BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

37 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO

CÔNG TY VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : TS Đinh Bảo Ngọc

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 05 năm 2024

Trang 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN

hoàn thành

Phan Thị Quỳnh Anh Tổng quan công ty Rủi ro thanh khoản

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Phạm Thị Mùi Rủi ro lãi suất Kết luận

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Hồ Anh Kiệt Mở đầu Rủi ro tỷ giá

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Đậu Thị Phương Thảo Mở đầu Rủi ro tỷ giá

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Nguyễn Anh Thư Rủi ro lãi suất Kết luận

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Phạm Văn Đức Tổng quan công ty Rủi ro thanh khoản

Hoàn thành tốt nội dung phân công

100%

Trang 3

I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 4

1 Giới thiệu chung 4

2 Lịch sử hình thành 4

3 Ngành nghề kinh doanh 5

4 Tầm nhìn - sứ mệnh - giá trị cốt lõi 5

5 Mục tiêu phát triển bền vững 5

6 Cơ cấu cổ đông 6

II RỦI RO LÃI SUẤT 7

3 Chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản 16

3.1 Tăng doanh thu, giảm chi phí 16

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Mục tiêu phát triển 6

Hình 2: Cơ cấu sở hữu 6

Hình 3: Chỉ số thanh toán của PNJ 10

Hình 4: Tỷ số liên quan đến tài sản lưu động 11

Hình 5: Cơ cấu dòng tiền 5 quý gần nhất (Tỷ đồng) 15

Hình 6: Dòng tiền và lợi nhuận 15

Hình 7: Chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản 16

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Trạng thái nhạy cảm với lãi suất của BCĐKT PNJ 8

Bảng 2: Kịch bản dòng tiền tự do 14

Bảng 3: Mô hình Baumol 19

Bảng 4: Dòng tiền dự kiến của PNJ 23

Bảng 5: Ảnh hưởng của việc đồng Bolívar giảm giá đến lợi nhuận của công ty PNJ 24

Bảng 6: Giá trị hiện tại của tổn thất kinh tế theo kịch bản 1 26

Bảng 7: Dòng tiền hoạt động dự kiến của công ty PNJ (kịch bản 2) 27

Bảng 8: Lợi nhuận kinh tế 27

Bảng 9: Dòng tiền hoạt động dự kiến của công ty PNJ (kịch bản 3) 28

Bảng 10: Lợi nhuận kinh tế (Kịch bản 3) 29

Bảng 11: Dòng tiền dự kiến (3 kịch bản) 29

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Vàng bạc đá quý là một ngành không còn mới mẻ ở Việt Nam, nó có một lịch sử lâu đời nhưng phát triển chưa mạnh mẽ Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nền kinh tế Ngành đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được nâng cao, cơ chế luật pháp được sửa đổi đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế trong đó có ngành vàng bạc đá quý

Với việc thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn vào ngành vàng bạc đá quý, hoạt động kinh doanh của ngành này được đẩy lên cao hơn đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính cao như cơ cấu nguồn vốn, sử dụng đòn bẩy tài chính, khả năng cân đối dòng tiền đảm bảo khả năng thanh toán, nợ phải thu khó đòi cao, hoạt động đầu tư tài chính,… việc đưa ra những quyết định quản trị rủi ro tài chính để giảm thiểu những tổn thất tiềm ẩn là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp như hiện nay

Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận là một trong những công ty kinh doanh lâu đời trong ngành này Vậy công ty này đã quản trị rủi ro tài chính như thế nào trong thị trường kinh doanh đầy rủi ro biến động như hiện nay Dưới đây là bản phân tích chi tiết về các rủi ro tài chính và cách quản trị các rủi ro đó của công ty PNJ

Trang 8

NỘI DUNG I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

1 Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company

Loại hình công ty: Công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ Vốn điều lệ: 1.621.393.240.000 (Một ngàn sáu trăm hai mươi mốt tỷ, ba trăm chín

mươi ba triệu, hai trăm bốn mươi nghìn đồng)

2 Lịch sử hình thành

- 28/04/1988: Cửa hàng Kinh doanh Vàng Bạc Phú Nhuận ra đời

- 1992: PNJ chính thức mang tên Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - 2001: Nhãn hiệu PNJSilver ra đời

- 2009: Cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại sàn HOSE, PNJ là doanh nghiệp kim hoàn đầu tiên và duy nhất niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay

- 08/2009: Công ty TNHH MTV Thời trang CAO được thành lập

- 2012: Khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm

- 2013: Khánh thành Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A-52B Nguyễn Văn Trỗi, Q Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Trang 9

3 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất, kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý - Kinh doanh đồng hồ và các phụ kiện thời trang khác - Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý - Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản

4 Tầm nhìn - sứ mệnh - giá trị cốt lõi Tầm nhìn:

Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu tại châu Á, giữ vị trí số 1 trong các phân khúc thị trường trang sức trung và cao cấp tại Việt Nam

Trang 10

Hình 1: Mục tiêu phát triển

6 Cơ cấu cổ đông

PNJ có tổng cộng 04 công ty con hoạt động với nhiều ngành, nghề khác nhau liên quan lĩnh vực thời trang và trang sức:

• Công ty TNHH Một thành viên Giám định pnjLab • Công ty TNHH Một thành viên Thời trang caf

• Công ty TNHH Một thành viên Chế tác và Kinh doanh trang sức PNJ • Công ty TNHH Một thành viên Kỷ nguyên Khách hàng cecl Các thành viên

HĐQT được phân công là người điều hành, đại diện phần vốn góp của PNJ tại công ty con:

Hình 2: Cơ cấu sở hữu

Trang 11

II RỦI RO LÃI SUẤT 1 Nhận diện rủi ro

Rủi ro lãi suất đang là một trong những yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, PNJ cũng đặt ra những mục tiêu lớn hơn khi sức mua của người tiêu dùng đang dần cải thiện, một chút biến động của lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Sự biến động của lãi suất có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với công ty

Dưới đây là một số tác động của rủi ro lãi suất của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận:

Chi phí vốn tăng: Nếu PNJ cần vay vốn từ ngân hàng để mở rộng kinh doanh hoặc

đầu tư vào dự án mới, lãi suất tăng có thể làm tăng chi phí cao Hoặc khi công ty có nợ, tăng lãi suất cũng làm tăng chi phí vốn Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và làm giảm khả năng đầu tư trong các dự án mới

Tác động đến tiêu dùng: Nếu lãi suất tăng, người tiêu dùng có thể ít có xu hướng mua

sắm các sản phẩm của PNJ, bao gồm trang sức Điều này có thể làm giảm doanh số bán hàng và doanh thu của công ty

Áp lực lên giá cả và cạnh tranh: Nếu chi phí vay tăng, PNJ có thể phải tăng giá cả để

bù đắp cho chi phí này Tuy nhiên, nếu PNJ không thể tăng giá cả một cách hiệu quả, họ có thể phải chịu áp lực từ sự cạnh tranh với các đối thủ giá cả cạnh tranh

Tác động đến hành vi đầu tư của các nhà đầu tư: Tăng lãi suất có thể làm cho các

nhà đầu tư chuyển từ các cổ phiếu có rủi ro cao như cổ phiếu PNJ sang các lựa chọn đầu tư có lợi suất cao hơn như trái phiếu hoặc tiền mặt, dẫn đến giảm động lực đầu tư vào cổ phiếu PNJ và làm giảm giá cổ phiếu của công ty

Theo lời khẳng định của đại diện NHNN: “"Năm 2024 không đặt vấn đề lãi suất tăng Ít nhất trong nửa đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất điều hành như hiện nay” Theo đó, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế Tuy nhiên, lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại vẫn còn duy trì lãi suất cho vay ở mức cao do những khoản nợ cũ, hoặc lãi suất cho vay cần độ trễ sau khi giảm lãi suất huy động

Trang 12

Ngoài ra, trong năm 2023 lãi suất thế giới tăng lên và không có dấu hiệu giảm trong năm nay, việc tăng lên của lãi suất thế giới nhằm kiểm soát lạm phát cũng sẽ tác động đến các tổ chức tín dụng và tạo ra sự bất ổn trong hoạt động ngân hàng Từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng đối với công ty PNJ

Từ các phân tích trên xác suất xảy ra rủi ro là có khả năng và mức độ tác động là trung bình

2 Phân tích, đánh giá rủi ro

Dựa vào mô hình Định giá lại (hay còn gọi là mô hình khe hở nhạy cảm) để đo lường rủi ro lãi suất

Đơn vị: Triệu đồng

1 Tài sản ngắn hạn 12.958.118 1 Nguồn vốn ngắn hạn 4.621.377 2 Tài sản dài hạn 1.469.440 2 Nguồn vốn dài hạn 9.806.181

Bảng 1: Trạng thái nhạy cảm với lãi suất của BCĐKT PNJ Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nợ nhạy cảm lãi suất

= Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn = 12.958.118 - 4.621.377

= 8.336.741 triệu đồng

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương:

- Trường hợp lãi suất tăng trong năm 2024: điều này dẫn đến công ty PNJ sẽ tăng

thu nhập ròng

- Trường hợp lãi suất giảm trong năm 2024: điều này dẫn đến công ty PNJ sẽ bị

giảm thu nhập ròng

Trang 13

- Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, để phòng tránh khỏi rủi ro lãi suất Bằng cách này PNJ có thể ổn định được dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp

- Ngoài ra, PNJ có thể lập quỹ dự trữ rủi ro để đối mặt với các biến động không mong muốn của lãi suất

- Hơn hết việc đầu tư vào nghiên cứu và cập nhật thông tin về thị trường tài chính kinh tế là rất quan trọng, để doanh nghiệp có thể đánh giá và dự báo các biến động trong lãi suất để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và kịp thời

Việc sử dụng các biện pháp ngừa và đối mặt với rủi ro lãi suất là một quá trình liên tục và phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và chiến lược từ doanh nghiệp Điều này đảm bảo rằng PNJ có thể duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động

III RỦI RO THANH KHOẢN 1 Nhận diện rủi ro

Quản lý dòng tiền không hiệu quả: Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền

mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn Bên cạnh đó trong giai đoạn khó khăn tài chính như hiện nay có thể khiến PNJ không huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán, dẫn đến rủi ro thanh khoản

Gián đoạn hoạt động kinh doanh: Thiếu nguồn cung nguyên liệu dẫn tới gián đoạn

trong sản xuất và hoạt động kinh doanh của PNJ, dẫn đến sụt giảm doanh thu và dòng tiền vào của doanh nghiệp

Trang 14

Khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ: Nếu PNJ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn

tài trợ mới, điều này có thể khiến doanh nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán

các khoản nợ đến hạn

Chi tiêu vốn ngoài kế hoạch: Chi tiêu vốn ngoài kế hoạch có thể làm tăng nhu cầu

vốn của PNJ, dẫn đến rủi ro thanh khoản nếu doanh nghiệp không thể huy động đủ vốn để đáp ứng

Ngoài ra, một số lý do có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản của PNJ như:

+ Rủi ro lãi suất: Biến động lãi suất có thể ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của PNJ

+ Rủi ro tỷ giá: Biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản

nợ bằng ngoại tệ của PNJ

+ Không khớp kỳ hạn của khoản nợ với tài sản mà họ đang tài trợ

2 Đo lường, phân tích rủi ro

2.1 Phân tích các chỉ số tài chính

2.1.1 Các tỷ số thanh toán

Hình 3: Chỉ số thanh toán của PNJ

Nhận xét:

Qua các quý gần đây, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành đều > 1, cho thấy công

ty PNJ có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo

Trang 15

khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao và điều này cũng chứng tỏ rằng PNJ đang sử dụng tài sản ngắn hạn tương đối hiệu quả Tuy nhiên, Q1/2024, tỷ số thanh toán hiện hành là 4,64 là khá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng)

Tỷ số thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng lưu chuyển các nguồn tiền

nhanh để trả nợ khi không có thu nhập từ nguồn bán hàng Ở Việt Nam, hệ số này từ 0,5 đến 1 là bình thường Nếu nhỏ hơn 0,5 là biểu hiện khả năng thanh toán gặp khó khăn Được biết, tỷ số này được đánh giá là có độ chính xác cao hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành Và ở công ty PNJ có tỷ số thanh toán nhanh gần như đều tăng dần qua các quý, tuy nhiên vẫn ở mức rất nhỏ (< 0.5) trong năm 2023, cho thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp Tuy nhiên đến Q1/2024 hệ số này đã gia tăng đạt mức 0.84, đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng thanh toán nhanh của PNJ đang được cải thiện tốt hơn và khả quan hơn

Tỷ số thanh toán tức thời: So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như

chỉ số thanh toán hiện hành, hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản Chỉ số này tăng từ 0,15 ở Q1/2023 lên 0,67 ở Q1/2024 Sự tăng trưởng đáng kể này có thể phản ánh sự gia tăng đáng kể về tiền mặt và các tài sản tương đương tiền, hoặc giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn Mức 0,67 ở Q1/2024 cho thấy công ty đã cải thiện đáng kể khả năng thanh toán tức thời

2.1.2 Các tỷ số liên quan đến bộ phận của tài sản lưu động

Hình 4: Tỷ số liên quan đến tài sản lưu động

Trang 16

Nhìn vào mục ''Vòng quay phải thu khách hàng'', các bạn đọc sẽ thấy rằng Công

ty có vòng quay nợ phải thu rất cao,tăng từ 147,19 ở Q1/2023 lên 154,81 ở Q1/2024, với một số dao động giữa các quý Sự gia tăng ổn định này cho thấy PNJ đang cải thiện khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, điều này có thể phản ánh một số yếu tố tích cực như chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, việc cải thiện quy trình thu nợ, hoặc tăng doanh thu

Tương ứng với mục này, ''Thời gian thu tiền khách hàng bình quân'' giảm từ 2,48

ngày xuống 2,36 ngày Chứng tỏ rằng: Năm 2023 và Q1/2024, Công ty chỉ mất khoảng 3 ngày để thu được tiền hàng từ người mua Giá trị này rất phù hợp với Công ty bán lẻ như PNJ, bởi vì đa phần các giao dịch của Công ty này đều là các giao dịch bán hàng

nhận tiền về luôn, cho nên ''Thời gian thu tiền khách hàng bình quân''

“Vòng quay phải trả nhà cung cấp” của PNJ tăng từ 20,21 ở Q1/2023 lên 35,52 ở Q1/2024 Tương tự với đó là “thời gian trả tiền khách hàng bình quân” giảm từ 18,06

ngày ở Q1/2023 xuống còn 10,28 ngày ở Q1/2024 Sự tăng này có thể cho thấy PNJ đang thanh toán nợ nhanh hơn, có thể là do nguồn tiền mặt tốt hơn, mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp, hoặc chính sách thanh toán linh hoạt hơn

Vòng quay hàng tồn kho của công ty đã tăng từ 0,78 ở Q1/2023 lên 1,02 ở Q1/2024, trong khi số ngày vòng quay hàng tồn kho giảm từ 468,58 ngày xuống còn 357,36

ngày Sự tăng trưởng này cho thấy công ty đã cải thiện khả năng bán hàng hoặc tối ưu hóa quy trình tồn kho, giúp giảm chi phí lưu kho và rủi ro mất giá trị hàng tồn kho Tuy nhiên, chỉ số vòng quay hàng tồn kho vẫn thấp hơn so với các ngành công nghiệp khác, có thể do đặc thù của ngành trang sức, nơi chu kỳ sản phẩm dài hơn và giá trị hàng hóa cao hơn Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, công ty cần tiếp tục cải thiện quản lý hàng tồn kho, tăng tốc độ chuyển đổi hàng hóa thành doanh thu, và đảm bảo rằng không có lượng

tồn kho dư thừa gây lãng phí tài nguyên

Trang 17

Có 3 kịch bản khác nhau cho công ty PNJ vào năm 2024 dựa trên thay đổi của các nhân tố: thu nhập ròng, khấu hao, chi phí tài sản cố định (CAPEX) và sự gia tăng vốn lưu động ròng:

Kịch bản 1: Dòng tiền tăng trưởng bình thường

- Thu nhập ròng: Doanh thu dự kiến sẽ tăng 12% theo kế hoạch công bố tại ĐHĐCĐ

thường niên 2024, dẫn đến tăng thu nhập từ bán hàng và thu hồi các khoản phải thu, qua đó tăng dòng tiền thu Dự báo thu nhập ròng tăng 6% so với năm 2023, đạt 2,089 tỷ đồng

- Khấu hao: Tăng 5% so với năm 2023

- Sự gia tăng vốn lưu động ròng: Tăng 5% so với năm 2023

- Chi phí tài sản cố định (CAPEX): Tăng 5% so với năm 2023

- Tổng chi:

+ Chi phí tăng do khấu hao và CAPEX cao hơn

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng do thu nhập ròng tăng

+ Nhu cầu vốn lưu động tăng dẫn đến chi phí vốn lưu động ròng cao hơn

Kịch bản 2: Dòng tiền thấp vừa

- Thu nhập ròng, khấu hao, chi phí tài sản cố định (CAPEX) và sự gia tăng vốn lưu

động ròng của công ty trong năm 2024 dự kiến không thay đổi so với 2023 Phân tích:

- Dòng tiền thu: Doanh thu trì trệ dẫn đến thu nhập từ bán hàng và thu hồi các

khoản phải thu thấp, ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền thu

- Dòng tiền chi: Không đổi so với năm 2023

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Dự kiến sẽ thấp nhất do doanh thu trì

trệ và thu hồi vốn lưu động thấp, được bù đắp bởi chi phí trả nợ vay và vốn lưu động ròng thay đổi ít hơn

Kịch bản 3: Dòng tiền thấp nhất

Trang 18

- Thu nhập ròng: Tăng trưởng doanh thu giảm dẫn đến thu nhập từ bán hàng và thu

hồi các khoản phải thu thấp, ảnh hưởng đến dòng tiền thu, dự báo thu nhập ròng giảm 5% so với năm 2023

- Khấu hao: Giảm 3% so với năm 2023

- Sự gia tăng vốn lưu động ròng: Giảm 3% so với năm 2023 - Chi phí tài sản cố định (CAPEX): Giảm 5% so với năm 2023

Phân tích:

- Dòng tiền chi:

+ Chi phí trả nợ vay thấp hơn do khấu hao thấp hơn

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn do thu nhập ròng thấp hơn

+ Nhu cầu vốn lưu động thấp hơn dẫn đến chi phí vốn lưu động ròng thấp hơn

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn so

với kịch bản 1 do thu nhập ròng và thu hồi vốn lưu động thấp hơn, tuy nhiên cũng được bù đắp bởi chi phí trả nợ vay và thay đổi vốn lưu động ròng thấp hơn Bên cạnh đó CAPEX giảm cũng giúp bù đắp 1 phần dòng tiền tự do

Bảng 2: Kịch bản dòng tiền tự do

Có thể thấy dòng tiền tự do trong 2 kịch bản sau đều thấp hơn so với kịch bản 1 (Kịch bản 1 tăng 6,26%, kịch bản 2 không đổi và kịch bản 3 giảm 5,42% so với năm 2023)

Ngày đăng: 10/05/2024, 12:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan