1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoạt động giám sát của đại biểu quốc hội ở Việt Nam hiện nay

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình do chính tôi tự nghiêncứu va việt, không sao chép cua ai Các sô liệu đã nêu trong luận văn có nguôngôc rõ ràng, kêt qua của luận văn là trung thực và chưa được ai công bô trong batkỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lý Thị Đức Hạnh

Trang 3

Đề hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự độngviên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thé.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS NguyễnThị Hồi, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất

cho tôi hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại họcLuật Hà Nội đã đem lại cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Dao tao sau

đại học, Bộ môn khoa Lý luận LSNN&PL, Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện

cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đãluôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài

nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2013

Trang 4

Đại biêu Quôc hội

Ủy ban thường vụ Quôc hộiTòa án nhân dân tôi cao

Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 5

1.1.2 Khải niệm hoạt động giảm sat của DBOH

1.2 Quy định pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH trước và saukhi có Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

1.2.1 Quy định pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH trước khi cóLuật hoạt động giảm sát của Quốc hội năm 2003

1.2.2 Quy định pháp luật về hoạt động giảm sát của ĐBQH sau khi cóLuật Hoạt động giảm sát của Quốc hội năm 2003.

1.3 Nội dung hoạt động giám sát của ĐBQH

1.3.1 Hoạt động chất van

1.3.2 Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thihành pháp luật ở địa phương.

1.3.3 Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

1.4 Vai trò của hoạt động giám sát của ĐBQH

1.4.1 Vai trò của hoạt động chất van của ĐBQH

1.4.2 Vai trò cua hoạt động giảm sat văn bản quy phạm pháp luật và thihành pháp luật ở địa phương của DBOH

1.4.3 Vai trò của hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, t6 cáo của

công dan cua ĐBOH

1.5 Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền giám sát của ĐBQH

30

Trang 6

GIÁM SÁT CỦA ĐBQH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH ở Việt Nam hiện nay

qua sau giảm sat

2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của ĐBQH

2.2.2 Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát cuaĐBQH

KẾT LUẬN

75

Trang 7

Khăng định bản chất nhà nước và chế độ chính trị, Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, b6 sung năm 2001) đã nêu rõ: “Nha nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là nhà nước pháp quyén xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dânvà vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tang là liênminh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2) “Nhân dân sửdụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơquan đại điện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra vàchịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 6) Ở tầm cao và rộng nhất, nhân dân sửdụng quyên lực nhà nước thông qua Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân, co quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Vì vậy, Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toànbộ hoạt động của bộ máy nhà nước Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông

qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ,

Tòa án nhân dân tối cao; thông qua Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội

và hoạt động của bản thân các ĐBQH Trong đó, giám sát của ĐBQH là một

hình thức giám sát rất quan trọng Bởi lẽ hiệu lực và hiệu quả giám sát tối caocủa Quốc hội suy cho cùng được quyết định bởi chất lượng hoạt động giám sát

của từng ĐBQH.

Hoạt động giám sát của ĐBQH ở Việt Nam hiện nay đã được pháp luật

ghi nhận thông qua các bản Hiến pháp, các luật và văn bản có liên quan như:Luật Tô chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Quy chế hoạtđộng của ĐBQH và Đoàn ĐBQH Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của hoạtđộng này thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan là yêu cầutất yêu khách quan.

Trang 8

ĐBQH có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạtđộng giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH Hoạtđộng giám sát của ĐBQH có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng về mặt lý luận,những năm gan đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các chứcnăng của Quốc hội, trong đó có chức năng giám sát, song chủ yếu nhất vẫn làvấn đề giám sát tối cao Về hoạt động của ĐBQH, liên quan trực tiếp tới hoạtđộng giám sát cũng đã có một số công trình đề cập tới hoạt động chất vẫn Tuynhiên, có rat ít công trình nghiên cứu cụ thé về hoạt động giám sát của ĐBQH.Bên cạnh đó, thực tiễn qua các khóa Quốc hội những năm gần đây, hoạt độnggiám sát của ĐBQH ngày càng được chú trọng va đã có nhiều tiễn bộ, nhưngcũng còn nhiều hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao; giám sát còn mang tínhhình thức, chất lượng ĐBQH chưa đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao.

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Hoat động giám sat của ĐBQH ở

Việt Nam hiện nay” là cần thiết, góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận,cơ sở pháp lý về hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa Quốc hội, tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật và phát huy quyền làm

chủ của công dân.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Liên quan tới dé tài luận văn, có thé kế đến một số công trình nghiên cứukhoa học tiêu biểu như sau:

e Sách chuyên khảo:

- “Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền” do PGS.TS NguyễnĐăng Dung chủ biên (2007), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Qua bốn chương,535 trang sách, các tác giả đi từ những yêu cầu chung đối với Quốc hội/Nghị

viện theo những tiêu chí của Nhà nước pháp quyên, chỉ ra đòi hỏi của Quôc hội

Trang 9

cho Quốc hội thực hiện tốt sự uy thác của nhân dân trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam;

- “Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát” của Trung tâm bôi dưỡng đạibiểu dân cử, Văn phòng Quốc hội (2006), Nxb Chính trị - Hành chính Cuốnsách là tập hợp các tài liệu nghiên cứu của Học viện Ngân hàng Thế giới về chứcnăng giám sát của nghị viện các nước trên thế giới Với tám chuyên đề nghiêncứu riêng biệt của chín nhà nghiên cứu hàng đầu về nghị viện, các van đề đượcđề cập trong tập tài liệu này đi từ những vấn đề chung, có tính chất tổng quát vềhoạt động giám sát của Quốc hội cho đến kinh nghiệm của nghị viện từng quốcgia điển hình.

e Luận văn thạc sỹ có liên quan:

- “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ĐBQH” của tác giả NguyễnĐình Quyền (2003) Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích, đánhgiá các quy định của pháp luật về hoạt động của ĐBQH nói chung, trong đó cóhoạt động giám sát, và từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiệnhơn nữa các quy định pháp luật về vấn đề này;

- “Hoạt động chất vẫn của ĐBQH - những van dé lý luận và thực tiễn” củaVũ Minh Phương (2006) Dé cập cụ thé tới hoạt động chất vẫn của ĐBQH làmột trong số các hoạt động giám sát quan trọng của ĐBQH được thực hiện thôngqua kỳ họp của Quốc hội và phiên họp của UBTVQH, luận văn thạc sỹ luật hoc

của tác gia Vũ Minh Phuong đã tập trung nghiên cứu va làm rõ cơ sở lý luận,

pháp lý, đồng thời phân tích, đánh giá thực tiễn về vấn đề này để đề xuất cácquan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động chất van của ĐBQH;

- “Đôi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội” của tácgiả Đỗ Ngọc Tú Cũng dé cập tới hoạt động chất van, nhưng khác với tác giả Vũ

Trang 10

Mục đích của luận văn là mong muốn đóng góp tiếng nói, nhằm kiến nghị với cơquan, tổ chức có thâm quyên trong việc nghiên cứu, đề xuất tiếp tục hoàn thiệncơ sở pháp lý, làm tiền dé cho việc d6i mới hoạt động chat van và trả lời chấtvan của Quốc hội trong thời gian tới.

© Mội số bài viết đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành như:

- “Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốchội” của GS.TS Trần Ngọc Đường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7 (tháng4/2009) Trước yêu cầu quan trọng của việc thực thi đầy đủ, đúng đắn nhiệm vụvà quyền hạn của Quốc hội trong việc thực hiện chức giám sát tối cao toàn bộhoạt động của bộ máy Nhà nước, bài viết trên tập trung vào hai vấn đề chính, đólà dé ra các phương hướng dé nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sátcủa Quốc hội nói chung, đồng thời đóng góp các giải pháp cần thiết nhằm đổi

mới hoạt động này;

- “Thuc hiện pháp luật về giám sát của Quốc hội, thực trạng và vấn đề đặtra” của tác giả Phan Thị Hồng Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3 (tháng1/2009) Ở mức độ cụ thể hơn, tác giả bài viết đề cập đến vấn đề thực hiện phápluật về hoạt động giám sát của Quốc hội Nội dung bài viết là chỉ ra một số thựctrạng triển khai các hình thức và phương pháp giám sát của Quốc hội, tìm ranguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra các giải pháp từ thực trạng củaviệc thực hiện pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.

Với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau, các công trình nêu trên đãđề cập tới Quốc hội, hoạt động giám sát của Quốc hội và hoạt động của ĐBQH.Tuy nhiên, việc đi vào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động giám sát của ĐBQH

thì còn it tác giả thực hiện Do đó, tác gia của luận văn đã coi hoạt động này nhưlà một vân đê nghiên cứu độc lập.

Trang 11

H6 Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng về đổimới hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của ĐBQHthé hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong pháp luật của Nhà nước Cácphương nghiên cứu cụ thể bao gồm: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối

chiêu, lịch sử

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các quan điểm, giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH ở Việt Nam hiện nay Đề thực

hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Một là, phần tích, làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động giám sát của ĐBQH

dé thay duoc ban chất, nội dung và vai trò của hoạt động nay trong việc thựchiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.

Hai là, phần tích quá trình thực hiện và áp dụng các quy định của pháp

luật về hoạt động giám sát của ĐBQH, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế củahoạt động này trong thực tiến.

Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động

giám sát của ĐBQH ở Việt Nam hiện nay.

5 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Lần đầu tiên luận văn xây dựng cơ sở lý luận, những vấn đề chung về hoạtđộng giám sát của ĐBQH tương đối hệ thống Luận văn đã tập trung đánh giáthực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH hiện nay và đề xuất phương hướng,giải pháp hoàn thiện hoạt động này, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của ĐBQH, phát huy tính dân chủ và đại diện chonhân dân của Quôc hội.

Trang 12

của luận văn gồm hai chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp ly về hoạt động giảm sát của

- Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH và một số giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của ĐBQH.

Trang 13

1.1 Khai niệm ĐBQH và hoạt động giam sát của ĐBQH1.1.1 Khải niệm ĐBQH

Quốc hội (Nghị viện) và các thành viên của nó ra đời trong thời kỳ cáchmạng tư sản ở châu Âu mà cụ thể là tại nước Anh Sự tha hóa của triều đìnhphong kiến đã dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng tăng vào các nguồn tài chính xã hội.Các cuộc họp của những người đứng đầu các nhóm lợi ích để quyết định mứcđóng góp vào ngân khó triều đình, trải qua hàng trăm năm phát triển đã trở thànhNghị viện (Quốc hội) Đến thế kỷ XIX, phạm vi đại diện của các thành viênNghị viện đã phá vỡ khuôn khô những nhóm lợi ích, được mở rộng dé bao gồmtoàn thể nhân dân Khác với sự ra đời kinh điển đó của Nghị viện nước Anh,Quốc hội nước ta ra đời trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc Ngay từkhi ra đời, Quốc hội nước ta đã là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cảnước ĐBQH là người đại biểu của toàn dân, của mọi tầng lớp dân cư trong xãhội, do nhân dân trực tiếp bau ra thông qua thê thức phổ thông đầu phiếu.

Ngay từ những ngày đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, Hỗ Chủ tịch đãkhang định: “các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảngphái nào mà là đại biểu cho toàn thé quốc dân Việt Nam Đó là một sự đoàn kết

to ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối”[4]; “Quốc

hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì laychuyên nổi”[5] Quan điểm này mang tính nguyên tắc, là sợi chi đỏ xuyên suốtquá trình tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Từ giác độ quyền lực nhà nước, quyền lực của Quốc hội có nguồn gốc ởnhân dân, ở tính đại diện cho nhân dân Bởi xét về bản chất, tính đại diện củaQuốc hội chính là sự thé hiện nguyên tắc hién định tại Điều 2, Hiến pháp năm

1992: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân

Trang 14

thức” Do đó, ĐBQH Việt Nam là yếu tố đại diện cho ý chí thống nhất của dân

tộc, vì dai nghĩa cua dân tộc[ 17].

Trên cơ sở các yếu tô va quan điểm đó về ĐBQH, khái niệm ĐBQH đãđược pháp luật quy định cụ thể tại điều Điều 43 Luật t6 chức Quốc hội năm

2001, đó là: “ĐBQH là người đại diện cho y chí và nguyện vọng của nhân dan,

không chỉ đại điện cho nhán dân ở đơn vị bau cử ra mình mà còn đại diện chonhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyên lực nhà nướctrong Quốc hội”.

Với khái niệm trên, ĐBQH là người được nhân dân bầu ra theo nguyên tắcphổ thông, bình đăng, trực tiếp, bỏ phiếu kín Khác với Nghị sỹ Quốc hội cácnước tư sản, các ĐBQH nước ta phải gắn liền với cử tri và đơn vị bầu cử đã bầura họ Qua bầu cử, nhân dân ủy nhiệm quyền lực của mình, dé ĐBQH thay mặtnhân dân quyết định các công việc quan trọng của đất nước Là thành viên củacơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lậppháp, quyết định những vấn dé quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đôivới toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, ĐBQH có những thấm quyền đặc

biệt mà các cá nhân khác trong bộ máy nhà nước không có được Đó là các

quyén gan liền với quyền lực của Quốc hội và các quyền miễn trừ do pháp luật

quy định.

ĐBQH là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà

nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra Đó là những đại biểuchính thức của nhân dân Các ĐBQH nước ta theo tinh thần của Lênin là những

người: “Tu mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình

kiểm tra lấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cứ

tri cua mình”[ 14].

Trang 15

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của ĐBQH Đó là người đạidiện của nhân dân đồng thời là đại biểu cau thành cơ quan quyền lực nha nướccao nhất ĐBQH là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân.

ĐBQH vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan

quyên lực nhà nước cao nhất ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọngcủa nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị mình bầu cử ra mình màcòn đại điện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyềnlực nhà nước trong Quốc hội Vì vậy, trong khi làm nhiệm vụ, ĐBQH phải xuấtphát từ lợi ích chung của cả nước đồng thời cũng phải quan tâm thích đáng đếnlợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nướcvà những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương.

Địa vị pháp lý của ĐBQH có mối quan hệ logic và biện chứng chặt chẽVỚI quyền lực nhà nước, quyền lực của Quốc hội Do có vi trí đặc biệt đó,ĐBQH có vai trò rất quan trọng trong xã hội ĐBQH là tế bào sống, là yếu tố cấuthành của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có ảnh hưởng to lớnđến quá trình thực hiện các chức năng của Quốc hội.

Vị trí pháp lý của ĐBQH được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tưcách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốc hội.Nhiệm kỳ của ĐBQH được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họpthứ nhất của Quốc hội khóa sau.

Như vậy, trên cơ sở phân tích những nội dung trên, có thé rút ra khái niệmĐBQH như sau: “ĐBQH là người được nhân dân lựa chọn thông qua bau cử,

đại điện cho ý chí và nguyện vọng cua nhân dân, là người thay mặt cho nhân

dân thực hiện quyên lực nhà nước tại Quốc hội” Theo đó, ĐBQH mang đặc

điểm:

Trang 16

- Là người đại diện của nhân dân, ĐBQH là người của nhân dân Họ cótrách nhiệm phải thường xuyên gân gũi với cử tri dé năm bat tâm tư, nguyệnvọng và những yêu câu của cử tri đôi với Nhà nước.

- Là người thay mặt nhân dân thực hiện thâm quyền của Quốc hội, ĐBQH

là một thành viên trong bộ máy nhà nước.

1.1.2 Khải niệm hoạt động giảm sát của ĐBQH

Trong Từ điển Tiếng Việt, “giám sát” được hiểu là “sự theo đõi, xem xétlàm đúng hoặc sai những điều đã quy định” hoặc được hiểu là “theo đõi và kiêmtra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”[23] Giám sát khác vớikiểm tra ở chỗ: giám sát là hành vi độc lập, từ bên ngoài, còn kiểm tra có thé làhoạt động thường xuyên từ bên trong của tô chức Điều 2 Luật Hoạt động giámsát của Quốc hội năm 2003 đã giải thích về hoạt động giám sát rất rõ như sau:“Giám sát là việc Quốc hội, UBTVOH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội,Đoàn ĐBQH và ĐBQH theo doi, xem xét, đánh giá hoạt động cua cơ quan, tổchức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVOH” Như vay, hoạt động giámsát lúc nào cũng cần đến hai giai đoạn, giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra vàgiai đoạn đánh gia Giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra là cơ sở thực hiện củagiai đoạn đánh giá; theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá sẽ đúng

đăn và chính xác, cuộc giám sát sẽ có kêt quả tích cực và ngược lại.

Hoạt động giảm sát của ĐBQH là hoạt động thực hiện một trong ba chức

năng quan trọng của Quốc hội đó là chức năng giám sát tối cao toàn bộ hoạtđộng của bộ máy nhà nước Với vai trò là thành viên của Quốc hội, ĐBQH giám

sát thông qua các hoạt động sau đây:

- Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ

trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởngVKSNDTC;

Trang 17

- Giam sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ởđịa phương;

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

ĐBQH tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt độnggiám sát của Đoàn ĐBQH; tham gia Đoàn giám sát của UBTVQH, Hội đồng dântộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cau.

Căn cứ vào kết quả giám sát, ĐBQH có các quyền: kiến nghị, yêu cầu cơquan, tô chức, cá nhân có thâm quyền sửa đổi, bố sung, đình chỉ việc thi hành,bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành vănbản quy phạm pháp luật mới; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyềnxem xét, giải quyết các vẫn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước hoặc các vấn đề của địa phương Khi phát hiện có hành vi vi phạmpháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền áp dụng các biệnpháp dé kịp thời cham dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý

người vi phạm, khôi phục lợi ích cua Nhà nước, quyền, lợi ích hợp của tô chức,

cá nhân bị vi phạm.

Thực hiện hoạt động giám sát, ĐBQH phải đảm bảo nguyên tắc công khai,khách quan, đúng thấm quyên, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;

không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, cá nhân chịu sự giám sat.

ĐBQH chịu trách nhiệm về quyết định, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình vàbáo cáo cử tri tại địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát.

Hàng năm và mỗi sáu tháng, các cá nhân ĐBQH đăng ký chương trìnhgiám sát ở địa phương với Đoàn ĐBQH ở địa phương để đưa vào chương trìnhgiám sát Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động giám sátcủa Doan và tổ chức dé ĐBQH trong đoàn thực hiện chương trình giám sát của

Trang 18

cá nhân Kết quả thực hiện chương trình giám sát của cá nhân ĐBQH và đoàn

ĐBQH được Doan báo cáo định kỳ sáu tháng và hàng năm tới UBTVQH.

1.2 Quy định pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH trước và saukhi có Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

1.2.1 Quy định pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH trước khi có Luậthoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003

Trước khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 được banhành, những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của ĐBQH chủ yếu đượcthé hiện qua các bản Hiến pháp và Luật t6 chức Quốc hội tai thời điểm đó.

Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, mặc dù trong Hiến pháp chưa có quy định nào trực tiếp đề cập tớihoạt động giám sát của ĐBQH, song các quy định gián tiếp đều cho thấy Nghịviện cũng có quyền giám sát và phê bình Chính phủ, chang hạn: “ Khi Nghị việnkhông họp, Ban thường vụ có quyên triệu tập Nghị viện; kiểm soát và phê bìnhChính phi” (Điều thứ 36); “Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thìphải từ chức” (Điều thứ 54) Hoạt động giám sát chính của ĐBQH là chất vấn tạikỳ họp: “Các Bộ trưởng phải trả lời bằng thư từ hoặc bằng lời nói những điềuchất vấn của Nghị viện hoặc của Ban thường vụ” (Điều thứ 55) Quy định nàycho thấy chủ thể của hoạt động chất vấn là tập thể Nghị viện và Ban thường vụ

chứ không phải là cá nhân các nghị viên Do đó, nghị viên hay nói cách khác là

các ĐBQH theo Hiến pháp năm 1946 chưa được coi là chủ thể độc lập của hoạtđộng giám sát mà phải thực hiện hoạt động của minh thông qua tập thé Nghịviện và Ban thường vụ Có thể nói, đây là những quy định đầu tiên về hoạt độnggiám sát của ĐBQH Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, toàn dân tộc tập trungvào việc giữ nước nên những quy định về giám sát chỉ được quy định khái quát.

Hiến pháp năm 1959 quy định cụ thé hơn về hoạt động giám sát của Quốchội và ĐBQH Theo đó, Quốc hội có quyền “giám sát việc thi hành Hiến pháp”

Trang 19

(khoản 3 - Điều 50) Quyền giám sát của ĐBQH đã được cụ thê tại một điềutrong Hiến pháp: “Các ĐBQH có quyên chất van Hội dong Chính phủ và các cơquan thuộc Hội đông Chính phủ Cơ quan bị chất van phải trả lời trong thời hannăm ngày; trường hợp cần phải điều tra thi thời hạn trả lời là một tháng” (Điều59) Như vậy, theo Hién pháp năm 1959 thì hoạt động giám sát của ĐBQH đượcthực hiện chủ yếu là thông qua hoạt động chat van Với tu cách là thành viên củacơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chất vẫn là quyền của cá nhân ĐBQH chứkhông phải là quyền của tập thé ĐBQH như trước kia ĐBQH phải nam đượcnguyện vọng, những van dé bức xúc của nhân dân dé phản ánh với các cơ quannhà nước thông qua hoạt động của mình Ngoài ra, tại Điều 42, Luật Tổ chứcQuốc hội năm 1960 có quy định: “ĐBQH có quyền chất vấn Hội đồng Chínhphủ và các cơ quan thuộc Hội đông Chính phú Lời chất van do Chủ tịch đoàn,hoặc trong thời gian Quốc hội không họp thì do UBTVOH chuyển cho cơ quanbị chat van dé trả lời trước Quốc hội hoặc trước UBTVOH` Do đó, chất van cóthể được thực hiện trong kỳ họp của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hộikhông họp Điều đó tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của Quốc hội nói

chung, của ĐBQH nói riêng được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn trong

thời gian Quốc hội không họp Qua việc chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơquan thuộc Hội đồng Chính phủ, ĐBQH đã giám sát được tình hình thực hiệnpháp luật trên phạm vi cả nước trong sự quản lý của Chính phủ, nắm bắt đượctâm tư, nguyện vọng của cử tri để giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của nhân

dân Khi thực hiện nhiệm vụ này, ĐBQH sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân,

trước cử tri đã bỏ phiếu bầu ra người đại biểu.

Các quy định trong Hiến pháp năm 1980 về hoạt động giám sát củaĐBQH hoàn thiện hơn so với Hiến pháp năm 1959 Lần đầu tiên chức năng giámsát tối cao của Quốc hội được khẳng định làm cơ sở cho hoạt động giảm sát củaĐBQH, đó là: “Quốc hội thực hiện quyên giảm sát toi cao đối với toàn bộ hoạtđộng của Nhà nước” (Điều 82) ĐBQH đã có nhiều quyên và nghĩa vụ hơn khi

Trang 20

thực hiện hoạt động giám sat đó là: “DBOH phải liên hệ chặt ché với cử tri, trả

lời những yêu cau và kiến nghị của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điềukhiếu nại và tô cáo của nhân dân ĐBQH tuyên truyền, pho biến pháp luật và

chính sách của Nhà nước, động viên nhân dan tham gia quản ly Nhà nước”

(Điều 94) Thông qua mối liên hệ với cử tri, ĐBQH giám sát tình hình thi hànhpháp luật tại địa phương: “ĐBQH có quyên kiến nghị với các cơ quan Nhà nướcvề việc thi hành pháp luật, chính sách cua Nhà nước và những van dé thuộc lợi

ich chung Các cơ quan Nhà nước và những người có trách nhiệm phải nghiên

cứu và trả lời những kiến nghị đó cua đại biểu” (Điều 63 Luật Tô chức Quốc hộinăm 1981) Thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động củamình và của Quốc hội, ĐBQH phải trả lời những kiến nghị của cử tri, giám sáttình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, có trách nhiệm gửi nhữngyêu cau, khiếu nại đó đến các cá nhân, co quan nhà nước có thẩm quyền dé giảiquyết: “ĐBQH nhận được những điều khiếu nai và to cáo của nhân dân, cótrách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan Nhà nước hữu quan, theo dõiviệc giải quyết và báo cho đương sự biết kết quả” (Điều 62 Luật Tô chức Quốc

hội năm 1981).

Bên cạnh đó, hình thức giám sát bằng hoạt động chất vấn của ĐBQHcũng được mở rộng hơn, Điều 95 Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “ĐBQH cóquyền chất vấn Hội dong Bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng,Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC” Đây là một điểm mới so vớiHiến pháp năm 1959, quyền chất vấn của ĐBQH được kế thừa và hoàn thiệnhơn; đối tượng chất van được mở rộng hơn, ĐBQH không chỉ có quyền chat vanHội đồng Bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng mà còn chất vanChánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC - những chức danh do Quốc hộibầu Hoạt động chất vẫn của ĐBQH sẽ là tiền đề cho việc xác định trách nhiệm

của các cơ quan hoặc người bị chat vân: “Khi cân thiết, Quốc hội hoặc Hội đồng

Trang 21

Nhà nước ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của những cơ quan hoặcngười bị chất vấn” (Điều 60 Luật Tô chức Quốc hội năm 1981).

Sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, cơ chế giám sát của Quốc hội đượcnâng cao hơn một cách rõ rệt Kế thừa Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm1992 tiếp tục khang định quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộhoạt động của Nhà nước Đề thực hiện tốt chức năng này, hoạt động của cácĐBQH đóng vai trò rất quan trọng.

Đối với hoạt động chất vấn, Điều 98 Hiến pháp 92 quy định: “ĐBQH cóquyên chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phú, Bộ

trưởng và các thành viên khác cua Chính phú, Chánh an TANDTC và Viện

trưởng VKSNDTC” Theo đó, ĐBQH không chất vấn cơ quan nhà nước nóichung mà chất vấn những người đứng đầu các cơ quan nhà nước do Quốc hộibau ra Đây là điểm tiến bộ và khác biệt so với quyên chất vẫn của ĐBQH đượcquy định tại Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 Trách nhiệm củangười bị chất van cũng được nâng lên rõ rệt bởi: “Nếu ĐBQH không dong ý vớinội dung trả lời thì co quyên dé nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thao luận trướcQuốc hội hoặc UBTVOH” và “ĐBQH có quyên kiến nghị với UBTVOH xem xéttrình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn” (theo Điều 49, Điều 50 Luật Tổ chức Quốc hội

năm 2001).

Vấn đề giám sát của ĐBQH đối với tình hình thực hiện pháp luật và giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được đặt ra ĐBQH có trách nhiệm tiếpcông dân Khi nhận được kiến nghi, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH cótrách nhiệm nghiên cứu, chuyên đến người có thâm quyên giải quyết và thôngbáo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giảiquyết Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị

vũ trang nhân dân hoặc của công dân, ĐBQH có quyên yêu câu cá nhân, cơ

Trang 22

quan, tô chức, đơn vi hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết dé kịp thờichấm dứt hành vi trái pháp luật đó (Điều 52, Điều 53 Luật Tô chức Quốc hội

năm 2001)

Ngoài các văn bản nói trên, Quốc hội còn ban hành các Nghị quyết quyđịnh hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH; Nghị quyết về nội dung kỳ họp củaQuốc hội Có thé nói, từ khi Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Quốc hộinăm 2001 ra đời, cơ chế giám sát của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sátcủa ĐBQH nói riêng được nâng cao một cách rõ rệt Đưa giảm sát lên một tầmcao mới, hoạt động giám sát của ĐBQH đã có những điểm tiến bộ đáng kể Cácvan bản quy định về hoạt động giám sát được sửa đôi, bổ sung đảm bảo cho phùhợp với việc nâng cao hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội và chất lượng hoạt

giám sát và các biện pháp bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động giám sát.

Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành cũng đã quy định một số điều về côngtác giám sát và những chế tài kèm theo nhưng chưa thật thỏa đáng, chưa cu thé,ro rang dé Quốc hội và các đại biểu thực thi Do đó, Luật hoạt động giám sát củaQuốc hội năm 2003 là cơ sở pháp ly đảm bao cho hoạt động giảm sát được thựchiện một cách đầy đủ nhất Lần đầu tiên Luật đưa ra định nghĩa về hoạt độnggiám sát, thâm quyền giám sát của ĐBQH được ghi nhận rất cụ thể: “ĐBQH

Trang 23

chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phú, Bộ trưởng và

các thành viên khác cua Chính phú, Chánh an TANDTC, Vién trưởng

VKSNDTC; trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình giám sát văn bản quy

phạm pháp luật, giảm sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giảm sát việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” (điểm đ, khoản 1, Điều 3).

Để làm rõ quyền giám sát của ĐBQH đã được quy định chung trong Hiếnpháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ hop, Quy chế hoạt động của ĐBQH Luật hoạt động giám sát năm 2003 đã dành một chương riêng quy định về hoạt

động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH Theo đó, nội dung các hoạt động

giám sát của ĐBQH được quy định tại Điều 37, ĐBQH giám sát thông qua các

hoạt động:

“- Chất van Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ

trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởngVKSNDTC”;

- Giam sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ởđịa phương;

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân.

ĐBQH tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt độnggiám sát của Đoàn ĐBQH; tham gia Đoàn giám sát của UBTVQH, Hội đồng dântộc, Uy ban cua Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu”.

Có thể nói với quy định này, vai trò giám sát của ĐBQH được chú ý và đặtđúng tầm của nó, nội dung các hoạt động giám sát đã được phân định rạch ròilàm cơ sở cho ĐBQH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình khi

tham gia giám sát.

Khi chưa có Luật Hoạt động giảm sát thì cũng chưa có những quy định cụ

thê tạo cơ sở thực hiện tốt hoạt động này, do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng và

kết quả của hoạt động giám sát Ngay cả đối với hình thức giám sát thông qua

Trang 24

hoạt động chất vấn của ĐBQH, khi trả lời chất van trước Quốc hội, nhiều vị Bộtrưởng đã không trả lời thắng vào vấn đề và nếu có hứa hẹn thì việc thực hiệncũng chưa nghiêm túc Do đó, để giám sát có hiệu quả hơn, Luật hoạt động giámsát năm 2003 đã có những quy định cụ thể về quy trình chất vẫn và trả lời chấtvan tại kỳ họp của Quốc hội cũng như tại phiên họp của UBTVQH, về tráchnhiệm của người trả lời chất vấn Trong buổi chất van, các đại biểu có thé biếtđược thành viên của Chính phủ có nắm và giải quyết được vấn đề hay không Từđó, có những kiến nghị với thành viên đó của Chính phủ Nếu thấy cần thiết,ĐBQH có thể bỏ phiếu tín nhiệm làm căn cứ để xem xét việc cách chức, miễnnhiệm hoặc cho thôi làm nhiệm vụ đối với những người giữ các chức vụ doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn - đây là quy định hoàn toàn mới của Luật hoạtđộng giám sát năm 2003 (Điều 13).

Trước khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 được banhành, các ĐBQH gặp nhiều lúng túng khi thực hiện việc giám sát văn bản, giámsát tình hình thi hành pháp luật tại địa phương và giải quyết khiếu nại tổ cáo của

công dân Nhưng từ khi thông qua, Luật đã tạo được hành lang pháp lý cho các

đại biểu hoạt động Trong quá trình giám sát, ĐBQH có nhiều quyền hạn dé thựchiện tốt hơn hoạt động của mình Ví dụ như: khi tiến hành giám sát tại địaphương, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH thì“ĐBQH trong phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn của mình có quyên yêu cau cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyên sửa đổi, bồ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏmột phân hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quyphạm pháp luật mới" (Điều 41); Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gâythiệt hại đến lợi ich của Nhà nước, quyên và lợi ich hợp pháp của tô chức, cánhân thì ĐBQH có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụngcác biện pháp dé kip thời chấm dứt hành vi vi phạm , yêu cầu cơ quan, tô chức,

cá nhân có thâm quyên xem xét trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân có

Trang 25

hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (điểm d, khoản 2, Điều 42) Đặc

biệt, đối với việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, khi đại biéu nhận

được đơn thư sẽ chuyên đến những người có thâm quyền và có trách nhiệm đônđốc trong quá trình thụ lý, giải quyết Luật hoạt động giám sát quy định trongvòng bảy ngày kế từ ngày ra quyết định giải quyết, các cơ quan, cá nhân có thâmquyên giải quyết phải trả lời đơn thư Khi nhận được trả lời mà vẫn chưa thỏamãn, ĐBQH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó tìm hiểu yêu cầuxem xét lại Nếu thay cần thiết có thé yêu cầu cơ quan cấp trên của cơ quan, tổchức đó giải quyết.

1.3 Nội dung hoạt động giám sat của ĐBQH

1.3.1 Hoạt động chất vẫn

Chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp và quan trọng của Quốc hội, đồngthời là quyền quan trọng của ĐBQH được Hiến pháp quy định Chất vấn tuy làquyền cá nhân của ĐBQH nhưng khi thực hiện quyền này thì nó được coi là mộttrong những hoạt động giám sát của Quốc hội.

ĐBQH khi thực hiện hoạt động chất vẫn không phải nhằm mục đích thuthập thông tin hay số liệu, mà nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân có tráchnhiệm đối với một số van dé nào đó Đây chính là điểm cơ bản dé phân biệt chatvan với câu hỏi thường Trên thực tế, chất vấn cũng có thé được thể hiện dướidạng câu hỏi nhưng mục đích của chất van va câu hỏi thường khác nhau Việchỏi và yêu cau trả lời những van đề mà ĐBQH quan tâm (hay còn gọi là câu hỏithường) nhằm thu thập thông tin, số liệu về các vẫn đề nào cần biết, trước khi đặtcâu hỏi người hỏi hầu như chưa có thông tin về van đề mà mình hỏi Loại câuhỏi thường phụ thuộc vào nhu cầu năm bắt thông tin của ĐBQH chứ không đượcquy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào và cũng không bị hạn chế đối vớibất kỳ đối tượng nào Còn đối với chất vấn, trước khi nêu vấn đề, ĐBQH phải

tìm hiệu rat kỹ va năm thông tin vê vân đê ma minh cân chat vân đê làm rõ trách

Trang 26

nhiệm của cá nhân có thâm quyền đối với một van đề nào đó Chat van được quyđịnh rất rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, đối tượng chất vấncũng được chỉ ra cụ thể trong một phạm vi nhất định Van đề chất van khi đãđược nêu lên theo đúng thể thức của pháp luật, chuyên đến người bị chất vấn thìkhông còn là mối quan hệ cá nhân giữa người bị chất van và người chất van màđã trở thành một hình thức giám sát của Quốc hội.

Theo quy định tại Điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm2003, chất van là: "Hoat động giám sát, trong dé ĐBQH nêu những van dé thuộctrách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ

trưởng và các thành viên khác cua Chính phú, Chánh an TANDTC, Viện trưởng

VKSNDTC và yêu cẩu những người này trả lời".

Như vậy, về bản chất, chất vấn là một hình thức được Quốc hội áp dụngđể giám sát hoạt động của các co quan và cá nhân được giao quyền, là sự théhiện cụ thé, trực tiếp quyền giám sat tối cao của Quốc hội Các ĐBQH khi thựchiện quyền chất vẫn của mình là nhân danh cá nhân với tư cách là người đại điệnquyên lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị chat van trả lời vềtrách nhiệm của cá nhân đó đối với những việc làm của mình xem có đúng vớichức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định hay không Do đó, chất van đượccoi là một trong những hình thức giám sát hiệu quả Thông qua hoạt động chấtvan, ĐBQH thể hiện trách nhiệm của người đại biểu trước nhân dân, nêu lênnhững vấn đề mà cử tri đang bức xúc, yêu cầu giải quyết Thông qua xem xét

việc trả lời chất van, Quốc hội đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của người

bị chất vẫn Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, LuậtHoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt độngcủa UBTVQH, Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH v.v đã cụ thểhoá quyền chat van của ĐBQH và nghĩa vụ trả lời chat van của người bị chất

vấn; quy định cụ thể thâm quyên, trình tự, thủ tục chất van và trả lời chất van tại

kỳ họp cũng như thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội Cụ thé như sau:

Trang 27

Chat van được thực hiện thông qua hình thức hỏi trực tiếp hoặc bang vanban, tra loi chat van cũng được thực hiện thông qua hình thức trả lời trực tiếphoặc trả lời băng văn bản Thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đượcquy định tại Điều 11 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Điều 25 Quychế hoạt động của UBTVQH, Điều 43 của Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họpQuốc hội:

- ĐBQH ghi rõ nội dung chat vấn, người bi chất van vào phiếu chat vanvà gửi đến Chủ tịch Quốc hội dé chuyển đến người bị chất van Doan thư ký kỳhọp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vẫn của ĐBQH để báo cáo

- UBTVQH dự kiến danh sách những người có trách nhiệm tra lời chất

van của đại biểu Quốc hội tai kỳ họp và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định.

- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp đầy đủ nội dung các vấn đề mà ĐBQH

đã chất van và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục tại phiên họp Quốc

hội theo thứ tự do Chủ tịch phiên họp nêu Thời gian trả lời chất vẫn về từng vấndé không quá mười lam phút ĐBQH có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dungđã chất vấn để người bị chất vấn trả lời Thời gian nêu câu hỏi không quá ba

- Sau khi nghe trả lời chất vẫn, nêu ĐBQH không đồng ý với nội dung trảlời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảoluận tại một phiên họp khác hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đốivới người bị chất vấn Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp hoặc đã trả lời chấtvan của ĐBQH bang văn bản có trách nhiệm báo cáo với ĐBQH bang văn banvề thực hiện những van dé đã hứa khi trả lời chat van tại kỳ họp tiếp theo.

Trong trường hop van dé chất van cần có thời gian điều tra, nghiên cứu thiQuốc hội có thé quyết định cho trả lời tước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của

Trang 28

Quốc hội hoặc trả lời băng văn bản Quốc hội có thê ra nghị quyết về việc trả lời

chat van và trách nhiệm của người bị chất vẫn nếu xét thay cần thiết.

Về nguyên tắc, tất cả các chất vấn của ĐBQH phải được trả lời bằng vănbản hoặc trực tiếp Căn cứ vào số lượng và nội dung chất van, UBTVQH lựachon và quyết định ra những chat vấn tiêu biéu và quan trọng dé người bị chấtvan trả lời trực tiếp tại hội trường Quá trình trả lời, ĐBQH và người bị chất vẫncó thé đối thoại trực tiếp hoặc băng văn bản Yêu cầu đối với nội dung chất vấncủa ĐBQH là phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ,quyên hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn.

Căn cứ vào các quy định tại Điều 11 Luật Hoạt động giám sát và Điều 42,43 Nội quy kỳ họp Quốc hội, UBTVQH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chứcnăng, nhiệm vụ của mình nhằm góp phần thúc đây hoạt động chất vấn và trả lờichất vẫn đạt hiệu quả tốt.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, UBTVQH xem xét việc trả lờichất vẫn của ĐBQH được Quốc hội cho trả lời tại phiên họp của UBTVQH vàchat vấn khác được gửi đến UBTVQH Việc chất van và trả lời chất van trong

thời gian giữa hai kỳ họp được thực hiện theo những trình tự sau đây:

- ĐBQH ghi nội dung chất vẫn, người bị chất vẫn và gửi đến UBTVQH;- UBTVQH chỉ đạo Ban công tác đại biểu giúp UBTVQH tiếp nhận chatvan của ĐBQH dé chuyên đến người bị chat van.

- Tuy theo nội dung và tính chất của chất van, UBTVQH có thé quyết địnhngười bị chất vấn phải trả lời chất vấn bằng văn bản cho ĐBQH hoặc trả lời tạiphiên họp của UBTVQH Trong trường hợp UBTVQH quyết định cho người bịchất vấn trả lời bằng văn bản thì văn bản đó đồng thời được gửi đến UBTVQHvà ĐBQH đã có câu hỏi chất vấn Nếu không đồng ý với nội dung trả lời thìĐBQH có quyền yêu cầu Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội

hoặc UBTVQH.

Trang 29

Trong trường hợp UBTVQH quyết định việc trả lời chất van của ĐBQHđược tiến hành tại phiên họp của UBTVQH, thì việc chất van được tiến hành

như sau:

- Chủ tịch Quốc hội nêu nội dung chất van của ĐBQH đã được Quốc hộiquyết định cho trả lời tại phiên họp của UBTVQH và những chất vẫn khác đượcgửi đến UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội mà UBTVQH quyết

định cho trả lời tại phiên họp.

- ĐBQH có câu hỏi chất vẫn có thể được mời tham dự phiên họp củaUBTVQH và phát biểu ý kiến.

- Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vẫn đề mà ĐBQH

đã chất vẫn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục.

Nếu ĐBQH đã chất vẫn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chấtvan, kết quả phiên họp trả lời chất vẫn phải được gửi đến đại biéu đó chậm nhấtlà bảy ngày, ké từ ngày kết thúc phiên họp của UBTVQH Khi nhận được nộidung trả lời chất vẫn mà vẫn không đồng ý thì ĐBQH sẽ đề nghị thảo luận tại kỳhọp của Quốc hội Người đã trả lời chat van tại phiên họp của UBTVQH hoặc đãtra lời chất van của ĐBQH bang văn bản có trách nhiệm báo cáo với ĐBQHbằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời câu hỏi chất vẫntại kỳ họp Quốc hội tiếp theo.

- Sau khi nghe tra lời chất van, nếu xét thay cần thiết UBTVQH ra nghị

quyết về việc trả lời chât vân và trách nhiệm của người bị chât vân.

1.3.2 Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giảm sat việc thi hànhpháp luật ở địa phương.

Giảm sát văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng trong

hoạt động của Quốc hội và ĐBQH nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hộichủ nghĩa Tại khoản 1, Điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm

2003 đã quy định:

Trang 30

*.,,Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật cua UBTVOH, Chủ tịch

nước có dau hiệu trái với Hién pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì ĐBQH dénghị UBTVOH, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc huỷ bo một phan hoặc toàn bộ văn

ban do; UBTVQH, Chủ tịch nước có trách nhiệm xem xét, trả lời ĐBQH Trong

trường hợp ĐBQH không đồng ý với trả lời của UBTVOH, Chủ tịch nước thì yêucau UBTVOH trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gan nhất.”

Điều 41 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định về

ĐBQH, Đoàn ĐBQH giám sát văn bản quy phạm pháp luật Theo đó, khi nhậnđược văn bản quy phạm pháp luật, ĐBQH có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét

nội dung văn ban đó Nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trai

với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của

UBTVQH thì ĐBQH trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơquan, tô chức, cá nhân có thâm quyền sửa đổi, bố sung, đình chỉ việc thi hành,bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn

bản quy phạm pháp luật mới.

Dé thực hiện tốt hoạt động trên, ĐBQH có quyền gặp gỡ, yêu cầu các cơquan nhà nước có thẩm quyền cung cấp day đủ tài liệu và thông tin cho hoạtđộng của mình Đồng thời, các cá nhân ĐBQH cũng phải là người có trình độ,năng lực tốt, có đầy đủ kỹ năng và hiểu biết pháp luật, đáp ứng được yêu cầuđảm bảo cho pháp luật được hoàn thiện và thống nhất.

Cùng với hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật, khi thực hiệngiám sát tình hình thi hành pháp luật ở địa phương, ĐBQH cũng đã được pháp

luật ghi nhận những thâm quyền cu thé:

Điều 42 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định:

“1 ĐBQH tiến hành giám sát quyết định nội dung, kế hoạch giảm sát,người được mời tham gia giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

và báo cdo Đoàn ĐBQH ”

Trang 31

“2 Khi tiễn hành giám sát, ĐBQH có quyển yêu cau cơ quan, tổ chức, cánhân chịu sự giám sát báo cáo bang văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liênquan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn dé mà Đoàn giám sát, ĐBỌHquan tâm; xem xét, giải quyết những van dé có liên quan đến việc thi hành chínhsách, pháp luật của Nhà nước hoặc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của

nhân dân địa phương `

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vịvũ trang nhân dân hoặc của công dân, ĐBQH có quyền yêu cầu cá nhân, cơquan, tô chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thờicham dứt hành vi trái pháp luật đó Trong thời hạn ba mươi ngày, kế từ ngàynhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tô chức, đơn vị phải thông báo cho ĐBQH

VIỆC giải quyết Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị

không trả lời thì ĐBQH có quyền kiến nghị với người đứng dau của cơ quan, tổchức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định (Điều 51Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001).

Được cử tri tín nhiệm bầu ra, ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc với cửtri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri Hàng năm, ĐBQH có quyền thamdự các kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp nơi minh được bau, có quyền phát biểuý kiến nhưng không biểu quyết ĐBQH tham dự các kỳ hop này nhằm mục đíchnăm tình hình và tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân địa phương; tham gia ýkiến vào các vấn dé quản lý nhà nước và các van dé quan hệ đến đời sống củanhân dân địa phương: tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước; thực hiệnquyên giám sát đối với hoạt động của hội đồng nhân dân, giám sát tính đúng đắncủa văn bản quy phạm pháp luật được Hội đồng nhân dân và các cơ quan cóthâm quyền tại địa phương ban hành, giám sát tình hình thực hiện pháp luật

Trang 32

1.3.3 Hoạt động giảm sát việc giải quyết khiếu nại, t6 cáo của công dân

Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ, quyềnhạn mà pháp luật trao cho ĐBQH Theo Điều 43 Luật Hoạt động giám sát củaQuốc hội năm 2003 thì: “ĐBQH, Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tiếp nhận, xử ly,đôn đốc, theo doi việc giải quyết khiếu nại, t6 cáo của công dân Khi nhậnđược khiếu nại, tố cáo của công dan, ĐBQH có trách nhiệm tổ chức nghiên cứuvà truc tiếp hoặc thông qua Đoàn ĐBQH chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyên dé xem xét, giải quyết Cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyểnphải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông bdo choĐBQH, Đoàn ĐBQH biết việc giải quyết trong thời hạn bảy ngày, ké từ ngày raquyết định giải quyết”.

Thực hiện hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, t6 cáo của côngdân thì tiếp công dân là nhiệm vụ thường xuyên của ĐBQH ĐBQH tiếp dântheo định kỳ, theo lịch tại trụ sở tiếp dân và tiếp dân tại nhà ở, tại nơi công tác.ĐBQH tiếp dân dé nghe nhân dân góp ý xây dựng Nhà nước đồng thời giúp dângiải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo Do đó, khi nhận đượckiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH phải nghiên cứu, kịp thờichuyên đến người có thẩm quyên giải quyết và thông báo cho người kiến nghị,khiếu nại, t6 cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết “Trong trường hợp xétthấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tổ cáo không thoả đáng, ĐBQH cóquyên gặp người đứng dau cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cau xem xét lại.Khi can thiết, ĐBQH có quyên yêu cau người đứng dau cơ quan hữu quan cấptrên của cơ quan đó giải quyết” (Điều 43 Luật hoạt động giám sát của Quốc hộinăm 2003 và Điều 52 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001).

