MỤC LỤC
Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, PNJ cũng đặt ra những mục tiêu lớn hơn khi sức mua của người tiêu dùng đang dần cải thiện, một chút biến động của lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động đến hành vi đầu tư của các nhà đầu tư: Tăng lãi suất có thể làm cho các nhà đầu tư chuyển từ các cổ phiếu có rủi ro cao như cổ phiếu PNJ sang các lựa chọn đầu tư có lợi suất cao hơn như trái phiếu hoặc tiền mặt, dẫn đến giảm động lực đầu tư vào cổ phiếu PNJ và làm giảm giá cổ phiếu của công ty.
Ngoài ra, trong năm 2023 lãi suất thế giới tăng lên và không có dấu hiệu giảm trong năm nay, việc tăng lên của lãi suất thế giới nhằm kiểm soát lạm phát cũng sẽ tác động đến các tổ chức tín dụng và tạo ra sự bất ổn trong hoạt động ngân hàng. - PNJ có thể xem xét việc tối ưu hóa cấu trúc nợ hay quản lý nợ một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu các tác động từ biến động lãi suất. Bởi chi phí sử dụng vốn sẽ tăng do lãi suất thị trường tăng; khi đó có thể đưa ra những chính sách để huy động vốn (từ đợt chào bán riêng lẻ) nhằm hạn chế đòn bẩy tài chính, tăng vốn lưu động để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
- Ngoài ra, PNJ có thể lập quỹ dự trữ rủi ro để đối mặt với các biến động không mong muốn của lãi suất. - Hơn hết việc đầu tư vào nghiên cứu và cập nhật thông tin về thị trường tài chính kinh tế là rất quan trọng, để doanh nghiệp có thể đánh giá và dự báo các biến động trong lãi suất để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và kịp thời. Việc sử dụng các biện pháp ngừa và đối mặt với rủi ro lãi suất là một quá trình liên tục và phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng và chiến lược từ doanh nghiệp.
Điều này đảm bảo rằng PNJ có thể duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Tuy nhiên, Q1/2024, tỷ số thanh toán hiện hành là 4,64 là khá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). Và ở công ty PNJ có tỷ số thanh toán nhanh gần như đều tăng dần qua các quý, tuy nhiên vẫn ở mức rất nhỏ (< 0.5) trong năm 2023, cho thấy rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp. Tỷ số thanh toán tức thời: So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện hành, hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản.
Sự gia tăng ổn định này cho thấy PNJ đang cải thiện khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, điều này có thể phản ánh một số yếu tố tích cực như chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, việc cải thiện quy trình thu nợ, hoặc tăng doanh thu. Từ những diễn biến thực tế trên thị trường, có thể giả định 3 tình huống cực đoan có thể xảy ra để có sự chuẩn bị cho tình huống giao dịch thông thường và chống chọi với các điều kiện bất lợi có thể xảy đến trong tương lai. - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn so với kịch bản 1 do thu nhập ròng và thu hồi vốn lưu động thấp hơn, tuy nhiên cũng được bù đắp bởi chi phí trả nợ vay và thay đổi vốn lưu động ròng thấp hơn.
Chúng ta thấy được việc dòng tiền có xu hướng tăng so với kỳ trước đó đến từ việc doanh nghiệp đã tăng lợi nhuận trong cùng khoảng thời điểm, đồng thời đã bán được nhiều hơn khoản mục hàng tồn kho so với năm trước.
Bằng cách kết hợp cả hai chiến lược này, PNJ không chỉ giảm thiểu rủi ro thanh khoản mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, đảm bảo khả năng tài chính để đối phó với các biến động thị trường và cơ hội kinh doanh mới. Chiến lược quản trị dòng tiền hiệu quả giúp Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) luôn có đủ nguồn tiền để trang trải các chi phí hoạt động hàng ngày và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, bất kể sự biến động của doanh thu hoặc chi phí. Để đạt được điều này, PNJ cần thực hiện các bước giám sát và dự báo dòng tiền một cách chi tiết, cũng như áp dụng mô hình Baumol để hoạch định ngân sách tiền mặt một cách tối ưu.
Việc giám sát dòng tiền hàng ngày cho phép công ty phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, như chi phí tăng đột ngột hoặc doanh thu bị trì hoãn, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời. Công ty cần dự báo dòng tiền theo từng quý và từng năm, bao gồm các khoản thu dự kiến từ hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí cố định và biến đổi, cũng như các nghĩa vụ tài chính như trả lương, trả nợ, và chi phí vận hành. PNJ cần xác định nhu cầu tiền mặt, bao gồm chi phí lương, sản xuất, và vận hành, sau đó xây dựng một quỹ dự phòng tiền mặt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi có biến động bất ngờ trong doanh thu hoặc chi phí.
PNJ cần áp dụng các phương pháp quản lý tồn kho hiện đại như Just-In-Time (JIT) hoặc hệ thống kiểm kê định kỳ để đảm bảo duy trì mức tồn kho hợp lý, tránh tích tụ quá nhiều hàng hóa không cần thiết.
Rủi ro giao dịch (còn gọi là rủi ro thương mại) là rủi ro khi tỷ giá thay đổi giữa ngày ký kết hợp đồng ngoại thương và ngày thanh toán, làm thay đổi giá trị của khoản phải thu hay khoản phải trả bằng ngoại tệ khi quy đổi ra nội tệ. Như vậy, rủi ro giao dịch chỉ tập trung vào ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đến giá trị ngoại tệ quy đổi ra nội tệ, còn giá trị ngoại tệ giao dịch là một số cố định được quy định trong hợp đồng hay một khoản ngoại tệ có sẵn đem ra giao dịch. Tỷ giá thay đổi làm cho giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ thay đổi, giá cả thay đổi làm cho cung cầu thay đổi, cung cầu thay đổi làm cho khối lượng hàng hóa XNK thay đổi, khối lượng hàng hóa XNK thay đổi làm cho các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ thay đổi tức phát sinh rủi ro tỷ giá.
+ Kịch bản 3: Giá bán và chi phí bằng đồng Bolívar, số lượng hàng bán thay đổi Giả định rằng để đảm bảo tính cạnh tranh so với hàng nước ngoài, giá bán tại thị trường nội địa tăng 10% thành 0.88 VEF, và giá xuất khẩu là 0.96. Để giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với doanh thu và lợi nhuận, các tổ chức thường áp dụng các biện pháp đa dạng hóa đối tác thương mại, sử dụng hợp đồng hối đoái, quản lý lưu chuyển tiền một cách chặt chẽ và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như tựy chọn hoặc hợp đồng kỳ hạn. Bằng cỏch đỏnh giỏ và theo dừi rủi ro một cách thường xuyên, cùng với việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên, tổ chức có thể tăng cường khả năng đối phó với biến động tỷ giá và bảo vệ tài chính của mình.
Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng quyền chọn (options) hoặc hợp đồng kỳ hạn (futures contracts) là một phần không thể thiếu của chiến lược phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hoạt động kinh doanh quốc tế. + Hợp đồng quyền chọn (options) là một công cụ linh hoạt cho phép các tổ chức mua quyền (quyền chọn mua) hoặc bán quyền (quyền chọn bán) một lượng tiền tệ cụ thể tại một giá nhất định trong tương lai. Tóm lại, sử dụng tài chính phái sinh là một phương tiện hiệu quả để bảo vệ tổ chức khỏi rủi ro hối đoái và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động tỷ giá trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay.