mục tiêu giáodụccấp tiểu học trong chương trình gdpt năm 2018

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
mục tiêu giáodụccấp tiểu học trong chương trình gdpt năm 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình GDPT 2018Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Kiều ThưNgày sinh : 11/08/1971

Lớp :QH-2020-S.VHVL.Phúc ThọMôn :Tâm lí học giáo dục học sinh

Tiểu họcMã sinh viên :20013726

Hà Nội – 2022

Trang 2

Mục tiêu giáo dục cấp Tiểu học trong chương trình GDPT năm 2018

Mục tiêu chung của chương trình GDPT mới có điểm kế thừa mục tiêu chung của chương trình GDPT truyền thống, thể hiện ở định hướng: Tiếp tục mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, hài hòa về thể chất và tinh thần…

Tuy nhiên, từ thực tế đi vào thực hiện đã cho thấy mục tiêu của chương trình GDPT hiện hành chưa chú trọng yêu cầu phát triển năng lực và phát triển tiềm năng riêng của mỗi học sinh Mục tiêu của chương trình GDPT mới nhấn mạnh yêu cầu phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi học sinh, chúý phát triển cả con người xã hội và con người cá nhân Đó chính là đổi mới căn bảntrong chương trình GDPT.

Ngoài ra chương trình mới còn cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học Đây là điểm mới mà các chương trình giáo dục lần trước chưa có.

Về mục tiêu của chương trình giáo dục các cấp, mục tiêu cả 3 cấp học trong chương trình GDPT mới đều có phát triển so với mục tiêu từng cấp học của chương trình GDPT hiện hành.

Mối liên hệ giữa mục tiêu giáo dục cấp Tiểu học trong chương trình GDPT2018 với các nội dung trong học phần Tâm lí học phát triển lứa tuổi

Tiểu học

1 Chương trình GDPT giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực

Trang 3

a Về thể chất

Theo nội dung của học phần, cơ thể của trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ, tâm hồn Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt “Thân thể khỏe mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thầnsáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển Thể chất là một trong những đặc điểm tạo tiền đề cho sự phát triển tâm lí của học sinh Tiểu học.

b Về nhận thức

Bên cạnh vấn đề phát triển thể chất cho trẻ thì chăm lo tới đời sống tinh thần cho học sinh Tiểu học cũng là một vấn đề quan trọng, cần được nhìn nhận kĩ lưỡng hơn trong chương trình GDPT 2018, vì sự phát triển nhận thức, tinh thần lànhững vấn đề ảnh hưởng phần lớn tới hoạt động của trẻ sau này Nó là tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

c Về tri giác

Mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ định Khảnăng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở học sinh các lớp đầubậc tiểu học còn yếu, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để trigiác Chẳng hạn khi cho các em tri giác một bức tranh rất đẹp, sau đó cất bứctranh đó đi và yêu cầu các em vẽ lại thì thấy các em không nhận thấy được rấtnhiều chi tiết Các em phân biệt đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, dễnhầm lẫn Tuy vậy, ta cũng không nên nghĩ rằng các em chưa có khả năng phântích để tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó Ở học sinhtiểu học tri giác không chủ định vẫn chiếm ưu thế.

d Về chú ý

Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định Những kích

Trang 4

thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sức chú ý của trẻ.Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh, do tri thức được mở rộng, ngôn ngữphong phú, tư duy phát triển Các em còn được rèn luyện về những phẩm chất ýchí như tính kế hoạch, tính kiên trì nhẫn nại, tính mục đích, tính độc lập

Sự tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở học sinh tiểu học đang phát triển nhưng chưa bền vững, là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao.

e Về trí nhớ

Trí nhớ còn mang tính trực quan - hình tượng và được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm, những lời giải thích dài dòng.Học sinh đầu cấp thường có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặplại nhiều lần, có khi chưa hiểu được những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó Nên các em thường học thuộc tài liệu học tập theo đúng câu, từng chữ mà không sắp xếp lại để diễn đạt theo lời lẽ của mình Nhiều học sinh tiểu học còn chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ, không biết chia tài liệu cần ghi nhớ ra từng phần nhỏ, không biết dùng sơ đồ, hình vẽ để ghi nhớ.mCác em thường ghi nhớ một cách máy móc, ghi nhớ theo trang Nếu được hướng dẫn thì trẻ em biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lý, biết lập dàn ý để ghi nhớ, khuynh hướng nhớ từng câu, từng chữ giảm dần, ghi nhớ ý nghĩa tăng lên Ở học sinh tiểu học việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả nhất Tuy nhiên ở lứa tuổi này hiệu quả của việc ghi nhớcác tài liệu từ ngữ (cụ thể và trừu tượng) tăng rất nhanh Trong việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ nhất là các tài liệu từ ngữ trừu tượng vẫn còn phải dựa trên những

Trang 5

tài liệu trực quan hình tượng mới vững chắc.g Về tư duy

Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực quan cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những sựvật hiện tượng cụ thể J.Piagiê cho rằng: Tư duy của trẻ từ7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể Ví dụ: Trong các giờ toán đầu tiên của bậc học, khi giải cácbài toán học sinh phải dùng que tính, dùng các ngón tay làm phương tiện tính toán Có một số em không biết cách học nên khi lên lớp 2 vẫn phải dùng đốt ngóntay hay vẫn phải nói thành lời khi tính toán Việc sử dụng những sự vật ở bên ngoài và dùng lời nói để tính toán là cần thiết, nhưng giáo viên cũng cần rèn luyệncho các em khả năng thực hiện phép toán ở trong đầu (tính nhẩm).

