1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Liên hệ thực tiễn tình huống quản trị rủi ro của công ty Lotteria Việt Nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI:Quản trị rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụăn uống Liên hệ thực tiễn tình huống quản trị rủi ro của công ty

Lotteria Việt Nam

Nhóm thực hiện: 03

Giáo viên hướng dẫn: Đào Hồng HạnhLớp học phần: 232_BMGM0411_04

Trang 2

Hà Nội, 2023

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một thị trường dịch vụ như ngành ẩm thực, việc quản lý chất lượng sảnphẩm và dịch vụ là điều vô cùng quan trọng để duy trì lòng tin của khách hàng Tuynhiên, đôi khi, các tình huống không mong muốn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đếnuy tín của doanh nghiệp Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc nhậndạng, phân tích, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong tình huống cụ thể của Công ty LotteriaViệt Nam, chúng ta sẽ đào sâu vào sự việc đã xảy ra tại chi nhánh Lotteria - Sense Cityở Cần Thơ, nơi một khách hàng phát hiện một phiếu gửi xe nhỏ trong miếng gà rán màhọ đã đặt mua Bài thảo luận của chúng tôi sẽ tập trung vào việc phân tích các yếu tốrủi ro mà sự cố này mang lại cho Công ty Lotteria, cũng như đề xuất các biện phápkhắc phục và ngăn chặn để đảm bảo rằng tương lai của công ty không bị ảnh hưởngtiêu cực bởi các tình huống tương tự

Trang 3

Trường Đại học Thương Mại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt NamMã lớp HP: 232_BMGM0411_04 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

I.Thành phần tham dự:

Các thành viên nhóm 3:1.Hà Thị Ngọc Hà

2.Nguyễn Thị Hồng Hạnh3.Tạ Minh Đức

4 Bùi Tuấn Đạt5 Vũ Thị Minh Hạnh6 Nguyễn Thị Đức7 Nguyễn Văn Đức8 Nguyễn Thị Duyên9 Nguyễn Thị Hằng10 Lại Thị Thu Hà

II Mục tiêu:

1.Nhóm trưởng lấy ý kiến, phân chia công việc cho các thành viên

Trang 4

trong nhóm cho bài thảo luận.2.Nhóm trưởng gia hạn deadline công việc.

III.Nội dung công việc:

1 Thời gian: 21h 02/03/20242 Nhiệm vụ chung của cả nhóm:

- Tham gia chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc nhóm cho bài thảo luận.

IV.Đánh giá:

- Các thành viên hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được phân công, trong quá trình làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhiệt tình, tích cực đóng góp.- Tham gia, có mặt đầy đủ.

Nhóm trưởng

Trang 5

Trường Đại học Thương Mại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt NamMã lớp HP: 232_BMGM0411_04 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2

I Thành phần tham dự:

Các thành viên nhóm 3:1.Hà Thị Ngọc Hà

2.Nguyễn Thị Hồng Hạnh3.Tạ Minh Đức

4 Bùi Tuấn Đạt5 Vũ Thị Minh Hạnh6 Nguyễn Thị Đức7 Nguyễn Văn Đức8 Nguyễn Thị Duyên9 Nguyễn Thị Hằng10 Lại Thị Thu Hà

- Tham gia chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc nhóm cho bài thảo luận.

- Tham gia thuyết trình.

IV Đánh giá:

Trang 6

- Các thành viên hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được phân công, trong quá trình làm việc nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhiệt tình, tích cực đóng góp.

- Tham gia, có mặt đầy đủ.

BẢNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Nhóm trưởng

Hà Thị Ngọc Hà (Thư kí) word + II.2.1 + II 2.2 Hoàn thành tốt nhiệm vụNguyễn Thị Hồng Hạnh Thuyết trình + I.2.4.Tài

trợ rủi ro Hoàn thành tốt nhiệm vụTạ Minh Đức Thuyết trình + Đánh giá

và nhận xét

Chưa hoàn thành tốt nhiệm vụBùi Tuấn Đạt I.2.1.Nhận dạng rủi ro

I.2.2 Phân tích rủi roI.2.3 Kiểm soát rủi ro

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Vũ Thị Minh Hạnh

Giới thiệu công ty

Lotteria Việt Nam Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nguyễn Thị Đức II.2.3 + II 2.4 Hoàn thành tốt nhiệm vụNguyễn Văn Đức I.1 + thuyết trình Hoàn thành tốt

nhiệm vụNguyễn Thị Duyên (NT) ppt + mở đầu và kết luận Hoàn thành tốt

nhiệm vụNguyễn Thị Hằng Các nguyên tắc của quản

trị rủi ro + II.2.3 + II 2.4

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Lại Thị Thu Hà II.2.1 + II 2.2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nhóm trưởng

Trang 7

1.2 Vai trò của quản trị rủi ro

Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi làchức năng tất yếu của quản trị tổ chức/ doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản:

Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro tronghoạt động của tổ chức/doanh nghiệp; tạo dựng môi trường bên trong và môi trường bênngoài an toàn cho tổ chức/ doanh nghiệp.

Thứ hai, hạn chế, xử lý cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốnkhi rủi ro xảy ra (mà tổ chức/doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp tổ chức/doanhnghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng, hiệu quả kinh doanh.

Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra, tổchức triển khai các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chính sách kinhdoanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biển “cái rùi" thành "cải may" nhâm sử dụngtối ưu các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động, trong kinh doanh.

2 Các nội dung của quá trình quản trị rủi ro2.1 Nhận dạng rủi ro.

Trang 8

- Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống cácrủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tầm quan trọng:

+ Là cơ sở, tiền đề để triển khai các bước tiếp theo+ Là cơ sở để xây dựng ma trận rủi ro và mức độ ưu tiên+ Tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh

+ Nắm bắt được cơ hội và lợi ích- Cơ sở của nhận dạng rủi ro:

+ Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được tiếp cận từ cácyếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp

*Mối hiểm hoạ: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất vàmức độ của rủi ro suy tính (hiểm hoạ vật chất, hiểm hoạ tinh thần, hiểm hoạ đạo đức)

*Mối nguy hiểm: các nguyên nhân của tổn thất (mối nguy hiểm tự có - khách quan,mối nguy hiểm do con người tạo ra - chủ quan)

 Mối hiểm họa + mối nguy hiểm (tương tác với nhau) tạo ra nguy cơ rủi ro tổn thất: làcác đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất

+ Đối tượng chịu rủi ro: có thể là tài sản hoặc nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nguy cơ rủi ro tài sản (hữu hình và vô hình): Khả năng tổn thất về tài sản vật chất(hữu hình: động sản, bất động sản; vô hình: thương hiệu, quyền tác giả,…), tài sản tàichính (cổ phiếu, trái phiếu)

Nguy cơ rủi ro nhân lực: Khả năng tổn thất liên quan đến tai nạn cá nhân, nhân sự củamột tổ chức

Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: Khả năng tổn thất có thể xảy ra có liên quanđến các vấn đề pháp lý (kiện tụng)

- Phương pháp nhận dạng rủi ro:+ Phương pháp cụ thể:

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bản báo cáo hoạt động kinhdoanh, bản dự thảo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổ trợ khác,

Trang 9

nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp về tài sản, tráchnhiệm pháp lý và nhân lực.

Phương pháp sơ đồ: Phương pháp mô hình hóa để nhận dạng rủi ro Trên cơ sởxây dựng một hay một dãy sơ đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụthể, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, nhà quản trị có điều kiện phân tích nguyên nhân,liệt kê tổn thất cụ thể trong sơ đồ.

Phương pháp thanh tra hiện trường: Quan sát trực tiếp tổng thể và các hoạt độngdiễn ra ở mỗi đơn vị, bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu các mốihiểm hoạ, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.

Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: Nhà quản trị có thểnhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và bộ phận kháctrong doanh nghiệp; hoặc thông qua hệ thống không chính thức.

Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài: Thông qua sự tiếp xúc, traođổi, bàn luận với các cá nhân tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, có mối quan hệ với doanhnghiệp

Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ: Bằng cách tham khảo hồ sơđược lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướngcủa tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.

Phương pháp phân tích hợp đồng: Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trongcác hợp đồng, phát hiện những sai sót, nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.Khi phân tích hợp đồng, nhà quản trị cần chú ý đến cả 2 nhóm rủi ro là rủi ro trong kí kếtvà rủi ro trong thực hiện hợp đồng.

+ Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặtra trong các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng vàxử lý các đối tượng rủi ro Xây dựng bảng liệt kê để liệt kê các tổn thất tiềm năng (có thểxuất hiện trong tương lai)

- Chú ý khi nhận dạng rủi ro:

+ Không nên chỉ sử dụng một phương pháp, cần kết hợp các phương pháp nhận dạng+ Việc nhận dạng rủi ro phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống

Trang 10

+ Chú ý đến các tổn thất bất thường/ các rủi ro chỉ xảy ra một lần duy nhất

2.2 Phân tích rủi ro.

- Khái niệm: là quá trình nghiên cứu những hiểm hoạ, xác định nguyên nhân gây ra rủi rovà phân tích tổn thất

- Nội dung của phân tích rủi ro:+ Phân tích hiểm hoạ:

Tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mứcđộ tổn thất khi rủi ro xảy ra

Có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để pháthiện ra mối hiểm hoạ

+ Phân tích nguyên nhân:

Nhóm nguyên nhân liên quan đến con ngườiNhóm nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật

Nhóm nguyên nhân một phần do kỹ thuật một phần do con người+ Phân tích tổn thất:

Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra đểdự đoán những tổn thất sẽ xảy ra

Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có.Triển khai: (1) Một mạng lưới các nguồn thông tin, (2) Các mẫu báo cáo tai nạn và suýtxảy ra tai nạn

- Các phương pháp phân tích rủi ro:+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm+ Phương pháp xác suất thống kê+ Phương pháp phân tích cảm quan+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động

2.3 Kiểm soát rủi ro:

Trang 11

- Khái niệm: là hoạt động liên qua đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật,công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quátrình hoạt động của tổ chức

- Tầm quan trọng: Tăng độ an toàn, giảm chi phí và hạn chế tổn thất, tăng uy tín củadoanh nghiệp và tận dụng được cơ hội

- Các biện pháp kiểm soát rủi ro:

Ngănngừa rủi

Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp tấn công vào các rủi robằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tấn suất tổn thất)hoặc bằng cách giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra

Vai trò: làm giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàntoàn

Biện pháp ngăn ngừa rủi ro:

- Thay thế hoặc sửa đổi mối nguy hiểm

- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối hiểm hoạ tồn tại

- Can thiệp và quy trình tác động lẫn nhau giữa mối nguy hiểm và môitrường

Chuyểngiao rủi

Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khácnhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro.

Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng 2 cách:

- Chuyển tài sản và hoạt động rủi ro đến một người hay một nhóm ngườikhác

- Chuyến giao bằng hợp đồng giao ước, chỉ chuyển giao rủi ro khôngchuyển giao tài sản và hoạt động của nó liên quan đến người nhận rủi ro.Giảm

thiểu rủiro

Giảm thiểu rủi ro là việc sử dụng các biện pháp tấn công vào các rủi robằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (giảm nhẹ nghiêmtrọng của tổn thất)

Vai trò:

Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm

Trang 12

mức độ thiệt hại (ảnh hưởng của rủi ro đã xuất hiện có thể tối thiểu hoá)Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thấtđã xảy ra Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thấtnào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện phápnày là giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất

Biện pháp giảm thiểu:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro- Dự phòng

Chấpnhận rủi

Chấp nhận rủi ro là hình thức doanh nghiệp giữ lại rủi ro (doanh nghiệpxác định được rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng sau khi tiến hànhnhận dạng và phân tích rủi ro những giữ lại và chấp nhận rủi ro)

Chấp nhận rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận, không phải là chấpnhận rủi ro một cách liều lĩnh

Phân tánvà chia sẻ

rủi ro

Phân tán chia sẻ rủi ro là việc tiến hành giảm thiểu thông qua việc đónggóp các nguồn lực và các bên (tham gia đóng góp) cùng nhau chia sẻ rủiro

Chia sẻ có nghĩa là các bên khác nhau chia sẻ rủi ro với cùng một kế hoạchkinh doanh, do đó phân chia các rủi ro với nhau.

Mục đích phân tán và chia sẻ rủi ro là làm giảm tốn thất do một loại rủi ronào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đông thời mà mộtbiến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro và phân tích rủi ro:

Phân tích rủi ro là việc phân tích tỉ mỉ và có kiểm chứng một tiến trình mà thông quađó, doanh nghiệp có thế có được những lợi ích hay bị tổn thất khi rủi ro xảy ra Vì vậy,kết quả của việc phân tích có thế ảnh hưởng đến việc sử dụng đúng đắn các biện phápkiểm soát rủi ro Hay nói cách khác, phân tích rúi ro là cơ sở để áp dụng các biện phápkiểm soát rủi ro.

2.4 Tài trợ rủi ro.

Trang 13

- Khái niệm:

Tài trợ rủi ro là hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồnlực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng chonhững chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tíchcực

- Các biện pháp tài trợ rủi ro:

Các nhà quản trị rủi ro phải có kế hoạch huy động các nguồn lực, trong đó có nguồnlực tài chính để đối phó với rủi ro Các biện pháp tài trợ rủi ro có thể phân thành hai loại:tự tài trợ ( hay là lưu giữ tổn thất) và chuyển giao tài trợ (hay là chuyển giao tổn thất).Việc phân loại này là dựa trên cơ sở nguồn chi phí để tài trợ cho việc khắc phục hậu quảvà bù đắp tổn thất.

+ Tự tài trợ

Tự tài trợ (hay là lưu giữ tổn thất) là 1 phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro (khắcphục hậu quả khi rủi ro xảy ra) Đây là phương pháp mà theo đó, doanh nghiệp nếu bịtổn thất khi rủi ro xảy ra phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất Nguồn tài chínhđó có thể là nguồn tự có của doanh nghiệp hoặc nguồn vay mượn mà doanh nghiệp phảicó trách nhiệm hoàn trả Tự tài trợ rủi ro có thể chia thành tự tài trợ có kế hoạch (chủđộng) và tự tài trợ không có kế hoạch (thụ động).

Tài trợ có kế hoạch (chủ động) được coi là có kế hoạch (chủ động) khi nhà quản trịrủi ro xem xét các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và quyết định không chuyển giaotổn thất tiềm năng.

Tự tài trợ không có kế hoạch (thụ động) : khi nhà quản trị rủi ro không nhận ra rủiro và không cố gắng xử lý rủi ro đó, cho nên mặc nhiên doanh nghiệp đã chọn biện pháplưu giữ tổn thất (tự tài trợ) Trong thực tế các doanh nghiệp khó có thể nhận dạng đượchết các rủi ro (và có nghĩa là nhận biết hết các tổn thất tiềm năng về tài sản, nhân lực…)nên các tổn thất này được lưu giữ một cách thụ động (không có kế hoạch).

+ Chuyển giao tài trợ

Trang 14

Chuyển giao tài trợ rủi ro là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bùđắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện chuyển giao tài trợ có thể thực hiện thông qua bảo hiểmhoặc bằng chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm.

Chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm: là một hình thức chuyển giao tài trợ rủiro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác 1 phần tổn thất tài chính khi rủi roxuất hiện.

Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm: được thực hiện chủ yếu thông qua một hợpđồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một số trường hợp hợp đồngđược thiết lập với mục đích chuyển giao tài trợ đối với những rủi ro cụ thể.

+ Trung hòa rủi ro.

Trung hòa là hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ một khả năngthua Trong kinh doanh hình thức trung hòa rủi ro thường được sử dụng để ngăn chặncác rủi ro xuất hiện khi giá hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi.

3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi

ích lớn hơn chi phí

Quan điểm hiện đại về rủi ro cho rằng, trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội, nếu rủiro không xảy ra thì cơ hội thu lợi xuất hiện Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh, đặc biệtnhững người có thái độ chấp nhận rủi ro có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định,đặc biệt là những rủi ro suy đoán Chấp nhận rủi ro là một phương pháp quản lý rủi rotrong doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chấp nhận một số rủi ro khi lợiích mà nó mang lại lớn hơn chi phí hoặc hậu quả tiềm năng Chấp nhận rủi ro có thể đượcáp dụng trong nhiều lĩnh vực và tình huống khác nhau.

Mặt khác, khi chấp nhận rủi ro, các nhà quản trị phải hiểu được rằng việc chấp nhậnnày chỉ thực sự “đáng giá” khi rủi ro đó không xảy ra Trong khi nó xảy ra thì phải chịumột tổn thất (chi phí) nhất định Các nhà quản trị có thái độ chấp nhận rủi ro thường sosánh lợi ích thu được khi rủi ro không xảy ra với chi phí (tổn thất) khi rủi ro xảy ra Rủiro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí (tổn thất) trong trường hợp rủi rokhông xảy ra

Trang 15

Nguyên tắc 2: Ra các quyết định rủi ro ở cấp thích hợp

Quản trị rủi ro là công việc của tất cả các cấp quản trị, của tất cả các nhà quản trị Tuynhiên, những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi những cấpquản trị thích hợp Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trị rủi rotập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai củadoanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích môi trường chiến lược Trong khi đó, các hoạtđộng kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếucủa các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở)

Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp

Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên trong, bao gồm các rủi ro cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, các nhà quản trị phải làm tốt khâu hoạch định Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và đảm bảo rằng rủi ro được quản lý một cách thích hợp.

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:15

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w