1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và sự thể hiện của nó trong Bộ luật Hình sự năm 1999

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và sự thể hiện của nó trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Tác giả Đỗ Thị Minh Phương
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự và Tội phạm học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 49,41 MB

Nội dung

Nhưng do tính chất phúc tạp nhiều mặt của nguyên tắc này với phạm vicủa một luận văn Thạc sỹ chúng tôi không thể xem xét hết tất cả các khía cạnh cũng như mức độ thể hiện của nguyên tắc

Trang 1

VIEN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT TRUONG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI

EXKEKEKE EEK

ĐỖ THỊ MINH PHƯỢNG

NGUYÊN TẮC PHÂN HÓA TRÁCH NHIÊM

HINH SỰ VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ TRONG

BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

Chuyên ngành : LUẬT HÌNH SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ TỘI PHẠM HỌC

Mã số : 5.05.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS LÊ THỊ SƠN

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÒNG ĐỌC

Trang 2

Ftodn thank luận dn nay, lôi nhận dược sự giúp d6 của Liên nghiên cáu Nhanước va phdp ludt, Hhoa sau dại hoc của Trutng Dai hoc Guậ/ Hà NGi, của các

Thay cô giáo da tham gia giảng day, các Thdy cô trong nÄóm chuyén ngành Ludt

Ainh sự, Ludt 16 tung hinh sự va Toi pham hoc Dae biél là sự hudng dẫn tan tinh

đầu trach nhiệm của ()ô giáo — Tién sỹ Ludl học Lé Thi Son, Hliéu phó ` rườngDai hoc Lud! 72 Ni.

Xin hink thanh cdm on các Thay, các Cô.

Trang 4

Khái niệm và nội dung của nguyên tắc phân hóa TNHS.

Mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa TNHS với một số nguyên tắc

Chương II: Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm

hình sự trong BLHS Việt Nam năm 1999

Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong quy định về

tội phạm và phân loại tội phạm.

Trang 5

Sự thé hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong quy định về

quyết dịnh hình phạt trong trường hợp đặc biệt

Su thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong quy định về

miễn TNHS, miễn và giảm hình phạt.

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguyên tắc phân hóa TNHS là một trong những nguyên tắc cơ bản của

Luật hình sự Việt Nam Nó phản ánh nội dung của PLHS, là một trong những

thuộc tính, đại lượng tạo cơ sở cho việc xây dựng các qui phạm PLHS và cấu

thành hệ thống hình phạt Để quyết định một hình phạt đúng với từng trường

hợp phạm tội và từng người phạm tội cụ thể; đảm bảo tính công bằng, hợp lý,

thì cần phải có những quy định mang tính pháp định về phân hóa TNHS, tạo

cơ sé pháp lý cho việc các thể hóa hình phạt chính xác, đầy đủ Những quydinh của PLHS, những biện pháp xử lý cụ thể được quyết định với từng trườnghợp phạm tội và từng người phạm tội, đều quán triệt và thực hiện đầy đủ những

yêu cầu của tư tưởng, quan điểm tiến bộ về phân hóa TNHS, là sự thể hiện của

tính pháp chế, tính công bằng và tính ưu việt trong chính sách hình sự củaĐảng và Nhà nước ta Những quy định như vậy tạo ra một dư luận, thái độ

đồng tình ủng hộ, đồng thời góp phần định hướng cho những hành vi của con

người theo chiều hướng tích cực, hạn chế và dần dần loại bỏ tình hình phạm

tội.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương củng cố để hoàn thiện

hệ thống pháp luật nói chung cũng như PLHS nói riêng, nâng cao chất lượng của pháp luật, làm cho pháp luật trở thành những quy định mang tính chuẩn

mực, khuôn mẫu, thể hiện được sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật bằng

những bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật và phù hợp với hoàncảnh, nhân thân của từng người phạm tội Vì thế phân hóa TNHS có ý nghĩa vôcùng quan trọng không những đối với hoạt động lập pháp mà phân hóa TNHS

còn có ý nghĩa đối với cả hoạt động áp dụng PLHS và thi hành án hình sự Đó

Trang 7

là những lý đo lập luận cho việc lựa chọn đề tài luận văn Thạc sỹ luật học của

chúng tôi là “Nguyén tắc phân hóa TNHS và sự thể hiện của nó trong Bộluật hình sự năm 1999”.

2 Tình hình nghiên cứu.

Cùng với các nguyên tắc khác của Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắcphân hóa TNHS với ý nghĩa là một trong những nguyên tắc co ban của Luật

hình sự Việt Nam, ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thể hiện qua các sách

báo chuyên ngành PLHS Song, công bằng mà nói nguyên tắc phân hóa TNHS

trong Luật hình sự Việt Nam chưa thực sự được chú ý đúng mức Một số bài

viết chuyên khảo về vấn đề phân hóa TNHS mdi chi đề cập 6 phạm vi hẹp các

biểu hiện, các khía cạnh một cách riêng lẻ của nguyên tắc này mà chưa làm nổibật được phân hóa TNHS như là một nguyên tắc cơ bản Mặt khác, từ sự chưa

hoàn thiện về lý luận, chưa đầy đủ, chính xác từ những quy định trong lập pháp

mà thực tiễn áp dụng PLHS khi quyết định hình phạt để đảm bảo mục đích cáthể hóa hình phạt cũng như gặp những vướng mắc nhất định Từ đó có thể dẫntới những hình phạt hoặc là nặng hơn, hoặc là nhẹ hơn so với tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Do vậy, bản án tuyên không có

sức thuyết phục, mục đích giáo dục, cải tạo và phòng ngừa không đạt được

Vì thế, việc nghiên cứu là làm sáng tở những vấn dé co bản của nguyên

tắc phân hóa TNHS trong Luật hình sự Việt Nam và sự thể hiện của nó trong

BLHS năm 1999 cùng những đòi hỏi của nguyên tắc này đối với PLHS là vô

cùng quan trọng.

3 Mục đích, nhiệm vu và phạm vi nghiên cứu.

Mục dich của việc nghiên cứu dé tài này trên cơ sở tiếp cận tong thé,phân tích nguyên tắc phân hóa TNHS và sự thể hiện của nó trong BLHS năm

Trang 8

1999 Nhưng do tính chất phúc tạp nhiều mặt của nguyên tắc này với phạm vi

của một luận văn Thạc sỹ chúng tôi không thể xem xét hết tất cả các khía cạnh cũng như mức độ thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS một cách chi tiết nhất, mà chỉ làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về nguyên tắc phân hóa TNHS như: khái niệm, nội dung và mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa TNHS với

những nguyên tắc khác của Luật hình sự Việt Nam; đồng thời thấy được sự cụ

thể hóa chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về đường lối xử lý có

phân biệt đối với từng trường hợp phạm tội và từng người phạm tội, trên cơ sở

những quy định về phân hóa TNHS trong BLHS năm 1999

4 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cúu

Cơ sé phương pháp luận của luận án là lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà

nước và pháp luật nói chung và PLHS nói riêng Các phương pháp nghiên cứu

cụ thể được sử dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử

Luận án được hoàn thành trên co sé nỗ lực của cá nhân, sự tham khảo có chọnlọc những bài viết của các tác giả đã được đăng trên các sách báo và tạp chíchuyên ngành Vận dụng các phương pháp trên ở những góc độ khác nhau trên

cơ sở toàn diện, khách quan về nội dung và sự thể hiện của nguyên tắc phân

hóa TNHS trong BLHS Việt nam năm 1999.

5 Bố cục của luận án

Với mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu nêu trên đã quy

định bố cục của luận án như sau: Phần mỏ đầu; phần nội dung gồm 2 chương,

7 mục va 16 tiểu mục; phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

CHUONG I

MOT SO VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC PHAN HOA

TRACH NHIEM HINH SU

I KHÁI NIỆM VA NỘI DUNG CUA NGUYEN TAC PHAN HÓA

TRACH NHIEM HINH SU

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Tội phạm cũng là một

hiện tượng xã hội, nó nảy sinh, tồn tại trong xã hội, trên thực tế được biểu hiện

đa dang và phức tạp Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng cáchành vi phạm tội lại có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau

và do những người có các đặc điểm nhân thân khác nhau thực hiện Chính từnhững đặc điểm khác nhau đó, đòi hỏi Nhà nước phải có thái độ xử lý khác

nhau đối với từng loại tội phạm và người phạm tội để đảm bảo quyết định hình

phạt và có một bản án đúng người, đúng tội Dap ứng những đòi hỏi đó chính

là việc phân hóa TNHS.

I1 Khái niệm và nội dung của nguyên tắc phân hóa TNHS

Thuật ngữ “nguyên tắc” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh: Principium(nguyên lý) và có ý nghĩa là tư tưởng đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo

Theo cách hiểu của triết học, nguyên tắc đó là “ những tư tưởng xuất

phát điểm có tính chủ đạo, tính định hướng là quy tắc cơ bản của hành

động”(¡) Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “nguyên tắc” được hiểu là “điều

cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” (2)

Trên cơ sỏ đó, nguyên tắc của pháp luật cũng được hiểu theo cách phổ

biến nhất đó là những tư tưởng xuất phát điểm có tính chủ đạo, định hướng, là

quy tắc cơ bản của pháp luật Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống

Trang 10

pháp luật Việt Nam, nó được xây dựng và áp dụng dựa trên những nguyên tắc

nhất định, đó là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng, đường lối cho toàn

bộ quá trình lập pháp và áp dụng PLHS như trong diéu tra, truy tỐ, xét xu.

Những nguyên tắc đó phan ánh nhu cầu khách quan và các đời hỏi chủ quan

của quá trình đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong từng giai đoạn cụ thể Những nguyên tắc đó luôn tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật

XHCN, mà nguyên tắc của pháp luật vừa có tính chủ quan (là nguyên tc co

ban của hành động) vừa có tính khách quan (là những tu tưởng) BLHS nước ta

không có quy định riêng về các nguyên tắc của luật hình sự trong một điều cụ thể, nhưng căn cứ vào nội dung xuyên suốt Bộ luật, có thể xác nhận các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam gồm những nguyên tắc như:

Nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc dân chủ XHCN, nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc

cá thể hóa hình phạt, nguyên tắc nhân đạo XHCN (3) Mỗi nguyên tắc nói trên

đều có nội dung và đòi hỏi khác nhau trong quá trình lập pháp và áp dụng

PLHS, vì đó là những tư tưởng định hướng cho nhiệm vụ và chức năng cụ thểcủa luật hình sự và thực tiễn áp dụng luật hình sự

Trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật, để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của mình, luật hình sự phải dựa vào tất cả các nguyên

tắc đó mà không thể xem nhẹ hoặc coi trọng hay bỏ qua một nguyên tắc nào.

Các nguyên tắc đó có quan hệ hữu cơ với nhau, sự thể hiện nguyên tắc này có

ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc khác và ngược lại

Các nguyên tắc của luật hình sự là các nguyên tắc chung, xuyên suốt

toàn bộ các chế định của luật hình sự, trong từng chế định của mình đều có sự

hiện diện dù ít hay nhiều nội dung của các nguyên tắc của luật hình sự Đối với

Trang 11

vấn đề xác định TNHS để áp dụng hình phạt phù hợp với hành vi và nhân thân

người phạm tội cần phải có quy định cụ thể trên cơ sở có sự phân hóa TNHS.

Như vậy, để làm cho bản án hoặc quyết định của Tòa án có sức thuyết

phục đối với chính người bị kết án, túc là làm cho hình phạt được tuyên phùhợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù

hợp vdi nhân thân cũng như hoàn cảnh phạm tội của họ, Doi hỏi các quy định

trong BLHS phải được phân hóa 6 mức cao nhất, không chỉ là phân hóa ở việc

quy định hình phạt hay các chế tài cụ thể, mà yêu cầu sự có mặt của nguyên tắc

này xuyên suốt BLHS (từ việc thể hiện những quy định chung nhất, khái quát

nhất, mang tính định hướng cho việc xét xu tối việc quy định cụ thể từng tội

phạm, từng hình phạt làm cơ sở cho việc cá thể hóa hình phạt) Vì vậy, nguyên tắc phân hóa TNHS được coi là nguyên tắc quan trọng của luật hình sự, nó được sử dụng triệt để và có hiệu quả khi cụ thể chính sách hình sự của Đảng và

Nhà nước thông qua BLHS Nghĩa là ngoài việc căn cứ vào tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của các loại tội phạm khác nhau, cũng như nhân thâncủa người phạm tội khác nhau, người phạm tội phải chịu TNHS khác nhau; do

vậy đòi hỏi Nhà nước phải có đường lối xử lý khác nhau (xử lý có phân biệt đối

với từng trường hợp phạm tội).

Xủ lý có phân biệt không chỉ là nhiệm vụ của thực tiễn áp dụng pháp luật, mà quan trọng hơn nó phải được quy định trong BLHS, từ đó tạo cơ sở

pháp lý cho các cơ quan áp dụng pháp luật xử lý có phân hóa trong thực tiễn.

Nguyên tắc phân hóa TNHS được thể hiện rất sớm trong PLHS Việt Nam.

Tù khi mới thành lập chính quyền nhân dân, mặc dù chưa có BLHS hoàn chỉnh, Tòa án khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật vẫn luôn tuân theo nguyên tắc phân hóa TNHS Nguyên tắc này đòi hỏi Tòa án có sự phân

biệt cụ thể từ hành vi phạm tội (hành vi đó có hại như thế nào đối với chính

Trang 12

quyền nhân dân, đối với cách mạng) đến nhân thân người phạm tội (người

phạm tội thuộc giai cấp nào, là nhân dân lao động hay tầng lóp bóc lột đã bị lật

đổ ) để có hình phạt tương xứng và thể hiện rõ quan điểm, đường lối của

Đảng và Nhà nước ta đối với mỗi loại tội phạm trong thời kỳ đó Báo cáo tổng

kết về thảo luận công tác Tòa án năm 1959 của Tòa án nhân dân tối cao đã xác

định “ khi xét xử chúng ta phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hại củaphạm pháp để phân biệt phạm pháp nào nặng, phạm pháp nào nhẹ Chúng tacũng căn cứ vào người phạm pháp (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả

năng cải tạo, thành tích ) và các trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội ".

Đến BLHS năm 1985 nguyên tắc phân hóa TNHS đã được bổ sung va

hoàn thiện, thể hiện được khả năng lập pháp cũng như chính sách hình sự củaĐảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đó Cùng với sự phát triển của PLHS Việt

Nam, nội dung và đòi hỏi của nguyên tắc phân hóa TNHS ngày càng được bổ

sung, hoàn thiện và thực hiện triệt để hơn chính sách hình sự (xử lý có phân

biệt của Nhà nước ta).

Tư tưởng, quy định về phân hóa TNHS của Nhà nước ta đã được kháiquát trong Điều 3, BLHS năm 1999: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát

hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật Mọi người

phạm tội đều bình dang trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tin

ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội Nghiêm trị người chủ mưu, cầmđầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi

dụng chúc vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo

quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồngphạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thườngthiệt hại gây ra Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì

Trang 13

có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, to chức

hoặc gia đình giám sát, giáo dục Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải

chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trỏ thành người

có ích cho xã hội, nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình

phạt Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống

lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được

xoá án tích.”

So với nội dung của nguyên tắc phân hóa được quy định trong Điều 3

của BLHS năm 1985 (nguyên tắc xử lý); BLHS năm 1999 cũng tại Điều 3 thể

hiện hoàn chỉnh hơn nội dung của nguyên tắc phân hóa TNHS, do đó đã quy

định bổ sung “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân

biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội” Thể

hiện nhất quán chính sách hình sự không phân biệt đối xử, bất luận người phạm

tội là ai đều bị xử lý công minh trước pháp luật Tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội, yêu cầu đấu tranh phòng

chống tội phạm, chính sách xử lý của Nhà nước ta là “nghiêm trị người chủ

mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đổ, tái phạm nguy

hiểm, lợi dụng chức vu, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn

xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, thành thật khai báo, tố giác người

đồng phạm, lập công chuộc tội ” (4)

Là một nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc phân hóa

TNHS được hình thành và phát triển trong lịch sử phát triển của Luật hình sự nước ta từ năm 1945 đến nay và qua thực tiễn áp dụng PLHS đã khẳng định giá

trị cũng như tính đúng đắn của nó Nhất là trong điều kiện phat triển của xã hội

ta hiện nay tội phạm ngày một tinh vi, phức tạp hơn, do đó phải phân hóa cụ

Trang 14

thể từ những quy định của pháp luật để tạo co sở cho 4p dụng pháp luật, đảm

bảo xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật, tạo co sở thực hiện nguyên tắc

cá thể hóa hình phạt, đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt

Hiện nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đang được tiến

hành một cách sâu sắc, toàn diện Những thành tựu to lón do quá trình đổi mới

mang lại đã tạo ra những tiền đề cần thiết đưa đất nước và xã hội vào một thời

kỳ mdi - thế kỷ XXI Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi phù hợp đã tạo ra cơ

sở pháp luật quan trọng cho toàn bộ đời sống xã hội và Nhà nước Trên cơ sởcủa Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi Nhà nước ta đã và đang tiến hành cảicách đổi mới toàn bộ hệ thống pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp, với điều

kiện phát triển hiện nay của xã hội ta Từ sự thay đổi của Hiến pháp kéo theo

sự thay đổi pháp luật 6 hai mức độ chính yếu nhất đó là: Nền tang pháp luật vàtrật tự pháp luật về cơ bản đã thực sự đổi mới Đó là yếu tố quyết định nhu cầutiếp tục hoàn thiện PLHS nước ta

Như vậy, có thể khẳng định việc tiếp tục phân hóa TNHS là một trong

những yêu cầu bức xúc của việc tiếp tục hoàn thiện BLHS Việt Nam Phân hóa

TNHS không phải là một khái niệm trừu tượng, mà nó gắn liền với cuộc sống

hiện thực pháp lý và là một phạm trù lịch sử cụ thể

L2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa TNHS với một số

nguyên tắc khác của Luật hình sự Việt Nam

Trong Luật hình sự Việt Nam nguyên tắc phân hóa TNHS tồn tại mộtcách độc lập và có mối quan hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác trong hệthống các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam như nguyên tắc dân chủ,nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc cá thểhóa hình phạt, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc trách nhiệm trên cơ

sở lỗi Các nguyên tắc của luật hình sự được hiểu như là các căn cú xuất phát

Trang 15

điểm chủ yếu làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng PLHS Các nguyên tắc

trước hết là những tư tướng chỉ đạo về việc qui định tội phạm và hình phạt, áp

dụng TNHS và quyết định hình phạt Những tư tưởng đó thể hiện rõ đường lối

chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta.

Các nguyên tắc của luật hình sự có vai trò điều chỉnh, thể hiện qua vai

trò làm “định hướng” cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung PLHS, là chỗ dựacho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và cũng là

“định hướng” cho nhận thúc của công dân về PLHS và sự đáng giá của họ về

hoạt động của các cơ quan tố tụng hình sự

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến mối quan hệcủa nguyên tắc phân hóa TNHS với một số nguyên tắc như: nguyên tắc pháp

chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá

Như vậy, pháp chế XHCN đồng nghĩa với yêu cầu thể chế hóa bằng pháp luật những nhu cầu quản lý xã hội, từ đó có thể thấy rằng tuân thủ pháp

chế XHCN là nguyên tắc hoạt động chủ yếu của tất cả các co quan Nhà nước,

là nghĩa vụ bắt buộc đối voi tất cả mọi người có chức vụ trong bộ máy Nhà

nước, của mọi công dân Nguyên tắc pháp chế XHCN là một nguyên tắc bao

Trang 16

trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành luật khác nhau, trong phạm vi

của đề tài chỉ xét pháp chế với tính cách là một nguyên tắc của luật hình sự và

nó có mối liên hệ như thế nào với nguyên tắc phân hóa TNHS

Đối với nguyên tắc pháp chế XHCN, sự thể hiện đầu tiên là ở tính thống nhất cao của pháp luật Như vậy, vdi các quy định va thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS như thế nào thì cũng phải bảo đảm được tính thống nhất đó.

Nghĩa là mức độ phân hóa càng cao càng cụ thể đối với hành vi phạm tội tao

cơ sở cho việc xác định TNHS đúng đắn, nhưng tất cả những gì có thể là co sd

của TNHS, của việc áp dụng hình phạt, miễn hoặc giảm hình phạt v.v đều

phải do PLHS quy định.

Ví dụ như, Điều 2 BLHS năm 1999 quy định về cơ sé của TNHS như

sau: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mdi phải chịu

TNHS”: Điều 8, BLHS năm 1999 quy định về khái niệm tội phạm: “Tội phạm

là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng

lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền ”; phần các tội phạm cụ thể của BLHS qui định về các tội phạm cụ thể, tương ứng

với từng tội phạm cụ thể là các chế tài cụ thể

Việc quy định tội phạm đầy đủ, chính xác trên cơ sở có sự phân hóa

TNHS ở mức cao trong PLHS là tạo ra nền tang đầu tiên để thực hiện pháp

chế Nguyên tắc pháp chế XHCN doi hởi quy định tội phạm, hình phat và các

vấn đề khác của TNHS đều phải do PLHS quy định

Nguyên tắc pháp chế XHCN trong luật hình sự đòi hỏi loại bỏ áp dụng

pháp luật tương tự, đây cũng là mục đích của nguyên tắc phân hóa TNHS Tội

phạm trong thực tế xẩy ra rất đa dạng và phức tạp không thể có một hành vi bị

coi là tội phạm lại có thể ngẫu nhiên gidng nhau cả về thời gian, dia điểm,

Trang 17

nguyên nhân, diều kiện phạm tội và nhân thân người phạm tội; do vậy VIỆC áp

dụng tương tự trong luật hình sự là điều không thể.

Điều § BLHS năm 1999: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, đây cũng là cơ sở pháp lý khẳng định trong

Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận áp dụng tương tự quy định về tội phạm và hình phạt Những biểu hiện của vi phạm pháp chế XHCN cũng đồng

thời là biểu hiện của vi phạm nguyên tắc phân hóa TNHS, như áp dụng sai

điều luật, định tội danh sai; áp dụng điều luật trong trường hợp không có hiệu

lực trỏ về trước; vi phạm các quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 về các căn

cứ quy định hình phạt và ấp dụng sai các quy định về tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ v.v Quyết định hình phat sai trong các trường hợp quyết định

hình phạt đối với phạm nhiều tội (Điều 50, BLHS năm 1999), tổng hợp các

hình phạt của nhiều bản án (Điều 51, BLHS năm 1999), áp dụng ấn treo khôngđúng với quy định tại Điều 60 BLHS năm 1999

Như vậy, phân hóa TNHS là đảm bảo tính khả thi cho nguyên tắc pháp

chế XHCN Bởi vì, thực hiện nguyên tắc phân hóa TNHS trong qui định của

BLHS, sẽ làm cho các qui định đó trỏ lên hợp lý hơn với từng trường hợp phạmtội, từng người phạm tội Tạo cơ sở cho việc áp dụng PLHS và thi hành án hình

sự Tờ đó đảm bảo tính thống nhất trong qui định va áp dụng chính sách hình

sự của Đảng và Nhà nước làm tiền đề cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế

XHCN.

1.2.2 Mối quan hệ giữa nguyên tac phân hóa TNHS với nguyên tắc

nhân đạo XHCN.

Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khẳng định “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Điều 2 Hiến pháp năm 1992); “Nhà

Trang 18

nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân

dân, nghiêm trị mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân,

xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội mọi người có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến

pháp năm 1992).

Nhu vậy, quan điểm có tinh chất hiến định và nền tang của Nhà nước ta

là phát triển vì con người, đó là sự thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo Vì vậy,

nhân đạo là tư tưởng và nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ chính sách, đường lối

và hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta, đây là một nguyên tắc quan

trọng của pháp luật Việt Nam, với luật hình sự, nguyên tắc nhân đạo XHCN

cũng mang ý nghĩa như thế

Nguyên tắc nhân đạo XHCN xuyên suốt toàn bộ PLHS của Nhà nước ta

và nó trở thành bản chất của Luật hình sự Việt Nam, nó xuất phát từ quan điểm đạo lý XHCN và tình cảm giữa con người với con người trong truyền thống

của dân tộc ta Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc này xuất phát từ những hiểu

biết khoa học sâu sắc ngày càng đầy đủ hơn về khả năng thực tế và vai trò đích

thực của PLHS trong việc tác động đến tội phạm

Ngay từ khi mdi được ban hành, BLHS năm 1985 của nước ta đã khẳng

định ngay trong lời nói đầu “BLHS thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước

ta là xử phạt người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm giáo dục, cải tạo họ trỏ thành người có ích cho xã hội, thể hiện tinh thần nhân dao

XHCN và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ XHCN ”.

Điều này lại một lần nữa khẳng định sự đúng đắn, nguyên tắc hoạt động lấy

con người làm trung tâm đã thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước ta trong

BLHS năm 1999.