Đề xuất biện pháp cho việc thực hiện các phương pháp giáo dục và đánhgiá giáo dục hiệu quả ở cấp Tiểu học

1 Đề xuất biện pháp cho việc thực hiện các phương pháp giáo dụca Định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình GDPT 2018

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quenvà khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Trang 6

b Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) , được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩthuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗihọc sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

2 Đề xuất các biện pháp cho việc thực hiện các phương pháp giáo dụcCải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

- Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Để nâng cao hiệuquả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại

Trang 7

theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cáthể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thứclàm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.

- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyếtvấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biếtvà giải quyết vấn đề Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải quyết

Trang 8

vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

- Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn Phương pháp nghiên cứu trường hợp là mộtphương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tựlực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường

Trang 9

phổ thông Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đềtrong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

- Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân Đây làmột quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theotình huống và dạy học định hướng hành động.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạyhọc Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm củagiáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy Đa phương tiện và côngnghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn,

Trang 10

cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, Trường học lớn(BigSchool)…

- Sửu dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kĩ thuật dạy h là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kĩ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại Ngày nay người ta chú trọng phát triển vàsử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy, khăn trải bàn, Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Phương pháp dạy học có mối quan hệ biệnchứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhận thức chungnhư phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt củatừng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

Trang 11

Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý lớp học Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân

3 Đề xuất biện pháp cho việc thực hiện đánh giá giáo dục hiệu quả ở cấp Tiểu học

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cógiá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, mônhọc và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn Đối tượng đánh giá là sảnphẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.

Trang 12

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giávà của các học sinh khác Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáodục và phục vụ phát triển chương trình Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học,bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

4 Đề xuất biện pháp cho việc thực hiện đánh giá giáo dục hiệu quả ở cấp Tiểu học

Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh Từ đó để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thông tư đánh giá học sinh đặt ra yêu cầu đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình GDPT cấp tiểu học Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét,

Trang 13

đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất “Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, Thông tư quy định Về đánh giá kết quả giáo dục, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chấtvà năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình

Từ mục đích trên, tôi đưa ra một vài đề xuất về biện pháp đánh giá giáo dục ở cấp Tiểu học như sau:

Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:

Trang 14

o Thứ nhất, tự phục vụ, tự quản Tạo sự phát triển cho các học sinh nên cần phải nâng cao ý thức tự giác và tự bảo quản đồ đạc cá nhân và củacác bạn trong lớp.

o Thứ hai, giao tiếp, hợp tác Tạo sự tự tin trong giao tiếp cho các học sinh bằng cách tạo môi trường hoạt động ngoài giờ để học sinh có thể nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình đồng thời biết cách hợp tác với thầy, cô và bạn bè trong việc giải quyết các vấn đề.

o Thứ ba, tự học và giải quyết vấn đề Sự hình thành và phát triển năng lực học sinh là nhận thức chủ quan của học sinh Giáo viên đánh giá vấn đề này nhằm nắm bắt và giúp đỡ học sinh có thể hoàn thiện hơn năng lực vốn có của học sinh, định hướng cho học sinh về các tiềm năng mà học sinh sẵn có.

Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinho Thứ nhất, chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo

dục Trong quá trình học tập, học sinh có làm bài tập đầy đủ khi được giao, có tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ để nâng cao phẩm chất, đạo đức của cá nhân.

o Thứ hai, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm Nếu do cá nhân học sinh học làm sai hay có lỗi thì phải biết chịu trách nhiệm với những hành vi mà mình gây ra.

o Thứ ba, trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

o Thứ tư, yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quêhương, đất nước.

Bên cạnh đào tạo kiến thức thì môi trường giáo dục còn giúp học sinh rèn

Trang 15

luyện phẩm chất đạo đức, đánh giá được coi là toàn diện khi sự đánh giá được thực hiện cả về kiến thức lẫn phẩm chất đạo đức Giáo viên cần đánh giá và nắm bắt các phẩm chất của học sinh để giúp học sinh phát huy cũng như kịp thời giáo dục nếu học sinh có dấu hiệu tiêu cực.

Đánh giá thường xuyên

o Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện,của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn họcvà các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vậndụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.o Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú

ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân,nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

Đánh giá thường xuyên giúp giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường theo sát kịp thời quá trình học tập và rèn luyện của học sinh Giáo viên có thể nắm bắt được cả quá trình từ học tập đến vận dụng kỹ năng cũng như nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của học sinh để kịp thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Đánh giá định kỳ

Ngày đăng: 14/05/2024, 15:54

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan