1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật bảo hiểm y tế một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam

263 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật bảo hiểm y tế một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả Ts. Nguyễn Hiền Phương, Ts. Trần Thị Thuý Lõm, Pgs.Ts Nguyễn Hữu Chi, Ths. Đỗ Thị Dung, Ts. Hoàng Thị Minh, Ts. Nguyễn Xuân Thu, Ts. Nguyễn Thanh Hương, Ts. Nguyễn Huy Ban, Ts. Nguyễn Thị Chớnh, Gv. Hoàng Khải Lĩnh, Gv. Hà Thị Hoa Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 263
Dung lượng 66,76 MB

Nội dung

giải pháp và cũng là mục tiêu hướng tới củaBHYT ở tất cả các quốc gia, bat kế tổ chức thực hiện theo mô hình nào cũng là đảmbảo mọi người dân được tham gia và bảo vệ bởi hệ thống BHYT..

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

(Mã số: LH-2012-366/ĐHL-HN)

Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYEN HIEN PHƯƠNG

TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI | PHONG ĐỌC _†Œ |

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIỆN DE TÀI

TS Nguyễn Hiền Phương Đại học Luật Hà Nội

- Chủ nhiệm Dé tai

- Tác giả các chuyên đề:

11.12

- Đồng tác giả chuyên đề13

- Thư ký Đê tài ;

2 | TS Trần Thị Thuý Lâm Đại học Luật Hà Nội - Tác giả các chuyên đề:

01,06

3 | PGS.TS Nguyễn Hữu Chi Đại học Luật Hà Nội Tác giả chuyên đề 04

4 | ThS Dé Thị Dung Đại học Luật Hà Nội Tác giả chuyên đề 05

- Tác giả các chuyên dé:

5 | TS Hoàng Thị Minh Đại học Luật Hà Nội câu ha ¬ es = pe- Dong tac gia chuyén dé

08

6 | TS Nguyén Xuan Thu Bộ Tư pháp Tác giả chuyên đề 02

7 | TS Nguyễn Thanh Huong Nếu HIỂM Số HỘT “vie Tác giả chuyên đề 07

- Nguyên Tổng giám độc |

8 | TS Nguyên Huy Ban Bảo hiểm xã hội Việt | Đông tác giả chuyên đê 09

Nam

9 | TS Nguyễn Thị Chính Đại học Kinh t€ quốc | nàn tác giả chuyên để 13dân

10 GV Hoàng Khải Lĩnh Đại học Luật Hà Nội Đồng tác giả chuyên dé 08

11 GV Ha Thi Hoa Phuong Đại học Luật Ha Nội Đồng tác giả chuyên đề 09

Trang 3

NHUNG TU VIET TAT TRONG DE TÀI

Trang 4

MỤC LỤC

LOI NÓI DAU

BAO CAO PHUC TRINH

NOI DUNG CAC CHUYEN DE

Tac gia

TS Nguyén Hién Phương

Nhóm chuyên dé 1: TONG QUAN VE PHÁP LUẬT BẢO HIEM Y TE

Chuyén dé 1: Khai quat chung vé Bao hiém y té va phap

luật Bảo hiểm y tếChuyên dé 2: Các mô hình Bảo hiểm y tế trên thế giới

Chuyên dé 3: Các điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc tổ

chức thành công hệ thông Bảo hiêm y tê

TS Trân Thị Thuý Lâm

TS Nguyễn Xuân Thu

TS Hoàng Thị Minh

Nhóm chuyên dé 2: PHÁP LUAT BẢO HIẾM Y TE Ở VIỆT NAM

Chuyên đề 4: Sơ lược lịch sử phát triển pháp luật Bảo

hiểm y tê ở Việt Nam

Chuyên dé 5: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và lộ

trình thực hiện bảo hiêm y tê toàn dân ở Việt Nam

Chuyên đề 6: Chế độ bảo hiểmy tế và thực tiễn thực

hiện

Chuyên đề 7: Quy định về quỹ bảo hiểm y tế vai chức

thực hiện bảo hiêm y tê

Chuyên dé 8: Những điều kiện đảm bảo thực hiện thành

công bảo hiém y tê ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Hữu ChiThS Đỗ Thị Dung

TS Tran Thị Thuy Lâm

TS Nguyễn Thanh Hương

TS Hoàng Thị Minh

GV Hoàng Khải LinhNhóm chuyên đề 3: PHÁP LUẬT BẢO HIẾM Y TE Ở MOT SO QUOC GIA VÀ

NHUNG DE XUÁT CHO VIỆT NAM

Chuyên dé 9: Pháp luật bảo hiểm y tế ở Đức

Chuyên dé 10: Pháp luật bảo hiểm y tế ở Thuy Điển

Chuyên dé 11: Pháp luật bảo hiểm y tế ở Singapore

Chuyên đề 12: Pháp luật bảo hiểm y tế ở Thái Lan

Chuyên đề 13: Pháp luật bảo hiểm y if ở Trung Quốc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS Nguyễn Huy Ban

GV Hà Thị Hoa Phượng

TS Hoàng Thị Minh

TS Nguyên Hiền Phương

TS Nguyễn Hiền Phương

~ TS Nguyễn Thị Chính

TS Nguyễn Hiền Phương

Trang

54 54 55

67

76

94 95 108

127 138

153

169

170 185

204

222 239 254

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với mục đích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe mỗi cá nhân trong cộng đồng

pháp luật bảo hiểm y tế hiện giữ vai trò quan trong trong hệ thống pháp luật an sinh

xã hội quốc gia Ở Việt Nam qua quá trình phát triển không ngừng và đặc biệt là sự

ra đời của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008 đã mở ra một bước phát triển vượt

bậc của BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân Có hiệu lực từ 1/7/2009, Luật BHYT

với phạm vi đối tượng từng bước mở rộng, đảm bảo bao phủ toàn bộ dân chúng vàonăm 2014 tham gia BHYT với những chính sách hỗ trợ của nhà nước như một camkết cho việc đảm bảo quyên lợi về chăm sóc sức khỏe cho cộng đông dân chúng qua

cơ chế chia sẻ rủi ro, tương trợ cộng đồng

Với những thành công đạt được như đối tượng tham gia không ngừng mở

rong, cho đến 6/2011 đã có tới 53,5 triệu người tham gia, chiếm hơn 60% dân sé,

mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh (KCB) rộng khắp, có 2.303 cơ sở KCB ký hợpđồng KCB cho người có thẻ BHYT, số trạm y tế xã thực hiện KCB BHYT là 8.656trạm chiếm khoảng 80% tổng số trạm y tế xã trên cả nước, chất lượng KCB được

nâng Cao,

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được pháp luật BHYT Việt Nam vẫn

còn quá nhiều thách thức cho sự thành công của bảo hiểm y tế toàn dân với hệ

thống tài chính bảo hiểm bền vững Qua hai năm thực hiện Luật BHYT, đường nhưcon đường tiến tới bảo hiểm y tế toàn đân với tiêu hoàn thành vào 2014 tỏ ra còn

nhiều nghỉ ngại Phải chăng chúng ta chưa dự trù hết cho những biển động kinh tếbat lợi ảnh hưởng tới đời sống người dan, trình độ quản lý, khả năng tổ chức thực

hiện và cả những bất cập trong quy định luật thực định Kết quả đạt được sau 2 nămthực hiện BHYT Việt Nam đưa ra một thực tế:

- Tỷ lệ tham gia BHYT chưa day đủ, tính tuân thủ pháp luật chưa cao ảnhhưởng trực tiếp đến mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014 Trong toàn bộ dânchúng có khoảng gần 40% dân số chưa tham gia BHYT mặc dù thời gian hoànthành mục tiêu đang đến gần Trong số đối tượng chưa tham gia BHYT có cả đối

Trang 6

tượng tham gia BHYT bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mộtphan mức đóng (người lao động trong các doanh nghiệp mới dat 53.4% va cókhoảng 13.1% số người cận nghèo) Đây là nhóm đối tượng vốn thuộc nhóm thamgia én định và chắc chăn Đối với nhóm đối tượng hiện chưa thuộc phạm vi tham

gia bắt buộc, tỷ lệ tham gia là rất thấp chỉ đạt trên 18% tổng số đối tượng” Điều

này khiến xuất hiện nhiều ý kiến nghi ngờ về sự thành công của BHYT toàn dân ở

Việt Nam.

- Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng nhu cầuKCB của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng

xa Hầu hết các các bệnh viện đều quá tải, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến

trung ương và người dân chưa hài lòng vì thủ tục KCB.

- Nguy cơ mat an toàn về tài chính BHYT xuất hiện mặc dù chúng ta đã khắcphục những hạn chế trước đây băng việc tăng phí đóng và thiết lập cơ chế củng chỉ

trả theo thông lệ các quốc gia trên thế giới Song những bat cập trong hướng dẫn,quản lý và phân bé tài chính, tự chủ tài chính cũng như tinh trạng lạm dụng, trục lợi

thiết bị chi phí y tế vẫn là vấn đề nan giải cần nhanh chóng có giải pháp khắcphục Theo BHXH Việt Nam, ngay từ quý 1/2010 đã có tới 14 tỉnh thành có đầu rabội chỉ lên tới hơn 70 tỷ đồng, và cho đến hết quý 11/2011 tình trạng bội chi đã trởnên đặc biệt khi số các tỉnh thành bội chi tăng lên rất nhiều Điều này ảnh hưởngtrực tiếp đến sự an toàn của quỹ, vốn là nguyên tắc được ưu tiên đảm bảo

- Từ góc độ quản lý và điều tiết tài chính BHYT nhận thấy chúng ta chưa giải

quyết được hài hòa mối quan hệ ba bên (cơ quan BHYT — người tham gia- cơ sởKCB) khiến quyền lợi người bệnh bị ảnh hưởng, lợi ích của các bên chưa được đảm

bao Dieu này khiến thiếu cơ sở cho sự phát triển bền vững của hệ thống BHYT

thành tim điểm có tính thời sự trên các diễn đàn an sinh xã hội Việt Nam hiện nay

? Báo ca tông kết hai năm thực hiện Luật BHYT - Bộ Y tế và BHXH Việt Nam ngày 17/10/2011

Trang 7

Trên thé giới BHYT xuất hiện từ rat sớm vả ngày càng phát triên và ngày

càng phát triển với những mô hình tô chức khác nhau Đa số các nước phát triển đềuchọn BHYT là một giải pháp quan trọng về tài chính y tế để thực hiện chăm sóc sức

khoẻ công bằng và hiệu quả Nhìn chung pháp luật BHYT đều được các quốc gia

coi trọng Thực tế cho thấy với cùng một mục tiêu nhưng tô chức thực hiện BHYT

ở các quốc gia khác nhau có sự khác nhau nhất định và vì vậy có những ưu nhược

điểm cũng như thành công và hạn chế khác nhau Về cơ bản tổn tại hai mô hình

BHYT là (i) BHYT thực hiện bang tài chính công và (ii) BHYT thực hiện bangnguồn tài chính đóng góp Song giải pháp và cũng là mục tiêu hướng tới củaBHYT ở tất cả các quốc gia, bat kế tổ chức thực hiện theo mô hình nào cũng là đảmbảo mọi người dân được tham gia và bảo vệ bởi hệ thống BHYT Chăng hạn ở Đức,

nơi khởi nguồn cho mô hình BHXH nói chung và BHYT nói riêng với đặc điểm

quốc gia đông dân nhất Châu Âu và số dân nhập cư chiếm tỷ lệ rất cao nhưng cho

đến nay, Đức vẫn được đánh giá là quốc gia có nền y tế tiến bộ bậc nhất thé BIỚI VỚIkinh phí đầu tư cho y tế khá cao Nếu như những năm đầu ban hành Luật BHYT thìlượng người tham gia chỉ chiếm 5% dân số thì đến thập kỷ 70 của thể kỷ XX tỷ lệnày đã tăng lên 90% dân số Hiện nay, BHYT có thể nói là phủ rộng 100% dân số,không phân biệt người già, trẻ em, trai gái, người gốc Đức hay người nhập cư Hệthống bảo hiểm công hay còn gọi là bảo hiểm bắt buộc là cơ sở vững chắc giúp Đứcthực hiện thành công, nhanh chóng tiến trình BHYT toàn dân và giữ cho mô hình

này ổn định léu dài đến vậy Nhờ đó, mặc dù mức thu nhập dân cư Đức không đồng

đều nhưng dịch vụ y tế nói riêng và mức an sinh xã hội nói chung ở Đức rất cao và

đã đáp ứng được những dịch vụ cần thiết Tuy vậy, chi phí đầu tư lớn cho hệ thống

an sinh xã hộ và đặc biệt là BHYT ở Đức cũng khiến Nhà nước phải đối mặt với

gánh nặng tà chính Gần đây Đức đang có cải cách mạnh mẽ về BHYT, nhữngthành tựu và thách thức với nền BHYT Đức vẫn là một bài học kinh nghiệm kinhđiển có tính chudn mực cho các quốc gia khác học hỏi

Các quéc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Thuy Điển cũng là

những quốc gia có những nét tương đồng nhất định với Việt Nam hoặc là nhữngđiểm hình ch» cải cách BHYT với mục tiêu BHYT toàn dân Có thể nói, hau hết các

quốc gia đều phải đối mặt với những sức ép về BHYT như chưa bao quát hết cộng

Trang 8

đồng dân chúng trong mạng lưới bảo vệ BHYT mất cân đối vẻ tài chính nhu cau

tăng cao về chất lượng dịch vụ y tế Do vậy căn cứ vào đặc điểm của mình cácquốc gia đều thực thi các giải pháp cải cách tiêu biểu như cải cách nhanh chóngthực hiện BHYT toàn dân với hỗ trợ tài chính công của Thủ tướng Thaksin ở TháiLan hay chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế BHYT với tài chính tư củaThủ tướng Lý Quang Diệu ở Singapore Cải cách BHYT ở Việt Nam không chỉ

là van dé riêng quốc gia mà còn nằm trong xu hướng cải cách chung của hau hết các

quốc gia trên thế giới Vì vậy tìm hiểu pháp luật BHYT một số quốc gia trên thế

giới với những bài học kinh nghiệp có ý nghĩa cấp thiết trên phương diện lý luận vàthực tiến nhằm góp phan khắc phục những hạn chế, dé xuất những giải pháp hướngtới mục tiêu hoàn thiện và phát triển hệ thống BHYT toàn dân ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam cho đến nay đã có khá nhiều

nhưng tập trung chủ yếu ở việc đánh giá thực trạng đề xuất các giải pháp hoàn thiệnpháp luật trong khuôn khổ phạm vi pháp luật quốc gia Cho đến thời điểm hiện nay,

theo khảo sát của chúng tôi chưa có dé tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về

pháp luật BHYT các quốc gia trên thế giới và rút ra những bài học bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam Vé tình hình nghiên cứu cứu nội dung này, có thé kể đến một

vài đề tài, luận án, luận văn bài viết tiêu biểu như:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật ansinh xã hội ở Việt Nam, Nguyễn Hiền Phương, Luận án Tiến sỹ luật học, 2009

- Pháp luật An sinh xã hội Việt Nam - Một số vấn đề ly luận và thực tiễn, TS

Nguyễn Hiền Phương, Nxb Tư pháp, 201 1

Đề án Thực hiện lộ trình tiễn tới Bảo hiểm y té toàn dân giai đoạn 2012

-2015 — 2020, Dé án cấp Nhà nước, Don vị chủ trì: Bộ Y tế phối hợp với các Bộ;

- Kinh nghiệm thực hiện BHYT - Nhìn từ Nhật Bản — TS Nguyễn Văn Tiên —Tap chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam 3A/201 1

- Đổi mới phương thức chỉ trả và phát triển bảo hiểm y tế toàn dân — Bài học từ

Thai Lan - Ths Sarah Bales — Tap chi Bao hiém x4 hội Việt Nam 2B/2011

- Thực hiện BHYT tai Cộng hòa Pháp — Ths Vũ Xuan Bằng — Tạp chí Bảo

hiểm xã hội Việt Nam 6A/2011

Trang 9

Một số vấn đẻ về Bao hiểm v tế toàn dan ở Thdi lan Trương Hồng Dung

-Tạp chí Bảo hiêm xã hội Việt Nam 2A/2010

- Những bài học kinh nghiệm từ các nước về thanh toán chỉ phí KCB chongười có thẻ BHYT — Chuyên đề thuộc đề tài “ Nghiên cứu xây dựng định mứcthanh toán chi phi KCB BHYT" - Dé tai cấp nhà nước mã số KX02-05/06-10 Bảohiểm xã hội Việt Nam, 12/2008

- Tài liệu các hội thảo báo cáo của Worldbank Bộ Lao động Thương bình &xã

hội, Bộ Y tế về nội dung BHYT

Nhìn chung các đề tài, luận án, luận văn bài viết nói trên chủ yếu dừng lại ởviệc néu ra thực trạng thực hiện pháp luật BHYT và cải cách ở một số quốc gia.Một vài bài viết cũng đã tiếp cận với góc độ so sánh với Việt Nam, song dường như

còn thiếu góc nhìn tổng quan và những bài học cụ thể vận dụng cho thực tế Việt

Nam Như vậy, có thể coi đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cáchtổng thé những van dé lý luận, thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT Việt Nam và xu

hướng phát triển, trên cơ sở tham khảo những cải các của pháp luật một số quốc gia

rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh gấp rút hoàn thành

mục tiêu BHYT toàn dân.

3 Mục đích nghiên cứu

Với việc lựa chọn đề tài trên, chúng tôi hướng tới những mục đích nghiên

cứu cơ bản như sau:

Một là, nghiên cứu, hệ thống những van dé lý luận pháp lý về bảo hiểm y tế

trong tương quan pháp luật quốc tế và Việt Nam nhằm hình thành cơ sở luận giảicho xu hướng cải cách của các quốc gia

Hai là phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về BHYT vớinhững khó khăn, hạn chế hiện nay và xu hướng, thách thức phải đối mặt trong lộ

trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Ba là, nghiên cứu quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT ở một sốquốc gia tiêu biểu, chỉ ra được những hạn chế và đánh giá những giải pháp mà cácquốc gia thực hiện rút ra bài học kinh nghiệm và dé xuất những giải pháp cụ thể

hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam hiện nay.

Bốn là, trên cơ sở những kết qua đạt được dé tài nhằm cung cấp tài liệu cho hệ

Trang 10

thống học liệu chuyên ngành Luật kinh tế chuyên sâu phục vụ cho nghiên cứu va

giáo dục đại học chuyên ngành Luật kinh tế

4 Pham vi nghiên cứu

Để thực hiện các mục đích trên dé tài chủ yếu nghiên cứu các quy định củapháp luật lao động Việt Nam hiện hành về BHYT quy định của ILO và pháp luậtBHYT ở một số quốc gia tiêu biểu Việc lựa chọn các quốc gia nghiên cứu được xácđịnh theo tiêu chí có những nét tương đồng nhất định về điều kiện kinh tế xã hội vớiViệt Nam như Thái Lan Trung Quốc, Singapore hoặc những quốc gia có những

thành công đặc biệt trong cải cách pháp luật BHYT như Đức, Singapore Vi vay,phạm vi nghiên cứu dé tài tập trung và giới hạn bởi những nghiên cứu chuyên sâu

cho một số quốc gia lựa chọn điển hình Từ những bài học kinh nghiệm của các

quốc gia này, phạm vi nghiên cứu đề tài đặt ra yêu cầu đề xuất những giải pháp cho

thực tế BHYT ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin về nhà nước và pháp luật

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dung để triển khai dé tai là: phân

tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tổng hợp Cụ thé:

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên đề để thực hiệnmục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Phương pháp thông kê được sử dụng để tập hợp xử lí các tài liệu, số liệu

phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong một số chuyên dé dé đối chiếu,đánh giá các quan điểm cải cách khác nhau (của ILO, một số quốc gia trên thế gidi,trong khu vuc va Viét Nam) về pháp luật bảo hiểm y tế, từ đó có thể rút ra nhữngkinh nghiệm nhất định cho việc điều chỉnh pháp luật về van dé này ở Việt Nam

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm trong

các chuyên dé về lý luận ở nhóm chuyên dé 1, các nhận định trong các chuyên dé về

thực trạng BHYT ở nhóm chuyên dé 2 và các đề xuất ở nhóm chuyên dé 3

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết

luận của từng chuyên đê và kết luận chung của đê tài.

Trang 11

BAO CÁO PHÚC TRÌNH DE TÀI NCKH CAP TRUONG

“Pháp luật Bảo hiểm y tế một số quốc gia trên thé giới

và những kinh nghiệm cho Việt Nam”

Giới thiệu chung

“Pháp luật BHYT một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm choViệt Nam" là một dé tài nghiên cứu cấp trường do Bộ môn Luật Lao động, khoaPháp luật kinh tế đảm nhiệm Nội dung của dé tài được chia làm ba nhóm gồm 13chuyên dé

Nhóm thứ nhất: Những vẫn đề lý luận về BHYT

Nhóm này gồm 4 chuyên đề với nội dung chủ yếu là phân tích những van dé

lý luận về BHYT và pháp luật BHYT như khái niệm, đặc trưng vai trò của BHYT;

các nguyên tắc và nội dung cơ ban của pháp luật BHYT Bên cạnh đó, nhóm chuyên

đề này cũng đi sâu vào phân tích các quan điểm cũng như các mô hình BHYT trênthế giới Đặc biệt, nhóm chuyên dé còn dé cập đến điều kiện cơ bản dé đảm bảo sự

thành công cho hệ thống BHYT Đây là những vấn dé lý luận cơ bản làm nền tang

dé chúng ta có thể đánh giá thực trạng các quy định của BHYT Việt Nam cũng nhưpháp luât BHYT các nước dé từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhóm thứ hai: Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về BHYT ở Việt

Nam và thực tiễn thực hiện

Nhóm nay dé cập đến lược sử phát triển pháp luật BHYT Việt Nam qua các

giai đoạn từ trước cho đến nay (từ khi việc chăm sóc y tế khi chưa có bảo hiển y tế

cho đến nay) Đồng thời nhóm chuyên đề này cũng đi sâu vào phân tích đánh giá

thực trạng các quy định về BHYT Việt Nam hiện hành như đối tượng tham gia

BHYT, chế độ BHYT, quỹ BHYT và những đảm bảo thành công cho BHYT ở Việt

Nam Qua việc đánh giá những điểm hợp lý chưa hợp lý, tác giả các chuyên dé đã

đưa ra những kiến nghị cần thiết cho việc hoàn thiện những van dé này trong thời

gian tới Nội dung của phần này được thể hiện ở 5 chuyên đề (từ chuyên đẻ 5 đến

chuyên dé 9)

Nhóm thứ ba: Pháp luật BHYT của một số quốc gia tiêu biểu và những đề

xuất cho Việt Nam

Trang 12

Nhóm thứ ba được xác định là nội dung chính của đẻ tài Trên cơ sở nghiêncứu đánh giá hệ thống pháp luật BHYT của các nước nhóm tác giả đã lựa chọn một

số hệ thống pháp luật BHYT tiêu biểu của một số nước đã được đánh giá là thành

công và đặc biệt là có thé áp dụng và rút ra những bài học kinh nghiệm cho ViệtNam Do là pháp luật BHYT của Đức Thuy Dién Singapore Thái Lan va TrungQuốc Trên cơ sở phân tích đánh giá hệ thống pháp luật BHYT của các nước nàycũng như điều kiện thực tế của Việt Nam nhóm tác giả đã đưa ra những dé xuấtnhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHYT ở Việt Nam ở rất nhiều các phương diệnnhư đôi tượng áp dung, chế độ BHYT, quỹ BHYT quan lý BHYT

Sau đây là những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài được báo cáo theo banhóm nội dung đã đề cập:

1 Tống quan về pháp luật BHYT

BHYT xuất hiện đầu tiên đưới hình thức bảo hiểm 6m đau và thương tật chocông nhân của các chủ doanh nghiệp Tai Tay Âu, vào thời kỳ Trung cố, một số cáchiệp hội đã tự nguyện hỗ trợ các thành viên của mình trong thời gian có nhu cầu y

tế Do tính chất hạn chế về chăm sóc y tế nên hầu hết các hỗ trợ tại thời điểm đó là

hình thức hỗ trợ thu nhập Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 19, các nước châu Âu phươngTây đã hình thành rất nhiều hiệp hội cung cấp BHYT, trong đó có áp dụng quy tắc

liên kết trên cơ sở của nghề nghiệp, những người khác về noi làm việc, noi cư trú,hoặc thậm chí cả dân tộc Đến năm 1850 tại Đức dưới thời thủ tướng Bismark đã

ban hành chính sách BHYT bắt buộc Có thể nói đây là hình thức BHYT đầu tiêntrên thế giới và nó được hình thành trong mô hình bảo hiểm xã hội Lúc đầu BHYTchỉ được áp dụng cho những người lao động trong các trường hợp ốm đau do rủi ro,

bệnh tật Nhưng sau vì những hữu ích và tác dụng của nó mà phạm vi đối tượng củaBHYT đã được ngày càng mở rộng ra cho mọi thành viên trong xã hội Mô hình

BHYT của Đức dan dan đã được lan rộng ra khắp các quốc gia và được coi là biện

pháp bảo vệ hữu hiệu trước những rủi ro bệnh

Tuy BHYT ra đời vào thế ký XIX nhưng định nghĩa về BHYT đã xuất hiện từ

thế ky XVII Định nghĩa đầu tiên về BHYT được đưa ra năm 1694 bởi Hugh the

elder Chamberlen (1630- 1720) Theo ông: “BHYT là hình thức chỉ trả chỉ phí y tế

cho người được bảo hiém tinh trên rủi ro sức khỏe đã được thỏa thuận khi mua bao

Trang 13

hiém và số tiên chỉ tra chỉ phi y tế phải can doi với số phí BHYT mà những ngườitham gia bảo hiểm đóng gop’ Đây là cách định nghĩa BHYT theo bản chất kinh

tế BHYT được hiểu là sự hợp nhất kinh tế của các cá nhân trước rủi ro do bệnh tậtgây nên mà trong từng trường hợp cá biệt không thể tính toán trước và lo liệu được.Nhưng sự đóng góp chung này cần phải đáp ứng được băng nguồn tài chính dự tínhmột cách thỏa đáng thông qua hệ thống cân băng rủi ro tương ứng do BHYT đứng

ra tổ chức thực hiện Tổng chi phí cho KCB phải luôn bằng hoặc lớn hơn tổng sốtiền đóng góp của những người tham gia BHYT

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì cho rằng BHYT là một bộ phận cấu thànhcủa hệ thống an sinh xã hội quốc gia có mục đích chung là bảo vệ cuộc sống cácthành viên xã hội Theo Công ước 102 của ILO, chăm sóc y tế là nội dung được đề

cập đầu tiên trong 9 chế độ trợ cấp thuộc hệ thống an sinh xã hội (đó là 6m dau, thai

sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp

vé chăm sóc y té và cả sự cung cắp các khoản tiền trợ giúp cho các gia đình đông

con)

Cơ quan phát triển quốc tế Anh (Department for International Development DFID) thì cho rang: “BHYT là một cách dé chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí y

-té cho các cả nhân bởi chính phủ hoặc các tỏ chức BHYT vì mục dich lợi nhuận hay

không vì mục đích lợi nhuận Nó hỗ trợ những người tham gia bảo hiểm chỉ trả chỉ

phi KCB khi gặp rủi ro 6m đau, bệnh tật và hỗ trợ chỉ phi KCB thường xuyên để

đảm bảo nhu cau của người mua bảo hiém” *

Định nghĩa này của cơ quan phát triển quốc tế Anh không những chỉ ra bảnchất kinh tế của BHYT mà còn nêu lên bản chất xã hội của nó Theo đó, BHYTđược hiểu là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau vượtqua khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro, đau ốm cần phải khám, điều

trị.

Như vậy, có thể thấy BHYT có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khácnhau: kinh tế, xã hội, pháp lý, dân số Tuy nhiên dù ở góc độ nào thì BHYT cũng

có một số đặc trưng cơ bản Đó là được thiết lập trên cơ sở sự đóng góp của người

*Inc Icon Group International, 2008

Trang 14

tham gia; bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chữa bệnh và Không mang mụcđích kinh doanh Vì vậy chúng ta có thê đưa ra khái niệm về BHYT như sau:

“BHYT là hình thức bảo hiểm nhằm mục dich chăm sóc sức khée không vi

mục đích lợi nhuận và được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người tham

gia và do nhà nước tổ chức thực hiện °

BHYT có một số đặc trưng cơ bản: đó là BHYT không áp dụng đối với mộtnhóm đối tượng trong xã hội mà nó được áp dụng cho mọi thành viên trong xã hội;mục đích của BHYT là hướng tới việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân; mức hưởng BHYT lại không phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng mà phụ

thuộc vào rủi ro bệnh tật và cơ sở cung ứng dịch vụ tế; quan hệ BHYT là quan hệ

diễn ra giữa ba bên: bên thực hiện BHYT bên tham gia BHYT và cơ sở KCB

BHYT có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nên hầu hếtcác quốc gia đều thực hiện chính sách BHYT Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xãhội mà các quốc gia khác nhau có thể có những quy định pháp luật khác nhau về

BHYT Song nhìn chung, pháp luật BHYT của hau hết các quốc gia đều bao gồm

các nội dung như đối tượng tham gia BHYT, quỹ BHYT, chế độ BHYT, các

nguyên tic thực hiện BHYT

Để thực hiện chính sách BHYT, các quốc gia có thể áp dụng các mô hìnhBHYT khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia Có rất

nhiều mô hình BHYT, song trên thế giới có bốn mô hình BHYT điển hình thườngđược nhặc đến là: ¡) Mô hình Otto Von Bismarck; ii) Mô hình William Henry

Beveridge; iii) Mô hình BHYT quốc gia và iv) Mô hình trả tiền túi

Thứ nhất là Mô hình Otto Von Bismarck

Mô hình này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hộitrên thế giới, đặc biệt là mô hình xuất hiện tại Đức, dưới thời Thủ tướng Otto VonBismarck (1815 - 1898).” Mô hình này có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Về đối tượng tham gia: BHYT Bismarck gan liền với mô hình Nhà nước xãhội Theo mô hình này, đối tượng BHYT hướng tới chủ yếu là người lao động vớiphương châm tất cả người lao động phải tham gia BHYT, ngoại trừ những ngườigiầu có không cần mua, nhưng phải tự trả chi phí theo yêu cầu khi khám, chữa

bệnh.

Trang 15

- V chủ thê thực hiện BHYT: Toàn bộ dịch vụ v tế và các hãng BHYT đều do

tư nhân đảm nhiệm với luật lệ và giá ca chặt chẽ trên cơ sở không vì mục tiêu lợinhuận Mô hình này cho thấy Bismarck coi BHYT là phi thương mại

- Vé nguôn kinh phi chi trả BHYT:

Tién trả cho BHYT do người tham gia BHYT đóng góp theo nghĩa vụ đã được

quy định trong pháp luật Trong quan hệ lao động cả người lao động và người sử

dụng lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHYT Đối với những người

nghèo, Chính phủ Duc chi trả toàn bộ chi phí BHYT Đây là một trong những chính

sách xã hội được tô chức thực hiện rất tốt ở Đức từ trước đến nay

- Về khả năng lựa chọn dịch vụ BHYT cua người dan:

Nước Đức có hơn 200 Quỹ bệnh tật tư nhân Theo pháp luật BHYT của Đức,

người dân được quyền lựa chọn bat kỳ quỹ BHYT tư nhân nào trong hơn 200 quỹ

đó Theo quy định này, yếu tố cạnh tranh giữa các Quỹ BHYT sẽ tạo ra cơ hội chongười dân Đức lựa chọn được dịch vụ BHYT thuận lợi và đảm bảo chất lượng caonhất cho mình Đây được coi là một trong những kinh nghiệm hay cho công tác t6

chức thực hiện BHYT đối với các quốc gia đi sau Các quốc gia điển hình áp dụng

mô hình Otto Von Bismarck là Đức, Nhật, Pháp, Thụy sĩ.

Thứ kai là mô hình William Henry Beveridge

Mô hình BHYT William Henry Beveridge ra đời từ năm 1942 tại Anh, gắnvới mô hình Nhà nước phúc lợi Mô hình BHYT này có nhiều điểm khác biệt với

mô hình Otb Von Bismarck Điều đó thể hiện ở việc:

- VỀ người tham gia BHYT:

Nếu mư ở mô hình Otto Von Bismarck đối tượng hướng tới chủ yếu của

BHYT là người lao động thì ngược lại, phạm vi của BHYT theo mô hình William Henry Beveidge lại bao phủ lên toàn dan.

- Về chi thể tổ chức thực hiện BHYT:

Theo nô hình William Henry Beveridge, tất cả dịch vụ y tế và BHYT cho dân

là do nhà nớc Anh lo thông qua cơ quan British National Health Service nắm hon

2.000 bệnhviện của nhà nước Trên thực tế, việc tham gia thực hiện BHYT cũng có

bệnh việñ Lai những rất hạn chế | |

- Về nguôn kinh phi chỉ trả BHYT:

Trang 16

Theo mô hình William Henry Beveridge mọi công dân Anh đi khám và chữa

bệnh không phải thanh toán tiền Nói cách khác chi phí BHYT của người dân dé do

Nhà nước Anh chỉ trả Điều này thê hiện tính “phúc lợi xã hội” rat cao trong chính

sách BHYT theo mô hình William Henry Beveridge Để có thé thực hiện được điềunày, Chính phủ Anh quốc dùng mức đánh thuế cao thay cho phí BHY TỶ

- Vẻ khả năng lựa chọn dich vụ BHYT của người dan:

Theo quy định, tất cả công dân Anh phải đăng ký một bác sĩ tổng quát nhưbác sĩ gia đình ở Mỹ Bác sĩ này có toàn quyền quyết định xét nghiệm chan đoán

ban đầu và giới thiệu đến chuyên khoa Bệnh nhân không được quyền gặp thang bác

sĩ chuyên khoa mà không có sự đồng ý của bác sĩ tổng quát này Theo đánh giá của

các chuyên gia y tế thì cách làm này lại là một nhược điểm trong mô hình BHYTcủa William Henry Beveridge, vì nó làm người bệnh cần điều trị chuyên sâu sẽ tốnrất nhiều thời gian

Hiện nay, áp dụng mô hình William Henry Beveridge là Ý, Tây Ban Nha, Na

Uy, Dan Mạch, Thuy Dién, Hong Kong

Thứ ba mô hình BHYT quốc gia

Mô hình BHYT quốc gia do Tommy Douglas - một nhà chính trị theo trường

phái dân chu cấp tiễn dé xuất vào năm 1944 cho Canada Mô hình này sau đó đượccải cách theo đạo luật Canada Helth Act vào năm 1984 Nghiên cứu về những đặcđiểm của mô hình BHYT quốc gia cho thay nó có những điểm giống và khác so với

mô hình Otto Von Bismarck và mô hình William Henry Beveridge.

- Về người tham gia BHYT:

Theo mô hình BHYT quốc gia, tất cả người dân phải được các bác sĩ và bệnh

viện khám và chữa bệnh không phân biệt giai cấp với cùng một dịch vụ và giá thànhnhư nhau Đây có thé coi là điểm tương đồng với mô hình BHYT William HenryBeveridge, nhưng lại là điểm khác biệt với mô hình BHYT Otto Von Bismarck.Điểm tiến bộ ở mô hình này là không những chính sách BHYT bao phủ lên toàn

dân, mà tro+g chính sách này còn đảm bao sự bình đăng giữa tat cả người dân khi

sử dụng dich vụ BHYT.

° Thuế lợi tuất và thuế bán lẻ ở Anh cao hầu như nhất thế giới Vi dụ một gia đình ở Anh có thu nhập

150.000USD nức thuế lợi tuất phải là 50%.

Trang 17

- Về chủ thê tô chức thực hiện BHYT:

Về chủ thé t6 chức thực hiện BHYT mô hình BHYT quốc gia giéng mô hình

Otto Von Bismarck ở chỗ toàn bộ dịch vụ y tế do tư nhân cung cấp Chính quyền

Liên bang và chính quyền ở mỗi Tiêu bang đóng vai trò điều hành các dịch vụBHYT với mục đích phi lợi nhuận Theo đó mọi chương trình BHYT phải chi trảcho mọi dịch vụ y tế cần thiết được chính quyền Liên bang liệt kê trong một danhsách cụ thể

- Về nguồn kinh phi chỉ trả BHYT:

Ở mô hình BHYT quốc gia, người bệnh được thăm khám và bảo hiểm phải chitrả 100% chi phí ở mọi bệnh viện trên đất nước Canada ngoại trừ một số thămkhám ngoài bệnh viện của lĩnh vực nha khoa Bác sĩ nhận lương thăng từ t6 chức

BHYT sau khi khấu trừ mọi chỉ phí thuế và bảo hiểm sai lầm nghề nghiệp

- Về khả năng lựa chọn dịch vụ BHYT của người dan:

Vì các dịch vụ BHYT do các tổ chức của tư nhân cung cấp nên người dân khá

dễ dàng trong việc lựa chọn dịch vụ BHYT cho mình Tuy nhiên, do thiếu bác sĩ và

bệnh viện nên để được điều trị chuyên khoa người bệnh phải chờ đợi khá lâu, đặc

biệt các phẫu thuật chuyên khoa nằm ngoài hệ thống cấp cứu Các quốc gia nhưCanada, Đài Loan, Hàn Quốc đang sử dụng mô hình BHYT quốc gia này.

Thứ tư mô hình BHYT trả tiền túi

Đây là mô hình xưa cũ nhất nhân loại, hau hết hơn 150 quốc gia trên thế giớiđều còn tồn tại mô hình này Theo số liệu thống kê đến năm 2010, còn 3% dân sốAnh, khoảng 17% dân số Mỹ, khoảng 80% dân số Việt Nam, 83% dân số Án Độ,91% Campuchia thuộc mô hình trả tiền túi

- Về người tham gia BHYT:

Vì là mô hình người dân tự trả tiền túi khi khám, chữa bệnh nên không có bất

kỳ giới hạn nào khi xác định đối tượng áp dụng mô hình này Thậm chi, kế cả

những người đã tham gia BHYT ở các mô hình khác, trong những trường hợp cụ

thể do “không tiện” sử dụng mô hình đã tham gia, họ vẫn có thể lựa chọn mô hình

trả tiền túi

- Về chủ thể tổ chức thực hiện BHYT:

Trang 18

Không có bat ky tô chức v tế của nhà nước cũng như của tư nhân nào đứng ra

tổ chức thực hiện BHYT cho người dân thuộc đối tượng của mô hình này Điều này

có thé coi là điểm hạn chế lớn nhất của mô hình này so với ba mô hình đã dé cập ởtrên bởi khi người dân phải trực tiếp bỏ tiền túi khi KCB thì có khả năng nhiều

người sẽ không thé tự lo được chi phí khám chữa bệnh cho bản thân mình và những

người phụ thuộc

- Về nguồn kinh phí chỉ trả chi phí khám, chữa bệnh:

Toàn bộ chi phí y tế do người dân tự thanh toán trực tiếp cho cơ sở khám,chữa bệnh, không có sự bảo đảm từ Nhà nước hay bat kỳ tổ chức BHYT nào

- Về khả năng lựa chọn dịch vụ y té của người dan:

Ở mô hình này người dân hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn dịch vụ y tế

cho mình.

Hiện nay, ít thay một quốc gia nao chỉ áp dụng một trong số các mô hình đã

phân tích ở trên, mà nhìn chung đều có sự kết hợp giữa mô hình trả tiền túi với một

trong các mô hình còn lại tùy vào từng nhóm đối tượng cụ thể và tùy vào quan điểmcủa nhà cầm quyên về BHYT, thậm chí có quốc gia song song áp dụng cả 4 mô

hình BHYT đã nêu (Vi dụ: ở Mỹ đã có thời kỳ áp dụng cả 4 mô hình này).

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia về BHYT và pháp luật về

BHYT thì ở bat kỳ mô hình nào cũng đều còn những kẻ hở của luật pháp dé tham

nhũng chen chân vào, như: Kẽ hở day cao giá thành khám bệnh, xét nghiệm và điềutrị, kẽ hở lạm dụng xét nghiệm, kẽ hở do thông đồng giữa bác sĩ và các đối tượng

tham gia, hưởng BHYT

Điều kiện cơ bản dam bảo cho việc tổ chức thành công hệ thống BHYT

cũng được nhóm tác giả nghiên cứu.

BHYT là một chính sách xã hội lớn của quốc gia và liên quan đến lợi ích của

toản dân Bởi vậy để thực hiện thành công hệ thống BHYT cần phải có những điều

kiện nhất định Đó là các điều kiện về tài chính (kinh tế), về hệ thống pháp luật,điều kiện về nhận thức (xã hội) và sự tham gia của các cơ quan chức năng

Thứ nhất là về nguồn tài chính: Đây là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho

việc thực Fiện thành công hệ thống BHYT của mỗi quốế gia: HYT là chính sách

xã hội nên muốn thực hiện được cần phải có nguon luc tai chinh dé thuc hién

Trang 19

Nguồn tài chính thực hiện BHYT về cơ bản được hình thành trên cơ sở dựđóng góp của người tham gia Mức đóng góp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội

của mỗi quốc gia và mức sống mức thu nhập của người dân cũng như dịch vụ y tế

của quốc gia đó Tuy nhiên độ bao phủ của BHYT thường rất rộng thậm chí làtoàn bộ người dân (kế cả những người tham gia quan hệ lao động và những ngườikhông tham gia quan hệ lao động) nên không han người tham gia BHYT nao cũng

có thể đóng góp được mức độ như nhau mà cần phải có sự hé trợ của Nhà nước (từnguồn tài chính công) Đặc biệt đối với các quốc gia thực hiện chính sách BHYT

toàn dân thì sự hỗ trợ nguồn lực tài chính của nhà nước là hết sức cần thiết Bởi có

rất nhiều đối tượng không đủ nguồn lực tài chính để đóng bảo hiểm cần phải đượcnhà nước hỗ trợ như những hộ gia đình nghèo những đối tượng thuộc diện chínhsách Trên thực tế, ở những nước thực hiện chính sách BHYT toàn dan, Nhà nướcđều phải có sự hỗ trợ về tài chính trong lĩnh vực BHYT Đặc biệt ở những nước có

hệ thống an sinh xã hội tốt thì mức hỗ trợ của Nhà nước tương đối cao (ví dụ như

Thụy Điển ).Vi vậy, để thực hiện thành công hệ thống BHYT, cần phải có nguồn

lực tài chính mạnh kết hợp cả nguồn tài chính công (của nhà nước) và nguồn tài

chính tư (sự đóng góp của người tham gia).

Thứ hai là cần phải có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và phù hợp

Pháp luật chính là sự thể chế hóa chính sách bảo hiểm của một quốc gia và là cơ sởpháp lý của việc thực hiện BHYT Chính vì vậy, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vàphù hợp sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự thành công của

hệ thống BHYT Hệ thống pháp luật về BHYT cần phải phù hợp với điều kiện kinh

tế xã hội của quốc gia và có tình khả thi

Thứ ba là khả năng nhận thức của người dân về BHYT Đây cũng là một trongnhững điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo thành công hệ thống BHYT Bởi chỉ khinào người dân nhận thức được tầm quan trọng của BHYT, có nhu cầu và muốn

tham gia vào BHYT thì khi đó BHYT mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy

được hết vai trò cũng như tác động của nó Tuy nhiên, thực tế cho thay đây là van

đề rất khó và cần phải có thời gian bởi người dân nhiều khi chỉ nghĩ đến lợi ịch

trước mắt mà không nght dén loi ich lâu dai Vi vậy, các quốc gia cần phải thực

hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phô biến kiến thức dé nâng cao trình độ

Trang 20

nhận thức của người dân về BHYT.

Thứ tư là sự tham gia của các cơ quan hữu quan BHYT như đã phân tích ở

trên là quan hệ hết sức đặc thù vi dé thực hiện được cần có sự tham gia của ba chủthể: cơ quan bảo hiểm người tham gia bảo hiểm và cơ sở KCB Dịch vụ y tế có tốt

hay không, việc chăm sóc sức khỏe của người tham gia BHYT có được đảm bảo

hay không không lại phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ sở KCB Chính vì vậy cầnphải có sự kết hợp phối hợp giữa các chủ thể giữa các cơ quan hữu quan đặc biệt

là sự phối kết hợp của cơ sở KCB

2 Thực trạng pháp luật về BHYT ở Việt Nam

Nội dung thực trạng quy định pháp luật hiện hành được nghiên cứu với 5

chuyên đề Trước khi đi vào đánh giá thực trạng pháp luật BHYT hiện hành, nhómtác giả đã khái quát sơ lược lịch sử phát triển BHYT Việt Nam Các nội dung cơbản của pháp luật BHYT hiện hành được các tác giả đánh giá phân tích một cách kỹlưỡng cả về thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện Đó làcác nội dung như đối tượng áp dụng BHYT, chế độ BHYT, quỹ BHYT Trên cơ sở

những đánh giá đó, các chuyên dé đã đưa ra những kiến nghị cần thiết cho việc

hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam Đồng thời, nhóm tác giả cũng đề cập đến

các điều kiện cho việc bảo đảm thực hiện thành công BHYT ở Việt Nam Cụ thể nội

dung cơ bản của các chuyên đẻ trong phan này bao gồm những van dé sau đây:2.1 Sơ lược lịch sử phát triển pháp luật BHYT ở Việt Nam

Lịch sử phát triển pháp luật về BHYT ở Việt Nam có thé được nghiên cứu ởhai giai đoạn đó là hệ thống chăm sóc y tế trước khi có BHYT (1992) và giai đoạn

từ khi có BHYT (1992) cho đến nay, trong đó bao gồm giai đoạn trước khi có luậtBHYT và giai đoạn từ khi có luật BHYT cho đến nay Cơ sở của sự phân chia này

là những dấu mốc quan trọng của việc déi mới chính sách, pháp luật BHYT ở nước

ta Trong từng giai đoạn phát triển, cùng với việc chỉ ra những cơ sở pháp lý (vănbản pháp luật) chủ yếu, đề tài còn đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong chínhsách pháp luật và thực tế thực hiện BHYT; phân tích những điểm mới cơ bản trong

nội dung chính sách, pháp luật BHYT của giai đoạn sau so với giai đoạn trước.

Những ưu điểm và hạn chế của vấn đề nẫy được đánh giá một cách toàn diện, bao

gồm: đối tượng áp dụng, quyền lợi của người tham gia BHYT, quỹ BHYT, cơ quan

Trang 21

tô chức thực hiện.

Về phương diện lập pháp việc chăm sóc y tế ở Việt Nam được thừa nhận từlâu còn BHYT chính thức được thừa nhận từ năm 1992 (trên cơ sở hiến pháp 1992).Ngày 15/8/1992 Nghị định số 299-HĐBT kèm theo Điều lệ BHYT do Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) ra đời đã đánh dau một bước ngoặt quan trọng trong lịch

sử phát triển pháp luật BHYT Lần đầu tiên một văn bản pháp lý về BHYT đã được

ban hành.

Với những kết quả thực hiện BHYT bước đầu va khang định tinh đúng dan,cần thiết của chế độ BHYT trong đời sống xã hội Pháp luật BHYT đã góp phầnquan trọng trong việc khắc phục những tôn tai, hạn chế của hệ thông chăm sóc y tếmiễn phí trước năm 1988 và chính sách thu một phân sách viện phí trước năm 1992.Song cũng vì do mới được hình thành còn khá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm

nên pháp luật BHYT thời kỳ này có những hạn chế như: Quy định về đối tượng

tham gia BHYT còn hạn hẹp, chưa mở rộng phạm vi bao phủ BHYT đến các đốitượng có nhiều tiềm năng Quy định về tổ chức quản lý BHYT thiếu khoa học,

manh min và chồng chéo (BHYT tỉnh, thành phố vừa thuộc sự quản lý của Sở Y tế,

vừa thuộc sự quản lý của BHYT Việt Nam) Quy định về cơ chế quản lý quỹ không

hợp lý làm mất đi yếu tô kinh tế trong điều tiết quỹ BHYT, thiếu tập trung, thốngnhất, quyền lợi BHYT của các đối tượng thụ hưởng không thống nhất trong cả

nước.

Khắc phục những hạn chế của Nghị định 299-HĐBT, ngày 13/8/1998 Chínhphủ bar hành Nghị định 58/1998/NĐ-CP kèm theo Điều lệ BHYT thay thế Nghị

định 299-HĐBT và tồn tai trong thời gian dài, tới tan 2005 Với những tiến bộ trong

tổ chức bộ máy thông nhất, quản lý quỹ hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước,

mở rộng đổi tượng tham gia có thé nói Điều lệ BHYT theo Nghị định

58/1998/NĐ-CP đã đặt biệt có ý nghĩa và đánh dấu quan trọng trong phát triển pháp luật BHYT

Tuy nên tính quy phạm, khả năng dự báo và tính chế tài trong văn bản pháp luật

này cdr thấp, chưa bắt kịp với định hướng phát triển BHYT và nhiều quy định liên

quan đín thanh toán chỉ phí KCB đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu so với yêu cầu thực tiễn

Ngày 16/5/2005 Chính phi ban hành Nghị định 63/2005/NĐ-CP thay thế Nghị

định 5#1998/NĐ-CP Về cơ bản, pháp luật BHYT thời kỳ này đã khắc phục những

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN :

17 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI;

Trang 22

hạn chế của Nghị định 58/1998 ND-CP và có những điểm mới như: đối tượng tham

gia BHYT đã được mở rộng với ca hình thức tham gia bat buộc và tự nguyện nhăm

quyền: quyền lợi thanh toán cho người tham gia BHYT cũng được mo rộng rất

nhiều về phạm vi thanh toán và danh mục thuốc (nhiều dịch vụ KCB và thuốc mànhiều quốc gia phát triển giới hạn thanh toán BHYT thì cũng được đảm bảo trongchế độ ở Việt Nam): thay đổi cơ chế cùng chi trả thành cơ chế BHYT thanh toán100% chi phí KCB cơ bản: các cơ sở KCB mở rộng tới cả khối cơ sở y tế tư nhân:

bé sung cơ chế thanh toán theo phương thức khoán định suất hoặc theo chan đoán.Tuy nhiên Nghị định 63/2005/NĐ-CP về cơ bản vẫn còn những tổn tại củapháp luật BHYT vẫn chưa được khắc phục, thậm chí với việc mở rộng phạm vithanh toán và danh mục thuôc, thay đôi cơ chế cùng chi trả khiến tài chính BHYTlâm vào tình trạng có nguy cơ mất an toàn Thực tế cho thấy trong thời gian có hiệu

lực của Nghị định 63/2005, thành công lớn nhất là bước tiến trong nâng cao nhậnthức của người dan về BHYT và độ bao phủ tham gia nhưng hạn chế vé tài chính lại

trở thành một trong những nguyên nhân đòi hỏi nhanh chóng có sự hoàn thiện về

mặt pháp lý, cần nhanh chóng sửa đổi một cách toàn điện bằng việc ban hành một

đạo luật riêng đó là Luật BHYT.

Ngày 14/11/2008 Quốc hội đã thông qua Luật BHYT, luật có hiệu lực thi hànhngày 01/7/2009 Băng các quy phạm mang tính pháp lý cao, Luật BHYT đã khắc

phục những hạn chế trong các Nghị định trước đây về BHYT Quy định về phạm vi

bảo vệ BHYT tiếp tục được mở rộng và đánh dau sự phát triển vượt bậc bằng quyđịnh về lộ trình BHYT toàn dân; các nội dung về chế độ cũng được quy định phù

hợp và đảm bảo định hướng phát triển chính sách BHYT

2.2 Thực trạng pháp luật về BHYT Việt Nam hiện hành

2.2.1 Ưu điểm

Nhìn chung, về cơ bản pháp luật BHYT hiện hành (Luật BHYT) đã khăngđịnh được tính đúng đăn, phù hợp với thực tiễn và bước đầu đi vào cuộc sống.

Về đối tượng tham gia BHYT

Đối tượng tham gia BHYT đã được mở rộng và đang từng bước tiến tới thực' hiện BHYT toàn dân.Các nÑ6m đỗi tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc dường nhưbao quát toàn bộ các tang lớp dân cư sống trong xã hội, không phân biệt bởi bất kỳ

Trang 23

tiêu chí nào Đề tiến tới thực hiện BHYT toàn dân pháp luật BHYT đã đưa ra lộtrình thực hiện với nhóm đồi tượng và thời gian cụ thê Cụ thé:

- Các đối tượng tham gia BHYT bat buộc được thực hiện từ ngày 1/7/2009

bao gồm 20 đối tượng được quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 12 Luật BHYT

Đây là những đối tượng có tính "truyền thống” bao gồm người lao động tham giaquan hệ lao động hưởng tiền lương tiền công: những người đang hưởng chế độ bảohiểm xã hội, những người được nhà nước đãi ngộ hoặc trợ giúp từ ngân sách nhà

nước, những người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bống từ

ngân sách của nhà nước Việt Nam.

- Nhóm đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo

Các doi tượng thực hiện BHYT bắt buộc từ ngày 1/1/2010, đó là học sinh, sinh

viên (khoản 21 Điều 12 Luật BHYT)

Các đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc từ ngày 1/1/2012 Đó là người thuộc

hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp

* Các đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc từ ngày 1/1/2014

Bao gồm 3 nhóm đối tượng được quy định tại khoản 23, 24, 25 Điều 12 Luật

BHYT Đó là: Thân nhân của người lao động, bao gồm: Cha, mẹ vợ, cha, mẹchong: vợ hoặc chồng, con mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sốngtrong cùng hộ gia đình; Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và các đối tượngkhác bao gồm: 1) Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 2) Thanh niên

xung phong thời kỳ kháng chiến chong Pháp; 3) Người lao động đang hưởng chế độbảo hiểm 6m dau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Có thể thấy, việc xây đựng lộ trình tham gia BHYT bắt buộc đối với các đốitượng tương đối hợp lý Nhóm đối tượng có khả năng tài chính hoặc có nhu cầu cao

trong việc bảo vệ sức khỏe được tham gia trước, nhóm chưa có khả năng tài chính

hoặc nhu cầu bảo vệ sức khỏe thấp hơn thì tham gia sau Bản thân các đối tượngkhông có khả năng tài chính hoặc nhăm mục dich ưu đãi, chia sé thì nhà nước chi

từ ngân sách để đóng phí hoặc hỗ trợ Việc phân chia các nhóm đối tượng theo lộ

trình tham gia BHYT bắt buộc như vậy nhằm tiến tới thực hiện BHYT toàn dân đã

thể hiện sự phù hợp của pháp luật BHYT nước ta với nguyên tắc thực hiện BHYT

Trang 24

(tham ga trên cơ sở bắt buộc đóng góp theo thu nhập và quyền lợi hưởng theobệnh tit: mà Tổ chức y tế thé giới (WHO) đưa ra.

Về chế độ quyền lợi của người tham gia BHYT

Phip luật BHYT đã thực hiện đúng nguyên tắc tự do lựa chọn cơ sở KCB củangười tham gia BHYT, dam bảo cho người tham gia BHYT được quyền lựa chọn

cơ sở KCB tại tuyến xã huyện hoặc tương đương Người tham gia BHYT đượcthay đổi co sở KCB theo mỗi quý Trường hợp vượt quá kha năng chuyên môn kỹthuật thi cơ sở BHYT có trách nhiệm chuyên người bệnh kịp thời đến cơ sở KCB

BHYT khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật Riêng đối với

trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào.Phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được pháp luật xác định rõ Cụthể, người tham gia BHYT được quỹ BHYT chỉ trả các chỉ phí sau:

- Khám bệnh chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ sinh con;

- Khám bệnh dé sang loc, chuân đoán sớm một số bệnh;

- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp

cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối vớicác đối tượng: người có công với cach mạng; người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hộihàng tháng: người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sốngtại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi;

người thuộc gia đình cận nghèo.

Mtr chi trả BHYT cũng được xác định khác nhau (80%, 95%, 100% chi phí)

tùy thuộc vào các nhóm đối tượng quy định tại Điều 22 Luật BHYT Trường hợpmột ngươi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thi được hưởng quyền lợi BHYT

theo đối wong có quyên lợi cao nhất Luật cũng cho phép người bệnh được tự chọnthầy thuc, tự chọn buồng bệnh với mức thanh toán theo giá hiện hành của nhà

nước ap jung cho cơ sở KCB.

Cũng như pháp luật các quốc gia khác, quỹ BHYT cũng từ chối thanh toán

cho các tường hợp chỉ phí y tế đã đã được ngân sách nhà nước chỉ trả; điều dưỡng,

an đưỡn: tai cơ sở điều dưỡng an dưỡng; Khám sức khỏe .(Điều 23 Luật BHYT)

Trang 25

Quỹ BHYT được coi như nòng cốt quyết định đến các hoạt động thậm chí là

sự ton tại của hệ thông BHYT nhất là đối với mô hình BHYT hình thành từ sựđóng góp Theo Luật BHYT 2008 quỹ BHYT được hình thành từ tiền đóng BHYT

của các đối tượng tham gia người sử dụng lao động ngân sách nhà nước hỗ trợ

tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHYT, từ tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cánhân Quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất và có sự phân cấp trong hệthống t6 chức BHYT Quỹ BHYT chủ yếu được dùng dé thanh toán chi phi KCBBHYT cụ thể: 90% số thu BHYT của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố được sửdụng để phục vụ KCB BHYT tại tỉnh, thành phố; 10% số thu BHYT chuyên về Bảohiểm xã hội Việt Nam dé lập quỹ dự phòng khám bệnh chữa bệnh và chi phí quan

lý BHYT.

Có 2 nhân té ảnh hưởng đến việc kiểm soát quỹ BHYT dam bảo việc sử dụngquỹ BHYT an toàn hiệu quả, đó là quy định về phương thức thanh toán chi phi KCBgiữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở KCB (một phương thức thanh toán hợp lý sẽmang lại hiệu quả trong việc sử dụng quỹ BHYT) và quy định về giám định BHYTnhằm kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí KCB BHYT

Về các phương thức thanh toán chi phí KCB: Luật BHYT Việt Nam hiện hành

có 3 phương thức thanh toán được áp dụng đó là: ¡) thanh toán theo định suất (là

thanh toán theo định mức chi phí KCB và mức đóng tính trên mỗi thẻ BHYT đượcđăng ký tại cơ sở KCB BHYT trong một khoảng thời gian nhất định); ii) thanh toántheo phí dịch vụ (là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chat, vật tư, thiết bị y

tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh); i1) thanh toán theo trường

hợp bệnh (là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho

từng trường hợp theo chan đoán)

Về giám định, kiểm soát quỹ BHYT: Theo quy định của Luật BHYT năm 2008,nội dung giám định BHYT gồm: i) kiểm tra thủ tục KCB BHYT; ii) kiểm tra, đánhgiá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ

thuật cho người bệnh; iii) kiểm tra, xác định chỉ phí KCB BHYT” Việc giám định

BHYT phải thực hiện trên nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch Bảo hiểm

xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định BHYT Vai

Trang 26

trò quan trọng nhất của giám định BHYT là kiểm duyệt quyết định tính hợp lý củacác dịch vụ y tế nham ngăn chặn những thanh toán bất hợp lý và kiêm soát nhữngchỉ định không cần thiết hoặc vượt quá chỉ định xác định mức thanh toán phù hợp

với cơ sở KCB.

2.2.2 Những ton tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được pháp luật BHYT' Việt Nam hiện hànhvẫn còn một số các tồn tại Cụ thé

Về đối tượng tham gia BHYT

Có thể thấy quy định thứ tự thực hiện BHYT bắt buộc đối với một số nhómđối tượng chưa thực sự hợp ly Việc quy định người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuôi,người có yêu cầu cao về chăm sóc sức khỏe là đối tượng tham gia trước làm giảmkhả năng chia sẻ và ảnh hưởng đến an toàn về tài chính của quỹ Thực tế đã cho

thay, từ khi thành lập đến nay quỹ BHYT luôn trong tinh trang mat cân đối giữa

thu - chi Hon nữa, lộ trình thời gian thực hiện đối với một số đối tượng quá ngăn

Ví dụ các nhóm đối tượng như hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp và các đối tượng nên thựchiện vào năm 2014 thay vì theo lộ trình là 2012 bởi khả năng tài chính để tham gia

BHYT của các đối tượng này khó đảm bảo Theo kinh nghiệm của một số quốc giathì để thực hiện BHYT toàn dân một cách thực sự với yêu cầu mọi người dân đều

tham gia BHYT thì GDP của quốc gia thường phải đạt từ 1500USD/người/năm Ví

dụ như Nhật Bản lúc bắt đầu triển khai thực hiện BHYT toàn dân là 4.700USD/năm, Hàn Quốc là 1.500 USD/năm, Thái Lan là trên 2.000 USD/nam® Hơnnữa, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân của các nước đối với một số đối tượng khá

dài Ví dụ, ở Thái Lan có đối tượng từ khi thực hiện đến khi bao phủ BHYT phảimất khoảng 30 năm Hàn Quốc là quốc gia thực hiện BHYT toàn dân nhanh nhất

cũng phải trải qua 26 nam’.

Về quyền lợi hưởng BHYT

Việc quy định các mức quyên lợi khác nhau cho các nhóm đổi tượng (25

nhóm đối tượng) gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện đồng thời không

*Xem: Bộ y tế và nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tê năm 2011.

jahr.org.vn/downloads/JAHR2012/JAHR2012_Vie_Full.pdf.

“Xem: Tidd.

Trang 27

đảm bảo tính công băng bình đăng về quyền lợi cho những người thụ hưởngBHYT Bên cạnh đó Luật BHYT hiện hành tuy có quy định giới hạn mức đóng

BHYT tối đa nhưng chưa có quy định mức hưởng tối đa cho | lần khám chữa bệnh

Vi vậy, quy BHYT phải chỉ trả cao hơn gấp nhiều lần so với đóng góp của từng cánhân dẫn đến tình trạng thâm thụt quỹ Ngoài ra việc thừa nhận KCB trái tuyến,vượt tuyến cũng đã dẫn đến tình trạng quá tải ở tuyến trên và khó kiêm soát chỉ phíđối với các cơ sở nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu trong trường hợp KCB vượttuyến chuyên môn kỹ thuật (đang chiếm từ 50- 60% tổng quỹ KCB của đơn vị cóđăng ký KCB ban đầu) Phạm vi hưởng BHYT còn rộng thể hiện ngay trong danhmục thuốc được BHYT thanh toán chi phí KCB tỏ ra có lợi cho người thụ hưởngtrong tương quan với mức đóng các trường hợp từ chối thanh toán còn quy địnhchưa chặt chẽ dẫn tới thất thoát về tài chính, lạm dụng BHYT và chưa đảm bảo

công bằng

Về quỹ BHYT

Có thể thấy, các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm soát quỹ KCB BHYT

theo pháp luật hiện hành còn nhiều thiếu sót, sơ hở làm cho việc quản lý, sử dụng

quỹ kém an toàn hiệu quả, làm gia tăng tình trang lạm dụng quỹ KCB BHYT Theo

quy định 90% số thu BHYT để thành lập quỹ KCB nhưng pháp luật BHYT chưa

quy định các biện pháp, chế tài cụ thể để kiểm soát quỹ KCB BHYT, chưa quy địnhchủ thể chịu trách và cơ chế cho chủ thể kiểm soát quỹ BHYT

Chính vì vậy, trên thực tế đang xảy ra hiện tượng lạm dụng các dịch vụ xétnghiệm, kỹ thuật chụp đắt tiền, lạm dụng thuốc vật tư y tế Quỹ KCB BHYT đang

bị trục lợi, song điều đáng tiếc là hiện tượng này không được xử lý nghiêm minh do

thiếu các quy định cần thiết Quy định pháp luật BHYT hiện hành về kiểm soát chỉphí KCB BHYT thiếu chặt chẽ, chủ trương xã hội hóa về y té bi lam dung (do viéc

su dung hé: công suất các thiết bị y tế đắt tiền của tư nhân tại các bệnh viện dé tậnthu kiếm lợi nhuận cao) đang đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng tìm giải pháp khắc

phục để việ sử dụng quỹ đạt hiệu quả cao nhất

2.3 Nhữững kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BHYT Việt Nam

- Về B trình thực hiện BHYT toàn dân

Trang 28

Thứ nhất nên quy định dan lộ trình thực hiện BHYT toàn dân thông quaviệc dan lộ trình thực hiện BHYT bat buộc đối với các đối tượng như thân nhânngười lao động xã viên hợp tác xã hộ kinh doanh ca thể Theo quy định các đốitượng nay sẽ thực hiện BHYT bắt buộc từ 1/1/2014 song do các điều kiện về thu

nhập họ khó có thể tham gia được Hơn nữa việc thực hiện các hoạt động quản lý

đối với họ cũng tương đối khó khăn chi phí lớn Vì thế BHYT bắt buộc những năm

tới chỉ nên thực hiện thí điểm đối với các đôi tượng này Đồng thời có biện pháptuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của các đối tượng chưa tham gia khuyếnkhích họ tham gia theo loại hình tự nguyện đến khi đủ điều kiện thực hiện BHYTbắt buộc đối với họ cũng chưa muộn

Thứ hai, tăng mức hỗ trợ BHYT đối với các đối tượng: người thuộc hộ giađình cận nghèo người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp,

diém nghiệp có mức sống trung bình va học sinh, sinh viên Đối với người thuộc hộ

gia đình cận nghèo, nhà nước nên hỗ trợ 100% mức phí đóng, ngân sách trung ương

hỗ trợ như quy định hiện nay (70%), số còn lại ngân sách địa phương bảo đảm Đối

với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diém nghiệp

có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên, nhà nước cần tăng mức hỗ trợ tốithiểu lên 50% mức đóng BHYT thay vì 30% như hiện nay Những dé xuất này đặt

trong bối cảnh bước đầu thực hiện với các nhóm đối tượng đảm bảo thực hiện lộtrình BHYT toàn dân, sau khi đạt độ 6n định về đối tượng và an toàn tài chính sẽ rútdần vai trò và trách nhiệm tài chính của nhà nước

- Về chế độ, quyền lợi BHYT

Về chi trả KCB trái tuyến, vượt tuyển: Dé hạn chế tình trạng quá tải ở tuyếntrên và khó kiểm soát chi phí đối với các cơ sở nhận đăng ký KCB BHYT ban đầutrong trường hợp KCB vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, thiết nghĩ cần bỏ quy địnhthanh toán từ quỹ BHYT cho KCB vượt tuyến, trái tuyến và chữa bệnh ở nước

ngoài Chỉ nên thanh toán khi KCB tại các cơ sở trong nước cho phù hợp mức đóng

và mức thanh toán theo quy định về giá dịch vụ y tế của Việt Nam hiện nay

Về mức hưởng chế độ BHYT: Luật BHYT hiện hành chưa có quy định mức

—“HằÄếÖ "tới Ba Cho 1 lần khám, chữa bệnh Vì vậy, quỹ BHYT phải chi trả cao hơn

gấp nhiều lần so với đóng góp của từng cá nhân Do đó, cần quy định về mức hưởng

Trang 29

BHYT phù hợp với mức đóng Cụ thể bô sung quy định mức được hưởng BHYT

tối đa trong một đợt điều trị nội trú hoặc mức hưởng chi phí KCB BHYT tdi đatrong một năm của người có thẻ BHYT đảm bảo sự công băng tương đối quyền lợi

được hưởng giữa các đối tượng tham gia BHYT

- Về quỹ BHYT

Thứ nhất, can sửa đôi, bỏ sung quy định về giảm định BHYT

Nội dung công tác giám định BHYT bao gồm: Kiểm tra thủ tục khám bệnh,chữa bệnh BHYT; kiểm tra đánh giá việc chỉ định điều tri, sử dụng thuốc, hóa chat,

vật tư thiết bị y té, dich vu ky thuat y té cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí

khám bệnh, chữa bệnh BHYT Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai thực hiện

các nhiệm vụ này gặp rất nhiều khó khăn do số người đi KCB BHYT ngày càng

tăng dẫn đến khối lượng hồ sơ thanh toán BHYT cần giám định quá lớn trong khi sốlượng giám định viên còn hạn chế Vi vậy, Luật BHYT cần bổ sung quy định vềphương pháp giám định BHYT theo mẫu và thanh quyết toán chi phí KCB BHYTtheo ty lệ sai sót đối với toàn bộ hồ sơ giám định Đồng thời bổ sung quy định về

chế độ và tiêu chuẩn của giám định viên theo hướng người làm công tác giám địnhnhất thiết phải là bác sỹ và có hiểu biết về pháp luật BHYT

Thứ hai, sửa đổi, bồ sung quy định về phương thức thanh toán chi phí KCB

BHYT

Để việc sử dụng quỹ KCB BHYT một cách hiệu quả, tránh lạm dụng và lãng

phí, Luật BHYT cần được sửa đôi, bố sung theo hướng loại bỏ phương thức thanhtoán theo phi dịch vu, áp dụng rộng rãi phương thức thanh toán theo định suất và

thanh toán theo trường hợp bệnh.

Thứ ba, ban hành quy trình chuyên môn phác đỗ điều trị chuẩn và quy trình

giám sát chất lượng bệnh viện áp dụng thống nhất trong cả nước

Quy trình chuyên môn, phác dé điều trị chuẩn là van dé không thể thiếutrong việc khám và điều trị bệnh Đồng thời nó còn là cơ sở để xác định chi phíKCB BHYT thực tế cho người bệnh BHYT Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy_định về quy trình chuyên môn, phác đồ điều trị chuẩn áp dụng thống nhất làm cơ sở

cho việc giám định BHYT Điều đó dẫn đến thực trạng cùng một loại bệnh nhưngcác bệnh viện khác nhau có phác đồ điều trị khác nhau kéo theo chi phí cho cùng

Trang 30

một loại bệnh cũng khác nhau làm anh hưởng đến sức khóe người dân gây lãng phí

quỹ BHYT.

Bên cạnh đó quy trinh giám sát chất lượng bệnh viện cũng rất cần thiết và

không thé thiếu nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng khám điều trị chăm sóc bệnhnhân, môi trường bệnh viện trang thiết bị y tế Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa cóquy trình giám sát chất lượng bệnh viện chuân áp dụng chung trên toàn quốc Điều

đó làm ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị bệnh cho người dân Vì vậy, cần

phải ban hành quy trình chuyên môn phác đồ điều trị chuẩn và quy trình giám sátchất lượng bệnh viện áp dụng thống nhất trong cả nước

Thứ tư, sửa đổi, bồ sung Luật Dược nhằm quản lý và sử dụng thuốc, vật tư y tế

trong KCB BHYT một cách hợp lý, hiệu quả nhằm dam bảo quyên lợi cho người

tham gia BHYT.

2.4 Những điều kiện bảo dam cho việc thực hiện thành công BHYT ở Việt Nam

BHYT được xem là một trong những chính sách xã hội quan trọng và là mộttrong những nội dung cơ bản thuộc hệ thống an sinh xã hội đang được Đảng và Nhànước Việt Nam hết sức quan tâm Đảng và Nhà nước cũng đã và đang tạo những

điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chính sách BHYT Tuy nhiên, để thực hiện thànhcông hệ thống BHYT ở Việt Nam cũng cần phải đảm bảo các điều kiện:

- Về tài chính thực hiệnQuỹ BHYT ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của những

người tham gia BHYT và ngoài ra có sự hỗ trợ của Nhà nước Đối với nhóm đối

tượng đang tham gia quan hệ lao động có sự đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động Mức đóng trên cơ sở mức thu nhập Tuy nhiên, các nhómđối tượng thuộc diện được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT như người nghèo, trẻ em

đưới 6 tuổi, người thuộc hộ gia đình cận nghèo lại chiếm một tỷ lệ tương đổinhiều Chính vì vậy, Nhà nước hiện nay vẫn phải hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện

BHYT Đặc biệt, theo lộ trình đến năm 2014, Việt Nam sẽ thực hiện BHYT toàn

dân, trong khi điều kiện kinh tế xã hội mấy năm gần đây gặp nhiều khó khăn (do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế) thì càng cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước

mới có thể thực hiện thành công BHYT toàn dân Bởi vậy, Nhà nước cần phải có sự

chuẩn bị về nguồn lực tài chính cho việc thực hiện BHYT toàn dân bên cạnh việc

Trang 31

phát huy hiệu quả nguồn quỹ BHYT thu được từ sự đóng góp của các chủ thê tham

BHYT đã khác phục được những hạn chế tồn tại của những quy định về BHYT

trước đó Song cũng như trên đã phân tích pháp luật BHYT hiện hành vẫn có một

số tồn tại bất cập chưa phù hợp với thực tế đồng thwofi cũng thiếu hệ thống quy

định chế tài đủ mạnh đảm bảo xử lý hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy, trong thờigian tới cần phải sửa đổi, bé sung hoàn thiện pháp luật về BHYT để luật BHYTthực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng

- Về nhận thứcNhận thức của người dân về BHYT cũng là một trong những điều kiện quantrọng để đảm bảo thực hiện thành công BHYT toàn dân ở Việt Nam Hiện nay, nhận

thức của người dân về BHYT ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng nôngthôn và vùng sâu, vùng xa Chính vì vậy, để tiến tới thực hiện bào hiểm y té toandan, chúng ta càng cần phải nâng cao nhận thức cho những đối tượng này, để họ sẵn

sàng tham gia BHYT khi chúng ta triển khai thực hiện Trong thời gian qua, chúng

ta cũng đã thực hiện việc tuyên truyền nhận thức cho người dân về BHYT song vẫn

còn ở mức độ nhất định Do đó trong thời gian tới cần chủ trọng làm tốt hơn công

tác này.

- VỀ sự phối hop của các cơ quan hữu quan

Đề thực hiện thành công hệ thống BHYT cần phải có sự phối hợp của các cơ

quan hữu quan đặc biệt là cơ quan quản lý BHYT và hệ thống cơ sở KCB Hiện tại

chúng ta chưa có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này Hệ thống các cơ

sở KCB ở Việt Nam hiện nay đặc biệt là bệnh viện công và bệnh viện ở tuyến trên ởtrong tình trạng quá tải Vì vậy cần phải có chính sách cho hợp lý để khắc phục tìnhtrạng này Mặt khác, thực tế cho thấy chất lượng phục vụ của việc chăm sóc y té 6

hình thức BHYT chưa thực sự tốt và đáp ứng được nhu cầu của người tham gia bảo

Trang 32

hiểm Vì vậy trong thời gian tới cần có sự phôi hợp tốt hơn trong hoạt động y tế cua

các cơ quan này nhằm nâng cao chất lượng dịch vu y tế

3 Pháp luật BHYT một số quốc gia và những đề xuất cho Việt Nam

Đây được xem là phan trọng tâm của dé tài Trong phan này nhóm tác tác giả

tập trung vào nghiên cứu pháp luật BHYT tiêu biểu của một số quốc gia được đánhgiá là thành công trong lĩnh vực BHYT và có thé vận dụng một số yếu tố cho chínhsách BHYT ở Việt Nam Do là pháp luật BHYT của Singapore Thụy Điển, Trung

quốc Trên cơ sở phân tích hệ thống pháp luật BHYT của các nước này tác giả các

chuyên đề đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời đưa ra

những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật BHYT của Việt Nam

3.1 Pháp luật BH VT một số quốc gia

3.1.1 Pháp luật BHYT của Đức

Đức là một quốc gia liên bang năm ở Trung Âu Dân số của Đức lớn nhất

trong Liên minh châu Au, tính đến năm 2011 là khoảng 81,8 triệu người 10 Nét đặcbiệt trong dân số Đức là có tỷ lệ dân nhập cư đông với số dân nhập cư lớn thứ batrên thế giới Da số dân tập trung ở các khu đô thị và có những khác biệt đáng ké về

sự phân bố giữa các bang Điều này gây ra không ít khó khăn cho việc phổ cập

BHYT ở Đức.

Đức là quốc gia có thành công nhất định trong lĩnh vực BHYT và là quốc gia

khởi nguồn cho mô hình BHYT hình thành từ nguồn tài chính đóng góp Mô hìnhnày đặc trưng ở việc để được hưởng BHYT người tham gia phải đóng góp thu nhậpcủa mình vào quỹ BHYT, bên cạnh đó có sự đóng góp của người sử dụng lao động

và sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước để hình thành nên phản tài chính đặc biệt chỉ

trả cho người tham gia

Khởi xướng thực hiện BHYT vào cuối thé ki XIX đầu thé ki XX với điểm

mốc là Đạo luật BHYT (The Health Insurance Act) của Bismarck năm 1883 vàkhông ngừng hoàn thiện, cho đến nay Đức ban hành Đạo luật hiện đại hóa BHYT

xã hội (The Social Health Insurance Modernization Act - 2004) và Đạo luật BHYT _Xã hội tăng cường năng lực cạnh tranh (Competition Strengthening Act — 2007).

Theo đó, số người tham gia BHYT đã tăng dan lên theo từng năm và hiện nay đã

!° Số liệu của Văn phòng thông kê Đức, Nguồn: hftps://www.destatis.de/DE/Startseite.html

Trang 33

phổ quát đến hau hết các tầng lớp trong xã hội Hệ thống BHYT của Đức được pháp

luật quy định gồm các nội dung sau

Thứ nhất, về đối tượng tham gia BHYT

Ở Đức BHYT là bắt buộc áp dụng đối với hau hết người dân tham gia BHYTđược xác định là một nghĩa vụ Theo quy định của pháp luật thì đối tượng bắt buộctham gia bảo hiểm bao gồm: Người làm công ăn lương và người thân của họ; sinh

viên của các trường trung cấp cao đăng, đại học; người được đào tạo nghề; người

về hưu; người khuyết tật đang làm việc tại các cơ sở hợp pháp hoặc theo các

chương trình xúc tiến việc làm; người thất nghiệp đang nhận trợ cấp; nông dân vacác thành viên gia đình của họ; nghệ sĩ và nhà van; những đối tượng khác

Bên cạnh phạm vi đối tượng tham gia BHYT bat buộc nói trên, pháp luật

BHYT của Đức cũng quy định hình thức tham gia BHYT tự nguyện, áp dụng đối

với những người dân có thu nhập trên ngưỡng quy định (50.850 Euro/năm —- năm

2012 và và 52.200 Euro/năm - năm 2013) Theo đó, những người này có thể tự dolựa chọn việc tham gia BHYT theo luật định hoặc một loại hình BHYT tư nhân bất

kỳ.

Thứ hai, về chế độ hưởng BHYT

Ở Đức, người tham gia BHYT được hưởng các quyên lợi sau:

Về khám dự phỏng: trẻ em từ 6-10 tuổi được khám lâm sàng cho mọi loạibệnh; hàng năm, phụ nữ từ 20 tuổi và nam giới từ 45 tudi được kiểm tra lâm sảng

ung thư; hai năm một lần, người tham gia BHYT từ 35 tuổi trở lên được kiểm trasàng lọc y tế nói chung, đặc biệt là các bệnh về hệ tuần hoàn, các bệnh về thận hoặc

bệnh tiểu đường

Về chăm sóc y tế: người tham gia BHYT có quyền điều trị bởi bác sĩ đa khoa,các chuyên gia và nha sĩ Phí cho một lần khám bệnh ban đầu trong một quý là 10Euro/người, bao gồm tất cả các chi phí trong gói dịch vụ KCB ban đầu Trong

trường hợp bệnh nhân đi khám ở chỗ một bác sĩ đa khoa khác mà không được sựgiới thiệu của bác sĩ khám bệnh ban đầu thì sẽ lại mất thêm 10 euro nữa (gọi là

Praxisgebiihr) ngay cả khi ở trong cùng một quý.

Về thuốc chữa bệnh và các thiết bị trợ giúp điều trị: người tham gia BHYT

mua thuốc phải trả một khoản phí tương ứng với 10% của giá bán, tdi thiểu là 5

Trang 34

Euro và tối đa là 10 Euro Tuy nhiên việc trả thêm phí không được vượt quá giáthuốc Quỹ bảo hiểm không chi trả cho một số loại thuốc như cảm lạnh thôngthường hoặc cúm thuốc không được kê theo đơn Người tham gia bảo hiểm cũng

được chi trả cho vật lý trị liệu massage Nhưng từ tudi 18, họ có nghĩa vu tra

thém not khoan phi b6 sung tuong duong 10% phi điều trị, cộng với 10 Euro chomỗi den thuốc nhưng tông cộng không được vượt quá chi phí điều trị

lê chăm sóc diéu dưỡng: trong trường hợp gia đình của người bệnh không thểchăm sóc cho họ khi họ năm viện mà phải thuê nhân viên điều dưỡng thì quỹ bảo

hiểm sé trả tiền cho việc thuê nhân viên điều dưỡng nay Nhưng về nguyên tắc, đối

với mỏi người bệnh được chăm sóc bởi nhân viên điều dưỡng quỹ bảo hiểm chỉ chỉtrả tối đa chi phí cho bốn tuần được chăm sóc

lề việc điều trị nội trú: người tham gia BHYT được hưởng bat kỳ hình thức

điều trị tại bệnh viện nào mà họ yêu cầu Tuy nhiên, đối với các trường hợp năm

viện trên 28 ngày một năm, mỗi ngày năm thêm đó họ phải trả thêm 10 Euro

Nau vậy có thé thay ở Đức, việc thanh toán chi phi KCB, thuốc men thực

hiện theo nguyên tắc đồng chỉ trả giữa người tham gia BHYT với cơ quan BHYTnhằm gảm sự thâm hụt cho quỹ BHYT, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của

cá nhân với sức khỏe của mình Việc thực hiện đồng chỉ trả là cần thiết, nhưngkhông được quá nhiều so với thu nhập của người được bảo hiểm Vi thé trong

những tình huống nhất định, người tham gia BHYT đồng chỉ trả ít hơn hoặc khôngphải đồng chỉ trả:

Thir ba, về tài chính thực hiện BHYT

Đi đảm bảo thực hiện chế độ BHYT, Đức thiết lập các quỹ BHYT theo tiêuchí nghề nghiệp - xã hội, do các cơ quan tự quản theo luật công Đây là một đặc thùtrong lật tổ chức Nhà nước Đức và cũng là một đặc thù của châu Âu Vai trò của

Nhà nước chỉ giới hạn trong việc lập pháp, giám sát và pháp lý Vì vậy, quỹ BHYT

ở Đức “At đa dang Cơ quan cao nhất của BHYT là Hội đồng Quản lý quỹ BHYT

Đây là nột tổ chức tự quản, được bầu cử theo nhiệm kỳ sáu năm, với các thành viên

là những người đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan

BHYT Việc cần đối thu chỉ được giải quyết linh hoạt trong mỗi tương quan vớimức deng của người tham gia Trong trường hợp quỹ BHYT có kết dư, năm sau

Trang 35

quỹ đó phải giảm mức đóng ngược lại néu trong năm bội chi các quỹ đó có quyềntăng mức phí cho phù hợp cân đối thu chi Ngoài ra luật cho phép các quỹ BHYT

được lập quỹ dự phòng với mức quy định không vượt quá phạm vi chi trong một

tháng và tối thiểu phải đủ chi trong một tuần

Thứ tư, về phương thức thanh toán chỉ phí KCB BHYT

Hiệp hội bác sĩ sẽ ký kết hợp đồng với từng quỹ bảo hiểm về việc thanh toán

chi phí KCB, việc thanh toán thực hiện hàng quý Sau đó hiệp hội bác sĩ sẽ phân bồ

cho từng bác sĩ theo phan chi phí của họ đã thực hiện Quỹ bảo hiểm có thé cham

dứt hợp đồng với một bệnh viện nào đó nếu dịch vụ y tế không tốt hoặc hoạt động

kém hiệu quả.

Hệ thống y tế nước Đức có đặc điểm riêng đó là sự khác biệt giữa lĩnh vựcngoại trú và nội trú Đối với chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú, bệnh

nhân tới khám tại bác sĩ đa khoa (bác sĩ gia đình) Mỗi quý, bệnh nhân đồng chỉ trả

10 Euro cho KCB ban đầu và đồng chỉ trả một phần vẻ thuốc BHYT sẽ thanh toán

với Hiệp hội bác sĩ theo khoán định suất (capitation), và theo hệ thống điểm

Bệnh viện cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân nội trú và BHYT thanh toán chobệnh viện trên cơ sở G-DRG Hệ thống DRG (Diagnosis Related Group) của Đức

hay còn gọi là hệ thông giám sát các chi phí của bệnh viện đối với bệnh nhân Trên

cơ sở chân đoán của bác sỹ, bệnh nhân được phân loại theo một trong các nhóm

bệnh và được BHYT thanh toán theo một gói chi phí cố định, tất nhiên có hệ số

điều chỉnh cho các trường hợp phức tạp và bệnh viện nhận một khoản tiền tương

ứng với từng trường hợp Vì vậy, DRG xác định khoản tiền bệnh viện nhận được dođiều trị bệnh nhân'! Như vậy, Đức đã thiết lập được một định mức chuẩn cho chi

phí y tế, điều này đã góp phần giảm hiện tượng lạm dụng BHYT

3.1.2 Pháp luật BHYT của Thụy Điển

Thụy Điển là một trong số những quốc gia có hệ thống BHYT ưu việt nhấttrên thế giới!” Nhà nước Thụy Điển luôn cé gang cung cấp các dịch vụ cần thiếtmột cách day đủ nhất, chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất Có ba nguyên tắc

i Nguyễn Thị Mai Loan, Những thách thức khi ap dụng thanh toán theo nhóm chan đoán o CHLB Đức, Tap

chi BHXH, s6 01/2008.

"2 Swedish Institute, 2009, Health care in Sweden, fact sheet, 2009, trang 3

Trang 36

cơ bản áp dụng đối với hệ thong chăm sóc y tế ở Thụy Dién bao gồm: (i) pham giácon người (mọi người đều có một quyền lợi bình đăng về phâm cách và có cùng các

quyền, bat ké tinh trạng cua họ trong cộng đồng) (ii) nhu cầu và tình đoàn kết

(những người cần dich vụ nhất cần được ưu tiên) va (iii) hiệu quả chi phí (khi một

sự lựa chọn đã được thực hiện phải có một mối quan hệ hợp lý giữa chi phí chăm sóc sức khỏe và lợi ích về cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống `.

