MỤC LỤC
Tài trợ rủi ro là hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực. Tự tài trợ (hay là lưu giữ tổn thất) là 1 phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro (khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra) Đây là phương pháp mà theo đó, doanh nghiệp nếu bị tổn thất khi rủi ro xảy ra phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất. Tài trợ có kế hoạch (chủ động) được coi là có kế hoạch (chủ động) khi nhà quản trị rủi ro xem xét các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và quyết định không chuyển giao tổn thất tiềm năng.
Tự tài trợ không có kế hoạch (thụ động) : khi nhà quản trị rủi ro không nhận ra rủi ro và không cố gắng xử lý rủi ro đó, cho nên mặc nhiên doanh nghiệp đã chọn biện pháp lưu giữ tổn thất (tự tài trợ). Trong thực tế các doanh nghiệp khó có thể nhận dạng được hết các rủi ro (và có nghĩa là nhận biết hết các tổn thất tiềm năng về tài sản, nhân lực…) nên các tổn thất này được lưu giữ một cách thụ động (không có kế hoạch). Chuyển giao tài trợ rủi ro là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện chuyển giao tài trợ có thể thực hiện thông qua bảo hiểm hoặc bằng chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm.
Chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm: là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác 1 phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm: được thực hiện chủ yếu thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một số trường hợp hợp đồng được thiết lập với mục đích chuyển giao tài trợ đối với những rủi ro cụ thể. Trong kinh doanh hình thức trung hòa rủi ro thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi.
Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh, đặc biệt những người có thái độ chấp nhận rủi ro có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất định, đặc biệt là những rủi ro suy đoán. Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược (cấp cao) thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt là việc phân tích môi trường chiến lược. Trong khi đó, các hoạt động kiểm soát rủi ro và một số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn (cấp trung và cấp cơ sở).
Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và đảm bảo rằng rủi ro được quản lý một cách thích hợp.
Sự sai sót, thiếu cẩn thận của nhân viên trong quá trình sản xuất cũng như kiểm soát hàng hóa có thể cho thấy được hệ thống quy trình kiểm tra mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm của Lotteria chưa đạt hiệu quả và nghiêm ngặt. Hơn nữa, phần lớn nhân viên của nhà hàng đều là nhân viên làm part-time nên việc chú trọng đến đào tạo và phát triển trình độ nhân viên còn hạn chế, thể hiện ở việc thái độ giải thích không khéo léo, qua loa, bâng quơ của nhân viên đối với khách hàng khi xảy ra vụ việc. Tất cả những điều đó khiến cho mất uy tín của cửa hàng, mất đi khách hàng trung thành, làm chậm quá trình phát triển của cửa hàng do lượt khách ngày càng ít, hoặc có thể cửa hàng bị ngừng hoạt động trong một thời gian.
Nhà quản lý có chuyên môn không cao, có thể không được đi đào tạo thường xuyên nên việc quản lý nhân viên, quản lý từng mắt xích trong khâu sản xuất, chế biến còn nhiều thiếu sót, lơ là, thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến có phiếu gửi xe trong đùi gà rán mà chị khách hàng ăn phải và thái độ thờ ơ, giải thích qua loa của nhân viên nhà hàng. Đồng thời, khi mà nhân viên cảm nhận được năng lực của người quản lý yếu kém, họ sẽ xem thường, giảm lòng tin và sự trung thành đối với người quản lý của họ, dẫn đến thái độ làm việc không tốt, qua loa, thờ ơ, không có trách nhiệm của nhân viên. Cơ sở vật chất của công ty có thể bị cũ kĩ, đồ dùng sử dụng làm gà rán không được rửa sạch sẽ, không được thay mới theo định kì, máy móc chế biến nguyên liệu còn chưa được đảm bảo vệ sinh, chỉ do vô tình để rác hay phiếu gửi xe lên trên bề mặt máy thì khi máy hoạt động sẽ có một lực tác động nào đó làm rác rơi xuống nguyên liệu mà nhân viên đứng máy không để ý.
Điều đó sẽ tạo ra nguy cơ rủi ro là tốn kém chi phí kiểm định sản phẩm để xác định sự việc, tốn kém thêm chi phí kiện tụng nếu khách hàng có đề nghị kiện công ty lên tòa án hoặc cũng có thể mất chi phí bồi thường lớn cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, khách hàng có thể cố tình gây khó dễ cho công ty để đòi bồi thường hoặc bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh mua chuộc để hạ uy tín của công ty bằng cách cài người mua sản phẩm và dở những chiêu trò “bẩn” để kiện cửa hàng bán sản phẩm mất an toàn vệ sinh, không đảm bảo chất lượng. Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh không lành mạnh, cài người vào mua sản phẩm của công ty và làm những mánh khóe “bẩn” để hạ uy tin công ty, đồng thời sẽ tạo ra những chương trình để thu hút khách hàng mới, khách hàng trung thành của công ty Lotteria sang bên công ty họ dùng sản phẩm, nhờ thế công ty của họ sẽ tăng doanh thu, còn công ty Lotteria sẽ bị mất khoản doanh thu lớn.
Môi trường làm việc của công ty, nơi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm đùi gà không đảm bảo được khép kín, được quản lý nghiêm ngặt và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên dễ có người ngoài ra vào “hãm hại” hoặc là có những vật dụng rơi vào nguyên liệu làm gà mà nhân viên không để ý được. + Về phía nhân viên, thiếu sự chuyên nghiệp, khả năng xử lý tình huống chưa cao, mặc dù khách hàng đã khiếu nại, sự cố thuộc trường hợp mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như hình ảnh của cửa hàng nhưng vẫn không biết. - Cần xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống các thủ tục và quy trình quản trị rủi ro; xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro có năng lực; xây dựng văn hóa doanh nghiệp “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ.
Rủi ro trong tình huống của Công ty Lotteria Việt Nam "phát hiện phiếu gửi xe trong gà rán Lotteria Cần Thơ" là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm chặt chẽ từ phía doanh nghiệp. Trước hết, việc phát hiện phiếu gửi xe trong món ăn của khách hàng không chỉ làm mất lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu Lotteria mà còn đặt ra câu hỏi về quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại cửa hàng. Tóm lại, vụ việc này không chỉ là một sự cố đơn giản mà còn là một bài học quan trọng cho Lotteria Việt Nam về tầm quan trọng của việc duy trì và nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, cũng như phản ứng linh hoạt và chuyên nghiệp trong quản lý rủi ro và xử lý tình huống không mong muốn.