Để đạt được mục đích đó, Luận án đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ một số vấn dé lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp luận của chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt
Trang 1NGUYEN MINH HANG
CHE DINH CHUNG MINH
TRONG TO TUNG DAN SUVIET NAM
CHUYEN NGANH LUAT DAN SU
MA SO 62.38.30.01
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC
1 PGS.TS PHAN HUU THU
2 TS NGUYEN NGOC KHANH
| Ù '
TRUON
[PHN 9094
HA NOI - 2007
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
NGUYEN MINH HANG
Trang 3"hương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VE CHẾ ĐỊNH CHUNG
VINH TRONG PHAP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM
1.1 Chế finh chứng minh va cơ sở, phương pháp luận của chế định chứng minh
trong Pháp luật tổ tung đến sự VICE 4T: a es nis mses nà tán HH Hà ng phế ng ta seme me
1.2 Đối trong chứng minh trong Pháp luật tố tung dân sự Việt Nam
1.3 Chủ ihé chứng minh và các quy định về quyền - nghĩa vụ chứng minh của các
chủ thé chứng minh trong tố tụng dân sự Việt
Nam . -1.4 Chứng cứ - Vấn dé mau chốt của hoạt động chứng minh trong Tố tung dân sự
Việt Nam ¬ S.S.ỏố.ố.ố ÁỐ.4
Chương 2: NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG TRONG
PHAP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIỆN HANH2.1 Sự hình thành và phát triển các quy định điều chỉnh về hoạt động chứng minh
trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
2.2 Hoạt động cung cấp chứng cứ trong Tố tung dân sự Việt Nam
. -2.3 Hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tung dan sự Việt Nam -
-2.4 Hoạt động nghiên cứu chứng cứ - điểm tựa cơ bản cho việc giải quyết các vụ,
VIBE CĂN NỈ án sennnxninkknndinh ngán GH810 GENNUEISBSE801E50015SE3880.00000.NE05SSS.VS HOƠTSSEXESABSSĐSHDIKSIHUEE-THSE E930
2.5 Đánh giá chứng cứ - hoạt động khép lại của quá trình chứng minh
hương 3: THUC TIEN ÁP DỤNG, PHƯƠNG HƯỚNG VA KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
lái l›ƒ.9 WH a.
3.1 Thực tiễn áp dụng chế định chứng minh trong việc giải quyết các tranh chấp dân
sự, hén nhân va gia đình tại các Tòa án Việt Nam - 55c cS+seseseeeeree
3.2 Phương hướng hoàn thiện chế định chứng minh trong Tố tụng dân sự Việt Nam
KẾT LUẬN
Pome cee w ee races eee eter eee e nga »eê600606060090606090624666949760090896006% 018908
DANH MỤC CONG TRÌNH LIEN QUAN DEN LUẬN AN ĐÃ CONG BO
TÀI LIEU THAM KHAO
PHU LUC
Trang
19 40
134
134 169 196
Trang 4Bộ luật Tố tụng dân sự
Hội đồng xét xử
Hôn nhân và gia đình
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân Tối cao
PLTTGQCV ADS
PLTTGQCVAKT PLTTGQCTCLD TAND
TANDTC TTDS
UBND
VKS
XHCN
Trang 5nhân dân Công cuộc đổi mới ngày càng được mở rộng, càng đòi hỏi bức bách phải xây đựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, quản lý có hiệu lực và hiệu quả trong điều kiện mới, bảo đảm cho bộ máy nhà nước ta giữ vững bản chất
cách mạng, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Để thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính
đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội, một trong những nhiệm vụ hết sức
quan trọng được Đảng và Nhà nước đặt ra là phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện Pháp luật tố tụng dân sự nói riêng nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, các chủ thể tham gia tố
tụng phải căn cứ vào các chứng cứ để tranh tụng Các phán quyết của Tòa án phải dựa trên việc nghiên cứu phân tích và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy
đủ, toàn diện, trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà, nhằm mục đích giải quyết
vụ, việc dan sự một cách nhanh chóng và đúng pháp luật Trong thực tiễn giải quyết
các vụ, việc dân sự những năm gần đây nhìn chung Tòa án nhân dân các cấp đã
nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động chứng minh, trách nhiệm xác minh
nghiên cứu, đánh giá chứng cứ từ đó làm tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo
cho các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ nhằm mục
đích giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy tỷ lệ án bị hủy, bị sửa và qua nhiều cấp xét xử vẫn chiếm tỷ lệ khá cao Nguyên nhân của tình trạng này một phần cơ bản xuất phát từ việc chưa có sự nhận thức thống nhất, đúng đắn về vấn đề chứng cứ,
chứng minh; chưa xác định đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể chứngminh; hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu chứng cứ của các chủ thể chứng
minh chưa day đủ, đánh giá chứng cứ chưa chính xác Những thiếu sót này được đề cập đến khá nhiều trong hầu hết các báo cáo công tác ngành Tòa án từ nhiều năm
qua đặc biệt liên quan đến vấn đề thu thập và đánh giá chứng cứ Đây cũng là một
Trang 6hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự nói riêng cho đến thời điểm trước khi ban hình Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định rất đơn giản và có nhiều bất cập Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến khái niệm chứng cứ, xác định chứng cứ, quyền -
nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh, cũng như trình tự thủ tục cung cấp, tau thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ hầu như chưa được pháp điển hoá
trong các quy định của pháp luật Vì vậy, thực tiễn áp dụng Pháp luật tố tụng dân sự
vào vệc giải quyết các vụ việc cụ thể gặp không ít khó khăn Bên cạnh đó, cùng với
sự phít triển của khoa học công nghệ, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng
trở nñ phổ biến trên mang internet, cũng giống như các giao dịch truyền thống, các
tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử mà các Tòa án sẽ phải giải
quyết trong tương lai không xa là điều khó có thể tránh khỏi Điều này liên quan đến
việc ›ác định chứng cứ, chứng minh có sự tồn tại của các sự kiện, tình tiết làm cơ sở
cho y:u cầu của đương sự và một loạt vấn đề khác cần phải được dự liệu và nghiên cứu ci thể.
Với Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
15/6/0004, chế định chứng minh đã được pháp điển hoá khá cụ thể trong luật và bat đầu đ vào cuộc sống kể từ ngày 1/1/2005 Với hơn 2 năm, khoảng thời gian vẫn còn
quá í để các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thực sự in được vào ý thức của các
cơ qun tiến hành tố tụng dân sự và người tiến hành tố tụng dân sự, đặc biệt là để có
sự th:y đổi trong nhận thức truyền thống về chứng minh nhằm loại bỏ trách nhiệm
chứn; minh xưa nay Tòa án vẫn “gánh thay” nghĩa vụ chứng minh cho đương sự.
Bên sanh đó, vì nhiều lý do khác nhau chế định chứng minh trong BLTTDS vẫn
khôn; khỏi bộc lộ khá nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với tình hình mới, bối
cảnhmới - bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế và việc Việt Nam đã gia
nhậptổ chức thương mại thế giới WTO Thực tiễn áp dụng BLTTDS trong hơn 2 năm qua cũng cho thấy nhiều quy định chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xét xí, nhiều trường hợp việc giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án bị bế tắc chỉ vì
Trang 7và đầy đủ về chế định chứng minh nhằm hoàn thiện chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như những đòi hỏi cấp thiết của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Với những lý do đó, việc nghiên cứu “Chế định chứng minh trong Tố tung
dân sự Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chế định chứng minh là một chế định khó và phức tạp Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chế định chứng này ở những khía cạnh khác nhau như: “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ
luật Tố tụng dân sự" (Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 95-98-046/DT của Toà án nhân
dân tối cao), luận văn của ThS Vũ Trọng Hiếu về “Chứng cứ và hoạt động chứng
mình trong tố tụng dân sự Việt Nam” năm 1998, một số bài viết trên các tạp chí
khoa học pháp lý như “Đánh giá chứng cứ trong một vụ kiện đòi no” (Tạ Ngọc Hai, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1990), “Nghia vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vu
chứng minh trong tố tụng dân sự" (Phan Hữu Thư, Tạp chí Dan chủ và Pháp luật, số
9/1998), “Đánh giá toàn bộ chứng cứ mới tìm ra bản chất sự việc” (Duy Kiên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2000), “Xác định dia vị tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự" (LS Nguyễn Thế Giai, Tạp chí Dân chủ và Pháp lua, số 9/2000), “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự" (TS Hoàng Ngọc Thinh, Tap chí Luật học, số đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, tháng
4/2004), “Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật tố tụng
ddan sự Việt Nam” (Tưởng Duy Lượng, Dac san Nghề luật, số 10 tháng 01/2005)
Ở những khía cạnh khác nhau, việc nghiên cứu lý luận về chế định chứng
minh trong Pháp luật tố tung dân sự đã được một số tác gia dé cập đến, tuy nhiên
md chỉ dừng lại ở từng mang vấn đề cu thể, tiếp cận dưới một vài góc độ của chế
dirh chứng minh và chủ yếu khai thác nghiên cứu theo các quy định của Pháp lệnh
Trang 83 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục dich của việc nghiên cứu dé tài là trên cơ sở việc nghiên cứu các quy định của Pháp luật tố tụng dan sự Việt Nam về chế định chứng minh cũng như thực
tiễn áp dụng để làm sáng tỏ bản chất của hoạt động chứng minh trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự; luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định chứng
minh để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, Luận án đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ một số vấn dé lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp luận của chế
định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam;
Nghiên cứu những quy định của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chế
định chứng minh (đặc biệt là các quy định về chứng minh trong BLTTDS Việt Nam)
để làm rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề chứng minh, chứng cứ, nghĩa vụ
chứng minh; hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ trong quá
trình Tòa án thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự; phân tích thực trạng hoạt động
chứng minh vụ kiện dân sự từ thực tiễn xét xử, nghiên cứu dưới góc độ so sánh với quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này và chỉ ra được phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định chứng minh.
- Nghiên cứu về thực trạng chứng minh và đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm hoàn thiện chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
cũng như những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động chứng minh vụ, việc
dân sự tại các Tòa án Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đôi tượng nghiên cứu:
Các quy định của Pháp luật tố tụng dân sự về chế định chứng minh và việc áp
dụng các quy định này tại các Tòa án Việt Nam.
Pham vi nghiên citu:
- Luận án nghiên cứu chế định chứng minh các vụ, việc dân sự theo quy định
Trang 9kinh loanh, thương mại, lao động và việc giải quyết các việc dân sự, kinh doanh
thuorg mại, lao động tại các Tòa án nhân dân.
- Luận án cũng có đề cập đến một số quy định về chứng minh trong Pháp luật
tố turg cân sự của một số nước trên thế giới nhưng chỉ để đối chiếu, so sánh khi cần
thiết nà không đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận ấn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tutuéng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về quản lý nhà nước, quản lý xã hội;
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu ›hư: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, qui nap, đối chiếu, so sánh, khảo sátthăn dè lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết
quả hong kê để làm sáng tỏ chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự
ViétNam.
6 Điểm mới và ý nghĩa của luận án
- Luận án là một công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện, hệ thống và đảmbảo lược tinh logic các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định chứng
mini trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam;
- Làm rõ được vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý của chế địnhching minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Xây dựng một hệ thống các khái niệm,quai điểm có tính khoa học về chế định chứng minh, khái niệm chứng minh, đối
tuorg chứng minh và các hoạt động hợp thành nội dung của hoạt động chứng minh(hou động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giáching cứ) chưa được đề cập đến trong BLTTDS; làm rõ được nội hàm của khái niệmching cứ và mối liên hệ giữa chứng cứ với chứng minh trong Pháp luật to tung dân
sự Việt Nam;
Trang 10nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa;
- Phân tích đánh giá một cách chính xác, toàn diện và đầy đủ về thực trạng
hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam trên cả phương diện điềuchỉnh pháp luật và thi hành pháp luật Trên cơ sở phân tích làm rõ những điểm hợp
lý, bất hợp lý hoặc chưa day đủ của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về
chế định chứng minh, luận án đề xuất được một hệ thống các phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về chế định chứng minh cũng như nâng
cao hiệu quả hoạt động chứng minh các vụ, việc dân sự tại các Tòa án Việt Nam;
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên
cứu, xây dựng và hoàn thiện chế định chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam Luận án cũng có thé sử dung làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập ở các Trường, Học viện chuyên ngành về luật; giúp cho cán bộ làm công tác thực tiễn, các chủ thể tham gia tố tụng dân sự hiểu đầy đủ và sâu sắc về chế
định này nhằm vận dụng đúng đắn các qui định của pháp luật khi áp dụng trong quá trình chứng minh vụ, việc dân sự theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
7 Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận án được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn dé lý luận cơ bản về chế định chứng minh trong
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương 2: Nội dung của hoạt động chứng mình trong Pháp luật tố tụng
dan sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn áp dụng, phương hướng và kiến nghị hoàn thiện chếđịnh chứng mình trong Tố tụng dân sự Việt Nam
Trang 111.1 Chế định chứng minh va cơ sở, phương pháp luận của chế định
chứng minh trong Pháp luật tố tung dân sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm chế định chứng minh
Về mặt lý luận, hệ thống pháp luật được chia ra các ngành luật Các ngành
luật được chia ra các phân ngành luật và các chế định pháp luật Các phân ngành luật và các chế định pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật Trong khoa học
pháp lý, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được gọi là “Tố tụng dân sự” và tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tô tụng dân
sự thành một ngành luật được gọi là Luật tố tụng dân sự “Luật tố tụng dân sự Việt Nam là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phat
sinh trong tố tụng dân sự để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành ándân sự nhanh chóng, đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức và lợi ích của Nhà nước." [99, tr | L]
Như vậy, Tố tụng dân sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhaunhư khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải vụ việc dân sự đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ
việc dân sự và xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa Tòa án,
Viên kiểm sát và những người tham gia tố tụng Điều chỉnh các quan hệ này, Pháp luật tố tụng dân sự có nhiều chế định khác nhau, trong đó chế định chứng minh là
một chế định trung tâm.
Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự thực chất là một chế định của Pháp luật tố tụng về chứng minh Vì vậy, muốn tìm hiểu khái niệm chế định chứng minh trong tố tụng dân sự trước hết phải bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ khái niệm chứng
mnnh.
Trang 12nhằm “lam cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bang ly lể" {102,
tr.192] Trong tố tụng dân sự, chứng minh cũng là một dạng hoạt động, nhưng khôngphải là hoạt động trong đời thường mà là hoạt động tố tụng, cụ thể là hoạt động sửdụng chứng cứ với mục đích khôi phục lại trước Tòa án vụ việc dân sự đã xảy ratrong những nét chính xác và tỷ mỉ nhất có thể có, qua đó Tòa án có thể khẳng định
có hay không có các sự kiện, tình tiết khách quan làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối của các bên đương sự trong vụ việc dân sự Tuy nhiên, hoạt động sử dụng chứng
cứ trong tố tụng dân sự không thể được tiến hành một cách tùy tiện theo ý chí chủ quan của Tòa án hay của các chủ thể tham gia tố tụng mà phải tuân thủ nghiêm ngặt
quy định của Pháp luật tố tụng dân sự về sử dụng chứng cứ thông qua các hoạt động
tố tụng cụ thể, bao gồm hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ Tất cả các hoạt động này là các yếu tố hợp thành chứng minh hay nội dung của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Nói
một cách khác, trong TTDS chứng minh là hoạt động tố tụng trong đó các chủ thể tố
tụng bằng những biện pháp do pháp luật quy định làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ
của vụ việc dân sự.
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu chế định
chứng minh trong tố tụng dân sự, chung quy lại, chính là nghiên cứu quy định của
pháp !uật tố tụng về nội dung của hoạt động chứng minh, bao gồm các hoạt động
cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.
Trang 13chế định chứng minh điều chỉnh trong suốt quá trình tố tụng kể từ khi Tòa án thụ lý
giải quyết vụ việc dân sự cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được hiểu là: Tổng thể các hoạt
động của Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập,
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ dựa trên quy luật của hoạt động nhận thúc cácquy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và các tình tiết, sựkiện cần chứng minh và bằng niêm tin nội tâm của các chủ thể chứng mìnhtrong mỗi một quan hệ pháp luật dân sự cụ thé, nhằm mục đích sử dụng chứng
cứ để xác định sự that khách quan của vụ, việc dân sự.
Hoạt động chứng minh trong TTDS Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động chứng minh là một quá trình nhận thức được diễn ra trong suốtquá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự gồm nhiều hoạt động khác nhau của các
chủ thể chứng minh Cụ thể, bao gồm: hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng
cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ Dưới khía cạnh quá trình tổ tụng, cáchoạt động này được phân ra làm các giai đoạn: giai đoạn cung cấp chứng cứ, giaiđoạn thu thập chứng cứ, giai đoạn nghiên cứu chứng cứ và giai đoạn đánh giá chứng
cứ Các giai đoạn của quá trình chứng minh tổng hợp thành một thể thống nhất tronghoạt động chứng minh của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác Xét trong
tính lôgíc các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có mối
quan hệ biện chứng với nhau, giai đoạn này là nền tang của giai đoạn kia.
- Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự được mở ra bắt đầu từ thời điểm
đương sự khởi kiện ra Tòa và Tòa án tiến hành các hoạt động thụ lý giải quyết vụ,
việc dân sự Hoạt động này khép lại bằng việc đánh giá sử dụng chứng cứ Các phán quyết của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự là kết quả của hoạt động này.
- Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ do các chủthể chứng minh thực hiện phải tuân thủ theo đúng các quy định của Pháp luật tố
Trang 14tung dan sự nhằm làm sáng tỏ sự that khách quan của vụ, việc dân sự Các giai đoạn
của hoạt động chứng minh có mối quan hệ khăng khít với nhau tạo thành một quá
trình thống nhất Giai đoạn trước là điều kiện, tiền dé cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước, không có hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ thì không có hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Hoạt động đánh giá chứng cứ là
cơ sở để xác định kết quả, chất lượng của hoạt động thu thập, cung cấp, nghiên cứuchứng cứ Việc phân chia hoạt động chứng minh thành các giai đoạn cụ thể nhằm
giúp định hướng những nhiệm vụ mà các chủ thể chứng minh phải giải quyết, hướng tới mục đích cuối cùng là xác định chân lý khách quan, tạo cơ sở để giải quyết đúng
đắn vụ, việc dân sự.
- Hoạt động chứng minh (hay chứng minh) thực chất là hoạt động sử dụng
chứng cứ thông qua các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
cứ Trong hoạt động cung cấp chứng cứ, đương sự sử dụng chứng cứ bằng cách áp
dụng những quy định của pháp luật về cung cấp chứng cứ Trong hoạt động thu thập
chứng cứ, Tòa án và các chủ thể tham gia tố tung sử dung chứng cứ bang cách áp
dụng những quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ Cũng như vậy, trong hoạt
động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể chứng minh sử dụng chứng cứ bằng cách áp dụng quy định của pháp luật về nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.
1.1.3 Cơ sở phương pháp luận của chế định chứng minh trong tố tung dân
sự Việt Nam
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác-Lênin
thông qua việc áp dụng các cặp phạm trù cơ bản và các quy luật của phép biện
chứng duy vật là cơ sở của việc hình thành các quy định về chứng minh trong tố
tụng dân sự Việt Nam nói riêng và trong lĩnh vực tố tụng nói chung Sự thật khách
quan trong vụ, việc dan sự được nhận thức như chân lý, sự thật này đòi hỏi Tòa án và
những người tham gia tố tụng khác phải hoàn thành nhiệm vụ tố tụng của mình
trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan,
đầy đủ, toàn diện và chính xác.
Từ nguyên lý thế giới thống nhất ở tính vật chất, thế giới vật chất luôn vận
động và phát triển, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn có mối liên hệ phổ
Trang 15biến tác động nhau, ràng buộc nhau, quy định va chuyển hóa lẫn nhau Phép biệnchứng duy vật đã chỉ ra: “Hết thdy moi vật chất đều có đặc tính về bản chất gan
giống như cảm giác, đặc tính phản ánh” [36, tr.104] Quá trình phản ánh các sự vật,
hiện tượng có thể tồn tại dưới hai dạng là phản ánh vật chất và phan ánh tinh thần
Sự phản ánh tồn tại khách quan đòi hỏi phải nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cáchtoàn diện trong sự vận động, phát triển Chính lý luận nhận thức này đã tác động đến
việc hình thành nên quan niệm về chứng minh và khoa học về chứng minh trong các
loại hình tố tụng Để tìm hiểu tính chất các sự kiện, tình tiết của một vụ, việc dân sự
cụ thể khi có tranh chấp, việc sử dụng cặp phạm trù “tất nhiên và ngẫu nhiên” củaphép biện chứng duy vật rất có ý nghĩa trong quá trình thu thập, cung cấp, nghiêncứu và đánh giá chứng cứ “Tất nhiên” là sự xuất phát từ ngay bản chất của sự vật, từmối liên hệ bên trong của sự vật và trong những điều kiện nhất định nó đã xảy ramột cách khách quan “Ngẫu nhiên” xuất phát từ những mối liên hệ phụ thuộc từbên ngoài, do đó nó có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra Cặp phạm trù “tấtnhiên - ngẫu nhiên” phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,giữa cái tồn tại và cái phản ánh tồn tại là cái tất nhiên Quá trình chứng minh phảixác định được cái tất nhiên - hiện thực khách quan để loại trừ cái ngẫu nhiên nhằm
làm sáng tô bản chất của tranh chấp.
Có thể nói, toàn bộ quá trình chứng minh trong tố tụng dân sự là quá trình đitìm chứng cứ để xác định sự thật khách quan về vụ, việc dân sự Việc chứng minhcủa các chủ thể tố tụng phải xuất phát từ việc nhìn nhận toàn diện về vụ, việc dân sự,
xác định những vấn đề liên quan đến sự kiện, hiện tượng Nguyên lý về sự phát triển
của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ biến của thế giới vật chất Mọi
su vật hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng theo bản chất, mọi sự biếnđộng, biến đổi của thế giới có xu hướng phát triển Vì vậy, phải xem xét sự vật, hiệntượng trong mối liên hệ hữu cơ với nhau Khi nghiên cứu chứng cứ và để đạt được
mục đích cuối cùng là đánh giá chứng cứ, các chủ thể chứng minh phải phân tích,
nghiên cứu tình tiết, sự kiện trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác, phải
xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các tình tiết, sự kiện có mối quan hệ gián tiếp,
trung gian.
Trang 16của chứng cứ “Lôgíc biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển,
trong sự tự thân vận động, trong sự biến đổi của no” (34, tr.364] Quá trình chứng
minh là quá trình xác định các tình tiết, các sự kiện trong sự thay đổi, xảy ra một
cách khách quan Lý luận nhận thức đặt nền tảng cho yêu cầu chứng minh “xem xéi
cu thể vấn dé cụ thể" (35, tr.32] Quan điểm lịch sử, cụ thể là kết quả trực tiếp của
sự vận dụng các nguyên lý, các cặp phạm trù và các quy luật của phép biện chứngduy vật, là cơ sở, phương pháp luận chung nhất trong hoạt động nhận thức và cải tạothế giới “Chân lý bao giờ cũng cụ thể, không có chân lý trừu tượng” [35, tr.72] Chủnghĩa duy vật biện chứng là nơi khởi nguồn của phương pháp luận cho quá trìnhchứng minh trong việc nhìn nhận, xem xét sự thật, chân lý của vụ, việc dân sự Triếthọc Mác - Lénin đã chỉ rõ: chân lý là kết quả của quá trình nhận thức của con người
Song chân lý là khách quan, tính khách quan của chân lý thể hiện ở chỗ, nội dung
phản ánh của chân lý là khách quan, tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người
Chân lý có hai hình thức và thể hiện ở hai trình độ khác nhau đó là chân lý tương đối
và chân lý tuyệt đối Về nguyên tắc, con người có thể đạt tới chân lý tuyệt đối, quá
trình chứng minh vụ, việc dân sự sẽ và phải đạt tới chân lý đích thực của vụ, việcdân sự Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ yêu cầu về chân lý bao giờ cũng
phải cụ thể, không được áp dụng một cách máy móc.
Việc vận dụng khái niệm chân lý khách quan của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đối với sự nhận thức các sự vật, hiện tượng vào lĩnh vực nghiên cứu, giải
quyết các vụ, việc dân sự là cơ sở hình thành quan niệm về chứng minh, các quy
định về chứng minh trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Theo đó, chân lý
khách quan được hiểu là chân lý của sự kiện, được xác định thông qua việc áp dụngcác quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đặc
biệt là đánh giá chứng cứ theo một trình tự do luật định, đồng thời tuân thủ các quytắc của pháp luật nhằm xác định sự thật khách quan của vụ, việc dân sự.
Trang 17Lý luận chứng minh dựa trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng đòi
hỏi toàn bộ hoạt động chứng minh phải được tiến hành theo nguyên tắc khách quan
và toàn diện Nguyên tắc khách quan đồi hỏi phải xem xét sự vật từ bản thân sự vật,
phản ánh sự vật một cách trung thành Nguyên tắc toàn diện yêu cầu phải xem xét
sự Vật trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó cũng như tìm ra những mối liên
hệ bản chất để nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng: “Muốn thật sự hiểu được sự
vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
quan hệ gián tiếp của sự vật đó Chúng ta không thé làm được điều đó một cách
hoàn toàn đầy đủ nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ dé phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc” [36, tr.281] Từ phương diện triết
học, con người có thể nhận thức được tất cả nhờ sự hiểu biết sâu sắc các hiện tượng,
sự vật của thế giới khách quan Triết học Mác - Lénin, cụ thể là chủ nghĩa duy vat
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là chìa khóa của toàn bộ quá trình áp dụng
lý luận chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam.
1.2 Đối tượng chứng minh trong Pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam
1.2.1 Khái niệm đối tượng chứng minh
Theo từ điển tiếng Việt “Đối tượng là người, vật, hiện tượng mà con người
nhằm vào trong suy nghĩ và hành dong” [102, tr.328] Trong bất kỳ hình thức tố
tụng nào, đối tượng chứng minh luôn là những điều mà ngay từ đầu chủ thể chứng
minh chưa biết và chúng chỉ được biết sau đó thông qua các sự kiện, tình tiết khácđược xác định bằng chứng cứ Khi giải quyết vụ, việc dân sự Tòa án phải xác định
được tất cả các sự kiện tình tiết liên quan đến vụ việc dân sự, đây chính là việc xácđịnh đối tượng chứng minh Để giải quyết đúng đắn bất cứ vụ án nào Tòa án đều
phải làm sáng tỏ tất cả các sự kiện pháp lý mà quy phạm pháp luật nội dung cần
phải áp dụng liên quan đến những sự kiện đó Mục đích của hoạt động chứng minh
là đạt được sự khẳng định những vấn đề về nội dung của đối tượng chứng minh là
đúng đắn và xác thực Trong tố tung dân sự, đối tượng chứng minh là một vấn dé hếtsức quan trọng giúp cho hoạt động chứng minh được tập trung Xác định đúng đối
tượng chứng minh là cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn vụ việc dân sự, là căn cứ
định hướng cho quá trình chứng minh Với các vụ, việc dân sự cụ thể khác nhau thì
Trang 18các sự kiện, tình tiết tạo thành đối tượng chứng minh cũng khác nhau Sự khác nhau
này được xác định bởi nội dung yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự phíabên kia và các quy phạm pháp luật nội dung áp dụng để giải quyết vụ việc Tòa áncần căn cứ vào những quy định của pháp luật nội dung đối với từng loại quan hệ
pháp luật tranh chấp để xác định những vấn đề cần phải chứng minh
Đối tượng chứng minh là tong hợp những sự kiện, tình tiết làm cơ sở cho
yêu cầu của đương sự và những sự kiện, tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết
đúng vụ việc dan sự cần được xác định bằng chứng cứ trong quá trình giải quyết
vụ, việc dan su.
Mỗi vụ kiện dân sự phát sinh tại Tòa án thường chứa đựng những mâu thuầnnhất định giữa các bên đương sự nên rất phức tạp Dé giải quyết được vụ, việc dan sựthì mọi vấn đề của vụ, việc dân sự đều phải được làm sáng tỏ trước khí Tòa án quyếtđịnh giải quyết vụ, việc dân sự Trong khoa học pháp lý các hoạt động tố tụng củacác chủ thể tố tụng tiến hành theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các tình
tiết sự kiện của vụ, việc dân sự được gọi là chứng minh trong tố tụng dân sự Để có
sự nhận thức thống nhất về bản chất của khái niệm đối tượng chứng minh trong tốtụng dân sự, trước tiên cần có sự phân biệt giữa “sự kiện” với “tình tiết” của vụ VIỆCdân sự Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, tình tiết là “sự việc nhỏ có quan
hệ chặt chế trong quá trình diễn biến của sự kiện” [101, tr.963] và sự kiện là “sựviệc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra” [101, tr.846] Dưới lăng kính tổ tung,
sự kiện và tình tiết luôn gắn kết cùng nhau Các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh,thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định mà ngôn ngữ pháp lý gọi là sựkiện pháp lý Khi những sự kiện này xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu làm
phát sinh các hậu quả pháp lý.
Ví dụ: A cho B vay tiền, hành vi cho vay của A đối với B làm phát sinh quan
hệ vay tài sản giữa A và B Nghĩa vụ của B trả tiền vay cho A được hình thành từ sựkiện vay nợ A được thực hiện quyền yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng vay,
A phải chứng minh các tình tiết liên quan đến sự kiện vay làm phát sinh hậu quảpháp lý - nghĩa vụ của B trả tiền vay Các tình tiết bao gồm: tổng số tiền vay, thời
Trang 19hạn vay, lãi suất, việc thực hiện nghĩa vụ của B những tình tiết này có mối quan hệ
chặt chẽ với diễn biến của sự kiện vay nợ.
1.2.2 Nội dung của đối tượng chứng minh
Mỗi loại vụ, việc dân sự đều có một đối tượng chứng minh chung, xác định
được đối tượng chứng minh cho mỗi loại vụ, việc dân sự sẽ là diéu kiện quan trọng
để có thể giải quyết bất kỳ vụ, việc nào trong loại vụ, việc đó Với từng loại vụ, việc dân sự cụ thể, đối tượng chứng minh còn có những đặc trưng riêng phụ thuộc vào
các tình tiết, sự kiện của từng vụ, việc cụ thể Nội dung của đối tượng chứng minhbao gồm tất cả những tình tiết, sự kiện pháp lý khác nhau mà các chủ thể căn cứ vào
đó đưa ra yêu cầu hay phan đối yêu cầu của người khác và những tình tiết, sự kiện
có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ, việc dân sự Đối tượng chứng minh của vụ, việc
dân sự không chỉ bao gồm sự kiện có tính chất khẳng định mà còn bao gồm cảnhững sự kiện có tính chất phủ định.
Muốn tìm ra sự thật khách quan thì trước tiên Tòa án và các chủ thể chứngminh khác phải xác định được quan hệ pháp luật và những vấn dé cần phải chứng
minh Về mặt lý luận, đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện cần
phải chứng minh để làm rõ nội dung và bản chất quan hệ pháp luật giữa các bên
đương sự đã xảy ra Tổng hợp các tình tiết, sự kiện đó tạo cơ sở cho việc xác địnhquyền, nghĩa vụ các bên và áp dụng quy định của pháp luật nội dung đối với họ Tuy
nhiên, để giải quyết vụ việc dân sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật, thì không
chỉ những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh mà cả những tình tiết, sựkiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự dưới khía cạnh tố
tụng cũng cần phải được chứng minh, như: những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho
việc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc; những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc xác định thẩm quyền thụ lý vụ việc của Tòa án Cùng với đối tượng chứng minh, những tình tiết, sự kiện này tập hợp thành giới hạn
chứng minh hay phạm vi chứng minh trong tố tụng dân sự.
Có thể nói, phạm vi các sự kiện cần chứng minh rộng hơn các sự kiện thuộc
đối tượng chứng minh, cụ thể bao gồm:
- Những sự kiện pháp lý làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu
Trang 20phản tố hay yêu cầu phản bác của bị đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan Đây là nhóm tình tiết, sự kiện phải chứng minh mang tính chất luật nội
dung (các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh) Tòa án và các chủ thểchứng minh phải căn cứ vào những quy định của Pháp luật nội dung đối với từngloại vụ, việc mà xác định đối tượng phải chứng minh trong từng vụ án cụ thể
- Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh mang tính chất thuần túy “tố tụng” Tất cả các tình tiết, sự kiện mà việc giải quyết vụ, việc dân sự về tố tụng phụ
thuộc vào nó cũng được xác định bằng các chứng cứ.
Về mặt lý luận, tất cả các sự kiện, tình tiết trong vụ việc đều cần phải chứngminh Tuy vậy, pháp luật nước ta và các nước thừa nhận có những sự kiện, tình tiết
không nằm trong đối tượng chứng minh, nghĩa là không cần chứng minh mà có thể
sử dụng ngay làm cơ sở để giải quyết các vụ, việc dân sự Việc quy định những tình
tiết, sự kiện không cần phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự để
tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, đơn giản hóa các thủ tục đối với các đương sự cũng như Tòa án trong việc chứng minh các yêu cầu của đương sự,
phù hợp với các quy định khác của pháp luật.
Điều 80 BLTTDS đã quy định cụ thể các sự kiện, tình tiết không cần phải
chứng minh Căn cứ theo tính chất rõ ràng và đặc điểm của một số loại sự kiện, tình
tiết, Pháp luật TTDS cho phép Tòa án sử dụng để giải quyết vụ, việc dân sự mà
không phải xác định lại trong quá trình chứng minh, cụ thể là:
- Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đêu biết và được Tòa án thừanhận thì không phải chứng minh Mục đích của chứng minh là để làm rõ tình tiết, sự
kiện liên quan đến vụ, việc dân sự để giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự Nhữngtình tiết, sự kiện này không chứng minh thì mọi người cũng đã biết rõ về chúng Ví
du, sự kiện bão, lụt, động đất, chiến tranh Tuy nhiên, so với quy định của Pháp
luật tố tung dân sự trước đây, Điều 80 BLTTDS đã bổ sung thêm quy định bắt buộc
để xác định là “phải được Tòa án thừa nhận” Đây là quy định nhằm xác định tính
rõ ràng của tình tiết, sự kiện - tức là, một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ
không phải chứng minh trong trường hợp Tòa án cũng biết rõ về nó Quyền thừa
nhận một sự kiện nào đó là sự kiện mọi người đều biết không cần chứng minh phải
2022 5
Trang 21thuộc về Tòa án vì Tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết vụ, việc dân sự.
Việc bổ sung quy định này xuất phát từ thực tế mức độ phổ biến của các tình tiết, sựkiện mọi người đều biết có thể rất khác nhau, có tình tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi
rất rộng có thể cả thế giới biết, nhưng cũng có tình tiết, sự kiện chỉ phổ biến ở phạm
vi hẹp (một tỉnh, một huyện thậm chí là phạm vi của một cum dân cư) Vấn đề đặt ra
là tình tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì không phải chứng minh? Thực tiễn xét
xử tại các Tòa án cho thấy không thể xác định được chính xác những người biếtđược tình tiết, sự kiện Vì thế, việc đánh giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện
mọi người đều biết chỉ mang tính tương đối nên BLTTDS không thể quy định giới
hạn tối thiểu về mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện không cần chứng minh.Chúng tôi cho rằng việc xác định tình tiết, sự kiện mọi người đều biết không cầnphải chứng minh trong mỗi một trường hợp cụ thể cần phải căn cứ vào thời gian xảy
ra tình tiết, sự kiện Bởi vì, tính chất rõ ràng của tình tiết, sự kiện có thể mất dần đitheo thời gian trong trí nhớ của con người Do đó, một sự kiện lúc đầu có thể là sự
kiện mọi người đều biết không cần phải chứng minh nhưng nếu xảy ra lâu rồi thì vẫn
có thể phải chứng minh lại trong quá trình tố tụng Khi giải quyết các vụ, việc dân sự
Tòa án phải xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ phổ biến tin tức của các tình
tiết, sự kiện Nếu Tòa án sử dụng các sự kiện phổ biến ở phạm vi lãnh thổ nhất định
để giải quyết vụ, việc dân sự thì phải chỉ rõ trong hồ sơ vụ, việc vì sao sự kiện nàykhông phải chứng minh để tránh trường hợp có những vụ, việc dân sự được Tòa án
xét xử lại ở cấp xét xử khác mà ở cấp xét xử đó Tòa án chưa chắc đã biết rõ về nó.Tòa án cũng cần dựa trên cơ sở yêu cầu của việc công khai, minh bạch các hoạtđộng xét xử mà quyết định thừa nhận hay không các sự kiện mà mọi người đều biết
- Đối với những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết
định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyén đã có hiệulực pháp luật cũng không phải chứng minh Thực tế, một sự kiện xây ra có thể làm
phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật Những quan hệ pháp luật này có thể được xem xét ở những thời điểm khác nhau, trong những vụ án khíc nhau, thậm chí ở những Tòa án khác nhau Việc thừa nhận sự kiện, tình tiết không cần chứng minh phải là sự kiện trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
Trang 22luật với những chứng cứ đã được thẩm tra, xác minh Điều này có ý nghĩa đảm baocho công tác xét xử của Tòa án được nhanh chóng, chính xác, đồng thời khắc phục
tình trạng có thể xảy ra mâu thuẫn giữa những quyết định của Toà án và các cơ quan
có thẩm quyền về cùng một vấn dé Mac dù không phải chứng minh nhưng khi sử
dụng những sự kiện không cần phải chứng minh, Tòa án phải nêu rõ nguồn gốc,xuất xứ của những sự kiện đó Hơn nữa, việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện
còn có khả năng dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết vụ, việc dân sự, làm trì trệthủ tục tố tụng dân sự, giảm uy tín của Tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Để giải quyết nhanh được các vụ, việc dân sự, tránh những phức tạp không đáng có,Điều §0 BLTTDS quy định khi giải quyết vụ, việc dân sự Tòa án không cho chứng
minh lại những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền Chúng tôi cho rằng, mặc dù không xem xét lại tình tiết, sự kiện đã được xácđịnh trong những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên,trong những trường hợp cá biệt khi Tòa án giải quyết vụ, việc dân sự mà có nghi ngờ
về tính đúng đắn của tình tiết, sự kiện thì Tòa án có thể đưa vấn đề đó ra xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
- Đối với những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công
chứng, chứng thực hợp pháp cũng được xác định là những tình tiết, sự kiện không
phải chứng minh Sở đĩ như vậy vì những tình tiết, sự kiện này đã được ghi lại dưới
một hình thức nhất định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng,
chứng thực hợp pháp Mặt khác, phải bảo đảm giá trị các giấy tờ, tài liệu đã được
các cơ quan nhà nước công chứng, chứng thực hợp pháp.
Ngoài ra, đối với những tình tiết, sự kiện mà đương sự thừa nhận hoặc không
phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đókhông phải chứng minh Tương tự như vậy, sự thừa nhận của người đại diện (trongtrường hợp đương sự có người đại diện) được coi là sự thừa nhận của đương sự theo
quy định tại khoản 2, 3 Điều 80 BLTTDS Như vậy, sự thừa nhận của một bên đương
sự hay người đại diện của họ có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh cho đương sự phía
bên kia Điều này xuất phát từ một vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho
Trang 23đương su bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc
dân sự để thừa nhận.
1.3 Chủ thể chứng minh và các quy định về quyền - nghĩa vụ chứngminh của các chủ thé chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam
1.3.1 Khái niệm chủ thể chứng minh
Chủ thé chứng minh là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tung dân sự thamgia vào hoạt động chứng minh nhằm xác định có hay không có những sự kiện,
tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đổi của các bên đương sự trong vụ việc dán su.
Trong quá trình chứng minh, các chủ thể tham gia vào hoạt động chứng minh
với những vị trí tố tụng khác nhau Hành vi tố tụng của mỗi chủ thể được quy địnhbởi vị trí tố tụng của họ, vì vậy chủ thể chứng minh thực hiện những hành vi tố tụng
tủa mình trong phạm vi quyền và nghĩa vụ mà Pháp luật tố tụng dân sự cho phép.Các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm: các đương sự (nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan), người đại diện của đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; các cơ quan, tổ chức khởi
kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của người khác và Tòa án Trong trường hợpViện kiểm sát tham gia tố tụng theo quy định của Pháp luật Tố tụng dân sự thì Viện
minh do các chủ thể chứng minh quyết định Ngược lại, nghĩa vụ chứng minh bao
gồm những hành vi tố tụng nhất định trong hoạt động chứng minh (hoạt động cung
cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ) mà các chủ thể chứng minh bắt
buộc phải tiến hành hoặc không được tiến hành theo quy định của pháp luật Trong
trường hợp nghĩa vụ chứng minh bị vi phạm, chủ thể vi phạm phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý bất lợi.
Chủ thể chứng minh có quyền, nghĩa vụ chứng minh, tham gia vào hoạt động
Trang 24chứng minh, tuy nhiên không phải tất cả các chủ thể chứng minh đều có quyền,nghĩa vụ chứng minh như nhau Tùy thuộc vào vai trò, địa vị tố tụng của các chủ thểnày và ở từng giai đoạn tố tụng cụ thể, các chủ thể chứng minh có quyền, nghĩa vụ
tham gia vào quá trình chứng minh các sự kiện, tình tiết của vụ việc ở những phạm
vi và mức độ khác nhau Ví dụ, quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự khác với
trách nhiệm chứng minh của Tòa án; quyền, nghĩa vụ chứng minh của người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với trách nhiệm chứng minh của Viện Kiểm sát
1.3.2.1 Quyền và nghĩa vụ chứng mình của đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
(i) Quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Hoạt động xét xử các vụ án dan sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự
tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau
nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bênđương sự: “Người nào dé ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”
[28, tr.59] Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những
sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của
mình, hay nói một cách giản đơn hơn ai khẳng định một sự việc gì thì phải chứng
minh sự việc ấy Quy định này xuất phát từ cơ sở khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyềnlợi cho mình với tư cách là người trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật nội
đung có vi phạm hay tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất vì sao họ có yêu cầu
đó, họ biết được những tình tiết, sự kiện trong vụ việc, do đó có khả năng cung cấpchứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình Về mặt tâm lý, khi đưa ra yêu cầu
của mình bao giờ đương sự cũng là người đứng ở thế chủ động, tự nguyện đưa ranhững lý lẽ để chứng minh, bênh vực cho quyền lợi của mình Sự thật là cơ sở củayêu cầu và phản đối của các bên nên các bên sẽ quan tâm và tìm mọi cách để khẳng
định sự thật này Vi du: khi đưa ra yêu cầu thì nguyên đơn phải chứng minh cho yêu
cầu của mình đối với bị đơn, tức là phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia
nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi, tranh luận để chứng minh, bởi vì bị đơn được
suy đoán là không có bất cứ trách nhiệm gì với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm
Trang 25của bị đơn chưa được chứng minh Cung cấp chứng cứ chi là một trong các biệnpháp chứng minh của đương sự.
Bên cạnh đó, trong tiến trình phát triển của hoạt động chứng minh, quyền vànghĩa vụ chứng minh của các chủ thể chứng minh không bất biến mà trong điều kiệnnhất định, nó có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang một bên đương sự
khác Ví dụ: khi đưa ra yêu cầu, nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh, thế
nhưng, theo tiến trình phát triển của hoạt động chứng minh, nghĩa vụ chứng minh
(cũng là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi,
tranh luận ) sẽ được đi chuyển từ nguyên đơn sang bi đơn khi bị don đưa ra yêucầu phản tố đối với nguyên đơn, hoặc khi bị đơn muốn viện dẫn những sự kiện, tình
tiết nhằm bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn.
Như vậy, quy tắc chung về quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự có thể
quy vào ba luận điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên đương sự nào muốn viện
dẫn những sự kiện, tình tiết để làm cơ sở cho những yêu cầu hoặc phản đối của
mình.
Kể từ khi làm đơn khởi kiện, việc chứng minh yêu cầu đối với nguyên đơn là
nghĩa vụ Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu củaminh là có căn cứ, có trong thực tế hoặc dua ra những chứng cứ không có giá trị
chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ có tính thuyết phục đểphản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ
Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên họ có quyền chứng minh để bảo vệ
quyền lợi của mình trước Tòa án Tuy nhiên, việc chứng minh sẽ trở thành nghĩa vụđối với bị đơn nếu:
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn đưa
ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu
có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ
ra yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý hay không, có đúng đắn không? Khi đónguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơn đồng thời phải chứng
minh cho việc phản đối yêu cầu của mình;
Trang 26liên quan đến nguyên đơn.
Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có
nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ Chẳng hạn, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập tham gia vào vụ kiện giữa
nguyên đơn và bị đơn, họ cho rằng đối tượng đang tranh chấp là thuộc sở hữu của họ
chứ không phải thuộc sở hữu của nguyên đơn hay bị đơn Trong trường hợp này,
nghĩa vụ chứng minh (nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ,
tham gia hỏi, tranh luận ) của họ cũng giống như nghĩa vụ của nguyên đơn khi
chứng minh cho yêu cầu của mình.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dù đứng về
phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh
cùng nguyên đơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quan đến vụ kiện Việc cung cấpchứng cứ của họ để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ kiện để bảo
vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hoặc có thể làm căn cứcho yêu cầu của họ đối với một trong các bên đương sự; hoặc chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà một bên đương sự đặt ra cho họ.
- Thứ hai, nghĩa vụ chứng minh, theo sự tiến triển của hoạt động chứng minh,trong những điều kiện nhất định có thể di chuyển từ một bên đương sự này sang mộtbên đương sự khác, và ngược lại.
- Thứ ba, phạm vi quyền, nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự phụ
thuộc vào phạm vi yêu cầu hoặc phạm vi ý kiến phản đối của họ Phạm vi yêu cầuhoặc phạm vi ý kiến phản đối đưa ra đến đâu thì phạm vi nghĩa vụ chứng minh đến
đó Nằm ngoài phạm vi nghĩa vụ chứng minh (hay kết thúc phạm vi nghĩa vụ chứng
minh) là quyên chứng minh của đương sự Ví du: A cho B vay tiền, A khởi kiện raTòa yêu cầu B trả tiền vay A đưa ra 3 sự kiện, tình tiết: Có hợp đồng vay giữa A và
B, thời hạn trả tiền đã kết thúc, B chưa trả tiền A chỉ phải đưa ra chứng cứ để chứng
Trang 27quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh tình tiết thứ 3 nhưng đó không phải là nghĩa
vụ của A (Ví dụ này cũng cho thấy sự khác biệt trong quyền và nghĩa vụ chứng
minh của các chủ thể trong quan hệ kiện vật quyền hay kiện trái quyền) Quan hệvật quyền liên quan đến một vật nhất định Chủ thể quyén có thể thỏa mãn yêu cầucủa mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người
khác, người chiếm hữu vật được coi là người có quyền đối với vật, vì vậy nghĩa vụ
chứng minh thuộc về người không chiếm hữu vật Trong khi đó, trong quan hệ tráiquyền, việc chứng minh chủ thể có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ thuộc về
nguyên đơn, chủ thể quyền thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình thôngqua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác Như vậy,trong quan hệ trái quyền nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi thuộc về người vi
phạm nghĩa vụ.
Ngoài ra, có điều cần lưu ý thêm là, trên thực tế, ranh giới giữa quyền và
nghĩa vụ chứng minh của đương sự rất mong manh, bản thân ranh giới này cũng rất
co dãn, không thể bó hẹp trước trong một quy tắc hay một quy định chác chán.
Thậm chí, ngay cả khi nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình(tức là có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ, tham gia hỏi,tranh luận ), thì nguyên đơn cũng có quyền rút lại chứng cứ đó, hoặc quyết địnhkhông cung cấp chứng cứ đó để chứng minh nữa Trong trường hợp này quyền vànghĩa vụ chứng minh (tất nhiên là bao gồm cả quyền và nghĩa vụ cung cấp chứngcứ) là đan xen Nếu nguyên đơn không muốn sử dụng quyền chứng minh, không
thực hiện nghĩa vụ chứng minh, mà cụ thể là không cung cấp chứng cứ, không xuất
trình chứng cứ thì cũng đồng nghĩa với việc nguyên đơn khước từ quyền đưa ra yêu
cầu, từ bỏ yêu cầu của mình và Tòa án sẽ ra phán quyết bất lợi cho nguyên đơn
Trước thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, việc quy định về nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ và quyền - nghĩa vụ chứng minh của đương sự đã được xác
định tại Điều 3 của PLTTGQCVADS: “Duong sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
Trang 28bảo vệ quyền lợi của mình Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án
được chính xác” Tương tự như vay, tại Điều 3 PLTTGQCVAKT cũng nêu rõ là
“đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng mình để bảo vệ quyền lợi của
mình” Nghia vụ cung cấp chứng cứ của đương sự được thể hiện ngay từ khi khởi
kiện Khoản 3 Điều 34 PLTTGQCVADS quy định: “Người khởi kiện phải làm đơnghi rõ họ, tên, địa chi của minh, của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; nội dung vụ việc; yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho những yêu cầu đó” Như vậy, khi một người khởi kiện mà không có tài liệu chứng
minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, Toà án có quyền không thụ lý mà trả lại đơn
khởi kiện Quy định tại Điều 3 PLTTGQCVADS hay PLTTGQCVAKT với một tiêu
dé tất rõ ràng nghĩa vụ chứng minh của đương sự nhưng nội dung của nghĩa vu chứng minh đó cũng không có gì khác ngoài nghĩa vụ cung cấp chứng cứ Chính từ
các quy định chưa rõ trong thời kỳ này mà dẫn đến các cách hiểu khác nhau vềnghĩa vụ chứng minh của đương su.
- Cách hiểu thứ nhất: Việc buộc các đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh
trong tố tụng dân sự là một điều rất cần thiết Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng
minh thuộc về đương sự, Tòa án chỉ tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ nhằm hỗ trợ đương sự trong quá trình thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được và có yêu cầu.
- Cách hiểu thứ hai: Tòa án không có trách nhiệm thu thập chứng cứ Xuất
phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, vì vậy việc các đương sự cung
cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cau của mình là phụ thuộc vào ýchí của các bên Tòa án có trách nhiệm xác minh chứng cứ mà đương sự cung cấp
chứ không thu thập chứng cứ.
Trong quan điểm nhận thức của các chủ thể tố tụng, qua thực tiễn xét xử thể
hiện nhiều người đã đồng nhất nghĩa vụ chứng minh với nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ Trong nhiều trường hợp các đương sự không xuất trình được chứng cứ, do đó không chứng minh được yêu cầu của mình “Một số Tòa quan niệm nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự nên khi khởi kiện nếu đương sự không xuất trình được các
Trang 29chứng cứ (theo quan niệm của họ là đương sự không chứng minh được) nên đã
không thụ lý vu án” [76, tr.117] Mac dầu, việc xuất trình các chứng cứ đó nam
ngoài khả năng của họ, các chứng cứ đó không phải do họ giữ mà do các cá nhân
hoặc các cơ quan khác giv
Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành đánh dấu một sự thay đổi căn bản trongnhận thức về vấn dé chứng minh và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ - nghĩa vụ chứng minh của đương sự Việc xác định nghĩa vụ chứng minh của đương sự thông qua
việc thu thập chứng cứ và cung cấp cho Tòa án được thể hiện rõ hơn trong Điều 6
BLTTDS: “J Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện, yêu câu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có
quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự 2 Tòa án chỉ tiến
hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”
Tất nhiên, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ chứng minh của đương sự không
chỉ thể hiện qua hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ Vì vậy, bên cạnh những quy
định cụ thể về hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ (như quy định tại các Điều
165, 175 BLTTDS) về việc ngay khi khởi kiện, đương sự thực hiện quyền và nghĩa
vụ chứng minh bằng việc phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đốivới yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo; quy định tại Điều 84 BLTTDS
về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án trong quátrình Toà án giải quyết vụ việc dân sự; quy định tại Điều 244 BLTTDS về việc ngườikháng cáo phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn khángcáo (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp
BLTTDS cũng đã có những quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn bảo đảm cho cácđương sự chủ động thực hiện được quyền, nghĩa vụ chứng minh của họ trong các
hoat động nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ Chẳng hạn, tại phiên toà các
bên đương sự được tham gia trình bày yêu cầu, bổ sung ý kiến, tham gia hỏi, nghebăng ghi âm, xem băng ghi hình, xem xét vật chứng, tham gia tranh luận để chứng
Trang 30Tương tự như pháp luật nội dung, Pháp luật tố tụng dân sự cũng phân chiangười đại diện ra làm hai loại là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo
ủy quyền Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế
quyền đại diện theo quy định của pháp luật Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng được coi là đại diện theo
pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ (khoản 2 Điều 73 BLTTDS).Trong trường hợp Tòa án triệu tập người đại diện do luật định tham gia tố tụng thì
người đại diện cũng cần phải chứng minh cho yêu cầu của đương sự nhưng nghĩa vụchứng minh vẫn thuộc về đương sự Nếu đương sự không tự chứng minh được thì
người đại điện mới phải chứng minh thay.
Đối với những vụ án dân sự, hôn nhân gia đình khác như tranh chấp về xácđịnh cha, mẹ cho con chưa thành niên, hủy bỏ việc nuôi con nuôi, tranh chấp về thừa
kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chưa thành niên, người từ đủ 15tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra hoặc họ là nạn nhân thì người đại diện do luật dinhtham gia tố tụng thay mặt cho người chưa thành niên nhưng khi cần thiết Toà án cóthể hỏi thêm ý kiến người chưa thành niên Trong những trường hợp này, người đạidiện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên, họ có nhữngquyền và nghĩa vụ tố tụng như đương sự Do đó, nghĩa vụ chứng minh của họ nhưnghĩa vụ chứng minh của đương sự Nghĩa là, họ có toàn quyền trong việc đưa rayêu cầu hoặc phản đối yêu cầu để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên đồngthời phải chứng minh cho những yêu cầu và phản đối yêu cầu đó
Như vậy, nghĩa vụ chứng minh chính là thuộc về đại diện của đương sự Tuy
nhiên người chưa thành niên cũng có nghĩa vụ chứng minh đối với những vấn đề có
liên quan đến lợi ích của họ mà họ có khả năng chứng minh được
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tùy từng trường hợp mà tham gia tốtụng độc lập hoặc phải có người đại diện hợp pháp thảm gia tố tụng
Trang 31không có nghĩa vụ chứng minh mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đại diện
hợp pháp của họ Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của những người này tham gia tố tụng,thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng thay họ với tư cách là người đại diện hợp pháp
chứ không phải với tư cách là nguyên đơn hay bị đơn.
Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong BLDS là người đại diệntheo ủy quyền trong tố tụng dân sự Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủyquyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng (khoản 3 Điều 73 BLTTDS)
Nghiên cứu các quy định của BLTTDS, mặc dù không có một điều luật nàoquy định trực tiếp về quyền và nghĩa vụ chứng minh của người đại diện trong Phápluật tố tụng dân sự Tuy nhiên, theo quy định của Điều 74 BLTTDS đã xác định:
“Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự được thực hiện các quyển vànghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện Người đại diện theo úyquyên trong tố tung dân sự được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo
nội dung văn bản ủy quyền” Như vậy, người đại diện của đương sự thay mặt đương
sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự nên nghĩa vụ chứng minh của
họ được hình thành trên cơ sở quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự Trong
tố tụng dân sự, tùy theo việc họ đại diện cho đương sự nào mà có quyền và nghĩa vụchứng minh của đương sự đó Người đại diện theo pháp luật, người được Tòa án chỉđịnh là người đại diện trong TTDS có quyền và nghĩa vụ thực hiện tất cả nghĩa vụchứng minh của đương sự họ đại diện Người đại diện theo uỷ quyền của đương sựthực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi được uyquyền Đối với người đại điện được uỷ quyền toàn bộ thì yêu cầu hoặc phản đối yêucầu của họ như yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của người ủy quyền Do đó, nghĩa vụchứng minh của họ cũng giống như của đương sự Nếu đương sự chỉ ủy quyền mộtphần thì người đại diện có nghĩa vụ chứng minh trong phạm vi ủy quyền
(iii) Quyên và nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự
Trang 32Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng với
mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Vì vậy, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ giúp đương sự về mặt pháp lý liên
quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ nên cũng có quyền và nghĩa
vụ chứng minh Khoản 2 Điều 64 BLTTDS quy định người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp có quyền và nghĩa vụ “Xác mình, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứcho Tòa án, nghiên cứu hô sơ vụ án và được ghỉ chép, sao chụp những tài liệu cầnthiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự" Ngoài việc giúp đương sự về mặt pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của họ thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải
chứng minh sự tồn tại các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án.\Nghĩa vụ chứng minh của người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện thông qua việc xác minh thu thập chứng cứ, chứng minh tính hợp pháp của chứng cứ để bảo vệ các yêu cầu
hay sự phản đối yêu cầu của đương sự là có cơ sở Trong trường hợp này, đương sự
là người đề ra yêu cầu, do đó trước hết đương sự phải là người có nghĩa vụ chứng minh nhưng do đương sự không thể tự mình chứng minh nên họ nhờ người khác chứng minh cho mình Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có nghĩa vụ chứng
minh cho yêu cầu hoặc phản đối của đương sự.
Chứng minh có nghĩa là thuyết phục, do đó người bảo vệ quyền lợi cho
đương sự phải đưa ra những lý lẽ, chứng cứ mang tính thuyết phục đối với Toà án để
chứng minh cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của đương sự mà mình bảo vệ làđúng đắn và có cơ so.
1.3.2.2 Nghĩa vụ chứng minh của các cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Ngoài các đương sự, trong trường hợp cần khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nướcthì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện
vụ án về Hôn nhân gia đình; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi
kiện vụ án lao động theo quy định của pháp luật về lao động Cơ quan, tổ chức trong
Trang 33phạm vi nhiệm vu, quyền han của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước BLTTDS quy định các canhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh (Khoản 3 Điều 79 BLTTDS) Tuy
không có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự như đương sự, nhưng các cá
nhân, cơ quan, tổ chức này cũng đưa ra yêu cầu và biết rõ sự việc Do đó, tương tự
như đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi íchcông cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người kháccũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Trongtrường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức này không thực hiện được nghĩa vụ chứng
minh của mình thì sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các đương sự.
1.3.2.3 Xác định trách nhiệm chứng mình của Tòa án
Tòa án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ, việc dân sự Để giải quyết đúng
vụ, việc dân sự thì Tòa án vẫn phải xác định xem trong vụ, việc dân sự phải chứngminh làm rõ là những sự kiện, tình tiết nào? Các chứng cứ, tài liệu của đương sự vànhững người tham gia tố tụng cung cấp có đủ để giải quyết vụ, việc dân sự chưa?
Việc các đương sự có quyền, nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa
án và chứng minh cho yêu cầu của mình phụ thuộc vào ý chí của các bên, Tòa án chỉ xem xét và đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra Để quyết định giải quyết vụ, việc của mình có sức thuyết phục thì Tòa án không thể
không làm rõ những cơ sở của quyết định đó, tức là phải chứng minh những sự kiệnlàm cơ sở cho các kết luận của Tòa án “Lý luận và thực tiễn giải quyết các vụ việc
dân sự của Tòa án đã cho thấy việc không chứng minh được một sự kiện liên quan
đến vụ việc dân sự có thé sẽ kéo theo việc ra một quyết định không có cơ Sở làm xâmphạm đến quyền lợi của bên đương sự không hoàn thành được nghĩa vụ chứng minhcủa ho.” [96, tr.65] Vì vậy, khi thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ, việc dân sự chưa
đủ cơ sở để giải quyết thì Tòa án phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ(khoản 1 Điều 85 BLTTDS) Đối với trường hợp đương sự không thé tự mình thuthập được chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ(khoản 2 Điều 85 BLTTDS) Khi nhận được yêu cầu của đương sự, Tòa án phải yêu
Trang 34cầu đương su trình bày rõ việc đương sự tự thu thập chứng cứ như thế nao, lý do tại sao không thể tự mình thu thập chứng cứ và những biện pháp đương sự đã áp dụng
mà vẫn không có kết quả trên cơ sở đó để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu
của đương sự Nếu có cơ sở kết luận đương sự chưa tự mình chủ động thu thập
chứng cứ, chưa áp dụng khả năng mà đương sự có thể thu thập chứng cứ thì Thẩmphán không chấp nhận yêu cầu của đương sự và thông báo cho đương sự biết bằng
văn bản Việc thu thập chứng cứ của Tòa án không phải là nghĩa vụ mà chỉ mang
tính hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ của đương sự làm căn cứ để giải quyết vụ,việc dân sự và phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định của Tòa án Tòa án thựchiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước khi sử dụng (Điều 96, Điều 97
BLTTDS) BLTTDS không quy định việc thu thập chứng cứ của Tòa án với tính chất
là một nhiệm vụ Các Pháp lệnh trước đây giao trách nhiệm cho Toà án trong việc
thu thập, điều tra chứng cứ để bảo đảm việc xét xử đúng sự thật, việc điều tra không
đầy đủ được quy định là một căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (điểm a, khoản 1Điều 71 PLTTGQCVADS) Vi vậy, từ trước đến nay các Tòa án đều rất vất vả trong
quá trình điều tra Bộ luật tố tụng dân sự đã tạo cơ sở pháp lý chính từ các quy định
tại Điều 6, Điều 79, Điều 84 và khoản 1 Điều 85 BLTTDS khẳng định nghĩa vụ cungcấp chứng cứ để chứng minh chủ yếu thuộc trách nhiệm của đương sự Đương sự
phải thu thập chứng cứ và Tòa án chỉ tiến hành công việc này trong phạm vi hạn chế
khi có đủ hai điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS Căn cứ do điều
tra không đầy đủ đã không được đưa vào để xác định một trong các căn cứ khángnghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 283 BLTTDS
Mặc dù các đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trước Toà án nhằm
thuyết phục về những yêu cầu mà mình đưa ra là có căn cứ, song chứng cứ do các
đương sự cung cấp không phải lúc nào cũng có độ chính xác tuyệt đối của toán học
(vì có thể có sự giả mạo hoặc nhầm lẫn) Do đó, Tòa án phải trực tiếp thụ cảm, xem
xét, phân tích, so sánh chứng cứ tại phiên toà Đây là nội dung chủ yếu, cơ bản và có
ý nghĩa quyết định trong hoạt động của Tòa án Tòa án có nhiệm vụ xác minh chứng
cứ thông qua việc nghe các đương sự trình bày, giải thích, thẩm vấn các nhân chứng,nghe ý kiến của giám định viên, sự tranh luận của các đương sự, xem xét vật chứng,
Trang 35kết luận giám định, xem xét chứng cứ trong mối liên quan mật thiết với nhau,
nghiên cứu trên cơ sở so sánh những chứng cứ này với chứng cứ khác ‘Trach nhiệm
chứng minh của Tòa án nổi bật ở vai trò nghiên cứu và đánh giá về giá trị chứngminh của các chứng cứ được Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật, lương tâm và
trách nhiệm của các thành viên Hội đồng xét xử, được thể hiện trong phòng nghị ánkhi ra bản án (quyết định) về vụ, việc dân sự Đây là sự đánh giá chính thức về mặtpháp lý, mang tính chất quyết định đối với các chứng cứ của vụ việc, còn đối với các
chủ thể khác (VKS, chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung, đương sự ) việc đánh giáchứng cứ có thể được tiến hành trực tiếp bằng sự bác bỏ hay công nhận chứng cứ
này hoặc chứng cứ kia hoặc bằng sự hoài nghi về tính xác thực của các chứng cứ.Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt động hỗ trợ, tham gia mang tính chất tham khảo khiTòa án ban hành bản án (quyết định) về vụ, việc Nó có thể được Tòa án chấp nhậnhay bác bỏ trong bản án hay quyết định về vụ, việc dân sự.
1.3.2.4 Trách nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát trong Tố tụng dân sự
Trách nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự phụ thuộcvào vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự Vì vậy, để xác định trách
nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát, trước hết chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu
vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong Tố tụng dân sự.
Nghiên cứu các quy định của BLTTDS cho thấy, vị trí, vai trò của Viện kiểmsát trong tố tụng dân sự được thể hiện rõ nét bởi hai hoạt động đặc trưng: tham giaphiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự và kháng nghị các bản án, quyết định
dân sự của Tòa án.
* Hoạt động tham gia phiên tòa, phiên họp của Viện kiểm sát:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS va nội dung hướng dẫn tạiThông tư liên tịch số 03/2005/TTUT-VKSNDTC-TANDTC ngày 1/9/2005 “Hướngdẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việcgiải quyết các vụ, việc đân sự” (sau đây viết tắt là Thông tư 03/2005), Viện kiểm sát
nhân dân tham gia phiên toà, phiên họp trong các trường hợp sau đây:
- Những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại
Trang 36gia phiên tòa xét xử sơ thẩm Tại tiết d, điểm 1.3, mục | Phần II Thông tư 03/2005
có hướng dẫn: Sau khi nhận được đơn khiếu nại do đương sự gửi đến hoặc do Tòa ánchuyển đến, VKS phải vào sổ nhận đơn Trường hợp VKS xét thấy cần yêu cầu Tòa
án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự thì VKS phải cóvăn bản yêu cầu Tòa án phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo văn bảnyêu cầu của VKS và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự và VKS biết Saukhi xem xét kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án, VKS sẽ thông báobằng văn bản cho Tòa án biết về việc VKS tham gia phiên toa so thẩm (như vậyVKS có thể tham gia hoặc không tham gia) Trường hợp VKS đã có văn bản yêucầu, nhưng đến thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 179BLTTDS, VKS vẫn không nhận được văn bản thông báo về kết quả xác minh, thu
thập chứng cứ của Tòa án thì VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm Trong trường
hợp sau khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự kháng cáo vì lý do Tòa án không thu thập
chứng cứ đầy đủ, thì Tòa án phải báo cho Viện kiểm sát ngang cấp biết để chuẩn bị
và tham gia phiên toà xét xử phúc thẩm
- Các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ấn được qui định tại
các Chương 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29; tức là từ Điều 311 đến Điều 374của BLTTDS.
- Các vụ, việc dân sự mà Viện kiểm sát đã kháng nghị các bản án và quyếtđịnh của Tòa án theo các trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm Đồng thời
tham gia các phiên toà giám đốc thẩm và tái thẩm do Tòa án kháng nghị theo thẩmquyên.
- Viện kiểm sát nhân dân còn tham gia các phiên tòa phúc thẩm đối với các
quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bịđương su kháng cáo.
Khi tham gia phiên toà, phiên họp sơ thẩm, phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
do đương sự kháng cáo, Kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu
Trang 37chiing cứ (thông qua việc hỏi, xem xét vật chứng, nhận xét kết luận giám định ) vàđánh giá chứng cứ thông qua phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải
qu yết vụ, việc dân sự.
Khi tham gia phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm do Tòa án khángnghị, Kiểm sát viên tham gia hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ bằng cách:Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, đưa ra ý kiến về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm,tái thẩm trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thảo luận (khoản 1, 2 Điều295: Điều 310 BLTTDS); và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giảiquyết vụ việc dân sự trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết (khoản
3, 4 Điều 295, Điều 310 BLTTDS).
* Hoạt động kháng nghị bản án, quyết định dân sự của Tòa án:
Theo quy định của BLTTDS, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án,quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốcthẩm, tái thẩm Trong những trường hợp cần thiết, để bảo đảm cho việc thực hiện
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, ViệnKiểm sát có quyền tham gia hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ bằng cách yêucầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng (khoản 3
Điều 85 BLTTDS).
Khi tham gia phiên toa, phiên họp phúc thẩm mà Viện kiểm sát kháng nghị,
Kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ (thông quaviệc xuất trình bổ sung chứng cứ), tham gia hoạt động nghiên cứu chứng cứ (thôngqua việc hỏi, xem xét vật chứng, nhận xét kết luận giám định ) và đánh giá chứng
cứ thông qua quyết định kháng nghị, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc
giải quyết vụ, việc dân sự.
Khi tham gia phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm mà Viện kiểm sátkháng nghị, Kiểm sát viên tham gia hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ bằngcách: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, bảo vệ quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, táithẩm trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thảo luận (khoản 1, 2 Điều 295;Điều 310 BLTTDS); và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ
Trang 38việc dân sự trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm biểu quyết (khoản 3, 4 Điều
295, Điều 310 BLTTDS).
Từ các quy định nêu trên cho thấy, trách nhiệm chứng minh của Viện kiểmsát trong tố tụng dân sự được thể hiện chủ yếu trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ
và đánh giá chứng cứ Trong hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ, trách nhiệm
chứng minh của Viện kiểm sát giới hạn ở quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập
chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự, quyền xuất trình bổ sung chứng cứ ởgiai đoạn phúc thẩm, và quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cungcấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm.
1.3.3 Việc quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể
chứng mình nhìn từ góc độ Luật so sánh
Hiện tại trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật chính: Hệ thống Common
law và hệ thống Civil law (hay còn gọi là hệ thống Án lệ và hệ thống Luật dân sự)
Tương ứng với hai hệ thống luật nội dung như trên tồn tại hai thủ tục tổ tụng khác
nhau là thủ tục tố tụng tranh tụng và thủ tục tố tụng xét hỏi Về bản chất, 2 thủ tục
tố tụng này được vận hành trên những nguyên tắc khác nhau do được xây dựng trên
2 hệ thống pháp luật khác nhau Cơ sở để xác định các nguyên tắc, nội dung,phương pháp chứng minh trong tố tụng dân sự ngoài nguyên tác quyền tự định đoạtcủa đương sự mà Pháp luật tố tụng dân sự các nước đều quy định thì vai trò, quyền
và nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự, đặc biệt là trách nhiệm chứng minh
của Tòa án chịu chi phối khá nhiều vào mô hình tố tụng là tranh tụng hay thẩm vấn.Nhìn trên bình diện tổng quát, mặc dù cả hai hệ thống pháp luật này đều có điểm
thống nhất chung khi quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minhthuộc về bên đưa ra yêu cầu Tuy nhiên, do đặc trưng của từng hệ thống pháp luật
các quy định về chế định chứng minh nói riêng và các vấn đề tố tụng khác nói chungquy định ở hai hệ thống pháp luật này lại mang những dấu ấn khác biệt riêng
Nghiên cứu dưới góc độ Luật so sánh chúng ta có thể thấy, nếu như theo hệ thốngLuật Án lệ (điển hình luật Anh, Mỹ ) các vấn đề về chứng cứ và chứng minh được quy định trong một đạo luật riêng gọi là Bộ luật chứng cứ (ví dụ Bộ luật Federal
Trang 39Rules of Evidence của Mỹ) quy định rõ thế nào là chứng cứ, việc thẩm tra, thu thập,
đánh giá chứng cứ Còn hầu hết các nước theo hệ thống Luật dân sự, vấn đề chứng minh và chứng cứ được quy định cu thể trong Bộ luật tố tung dan sự.
Liên quan tới chế định chứng minh, phần lớn các nước theo hệ thống Luật Án
lệ hoàn toàn không quy định vai trò điều tra của Toà án, Thẩm phán không có trách
nhiệm tìm ra sự thật, theo đó Tòa án được coi là cơ quan trọng tài Người Thẩm phán
làm nhiệm vụ xét xử về dân sự chỉ là người phân xử trên cơ sở các chứng cứ dođương sự cung cấp Việc cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của đương
sự hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các bên, cụ thể là Luật sư của các bên Hoạtđộng chứng minh tập trung chủ yếu tại phiên tòa, tại đó các Thẩm phán được traoquyền để điều khiển các hành vi tố tụng Chứng cứ được các bên đương sự trực tiếpđưa ra trong quá trình tranh tụng “Bên thẳng trong tố tụng tranh tụng là bên dachứng minh được trước Tòa là mình đúng, mặc đù trong nhiều trường hợp bên thắng
trong tố tụng tranh tụng chưa hẳn đã là bên đúng” [107.tr.63] Tất cả các tình tiết,các chứng cứ mà Tòa án sử dụng để ra bản án đều đã được các bên tranh luận tại
phiên tòa.
Ví dụ: Theo thủ tục TTDS Anh, chứng cứ bình thường là nhân chứng Việcthu thập chứng cứ qua nghe nhân chứng được thực hiện theo quy tac Thẩm phánkhông chất vấn nhân chứng mà chỉ có Luật sư mới chất vấn nhân chứng thông qua
việc đặt câu hỏi cho người làm chứng trình bày (người làm chứng ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng bao gôm cả những người có trình độ về chuyên môn như giám định
viên) Việc chất vấn nhân chứng, thu thập chứng cứ được thực hiện ngay tại phiêntoà với sự có mặt của Thẩm phán, việc thu thập - cung cấp chứng cứ để thực hiện
nghĩa vụ chứng minh được quy định theo 3 thể thức chính:
- Giai đoạn 1: Chất vấn bởi chính đương sự có yêu cầu mời nhân chứngchính (Examination in chief) - Luật sư nào yêu cầu nhân chứng sẽ dat câu
hỏi chính nhân chứng đó, trong trường hợp này luật cấm các các câu hỏi
mang tính chất dẫn dụ (gợi ý);
- Thể thức 2: Thẩm vấn chéo (Cross examination): Luật sư của bên đốiphương sẽ chất vấn lại nhân chứng vừa được Luật sư đối phương hỏi
Trang 40Trong giai đoạn này, Luật sư đối phương được phép đặt các câu hỏi dẫn
dụ (leading question) nhằm giảm bớt hoặc loại trừ giá trị chứng minh của lời chứng đó Thẩm phán cũng có quyền được hỏi nhưng không được đặt những câu hỏi mới mà chỉ là những câu hỏi nhằm mục đích làm rõ hơn Niềm tin của Thẩm phán được dựa trên hai lần khai, qua thái độ và nội
dung lời khai của người làm chứng.
Thể thức 3: Chất vấn lại bởi đương sự yêu cầu mời nhân chứng (Re
-examination) được thực hiện bởi Luật sư triệu tập nhân chứng, việc chấtvấn lại này nhằm khôi phục lòng tin của Thẩm phán đối với lời chứng(Đây là quyền của người Luật su song thực tế it được Luật su sử dung vì
dễ gây ấn tượng xấu cho Thẩm phán trong trường hợp nhân chứng trả lờikhác với lần chất vấn chính) [114, tr.102, 103].
Ở các nước theo truyền thống Án lệ, nhìn chung chứng cứ miệng được ưu
tiên hơn chứng cứ viết, phiên tòa được coi là một sự kiện, tại đó các đương sự trình
bày về nội dung tranh chấp, người làm chứng thé về lời khai của họ và lời khai đó
được kiểm tra, đối chất với sự có mặt của Thẩm phán và HĐXX Các Luật sư trình
bày bằng lời nói những kiến nghị và những phản đối của mình và Thẩm phán ranhững phán quyết bằng lời nói về các yêu cầu đó “Tố tụng tranh tụng khác với tố
tụng xét hỏi - nơi mà trước khi mở phiên tòa các chứng cứ đã được điều tra, thu thập
đầy đủ và thể hiện trong hô sơ vụ án, tại phiên tòa Thẩm phán chỉ kiểm tra lại tínhhợp pháp và tính có căn cứ của chứng cứ này Vai trò của Thẩm phán trong t6 tụng
xét hỏi không phải là trọng tài mà là vai trò của người điều hành - chủ tọa phiên
toa” [107, tr.60] Như vậy, trong hệ thống Luật dan sự ngược lại với hệ thống Án lê,
việc thu thập chứng cứ từ lời khai của người làm chứng được tiến hành trước khi mởphiên tòa và tại phiên tòa các lời khai này được công bố bởi HĐXX Trong trường hợp người làm chứng có mặt tại phiên tòa thì những câu hỏi dành cho người làm chứng thường được Thẩm phán hỏi trên cơ sở những câu hỏi viết mà Luật sư nộp lên Theo truyền thống này, Thẩm phán đóng vai trò quyết định trong quá trình xét
xử Thẩm phán bao giờ cũng có trong tay toàn bộ tài liệu về quá trình thu thập
chứng cứ, là người đặt câu hỏi cho những người tham gia phiên tòa Ở một số nước,