Trang 19

Đồng thời, nguyên tắc nhân đạo XHCN còn thể hiện trong luật hình sự

bằng sự phân hóa TNHS như việc xác định thái độ khoan hồng của pháp luật

đối với người phạm tội, PLHS nước ta đã phân hóa và xác định chính sách xử

lý: “Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng

phạm, lập công chuộc tội, ăn nan hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường

thiệt hại gây ra” Các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt và miễn

chấp hành hình phạt đối với những trường hợp được quy định tại Điều 57, Điều

58 và Điều 59 của BLHS năm 1999 Phân biệt đường lối xử lý đối với một số

trường hợp đặc biệt, ngoài việc dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội, BLHS năm 1999 còn xem xét đến đặc điểm tâm sinh

lý, cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng người phạm tội để việc xác định TNHS

phù hợp hơn Vi dụ, không 4p dụng hình phạt tù chung thân với người chưa

thành niên phạm tội; không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành

niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng

tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ

có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình

phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.(5)

Đối với người phạm tội lần đầu ít nghiêm trọng đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù hoặc gia đình giám sát, giáo dục Đối với người đang chấp hành hình phạt, nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện

làm ăn sinh sống: nếu có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích (Điều 3

BLHS năm 1999) Bên cạnh đó BLHS năm 1999 còn qui định các trường hợp

như; sự kiện bất ngờ (Điều 11 “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu TNHS.”); trường hợp phạm

tội do phòng vệ chính đáng (Điều 15 khoản 1), cũng như phạm tội trong tỉnh thế cấp thiết (Điều 16 khoản 1) thì không phải chịu TNHS; với tinh trạng

Trang 17 | TRUNG TAM THONG TIN THU ViỆh

| TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI ¡

| PHONG bọc kdb) |

Trang 20

không có năng lực TNHS, đó là những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả

năng nhận thúc hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải

chịu TNHS; hơn thế nữa, đối với những người này, phải 4p dụng biện pháp bắt

buộc chữa bệnh Cùng với những qui định trên, nguyên tắc phân hóa TNHS cu thể hơn nữa nguyên tắc nhân đạo XHCN bằng các qui định xuyên suốt BLHS năm 1999 như: qui định vê miễn TNHS (Điều 25); quyết dịnh hình phạt nhẹ hơn qui định của Bộ luật (Điều 47); miễn hình phạt (Điều 54); các qui định từ

Điều 57 đến Điều 63; từ Điều 68 đến Điều 77

Nguyên tắc nhân dạo XHCN trong BLHS năm 1999 còn thể hiện trong

việc quyết định cho người có tội một hình phạt tương xúng với hành vi phạm

tội, nghĩa là hình phạt đó tác động trực tiếp đến nhận thức của người phạm tội,

cho họ thấy được hành vi trái pháp luật của mình và thái độ phản đối của Nhà nước đối với hành vi phạm tội đó, để họ có thái độ cải tạo tốt Do đó, thực hiện

tốt nguyên tắc phân hóa TNHS sẽ tạo co sở để thể hiện nguyên tắc nhân đạo

XHCN và ngược lại phân hóa như thế nào lại xuất phát từ tư tưởng nhân đạo

XHCN.

Như vậy, mục đích của nguyên tắc phân hóa TNHS cũng là để thể hiện

bản chất nhân đạo, bởi lẽ càng phân hóa TNHS cao càng xác định rõ ràng, cụthể những dấu hiệu CTTP, giúp công tác xét xử đúng người, đúng tội và đúngpháp luật, không xử oan cho người vô tội và áp dụng hình phạt cũng như các

biện pháp tác động khác một cách phù hợp thể hiện tính nhân đạo.

1.2.3 Mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa TNHS với nguyên tắc

công bằng

Khi nói đến nguyên tắc công bằng, người ta liên tưởng nhiều hơn đến

các vấn đề công bằng xã hội Bởi lẽ, công bằng luôn mang trong nó tính xã

Trang 21

hội, nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện lịch sử và địa vị xã hội của con người, về

mặt giai cấp, tầng lớp xã hội Với góc độ luật hình sự, công bằng được hiểu là

sự tương xứng giữa vi phạm và trách nhiệm của mỗi người vi phạm phải gánh

chịu Nguyên tắc công bằng được thể hiện 6 mọi giai đoạn của luật hình su

Về lập pháp hình sự, thông qua việc quy định tội phạm (tội phạm hóa

hoặc phi tội phạm hóa), nguyên tắc công bằng đời hỏi PLHS phải phản ánh

được đầy đủ, thể hiện chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo

được cơ sở nhận thức để xây dung các chế định về tội phạm và hình phạt, thể

hiện được tính công bằng và áp dụng thuận lợi trong thực tiễn

Với các chế tài của điều luật, thì chế tài công bằng là chế tài phải phù

hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhưng lại phải tương xứng

trong sự so sánh với các chế tài của các tội khác Ví dụ, chế tài đối với tội giết người và chế tài đối với tội cố ý gây thương tích Chế tài cũng biểu hiện sự

công bằng khi nó tạo điều kiện cho phép các cơ quan áp dụng pháp luật có khả

năng áp dụng các quy định của BLHS, kết hợp một cách mềm dẻo với các điều

kiện phạm tội cụ thể trong thực tế, để có một hình phat phù hợp voi từngtrường hợp phạm tội va từng người phạm tdi.

Ấp dụng pháp luật vào việc quyết định hình phạt, một hình phạt thể hiện

sự công bằng khi nó tương xứng với hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, với nhân thân người phạm tội và với các tinh tiết khách quan, chủ quan

khác nhau có liên quan đên tội phạm cụ thể.

Qua đó ta thấy, nếu vi phạm nguyên tắc công bằng thì không thể có một

ban án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật mà dẫn tdi tinh trạng ban án

hoặc quyết định đó sẽ nặng hơn hoặc là nhẹ hơn mức cần thiết Vì vậy, để bảo

dam nguyên tắc công bằng PLHS, đời hỏi khi áp dụng Điều 45 BLHS năm

1999 “khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cú vào các quy định của Bộ luật

Trang 22

này, cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”.

Như vậy, nguyên tắc công bằng của luật hình sự có nhiều điểm tươngđồng với nguyên tắc phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt; bởi vì, càngphân hóa cụ thể, chính xác, chi tiết đối với từng hành vi, nhân thân người phạmtội thì khi quyết định hình phạt đúng vói từng trường hợp, đảm bảo bản án,

quyết định công bằng Do vậy, những đòi hỏi của nguyên tắc công bằng cũng

đồng thời là những đổi hỏi của nguyên tắc phân hóa TNHS Ví dụ, tăng cườngviệc phân loại tội phạm, quy định hình phạt rõ ràng và đầy đủ các cơ sở của

việc áp dụng những yếu tố thuộc về quá trình quy định hình phạt Đối vói thẩmphán phải có sự áp dụng, lựa chọn phù hợp, hiểu và vận dụng tốt nguyên tắcphân hóa TNHS, nếu không hiểu biết đúng đắn về sự phân hóa TNHS dễ dẫn

tới những quyết định, những ban án không công bằng

1.2.4 Mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa TNHS với nguyên tắc

cá thể hóa hình phạt

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội Nhưng do tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác nhau, do những chủ thể cóđặc điểm về nhân thân khác nhau thực hiện, người phạm tội phải chịu TNHS là

tất yếu Tuy nhiên, từ mức độ không giống nhau như trên đã phân tích, đòi hỏiNhà nước một mặt phải quy định tội phạm va TNHS đối với người phạm tội,

mặt khác phải có thái độ xử lý có phân biệt thể hiện chính sách hình sự củaNhà nước ta Xử lý có phân biệt phải được đặt ra trước hết trong Bộ luật, tạo cơ

sở cho các cơ quan áp dụng pháp luật xử lý các trường hợp phạm tội, có phânhóa trong thực tiễn (trong hoạt động xét xử, quyết định hình phạt) Nguyên tắc

phân hóa TNHS phải được cụ thể hóa trong hệ thống các quy phạm pháp luật,các chế định của luật hình sự ở cả phần chung và phần các tội phạm

Trang 23

Cá thể hóa hình phạt là “Làm cho hình phạt được tuyên phù hợp với tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhânthân người phạm tội cũng như hoàn cảnh phạm tội của họ” (6) Với nội dung

đó, cá thể hóa hình phạt được hiểu theo nghĩa hẹp là cá thể hóa trong quyết

định hình phạt Như vậy, cá thể hóa hình phạt chỉ phản ánh một khía cạnh, một

đòi hỏi của nguyên tắc phân hóa TNHS và cơ sở để cá thể hóa hình phạt chính

là việc phân hóa TNHS được nhà làm luật thể hiện trong Bộ luật Quyết địnhhình phạt có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực tế của hình phạt, việc đạt

được mục đích của hình phạt Do đó, quyết định hình phạt được coi là khâuquan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, mà trong quyết định hìnhphạt yêu cầu quan trọng nhất là cá thể hóa hình phạt đối vdi từng trường hợpphạm tội cụ thể và đối với từng người phạm tội cu thể Vì thế mà từ trước đếnnay, cá thể hóa hình phạt được coi là nguyên tắc mang tính đặc thù của luật

hình sự.

Qua những phân tích trên, chúng tôi thấy phân hóa TNHS và cá thể hóa

hình phạt là hai nguyên tắc có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó phân hóa

TNH§ có vai trò là cái chung, cái tổng thể, cá thể hóa hình phạt là cái riêng,

cái bộ phận Sự khác nhau của hai nguyên tắc này chỉ là 6 phạm vi và mức độ

thể hiện cụ thể do yêu cầu khách quan của việc sử dụng PLHS trong đấu tranh

phòng ngừa và chống tội phạm; do những đặc điểm của chế định quyết định

hình phạt quy định Thực tiễn cho thấy, không phải người phạm tội nào cũng

đều bị quyết định hình phạt, TNHS không phải chỉ được cụ thể bằng hình phạt,

mà còn được cụ thể bằng các biện pháp tư pháp khác như: giáo dục cải tạo tại

xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng

Tóm lại: Mối quan hệ chung giữa nguyên tắc phân hóa TNHS và cácnguyên tắc khác là thông qua việc thực hiện nguyên tắc phân hóa TNHS để

Trang 24

thực hiện nguyên tắc khác và việc thực hiện nguyên tắc phân hóa TNHS tạo cơ

sở để thực hiện các nguyên tắc khác Ngược lại, nguyên tắc phân hóa TNHS

được thực hiện như thế nào thì phải bám sát hay quán triệt các tư tưởng của các

nguyên tắc khác, như nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo

XHCN, nguyên tắc công bằng,

1.3 Nguyên tắc phân hóa TNHS trong PLHS Việt Nam trước BLHS

năm 1999,

PLHS XHCN với mục dich bảo vệ công bằng, bảo đảm quyển, lợi ích

hợp pháp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, những người làm chủ

xã hội, vì vậy đã xác định và thể hiện tốt các nguyên tắc của mình, trong đó có

nguyên tắc phân hóa TNHS

Trước BLHS năm 1985, tuy không được quy định trong một văn bảnPLHS thống nhất như một Bộ luật, nhưng qua các văn bản PLHS khác nhau đã

được ban hành quy định về tội phạm và hình phạt, các văn bản hướng dẫn và

giải thích việc áp dụng PLHS của Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện kiểm

sát nhân dân tối cao Tư tưởng phân hóa TNHS đã được thể hiện rõ nét.

Trong số các văn bản PLHS được ban hành từ năm 1955 — 1964, để trấn 4p và trừng trị những hành vi phản cách mạng là sắc lệnh số 267/ ngày

15/6/1956 Sắc lệnh này được ban hành nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển

kinh tế, văn hóa, xây dựng và cải tạo XHCN, trừng trị những âm mưu, hànhđộng phá hoại gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và của

nhân dân Trong sắc lệnh này, tư tưởng phân hóa TNHS cũng được thể hiện

cụ thể với việc quy định: nghiêm trị những người vì mục đích phá hoại màtrộm cắp, lãng phí, làm hỏng tài sản của Nhà nước, của Hợp tác xã và của

nhân dân (Điều 2), những người vì mục đích phá hoại mà tiết lộ, đánh cắp, mua

bán, do thám bí mật Nhà nước (Điều 3)

Trang 25

Ngày 30/10/1967 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trừngtrị các tội phản cách mạng, pháp lệnh này không những nên ra khái niệm về tội

phản cách mạng mà còn có sự phân biệt về đưỡng lối đối xử đối với loại tộinày một cách cụ thể, trong đó đề cao nguyên tắc trừng trị có phân hóa, như

nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố chống lại cách mạng, đồng

thời khoan hồng với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh lầm đường và những kẻ

thật thà hối cải, giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội

Trên cơ sở có sự phân hóa TNHS cũng như căn cứ vào khách thể bị xâm

hại, các tội trong pháp lệnh này được chia ra làm hai loại.

Thứ nhát: Đó là những tội đặc biệt nghiêm trọng, gồm 7 tội được quyđịnh từ Điều 3 đến Điều 9 (Tội phản bội Tổ quốc, Tội âm mưu lật đổ chính

quyền dân chủ nhân dân, Tội gián điệp, Tội xâm phạm an ninh, lãnh thổ, Tội

bạo loạn, Tội hoạt động phỉ, Tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách

mạng mà trốn ra nước ngoài) Đây là những tội trực tiếp xâm phạm an toàn đối

ngoại, an ninh của Nhà nước.

Thứ hai: Đó là những tội làm suy yếu chính quyền, lực lượng vũ trang,làm suy yếu chế độ XHCN, gồm 7 tội được quy định từ Điều 10 đến Điều 16

(Tội giết người, đánh người gây thương tích, bắt giữ người va doa giết người vìmục đích phản cách mạng, Tội phá hoại, Tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân,

Tội chống lại hoặc phá hoại việc thực hiện chính sách hoặc pháp luật của Nhà

nước, Tội phá rối trật tự an ninh, Tội tuyên truyền phản cách mạng, Tội phátrại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại, trốn tù) Ngoài ra, pháp lệnhcòn quy định hình phạt và những trường hợp cần xử nặng cũng như nhữngtrường hợp giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt (Điều 19, Điều 20)

Pháp lệnh trên đã thể hiện rõ tinh thần chủ động phòng và chống các tội

phan cách mang, song song với quá trình quy định những tội về chính trị

Trang 26

PLHS nước ta trong giai đoạn này còn có nhiệm vụ bảo đảm, bình ổn tình hìnhkinh tế để phát triển sản xuất, thực hiện kế hoạch Nhà nước Sắc luật19/4/1957, Nhà nước ta đã cấm chỉ mọi hoạt động đầu cơ Bên cạch đó, để bảo

vệ tài sản XHCN, ngày 21/10/1970 Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành pháp

lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN Pháp lệnh này thể hiện một

cách cụ thể sự phân hóa TNHS, trên cơ sé quán triệt chính sách hình sự của

Đảng và Nhà nước bằng việc quy định các tội phạm xâm phạm sở hữu XHCN

và hình phạt cũng như chính sách hinh sự đối với loại tội phạm này Pháp lệnhquy định 16 tội phạm cụ thể xâm phạm tới sở hữu XHCN, cũng như quy định

rõ đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với loại tội phạmnày trong thời kỳ phát triển của đất nước

Cùng với việc khẳng định nguyên tắc cơ bản là Nhà nước kiên quyết bao

vệ tài sản XHCN, coi tài sản XHCN là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được

xâm phạm, bất kỳ ai xâm phạm cũng phải được xử lý nghiêm minh Pháp lệnh

nay cũng quy định các biện pháp xử lý rất cụ thể, tuỳ theo tính chất, múc độ

nguy hiểm của tội phạm Pháp lệnh đã quy định nghiêm trị bọn lưu manh

chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn hoạt động có tổ chức, những tên cầm đầu,

những bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và bọn gây thiệt

hại nghiêm trọng Mặt khác, pháp lệnh cũng phân biệt rõ chính sách xử lý nhẹhoặc miễn hình phạt đối với kẻ tự thú, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi

thường thiệt hại đã gây ra.

Cùng với việc bảo vệ tài sản XHCN, ngày 21/10/1970 Uy ban thưởng vụ

Quốc hội đã ban hành pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tài sản công dân.Pháp lệnh này cũng thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối

với hành vi xâm phạm sé hữu của công dân, trên co sở có sự phân hóa TNHS

rõ nét Đối với từng tội có chính sách xử lý khác nhau, vẫn trên tinh thần

Trang 27

nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, phạm tội có tổ chức, lợi dụng chúc vụ quyền hạn để phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị

hại, xử lý nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những người tự thú, thật thà hối cải, tố

giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra (Điều 2).

