1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay

43 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Quá Trình 2 Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Chiến Lược Kinh Doanh Của VNPAY
Tác giả Hồ Hồng Diệu, Đinh Trần Y Phương, Nguyễn Diệu Thi, Nguyễn Vũ Thanh Thảo, Cao Hoàng Cẩm Tú, Trần Thảo Vân, Phạm Gia Viên, Phạm Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 904,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VNPAY (6)
    • 1.1 Giới thiệu tổng quan về VNPAY (6)
    • 1.2 Sản phẩm và dịch vụ của VNPAY (6)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG (8)
    • 2.1 Phân tích mô hình kinh doanh Canvas (8)
    • 2.2 Phân tích môi trường vĩ mô (PESTEL) (10)
    • 2.3 Phân tích năm tác lực cạnh tranh trong ngành (11)
    • 2.4 Phân tích năng lực cốt lõi của VNPAY (13)
    • 2.5 Phân tích SWOT của VNPAY và định hướng chiến lược TOWS (15)
  • CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG VÀ (17)
    • 3.1 Angola và những cơ hội cho VNPAY (17)
    • 3.2 Chiến lược liên doanh giữa VNPAY và Viettel tại Angola (18)
    • 3.3 Kế hoạch quản trị tài chính (32)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ VNPAY

Giới thiệu tổng quan về VNPAY

Thành lập vào tháng 03/2007, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam - VNPAY là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam Năm 2020, VNPAY chính thức trở thành kỳ lân công nghệ thứ 2 tại Việt Nam, sau VNG Hiện nay, VNPAY hoạt động trong hai lĩnh vực chính là Tài chính - ngân hàng và Công nghệ thông tin - Viễn thông, liên kết với hơn 40 ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế, trên 5 công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam, đặc biệt, cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử với độ bao phủ khổng lồ cho hơn 250.000 doanh nghiệp

Với thông điệp và cam kết “Cho một cuộc sống đơn giản hơn”, VNPAY mong muốn tạo ra các dịch vụ tiện ích, đem đến những giải pháp thanh toán đơn giản, góp phần làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử - xu thế trong thời đại 4.0 hiện nay Hơn thế, là xây dựng một môi trường chuyên nghiệp, gắn bó, hướng tới mục tiêu đưa VNPAY dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam

Với khoảng 1000 nhân sự nhiệt huyết và tài năng, VNPAY không ngừng nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ hiện đại vào từng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Đặc biệt, với xu hướng số hóa hiện nay, VNPAY đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến như QR Code, AI, Big Data, Blockchain vào dịch vụ thanh toán, nhằm mang đến sự đơn giản, tiện lợi và an toàn, đây được xem như kim chỉ nam định hình chiến lược phát triển của VNPAY.

Sản phẩm và dịch vụ của VNPAY

Với mạng lưới đối tác rộng lớn, bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn đa quốc gia, VNPAY cung cấp một hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu từ người dùng cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp

Mobile Banking: là ứng dụng ngân hàng trên thiết bị di động được VNPAY phối hợp với nghiên cứu và phát triển, cung cấp cho hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam Tạo ra hệ sinh thái đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng, như các tính năng về tài chính, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua QR Code, đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé xem phim, nạp tiền điện thoại, mua sắm trực tuyến VnShop,

VNPAY QR: một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai giải pháp thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam Triển khai trên nền tảng di động cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Hiện tại có hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán VNPAY QR trên toàn quốc, trong các lĩnh vực kinh doanh, y tế, dịch vụ công, thương mại điện tử,

Cổng thanh toán trực tuyến VNPAY QR

Ví VNPAY: Ví điện tử cho gia đình đầu tiên, cho phép người dùng mở các ví thành viên, cấp và quản lý hạn mức chi tiêu Ngoài ra còn sở hữu hệ sinh thái tiện ích đa dạng như chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn,

VNPAY POS: thông qua thiết bị VNPAY Smart POS, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý việc bán hàng và thanh toán của khách hàng bằng nhiều phương thức: mã VNPAY QR, các loại thẻ, in hóa đơn

SMS Banking: dịch vụ ngân hàng thông qua tin nhắn SMS trên di động

VnTopup: nạp tiền điện thoại VNPAYBill: thanh toán các loại hóa đơn bằng tài khoản ngân hàng Mobile Marketing: Truyền thông quảng bá bằng SMS

VnShop: thương mại điện tử được tích hợp trên Mobile Banking và ví điện tử

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG

Phân tích mô hình kinh doanh Canvas

Bảng 2.1: Mô hình kinh doanh Canvas của VNPAY Đối tác chính Hoạt động trọng yếu

- Sàn thương mại điện tử

- Doanh nghiệp (dịch vụ, vận chuyển, ) - Tổ chức tín dụng (Mastercard, Visa, JCB)

- Bảo vệ dữ liệu người dùng

- Tạo các bức tường lửa cho giao dịch

- Phát triển tính năng trong app - Bảo trì app - Nghiên cứu, phát triển, xây dựng hệ thống - Marketing

- Bảo mật và an toàn trong các giao dịch

-Thanh toán nhanh chóng, tiện lợi

- Ứng dụng ngân hàng di động an toàn, thuận tiện

- Giải pháp quản lý tài chính gia đình

- Thông qua website, social media, mobile app của VNPAY và mobile banking - Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7

- Người dùng cá nhân - Ngân hàng (mobile banking app) - Doanh nghiệp (nhóm ngành dịch vụ, F&B, giáo dục, )

8 - Chăm sóc khách hàng - Vốn đầu tư

- Công nghệ (hệ thống giao dịch, hệ thống bảo mật)

- Mua hàng trực tuyến uy tín, chất lượng

(VNPAY, Ngân hàng ) - Các điểm cần dịch vụ thanh toán (sàn thương mại điện tử, dịch vụ, cửa hàng ) - Review channel (người dùng mới)

Cơ cấu chi phí Dòng doanh thu

- Chi phí nhân sự: Cấp quản lý, đội ngũ RnD, chăm sóc khách hàng, IT

- Chi phí phát triển và duy trì hệ thống, app, web,

- Chi phí Marketing (Quảng cáo KOC, KOL, voucher/mã giảm giá, giới thiệu người dùng mới)

- Qua các giao dịch từ các hệ thống tích hợp VNPAY (Ngân hàng, điện nước, Internet)

- Phát triển các ứng dụng Mobile Banking

- Qua mỗi lượt tải app - Quảng cáo

- Từ kinh doanh thương mại điện tử

Phân tích môi trường vĩ mô (PESTEL)

- Chính trị Việt Nam ổn định

- Chính phủ tạo điều kiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập toàn cầu hóa → gia tăng giao dịch → thúc đẩy thanh toán - Tăng trưởng GDP cả năm 2023 ước đạt khoảng 5,05%

- Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ (tăng trưởng ở mức 16% đến 30%/năm)

- Dân số Việt Nam khoảng 100 triệu người, trong đó có khoảng 79% người dùng internet - Điện thoại thông minh phổ biến rộng rãi, có khoảng 93.5 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh

- Tại các thành phố lớn/ khu đô thị, việc thanh toán điện tử đang dần trở thành thói quen của người Việt Tuy ở nông thôn còn nhiều hạn chế Một phần đến từ niềm tin của người dùng (lo ngại về bảo mật, văn hóa dùng tiền mặt)

- Internet 5G đang dần được triển khai, phát triển tại Việt Nam

- Sự phát triển của AI → có hai mặt: ứng dụng AI vào việc quản lý hệ thống thanh toán điện tử, tuy nhiên AI phát triển tạo cơ hội cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng

- Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc

- Nhiều công nghệ mới, hiện đại được ứng dụng vào hoạt động thanh toán như: Sử dụng mã phản hồi nhanh (QR

10 Code), công nghệ mPOS, ứng dụng công nghệ Blockchain vào bảo mật

- Thanh toán điện tử góp phần giúp chính phủ hạn chế in tiền mặt → giảm thiểu chi phí in tiền, hạn chế sử dụng nguyên vật liệu từ môi trường → góp phần bảo vệ môi trường - Các khu vực miền Trung thường xảy ra bão lũ → ảnh hưởng đến hệ thống internet, cũng như hệ thống thanh toán tại khu vực

- Các chính sách về luật an ninh mạng, bảo mật trong thanh toán được đưa ra, các quy định về bảo mật, tính pháp lý liên quan đến hợp đồng giao dịch điện tử

- Các quy định về an toàn bảo mật trên các thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng

- Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

VNPAY hiện đang đặt hệ sinh thái phát triển trong một môi trường ổn định, nhiều yếu tố thuận lợi như các chính sách của chính phủ, các ngành cộng hưởng hỗ trợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển cho lĩnh vực thanh toán điện tử mà VNPAY đang theo đuổi Ngoài ra, xu hướng thế giới cũng hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt, có thể coi đây là cơ hội cho VNPAY thực hiện các chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế của mình, đặc biệt là ở các quốc gia có nhu cầu cao, nhưng cơ sở hạ tầng kém phát triển, chưa đủ đáp ứng cho người dùng.

Phân tích năm tác lực cạnh tranh trong ngành

Bảng 2.3: Phân tích Five Forces

Tác lực cạnh tranh Đánh giá Phân tích Đối thủ cạnh tranh

Cao, chiếm thị phần lớn

- Thị phần ví điện tử: Momo (68%), Zalopay (53%), Viettelpay (27%), ShopeePay (25%), VNPAY (16%), Moca (7%) tính đến 5/2023

- Các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, quyết liệt đưa ra các chính sách khuyến mãi thu hút người dùng, đầu tư rất nhiều vào các chiến dịch, mở rộng dịch vụ đa dạng hơn

- Ngoài ra, còn có thể kể đến như các ông lớn quốc tế cũng lấn sân sang cung cấp các dịch vụ thanh toán như:

Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

“Miếng bánh thị phần” đã được phân chia cho những “tên tuổi” tại Việt Nam, gia nhập vào một “đại dương đỏ” nếu không đủ nguồn lực về công nghệ, vốn, các mối quan hệ sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro

Quyền lực người dùng Cao

- Khách hàng cá nhân có nhiều sự lựa chọn, chi phí chuyển đổi nền tảng sử dụng gần như 0 đồng Dễ dàng thay đổi nếu đối thủ cạnh tranh có những chính sách ưu đãi hơn

- Khách hàng là các doanh nghiệp thì ưu tiên tính bảo mật, tuy nhiên các nhà bán buôn nhỏ lẻ vẫn sử dụng đa dạng hình thức vì nhu cầu của khách hàng vô cùng phong phú

12 Quyền lực nhà cung cấp

Các công ty viễn thông cung cấp dịch vụ SMS Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 nhà mạng lớn: Viettel, VNPT, Mobifone chiếm hơn 90% thị phần

Sản phẩm thay thế Cao

- Tiền mặt: thói quen tiêu dùng của người Việt tại các vùng nông thôn, các tỉnh lẻ còn rất phổ biến

- Sử dụng thẻ ngân hàng giúp đảm bảo an toàn và bảo mật

Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại không thật sự hấp dẫn vì mức độ cạnh tranh quá cao, khách hàng dường như không mất chi phí để chuyển đổi, ngược lại doanh nghiệp còn đang trong cuộc đua “đốt tiền” để “kéo” khách hàng về phía mình Tuy vậy, ở một ngách trong lĩnh vực này hướng đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, những người yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, đặc biệt là tính an toàn bảo mật Vì thế, họ vẫn sẽ ưu tiên lựa chọn các đối tác uy tín, có mức độ cam kết cao để sử dụng dịch vụ.

Phân tích năng lực cốt lõi của VNPAY

Năng lực cốt lõi Giá trị Hiếm Không dễ sao chép Được tổ chức nắm bắt Đánh giá

Thương hiệu Có Có Có Có Bền vững

Tính bảo mật thông tin Có Có Có Có Bền vững

Mạng lưới đối tác Có Có Không Có Tạm thời

Nguồn nhân lực chất lượng cao và trung thành

Có Không Không Có Tạm thời

Lòng trung thành của khách hàng

Có Không Không Có Tạm thời

VNPAY – thương hiệu quốc gia với hơn 15 năm xây dựng và phát triển đã trở thành một cái tên vô cùng uy tín trong lĩnh vực thanh toán điện tử Tận dụng lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn này kết hợp với khả năng bảo mật thông tin được chứng nhận đạt cấp độ 1 của mình, VNPAY cần khai thác triệt để thị trường khách hàng vô cùng lớn và tiềm năng tại Việt Nam, từ các khách hàng cá nhân (tăng độ nhận diện thương hiệu cùng việc giáo dục khách hàng ở các vùng ven thành phố và nông thôn) đến các doanh nghiệp lớn, nhỏ và cửa hàng/ hộ gia đình nhỏ, lẻ ở thị trường truyền thống và thương mại điện tử có tốc độ phát triển vô cùng đáng nể Song song với đó, VNPAY cần đưa ra các chính sách phúc lợi nhằm thu hút nhân tài và giữ chân những nhân lực cốt cán, những người đã đồng hành cùng VNPAY những ngày đầu tiên và đang không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ ứng dụng vào hệ sinh thái VNPAY Bên cạnh đó, với mạng lưới đối tác vô cùng hùng hậu – cũng chính là mục tiêu tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh, VNPAY cần đảm bảo uy tín, cũng như không ngừng nâng cao các dịch vụ cung cấp cho đối tác, có như thế mới xây dựng một mạng lưới bền vững, đủ sức cạnh tranh, nhờ đó nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn Ngoài ra, với đa dạng đối tượng khách hàng, VNPAY cần duy trì lòng trung thành của họ bằng những hành động về cam kết chất lượng dịch vụ, uy tín trong bảo mật cho khách hàng, và hơn thế là những chiến lược về chiêu thị và quảng bá nhằm xây dựng “top of mind” trong tâm trí người dùng, đặc biệt là người dùng cá nhân, từ đó có thể đảm bảo được nguồn doanh thu bền vững và tăng trưởng

Phân tích SWOT của VNPAY và định hướng chiến lược TOWS

Bảng 2.5: Phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu

- Là thương hiệu quốc gia

- Đội ngũ nhân sự chất lượng và trung thành, nhanh chóng và kịp thời ứng dụng các công nghệ mới để gia tăng năng lực cạnh tranh

- Mạng lưới đối tác vô cùng rộng lớn, trong nước và quốc tế

- Hình thức đơn giản, người dùng dễ sử dụng Tuy nhiên tính bảo mật vô cùng cao

- Phụ thuộc rất nhiều vào internet

- Không tiếp cận được nhiều người dùng cá nhân, vì thế thị phần chiếm không quá cao

- Các chiến lược Marketing chưa thật sự thu hút

- Chỉ có các tính năng cơ bản, chưa có tính năng đột phá so với các đối thủ cạnh tranh

- Mạng lưới internet ở Việt Nam trải rộng, tỉ lệ người dân sở hữu điện thoại di động cao, dân số ở độ tuổi dễ dàng thích nghi với những tiến bộ về công nghệ

- Nhu cầu người dùng thanh toán điện tử tăng cao, do thói quen thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, đặc biệt là tại các khu vực đô thị/ thành phố

- Chính phủ có các chính sách hỗ trợ/ đẩy mạnh trong việc thanh toán điện tử - xu hướng thế giới

- Công nghệ phát triển, đặc biệt là AI và ứng dụng của blockchain trong bảo mật

- Môi trường cạnh tranh quá gay gắt, khi các đối thủ cạnh tranh lớn như Momo, ZaloPay có hàng loạt chính sách, chương trình thu hút, giữ chân người dùng

- Các ông lớn về công nghệ gia nhập thị trường (Apple, Google, )

- An ninh mạng đang tạo thách thức khi có rất nhiều vụ lừa đảo, lợi dụng công nghệ AI

- Những người lớn tuổi, người ít hiểu biết về công nghệ, và cũng không nhạy bén trong việc học cách sử dụng

15 - Nhiều thị trường quốc tế đang có nhu cầu cao về thanh toán điện tử, nhưng chưa đủ cơ sở hạ tầng phát triển

Dựa trên phân tích như trên, chiến lược TOWS được đề ra như sau:

Bảng 2.6: Chiến lược TOWS Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội - Tận dụng thương hiệu để mở rộng tệp khách hàng

- Đưa sản phẩm và dịch vụ vươn ra thị trường quốc tế nhờ vào nguồn vốn đầu tư lớn, cùng lợi thế về công nghệ, từ đó có thể phát triển tại các quốc gia chưa phát triển

- Xây dựng chiến lược Marketing tiếp cận được đối tượng khách hàng cá nhân tốt hơn, đặc biệt là người dùng trẻ tuổi

- Nghiên cứu và phát triển thêm tính năng mới nhằm thu hút và đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dùng

- Đưa ra các lưu ý cho người dùng về tính bảo mật trong thanh toán điện tử

- Tiếp cận và nâng cao nhận thức về những lợi ích của thanh toán điện tử Kết hợp với việc hướng dẫn khách hàng chuyển đổi sang việc sử dụng thanh toán điện tử

Tiếp cận các nhà bán buôn nhỏ, lẻ Mở rộng sang các thị trường tỉnh và nông thôn - đảm bảo mỗi “mét đất” người dân được thông tin, hiểu rõ và ứng dụng được thanh toán điện tử

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG VÀ

Angola và những cơ hội cho VNPAY

Bảng 3.1: Phân tích thị trường Angola

- Chính phủ tạo điều kiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt

- Chính phủ Việt Nam - Angola thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin

- Chính phủ Angola đã kêu gọi đầu tư vào việc nâng cấp hạ tầng viễn thông, với kế hoạch xây dựng 20.000km cáp quang để kết nối tất cả 16 tỉnh, thành trên toàn quốc

Nền kinh tế Angola đang phát triển, nhưng thu nhập trung bình của người dân còn thấp

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hạn chế in tiền → góp phần làm xanh môi trường

Hạ tầng công nghệ tại Angola còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt là mạng lưới về internet, viễn thông

- Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hạn chế in tiền → góp phần làm xanh môi trường

- Hệ thống pháp lý về thanh toán và viễn thông tại Angola đã có những bước tiến quan trọng thông qua việc ban hành các luật quy định

17 Mặc dù hiện tại còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhưng chính phủ Angola vẫn đang tạo điều kiện và mong muốn thúc đẩy phát triển viễn thông vì độ phủ sóng hiện ở đất nước này vẫn còn thấp Cùng với đó, trong những năm gần đây, các nước châu Phi không ngừng chuyển đổi sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại các quốc gia lớn như Nigeria vì tính thuận tiện vá tránh ách tắc trong việc lưu thông tiền tệ Chưa kể, các quốc gia kém phát triển như Mozambique (Movitel) và Burundi (Lumitel) sau hơn 10 năm được đầu tư phát triển mạng viễn thông đã đạt được những thành công đáng kể, thu hút một lượng lớn người dùng chỉ trong thời gian ngắn, hình thức thanh toán điện tử cũng dần trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia này Người dân Angola có cảm tình với Việt Nam nhờ những đóng góp của người dân ta vào sự phát triển kinh tế của Angola Thêm vào đó, nhiều triệu phú người Việt đang sinh sống tại Angola.

Chiến lược liên doanh giữa VNPAY và Viettel tại Angola

Để có thể mở rộng thị trường sang Angola trong tương lai, VNPAY có thể hợp tác liên doanh với một doanh nghiệp có lợi thế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông

Một trong những điều kiện tiên quyết của thanh toán điện tử là internet, tuy vậy, tại

Angola hiện nay chỉ phủ sóng ở một số khu vực ven biển Đại Tây Dương là chủ yếu

Chính vì thế, điều cần làm trước tiên, là xây dựng hạ tầng cáp quang tại đất nước này

Từ đó, VNPAY có thể tận dụng hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng đối tác để nhanh chóng tiếp cận và phát triển dịch vụ thanh toán số tại thị trường Angola Đồng thời, sự kết hợp này cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên, tạo ra một hệ sinh thái thanh toán toàn diện và tiện ích cho người dùng ở Angola

Sau quá trình tìm hiểu, Viettel là một đối tác lý tưởng cho việc hợp tác này bởi các lý do sau:

• Viettel cũng đã có dự định mở rộng thị trường sang Angola và sẽ sớm triển khai trong tương lai Việc cả Viettel và VNPAY đều chung một mục tiêu sẽ tạo ra cơ sở tốt cho sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả

• Viettel đã có kinh nghiệm đầu tư ra 10 nước trên thế giới Không chỉ dừng lại ở những thị trường gần gũi, Viettel còn từng đầu tư tới các quốc gia châu Phi như Mozambique, Tanzania và thử sức tại thị trường khó như Peru hay Myanmar Tại châu Phi, Viettel được mệnh danh là “điều kỳ diệu của châu Phi” Theo đó, Movitel (thương hiệu Viettel tại Mozambique) có kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2020 tăng trưởng cao nhất trong vòng bảy năm qua, đạt hơn 26%, chạm mốc 4,5 triệu thuê bao Với những thành tựu và kinh nghiệm này, Viettel sẽ giúp VNPAY giảm thiểu rủi ro khi mở rộng sang thị trường mới

• VNPAY và Viettel đã có nhiều lần hợp tác với nhau trong các dự án lớn như triển khai vận hành giải pháp VNPAY-POS trên 332 cửa hàng Viettel Store (2021), VNPAY và Viettel Digital hợp tác chiến lược trong việc thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam (2023) Điều này chứng tỏ rằng Viettel cũng rất coi trọng VNPAY và tạo tiền đề cho lần hợp tác mở rộng thị trường sang Angola lần này

• Dù Viettel cũng có ví điện tử mang tên Viettel Money, tuy nhiên việc phát triển Ví điện tử này đang gặp phải một số khó khăn như hạn mức thấp (10 triệu đồng/tháng/tài khoản trong 2 năm thí điểm tại Việt Nam), không thể chuyển khoản khác nhà mạng, khó khăn trong việc định danh người dùng gây ra rào cản trong việc xác thực và bảo mật thông tin cá nhân Mặc dù rất mạnh trong mảng viễn thông, tuy nhiên việc phát triển lĩnh vực thanh toán điện tử không phải là lợi thế cạnh tranh của Viettel

• Bên cạnh đó, khi Viettel muốn lấn sân sang một thị trường hoàn toàn mới là Angola thì tốn rất nhiều chi phí từ chi phí đầu tư ban đầu như thăm dò thị trường, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, kỹ thuật và thanh toán cho đến chi phí phát triển sản phẩm, chi phí triển khai các chiến lược quảng bá thu hút, giữ chân khách hàng hay các chi phí về vận hành, bảo trì để duy trì hoạt động ổn định Điều này gây áp lực rất lớn cho Viettel về vấn đề đảm bảo vốn đầu tư, tiềm lực tài chính và nguồn nhân lực chất lượng

19 Vì những lý do trên, chúng tôi đề xuất chiến lược liên doanh xây dựng công ty VNA (Viettel hợp tác VNPAY tại Angola) với sự phân chia về mảng viễn thông và công nghệ tài chính Việc hợp tác này hướng đến lợi ích của cả VNPAY và Viettel

Hình 3.1: Logo VNA (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

VNPAY và Viettel sẽ chia sẻ chi phí và làm giảm áp lực, rủi ro về tài chính của đôi bên khi đầu tư ở một thị trường mới hoàn toàn là Angola

Hai bên có thể tận dụng nguồn lực của nhau để tối ưu hóa việc sử dụng vốn

Theo đó, Viettel có thế mạnh về viễn thông nên sẽ đóng góp vốn và kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông, trong khi VNPAY có thể đóng góp vốn và kiến thức về thanh toán số do có lợi thế và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán điện tử cùng với mạng lưới đối tác liên kết các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, Master Sự kết hợp giữa dịch vụ thanh toán số của VNPAY và công nghệ viễn thông của Viettel có thể tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, củng cố vị thế của cả hai trên thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác

Việc hợp tác giữa hai công ty có thể tạo ra một hình ảnh uy tín trong việc phát triển thị trường mới, giúp thu hút nhà đầu tư và đối tác địa phương, tạo tiền đề cho việc phát triển dài hạn tại thị trường Angola

Nhiệm vụ của từng bên khi tiến hành liên doanh:

Viettel sẽ là bên chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược xâm nhập thị trường Do đã có kinh nghiệm và danh tiếng tại châu Phi, việc đưa VNA vào châu lục, cụ thể là

20 quốc gia Angola là hoàn toàn có khả năng Sau đó, VNPay sẽ là bên củng cố cho brand: VNA cho ra mắt tính năng thanh toán điện tử nhanh chóng, thuận tiện, khắc phục những hạn chế của tính năng thanh toán điện tử Viettel → tạo ra giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

Viettel nổi tiếng với sự phát triển vượt bậc trong ngành viễn thông, đứng đầu Việt Nam và đã mở rộng hơn 10 quốc gia, nên Viettel hoàn toàn có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng mạng và hệ thống để hỗ trợ việc triển khai và vận hành các dịch vụ thanh toán điện tử của VNPay: Giải pháp ICT (wifi, camera ), giải pháp M&E (cơ - điện tử, điện dân dụng), VNPay sẽ tập trung thiết kế giao diện app để phù hợp với người dân Angola (tham khảo app E-kwanza)

Hình 3.2: Giao diện app (Nguồn: Google Play)

Về hợp tác vốn thì hai công ty nên đầu tư 50:50 trong dự án này

Giai đoạn mới thâm nhập thị trường:

Tuyến cáp quang thứ nhất sẽ bắt đầu tại Porto Amboim, một thị trấn thuộc tỉnh Cuanza Sul của Angola, có diện tích gần 5,000 km2 với dân số khoảng hơn 100,000 người Từ Porto Amboim, Viettel sẽ xây dựng tuyến cáp quang dọc theo bờ biển đến Sumbe, có diện tích khoảng 5,000km2 với dân số gần 300,000 người, sau đó đi vào

21 Gabela (500 km², dân số gần 150,000 người) và Quibala (10.300 km², dân số 35,000 người)

Hình 3.3: Tuyến cáp quang thứ nhất dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google Map)

Ngoại trừ một số vùng đã được phủ sóng 3G, 4G thì hầu hết các khu dân cư xung quanh vẫn chưa được tiếp cận với mạng internet

Hình 3.4: Các vùng đã được phủ sóng tại Angola (Nguồn: Nperf)

Kế hoạch quản trị tài chính

Xem chi tiết kế hoạch tài chính: Tại đây

Khi thâm nhập vào thị trường Angola thì đầu tiên phải đầu tư xây dựng hạ tầng cáp quang, cơ sở văn phòng, đầu tư các trang thiết bị cũng như đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển phần mềm thanh toán điện tử để phù hợp với môi trường tại đây Trong năm đầu tiên khi qua thị trường mới VNA dự tính sẽ đầu tư 1,622 tỷ đồng tương đương gần 64 triệu USD, được phân bổ như sau:

Hạng mục Số tiền (USD) Số tiền

Xây dựng hạ tầng viễn thông 59,000,000 1,500

Xây dựng trụ sở, văn phòng 4,000,000 100

Xây dựng 2 nhà máy sim/ điện thoại 63,000 1.6

32 Nghiên cứu và phát triển phần mềm thanh toán điện tử

20,000 0.5 Đầu tư trang thiết bị 790,000 20

Sau năm đầu thì VNA chỉ đầu tư tiếp vào việc xây dựng hạ tầng viễn thông và nghiên cứu phát triển trong hai năm tiếp theo (các hạng mục khác đã rót vốn đầu tư xây dựng từ năm đầu) Cụ thể như bảng sau:

Hạng mục Số tiền (USD) Số tiền

Xây dựng hạ tầng viễn thông 78,600,000 2,000

Nghiên cứu và phát triển phần mềm thanh toán điện tử 20,000 0.5

Với 3 năm đầu tư vào thị trường Angola thì ước tính VNA đã sẽ phải bỏ ra hơn 220 triệu USD, tương đương hơn 5,600 tỷ VNĐ

Việc tính toán chi phí vận hành doanh nghiệp của VNA khi mở rộng hoạt động sang Angola đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá chi tiết các yếu tố tài chính và vận hành Chi phí vận hành doanh nghiệp trong môi trường mới này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đầu tiến là chi phí nhân công

Chức vụ Số lượng Mức lương/Tháng (USD)

Quản lý dự án 1 trưởng dự án 4000

IT - Kỹ thuật 1 trưởng phòng 2500

Bộ phận Marketing - CR 1 trưởng phòng 1700

Kế toán - tài chính 1 trưởng phòng 1500

Bộ phận pháp lý 2 người 1500*2

Bộ phận bảo trì cáp quang 1 quản lý 2500

Công nhân, nhân viên bán hàng 40 người 500*40

❖ Chi phí Marketing Đối với năm đầu khi xâm nhập Angola, nhận thấy sự tiếp xúc với phương tiện truyền thông chiếm tỉ trọng nhỏ trong dân số (55.7% năm 2023, trong đó 32.6% có kết nối internet), nên VNA quyết định thực hiện Marketing theo phương pháp truyền thống (treo băng rôn về VNA, phát catalogue về các sản phẩm điện thoại, sim, thanh toán qua SMS, chương trình khuyến mãi khi mua điện thoại…) nên chi phí tầm khoảng 12.000USD Đặc biệt là VNA sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tại một

34 số vùng như Porto Amboim, Sumbe, Gabela… educate người dân về vai trò của điện thoại và cách sử dụng.

Năm 2, 3 vẫn tiếp tục các phương pháp Marketing truyền thống.

Sang năm 4, với sự ra đời của Smartphone, VNA đẩy mạnh marketing hơn, nhưng chưa vội chuyển qua Marketing phi truyền thống Tuy nhiên, có một điểm mới đó chính là VNA thực hiện marketing thông qua SMS.

Từ năm thứ 5 đến năm thứ 10, các hoạt động marketing phi truyền thống được đẩy mạnh, phải kể đến như MXH, KOL, KOC, đồng thời cũng cắt giảm các hoạt động Marketing truyền thống để tối ưu chi phí.

Chi phí bảo trì bao gồm bảo trì hệ thống thanh toán, hệ thống cáp quang, đèn điện, thiết bị cửa hàng… Các chi phí này dự tính 24.000 USD/năm, lạm phát 5% mỗi năm.

❖ Chi phí sản xuất Đối với chi phí hàng bán sẽ bao gồm chi phí sản xuất sim và điện thoại

Sản phẩm Chi phí (USD/Cái)

Sim 0.3 Điện thoại phím bấm 5 Điện thoại cảm ứng 10

Cuối cùng là chi phí điện nước duy trì hoạt động doanh nghiệp dự kiến là USD 4000/ tháng và năm sau sẽ tăng 5% so với năm trước đó.

Sau khi nghiên cứu, VNA quyết định sẽ bán sang Angola điện thoại bấm nút từ năm đầu tiên đến năm thứ 3, bước sang năm thứ 4 VNA sẽ đưa qua Angola thêm

35 sản phẩm điện thoại smartphone để đáp ứng thêm nhu cầu người dân ở đây Hiện nay, dân số Angola năm 2024 là 37.581.680 người Năm đầu tiên, VNA dự đoán số điện thoại bán ra sẽ bằng 1% dân số Angola, do đó số điện thoại bán ra năm đầu tiên là 375816,8 Tương tự, những năm tiếp theo tỷ lệ người sử dụng mua điện thoại sẽ là

1,7%; 1,75%;1,5% tuỳ thuộc vào nhu cầu và tình hình lạm phát Sau khi nghiên cứu thị trường, VNA đã quyết định giá điện thoại bấm nút của mình là 15,29$, giá điện thoại smartphone là 38$ Về phần sim và cước viễn thông, VNA thống nhất khi đưa ra thị trường sẽ có giá 1,1$/sim Cước viễn thông sau khi nghiên cứu, VNA quyết định đưa ra giá cước như sau: người sài điện thoại bấm nút sẽ trả phí nghe gọi và nhắn tin, với mức giá 35,05$/năm và người xài smartphone sẽ trả phí nghe gọi, tin nhắn và data với giá 65,7$/năm Về chi phí giao dịch, VNA thu phí 0,03$/mỗi lần giao dịch, đây là mức phí sau khi quan sát và tham khảo giá tại những ngân hàng quốc tế

Doanh thu từ hệ thống thiết lập thanh toán sẽ bao gồm một số dịch vụ như bảng sau:

Doanh thu từ bán máy Pos Doanh thu từ lắp đặt máy Pos mới Doanh thu từ phí tái thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ Doanh thu từ phí chiết khấu từ doanh thu các cửa hàng

Một máy Pos được VNA cung cấp sẽ có nhiều mức giá khác nhau như: 55,05$, 58,99$, 66,85$ Chi phí lắp đặt là 11,80$/máy pos và phí tái thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ là 58,99$, phí chiết khấu sẽ là 0,55%/mỗi giao dịch.

Tổng doanh thu sẽ được tính bằng cách cộng gộp giá bán: điện thoại, sim, cước viễn thông, phí giao dịch, doanh thu từ việc thiết lập hệ thống thanh toán cho doanh nghiệp Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng hằng năm sẽ được tính bằng: doanh thu năm

36 sau-doanh thu năm trước/doanh thu năm trước *100% và đã ra được tốc độ gia tăng hằng năm như bên dưới

Ngày đăng: 26/05/2024, 20:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Phân tích PESTEL - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Bảng 2.2 Phân tích PESTEL (Trang 10)
Bảng 2.3: Phân tích Five Forces  Tác lực - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Bảng 2.3 Phân tích Five Forces Tác lực (Trang 12)
Bảng 2.4: Phân tích VRIO  Năng lực cốt lừi Giá trị Hiếm Không dễ - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Bảng 2.4 Phân tích VRIO Năng lực cốt lừi Giá trị Hiếm Không dễ (Trang 13)
Bảng 3.1: Phân tích thị trường Angola - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Bảng 3.1 Phân tích thị trường Angola (Trang 17)
Hình 3.2: Giao diện app (Nguồn: Google Play) - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.2 Giao diện app (Nguồn: Google Play) (Trang 21)
Hình 3.4: Các vùng đã được phủ sóng tại Angola (Nguồn: Nperf) - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.4 Các vùng đã được phủ sóng tại Angola (Nguồn: Nperf) (Trang 22)
Hình 3.3: Tuyến cáp quang thứ nhất dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.3 Tuyến cáp quang thứ nhất dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả (Trang 22)
Hình 3.5: Tuyến cáp quang thứ hai dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.5 Tuyến cáp quang thứ hai dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả (Trang 23)
Hình 3.6: Tuyến cáp quang thứ ba dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.6 Tuyến cáp quang thứ ba dự kiến phủ sóng của VNA (Nguồn: Tác giả (Trang 24)
Hình 3.8: Tuyến cáp quang Negage - Puri - Sanza Pombo (Nguồn: Tác giả tổng - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.8 Tuyến cáp quang Negage - Puri - Sanza Pombo (Nguồn: Tác giả tổng (Trang 25)
Hình 3.9: Tuyến cáp quang Calucinga – Andulo (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.9 Tuyến cáp quang Calucinga – Andulo (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ (Trang 25)
Hình 3.7: Tuyến cáp quang M’banza Congo - Cuimba - Maquela do Zombo - báo cáo quá trình 2 chiến lược kinh doanh quốc tế chiến lược kinh doanh của vnpay
Hình 3.7 Tuyến cáp quang M’banza Congo - Cuimba - Maquela do Zombo (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w