Trang 33

1.4 Vai trò của hoạt động giám sat của ĐBQH

1.4.1 Vai trò của hoạt động chất van của ĐBQH

Hoạt động chất vấn của ĐBQH có vai trò quan trọng trong việc phát huytính dân chủ của Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quanquyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoạtđộng chất vấn còn là cầu nối quan trọng giữa Quốc hội, Chính phủ, các cơ quanNhà nước với cử tri, thể hiện tiếng nói và khát vọng cua cử tri cả nước.

Thực hiện chất vấn tốt là thê hiện trình độ và bản lĩnh của người đại biểu.Diễn biến và kết quả của các phiên chất vấn được đông đảo cử tri quan tâm theodõi nên các ĐBQH lại càng có trách nhiệm nặng nề hơn, ý thức là người đại diệncủa cử tri phải cao hơn Hoạt động chat van và trả lời chất van của Quốc hội phảithật sự là điểm sáng trong sinh hoạt chính trị của Nhà nước Các van dé quantrọng, nhạy cam đã được các đại biểu chất vấn và trả lời một cách có tráchnhiệm, chân thành và xây dựng, đó là minh chứng rõ ràng cho kết quả tích cựcvề hoạt động giám sát của ĐBQH, là động lực thúc đây cho những họat độngnhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực của Quốc hội trong tương lai.

Hoạt động chất van, trả lời chất van không chi là cơ hội dé các thành viên

Chính phủ, Trưởng ngành bộc lộ tư duy, năng lực của mình mà còn là nơi các

ĐBQH thê hiện khả năng bao quát, tổng hợp các van dé đặt ra tại nghị trườngcũng như ý kiến mà cử tri cả nước đã gửi gắm Khắc phục được một số trườnghợp chất van còn dai dòng, chưa rõ ý, chỉ hỏi thông tin hoặc cách trả lời cònvòng vo, chưa đúng trọng tâm, làm cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tạicác kỳ họp Quốc hội phong phú, sôi động và hiệu quả hơn Đó cũng là sự quantâm, kỳ vọng của cử tri cả nước vào sự đôi mới hoạt động chất vấn và trả lời chấtvấn tại các kỳ họp Quốc hội, cũng như tại các phiên họp của UBTVQH sắp tới.

Bên cạnh đó, để hoạt động giám sát của ĐBQH được thường xuyên, liêntục, đồng thời khắc phục được tinh trạng tập trung quá nhiều chất van vào kỳ

Trang 34

họp Quốc hội thì hoạt động chat van tại phién hop UBTVQH la rất cần thiết.Thực hiện chất vẫn tại các phiên họp của UBTVQH sẽ giúp cho UBTVQH tiếnhành giám sát sâu hơn vì các phiên họp của Uỷ ban diễn ra hàng tháng nên cũngkịp thời chất vấn những vẫn đề bức xúc của đất nước, nhờ đó Quốc hội vàUBTVQH sẽ quyết định những van dé quan trong của đất nước một cách hiệuquả hơn và có chất lượng hơn.

1.4.2 Vai trò của hoạt động giảm sát văn bản quy phạm pháp luật và thi hànhpháp luật ở địa phương cua DBOH

Pháp luật là yêu tố của kiến trúc thượng tang, có ý nghĩa lớn đối với quanlý nhà nước Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp Các

văn bản của Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước không được

trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Chức năng giám sát của Quốchội đối với văn bản quy phạm pháp luật được thê hiện trực tiếp thông qua hoạtđộng của các ĐBQH Qua hoạt động giám sát, ĐBQH thé hiện vai trò của mình

trong việc phát hiện và loại bỏ các văn bản quy phạm không đúng với quy định

để đảm bảo cho pháp luật được thống nhất, đồng bộ và hoàn thiện Do đó, Điều41 Luật hoạt động giám sát cua Quốc hội năm 2003 đã quy định về ĐBQH,

Đoàn ĐBQH giám sát văn bản quy phạm pháp luật:

“Khi nhận được van bản quy phạm pháp luật, ĐBQH, Đoàn ĐBQH cótrách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó Trong trường hop phat

hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hién pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVOH thì ĐBQH, ĐoànĐBQH trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh có quyên yêu cau cơ quan,tô chức, cá nhân có thẩm quyên sửa đổi, bồ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏmột phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy

phạm pháp luật mov’.

Trang 35

Ngày nay, trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường cùng vớinhững biến đổi to lớn của xã hội thì việc giám sát các văn bản quy phạm phápluật là một trong những yếu tố đảm bảo cho pháp luật được hoàn thiện, thốngnhất, gop phần xây dựng nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ĐBQH là ngườiđại diện cho nhân dân cả nước, có sự liên kết chặt chẽ với nhân dân, có trình độvà hiểu biết sâu rộng về pháp luật và cuộc sống nên vai trò của ĐBQH đối với

việc giám sát van bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng, phan ánh tâm

tư, nguyện vọng, ý kiến của cử tri.

Trong công cuộc đôi mới ở nước ta hiện nay, van dé tăng cường hiệu quảquản lý xã hội băng pháp luật của Nhà nước là một trong những yêu cầu cấpbách Do đó, đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta luôn chútrọng tới việc đưa pháp luật vào đời sống xã hội Với tính chất là cơ quan đạibiểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất; Quốc hội thực hiệnchức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước,trong đó có hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật Đề thực hiện chức nănggiám sát tối cao của mình, Quốc hội thông qua hoạt động của các ĐBQH nhằm

phát hiện xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật Đây cũng là một trong các

hoạt động giám sát chủ yếu của ĐBQH khi thực hiện nhiệm vụ của mình ở địaphương được ghi nhận trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.

Sự phát triển của kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi nhiều lĩnhvực mới phát sinh phải có luật điều chỉnh Có những lĩnh vực mà pháp luật chưaquy định, cũng như các quy định pháp luật cần được sửa đổi, bố sung sao chophù hợp với yêu cau thực tiễn Nguyên nhân của vi phạm phạm luật chủ yếu do ýthức của người thực hiện, song có một phần không nhỏ là do các quy định củapháp luật đã trở nên lạc hậu và cản trở sự phát triển của đời song xã hội Honnữa, việc tuân thủ, chấp hành và thực thi pháp luật trên thực tế không phải lúc

nào cũng đem lại hiệu quả tích cực Do đó, cùng với việc giám sát văn bản quyphạm pháp luật, ĐBQH giám sát việc thực hiện pháp luật ở địa phương sẽ đảm

Trang 36

bảo tính công bằng, minh bạch của pháp luật; đồng thời, phát hiện ra các quyđịnh chưa hợp lý, sát thực với tình hình thực tế mà từ đó có những kiến nghị kịpthời dé Quốc hội sửa đồi, bố Sung.

Nhu vậy, ĐBQH có vi trí và vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, pháthiện các vi phạm pháp luật Qua hoạt động này, chức năng giám sát tối cao củaQuốc hội được bảo đảm với các đối tượng bị giám sát Thông qua quá trình tìmhiểu thực tế từ tiếp xúc và liên hệ với cử tri, ĐBQH nắm được tình hình thực thipháp luật tại các địa phương, cơ sở, tìm hiểu các vấn đề trong việc bảo đảm thực

thi pháp luật tai địa phương nơi mà họ tham gia giám sát, phát hiện những vi

phạm và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật khi thực hiện còn hạn chế,từ đó báo cáo với Quốc hội và UBTVQH dé dé ra các biện pháp phù hợp.

