1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mục tiêu và cơ chế vận hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mục Tiêu Và Cơ Chế Vận Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Trung Ương
Tác giả Trần Quang Huân, Huỳnh Anh Thư, Vũ Tấn Đức, Dương Huỳnh Như, Trịnh Thanh Vàng, Nguyễn Khắc Tín, Nguyễn Kim Hà, Lê Thị Tuyết Nhi, Lê Ngọc Thảo Vy
Người hướng dẫn Ths. Lê Nguyễn Châu Kha
Trường học Học viện hàng không việt nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

I – MỤC TIÊU TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương có vai trò ổn định giá trị tiền tệvà cung tiền, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ ngân hàng thương mại khác

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn

Ths Lê Nguyễn Châu Kha

Nhóm thực hiện

Nhóm 14

TP Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

HỌ VÀ TÊN Mã số sinh viên Tỉ lệ đóng góp

Trang 3

MỤC LỤC

I – MỤC TIÊU TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 2

II – CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 2

1 Hoạt động trên thị trường mở (OMO): 2

2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: 3

3 Lãi suất chiết khấu: 3

III – NGUYÊN TẮC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 5

1 Chính sách tiền tệ nới lỏng (mở rộng) : 5

2 Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp) : 5

IV – ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 6

V – NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: 7

Trang 4

I – MỤC TIÊU TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:

- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương có vai trò ổn định giá trị tiền tệ

và cung tiền, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ ngân hàng thương mại khác đang trên đà đổ vỡ Hầu hết với ngân hàng trực thuộc trung ương quản lý thì mức

độ độc lập sẽ nhất định đối với Chính phủ

- Ngân hàng nhà nước sẽ hoàn toàn kiểm soát việc sản xuất và lưu thông cung

tiền trên thị trường, các ngân hàng thương mại để ổn định kinh tế tiền tệ quốc gia Ngân hàng Trung ương cũng có thể được giao nhiệm vụ khác tùy thuộc môi trường tài chính và cơ cấu của đất nước

II – CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:

1 Hoạt động trên thị trường mở (OMO):

- Là những hoạt động mua bán các trái phiếu của chính phủ do Ngân hàng

Trung ương điều hành, nhằm làm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo ra sự thay đổi trong cung tiền lớn hơn, thông qua số nhân của tiền

- Động thái này của Ngân hàng Trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng

dự trữ của các Ngân hàng Thương mại Từ đó, các Ngân hàng Thương mại sẽ thu hẹp hoặc mở rộng khả năng cung ứng tín dụng dẫn đến tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ thị trường

- Ví dụ: Ngân hàng Trung ương in thêm 100 đồng và dùng 100 đồng này để

mua các trái phiếu chính phủ trên thị trường tự do Đồng nghĩa, các ngân hàng thương mại, tư nhân mất đi lượng chứng khoán được mua bởi 100 đồng

đó và nhận về 100 đồng tiền mặt Điều đó dẫn đến nguồn cung tiền mặt trong thị thường sẽ tăng lên; và khi gân hàng trung ương bán ra 100 đồng trái phiếu chính phủ thì ngược lại

- Đánh giá:

Ưu điểm:

Độ linh hoạt và chính xác cao có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào

2

Trang 5

Ngân hàng Trung ương giải đảo lộn tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sử dụng công cụ này

Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng

Nhược điểm:

Chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông điều nằm ở tài khoản tại Ngân hàng Như ở các nước phát triển hiện nay 60 -80% tiền trong lưu thông là ở tại các tài khoản Ngân hàng nên việc thực hiện các biện pháp này rất hữu hiệu

2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

- Là tỷ lệ dự trữ tối thiểu trên tổng số tiền gửi mà ngân hàng trung ương qui

định trên các ngân hàng thương mại phải giữ lại Nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng Thương mại trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng

- Cơ chế tác động:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ↑ Vay của ngân hàng thương mại ↓

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ↑ Mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng ↓

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng ↑ ↓ cung vốn của ngân hàng thương mại làm

↑ lãi suất liên ngân hàng ↓ lãi dài hạn, cung tiền tăng

- Ví dụ: Ngân hàng Thương mại đang có 100 đồng cho vay, với tỷ lệ dự trữ

20%, tương đương cho vay tối đa là 80 đồng và phải dự trữ 20 đồng Để giảm bớt lượng tiền trong thị trường thì lúc này, ngân hàng trung ương yêu cầu đẩy

tỷ lệ dự trữ lên 30% thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay tối

đa 70 đồng và phải dự trữ lại 30 đồng

- Đánh giá:

Ưu điểm:

Tác động một cách bình đẳng giới tất cả các ngân hàng

3

Trang 6

Một sự thay đổi nhỏ có thể thay đổi đáng kể Lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại

Nhược điểm:

Mang tính hành chính cưỡng chế dễ gây phản ứng từ phía các ngân hàng thương mại

Tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề mất khả năng thanh khoản ngay đối với ngân hàng thương mại có dự trữ vượt mức thấp

Có thể gây ra tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng

3 Lãi suất chiết khấu:

- Là mức lãi suất mà Ngân hàng Trung gian phải trả khi vay tiền của Ngân

hàng Trung ương Mức lãi suất do Ngân hàng Trung ương quyết định dựa vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng điểm nhất định và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

- Khi lãi suất chiết khấu cao→ Ngân hàng Thương mại sẽ đối mặt với nguy cơ

ít tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng → Tăng tỷ

lệ dự trữ tiền mặt → Nguồn cung tiền trên thị trường ↓

4

Trang 7

Hình 1 Giới Hạn Trên Trong Khoãng Lãi Suất Của FED

- Đánh giá:

Ưu điểm:

Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại , bơm tiền vào nền kinh tế, Ngân hàng Thương Mại sẽ có chỗ dựa là Ngân hàng Trung ương

Nhược điểm:

Ngân hàng Trung ương thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng Ngân hàng Trung ương chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các Ngân hàng Thương mại đến vay chiết khấu ở Ngân hàng Trung ương

KẾT LUẬN: Tóm lại, các Ngân hàng Thế giới quyết định vay bao nhiêu từ

Ngân hàng trung ương và dự trữ tùy ý cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả so sánh lãi suất chiết khấu với lãi xuất mà nó có thể nhận được khi cho vay hay đầu tư số tiền đó

5

Trang 8

III – NGUYÊN TẮC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:

1 Chính sách tiền tệ nới lỏng (mở rộng) :

- Được sử dụng trong trường hợp nền kinh tế của một quốc gia đang trên đà bị

suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (Y<Yp) Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để gia tăng cung tiền bằng cách sử dụng các công

cụ sau:

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Giảm lãi suất chiết khấu

Mua trái phiếu vào

- Khi đó lượng cung tiền tăng, lãi suất giảm, đầu tư tăng, dẫn đến tổng cầu

tăng, sẽ làm sản lượng quốc gia tăng, mức nhân dụng tăng, mức giá chung tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm

2 Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp) :

- Được sử dụng khi nền kinh tế của một quốc gia đang có sự lạm phát ngày càng gia tăng nhằm khống chế sự lạm phát (Y>Yp) Ngân hàng Trung ương

có thể thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lượng cung tiền bằng cách

sử dụng các công cụ:

Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tăng lãi suất chiết khấu

Bán ra trái phiếu

6

Trang 9

- Khi đó lượng cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư giảm, dẫn đến tổng cầu giảm, sẽ làm sản lượng quốc gia giảm, mức nhân dụng giảm, mức giá chung giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

- Ví dụ: Trong năm 2008 Ngân hàng nhà nước VN đã điều hành chính sách tiền

tệ theo hướng thắt chặt bằng cách: điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bản trái phiếu ra

IV – ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:

- Nếu định được sản lượng cần phải tăng lên / giảm xuống thì phải xem xét thời

gian là ngắn hạn hay dài hạn

- Theo lý thuyết của Keynes:

Chỉ cần thay đổi tổng cầu 1 đơn vị, thì mức mức sản lượng sẽ thay đổi theo cấp số nhân Như vậy việc xác định chính xác mức cầu tăng lên (giảm xuống) hay không, không chỉ phụ thuộc kết quả tính toán ở bước 1, mà còn phụ thuộc vào các dữ liệu được tập hợp để tính số nhân của tổng cầu Với các dữ liệu về độ nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất, độ nhạy cảm của cầu tiền, chúng ta có thể tính bằng phép toán đơn giản để tính được liều lượng của chính sách tiền tệ

7

Trang 10

Vấn đề quan trọng là các quan điểm đánh giá để lựa chọn mẫu và công tác thống kê để có những cơ sở dữ liệu đáng tin cậy

- Để có thể nhìn vấn đề rõ ràng, việc định lượng có thể tóm tắt như sau:

- Ví dụ: Nếu ngân hàng in thêm một triệu đồng và dùng chúng để mua các trái

phiếu của chính phủ trên thị trường tự do Như vậy, các ngân hàng thương mại và tư nhân bị mất đi lượng chứng khoán trị giá một triệu đồng nhưng đổi lại, họ có thêm một triệu đồng tiền mặt, điều đó làm cung tiền tăng Ngược lại, nếu Ngân hàng trung ương bán ra một triệu đồng trái phiếu chính phủ thì qui trình sẽ đảo ngược và cung tiền sẽ giảm

V – NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:

8

Trang 11

- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương dù đã phát hiệu được hiệu quả

nhưng không hoàn toàn vì một số chậm trễ có thể xảy ra Do đó đã xuất hiện hai vấn đề mang tính tiêu tiêu cực trong chính sách:

Vấn đề thứ nhất: mức độ tác động của chính sách tiền tệ phụ phuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất (Lm ): Khi lãi suất tăng lên (giảmr

xuống) 1%, sẽ làm lượng cầu tiền giảm xuống (tăng lên) bao nhiêu đơn vị tiền

Vấn đề thứ hai: thông thường độ nhạy cảm này cũng dao động theo tâm lý của các nhà đầu tư ( đặc biệt đối với các nước đang phát triển).Lòng tin của

họ đối với chính sách của chính phủ còn quan trọng đối với các chính sách của chính phủ còn quan trọng hơn bản thân của chính sách.Vẫn có trường hợp chính sách tiền tệ không phát huy được tác động.Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp bi quan với những rủi ro, ngay khi lãi suất thấp họ cũng không dám đầu tư Ngược lại, khi nền kinh tế lạm phát cao, doanh nghiệp có thể sẵn sàng trả lãi cao để tránh chi phí cao trong tương lai

- Ví dụ: Khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất thì hiệu lực của chính

sách tiền tệ sẽ thấp Chính sách tiền tệ điều chỉnh mức cung tiền, qua đó điều chỉnh lãi suất và điều tiết đầu tư tư nhân, gián tiếp tác động với tổng cầu, điều tiết kinh tế vĩ mô

- Bên cạnh đó khi lãi suất tăng, chi phí cụ thể là vốn đầu vào của doanh nghiệp

tăng lên, khiến cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát Vì vậy chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả

9

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w