Thời lượng: 45 tiết (9 buổi) chính quy hoặc 16 tiết (4 buổi) áp dụng cho các lớp TX- VHVL Điều kiện tiên quyết: SV phải học xong các môn Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự Mục tiêu môn học: Môn học Luật đất đai trang bị cho SV: Kiến thức cơ bản về ngành Luật đất đai (LĐĐ) Kỹ năng đọc, hiểu, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của LĐĐ Kỹ năng vận dụng các quy định của LĐĐ trong thực tiễn làm việc tại cơ quan NN hoặc các tổ chức kinh tế hoặc bảo vệ chính bản thân mình trong các giao dịch liên quan đến đất đai
Trang 2GIỚI THIỆU MÔN HỌC
• Thời lượng: 45 tiết (9 buổi) chính quy hoặc 16 tiết
(4 buổi) áp dụng cho các lớp TX- VHVL
• Điều kiện tiên quyết: SV phải học xong các môn
Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự
• Mục tiêu môn học:
Môn học Luật đất đai trang bị cho SV:
– Kiến thức cơ bản về ngành Luật đất đai (LĐĐ)
– Kỹ năng đọc, hiểu, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của LĐĐ
– Kỹ năng vận dụng các quy định của LĐĐ trong thực tiễn làm việc tại cơ quan NN hoặc các tổ chức kinh tế hoặc bảo vệ chính bản thân mình trong các giao dịch liên quan đến đất đai
Trang 3TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu bắt buộc:
+ Giáo trình Luật đất đai của của trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh;
+ Luật đất đai 2013; Luật đất đai 2003 (tham khảo) và các văn bản hướng dẫn thi hành
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương về đất đai như quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, qui định giá đất, quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa…
Tài liệu tham khảo:
Sinh viên tự tìm hiểu và sử dụng các tài liệu liên quan đến môn học.
Trang 4NỘI DUNG MÔN HỌC
• Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
• Chương 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
• Chương 3: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ
TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
• Chương 4: ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI
• Chương 5 : CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG CỦA MỖI LOẠI ĐẤT
• Chương 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐẤT
• Chương 7: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI
• Chương 8: VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC THI CÁC
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
Trang 5Chương 1: Khái quát chung về LĐĐ
Là toàn bộ các yếu tố pháp lý chi phối các quan hệ phát sinh trong việc xác lập và vận động của quan hệ sở hữu đất đai.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận hình thức
đa sở hữu về đất đai Chỉ còn một số nước áp dụng hình thức sở hữu đơn nhất về đất đai như Anh, Canada, New Zealand, Australia, Việt Nam.
Trong mọi trường hợp, Nhà nước (NN) luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ĐĐ
Trang 6Chế độ SHĐĐ luôn bị chi phối bởi các yếu tố sau
Trang 73.1 Trong thời kỳ phong kiến
Phần lớn đất đai thuộc sở hữu của NN (Vua), một ít thuộc sở hữu của tịch điền, danh điền nhưng thực chất đều thuộc quyền tối cao của Vua Vua giữ vai trò đặc biệt trong QHSHĐĐ Chế độ SHĐĐ mang nặng tính chính trị.
3 Quá trình hình thành và phát triển của
chế độ SHĐĐ tại Việt Nam
Trang 8Miền Bắc và Miền Trung không có sự thay đổi lớn trong QHSHĐĐ Miền Nam chịu tác động của quan
hệ sản xuất TBCN, bóc lột nên chế độ SHĐĐ có sự thay đổi theo hướng hình thức SH tư nhân ngày càng phát triển.
3.2 Thời kỳ Pháp thuộc
Trang 9Tại Miền Nam:
Dưới ách đô hộ của Mỹ, chế độ SHĐĐ phát triển mạnh theo hướng tư nhân sở hữu ĐĐ thông qua các chính sách cải cách điền địa ban hành ngày 22/10/1955 và Luật Người cày có ruộng ban hành ngày 26/3/1970.
3.3 Thời kỳ trước 1975
Trang 10Chính quyền cách mạng đã tiến hành nhiều cuộc cải cách ruộng đất, hình thức SHTN về ruộng đất phát triển Tuy nhiên, đến những năm 1958 thì hình thức sở hữu tập thể phát triển do sự tác động của chính sách kinh tế tập thể (Hợp tác xã)
Tại miền Bắc:
Trang 11Mô hình SHĐĐ ở miền Bắc áp dụng rập khuôn ở Miền Nam Thông qua hàng loạt các cuộc cải tạo ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, toàn bộ đất đai được đưa vào hợp tác xã với hình thức sở hữu tập thể bất chấp sự phán kháng quyết liệt của một
bộ phận không nhỏ người dân.
Như vậy cho đến trước thời điểm 1980 thì chế độ SHĐĐ chưa được quy định trong Hiến pháp.
3.4 Thời kỳ sau 30/4/1975
Trang 12Luật đất đai năm 1987, 1993, 2003 và 2013
• Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001
• Luật đất đai năm 2003, Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi
bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai
• Ngày 29/11/2013 Quốc hội thông qua Luật đất đai
năm 2013
Trang 13Thảo luận
* Đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với mỗi Nhà nước nhưng tại sao mãi đến Hiến pháp năm 1980 chúng ta mới qui định
rõ chế độ sở hữu về đất đai?
Trang 144 Những đặc trưng cơ bản của chế độ SHĐĐ tại Việt Nam
1 Cơ chế đại diện trong chế độ SHTD (sở hữu toàn dân)
về đất đai
2 Đất đai không phải là đối tượng trong quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu
3 Không có sự thống nhất chế độ pháp lý giữa SHĐĐ và tài sản gắn liền với đất.
4 Thực hiện quyền SHĐĐ có liên quan trực tiếp đến sự công bằng trong xã hội
Trang 15Chương 2 Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh
của LĐĐ
1 Khái niệm
Là tập hợp các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng ĐĐ
Những quy phạm này không chỉ giới hạn trong văn bản luật đất đai mà còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS…
Trang 16• Đối tượng điều chỉnh của 1 ngành luật là gì?
• Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật đất đai là:
Nhóm các QHXH phát sinh trong việc sở hữu, quản lý
và sử dụng đất giữa:
- Các cơ quan NN với nhau
- Giữa các cơ quan NN và người SDĐ
- Giữa người SDĐ với nhau, và
- Giữa cơ quan NN, người SDĐ với các chủ thể khác có liên quan trong thực tế
2 Đối tượng điều chỉnh
Trang 173 Phương pháp điều chỉnh
• Phương pháp điều chỉnh của 1 ngành luật là gì?
• Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai bao gồm:
- Phương pháp quyền lực (mệnh lệnh hànhh chính)
- Phương pháp thỏa thuận (tự nguyện, bình đẳng)
* Mỗi một phương pháp sẽ được áp dụng tương ứng với từng đối tượng điều chỉnh (nhóm quan hệ xã hội nhất định)
Trang 184 Nguyên tắc cơ bản của Luật ĐĐ
- Thế nào là nguyên tắc cơ bản của một ngành luật?
- Ngành luật đất đai có các nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN đại diện chủ sở hữu.
2.NN thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật.
3 SDĐ hợp lý, tiết kiệm ,cải tạo và bồi bổ đất đai.
4 Nguyên tắc ưu tiên và bảo vệ quỹ đất nông
nghiệp.
Trang 195 Nguồn của Luật đất đai.
• Nguồn luật là gì?
• Nguồn của Luật đất đai bao gồm:
Phân loại theo loại văn bản
hiện nay là Luật đất đai 2013).
cơ quan có thẩm quyền ban hành có liên quan đến đất đai.
Phân loại theo cấp ban hành:
Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết…
Trang 20II Quan hệ pháp luật đất đai
1 Khái niệm
• QHPL là gì? Thành phần của 1 QHPL?
• QHPL đất đai là những QHXH phát sinh trong lĩnh
vực đất đai được điều chỉnh bởi các QPPL
• Bao gồm các QHXH liên quan đến QLNN về đất đai như quan hệ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quan hệ tài chính liên quan đến ĐĐ và các QHXH giữa các chủ thể SĐĐ với nhau như chuyển nhượng SDĐ, cho thuê lại
đất,
…
Trang 222 Khách thể của QHPL đất đai
• Là những lợi ích, những mong muốn, mục tiêu mà các bên hướng tới khi tham gia vào các QHPL ĐĐ, là cơ sở
để hình thành nên quyền và nghĩa vụ của các bên
• Trong QHPL ĐĐ, KT là giá trị QSDĐ và những lợi ích
KT mà CT có được, khai thác được từ giá trị QSDĐ mà các chủ thể của QHPL ĐĐ hướng tới
• Tuy nhiên, do các giá trị này luôn gắn liền với đất đai nên
có thể nói khách thể của QHPL đất đai là đất đai
Trang 233 Nội dung của QHPL đất đai
• Nội dung của QHPL ĐĐ là quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể khi tham gia vào QHPLĐĐ
• 3.1 Quyền và nghĩa vụ của NN (Điều 13-28 –
Chương 2)
- Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
- Nghĩa vụ quản lý, điều phối đất đai, bảo hộ QSD cho NSDĐ
Trang 24Nội dung của QHPL đất đai (tt)
• 3.2 Quyền và nghĩa vụ của NSDĐ (chương 11)
- Là quyền phái sinh từ quyền của NN
(Lưu ý quyền nhận chuyển quyền SDĐ và một số
trường hợp bị hạn chế quyền theo qui định tại điều
Trang 254 Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL đất
đai
• Cơ sở làm PS, TĐ, CD 1 QHPL là gì?
• Sự kiện pháp lý là gì? Có mấy loại?
• Đối với QHPL ĐĐ, sự kiện pháp lý chủ yếu làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt là gì?
• Đối với nhóm QHQLNN về SDĐ: Các quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ, thu hồi đất.
• Đối với nhóm QH giữa các CN, TC là các hành vi chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ; quyền được bồi thường khi NN thu hồi đất.
• Cho ví dụ về một sự biến PL làm chấm dứt QHPL đất đai?
Trang 26Chương 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN DỮ LIỆU VÀ
TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
1 Mục đích
Là các hoạt động do CQNN tiến hành nhằm giúp NN thực hiện được quyền quản lý, sở hữu đất đai của NN Bao gồm các hoạt động như (1) Xác định, lập hồ sơ và bản đồ giới hành chính; (2) Xác định, lập bản đồ hành chính (3) Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ địa chính (4) Hoạt động quản lý tài chính về đất đai
Trang 272 Các nội dung cụ thể của HĐQLNN về
đất đai
2.1 Hoạt động xác định, lập bản đồ địa giới hành chính
Bao gồm 3 hoạt động chính là (a) xác định địa giới hành chính; (2) lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và (3) lập bản đồ địa giới hành chính
- Ý nghĩa, mục đích, cơ sở của mỗi hoạt động
-Nội dung hoạt động, cơ quan thực hiện mỗi hoạt động
(điều 29,30)
- Kết quả của hoạt động
Trang 282.2 Hoạt động lập bản đồ hành chính
• Chủ thể thực hiện
• Nội dung
• Kết quả, ý nghĩa
Trang 292.3 Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính và
đăng ký QSDĐ
2.3.1 Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính
• Hoạt động quản lý hồ sơ địa chính bao gồm hai hoạt động chính là hoạt động lập hồ sơ địa chính và quản lý hồ sơ địa chính.
• Hồ sơ địa chính bao gồm:
(1)Bản đồ địa chính; (2) sổ địa chính, (3) sổ mục kê đất và (3) sổ theo dõi biến động đất đai Các đầu tài liệu này được lưu giữ trên hệ thống máy vi tính (dưới dạng số) ở cấp tỉnh, huyện nên được gọi là
cơ sở dữ liệu địa chính Tại cấp xã thì được lưu bằng giấy (Điều 96) Tại thời điểm hiện nay, nội dung, yêu cầu và trách nhiệm lập Hồ sơ địa chính được quy định tại Quyết định 1839/2014/BTNMT
Trang 302.3.2 Đăng ký QSDĐ
• Khái niệm: Là việc ghi nhận quyền SDĐ hợp pháp
của một tổ chức, cá nhân đối với 1 thửa đất vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của
NSDĐ
• Hoạt động này bao gồm hai trường hợp là đăng ký
QSDĐ lần đầu và đăng ký biến động về QSDĐ
• Đăng ký lần đầu bao gồm các trường hợp như được
NN giao đất, cho thuê đất Người đang SDĐ mà thửa đất đó chưa được cấp giấy CNQSĐĐ
(Điều 95, 97 – 106)
Trang 31• Đăng ký biến động QSDĐ là trường hợp thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ nhưng có sự thay đổi trong quá trình SDĐ như: NSDĐ thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, để lại thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ hoặc các trường hợp khác theo quy định tại Điều 28
NĐ 181/2004/NĐ-CP
• Tham khảo thủ tục hành chính về hoạt động cấp giấy
CNQSDĐ lần đầu và thủ tục đăng ký biến động QSDĐ sau khi cấp tại Bộ thủ tục hành chính của các địa phương Ví dụ tại
Trang 32Ý nghĩa của hoạt động ĐKQSDĐ
• Đối với NN:
Đây là hoạt động quản lý, giúp NN quản lý tốt mọi thửa đất Đảm bảo việc sử dụng đất công khai, minh bạch
Cũng như giúp NN quản lý tốt trách nhiệm tài chính đối với đất
• Đối với NSDĐ:
Đây là cơ chế để NSDĐ có được giấy CNQSDĐ, là chứng thư pháp lý quan trọng khẳng định QSDĐ hợp pháp cũng như thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất của các chủ thể có liên quan
Trang 342.4 THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
• Là hoạt động định kỳ của cơ quan NN trong việc quản
lý đất đai
• Thống kê đất đai được thực hiện định kỳ vào ngày 01/01 hằng năm bởi UBND các cấp, được thực hiện dựa trên
hồ sơ địa chính
• Kiểm kê đất đai là hoạt động được tiến hành 5 năm 1
lần Vào ngày 01/01 của năm cuối của kỳ sử dụng đất, được thực hiện dựa trên hiện trạng thực tế
(Điều 34)
Trang 35Ý nghĩa của hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai
• Thông qua hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai, CQNN đánh giá được hiện trạng SDĐ và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ
• Là nguồn thông tin để phục vụ cho việc đánh giá
tình hình phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn và dài
hạn
• Công khai thông tin về quản lý đất đai
Trang 36Trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
• UBND các cấp thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai trong địa phương
• UBND cấp dưới báo cáo kết quả TK, KK đất đai
lên UBND cấp trên trực tiếp
• UBND cấp tỉnh báo cáo kết quả TK, KK lên
Trang 37• Hằng năm, UBND cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh lại
phân loại đất khi có sự thay đổi quy hoạch
(Điều 32-33)
Trang 38Giá đất và quản lý nhà nước về giá đất
• 1 Khái niệm và nguồn gốc hình thành giá đất
Giá đất là giá của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất nhất định
Dưới góc độ pháp lý thì cho đến trước khi Luật đất đai
1993 ra đời thì tại VN chưa có thuật ngữ giá đất Bởi tại thời điểm này, Luật đất đai năm 1987 cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai Quan hệ về đất đai giữa NN và các chủ thể khác hình thành không dựa trên giá đất
Trang 39Nguyên nhân hình thành và phát triển của
quy định về “giá đất”
• Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn ngẫu nhiên giữa Luật đất đai 1987
và Hiến pháp 1980 là mặc dù NN không công nhận giá đất, cấm mua bán, chuyển nhượng đất đai tuy nhiên NN lại bảo hộ (người sở hữu được mua bán, chuyển nhượng, thừa kế nhà ở
và người nhận chuyển nhượng được NN công nhận QSDĐ) quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất Điều này dẫn đến sự không tương thích và tạo ra rào cản trong quan hệ
xã hội trong các giao dịch về nhà ở.
• Đến năm 1986, sau khi thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, quan hệ giao dịch liên quan đến đất đai hình thành và trên thực tế đã hình thành 1 thị trường QSD đất không chính quy trên thực tế.
Trang 40• Việc không công nhận thị trường QSDĐ trong một thời gian dài đã làm cho NN chịu khoản thất thu rất lớn,
tình trạng người sử dụng đất không phát huy hết được hiệu quả sử dụng đất dẫn đến lãng phí …
• Luật đất đai năm 1993 đã chính thức công nhận giá đất như một công cụ để nhà nước điều tiết tài chính về đất
đai Điều 12 Luật đất đai 1993 quy định “nhà nước xác
định giá đất các loại để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất… ”
Trang 41• Như vậy, giá đất theo quy định của Luật đất đai 1993 chỉ là giá
do NN quy định, giá này trên thực tế rất thấp so với giá chuyển nhượng QSD đất trên thị trường Không phản ánh được giá trị thực tế QSD đất, lợi ích của cả nhà nước và người SDĐ đều bị ảnh hưởng.
• Luật đất đai 2003 đã khắc phục được các thiếu sót này, Điều 4
Luật đất đai 2003 quy định giá đất, đó là “số tiền tính trên 1
đơn vị diện tích đất do nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch quyền sử dụng đất”.
• Tuy nhiên, Luật đất đai 2013 lại bỏ đi qui định này, chỉ đề cập đến thế nào là giá đất mà chỉ định hướng cách hiểu về giá đất (tham khảo khoản 19,20 Điều 3)
Trang 42• Đối với các trường hợp qui định tại k4, điều 114 thì áp dụng giá đất cụ thể được ban hành theo k3, điều 114.
Trang 43Đấu giá quyền sử dụng đất
• Đấu giá quyền sử dụng đất là gì?
• Các nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất
Trang 44Tư vấn xác định giá đất
Đây là hoạt động do các tổ chức có đủ điều kiện về năng lực, và được hoạt động dịch vụ về giá đất theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp dịch vụ xác định giá đất, thông tin về các loại đất, bảng giá đất các loại, các kết quả
dự báo về giá đất cho người có nhu cầu (điều 115, 116)
Về điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn giá đất trước khi Luật KDBĐS ra đời được quy định tại Thông tư 36/2006/TT-BTC, sau này hoạt động này là 1 trong các dịch vụ KDBĐS do Luật KDBĐS điều chỉnh