1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group

69 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group
Tác giả Hourn Rathanak
Người hướng dẫn TS. Đỗ Anh Đức
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh thương mại
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 15,21 MB

Nội dung

Như vậy để có thể phát tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp Việt Nam, phan lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sớmkhắc phụ những yêu điểm trên và một trong những giải pháp toàn

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

cụNH TE,my

Ne?

NANG CAO HIEU QUA KINH DOANH CUA

CONG TY TNHH HUU TOAN GROUP

Sinh vién : HOURN RATHANAK Chuyên ngành : Quản tri Kinh doanh thương mại

HA NỘI - tháng 11 — 2020

Trang 2

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

Dé tai:

NANG CAO HIEU QUA KINH DOANH CUA

CONG TY TNHH HUU TOAN GROUP

Sinh vién : HOURN RATHANAK

Chuyén nganh : Quản trị Kinh doanh thương mai

Lớp : Quản trị Kinh doanh thương mại 59B

Mã số SV : 11177205

Giáo viên hướng dẫn : TS Đỗ Anh Đức

HÀ NỘI - tháng 11 — 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Thương mại và kinh tếquốc tế đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề thực tập

Em cũng chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty TNHH Hữu Toàn Group

đã cho phép và tạo điều kiện để em thực tập tại công ty Xin cảm ơn các anh chịnhân viên trong công ty đã giúp đỡ, cung cấp cho em các số liệu cần thiết để hoàn

thiện bài khóa luận.

Trang 4

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập — Tự do — Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Nội dung luận văn

không đi sao chep và số liệu sử dụng là số liệu thực tế của công ty TNHH Hữu Toàn

Group.

HaNoi,ngay thang nam 2020

Sinh Vién

Hourn Rathanak

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET TTẮTT - 5-5 << <2 s£ se s s£Ss£S£ssEss£seEsezsezsessesee i

DANH MỤC BANG VA BIEU DO - 2-2 se se ssevsseesessersserssersee iiLOT MO DAU wesssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessssssssssesssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssesessssess 1

CHUONG 1: CO SO LY LUAN NGHIEN CUU HIEU QUA KINH DOANH

CUA DOANH NGHIEP - 2-5 s<©s<+SsSsEssEsserserserserserrserserssrssrrssrssrse 3

1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - - 555555 <++s+<sss2 3

LALA Khái niệm kinh đdOAqnh cc cv kg ket 3 1.1.2 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh «5 s«s++<<ss++x 3

1.1.3 Vai trò của nâng cao hiệu quả hoạt động KD đối với DN - 71.2 Hệ thống chỉ tiêu.đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 9

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp . -5-5555z555+ 9

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội - - - 11

1.3 Cac yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp l2

1.3.1 Các yếu tố thược môi rung VĨ HÔ -2- 2 2+5e+cc+tereEterersreee 12

1.3.2 Các yếu t6 môi trường tác nghiỆN -cccSSSssiitseerreeree 16

1.3.3 Các yếu tổ nội tai doanh NgNiGD veececceccceccsssessessssssessessesssessessessesssessessee 20

1.4 Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiép 23

1.4.1 Áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm chỉ phí sản xuất, kinh doanh 23

1.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn VON ceccsessessesseessessesssssessessessesseesen 25

1.4.3 Phát triển và tao động lực trong lao đỘng - -««cc << 25

1.4.4 Tăng cường, mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUÁ KINH DOANH CUA CÔNG TY TNHH HỮU TOÀN GROUP cccce-css-ee 27

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Hữu Toàn Group 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hữu Toàn 27

2.1.2 Chức năng, nhiỆMH VỤ SG KH kg 27

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ©5c©cc+cc+cectcrkcrrerkerkeres 29

Trang 6

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn

x00 ÔÔÖỔÔÖẢẲẢÂẨˆÂẨ.S 34

2.2.1 Đặc điểm về sản phiẩm - 5c Ek ESEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkrred 34

2.2.2 Đặc điểm về thị m7.- 8071ẼẺ17887 352.2.3 Đặc điểm công nghệ kỹ thuật 2-52-525225£+E+Ec£tertererersses 38

2.2.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh ccccccccccccccccveerrrrrreerrrrrrvee 39

2.2.5 Đặc điển về lao 12 (6) 40

2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn

240)))18:)/09A2I5 0/2061 5 42

2.3.1 Kết quả kinh doanh của công ty ©cc©cc+cccccccecscsreereeres 42

2.4 Đánh giá thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty

TNHH Hữu Toàn Gr0uD 2232213113111 E1 EEEEEEekrrree 47

2.4.1 Những điểm mạnh, điểm yếu " 472.4.2 Những nguyên nhân Chit YẾM 5-55 Se+E£+E+EEEcEEerkerkerkrrsses 48

CHUONG 3 PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH CUA CÔNG TY TNHH - s22 sssssssessessses 48

HỮU TOÀN GROUP 5° s<E++dEEE.A.EEEE.LAEESE.AHEEorkkteorkrt 49

3.1 Phướng hướng phát triển của công ty TNHH Hữu Toàn Group 49

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh - - 55 S+ss+<>+sxsss2 50

3.2.I Xây dựng chính sách giá hợp Íý -ĂẶ Ăn 50

3.2.2 Đa dạng hóa sản PNGM veseececceccescesvesvesvesssseesessessessessesessssssssseesessessessess SI3.2.3 Sử dung hiệu quả các chính sách xúc tiễn hang dé thúc day khả năng

tiêu thụ sản PRG Gv TH HH TH HH re SI

3.2.4 Sứ dụng biện pháp giảm Chỉ phÍ, ngư, 52

3.2.5 Nâng cao năng lực dự thdtieececcecccccecescsssesseseesessessesessesssssssesseeseesesessees 54

3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng VỐN 2-©5c©522c22EcEtezEsrsreereeres 54

3.2.7 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài san CO định -cccccccccccccrerrcres 553.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước - 2-2 esesesees ees eeseeeeeseeee 58

400090005755 60DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 22s ©sseessesssessesse 61

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

e©_ Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt

TT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

I |TNHH Trách nhiệm hữu hạn

2 |KD Kinh doanh

3 | KDQT Kinh doanh quéc té

4 | CN-DV Công nghiệp - Dich vu

5 | MPD May phat dién

6 | QTCL Quan tri chat luong

7 | XNK Xuất nhập khâu

7 |CNTT Công nghệ thông tin

9 |HĐKD Hoạt động kinh doanh

e Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh

TT | Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 |OEM Original Equipment Nhà san xuất thiết bi gốc

Manufacturer

2 |UKAS United Kingdom Accreditation Cơ quan công nhận quốc gia

Service của Vương Quốc Anh

3 | CNC Computer Mumerical Control Điều khiển băng máy tinh

Trang 8

DANH MỤC BANG VÀ BIEU DO

Hình& Bảng

Hình 1 1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Hữu Toàn Group - 30Bang 2 1 Máy móc thiết bị sản xuất của công ty TNHH Hữu Toàn Group 39Bang 2 3 Cơ cau lao động theo bậc thợ của công ty TNHH Hữu Toàn Group 41Bang 2 4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn

Biểu đỗ

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu lao động của công ty TNHH Hữu Toàn Group 40

Biểu đồ 2 2 Tông doanh thu, tổng chi phí của công ty Hữu Toàn (2017-2019) 45Biểu đồ 2 3 Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Hữu Toàn Group (2017-

il

Trang 9

LOI MO ĐẦU

1 Ly do chon dé tai

Mỗi một doanh nghiệp đều theo đuổi những mục tiêu khác nhau, có doanh

nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoa lợi nhuận, có doanh nghiệp lại theo đuổi mục

tiêu tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuan xong dé có thé thựchiện được mục tiêu của mình mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm và tim cách nâng

cao hiệu quả kinh doanh.

Với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước các doanh nghiệp Việt Nam

có nhiều cơ hội hơn dé tiếp cận với những tiến độ khoa học kỹ thuật cũng như hợp

tác phát triển sâu rộng với các nước Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng

gặp nhiều khó khắn và thách thức Chủ yếu đều xuất phát từ một số nguyên nhân như:Yếu kém trong tô chức quản lý, hạn chế về tiềm lực, cơ sở kỹ thuận cũng như côngnghệ còn lạc hậu, trình độ tay nghề, đội ngũ công nhân viên còn thấp, khả năngchuyền hướng cơ cau cham Với những yêu điểm này cũng với tình hình kinh tế thế

giới dang bị khủng hoàng như hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thêt

đứng vững và phát triển trên thị trường Như vậy để có thể phát tồn tại và phát triển

được các doanh nghiệp Việt Nam, phan lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần sớmkhắc phụ những yêu điểm trên và một trong những giải pháp toàn diện được đưa ra

đó là: Các doanh nghiệp cần phải quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh

của mình Việc nâng cao hiệu quả quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh

đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mà

còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức, quan lý bộ máy một cách khoa họ, biết sửdụng, phát huy các nguồn lực một các hợp lý, chú trọng phát tiễn, mở rộng thị trường

Trong quá trình thực tập ở công ty tôi nhận thấy, các nguồn lực của công ty

TNHH Hữu Toàn Group được sử dụng tương đối hợp lý xong cũng có nhưng nguồnlực sử dụng chưa đúng, chưa phát huy được đúng với tiềm lực của doanh nghiệp điều

này gây lãng phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như mục tiêu

lâu dài của doanh nghiệp.

Trang 10

Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhđối với các doanh nghiệp cũng như công ty TNHH Hữu Toàn Group, nên tôi đã

quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu

Toàn Group” làm đề tài tốt nghiệp, nhằm phân tích thực trang, quản trị hoạt độngkinh doanh của công ty, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

của công ty.

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống lý luận về hiệu quả kinh doanh sẽ tạo lập cơ sở

lý thuyết dé nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH

Hữu Toàn Group Đồng thời sử dụng cơ sở lý thuyết đó dé phân tích, đánh giá nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, đưa ra một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH

Hữu Toàn Group.

4 Phạm vi nghiên cứu

Dựa vào số liệu của công ty trong vòng 3 năm từ 2017 đến 2019 Trong đó tậptrung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình sử dụng vốn, sử dụng nhân lực và tài sản của

công ty Qua đó có những đánh giá, kết luận cũng như đề ra một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: trực tiếp xin số liệu của công ty, thu thâp; sửdụng những kiến thức đã học được trong nhà trường nhà trường xã hội

- Phương pháp xử lý số liệu: kết hợp giữa phương pháp so sánh và phươngpháp tỷ lệ dé phân tích những thay đối, biến động về tình hình sử dụng lao động của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu phânánh hiệu quả kinh doanh dé phân tích, so sánh từ đó đánh giá kết quả kinh doanh của

công ty.

Trang 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU HIEU QUA

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm kinh doanh

Kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của dé tổ chức các hoạt động nhằm

mụ địch kiếm lời trên thị trường

Kinh doanh là việc bỏ là một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường déthu lại một lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nào đó

Theo khoản 16 điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 “Kinh doanh là việc

thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của qua trình đầu tư, từ sản

xuất đến tiêu thụ sảm phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhăm mục đích

sinh lợi.”

Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về kinh doanh nhưng nó đều nóilên bản chất của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bằng việc tạo ra saen phâmđáp ứng nhu cầu cho khách hàng và kinh doanh này gây tổn hại cho môi trường

Các quan điểm cũng cho ta thất mục đích cuối cùng của kinh doanh là sinh

lời và sinh lời hợp pháp.

Bên cạnh đó ta cũng thấy kinh doanh gắn liền với thị trương, thi trường vàkinh doanh là hai khái niệm đi liền nhau Kinh doanh phải diễn ra trên thị trường,

phải tuân thủ theo các thông lệ quy định và các quy luật các thị trường.

1.1.2 Khát niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nâng cao hiệu quả kinh doanh được hiểu là làm cho các chỉ tiêu do lường hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điệu

kiện sống còn của doanh nghiệp, để tồn tai, phát triển và thực hiện mụ tiêu tối đa hóalợi nhuận Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, trước hết chúng ta cần hiểu bản chat

của phạm trù hiệu quả kinh doanh.

Trang 12

Mặc dù có sự thống nhất quan điểm chi rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh

phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh doanh song lại khó tìm thấy sự thống

nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh

Theo Adam Smith “Hiệu quả kinh doanh là hiệu đạt được trong hoạt động kinh

tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Theo quan diém này thì chỉ tiêu đánh giá hiệu qua

kinh doanh là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Quan niệm này không phù hợp với thực

tế vì không phải cứ doanh thu cao thì lợi nhuận thu được cũng sẽ cao Vì nếu doanh

thu tiêu thụ hàng hóa đạt được là cao nhất nhưng chỉ phí bỏ ra lại lớn hơn cả doanh

thu đạt được Như vậy sẽ không thê nói doanh nghiệp đã kinh doanh hiệp quả mặc

dù doanh nghiệp đã đạt được mức doanh thu là lớn nhất”

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa giátăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chỉ phí” Quan điểm này đã phản ánhđược mối quan hệ giữa doanh thu và chỉ phí Xong nó mới chỉ nói được phần giá trị

tăng thêm mà chưa phan ánh được phan chi phí và kết quả kinh doanh ban dau Do

đó quan điểm này vẫn chưa phản ánh đúng bản chất thực của hiệu quả kinh doanh

Quan niệm thứ ban cho ran hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ sốgiữa kết qua đạt được và chi phí bỏ ra dé đạt được kết quả đó như quan niệmcủa Manfred Kuhn: “Tính hiệu quả đượ xác định bằng các lấy kết quả tính được

theo đơn vi giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Quan điểm này giống quanđiểm thứ hai ở chỗ đã phản ánh được mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí,

xong lại tiến bộ hơn khi đã phản ánh được toàn bộ kết quả và chi phí của doanh

nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Cuối cúng, quan điểm “Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trìn độ sử dụngcác nguồn lực của xã hội trong lĩnh vự thương mại thông qua những chỉ tiêu đặclượng phản anh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lự đã được huy động vào lĩnh vựckinh doanh-thương mại” là quan diém phản ánh rõ nhất về hiệu quả kinh doanh.Quan điểm này cho thấy hiệu quả kinh doanh là biểu hiệu mối quan hệ giữa kết quảthu được và chi phí bỏ ra dé thu được kết quả đó

