phục vu cho việc nghiên cứu dé tài.
Trang 11- Phương pháp so sánh được sử dụng trong một so chuyên đề để đối
chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau (của ILO, một số quốc gia trên thế
giới trong khu vực và Việt Nam) về cho thuê lại lao động, từ đó có thể rút ra
những kinh nghiệm nhất định cho việc điều chỉnh pháp luật về van dé này ở
Việt Nam.
- Phương pháp chứng minh được sử dung dé chứng minh các luận điểm
trong các chuyên dé về lý luận ở nhóm chuyên dé 1, các nhận định trong các
chuyên đề về thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động ở nhóm chuyên đề 2
và các đề xuất ở nhóm chuyên đề 3
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những
kết luận của từng chuyên dé và kết luận chung của đề tài
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu Dé tài nhằm làm sáng rõ một số van dé lý luận về cho
thuê lại lao động và pháp luật về cho thuê lại lao động, sự cần thiết phải điềuchỉnh bằng pháp luật hoạt động này tại Việt Nam, góp phần vào việc hìnhthành các quy định pháp luật về cho thuê lại lao động ở nước ta trong thờigian tới, đồng thời hình thành nguồn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đạihọc Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo khác cũng như các tổ chức, cá nhân cóquar tâm.
Với mục đích nêu trên, Đề tài có các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Một là, nghiên cứu, hệ thống những vấn đề lý luận pháp lý về cho thuê
lại lao động;
Hai là, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động dịch vụ việc làm đồng thời nghiên cứu quan điểm và kinh nghiệm của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số quốc gia về hoạt động cho thuê
lai la động;
Ba là, phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở
Việt Nam trong thời gian vừa qua;
Trang 12Bon là, đề xuất các giải pháp cụ thé cho việc điều chỉnh pháp luật đốivới hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam.
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Dé thực hiện các mục đích trên, dé tài chủ yếu nghiên cứu một số công
ƯỚC, khuyến nghị của ILO và pháp luật một số nước về cho thuê lại lao động
(Đức, Anh, Mỹ, Thuy Dién, Nhật Ban, Trung Quốc, Hàn Quốc), các quy định
của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về hoạt động dịch vụ lao động,
thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở nước ta thời gian qua và các giảipháp cho việc điều chỉnh pháp luật về vẫn đề này ở Việt Nam
6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của Đề tài được thiết kết thành ba nhóm:
- Nhóm chuyên đề 1: M6t số vấn dé lý luận về cho thuê lại lao động
và điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động, gồm 5 chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Khái niệm và bản chất cho thuê lại lao động;
+ Chuyên đề 2: Các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động cho thuêlại lao động;
+ Chuyên đề 3: Pháp luật quốc tế về cho thuê lại lao động;
+ Chuyên đề 4: Pháp luật và thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở
một số quốc gia trên thế giới;
+ Chuyên đề 5: Nguyên tắc, phạm vi, nội dung và hình thức pháp luậtđiều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động.
- Nhóm chuyên đề 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cho thuê lạilao động ở Việt Nam, gồm 2 chuyên đề:
+ Chuyên đề 6: Pháp luật hiện hành về hoạt động dịch vụ việc làm ở
Việt Nam;
+ Chuyên dé 7: Thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
- Nhóm chuyên đề 3: Những đề xuất nhằm xác định hướng điềuchỉnh pháp luật (lao động) về cho thuê lại lao động ở Việt Nam, gồm 8chuyên đề:
Trang 13+ Chuyên dé 8: Sự can thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt
động cho thuê lại lao động ở Việt Nam;
+ Chuyên đề 9: Quan điểm, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh
hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam;
+ Chuyên đề 10: Thiết kế khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho
thuê lại lao động ở Việt Nam;
+ Chuyên đề 11: Đề xuất các quy định pháp luật về điều kiện đối với
doanh nghiệp cho thuê lao động ở Việt Nam;
+ Chuyên đề 12: Đề xuất các quy định về các loại hợp đồng trong lĩnh
vực cho thuê lại lao động ở Việt Nam;
+ Chuyên đề 13: Bảo vệ quyền lợi của NLĐ cho thuê lại và những yêucầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật;
+ Chuyên đề 14: Bảo vệ DN cho thuê và DN thuê lại lao động trong
hoạt động cho thuê lại lao động và những vấn đề đặt ra đối với việc điều
chỉnh pháp luật;
+ Chuyên đề 15: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hoạt động cho thuêlại lao động ở Việt Nam.
Trang 14Phần 2:
CAC KET QUÁ NGHIÊN CỨU CHỦ YEU
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở 3 nhóm nội dung lớn sau đây:
1 Một số vẫn đề lý luận vê cho thuê lại lao động và điều chỉnh pháp
luật về cho thuê lại lao động
Như đã đề cập, nhóm này gồm 5 chuyên đề tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm và bản chất cho thuê lại lao động: cácquan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động cho thuê lại lao động; pháp luật quốc
tế về cho thuê lại lao động; pháp luật và thực tiễn hoạt động cho thuê lại laođộng ở một số quốc gia trên thế giới; nguyên tắcu, nội dung và hình thứcpháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động
1.1 Khái niệm và bản chất cho thuê lại lao động
Qua việc phân tích, đánh giá các quan điểm của ILO và một số quốc
gia khác nhau (Đức, Trung Quốc, Philippin ); qua việc phân tích nhu cầu và
diễn biến thực tế của hoạt động cho thuê lại lao động, tại Chuyên đề 1 đã đưa
ra khái niệm cho thuê lại lao động như sau: Cho thuê lại lao động là việc một
DN tiến hành tuyển dụng lao động (ký hợp đồng đối với NLĐ) nhưng sau đólại cho DN khác thuê lại dé sử dụng trong một thời gian nhất định Trong thời
gian làm việc tại DN thuê lại lao động, quyền lợi của NLĐ vẫn do DN cho
thuê lao động đảm bảo nhưng NLĐ phải chịu sự giám sát, điều hành của DN
thuê lại lao động.
Xét về bản chất, cho thuê lại lao động là quan hệ ba bên (quan hệ
mang hình tam giác) với sự tham gia của: bên cho thuê lao động (DN cho thuê lao động), NLD được thuê lại và bên thuê lại lao động (DN thuê lại lao
động) Trong việc cho thuê lại lao động thực chất gồm ba mối quan hệ: i)
Quan hệ giữa DN cho thuê lao động và NLĐ được cho thuê lại (thực chất đây
là quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở của HDLD); ii) Quan hệ giữa
DN cho thuê lao động và DN thuê lại lao động (quan hệ mang tính dịch vụ
được hình thành trên cơ sở hợp đồng cho thuê lại lao động); iii) Quan hệ giữa
Trang 15NLĐ được cho thuê lại và DN thuê lại lao động (mối quan hệ này hiện tại vẫnđang gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật, khó gọi được tên chính xác)
Cùng với việc nghiên cứu, đưa ra khái niệm và bản chất của cho thuêlại lao động, Chuyên đề 1 còn chỉ rõ các trường hợp cho thuê lại lao động
Chuyên đề nghiên cứu khang định rằng, có nhiều tiêu chí khác nhau dé làm
căn cứ phân loại các trường hợp cho thuê lại lao động, nhưng cách phân loại
pho biến và thường được các quốc gia sử dung dé làm cơ sở xây dựng pháp
luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động là chia hoạt động này thànhhai loại: i) Cho thuê lại lao động thực sự (DN tuyên dụng NLD dé vào DNlàm việc nhưng trong quá trình sử dụng có thể cho DN khác thuê lại trongmột thời gian nhất định; trong trường hợp này hoạt động cho thuê lại lao động
xuất hiện (chen ngang) trong quá trình NLD làm việc chính thức tai DN); ở)Cho thuê lao động với tư cách là hoạt động kinh doanh của DN (DN tuyêndụng lao động không nhằm mục đích sử dụng mà nhằm mục đích cho DN
khác thuê lại để có lợi nhuận Điều đó có nghĩa việc cho thuê lại lao động làhoạt động kinh doanh chủ yếu của DN và DN sẽ thu lợi nhuận từ chính hoạt
động cho thuê lại lao động này NLD khi được tuyển dụng sẽ không làm việc
cho DN mà sẽ đi làm việc cho DN khác Vì vậy, ở những DN cho thuê lao
động này có thé có số lượng lao động rất lớn nhưng không cần phải có nhàxưởng thiết bị và cũng không cần phải đầu tư cho những hoạt động này)
1.2 Các quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động cho thuê lại lao động
Nội dung này thuộc nhiệm vụ của Chuyên đề 2, được nghiên cứu đểlàm cơ sở cho việc kiến nghị quy định các điều kiện đối với các chủ thể thamgia quan hệ cho thuê lại lao động, nội dung và hình thức (loại hợp đồng) của
quan hệ cho thuê lại lao động
Kết quả nghiên cứu của Chuyên dé này cho thấy, trong hoạt động cho
thuê lại lao động xuất hiện 3 loại quan hệ pháp luật khác nhau nhưng có mốiquan hệ mật thiết với nhau, đó là: i) Quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê lao
Trang 16động với NLD; ii) Quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê lao động với DN thuê lại lao động; 111) Quan hệ giữa DN thuê lại lao động với NLD được thuê lại.
i) Quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê lao động với NLD:
Quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê lao động với NLD là quan hệ pháp luật lao động Trong đó, DN cho thuê lao động là NSDLD của NLD Vì
vậy, DN cho thuê lao động phải đáp ứng đây đủ các điều kiện của NSDLĐ
theo pháp luật của quốc gia Tùy vào từng trường hợp cho thuê lại lao động(cho thuê lại lao động thực sự - không kinh doanh hay cho thuê lại lao động không thực sự - với tư cách là hoạt động kinh doanh) mà xác định được cácđiều kiện riêng (ngoài các điều kiện chung của NSDLĐ) DN cho thuê lao
động phải đáp ứng thêm khi tham gia quan hệ pháp luật nay Chang hạn,
trong trường hợp cho thuê lại lao động thực sự (cho thuê không kinh doanh),
DN cho thuê lao động không phải đáp ứng thêm điều kiện gì so với điều kiệnđối với một NSDLĐ thông thường Ngược lại, trong trường hợp cho thuê lao
động không thực sự (cho thuê kinh doanh), DN cho thuê lao động phải đáp
ứng thêm một số điều kiện khác so với NSDLĐ thông thường, trong đó chútrọng điều kiện về vốn pháp định, ký quỹ nhăm bảo vệ quyền lợi của NLD
được sử dụng để cho thuê lại và bảo vệ lợi ích chung của xã hội
Điều kiện đặt ra đối với NLĐ khi tham gia quan hệ pháp luật này nhìnchung không có ngoại lệ so với NLĐ thông thường Tuy nhiên, có một vấn đề
mà hiện nay chưa thống nhất được quan điểm, đó là việc cho thuê lại NLDchưa đủ tuôi lao động chuẩn theo quy định của pháp luật quốc gia (người cónăng lực hành vi lao động chưa đầy đủ) Có quan điểm cho rằng, đối vớinhững công việc, ngành nghé cho phép sử dụng NLD chưa đạt tuổi lao độngchuẩn thì cũng có thể thuê lại những NLĐ này Quan điểm khác lại cho răngkhông nên cho phép sử dụng NLĐ chưa đạt tuổi chuẩn trong hoạt động cho
thuê lao động, ké cả đối với những công việc, ngành nghề cho phép sử dụngtrực tiếp lao động này, vì tính tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm củaNLD trong quan hệ cho thuê lại lao động đòi hỏi cao hơn han so với quan hệ
lao động thông thường: nguy cơ bị xâm hại quyền lợi cũng dễ dàng xảy ra đối
Trang 17với NLD trong hoạt động cho thuê lao động đòi hỏi họ phải có đủ khả năng để
tự bảo vệ mình trước nguy cơ đó Đây chính là quan điểm được tác giả
nghiên cứu chuyên đề ủng hộ
Nội dung và hình thức của quan hệ pháp luật lao động giữa DN cho
thuê lao động với NLĐ được thể hiện trong HĐLĐ giữa hai bên Đối với
trường hợp cho thuê lao động thực sự (cho thuê không kinh doanh), nhìn
chung HDLD giữa hai bên giống như HDLD thông thường Những nội dung
liên quan đến cho thuê lại lao động có thể được đưa vào những thỏa thuận
khác trong HĐLĐ giữa hai bên hoặc là thỏa thuận riêng (tách ra khỏi HDLD)
trong quá trình thực hiện HĐLĐ nếu có phát sinh nhu cầu cho thuê lại lao
động Đối với trường hợp cho thuê lao động không thực sự (cho thuê kinh
doanh), nhìn chung nội dung HDLD sẽ có nhiều điểm khác biệt so với HDLD
trong trường hợp thông thường Chẳng hạn, trong hợp đồng thay vì quy định
cụ thể công việc NLĐ phải làm theo hợp đồng sẽ là ngành nghề hoặc loại
công việc mà NLĐ phải chấp nhận làm cho DN khác (DN thuê lại lao động)
trong thời gian HDLD có hiệu lực với những điều kiện nhất định Kéo theo sựkhác biệt này là một loạt những khác biệt khác về thời gian làm việc, địa điểmlàm việc, tiền lương, vấn đề kỷ luật Chính điều này đặt ra một câu hỏi lớncần phải nghiên cứu kỹ khi xây dựng pháp luật về cho thuê lại lao động - đó
là: vấn đề bảo vệ quyền lợi của NLĐ, DN cho thuê và DN thuê lại lao động,
đặc biệt là quyền lợi của NLĐ, như thế nào?
li) Quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê lao động với DN thuê lại lao động
Về thực chất đây là quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanhthương mại được hình thành nhằm thoả mãn nhu cầu về sản xuất, dịch vụ, lợi
nhuận của DN cho thuê và DN thuê lại lao động Chính vì vậy, pháp luật của
hầu hết các quốc gia có quy định về hoạt động cho thuê lao động đều coi cho
thuê lao động là một hoạt động kinh doanh, ngành nghề cho thuê lao độngđược coi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Trang 18Điều kiện đặt ra đối với DN cho thuê lao động sẽ khá khắt khe so với
DN thuê lại lao động Nếu như DN thuê lại lao động chỉ cần đáp ứng các điềukiện chung theo pháp luật về kinh doanh thương mại thì ngược lại, DN cho
thuê lao động phải đáp ứng thêm các điều kiện riêng dé đảm bao cho hoạtđộng cho thuê lao động của mình, như: vốn pháp định; ngành, nghề được
phép cho thuê lao động, ký quỹ để đảm bảo hoạt động cho thuê lại lao động
tuỳ vào quy định cụ thé của pháp luật quốc gia thì mới có thể được cấp phéphoạt động cho thuê lại lao động Giấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
chính là điều kiện pháp lý quan trọng nhất để ghi nhận tất cả những điều kiện
khác mà DN cho thuê lao động đã đáp ứng và từ đó mới có thé tham gia quan
hệ pháp luật này.
Mối quan hệ giữa DN cho thuê và DN thuê lại lao động được thể hiện
qua hợp đồng cho thuê lao động được ký kết giữa hai bên Một điều cần lưu ý
là hợp đồng giữa hai bên này lại liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mộtchủ thể thứ ba, đó là NLĐ cho thuê lại Vì vay, có một số quyền và nghĩa vụcủa DN cho thuê và DN thuê lại lao động đối ứng với nhau, như: DN cho thuêlao động phải đảm bảo cung ứng NLĐ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
cho DN thuê lại lao động: DN thuê lại lao động phải thanh toán đủ và đúng
tiền độ phí dịch vụ, tiền lương, bảo hiểm của NLĐ cho DN cho thuê lao
động ; ngược lại, có một số quyền và nghĩa vụ của hai bên liên quan đếnNLD được thuê lại Trong đó, DN thuê lại lao động có quyền điều hành lao
động đối với NLD, bao gồm cả quyền tra NLD lại DN cho thuê; không có
nghĩa vụ trực tiếp thanh toán lương, đóng bảo hiểm cho NLĐ Ngược lại,
DN cho thuê lao động là người có trách nhiệm trực tiếp về tiền lương, bảohiểm cho NLD, bao gồm cả những khoảng thời gian gián đoạn việc cho thuê;
có quyền trực tiếp xử lý vi phạm kỷ luật lao động (có thé cả trong trường hop
NLD vi phạm nội quy lao động của công ty thuê lại), cham dứt HDLD đối với
NLD
Việc ký kết, thực hiện, thay đổi, cham dứt hợp đồng cho thuê lao động(nói cách khác là những van dé liên quan đến phát sinh, thay đổi, chấm dứt
Trang 19quan hệ pháp luật giữa DN cho thuê và DN thuê lại lao động) được thực hiện
theo quy định của pháp luật về kinh doanh thương mại và các quy định pháp
luật có liên quan khác.
iti) Quan hệ giữa DN thuê lại lao động với NLD được thuê lại
Quan hệ pháp luật giữa DN thuê lai và NLD được thuê lại được hình
thành trên cơ sở hợp đồng cho thuê lao động giữa DN cho thuê và DN thuê lại
lao động, tức là giữa DN thuê lại và NLĐ không tồn tại hợp đồng riêng.Chính vì thế, việc xác định bản chất pháp lý của mối quan hệ này cho đến nayvẫn là vấn dé đang còn tranh luận, ké cả ở những quốc gia có bề dày về kinh
nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động như
CHLB Đức Trong nội dung của Chuyên dé 2 đã phân tích cụ thé hai quan
điểm trái ngược nhau về vấn đề này: quan điểm thứ nhất cho rằng quan hệ
giữa DN thuê lại lao động và NLD được thuê lại cũng là quan hệ lao động;
quan điểm thứ hai cho rằng không thể coi quan hệ giữa DN thuê lại và NLĐ
được thuê lại là quan hệ lao động Qua phân tích, lập luận, tác giả nghiên cứu
cũng thé hiện rõ chính kiến của mình là ủng hộ quan điểm thứ hai Tuy nhiên,ngoài những nghĩa vụ đối với NLĐ theo hợp đồng đã ký với DN cho thuê laođộng, DN thuê lại lao động còn phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ khác đốivới NLĐ được thuê lại trong thời gian người này trực tiếp làm việc cho mình,như: tôn trọng, không phân biệt đối xử, đảm bảo các phúc lợi cho NLĐ được
thuê lại
Quan hệ pháp luật giữa DN thuê lại lao động và NLĐ được thuê lại sẽ
chấm đứt trong các trường hợp: hợp đồng cho thuê giữa DN cho thuê và DN
thuê lai cham dứt; thời hạn cho thuê lại NLD theo hợp đồng cho thuê lao động
đã hết hạn; NLD được thuê lại bi DN thuê lại lao động trả lại DN cho thuê;
DN thuê lại lao động chấm dứt hoạt động: NLD được thuê lại chết
1.3 Pháp luật quốc tế về cho thuê lại lao động
Về nội dung này, Chuyên đề 3 đã tập trung chủ yếu nghiên cứu quá
trình phát triển của pháp luật quốc tế về cho thuê lao động và các yêu cầu cơbản của pháp luật quốc tế liên quan đến cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân
Trang 20i) Về quá trình phát triển của pháp luật quốc tế vé cho thuê lại lao
động:
Theo các văn bản pháp lý quốc tế, tô chức cho thuê lao động được gọi
là cơ quan dịch vụ việc làm, bao gồm cơ quan dịch vụ việc làm nhà nước và
cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân (PrEA).
Trong hau hết thế ky XX, PrEA gần như bi coi là các tổ chức bat hợppháp theo quy định của pháp luật quốc tế Ở nhiều quốc gia, tuy không bị coi
là tổ chức bat hợp pháp nhưng PrEA bị bị quản lý ráo riết Thực tế này là kết
quả thực hiện các công ước và khuyến nghị có liên quan của ILO, như: Công
ước về chống thất nghiệp năm 1919; Khuyến nghị số 1 (năm 1919) về chống
thất nghiệp; Công ước số 34 (năm 1923) về cơ quan dịch vụ việc làm có thuphi; Công ước số 96 (năm 1949) sửa đổi Công ước số 34
Tuy vậy, nhu cầu đối với các cơ quan dịch vụ việc làm vẫn ton tại
Trong hai thập kỷ qua, PrEA đã tăng trưởng một cách ngoạn mục, trở thành
một chất xúc tác cho những hình thức dịch vụ quản lý nguồn nhân lực mới và
có thể góp phần làm cho điều kiện làm việc tốt hơn
Sự tăng trưởng nhanh chóng của PrEA là do một số yếu tổ như thị
trường lao động thay đổi nhanh chóng và linh hoạt, những hạn chế trong hoạt
động của các tô chức việc làm của Nhà nước, và việc sử dụng các mạng lưới
thay thế khác Với các công ty tìm kiếm nhân viên di động và ngày càng linhhoạt hơn, và với các công nhân sẵn sang dé di chuyển qua biên giới theo thoả
thuận làm việc khác nhau, các nhà tuyển dụng tư nhân thậm chí còn trở nên
quan trọng hơn trong việc giúp thị trường lao động hoạt động hiệu quả Trong
bối cảnh thị trường lao động quốc gia và toàn cầu có nhiều biến động, thịphần của PrEA đã liên tục tăng và hoạt động kinh doanh của họ được mở
rộng Sự phát triển của PrEA đã được đây mạnh bởi việc mở cửa thị trườnglao động trong các khu vực khác nhau của thế giới nơi trước đó chỉ có các cơquan dịch vụ việc làm công độc chiếm
Trước thực trạng đó, ILO đã thông qua Công ước số 181 vào năm
1997, thừa nhận răng các PrEA có thể đóng góp vào sự vận hành của thị
Trang 21trường lao động và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho việc quy định, sắp xếplao động và việc làm của NLD được PrEA tuyển dụng mà cụ thé là các tổchức việc làm tạm thời Đồng thời, Công ước đây mạnh hợp tác giữa các dịch
vụ việc làm công (PES) và PrEA để đảm sự vận hành hiệu quả nhất của thị
trường lao động, trong khi các tổ chức việc làm công vẫn duy trì quyền lực
trong xây dựng chính sách thị trường lao động Khuyến nghị số 188 về tổchức việc làm tư nhân liên quan đến Công ước số 181 và quy định cụ thể hơn
về mối hợp tác này Tính đến giữa năm 2010, có 22 quốc gia đã phê chuẩn
Công ước 181.
ii) VỀ các yêu cau cơ bản của pháp luật quốc tế liên quan đến PrEA
Hiện nay có hai văn kiện cơ bản của ILO liên quan đến lĩnh vực này:
Công ước 181 về Cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân (1997) và Khuyến nghị
188 đi kèm nhằm hướng dẫn Công ước Bên cạnh đó còn có Khuyến nghị 198
về Quan hệ tuyên dụng lao động (2006) là văn bản có liên quan
Theo các văn kiện này, có thé xác định một số yêu cẩu pháp lý đối với
việc thiết lập và điều hành PrEA như sau:
- Thuật ngữ: Một yêu cầu quan trọng đối với pháp luật về PrEA là một
định nghĩa rõ ràng của thuật ngữ "cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân (PrEA)"
dé tránh nhằm lẫn trong việc áp dụng pháp luật vi trong luật có thé không baogồm một số công nhân tuyển dụng thông qua PrEA
- Đăng ký và cấp giấy phép: Đăng ký nghĩa là PrEA được đăng ký với
cơ quan chính phủ, cấp giấy phép đồi hỏi phải có sự cho phép trước đó cho
PrEA trước khi tổ chức này bắt đầu kinh doanh Nếu có một thủ tục đăng kýhoặc cấp giấy phép thì có thé thu lệ phí từ PrEA Mức lệ phí này khác nhau ởcác quốc gia, thậm chí trong những trường hợp nhất định các ứng viên phảitrả tiền ngay khi nộp hồ sơ Mức lệ phí phụ thuộc vào quy mô của PrEA,
nhưng không nên quá cao, cản trở PrEA đăng ký kinh doanh.
- Ký quỹ: một khoản tiền ký quỹ có thể đảm bảo rằng DN cho thuê lao
động sẽ tuân theo pháp luật Thêm vào đó, bất cứ mất mát, thiệt hại nào gây ra
do việc DN không tuân theo quy định sẽ phải được chỉ từ tiền ký quỹ Chính
Trang 22sách này khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa DN vi phạm pháp luật, nếu có
những quy định rõ ràng đảm bảo thủ tục sung công đối với số tiền ký quỹ
trong trường hợp có vi phạm Khoản ký quỹ cũng rất hữu ích để bồi thường
thiệt hại cho NLD khi có quyết định của tòa án hoặc một cơ quan hành chính
- Cá nhân và trình độ chuyên môn: Một tiêu chí quan trọng đối với việc
phát hành một giấy phép để hoạt động một PrEA là việc thoả mãn các điều
kiện về độ tudi, lý lịch tư pháp và năng lực chuyên môn cá nhân (kiến thức cá
nhân, khả năng tiếp thị, như khả năng quản lý )
- Thoa thuận tuân thu luật lao động và pháp luật về bình đẳng cơ hội:
Với tu cách là một DN, PrEA cũng cần phải tuân thủ các luật liên quan (bảo
vệ NLĐ, thương lượng tập thể, tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và cácđiều kiện lao động khác, phúc lợi xã hội, đào tạo nghề, an toàn vệ sinh lao
động, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp, bồi thường trong trườnghợp DN phá sản và bảo vệ khiếu nại của NLĐ, bảo vệ lao động nữ nghỉ thai
sản ).