1.4.3 Vai trò của hoạt động giảm sát việc giải quyét khiếu nại, tô cáo của côngdan của ĐBQH

ĐBQH do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân nên khi quyền và lợi ích của nhân dân bị xâm hại thì người đại biểu cótrách nhiệm yêu cầu các cơ quan nhà nước liên quan xem xét giải quyết, đồngthời đôn đốc, giám sát việc giải quyết của cơ quan, người có thâm quyên Vớitính chất là người diện của nhân dân, ĐBQH là cầu nối giữa nhân dân và cơ quancó thâm quyên giải quyết Hoạt động có hiệu quả của ĐBQH sẽ có vai trò to lớntrong việc tạo ra cơ chế giám sát từ phía cơ quan quyền lực nhà nước đối với các

cơ quan nhà nước có thâm quyên giải quyét khiêu nai, tô cáo của công dân.

Tại các buổi tiếp dân, ĐBQH lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân,giải thích, hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo dé chuyểnđơn đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để giải quyết Qua công tác, ĐBQH đãgóp phan khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, chuyền vòng giữa cáccơ quan nhà nước, giải quyết những yêu cầu bức xúc của nhân dân Các cơ quanhữu quan bước đầu đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, tích cực giải quyết

Trang 37

don thư khiếu nại tố cáo của công dân và trả lời cho ĐBQH trong thời gian luật

Thực tế thực hiện giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,

ĐBQH không chỉ đơn giản là nhận đơn thư, xem xét và gửi tới các cơ quan chức

năng có thâm quyền dé giải quyết mà còn bám sát theo các đơn thư, tìm hiểu cặnkẽ, đôn đốc cơ quan giải quyết Mặc dù còn nhiều băn khoăn cần phải phân biệtviệc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của ĐBQH là thực hiện chức năng giámsát hay chức năng đại diện, song từ những công việc thực tế của đại biểu, nhữngviệc làm dù rất nhỏ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đã mang lại rất nhiềuniềm tin cho cử tri[1, tr109].

1.5 Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền giám sát của ĐBQH

Dé hoạt động giám sát của ĐBQH phát huy hiệu quả tốt thì việc quy địnhcác biện pháp bảo đảm thực hiện quyền lợi đó cho ĐBQH là van đề không théthiếu trong các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát.

Thứ nhất, ĐBQH có địa vị pháp lý đặc biệt Do đó, để đảm bảo cho hoạtđộng của ĐBQH nói chung và hoạt động giám sát của ĐBQH nói riêng, Hiếnpháp năm 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định ĐBQH có quyềnbất khả xâm phạm Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gianQuốc hội không họp, không có sự đồng ý của UBTVQH thì không được bắt

giam, truy tố ĐBQH và không được khám sét nơi ở của ĐBQH Việc đề nghị bắt

giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ĐBQH thuộc thẩm quyền củaViện trưởng VKSNDTC ĐBQH không thể bị cơ quan, don vi nơi dai biéu lamviệc cách chức, buộc thôi việc nêu không được UBTVQH đồng y[14, tr380].

Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện hành, ĐBQH được cung cấpcông báo, các văn kiện chính thức của kỳ họp Quốc hội, các tài liệu mà Chủ tịchQuốc hội xét thấy có thê giúp đại biểu trong hoạt động của mình, gửi đến ĐBQHtrước khi Quốc hội họp Ở địa phương, ĐBQH được cung cấp báo cáo và các

Trang 38

văn bản có tính chất pháp luật của địa phương; được thông báo tình hình, tài liệucần thiết khác cho việc giám sát, được mời dự hội nghị Hội đồng nhân dân nơiđại biéu được bau ra.

Thứ ba, Luật hoạt động giám sát năm 2003 quy định trách nhiệm của cơ

quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải tạo điều kiện thuận lợi để ĐBQHthực hiện quyền giám sát; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết khi đượcyêu cầu; giải quyết, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Đoàn ĐBQH và ĐBQH Cánhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếptrình bày những vấn đề mà ĐBQH nêu ra, trường hợp ủy quyền cho người kháctrình bày thì phải được ĐBQH chấp thuận Nếu cá nhân, người đứng đầu cơquan, tổ chức chịu sự giám sat có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nhữngyêu cầu của Quốc hội,.ĐBQH khi thực hiện quyền giám sát thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự (Điều 45).

Thư tu, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốchội, Văn phòng giúp việc Đoàn ĐBQH có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vậtchất và cung cấp thông tin, tư liệu can thiết, t6 chức phục vụ Quốc hội, ĐBQHthực hiện hoạt động giám sát ĐBQH được tạo điều kiện thuận lợi để làm nhiệmvụ đại biểu; được bố trí thời gian và địa điểm gap gỡ, tiếp xúc cử tri; được sắpxếp thời gian và phương tiện; được đài thọ lương và phụ cấp trong thời gian tạmthời không làm công tác thường xuyên của mình đề làm nhiệm vụ đại biểu

Tóm lại, từ phân tích những vấn đề lý luận chung về hoạt động giám sátcủa ĐBQH cần phải khẳng định rằng, hoạt động giám sát của ĐBQH là hoạtđộng thực hiện một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội - chức nănggiám sát tối cao toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Theo đó, ĐBQH theodõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

trong việc thi hành Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị

quyết của UBTVQH Hoạt động giám sát của ĐBQH đã được pháp luật ghi nhận

Trang 39

qua sự phát triển của quá trình xây dựng pháp luật, bắt đầu từ bản Hiến pháp đầutiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đến các bản Hiến pháp kếtiếp như Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992cùng với các quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội tại thời điểm đó Trước yêucầu bức thiết cần phải nâng cao chất lượng thực hiện chức năng giám sát tối caocủa Quốc hội và hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH đòi hỏi cần có một chếđịnh riêng, cụ thé hơn điều chỉnh vẫn đề này, do đó Luật Hoạt động giám sát củaQuốc hội năm 2003 ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt độnggiám sát được thực hiện một cách đầy đủ nhất Thâm quyền giám sát của ĐBQHđược quy định rat cụ thé trong Luật, đó là: “ĐBQH chất van Chủ tịch nước, Chủtịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của

Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; trong phạm vi nhiệm

vụ, quyên hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giảm sát việc thihành pháp luật ở địa phương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tô cáo củacông dân” (điểm đ, khoản 1, Điều 3) Day cũng chính là nội dung các hoạt độnggiám sát của ĐBQH được quy định tại Điều 37.

Giám sat của ĐBQH là một hình thức giám sat quan trọng trong việc thực

hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, do đó nội dung các hoạt độnggiám sát nêu trên của ĐBQH đều có vai trò rất to lớn, là động lực thúc day chonhững hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực của Quốc hội trongtương lai Thực hiện hoạt động chất vẫn, ĐBQH đóng vai trò là cầu nỗi quantrọng giữa Quốc hội, Chính phủ, các co quan Nhà nước với cử tri, thé hiện tiếngnói và khát vọng của cử tri cả nước Khi tiến hành giám sát văn bản quy phạm

pháp luật, giám sát tình hình thi hành pháp luật tai địa phương và giám sát việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, ĐBQH thẻ hiện vai trò của mình trongviệc bảo đảm tính công băng, minh bạch và đúng đắn của pháp luật; phát hiệncác quy định chưa hợp lý với tình hình thực tế mà từ đó có những kiến nghị đểQuốc hội sửa đồi, bố sung cho phù hợp; phát hiện, xử lý các vi phạm trong thực

Trang 40

hiện pháp luật; là cầu nối giữa nhân dân và cơ quan nha nước có thấm quyền đểkip thời đôn đốc, giám sát việc giải quyết của các cơ quan, người có thẩm quyềnđó đối với những khiếu nại, tố cáo của công dân,v.v đảm bảo cho ĐBQH là

những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Bên cạnh đó, pháp

luật đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyén giám sát của ĐBQH,

nên hiệu quả hoạt động giám sát của ĐBQH được nâng cao, chức năng giám sattôi cao của Quôc hội được bảo đảm hơn nữa đôi với các đôi tượng bị giám sát.

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w