Trang 13

Từ các quan điểm trên có thé hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là

phạm trù phản ánh lợi ích thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trên cơ sở so sánh kết quả thu được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra

trong quả trình kinh doanh đó Có thể khái quát hiệu quả kinh doanh bằng công thức

sau:

yak

C Trong do:

H: Hiéu qua kinh doanh

K: Kết qua đạt được (kết qua đầu ra)C: Chi phí bỏ ra gắn với kết quả đó (chi phí đầu vào)

1.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Hiện nay, có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào mục

đích nghiên cứu cũng như sử dụng Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh được phân loạitheo một số các tieru thức sau:

Hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả kinh tế cá biệtHiệu quả kinh tế-xã hội hay còn gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quảtong hợp được xem xét trong toàn bộ nền kinh tế Nó phản ánh những đóng góp củadoanh nghiệp đối với xã hội Thông qua một số chỉ tiêu như: Nộp ngân sách nhà

nước, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sông cho người lao động

Hiệu quả kinh tế cá biệt hay hiệu quả kinh doanh là hiệu quả kinh tế thu được

từ hoạt động kinh odanh của từng công ty Biéu hiện chung của hiệu qua các biệt là

mức doanh lợi và mỗi doanh nghiệp đạt được.

Trong quản lý, hiệu quả kinh tế cá biệt được quan tâm, coi trọng đặc biệt làtrong nền kinh tế thị trường hiện nay Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới

có cái dé doanh nghiệp mở rộng và phát triển quy mô Nhưng quan trong hon là phải

đạt được hiệu quả kinh tế-xã hội Vì đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát

trién.

Trang 14

Như vậy hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả kinh doanh cá biệt là hai phạm

trù khác nhau, giải quyết ở hai góc dộ khác nhau song có quan hệ biện chứng với

nhau Hiệu quả kinh tế-xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các doanh hiệu quả cá biệt Mặt khác, khi hiệu quả kinh tế xá hội đạt được, nhà nước với tư

nghiệp-cách là người đại diện cho xã hội sẽ có những chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh

nghiệp đề nâng cao hiệu quả kinh doanh Khi đó nếu nhà nước sử dụng cơ chế quản

ly hợp lý, đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi dé các doanh nghiệp nâng cao hiệu qua

kinh doanh Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp khiến cácdoanh nghiệp không thé dat được hiệu quả kinh doanh cao

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh ở từng lĩnh vực

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình với sự kết hợp củanhiều yếu tố khác nhau như vốn, lao động, công nghệ, kỹ thuật, Hiệu qua tổnghợp là sự phản ánh hiệu qua sử dụng tổng hợp các yếu tổ được doanh nghiệp huyđộng nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh theo từng yếu tố là sự phản ánh trình độ sử dụng các loạichi phí, nguồn lực riêng biệt của doanh nghiệp Như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu qua

sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, Việc phân tích hiệu quả kinhdoanh từng yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nguyên nhân và tìm giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, do đó góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh

tổng hợp

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánhMục tiêu của quản lý hoạt động kinh doanh là với một nguồn lực nhất địnhphải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất Muốn vậy,phải đánh giá được trình độ

sử dụng các dạng chi phí trong hoạt động kinh doanh và tìm ra được phương án kinh

doanh tối ưu dé bảo lợi nhuận mong đợi cùng với mức chi phí hợp lý

Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụthé bang cách xác định bằng cách so sánh các chi tiêu quả tuyệt đối của các phương

án kinh doanh với nhau Nói cahs khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệnh

Trang 15

về hiệu quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh Việc tính toán hiệu quả so sánh

sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được phương án kinh doanh có hiệu quả cao nhất

Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau song

cũng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, b6 sung cho nhau va làm căn cứ của nhau,

bồ sung cho nhau và làm căn cứ của nhau Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người

ta sẽ xác định được hiệu quả so sánh Cũng từ hiệu quả so sánh sẽ xác định được

phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạnHiệu quả kinh doanh ngắn hạn: là hiệu quả kinh doanh được xem xét, giátrong khoảng thời gian ngăn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm

Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá

trong khoảng thời ian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn thậm chí ganvới cả quảng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn có quan hệ biện chứng với nhau và

trong nhiều trường hợp có quan hệ mâu thuẫn nhau Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn

là cơ sở để có hiệu quả kinh doanh dài hạn trong thực tế nếu trong doanh nghiệpxuất hiện mâu thuẫn giữa hai loiaj hiệu quả này, thì chỉ có thể lấy hiệu quả kinhdoanh dài hạn làm thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh vì ní phản ánh xuyên

suất quá trình sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

Về nguyên tắc, chúng ta chỉ có thể xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắnhạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai.

1.1.3 Vai trò của nâng cao hiệu quả hoạt động KD đối với DN

113.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở bảo đảm doanh nghiệp tốn tại

và phát triển

Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều mong muốn tồn tại và ngàycàng phát triển dé tồn tại thì doanh nghiệp cần đảm bảo mức doanh thu có thé bùđắp chi phí trong một khoảng thời gian nhất định Muốn như vậy doanh nghiệp phảihoạt động kinh doanh có hiệu quả, chí ít cũng phải đảm bảo doanh thu thu được băngchi phí bỏ ra Nếu trong quá trình kinh doanh mà doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh

Trang 16

nghiệp đã bị thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả Nếu tình trạng này kéo dài thì doanhnghiệp sẽ khó có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của mình và sẽ dẫn đếnphá sản, giải thê.

Gần 100% các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều mong muốndoanh nghiệp mình không chi đứng vững trên thị trường mà cón ngày càng phát triển

cả về quy mô và vi thể trên thị trường Muốn đạt được điều này buộc các doanh

nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả Kinh doanh hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp

dé dang hơn trong việc huy động vốn dé tái đầu tư và mở rộng quy mô Vì nguồn

vốn cho sản xuất có thé là lợi nhậu của doanh nghiệp, xong cũng có thé do doanh

nghiệp huy động bên ngoài Nhưng dù bằng cách nào, nếu doanh nghệp kinh doanhhiệu quả sẽ tạo ra một uy tín nhất định giúp việc huy động vốn dễ dàng hơn Việckinh doanh ngày càng phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tự khang định mình trên thịtrường, vị thé của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao và cùng cố

Qua đây ta thấy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp

1.1.3.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh là co sở cạnh tranh và nâng cao khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Kinh doanh trong cơ chế thị trường với sự mở cửa, hội nhập ngày càng sâurộng Dé tồn tại, phát triển các doanh nghiệp buộc phải đứng vững được trong sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt đó Muốn chiến thang trong cạnh tranh doanh nghiệp

phải luôn tìm kiếm, tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải luôntìm kiếm Tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa,giá cả và tốc độ cung ứng, Dé có thê duy trì được các lợi thé, doanh nghiệp phaitkhông ngừng tự hoàn thiện mình, tìm ra các phương án kinh doanh tất nhất, sử dụng

tiết kiệm các nguồn lực sản xuất Từng nước nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 17

1.1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp tiếp cận, ứng

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Do chịu nhiều ảnh hưởng từ 2 cuộc chiến trang cũng như sự chuyên đổi cơcau kinh tế chậm, đã khiến cơ sở vật chất, trình độ phát triển cũng như khả năng ứng

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nước ta còn hạn chế Việc đi tắt đón đầu,

ứng dụng các thành tựu khoa họ kỹ thuật mới nhất của thê giới vào sản xuất trong

nước sẽ là con đường nhanh nhất giúp cúng ta sớm tạo dựng được vị thế Việc ứng

dụng khoa họ kỹ thuật hiện đại giúp doanh nghiệp sử dụng được nâng cao Bên cạnh

đó nó còn giúp các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phù hợp với thị hiểungười tiêu dùng Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh Tiếp tục phát

triển và đầu tư đổi mới mở rộng quy mô doanh nghiệp Đây cũng chính là xu hườngtất yếu trong thời kỳ nội nhập như hiện nay

1.1.3.4 Nâng cao hiệu qua kinh doanh là cơ sở giúp doanh nghiệp nâng cao

đời sống người lao động và góp phần phát triển xã hội

Trong quá trình kinh doanh nếu đạt được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp

sẽ có điều kiện nâng cao đời sống người lao động thông qua chế độ lươn, thưởng, phụ

cấp cũng như các chế độ đãi ngộ khác

Cũng thông qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng sản xuất tức đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phầngiải quyết việc làm cho xã hội Ngoài ra, với việc kinh doanh có hiệu quả thì mức

độ đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên Như vậy doanh nghệp

không chỉ giúp nâng cao đời sống người lao động mà còn trực tiếp góp phần làm xã

hội ngày cnagf phát triển.

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu qua hoạt động kinh doanh

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Đề đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp của toàn doanh nghiệp người tathường sử dụng mộ số chỉ tiêu sau:

- Ty suất loi nhuận trên doanh thu:

Trang 18

Trong đó: Ppy : Ty sua lợi nhuận trên doanh thu

LN : Lợi nhuận thu được trong ki

DT : Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó

cho ta biết trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng

lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh càng cao thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càngcao Chỉ tiêu này sẽ khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuậtnhằm tăng doanh thu, giảm chỉ phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

P = x100

Trong do: Pre: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

TC : Tổng chi phí kinh doanh trong kỳChỉ tiêu trên cũng liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Qua chỉ tiêu cho ta biết với một đồng chỉ phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng

Trong dé: Spe : Sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu trên cũng không đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ Nó chỉ cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng

doanh thu.

1.2.2 Nhóm chỉ tiéu đánh giá hiệu quả kinh doanh từng lĩnh vực

1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất Một doanhnghiệp muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh trước hết phải biết sử dụng hợp lý các

10

Trang 19

nguồn lực trong đó việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định.

Thông thương hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Chi tiêu sức sinh lời bình quân của lao động

LDLNiy =LD LĐpọ

Trong đó: LND: Loi nhuận bình quân do một lao động tạo ra trong

kỳ

LĐpạ_: Số lao động bình quân của kỳ

Sức sinh lời bình quân của một lao động thường được sử dụng để đáng giá

hiệu quả sử dụng lao động Nó cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi

nhuận trong một ky.

- Nang suất lao động:

12.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu được xem xét, phân tích băng định tính vì rất khó

có thể lượng hóa được Song bó lại có ảnh hướng không nhỏ đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Có thé kế đến một số chỉ tiêu cơ bản như:

- _ Thuế nộp nhân sách nhà nước

- _ Số lao động được giải quyết việc làm

- Nang cao thu nhập, đời sống của người lao động

- Dap ứng một phân nhu câu của người tiêu dùng

I1

Trang 20

1.2.3.1 Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Đối với doanh nghiệp, hầu hết các khoản nộp ngân sách nhà nước được biéu hiện

thông qua các loại thuế Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, tô chức,

doanh nghiệp Thông qua các khoản thuế và khoản thu khác, nhà nước mới có điềukiện dé phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác

Tuy nhiên, xét dưới góc độ doanh nghiệp thì thuế cũng là một khoant chỉ tiêu

của doanh nghiệp Do đó khi xây dựng phương án kinh doanh thì các doanh nghiệp

cần phải tính toán động của thuế đối với doanh nghiệp

Thông qua các khoản thuế phải nộp, chúng ta có thể xác định sở bộ về quy môhoạt động của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

1.2.3.2 Số lao động được giải quyết việc làm

Muốn hoạt động, mọi doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực Vớn hoạt độngcủa mình, doanh nghiệp sẽ giúp xã hội giải quyết được một phần công ăn việc làmcho người lao động, góp phần vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp nâng cao đời sông củangười dân Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả sẽ tiếp tục mởrộng được quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn và nâng cao được

mouwcs thu nhập cho người lao động.

Như vậy, với việc nâng cao hiêu hiệu quả kinh doanh không chỉ giúp doanh

nghiệp nâng cao hình ảnh công ty mà đã góp phần tỷ lệ thất nghiệp nâng cao đời sốngnhân dân, tạo 6n định cho xã hội

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tổ thược môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Yếu to pháp luật

Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luat, , mọi quy định pháp

luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp Môi trường pháp lý tạo “sân cơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia

kinh doanh, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác Do đó việc tạo ra môi trường pháp lý làm

mạnh là rất quan trọng Nó đảm bảo tính bình đăng của mọi lại hình doanh nghiệp

Ns hướng các doanh nghiệp không chỉ chú ý đến mọi loại hình doanh nghiệp Nó

12

Trang 21

hướng các doanh nghiệp không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải

chú ý đến lợi ích của thành viên khác trong xã hội Mội trường pháp lý còn điều chỉnh

các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với nhau một các lành mạnh Vì

thé mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng cácthành tực khoa họ kỹ thuật tiên triển dé tận dụng các cơ hội bên ngoài nhằm phát triểnkinh doanh của mình Tránh những đồ vỡ không cần thiết và cơ hội cho xã hội

Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chính mọi quy định củapháp luật Tính nghiêm mình của pháp luật thê hiện trong môi trường kinh doanh

thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh

của mỗi doanh nghieepk Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực né mội trường kinhdoanh mà ở đó mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật

1.3.1.2 Yếu to kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động rất lướn đến hiệu quả kinh doanh củamỗi doanh nghiệp Có rất nhiều yếu tổ nhưng ảnh hưởng hiéu nhất là các yếu tố:

- _ Tốc dé tăng trường kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất

- _ Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đâu tu của các ngành và các của nền kinh

tế quấn dân

- _ Các chính sách về tiền tệm, lạm phát, tài chính quốc gia-_ Giải đoạn trong chu kỳ kinh tế đang trải qua

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng luôn cao và ôn định sẽ giúp các doanh nghiệp

có động lực phát triển, gia tăng đầu tư phát triển sản xuất Nguwoif lao động có thunhập ôn định sẽ cơ sở gia tăng sức mua trên thị trương Doanh nghiệp kinh doanh sẽ

có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh hơn, sé dé đạt được lợi nhuận và hiệu quả kinhdoanh theo dự kiến Ngược lại nếu nề kinh tế không 6n định, kém phát triển sẽ khiến

các nhà đầu tư nàn lòng, hạn chế đầu tư, nền kinh tế sẽ bị suy thoái và khủng hoảng.Ngoài ra khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trpng các doanh nghiệp.Ảnh hưởng trự tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp khi đó doanhnghiệp khó có thê nâng cao được hiệu quả kinh doanh

13

Trang 22

Lam phát

Tình hình lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp Lạm phát gia tăng sẽ làm cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và

nhỏ phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong việc huy động vốn kinh doanh Riêngvới kinh doanh sản xuất còn đối mặt với sự gia tăng giá ngoài dự đoán và ngoài kiêmsoát của nguyên vật liệu đầu vào cũng như chi phí nhân công Như vậy lạm phát tăng

cao là mối đe dọa đối với doanh nghiệp

Xong bên cạnh đó lạm phát cao cũng là cơ hội để doanh nghiệp cơ cấu lại bộ

máy tổ chức, quản lý của mình theo hướng gọn nhẹ linh hoạt, giúp giảm chi phi, nângcao năng suất, hiệu quả kinh doanh

Đề đối phó với lạm phát cao các doanh nghiệp cần phải:

- Tiết kiệm triệt dé trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

- Da dạng hóa nguồn vốn cho kinh doanh băng nhiều nguồn khác nhau

- Đổi mới chiến lược kinh doanh, đầu tư có trọng điểm hơn

Các chính sách về tiên tệ, tín dụng và tài chính quốc giaCác chính sách kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triểncủa từng ngành nghé, từng vùng kinh tế cụ thé Do đó nó tác động trực tiếp đến kết

quae và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Với những chính sách đúng dan,

linh hoạt sẽ tạo cơ hội cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn

kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Việc tạo môi trường kinh tế lành mạnh, dự báo, điều tiết đúng đắn của các cơquan nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những tác động xấu từ môi trường kinhdoanh, năm bat thời cơ, từ đó phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Hiện nay, để đối phó với khủng hoảng kinh tế, nhà nước đã linh hoạt trongviệc thắt chặt, lợi lỏng các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tích cực đến doanhnghiệp giúp các doanh nghiệp có thé tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dé tiếp tục

sản xuất, từng bước khắc phục khó khăn

14

Trang 23

Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế đang trai quaKhi nền kinh tế đang trong chu kỳ phát triển, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội

để phát triển, mở rộng sản xuất cũng nhưn nâng cao hiệu quả kinh doanh Với nền

kinh tế đang trong chu kỳ suy thoái như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ phải đối đầuvới nhiều khó khăn thứ thách như lạm phát, giảm phát, sự suy giảm về nhu cầu củakhách hàng do đó nguy cơ phá sản cao hơn bao giờ hết Giai đoạn này, dé có théton tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết tận dụng mọi cơ hội, tiềm lực để đứngvững, tạo tiền dé cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như phát triển sản xuấttrong giai đoạn tiếp theo

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Sự hoàn thiện

của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suâtlao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Như vậy, công nghệ

kỹ thuật là nhân tố quan trong tạo tiềm năng dé tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu

quả kinh doanh.

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày

càng ngắn đồng thời công nghệ kỹ thuật đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tínhchất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư hợp lý, đúng đắn chuyên giao câng nghệphù hợp, đầu tư, bồi dưỡng lự lượng lao động đề có thể làm chủ được kỹ thuật, côngnghệ hiện đại của thế giới Từng bước ứng dụng vào sản xuất làm cơ sở cho việc nâng

cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

15

Trang 24

1.3.1.4 Yếu tổ cơ sở hạ tang

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tang như hệ thống đường giao thông, hệ thống

thông tin liên lạc, điện, nước,

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống

thông tin liên lạc, điện, nước,

Đối với các doanh nghiệp ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi điện, nướcđầy đủ, cơ sở thông tin dễ dàng, liên tục sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triểnsản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, đặc biệt là giảm chi phi,

do đó cũng dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Riêng ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hài đảo cơ sở hạ tầng còn yếu

kém, không thuận lợi chi các hoạt đọng như vân chuyên, mua bán thông tin thường

xuyên bị gián doan, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn như: Chi phí vậnchuyền gia tăng, thông tin không được cập nhất, thiếu điện cho sản xuất, Điều này

có thê làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp, giảm khả năng tiêu thụ,

chi phí tăng cao từ đó hiệu quả kinh doanh không cao.

1.3.1.5 Yếu tô về văn hóa, xã hội

Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hàng vi củangười tiêu dùng, ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu, tới hành vi mua sắm, khuynh hướng

tiêu dùng của khách hàng Mặc dù những tác động của văn hóa-xã hội là chậm chạp,

khó nhận thấy xong lạu khá sâu sắc, ảnh hưởng đến mục tiêu, hiệu quả kinh doanh

lâu dài của doanh nghiệp.

Các yếu tố văn hóa-xã hội gồm: dân số và xu hướng vận động, sự di chuyên

dân cư, thu nhập va phân bôt thu nhập,

Một doanh nghiệp luôn quan tâm dến sự biến động của các yếu tố trên sẽ sớmnhận ra sự thay đồi trong khuynh hướng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng Từ

đó, sẽ sớm có những thay đổi, điều chỉnh hàng hóa, phương thức kinh doanh cho phùhợp với nhu cầu của khách hàng Gửi công ty phát trién một cách bền vững, hiệu quakinh doanh không chỉ trước mắt mà còn lâu dài

16

Trang 25

1.3.2 Các yếu tố môi trường tác nghiệp

1.3.2.1 Khách hàng

Khách hàng là tập thể Các nhân có nhu cầu và có khả năng thành toán mong

muốn được đáp ứng, được thỏa mãn về hàng hóa của doanh nghiệp

Khách hàng là bộ phận quan trọng, là đối tượng phục vụ, tạo ra lợi nhuận và đem lại

thành công cũng như sự phát trienr bền vững của doanh nghiệp sự trung thành và tín

nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp Ngày nay, khi thu nhaaph

ngày càng nâng cao, nhu cầu của khách hàng cũng ngày một đa dạng phức tạp Đề có

thể thành công không còn con đường nào khác đó là các doanh nghiệp phải niết quan

tâm, tìm hiệu những nhu cầu, nguyện vọng và mong mướn của khách hàng Muốnvậy, doanh nghiệp phải hiểu được khách hàng của mình, biết tường tận các thông tinliên quan đến khách hàng, phân loại từ đó tìm biện pháp phục vụ, đáp ứng phù hợpnhất

Tuy vào đặc điểm mặt hàng kinh doanh, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

và có các cách thức phân loại khác nhau:

Căn cứ khối lượng mua: Khách hàng được chia thành khách hàng là ngườitiêu dùng cuối cungd và khách hàng trung gian

Căn cứ vài khối lượng mua sắm: Khách hàng mua với khối lượng lớn và khách

hàng mua với khối lượng nhỏ Khách hàng mua với khối lượng lớn là những bạn hàng

của doanh nghiệp, thường là các đại lý, siêu thị, doanh nghiệp thương mại, doanh

nghiệp sản xuất, Khách hàng mua khối lượng nhỏ thường là dân cư, người mua

lẻ,

Theo phạm vi địa lý: Khách hàng được chia thành khách hang trong vùng, địa

phương, khách hàng trong nước, khách hang nước ngoài.

Theo mối quan hệ của khách hàng đối với doanh nghiệp: Khách hàng đượcchia thành khách hàng truyền thong và khách hang mới

Ngoài các cách phân loại trên tùy theo mụ đích người ta có thể phân loạikhách hàng theo một số trêu thức khác như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiép

17

Trang 26

1.3.2.2 Đối thu cạnh tranh hiện hữu

Đối thủ cạnh tranh là người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thaythé sản phâm của doanh nghiệp trên thị trường Đối thủ cạnh tranh là trở ngại lớn nhấtphải vượt quả, quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều, mức độ cạnh tranh sẽ càng gay gắt, giá cạnhtranh sẽ giảm kéo theo lợi nhuận giảm Doanh nghiệp khó có thê đạt hiệu quả kinhdoanh cao khi mà chi phí cho sản xuất, hoạt động Marketing tăng cao trong khidoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút Như vậy đề có thể đứng vững trênthị trường, doanh nghiệp cần xác định đúng đối thu cạnh tranh, tìm hiểu, thu thậpthông tin, phân loại, phân tích đổi thủ cạnh tranh dé xác định đúng đối thủ cạnh tranh,tìm hiểu, thu thập thông tin, phân loại, phân tiachs đối thủ cạnh tranh dé xác định

đúng đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh trên thị trường Từ đí có những giải pháp,chính sách cũng như dé ra các chiến lược kinh doanh kip thời, bảo đảm sự phát triển

của doanh nghiệp.

1.3.2.3 Người cung ứng

Người cung ứng là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ là đầu vào chodoanh nghiệp và cho đối thủ cạnh tranh

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất, yêu tố đầu vào

ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như quyết định đến hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp Khi nguyên vật liệu đầu vào được cung ứng đúng về chấtlượng, kịp về thời gian, giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất, giao hàng đúngtiễn độ Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, giá cạnh tranh, tạo được chỗ đứngtrên thị trường Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận mong muốn, mở rộng thị trường,

nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Với tầm quan trọng của yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp cần tăng cường mối

quan hệ kinh tế, hợp tác tạo điều kieennj trong việc kinh doanh, giao nhận với cácnhà cung ứng bảo đảm yếu té đầu vào được kịp thời, ồn định Ngoài ra, doanh nghiệpcũng cần chủ động tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới để không bị phụ thuộc vàomột nhà cung ứng hay một nguồn hàng duy nhất Thường xuyên nghiên cứu, dự báo

18

Trang 27

nhu cầu nguyên vật liệu dé có những phương án, kế hoạch như đặt hàng trước với

nhà cung ứng, mua nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo tính vững chắc, ôn định của

nguyên vật liệu, giúp sản xuất diễn ra liên tục

Với xu hướng hội nhập, cùng nhau hợp tác, phát triển như hiện nay thì mức

độ phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp càng lớn các doanh nghiệp không những

phải tăng cường hợp tác với nhà cung cấp nguyên vật liệu và cần quan tâm, mở rộng

quan hệ với các nhà cung ứng khác như: Tài chính, sức lao động cá dịch vụ vận

chuyên, quảng cáo tạo điền kiện tốt nhất giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả,

đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

1.3.2.4 Sản phẩm hàng hóa thay thể

Sản phẩm hàng hóa thay thế là sản phẩm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh

trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng

nhu cau tiêu dùng giống nhau của khách hàng

Đề không mat đi thị phần, giảm doanh thu các doanh nghiệp cần nghiên cứu

nắm vững các sản phẩm thay thé cũng như giá cả, khuynh hướng biến động giá cả và

dự báo giá cả của sản pham thay thé trong tương lai Để có cái nhìn toàn diện hơn vềthị trường, nam bắt kịp thời những biến động nhu cầu của khách hang Từ đó cónhững điều chính thích hợp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nhằm thỏa mãn

tốt nhất nhu cầu của khách hàng Bảo đàm giữ vững thị phần, doanh thu của daonh

nghiệp.

Ngoài ra, cần chú ý đến sản phẩm thay thế tiềm ấn Phải nghiên cứu, tìm hiểuxác định được sự sản xuất hiện của sản phẩm thay thế mới và giá cả của chúng déquyết định mức giá bán cho sản phẩm của doanh nghiệp sao cho tạo được lợi thế cạnh

tranh Có chính sách ứng phó kip thời đàm bảo đạt mức doanh thu, lợi nhuận, thi

phần, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu của doanh nghiệp.

1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới

Đối thủ cạnh tranh tiềm ân mới bao gồm những doanh nghiệp mới tham giakinh doanh, họ đưa vào khai thác các năng lực kinh doanh mới và mong muốn giànhđược thị phần và khách hàng trên thị trường

19

Trang 28

Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới là tất yếu nhưng vốn đề là sự xuất

hiện đó nhanh hay chậm phụ thuộc vào rào cản ngăn chặn sự gia nhập của các doanh

nghiệp trong ngành Những rào cản chính là để ngăn chặn sự gia nhập của đối thủcạnh tranh mới đó là: Sự trung thành của khách hàng, lợi thế trong về hệ thống phân

phối, cơ sở vật chat, công nghé

Một ngành càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thì mức độ cạnh tranh cànggay ghat, lợi nhuận mong muôn thu tạo dựng cho mình lợi thế riêng, vị thé nhất định

dé tăng rào can gia nhập: Cài tiến phương thức kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm

của doanh nghiệp, phát triển dịch vụ thu hút khách hàng, phát triển hoạt động quan

hệ quần chúng, chăm sóc khách hàng

1.3.3 Các yếu tổ nội tại doanh nghiệp

1.3.3.1 Sảm phẩm và lĩnh vực kinh doanh của daonh nghiệp

Chỉ có những sảm phẩm tốt, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàngmới có chỗ đứng trên thị trường.