- Tuân thủ quy định về quyên con người: Hầu hết các quốc gia cũng
bảo vệ các quyền con người cơ bản của NLD, thông qua Hiến pháp hoặc
thông qua các nguồn luật khác Những văn bản này được dựa vào Tuyên bố
ILO năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc được thôngqua bởi quốc gia thành viên vào năm 1998 Các hoạt động của PrEA phải đảmbao hạn chế tất cả các hoạt động có thé duy trì sự phân biệt đối xử, không
được tô chức lao động cưỡng bức; tôn trọng các quy định liên quan đến lao
TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HÀ NỘI
Trang 231.4 Pháp luật và thực tiễn về hoạt động cho thuê lại lao động ở một
số quốc gia trên thế giới
Trong phạm vi Đề tài này, kinh nghiệm của các quốc gia: Anh, Đức,
Thuy Điển, Mỹ, Nhật, Hàn quốc và Trung quốc được tham khảo dé làm cơ sởcho những đề xuất khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao
động của Việt Nam Kết quả nghiên cứu của Chuyên đề 4 cho thấy:
- Ở Anh, hoạt động cho thuê lao động xuất hiện từ những năm 1900 với
việc cung cấp các ca sỹ và diễn viên đến các nhà hát khác nhau của công ty
quản lý giải trí Quy định luật pháp về cho thuê lao động được đưa ra vào năm
1973 (Employment Agencies Act 1973) Luật này sau đó được sửa đổi vào
1999, những quy định sửa đổi có hiệu lực từ 2004 Mac đù pháp luật không
giới hạn phạm vi nghề nghiệp cho hoạt động cho thuê lao động, nhưng thực tế
hoạt động cho thuê lao động chỉ chủ yếu tập trung vào công việc hành chính
nói chung và thư ký, công việc phổ thông, đơn giản và không cần kỹ năng
chuyên ngành.
Luật pháp của Anh đưa ra một loạt khái niệm có liên quan, như: “dịch
vụ tìm việc”, “kinh doanh việc làm”, “DN thuê lao động”, “người tìm việc”
và các khái niệm liên quan khác.
Những nghĩa vụ của DN cho thuê lao động được quy định cụ thể, gồm:không được thu phí đối với NLD; không được đưa ra những quy định bat lợi,
hạn chế NLĐ; không được cho các DN thuê để thay thế lao động của họ đang
đình công; không được thay mặt DN sử dụng để trả lương cho lao động;không được nói và làm bất nhất; không được áp dụng mức lệ phí quá cao, bấthợp lý nhằm ngăn cản bên sử dụng lao động thay vì tuyến lao động làm việcthường xuyên để sử dụng lao động này theo dịch vụ khác ngắn hạn, hoặc giới
thiệu NLĐ đến một bên thứ ba khác; không được ký kết HĐLĐ thay mặtNLD hoặc ngược lại ký kết HDLD thay mặt bên sử dụng lao động; khôngđược khấu trừ hoặc đe doạ giữ lại bất cứ khoản thanh toán nào đối với NLĐ
Bên cạnh đó, luật pháp của Anh cũng quy định chỉ tiết về các thoảthuận của DN cho thuê lao động đối với NLĐ, những yêu cầu đối với hợp
Trang 24đồng với bên sử dụng lao động, thông tin bên sử dụng phải cung cấp, việc xác
nhận chuyên môn và khả năng của NLĐ, những biện pháp bảo vệ lao động
cho thuê trước bên sử dụng, điều khoản vẻ thông tin đối với NLĐ và bên sử
dụng lao động; quy định và xử lý những tình huống đặc biệt
- Ở Đức, vẫn đề cho thuê lao động trong nhiều năm được thực hiện
thông qua các phán quyết của toà án liên bang, đến 1972 Luật cho thuê laođộng được ban hành Luật cụ thé hoá những tiền đề về cấp phép, các quy định
cụ thé đối với quan hệ việc làm và an sinh Luật cũng bao gồm các ngoại lệcho các tình huống thuê mướn lao động Thuê lao động ở Đức nhìn chung bịhạn chế Từ năm 2004 trở đi thì không còn hạn chế cho hoạt động thuê lao
động nhưng các nguyên tắc cơ bản thì vẫn không thay đi
Luật đã trải qua rất nhiều sửa đổi Năm 1991 thông qua quy định cắm
thuê lao động trong ngành xây dựng Năm 1983 mở rộng thời gian cho thuê lao động từ 3 tháng lên mức 6 tháng Năm 1997, thời gian cho thuê được mở rộng lên 12 tháng Năm 2001 thời gian này tăng lên mức 24 tháng cùng với
một điều khoản mới, theo đó nếu một NLĐ làm việc theo hợp đồng cho thuê
trên 24 tháng thì phải được bên sử dụng lao động trả với mức lương và phúc lợi xã hội tương đương như các lao động thường xuyên tại DN Năm 2003
luật về cho thuê lao động được sửa đổi bằng việc thông qua đạo luật Hartz,
thành lập cơ quan dịch vụ nhân lực dé giao cho các co quan Nha nước sửdụng lao động thất nghiệp và phái cử cho NSDLD phái cử Tiếp theo sửa đổinăm 2003, việc cam cho thuê lao động trong ngành xây dựng tiếp tục được dỡ
bỏ Từ năm 2004 thì các hạn chế về thời gian đã bị xoá bỏ, và tiền công củaNLD sẽ được thực hiện trên cơ sở thỏa ước lao động tập thê đang có hiệu lực,
trong đó có nguyên tắc “bình đẳng về trả công”
Một số vấn đề được luật quy định như: hợp đồng cho thuê lao động;tiền lương; chỉ trả cho lao động trong những ngày nghỉ ốm và nghỉ phép; chế
độ thai sản đối với NLĐ thuê; trách nhiệm giữ bí mật công nghệ, kinh doanhsau khi chấm dứt hợp đồng làm việc; van đề trả lại NLD thuê
Trang 25Nói chung luật cố gắng giải quyết mối quan hệ ba bên giữa bên cho
thuê, lao động và DN sử dụng lao động Bên cạnh đó luật cũng xử lý vấn đềlhop đồng gia va hậu quả pháp ly của hop đồng giả
- Ở Thụy Điển, các tô chức cho thuê lao động tư nhân cũng đã có lịch
sử tồn tai lâu đời Chúng thường là các tổ chức kinh doanh thu phí và nhằmthu lợi nhuận NLĐ thường không có điều kiện làm việc tốt với chi phí cao,đôi khi được điều đi làm những công việc không tồn tại Nhà nước sau đó cốgang quan lý hệ thong dịch vụ việc làm Sau sự kiện luật về Dich vụ việc làm
1935 ra đời, tổ chức dịch vụ việc làm của Nhà nước phát triển và có vị trí độc
quyền từ năm 1935-1993 Các dịch vụ cho thuê lao động tư nhân lúc này chỉ
là một thị trường nhỏ bé và chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động nữ đã
dần bị thu hẹp Đến cao điểm là chúng bị cắm từ năm 1942 đến 1991 Sau đó
do hoạt động giới thiệu việc làm và tình hình việc làm tạm thời thay đổi, việc
điều chỉnh lại được thực hiện vào năm 1993 với sự ra đời của “Luật năm 1993
về trao đổi việc làm và thuê lại lao động Thụy Điển” chấm dứt sự độc quyền
của các dịch vụ việc làm Nhà nước Với văn bản này, các DN cho thuê lao
động tư nhân được đối xử như các DN thông thường Điều hạn chế duy nhất
đó là các DN cho thuê lao động không được bắt NLĐ nộp bất cứ loại phí nào
Các văn bản pháp luật trên tập trung quy định về: khái niệm cho thuê
lao động; quyền lợi, trách nhiệm của DN cho thuê, DN thuê lại lao động và
NLD thuê lại; tiền lương và điều kiện làm việc, hoạt động công đoàn Tuynhiên, pháp luật Thuy Điền lại không có quy định về: mối quan hệ giữa dịch
vụ việc làm tư nhân và vấn đề đình công; việc thiết lập công ty như các ngành
kinh doanh khác, không cần có sự phê chuẩn của chính phủ; quan hệ hợpđồng giữa DN sử dụng lao động va NLD
- Tại Mỹ, không có luật liên bang về cho thuê lại lao động Nhưng một
số tiểu bang có luật trong lĩnh vực này Ở một số tiểu bang việc thuê lao động
được thực hiện trên cơ sở thông báo của DN hoặc đăng ký, hoạt động này
được thả nỗi theo các chức năng của thị trường Ngoài thuê lao động, các loại
hình dịch vụ cung ứng lao động cũng được cho phép.
Trang 26Lao động thuê lại ở Mỹ thường là lao động tạm thời, chủ yếu thực hiệncông việc hành chính Về nguyên tắc họ được đối xử bình đẳng về tiền lươngtối thiểu, thời giờ làm việc, quyền lao động và quyền được hưởng an sinh xãhội Tuy nhiên, trong thực tế những NLĐ cho thuê thường chỉ đạt được
khoảng 70% thu nhập của những NLD thường xuyên và có khả năng bị loại
trừ các quyền được hưởng phúc lợi xã hội như trợ cấp hưu trí, bảo hiểm ytế Họ cũng không thuộc đối tượng thương lượng tập thé với NSDLĐ thuêlại Hầu hết lao động thuê lại làm việc với thời gian ngắn dưới 6 tháng
Quy định của luật pháp chủ yếu tập trung về: các khái niệm có liên
quan; hợp đồng liên quan đến quá trình cho thuê lao động, các giấy biên nhận;tuyển dụng lao động làm việc gia đình từ bang khác tới; tuyển dụng lao động
làm việc gia đình ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ; lệ phí, việc trả lại phí; các quy địnhcắm đối với DN cho thuê lao động; các hành vi bị cắm; phí dịch vụ việc làm
- Tại Nhật, hoạt động cho thuê lao động rất phát triển Hoạt động cho
thuê lao động được cho phép khi Luật về Thuê lại lao động (Luật số 88) được
ban hành vào năm 1985 Theo văn bản này, việc cho thuê lao động được cho
phép ở 13 ngành nghề Tháng 12 năm 86, luật này được sửa đổi, bd sung, cho
thêm 13 ngành nghề khác cũng được cho thuê lao động, đưa tổng số ngành
nghè lên 26 Năm 1999 luật được sửa đổi lần thứ hai, cho phép nhận lao độngcho thuê ở tất cả các ngành nghề, trừ những ngành đặc thù Thời gian cho
thuê lao động là 3 năm đối với 26 ngành nghề đã quy định trước đây và 1 năm
đối với các ngành nghề còn lại Năm 2004, luật được sửa đổi, ngành chế tạo
vốn bị cắm trước đó thì nay được phép
Một số quy định cơ bản được quy định trong Luật này gồm: phạm vi
công việc được hoạt động cho thuê lao động; giấy phép; cho thuê lao động
đặc thù; hợp đồng cho thuê lao động; các biện pháp mà người điều hành công
việc phái cử phải thực hiện; việc xử phạt những chủ thể không thực hiện đúngcác yêu cầu của luật
- Tại Hàn Quốc, năm 1998 luật cho thuê lao động được ban hành nhằmhợp thức hoá hành vi cho thuê lao động vốn đã bị cắm một thời gian dài Luật
Trang 27được sửa đổi nhiều lần và lần sửa đổi nội dung nhiều nhất là cuối năm 2006.
Trong đó có quy định về: cho phép cho thuê lao động một cách hạn chế vàmột số ngoại lệ; không được sử dụng lao động cho thuê cho đù bất cứ lý do gì
trong 10 nghề nghiệp được quy định; thời gian cho thuê lao động; NLD phái
cử thuê trực tiếp; giấy phép kinh doanh phái cử lao động; cắm tham gia kiêm
nhiệm và cắm cho mượn chức danh; hạn chế đối với việc cho thuê lao động;nội dung và hình thức của hợp đồng cho thuê lao động; quản lý lao động
- Tại Trung Quốc, trước đây, hầu hết các hoạt động cho thuê lao động
bi xem là bat hợp pháp, lạm dụng, bóc lột lao động di cư, và tạo nên luồng di
cư không tô chức Thực tế cũng có nhiều hành vi không hợp pháp như thu các
loại lệ phí cao đối với NLĐ về công việc đã được hứa hẹn nhưng không đượcthực hiện (mang họ đến các thành phố với những hứa hẹn vê việc làm nhưng
bỏ mặc họ hoặc cung cấp công việc khác với hứa hẹn ban đầu Chính phủ đã
cố gắng ngăn chặn những thành phần này và cũng giúp NLĐ di cư biết vềquyền của họ và giúp họ biết sự khác biệt giữa những nhà môi giới hợp pháp
và không hợp pháp Đó là lý do cần có những quy định cụ thể về cho thuê lao
nghĩa vụ của DN cung ứng lao động; nghĩa vụ của DN sử dụng lao động
Tớm lại, mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với van dé cho
thuê lao động và vì vậy pháp luật cũng có đặc điểm riêng Có quốc gia đưa raquy định rất chỉ tiết (ví dụ: Anh), có quốc gia lại chỉ quy định sơ lược (ví dụ
Thụy Điển) Trọng tâm của mối quan tâm cũng khác nhau ví dụ Mỹ rất coi
Trang 28trọng các thủ tục và xử lý tình huống tuyến lao động từ bang khác, DN thuêlao động được thu phí trong khi ở nhiều quốc gia khác thu phí từ NLĐ bịcắm Việc mỗi quốc gia quy định như thế nào là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố
như truyền thong sẵn có trên thi trường, hệ thống thỏa ước lao động tập thể,
cơ chế và các quy định của pháp luật khác Tựu chung lại, luật ở các quốc giađều có mục tiêu cố păng đảm bảo hoạt động cho thuê lao động được thực hiện
minh bạch, giải quyết hài hoà quyên và lợi ích của các bên, đặc biệt là để bảo
vệ NLD khỏi những rủi ro có thé phát sinh từ tình huống cho thuê lao động
1.5 Nguyên tắc, nội dung và hình thức pháp luật điều chỉnh hoạt
động cho thuê lại lao động
Kết quả nghiên cứu tại Chuyên đề 5 cho thấy pháp luật điều chỉnh hoạtđộng cho thuê lại lao động cần tuân thủ các nguyên rắc: i) bảo vệ NLD, trong
đó đặc biệt lưu ý việc bảo vệ cơ hội việc làm và quyền bình đẳng của NLĐthuê lại so với NLĐ thuộc “biên chế” chính thức của DN thuê lại lao động: 1i)hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện, vì vậy,
pháp luật của các nước đều quy định các vấn dé liên quan đến ký quỹ, cấp
phép hoạt động cho thuê lao động
Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động bao
gồm: 1) Các khái niệm liên quan đến hoạt động cho thuê lao động, như: cho
thuê lại lao động, DN cho thuê lao động, DN thuê lại lao động, NLD thuê lại,
hợp đồng cho thuê lao động ; ii) Pham vi, đối tượng áp dụng cho thuê lại laođộng (xác định phạm vi nganh/nghé, công việc được cho thuê lại lao động;quy định phạm vi loại hình DN cho thuê lao động; quy định giới hạn về mặt
thời gian khi sử dụng lao động cho thuê lại; các DN không được thành lập
những đơn vị để cho thuê lại lao động trong chính DN hoặc các bộ phận, chinhánh của DN); iii) Quy định về các điều kiện của đơn vị tham gia quan hệ
cho thuê lại lao động (xác định tiêu chí cấp giấy phép; quy mô DN; phương
án, kế hoạch kinh doanh cho thuê lại lao động; vốn pháp định, ký quỹ ); iv)
Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao
động (bên cho thuê lao động, NLD, bên thuê lại lao động); v) Một số nội dung
Trang 29khác liên quan (hình thức pháp ly nhằm xác lập quan hệ cho thuê lại lao độnggiữa các chủ thể liên quan đến mối quan hệ này; xử lý hậu quả pháp lý khi có
sự vô hiệu trong quan hệ này; xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về cho thuêlại lao động; giải quyết tranh chấp )
Về hình thức điều chỉnh pháp luật đỗi với hoạt động cho thuê lại lao
động, xét trên bình diện quốc tế, ILO'không có văn bản quy định trực tiếp về
van dé này mà được quy định gián tiếp thôñg qua Khuyến nghị việc làm 198
(quy định về việc làm tạm thời), Cổng ưới số 181 và Khuyến nghị 188 (về tổ
chức việc làm tư nhân) Đối với pháp luật quốc gia, những nước có quy định
luật riêng để điều chỉnh quan hệ cho thuê lại lao động (hay lao động phái cử)thường là những nước có thị trường lao động phát triển và có nhiều kinh
nghiệm về vấn đề này (Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản ) Các nước
ASEAN thì thường không quy định vấn đề này trong một luật riêng mà trongđạo luật có nội dung liên quan đến lao động cho thuê lại (Luật lao động:Camphuchia; Luật việc làm: MaLaixia, Singapore; Luật bảo vệ lao động: Thai
Lan ); Trung Quốc quy định trong Luật về Hợp đồng lao động Đây lànhững kinh nghiệm có thể tham khảo để quy định vấn đề cho thuê lại lao
động ở Việt Nam trong thời gian tới.
2 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt
Nam
Nhóm này gồm 2 chuyên dé, nghiên cứu pháp luật hiện hành về hoạt
động dịch vụ việc làm và thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt
Nam.
2.1 Pháp luật hiện hành về hoạt động dịch vụ việc làm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ việc làm ra đời tự phát từ những nắm
cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước tại Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, donhững ưu điểm về hiệu quả trong môi giới việc làm cho NLĐ và đáp ứngđược nhu cầu lao động rất lớn của các đơn vị sử dụng lao động, nên hoạt độngnày đã phát triển ra nhiều tỉnh, thành phố khác Đến năm 1994, hoạt động này
đã được luật hóa trong BLLD.
Trang 30Có thê hiểu hoạt động dich vụ việc làm là công việc phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu tìm việc làm của NLĐ và nhu cầu tuyển lao động của đơn vị sử
dụng lao động, có tổ chức và được trả công
Nội dung cau thành hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm: i) Chủ théthực hiện (có tổ chức); 11) Các công việc phục vụ trực tiếp (tư van, cung ứng,
môi giới, giới thiệu) cho nhu cầu tìm việc làm của NLD và nhu cầu tuyên laođộng của NSDLĐ; iti) Tiền công trả cho các hoạt động trên (phí dịch vụ); 1v)
Quản lý và xử lý vi phạm.
¡) Về chủ thể thực hiện: chủ thê thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm ởnước ta hiện nay là các tổ chức giới thiệu việc làm Theo BLLD và các vănbản hướng dẫn thi hành, tổ chức giới thiệu việc làm gồm 2 loại: tổ chức giới
thiệu việc làm do nhà nước hoặc các tổ chức chính trị - xã hội thành lập (đơn
vi sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận); doanh nghiệp chuyên hoạt động giới thiệu việc làm (hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận).
ii) Về nội dung các hoạt động dịch vụ việc lam:
Nội dung giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật hiện hành bao
gồm:
- Tư vấn về việc làm: được hiểu là việc tổ chức giới thiệu việc làm đưa
Ta các ý kiến về việc làm, tìm việc làm theo hướng có lợi nhất cho bên được
tư vẫn trên cơ sở quy định của pháp luật Nội dung tư vấn phụ thuộc vào yêu
cầu của bên được tư van Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, hoạt động tưvẫn về việc làm chỉ nhằm đến đối tượng NLĐ Mục đích chủ yếu nhằm hỗ trợgiải quyết việc làm cho NLD Song, bên cạnh nhu cầu của NLĐ, hiện nay nhucầu được tư vấn về vấn đề tuyển chọn và sử dụng lao động đáp ứng nhu cầunhân lực của đơn vị sử dụng lao động cũng rất cấp thiết Vì thế, pháp luậtcũng cần mở rộng đối tượng được tư vấn
- Giới thiệu việc làm cho NLD: tổ chức giới thiệu việc làm giới thiệu
NLD cho NSDLD nhằm giúp NLD tìm được việc làm và người sử dụng tuyển
được lao động vào làm việc trong don vi Đề thực hiện hoạt động này, tô chức
Trang 31giới thiệu việc làm nhất thiết phải nam được các thông tin cần thiết, chính xáccủa cả hai bên NLĐ và NSDLĐ, đồng thời phải có kỹ năng cung cấp thông tin
để các bên tìm đến và xác lập quan hệ lao động Nhằm nâng cao hơn nữa
năng lực hoạt động cho các trung tâm và doanh nghiệp trong hoạt động dịch
vụ việc làm, Bộ lao động - Thương bình và Xã hội đã triển khai “Sàn giaodịch việc làm” tai các dia phương Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khácnhau mà kết quả hoạt động giới thiệu việc làm từ các san giao dịch không datđược hiệu quả như kế hoạch đặt ra Trong đó, phải kế đến nguyên nhân chủyếu từ sự quy định của pháp luật chưa cụ thé về tổ chức và hoạt động của sàngiao dịch việc làm Vì thế, để sàn giao địch việc làm phát triển đúng hướng vàđạt được hiệu quả, cần thiết phải có sự quy định cụ thể của pháp luật
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của NSDLĐ: ở hoạt động
này, tổ chức giới thiệu việc làm đã được NSDLĐ “đặt trước” số lượng lao
động cần tuyến, trong đó đã đưa ra các điều kiện về trình độ, khả năng củaNLD Căn cứ vào số lượng, điều kiện lao động đó, tổ chức giới thiệu việclàm tiễn hành tuyến lao động, cung cấp theo yêu cầu của NSDLD
- Cung ứng thông tin về thị trường lao động: là đầu mỗi thu thập, phân
tích các thông tin về thị trường lao động, tổ chức giới thiệu việc làm đượcđánh giá là tổ chức tin cậy trong hoạt động cung ứng thông tin về thị trườnglao động đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra của các tổ chức, cá nhân Cácthông tin về thị trường lao động được cung ứng khá đa dạng và trong phạm virộng lớn, bao gồm các van dé ở tam vĩ mô về quan hệ lao động quốc tế, việchoạch định chính sách việc làm của các quốc gia, của trong nước đến các
vấn đề ở tầm vi mô như: nhu cầu cần việc làm của NLĐ, số lao động thấtnghiệp, nhu cầu tuyển lao động của các đơn vị sử dụng lao động, các điềukiện, tiêu chuẩn lao động có thê đáp ứng được nhu cầu xã hội Hoạt động
này giúp NLĐ, NSDLĐ có được những hiểu biết về thị trường lao động để từ
đó có những định hướng việc làm, nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của
mình.
lil) Về phí dịch vụ việc làm và chính sách khác:
Trang 32Phí giới thiệu việc làm áp dụng đối với 3 hoạt động: tư vấn, giới thiệu
việc làm, cung ứng lao động và tuyến lao động theo yêu cầu của NSDLD Đốitượng nộp phí là NLD hoặc NSDLD có nhu cầu đối với các hoạt động trên
Mức thu phí giới thiệu việc làm được quy định khác nhau đối với trung
tâm giới thiệu việc làm (do nhà nước hoặc các tô chức xã hội thành lập) và
DN chuyên giới thiệu việc làm Cụ thể: Đối với các công việc dịch vụ cho
NLD thì trung tâm giới thiệu việc làm không được thu phí trong khi đó DN
được thu phí Đối với các công việc dich vụ cho NSDLD thi cả trung tâm va
DN đều được thu phí Tùy từng nội dung công việc mà pháp luật quy định,
mức phí được thu khác nhau, dựa vào tiền lương 1 tháng lương đầu ghi tronghợp đồng lao động hoặc dựa vào mức thu cố định
Ngoài quyền được thu phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 BLLD, tôchức thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm còn nhà nước xét giảm, miễn thuế
2.2 Thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Trên thực tế, hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiện ở Việt Nam
từ đầu những năm 2000 bằng thực trạng hoạt động mà thiếu sự điều chỉnhpháp luật Nhu cầu cho thuê lại lao động là có thật, xuất phát từ thực tế hoạt
động sản xuất kinh doanh Theo khảo sát của Vụ Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các DN cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động xuấthiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Từ tháng 9/2010 đếntháng 11/2010, Vụ Pháp chế đã khảo sát và ghi nhận tại thành phố Hồ ChíMinh có 59 DN, Bình Dương 51 DN, Cần Thơ 32 DN, Đà Nẵng 25 DN vàĐồng Nai có 20 DN cung cấp dich vụ cho thuê lao động Tại Hà Nội cũng đã
Trang 33-xuất hiện hoạt động này nhưng chưa có thống kê chính thức Số lao động là
đối tượng của hoạt động cho thuê lại lao động tập trung nhiều nhất tại Bình
Dương với 8.210 lao động, tiếp đến là Tp Hồ Chí Minh với 5.393 lao động,Đồng Nai là 3.000 lao động, Cần Thơ là 1.915 lao động'
Xem xét về nhu cầu sử dụng lao động cho thuê lại cho thấy, chủ yếu làcác DN kinh doanh có tính thời vụ, hoạt động theo đơn hàng nên số lượng lao
động biến động thường xuyên và các DN có vốn đầu tư nước ngoài Sử dụng
phố biến nhất loại dịch vụ này là các DN tại Binh Dương với 254 DN, Tp Hồ
Chí Minh có 5 DN’ Các ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động cho thuê lại
của các DN cung ứng này là: kế toán báo cáo thuế, dịch vụ bảo vệ, nhân viênkinh doanh, marketing, nhân viên quản lý nhân sự, thủy thủ tàu biển, công
nhân bốc xếp, giữ xe, giao hàng, phục vụ quán ăn, giúp việc nhà, giữ trẻ,chăm sóc người già, lao động phổ thông Gần đây, hình thức cho thuê lại laođộng không chỉ xuất hiện ở đối tượng lao động phô thông trình độ thấp màcòn có cả lao động có trình độ chuyên môn, lao động kỹ thuật cao như kỹ
thuật điện, điện tử Đối tượng lao động được cho thuê lại không chỉ là ngườitrong nước mà còn có cả lao động nước ngoài, tiêu biểu trong các công việc
với chức danh quản lý, điều hành DN, tư vấn đầu tư, dịch vụ giúp việc gia
đình
Về hình thức, hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nayđược thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức, tùy thuộc vào nhu cầu của
DN thuê lao động:
- Hình thức cho thuê lại lao động mang tính “trọn gói” Theo đó, DN có
nhu cầu thuê lao động đưa ra yêu cầu cung ứng lao động, DN cho thuê đảmnhiệm toàn bộ trách nhiệm cung ứng lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh DN cho thuê lao động sẽ trực tiếp ký HDLĐ với NLD, các nghĩa
vụ về tiền lương, thưởng, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
http://øiadinh.net.vn/20 1 10 103082639942p0c I 002/dich-
vu-cho-thue-lao-donø-cua-moi-tren-thi-truong-viec-lam.htm
; http://giadinh.net vn/20 1 10103082639942p0c 1 002/dich-
vu-cho-thue-]ao-dong-cua-moi-tren-thi-truong-viec-lam.htm
Trang 34tế, đối với NLD đều do DN cho thuê lao động đảm nhiệm DN đi thuê laođộng không phải chịu trách nhiệm, thậm chí không cần biết đến quản lý nhân
sự, khi có bất kế yêu cầu gì đều thông qua người cung cấp lao động Ở hìnhthức này, mối quan hệ giữa DN thuê lao động và NLĐ khá mờ nhạt Thôngthường, cuối tháng các DN thuê lại lao động sẽ trả khoản tiền trọn gói cho tất
cả các chị phí theo thỏa thuận Hình thức cho thuê này thường thực hiện ở các
DN có nhu câu cần lao động phổ thông, theo mùa vụ, thực hiện đơn hàng với
thời hạn ngắn Gần đây, hoạt động cho thuê lao động dạng “trọn gói” còn phổ
biến trong lĩnh vực xây dựng Các tập đoàn lớn khi đầu tư vào Việt Nam đểthực hiện các dự án có quy mô lớn đòi hỏi khả năng và trình độ họ thường sử
dụng các nhà thầu phụ cho các hạng mục Một số thầu phụ tiêu biểu hiện nay
đang tiến hành cung cấp dịch vụ cho tổ hợp Samsung và Keangnam nhưSamsung EVL (chuyên cung cấp dịch vụ phòng cháy báo cháy); Liftec(chuyên cung cấp dịch vụ cầu vận thăng); Doowon (chuyên cung cấp dịch vụ
thi công điện); Sebomec (chuyên thi công hệ thống điều hoà, thông gió) hầu
hết đều tiến hành ký hợp đồng khoán với các DN Việt Nam để được cung cấp
nguồn nhân lực thi công Điều này đáp ứng được yêu cau vì họ không có hiện
diện ở Việt Nam, công việc của họ theo thời vụ, việc thực hiện chế độ laođộng (bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc) cho NLD không thực sự thuận lợi
- Hình thức cho thuê lại lao động không mang tính trọn gói mà có sự
tham gia của DN thuê lao động trong việc điều hành, sắp xếp, bố trí nhân sự.
Ở hình thức này, DN cho thuê lao động trở thành bộ phận nhân sự của DNthuê lại lao động Mối quan hệ giữa DN thuê lao động và NLĐ chặt chẽ hơnbằng việc NLĐ cho thuê sẽ báo cáo trực tiếp cho DN thuê lại lao động và DNcho thuê lao động sẽ đảm trách việc sắp xếp việc làm, giám sát việc chuyêncần, tuân thủ nội quy va tra lương cho NLD trong khi DN thuê lại lao động sẽ
giám sát việc thực hiện các công việc hàng ngày được giao cho NLD Trong
hình thức này, các bên thỏa thuận về mức chi phí trong quá trình sử dung laođộng, nếu có phát sinh thêm vấn đề gì ngoài quy định đã thỏa thuận thì phía
DN cho thuê có thể kiến nghị, yêu cầu DN thuê lại giải quyết
Trang 35Xét một cách toàn diện, hoạt động cho thuê lại lao động mang lại rấtnhiều lợi ích cho DN như: đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp lao động đầy
du, kịp thời cần thiết cho DN; giúp cho DN đơn giản hóa thủ tục tỉnh giản lao
động, chủ động hơn khi phát sinh hiện tượng thừa nhân lực hay cần thay đối
nhân viên không phù hợp; đối với NLĐ, hoạt động cho thuê lại lao động cũng
tỏ ra hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu việc làm của họ trong điều khó khăn
tìm kiếm NSDLĐ Tuy nhiên, hoạt động cho thuê lại lao động cũng gặp phải
những khó khăn đối với NLD, NSDLD và quản lý nhà nước, như: hoạt độngcho thuê lại lao động dưới góc độ pháp luật hiện đang ngoài vòng kiểm soátcủa cơ quan quản lý nhà nước về lao động; hầu hết những lao động cho thuêlại luôn bị trả tiền công thấp hon so với NLD trực tiếp ký HDLD với DN sử
dụng lao động bởi khâu trung gian cung ứng; NLĐ thường khó bảo vệ được
quyền lợi của mình, nhất là khi quyền và lợi ích bị xâm hại; hoạt động thuê
lao động với việc “ký hợp đồng một nơi, làm một nẻo” khiến tâm lý NLĐ bất
ồn, tính chất lao động bap bênh khiến ho mất đi định hướng phát triển nghề
nghiệp lâu dài; từ hoạt động cho thuê lao động cũng đã manh nha xuất hiện
những tranh chấp lao động và diễn biến khá phức tạp; hoạt động cho thuê lại
lao động khi hình thành một cách tự phát, không được quản lý còn gây tác
động tiêu cực đến thị trường lao động
Thực tế cho thấy hoạt động cho thuê lại lao động đang ngày càng pháttriển và có những tác động trái chiều đối với đời sống kinh tế - xã hội của
nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi NLD và tác động đến sự phát
triển của thị trường lao động Thời gian gần đây, hoạt động cho thuê lại laođộng có những diễn biến theo chiều hướng ngày càng phát triển với nhữngbiến thể nhằm đảm bảo tính hợp pháp Thay vì DN trực tiếp tuyển dụng và
điều hành NLD làm việc cho DN mình nhưng lại đi “nhờ” một DN khác ký
HĐLĐ với NLD đó hoặc DN sử dụng lao động né tránh việc ký HDLD trực
tiếp với NLĐ bằng cách “bắt tay” với DN cho thuê lao động, thỏa thuận đểchuyên từ hợp đồng cho thuê sang hợp đồng khoán một số gói việc cho dịch
vụ việc làm
Trang 36Từ thực trạng của hoạt động cho thuê lại lao động Việt Nam nhận thấy
sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động này là thực sự cần thiết, đáp ứngyêu cầu bảo vệ quyền lợi của cả ba chủ thể: NLĐ, DN thuê lao động và DNcho thuê lao động đồng thời phát huy những lợi ích của hoạt động thuê lao
động, phát triển thị trường lao động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên
nghiệp hóa.
3 Những đề xuất nhằm xây dựng pháp luật về cho thuê lại lao
động ở Việt Nam
Nhóm này gồm 8 chuyên đề, tập trung nghiên cứu về sự cần thiết của
việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam;
Quan điểm, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lạilao động ở Việt Nam Đồng thời, đề xuất: thiết kế khung pháp luật điều chỉnhhoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam; các quy định pháp luật về điềukiện đối với DN cho thuê lao động ở Việt Nam; các quy định về các loại hợpđồng trong lĩnh vực cho thuê lại lao động ở Việt Nam; bảo vệ quyền lợi củaNLD cho thuê lại và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật;
bảo vệ DN cho thuê và DN thuê lại lao động trong hoạt động cho thuê lại laođộng và những vấn đề đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật; các biện phápbảo đảm hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam.
3.1 Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu các nội dung trên đây đã khẳng định cho thuê lại
lao động là nhu cầu có thật của thị trường lao động ở nước ta trong hơn 10
năm trở lại đây Từ đó cũng hình thành nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với
hoạt động này Nhiệm vụ của Chuyên dé 8 là nghiên cứu sự cần thiết của việc
điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động ở nước ta Kết
quá nghiên cứu đã chỉ ra các lý do cơ bản sau đây:
i) Xuất phát từ vai trò của hoạt động cho thuê lại lao động
Cho thuê lại lao động có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống
xã hội trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội Hoạt động cho thuê lại
Trang 37lao động không chỉ mang lại lợi ích kinh tế chung cho xã hội mà nó còn khiếncho thị trường lao động trở nên linh hoạt và năng động NSDLĐ có thể dễdàng huy động lao động khi cần thiết và NLĐ cũng có cơ hội tìm kiếm việc
- Đối với NLĐ được cho thuê lại, thông qua hoạt động cho thuê lại là
họ sẽ thoát khỏi tình trạng thất nghiệp, có được thu nhập 6n định; NLD sẽđược làm quen với công việc, môi trường, cách thức quản lý ở nhiều DNkhác nhau; từ đó họ có thé thu thập được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp,
năng động và linh hoạt hơn trên thị trường lao động
NLĐ được cho thuê lại cũng gặp phải một số vấn đề như: lương thấp,kha năng tăng lương rất ít; quyền lợi về bảo hiểm xã hội, nghỉ phép có thékhông được đảm bảo; phải thay đổi chỗ làm việc thường xuyên dẫn đến chỗkhông có ý thức gắn kết với DN, không tận tâm tận lực đối với DN, khó địnhhướng về sự phát triển nghề nghiệp; rủi ro về việc làm, nguy cơ thất nghiệp
các DN sản xuất kinh doanh có yếu tố đặc thù, nhất là đối với những DN sử
dụng lao động theo thời vụ; tạo ra sự dễ dàng cho các DN thay thế những
nhân viên không phù hợp bằng các nhân sự khác nhằm đảm bảo hoạt động có
hiệu quả Tuy nhiên, vì những lao động được sử dụng là lao động thuê lại của
DN khác, thuộc biên chế của DN khác, họ chỉ làm việc tạm thời ở DN một
Trang 38thời gian nên nhìn chung họ không có ý thức nâng cao năng suất lao động,
cũng như sáng tạo kỹ thuật phục vụ lợi ích cho DN thuê lại.
- Đối với Nhà nước, cho thuê lại lao động tạo thêm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước; đồng thời, hoạt động cho thuê lại lao động cũng sẽ khiến chothị trường lao động Việt Nam thêm linh hoạt, đáp ứng được quan hệ cung cầulao động một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, dé dàng thu hút đầu tư
Như vậy, cho thuê lại lao động vừa mang lại những cơ hội (những lợi
ích) nhưng cũng mang lại những hạn chế (rủi ro) cho cả DN cho thuê, NLDđược thuê lại va DN thuê lại lao động Tuy nhiên, nhìn một các tổng thé thìviệc cho thuê lại lao động là nhu cầu cần thiết xuất phát từ chính đòi hỏi củathực tiễn Dù pháp luật không quy định thì thực trạng này cũng vẫn đã xảy ra
và sẽ còn xảy ra Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh rất
rõ điều này Chính vì vậy, pháp luật nên thừa nhận nó và có sự điều chỉnh chophù hợp để định hướng cho hoạt động này phát triển lành mạnh, phục vụ tối
đa cho lợi ích của tất cả các bên
li) Từ thực trạng cho thuê lai lao động ở nước ta:
Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định, song ở Việt Nam hiện
tượng cho thuê lại lao động cũng đã diễn ra từ những năm 2000, nhất là tạicác vùng kinh tế trọng điểm, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương
Vấn đề đặt ra ở đây là do pháp luật chưa quy định nên khi hoạt động
này xảy ra mỗi địa phương có một quan điểm khác nhau, cách giải quyết khác
nhau, gây ra nhiều tranh cãi Có địa phương cho phép hoạt động này, có địaphương lại không cho phép Điều đó đã dẫn đến sự không thống nhất trong
việc quản lý lao động ở các địa phương, gây bất bình trong giới sử dụng lao
động, ảnh hưởng đến quyền lợi của các DN Bên cạnh đó, sự nhận diện cũng
như quan niệm về bản chất của hoạt động này cũng chưa rõ ràng nên đôi khi
có sự nhằm lẫn ảnh hưởng đến hoạt động của các DN Chính vì vậy, cần có sựđiều chỉnh của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động nhằm định hướng
và điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp
Trang 39iii) ILO và nhiêu quốc gia đã có quy định về việc cho thuê lại lao động
Nhu đã khang định tại Chuyên đề 3 và 4, hoạt động cho thuê lại laođộng đã được ILO và rất nhiều các quốc gia ghi nhận Đây là hiện tượng tất
yếu khách quan của việc sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trường Nhiều
nước hoạt động này đã mang tính chuyên nghiệp Ở Việt Nam, tuy pháp luậtchưa quy định về vẫn đề này nhưng thực tế thực trạng cho thuê lại lao động
đã diễn ra và ngày càng có xu hướng phát triển Điều đó cho thấy, điều chỉnh
pháp luật về cho thuê lại lao động không những đáp ứng những đòi hỏi thực
tiễn của thị trường lao động ở nước ta, mà việc làm này còn phù hợp với nhu
cầu hội nhập, đó là tạo ra môi trường pháp lý tương thích, phù hợp dé thu hút
đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ vào Việt Nam
3.2 Quan điểm, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt
động cho thuê lại lao động ở Việt Nam
Khi khẳng định được việc điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động làcần thiết, vấn đề tiếp theo đặt ra là xác định những quan điểm, định hướng
xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động này ở nước ta hiện nay Chúng tôi
cho răng, việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động này cần xuất phát từ
những quan điểm, định hướng cơ bản san đây:
- Thứ nhát, việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lạilao động phải xuất phát từ quan điểm, định hướng chung trong việc xây dựngBLLD sửa đổi
3 Quan điểm xây dựng BLLĐ sửa đổi gồm: bảo vệ NLD, đồng thời bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của
NSDLĐ; kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội; dựa trên tình hình thực tế của đất nước, kế
thừa di sản tốt đẹp của dân tộc, coi trọng truyền thắng lịch sử và tâm lý xã hội của nhân dân, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong lĩnh vực lao động, quản lý lao động, pháp: luật lao động: tiếp tục tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước về lao động; quán triệt và kịp thời thể chê hoá các nghị
quyết của Đảng, đẳng thời cụ thể hoá Hiến pháp 1992; nghiên cứu lý luận va tông kết thực tiễn áp dụng Bộ
luật Lao động trong I5 năm thi hành; tiếp tục pháp điển hoá pháp luật lao động dé khắc phục tinh trạng phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quôc gia thành viên ASEAN, thâng lệ quỗc tế và nội dung cua các Điều
ước, Công ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn sao cho phủ hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam,
Định hướng xây dựng BLLĐ sửa đổi gồm: Bộ luật Lao động phải được sửa đổi một cách toàn diện; kế thừa
pháp luật lao động hiện hành; các nội dung của Bộ Luật lao động đã tách ra thành các Luật riêng sẽ không được quy định một cách cụ thể, chỉ tiết trong Bộ Luật lao động mới, mà chỉ quy định ở mức độ nguyên tắc,
theo hướng “dẫn chiếu văn bản thi hành” để tránh chẳng chéo, mâu thuẫn và đảm bảo tính thống nhất của
pháp luật; giải quyết tất mối quan hệ giữa Bộ luật Lao động với quy định của Luật Tế tụng Dân sự và các văn
bản pháp luật khác có liên quan; tôn trọng và phát huy sự thương lượng, thoả thuận và quyết định của các chủ
Trang 40- Thứ hai, bên cạnh những quan điểm, định hướng chung trong việc xây
dựng BLLĐ sửa đôi, việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê
lại lao động cần theo một số quan điểm, định hướng cụ thể sau đây:
+ Việc xây dựng và điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động cần
tiền hành từng bước một cách thận trọng:
+ Cho thuê lao động là một ngành kinh doanh có điều kiện;
+ Cần giới hạn phạm vi ngành nghề, công việc được phép cho thuê lại laođộng;
+ Bảo vệ NLĐ cho thuê lại;
+ Học hỏi kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia trong khuvực và trên thế giới, vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta;
+ Chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong trong BLLĐ,những van dé cụ thé được thé hiện trong các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc
các luật khác có liên quan Khi hoạt động cho thuê lao động ổn định có thé
nghiên cứu dé xây dựng Luật kinh doanh cho thuê lại lao động
Nội dung của Chuyên đề 9 phân tích cụ thể các quan điểm, định hướng nói
trên.
3.3 Thiết kế khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao
động ở Việt Nam
Trên cơ sở tham khảo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm của
các chuyên gia ILO, tại Chuyên đẻ 10 đã đề xuất khung phap luật về cho thuêlại lao động cần có những bộ phận cơ bản như: i) Điều kiện để hoạt động kinh
doanh cho thuê lại lao động: ii) Thủ tục cấp và quản lý giấy phép cho thuê lạilao động: iii) Những nội dung cơ bản (cần thiết) trong các hợp đồng cần xác
lập trong quá trình thuê và cho thuê lại lao động: iv) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động.
thể trong quan hệ lao động: hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào việc thiết lập và vận hành quan hệ lao động, hoạt động của DN; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, bảo đảm thật sự bình đăng và tạo điều kiện thuận lợi đối với mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể quan hệ lao động.