1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận văn học phật giáo nguyên thủy cách hiểu thực hành pháp qua kinh ví dụ con rắn

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Duyên khởi Đức Phật thuyết kinh này cho chúng đệ tử của mình được tóm tắtrằng: Nhân lời dạy của Đức Phật rằng: “Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, nãonhiều, do vậy nguy hiểm càng nh

Trang 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ

THẠC SĨ KHOÁ II (2021 - 2023)

- -TIỂU LUẬN

VĂN HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Đề Tài:

CÁCH HIỂU & THỰC HÀNH PHÁP QUA KINH VÍ DỤ CON RẮN

GV hướng dẫn: ĐĐ.TS THÍCH THIỀN HẢI Học viên thực hiện: Lê Kim Chi

Lớp: THẠC SĨ PHẬT HỌC KII, Nghành Văn Học

Thừa Thiên Huế, 2023

Trang 2

Lời cảm ơn

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này, chúng con đã nhận rất nhiều công tâm hướng dẫn và giảng dạy của Đại đức TS Thích Thiền Hải Trong thời gian qua chúng con được tiếp cận và được Thầy chia sẻ những hiểu biết cũng như những tâm đắc của Thầy đối với bộ môn Văn Học Phật Giáo Nguyên thủy Chúng con vô cùng cảm kích đến trí tuệ thâm nhập kinh tạng của Thầy Thầy đã giúp chúng con nắm bắt được cốt tủy của môn học bằng những kiến thức sâu rộng, bằng cảm thụ chân thật, bằng ngôn từ rõ ràng, chính xác và logic Thầy cũng đã giới thiệu cho chúng con những bản kinh cơ bản thuộc năm bộ Nikaya cùng những pháp hành căn bản Những dẫn giải và vận dụng thực tiễn, Thầy đã giúp chúng con nắm vững bài và làm bài tương đối thuận tiện Qua đây chúng con xin chân thành tri ân bằng tất cả tấm lòng kính quý đến Thầy - Đại đức TS Thích Thiền Hải cùng những lời chúc tốt đẹp nhất

Học viên Lê Kim Chi

Trang 3

A Dẫn nhập:

Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddūpama Sutta)là một trong số 50 bài kinh đi sâu vào pháp hành căn bản gọi là Căn bản Ngũ thập kinh được HT Thích Minh Châu việt dịch Và cũng là bài kinh số 22 của Trung bộ kinh

Duyên khởi Đức Phật thuyết kinh này cho chúng đệ tử của mình được tóm tắt rằng:

Nhân lời dạy của Đức Phật rằng: “Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.”1 Nhưng có một Tỳ kheo có tên là Arittha thì cho rằng: “Khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì, có thể hưởng thụ.” Một số đông Tỳ kheo nghe thế nên muốn Tỳ kheo Arittha chớ có nói như vậy, chớ xuyên tạc lời Thế Tôn dạy và từ bỏ ác tà kiến ấy đi, nhưng Tỳ kheo Arittha vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy Những Tỳ kheo khác về bạch với Đức Phật Lúc này Đức Phật cho gọi Tỳ kheo Arittha đến cật vấn, nạn vấn lý do, đi đến quở trách Nhân đây Đức Phật thuyết kinh Ví dụ con rắn cho chúng đệ tử của mình Sáu yếu tố làm nên sự thành tựu của bài kinh này là: Ngài A nan nghe được và trùng tuyên lại bằng: “Như vầy tôi nghe …” là một xác quyết rằng, đây là bài kinh

do chính Đức Phật tuyên thuyết Tại một thời Ngài ở thành Xá vệ, tại Cấp Cô độc viên Kỳ đà Lâm, hội chúng Tỳ kheo lúc bấy giờ đặt cả niềm tin sâu sắc vào lời đọc tụng của Tôn giả A nan bằng cả chánh kiến, chánh tín

Đức Phật dạy: “Có phải chăng, ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt được

ví như bó đuốc cỏ khô được ví như hố than hừng được ví như cơn mộng được

ví như vật dụng cho mượn được ví như trái cây được ví như lò thịt được ví như gậy nhọn Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.”

Vậy đối như các Phật tử, chúng ta nên hiểu dục như thế nào? và vì sao thọ dục lại vui ít, khổ nhiều, não nhiều và nguy hiểm càng nhiều hơn? Dục có thể tránh được sao?

1 HT Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh – Tập 1, tr.247

1

Trang 4

B Nội dung:

I Duyên khởi của bài kinh Ví dụ con rắn

I.1 Theo cái hiểu của Tỳ kheo Arittha

Ở thời Đức Phật, Tỳ kheo Arittha nổi tiếng là một người học rộng nhưng lại

có khuynh hướng chỉ trích giáo lý của Đức Phật Trong Luật tạng Pali và Tứ phần luật đều ghi rằng: Do Tỳ kheo Arittha mà Tăng già phải họp chúng và chế giới Arittha theo tự điển tiếng Pali có nghĩa là bất hạnh hay đáng thương, hoặc là người bất hạnh hay người đáng thương Arittha là một biệt danh dành cho Tỳ kheo bất hạnh hoặc kém may mắn để tránh không gọi đích danh một Tỳ kheo phạm lỗi Ông là một Tỳ kheo không những dính mắc thái quá vào tà kiến về tự ngã mà còn chấp chặt vào những tà kiến khác nữa

Trước khi gia nhập vào tăng đoàn, ông làm nghề huấn luyện chim ưng Lẽ dĩ nhiên ông là người biết rất rõ về sự lợi hại của loài chim này Chúng là một loài chim được dùng để săn mồi Kỹ năng bay lượn và săn mồi chớp nhoáng của loài chim này đã khiến chúng trở thành một loài sát thủ trên không Rắn là một trong số con mồi khoái khẩu của loài chim này Nói đến kỹ năng bắt rắn với kỹ năng huấn luyện chim ưng chúng ta có ngay sự liên tưởng trong mối liên hệ kinh Ví dụ con rắn Nếu sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì loài chim ưng biểu tượng của chúa tể bầu trời với sức mạnh của mình tương ưng với nọc độc của loài rắn Chỉ có sức mạnh của chim ưng mới khắc chế được nọc độc của loài rắn Nên hình ảnh bắt rắn được Đức Phật ví như người Tỳ kheo khắc chế được dục

Tỳ kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như ta hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì.”

Thế Tôn đã quở trách Tỳ kheo Arittha rằng: “Này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.”

Dục ở đây được hiểu là ngũ dục, gồm: Tài danh sắc thực thùy Nghĩa là con người ta, ai cũng cần thọ dục, chính vì cần thọ dục nên dễ bị dục lôi kéo đến tham

và chìm đắm trong các dục: Tiền bạc, của cải, vật chất; danh thơm tiếng tốt, quyền cao chức trọng; sắc đẹp; ăn uống; ngủ nghỉ Bản thân ngũ dục không chướng ngại, chướng ngại là do con người thọ dục quá độ Thọ dục vừa đủ để cho một cơ thể tồn tại, để cho tâm trí thanh tịnh, có lợi cho việc cầu pháp, tu pháp và hành pháp Tránh

xa hai thái độ cực đoan của thọ dục

2

Trang 5

I.2 Ý nghĩa của 10 ảnh dụ của lời dạy

“Có phải chăng, ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt được ví như bó đuốc cỏ khô được ví như hố than hừng được ví như cơn mộng được ví như vật dụng cho mượn được ví như trái cây được ví như lò thịt được ví như gậy nhọn Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và

do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.”

Đức Phật đã dùng nhiều pháp môn thuyết về chướng đạo pháp, chướng đạo pháp được hiểu khi thọ dụng các dục, là các ham muốn, là những dục lạc khi các căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân mở ra thì các trần sắc, thanh, hương, vị, xúc lọt vào làm nhiễu loạn và thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác Loại ngũ dục cám dỗ con người

đó là tài, sắc, danh, thực, thùy Năm loại dục này được Đức Phật ví như khúc xương, ví như miếng thịt, ví như bó đuốc cỏ khô, ví như hố than hừng, ví như cơn mộng, ví như vật dụng cho mượn, ví như trái cây, ví như lò thịt, ví như gậy nhọn, ví như đầu rắn

Dục như khúc xương không còn thịt, người thọ dụng dục vọng thì giống như con chó đói, cố tìm kiếm chút thịt từ khúc xương, nhưng càng tìm kiếm, thì càng không thể thỏa mãn cái đói với khúc xương Mà ngược lại, càng gặm xương càng đói xương, càng mong đợi miếng thịt còn sót lại từ khúc xương, càng cố mà gặm, thậm chí con chó bị chảy máu ở miệng, liếm luôn máu từ miệng mình mà cứ lầm tưởng máu từ khúc xương và cứ thế mà gặm cho đến khi suy kiệt

Dục như miếng thịt được một con diều hâu cắp lấy và bay lên hư không Những con diều hâu khác liền vây lấy nó và tấn công bằng mỏ nhọn và vuốt sắc, mãi đến khi nó nhả miếng thịt ra Hễ con nào buông bỏ miếng thịt thì được bình an

và con nào cắp lấy miếng thịt thì bị các con diều hâu khác vây xé.2

Dục như bó đuốc cỏ khô, người thọ dục giống như người cầm bó đuốc cỏ khô

đi ngược gió, càng đi nhanh, bó đuốc càng cháy rực, nếu như không mau chóng vứt

bỏ bó lửa đó thì tất sẽ bị lửa từ bó đuốc liếm cháy tay, cháy cả thân mình và nguy hiểm đến tính mạng

Dục như hố than hừng, người thọ dụng dục giống người bị bệnh cùi thân thể

lở loét hơ mình trên hố than hừng cháy, ban đầu người bệnh cảm thấy rất dễ chịu,

2 Kinh Tiểu bộ, tập 6, Chuyện tiền thân Đức Phật, Chuyện thử thách giới đức, số 330.

3

Trang 6

đả ngứa và thỏa thích, nhưng về sau thì vết thương bị đỏ tấy do bỏng, rồi càng đau nhức hơn, càng lở loét và khó có thể lành được

Dục như cơn mộng, người thọ dụng dục như một người chìm sâu trong giấc mộng dài, họ thấy nhà cửa lâu đài và mọi lạc thú đoanh vây và an vui hưởng thụ tạm thời trong cảnh ấy Đột nhiên khi tỉnh mộng, người ấy sẽ bị cảm giác bàng hoàng, luyến tiếc, khổ đau cũng đoanh vây như vậy Cuộc đời cũng như giấc mộng dài và việc nếm trải dục cũng chỉ như một giấc mơ đi qua

Dục như vật dụng cho mượn, người thọ dụng dục như người sở hữu tài sản được người khác cho mượn, nhưng lòng lại luôn phơi phới hân hoan Đến lúc bị đòi lại tài sản thì người ấy lại khổ đau như chính mình bị mất tài sản vậy

Dục như trái cây, người thọ dụng dục như người thèm khát quả ngọt, cố leo,

cố hái, cố nhặt Leo, hái, nhặt không được, họ đốn cây để thỏa cái thích của mình

mà đâu biết rằng hành động của mình không những làm tổn hại đến cây mà còn tổn hại đến bản thân và nhiều người khác

Dục như lò thịt, người thọ dụng dục như con vật nuôi đưọc đưa đến gần lò mổ Nơi đó nó được thưởng một bữa ăn no nê trước khi kết liễu cuộc đời làm động vật của mình Chúng đâu có biết mình sắp chết và biến thành thức ăn cho con người Cũng vậy, con người có thể quên đi tất cả khi chỉ nhận được một chút gì gọi là ngon của cuộc đời, như sắc đẹp, như danh vọng, tiền của, lời tiếng khen nịnh, miếng ăn ngon, giấc ngủ chây lười Một ngày hưởng thọ dục như vậy là một ngày mình tự bước dần đến lò mổ, dần đến nơi kết liễu cuộc đời lúc nào mình cũng không hề hay biết Sống theo dục một ngày đồng nghĩa chúng ta chết một chút Vui

ít, khổ nhiều, não nhiều, và sự nguy hiểm càng nhiều hơn

Dục như gậy nhọn, người thọ dụng dục như người cầm cây gậy có đầu nhọn

để chống đi đường, nhưng nếu bất cẩn thì chính gậy nhọn đó sẽ đâm vào chân của chính người cầm gậy

Dục như đầu rắn, người thọ dụng dục như người trúng nọc độc từ đầu rắn, mặc dù đầu rắn đã bị đứt rời khỏi thân nhưng nọc rắn lại chạy đi khắp cơ thể Đây là mười hình ảnh Đức Phật ví đối với người thọ dục, sống động, cụ thể và thiết thực trong cái nhìn về sự vui ít, khổ nhiều, não nhiều và nguy hiểm ngày càng nhiều hơn Thế Tôn dạy: “Những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại?” như một lời cảnh báo, chúng ta chỉ cần tin và thực hiện Ngài không hề phủ nhận thọ dục của người thế gian, bởi đó là nhu cầu để tồn tại sự sống của con người Nhưng khi thọ dục chúng ta cần phải biết, vui rất ít mà khổ thì nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn

4

Trang 7

II Người Phật tử nên học pháp như thế nào

Do con người cần phải sống và cần phải thọ dụng các dục để duy trì sự sống Nhưng cách thọ dục và chừng mực thọ dục tùy thuộc vào mục đích thọ dục Trong một phạm vi nào đó được gọi là đủ cũng đều tùy thuộc vào nhận thức của người thọ dụng Phạm vi đó có thể chia cho hai hạng người, hoặc xuất gia hoặc tại gia Phạm

vi đó cũng có thể hiểu theo hai loại, hoặc thiện dục hoặc tà dục

Từ loài người cho đến chư Thiên đều từ thọ dục mà có nghiệp tái sanh Thọ dục đối với người có đức tin nơi Tam bảo, có chánh kiến về nghiệp, lắng nghe chánh pháp từ thiện tri thức, thọ trì giới cấm, được gọi là thiện dục Dục trong hành thiện, ham thích hành trì tụng kinh niệm Phật, tham thiền nhập định và hoằng dương chánh pháp … đều thuộc thiện dục, vui nhiều, khổ ít, não càng ít và nguy hiểm càng ít hơn

Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng: “Tỳ kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn, chẳng để buông lung theo ngũ dục Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho chúng vào lúa mạ của người khác Nếu thả lỏng ngũ căn, chẳng những chạy theo ngũ dục không bờ mé, không thể kiềm chế được, mà còn gây hại rất nặng, cũng như ngựa chứng, chẳng dùng dây cương chế ngự thì chính nó sẽ đưa người ta vào hầm hố.”

Ở bài kinh Ví dụ con rắn việc Đức Phật dạy đối với hàng Tỳ Kheo nghĩa là chư vị xuất gia, thọ trì giới cấm, ngõ hầu hoàn thiện bổn nguyện “trú pháp vương gia, trì như lai tạng” Còn đối như Phật tử tại gia thì thọ trì các dục đồng với thọ trì cấm giới Giới có khinh có trọng, thì dục cũng có trọng có khinh Kiềm chế ngũ căn, không để buông lung theo ngũ dục khi xây dựng được ý nghĩ tiết dục và tri túc

Nhắc lại lời Thế Tôn quở trách Tỳ kheo Arittha: “Này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.” Lời quở trách của đức Thế Tôn cũng chính là một sự hệ lụy khi nắm giữ sai pháp Tuy Đức Phật vốn từ bi nhưng không thể không mở lời quở trách, bởi đó là sai phạm gây tổn đức, đưa dến bất hạnh và khổ đau lâu dài cho chính Tỳ kheo Arittha Ngược lại, cẩn trọng lắng nghe, cẩn trọng tư duy, cẩn trọng hành xử thì nghiệp ác không tự đến Thọ dụng dục theo quan điểm của Đức Phật, cần phải đặt ra cho mình một mục đích hợp lý, hướng thượng để tránh đi sự trỗi dậy của lòng tham, lòng si ở trong mỗi chính mình

Khi được chư vị Tỳ kheo có mặt nhắc nhở: “Bạch Thế Tôn, Tỳ kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.” thì

5

Trang 8

Tỳ kheo Arittha vẫn khăng khăng: “Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì.” Và họ không thể làm gì hơn nên: “Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỳ kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.” Ngoài việc hiểu pháp sai lạc, Tỳ kheo Arittha còn chấp chặt pháp sai lạc đó, cho rằng dục không phải là pháp chướng ngại và có thể hưởng thụ Sự chấp chặt

mà có sai lạc, đã sai lạc cộng thêm chấp chặt, ngay tại đây đã bị tổn đức, đưa đến bất hạnh và khổ đau cho bản thân Trong kinh Kim Cang để phá kiến chấp chặt, Đức Phật đã dạy: “Thượng pháp ưng xả, hà huống phi pháp”, để khi pháp cần phải

xả, là phải xả ngay Bằng tinh thần ứng dụng pháp như thế mới có lối đi lên đến thượng pháp

Mặc khác,

“Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan,

Ly kinh nhất tự tất đồng ma thuyết.”

Ly ác pháp, hành thiện pháp mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, cũng như

ly kinh một chữ là kinh ma, nhưng y kinh hết thảy thì cũng oan cho chư Phật ba đời Thế này không được, thế kia cũng không xong Vậy y kinh, phải y như thế nào? Ly kinh phải ly như thế nào? Để hiểu đúng với ý kinh, đúng với pháp mà Đức Phật chỉ dạy

II.1 Học pháp cần khéo thọ trì

Pháp cần bàng bạc ở đây là những lời dạy của đức Thế Tôn dưới dạng Kinh và Luật Trong kinh Ví dụ con rắn, bằng hình ảnh bắt rắn, Đức Phật phân ra hai hạng người học pháp:

Hạng người học pháp sai mục đích: Đối với 12 phần giáo, sau khi học xong,

họ không tư duy nghĩa lý và thực hành các pháp ấy Các pháp ấy không được trí tuệ quán sát, nên không trở nên rõ ràng, như thật Hạng người học pháp này chỉ vì mục đích chỉ trích người khác, chỉ vì khoái khẩu hý luận, biện luận nên họ không đạt đến được mục đích mà sự học pháp đưa đến, mà ngược lại, họ bị đưa đến bất hạnh

và khổ đau lâu dài Ví như một người bắt rắn ở lưng hay ở đuôi, thời liền bị con rắn

ấy quay đầu mà cắn ở tay, cánh tay hay ở cơ thể Người ấy do nhân duyên này mà đau khổ và bất hạnh lâu dài

Hạng người học pháp với mục đích chân chánh: Đối với 12 phần giáo, sau khi học xong, họ tư duy nghĩa lý và thực hành các pháp ấy Các pháp ấy được trí tuệ quán sát, nên trở nên rõ ràng, như thật Hạng người học pháp này không vì mục

6

Trang 9

đích chỉ trích người khác, không vì khoái khẩu hý luận, biện luận nên họ đạt đến được mục đích mà sự học pháp đưa đến Những pháp ấy được khéo nắm giữ nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài Ví như một người bắt rắn, khéo nắm giữ cổ rắn, thì dầu cho con rắn có uốn thân xung quanh tay, cánh tay hay ở cơ thể, thời liền bị con rắn ấy quay đầu mà cắn ở tay hay ở cơ thể Người ấy do nhân duyên này

mà không phải đau khổ và bất hạnh lâu dài

Vậy như chúng ta học pháp cần phải khéo học, khéo nắm bắt nghĩa lý, khéo tư duy và khéo tu tập thì an lạc và hạnh phúc sẽ theo sau Khéo ở đây, là khéo của một người học pháp và hành pháp chứ không phải khéo léo khôn ngoan và toan tính thiệt hơn

II.2 Học pháp như một phương tiện

Trong kinh này, Đức Phật đưa ra một hình ảnh chiếc bè làm ví dụ với nội dung: “Này các Tỳ kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia Người đó tự suy nghĩ: ‘Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm

và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân,

có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn’ Chư Tỳ kheo, rồi người đó thâu góp

cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn Khi qua bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn’ Chư Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Chư Tỳ kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?”

Chiếc bè, khó khăn lắm mới có được Từ ý tưởng vượt qua con nước rộng, hình ảnh chiếc bè được khởi lên, được hình thành và được dùng để qua con nước rộng Chiếc bè trong lúc này là cần thiết bởi người đi đường cần thiết phải vượt con nước rộng Không có chiếc bè có thể không thể đi tiếp con đường còn lại Lúc này chiếc bè lợi ích rất nhiều, quý rất nhiều và cũng có thể người đi đường biết ơn rất nhiều đối với chiếc bè Cũng vậy, Pháp mà chúng ta đang học và đang thực hành đều là những lời dạy từ kim khẩu của một bậc Chánh giác đã trải qua bao nhiêu ngày đêm nghiên tầm Người thừa tự Pháp cần thấu rõ ý nghĩa của Pháp, biết dùng Pháp, biết trân trọng Pháp ngõ hầu cởi bỏ những trói buộc, trừ bỏ mọi phiền não, để sống an nhiên tự tại Đích cuối cùng là tự giải thoát mình ra khỏi những vướng bận, những ràng buộc, những hệ lụy chứ đâu phải lấy Pháp để tự trói buộc mình Hình

7

Trang 10

ảnh “Khi qua bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào

ta muốn” phần nào giúp cho mình nghĩ lại chiếc bè mình đã mang vác bấy lâu nay Đức Phật dạy: “Chư Tỳ kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỳ kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn’ Chư kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy Cũng vậy, này chư Tỳ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy Chư Tỳ-kheo, các ông cần hiểu ví dụ cái bè Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp”

Hiểu đúng sở dụng và dùng đúng sở dụng không chỉ để nói suông, mà để thực hành Nếu không hạ thủ công phu tu tập, không có trí tuệ trong sáng, việc hiểu đúng sở dụng là rất khó có thể! Chứ nói gì đến dùng đúng sở dụng Ví như vị lương

y cho thuốc đúng bệnh nhưng người bệnh không chịu uống thì bệnh đâu dễ lành được

Tập khí chấp trước nơi thân làm người là lầm chấp cơ bản, dựa vào đó chấp thọ, chấp tưởng, chấp hành, chấp thức lớn dần lên và nở to ra Vì chấp nên mới cho thân, thọ, tưởng, hành, thức là thật thân, thật thọ, thật tưởng, thật hành và thật thức của ta nên nắm ta cứ việc nắm và giữ Bao nhiêu phiền lao nhiệt não từ đó đoanh vây Ngược lại, không nắm giữ Pháp và chấp thủ ngũ uẩn thì thân tâm thoát ly khỏi những lo âu và phiền não không thể có mặt Đức Phật dạy không thể xem ngũ uẩn là: “Là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi” Cần phải quán sát tất cả sắc pháp, thọ, tưởng, hành, thức là “Không phải của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi” Làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè, cũng như sở dụng của giáo pháp

mà đức Thế Tôn đã dạy, chúng ta cần trước hết là tránh xa ngũ dục, ly dục và ly tất

cả các bất thiện pháp Trưởng dưỡng trí tuệ bằng cách quán bất tịnh ở thân, quán khổ vì thọ, quán vô thường của tâm, và quán vô ngã của pháp Nương nơi giới cấm

đã thọ để sống trong chánh niệm, phòng hộ ngũ căn để sống tỉnh giác, lâu dần giác ngộ giải thoát sẽ thường hằng có mặt, an lạc hạnh phúc chân thật ở trong tầm tay

C Kết luận:

Cuộc sống của mỗi chúng ta vốn dĩ luôn hướng về cái chân, thiện, mỹ Hạnh phúc của mỗi chúng ta khi nhận chân được giá trị của chân lý mà trong đó chúng ta đang sống Những lời dạy của đức Thế Tôn là chân lý, nó luôn có mặt giữa cuộc đời này, chỉ bởi chúng ta không phát hiện ra nó Đức Phật khác với chúng ta là đã

8

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w