Do tính chất của mỗi loại tài sản là khác nhau, nên chính sách xử lý đối

vói tội phạm xâm phạm tài sản công dân được Nhà nước quy định nhẹ hon sovới chính sách xử lý các tội xâm phạm tài sản XHCN Xét về cơ bản, đường lối

xử lý của Nhà nước ta đối với tội phạm trong giai đoạn này vẫn là nghiêm trịkết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo

Nguyên tắc phân hóa TNHS còn được thể hiện qua các quy định về hình phạt Mặc dù chưa được quy định tập trung và có hệ thống trong một văn bản

thống nhất, nhưng cũng đã hình thành một hệ thống hình phạt đa dạng về loại

hình và thể hiện mức độ nghiêm khắc khác nhau Hệ thống hình phạt bao gồm:

Hình phạt chính (Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, cảnh cáo); các hình

phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung (Quản chế từ 1 đến 5 năm,

phạt tiền); các hình phạt bổ sung (Tước một số quyền lợi của công dân, tịch thu

một phần hoặc toàn bộ tài sản, cư trú bắt buộc và cấm cư trú từ 1 đến 5 năm ) Các căn cứ quyết định hình phạt cũng đã được cụ thể hóa trong Điều

10 sắc luật số 03 ngày 15/3/1976, chính sách xử lý người chưa thành niên

phạm tội cũng được quy định rõ và có sự phân biệt múc độ về TNHS khác

nhau (Bản chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về xét xử các vụ án về người chưa

thành niên phạm tội, kèm theo công văn số 37/NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa

án nhân dân tôi cao).

Đến BLHS năm 1985, lần đầu tiên Nhà nước ta đã có một văn bản pháp

luật thống nhất mang tính pháp điển cao, quy định rõ ràng và đầy đủ cơ sé của

TNHS và sự phân hóa TNHS.

Trang 28

BLHS năm 1985 đã không chỉ đưa ra một định nghĩa về tội phạm (Điều

8) mà còn tiến hành phân loại tội phạm thành 2 loại: Tội nghiêm trọng và Tội

ít nghiêm trọng (Điều 8 khoản 1, 2) Trên cơ sở sự phân loại này, đã hình thành

đường lối xử lý có phân hóa của Nhà nước ta đối với từng loại tội, từng nhómngười phạm tội khác nhau (Điều 3 BLHS năm 1985)

Trên cơ sở qui định của Điều 3 và Điều 8 BLHS năm 1985 đã cụ thể hóanhiều quy định khác thuộc phần chung của Bộ luật như: Tuổi chịu TNHS, thờihiệu truy cứu TNHS, thời hiệu thi hành bản án, tái phạm nguy hiểm, xoá án

tích và cụ thể hóa TNHS trong phần các tội phạm cụ thể

Qua nghiên cứu BLHS năm 1985 cho thấy, mặc dù đã có sự phân loại

tội phạm thống nhất như trên nhưng việc phân biệt cụ thể giữa hành vi phạmtội với các vi phạm pháp luật khác chưa rõ ràng, hay nói cách khác ranh gidi giữa hành vi phạm tội với các vi phạm pháp luật khác chưa phân định được Vi

dụ, ngay từ Điều 8 BLHS năm 1985 đã quy định ( tính chất nguy hiểm cho

xã hội “không đáng kể” thì không phải là tội phạm và được xt lý bằng biện

pháp khác) Nhưng qua thực tế áp dụng PLHS thì để hiểu được như thế nào là

“đáng kể” và “không đáng kể” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đếnmất tính thống nhất cần có của pháp luật Còn trong các tội phạm cụ thể chưa

có sự “định lượng” được về hậu quả của tội phạm, để phân biệt với các vi phạm

pháp luật khác như; định lượng về tỉ lệ thương tật (Điều 101, Điều 109 ); định lượng về tài sản bị thiệt hai (các tội về sé hữu) Như vậy, cũng có thể nói việc áp dụng nguyên tắc phân hóa TNHS trong BLHS năm 1985 chưa triệt để,

thể hiện bằng những quy định trong Bộ luật còn mang tính khái quát, trừu

tượng Do vậy mà sự phân hóa TNHS chưa cao, dẫn đến việc áp dụng PLHS

còn gặp nhiều khó khăn

Trang 29

Mặt khác, cũng bằng những quy định thiếu cụ thể như trên mà có những

trường hợp bỏ lọt tội phạm và có những trường hợp hình sự hóa các quan hệhành chính, dân sự hay kinh tế khác

Trong BLHS năm 1985 qua 4 lần sửa đổi, đã có được một hệ thống hìnhphạt tương đối đa dạng, từ khái niệm hình phạt qui định tại Điều 26 đến hàng

loạt các hình phạt cụ thể qui định tại các Điều 29, 30, 31 40, phù hợp với tìnhhình chính trị, kinh tế, xã hội lúc bấy giờ Hệ thống hình phạt trong BLHS năm

1985, xét về bản chất vẫn chưa có sự thống nhất, logic về lý luận Ví dụ, hìnhphạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và cải tạo không giam giữ hoặc về

hình phạt tiền (Điều 23 BLHS năm 1985), quy định hình phạt tiền vừa được

quy định là hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung, nhưngtrong phần các tội phạm thì hình phạt tiền chỉ được quy định là hình phạt chínhđối vói một số rất ít các tội phạm cụ thể, nhưng cũng không xác định mức phạttối thiểu cũng như hình thúc nộp phạt

Về chế tài của các tội cụ thể còn nhiều điều luật chỉ có một khung hìnhphạt; ví dụ, trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân

phẩm, đó là các tội như; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chínhđáng (Điều 102); Tội bức tử (Điều 105); Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự

sát (Điều 106)

Khoảng cách quy định giữa mức tối đa và tối thiểu của một khung hìnhphạt tương đối rộng (từ 9 đến 10 năm), quy định như vậy có thể tạo cho Tòa ánkhả năng lựa chọn phù hợp, nhưng mặt khác cũng dễ bị lạm dụng dẫn đến

không dam bảo mục dich của phân hóa TNHS.

BLHS năm 1985 tiếp tục phân hóa TNHS và thể hiện triệt để chính sách

xử lý có phân biệt các đối tượng phạm tội và các loại tội phạm, chính sáchnghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo của

Trang 30

Nhà nước ta, đồng thời có sự tin tưởng vào khả năng cải tạo giáo dục của con

người, điều này được thể hiện rõ tại Điều 3 BLHS năm 1985: Mọi hành vi

phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo

đúng pháp luật Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm dau, lưu manh, côn đồ, tái phạm,

kẻ biến chất, sa đoạ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, ké phạm tội có

tổ chức, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, that

thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bởi thường thiệt hại gây ra Đối với người lần đầu phạm tội it

nghiêm trọng và đã hối cải thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù,giao họ cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc gia đình giám sát, giáo dục

Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam,

phải lao động, cải tạo để trở thành người công dân có ích cho xã hội Nếu họ có

nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt Đối với người đã chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh sống lương thiện; khi

họ có đủ điều kiện do luật định thì xoá án

Qua thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đòi hỏi những

quy định của PLHS phải luôn được hoàn thiện hơn đối phó được với diễn biến mới của tình hình tội phạm Để đáp ứng những đòi hỏi thực tế đó, BLHS năm

1985 đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung Mặc dù đã được sửa đổi và bổ sung nhiều

lần như vậy nhưng do sự bổ sung đó chưa toàn diện, còn cục bộ nên BLHS vẫn

bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có thể kể là sự phân hóa TNHS chưa triệt để Cụ

thể là việc phân tội phạm thành hai loại là Tội nghiêm trọng và Tội ít nghiêm

trọng (Khoản 2 Điều 8) là quá khái quát dẫn đến tinh trang có những trường

hợp thuộc cùng một loại tội có các mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau

nhưng lại chưa có sự phân hóa cao, trong quy định về TNHS và quyết định

hình phạt với các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường

hợp người chưa thành niên phạm tội; nhiều chế tài được quy định còn thiếu sự

Trang 31

tương xứng với với tính chất và múc độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hình

phạt tù có thời hạn còn được quy định đối với quá nhiều tội Nghiên cứu BLHS

năm 1985 cho thấy hầu như 100% chế tài quy định cho các tội phạm có hình

phạt tù, trong khi đó cho không ít tội phạm xét cả về mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung không cần thiết phải quy định hình phạt tù Các hình phạt nhẹ như cải tạo không giam giữ, phạt tiền chưa thực sự có vị trí

trong hệ thống hình phạt trong BLHS năm 1985, từ đó làm hạn chế khả năng

cá thể hóa hình phạt của Tòa án khi áp dụng PLHS Do vậy, phải tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân hóa TNHS 6 mức cao hơn, toàn diện và cụ thể hơn, tạo

cơ sở cần thiết cho việc áp dụng hình phạt khi quyết định hình phạt đảm bảo

được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt

Trang 32

CHƯƠNG II

SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC PHÂN HÓA TNHS TRONG

BLHS VIỆT NAM NĂM 1999

Trên cơ sỏ nhận thức chung nhất về Nguyên tắc phân hóa TNHS như đã

- trình bay và phân tích 6 Chương I, để thấy được sự tham gia của nguyên tắc

phân hóa TNHS trong việc xây dựng các quy định của BLHS năm 1999, do

vậy làm rõ sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong BLHS năm 1999

là hết sức cần thiết

Cùng với quá trình đổi moi của đất nước trên mọi phương diện và ỏ mọi

lĩnh vực, BLHS năm 1985 là bộ luật đầu tiên được pháp điển hóa sau khi dat

nước ta thống nhất, đã bộc lộ rõ những bất cập của mình so với các yêu cầu đặt

ra trong giai đoạn phát triển mới của đất nước BLHS năm 1999 ra đời nhằm

khắc phục những bất cập đó

Trong BLHS năm 1999, nguyên tắc phân hóa TNHS tuy không được

quy định một cách cụ thể tại một điều luật nào ở cả phần chung và các tội

phạm, nhưng qua nghiên cúu BLHS năm 1999 cho thấy tinh thần của nguyên

tắc phân hóa TNHS được thể hiện rõ ràng hơn so với BLHS năm 1985.Nguyên tắc phân hóa TNHS không chỉ được thể hiện khái quát trong qui định

của Điều 3 BLHS năm 1999 (về nguyên tắc xử lý) mà còn được cụ thể hóa

trong hầu hết các qui định của BLHS năm 1999,

H1 Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong quy định về

tội phạm và phân loại tội phạm.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ không được PLHS bảo vệ,

xuất phát từ việc họ bị coi như một tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô vì

Trang 33

thế mà tất cá hành vi xâm phạm đến nô lệ ngay cả hành vi nghiêm trọng nhất,xâm phạm tới tính mạng, thân thể của nô lệ do chủ nô thực hiện cũng không bị

coi là tội phạm.

Trong xã hội phong kiến, bất kỳ một hành vi nào của nông nô dù là xâmphạm một cách không đáng kể đến đặc quyền của giai cấp phong kiến đều bị

coi là tội phạm.

Trong nhà nước Tư sản, PLHS của nhà nước Tư sản mặc dù dựa trên

nguyên tắc bình đẳng, nhưng thực chất đó là sự bình đẳng hình thức, luật hình

sự Tư san được sử dụng để đàn áp tất cả những ai có hành vi xâm phạm nền

thống trị của giai cấp Tư sản

Trong nhà nước XHCN, tất cả những hành vi gây thiệt hại cho lợi ích

của nhân dân lao động (chiếm phần lón dân cư trong xã hội) đều bị coi là tộiphạm Do vậy, các quy phạm PLHS là sự thể hiện ý chí của nhân dân lao động

Khác với pháp luật Tu san, pháp luật XHCN không che dấu bản chất

giai cấp của tội phạm, mà nó thừa nhận công khai rằng tội phạm là những hành

vi xâm phạm đến lợi ích của nhân dân lao động PLHS nước ta trên cơ sở kế

thừa sự phát triển của PLHS XHCN Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: Tội

phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có

năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế

độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi

ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

tự do, tài san, các quyền, lợi ich hợp pháp khác của công dân, xâm phạm nhữnglĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Như vậy, Điều 8 dã xuất phát từ góc độ khoa học pháp lý hình sự đưa ra

Trang 34

định nghĩa về tội phạm bao gồm những đặc diém: Tội phạm là hành vi nguy

hiểm cho xã hội; do người có năng lực TNHS thực hiện; có lỗi; trái PLHS

PLHS nước ta đã lấy hành vi của người phạm tội làm căn cứ cho việc

quy định tội phạm, điều này có ý nghĩa nguyên tắc, nó thể hiện phạm vi tác

động của luật hình sự Về vấn đề này C.Mác viết “ chỉ theo mức độ tôi tự

biểu hiện ra, theo mức độ tôi bước vào lĩnh vực thực tế thì mới bước vào phạm

vi nằm dưới quyền lực của nhà lập pháp Ngoài những hành vi của minh ra tôi

hoàn toàn không tổn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó Những hành vi của tôi, đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm

với pháp luật, bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tôn tại,

quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật

hiện hành” (7) Để thấy được sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS đối

với việc quy định và phân loại tội phạm, yêu cầu cần phân biệt rõ gidi hạn giữa

hành vi bị coi là tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, hoặc hành vi không

phải là tội phạm như hành vi gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính

đáng, hành vi gây thiệt hại trong tinh thế cấp thiết

II.1.1 Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong phân biệt

tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Lý luận hình sự Việt Nam đã đưa ra nguyên tắc trách nhiệm đối với

hành vi Một người chịu TNHS không phải vì nhân thân của họ mà vì họ đã

thực hiện hành vi mà cả xã hội lên án, đó là những hành vi nguy hiểm cho xã

hội, trái PLHS, có lỗi và do vậy phải có tính chịu hình phạt Kế thừa lý luận

hình sự đó BLHS năm 1999 tại Điều 2 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội

đã được luật hình sự quy định mdi phải chịu TNHS ” Quy định này bao hàm

hai nội dung Thú nhất, chỉ người nào phạm tội mdi phải chịu TNHS, cũng có

nghĩa là bất kỳ ai phạm tội cũng phải chịu TNHS Thứ hai, tội phạm đó phải

Trang 35

được BLHS quy định.

Do đó, TNHS là sự phan ứng của Nhà nước đối với hành vi cụ thể nguy

hiểm cho xã hội, trái PLHS, có lỗi Tội phạm là cơ sở của TNHS, hành vi có

thể bị coi là tội phạm nếu như các dấu hiệu của nó được quy định trong BLHS

Qua nội dung Điều 2 và Điều 8 BLHS năm 1999 có thể khẳng định rang 4 đặc

điểm trên cũng là co sở để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm phápluật khác (hành vi không phải là tội phạm).

Vi phạm pháp luật là hành vi của con người trái với quy định của pháp

luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Do

những đặc điểm đó nên tất cả các vi phạm pháp luật đều là các hành vi nguy

hiểm cho xã hội Như vậy, nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính của tất cả các vi

phạm pháp luật VI phạm pháp luật rất đa dạng, tuỳ theo các quy phạm pháp

luật bị xâm hại mà có các vi phạm pháp luật khác nhau (vi phạm pháp luật dân

sự, kinh tế, hành chính, hình sự)

Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xét về bản chất đều là các hành

vi nguy hiểm cho xã hội bởi lẽ chúng đều là các vi phạm pháp luật Tuy nhiên,

giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng có những điểm khác nhau

như về chủ thể, hậu quả pháp lý, hình thúc pháp lý quy định chúng, về mức độ

? ~ ne

nguy hiểm cho xã hội.

Phân biệt một cách rõ ràng nhất về tính chất giữa tội phạm và các vi

phạm pháp luật khác, đó là sự phân biệt dựa trên sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội Sự khác nhau đó quyết định sự khác biệt về hậu quả

pháp lý, hình thức pháp lý quy định Chính vì vậy Nhà nước buộc người phạm

tội phải chịu trách nhiệm pháp lý về hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có tính

nghiêm khắc nhất

Trang 36

Luật hình sự Việt Nam đã dựa trên cơ sở sự khác nhau về mức độ củatính nguy hiểm cho xã hội để phân định tội phạm với các vi phạm pháp luậtkhác Khoản 3 Điều § BLHS năm 1999 đã quy định: “Những hành vi tuy códấu hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thìkhông phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

Như vậy, nguy hiểm “đáng kể” hay “không đáng kể” là ranh giới giữatội phạm và các vi phạm pháp luật khác Song, “đáng kể” hay “không đáng kể”

là khái niệm trừu tượng có tính khái quát Do vậy, vấn đề quan trọng đặt ra làphải cụ thể hóa ranh giới này, để có thể dễ dàng nhận biết hành vi như thế nào

là tội phạm hoặc chỉ là các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm.

Đây là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được cụ thể hóa ở nhiều mức độ khácnhau như ở lập pháp, giải thích và áp dụng pháp luật, nhưng sự phân định trong

lĩnh vực lập pháp là đặc biệt quan trọng, bởi nó tạo gidi hạn pháp lý cho sự phân định trong hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật Tội phạm phải được

luật quy định một cách rõ ràng, hạn chế thấp nhất sự tuỳ tiện xác định tội phạm

của người áp dụng luật.

Để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là “đáng ké” hay

không “đáng kể” và qua đó xác định là tội phạm hay vi phạm pháp luật khác,trong hoạt động lập pháp, giải thích và áp dụng luật đều phải dựa trên cơ sởnhất định, như tính chất và mức độ thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội, mức

độ lỗi, tính chất của thủ đoạn tội phạm

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như mọi hành vi vi phạmpháp luật khác đều do các điều kiện chính trị - xã hội ở trong mỗi giai đoạnlịch sử quyết định, nó thay đổi mỗi khi các điều kiện đó có sự biến đổi Vì vậy,ranh gidi để phân định tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng không cốđịnh mà có sự biến đổi tuỳ theo tình hình thực tế Bên cạnh những hành vi ma

Trang 37

khi xẩy ra luôn luôn được xác định là tội phạm như hành vi giết người, cướp tài

sản, hiếp dâm thì có rất nhiều hành vi trong một hoàn cảnh và thời gian này

bị coi là tội phạm nhưng trong một hoàn cảnh và thời gian khác lại không phải

tội phạm hoặc ngược lại Sự thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội của tội

phạm và các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi sự phân định tội phạm VỚI Các

vi phạm pháp luật khác phải căn cứ vào tình hình thực tế, phải luôn có sự điều

chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế

Sự phân định tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác tạo cơ sởcho việc áp dụng những hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau, hay nói khác

đi phải từ việc phân biệt hành vi bị coi là tội phạm và các hành vi vi phạm

pháp luật khác mới di dến quyết định biện pháp xử lý phù hợp (như xử lý bằnghành chính, dân sự, kỷ luật hay hình sự), xử lý có phân hóa

Như vậy, 6 mức độ khái quát nhất nguyên tắc phân hóa TNHS thể hiện 6

việc cần phân biệt rõ giói hạn của hành vi bị coi là tội phạm với hành vi vi

phạm pháp luật khác Nếu không xác định rõ hành vi bị coi là tội phạm thì có

thể dẫn đến trường hợp là những hành vi chưa đến mức độ coi là tội phạm

nhưng lại bị coi là tội phạm và bị truy cứu TNHS và ngược lại, co những hành

vi đã đến mức bị coi là tội phạm nhưng lại không bi coi là tội phạm mà bị xử

phạt hành chính , dễ dẫn đến xử oan, xử sai hoặc bở lọt tội phạm

Về mặt lý luận, khi tội phạm hóa (quy định tội phạm) hay phi tội phạm

hóa (loại bổ hay không quy dinh tội phạm) phải căn cú vào việc đánh giá đúng

những biến đổi về mọi mặt: kinh tế, chính trị- xã hội, đạo đúc, Tu đó vạch

ra một cách đúng đắn và chính xác các quan hệ xã hội nào cần được bảo vệ và

bảo vệ 6 mức độ nào của PLHS Điều này càng quan trọng với bối cảnh của

Nhà nước ta hiện nay, một xã hội đang trong quá trinh chuyển đổi, từ cơ chế kế

hoạch hóa tập trung, sang một xã hội xây dựng nền kinh tế thị trường, định

Trang 38

hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền, một xã hội đang thực hiện sựhội nhập khu vực và tham gia quá trình toàn cầu hóa, tiến hành công nghiệp

hóa hiện dại hóa đất nước So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã có

bước phát triển hơn trong việc thể hiện nguyên tắc phân hóa TNHS

Trước tiên, với việc quy định và phân loại tội phạm, bằng những quyđịnh của mình BLHS năm 1999 đã xác định rõ hơn về giới hạn giữa hành vi

phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật khác thông qua việc quy định nhiều tội

phạm mới và quy định rõ hơn các dấu hiệu định tội để qua đó phân biệt rõ rằnghơn tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Cụ thể là:

Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã quy định nhiều CTTP mới, đấp ứng yêucầu đấu tranh với những loại hành vi nguy hiểm mdi, để bảo vệ nền kinh tế - xã

hội trong giai đoạn mới, mà trước đây BLHS năm 1985 chưa quy định thành

tội phạm, như Tội quảng cáo gian đối (Điều 168); Tội vi phạm quy định về cấpvăn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm quyền

sé hữu công nghiệp (Điều 171); Tội sử dụng trái phép quỹ dự tru bổ sung vốnđiều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178); Tội vi phạm quy định về cho vay

trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179); Tội tạo ra và lan truyền,

phát tán các chương trình vi rút tin học (Điều 224); Tội vi phạm các quy định

về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225); Tội hợppháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (Điều 251) Điều đó cũng chúng tỏ

sự phân hóa TNHS bằng việc quy định cụ thể và kịp thời các điều luật về các

tội phạm mdi, để giúp phân biệt những hành vi phạm tội thuộc các lĩnh vực

trên với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đó, nhưng không nguy

hiểm cho xã hội một cách đáng kể và không phải là tội phạm

Nhiều CTTP mdi được tách ra từ một CTTP như từ Điều 101 BLHS năm

1985 được tách ra thành 3 điều của BLHS năm 1999: Tội giết người (Điều 93),

Trang 39

Tội giết con mới đẻ (Điều 94), Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh (Điều 95) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻcủa người khác (Điều 109 BLHS năm 1985), được tách ra thành 3 điều trongBLHS năm 1999, đó là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ củangười khác (Điều 104); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻcủa người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105); Tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quágidi hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106).

Thứ hai, cùng với việc quy định các CTTP mdi và tách thành nhiềuCTTP riêng từ một CTTP chung ở một số tội phạm với mục đích để phân định

rõ ràng hơn giữa hành vi phạm tội với vi phạm pháp luật khác, thể hiện sự phân hóa TNHS cao hon là việc loại bỏ ra khỏi BLHS năm 1999 những hành vi

trước được quy định trong BLHS năm 1985 bị coi là tội phạm, nhưng trong

hoàn cảnh mới không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, không cần tiếp tục phải

bị xử lý bằng biện pháp hình sự nữa mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác

phù hợp hơn Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ lao động công ích (Điều 208); Tội làm trái hoặc cản trỏ việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích (Điều 209); Tội

vi phạm các quy định về bảo vệ va sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam,

thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 216) BLHS năm 1985

Thứ ba, dé phân biệt rõ hành vi phạm tội với các vi phạm pháp luật khác

cũng như căn cứ vào những thiệt hại cụ thể để xác định TNHS tương ứng,BLHS năm 1999 đã quy định những dấu hiệu định lượng cụ thể của nhiều tộiphạm (lượng hóa) Đó là dấu hiệu CTTP phan ánh mức độ thương tích hoặc

mức độ tổn hại cho sức khoẻ của con người, chẳng hạn, Điều 104 BLHS năm

1999 đã quy định “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%

Trang 40

nhưng thuộc các trường họp sau dây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba

năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm ”; Điều 105 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khoẻ của người khác trong trang thái tinh thần bị

kích động mạnh) quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% trong trạng

thái thần kinh bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiệm trọng của

nạn nhân đối với người đó thi ”) Dấu hiệu định lượng mức độ thương tích

còn được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt tại các điều

luật khác trong BLHS năm 1999 như tại các Điều 107, 108, 111, 112, 133, 134 Dấu hiệu định lượng thiệt hại về vật chất được quy định ở hàng loạt các

điều luật về các tội xâm phạm về sổ hữu như tại Điều 137, 138, 139 cho đến Điều 145 Dấu hiệu định lượng về chất ma tuý được quy định 6 hầu hết các điều luật quy định về các tội phạm về ma tuý từ Điều 193 đến Điều 201 BLHSnăm 1999,

Trong CTTP cơ bản của nhiều tội thuộc các nhóm tội khác nhau, các dấu hiệu định lượng nêu trên làm căn cứ để phân biệt ngay từ trong luật, hành

vi bị coi là tội phạm với các vi phạm pháp luật khác cũng như phân biệt CTTP

cơ bản với CTTP tăng nặng của nhiều tội phạm Các dấu hiệu CTTP được Bộ

luật mô tả rõ ràng, cụ thé tạo điều kiện để xác định một hành vi có CTTP hay

không, nếu có là tội phạm nào Do vậy, dựa ngay vào quy định của BLHS,

người ấp dụng pháp luật (người làm công tác xác định tội danh) có thể xác định

đúng tội danh mà không nhất thiết phải có thêm văn bản giải thích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Sự phân biệt rõ ràng của BLHS năm 1999 so với

BLHS năm 1985 còn được thể hiện qua việc quy định các dấu hiệu: đã bị kết

án, đã bị xử phạt hành chính, đã bị xử lý kỷ luật là dấu hiệu bắt buộc của nhiều

CTTP Ví dụ, Điều 159 (Tội kinh doanh trái phép), tại khoản 1 điểm a quy định “ đã bị xu phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w