MỤC LỤC
“Miếng bánh thị phần” đã được phân chia cho những “tên tuổi” tại Việt Nam, gia nhập vào một “đại dương đỏ” nếu không đủ nguồn lực về công nghệ, vốn, các mối quan hệ sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại không thật sự hấp dẫn vì mức độ cạnh tranh quá cao, khách hàng dường như không mất chi phí để chuyển đổi, ngược lại doanh nghiệp còn đang trong cuộc đua “đốt tiền” để “kéo”.
Tận dụng lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn này kết hợp với khả năng bảo mật thông tin được chứng nhận đạt cấp độ 1 của mình, VNPAY cần khai thác triệt để thị trường khách hàng vô cùng lớn và tiềm năng tại Việt Nam, từ các khách hàng cá nhân (tăng độ nhận diện thương hiệu cùng việc giáo dục khách hàng ở các vùng ven thành phố và nông thôn) đến các doanh nghiệp lớn, nhỏ và cửa hàng/ hộ gia đình nhỏ, lẻ ở thị trường truyền thống và thương mại điện tử có tốc độ phát triển vô cùng đáng nể. Song song với đó, VNPAY cần đưa ra các chính sách phúc lợi nhằm thu hút nhân tài và giữ chân những nhân lực cốt cán, những người đã đồng hành cùng VNPAY những ngày đầu tiên và đang không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ ứng dụng vào hệ sinh thái VNPAY. Bên cạnh đó, với mạng lưới đối tác vô cùng hùng hậu – cũng chính là mục tiêu tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh, VNPAY cần đảm bảo uy tín, cũng như không ngừng nâng cao các dịch vụ cung cấp cho đối tác, có như thế mới xây dựng một mạng lưới bền vững, đủ sức cạnh tranh, nhờ đó nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn.
Ngoài ra, với đa dạng đối tượng khách hàng, VNPAY cần duy trì lòng trung thành của họ bằng những hành động về cam kết chất lượng dịch vụ, uy tín trong bảo mật cho khách hàng, và hơn thế là những chiến lược về chiêu thị và quảng bá nhằm xây dựng “top of mind” trong tâm trí người dùng, đặc biệt là người dùng cá nhân, từ đó có thể đảm bảo được nguồn doanh thu bền vững và tăng trưởng. - Xây dựng chiến lược Marketing tiếp cận được đối tượng khách hàng cá nhân tốt hơn, đặc biệt là người dùng trẻ tuổi - Nghiên cứu và phát triển thêm tính năng mới nhằm thu hút và đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dùng.
17 Mặc dù hiện tại còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhưng chính phủ Angola vẫn đang tạo điều kiện và mong muốn thúc đẩy phát triển viễn thông vì độ phủ sóng hiện ở đất nước này vẫn còn thấp. Cùng với đó, trong những năm gần đây, các nước châu Phi không ngừng chuyển đổi sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại các quốc gia lớn như Nigeria. Chưa kể, các quốc gia kém phát triển như Mozambique (Movitel) và Burundi (Lumitel) sau hơn 10 năm được đầu tư phát triển mạng viễn thông đã đạt được những thành công đáng kể, thu hút một lượng lớn người dùng chỉ trong thời gian ngắn, hình thức thanh toán điện tử cũng dần trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia này.
Người dân Angola có cảm tình với Việt Nam nhờ những đóng góp của người dân ta vào sự phát triển kinh tế của Angola.
• Dù Viettel cũng có ví điện tử mang tên Viettel Money, tuy nhiên việc phát triển Ví điện tử này đang gặp phải một số khó khăn như hạn mức thấp (10 triệu đồng/tháng/tài khoản trong 2 năm thí điểm tại Việt Nam), không thể chuyển khoản khác nhà mạng, khó khăn trong việc định danh người dùng gây ra rào cản trong việc xác thực và bảo mật thông tin cá nhân. • Bên cạnh đó, khi Viettel muốn lấn sân sang một thị trường hoàn toàn mới là Angola thì tốn rất nhiều chi phí từ chi phí đầu tư ban đầu như thăm dò thị trường, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, kỹ thuật và thanh toán cho đến chi phí phát triển sản phẩm, chi phí triển khai các chiến lược quảng bá thu hút, giữ chân khách hàng hay các chi phí về vận hành, bảo trì để duy trì hoạt động ổn định. Theo đó, Viettel có thế mạnh về viễn thông nên sẽ đóng góp vốn và kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông, trong khi VNPAY có thể đóng góp vốn và kiến thức về thanh toán số do có lợi thế và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán điện tử cùng với mạng lưới đối tác liên kết các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, Master.
Viettel nổi tiếng với sự phát triển vượt bậc trong ngành viễn thông, đứng đầu Việt Nam và đã mở rộng hơn 10 quốc gia, nên Viettel hoàn toàn có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng mạng và hệ thống để hỗ trợ việc triển khai và vận hành các dịch vụ thanh toán điện tử của VNPay: Giải pháp ICT (wifi, camera..), giải pháp M&E (cơ - điện tử, điện dân dụng),. Khi đã hoàn tất hệ thống viễn thông tại các khu vực chưa có internet trước đó đặc biệt khu vực nông thôn, các vùng đông dân cư bao gồm các thành phố và thị trấn lớn như M'banza Congo, Cuimba, Maquela do Zombo, Negage, Puri, Sanza Pombo Calucinga, Andulo, Cubal, Ganda, Longongjo, Caala, Huambo thì bước tiếp theo sẽ là đưa VNA- một thương hiệu mới tiếp cận người dân tại đây. VNA sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên thị trường trực tiếp xuống tận nơi tại các địa điểm tiềm năng như chợ, khu dân cư, trường học,… Mỗi nhân viên hằng ngày sẽ phụ trách 20-30 hộ dân để hướng dẫn, giới thiệu cung cấp dịch vụ di động giá cước ưu đãi, đăng ký sim miễn phí đi kèm với đó là mở ví điện tử “E-VNA”.
Tương lai có thể sẽ xuất hiện hình thức thương mại điện tử từ việc thanh toán trực tuyến thuận tiện sẽ thúc đẩy mua sắm trực tuyến, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, các cửa hàng tại địa phương, làm thay đổi xu thế tại Angola .Phát triển nền tảng thương mại điện tử “VNAMall” chẳng hạn để người dân Angola có thể mua.
Đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng bằng việc nghiên cứu tập tục và thói quen sử dụng sản phẩm điện tử lần đầu, trong khi sử dụng VNA, thực hiện phân tích và cải tiến đổi mới phù hợp. • Đơn giản hóa quá trình đăng ký mới và cập nhật liên tục ứng dụng sao cho phù hợp với thói quen của người dân Angola nói chung và học sinh - sinh viên, người ở các vùng quê nói riêng. Sau năm đầu thì VNA chỉ đầu tư tiếp vào việc xây dựng hạ tầng viễn thông và nghiên cứu phát triển trong hai năm tiếp theo (các hạng mục khác đã rót vốn đầu tư xây dựng từ năm đầu).
Đối với năm đầu khi xâm nhập Angola, nhận thấy sự tiếp xúc với phương tiện truyền thông chiếm tỉ trọng nhỏ trong dân số (55.7% năm 2023, trong đó 32.6% có kết nối internet), nên VNA quyết định thực hiện Marketing theo phương pháp truyền thống (treo băng rôn về VNA, phát catalogue về các sản phẩm điện thoại, sim, thanh toán qua SMS, chương trình khuyến mãi khi mua điện thoại…) nên chi phí tầm khoảng 12.000USD. Từ năm thứ 5 đến năm thứ 10, các hoạt động marketing phi truyền thống được đẩy mạnh, phải kể đến như MXH, KOL, KOC, đồng thời cũng cắt giảm các hoạt động Marketing truyền thống để tối ưu chi phí.
Chi phí bảo trì bao gồm bảo trì hệ thống thanh toán, hệ thống cáp quang, đèn điện, thiết bị cửa hàng… Các chi phí này dự tính 24.000 USD/năm, lạm phát 5% mỗi năm. Sau khi nghiên cứu thị trường, VNA đã quyết định giá điện thoại bấm nút của mình là 15,29$, giá điện thoại smartphone là 38$. Cước viễn thông sau khi nghiên cứu, VNA quyết định đưa ra giá cước như sau: người sài điện thoại bấm nút sẽ trả phí nghe gọi và nhắn tin, với mức giá 35,05$/năm và người xài smartphone sẽ trả phí nghe gọi, tin nhắn và data với giá 65,7$/năm.
Về chi phí giao dịch, VNA thu phí 0,03$/mỗi lần giao dịch, đây là mức phí sau khi quan sát và tham khảo giá tại những ngân hàng quốc tế. Tổng doanh thu sẽ được tính bằng cách cộng gộp giá bán: điện thoại, sim, cước viễn thông, phí giao dịch, doanh thu từ việc thiết lập hệ thống thanh toán cho doanh nghiệp.