1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Một số vấn đề lí luận về chứng minh trong tố tụng dân sự

237 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Chứng Minh Trong Tố Tụng Dân Sự
Tác giả TS. Nguyễn Công Bình, TS. Nguyễn Triệu Dương, TS. Nguyễn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Minh Hằng, TS. Bùi Thị Huyền, ThS. Lê Thị Bích Lan, TS. Trần Phương Thảo, TS. Trần Anh Tuấn, CN. Nguyễn Sơn Tùng
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 58,96 MB

Nội dung

Dé tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vụviệc dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, mở rộng các quan hệ quốc tế, quán triệt đườn

Trang 1

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MOT SO VAN DE LÍ LUẬN

VE CHUNG MINH TRONG

Mã số: LH - 2012 - 09/DHL - HN

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: TS NGUYÊN CÔNG BÌNH

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Họ và tên

TS.NGUYEN CONG BÌNH

TS.NGUYEN TRIEU DUONG

TS NGUYEN THI THU HA

TS.NGUYEN MINH HANG

TS.BUI THI HUYEN

ThS.LE THI BICH LAN

TS.TRAN PHUONG THAO

TS.TRAN ANH TUAN

CN.NGUYEN SON TUNG

Noi công tác

Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Giảng viên Học viện Tư

Nội dung

thực hiện

Chuyên đề 2 & 7Chuyên đề 3

Chuyên đề 5, 13

& 14

Chuyên dé 1Chuyén dé 6 & 10Chuyén dé 8Chuyén dé 4 & 9Chuyén dé 11Chuyén dé 12

Trang 3

Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa liên bang Nga

Bộ luật tố tụng dân sự của Nhật Bản

Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp

Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa nhân dân Trung

Luật sửa đổi b6 sung một số điều của Bộ luật tố tụng

dân sự của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dânPháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao độngPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tếTòa án nhân dân tối cao

Viện Kiểm sátViện Kiểm sát nhân dân

Viện Kiêm sát tôi cao

Trang 4

Tổng thuật kết quả nghiên cứu dé tài

Các quan điểm về chứng minh trong tô tụng dân sự

Các đặc điểm của chứng minh trong tổ tụng dân sự

Các chủ thê chứng minh trong tố tụng dân sự

Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng minh trong tô tụng dân sự tại Tòa án cấp sơ thâm

Chứng minh trong tố tung dân sự tại Tòa án cấp phúc thâm

Pháp luật đối với việc chứng minh trong tô tụng dân sự

Thâm phán đối với việc động chứng minh của đương sự trong tố

Kết quả điều tra xã hội học về chứng minh và giải pháp bảo đảm

việc chứng minh của các chủ thể trong tố tụng dân sự

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang

63 93 105

124 136

147 155

Trang 5

1 PHAN MỞ ĐẦU |1.1 Tính cấp thiết của đề tài 11.2 Tinh hinh nghién ctru dé tai 21.3 Déi tuong va muc dich nghién ctru dé tai 31.4 Nhu cầu kinh tế xã hội, địa chi áp dụng 3

1.5 Pham vi nghiên cứu 3 1.6 Nội dung nghiên cứu 4 1.7 Phương pháp nghiên cứu 4

2 PHAN NOI DUNG 42.1 Khái niệm, cơ sở va đặc điểm của chứng minh trong tố tung dan sự 42.1.1 Khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự 42.1.2 Cơ sở phương pháp luận của chứng minh trong tổ tung dân sự 72.1.3 Các đặc điểm của chứng minh trong tô tụng dân sự 82.2 Chủ thé chứng minh va việc phân định nghĩa vụ chứng minh trong t6 12

tụng dân sự

2.2.1 Các chủ thé chứng minh trong tố tụng dân sự 122.2.2 Việc phân định nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự 122.3 Các hoạt động chứng minh trong tô tung dân sự 152.3.1 Hoạt động cung cấp chứng cứ 15

2.3.2 Hoạt động thu thập chứng cứ 16 2.3.3 Hoạt động nghiên cứu chứng cứ 17 2.3.4 Hoạt động đánh giá chứng cứ 17

2.4 Chứng minh trong tô tụng dân sự ở các cấp xét xử 172.4.1 Chứng minh trong tô tụng dân sự ở cấp xét xử sơ thâm 17

Trang 6

2.4.2 Chứng minh trong tô tụng dân sự ở cấp xét xử phúc thâm

2.5 Các yêu tố bao đảm việc chứng minh trong tố tụng dân sự

2.5.1 Pháp luật đối với việc chứng minh trong tô tụng dân sự

2.5.2 Thâm phán đối với việc chứng minh trong tố tụng dân sự

2.5.3 Luật sư đối với việc chứng minh trong t6 tụng dân sự

2.5.4 Viện kiểm sát đối với việc chứng minh trong tố tung dân sự

2.5.5 Bảo đảm quyên yêu câu cá nhân, cơ quan, tô chức cung câp

chứng cứ của đương sự

2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về chứng minhtrong t6 tung dan su

2.6.1 Sửa đổi, bố sung các quy định về chủ thé chứng minh trong tố

tụng dân sự và phân định rõ quyền, nghĩa vụ chứng minh của họ

2.6.2 Sửa đổi, b6 sung các quy định về đối tượng chứng minh và các

tình tiết, sự kiện không cần chứng minh trong tố tụng dân sự

2.6.3 Sửa đổi, bô sung các quy định về phương tiện chứng minh trong

2.6.6 Sửa đôi, bố sung các quy định thẩm quyền của thấm phán trong

việc ấn định cho đương sự một thời hạn dé giao nộp chứng cứ

2.6.7 Sửa đối, b6 sung các quy định đương sự có quyền yêu cầu Toà

án áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời trước khi khởi kiện để bảo

toàn chứng cứ, thẩm quyên, thủ tục và thời hạn Toà án án dụng

2.6.8 Sửa đổi, b6 sung quy định thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm,

phúc thầm dân sự

2.6.9 Sửa đổi, bố sung quy định về các biện pháp thu thập chứng cứtrong tố tụng dân sự mà người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của

20 22)

522) 25 28

31 BZ

Trang 7

2.6.10 Sửa đổi, bố sung quy định Tòa án phải gửi quyết định áp dụngbiện pháp thu thập chứng cứ cho Viện kiểm

2.6.11 Sửa đổi, bỗổ sung các quy định về cá nhân, cơ quan, tô chức cótrách nhiệm cung cấp chứng cứ cả cho người đại diện và người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi nhận được yêu cầu và banhành quy định hướng dẫn quy định về thâm quyền, thủ tục xử phạt vàmức phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự

2.6.12 Sửa đổi, bố sung các quy định về địa vị pháp lý của luật sưtrong tô tụng dân

2.6.13 Sửa đổi, bố sung các quy định về điều kiện Viện kiểm sátkháng nghị bản án, quyết định của Toà án và việc Viện kiểm sát tham

gia các phiên toà, phiên họp dân sự

41

42

43

44

Trang 8

PHAN THU NHAT

TONG THUAT KET QUA NGHIEN CUU DE TAI

2k 2k ok 2 ok

1 PHAN MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu

Chứng minh trong tô tụng dân sự là một trong những vấn dé cơ bản của tốtụng dân sự Việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án có đúng đắn và có hiệuqua hay không phụ thuộc một phan rất lớn vào việc chứng minh của các chủ thé tốtụng dân sự Vì vậy, chứng minh trong tố tụng dân sự luôn được quan tâm quy địnhtrong pháp luật tố tung dân sự Dé tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vụviệc dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, mở rộng các quan hệ quốc tế, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về xâydựng Nha nước pháp quyền và cải cách tư pháp, tại kỳ họp thứ 5, ngày 15 tháng 6năm 2004 Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thôngqua Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005.Chứng minh và chứng cứ trong tô tung dân sự đã được quy định trong Chương 8của Bộ luật này và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hộiđồng thâm phán Tòa án nhân dân tôi cao (HĐTPTANDTC) hướng dan thi hànhmột số quy định của BLTTDS về chứng minh và chứng cứ

So với các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế(PLTTGQCVAKT)và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động(PLTTGQCTCLĐ) được ban hành trước đó, các quy định của BLTTDS có nhiều

tiễn bộ nên đã tạo được nhiều thuận lợi cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của

đương sự và việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án Tuy vậy, sau 5 năm thựchiện cho thấy các quy định Bộ luật này vẫn còn nhiều bất cập Thực hiện Nghịquyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và Nghị quyết 49-NQ/TW

ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tại

Kỳ họp thứ 9 ngày 29/03/2011 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi bésung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (LSDBSBLTTDS) Việc ban hànhLSDBSBLTTDS đã làm cho pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hoàn thiện hơnnhưng vẫn còn nhiều quy định vẫn chưa được sửa đổi, trong đó có các quy định vềchứng minh trong tố tụng dân sự Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “M6rt số van đề lýluận về chứng minh trong tố tụng dân sự” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và

thực tiễn

Trang 9

Trong thời gian qua, vấn đề chứng minh trong tố tụng dân sự đã được quantâm nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có đề cập đếnvan đề này đã được công bó Về dé tài nghiên cứu khoa học, có dé tài cấp bộ “Mộ

số van dé về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật to tụng dân sự”

do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996, dé tài cấp bộ “Nhitngquan điểm cơ bản về Bộ luật tổ tụng dan sự Việt Nam” do Viện Nhà nước và phápluật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2002, đề tài cấp cơ sở “Thuthập và đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự thực trạng

và giải pháp” Viện Khoa học xét xử của TANDTC thực hiện năm 2002, đề tài cấp

cơ sở “Thuc trạng hoạt động xét xử phúc thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm của các Tòa án phúc thẩm của Tòa án nhândân tối cao” do Viện Khoa học xét xử của TANDTC thực hiện năm 2006; đề tàicấp bộ “Mét số vấn dé lý luận và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân sự ở Việt Nam

hiện nay” do Viện Nhà nước và pháp luật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực

hiện năm 2010; đề tài cấp cơ sở “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giảiquyết vụ Việc dân sự theo định hướng cải cách tu pháp” do Trường Dai học Luật

Hà Nội thực hiện năm 2010 và đề tài cơ sở “Tranh tụng trong to tung dan su ViétNam trước yêu cẩu cải cách tu pháp” do Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiệnnăm 2011 Về giáo trình, có Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tư pháp

do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007, Giáo trình Luật tố tụng dân

sự Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011, Giáo trình Luật tố tụngdân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhândân xuất bản năm 2012 Về luận văn, luận án, có luận án tiễn sỹ luật học “Chếđịnh chứng minh trong tô tụng dân sự” của nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Hang

bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009, luận văn thạc sỹ luật học

“Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong to tung dan sự” của học viên

Tăng Hoàng My bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012, luận văn thạc

sỹ luật học “Thu tuc hoi và tranh luận tại phiên tòa dan sự sơ thẩm ” của học viênNguyễn Hà Giang bảo vệ tại Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý và cho cáchội thảo về pháp luật tố tung dân sự như bài “Nghia vu cung cáp chứng cứ và nghĩa

vụ chứng minh trong tô tụng dân sự” của tac giả Phan Hữu Thu đăng trên Tạp chíDân chủ và Pháp luật, số 9/1998: bài “Xác định địa vị tổ tụng của đương sự vàđánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự” của luật sư Nguyễn Thế Giai đăng trên Tạpchi Dân chủ và Pháp luật số 9/2000, bài “Chieng cứ và chứng minh trong tố tụngdân sự" của tac giả Hoàng Ngọc Thinh đăng trên Tạp chí Luật học số đặc san góp ý

dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự tháng 4/2004, bài “Chế định chứng mình và chứng

Trang 10

cứ trong BLTTDS” của tác giả Nguyễn Công Bình đăng trên Tạp chí nhà nước và

pháp luật số 2/2004, bài “Các guy định về chứng minh trong tô tụng dân sự” củatác giả Nguyễn Công Bình đăng trên Tạp chí Luật học năm 2005 Số đặc san vềBLTTDS, bài “CJưứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật totụng dân sự Việt Nam” của tác giả Tưởng Duy Lượng cho Hội thảo: “Bộ /uật tổtụng dân sự - Những điểm mới và các vấn dé đặt ra trong thực tiễn thi hành” doHọc Viện Tư Pháp tô chức tại Hà Nội ngày 25/12/2004 v.v Tuy nhiên, do mụcđích và giới hạn của việc nghiên cứu nên các công trình nghiên cứu này chủ yếumới đi vào phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng minh trong tốtụng dân sự và thực tiễn thực hiện chúng tại các Toà án nên chưa làm rõ được nhiềuvấn đề lý luận về chứng minh trong tố tụng dân sự

1.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những van dé lý luận về chứng minh trong

tố tụng dân sự Ngoài ra, dé đối chiếu, so sánh giữa lý luận với thực tiễn nhằm nhậnthức được sâu sắc hơn những van dé lý luận về chứng minh trong tổ tụng dân sự,việc nghiên cứu cũng tiến hành đối với các quy định của pháp luật Việt Nam vàpháp luật một số nước về chứng minh trong tổ tụng dân sự và hoạt động chứngminh của các chủ thê tố tụng dân sự tại các Tòa án Việt Nam

Mục đích của việc nghiên cứu dé tài là nhằm làm rõ được một số van dé lýluận cơ bản về chứng minh trong tô tụng dân sự Từ nhận thức lý luận soi roi vàothực tiễn phát hiện những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng minhtrong t6 tụng dân sự và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật

về chứng minh trong tố tụng dân sự, đặc biệt các quy định về bảo đảm thực hiệnquyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quảgiải quyết vụ việc dân sự

1.4 Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng

Kết quả của việc nghiên cứu đề tài có giá trị sau:

- Góp phần làm rõ các van dé lý luận về chứng minh trong tố tụng dân sự,đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về chứng minh trong

tố tụng dân sự theo định hướng cải cách tư pháp và góp phần tháo gỡ những vướngmắc trong thực tiễn xét xử hiện nay

- Bồ sung nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng day, học tập và nghiêncứu khoa học pháp lý và làm cơ sở dé hoàn thiện Giáo trình Luật tố tụng dân sự của

Trường Đại học Luật Hà Nội.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nghiên cứu về một trong những vấn đề về lý luận cơ bảncủa tố tung dân sự nên bao gồm nhiều van đề và những van dé liên quan Xuất phát

Trang 11

từ cấp độ của dé tài cấp cơ sở, việc nghiên cứu chi tập trung giải quyết một số van

đề lý luận cơ bản nhất về chứng minh trong tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểmcủa chứng minh, các chủ thé chứng minh, các hoạt động chứng minh ở cấp xét xử

sơ thấm, phúc thâm, các yếu tố bảo đảm chứng minh trong tổ tung dân sự Trong

đó, việc chứng minh của các đương sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên việc

nghiên cứu các yếu tổ bảo đảm chứng minh tập trung vào việc làm rõ các yếu tốbảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự Những vấn đềkhác liên quan đến chứng minh trong tổ tụng dân sự như chứng cứ, việc xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật về chứng minh trong tố tụng dân sự v.v sẽ không đượcnghiên cứu trong đề tài này mà nghiên cứu trong các đề tài khác khi có điều kiện

1.6 Nội dung nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được tiễn hành với các nội dung sau:

- Khái niệm, cơ sở và đặc điểm của chứng minh trong tố tụng dân su;

- Chủ thé chứng minh và việc phân định nghĩa vụ chứng minh trong tổ tụng

dân sự;

- Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự;

- Chứng minh trong tố tụng dân sự ở các cấp xét xử;

- Các yếu tố bảo đảm chứng minh trong tố tụng dân sự;

1.7 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu dé tài được các tác giả tiến hành dựa trên cơ sở phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, tư tưởng Hỗ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và đường lối, chủ trương củaĐảng, Nhà nước ta về cải cách tư pháp

Dé giải quyết các van đề thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài, quá trìnhnghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa họctruyền thống khác nhau như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh vàphương pháp tổng hợp Ngoài ra, các tác giả cũng sử dụng phương pháp thực tiễnnhư khảo sát, xã hội học để nghiên cứu đề tài nhằm minh hoạ, chứng minh chonhững luận điểm, kết luận khoa học

Trang 12

hợp, móc nối các tình tiết, sự kiện liên quan đến chúng v.v sau đó mới có thể điđến kết luận cuối cùng về sự vật, hiện tượng Theo Từ điển tếng Việt, các hoạtđộng này là chứng minh: “CJng minh” là “làm cho thấy rõ là có thật, là đúngbằng sự việc hoặc bằng lý lẽ hoặc dùng suy luận logic vạch rõ một điều gì đó là

ding” Chứng minh là một dạng hoạt động phô biến của con người trong đời sống

xã hội, đi đôi với sự khám phá, tìm tòi và là một trong những phương thức cơ bản

dé con người nhận thức tự nhiên và xã hội

Trong tổ tụng dân sự, dé giải quyết vụ việc dân sự trước hết Toà án phải cholàm rõ được tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự sau đó mới ápdụng các quy phạm pháp luật nội dung xác định các quyền và nghĩa vụ của các bênđương sự Các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều xảy ra trong quá

khứ trước khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự nên

dé tái hiện lại Toa án phải sử dụng các tin tức trong lời khai của những người thamgia hoặc chứng kiến (như đương sự, người làm chứng) và các đồ vật, tài liệu cóchứa đựng các dấu vết, thông tin về chúng Qua nghiên cứu cho thấy, các phươngtiện được Toa án sử dụng để xác định các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việcdân sự được gọi là phương tiện chứng minh còn các hoạt động xác định tình tiết, sựkiện liên quan đến vụ việc dân sự như hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập

chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ được gọi là chứng minh

trong tô tung dân sự Chứng minh trong tố tụng dân sự một mặt được tiến hành trênquy luật của hoạt động nhận thức đối với các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việcdân sự, mặt khác được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân

sự Vì vậy, chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tốtụng bang những phương tiện, theo thủ tục do pháp luật quy định làm rõ các tìnhtiết, sự kiện của vụ việc dân sự

Trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án đều phải cho làm rõ đượccác tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự chỉ trừ những tình tiết đã rõ ràngnhư tình tiết, sự kiện mọi người đều biết hoặc tình tiết, sự kiện được xác định trongcác bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thâm quyền hoặc tình tiết,

sự kiện ghi trong các văn bản đã được công chứng, chứng thực hợp pháp Vì vậy,

đối tượng của chứng minh trong tố tụng dân sự là tổng hợp những sự kiện, tình tiếtliên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việcdân sự Tuy vậy, do hiện nay vẫn còn các quan điểm khác nhau về chứng minhtrong tô tụng dân sự nên nội hàm khái niệm đối tượng chứng minh cũng được hiểukhác nhau Quan điểm thứ nhất, cho rằng chứng minh trong tổ tụng dân sự phải

làm rõ được tat cả các tình tiệt, sự kiện liên quan đên vụ việc dân sự, không kê nó (1) Xem: Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, Hà Nội - Da Nẵng, trang 192.

Trang 13

có mối quan hệ như thế nào đối với vụ việc dân sự Theo quan điểm này, thì đốitượng chứng minh bao gồm tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sựcần được làm rõ trong quá trình tố tụng như các tình tiết, sự kiện mà quan hệ phápluật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó; các tình tiết, sự kiện chỉ có ý nghĩa

về tô tụng (như tình tiết, sự kiện xác định đương sự văng mặt tại phiên tòa là do gặptrở ngại khách quan hoặc gặp trường hợp bất khả kháng) và cả những tình tiết, sựkiện dé xác định lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định, kếtluận của hội đồng định giá, tổ chức thâm định giá là có cơ sở Và chủ thé chứngminh không chỉ bao gồm các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Viện kiểm sát (VKS) va Tòa án mà cònbao gồm cả người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giátài sản Quan điểm thứ hai thì cho rằng hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sựkhông phải làm rõ tất cả những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự màchỉ phải làm rõ những tình tiết, sự kiện mà quan hệ pháp luật nội dung giữa các bênđương sự phụ thuộc vào nó Theo quan điểm này, thì đối tượng chứng minh chỉ baogồm những tình tiết, sự kiện mà các bên đương sự đưa ra làm cơ sở cho yêu cầucủa mình hay làm cơ sở cho sự phản đối của họ đối với yêu cầu của người khác vànhững tình tiết, sự kiện khác có ý nghĩa cho việc xác định nội dung vụ việc dân sự

Và chủ thé chứng minh chỉ bao gồm các đương sự, người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, VKS và Tòa án Qua nghiêncứu, chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi nếu hiểu chứng minh trong tổtụng dân sự theo quan điểm thứ nhất thì gần như đồng nhất thuật ngữ pháp lý

“chứng minh trong tô tụng dân sự” với thuật ngữ ngôn ngữ “chứng minh trong đờisống xã hội ” nên không làm rõ được sự khác nhau giữa chúng và đặc biệt là khônglàm rõ được bản chất pháp lý của thuật ngữ “chứng minh trong to tụng dân sự”.Mặt khác, nếu hiểu chứng minh theo quan điểm thứ nhất thì chủ thê tố tụng nàocũng có quyền nghĩa vụ chứng minh, ké cả chủ thể không có quyên, lợi ích liênquan đến vụ việc dân sự và chủ thé không có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giảiquyết vụ việc dân sự nên không làm rõ được địa vị pháp lý của các chủ thể chứng

minh dẫn đến sự lẫn lộn trong việc xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chứng

minh của các chủ thể tố tụng Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý

về chứng minh trong tố tụng dân trước đó cũng khang định quan niệm thứ hai này

là có cơ sở hơn ca”,

2.1.2 Cơ sở phương pháp luận của chứng minh trong tô tung dân sự

Cơ sở phương pháp luận của chứng minh trong tố tụng dân sự là lý luận nhận

| xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật t6 tung dân sự Việt Nam, Nxb Công an

nhân dân, trang 140; Học viện tư pháp (2007), Gido trình Luật tô tụng dan sự, Nxb Công an nhân dân, trang 60.

Trang 14

thức cua chủ nghĩa Mac-Lénin thông qua việc áp dụng các cặp phạm trù cơ bản và các

quy luật của phép biện chứng duy vật Từ nguyên lý thế giới thống nhất ở tính vật chất,thế giới vật chất luôn vận động và phát triển, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn

có mối liên hệ phổ biến tác động nhau, ràng buộc nhau, quy định và chuyên hóa lẫnnhau Phép biện chứng duy vật đã chỉ ra: “Hét thay mọi vật chất đều có đặc tính về ban

chat gan giống như cảm giác, đặc tinh phản ánh” Sự phản ánh tồn tại khách quan

đòi hỏi phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách toàn diện trong sự vận động, phát

triển Chính lý luận nhận thức này đã tác động đến việc hình thành nên quan niệm vềchứng minh và khoa học về chứng minh trong các loại hình tố tụng

Chứng minh trong tô tụng dân sự là quá trình xác định sự thật khách quan của

vụ việc dân sự Việc chứng minh của các chủ thé tố tụng phải xuất phát từ việc nhìnnhận toàn diện về vụ việc dân sự, xác định những van đề liên quan đến sự kiện, hiệntượng Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh mọi sự vật,hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo ban chất và có xu hướng phattriển Vì vậy, phải xem xét sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự trong mỗi liên hệ hữu

cơ với nhau, trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác và phải xem xét tất cảcác mặt của chúng.

Phép biện chứng duy vật hình thành nên quan niệm về nguyên tắc đánh giá

chứng cứ trong quá trình chứng minh Tức là, việc đánh giá chứng cứ phải đặt trong sự

phát triển của chứng cứ, phải phát hiện được các xu hướng biển đổi, chuyên hóa củachứng cứ Lý luận nhận thức đòi hỏi chứng minh phải xem xét cu thể sự vật, hiện

tượng và xem xét chúng trong sự vận động và phát triển” Chủ nghĩa duy vật biện

chứng là cơ sở của phương pháp luận chứng minh trong tô tụng dân sự dé nhìn nhận,xem xét đúng sự thật và chân lý của vụ việc dân sự Theo triết học Mác — Lénin, chân

lý là kết quả của quá trình nhận thức của con người Quá trình chứng minh vụ việc dân

sự sẽ và phải đạt tới chân lý đích thực của vụ việc dân sự Việc vận dụng khái niệm

chân lý khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhận thức các sự vật, hiệntượng trong lĩnh vực giải quyết vụ việc dân sự là cơ sở hình thành quan niệm về chứngminh trong tố tụng dân sự Việt Nam Theo đó, chân lý khách quan được hiểu là chân

lý của sự kiện, được xác định thông qua việc áp dụng các quy định của pháp luật tốtụng dân sự về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đặc biệt là đánh giá chứng cứ nhằm

xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự.

Cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng đòi hỏi toàn bộ hoạt động chứng

minh phải được tiến hành theo nguyên tắc khách quan và toàn diện Nguyên tắc khách

quan đòi hỏi phải xem xét sự vật từ bản thân sự vật, phản ánh sự vật một cách trung (2) xem: Lê nin V.I(1981), Lê nin toàn tập, Tập 40, Nxb Tiến bộ, Matxcova, trang 104.

®)„ xem: Lê nin V.I(1977), Lê nin toàn tập, Tập 32, Nxb Tién bộ, Mátxcơva, trang 32.

Trang 15

thành Nguyên tắc toàn diện yêu cầu phải xem xét sự vật trong tất cả các mặt, các mốiliên hệ của nó cũng như những mối liên hệ ban chất dé nhận thức đúng dan sự vật,hiện tượng: “Muốn thật sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tat

cả các mặt, tat cả các moi liên hệ va quan hệ gián tiếp của sự vật đó Chúng ta khôngthé làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ nhưng sự cân thiết phải xem xét tat

cả mọi mặt sẽ dé phòng cho ching ta khỏi phạm phải sai lam và sự cứng nhắc”) Chủ

nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là chìa khóa của toàn bộ quá

trình áp dụng lý luận chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam

2.1.3 Các đặc điểm của chứng minh trong tô tung dân sự

Đề giải quyết các vụ việc thuộc thâm quyền, dù là vụ án hình sự, vụ án hành

chính hay vụ việc dân sự thì Tòa án đều phải cho làm rõ được tất cả các tình tiết, sựkiện liên quan đến chúng Tuy nhiên, do tính chất, yêu cầu việc giải quyết các vụviệc tại Tòa án khác nhau nên chứng minh trong mỗi loại hình tố tụng có những đặcđiểm riêng Qua nghiên cứu cho thay, chứng minh trong tố tung dân sự có một sốđặc điểm cơ bản sau đây:

2.1.3.1 Chứng minh trong to tung dán sự được thực hiện bởi nhiễu hoạt

động có liên quan chặt ché với nhau và mang tính liên tục

Các vụ việc dân sự được Tòa án thụ lý giải quyết thường có nhiều tình tiết, sự

kiện liên quan cần phải được làm rõ Tùy theo vụ việc dân sự mà các tình tiết, sự kiệnliên quan đến vụ việc phải làm rõ những tình tiết, sự kiện khác nhau Tuy nhiên, dé làm

rõ được chúng thì các chủ thé chứng minh đều phải tiến hành nhiều hoạt động chứngminh như cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá

chứng cứ.

Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, để nghiên cứu nắm vững được bản chất

của sự việc thì các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý có tách bạch các hoạt động chứng minh, chia quá trình chứng minh thành các giai đoạn khác nhau như giai đoạn cung

cấp chứng cứ, giai đoạn thu thập chứng cứ, giai đoạn nghiên cứu chứng cứ và giai

đoạn đánh giá chứng cứ cho thuận tiện trong việc nghiên cứu Tuy nhiên, trong thực

tiễn thì các hoạt động chứng minh của các chủ thể được tiến hành đan xen hợp thànhmột thé thong nhất, nhiều khi các chủ thé chứng minh vừa tiễn hành thu thập, vừa tiếnhành việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Các hoạt động chứng minh có mối quan

hệ mật thiết với nhau vì các hoạt động chứng minh đều hướng tới một mục đích duynhất là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự Trong tố tụng dân sự, hoạtđộng chứng minh trước là tiền đề, cơ sở dé tiến hành hoạt động chứng minh sau vàhoạt động chứng minh sau kiểm tra, củng cố kết quả của các hoạt động chứng minh

trước.

xem: Lê nin V.I(1981), Lê nin toàn tập, Tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, trang 281.

Trang 16

Các hoạt động chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đượctiễn hành liên tục từ khi có yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự thìcác hoạt động chứng minh đã bắt đầu và kết thúc khi Tòa án quyết định giải quyết vụviệc dân sự Sở dĩ các hoạt động chứng minh phải được tiễn hành liên tục là do yêucầu của việc giải quyết nhanh chóng vụ việc dân sự Nếu các hoạt động chứng minh

trong một vụ việc mà không được tiễn hành liên tục thì quá trình giải quyết VỤ VIỆC

dân sự sẽ bị gián đoạn và sẽ không thé bao đảm được việc giải quyết nhanh chóng vụviệc dân sự Mặt khác, do các hoạt động chứng minh có quan hệ mật thiết với nhau,hoạt động trước là giai đoạn tiền đề của hoạt động sau, hoạt động sau là giai đoạn tiếpnối giai đoạn trước nên các hoạt động chứng minh phải tiễn hành liên tục mới bảo đảmđược việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự Chăng hạn, nêu đã nghiên cứu chứng cứxong thì phải đánh giá, để lâu sau mới đánh giá thì có thể dẫn đến kết luận của việcđánh giá chứng cứ không chính xác nên việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự sẽ

không đúng.

2.1.3.2 Chủ thé có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu là đương sự

Trong tố tụng dân sự, các chủ thé chứng minh đa dạng Tùy theo việc quanniệm về chứng minh trong tố tung dân sự như thé nào, theo nghĩa hẹp hay nghĩarộng mà diện các chủ thé chứng minh khác nhau Tuy vậy, du theo quan niệm nàothì đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự

va Toà án vẫn là những chủ thé chứng minh trong tố tung dân sự Trong đó, đương

sự còn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu

Vi sao trong tô tụng dân sự đương sự có nghĩa vụ chứng minh? Giải thích vềvẫn đề này các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đều có chung một quanđiểm: “Pháp luật quy định đương sự có nghĩa vụ chứng mình vì họ là người trongcuộc nên thường biết rõ về vụ việc dân sự, có diéu kiện Cung cấp các tin tức vỀ vụviệc dân sự và nguồn gốc của nó, từ đó Toà án có thể xác định được những tìnhtiết, sự kiện của vụ việc dân sự Mặt khác, đương sự có quyên, lợi ích liên quan đến

vụ việc dan sự đưa ra yêu câu, phản đối yêu cau của đương sự khác nên họ sẽ quantâm và tìm mọi biện pháp để khang định yêu cau hay sự phản doi yêu cau củamình Chứng minh không những để làm rõ sự thật của vụ việc dân sự mà còn làbiện pháp tốt nhất dé đương sự bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình trước

Toa dn” Hay trong tố tụng dân sự đương sự có nghĩa vụ chứng minh, “vi ở quan

hệ dân sự là quan hệ riêng tư của các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết

là chủ yếu và chỉ khi các bên không tự giải quyết được thì họ cũng tự quyết định cóyêu cau Nhà nước hỗ trợ không? Mặt khác các bên đương sự là những người hiểu

() | Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội, trang 140.

Trang 17

rõ vụ việc của mình nhất, thường biết rõ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc

cua mình có những gì và dang ở dau (2) Trong tô tung hình sự, bị can, bi cáo không

có nghĩa vụ chứng minh vì “quan hệ tố tụng hình sự trong việc truy cứu tráchnhiệm hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và công dân mang tính quyên uy đểbuộc một người phải chịu hậu quả pháp lí bất lợi của việc thực hiện tội phạm, bịhạn chế hoặc tước bỏ quyên hoặc lợi ích hợp pháp, Nhà nước phải có trách nhiệm

chứng minh rằng người đó đã có hành vi phạm toi””’

Vì sao trong tố tụng dân sự đương sự là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh chủyếu? Trong tố tụng dân sự ngoài đương sự thì người đại diện của đương sự vàngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và VKS cũng có nghĩa vụ

chứng minh Tuy vậy, nghĩa vụ chứng minh của họ khác với nghĩa vụ chứng minh

của đương sự là chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định xuất phát từ yêu cầu vànhiệm vụ tham gia tố tụng dân sự của họ Ngoài ra, nếu coi Tòa án cũng có nghĩa

vụ chứng minh thì Toà án cũng không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ các tình tiết,

sự kiện đương sự đưa ra làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ vì Toà

án không phải là người chỉ ra các tình tiết, sự kiện ấy Đối với trường hợp Tòa ántiến hành thu thập chứng cứ thì hoạt động chứng minh này cũng chỉ mang tínhngoại lệ, hỗ trợ trong trường hop vi lý do khách quan đương sự không thể thực hiện

được nghĩa vụ chứng minh của mình.

2.1.3.3 Kết quả chứng minh trong tô tung dân sự phụ thuộc vào nhiễu yếu

to, trong đó Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyên vànghĩa vụ chứng mình của các chủ thể

Chứng minh trong t6 tung dan su là một van dé co ban của tố tung dan sunhưng rất phức tap Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chứng minh trong tổtụng dân sự bao gồm: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chứng minh,hoạt động chứng minh của đương sự, luật sư, Tòa án và các chủ thể khác

Pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tố tụngphát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự Đối với chứng minh,pháp luật tô tụng dân sự có ý nghĩa trong việc xác định rõ những van dé cơ bản củachứng minh như chủ thé chứng minh, đối tượng chứng minh, quy định về quyền vanghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh, thủ tục chứng minh trong tổtụng dân sự v.v từ đó tạo được cơ chế chứng minh trong tố tụng dân sự bảo đảm

cho các hoạt động chứng minh thực hiện có hiệu quả.

Các chủ thé chứng minh trong tố tung dân sự bao gồm đương sự, người dai

© Xem: Học Viện Tư Pháp (2004), 8L7TDS-Những điển mới và các vấn dé đặt ra trong thực tiễn thi hành,

Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội, trang 60.

(3): Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trinh Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội, trang 166.

Trang 18

diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, VKS vàTòa án Khi tham gia tố tụng, mỗi chủ thể này đều tiến hành những hoạt độngchứng minh nhất định tùy theo mục đích, địa vị tô tụng của họ Chắng hạn, cácđương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án dé chứng minh cho yêu cầu của mình và

sự phản đối của mình đối với yêu cầu của người khác là hợp pháp và có căn cứ,người đại diện của đương sự thay mặt đương sự thực hiện quyên và nghĩa vụ chứngminh của đương sự, VKS chứng minh cho yêu cầu kháng nghị Kết quả chứngminh trong tố tụng dân sự phụ thuộc một phần rất lớn vào hoạt động chứng minh

của họ Tuy vậy, hoạt động chứng minh của họ có hiệu quả hay không lại phụ

thuộc vào Tòa án Vì trong tố tụng dân sự, Tòa án là cơ quan tiễn hành tố tụng dân

sự có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự Một mặt, Tòa án là

chủ thê thực hiện các hoạt động chứng minh như thu thập, nghiên cứu và đánh giáchứng cứ nhưng mặt khác Tòa án lại là chủ thé điều tiết, hướng dẫn các chủ thékhác thực hiện việc chứng minh và xem xét chấp nhận kết quả chứng minh của chủthê khác Bởi vậy, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền

và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sự

2.1.3.4 Chứng minh trong to tụng dan sự được thực hiện từ khi khởi kiện,yêu cẩu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đến khi kết thúc việc giải quyết vụ việcdân sự và ở mỗi cấp xét xử có mục đích và nhiệm vụ riêng

Dé giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự, quá trình chứng minh

trong tố tụng dân sự được bắt đầu từ khi khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết VỤ VIỆC

dân sự và được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng Tuy nhiên, kết quả hoạt độngchứng minh là một trong những căn cứ cơ bản dé Tòa án quyết định giải quyết vụ việc

dân sự nên khi Tòa án đã ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự thì các hoạt động

chứng minh sẽ đương nhiên chấm dứt

Quá trình chứng minh tố tụng dân sự có thé được thực hiện ở các cấp xét xửnhưng ở mỗi cấp xét xử, hoạt động xét xử của Tòa án có những mục đích và nhiệm vụriêng nên hoạt động chứng minh cũng có những mục đích và nhiệm vụ riêng Ở cấpxét xử sơ thâm các chủ thê chứng minh đều phải tiến hành các hoạt động chứng minhtheo quy định của pháp luật để làm rd được tat cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụviệc dân sự đang được Tòa án giải quyết Trong đó, đương sự là người có nghĩa vụchứng minh chủ yếu và trong mối tương quan giữa các đương sự thì nguyên đơn,người yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh trước Tuy vậy, ở cấp xét xử phúc thâm khôngphải tat cả các chủ thể chứng minh đều phải tiễn hành các hoạt động chứng minh màchỉ có các chủ thê liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị Mặt khác, dogiới hạn của phạm vi xét xử phúc thâm nên hoạt động chứng minh trong tô tung dân sự

ở cap xét xử phúc thâm cũng chỉ nhăm vào việc làm rõ các tình tiệt, sự kiện làm cơ sở

Trang 19

cho việc kháng cáo, kháng nghị và những tình tiết, sự kiện liên quan đến việc giảiquyết kháng cáo, kháng nghị.

2.2 Chủ thé chứng minh và việc phân định nghĩa vụ chứng minh trong

tố tụng dân sự

2.2.1 Các chủ thể chứng minh trong tô tụng dân sự

Chủ thé chứng minh trong tổ tụng dân sự là người tham gia vào hoạt độngchứng minh, có quyền và nghĩa vụ chứng minh Việc xác định chủ thé chứng minh

trong tô tụng dân sự xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ tham gia tô tụng của họ Mặt

khác, việc xác định các chủ thé chứng minh trong tố tụng dân sự còn phụ thuộc vàoviệc quan niệm về chứng minh trong tố tụng dân sự Nếu quan niệm về chứng minhtrong tố tụng dân sự theo nghĩa rộng thì các chủ thé tố tụng đều là chủ thé chứngminh trong tố tụng dân sự Với quan niệm này thì các đương sự, người đại điện củađương sự, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, VKS, Toà án,người làm chứng, người giám định, người phiên dịch đều là chủ thé chứng minh.Tuy nhiên, nếu quan niệm chứng minh trong tố tụng dân sự chỉ là làm rõ các tìnhtiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà quan hệ giữa các bên đương sự phụ thuộc vào

nó thì chu thé chứng minh trong tổ tụng dân su không phải là tat cả các chủ thé tốtụng mà chỉ bao gồm: Các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệquyền và lợi ich hợp pháp của đương sự, VKS và Tòa án Các chủ thé tố tụng khác

như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá không

phải là chủ thé chứng minh, bởi người làm chứng chỉ trình bày những gi mình biết,người giám định chỉ giải thích rõ cơ sở kết luận giám định, người định giá chỉ giảithích làm rõ cơ sở của kết luận về giá, người phiên dịch chỉ dịch ngôn ngữ khác ratiếng Việt và ngược lại Như trên đã nêu, qua nghiên cứu cho thấy quan niệm này làphù hợp hơn cả vì mục đích của chứng minh là làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ

việc dân sự dé nhận thức, giải quyết đúng vụ việc dân sự Và do vậy, các chủ thê

chứng minh chỉ bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, VKS và Tòa án

2.2.2 Việc phân định nghĩa vụ chứng minh trong tô tụng dân sự

Trong tô tụng dân sự các chủ thé chứng minh có quyền và nghĩa vụ chứngminh Tuy vậy, không phải tất cả các chủ thể chứng minh đều có nghĩa vụ chứngminh như nhau Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ tham gia tổ tụng của các chủthé chứng minh và tùy từng giai đoạn tô tụng cụ thé mà các chủ thé chứng minh cócác nghĩa vụ chứng minh ở những phạm vi và mức độ nhất định

Các đương sự có quyền và lợi ích trong vụ việc được giải quyết tham gia tốtụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên có nghĩa vụ chứng minh.Trong đó, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh những tình tiết, sự kiện làm cơ sở

Trang 20

cho yêu cầu của mình; bị đơn có nghĩa vụ chứng minh những tình tiết, sự kiện làm

cơ sở cho yêu cầu phản tố của mình và sự phản đối đối với yêu cầu của nguyênđơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; người có quyền,nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ chứng minh những sự kiện, tình tiết làm cơ sở sựcủa mình hay sự phản đối đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn

Người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự tham gia tố tung với mục đích dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự Người đại diện của đương sự thay mặt đương sự thực hiện các quyền vànghĩa vụ tố tụng của đương sự nên có nghĩa vụ chứng minh của đương sự trongphạm vi đại diện Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỗ trợđương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án nên có nghĩa vụ chứngminh cho sự tồn tại các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

Cơ quan, tô chức khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của Nhànước đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự như nguyên đơn,người yêu cầu Vì vậy, họ có nghĩa vụ chứng minh những tình tiết, sự kiện làm cơ

sở cho yêu cầu của mình như nguyên đơn, người yêu cầu

Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát các hoạt động tô tụng dân

sự Trong việc thực hiện nhiệm vu va quyền hạn của mình, VKS có quyền kiến

nghị, kháng nghị đối với các bản án, quyết định của Tòa án Khi kiến nghị, kháng

nghị đối với các bản án, quyết định của Tòa án thì VKS có nghĩa vụ chứng minhlàm rõ những tình tiết, sự kiện làm cơ sở kiến nghị, kháng nghị của mình

Tòa án là cơ quan tiễn hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng

và đúng đắn vụ việc dân sự Tòa án chỉ được đưa ra phán quyết vụ việc dân sự khitất cả các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự đã được làm rõ Mặt khác, dé quyếtđịnh giải quyết vụ việc dân sự của mình có sức thuyết phục thì Tòa án không thékhông làm rõ những cơ sở của quyết định đó Tức là Tòa án có nghĩa vụ chứngminh làm rõ những tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho các quyết định giải quyết vụ

việc dân sự của Tòa án.

Hiện nay, trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý còn nhiều quan điểm khácnhau về nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể, đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh củađương sự và Tòa án Xuất phát từ việc xác định các đương sự bình đẳng về địa vịpháp lý, là người tham gia vào vụ việc dân sự hiểu rõ nhất những tình tiết, sự kiện

của vụ việc dân sự và có lợi ích trong vụ việc dân sự, quan điểm thứ nhất cho rằng,

chứng minh trong tố tụng dân sự là nghĩa vụ của các đương sự và Tòa án không cónghĩa vụ chứng minh Trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên đương sự:

Trang 21

“Người nào dé ra một luận điểm can có chứng cứ thì phải chứng minh”) Theo

quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện, tìnhtiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình, haynói một cách giản đơn hon ai khăng định một sự việc gì thì phải chứng minh sựviệc ấy Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển của tố tụng, quyền và nghĩa vụchứng minh của các chủ thể chứng minh không bất biến mà trong điều kiện nhấtđịnh, nó có thé di chuyển từ đương sự này sang đương sự khác Xuất phát từ chỗcác bên đương sự phải tích cực tự bảo vệ mình băng cách cung cấp chứng cứ vàchứng minh cho yêu cầu của mình Quan điểm thứ hai cho rằng Tòa án, VKS làcác chủ thê có trách nhiệm chứng minh chứ không phải có nghĩa vụ chứng minh.Hành vi tố tụng của mỗi chủ thé được quy định bởi vi tri tố tụng của họ, vì vậy chủthê chứng minh thực hiện những hành vi tố tụng của mình trong phạm vi quyền vànghĩa vụ mà pháp luật tố tụng dân sự cho phép Xuất phát từ việc xác định chứngminh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc băng lý lẽ hoặc dùngsuy luận logic vạch rõ một điều gì đó là đúng Quan điểm thứ ba cho rằng, Tòa áncũng có nghĩa vụ chứng minh Đương sự là người đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầucủa đương sự khác nên trước tiên đương sự là chủ thé có nghĩa vụ chứng minh Tuynhiên, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự trong nhiều trường hợp Tòa án cònphải thu thập thêm chứng cứ, tài liệu để làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự Hơnnữa, dù đương sự có cung cấp day đủ chứng cứ, với trách nhiệm của mình dé raphán quyết giải quyết đúng vụ việc dân sự thì Tòa án vẫn phải xem xét, đánh giá,phải chứng minh cơ sở quyết định giải quyết vụ việc dân sự của mình Ngoài ra,quan điểm này còn lý giải dưới góc độ thực tiễn xét xử, nhiều Tòa án ở vùng sâu,vùng xa khó có thé yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh Đặc biệt với

những nơi dân trí còn hạn chế, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, hệ

thống bồ trợ tư pháp chưa phát triển nên đương sự khó có thé hoàn thành nghĩa vuchứng minh của họ Theo kết quả khảo sát thì có tới 178 người/260 người được hỏi(68,5%) cho rang Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh, 68/260 người được hỏi(26,2%) cho răng Tòa án có nghĩa vụ chứng minh

Tuy vậy, qua việc nghiên cứu cho thấy quan điểm thứ ba là hợp lý hơn cả.Ngược lại thời gian cho thấy kết quả các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý

trước đó cũng quan niệm chủ thé chứng minh bao gồm cả Tòa án” Vì theo quan

điểm thứ nhất thì đồng nghĩa với việc chấp nhận Tòa án có thể quyết định giải

+ Xem: Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật tổ tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà

Trang 22

quyết vụ việc dân sự không đúng với bản chất của nó khi đương sự không hoànthành nghĩa vụ chứng minh của họ Điều này trái với bản chất của Nhà nước ta làNhà nước do dan và vì dân Nếu theo quan điểm thứ hai thì cũng không thỏa đáng

vì nghĩa vụ và trách nhiệm là những thuật ngữ pháp lý mang nội dung khác nhau:

Nghĩa vụ là việc phải làm còn trách nhiệm là hậu quả pháp lý mà chủ thể không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng phải gánh chịu Mặt khác, việc Tòa án thu

thập chứng cứ không chỉ giúp cho Tòa án có đủ các chứng cứ mà còn làm cho thâmphán nhận thức được toàn diện và đúng đắn hơn về các tình tiết, sự kiện liên quan

đến vụ việc dân sự ' nên bảo đảm việc giải quyết đúng vụ việc dân sự làm giảm

hậu quả bất lợi cho các đương sự trong trường hợp đương sự không thể hoàn thành

được nghĩa vụ chứng minh của họ Tuy nhiên, khác với đương sự nghĩa vụ chứng

minh của Tòa án chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ đương sự chứng minh làm rõ các

tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự trong trường hợp vì lý do khách quannên đương sự không thể hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của mình và làm rõ cơ sởquyết định của Tòa án

2.3 Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm các hoạt động nối tiếp nhau, donhiều chủ thé khác nhau thực hiện Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sựbao gồm: Cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Mỗi hoạt độngchứng minh trong tô tụng dân sự do một chủ thé thực hiện, với một mục dich cụ thénhưng tất cả đều nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tái hiện lại sự thật khách

quan của vụ việc dân sự.

2.3.1 Hoạt động cung cấp chứng cứ

Hoạt động cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tung của các chủ thé trongviệc giao cho Tòa án các chứng cứ Hoạt động cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân

sự do đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của đương sự thực hiện Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tô chức khác đang lưu giữ,quản lý chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự cũng có trách nhiệm giao nộp Tòa

án khi được yêu cầu Việc giao nộp bằng chứng cứ có thể được thực hiện trong bất

kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng dân sự Tuy nhiên, việc giao nộp sớm chứng

cứ cho Tòa án vẫn tốt hơn cả vì Tòa án có điều kiện thời gian thuận lợi dé kiểm tra,đánh giá chúng Kết quả khảo sat cho thấy, đa số (74,3%) các cán bộ làm công tácthực tiễn được tham khảo ý kiến đều cho rằng pháp luật phải quy định thời hạncung cấp chứng cứ; néu pháp luật không quy định về thời hạn cung cấp chứng cứđương sự sẽ lợi dụng việc này dé kéo dai thời gian giải quyết vụ việc dân sự và là

‘) Xem: Nguyễn Huy Dau (1962), Luật dân sự tổ tụng Việt Nam, Sài Gon, trang 261.

Trang 23

nguyên nhân của tình trạng bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa ngày càngtăng Việc cung cấp chứng cứ của đương sự phải trong một thời hạn nhất định đềuđược pháp luật tố tụng dân sự của các nước quy định cụ thể Chăng hạn, theo quyđịnh của BLTTDSN, các bên đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trong thờihạn mà thâm phán ấn định Việc xuất trình chứng cứ quá hạn chỉ được chấp nhận

trong trường hợp có lí do chính đáng Trong trường hợp các bên đương sự không

cung cấp chứng cứ nhăm mục đích cản trở có hệ thống đến việc giải quyết đúngdan vụ án, Tòa án có thé buộc bên đó bồi thường cho bên kia khoảng thời gian đãmat Mức bồi thường do Tòa án an định trong phạm vi hợp lí căn cứ vào những tinhtiết cụ thể của vụ án (Điều 57, 99, 150 BLTTDSN) Ở giai đoạn phúc thâm, ngườikháng cáo, kiểm sát viên kháng nghị có quyền xuất trình bố sung chứng cứ mới.Tuy nhiên, chứng cứ mới này chỉ được chấp nhận nếu việc không thể xuất trình này

ở sơ thâm là có lí do chính đáng (Điều 339 BLTTDSN)

