Davit Hammo có công trình: “Suy đoán vô t6t và nghĩa vu trái nguoc: một văn bản cân bằng”, Trường Đại học Tổng hợp Queensland, Australia, 2007, trong đó cho rằng, suy đoán vô tội thể hiệ
Trang 1DAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dân khoa học: 1 GS.TSKH Lê Văn Cảm
2 TS Tran Quang Tiệp
HÀ NỘI - 2010
Trang 2Chương 1: NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TÁC SUY DOAN
VO TOL TRONG LUẬT TỔ TUNG HÌNH SỰ
Lược khảo về nguyên tắc suy đoán vô tội trong lịch sử tư pháphình sự thế giới
Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tộitrong luật tố tụng hình sự
Mỗi quan hệ giữa nguyên tac suy đoán vô tội với một số nguyêntac của luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự một
số nước trên thế giới
Chương 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TÁC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG
PHÁP LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THUC
TIEN ÁP DỤNG
Sự thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam
Thực tiên áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỔ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC NHẰMBẢO DAM NGUYEN TAC SUY DOAN VO TỘI
Nhu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình su Việt
Nam nhằm bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội
Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên
tắc suy đoán vô tội
Một số đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự nhằm bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội
Giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ các cơ quan bảo vệ phápluật và của nhân dân về nguyên tac suy đoán vô tội
67
97 137
137 14] 144
179
186 189 190 200
Trang 3Tình hình khác phục sai sót trong giai đoạn khởi tố của
Viện kiểm sát - Số liệu từ năm 2004 đến 2008
Tình hình truy tố vụ án hình sự - Số liệu từ năm 2004 đến 2008
Viện kiểm sát đình chỉ bị can do không có đủ căn cứ để
truy tố - Số liệu từ năm 2004 đến năm 2008
Một số trường hợp đình chỉ bị can - Số liệu năm 2006
Tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ án hình sự sơ
thẩm trong giai đoạn từ 01/10/2007 đến 30/9/2008Quyết định của Tòa án cấp sơ thấm trong giai đoạn từ
Trang 4Các tội danh thường xảy ra tình trạng đình chi vụ an - Số
liệu từ năm 2004 đến nam 2008Thống kê số lượng trả hồ sơ cho Viện kiểm sát trong giai
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ vụ án theo Điều 251 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 - Số liệu từ năm 2004 đến
năm 2008
117
118
119 127
127
128
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Trong lich sử luật tố tụng hình sự, việc thừa nhận nguyên tac suy đoán
vô tội được coi là thành tựu quan trọng của khoa học pháp lý hiện đại Điều 11
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10/12/1948 của Liên hợp quốc quy định: "Moi người bị buộc tội có hành vi phạm tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa
của người đó" [62, tr 148] Khoản 2 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị quy định: "Người bị buộc là phạm một tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp
luật” [62, tr 138] Những quy định này là kết qua đấu tranh giữa các trường
phái khoa học tố tụng hình sự trong việc tìm kiếm các biện pháp bảo đảm tính khoa học, khách quan, toàn diện của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự.
Ở nước ta, những nội dung chủ yếu của nguyên tắc suy đoán vô tội đã
được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật tố tụng hình
sự Điều 72 Hiến pháp quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình
phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật"; Điều 9
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Không ai có bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật", Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định: "Trach nhiệm
chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có
quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” Ngoài ra, nguyêntắc suy đoán vô tội còn được các nhà làm luật cụ thể hóa bằng nhiều quy định
trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta.
Trang 6Việc Hiến pháp năm 1992, Bộ luật to tụng hình sự năm 1988 va Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 chính thức ghi nhận về mặt pháp lý những nội
dung chủ yếu của nguyên tắc suy đoán vô tội, thể hiện bước tiến bộ về kỹthuật lập pháp theo hướng kế thừa những giá trị pháp lý tiên tiến của nhân loại
tiến bộ, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, được dư luận trong và ngoài nước
đánh giá cao Thực tiên áp dụng những quy định đó trên thực tế đã minhchứng sự đúng dan của nguyên tắc suy đoán vô tội, người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo đã được bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của mình với tư cách
là người chưa bị coi là có tội, bởi lẽ đối với họ chưa có bản án của Tòa án kết
tội đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiên điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, việc nhận thức
và thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội chưa thống nhất, còn nhiều tồn tại,
vẫn còn không ít người tiến hành tố tụng hoặc những người có thẩm quyền
khác có cách hiểu sai lệch, coi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có tội.
Thực tế còn cho thấy, những nội dung của nguyên tắc này chưa được tuân thủ
triệt để và nhất quán trong hoạt động lập pháp của nước ta Trong một số vănbản quy phạm pháp luật hiện hành, bị can, bị cáo đã bị hạn chế quyền công
dân của mình như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền sản xuất kinh doanh ,
mà lý do đơn giản bởi vì họ là bị can, bị cáo Dưới góc độ khoa học luật tố
tụng hình sự, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ vềmặt lý luận như khái niệm, nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội, vai trò của
nguyên tắc suy đoán vô tội trong hệ thống các nguyên tắc của luật tố tụng
hình sự, điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng
hình sự và trong các lĩnh vực pháp luật khác
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Nguyên tac suy đoán vô tội trong luật
to tụng hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về mat lý luận,
mà còn là đòi hỏi của thực tiên hiện nay.
t2
Trang 72 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nguyên tac suy đoán vô tội là van dé rất nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi
trong khoa học luật tố tụng hình sự, cho nên đã được các nhà luật học ở trong
và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu.
Một số nhà luật học của Liên Xô trước day đã có các công trình đề cập
nguyên tắc suy đoán vô tội, như GS.TSKH M.X.Xtrôgôvich có công trìnhQuyển bào chữa của bị can và suy đoán vô tội, (Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1984); GS.TSKH A.M.Larin có công trình Suy đoán vô tội, (Nxb Khoa học,
Matxcova, 1982); GS.TSKH I.L.Pêtrutkhin có công trình: "Suy đoán vô tội
-nguyên tắc hiến định của tố tụng hình sự X6 viet", (Tạp chí Nhà nước và pháp
luật Xô viết, số 12-1978); GS.TSKH LA.Libus có công trình: "Neuyén tắc
suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Xô viet", (Tasken, 1981)
Ở phương Tây, một số học giả cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này:
TS Davit Hammo có công trình: “Suy đoán vô t6t và nghĩa vu trái nguoc: một
văn bản cân bằng”, (Trường Đại học Tổng hợp Queensland, Australia, 2007),
trong đó cho rằng, suy đoán vô tội thể hiện sự cân bằng giữa quyền và lợi íchcủa người bị buộc tội và lợi ích của xã hội; tác giả Jonathan Yardley có côngtrình: "Nghia vụ chứng minh", (Washington Post, 2008), trong đó có dé cập
suy đoán vô tội với tư cách là một trong những nguyên tắc của hoạt động tố
tụng hình sự, trong đó trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan thực thi
pháp luật; tác giả Michael H Graham có công trình: "Sở ray về chứng cứ củabang Illiois", (Aspen, 2000), trong đó dé cập trách nhiệm chứng minh thuộc
về cơ quan công tố; tác giả William C Beecher có công trình: "Tóm tắt xét xử
các vụ án hình sự”, (New York, 2002), trong đó nhiều nội dung dé cập suy
đoán vô tội; tác giả Michael H Postner, Giám đốc tổ chức luật sư vì quyền
con người có công trình "Thế nào là phiên tòa công bằng”, (New York, 2000),
trong đó có đề cập quyền được suy đoán vô tội như là một yếu tố bát buộc đối
với một phiên tòa công bang; TS Marie Vannostrand có công trình: "Thuc
S2
Trang 8tiên pháp lý và thực tiền dua trên cơ sở của chứng cứ”, (Trung tâm Nghiên
cứu tội phạm và tư pháp, Bộ Tư pháp Hoa Ky, Washington, 2007) đã dé cập
nguyên tắc suy đoán vô tội với tính chất là một trong sáu nguyên tắc quan
trọng nhất của luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ
Ở nước ta, một số nhà luật học đã dé cập nguyên tắc suy đoán vô tội
với những mức độ và dưới các góc độ khác nhau PGS.TS Nguyên Thái Phúc
có công trình Neuyén tắc suy đoán vô tội (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2006, Hà Nội, 2006), đã đề cập cội nguồn lịch sử, nội dung của nguyên tắcsuy đoán vô tội và nêu một số kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự có liên quan Mặc dù chỉ là công trình được đăng tải trên
tạp chí, nhưng đây là công trình được nghiên cứu tương đối công phu về nguyêntắc suy đoán vô tội, tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến xác đáng về lý luận và thựctiễn áp dụng nguyên tắc này trong tố tụng hình sự Chúng tôi đã nghiên cứu và
kế thừa những ý kiến trên cho việc nghiên cứu luận án của mình.
TS Bùi Kiến Điện có công trình Về nguyên tắc suy đoán v6 tội, (Tap
chí Luật học, số 1/1996) Theo tác giả, thừa nhận và tuân theo nguyên tắc suy
đoán vô tội, Điều 72 Hiến pháp 1992 và Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 quy định: "Không ai có
thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa
án đã có hiệu lực pháp luạt” Cũng theo tinh than của Hiến pháp và Bộ luật tố
tụng hình sự, trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, mọi nghi ngờ phải
được giải thích theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo Tác giả cho rằng, đây
chính là hai nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội mà chúng ta thừa
nhận và tuân theo.
PGS.TS Phạm Hồng Hải có công trình "Bao dam quyền bào chữa của
người bị buộc tôi", (Nxb Công an nhân dan, Hà Nội, 1999), trong đó đã đề cậpmối quan hệ giữa nguyên tác bảo đảm quyền bào chữa và nguyên tác suy đoán
Vô tội trong tố tụng hình sự.
Trang 9Tác gia Dinh Thế Hưng có công trình "Neuyén tắc suy dodn vô tội trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam", (Luận van Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại
học quốc gia Hà Nội, 2006) Trong luận văn này, tác gia đã dé cập một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam, đã đưa ra được nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội, phân tích
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thể hiện nguyên tắc
suy đoán vô tội và thực tiên áp dụng Chúng tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu
về nội dung của nguyên tắc và một số nội dung về sự thể hiện của nguyên tắc
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam để nghiên cứu tiếp trong luận án của minh một cách có hệ thống hơn, sâu sac hơn.
Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về nguyên
tắc suy đoán vô tội, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
điện và có hệ thống về nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự
với cấp độ luận án Tiến sĩ luật học ở Việt Nam hiện nay.
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, để xuất hoàn thiện những
quy định của pháp luật tố tụng hình sự về suy đoán vô tội, cũng như hệ thống
các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong tố tụng hình sự
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Lầm sáng tỏ nguyên tắc suy đoán vô tội dưới góc độ lịch sử tư pháp
hình sự thế giới.
- Làm sáng tỏ khái niệm, nội dung nguyên tac suy đoán vô tội và ý
nghĩa của nguyên tắc này trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
on
Trang 10- Lam sáng tỏ vi trí nguyên tác suy đoán vô tội trong chế định các
nguyên tác của luật tố tụng hình sự Việt Nam
- So sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta về
nguyên tác suy đoán vô tội với những quy định tương ứng trong pháp luật tố
tụng hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý về
hoạt động lập pháp tố tụng hình sự.
- Phân tích làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về
nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
- Phân tích, làm rõ sự thể hiện nguyên tac suy đoán vô tội trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật tố
tụng hình sự về suy đoán vô tội và hệ thống những giải pháp bảo đảm thực
hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Phạm vì nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ luật tố tụng hình sự trong
khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2009.
4 Cơ sở lý luận, thực tiên và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Dang Cong sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,
về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta.
Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về suy đoán vô tội Cơ sở thực tiễn
6
Trang 11của luận van là các bản án, báo cáo tổng kết ve đấu tranh phòng, chống tội
phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp hệ
thống, phân tích, tổng hợp lịch sử, lô-gíc, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội
học đã được sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận án đã đặt ra
5 Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận án Tiến sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống về nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Có
thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận án:
1 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội
trong pháp luật tố tụng hình sự.
2 Phân tích làm rõ thực trạng sự thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội
trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng ở nước ta
3 Nghiên cứu, so sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự
của nước ta về nguyên tắc suy đoán vô tội với những quy định tương ứng trong
pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị
hợp lý về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự
4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về suy đoán vô tội và nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc
suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiên của luận án
Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận án có
ý nghĩa quan trọng đối với cuộc dau tranh phòng chống tội phạm nói chung,
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
Trang 12tố tụng hình sự nói riéng Thông qua việc de xuất một số giải pháp hoàn thiện
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về suy đoán vô tội và bảo đảm
thực hiện nguyên tác suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam, tác giảmong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao nhận thức về
nguyên tắc suy đoán vô tội của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo
vệ pháp luật nói riêng, góp phần phát triển kho tàng lý luận pháp lý tố tụng
hình sự và tổng kết, nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
trong tố tụng hình sự Việt Nam Dong thời, tác gia hy vọng sẽ góp phần làm
sáng tỏ luận cứ khoa học cho việc đổi mới tổ chức, bộ máy, bố trí cán bộ tạicác cơ quan tư pháp hình sự, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở nước
ta hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụnghình sự nói riêng, cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về
hợp tác quốc tế thuộc các ngành Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát, Công an.
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 3 chương, 10 tiết.
Trang 13bỏng của loài người tiến bộ Tồn tại với tính chất là một nguyên tác của luật tố
tụng hình sự, suy đoán vô tội đã có quá trình hình thành và phát triển từ lâu trong lịch sử nhân loại và được thể hiện ở những hình thức, mức độ khác nhau.
Nghiên cứu Bộ luật cổ Manu thời kỳ Ấn Độ cổ đại cho thấy, Bộ luật
này có nhiều quy định bảo dam Tòa án xét xử công minh Điều 14 chương 8
Bộ luật quy định: "Luật pháp sẽ chết bởi sự lộng hành", còn Điều 17 chương
này quy định: "Người bạn duy nhất luôn song hành cùng con người ngay cả
sau khi họ chết, đó là sự xét xử công minh, còn thì tất cả đều chết cùng thân
thể con người” (129, tr 34] Trong Bộ luật này, mặc dù chưa có quy định cụ
thể về nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng cũng đã có quy định về một trong
những yếu tố cấu thành nội dung nguyên tắc, đó là nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về người buộc tội.
Phân tích các quy phạm pháp luật thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho thấy, thời điểm đó chưa có sự phân chia quy phạm pháp luật thành quy phạm vật chất và
quy phạm hình thức Các vụ án dân sự do nguyên đơn khởi kiện, còn các vụ án
hình sự do người buộc tội khởi tố Nghĩa vụ chứng minh trong các vụ án dân
sự thuộc về người bị hại được gọi là nguyên đơn, còn nghĩa vụ chứng minh trong các vụ án hình sự thuộc về người buộc tội Việc kết án được thực hiện
bằng hình thức bỏ phiếu kín Nếu số phiếu chông hoặc ủng hộ bằng nhau, thì
2
Trang 14bị cáo sẽ được tuyên là vô tội Đây cũng có thể được coi là manh nha của
nguyên tắc suy đoán vô tội vì một trong những nội dung của nguyên tắc suy
đoán vô tội được thừa nhận rộng rai trong luật t6 tụng hình sự hiện đại là trong
trường hợp lỗi của người bị buộc tội không thể được chứng minh theo đúngcác trình tự, thủ tục quy định thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho
họ Với việc được tuyên là vô tội, bị cáo có quyền khởi kiện chống lại sự buộc
tội gian dối Theo đó, những người buộc tội có thể bị phạt tiền, tước quyền
công dân và trong một số trường hợp có thể bị tử hình
Tương tự như pháp luật Ấn Độ cổ đại, pháp luật Hy Lạp cổ đại, pháp
luật La Mã cổ đại cũng chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc suy đoán vô
tội, nhưng cũng đã xuất hiện những yếu tố cấu thành nội dung của nguyên tắc.
Nghĩa vụ chứng minh (onus probandi) trong vụ án hình sự là vấn đề đã được
dé cập từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên Trong pháp luật La Mã cổ đại đã
hình thành nguyên tắc: trách nhiệm chứng minh thuộc về người khẳng định,
chứ không thuộc về người phủ định (ei incumbit probatio qui dicit, non quy
negat) [129, tr 172] Trong kiểu tố tụng tố cáo rất thịnh hành thời kỳ này,
người tố cáo có nghĩa vụ chứng minh và không có người tố cáo thì không có
quan tòa (nemo judex sine actore) Người tố cáo phải thu thập chứng cứ trong
một thời hạn do quan tòa quy định, sau thời hạn này, người đó tiến hành việc
tố cáo trước quan tòa (nominis vel criminis delatio) Trình tự xét xử (in
judicium) diễn ra trong sự tranh luận giữa người tố cáo - bên buộc tội với bên
gỡ tội, trong đó trách nhiệm chứng minh và đề xuất chứng cứ hoàn toàn do
người tố cáo chịu trách nhiệm [17, tr 16], [44, tr 181, 182] Chân lý được coi
là mục đích của sự chứng minh và trách nhiệm chứng minh thuộc về người buộc
tội BỊ cáo được sử dụng quyền bào chữa và sử dụng dịch vụ của người bào chữa.Pháp luật La Mã cổ đại nghiêm cấm việc sử dụng các hình thức tra tấn đối với bị
cáo trong các vụ án hình sự (tra tấn chi được phép sử dụng đối với nô lệ bị coi là
công cụ biết nói) Đặc biệt, pháp luật La Mã cổ đại quy định: mọi nghi ngờ phải
được giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo, đây có thể nói là quy định rất tiến
bô trong lich sử tư pháp hình sư của loài người thời kỳ này Ngoài ra, bi cáo° & ll D ` g g Ị
10
Trang 15còn có quyền tự do khi chưa bị kết án và có quyền rời khỏi phiên tòa bất cứ
thời điểm nào Việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ được Tòa án thực hiện bởi
niềm tin nội tâm mà không chịu sự ràng buộc nào khác
Vào thế kỷ thứ VII, thứ VII, ở chau Âu đã xuất hiện kiểu tố tụng
tranh tụng có vai trò rất lớn trong việc phát triển những tư tưởng của nguyêntắc suy đoán vô tội được hình thành từ thời kỳ cổ đại Theo Giáo sư người Nga
thế kỷ thứ XIX D.G.Talbe, kiểu tố tụng tranh tụng có những đặc điểm sau:
1) Việc khởi tố và đình chỉ vụ án hình sự phụ thuộc vào nguyên đơn và người bị hại; 2) BỊ đơn và bị cáo được tự do sử dụng chứng
cứ để chống lại sự buộc tội; 3) Việc xuất trình chứng cứ được thực
hiện theo sự thỏa thuận của hai bên theo đúng quy định về thời hạn;
4) Thẩm phán không tham gia vào việc thu thập chứng cứ và chỉ raphán quyết trên cơ sở chứng cứ mà hai bên đưa ra; 5) Việc xét xử được
tiến hành công khai, bằng lời nói và trên cơ sở tranh tụng [131, tr 34]
Kiểu tố tụng tranh tụng được tiến hành rất phổ biến thời kỳ này, tuy
nhiên nghĩa vụ chứng minh lại được quy định trong luật nội dung chứ không
phải trong luật hình thức Điều đó có nghĩa, vào thời kỳ Trung cổ, ở châu Âu,
vấn dé nghĩa vụ chứng minh không được quy định chung, mà được quy định
đối với từng tội phạm cụ thể như tội giết người, trộm cắp, làm nhục ngườikhác Trong thời kỳ này, về mặt lý luận, các nhà khoa học chưa giải quyếtmối liên hệ giữa nghĩa vụ chứng minh với các nguyên tắc tố tụng hình sự khácnhư nguyên tắc tranh tụng giữa các bên, nguyên tắc công khai, trực tiếp,nguyên tắc đạt được chân lý của vụ án
Vào thế kỷ thứ XV, XVI, XVII, XVIII, ở châu Âu xuất hiện kiểu tố
tụng xét hỏi, tạo tiền đề lý luận cho việc hình thành lý thuyết về nguyên tắc suy đoán vô tội và ghi nhận về mặt lập pháp nguyên tắc này Vào thời kỳ này,
ở Pháp, xuất hiện những Gens du Roi (người nhà Vua), có sứ mệnh bảo vệ lợi ích của nhà Vua, thực hiện chức năng tố cáo và thực hiện nghĩa vụ chứng
minh trước Tòa án O nước Nga thời kỳ trước Cách mạng tháng Mười, cơ quan
11
Trang 16công tố thực hiện nghĩa vụ chứng minh, trừ những án kiện được gọi là tư tố;
người tư tố có nghĩa vụ chứng minh căn cứ của việc tố cáo Theo Giáo sư
người Nga D.G.Talbe, kiểu tố tụng xét hỏi có những đạc điểm sau:
1) Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra mà không phụ thuộc vào đơn kiện của
người bị hại; 2) Bị cáo có thể đưa ra những lý do để bào chữa, nhưng
chỉ trong giới hạn mà Tham phán cho phép; 3) Việc điều tra được
tiến hành theo những quy tac và thời hạn nhất định; 4) Phan quyết
của Tòa án được hình thành trên cơ sở những chứng cứ do Thẩm
phán thu thập được một cách trực tiếp; 5) Vụ án được tiến hành một
cách công khai hoặc bí mật trên cơ sở hồ sơ vụ án [13I, tr 60].
Nam 1764, luật gia người Italia Tr Becaria đã cho ra đời cuốn sách:
"Về tội phạm và hình phat" có ảnh hưởng rất lớn không những đối với các nhàhoạt động xã hội và tôn giáo, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động lập
pháp tố tụng hình sự Trong cuốn sách này, tác giả đã rút ra hai kết luận quan
trọng: thứ nhất, tra tấn với tính chất là phương thức thu thập chứng cứ và
chứng minh chân lý trong vụ an hình sự phải được coi là vô nhân đạo và
không nên sử dụng; tit hai, con người không thể bị gọi là người phạm tội khichưa có phán quyết buộc tội của Tòa án và xã hội không có quyền tước sự bảo
trợ đối với người này khi chưa giải quyết xong việc người đó có vi phạm điều
kiện phải tuân thủ hay không Như vậy, trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự của loài người, Tr Becaria là người đầu tiên dé cập những vấn đề lý luận về
nguyên tắc suy đoán vô tội Những cống hiến lý luận về nguyên tắc suy đoán
vô tội của Tr Becaria đã được các nhà lập pháp của châu Âu chú ý nghiên
cứu Ở nước Nga, năm 1767, Nữ hoàng Nga Êkaterina đã có ý định ghi nhận
về mặt pháp lý nguyên tắc suy đoán vô tội và những nguyên tắc pháp lý tiến
bộ khác vào Bộ luật tố tụng hình sự của Nga, nhưng không thành công Theo
giải thích của chính Nữ hoàng cuộc chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã
can trở ý định tốt đẹp này.
Trang 17Cách mạng tu sản Pháp đã dua ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con
người và tự do cá nhân Một trong những tư tưởng tiến bộ đó là tư tưởng suy
đoán vô tội và được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
Cong hòa Pháp ngày 23/8/1789 Lan đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nguyêntắc suy đoán vô tội đã chính thức được ghi nhận về mặt pháp lý tại Điều 9:
"Mọi người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội; nếu xétthấy cần thiết phải bat giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc
bat giữ đều bị luật pháp xử lý nghiêm khác” [62, tr 114] Việc Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền Cộng hòa Pháp chính thức ghi nhận về mặt pháp lý nguyên
tắc suy đoán vô tội đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự
của nhân loại tiến bộ và phải coi đây là mốc son trong lịch sử hình thành và pháttriển nguyên tắc suy đoán vô tội.
Cùng với thời gian, nguyên tắc này ngày càng có tính quốc tế và được phi
nhận trong các điều ước quốc tế Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ngày 10/12/1948 của Liên Hợp quốc, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được khẳng định
với nội dung day đủ hơn tại Điều 11: "Một người bị buộc tội có hành vi phạm
tội được coi là vô tội cho đến khi sự phạm tội của người đó được xác định một
cách hợp pháp trong một vụ xét xử công khai, trong đó có những sự bảo đảm
cần thiết cho việc bào chữa của người đó" {62, tr 148] Khoản 2 Điều 14
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: "Người bị buộc là
phạm mot tội hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó
được chứng minh theo pháp luật” [62, tr 238].
Ở Liên Xô trước đây, trong một khoảng thời gian tương đối dài, nguyên
tắc này không được thừa nhận cả về mặt lý luận, thực tiễn cũng như trong hoạt
động lập pháp Lý do chủ yếu để không chịu chấp nhận nguyên tác này là quan
điểm cho rằng, đây là nguyên tắc của tố tụng hình sự tư sản, không thích hợp
với tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa Sau khi Hiến pháp của Liên Xô được ban
hành năm 1936 có ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bi cáo, thì ở nước này
mới xuất hiện các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền bào chữa
Trang 18của bị can, bị cáo và suy đoán vô tội Nam 1968, GS.TSKH M.X.Xtrôgôvich
trong bộ giáo trình nổi tiếng của mình vẻ tố tụng hình sự Xô viết (về sau đã được giải thưởng Lênin) đã khang định "có đủ cơ sở để bổ sung vào Bộ luật tố
tụng hình sự nguyên tắc suy đoán vô tội” [36] Hiến pháp Liên Xô năm 1977lần đầu tiên chính thức ghi nhận nội dung cơ bản của nguyên tắc này với diễn đạt
"Không ai có thể bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt ngoài bản án vàtrình tự do luật định” Năm 1980, ở Liên Xô mới có luận án phó Tiến sĩ luật học
đầu tiên về nguyên tắc này [36] Hiến pháp 1993 và Bộ luật tố tụng hình sự năm
2001 của Liên bang Nga đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc này với những bổ
sung mới trên cơ sở phát triển của khoa học luật tố tụng hình sự.
Ở nhiều nước khác trên thế giới, nguyên tắc suy đoán vô tội còn được
ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự với các cách thể hiện
khác nhau Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: "Không một người nào phải
trả lời về trọng tội hay một tội xấu xa khác, nếu không có cáo trạng do một
đại bồi thẩm đoàn đưa ra, không một người nào bị bắt buộc phải tự làm người
làm chứng chống lại mình trong một vụ án hình sự" Điều 34 Hiến pháp Nhật
Bản quy định: "Không ai bị giam giữ nếu không có chứng cứ xác đáng”.
Từ sự phân tích ở trên cho thấy, nhận thức của loài người về nguyêntắc suy đoán vô tội là một quá trình phức tạp, mâu thuẫn, luôn luôn phát triển
trong lịch sử, đi từ không biết đến biết, từ biết không day đủ đến biết day đủ
hơn, từ nhận thức các hiện tượng đến nhận thức bản chất của nguyên tắc.
1.2 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CUA NGUYEN TAC SUY DOAN VÔ TOI TRONG LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ
1.2.1 Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội
Với tư cách là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
luật tố tụng hình sự có những nguyên tắc của mình vừa mang đặc điểm chung
của nguyên tac pháp luật, vừa mang đặc điểm riêng của luật tố tụng hình sự
Nguyên tac của luật tố tụng hình sự được hiểu là những quan điểm, tư tưởng
l4
Trang 19chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Trong cácnguyên tắc của luật tố tụng hình sự, nguyên tác suy đoán vô tội được nhiềunhà nước van minh trên thế giới thừa nhận là một nguyên tac cơ bản.
Để có thể làm sáng tỏ khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội, trước hết cần làm rõ khái niệm nguyên tác Thuật ngữ "nguyên tắc” bat nguồn từ tiếng La
tinh là "principium” có ba nghĩa: 1) luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của hoc
thuyết; 2) niềm tin, quan điểm đối với sự vật; 3) nguyên lý cấu trúc và hoạt động
của dụng cụ, thiết bị Theo Từ điển tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là: "điều cơbản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [51, tr 672].
Dưới góc độ pháp luật, các tác giả của Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước
và pháp luật đã đưa ra định nghĩa nguyên tắc pháp luật như sau: "nguyên tắc là
những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ
phận quan trọng nhất của pháp luật, phản ánh quy luật và cấu trúc của một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định và liên hệ mật thiết với bản chất của kiểu
pháp luật tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội đó” [18].
Thuật ngữ "suy đoán” bắt nguồn từ tiếng Latinh "praesumptino", được hiểu là sự khẳng định một vấn đề nào đó là đúng cho đến khi chưa bị bác bỏ.Tuy nhiên, suy đoán vô tội không phải là sự thể hiện mối quan hệ của cá nhân
một người đối với bị can, bị cáo Suy đoán vô tội lại càng không phải là phép
suy đoán thông thường, một phép suy đoán mang tính 16-gfc mà là sự thể hiện một quan điểm pháp lý khách quan Quan điểm pháp lý đó là Nhà nước, xã
hội coi một người là công dân với các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy
định, cho đến khi người đó chưa bị Tòa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực
pháp luật Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc
tôn trọng nhân phẩm và danh dự của con người Nhân phẩm và danh dự là
những giá trị nội tại, vốn có được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển và hoàn thiện của con người về mặt nhân tính Đây là thuộc tính chung
của tất cả các cá nhân trong cộng đồng nhân loại, không dựa trên bất kỳ sự
phân biệt hay khác biệt nào về địa vị xã hội, kinh tế, chính trị, chủng tộc, tôn
Trang 20giáo, dân tộc, giới tính Nhân phẩm và danh dự của con người chính là những
cái làm nên sự khác biệt và cũng là bước tiến vượt bậc của con người với phan
còn lại của giới tự nhiên Vì chúng là những giá trị chỉ thuộc tính chung của
con người, do vậy, tôn trọng nhân phẩm danh dự của mỗi cá nhân con người
là sự tôn trọng đối với chính mình, đối với đồng loại Tôn trọng nhân phẩm,
danh dự của con người là tôn trọng những giá trị của con người, nhờ đó con
người thực hiện được sự công bằng và bình đẳng Người bị khởi tố với tư cách
là bị can và bị đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo, nhưng nếu đối với người đó
chưa có bản án của Tòa án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, thì vị trí của người
đó trong xã hội không phải là người phạm tội Người này có thể được Tòa án
tuyên là người không phạm tội.
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa bị can, bị cáo và Nhà nước phát
sinh từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi của người đó có
dấu hiệu của tội phạm; chủ thể của mối quan hệ này là cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng Trong phần lớn cáctrường hợp, việc cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu của tội phạm là
có cơ sở Tuy nhiên, điều này không loại trừ một số rất ít các trường hợp, do
nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng
đã xác định không đúng dấu hiệu của tội phạm dẫn đến tình trạng oan, sai
trong tố tụng hình sự.
Suy đoán vô tội không những là vấn dé mang tính pháp lý, mà còn là
vấn dé mang tính triết hoc, văn hóa học, nhân van học một cách sâu sac Bởi
lẽ, giải phóng con người, tôn trọng những quyền cơ bản của con người luôn là khát vọng của cả nhân loại và là mục tiêu mà khoa học pháp lý, triết học, vănhóa học, nhân văn học hướng tới Trên thực tiễn, có thể còn có những lúc,
những nơi, vấn đề quyền con người chưa được chú ý, quan tâm một cách đúng
mức nhưng con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của tiến trình phát triển
xã hội, là mục tiêu của phát triển xã hội Xa hội càng phát triển, các quyềncon người càng được bảo vệ và tôn trọng Từ lâu, quyền con người, thường
l6
Trang 21được gọi tat là nhân quyền, đã được thừa nhận là những quyền tự nhiên của
những con người sống trong xã hội và không thể bị tước bỏ Các quyền nàymặc nhiên có, gắn liền với sự tồn tại của con người Mọi con người được sinh
ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền không thể tước bỏ,
như quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do, trong đó baogồm cả các quyền trong lĩnh vực tư pháp, hình sự như quyền được xét xử,quyền được suy đoán vô tội Pháp luật của hầu hết tất cả các nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới hiện nay đều đã phi nhàn các quyền cơ bản của con người Các thể chế chính trị, các chính phủ được lập ra không phải là để ban phát hay tạo ra các quyền của con người mà chính các thể chế đó, các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự
tồn tại của mình, mặc dù nội dung của quyền con người có thể được ghi nhậnkhác nhau tùy từng hệ thống pháp luật.
Hiện vẫn còn một số quan điểm nghi ngờ về việc liệu suy đoán vô tội
có thể được coi là một nguyên tac của luật tố tụng hình sự Việt Nam hay không? Về vấn đề này, tác giả cho rằng suy đoán vô tội thực sự là một nguyên
tắc, bên cạnh nhiều nguyên tắc khác, của luật tố tụng hình sự Việt Nam Về
mặt nội dung, nguyên tắc suy đoán vô tội là một quan điểm pháp lý khách quan, là quy định mang tính xuất phát điểm chi phối rất nhiều các quy định
của luật tố tụng hình sự Việt Nam trong rất nhiều giai đoạn tố tụng, từ khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm cho đến xét xử phúc thẩm Trong đó, những nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đã được thể hiện rất rõ tại các chếđịnh về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, quyền và nghĩa vụ của người
tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng Về mặt hình thức, mặc dù
không được dat tên chính xác là suy đoán vô tội trong các văn bản pháp lý
nhưng những nội dung quan trọng nhất của nguyên tắc đã được ghi nhận tai
Điều 72 Hiến pháp năm 1992, Điều 9, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 Day là những quy định có giá trị pháp lý cao, mang tính định hướng cho
nhiều quy định khác của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
4.
Trang 22Suy đoán vô tội là một trong những vấn dé gây tranh cai nhiều nhất trong khoa học tố tụng hình sự Quan điểm cực đoan nhất của những ngườikhông thừa nhận nguyên tác suy đoán vô tội là quan điểm suy đoán có tội.
Những người theo quan điểm này cho rằng, nếu không có lỗi của cá nhân cụ
thể trong những sự việc cụ thể thì không thể có hoạt động điều tra, truy tố vàxét xử được Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự có lỗi, bởi lẽ nếu họ không
có lỗi thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Bị can bị suy đoán có tội,
cho nên pháp luật cần quy định cho bị can nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình tương tự như các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh tội
phạm Tố tụng hình sự không cần nguyên tác suy đoán vô tội để hoàn thành
nhiệm vụ của mình, chỉ cần các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng yêucầu xác định sự thật khách quan của vụ án đúng như những gi xảy ra trên thực
tế là đủ [36].
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm suy đoán có tội, vì quan điểm này đã đồng nhất khái niệm bị can, bị cáo với khái niệm người có tội Một mặt, quan điểm suy đoán có tội tạo ra điều kiện thuận lợi dẫn đến oan, sai
trong tố tụng hình sự, mặt khác không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyềncon người trong tố tụng hình sự, không bảo đảm nguyên tắc nhân đạo bảo vệ
những người yếu thế trong tố tụng hình sự và không ràng buộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng là phải xác định sự thật khách quan của vụ án.
Với những lý do trên, rõ ràng quan điểm suy đoán có tội cần được phê phánnặng nề dưới góc độ khoa học luật tố tụng hình sự, cũng như trong nhận thứccủa toàn xã hội.
Quan điểm khác vừa phủ nhận suy đoán vô tội, vừa phủ nhận suy đoán
có tội Những người theo quan điểm này cho ràng, bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự không bị suy đoán là có tội, cũng không bị suy đoán là vô tội BỊ can,
bị cáo không phải là người vô tội, nhưng cũng không phải là người có tội.
Việc bị cáo được Tòa án tuyên bản ấn vô tội khi không chứng minh được lôi
của bị can không phải là biểu hiện của nguyên tác suy đoán vô tội mà là thực
18
Trang 23hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự Điều này cũng giống như việc không thểbuộc bị can phải chứng minh lôi của mình vì luật quy định, chứ không phải vì
suy đoán vô tội Những người theo quan điểm này còn cho rằng, ở khía cạnh
thực tiễn, nguyên tắc suy đoán vo tội cling khó có thể chấp nhận được, vì đa số
bị cáo bị Tòa án tuyên là có tội, ty lệ số bị cáo được Tòa án tuyên là vô tội
chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số bị cáo bị kết án là có tội [36].
Chúng tôi cũng không đồng tình với quan điểm này, vì lập luận của họ không có cơ sở khoa học Không thể có tình trạng chiết trung trong tình trạng của bị can, bị cáo: chỉ có hoặc là có tội hoặc là không có tội: không thể có sự
lựa chọn thứ ba Trên thực tế, đúng là đa số bị can, bị cáo sau khi bị khởi tố,
điều tra, xét xử bị Tòa án tuyên là có tội Tỷ lệ số bị cáo được Tòa án tuyên là
vô tội chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số bị cáo bị kết án là có tội Tuy nhiên, suy
đoán vô tội là một trong những quyền tự nhiên của con người, gắn liền với sựtồn tại của con người Những người sống và tồn tại trong xã hội mặc nhiênđược coi là có quyền bình đẳng với nhau Điều này có nghĩa mọi người luôn
được coi là vô tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa
án Bên cạnh đó, đại đa số những người sống trong xã hội là những người vô
tội Những người có tội và bị Tòa án tuyên là có tội chỉ là hiện tượng thiểu số.
Những người ủng hộ nguyên tắc suy đoán vô tội cho rằng, nguyên tắc
này được hình thành từ những lý do sau đây:
Thứ nhát, xuất phát từ đặc thù của hoạt động tố tụng hình sự Theo PGS.TS Nguyên Thái Phúc:
Khác với những lĩnh vực hoạt động khác của con người - nơi
mà hoạt động nhận thức có thể kết thúc bằng một kết quả nhận thức
mới hoặc có thể chưa đem lại kết quả - hoạt động tố tụng hình sự không thể kết thúc vụ án mà vấn đề có tội hay không có tội của bị
can còn bị ngỏ và không thể nói với bị can rằng: chúng tôi không
thể chứng minh lỗi của ông, nhưng chúng tôi lại không thể tin là
19
Trang 24ông không có tội Tố tụng hình sự phải kết thúc rõ bảng việc xác
định rõ ràng bị can là người có tội hoặc bị can là vô tội [36].
Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội ràng buộc các cơ quan tiến
hành tố tụng phải xác định sự thật khách quan của vụ án.
Thứ hai, TS Davit Hammo, người Australia, thì cho rằng, nguyên tac
suy đoán vô tội cần thiết để tạo ra sự cân bàng hợp lý giữa lợi ích chung của
xã hội và các quyền tự do cá nhân của con người Cụ thể hơn, sự cân bằng sẽ
được thiết lập giữa quyền của bị cáo không bị xét xử oan, sai và lợi ích của xã
hội trong việc thực thi pháp luật Việc kết án oan, sai sẽ dẫn đến hình phạt bất
công, bôi nhọ danh dự của bị cáo; trong nhiều trường hợp, cuộc sống cá nhân
và con đường công danh của bị cáo sẽ bị tan nát Đương nhiên, xã hội cũng rất
cần tránh được sự bất công đó [113, tr 147].
Thứ ba, nguyên tắc suy đoán vô tội cần thiết để bảo vệ những người
yếu thế trong tố tụng hình sự bởi lẽ, hoạt động tố tụng hình sự là một lĩnh vực
khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến các quyền thiết thực nhất của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhưquyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do tài sản, quyền tự do cư trú Việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để xác định sự thật
khách quan của vụ án với yêu cầu nhanh chóng và không bỏ lọt tội phạm cũng
như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: bất, tạm giữ, tạm giam tạo ra nguy
cơ lớn trong việc xâm hại các quyền tự do cá nhân của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo Bên cạnh đó, do sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các yếu tố khách quan, chủ quan nên các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố
tụng thường dé không khách quan, toàn diện và đầy đủ Do sự tác động chi
phối từ bên ngoài vào hoạt động tố tụng (sự chỉ phối, tác động này có thể do sự lãnh đạo, quản lý của cấp trên đối với cấp dưới có thể từ phía những người quen
biết, người thân của người tham gia tố tung ), một bộ phận những người tiến
hành tố tụng bị hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực công
b2
Trang 25tác, nên trong việc thực hiện chức nang, thâm quyên của mình, đã ra các quyết
định thiếu chính xác, không đúng pháp luật Ngoài ra, một số người tiến hành
tố tụng do bị tha hóa vé phẩm chat đạo đức, lối sống, phẩm chất chính tri nên các phán quyết của họ trong một số vụ án là không đúng pháp luật Vì
vay, việc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có tội nếu chưa có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, là phương tiện pháp lýquan trọng chống lại những vi phạm có thể xảy ra đối với họ trong tố tụng
hình sự.
Về bản chất của suy đoán vô tội, quan điểm của các nhà luật học trên thế giới gần như thống nhất, chỉ khác biệt về cách thức diễn đạt TS Marie
Vannostrand Hoa Kỳ cho rằng, "Bất cứ sự buộc tội chống lại một người không
phải là chứng cứ về sự phạm tội; trên thực tế, người đó được coi là vô tội và cơ quan công tố có nghĩa vụ chứng minh người đó phạm tội” [118, tr 5] Nhà
luật học Hoa Kỳ Jonathan Yardley thì cho rằng, bất cứ bị cáo nào trong bất cứ
vụ án nào cũng có quyền được suy đoán vô tội Quyền được suy đoán vô tội của người đó sẽ tồn tại cho đến khi nào cơ quan công tố chứng minh được
người đó phạm tội Pháp luật không đòi hỏi bị cáo phải chứng minh là mình
vô tội hoặc phải đưa ra chứng cứ (Washington Post, 2008, 70).
Cùng quan điểm trên, nhà luật học người Nga M.L.Iakuv cho rằng:
"Suy đoán vô tội có nghĩa là, trong tố tụng hình sự, bất cứ ai đều bị coi là
không có lỗi cho đến khi không chứng minh được điều ngược lại, tức là chứngminh được người đó có lỗi" [127, tr 72] Những nhà tố tụng hình sự khác như
I.L.Petrukhin, V.D.Lukasevich, M.X.Xtrég6vich thì đưa ra cách trình bày sau
đây về suy đoán vô tội: “bị can được coi là vô tội cho đến khi lỗi của người
này chưa được chứng minh theo quy định của pháp luật” [130, tr 145] Một số
tác giả khác cho rằng, suy đoán vô tội - điều đó không phải là sự suy đoánthông thường mà đó chỉ là phương pháp nghiên cứu lô-gíc được áp dụng trong tất ca các giai đoạn tố tụng hình sự [130, tr 224].
Trang 26Chúng tôi cho rằng, để làm rõ bản chất của suy đoán vô tội, phải làm
rõ được bản chất của mối liên hệ giữa quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự Nghiên cứu quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự cho thấy, chúng xuất hiện vào những thời điểm khác
nhau, bởi lẽ khi tội phạm được thực hiện, thì tại thời điểm đó xuất hiện quan
hệ pháp luật hình sự, nhưng lại chưa xuất hiện quan hệ pháp luật tố tụng hình
sự, đo chưa tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử (sự kiện pháp lý làm
phát sinh quan hệ pháp luật hình sự là chính sự kiện phạm tội, còn sự kiện
pháp lý làm phát sinh quan hệ quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là việc cơquan có thẩm quyền xác định được dấu hiệu của tội phạm) Khi vụ án chưa
được xét xử theo đúng trình tự, thủ tục bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án, thì chưa thể kết luận tội phạm có xảy ra hay không và nếu xảy ra
thì ai là người phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội và các tình tiết khác có liên quan đến tội phạm Nói cách khác, chưa thể xác định được có quan hệ
pháp luật hình sự hay không và nếu có thì bản chất của mối quan hệ này là gì?
Điều đó có nghĩa, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được xác lập là nhằm làmsáng tỏ quan hệ pháp luật hình sự và việc xác định địa vị pháp lý của một
người với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là nhằm mục đích
làm sáng tỏ quan hệ pháp luật hình sự đó.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã chứng minh không ít trường hợp người bị tạm giữ, bị khởi tố với tư cách là bị can và bị đưa ra xét xử với tư
cách là bị cáo, nhưng cuối cùng được kết luận là không phạm tội, tức là quan
hệ giữa những người này với Nhà nước không phải là quan hệ pháp luật hình
sự như cơ quan tiến hành tố tụng đã ngộ nhận Cũng không ít trường hợp, trên
thực tế không có tội phạm xảy ra, nhưng cơ quan chức năng vẫn nhận thức sai
là có quan hệ pháp luật hình sự Trong các trường hợp kể trên, cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được coi
là chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhưng họ lại không phải là chủthể của quan hệ pháp luật hình sự
tho hr
Trang 27Từ sự phân tích ở trên có thể rút ra nhận xét: người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo trong tố tụng hình sự có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng
hình sự, nhưng lại có thể không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chi được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật
hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự khi đối với người đó có bản án kết tội
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp chưa có ban án của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật, thì theo nguyên tác suy đoán vô tội đã được thừa
nhận chung, họ được coi là chưa có tội Đối với những trường hợp bị cáo được Tòa án tuyên là vô tội, tức là không có quan hệ pháp luật hình sự, thì phải coi
đây là biểu hiện của công lý xã hội chủ nghĩa, biểu hiện cụ thể của nguyên tắc
suy đoán vô tội trong thực tiên Theo lôgíc này, chúng tôi hoàn toàn đồng tình
với quan điểm của GS.TS người Nga M.X Xtrôgôvich: "Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chưa phải là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự,
bởi lẽ quan hệ này đang được điều tra, làm rõ” [133 tr 55]
Từ sự phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm nguyên tắc suy đoán vô
tội như sau: )guyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự là những tc
tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm, bảo đảm người bị tạm giữ,
bị can, bi cáo không bi coi là có tội khi lôi của họ chưa được cơ quan tiến
hành tố tụng chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và chưa
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu luc pháp luật.
1.2.2 Chủ thể được suy đoán vô tội và chủ thể có trách nhiệm thựchiện nguyên tắc suy đoán vô tội
Về chủ thể được suy đoán vô tội, có quan điểm cho rằng bất kỳ người
nào cũng là chủ thể được suy đoán vô tội Quan điểm này đã được ghi nhận
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Chúng tôi không đồng tình với quan
điểm này, bởi lẽ chỉ những người bị buộc tội mới cần được suy đoán vô tội,
còn những người không bị buộc tội, luôn tuân thủ pháp luật và là những công
dân sống bình thường, sống tốt trong xã hội rõ ràng không cần được suy đoán
ho s3
Trang 28vô tội, bởi họ đương nhiên là người không có tội Theo cách suy luận này, bị
can là chủ thể đầu tiên được suy đoán vô tội, vì họ đã có quyết định khởi tố bị
can - quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự với những căn cứ cụ thể Kể từ
thời điểm ra quyết định khởi tố bị can, giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng và bị can xuất hiện quan hệ tố tụng hình sự, mà các chủ thể
của nó có những quyền và nghĩa vụ nhất định Cụ thể, cơ quan, người tiến
hành tố tụng có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố
tụng hình sự và tiến hành các biện pháp điệu tra đối với bị can do pháp luật tố
tụng hình sự quy định Nếu một người chưa bị khởi tố bị can, thì cơ quan tiến hành tố tụng không được áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự đốt với
họ, trừ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang Bị
can khi có quyết định truy tố ra trước Tòa án và được Tòa án ra quyết định đưa
ra xét xử trở thành bị cáo Đương nhiên, bị cáo cũng được suy đoán vô tdi, vì chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Vấn đề được đặt ra cần nghiên cứu là người bị tạm giữ có phải là chủ
thể được suy đoán vô tội hay không? Khác với bị can, bị cáo, người bị tạm giữ
chưa có sự buộc tội chính thức từ cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng vì họ là
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bị truy nã, tự thú,đầu thú, cho nên những căn cứ để áp dụng các trường hợp trên và lý do tạmgiữ phi trong quyết định tạm giữ chính là sự buộc tội gián tiếp đối với người
đó Khi hết thời hạn tạm giữ, người bị tạm giữ được trả tự do hoặc bị khởi tố bị
can - chính thức bị buộc tội Do vậy, người bị tạm giữ cũng là chủ thể được
suy đoán vô tội.
Xuất phát từ đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ
do các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, phát sinh trong quá trình tố tụng, nên quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật
này được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, một bên luôn là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan, người tiến
hành tố tụng, thực hiện quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự
24
Trang 29đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và một bên là những người
tham gia tố tụng Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy định xuất phát
từ địa vị pháp lý của họ trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự Trong hoạt
động tố tụng, để ngăn ngừa sự tùy tiện, áp đặt, vi phạm pháp luật của người tiến
hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng chỉ được tiến hành các hoạt động do pháp luật quy định Còn
đối với những người tham gia tố tụng, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, ngoài các quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, họ còn
được làm những gì mà pháp luật không cấm.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, cơ quan, người tiến hành tố tụng
nhân danh Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xác định sự thật
khách quan của các vụ án hình sự để ra các phán quyết chính xác theo quyđịnh của pháp luật Vì vậy, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình,
cơ quan, người tiến hành tố tụng chính là chủ thể có trách nhiệm thực hiệnnguyên tắc suy đoán vô tội Pháp luật không coi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
là người có tội và đòi hỏi cơ quan, người tiến hành tố tụng không được đối xử với
họ như đối với người có tội Đương nhiên, khi tiến hành các hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, trong niềm tin nội tâm, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
có quyền tin vào sự buộc tội của mình là chính xác và có quyền nghĩ rằng, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có tội, mặc dù đối với những người này chưa
có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Thực tế, pháp luật chỉ điều
chính hành vi của mỗi người, quy định những gì họ được làm, những gì họ không
được làm, chứ không quy định những gì họ được nghĩ, không được nghĩ Khi
Điều tra viên ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối
với họ, Kiểm sát viên viết cáo trạng truy tố bị can trước Tòa án, Thẩm phán raquyết định đưa vụ án ra xét xử, thì rõ ràng trong niềm tin nội tâm của mình, họ
không thể nghĩ rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người không có tội Tuy
nhiên, suy nghĩ và hành động là hai việc khác han nhau Người tiến hành tố tụng
có quyền nghĩ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có tội, nhưng lại không
Trang 30được phép đối xử với họ như đối với người có tội Điều này tưởng chừng là một
nghịch lý, nhưng lại hoàn toàn có lý, bởi lẻ nó là động lực buộc người tiến hành
tố tụng phải làm rõ sự thật khách quan của vụ án, khang định niềm tin nội tâm
của minh là đúng dan Tác giả Michael H Postner cho rằng:
Những người có thâm quyền trong tố tụng hình sự cũng như
những người thuộc các cơ quan công quyền đều phải có trách nhiệmthực hiện nguyên tac suy đoán vô tội và phải kiềm chế không đượcđưa ra kết quả xét xử trước Mat khác, cũng cần chú ý về sự xuất
hiện của bị cáo tại phiên tòa để bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội.
Sẽ là vi phạm nguyên tac này nếu bị cáo bị xích tay, cm chân hoặcmặc trang phục của tù nhân tại phiên tòa [120, tr 1Š].
Nguyên tắc suy đoán vô tội xác định tính chất quan hệ giữa cơ quannhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức và công dân trong xã hội từ một phía
và với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ phía bên kia Mặc dù nguyên tắc này được xây dựng mang tính chất tố tụng hình sự, nhưng vì là nguyên tắc hiếnđịnh, cho nên hiệu lực của nó đã vượt ra ngoài phạm vi tố tụng hình sự, nó đòi
hỏi tất cả - không chỉ riêng cơ quan, người tiến hành tố tụng, mà đòi hỏi tất cả
các tổ chức, công dân trong xã hội - phải đối xử với họ như là người chưa cótội, cho đến khi họ chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
1.2.3 Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự
Trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự, xung quanh nội dung nguyêntắc suy đoán vô tội còn nhiều ý kiến khác nhau
Quan điểm thứ nhất hoàn toàn phủ định sự tồn tại của suy đoán vô tội
trong tố tụng hình sự, chẳng hạn M.A.Trenxov khang định rằng, suy đoán vô
tội không chứa đựng nội dung bảo đảm thực tế, không đặt ra trách nhiệm cho
cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án phải nghiên cứu các tình tiết của vụ án một
cách khách quan, toàn điện, đầy đủ và không bảo đảm quyền bào chữa của bịcan Sự bảo đảm tố tụng đối với quyên bào chữa của bị can không xuất phát từ
20
Trang 31suy đoán vô tội và chưa bao giờ được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự của
chúng ta mà chính từ nguyên tac pháp chế với tính chất là sự bảo đảm dân chủ
và công lý trong tố tụng hình sự [ 130, tr 96].
Quan điểm thứ hai cho rang, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội phải được hiểu với nội hàm rộng như quy định của Bộ luật tố tụng hình sựLiên bang Nga [20, tr 171] Dieu 14 của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang
Nga năm 2001 quy định về suy đoán vô tội như sau:
1 Bi can được coi là không có tội, chừng nào lỗi của họ
không được chứng minh theo dung trình tự, thủ tục do Bộ luật nàyquy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực
pháp luật.