Mỗi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường thường trải qua 4 giai đoạn củachu kỳ sống Doanh nghiệp cần phân tích và năm rõ về trạng thái sản phảm kinhdoanh, sảm phẩm đang ở gii đoanh nào trong chu kỳ sống của nó Vì mỗi giai đoạn

trong chu kỳ sống sản phẩm đều có những tác động tích cực, tiêu tích cực, lãnh đọa

doanh nghiệp cần có những chính sách điều chỉnh, chiến lược cụ thé cho từng giai

đoạn của chu kỳ.

Doanh nghiệp phải luôn chú ý thay đổi mam mã sản phẩm, không ngừng nângcao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài chu kỳ sống cũng như uytín nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Muốn vật doanh nghiệp cầntăng cườn đầu tư hoạt động nghiêm cứu và phát triển, sự dunhj các công cụ của

marketing mix một cách hiệu quả.

Xong các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc trong việc mở rộng lĩnh vực kinhdoanh, hay danh mụ sản phẩm Mọi hoạt động phái triển trên đều phải phù hợp với

nguồn lực của doanh nghiệp tránh những trường hợp đàu tư dàn trải, lăng phí nguồn

20

Trang 29

vốn cũng như các nguồn lực khác mà hiệu quả kinh doanh không cao, thậm chí gây

phá san, mat uy tín trên thị trường, lĩnh vực kinh doanh chính

1.3.3.2 Nhân lực-Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo lớn, quyết định sự thành công cuae

doanh nghiệp Dù các quan điểm triết lý kinh doanh, chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp có đúng đắn đến đâu, mà không có những con người làm việc có hiệuqua thì nó cũng không thé mang lại kết quả và hiệu quả Yếu tố nhân lực, quan trịnhân lực của doanh nghiệp đem lại nguồn tiềm năng to lớn, quyết định đến mọi hoạt

động của doanh nghiệp.

Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động là yếu tố sáng tạo ra côngnghệ, kỹ thuật mới, đưa chúng vào sử dụng tạo tiềm năng cho việc nâng cao hiệu quảkinh doanh Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phâm mới với kiểu dáng,công dụng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh

nghiệp bán được trên thị trường, tạo cơ sở dé nang cao hiéu qua kinh doanh

Luc lương lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng

lao động khác nên tác động trực tiếp và quyết định đến hiệu quả kinh doanh

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao đã tác động thúcđầy nền kinh tế tri thức phát triển Trong nền kinh tế đó, những sản phẩm làm ra đòihỏi hàm lượng kết tinh khoa học cao Nên lực lượng lao động của doanh nghiệp phảitinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao mới có thể theo kịp, đáp ứng được nhucầu của thị trường Điều này cũng khăng định vai trò quyết định của lực lượng laođộng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Với tầm quan trọng của lực lượng lao động thì việc sử dụng, quản trị nhân lực

lại quan trọng hơn bao giờ hết Một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả kinhdoanh tông hợp trước hết phải nâng cao được hiệu quả kinh doanh bộ phận, tức phải

nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản, vốn, lao động, kỹ thuật, Muốn như vậydoanh nghiệp phải có hệ thống quản trị tốt Trong đó, cơ cấu tô chức gọn nhẹ, linh

động, có chuyên môn cao, hoạt động có hiệu quả Bộ máy quản trị sẽ tác động mạnh

mẽ đên hoạt động lao động sáng tạo, có trạc nhiệm, có chât lượng và hiệu quả của

21

Trang 30

đội ngũ lao động Bộ phận quản trị sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực mộtcách hợp lý, cần đối nhu cầu nhân lực trong tương lai giúp doanh nghiệp luôn chủ

động, tạo lợi thế cạnh tranh, triển đề nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh

hại từ môi trường, doanh nghiệp đó sẽ thành công, có chỗ đứng trên thị trường Vậy

dé những nhà quản trị có thé ra những quyết định đứng đắn, kịp thời thì nhà quản triphải có hệ thong thông tin thích hop, chính xác, đầy đủ và nhanh nhất Như vậy, hệthống thông tin là một nguồn tiềm năng, thế mạnh quý giá, quan trọng của doanh

nghiệp.

Kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp cho thấy nếu doanh nghiệp

nắm được thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng các thông tin đó kịp thời là một

điều kiện rất quan trọng dé ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại

thang lợi trong cạnh tranh Thực vậy, nếu doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt, xử

lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ được môi trường kinh doanh, hiểu rõ được

khách hàng đặc biệt là hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh Sẽ có đối sách đúng đắn,

chiến thăng trong cạnh tranh, có những chính sách hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Hơn nữa,một thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xác địnhphương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như

hoawcyjh định các chương trình sản xuất ngắn hạn Từ đó tận dụng triệt đề các cơ hội,

cũng như hạn chế khó khăn, giúp quá trình kinh doanh phát triển, liên tục đạt hiệu

quả.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là của công nghệ thông tin buộccác doanh nghiệp phải biết tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ Vì nó khôngchỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thông tin kinh doanh mà còn đảm bảo

22

Trang 31

giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trình thu thập, xử lý, lưu và sử dụng thông

tin.

1.3.3.4 Chính sách tài chinh-ké toán

Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn củamình một cách hiệu quả Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải xây dựngcho mình một hệ thống kế toán minh bạch Chính sách tài chính phải đúng dan phùhợp với điều kiện, tiềm lực của doanh nghiệp Vì các yếu tố tài chính và kế toán cóliên quan về ảnh hưởng sân rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp muốn tiến hành sản xuất doanh nghiệp phải có vốn kinh doanh, phải có chínhsách huy động vốn kịp thời, phù hợp trong quá trình sản xuất, để không lãng phí, thấtthoát nguồn vốn cần phải có hệ thống sé sách kế toán chặt chẽ, minh bạch dé kiếmtra, kiểm soát

Nguồn lực tài chính dồi dào sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi khimột cơ hội kinh doanh xuất hiện, với nguồn lực tài chính đó, doanh nghiệp sẽ dé dangnăm bắt, triển khai cơ hội hơn Bên cạnh đó, khi tiến hành đầu tư yếu tố đầu tiên cácnhà đầu tư quan tâm đó là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp

có nguôn lực tài chính vững vàng sẽ tạo được lòng tin cho các nhà dau tư, dé dàngthuyết phụ họ đầu tư vào doanh nghiệp hơn Như vậy doanh nghiệp không chỉ tạo

được lợi thế cạnh tranh mà còn naagn cao được hình ảnh của doanh nghiệp, xây dựngđược niềm tin cho nhà đầu tư, khách hành Đây chính tài sản quý giá nhất mà doanh

nghiệp nào cũng phải phan đấu và hướng tới/ nó không thể mua bang tiền mà chỉ cóthé có được bang chính sự nỗ lực, có gắng của toàn doanh nghiệp

1.4 Phuong hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1 Ap dụng khoa học kỹ thuật, giảm chỉ phí sản xuất, kinh doanh

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ Muốn ton tại và phát triển

không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào

sản xuất

Như chúng ta biết, đổi mới, ứng dụng công nghệ mới ka đòi hỏi chính đáng củamỗi doanh nghiệp, song phát triên hay đổi mới công nghệ luôn luôn đi kèm với là sự

23

Trang 32

dau tư rất lớn về vốn do đó nếu không được xem xét, cân nhắc kỹ càng thì việc đầu

tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả lâu dài trong tương lai Vì vậy, khi đầu tư máy

móc, thiết bị mới vào sản xuất doanh nghiệp cần chú ý:

- Phải phân tích đành giá và lựa chọn công nghệ phù hợp các công nghệ lỗi

thời, thiết bi bia rác, gậy ô nhiễm môi trường đều đã ấn chứa nguy cơ sử dụngkhông có hiệu quả chúng trong tương lai, thậm trí còn gây tác hại đối với hình ảnh

của doanh nghiệp.

- Huy động và sử dụng vốn đúng đắn cho việ đầu tư Nếu sự đổi mới công nghệ,

máy móc không đảm bảo điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều chứanguy cơ thết bại, không đem lại hiệu quả

Bên cạnh việ đầu tư đổi mới công nghệ, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh,doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng một hệ thống định mức kỹ thuật trong sản

xuất và quản lý

Muốn sản xuất, doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu nguyên vật liệu

để đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời Với hệ thống định mức đề ra,doanh nghiệp sẽ dé dàng tính mức nguén vật liệu cần thiết, từ đó sẽ chủ động trongcác khâu cung ứng, giảm chi phí vận chuyền, bảo quản và lưu kho Riêng trong qua

trình sản xuất sẽ tiết kiện không chỉ nguyên vật liệu mà tiết kiệm cả lao động xã nhân tố chính dé nâng cai hiệu quả của sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản

hội-phẩm Như vật việc xây dựng định mức và thực hiện mức định mức trong sản xuất sẽ

gop phan sử dụng hợp ly và tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất trực tiếp

và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cong trong tô chức quản lý, đồng thời với việc xây dựng, áp dụng định mức vềnguyên vật liệu cần xây dựng định mức về lao động, định mức về sử dụng máy móc

thiết bị, áp dụng hệ thống chất lượng đối với sản phẩm Có như vậy mới đàm bảo

các nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng hiệu qua Sam phẩm lâm mới đáp ứngđược nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường

24

Trang 33

14.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn von

Một nguồn lực tài chính 6n định, dồi dao là mong muốn của bat kỳ doanhnghiệp nào Vì vậy doanh nghiệp cần chủ động nâng cao tiềm lực tài chính

Tăng cường khai thác, sử dụng các tài sản, tăng vòng quau của vốn cũng nhưkhả năng sinh lời của vốn, đánh giá đầu tư các dự án một cách hiệu quả Tìm hiệu,tiếp cận với các nguồn huy động vốn khác nhau, giúp doanh nghiệp chủ động hơntrong việc huy động, tạo vốn cho sản xuất

Tăng cường mối quan hệ với các bạn hàng, tận dụng khả năng chiếm dụng

vốn, vi day là nguồn vốn vay với chi phí thấp mà hiệu quả

Tăng cường công tác quản trị, tổ chức, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình đầu

tư tránh việc thất thoát, lãng phsi nguồn lực

1.4.3 Phát triển và tạo động lực trong lao động

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh

Vì vậy muốn nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp

phải có và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của mình Muốn vậy doanh nghiệp phải

nâng cao chất lượng nhân lự ngay trong quá trình tuyén mộ, tuyén chọn Đồng thờiphải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo lại các bộ, câng nhân viên dé nâng cao chatlượng nguồn lao động, nâng cao khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đặc

biệt là các bộ phận lãnh đạo, quản lý.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảođúng người đùng việc, tạo đủ việc làm trên cơ sở phần công và bố trí lao động hợp

lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng người Xác định rõ ràng

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nghiệm Phải đảm bảo cung cấp day đủ cácđiều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, phát huy tốt năng lực của mỗi lao động

Động lực tập thé và nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tao, tập hợp, liên

kết giữa các thành viên lại với nhau Tạo động lực cho tappj thể, cá nhân là vẫn đềquan trọng Sử dụng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chấtđối với người lao động thông qua chế độ lương, thưởng, phụ cấp nhưng trên nguyên

25

Trang 34

tắc công băng Mặt khác cũng cần tạo một môi trường làm việc thân thiện, hữu nghị

giữa các thành viên.

1.4.4 Tăng cường, mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội

Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh

nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau càng chặt chẽ Doanh

nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng, doanh nghiệp

đó có cơ hội phát trién kinh doanh Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu qua cao,doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy Muốn

vậy doanh nghiệp phải:

Tăng cường sử dụng các công cụ marketing để tìm hiểu, năm bắt nhu cầu

khách hàng, từ đó sản xuất những sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cần của khách hàng

Tăng cường quan hệ với khách hàng, phát triển hệ thống chăm sóc kháchhàng, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng Thông qua việc tiếp xúc, giải quyết khó khăn,khiếu nại của khách hàng, doanh nghiệp có thê hiểu sâu sắc hơn về khách hang củamình đồng thời cũng tạo dựng được hình ảnh cho công ty Tạo điều kiện đảm bảo

hiệu quả kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp.

Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, nhà cung ứng, các đơn vịkinh doanh có liên quan Tạo điều kiện cho việc giảm chỉ phí kinh doanh trong sử

dụng các yếu tố đầu vào

Giải quyết tốt mỗi quan hệ với các cơ quan quan lý vĩ mô Nhanh chóng nam

bắt đường lối, chính sách của Đảng va Nhà nước Giúp doanh nghiệp phát triển đúngtheo định hướng của Đảng đã đề ra

26

Ngày đăng: 27/05/2024, 09:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ dé tổ chức của công ty TNHH Hữu Toàn Group - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group
Hình 1.1 Sơ dé tổ chức của công ty TNHH Hữu Toàn Group (Trang 38)
Bảng 2.1 Máy móc thiết bị sản xuất của công ty TNHH Hữu Toàn Group - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group
Bảng 2.1 Máy móc thiết bị sản xuất của công ty TNHH Hữu Toàn Group (Trang 47)
Bảng 2. 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group - Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group
Bảng 2. 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hữu Toàn Group (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w