2.3.2 Hoạt dong thu thập chứng cứ

Hoạt động thu thập chứng cứ là hoạt động của các chủ thé tố tụng trong việcphát hiện tìm ra chứng cứ để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Nếunhư hoạt động cung cấp chứng cứ chủ yếu do đương sự, người đại diện của đương

sự, người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự và trong một số trường hợp

là cá nhân, cơ quan, tô chức đang lưu giữ, bảo quản chứng cứ thực hiện thì hoạt

động thu thập chứng cứ do cả đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ

quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự, VKS và Tòa án thực hiện Để có chứng cứcung cấp cho Tòa án, thì đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệquyền và lợi ich hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập chứng cứ Trườnghợp, việc thu thập chứng cứ ngoài khả năng thì họ có thé yêu cầu Tòa án hỗ trợ thuthập chứng cứ Mặt khác, dé giải quyết đúng vụ việc dân sự thì Tòa án cũng phảiđược chủ động tiến hành thu thập chứng cứ Nếu hạn chế việc Tòa án thu thậpchứng cứ sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết vụ việc dân sự không có căn cứ và khôngđúng sự thật khách quan của chúng Kết quả khảo sát cho thấy, đa số (66,9%)những người được tham khảo ý kiến đều cho rằng pháp luật cần quy định rõ tráchnhiệm của thâm phán trong việc xác minh thu thập chứng cứ; chỉ có số ít (33,1%)những người được tham khảo ý kiến cho răng pháp luật không cần phải quy địnhtrách nhiệm của thâm phán trong việc xác minh thu thập chứng cứ

2.3.3 Hoạt dong nghiên cứu chứng cứ

Hoạt động nghiên cứu chứng cứ là hoạt động của các chủ thê tô tụng trongviệc kiểm tra, xem xét chứng cứ dé xác định giá tri chứng minh của chúng Mặc dùhoạt động nghiên cứu chứng cứ là hoạt động của các chủ thê tố tụng nhưng chủ thê

cơ bản nhất và quan trọng nhất là hoạt động của những người tiến hành tô tụng như

Trang 24

thâm phán, hội thẩm nhân dân Vì khác với các chủ thể tố tụng khác, những ngườitiến hành tố tụng ngoài việc phải kiểm tra, xem xét, đưa ra các ý kiến về giá trichứng minh của chứng cứ còn có quyền sử dụng chúng vào việc giải quyết vụ việcdân sự Mục đích của hoạt động nghiên cứu chứng cứ là các chủ thể tố tụng, đặcbiệt là Tòa án kiểm tra, xem xét để đi đến kết luận về giá trị chứng minh của cácchứng cứ cụ thể và các chứng cứ đã đủ làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dan

sự chưa Hoạt động nghiên cứu chứng cứ được các chủ thể thực hiện theo một trình

tự tố tụng nhất định và diễn ra trong suốt quá trình tố tụng Tuy vậy, hoạt độngnghiên cứu chứng cứ của các chủ thể tại phiên tòa, phiên họp là tập trung nhất vàquan trong nhất Vì thông qua kết quả nghiên cứu chứng cứ tại phiên tòa phiên họp

mà Tòa án đánh giá chứng cứ, rút ra kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ,

từ đó ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự được đúng dan

2.3.4 Hoạt dong đánh giá chứng cứ

Hoạt động đánh gia chứng cu là hoạt động xác định giá trị chứng minh của chứng cứ Qua hoạt động đánh giá chứng cứ Tòa án xác định chứng cứ nào có giá

trị chứng minh được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự và khép lại quá trìnhchứng minh Trong tổ tụng dân sự, các chủ thé chứng minh đều có quyền tiễn hành

hoạt động đánh giá chứng cứ Trong các hoạt động đánh giá chứng cứ của các chủ

thé thì hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án là quan trọng nhất vi Tòa án làngười được sử dụng kết quả đánh giá chứng cứ của mình để giải quyết vụ việc dân

sự Kết quả đánh giá chứng cứ của các chủ thể khác như đương sự, người đại diện

của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự chỉ có tính chất dé tham

khảo, Tòa án không bắt buộc phải sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự Dé đánh

giá chứng cứ được đúng thì việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện và chính xác.

2.4 Chứng minh trong tố tung dân sự ở các cấp xét xử

2.4.1 Chứng minh trong tô tung dân sự ở cấp xét xử sơ thẩm

Việc giải quyết vụ việc dân sự có thé được thực hiện ở các hai cấp xét XỬ:Cấp xét xử sơ thâm và cấp xét xử phúc thâm Cấp xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầutiên, tập trung các hoạt động chứng minh của các chủ thé tố tung; toàn bộ nhữngyêu cầu của các bên đương sự và chứng cứ, tài liệu của vụ việc được xem xét, đánhgiá trực tiếp, khách quan, toàn diện và công khai Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn của

tố tụng sơ thâm vai trò của các chủ thể chứng minh, đặc biệt là Tòa án và các bênđương sự chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự có nhữngđiểm khác biệt nhất định

Trong giai đoạn khởi kiện, yêu cầu và thu lý vụ việc dân sự, theo nguyên tắc

bên nào đưa ra yêu câu trước thì có nghĩa vụ chứng minh cho nên nguyên đơn,

Trang 25

người yêu cầu là người có nghĩa vụ chứng minh trước Vì vậy, khi khởi kiện vụ ándân sự hoặc đưa ra yêu cầu giải quyết việc dân sự, người khởi kiện, người đưa rayêu cầu giải quyết việc dân sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơnyêu cầu giải quyết việc dân sự các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầukhởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp Tuy vậy, đối với nhiều vụ án như vụ

án yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại docông trình xây dựng gây ra việc thu thập các tài liệu, chứng cứ rất khó khăn doliên quan đến nhiều co quan chuyên môn khác nhau Do đó, không thé đòi hỏiđương sự phải nộp ngay khi nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sựtất cả các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự được Vì vậy, yêu cầu nàyđặt ra chỉ mang tính tương đối, nghĩa là khi khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân

sự người khởi kiện, người yêu cầu nêu chưa nộp ngay đủ chứng cứ, tài liệu Tòa ánvẫn phải được chấp nhận thụ lý vụ việc để giải quyết mới hợp lý và sau đó trongquá trình giải quyết vụ việc dân sự đương sự có nghĩa vụ cung cấp bé sung nhữngchứng cứ, tài liệu còn thiếu hoặc Tòa án hỗ trợ họ thu thập những chứng cứ, tài liệucòn thiếu

Trong giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa, phiên họp sơ thẩm dân sự, Tòa án lập

hồ sơ vụ việc dân sự, các đương sự có thé thực hiện các hoạt động chứng minh débảo vệ quyền va lợi ích hop pháp của mình Vi vậy, các bên đương sự phải biết tat

cả những chứng cứ, tài liệu do đương sự khác cung cấp và do Tòa án thu thập Dégiải quyết van dé này pháp luật tố tụng dân sự các nước và Việt Nam đều quy định

theo hướng sau khi thụ lý vụ án các bên đương sự phải thông báo cho nhau hoặc

Toà án phải thông báo cho các đương sự về những yêu cầu của đương sự bên kia

đưa ra và những chứng cứ, tài liệu mà họ đã giao nộp cho Toà án Và người được

thông báo, trong một thời hạn nhất định do Tòa án ấn định có quyền đưa ra ý kiếncủa mình đối với yêu cầu của người khác và các chứng cứ, tài liệu kèm theo đểchứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Trong một số trường hop,nếu đương sự không thé thực hiện được việc thu thập chứng cứ dé cung cap choToà án thi Toà án áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định dé thu thập chứng

cứ.

Tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm dân sự, tập trung các hoạt động chứng minhcủa các chủ thể tố tụng dân sự Theo đó, các đương sự trình bày về yêu cầu, phảnđối yêu cầu của mình và đưa ra ý kiến đánh giá chứng cứ, căn cứ pháp lý và lậpluận chứng minh bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình Các đương sự có quyềnđưa ra câu hỏi đối với người khác về những vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự,được tranh luận về các vấn đề của vụ việc và đối chất với nhau hoặc với người làmchứng Tại phiên tòa, các đương sự vẫn có quyền thay đôi yêu cầu nhưng không thể

Trang 26

thay đổi yêu cầu dẫn đến việc Tòa án phải xem xét giải quyết một quan hệ phápluật mới mà chỉ giới hạn trong phạm vi khởi kiện ban đầu để bảo đảm việc thựchiện quyền chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khác

Trong trường hợp có người đại diện của đương sự tham gia tố tụng tại phiên

tòa thì họ cũng tham gia vào các hoạt động chứng minh tại phiên tòa Tùy vào việc đại diện cho đương sự nào mà người đại diện của đương sự sẽ thay mặt đương sự

thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự đó trong việc trình bay yêucầu, phản đối yêu cầu của đương sự khác, đưa ra ý kiến về đánh giá chứng cứ và lý

lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được đại diện Người đại diệntheo pháp luật, người đại diện do Toà án chỉ định thực hiện tất cả quyền và nghĩa

vụ chứng minh của đương sự họ đại điện Người đại điện theo uy quyền của đương

sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi được uỷquyên

Trong trường hợp có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựtham gia tô tụng tại phiên tòa thì họ cũng tham gia vào các hoạt động chứng minhtại phiên tòa Hơn nữa, trên thực tế các đương sự thường là người không có kinhnghiệm tham gia tố tụng và sự hiểu biết pháp luật bằng người bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của đương sự nên pháp luật phải quy định tại phiên tòa, phiên họp họ

giúp đương sự trình bày các yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ chứng minh dé bảo vệ đượcquyên, lợi ích hợp pháp của đương sự trước, sau đó đương sự mới trình bày bổsung Việc quy định như vậy là cần thiết dé tiết kiệm thời gian giải quyết vụ việc

dân sự.

Tại phiên toà và phiên họp sơ thấm, với tu cách là co quan tiến hành tố tụngmột mặt Toà án có trách nhiệm hướng dẫn các bên đương sự thực hiện quyền và

nghĩa vụ chứng minh của họ nhưng mặt khác Toà án cũng tham gia chứng minh

thogn qua việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ nhằm tim ra chân lý khách quan của

vụ việc dân sự dé có thé làm giảm được những hậu quả bat lợi cho đương sự trongtrường hợp họ không thực hiện được day đủ các quyền và nghĩa vụ chứng minh củamình Hoạt động chứng minh của Toà án tại phiên toà, phiên họp chủ yếu phục vụcho việc làm rõ cơ sở quyết định của mình

Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan tiễn hành tố tụng kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghịtheo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịpthời, đúng pháp luật Tại cấp xét xử sơ thâm, VKS chỉ tham gia chứng minh trongtrường hợp đưa ra yêu cau, kiến nghị đối với các quyết định của Toa án như quyếtđịnh về việc trả lại đơn khởi kiện, quyết định áp dụng áp dụng, thay đổi, huỷ bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ

Trang 27

biện pháp khan cấp tam thời.

2.4.2 Chứng minh trong tô tung dân sự ở cấp xét xử phúc thẩm

Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ với tính chất của phúc thâm làxét lại bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo chứ không phải là xét xử lại nộidung của vụ án Do đó, hoạt động chứng minh của các đương sự trong ở cấp xét xửnày nhằm cho thấy kháng cáo của họ đối với bản án, quyết định sơ thâm là có căn

cứ pháp lý hay nói cách khác việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm đốivới việc giải quyết vụ việc là không đúng

Ở Việt Nam với tính chất của phúc thấm là xét xử lại vụ việc trong trườnghợp bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị nên Tòa án cấp phúc thâm sẽ xét xử lại nội dung của vụ việc, sẽ kiểm tra cảtính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm Do đó, các đương

sự vẫn có quyền và nghĩa vụ chứng minh cho bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Dé thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình thì các đương sự vẫn

có quyền cung cấp chứng cứ mới Tuy nhiên, việc đương sự được cung cấp chứng

cứ mới ở Toà án cấp phúc thâm rất dé bị lạm dụng gây khó khăn cho Toà án trongviệc giải quyết lại vụ việc nên cần phải có điều kiện nhất định Ngoài ra, để bảođảm quyền bảo vệ của đương sự thì đương sự phải được biết chứng cứ, tài liệu của

vụ việc Trong trường hợp, tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm đương sự mới cungcấp bố sung chứng cứ và chứng cứ này có ý nghĩa quyết định đối với việc giảiquyết vụ việc thì phải tạm ngừng phiên tòa, phiên họp dé đương sự phía bên kia vàTòa án có điều kiện nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ đó

Tại Tòa án cấp phúc thầm nếu có người đại diện của đương sự tham gia tốtụng thì sẽ thay mặt đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương

sự Về cơ bản hoạt động chứng minh của người đại diện của đương sự ở Tòa án cấpphúc thâm cũng giống như ở Tòa án cấp sơ thâm Tuy vậy, phúc thẩm là cấp xét xửcuối cùng đối với vụ việc nên người đại diện của đương sự phải cung cấp cho Tòa

án day đủ các chứng cứ, dua ra các lý lẽ va lập luận dé dé bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho đương sự Mặt khác, hoạt động chứng minh của người đại diện của

đương sự cũng chỉ giới han trong phạm vi xét xử phúc thẩm, xoay quanh nhữngvan dé khang cáo, kháng nghị và liên quan đến kháng cáo, kháng nghị

Tại Tòa án cấp phúc thâm nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự thì sẽ giúp đỡ đương sự về mặt pháp lí và chứng minh để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Nếu như ở cấp xét xử sơ thâm người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải đưa ra chứng cứ, chỉ ra căn cứpháp lí và lập luận dé chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự màmình bảo vệ là có cơ sở thì ở cấp xét xử phúc thâm họ đưa ra các chứng cứ mới, chỉ

Trang 28

thẩm”?), Do đó, Tòa án cap phúc thâm chỉ xác định việc áp dụng pháp luật của Tòa

án cấp sơ thầm là đúng hay sai Khác với các nước theo truyền thống pháp luật án

lệ, ở các nước theo truyền thong pháp luật dân sự Tòa án cấp phúc thắm xem xét cả

sự kiện và việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thâm nên có quyền giữnguyên, sửa đôi, bô sung hay hủy bỏ bản án sơ thẩm, quyết định sơ thẩm Theo đó,Tòa án cấp phúc thấm phải chứng minh làm rõ việc Tòa án cấp sơ thâm giải quyết

vụ việc có căn cứ và hợp pháp hay không? phán quyết của mình là có căn cứ và

hợp pháp.

Ở Việt Nam, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cả sự kiện và việc áp dụng phápluật của Tòa án cấp sơ thấm Vì vậy, Tòa án cấp phúc thâm cũng xem xét Tòa áncấp sơ thâm đã xác định đầy đủ và rõ ràng những tình tiết, sự kiện của vụ việc đãđược giải quyết chưa? Ban án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã phù hợp vớicác chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc cũng như những chứng cứ mới mà các đương

sự đã bổ sung chưa? Tùy trường hợp Tòa án cấp phúc thâm có thé giữ nguyên,sửa đổi, bô sung hoặc hủy bản án, quyết định sơ thâm và chuyên hồ sơ cho Tòa áncấp sơ thâm giải quyết lại vụ việc Và Tòa án cấp phúc thâm cũng phải chứng minhcho việc quyết định giữ nguyên, sửa đổi, b6 sung hoặc hủy bỏ bản án, quyết định sơthâm của mình là có căn cứ và hợp pháp

Đối với Viện kiểm sát, nếu kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthâm theo thủ tục phúc thâm thì VKS cũng phải chỉ ra được cơ sở của kháng nghị

Nghĩa là VKS cũng phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí, các lí lẽ và lập luận

để chứng minh yêu cầu kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp Tuy vậy,nếu một bên đương sự không đồng ý với kháng nghị của VKS thì có được tranhluận, đối đáp với VKS không? Về nguyên tắc, VKS là cơ quan tiến hành tố tụng cónhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nênđương sự không có quyền tranh luận, đối đáp với VKS Mặt khác, nếu đương sựđược tranh luận với VKS thì có thể dẫn đến những xung đột và làm ảnh hưởng đến

uy tín của cơ quan tư pháp.

Nhưng nếu không để cho đương sự được tranh luận, đối đáp với VKS thì

‘ Xem: Tống Công Cường (2007), Luật t6 tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh, Nxb Dai học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 355.

® Xem: Robert A Cohen and David M Bigge, USA (2010), The International Comparative Legal Guide

to: Litigation and Dispute Resolution, Global legal Group, trang 329.

Trang 29

đương sự không được thực hiện quyền chứng minh, tranh luận để bảo vệ quyên, lợiich hợp pháp của mình nên thật không công bang Dé giải quyết mâu thuẫn này thìchỉ có cách phải hạn chế việc kháng nghị của VKS Theo đó, VKS chỉ được khángnghị bản án, quyết định sơ thâm trong trường hợp cần bảo vệ lợi ích công cộng, lợiích của Nhà nước và quyền và lợi ích hợp pháp của những người không có năng lựchành vi tố tụng dân sự hoặc người không được Tòa án cấp sơ thầm triệu tập thamgia tố tụng với tư cách là đương sự.

2.5 Các yếu tố bảo đảm việc chứng minh trong tố tụng dân sự

2.5.1 Pháp luật doi với việc chứng minh trong tô tung dân sự

Khi bàn về pháp luật, các nhà nghiên cứu luật học từ hàng trăm năm trướccho tới ngày nay đều khăng định vai trò to lớn của pháp luật đối với quản lý nhànước và đời sống xã hội Vì vậy, việc quản lý nhà nước và xã hội luôn được thựchiện bằng pháp luật và trên cơ sở của pháp luật

Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của các chủ thể trong việclàm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Trên thực tế, gần như tất cả các vụviệc dân sự được Tòa án thụ lý giải quyết từ đầu đều chưa rõ ràng nên không thénhận thức đúng ngay được vụ việc Nếu không chứng minh làm rõ được tất cả cáctình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự thì Tòa án không thé giải quyết đúngđược vụ việc dân sự Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của chứng minh trong tôtụng dân sự, pháp luật tô tụng dân sự của các nước dù theo trình tự tô tụng tranhtụng hay trình tự tố tụng xét hỏi cũng đều có những quy định về chứng minh trong

tố tụng dân sự Thậm chí trong pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước như Cộng

hòa Pháp, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Nga v.v còn quy

định rất cụ thể và chặt chẽ vấn đề này Ở Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật

tố tụng dân sự đã được Nhà nước ta ban hành đều có những quy định về chứngminh trong tổ tụng dân sự Việc pháp luật quy định day đủ và chặt chẽ van déchứng cứ và chứng minh trong t6 tụng dân sự sẽ bảo đảm việc giải quyết vụ ánđúng đắn và bảo vệ được quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự Điều nàycàng trở lên có ý nghĩa hơn đối với những vụ án lớn và có nhiều tình tiết phức tạp.Qua nghiên cứu cho thay, vai trò của pháp luật đối với chứng minh trong tố tụngdân sự thê hiện ở các điểm sau:

Một là, xác định các vẫn đề cơ bản của chứng minh trong tố tụng dân sự làmột trong những yếu tô bảo đảm chứng minh có hiệu quả

Kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án phụ thuộc một phan rất lớn vàohiệu quả của chứng minh trong tô tụng dân sự Tuy vậy, dé bảo đảm được hiệu quảchứng minh trong t6 tụng dân sự phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề khác nhau

và trước hết phải xác định được những van dé cơ bản của chứng minh trong tổ tụng

Trang 30

dân sự như chủ thể chứng minh, những tình tiết, sự kiện phải chứng minh, nhữngtình tiết, sự kiện không cần chứng minh, các hoạt động chứng minh và các phươngtiện chứng minh v.v Việc xác định được mỗi van dé này trong tô tụng có những ýnghĩa rất lớn trong việc chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự

Quá trình giải quyết vụ việc dan sự có sự tham gia của nhiều chủ thé Có chủthé tham gia với trách nhiệm giải quyết vụ việc, có chủ thé tham gia dé bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng cũng có chủ thé tham gia tố tung dé hỗtrợ đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ hoặc hỗ trợ Tòa án trongviệc giải quyết vụ việc dân sự Vì vậy, việc pháp luật quy định rõ chủ thể nào làchủ thé chứng minh và việc phân định quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ là cầnthiết bảo đảm việc tham gia chứng minh của họ

Trong mỗi vụ việc dân sự thường có nhiều tình tiết, sự kiện liên quan Cótình tiết, sự kiện hiển nhiên đã rõ nên không cần phải chứng minh nhưng cũng cótình tiết, sự kiện cần phải chứng minh làm rõ và mỗi tình tiết, sự kiện lại có ý nghĩanhất định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự Có tình tiết, sự kiện có ý nghĩa vềmặt nội dung tức là chúng làm phát sinh, thay đổi quan hệ giữa các đương sự,quyền và nghĩa vụ của các đương sự phụ thuộc vào nó nhưng cũng có những tìnhtiết chỉ có ý nghĩa về mặt tố tụng như đương sự vắng mặt tại phiên tòa có lý dochính đáng hay không là căn cứ để Tòa án quyết định hoãn phiên tòa hay xét xử

Từ đó, việc pháp luật quy định những tình tiết, sự kiện nào phải chứng minh trong

tố tụng dân sự và những tình tiết, sự kiện nào không cần chứng minh có ý nghĩa rấtlớn trong việc bảo đảm cho các hoạt động chứng minh của các chủ thé đi đúng

hướng.

Đề chứng minh làm rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các

chủ thê chứng minh phải tiến hành nhiều hoạt động như hoạt động cung cấp, thu

thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Tuy nhiên, trong các chủ thể chứng minhthì không phải ai cũng tiến hành tất cả các hoạt động đó Mặt khác, phương thứcthực hiện các hoạt động chứng minh của các chủ thê cũng khác nhau và ý nghĩahoạt động chứng minh của các chủ thể cũng khác nhau Vì thế, việc pháp luật quyđịnh các hoạt động chứng minh mà các chủ thể tiến hành trong tố tụng là một yếu

tố bảo đảm hiệu quả chứng minh trong tổ tụng dân sự

Ngoài ra, dé chứng minh làm rõ được các tinh tiết, sự kiện của vụ việc dân

sự thì các chủ thể chứng minh phải sử dụng những phương tiện chứng minh nhấtđịnh Tuy nhiên, các chủ thể chứng minh không thể sử dụng bất kỳ một phươngtiện nào dé chứng minh vì như vậy có thé sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện và kết qua

có thé ngược lại làm phức tạp thêm quá trình xác định định các tình tiết, sự kiện

của vụ việc dân sự Do đó, việc pháp luật quy định rõ được các phương tiện chứng

Trang 31

minh mà các chủ thé chứng minh được thực hiện cũng là một yếu tố quan trọngtrong việc bảo đảm hiệu qua của chứng minh trong tô tụng dân sự.

Hai là, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chứng minh tạo thuậnlợi cho việc chứng minh của các chủ thé và xác định trách nhiệm của họ

Một trong những van dé quan trọng là phải xác định rõ quyền và nghĩa vụchứng minh của các chủ thể Bởi chứng minh trong tố tụng dân sự được thực hiệnthông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể Vìvậy, việc pháp luật quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chứng minh của mỗichủ thé là rất cần thiết, một mặt tạo thuận lợi cho các chủ thể biết và thực hiện đượccác quyên và nghĩa vụ chứng minh của họ, đặc biệt là các đương sự trong việc bảo

vệ quyên và lợi ích hợp pháp trước Tòa án Mặt khác, việc pháp luật quy định đầy

đủ các quyên và nghĩa vụ chứng minh của mỗi chủ thé cũng tạo cơ sở pháp ly déTòa án xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thé trong trường hợp họ không

hoàn thành nghĩa vụ chứng minh của mình.

Các chủ thê chứng minh trong các vụ việc dân sự khá đa dạng Mỗi chủ thêlại tham gia t6 tụng với những động cơ, mục đích khác nhau nên quyền và nghĩa vuchứng minh của họ cũng phải được pháp luật quy định khác nhau như quyền và

nghĩa vụ chứng minh của đương sự phải được quy định khác với người bảo vệ

quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự; quyền và nghĩa vụ chứng minh của ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được quy định khác với ngườiđại diện của đương sự v.v tương ứng với địa vị pháp lý của họ trong tô tụng dân

sự Ngoài ra, các quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể cũng phải đượcpháp luật quy định cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội ở nước ta bảođảm cho các chủ thê có thê thực hiện được trên thực tế

Ba la, quy định trình tự, thủ tục chứng minh tạo co chế chứng minh trong tố

tụng dân sự bảo đảm cho quá trình chứng minh được thực hiện.

Việc pháp luật quy định rõ các vấn đề cơ bản của chứng minh như chủ thêchứng minh, quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể, đối tượng chứngminh, phương tiện chứng minh, thủ tục chứng minh v.v là rất cần thiết Một mặt,bảo đảm cho các chủ thé chứng minh có thể thực hiện tốt các quyền và nghĩa vuchứng minh của họ Mặt khác, tạo được cơ chế pháp lý trong việc chứng minh bảo

bảo đảm việc chứng minh được thực hiện có hiệu quả Vì theo các nhà khoa học

pháp lý thì việc “ban hành các văn bản pháp luật, xác nhận các quyên, nghĩa vucủa các chủ thé trong mọi lĩnh vực là cần thiết nhưng phải xây dung được cơ chế

thực thi ”

(9) | xem: Viện Nhà nước và pháp luật của Viện khoa học xã hội (2010), Một số vấn dé lý luận và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân sự ở Việt Nam, Đề tai cấp Bộ, Hà Nội, trang 8.

Trang 32

2.5.2 Thẩm phán đối với việc chứng minh trong tô tụng dân sự

Vai trò của thâm phán đối với hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sựđược các nước quy định khác nhau Các nước theo truyền thống pháp luật án lệ nhưAnh, Mỹ thì áp dụng loại hình tô tụng tranh tụng Theo đó, pháp luật tô tụng dân sựluôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc chứng minh sự việc Tòa án

không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ là người trọng tải, giữ vai trò trung gian,

căn cứ vào kết quả tranh tụng dé ra quyết định giải quyết vụ án Trong suốt quatrình tố tụng, các bên đương sự bình đắng với nhau và liên tục trao đổi với nhaunhững chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý dé chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợppháp của mình trước Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự

Tòa án không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ là người trọng tài, giữ vai trò

trung gian, căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra quyết định giải quyết vụ án Tất cảcác tình tiết, chứng cứ, tài liệu dùng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án đều đượccác bên tranh tụng công khai, trực tiếp và bằng lời nói tại phiên tòa Trong quá trìnhtranh tụng tại phiên tòa, vai trò chủ động thuộc về các luật sư là người dẫn dắt việcnêu câu hỏi và kiểm tra lời khai của người làm chứng

Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự như Cộng hoà Pháp, Cộnghòa liên bang Nga thi áp dụng loại hình tố tụng xét hỏi Theo đó, pháp luật tố tungdân sự luôn đề cao vai trò chủ động của thâm phán trong việc chứng minh sự việc.Trước khi mở phiên tòa, tất cả các tình tiết, chứng cứ, tài liệu đều được điều tra, thuthập đầy đủ và phản ánh trong hồ sơ vụ án Tại phiên toà thẩm phán thâm tra lại

tính hợp pháp và tính có căn cứ của các chứng cứ, tài liệu này và làm rõ thêm các

tình tiết của vụ án bằng việc xét hỏi, hướng dẫn cho các bên đương sự tranh luậnvới nhau về đánh giá chứng cứ, căn cứ pháp lý và đề xuất hướng giải quyết vụ án.Thâm phán trong tố tụng xét hỏi không phải là người trọng tài mà là người điềukhiển phiên tòa, bảo đảm phiên tòa được tiễn hành theo trình tự và thủ tục do pháp

luật quy định.

Ở Việt Nam, thâm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự là ngườitrực tiếp xây dựng hồ sơ vụ việc dân sự Dé giải quyết vụ việc dân sự được kháchquan, công bằng và đúng pháp luật thì phải có đầy đủ các chứng cứ, tài liệu làmsang tỏ được tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự và thâm phánphải nghiên cứu, đánh giá và sàng lọc trong quá trình giải quyết vụ việc Tuy trong

tố tụng dân sự các các đương sự có nghĩa vụ chứng minh nhưng nếu thâm phán

"khoán trăng" việc chứng minh cho đương sự thì rất có thể dẫn đến nhiều tình tiết,

sự kiện của vụ việc dân sự không được làm sáng tỏ Trên thực tế, trình độ hiểu biếtpháp luật của người dân chưa đồng đều, khả năng yêu cầu luật sư bảo vệ quyên, lợiích hợp pháp của nhiều người còn có hạn nên nhiều trường hợp đương sự không

Trang 33

biết tìm kiếm các chứng cứ, tài liệu gì, ở đâu để cung cấp cho Tòa án và cũngkhông nhờ được luật sư Vì vậy, ngay từ khi họ nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thìthâm phán làm nhiệm vụ nhận đơn cần giải thích và hướng dẫn cho họ biết nhữngtài liệu, chứng cứ cần nộp kèm theo đơn.

Sau khi vụ án được thụ lý vụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ, tài liệu đương

sự giao nộp chưa đủ để giải quyết vụ việc dân sự thì thâm phán yêu cầu đương sựgiao nộp bé sung Dé xác định được những chứng cứ, tài liệu cần giao nộp bố sungthì thâm phán phải nghiên cứu và đánh giá sơ bộ các tài liệu, chứng cứ do các bênđương su đã giao nộp cho Tòa án Khi yêu cầu đương sự giao nộp bố sung chứng

cứ, thâm phán sẽ nêu cụ thé chứng cứ cần giao nộp bổ sung trong nội dung thôngbáo yêu cầu giao nộp chứng cứ, thời hạn giao nộp Và ngoài việc yêu cầu, đônđốc các đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án, thì thâm phán còn phải tiến hànhcác hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Phápluật tố tụng dân sự Việt Nam và pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước đều quy

định theo hướng: Trong trường hợp pháp luật quy định hoặc trong trường hợp

đương sự không thé tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì tham phan

có thé tiến hành thu thập chứng cứ Thực tiễn xét xử đã chỉ ra nhiều trường hợp cácđương sự không thé tự mình thu thập được bởi lẽ pháp luật mới chỉ quy định các

biện pháp Tòa án thu thập chứng cir” họ không có tư cách gì để tiến hành các

biện pháp thu thập chứng cứ như lấy lời khai của đương sự khác, đối chất, trưngcầu giám định, lập Hội đồng định giá v.v Đối với những trường hợp phải thu thậpchứng cứ dang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác quản lý, lưu giữ thì gặp rất nhiềukhó khăn Không ít trường hợp, đương sự đã bỏ ra khá nhiều công sức, thời gian đilại để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc

giải quyết vụ việc dân sự nhưng đều bị từ chối với mọi lý do, hoặc được cung cấp

không đầy đủ, không chính xác và cũng không trả lời lý do việc không cung cấpchứng cứ cho các đương sự Vì vậy, các bên đương sự không có chứng cứ dé giaonộp theo yêu câu của Tòa án Xuất phát từ những vướng mắc đó, mặc dù đương sự

có nghĩa vụ chứng minh nhưng pháp luật vẫn quy định thẩm phán thu thập chứng

cứ Tuy nhiên, dé bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh củađương sự và bảo đảm tính khách quan của quá trình giải quyết vụ việc dân sự thâm

phán không chủ động thu thập chứng cứ trong mọi trường hợp mà chỉ thu thập chứng cứ trong các trường hợp do pháp luật quy định.

Các tài liệu, chứng cứ do đương sự tự mình thu thập giao nộp cho Tòa án

hoặc do thâm phán trực tiếp thu thập đều có giá trị như nhau Tuy vậy, các bên

+9) xem: Tống Công Cường (2007), Luật tổ tung dân sự Việt Nam nghiên cứu và so sánh, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phó Hồ Chí Minh, trang 262.

Trang 34

đương sự phải được tiếp cận với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dénghiên cứu, đánh giá chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Vì vậy,đương sự phải thực hiện được quyền sao chụp tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập

và các đương sự cung cấp Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện quyền tiếp cận các tàiliệu, chứng cứ nêu trên của các đương sự gặp không ít khó khăn phải cần đến sự hỗtrợ của các thâm phán trực tiếp giải quyết vụ việc dân sự như cung cấp cho đương

sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, trongtrường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác dé tự mìnhthực hiện việc sao chụp và nhờ Toà án sao chụp giúp thì tuỳ theo các điều kiện cụthé có thể sao chụp giúp đương sự và họ phải trả chi phí sao chụp v.v

Thông thường, hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là của thẩm phántrực tiếp giải quyết vụ án hoặc các thành viên của HDXX khi tham gia phiên tòa.Đây là hoạt động tố tụng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả giải quyết

vụ việc dân sự Tuy nhiên, dé Tòa án (trực tiếp là thẩm phán và các thành viên củaHDXX) có thé nhận biết được sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan,toàn diện, day đủ và chính xác nhất thì các đương sự và một số chủ thé khác cũng

có quyền nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Thực tế đã cho thấy, kết quả của hoạtđộng nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án trong nhiều vụ việc dân sự đượcdựa trên ý kiến của đương sự sau khi họ nghiên cứu, đánh giá chứng cứ

Trong các phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự các đương sự cóquyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa, phiên họp Tại phiên tòa phiên họp, các

đương sự được nghe lời trình bày của người khác, được hỏi những người tham gia

tố tụng khác, được trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ v.v Việcđương sự được hỏi, trình bày ý kiến về đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, phiên họpmang ý nghĩa quyết định đối với việc chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình của đương sự, bởi lẽ đánh giá chứng cứ chính là quá trình xác định giá tri chứng minh của chứng cứ Tuy nhiên, tại phiên tòa, phiên họp các bên đương sự có

được tự đo trình bày ý chí, quan điểm của mình về giá trị chứng minh của chứng

cứ, tài liệu hay không lại phụ thuộc vào HĐXX mà trước hết là thâm phán chủ tọa

phiên tòa, phiên họp.

Qua đó cho thấy, thâm phán có vai trò rất quan trọng đối với việc chứngminh trong tố tụng dân sự, đặc biệt trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụchứng minh của đương sự Hoạt động chứng minh của đương sự trong quá trình tốtụng có kết quả hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào thâm phán bởi vì thâmphán vừa là người hướng dẫn, vừa là người tiếp nhận kết quả chứng minh của các

đương sự.

2.5.3 Luật sw đối với việc chứng minh trong tô tụng dân sự

Trang 35

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, theo đó những người có đủ tiêu

chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện các dịch vụ pháp

lý như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tô tụng và các dịch vụpháp ly khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phan bảo vệ công ly, phát triển kinh

tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Luật sư tham gia tố tụng dân

sự xuất phát từ nhu cầu của đương sự cần được giúp đỡ trong việc bảo vệ cácquyên, lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa án Trong tố tung dân sự, đương sự là người

có quyên, lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ nhưng không hành nghé luật nên kiếnthức về pháp luật, kỹ năng và kinh nghiệm tham gia t6 tụng không nhiều Khi phảitham gia t6 tung, họ thường có nhu cau tìm những người hành nghề luật, nhữngngười có kiến thức pháp luật, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia tố tụng dé giúp

đỡ, hỗ trợ mình Trong số những người hành nghé luật, luật sư là người có kiếnthức pháp luật, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia tố tụng Ở các nước, pháp luậtquy định về địa vị pháp lý của luật sư có thê khác nhau nhưng có một điểm chung

là việc tham gia tô tụng dân sự của các luật sư là rất cần thiết cho đương sự trongviệc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Nếu đương sựchỉ tự mình tham gia t6 tung thì sẽ mat đi sự trợ giúp pháp lý khá hiệu quả từ phía

luật sư.

Khi tham gia tô tụng dân sự, đương sự cần phải thực hiện nhiều hoạt động tô

tụng dân sự nhăm bảo vệ quyền, lợi ích của mình tại Tòa án Một hoạt động cơ bản,

rất quan trọng nhưng không hè dé dàng thực hiện đối với đương sự là hoạt động

chứng minh Chứng minh là hoạt động làm rõ, làm sáng tỏ cái mà mình đưa ra là cóthật, là đúng nên để có thể bảo vệ được quyền, lợi ích của mình trước Tòa án thì

đương sự phải chứng minh được cho Tòa án và những chủ thể tham gia tố tụngkhác thấy mình có quyền, lợi ích hợp pháp và quyên, lợi ích hợp pháp đó đã hoặcđang bị xâm phạm Nếu đương sự không chứng minh được hay không chứng minhđược day đủ thì đương sự sẽ phải chấp nhận mat toàn bộ hoặc một phan quyên, lợiích của mình Chính vì thế với mong muốn hoạt động chứng minh này được thựchiện hiệu quả, các đương sự rất cần sự giúp đỡ của luật sư chuyên nghiệp Và vaitrò của luật sư trong tô tụng dân sự được thé hiện qua rất nhiều các hoạt động tốtụng dân sự nhưng nổi bật nhất, có tính quyết định nhất van là đối với hoạt động

chứng minh của đương sự.

Theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, luật sư có thể tham gia tố tụng dân

sự với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ngườiđại diện theo ủy quyền của đương sự Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và

Trang 36

được Toa án chấp nhận tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền, lợi ích hop pháp củađương sự Ở vị trí này, luật sư có thé tham gia tô tụng với tat cả những quyền vànghĩa vụ theo quy định tại Điều 64 BLTTDS như quyền xác minh, thu thập chứng

cứ, ghi chép sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ, quyền tham gia hòa giải,tham gia phiên tòa Với vị trí là người đại điện theo ủy quyền của đương sự, luật

sư là người được đương sự ủy quyền bằng văn bản, thay mặt đương sự thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phạm vi ủy quyền Ở vị trí này, luật sưđược thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong phạm vi ủy quyền Nhìnchung, dù ở vị trí người đại diện ủy quyền hay người bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của đương sự, việc tham gia tô tụng dân sự của luật sư đều nhằm mục đíchbảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

Thứ nhất, với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,luật sư giúp đỡ, hỗ trợ để đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh dé bảo

vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự

Nếu là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư có thé tưvấn, hỗ trợ đương sự dé duong su tu thuc hién cac quyén va nghia vu t6 tung dan

sự của mình Trong chứng minh, hoạt động tư van của luật sư có tác dụng gợi mở,dẫn dắt đương sự thực hiện được quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ Với khảnăng chuyên nghiệp của mình, luật sư có thê nhận biết được đối với vụ việc đương

sự cần phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ, tài liệu nào, vào thời điểm nào

và tư van cho đương sự cung cấp cho Tòa án Nếu phải thu thập thêm chứng cứ, tàiliệu thì luật sư sẽ tư vẫn cho đương sự cách thức thu thập Đối với các chứng cứ, tàiliệu chỉ có Tòa án mới có thé thu thập được thì luật sư sẽ tư van cho đương sự yêucầu Tòa án thu thập

Ngoài việc tư vấn, với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự luật sư còn trực tiếp tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho đương sự Trước phiên tòa, phiên họp luật sư có thé giúp đương sự thu thậpchứng cứ Tại phiên tòa, phiên họp, luật sư sẽ trình bày yêu cầu của đương sự, ýkiến của đương sự đối với yêu cầu của đương sự phía bên kia, các chứng cứ, tài liệu

để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự đối với đương sựkhác và phát biéu tranh luận dé làm rõ sự thật khách quan của vụ án Có thé nói, ở

vị trí là người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự, vai trò của luật sư đối với hoạt

động chứng minh của đương sự được thê hiện rõ nhất, nồi bật nhất là ở tại phiêntòa Tại phiên tòa, luật sư đưa ra những lý lẽ, lập luận để chứng minh cho quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự nhờ luật sư bảo vệ.

Như vậy, với vị trí là người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự, luật

sư được xem là người đồng hành của đương sự trong việc thực hiện các hoạt động

Trang 37

chứng minh nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự Hoạt động chứngminh của đương sự có hiệu quả hay không phụ thuộc một phần lớn vào hoạt động

tư vấn, giúp đỡ của luật sư và trực tiếp tham gia tố tụng đề thực hiện các hoạt động

chứng minh của luật sư.

Tứ hai, với tư cách là người đại diện ủy quyền của đương sự, luật sư có vaitrò quan trọng việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, từ

đó bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa án

Sau khi được đương sự ủy quyền tham gia tố tụng, luật sư sẽ thay đương sựthực hiện các quyền và nghĩa vụ tổ tung của đương sự, trong đó có các quyền vànghĩa vụ chứng minh Nếu như ở vị trí người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự, luật sư chỉ có thể tư vấn, giúp đỡ dé đương su tự thực hiện quyền vànghĩa vụ chứng minh của họ thì ở vị trí người đại điện ủy quyền, luật sư sẽ thay thếđương sự, đứng vào vi trí của đương sự trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ

chứng minh của đương sự Hoạt động chứng minh của luật sư với tư cách là người

đại diện cho đương sự cũng giống như hoạt động chứng minh của luật sư với tưcách là người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự đều nhằm làm rõ làlàm cho Tòa án thấy rõ được cơ sở của quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự để

bảo vệ nó.

Ở vị trí người đại diện ủy quyền, luật sư nắm vững nội dung, diễn biến của

vụ việc, vừa theo sát các bên đương sự đối lập dé lập luận, phản bác yêu cầu của họvừa chủ động trong chứng minh bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự màmình được nhờ bảo vệ Với kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và vị trí xã hội củamình, luật sư có nhiều thuận lợi hơn so với đương sự trong việc thu thập, cung cấpchứng cứ cho Tòa án So với đương sự và các chủ thể khác thì việc luật sư thu thập,cung cấp chứng cứ cho Tòa án có hiệu quả cao hơn bởi tính chuyên nghiệp tronghoạt động nghề nghiệp của luật sư Trong trường hợp không thé thu thập đượcchứng cứ thì với vị trí là người đại điện ủy quyền của đương sự, luật sư có thể yêucầu Tòa án thu thập chứng cứ hỗ trợ Ngoài hoạt động thu thập chứng cứ, luật sư

còn thay mặt đương sự thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ.

Bang kỹ năng nghề nghiệp, việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của luật sư cũnggiúp cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự được tốt hơn so vớiđương sự và các chủ thê khác

Ngoài ra, hoạt động của luật sư còn là nhân tố tác động tích cực vào việcgiải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, góp phần làm hạn chế những sai lầm, thiếu

sot giải quyết vụ việc dân sự Trong nhiều vụ việc nhờ có sự tham gia tô tụng của

Trang 38

luật sư mà sự thật khách quan đã được làm sáng to"

2.5.4 Viện kiểm sát đối với việc chứng minh trong tô tung dân sự

Ở mỗi nước, VKS (hay cơ quan công tố) có vai trò khác nhau trong tố tụngdân sự tùy thuộc vào quan điểm lập pháp, việc tổ chức bộ máy nhà nước và điềukiện kinh tế xã hội Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ, hệ thống cơ quancông tố được tô chức rất gọn nhẹ và chủ yếu tham gia vào lĩnh vực hình sự màkhông tham gia vào lĩnh vực dân sự Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân

sự, vai tro của VKS trong tô tụng dân sự được đề cao hơn

Ở Việt Nam, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp Trong lĩnh vực tô tụng dân sự, VKS thực hiện kiểm sát các hoạt động tô tụng

dân sự bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự được tiễn hành nhanh chóng và

đúng đăn Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình VKS tham gia các phiêntòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự mà pháp luật quy định và thực hiện cácquyên yêu cau, kiến nghị, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án

Khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, VKS không phải

là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự và không giữ quyền công tốnhư trong tố tụng hình sự nên không tham gia chứng minh làm rõ các tình tiết, sựkiện của vụ việc dân sự Việc chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việcdân sự là thuộc nghĩa vụ của đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của họ Việc tham gia phiên tòa, phiên họp của VKS bảo đảm cho

các hoạt động chứng minh của các chủ thé tô tụng được đúng pháp luật Tại phiêntòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự kiểm sát viên phát biểu nhận xét về việctuân theo pháp luật của thâm phán, HDXX và những người tham gia tô tụng trongquá trình giải quyết vụ việc dân sự Khi cần thiết, VKS có thể đưa ra các chứng cứ,tài liệu để làm rõ những nhận xét của mình nhưng đây không phải là hoạt độngchứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà chỉ có ý nghĩa làm

rõ kết luận của VKS về các hoạt động t6 tung dan su cua cac chu thé tố tung da tiénhành đúng pháp luật hay chưa? Tuy vậy, qua thực hiện nhiệm vụ và quyền hankiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự mà VKS phát hiện thấy Tòa

án ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự không đúng thì VKS có quyền kiến nghị,kháng nghị bản án, quyết định đó Khi VKS kiến nghị, kháng nghị đối với bản án,quyết định của Tòa án thì VKS phải chỉ ra các căn cứ pháp lý và đưa ra các chứng

cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu kiến nghị, kháng nghị của mình Thực chấttrong trường hợp này, VKS đã tham gia hoạt động chứng minh dé làm rõ các tình

) | xem: Bộ Tư pháp (2005), Cải cách tổ chức và hoạt động bồ trợ tư pháp trong nhà nước pháp quyén

xã hội chủ nghĩa cua dân, do dân và vi dân, Báo cáo phúc trình đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội,

trang 93.

Trang 39

tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.

2.5.5 Bảo đảm quyên yêu cầu cá nhân, cơ quan và t6 chức cung cấp

chứng cứ của đương sự

Trong tô tung dân sự, việc đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minhcho yêu cầu của minh là một trong những nguyên tắc cơ bản của tô tụng dân sự.Theo đó, khi đưa ra yêu cầu, đương sự phải đưa ra các chứng cứ, tài liệu dé chứngminh cho yêu cầu đó Khi phản đối yêu cầu của đương sự khác thì đương sự cũngphải đưa ra các chứng cứ, tài liệu làm căn cứ cho sự phản đối của mình Do vậy, débảo vệ được các quyền và loi ich hợp pháp của minh trước Tòa án thì đương sự batbuộc phải có đầy đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự dé cung cấpcho Tòa án Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự có thể do cácđương sự có từ trước, nhưng trong nhiều trường hợp chúng lại đang do các cơquan, tô chức và cá nhân khác giữ Vi vay, dé thực hiện được quyền và nghĩa vụchứng minh của mình thì đương sự phải được các cơ quan, tổ chức và cá nhân đangquản lý, lưu giữ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự cung cấp cho

họ Trên thực tế, không phải bao giờ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang quản lý,lưu giữ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự cũng cung cấp chođương sự khi nhận được yêu cầu của đương sự làm cho việc chứng minh bảo vệquyền và lợi ich hợp pháp của đương sự tại Tòa án không tránh khỏi khó khăn Từthực tế đó, vấn đề đặt ra là phải bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chứccung cấp chứng cứ của đương sự Mặt khác, nếu Nhà nước đã công nhận cácquyền, lợi ích chính đáng của các chủ thé thì phải bảo đảm cho nó được thực hiệntrên thực tế Nếu chỉ quy đinh trong pháp luật thôi thì cũng chưa đủ mà trongtrường hợp quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thé bị xâm phạm thì phải bảo đảm chocác chủ thể bảo vệ được nó trước Tòa án Vì vậy, bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân,

cơ quan, tô chức cung cấp chứng cứ của đương sự xuất phát từ mối quan hệ giữa

việc Nhà nước thừa nhận với bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích chính đáng của

các chủ thê

Bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ củađương sự là góp phần bảo đảm cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh vàqua đó bảo vệ được quyền lợi của họ Ngoài ra, bảo đảm quyền yêu cầu cá nhân, cơquan, tổ chức cung cấp chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự còn tạo điều

kiện thuận lợi cho Tòa án nhận thức đúng sự thật khách quan của vụ việc dân sự màgiải quyết vụ việc dân sự công minh và có căn cứ Vì khi các đương sự thực hiện

đầy đủ nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình thì Tòa áncũng có đủ các chứng cứ, tài liệu để xác định sự thật khách quan của vụ việc làm

cho việc giải quyét vụ việc dân sự của Tòa án không những được nhanh chóng mà

Trang 40

còn đúng đắn

Nội dung của bảo đảm đảm quyền yêu cau cá nhân, co quan, t6 chức cungcấp chứng cứ của đương sự xác định các đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơquan, tô chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ cho đương sự đểcung cấp cho Tòa án Nếu không vì do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại kháchquan thì phải thực hiện đúng yêu cầu của đương sự và phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về những chứng cứ, tài liệu đã cung cấp cho đương sự Trong nhữngtrường hợp không cung cấp được theo yêu cầu của đương sự thì phải có văn bảnnêu rõ ly do gửi cho đương sự dé đương sự gửi cho Tòa án yêu cầu Tòa án thu thậpnếu xét thay cần thiết Nếu cá nhân, cơ quan, t6 chức không cung cấp chứng cứ khinhận được yêu cầu của đương sự mà không có lý do chính đáng thì phải được coi là

có hành vi can trở hoạt động tố tụng và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật

2.6 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về chứngminh trong tố tụng dân sự

Pháp luật tố tụng dân sự có vai trò rất quan trọng đối với việc giải quyết vụviệc dân sự nói chung và việc chứng minh trong tổ tung dân sự nói riêng Tuy vậy,pháp luật tố tụng dân sự chỉ có thé phát huy được tác dụng khi các quy định của nókhoa học và phù hợp với thực tiễn Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về chứngminh trong tô tụng dân sự và đối chiếu với các quy định của pháp luật của pháp luật

tố tung dân sự Việt Nam hiện hành cho thay vẫn còn nhiều bat cập Trong bối cảnhphát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệquốc tế các tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp đòi hỏi phải đượcgiải quyết nhanh chóng và đúng đắn Để góp phần thực hiện mục tiêu của côngcuộc cải cách tư pháp là “xáy dựng nên tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tr pháp mà trọng tâm là hoạt động xét

xử được tiễn hành có hiệu quả và có hiệu lực cao ”Ở thì phải tiếp tục hoàn thiện các

quy định của pháp luật tố tụng dân sự nói chung và cả các quy định của pháp luật

về chứng minh trong tổ tung dân sự nói riêng Trong đó, việc hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về chứng minh trong tố tụng dân sự tập trung vào các vấn đề cụthé sau:

2.6.1 Sửa doi, bố sung các quy định về chủ thé chứng minh trong to tụngdân sự và phân định rõ quyển, nghĩa vụ chứng minh của họ

Nếu mục đích của chứng minh trong tố tụng dân sự là làm rõ các tình tiết, sự

kiện của vụ việc dân sự và các hoạt động chứng minh bao gôm hoạt động cung cap,

0 Xem: Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Nghị quyết số

49-NO/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp dén năm 2020.

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w