- Về đối tượng được hưởng BHYT

BHYT của Thụy Điển được áp dụng phổ quát Theo Luật Sức khỏe va Các

dịch vụ y tế Thụy Điển năm 1982 hệ thống y tế phục vụ cho toàn bộ cư dân có giấy

tờ cư trú hợp pháp Dịch vụ chăm sóc khan cấp sẽ được áp dụng đối với tat cả cácbệnh nhân từ các nước châu Âu EU và các nước thuộc Khu vực Kinh tế Châu Âu(European Economic Area countries) và chín quốc gia khác mà Thụy Điển có kýhiệp định song phương Trẻ em ty nạn và trẻ em không có giấy tờ cũng có quyền

hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tương tự như những trẻ em thường trú Người

đang tìm kiếm tị nạn tại Thụy Điển cũng có quyền nhận được sự chăm sóc trongtrường hợp có sự cố sức khỏe mà họ không thê kiểm soát hay trì hoãn (ví dụ: sinhcon) Những người không có giấy tờ hợp pháp có quyền nhận được chăm sóc trực

tiếp nhưng không được bao cấp mà họ phải tự thanh toán Khoảng 4% dân số có

thêm BHYT tự nguyện tư nhân (ví dụ, dành cho các dịch vụ chăm sóc theo yêu cầu)

4

- Về quyền lợi hưởng BHYT

Ở Thụy Dién hệ thông y té sé cung cap toàn bộ những dich vu được cho là cầnthiết cho bệnh nhân, không giới han và theo khả năng của nên y học, bao gồm y tế

công cộng và các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, bệnh nhân nội trú

và chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân ngoại tru, chăm sóc cấp cứu, bệnh nhân nội trú

và các loại thuốc theo toa cho bệnh nhân ngoại trú, chăm sóc sức khỏe tâm thần,

dịch vụ phục hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, dịch vụ hỗ trợ vận tải,

chăm sóc tại nhà.

_ Chế độ hưởng BHYT ở Thụy điểm được chia thành các cấp độ khác nhau:

Anna H Glenngard, 2012, Swedish institute for Health economics And lund university School of economics

And management, The Swedish Health Care System, 2012, country profile Trang |

'* Anna H Glenngard, 2012, The Swedish Health Care System, 2012, country profile.

Trang 37

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là cơ sở đầu tiên của hệ thống chăm sóc sức khỏe

ở Thụy Điền CSSKBD dam bảo cho sức khỏe công cộng và điều trị các bệnh và vết

thương không đòi hỏi phải nhập viện hoặc có sự can thiệp của chuyên gia.

CSSKBĐ được tổ chức thực hiện thông qua các trung tâm chăm sóc sức khỏe vớicác phòng khám ngoại trú với nhân viên là các bác sĩ, y tá trợ lý y tá và điều dưỡng

L5

Cấp độ chăm sóc thứ hai là chăm sóc cần chuyên môn hơn được thực hiện bởi

40 bệnh viện cấp Hạt Khi cần được chăm sóc chuyên biệt hơn, bệnh nhân sẽ được

chuyển lên từ tuyến chăm sóc ban đầu đến các bệnh viện thích hợp cung cấp chăm

sóc trong một số lĩnh vực chuyên môn, ví dụ như da liễu, mắt, tai, mũi họng Cấp độ chăm sóc sức khỏe tiếp theo được thực hiện bởi các bệnh viện đa khoacủa Khu vực và trường đại học, nơi cung cấp chăm sóc chuyên môn cao nhất, ví dụnhư phẫu thuật động mạch vành, cay ghép nội tang, vv

- Vé thanh toan chi phi y té

BHYT Thụy điểm được dam bảo bởi nguồn tài chính công thông qua thuế của

chính quyền trung ương và địa phương Chỉ có khoảng 2% chỉ phí chăm sóc y tế

được thanh toán bằng tiền của bệnh nhân Chi phí chia sẻ cho một lần chăm sóc sứckhỏe và giường bệnh mỗi ngày được xác định bởi các Hội đồng Hat và Khu đồ thị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được bảo vệ chống lại các chi phi cao về chăm sócsức khỏe và mất thu nhập do ốm đau bởi hệ thống bảo hiểm quốc gia Mỗi Hạt đượcthiết lập mức thu lệ phí từ bệnh nhân của mình Ý Tuy nhiên, Nhà nước quy địnhmức tôi da áp dụng trong cả nước dé việc thanh toán của bệnh nhân sẽ không bao

giờ vượt quá 1100 SEK (US 164) cho việc khám sức khỏe trong một năm'”.

- Về cơ quan quản lý BHYT

'S Brogren PO, Saltman RB Building primary health care systems: A case study from Sweden Health Policy.

1985;5:3 13-329 doi: 10.1016/0168-85 10(85)90049- 1.

'6 Fö=äkringskassan Social Insurance in Sweden.

http:/;www forsakringskassan.se/sprak/eng/in_brief_about_social_insurance_(for_those_who_have_recently

arrived_in_sweden)

T Anders Anell, Anna H Glenngard, Sherry Merkur (2012), Sweden, health care system review, in “Health

systens in transition”, xvii, Vol 14, No 5, 2012

Ciing xem: Försäkringskassan Social Insurance in Sweden.

http:/ www forsakringskassan.se/sprak/eng/in_brief_about_social_insurance_(for_those_who_have_recently

Trang 38

Bộ Y tế và Các Van dé Xã hội chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe cộng

đồng Bộ giám sát tong cộng 17 co quan trong đó có 8 cơ quan trực tiếp tham gia

chăm sóc sức khỏe ở cấp quốc gia Đó là Hội đồng Quốc gia về Y tế và Phúc lợi xãhội; Hội đồng Đánh giá Công nghệ Chăm sóc sức khỏe Thụy Điển Cơ quan Daidiện của Sản phẩm y tế, Cơ quan Trợ cấp Nha khoa và Dược phẩm.Ủy ban Trách

nhiệm Y khoa Viện Y tế Công cộng Tông công ty Dược phẩm Quốc gia ThụyĐiền.) Ủy ban Bảo hiểm xã hội Quốc gia

Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền cũng tham gia vào việc quản lý BHYT

Đó là Hạt, Khu đô thị Khu đô thị cung cấp hầu hết chăm sóc ban đầu Hạt cung cấp

chăm sóc thứ cấp và cấp khu vực chăm sóc bậc ba Hội đồng hạt cũng cỏ tráchnhiệm cung cấp các hoạt động chăm sóc y tế

3.1.3 Pháp luật BHYT cua Singapore

Singapore là một đảo quốc nhỏ ở Đông Nam Á với diện tích 692,7 km2 Theo

thống kê năm 2010, tổng số dân của nước này là khoảng gần 5,18 triệu người và xó

xu hướng tăng, trong đó 76,8 % là người Hoa, 13.9 % người Mã Lai, 7.9 % người

An Độ, Pakistan và Sri Lanka còn lại là người gốc khac'® Có thể nói diện tích nhỏhẹp và dân số ít là những điều kiện đặc thù riêng của Singapore so với các quốc giakhác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực

Smgapore không có tài nguyên nên hau như không có sản xuất nông nghiệpNền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhậpquốc din) GDP bình quân đầu người của đảo quốc nhỏ bé Singapore đứng dau thégiới, trén ca Nauy, Mỹ, Hồng Kông và Thụy Sỹ Về y tế, Singapore là một nước cóchính sích chăm sóc y tế thuộc nhóm tốt vào bậc nhất thế giới Theo đánh giá củaWHO, Singapore là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về chất lượng chăm sóc ytế” Pháp luật Singapore luôn quan tâm điều chỉnh đến van đề chăm sóc sức khỏenói chưng và BHYT nói riêng nhằm đem đến sự bảo vệ ngày càng cao hơn về lĩnhvực sứ: khỏe cho thành viên cộng đồng Trong khi các quốc gia trên thé giới đều

lựa chen cho mình mô hình BHYT theo tài chính công hoặc tài chính đóng góp thìSingapore lại tim cho mình một hướng di mới - thiết lập mô hình BHYT theo tài

'8 Số liiệt dân số cập nhật, phát hành định kỳ vào ngày thứ tư cuối tháng 6 năm 201 Icủa Cục thống kê, dân sé

của Simgipore.

'? WW'V.vietsinginco.com.vn/vnUvietsing/2id.

Trang 39

khoản cá nhân dựa trên thuyết tài chính của Qut Dự phòng Có thê nói cùng với sựphát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và trình độ chuyên môn y tế mô hình

BHYT theo tài khoản cá nhân của Singapore đã mang đến cho người dân sự đảm

bảo an toàn trong chăm sóc KCB với chất lượng cao Điều này khiến pháp luật về

BHYT Singapore nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa họccũng như là một kinh nghiệm cho nhiều Quốc gia tham khảo học tập

Bảo hiểm xã hội và BHYT của Singapore được thực hiện chung trong một hệthống có tên gọi là Quỹ Dự phòng Trung ương (CPF - Central Provident Fund) vàhoạt động theo một luật chung gọi là Luật về Quỹ Dự phòng Trung ương được ban

hành năm 1953 Từ đó đến nay luật này đã được sửa déi và bổ sung rất nhiều lần.Đặc biệt là trong vòng 10 năm trở lại đây, năm nào cũng có sửa đôi bé sung, song

nội dung điều chỉnh chủ yếu là về mức đóng góp va quyền lợi hưởng theo hướng

nâng cao hơn.

Quỹ dự phòng Singapore đúng nghĩa là một quỹ tiết kiệm phúc lợi xã hội đượchình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ

của Nhà nước Khoản đóng góp này được gửi vào ba tài khoản cá nhân của người lao động là:

- Tài khoản thường (Ordinary account);

- Tài khoản đặc biệt (Special account) và

- Tài khoản tiết kiệm y tế (Medisave account)

Theo quy định, mỗi tài khoản có mục đích sử dụng được quy định riêng Tài

khoản thường được quy định cho phép chỉ dùng khi có nhu cầu mua nhà, đầu tư vàgiáo dục Tài khoản đặc biệt dùng dé chi dùng khi nghỉ hưu Khi đến tuổi nghỉ hưungười lao động có quyền nhận chỉ từ tài khoản này khoản tiền hàng tháng, tưong tựnhư khoản lương hưu Tài khoản tiết kiệm y tế sử dụng dé chi trả chi phí điều trị

bệnh và mua BHYT nhân thọ Tuy tách biệt như vậy nhưng luật cũng có quy định

cụ thể vẻ việc cho phép chuyển đổi từ tài khoản này sang tài khoản khác đảm bảo

mục đích tiêu dùng của chủ tài khoản.

Nét đặc biệt trong việc thiết lập hệ thống BHYT của Singapore là triệt để áp

dụng nguyên tắc phát huy trách nhiệm cá nhân Nhà nước chỉ đảm bảo các dịch vụ y

tế thiết yếu, cá nhân có trách nhiệm đóng góp đảm bảo vụ y tế cao theo các chương

Trang 40

trình tiết kiệm y tế BHYT Singapore thực hiện toàn dân với hệ thông viết tắt là 3M.

- MediFund: Quỹ y tế được thực hiện từ năm 1993 đây là chương trình hỗ trợ

vốn của Chính phủ dành cho người nghèo Quỹ này nhằm hỗ trợ chi phí y tế cho đốitượng khó khăn vẻ kinh tế được xác định với những tiêu chuẩn cụ thể

Ngoài các chương trình trên, ở Singapore còn có một chương trình nữa là

ElderShield (Lá chắn tuổi già) được thực hiện từ năm 2002 Đây là chương trình tiếtkiệm đảm bảo chi phí y tế cho nhóm đối tượng người già Hệ thống BHYT của

Singapore gồm các nội dung sau:

- Về đối tượng tham gia BHYT

Ở Singapore, tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT theo hình thức bắt buộchoặc tự nguyện tùy theo luật định Đối với người lao động và thân nhân của họ Singapore

triển khai thực hiện BHYT theo hướng bắt buộc Theo quy định, người lao động từ 5Š tuổitrở xuống có thu nhập trong khoảng 50 — 6000D/ tháng (Singapore dollar)”” phải đóng

BHYT bắt buộc thông qua quỹ Medisave — quỹ y tế dùng dé trả chi phí điều trị bệnh và

mua BHYT nhân thọ Mức tham gia bắt buộc của người lao động được ấn định tối thiểuvới nhiều mức khác nhau, căn cứ theo độ tuổi và thu nhập của đối tượng

Bên cạnh những quy định cụ thể về đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo tải

khoản Medisave, Singapore đã có những quy định cụ thể về việc đóng góp BHYT tựnguyện cho những đối tượng không thuộc diện bắt buộc đóng BHYT Do đó, ở Singapore,

điện tham gia BHYT là rất rộng bao phủ mọi tầng lớp dân cư Cho đến nay Singapore đãthực hiện được chương trình BHYT toàn dân và cho kết quả được thê giới đánh giá cao

- Về tài chính thực hiện BHYT

Thứ nhất, về đóng góp BHYT: Quỹ dự phòng Singapore là một quỹ tiết kiệm phúc

lợi xã hội được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và

suy Quy dự phòng Trung ương cua Singapore" Tạp chỉ Bao hiểm Xã hội, số 1⁄2006

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w