1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần phương pháp học tập nckh kỹ năng hội thoại kỹ năng nói bằng tiếng nhật

40 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Hội Thoại – Kỹ Năng Nói Bằng Tiếng Nhật
Tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Lê Thu Trang, Bùi Thanh Thảo, Trần Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Hoa, Đào Thanh Hằng, Nguyễn Mạnh Hùng
Người hướng dẫn TS. Hoàng Liên
Trường học Trường Đại Học Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Tiếng Nhật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,67 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (8)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • I. Khái niệm và tầm quan trọng (0)
  • II. Lịch sử và những yếu tố ảnh hưởng (0)
    • 2.1. Kiến thức lý thuyết (15)
    • 2.2. Kỹ năng mềm trong giao tiếp (15)
    • 2.3. Quan hệ xã hội – khác biệt văn hóa (16)
  • III. Thực trạng và nguyên nhân (17)
    • 1. Thực trạng (0)
    • 2. Nguyên nhân (20)
      • 2.1. Nguyên nhân chủ quan (20)
      • 2.2. Nguyên nhân khách quan (22)
  • VI. Định hướng phương pháp cải thiện (0)
    • 2. Phương pháp cải thiện (27)
      • 2.1. Luyện nói trước gương (27)
      • 2.2. Tự ghi âm (0)
      • 2.3. Shadowing (28)
      • 2.4. Tư duy bằng tiếng Nhật (30)
      • 2.5. Thực hành giao tiếp (31)
  • V. Một số điều cần lưu ý (33)

Nội dung

TÓM TẮT Nhóm đã tìm hiểu về những kiến thức tổng quát về kỹ năng nói qua nhiều nguồn tàiliệu số và các bài nghiên cứu đi trước kết hợp với bài khảo sát nhỏ của nhóm để làm rõhơn về thực

Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là khảo sát và nghiên cứu một cách khoa học về thực trạng giao tiếp và nói tiếng Nhật của người học tiếng Nhật

Từ những thực tế đó, mục đích của nhóm là đề xuất một số biện pháp cải thiện kỹ năng hội thoại, kỹ năng nói tiếng Nhật, nhằm giúp học viên có thể áp dụng những kiến thức ngôn ngữ đã được học vào giao tiếp và hội thoại trong cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giúp nâng cao và cải thiện kỹ năng nói tiếng Nhật cho người học tiếng Nhật, cụ thể trong đề tài này là cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Nhật, nhóm sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng nói, quá trình giao tiếp tiếng Nhật.

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học nói của sinh viên và những vấn đề sinh viên gặp phải trong quá trình giao tiếp, hội thoại bằng tiếng Nhật.

- Phân tích chuyên sâu về nguyên nhân cốt lõi khiến sinh viên gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nói và giao tiếp bằng tiếng Nhật.

- Đưa ra lời khuyên, góp ý, đề xuất một số phương pháp học, luyện và nâng cao kỹ năng nói hiệu quả, phù hợp cho sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu

Để phân tích về đề tài “Phương pháp cải thiện kỹ năng nói tiếng Nhật”, nhóm đã thực hiện những bài khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng và những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học và thực hành nói tiếng Nhật

Bên cạnh đó, nhóm còn áp dụng phương pháp nghiên cứu chuyên sâu như phân tích thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và tổng hợp lại những kinh nghiệm, kiến thức và tài liệu tham khảo để đưa ra những giải pháp hiệu quả và phù hợp cho vấn đề.

I CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1.1.“Giao tiếp” và “Khả năng giao tiếp”

Có định nghĩa cho rằng, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu , các dấu hiệu và hành vi Giao tiếp cũng có thể được hiểu là hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin

Như vậy, giao tiếp có thể hiểu là một quá trình , trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng, thong tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội.

* Kỹ năng giao tiếp là gì ?

Theo từ điển Tiếng Việt 1, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

Theo từ điển Cambridge, kỹ năng là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm Theo đó kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thong về các thao tác trong quá trình hoàn thành công việc cụ thể nào đó.

Từ những định nghĩa về “kỹ năng” và “giao tiếp”như trên , theo chúng tôi:

Kỹ năng giao tiếp là khả năng vạn dụng những kiến thức về giao tiếp để xây dựng và tạo các mối quan hệ trong đời sống xã hội kỹ năng giao tiếp là những công cụ mà chúng ta sử dụng để loại bỏ rào cản nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp.

2 Tầm quan trọng của kỹ năng nói.

Nói là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển và nâng cao như một phương tiện giao tiếp hiệu quả Kỹ năng nói được coi là một trong những khía cạnh khó nhất của việc học ngoại ngữ Nhiều người học ngôn ngữ cảm thấy khó khăn khi diễn đạt bằng ngôn ngữ nói Nhìn chung, họ đang phải đối mặt với vấn đề sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình một cách hiệu quả Họ ngừng nói vì gặp trở ngại tâm lý hoặc không tìm được từ ngữ và cách diễn đạt phù hợp.Vậy tầm quan trọng của kỹ năng nói là gì?

Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản, các công ty đa quốc gia của Nhật Bản đang mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp các khu vực Đông Nam Á

Có rất nhiều loại công việc khác mà bạn có thể chọn để trở thành một người nói tiếng Nhật Ví dụ, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn người Nhật khi họ đến thăm quê hương bạn hoặc hướng dẫn bạn bè của bạn khi họ đi tham quan khắp Nhật Bản; Giáo viên dạy tiếng, bạn có thể dạy bán thời gian hoặc làm giáo sư tiếng Nhật trong các trường đại học, Ngoài những lựa chọn trên, bạn sẽ thấy mình có khả năng làm việc trong nhiều công ty đa quốc gia của Nhật Bản có uy tín trên toàn thế giới

Sau đây số liệu Các vị trí công việc liên quan đến tiếng Nhật và mức lương : - Ngành biên - phiên dịch : 15 triệu/ tháng.

- Nhân viên văn phòng : USD1,000-1,700 ( 22 triệu – 38 triệu).

2.2 Cải thiện sự trôi chảy.

Khi bạn đang nói chuyện với một người nói tiếng Nhật, tất cả những gì bạn đã học được từ trước đến nay cần được thông báo ngay về não Về cơ bản, nói một ngôn ngữ giúp chuyển kiến thức về ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm của bạn từ phía sau tâm trí của bạn ra phía trước, hoặc từ 'trí nhớ chậm' sang 'trí nhớ nhanh' của bạn Theo thời gian, điều này cũng sẽ cải thiện sự trôi chảy và trí nhớ của bạn.

Hãy thử nghĩ về nó như là 'trí nhớ cơ bắp', điều này cũng rất quan trọng đối với các vận động viên và nhạc sĩ Khi bạn học piano, bạn cần ngồi xuống và ghi nhớ mọi nốt nhạc có thể có, nhưng cho đến khi bạn bắt đầu đánh những nốt đàn và đưa các hợp âm vào thực hành thì rất khó để bạn có thể chơi thành thạo Bạn càng chơi nhiều, bạn càng tăng cường trí nhớ và các ngón tay của bạn sẽ tự động biết phải đi đâu mà bạn không cần phải suy nghĩ về nó - đây là điều bắt đầu xảy ra với kỹ năng ngôn ngữ của bạn khi bạn bắt đầu nói thành tiếng .

Tôi nghĩ rằng phần thú vị nhất khi học một ngôn ngữ mới là giao tiếp - đó là chính là lý do thực sự khiến tôi yêu ngôn ngữ ngay từ đầu - tôi muốn có khả năng nói chuyện với bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu trên thế giới Khi bạn có đủ kỹ năng để trò chuyện với mọi người, thực sự sử dụng ngôn ngữ, điều đó thực sự thú vị Nói chuyện với mọi người bằng ngôn ngữ của họ cũng là một thách thức - cố gắng bắt kịp tốc độ của các từ, các từ mới và cấu trúc câu mà bạn không quen dùng, các từ lóng

Không có gì đánh bại được cảm giác nắm giữ cuộc trò chuyện 10 phút đầu tiên của bạn với ai đó bằng tiếng Nhật Biết rằng bạn đã cố gắng tổ chức một cuộc trò chuyện trong thời gian dài như vậy là một động lực giúp bạn tự tin hơn và bạn chỉ muốn cải thiện và cải thiện Không có động lực nào tốt hơn giao tiếp trực tiếp.

2.4 Học hỏi từ những sai lầm của bạn.

Nhiều sinh viên lo lắng về việc mắc lỗi khi nói tiếng Nhật Điều này có nghĩa là họ thường chọn không nói trong lớp hoặc sử dụng những cụm từ đơn giản vì họ sợ và bản thân cảm thấy xấu hổ khi mắc lỗi Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mắc sai lầm là một điều tốt vì bạn có thể học hỏi từ chúng, và càng nhiều lần bạn nói ra, bạn sẽ càng trở nên tự tin hơn.

Nếu bạn muốn đến thăm Nhật Bản Việc nói tiếng Nhật là điều cần thiết vì lý do Chủ yếu, người Nhật không thường nói tiếng Anh Điều này có nghĩa là giao tiếp ở đất nước mặt trời mọc đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nói một chút tiếng bản địa Nhưng hơn nữa, nói một số tiếng Nhật trước khi bạn đi du lịch Nhật Bản có nghĩa là bạn có thể hòa nhập bản thân hiệu quả hơn với xã hội Nhật Bản và người dân địa phương, do đó nâng cao trải nghiệm khi bạn ở đó.

Khi đến Nhật Bản, bạn sẽ được khám phá các thành phố lớn của Nhật Bản - từ Tokyo đến Sapporo, Kyoto đến Fukuoka.

Lịch sử và những yếu tố ảnh hưởng

Kiến thức lý thuyết

Kiến thức lí thuyết bao gồm kiến thức về mặt từ vựng, ngữ pháp, chữ Kanji, …Chúng ta đều biết rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ rất khó đối với người Việt Do nhiều sự khác biệt giữa ngôn ngữ 2 nước như bảng chữ cái của chúng ta theo hệ chữ latinh còn tiếng Nhật lại có bẳng chữ cái theo hệ chữ tượng hình, ngoài ra về ngữ pháp thì ngôn ngữ 2 nước cũng có sự trái ngược hoàn toàn Lấy ví dụ như trong tiếng Việt, câu “Chiếc ô kia là của tôi” có thành phần chủ ngữ là chiếc ô kia được đặt ở đầu câu Nhưng trong tiếng Nhật thì lại được viết là ˻あのかさはわたしのです˺ Câu trên nếu được dịch từng từ theo nghĩa tiếng Việt thì là “kia chiếc ô là tôi của” Vì thế mà chúng ta không thể áp dụng lối tư duy tiếng Việt, cùng thói quen dịch lần lượt theo từ trong khi học tiếng Nhật,nếu không nắm vững kiến thức, thì chúng ta sẽ không thể nào nói và đạt được mục đích giao tiếp như mong muốn và dự định.

Kỹ năng mềm trong giao tiếp

Trong một cuộc hội thoại, khi ta giao tiếp phải có sự tương tác hiệu quả giữa các bên giao tiếp thì cuộc hội thoại mới diễn ra được thuận lợi Chính vì vậy, bên cạnh kiến thức sách vở thì kỹ năng mềm, hay có thể hiểu là kỹ năng phản xạ, quan sát và khả năng ứng

Mã hóaGửi biến, xử sự phù hợp với từng hoàn cảnh trong giao tiếp ,đối thoại Đây là kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người Tùy vào từng đối tượng, mục tiêu, hoàn cảnh mà đòi hỏi học viên phải sử dụng câu từ chính xác, nhất là với những người học tiếng Nhật bởi Nhật bản vô cùng chú trọng thứ bậc, địa vị trong giao tiếp và họ cũng duy trì vô vàn các lễ nghi trong giao tiếp, nổi bật là hệ thống kính ngữ.

Về khái niệm, kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng Quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng

Trong giao tiếp, kỹ năng quan sát giúp chúng ta thấu hiểu tâm tư và tình cảm của đối phương thông qua cử chỉ, hành động và những biểu hiện trên gương mặt Nhờ đó, ta biết được họ có đang quan tâm đến cuộc hội thoại với ta, đang buồn hay vui, đang tức giận hay phiền não, từ đó ta sẽ có cách ứng xử phù hợp Kỹ năng quan sát thì lại bao gồm khả năng nhẫn nại, tập trung phân tích và thấu hiểu cảm xúc Kỹ năng này rất thiết thực trong một cuộc giao tiếp với người Nhật

2.2.2 Khả năng xử lí biểu cảm. Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng trong giao tiếp Một nghiên cứu của giáo sư người Mỹ Albert Mehrabian đã chỉ ra rằng, trong khi giao tiếp, 93 % thông tin được truyền tải qua giọng điệu và sự thể hiện trên khuôn mặt của chúng ta Chính trong giao tiếp của người Nhật, hầu hết họ luôn giữ một khuôn mặt vui cười khi giao tiếp và rất ít mất khống chế thể hiện những mặt trái cảm xúc ra ngoài

Bên cạnh đó, để tránh gặp phải những tình huống bối rối, sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình nói, người giao tiếp rất cần phải linh hoạt xử lý, ứng biến, khống chế tốt biểu cảm của bản thân để tránh để lại ấn tượng không tốt tới người đối diện.

Quan hệ xã hội – khác biệt văn hóa

Nhân tố xã hội bao gồm các vấn đề liên quan trong tình huống giao tiếp như: vị trí xã hội, vai trò, tuổi tác, tầng lớp địa vị trong xã hội, giới tính, môi trường giao tiếp… Hoặc những câu hỏi như Ai nói? Nói với ai? Nói ở đâu? Nói như thế nào? Nói nhằm mục đích gì?, v.v Người học cần phải hiểu rõ về đối phương mà mình giao tiếp , và hoàn cảnh giao tiếp để tránh nói những điều làm mất lòng người đối thoại.

Những khác biệt nhất định về văn hóa hai nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp giữa hai bên Từ cuộc sống thường ngày, đến trong hội thoại giao tiếp, người Việt Nam thường coi trọng tình cảm, trong khi đó người Nhật Bản lại coi trọng tri thức và lễ nghi.

Có một ví dụ đơn giản nhưng làm ta thấy rõ sự khác biệt này, là văn hóa “cảm ơn” và

“xin lỗi” của người Nhật Điều này gây sự ngạc nhiên cũng như khó chịu cho người Việt khi hai bên giao tiếp Vì người Việt nghĩ rằng chỉ khi làm gì sai hoặc nhận được sự giúp đỡ lớn lao thì mới nói lời cảm ơn hay xin lỗi Nhưng người Nhật sống không phải vì mình mà vì xã hội, nên họ sẽ cảm ơn bất cứ khi nào họ nhận được sự giúp đỡ, dù là nhỏ nhất Họ cũng sẽ xin lỗi bất cứ khi nào họ thấy họ không làm vừa lòng người khác Họ sẽ cố gắng làm mọi cách để không mất lòng đối phương, điều đó cũng dẫn tới một văn hóa trong giao tiếp khác là người Nhật Bản hiếm khi nói “không” Khi muốn từ chối một điều gì đó, họ sẽ đưa ra những lý do khách quan để từ chối một cách nhẹ nhàng Trong khi ở Việt Nam, nói thẳng thắn, thật lòng vấn đề chính là cách thể hiện sự thành thật và sự tôn trọng của mình tới với đối phương

Những ví dụ trên cho thấy, trong quá trình giao tiếp liên văn hóa, nếu người học không hiểu biết thấu đáo về nền văn hóa của đối tượng giao tiếp, rất dễ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc Nếu không được trang bị các kiến thức về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, người Việt Nam học tiếng Nhật sẽ rất dễ áp đặt hệ tư tưởng, văn hóa của mình vào trong văn hóa giao tiếp gây ra những sai lầm đáng tiếc, làm mất lòng người đối thoại.

Nhìn chung trong quá trình giao tiếp tiếng Nhật, những yếu tố trên có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc giao tiếp và ấn tướng của người cùng tham gia trao đổi Do vậy, người học cần để ý và lưu tâm phát triển các kỹ năng và tìm hiểu thêm về các yếu tố nêu trên để có một cuộc giao tiếp thành công và hiệu quả.

Thực trạng và nguyên nhân

Nguyên nhân

2.1 Nguyên nhân chủ quan - Thời gian luyện tập chưa đủ:

Không chỉ tiếng Nhật, mà khi bắt đầu một hành trình mới với bất kể ngôn ngữ nào, hành trang vững vàng nhất vẫn chính là ý thức của bản thân trong quá trình luyện tập.

Nếu đã đặt ra được mục tiêu cho mình thì phải có trách nhiệm hoàn thành nó, tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lười biếng, không tự giác luyện tập lại cho nhuần nhuyễn những kiến thức đã học ở bài mới, khiến cho khả năng giao tiếp không có cơ hội được cải thiện, nâng cao.

Trong thời gian học trên lớp, tuy giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên luyện nói, nhưng chỉ gói gọn ở những đoạn hội thoại trong sách giáo khoa hoặc những mẫu câu ví dụ Việc luyện tập này mặc dù sẽ giúp sinh viên hiểu rõ ngữ pháp, nhớ được mẫu câu một cách kĩ càng nhưng chỉ trong buổi học ngày hôm đấy, đến khi học các cấu trúc ngữ pháp mới sinh viên sẽ quên các mẫu câu cũ, và khi phải nói chuyện sinh viên sẽ dễ bị lúng túng, không phản ứng kịp hay không thể vận dụng linh hoạt chúng.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều học viên chưa nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng nói,dẫn đến không dành nhiều thời gian để thực hành.

- Chủ quan với những kiến thức căn bản:

Với những sinh viên mới học tiếng Nhật, giai đoạn khởi đầu bao giờ cũng là giai đoạn quan trọng nhất, cần phải nắm chắc các kiến thức cơ bản mới có thể làm nền móng vững chắc cho những kiến thức khó hơn sau này Nhưng nhiều người lại chủ quan mà không luyện tập cách phát âm chính xác bảng chữ cái, từ vựng trước khi học ngữ pháp dẫn đến những sai lầm rất khó sửa chữa Bởi vì, nếu không nhớ rõ các từ vựng trước, có thể sinh viên sẽ không kịp tốc độ giảng viên dạy về ngữ pháp, cuối cùng không hiểu rõ nội dung bài học ngày hôm đó và cũng không biết cách thực hành như nào

- Không đủ tự tin khi giao tiếp:

Sự tự tin chỉ sinh ra khi con người hiểu rõ những vấn đề của mình, nắm chắc về mọi hành động, lời nói mình sẽ thể hiện ra bên ngoài Nhưng đa số người học tiếng Nhật đều sẽ bắt đầu từ con số ‘không’ trên giảng đường đại học, kiến thức chuyên môn chưa có, kĩ năng giao tiếp còn yếu kém Để hình thành được phản xạ khi đối đáp, sinh viên cần phải rèn giũa trong một thời gian dài Nếu như các kỹ năng nghe, viết hay đọc hiểu sinh viên có thể tự mình luyện tập, thì kỹ năng nói sẽ yêu cầu sinh viên phải thực hành trước mặt người khác Đặc biệt là với tiếng Nhật, sinh viên khá dễ mắc phải các lỗi ngữ pháp, phát âm liên quan đến văn hóa người Nhật, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng Vì thế, những người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật sẽ khá rụt rè, sợ sai, sợ bị chê cười khi giao tiếp bằng tiếng Nhật, dẫn đến khả năng hội thoại bị mai mòn dần.

- Chưa tận dụng được môi trường xung quanh, hay không tạo được môi trường cho mình: Đúng là môi trường nước mình sẽ không sẽ tốt bằng chính môi trường của ngôn ngữ đích, thế nhưng điều đó không có nghĩa ta không thể tận dụng được những lợi ích từ môi trường này Khi giao tiếp với người bản xứ, sẽ có đôi lúc họ không hiểu được những truyền đạt của mình, thậm chí hiểu nhầm Thế nên, thay vì vậy, ta có thể nói chuyện với chính những du học sinh người Nhật ở trường mình theo học, thậm chí với bạn bè hay giáo viên, và ít nhiều chúng ta cũng sẽ học hỏi được từ họ các tips để cải thiện khả năng nói Nhưng vẫn còn nhiều người học tiếng Nhật chưa nhận ra được lợi ích của việc này, hoặc không đủ can đảm để làm quen và nói chuyện với họ.

Một trong những hoạt động thể thiếu trên đại học là các buổi ngoại khóa, đặc biệt các lễ hội mang bản sắc Nhật Bản, mục đích đem đến hiểu biết và tạo ra sân chơi cho những người yêu thích văn hóa Nhật Bản Bên cạnh những người năng động, luôn sẵn sàng tham gia để học hỏi thì vẫn còn một bộ phận tự cô lập khỏi các hoạt động ấy, đánh mất đi cơ hội được giao tiếp với người Nhật, bỏ lỡ khả năng được nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.

- Chưa có phương pháp học tập đúng đắn hay lộ trình cụ thể:

Bên cạnh việc chăm chỉ, tự giác luyện tập thường xuyên, người học tiếng Nhật còn cần có phương pháp luyện tập khoa học, đúng đắn để nâng cao tối đa hiệu quả khi học nói Nếu chỉ biết thực hành nói một cách máy móc, lặp đi lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ khiến bản thân bị động khi phải giao tiếp ngoài xã hội Trong đời sống, không thiếu những trường hợp thực sự yêu thích, đam mê tiếng Nhật nhưng lại vô tình học sai phương pháp dẫn đến “lầm đường lạc lối”, đến khi muốn quay lại con đường đúng đắn cũng sẽ mất một khoảng thời gian khá dài Thậm chí, vì học sai cách mà mãi không đạt được mục tiêu mình đề ra khiến bản thân nản chí, mất phương hướng

Một sai lầm nữa khá giống với việc học sai phương pháp, đó là không lập ra một lộ trình cụ thể, chi tiết để đi từ những cái cơ bản đến nâng cao dần Nếu không học bảng chữ cái thì người học tiếng Nhật sẽ không thể tiến đến làm quen với ngữ pháp, nếu không học cách phát âm chính xác từng từ vựng thì cũng sẽ không thể nói được hoàn chỉnh một câu trọn vẹn

- Bị ảnh hưởng bởi thói quen phát âm các ngôn ngữ khác:

Nguyên nhân này khá hi hữu, thường xảy ra ở những người học hai ngoại ngữ cùng một lúc Khi học song song hai ngôn ngữ mới, sẽ không tránh khỏi việc bị ‘loạn’, hay nhầm lẫn giữa chúng, việc phát âm cũng không ngoại lệ

Ví dụ: Khi phát âm tiếng anh sẽ có những âm cần uốn lưỡi, nhưng trong tiếng nhật thì không có, nên những người quen âm điệu của tiếng anh khi nói sang tiếng nhật thường bị níu lưỡi hoặc uốn lưỡi khi không cần thiết ( z uốn thành r )

Tiếp đó, tiếng nhật là một ngôn ngữ chắp nối nên mượn khá nhiều các từ tiếng anh, dẫn đến nhiều người khi mới học tiếng nhật sẽ không quen với cách phát âm từ ngoại lai của họ và mất khá nhiều thời gian để ghi nhớ chính xác.

2.2.Nguyên nhân khách quan - Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới:

Theo đánh giá của UNESCO năm 2020, tiếng Nhật nằm trong top 10 những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, cụ thể là top 5 Theo tài liệu lịch sử ghi chép, tiếng Nhật chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Hán Sau 1945, tiếng Nhật lại mượn thêm nhiều từ tiếng Anh, đặc biệt là từ liên quan đến khoa học kỹ thuật.Theo kết quả tổng kết của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đối với những người nói tiếng Anh, tiếng Việt chỉ nằm trong top ngôn ngữ có độ khó trung bình, mất khoảng 44 tuần và 1100 giờ để học Còn ngôn ngữ Nhật nằm trong top khó nhất, việc bắt buộc phải ghi nhớ tới hàng ngàn ký tự khiến họ mất đến 1,69 năm (88 tuần) và 2200 giờ để có thể thành thạo.

Về ngữ âm, khác với tiếng Việt dùng bảng chữ cái latinh với 29 chữ cái, tiếng nhật lại dùng chữ tượng hình gồm 3 bảng chữ cái khác nhau: hiragana, katakana và kanji Trong đó, hiragana và katakata mỗi bảng đều có 46 kí tự khác nhau, điều này chứng tỏ rằng mỗi học viên khi chỉ mới chập chững làm quen với bảng chữ cái đã phải ghi nhớ một số lượng chữ gấp hơn 3 lần tiếng Việt Không chỉ thế, khoảng 3000 chữ kanji được tạo nên bởi các nét viết phức tạp với nhiều cách đọc khác nhau cũng đang sẵn sàng cản trở con đường học tiếng Nhật của họ Mỗi kanji được chia thành hai cách đọc chính: onyomi và kunyomi Mỗi âm on hay âm kun của mỗi chữ hán lại có nhiều cách đọc khác nhau Mặc dù có nhiều quy tắc quy định các trường hợp dùng onyomi hay kunyomi, nhưng trong tiếng Nhật vẫn tràn ngập các trường hợp không có quy tắc, đến ngay cả người bản địa cũng có thể không biết cách phát âm kanji nếu không có kiến thức tốt.

Ví dụ: chữ 人 – nhân – người: phát âm theo onyomi là ひと/ /り と, còn theo kunyomi thì lại là ジン/ニン。

Hơn thế nữa, bốn loại chữ viết này còn được sử dụng lẫn lộn tùy theo ngữ cảnh, tình huống chứ không phải riêng biệt Sau khi có thể ghi nhớ mặt chữ, người học tiếng Nhật sẽ phải tiếp tục làm quen với các âm ghép, âm ngắt, trường âm – những âm không xuất hiện trong tiếng Việt Điều đó có nghĩa là tiếng Nhật đã làm khó chúng ta ngay từ những bước đầu tiên Để nâng cao khả năng giao tiếp, người học tiếng Nhật còn phải tích lũy cho bản thân mình một lượng từ vựng đủ dùng Tuy nhiên, Nhật Bản lại sở hữu một hệ thống từ vựng vô cùng đồ sộ, bao gồm cả các từ đồng âm, đồng nghĩa dễ gây nhầm lẫn cho những ai mới học Song song với việc ghi nhớ từ vựng, chúng ta cũng phải để ý đến cách phát âm chính xác để đảm bảo ngữ điệu, trọng âm của từ, của câu Nói đến trọng âm, chúng không chỉ giúp cho câu nói trở nên uyển chuyển, dễ nghe mà còn có tác dụng phân biệt nghĩa của từ, nếu vô tình sai trọng âm có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Định hướng phương pháp cải thiện

Phương pháp cải thiện

Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy ngại ngùng và lo lắng khi giao tiếp với người khác Có thể là vì sợ trò chuyện với người lạ, hay cũng có thể là do sợ nói sai Đây là một trạng thái tâm lý bình thường mà hầu như người học ngôn ngữ thường gặp phải Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này thì luyện nói trước gương sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn

Khi bạn đứng trước gương và nói, điều này giống như một cuộc trò chuyện mô phỏng giữa bạn và một người khác Hãy tưởng tượng về nội dung của buổi nói chuyện đó: bạn sẽ nói gì?; người đối diện sẽ hỏi gì bạn? và bạn sẽ trả lời ra sao?

Khi bạn nói, không đơn giản là bạn đứng im một chỗ và truyền đạt thông tin một cách máy móc Nó yêu cầu sự kết hợp của cả cơ thể Với phương pháp luyện nói trước gương, bạn sẽ quan sát được khẩu hình, cơ mặt và cả biểu cảm của bạn khi nói Việc luyện tập trước gương không chỉ giúp bạn chỉnh sửa khẩu hình sao cho đúng mà còn giúp quản lí biểu cảm khuôn mặt khi giao tiếp Nếu kiên trì, sau một thời gian bạn sẽ thấy khả năng nói tiếng Nhật của mình tiến bộ đáng kể và bạn sẽ thấy tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.

Không chỉ tự luyện tập với gương, bạn cũng có thể nâng cao khả năng phát âm của mình thông qua chiếc điện thoại hay một thiết bị nào đó chứa chức năng ghi âm Quá trình luyện tập theo phương pháp này sẽ diễn ra như sau:

Nghe l i và só ạ sánh Xác đ nh lỗỗi ị sai và s aử

Có hai cách ghi âm:

- Nói theo tài liệu sẵn: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một đoạn âm thanh mẫu để tập luyện ghi âm theo Tiếp đó hãy tiến hành đối chiếu bản ghi âm của bạn với bản âm thanh mẫu Sau khi đã xác định được lỗi sai của mình hãy ghi âm lại Quá trình ghi âm diễn ra như một vòng lặp liên tục nhiều lần giúp người học nâng cao kĩ năng nói nhanh chóng.

- Nói chủ động: Chủ đề nói sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn như giới thiệu bản thân, tường thuật lại một ngày, kể một câu chuyện bạn tâm đắc Cách ghi âm này phản ánh được chân thật và tự nhiên giọng điệu khi giao tiếp của bạn Có thể tạo một thói quen ghi âm hàng ngày như một dạng nhật kí rồi bạn sẽ nhận ra rằng bản thân có sự tiến bộ và cải thiện rõ rệt qua từng ngày.

- Dù làm theo cách nào thì lợi ích của việc tự ghi âm đoạn là bạn có thể nghe đi nghe lại nhiều lần để kiểm tra tốc độ, tông giọng, ngữ điệu và tìm ra lỗi sai trong phát âm của bản thân Việc tự phát hiện và biết mình sai ở đâu sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, ít bị lặp lại lỗi sai tương tự hơn.

Kỹ thuật luyện âm Shadowing được phát triển bởi một nhà ngôn ngữ học - giáo sư người Mỹ Alexander Arguelles Đây là phương pháp vô cùng thông dụng và nổi tiếng trên thế giới về độ hiệu quả cao trong quá trình cải thiện kĩ năng giao tiếp đối với người học ngoại ngữ

Shadowing hay còn được hiểu là kỹ thuật cái bóng là kỹ thuật bắt chước âm, độ nhấn nhá và ngữ điệu của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm.

Trong cuộc sống, đôi khi chính chúng ta đã sử dụng kỹ năng này một cách vô thức Đó là khi bạn cố gắng học một bài hát yêu thích nào đó, bạn sẽ cố gắng điều chỉnh âm điệu của mình sao cho giống với người ca sĩ về độ trầm bổng, luyến láy,

Quá trình áp dụng phương pháp shadowing:

- Bước 1- tìm tư liệu: hãy tìm những nguồn video hay audio mà khiến bạn cảm thấy hứng thú Và lưu ý rằng các nguồn nghe này nên:

+ Độ dài vừa phải: khi mới bắt đầu đoạn nói không nên kéo dài quá 2- 3 phút.

+ Video/ audio phải có transcript để giúp người học theo kịp thông tin được nói trong bài.

+ Nên là những video do người bản xứ nói, ví dụ như: phim, chương trình thực tế, bài diễn thuyết,

+ Chủ đề bài nói nên có sự quen thuộc nhất định với người học Hãy tránh chủ đề khó, nhiều từ chuyên ngành.

- Bước 2- luyện tập chậm từng câu:

+ Mới đầu hãy chỉnh tốc độ chậm lại và chú ý đến các âm chi tiết Luyện tập nhiều lần sao cho giống nhất từ cách nhấn âm, ngắt câu, lên giọng ở cuối, Nếu bạn không chắc về âm nào, hãy sử dụng từ điển để tra lại cách phát âm.

+ Trong các loại từ điển Việt- Nhật, Mazii là từ điển được nhiều người sử dụng phổ biến nhất Nếu bạn bạn phân vân không biết nên lựa chọn từ điển nào hãy sử dụng Mazii.

- Bước 3- tăng tốc độ luyện tập:

Khi bạn đã làm quen với đoạn audio và phát âm thuần thục hơn hãy bật đoạn audio chạy liền không ngắt quãng và bản thân nói đuổi theo.

- Cải thiện ngôn điệu và nhịp điệu: ngôn điệu là cách ngắt nhịp, ngữ điệu khác nhau trong một câu hay trong mộ cuộc hội thoại Nhịp điệu đề cập đến trọng âm và tốc độ khi nói.

- Nói trôi chảy, tự nhiên: luyện tập theo phương pháp shadowing giúp bạn hình thành phản xạ tốt hơn khi nói Nó giúp não bộ nhanh chóng hình thành nên kết cấu một câu với từ ngữ và ngữ điệu phù hợp để ứng đối.

- Tăng cao lượng từ vựng và kỹ năng nghe hiểu.

Một số nguồn tài liệu luyện tập: đối với nguồn tài liệu để luyện tập tiếng Nhật, tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 kênh được biết đến rộng rãi:

+ NHK ラジオニュース – kênh thông tin truyền hình Nhật Bản

+ Youtube – nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ với kho tàng video vô cùng đa dạng và phong phú về nhiều thể loại cùng lượng người dùng trải dài trên toàn thế giới.

+ Animehay.tv – kho tàng phim hoạt hình vô tận với nhiều bộ phim vô cùng ý nghĩa và thu hút giới trẻ.

2.4 Tư duy bằng tiếng Nhật.

Một số điều cần lưu ý

- Kỹ năng quản lí thời gian là một kỹ năng cần thiết để bạn thực hiện được lộ trình được giới thiệu ở mục IV hiệu quả nhất Chủ động về thời gian qua việc lập bảng biểu rõ ràng giúp tăng hiệu suất công việc Bạn sẽ xác định rõ bản thân nên tập trung vào điều gì, luôn sắp xếp mọi thứ một cách khoa học và logic nhất Thêm vào , bạn có thể hạn chế những thói quen xấu đồng thời tạo động lực để thực hiện các mục tiêu.

- Kỹ năng phản biện, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông và kỹ năng phản xạ nhanh trong giao tiếp là những kỹ năng cần được tập trung phát triển Đối với đối tượng là các sinh viên đang theo học tiếng Nhật, các bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với các hoạt động tập thể, các cuộc thi nói, buổi diễn thuyết Tuy theo học môn tiếng không ở nơi bản ngữ nhưng quanh chúng ta vẫn có nhiều sự kiện được tổ chức tạo cho người học môi trường giao tiếp phát triển toàn diện về các kỹ năng giao tiếp của ngôn ngữ đó Hãy tự tin đăng kí tham gia để trải nghiệm và thử sức mình Ngoài ra, tham gia các câu lạc bộ trong trường cũng là một cách thức rèn luyện các kỹ năng của bản thân vô cùng tốt Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, bạn có thể tiếp thu học hỏi kinh nghiệm học tập của các anh chị đi trước và được trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động tập thể vô cùng bổ ích.

- Văn hóa giao tiếp của người Nhật:

Nhật Bản là đất nước vô cùng chú trọng quy tắc, lễ nghi theo địa vị xã hội trong quá trình giao tiếp Trong phần “Văn hóa giao tiếp nhật” của web “ Học nói tiếng Nhật” có viết:

“Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn.”

Do đó hãy thật cẩn trọng nếu bạn muốn làm việc hay dự định sinh hoạt trong môi trường của người Nhật Dưới đây là một số điểm nổi bật trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản:

- Cúi chào – おじぎおじぎおじぎおじぎおじぎ: Không như các nước phương tây, người Nhật Bản khi gặp nhau không bắt tay hay ôm hôn mà thay vào đó là cúi chào nhau Cúi chào là một nghi thức khá phức tạp nhưng rất quan trọng trong giao tiếp của Nhật Bản Thời xưa họ quan niệm khi bạn cúi đầu để lộ điểm yếu của mình có nghĩa là bạn đang biểu đạt mình không có ý đối địch Có 3 kiểu chào phổ biến: saikeirei, keirei và eshaku.

+ Eshaku: là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng Đây cũng là kiểu được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật.

+ Keirei: là kiểu chúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn….

+ Saikeirei: là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ… Ngoài ra cách chào này cũng được dùng khi muốn bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc hoặc xin lỗi chân thành

- Kính ngữ : đối với người Nhật, đây là cách họ thể hiện sự khiêm nhường của bản thân và sự kính trọng dành cho người có vị trí hay cấp bậc cao hơn mình Kính ngữ trong tiếng Nhật được chia làm 3 loại: o Tôn kính ngữ ( 尊敬語 ): để nói với cấp trên, thầy cô giáo, khách hàng, o Khiêm nhường ngữ ( 謙譲語 ): để nói về bản thân mình hoặc người nhà của mình. o Cách nói lịch sự ( 丁寧語 ): hay sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

- Văn hóa “ xin lỗi”, “ cảm ơn”: không chỉ Nhật Bản mà ở các nước khác đây là một hành động thể hiện sự lịch sự, phép tắc, lễ nghĩa tối thiểu trong giao tiếp Nhưng đặc biệt ở “ xứ phù tang” , lời “ xin lỗi” và “ cảm ơn” được sử dụng nhiều đến mức chứng đã trở thành một phần văn hóa của người Nhật Đáng kinh ngạc hơn, ngay cả khi bạn không thể tìm thấy lỗi lầm nào của họ, họ vẫn nói “ xin lỗi”, như câu chuyện được chia sẻ dưới đây:

“ Một người Trung Quốc làm việc tại trung tâm kiểm soát máy ATM của hội sở ngân hàng Nhật Bản đã kể lại rằng có một vị khác đột nhiên tới nơi anh ấy làm việc với vẻ mặt vô cùng tức giận vì máy ATM ngừng hoạt động khi ông này cho tiền vào máy ATM Sau nhiều giờ kiểm tra và sửa chữa thì nhân viên mới phát hiện ra tờ giấy nhỏ mà vị khách đó vô tình cho vào máy dẫn đến sự cố Cấp trên của anh ấy ngay lập tức gọi điện thoại cho người khách nọ và xin lỗi vì đã ảnh hưởng đến việc chuyển tiền của ông.”

Khi chúng ta theo dõi câu chuyện, nhiều người sẽ thắc mắc phía ngân hàng không hề mắc lỗi, vậy tại sao họ lại phải xin lỗi vị khách Đây chính là sự khác biệt trong cách suy nghĩ của ta và họ Đối với vị cấp trên người Nhật đó, lỗi của họ là phải mất nhiều thời gian mới giải quyết xong được sự cố do khách hàng gây ra Bởi vậy, nếu bạn có dự định làm việc tại Nhật Bản hãy tìm hiểu thật kĩ để có cách ứng xử phù hợp trong mọi trường hợp.

- Giao tiếp mắt: Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại Họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, đồ nữ trang hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.

- Từ lóng: Ngoài ra, các bạn có thể khám phá thêm một số từ lóng trong giao tiếp của người Nhật Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên có ý định đi du học Ngôn ngữ Nhật cũng như bao ngôn ngữ khác Nó có sự khác biệt và đa dạng chứ không chỉ có những câu, nhưng cấu trúc được học sẵn trong giáo trình của các thầy cô Vì thế, có những từ mà bạn học ở Việt Nam nhưng sang Nhật nó ít được sử dụng mà dùng nhiều từ khác thay thế. Để tránh sự hoang mang, lúng túng khi giao tiếp bạn cần chủ động tìm hiểu thêm về những cụm từ đặc biệt này Khi tìm hiểu về chúng, bạn sẽ thấy rất thú vị đó.

ちょう: Cực kì/ rất

バイト: Công việc bán thời gian さんせい: Tôi đồng ý/ tán thành

Ngày đăng: 25/05/2024, 18:13

w