2 Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng
minh sự vô tội của mình Vấn dé chứng minh tội phạm và bác bỏnhững chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can
thuộc trách nhiệm của bên buộc tội
3 Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can nếu không được loại
trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải được giải
thích có lợi cho bị can.
4 Bản án kết tội không thể được dựa trên giả định [54, tr 11]
Quan điểm thứ ba của Thể Trịnh Quốc Toản là phải quy định nguyên
tắc suy đoán vô tội trong cùng một điều luật với nội dung sau:
Trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, bị can, bị cáo
không bi coi là có tội Bi cáo chỉ bị coi là có tội sau khi có bản án của
Tòa án độc lập và không thiên vị theo đúng trình tự, thủ tục do luật tố
tụng hình sự quy định Trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan
tiến hành tố tụng Bi can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ
phải chứng minh mình vo tội Mọi nghĩ ngờ về tội phạm của bị can, bị
cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục luật tố tụng hình sự
Trang 32quy định phải được giải thích có lợi cho bị can, bị cáo, bản án kết tội không được dựa trên những chứng cứ gia định [Š0, tr 171].
Quan điểm thứ tu của TSKH.GS Lê Van Cảm cho rang:
1 Không ai có thể bị coi là có tội khi mà tội phạm do họthực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của Bộ
luật này và chưa được xác định bang ban án kết tội của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật; 2 Nghĩa vụ chứng minh tội là trách nhiệm của bên buộc tội, còn người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng
minh sự vô tội của mình; 3 Bản cáo trạng của Viện kiểm sát và bản
án kết tội của Tòa án cần phải dựa trên các chứng cứ khẳng định lỗicủa người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm; 4 Tất cả mọi sựnghi ngờ về lỗi của người bị buộc tội nếu như không thể loại trừ
được theo trình tự do luật định, cũng như mọi sự nghi ngờ xuất hiện
trong việc giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự và
pháp luật tố tụng hình sự, đều phải được giải quyết theo hướng có
lợi cho họ [7, tr II1].
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, thứ ba và thứ tư Bởi lẽ,
nếu hiểu nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội như quan điểm thứ nhất thì quá
hẹp, chưa có những bảo đảm về mặt pháp lý cho việc người bị buộc là phạm
một tội có quyền được coi là vô tội cho tới khi lỗi của người đó được chứng
minh theo pháp luật Do đó, để bảo đảm cho việc người bị buộc là phạm một
tội có quyền được coi là vô tội cho tới khi lỗi của người đó được chứng minh
theo pháp luật, cần phải có đủ cả bốn nội dung như đã trình bày ở trên Bốnnội dung này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung
cho nhau và đều nhằm mục đích chung là bảo vệ quyền con người, mang nội
dung nhân đạo và nhân văn sâu sắc Thiếu một trong bốn nội dung thì nguyêntắc suy đoán vô tội sẽ không còn ý nghĩa Chang hạn, nếu như bản án kết tội
được dựa trên những giả định, thì bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa
án sẽ không còn ý nghĩa công bằng, đúng pháp luật Một người chưa bị coi là
Trang 33có tội khi lỗi của họ chưa được xác định bảng một bản án của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật Cho nên, trong khi người đó chưa bị coi là có tội thì họ
không có nghĩa vụ phải chứng mình lôi của họ Nhà nước và xã hội, mà đại diện là co quan tiến hành tố tụng, cho rang họ phạm tội thì cơ quan tiến hành
tố tụng có trách nhiệm phải chứng minh tội phạm đó Ngoài ra, ý nghĩa nhânđạo, nhân văn của nguyên tác suy đoán vô tội cũng không thể có được trong
trường hợp các nghi ngờ về lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được giải
thích theo hướng bất lợi cho họ.
Từ sự phân tích ở trên, nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội bao gồmbốn nội dung sau đây:
Nội dung thứ nhất, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được suy đoán vô
tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được suy đoán vô tội, điều đó có nghĩađây là một suy đoán pháp lý - một giả thiết được pháp luật quy định và được coi là đúng cho đến khi xuất hiện những sự kiện, tình tiết nhất định Trong trường hợp này, giả thiết do pháp luật dat ra - người bị tạm giữ, bị can, bi cáo
là người không có tội - được coi là chân lý cho đến khi có sự kiện - bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi nào chưa xảy ra sự kiện này, thì khi đó giả thiết trên vẫn tồn tại, vẫn được thừa nhận là đúng [36] Như vậy,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không đồng nghĩa với người có tội hay người
phạm tội Vì vậy, chúng tôi đồng tình với GS.TSKH người Nga M.X Xtrôgôvich:
"Hoàn toàn không thể chấp nhận được và hoàn toàn sai lầm trong lý luận cũngnhư trong quan hệ thực tế khi đồng nhất bị can với người có lỗi, đối xử với bị
can như đối xử với người đã được Tòa án tuyên là phạm tội” [109] Bi can mới
chi là người bị buộc tội về việc thực hiện những hành vi có dấu hiệu của tội
phạm, còn vấn đề xác định người đó có tội hay không, tại thời điểm khởi tố bịcan chưa giải quyết được Đương nhiên, bị can là người bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nhưng việc truy cứu trách nhiệm hình sự bị can là quá trình
Trang 34chứng minh các điều kiện trách nhiệm hình sự của người bị nghỉ là có hành vinguy hiểm cho xã hội và khởi tố bị can mới chỉ là thời điểm bát đầu của quá
trình này Pháp luật hình sự quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự, nhưng
trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật
hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất
định - một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội Cụ thể, Nhà nước, mà
đại diện là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xử lý người phạm tội,nhưng phải có nghĩa vụ chỉ được xử lý dựa trên các căn cứ và trong các giới hạn
do pháp luật quy định, còn người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do nhất định, nhưng đồng thời cũng có quyền yêu cầu sự
tuân thủ từ phía Nhà nước đối với các quyền và lợi ích của con người và của
công dân theo đúng các quy định của pháp luật Trách nhiệm hình sự được thểhiện trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án áp dụng đối với
người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật
hình sự quy định Bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là cơ sởpháp lý quan trọng xác nhận một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, chính thức bị coi là "có toi" Nói
một cách khác, đây là hậu quả pháp lý thể hiện một trong những nội dung
quan trọng của trách nhiệm hình sự, mà người phạm tội phải gánh chịu trước
Nhà nước, trước xã hội Điều đó có nghĩa, trách nhiệm hình sự bắt đầu khi bản
án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật, chứ không phải từ thời điểm có
quyết định khởi tố bị can và pháp luật cũng không quy định khi khởi tố bị can
thì phải chứng minh đầy đủ lỗi của bị can, mà chỉ quy định căn cứ khởi tố bị can là khi có đủ căn cứ xác định mối quan hệ của người bị khởi tố với các hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 quy định "một người đã thực hiện hành vi phạm tội” ở thời điểm khởi tố
bị can là chưa chính xác, đáng lẽ phải quy định là "một người đã thực hiện
hành vi có dấu hiệu tội phạm” thì chính xác hơn “Cách diễn dat của Điều 126
tư ^~ aH
Trang 35có thể dan đến cách hiểu quyết định khởi tð bị can là van bản kết luận hành vi
mà bị can thực hiện là hành vi phạm tội, do vậy bị can là người phạm tội Cách
hiểu này hoàn toàn sai, vì chỉ có bản án của Tòa án mới kết luận hành vi bịtruy tố có phải là tội phạm hay không [36].
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, vì căn cứ để khởi tố bị can không đồng nghĩa với việc có đủ chứng
cứ hành vi phạm tội của người đó Khởi tô bị can không kết thúc hoạt động
điều tra, mà là sự tiếp tục hoạt động điều tra để kiểm tra tính đúng đắn của nó.
Khởi tố bị can và lỗi của bị can là hai vấn dé khác nhau Có thé tại thời điểm
khởi tố bị can đã có đủ thông tin về sự liên quan của bị can với sự kiện có dấu
hiệu tội phạm, nhưng để xác định người đó có lỗi hay không và là hình thức
lỗi gì: cố ý hay vô ý, cần có quá trình điều tra, truy tố, xét xử tiếp theo
Người bị tạm giữ không phải là bị can, trước hết họ là người bị bắt
trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bat theo quyết định truy nã Khoa học luật tố tụng hình sự ít dé
cập đến căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ, nhưng theo quan điểm của
chúng tôi những căn cứ được áp dụng để bắt người trong trường hợp khẩn cấp,
phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã cũng chính là căn cứ để áp dụng biệnpháp tạm giữ Đối với những người ra tự thú, đầu thú có nghĩa họ đã không có
ý định trốn tránh hay gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
Tuy nhiên, căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giữ không đồng nghĩa với việc có
đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của người bị tạm giữ Nếu hết thờihạn tạm giữ, mà Cơ quan điều tra không có cơ sở để chứng minh được người
tạm giữ đã thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan này phải tra tự do ngay cho người bị tạm giữ Như vậy, người bị tạm giữ không phải là bị can và cũngkhông thể đồng nhất họ với người có tội được
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người bị buộc tội, nhưng
khái niệm người bị buộc tội lại không đồng nhất với khái niệm người có tội.
3l
Trang 36Chúng tôi đồng tình với quan điểm của GS.TSKH Lê Van Cảm: "Người bị coi
là có tội là người sau khi đưa ra xét xử tại phiên tòa đã không được tha bổng mà
bị Tòa án tuyên bang bản án kết tội có hiệu lực pháp luật" [7, tr 364] Như
vậy, người bị coi là có tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong pháp luật hình sự một cách có lôi; người này bị điều tra, truy tố
và bị đưa ra xét xử tại phiên tòa theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố
tụng hình sự quy định; người này bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực
pháp luật Thiếu một trong những nội dung trên, thì người đó không bị coi là
có tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cũng không thể đồng nhất khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
với khái niệm người phạm tội Thuật ngữ “người phạm tội” là khái niệm của
luật hình sự Người phạm tội là người phạm một tội đã được pháp luật hình sự
quy định Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự nam 1999 đềuquy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự” Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
khi đáp ứng đây đủ cơ sở và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định.
Trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam chỉ được áp dụng đối với thể nhân (con người cụ thể), pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự.Khái niệm "người phạm tội” ở đây khác với khái niệm người bị buộc tội, vì chỉ
có Tòa án mới có thể phán quyết một người phạm một tội được pháp luật hình
sự quy định và buộc người đó phải chịu trách nhiệm hình sự bằng bản án kết
tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, theo quan điểm của chúngtôi, khái niệm "người phạm tội” đồng nhất với khái niệm "người có tội".
Người bị buộc tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, thậm chí bị đưa ra xét
xử với tư cách là bị cáo, nhưng họ chưa bị coi là có tội hay chưa bị coi là phạm tội, nếu Tòa án chưa đưa ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật Điều này có
nghĩa, trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo không bị coi là có tội Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị coi là có
Trang 37tội, tức là họ có day đủ các quyền công dan, do vậy các cơ quan tiến hành to
tụng phải bảo đảm cho họ thực hiện đầy đủ quyền bào chữa và các quyền năng
khác theo quy định của luật tố tụng hình sự Trên cơ sở tiêu chí mối quan hệ đối với sự buộc tội, GS.TS người Nga M.X Xtưrôgôvich phân loại những vấn
đề phải chứng minh thành hai nhóm: nhóm những vấn đề phải chứng minh cótính chất buộc tội và nhóm những vấn đề phải chứng minh có tính chất gỡ tội.Nhóm những vấn đề phải chứng minh có tính chất buộc tội bao gồm: có sự
kiện phạm tội hay không? Những dấu hiệu của cấu thành tội phạm; bị can có
thực hiện hành vi phạm tội đó hay không? Hình thức lỗi của bi can? Những
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, các tình tiết về đặc điểm nhân thâncủa bị can Nhóm những vấn đề phải chứng minh có tính chất gỡ tội bao gồm:
có hay không có những tình tiết bác bỏ sự buộc tội đối với bị can, bị cáo?
Những tình tiết miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; những tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can bị cáo [134, tr 169-170]
Tố tụng hình sự là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhànước có thẩm quyền khi tội phạm xảy ra; nó được pháp luật tố tụng hình sựquy định và mang tính hệ thống Những bộ phận cấu thành hệ thống đó là các giai đoạn tố tụng hình sự khác nhau, điển ra liên tục, kế tiếp nhau Các giai
đoạn tố tụng hình sự tuy có tính độc lập tương đối, nhưng có mối quan hệ hữu
cơ, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành hoạt động tố tụng hình sự chung thốngnhất, trong đó giai đoạn trước là tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn sau, giai
đoạn sau có tác dụng kiểm tra, bổ sung giai đoạn trước.
Để làm sáng tỏ bản chất của vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thu thập và ghi nhận chứng cứ như khám người, khám chỗ ở, địa điểm, thu giữ thư tín, bưu điện, bưu phẩm; các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm hoạt động tố tụngđược thực hiện bình thường và thuận lợi như áp giải bị can, bị cáo, thi hành kỷ
luật đối với những người vi phạm trật tự phiên tòa; các biện pháp ngăn channhư bat người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bat bị can, bị cáo
33
Trang 38để tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có
giá trị để bảo đảm; thực hiện các biện pháp điều tra như hỏi cung bị can, lấy
lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại, đối chất, nhận dạng Tất
cả các biện pháp mà các cơ quan tiến hành to tụng thực hiện trong quá trình
chứng minh nói trên, đều được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự
Người bị buộc tội có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng
hình sự như đã nêu ở trên, nhưng can phân biệt với người có tội là người phải
chịu trách nhiệm hình sự ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm hình sự bao gồm các hình thức: hình phạt, cácbiện pháp tư pháp và các biện pháp pháp lý hình sự khác, được áp dụng đối
với người đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trong khi
đó biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án hoặc đối với người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặcphạm tội quả tang).
Thứ hai, chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là Tòa án, bởi lẽ, theo
luật hình sự Việt Nam, cơ sở của trách nhiệm hình sự là “chỉ người nào phạm
một tội được Bộ luật hình sự quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”,
còn chủ thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là cơ quan,
người có thẩm quyền.
Thứ ba, mục đích của việc áp dụng trách nhiệm hình sự không chỉ trừng
trị người phạm tội, mà còn để giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, cònmục đích của các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là ngăn chặn tội phạm,
bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Thứ tw, căn cứ áp dụng trách nhiệm hình sự là tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các
tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự; còn căn cứ áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là: để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc
34
Trang 39khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bao đảm thi hành án.
Trong các cơ quan tiến hành tô tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án, thì chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử vụ án hình sự, quyền phán
quyết một người có tội hay không có tội và áp dụng trách nhiệm hình sự đối
với người đó Điều này có nghĩa mac dù một người có thể bị khởi tố, điều tra,
thậm chí bị truy tố, nhưng người đó van được coi là vô tội, nếu chưa có ban án
kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Chỉ khi nào có bản án kết tội của
Toa án đã có hiệu lực pháp luật, người đó mới bi coi là người có tội Mac dù
Tòa án là cơ quan có quyền phán quyết một người phạm tội hay không, nhưng
việc phán quyết phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụnghình sự, trên cơ sở tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo Mọi sự viphạm về thủ tục, trình tự trong hoạt động tố tụng của Tòa án đều có thể dẫn đến hậu quả pháp lý là bản án do Tòa án đó tuyên có thể bị Tòa án cấp có thẩm quyền hủy để điều tra, xét xử lại hoặc hủy và đình chỉ vụ án Trong trường
hợp bị can, bị cáo không đưa ra được những chứng cứ chứng minh mình vô
tội, thì không phải vì thế mà có thể coi là họ phạm tội; trái lại họ được coi là
vô tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân bình đẳngtrước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu
vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét day đủ, toàn diện các
chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, người làm
chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án để ra bản án, quyết định đúng pháp luật và
trong thời hạn do pháp luật quy định Bản án kết tội được hiểu là bản án hình
sự mà nội dung của nó là thực hiện trách nhiệm hình sự, vì trong bản án đó,
Tòa án dựa trên các căn cứ pháp lý do luật định tại phiên tòa tuyên bị cáo là có
tội Ngoài điều kiện trên, bản án kết tội phải đáp ứng điều kiện thứ hai tức là
Trang 40phải có hiệu lực pháp luật Bản án phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm đương nhiên có hiệu lực từ ngày tuyên án, nhưng bản án sơ thẩm chỉ có hiệu lực khi
không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn nhất định do pháp luật quy định.
Ngoài ra, cần khẳng định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không phải
là cơ quan Xét xử, nên mọi quyết định của các cơ quan này không có giá trị
xác định một người có tội hay không có tội.
Nội dung thứ hai, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc Về cơ quantiến hành tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền, nhưng không
buộc phải chứng minh mình vô tội.
Cơ sở lý luận của nội dung trên đã được hình thành trong luật La Mã
cổ đại: trách nhiệm chứng minh thuộc về người khẳng định, chứ không thuộc
về người phủ định Các cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định một người phạm
tội, thì các cơ quan đó phải có trách nhiệm chứng minh Người bị buộc tội là
người phủ định mình không có tội, không có trách nhiệm chứng minh Các cơ
quan tiến hành tố tụng trên cơ sở chức năng, quyền hạn của mình thực hiện
nghĩa vụ chứng minh tội phạm Khang định trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng có nghĩa là nếu các cơ quan tiếnhành tố tụng không chứng minh được tội phạm, thì phải coi người bị buộc tội
là không phạm tội.
Trách nhiệm chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng trong mỗi
giai đoạn tố tụng hình sự có những đặc điểm của mình, bởi lẽ mỗi giai đoạn có
những nhiệm vụ riêng.
Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm chứng minh có hay không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự Trong giai
đoạn này, theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ được phép kiểm tra, xác minh
nguồn tin khi nhận được tố piác hoặc tin báo về tội phạm, mà không đượcphép tiến hành bất cứ hoạt động điều tra nào, trừ khám nghiệm hiện trường.
36