1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH môn quốc sử cho cấp tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 1919 (qua nghiên cứu quốc sử tiểu học lược biên 國 史 小 學 略 編)

370 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môn Quốc Sử Cho Cấp Tiểu Học Trong Chương Trình Cải Lương Giáo Dục Khoa Cử 1906 -1919 (Qua Nghiên Cứu Quốc Sử Tiểu Học Lược Biên Quốc Sử Tiểu Học Lược Biên)
Tác giả Nguyễn Đức Bá
Người hướng dẫn PGS. TS Phạm Văn Khoái
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Hán Nôm
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 370
Dung lượng 16,67 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I CẤP TIỂU HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH (13)
    • 1.1. CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN (1906-1919) (13)
      • 1.1.1. Chính sách cai trị về phương diện giáo dục của thực dân Pháp sau (13)
      • 1.1.2. Sự đòi hỏi của xã hội cho sự thay đổi giáo dục khoa cử (17)
      • 1.1.3. Cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (23)
      • 1.1.4. Hệ thống trường của giáo dục khoa cử cải lương (1906-1019) (24)
    • 1.2. MÔN QUỐC SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN(1906-1919) (27)
      • 1.2.1. Môn Quốc sử và Sách giáo khoa cho môn Quốc sử (27)
      • 1.2.2. Cải lương thi Hương, thi Hội và môn Quốc sử (29)
    • 1.3. QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN – VĂN BẢN VÀ KẾT CẤU (0)
      • 1.3.1. Văn bản “Quốc sử Tiểu học Lƣợc biên” (33)
      • 1.3.2. Kết cấu của “Quốc sử Tiểu học lƣợc biên” (34)
      • 1.4.2. Tác giả Phạm Huy Hổ / 范 輝 琥 (39)
  • CHƯƠNG II MÔN QUỐC SỬ CỦA CẤP TIỂU HỌC THỂ HIỆN TRONG SÁCH “QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN 国史小學略編” (40)
    • 2.1. Mười nguyên tắc biên soạn của “ Quốc sử Tiểu học Lược biên” (40)
    • 2.2. Sự dẫn nhập cận đại của “Quốc sử Tiểu học Lược biên” về lịch sử (43)
      • 2.2.1. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc sử (44)
      • 2.2.2. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc hiệu (46)
      • 2.2.3. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc dân, dân tộc (48)
      • 2.2.4. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc giới (49)
    • 2.3. Hệ thống hóa diên cách địa danh theo bảng (50)
      • 2.3.1. Bảng Hùng Vương phân rõ 15 bộ (50)
      • 2.3.2. Bảng đất Giao Chỉ cũ (51)
      • 2.3.3. Bảng 3 quận do nhà Tần đặt (52)
      • 2.3.5. Bảng nhà Hán phân Nam Việt làm 9 quận gọi là Giao Chỉ (53)
      • 2.3.6. Cương giới thời Trưng Nữ Vương phục quốc (53)
      • 2.3.7. Bảng phân chia ra Giao Châu và Quảng Châu của Tôn Hạo nhà Ngô (54)
      • 2.3.8. Bảng Giao Châu thời Tấn (54)
      • 2.3.9. Bảng cương giới thời vua Lý Bí phục quốc (54)
      • 2.3.10. Bảng Đường đặt An Nam Đô Hộ Phủ làm 12 châu (54)
      • 2.3.11. Bảng cương giới thời Ngô Vương Quyền dựng nước (55)
      • 2.3.12. Bảng cương giới phía Nam của triều Lý, Trần về sau (56)
      • 2.3.13. Giải thích thêm địa danh Giao Chỉ, Giao Châu (56)
    • 2.4. Kết cấu “Chương”, “Tiết” và thời lượng cho môn Quốc sử (56)
      • 2.4.1. Kết cấu “Chương” của Quốc sử Tiểu học Lược biên (56)
      • 2.4.2. Kết cấu “tiết” của Quốc sử Tiểu học Lược biên (59)
      • 2.4.3. Thời lượng cho môn Quốc sử cho cấp Tiểu học (61)
    • 2.5. Đôi điều về lƣợc biên Quốc sử Tiểu học Lược biên (62)
      • 2.5.1. Nguyên tắc cho lược biên (62)
      • 2.5.2. Lược biên và tóm tắt lược biên (65)
    • 2.6. Tính chất cận đại, nhà trường của “Quốc sử Tiểu học Lược biên 國 史 小 學 略 編” (73)
  • KẾT LUẬN (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

CẤP TIỂU HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH

CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN (1906-1919)

1.1.1 Chính sách cai trị về phương diện giáo dục của thực dân Pháp sau 1884

Năm 1884 và các năm sau đó, đất nước chúng ta có một số sự kiện chính yếu nhƣ sau: Hoà ƣớc Pa-tơ-nốt (Patennôtre)đƣợc ký vào năm 1884; cuộc chiến của vua Hàm Nghi và sau đó là phong trào Cần vương (1885-1897) của văn thân yêu nước theo đường nho học kiểu cũ, trung quân, dựa trên đạo cương thường, nghĩa quân thần (….) Trước tình hình đó, chính quyền thực dân với các tổng trú sứ và toàn quyền nhƣ Paul Bert (1886), De Lanessan (1891-1894) đã nghiêng về đường lối mua chuộc nho sĩ, dùng triều đình Huế phục vụ cho các âm mưu của chúng [lập Viện Hàn Lâm Bắc Kỳ, tiếp tục giữ nguyên khoa cử từ chương, tiếp tục dùng chữ Hán trong hành chính, cung cấp tiền cho tu sửa đền miếu, tổ chức lễ bái trong các đền miếu ] Đường lối cai trị có tính chất “association - hợp tác” ấy đã đƣợc áp dụng nhằm ổn định xã hội, dẹp yên phong trào Cần vương

Bên cạnh chính sách thực dân “association - hợp tác” , chính quyền thực dân lại thực hiện cả chính sách đồng hoá (assimilation) nhằm Pháp hoá Việt Nam theo liều lƣợng và tiến trình phù hợp Bên cạnh việc duy trì giáo dục khoa cử, thực dân Pháp lại mở hệ thống trường Pháp Viêt Ở Việt Nam lúc đó tồn tại hai loại giáo dục: a Hệ thống giáo dục khoa cử b Hệ thống giáo dục Pháp Việt Hai hệ thống giáo dục này khác nhau về một loạt vấn đề Hệ thống giáo dục khoa cử vốn là hệ thống giáo dục nho học, lấy thánh kinh hiền truyện làm đối tượng, lấy Hán văn làm ngôn ngữ, lấy Quốc Tử Giám là trường trung tâm, lấy dân gian làm trường thiên thành, lấy Hương, Hội, Điện làm kỳ thi, lấy cử nghiệp (chọn người ra quan) làm mục đích

Hệ thống giáo dục Pháp Việt lấy khoa học châu Âu làm đối tƣợng, lấy Pháp ngữ làm mục đích, lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ, lấy chia trường làm cấp học (trường sơ cấp - trường tiểu học - trường trung học) Nền giáo dục ấy chia làm hai loại: giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp Giáo dục phổ thông là giáo dục cho mọi người dân, cả nam cả nữ, với 3 cấp học (sơ cấp

- tiểu học - trung học) Giáo dục chuyên nghiệp gồm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục cao đẳng - đại học theo từng chuyên môn Dù trong hoàn cảnh của chế độ thực dân, nhưng giáo dục trong hệ thống trường Pháp-Việt là giáo dục hiện đại, là lối thoát, lối đi lên cho giáo dục bản xứ

Hai loại giáo dục ấy khác nhau về chiều hướng phát triển

Sau Hoà ƣớc 1884, những kinh nghiệm trong việc giáo dục ở Nam Kỳ đã đƣợc áp dụng ở Bắc Kì và Trung Kì Từ năm 1886, Paul Bert đã cho mở một hệ thống các trường thuộc hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Hà Nội như: trường thông ngôn, 9 trường Tiểu học cho nam sinh, 4 trường tiểu học cho nữ sinh, 2 trường dạy nghề, 1 trường dạy vẽ như trên đây chúng tôi đã nêu

Vào cuối thế kỷ XIX, hầu hết các tổng xã Nam Kì có trường Tiểu học Pháp-Việt Ở Bắc Kì và Trung Kì hệ thống trường này còn ít Năm 1900, Hà Nội: 15 trường; Hải Phòng: 5 trường; Nam Định: 4 trường; Thanh Hoá: 2 trường; Vinh: 3 trường; Huế: 2 trường Hội An, Nha Trang mỗi nơi 1 trường

Ngày 27-4-1904, thực dân Pháp ra Nghị định thiết lập Chương trình giáo dục hệ Pháp-Việt ở Bắc Kì

Cần lưu ý một đôi lời rằng, giáo dục Pháp-Việt đã khởi đầu từ năm 1867 ở sáu tỉnh Nam Kì Học quốc ngữ và qua chuyển ngữ quốc ngữ ở đây để tiến tới Pháp hóa Pháp ngữ Lúc đầu, loại trường này bị tẩy chay Thực dân Pháp phải bắt người đi học, cấp tiền, cấp mọi vật liệu, sách vở cho người đi học, thuê tiền cho người đi học nhưng vẫn chẳng có mấy người

Ngược lại, trường chữ nho, trường của thầy đồ dù bị cấm đoán, hạn chế nhưng lại đông người đến học vì đi học ở đây được coi là “giữ đạo nhà”

Trong khoảng gần 10 năm việc giáo dục ở Nam Kỳ lục tỉnh dùng dằng giữa hai loại trường tây - trường ta như thế Nhưng tình hình đã thay đổi từ năm 1874 khi Pháp thành lập cơ quan Học chính Nam Kì, đƣa ra quy chế giáo dục Thầy đồ muốn mở trường phải xin phép chính quyền Trường thầy đồ nếu dạy quốc ngữ và chữ Pháp sẽ đƣợc nhận tài trợ Giáo dục gồm 2 cấp Tiểu học và Trung học Tiểu học học các môn: chữ quốc ngữ, chữ Hán, chữ Pháp, toán, khoa học Thời gian học là 3 năm Cuối khoá có thi Thi đậu sẽ đƣợc tuyển vào làm ở các công sở Pháp hoặc học lên Học xong Tiểu học thì vào trường Trung học bảo hộ với các môn như ở Tiểu học nhưng ở cấp học cao hơn và học cả lịch sử địa lý

Tốt nghiệp trường trung học bảo hộ - Trường Chasseloup Laubat sẽ có lương gấp đôi so với có bằng Tiểu học

Năm 1879, qui chế giáo dục thứ hai ra đời Giáo dục chia làm 3 cấp: Sơ học, Tiểu học, Trung học Sơ học học 3 năm với các môn: chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, làm toán Học xong Sơ học phải thi tốt nghiệp mới lên Tiểu học Tiểu học học các môn: chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, chữ nho, toán, khoa học, lịch sử, địa lý Cuối cấp phải thi tốt nghiệp Tốt nghiệp Tiểu học mới đƣợc vào Trung học Trung học học 4 năm Học xong, thi tốt nghiệp Trung học

Tuy có kinh nghiệm giáo dục nhƣ thế ở Nam Kì, nhƣng chính quyền thực dân vẫn duy trì chế độ khoa cử sau năm 1884 với một khoảng thời gian hơn

20 năm vì các tính toán nham hiểm để đánh lừa, ru ngủ nhân dân ta, nhất là với tầng lớp “thức tự ”

Những năm đầu thế kỉ XX, một bộ phận nhà Nho ưu tú, yêu nước, nhiều người trong số họ từng tham gia cử nghiệp đã nhận ra âm mưu nham hiểm của thực dân Pháp khi chúng duy trì khoa cử cặn bã, lạc hậu, bảo thủ Chịu ảnh hưởng của những tác động khu vực và quốc tế, họ nhận ra những sai lầm khi theo đuổi cử nghiệp Họ đã đứng dậy phê phán cử nghiệp, đả đảo khoa cử từ chương Họ đòi thực hiện một nền giáo dục thực nghiệp, có ích Chính họ đã tạo ra một áp lực xã hội đòi hỏi chính quyền thực dân phải thay đổi chế độ giáo dục

1.1.2 Sự đòi hỏi của xã hội cho sự thay đổi giáo dục khoa cử

Những năm đầu thế kỉ XX, tình hình thế giới và khu vực đã ảnh hưởng đối với Việt Nam Nhật Bản Duy tân, những năm cuối thế kỷ XIX ; Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc vào những năm 1895 – 1898; Hải chiến Giáp Ngọ giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhà Thanh; Chiến tranh Nga Nhật

1905 mà Nga bại Nhật thắng; Tân thƣ, Tân văn, Tân báo đã mang đến cho người Việt Nam một cách nhìn mới, một tư tưởng mới Biết bao người đã từng qua vòng cử nghiệp, khi họ giác ngộ, nhận thấy trong cuộc “tân vận hội” cần phải: “Đúc gan sắt để dời non lấp bể”, “Lấy máu nóng rửa vết dơ nô lệ”,

“Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn” xả thân vì nghĩa lớn Họ kêu gọi anh em hãy cảnh giác, hãy nhận ra âm mưu của thực dân, hãy tránh xa bùa mê thuốc lú của khoa cử (…) Chính điều đó đã tạo nên một làn sóng duy tân sôi nổi, bồng bột khắp các miền đất nước Xin dẫn ra ở đây một đoạn trích từ “Hòa lệ cống ngôn-Hòa lệ dâng lời” của Phan Bội Châu năm 1906 để làm rõ tinh thần ấy

“Kính gửi 6500 thí sĩ đồng bào túc hạ!

MÔN QUỐC SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN(1906-1919)

DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN(1906-1919)

1.2.1 Môn Quốc sử và Sách giáo khoa cho môn Quốc sử ở 3 cấp học của chương trình cải lương giáo dục khoa cử

Từ sự mô tả trên đây cho thấy, chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán(1906-1919) là sự quá độ giáo dục, là sự chuyển đổi giáo dục từ giáo dục khoa cử từ chương bằng chữ Hán sang giáo dục phổ thông hiện đại theo một lộ trình đã được toan tính và dự liệu từ trước Quá độ giáo dục ấy sử dụng cả 3 loại ngôn ngữ văn tự: Chữ Hán và Hán văn; Chữ Quốc ngữ và Quốc văn;

Chữ Pháp và Pháp văn Các loại ngôn ngữ văn tự này lại đƣợc phân theo sự tương ứng với các môn học Các môn học được bố trí và thiết kể cho sự quá độ và chuyển đổi giáo dục Cách thức tổ chức trường lớp cho thấy, giáo dục khoa cử cải lương gồm 2 loại trường Một là trường công do Nhà nước tổ chức Hai là trường tư thục Có thể nói hệ thống trường tư thục của chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán đã mọc lên như nấm sau trận mưa rào nếu nhƣ chúng ta dựa theo những ghi chép đăng trên Đại Nam Đồng văn Nhật báo/ Đăng cổ tùng báo vào giai đoạn này Học sinh trường tư cũng được dự thi như học sinh trường công là một trong những đảm bảo cho trường tư mọc lên nhƣ nấm sau cơn mƣa nhằm khai dân trí, chấn hƣng dân khí, thực dân tài

Về môn Quốc sử ta thấy đƣợc học cả ở 3 cấp Môn Quốc sử đƣợc dạy bằng chữ Hán Sách giáo khoa môn Quốc sử có thể do Hội đồng học vụ của nhà nước biên soạn và cũng có thể do các trường tư biên soạn Dưới đây chúng tôi xin dẫn danh mục sách giáo khoa Quốc sử đó

1 學漢 字新 書 Ấu học Hán tự tân thư, Dương Lâm, Đoàn Triển, Bùi Hướng

Thành biên tập Đỗ Văn Tâm hiệu đính Nghị học Hội đồng kiểm duyệt, in

(1907) Quyển IV - Ấu học lịch sử giáo khoa thư 幼學歷史教科書 , VHv 1485

2 幼學越史四字 Ấu học Việt sử tứ tự Hoàng Đạo Thành soạn, Quan Văn đường tàng bản, in, 1907 VHv.51, 38 tr., 23x15

3越 史 三 字 新 約 全 編Việt sử tam tự tân ước toàn biên VHv 1697;

VHv.1820: VHv.235 (3 bản in, cùng một ván khắc, 134 tr., 28x16, 2 tựa)

Phạm Văn Thụ viết bài tựa thứ nhất, ghi năm Duy Tân Kỷ Dậu (1909), bài tựa thứ hai do Nguyễn Văn Tuấn viết Áng Hiên (Hà Nội), in năm Duy Tân Kỷ Dậu (1909)

Sử Việt Nam (soạn theo thể văn vần, mỗi câu 3 chữ) từ Hồng Bàng đến Tây Sơn

4 安南初學史略 An Nam sơ học sử lược, Mê bông, 144 tr Học chính Nam

Kỳ biên soạn, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Doãn Thạc dịch, 1909, in VHb

5 改良蒙學國史教科書 Cải lương mông học Quốc sử giáo khoa thư, A.169:

128 tr., 25x15, chữ in; VHv.214 (1 bản in, 1 bản viết, 1 mục lục, 1 tựa, 1 bạt).

Sách giáo khoa soạn cho lớp đồng ấu về lịch sử Việt Nam, từ Hồng Bàng đến Duy Tân, chia thành 5 thiên: 1 Thượng cổ thời đại, gồm 3 tiết; 2 Bắc thuộc thời đại, gồm 9 tiết; 3 Trung cổ bột hưng thời đại, gồm 9 tiết; 4 Cận thể thống nhất thời đại, gồm 33 tiết; 5 Tối cận thống nhất thời đại.

6.國 史 小 學 略 編 Tiểu học quốc sử lược biên, Phạm Huy Hổ biên tập, Đỗ

Văn Tâm hiệu đính, 248 tr ), A.1327

7 中學越史編年撮要 Trung học Việt sử biên niên toát yếu, Ngô Giáp Đậu soạn, Đỗ Văn Tâm nhuận chính, 242 tr., A.328

8 中學越史撮要教科 Trung học Việt sử toát yếu giáo khoa, 700 tr., in Ngô

Giáp Đậu soạn, Phạm Văn Thụ duyệt, Đoàn Triển, Phạm Văn Thụ, Cao Xuân Dục đề tựa, VHv 987/1-4

(Nguồn: Trần Nghĩa F GROS Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu,

3 tập, Nxb Khoa học Xã hội, H., 1993.)

1.2.2 Cải lương thi Hương, thi Hội và môn Quốc sử Theo Nghị bổ năm Duy Tân thứ hai (1909), phép thi Hương và thi Hội đổi nhƣ sau:

1.2.2.1 Thi Hương và môn Quốc sử

- Đệ nhất trường, văn sách 5 đạo thuộc các đạo về tu thân, văn chương, luân lý, lịch sử, pháp chính

- Đệ nhị trường, Luận thể chữ Nho 2 đề

- Đệ tam trường, Luận thể Quốc ngữ 3 đề

Những ai đã trúng 3 trường mà lại muốn thi chữ Pháp thì dịch 1 đề từ chữ Pháp ra Quốc ngữ Nếu ai không muốn thì cũng không cƣỡng

- Đệ tứ trường, phúc hạch: Luận thể chữ Nho 1 đề; Luận thể Quốc ngữ 1 đề Tựu trung, phàm thuộc các đề cách trí, địa dƣ, tạm dùng theo sách Quốc ngữ tập độc tân thư do Trần Văn Thông soạn; thuộc các đề về chữ Hán dùng chính văn Ngũ Kinh, Tứ Thư; thuộc đề về các sử, không kể chữ Nho hay chữ Quốc ngữ, đều dùng các sách Nam sử, Bắc sử Duy 4 trường: Thanh Hoá,

Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định thì ở trường đệ nhị vào khoa Nhâm Tý năm

Duy Tân tạm còn thi thơ phú Về sau cũng chiếu thi hành theo thể thức mới

Từ sự mô tả trên, chúng tôi đưa phép thi Hương (trường Hà Nam)vào bảng dưới đây để thấy các môn thi và vị trí của môn Quốc sử / Nam sử/ Bản quốc nhân vật của thời kỳ khoa cử cải lương như sau:

Môn Quốc sử trong trường thi Hương Hà Nam(1909 - 1915)

Trường thứ nhất Trường thứ hai Trường thứ ba Trường thứ tư (Phúc hạch) Khoa Kỷ

Văn sách 4 đạo (chữ Nho)

- Chính trị/luật Nam triều (1)

3 đạo văn sách chữ Nho:

Chữ Pháp 2 đề (bắt buộc)

1 đề dịch từ chữ Hán ra quốc ngữ dƣ/Cách trí (1)

1.2.2.2 Thi Hội, thi Đình và môn Quốc sử Đến như phép thi Hội, thi Đình cũng cải định theo phép thi Hương mới Đệ nhất trường, văn sách 7 đạo: Kinh 1; Truyện 1; Bắc sử 1; Thái Tây liệt quốc sử 1; Cách trí 1; Bản quốc Địa dƣ hoặc Luật lệ 1 Đệ nhị trường, Chiếu dụ 1; Tấu sớ 1; Biểu văn 1; (đều dùng kim văn) Đệ tam trường, Luận chữ Hán 1 đề; Luận Quốc ngữ 2 đề (Văn học, Cách trí, Thời vụ mỗi thứ 1; Tuỳ ý mà hỏi chữ Hán hay Quốc ngữ) Đệ tứ trường, văn sách 7 đạo (Vạn quốc Địa dư, Đông Dương Chính trị 1 đạo; Bản quốc Chính trị 1 đạo; Bản quốc Nhân vật 1 đạo; Lục Bộ Hiến chương 1 đạo; đều dùng Hán văn; Thời vụ 2 đạo; Dịch chữ Quốc ngữ)

Từ sự mô tả trên, chúng tôi đƣa phép thi Hội, thi Đình(1910 - 1919) vào các bảng dưới đây để thấy các môn thi và vị trí của môn Quốc sử / Nam sử/

Bản quốc nhân vật của thời kỳ khoa cử cải lương như sau

Trường thứ nhất Trường thứ hai Trường thứ ba Trường thứ tư Khoa Canh

Kinh: 5 Truyện: 5 Nam sử: 1 Biểu văn: 1

- Biểu văn: 1 dùng kim văn

(dùng kim văn làm 6 đề mới hợp lệ) dƣ: 2

- Thời vụ: 2 (dùng kim văn, làm 6 đề mới hợp lệ) Khoa Quý

Nhƣ trên Luận 3 đề quốc ngữ

Văn sách: 5 đạo Văn sách đình đối Khoa Bính

Nhƣ trên Nhƣ trên Nhƣ trên Nhƣ trên Văn sách đình đối Khoa Kỷ

(Nguồn : Phạm Văn Khoái, KHOA THI TIẾN SĨ CUỐI CÙNG TRONG LỊCH SỬ KHOA CỬ VIỆT NAM (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ tư, 1919), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010)

Như vậy, Quốc sử là một môn học chủ yếu trong Chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1906-1919) Điều đó đƣợc thể hiện trên tất cả các cấp độ và phương diện từ giáo pháp, học qui, sách giáo khoa, phép thi Từ sự nhận thức chung đó, dưới đây chúng tôi xin đi vào giới thiệu bộ sách 國 史 小

QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN – VĂN BẢN VÀ KẾT CẤU

môn Quốc sử trong Chương trình cải lương giáo dục khoa cử ở cấp Tiểu học, nơi mà những người theo học có độ tuổi dưới 27, đã nhiều năm theo đuổi chương trình giáo dục khoa cử truyền thống, chữ Hán đã biết khá nhiều

1.3 國 史 小 學 略 編 QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN – VĂN BẢN

1.3.1 Văn bản “Quốc sử Tiểu học Lƣợc biên”

“Quốc sử Tiểu học Lược biên 國 史 小 學 略 編” do Phạm Huy Hổ/ 范 輝

琥 biên tập năm Duy Tân Đinh Mùi (1907), kí hiệu A.1327 hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm là lƣợc biên lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Gia Long theo bộ Quốc triều Khâm định Việt sử Thông giám

Cương Mục (gọi tắt là “Cương Mục”), bộ chính sử của nhà Nguyễn do Quốc

Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856- 1881 Nhƣng văn bản đƣợc tác giả biên tập thêm bốn phần nữa đó là: “Quốc Sử”, “Quốc Hiệu”,

“Quốc Dân”, “Quốc Giới” để thuận tiện cho người mới đọc sử biết được chỗ quan trọng Và hơn nữa, Quốc sử Tiểu học Lược biên chính là sách để dậy lịch sử giành cho hệ Tiểu học

Hiện văn bản đang được lưu trữ tại kho Di Sản Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm với kí hiệu A.1327; là một bản viết tay gồm 3 chương, dầy 286 trang, kích thước 29 x 15,5; 1 phàm lệ Quốc sử Tiểu học Lược biên đƣợc sao chép lại vào các năm: 1967, 1979, 1986, 1991 và có dấu kiểm sách của Viện Viễn Đông Bác Cổ

Bên cạnh Quốc sử Tiểu học Lược biên còn có Tiểu học Quốc sử Lược biên Đó cũng là sách dạy lịch sử Việt Nam ( từ thời Hồng Bàng đến thời Gia Long), soạn cho chương trình tiểu học, gồm 205 tiết, có phần nói về quốc hiệu tên đất và giới hạn Văn bản Tiểu học Quốc sử Lược biên do Đỗ Văn Tâm hiệu đính cũng đang được lưu trữ tại kho Di Sản Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm mang ký hiệu A.329; là một bản viết tay, dầy 248 trang, kích thước 19 x 15, gồm: 1 bài tựa, 1 phàm lệ, 1 dẫn

Trong văn bản Quốc sử Tiểu học lược biên”chữ “時”luôn đƣợc viết là chữ

“辰”nhằm kiêng húy tên của vua Tự Đức

Vì là bản chép tay nên nét chữ của các phần không giống nhau:phần Phàm lệ đƣợc viết bằng lối chữ thảo; phần Quốc sử, Quốc hiệu; Quốc dân; Quốc giới và Quyển 1 đƣợc viết bằng lối chữ chân, Quyển 2 và Quyển 3 cũng đƣợc viết bằng lối chữ chân nhƣng hơi tháu Và cũng chính là bản chép tay nên trong văn bản có nhiều chỗ chữ bị xóa, bị gạch, viết thiếu chữ, chèn thêm chữ, dùng chữ không thống nhất: ví dụ nhƣ: chữ“趾”trong chữ“交趾”: lúc là“趾”lúc lại viết là“阯”, chữ“佗”trong chữ“趙佗”: lúc thì là“佗”này lúc lại là“陀”

1.3.2 Kết cấu của “Quốc sử Tiểu học lƣợc biên”

Kết cấu của Quốc sử Tiểu học Lược biên gồm các phần sau:

1.3.2.1 Bìa : - Trang bìa ( Trang 1): Ghi tên sách, năm xuất bản (theo cả lịch ta và theo Tây lịch), tên tác giả Việc ghi đƣợc thể hiện nhƣ sau:

“QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN, Phạm Huy Hổ biên tập, Duy Tân Đinh

Mùi nguyên niên đông, Tây lịch nhất thiên cửu bách thất niên - QUỐC SỬ

TIỂU HỌC LƢỢC BIÊN, Phạm Huy Hổ biên tập, Năm Đinh Mùi niên hiệu Duy Tân năm đầu, Tây lịch ”

Trang bìa của “Quốc sử Tiểu học Lược biên 國 史 小 學 略 編

1.3.2.2 Phàm lệ thập tắc của “Quốc sử Tiểu học Lược biên”

Tiếp theo là Phàm lệ gồm 10 điều, nêu lên những nguyên tắc chính yếu cho việc biên soạn sách này “ Quốc sử Tiểu học Lược biên Phàm lệ thập tắc - Mười điều

Phàm lệ cho Quốc sử Tiểu học lƣợc biên”

1.3.2.3 Phần Dẫn nhập của “Quốc sử Tiểu học Lược biên”

Phần Dẫn nhập bao gồm các mục viết theo chủ đề nhƣ : Quốc sử; Quốc hiệu; Quốc dân; Quốc giới và các bảng biểu về cương giới lãnh thổ của nước ta qua các đời

Quốc Sử : Từ trang 6 đến trang 9, nhằm giới thiệu khái quát về lịch sử Việt Nam và sơ lƣợc về các bộ sử qua các triều đại

Quốc Hiệu : Từ trang 10 đến trang 12, giới thiệu về tên nước ta từ

Hồng Bàng cho đến Gia Long

Quốc dân: Từ trang 12 đến trang 15: là phần Quốc Dân: giải thích nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Việt Nam Dưới đây là một trích đoạn minh họa

Quốc giới: Từ trang 15 đến trang 34, giới thiệu khái quát nhất về vị trí địa lý và địa giới của nước ta qua các thời kỳ từ: Hồng Bàng, Bắc thuộc đến thời kỳ tự chủ dựng nước

1.3.2.4 Hệ bảng diên cách địa lý qua các thời

Sau phần Dẫn nhập là các bảng biểu mang tính hệ thống hóa về các vấn đề như: Bảng 15 bộ thời Hùng Vương; Bảng đất Giao Chỉ cũ; Bảng 3 quận do nhà Tần đặt; Bảng Triệu Vũ Đế phân quận Tƣợng làm hai, rồi hợp với Nam Hải, Quế Lâm gọi là nước Nam Việt; Bảng nhà Hán phân Nam Việt làm 9 quận gọi là Giao Chỉ; Cương giới thời Trưng Nữ Vương phục quốc; Bảng phân chia ra Giao Châu và Quảng Châu của Tôn Hạo nhà Ngô; Bảng Giao Châu thời Tấn; Bảng cương giới thời vua Lý Bí phục quốc; Bảng Đường đặt

An Nam Đô Hộ Phủ làm 12 châu: Bảng cương giới thời Ngô Vương Quyền dựng nước; Bảng cương giới phía Nam của triều Lý, Trần về sau; Giải thích thêm địa danh Giao Chỉ Giao Châu

1.3.2.5 Ba quyển của “Quốc sử Tiểu học Lược biên”

Sau phần Dẫn nhập và hệ thống hóa là đến Quyển 1, Quyển 2, Quyển 3 của 國 史 小 學 略 編 Quốc sử Tiểu học Lược biên

- Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển nhất Từ trang 35 đến trang 98: phần này là phần lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Bắc thuộc; đồng thời là chương thứ nhất, với 56 tiết Tiết thứ 1 của Quyển nhất có tên là: “ 經陽王我越首君”_ Kinh Dương Vương ngã Việt thủ quân_ Kinh Dương

Vương là vị vua đầu tiên của nước Việt ta; Tiết thứ 2 có tiêu đề: “ 貉龍君百越之始祖 Lạc Long Quân Bách Việt chi thủy tổLạc Long Quân là thủy tổ của Bách Việt”; Tiết thứ 3 có tiêu đề:“雄王建國 Hùng Vương kiến quốc _Hùng Vương dựng nước”

- Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển nhị Từ trang 99 đến trang 201: là phần lịch sử Việt Nam từ thời tự chủ Ngô Vương Quyền đến thời Lê Mẫn đế; đồng thời là chương thứ hai, với 79 tiết

- Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển tam Từ trang 202 đến hết Hoàng Nguyễn triều ta từ Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế 1 đến đời Gia Long thứ 18 (Theo Tây lịch là từ năm 1558 đến năm 1819); đồng thời là chương thứ ba, với 70 tiết

Tổng cộng số “Tiết” của 3 Quyển là 205 tiết

Dưới đây xin được dẫn ra một số trang với tư cách là minh chứng

MÔN QUỐC SỬ CỦA CẤP TIỂU HỌC THỂ HIỆN TRONG SÁCH “QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN 国史小學略編”

Mười nguyên tắc biên soạn của “ Quốc sử Tiểu học Lược biên”

Mười nguyên tắc biên soạn của “ Quốc sử Tiểu học Lược biên” được thể hiện trong Phàm lệ của sách Phàm lệ của Quốc sử Tiểu học Lược biên đã nêu rõ những nguyên tắc biên soạn mà tác giả Phạm Huy Hổ quán triệt kể cả về mặt ý tưởng, sử liệu nguồn, cách thức trình bày và mục đích cần đạt Mười nguyên tắc đó nhƣ sau:

- “Sách này đƣợc biên tập một cách giản lƣợc, lấy bản sử Khâm Định 1 của quốc triều làm bản chính, trong đó có chọn lựa từ một số bộ sách khác, đều có cước chú rõ ràng, không dám từ chỗ không có căn cứ mà tuyển chọn ra

- Đối với một số truyện tục truyền thần quái nhƣ: một bọc trăm trứng, Sơn Tinh –Thủy Tinh, Gà Trắng (Bạch Kê), Rùa vàng (Kim Quy) đều là những truyện dựa vào thần quyền để đặt ra, thời cổ các nước cũng đều chuyện nhƣ thế Việc này quốc sử đã biện luận, nay không chép lại nữa

- Sắp xếp sự việc của sách này đều tuân theo nguyên văn của sử cũ Nếu có những chỗ bị mất câu thì sai kê cứu khảo xét những chỗ ấy, tuy không theo nguyên văn của sử cũ nhƣng cũng không làm mất đi tính sự thực của sử cũ

- Sách này đƣợc biên soạn cho bộ môn sử thuộc hệ Tiểu học, nhƣng chỉ ghi sự kiện tóm lược mà thôi Nếu muốn hiểu tường tận đã có đầy đủ trong các bộ sử nhƣ Khâm Định 4 và bộ sách sử của bậc Trung học

- Sự tích công trạng các vị vua sáng tôi hiền của nước Việt ta rất nhiều, đều đƣợc biên soạn đầy đủ trong sách sử bậc Ấu học, nay không chép lại ở đây

- Diên cách của địa danh giữa nước ta với Bắc quốc, sách này chỉ ghi chép đại lƣợc, vấn đề này thuộc lĩnh vực của các nhà địa lý không thuộc lĩnh vực của các nhà sử học

- Sử tức là sử chung của quốc dân Những sự kiện không có quan hệ đến quốc dân ngày nay đều lƣợc bỏ bớt

4 Khâm Định: tức là bộ sử “ Khâm Định Việt Sử Thông Giam Cương Mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1856 – 1881

- Sách này biên soạn tăng thêm bốn mục: Quốc sử; Quốc hiệu; Quốc dân;

Quốc giới, đặt ở đầu quyển, để tiện cho người mới đọc sử biết được những chỗ quan trọng

- Sách này biên soạn các sự kiện chính trị của nước nhà một cách một cách rõ ràng tường tận, những sự kiện thuộc dân sự chỉ biên soạn tóm lược

Những chỗ sử cũ ghi chƣa đầy đủ mà chƣa khảo cứu xem xét đƣợc, mong các học giả học rộng đính chính cho, để phù hợp với thể tài lịch sử

- Những sự kiện lịch sử của bản triều, vâng thuật lại từ buổi đầu dựng nước cho đến niên hiệu Gia Long thứ 18 (1819), còn từ niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất (1820) về sau do Bộ Học ở kinh đô biên soạn

Qua 10 điều thuộc về nguyên tắc của Phàm lệ ở trên, từ góc nhìn của đề tài luận văn, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc có liên quan đến việc xác định Quốc sử như một môn học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử nói chung, cấp Tiểu học nói riêng, nơi mà những người vào học nó có độ tuổi từ 12 đến 27 Đó là những người đã từng dành cả tuổi trẻ của mình cho việc theo đòi cử nghiệp Nếu theo tuổi tác khoa cử truyền thống, không ít người trong số họ đã nhiều năm lều chõng, và cũng có thể đã đỗ đạt ở một mức độ nào đó Do vậy, họ đã có nhiều chữ Hán.Vấn đề ở đây là, họ dùng chữ Hán đã biết cho việc học môn Quốc sử

Môn Quốc sử ở ba cấp học đƣợc cấp độ hóa nhƣ sau: Ấu học đã học công tích của các vị vua sáng tôi hiền Tiểu học thì tóm lƣợc Quốc sử theo tiến trình thời gian Tường tận và chi tiết thì ở cấp Trung học “Sự tích công trạng các vị vua sáng tôi hiền của nước Việt ta rất nhiều, đều được biên soạn đầy đủ trong sách sử bậc Ấu học, nay không chép lại ở đây” “Sách này đƣợc biên soạn cho bộ môn sử thuộc hệ Tiểu học, nhƣng chỉ ghi sự kiện tóm lƣợc mà thôi Nếu muốn hiểu tường tận đã có đầy đủ trong các bộ sử như Khâm Định 5 và bộ sách sử của bậc Trung học”

5 Khâm Định: tức là bộ sử “ Khâm Định Việt Sử Thông Giam Cương Mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1856 – 1881

Các nguyên tắc của Phàm lệ còn cho ta biết tính chất và tƣ cách quốc dân của người học sử “Sử tức là sử chung của quốc dân Những sự kiện không có quan hệ đến quốc dân ngày nay đều lƣợc bỏ bớt”

Do sống trong một đất nước có truyền thống viết Quốc sử, do vậy, biên soan Quốc sử cho các cấp học trước hết phải dựa vào các bộ chính sử, trong đó ở đây là bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục của Quốc Sử quán triều Nguyễn Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục trở thành sử nguồn cho sự lƣợc biên Đồng thời, Phàm lệ cũng nêu ra những nguyên tắc của lƣợc biên

Các nguyên tắc của Phàm lệ còn cho ta thấy định hướng vào biên soạn các sự kiện chính trị của nhà nước “Sách này biên soạn các sự kiện chính trị của nước nhà một cách một cách rõ ràng tường tận, những sự kiện thuộc dân sự chỉ biên soạn tóm lƣợc”

Sự dẫn nhập cận đại của “Quốc sử Tiểu học Lược biên” về lịch sử

Sự dẫn nhập cận đại ở đây thể hiện qua sự giới thuyết một loạt các thuật ngữ mang tính cận đại nhƣ “Quốc sử”; “Quốc hiệu”; “Quốc dân”; “Quốc giới” Nếu trong bộ Quốc sử Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản Nội các quan bản, in năm Chính Hòa thứ 18(1697), sự dẫn nhập là một loạt bài Tựa nhƣ: 大 越

史 記 續 編 序 Đại Việt Sử ký Tục biên tự của Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Tham tụng, Hình bộ thƣợng thƣ tri Trung thƣ giám, Lai Sơn tử Lê Hy; 大

越 史 記 續 編 書 Đại Việt Sử ký Tục biên thư của Tứ Mậu Thìn khoa [1628] đồng tiến sĩ xuất thân, Tham tụng Lại bộ thƣợng thƣ kiêm Đông các đại học sĩ, Thiếu bảo, Yên quận công, thần Phạm Công Trứ; 大 越 史 記 外 紀 全

書序 Đại Việt Sử ký Ngoại kỉ Toàn thư của Tứ Đại Bảo Nhâm Tuất khoa [1442] đồng Tiến sĩ, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc tử giám tƣ nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn, Ngô Sĩ Liên; 擬 進 大 越 史 記 全 書 Phụng

Nghĩ Tiến Đại Việt Sử ký Toàn thư của Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc tử giám tƣ nghiệp, kiêm Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên mà các bìa Tựa ấy ít nhiều đều đề cập đến Quốc sử, bút pháp viết sử nhƣ: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều Cho nên làm sử là cốt để cho đƣợc nhƣ thế” thì ở đây sự dẫn nhập là một loạt các mục viết nhằm giới thuyết các khái niệm cận hiện đại Dưới đây là sự thể hóa cho những dẫn nhập cận hiện đại nhƣ thế

2.2.1 Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc sử 2.2.1.1 Dẫn nhập về lịch sử quốc gia dân tộc

Dẫn nhập nhập về Quốc sử bao gồm sự xác định về vai trò của Quốc sử nói chung, lịch sử của nước Việt ta, của dân tộc Việt Nam ta nói riêng “Nước tất phải có sử Sử là tấm gương sáng của quốc dân, là suối nguồn của lòng yêu nước

Người trong nước không thể không đọc vậy Thế giới sở dĩ văn minh, dân tộc sở dĩ phát triển thì cái công lao của sử học chiếm một nửa vậy Nước Việt ta dựng nước rất sớm Hồng ( Hồng Bàng thị ) Lạc (nước Âu Lạc) có bộ lạc mà chưa thành quốc gia Có tiếng nói mà chƣa biết ghi chép Sau đó đến thời Bắc thuộc, đã không có nước thì làm sao có sử Từ sau Ngô Đinh mới thành nước”

2.2.1.1 Dẫn nhập về truyền thống biên soạn Quốc sử Dẫn nhập về Quốc sử cho ta thấy cả một truyền thống biên soạn Quốc sử

“Đến Trần Thái Tông, mệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt Sử Ký, thì nước ta lúc đó mới bắt đầu có Quốc Sử vậy Vậy thì, việc thời Hồng Lạc thuộc dạng truyền nghe nên gọi là thời đại nghi sử Việc thời Bắc thuộc chỉ đƣợc ghi lại trong Bắc Sử nên là thời đại khuyết sử Sau buổi lập quốc, trên thì có sự ghi chép của sử thần, dưới thì có ghi chép những điều nghe được theo Dã Thặng 6 nên mới bắt đầu là thời đại tín sử Lại thêm việc cẩn trọng xem xét các bộ Quốc Sử qua các triều để mà tu sửa Nhƣ: Đại Việt Sử ký (Vua Trần Thái Tông lệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn từ thời Triệu Vũ đế đến thời Lý Nữ Chiêu Hoàng, theo Tây lịch là khoảng năm 1260 thì biên soạn) Đại Việt Sử ký Tục biên (Vua Lê Nhân Tông lệnh cho Phan Phu Tiên tục biên từ thời Trần Thái Tông đến thời người Minh hoàn quốc) Đại Việt Sử ký Toàn thƣ (Vua Lê Thánh Tông lệnh cho Ngô Sỹ Liên toản tu từ họ Hồng Bàng đến Ngô Sứ Quân là Ngoại ký; Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ là Bản ký )

6 Dã Thặng là tên các bộc sử cổ của các nước chư hầu ở thời Xuân Thu – Chiến Quốc Đại Việt Thông giám (Vua Lê Tương Dực lệnh cho Vũ Quỳnh thuật soạn như trước, lại mệnh cho Lê Tung soạn Tổng luận Chiêu Tông lệnh cho Đặng Minh Khiêm làm Vịnh Sử Thi Tập ) Đại Việt Sử ký Toàn thƣ (Vua Lê Huyền Tông lệnh cho Nguyễn Công Trứ biên soạn từ thời vua Lê Thái Tông đến thời Lê Cung Hoàng làm Bản kỷ thực lục; thời

Trung Hƣng từ vua Lê Trang Tông đến vua Thần Tông làm Bản kỷ tục biên; vua Hy

Tông lệnh cho Lê Hy tiếp tục biên soạn từ thời vua Huyền Tông, Gia Tông để nối tiếp bản Thần Tông Thực lục; vua Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hƣng thứ 36 lệnh cho Ngô Sỹ, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Hoản biên tập từ thời vua Hy Tông niên hiệu Vĩnh Trị trở về sau, mà đến thời Lê Quý Đôn, Vũ Miên tổng hợp các việc này)

Quốc triều Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (Niên hiệu Minh Mệnh thứ nhất triều ta, ban chiếu cầu tìm các sách đã mất; năm thứ hai xây dựng Sử quán Lệnh cho Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn, Hà Duy Phiên biên tập từ thời Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế đến Duệ Tông làm Thực lục Tiền biên; từ thời Thế Tổ Hoàng Đế Trung Hƣng làm Thực lục Chính biên; Tự Đức năm thứ 9, lệnh cho Phan Thanh Giản làm tổng tài, đem các sách biên niên các triều đại của nước Việt ta, tham khảo các sách khác, sửa chữa từ ngữ, xem xét, đính chính từ Hùng Vương đến loạn mười hai sứ quân làm Tiền biên; từ Đinh Tiên Hoàng đến thời vua Lê Mẫn Đế làm Chính biên Năm thứ hai mươi lại lệnh cho Lê Bá Thận, Đặng Văn Kiều toản tu Năm thứ hai mươi lăm, lệnh cho Phạm Huy, Phạm Hy Lượng duyệt kiểm Năm thứ hai mươi chin, lệnh cho Bùi Ước phúc kiểm Năm thứ ba mươi mốt, lệnh cho Nguyễn Tư Giản duyệt đính Năm thứ ba mươi tư, lệnh cho Phạm Thận Duật, Vũ Nhự kiểm duyệt Đến năm đầu niên hiệu Kiến Phúc thì sách đƣợc hoàn thành)”

2.2.2 Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc hiệu

Quốc hiệu vốn là một vấn đề thú vị trong lịch sử Việt Nam Nếu nhƣ ở Trung Quốc suốt mấy nghìn năm, quốc hiệu cơ hồ đồng nhất với triều đại cầm quyền chứ ít khi có một tên chung Điều này đã được Lương Khải Siêu đề cập đến trong luận văn đầy xúc cảm “Thiếu niên Trung Quốc thuyết” Còn với người Việt Nam, bên cạnh tên các triều đại, lại còn có một tên nước chung Đó là nước Đại Việt Điều này đƣợc Phạm Huy Hổ viết trong Quốc sử Tiểu học lược biên nhƣ sau:

“Phàm con người cùng sống trên một mảnh đất, cùng tổ tiên sinh ra, cùng văn hóa cùng phong tục thì đều gọi là người cùng một nước Đã có nước, không kể lớn nhỏ, không kể mạnh yếu, không có nước nào là không có tên nước để mà phân biệt Nước Việt ta cách nay (Duy Tân năm đầu Đinh Mùi) 4786 năm, đầu tiên có Kinh Dương Vương thuộc họ Hồng Bàng, vâng nhận lệnh Đế Minh phong cho ở Ngũ Lĩnh, lúc đó chưa có tên nước Truyền 2 đời đến Lạc Long Quân, dời đến Tuyên Quang, gọi tên nước là Lạc Long Ba đời truyền đến Hùng Vương, dời đến Phong Châu, tên nước là Văn Lang Đến Thục An Dương Vương, tên nước đổi thành Âu Lạc Do đó đến nay khoảng

4260 năm, những cái tên gọi như Việt Thường, Nam Giao đã xuất hiện ở Sử nước Bắc (Sử Đế Nghiêu, Mậu Thân năm thứ năm, họ Việt Thường đến dâng Bạch quy

Sách Nghiêu Điển có viết: Nghiêu lệnh cho Hy Thúc ở Nam Giao, sửa là Nam Ngoa) Việt Thường là một trong mười năm bộ mà Hùng Vương đặt.Nam Giao là Giao Chỉ ở phía Nam Cho nên từ đó người phương Bắc gọi hoặc nước ta tự gọi

Xƣa phỏng đoán dựa vào tất cả đó mà không ngoài ba chữ: Việt, Nam, Giao

Hệ thống hóa diên cách địa danh theo bảng

Tuy trong Phàm lệ có viết “Diên cách của địa danh giữa nước ta với Bắc quốc, sách này chỉ ghi chép đại lƣợc, vấn đề này thuộc lĩnh vực của các nhà địa lý không thuộc lĩnh vực của các nhà sử học”, thế nhưng để giúp người học dễ nhận thức về Quốc sử, Quốc sử Tiểu học lược biên đã tiến hành hệ thống hóa địa danh hành chính các thời để người học thấy được quang cảnh chung về diên cách địa danh nước ta Dưới đây là sự cụ thể hóa về sự hệ thống qua các bảng đó

2.3.1 Bảng Hùng Vương phân rõ 15 bộ : “Một là: Văn Lang ( chính là

Hưng Hóa, Sơn Tây); Hai là: Chu Diên (chính là Vĩnh Tường của Sơn Tây); Ba là:

Phúc Lộc (chính là huyện Phúc Thọ của Sơn Tây); Bốn là: Giao Chỉ (chính là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên); Năm là: Dương Tuyền (chính là Hải Dương); Sáu là: Vũ Ninh (chính là Bắc Ninh); Bảy là: Ninh Hải (chính là Quảng Yên); Tám là: Lục Hải (chính là Lạng Sơn); Chín là: Vũ Định (chính là Thái Nguyên, Cao Bằng); Mười là:

Tân Hưng (chính là Hưng Hóa, Tuyên Quang); Mười một là: Cửu Chân (chính là Thanh Hóa); Mười hai là: Hoài Hoan (chính là Nghệ An); Mười ba là: Cửu Đức (chính là Hà Tĩnh); Mười bốn là: Việt Thường (chính là từ Quảng Trị đến Quảng Nam, Quảng Ngãi) Mười lăm là Bình Văn(chú thích không rõ) (Xét: Mười năm bao bộ ở thời Hùng Vương, như Văn Lang là Sơn Tây, Giao Chỉ là Hà Nội, Cửu Chân là Thanh Hóa, Việt Thường là Quảng Trị, Vũ Ninh là Bắc Ninh rõ ràng không có nghi ngờ Còn các tỉnh của mười bộ khác, ngờ rằng vốn giải thích căn cứ vào cương thổ thời nay mà phỏng đoán vậy Há có ba bộ Văn Lang, Chu Diên, Phúc Lộc cùng ở một tỉnh Sơn Tây Trộm nghĩ Chu Diên, Phúc Lộc cũng là một huyện của Văn Lăng Nhƣ huyện Lộc Linh đại khái vậy Không thể gọi là bộ được Huống hồ đất đai biên giới của nước Việt ta bị hỗn nhập vào Bắc quốc cũng nhiều Nay bốn phủ Tƣ Ân, Tứ Thành, Trấn An, Thái Bình của tỉnh Quảng Tây đều liền kề với các tỉnh Lạng, Thái, Tuyên, Hƣng của ta Theo sách “Nhất Thống Chí”, của nhà Minh, toàn bộ đó trước đây đều là đất Giao Chỉ Sách “ Nhất Thống Chí” của nhà Thanh, chú là đất Man Thế nhưng việc liệt kê ranh giới của mười năm bộ thời Hùng Vương gồm cả 4 phủ đó là điều không còn nghi ngờ gì)”

2.3.2 Bảng đất Giao Chỉ cũ

“Phủ Tư Ân (nay thuộc phía dưới tỉnh Quảng Tây, ở thời Hán là quận Uất Lâm);

Phủ Tứ Thành (Đến thời Tống bắt đầu đặt); Huyện Lăng Vân (Thuộc phía dưới phủ

Tứ Thành, đến đời Thanh bắt đầu đặt); Châu Tây Long (Đến thời Nguyên bắt đầu đặt);

Phủ Thái Bình (Thới Hán là Uất Lâm, thời Đường là Quy Châu); Châu Long (Thuộc phía dưới phủ Thái Bình, thời Đường thuộc An Nam Đô Hộ Phủ, đến thời Tống chiếm?);

Giang Châu(Đến thời Tống bắt đầu đặt); Châu Dƣỡng Lợi (Thời Tống đặt); Châu

Tư Lăng (Thời Đường thuộc An Nam Đô Hộ Phủ, sang đến đời Tống bắt đầu chiếm đất này); Châu Ninh Minh (Thời Đường nghi là Quy Châu); Phủ Trấn An (Thời Tống đặt); Châu Phụng Nghị (Thuộc phía dưới phủ Trấn An); Châu Hướng Vũ; Châu Đô Khang; Châu Vĩnh Phong (Nay thuộc tỉnh Quý Châu, thời Tống đặt, ghi rất rõ trong “ Nhất Thống Chí” của nhà Thanh)

Bên trên đƣợc ghi lại rõ ràng trong “ Minh Thanh Địa Chí”, còn trong

Quốc sử rõ ràng ghi là: họ Hồ trở về sau đánh mất các đất đƣợc liệt kê ở bên dưới:

Mười chín thôn Cổ Lâu (Phía Bắc tiếp giáp với Quý Châu, triều Hồ đem đút lót cho nhà Minh, nhà Minh đặt ở huyện Tây Lâm thuộc phủ Tứ Thành)

Năm động châu Vĩnh An (Ở Quảng Yên: một là Tƣ Phù, hai là La Phù, ba là Kim Lặc, bốn là Cổ Sâm, năm là Liễu Cát, họ Mạc đem đút lót nhà Minh, nhà Minh sáp nhập vào Khâm Châu tỉnh Quảng Đông)

Châu Bảo Lạc (Các xã thôn: Bách Hướng, Mỹ Phong, Phiêu Lẫm, Hữu Sào, Ngọc

Châu Vị Xuyên (Các động xã thôn: Đông Mông, Vô Cữu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên)

Châu Thủy Vĩ (Các động: Cam Thường, Hương Sơn, Sơn Yêu, Trình Lạn, Hoa Quán cùng 28 thôn Ở trên đều bị Ti phủ Khai Hóa tỉnh Vân Nam xâm chiếm, động Trình Lạn và 25 thôn bị Thổ Ti huyện Mông Tự xâm chiếm)

Bốn động châu Quỳnh Nhai

Ba động châu Chiêu Phổ (Hai vùng đất đó họ Nùng xâm lấn đƣợc vào đời Thanh, năm vùng đất phía trên đến đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa thứ 9 thì mất)

Sáu châu Hƣng Hóa (Một là: Quảng Lăng, hai là: Quảng Nhai, ba là: Hợp Phì, bốn là: Lễ Tuyền, năm là: Tuy Phụ, sáu là: Khiêm Châu, vốn thuộc phủ Tây An, Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hƣng 41 phủ Khai Hóa bị chiếm)

Lai Châu ( Các động Mang Thích và Hoài Thúc, cuối thời Tây Sơn bị huyện Kiến Thủy Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm, đến Gia Long năm đầu, quan trấn thủ Hƣng Hóa xin lấy lại, nhƣng không thành)”

2.3.3 Bảng 3 quận do nhà Tần đặt

“Quận Tượng (Nay là vùng từ tỉnh Quảng Nam nước ta hất về phía bắc, và hai phủ Liêm Châu, Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông, hai phủ Tƣ Ân, Khánh Toại của tỉnh Quảng Tây của Bắc Quốc)

Quận Nam Hải (Nay là 7 phủ: Quảng Châu, Tân Châu, Nam Hùng, Huệ Châu, Triều Châu, Triệu Khánh, Cao Châu của tỉnh Quảng Đông với Gia Ứng Châu cùng với huyện Chương Phố của tỉnh Phúc Kiến của Bắc Quốc)

Quận Quế Lâm (Nay là 6 phủ: Quế Châu, Liễu Châu, Bình Lạc, Ngô Châu, Tầm Châu, Nam Ninh với châu Uất Lâm của Bắc Quốc)”

2.3.4, Bảng Triệu Vũ Đế phân quận Tượng làm hai, rồi hợp với Nam Hải, Quế Lâm gọi là nước Nam Việt

“Quận Giao Chỉ (Vùng đất từ tỉnh Nam Định của Bắc Kỳ trở lên đằng Bắc nước ta gọi là Giao Chỉ)

Quận Cửu Chân (Phía Nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Quảng Nam nước ta là Cửu Chân)”

2.3.5 Bảng nhà Hán phân Nam Việt làm 9 quận gọi là Giao Chỉ

“Quận Nhật Nam (Nay là phía Nam Hoành Sơn đến tỉnh Quảng Nam nước ta)

Quận Nam Hải (Nay là ba phủ: Quảng Châu, Huệ Châu, Triều Châu của tỉnh Quảng Đông với châu Gia Ứng của Bắc quốc)

Quận Cửu Chân (Nay là bốn tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)

Quận Uất Lâm (Nay là năm phủ: Nhu Viễn, Tƣ Ân, Tầm Châu, Nam Ninh, Thái Bình của tỉnh Quảng Tây cùng với châu Uất Lâm của Bắc quốc)

Quận Giao Chỉ (Nay là các tỉnh Bắc Kỳ đến các vùng đất của Bắc quốc nhƣ bảng quận Giao Chỉ ở trên Duy Dương lấy 2 phủ Tư Ân, Thái Bình thuộc Uất Lâm)

Quận Thương Ngô (Nay là bốn phủ: Triệu Khánh, Liễu Châu, Ngô Châu, Bình Lạc của tỉnh Quảng Tây cùng với La Định Châu của Bắc quốc)

Quận Hợp Phố (Nay là hai phủ: Cao Châu, Liêm Châu của tỉnh Quảng Đông với huyện Hải Nguyên của phủ Lôi Châu và ba huyện: huyện Dung của châu Thƣợng Tƣ; huyện Bắc Lưu, Lục Châu cho đến Hoành Châu của Bắc quốc)

Hai quận Châu Nhai, Đam Nhĩ (Nay là phủ Quỳnh Châu hay còn gọi là Hải Nam tỉnh Quảng Đông của Bắc quốc)”

2.3.6 Cương giới thời Trưng Nữ Vương phục quốc

Kết cấu “Chương”, “Tiết” và thời lượng cho môn Quốc sử

Các bộ Quốc sử truyền thống còn đến bây giờ nhƣ: Đại Việt Sử ký Toàn thư; Khâm định Việt Sử Thông giám Cương Mục đều là những bộ sử mà đối tượng hướng vào trước hết là các đấng quân vương, đề cập đến cái đạo làm vua, đề cao chính thống, phê chê thoán nghịch, thường được viết theo lối biên niên, cương mục, thông giám Những điều đó ta có thể thấy trong các bài Tự có trong Đại Việt Sử kí Toàn thƣ, Nội các quan bản, Chính Hòa năm thứ 18

(1697), đƣợc dịch và in trong bản dịch của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Tập I, H., 1998) Chẳng hạn nhƣ: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc Có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt

Người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều Cho nên làm sử là cốt để cho đƣợc như thế Kể từ khi nước ta nối tiếp sự mở mang của trời đất, họ Hồng Bàng bắt đầu ra trị đời, trải đến Lê Cung Hoàng của quốc triều, có vua , có tôi, có thể thống, chính trị hay dở, thế đạo thịnh suy, lễ nhạc dựng bỏ, nhân vật hiền kém, không việc gì không chép đủ”( Phạm Công Trứ, Đại Việt Sử kí Tục biên thư)

“Thần trộm nghĩ: Ngày xưa sách làm tin là điển lớn của nước, để ghi chép quốc thống lúc lìa, lúc hợp, để tỏ rõ trị hoá khi thịnh khi suy Ấy là muốn treo gương răn cho đời sau, há chỉ chép cơ vi về dĩ vãng Ắt là thiện ác phải làm rõ ràng trong khen chê, thì người sau mới biết ý khuyên răn Ắt là bút mực phải phục dịch nhiều cho tâm thần, thì trước thuật mới gọi là xem được, không thể làm cẩu thả, há đâu nói dễ dàng Sách Đại Việt Sử Ký chép chính sự của đế vương thời trước Kể từ khi kế nối mở cõi nước Nam, thật đối ngang triều Bắc Dòng mối ức vạn năm, với trời không cùng; vua giỏi sáu bảy vị, so xƣa có sáng Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, mà hào kiệt đời nào cũng có

Thử xem thời trước, có thể xét tra Nhà Ngô về trước, đại khái loạn nhiều mà trị ít; nhà Lý về sau, dần dần thời đổi mà tục dời Phàm tột trị thì loạn sinh, giẫm sương ắt giá buốt Kể tặc thần nhân đó mà chiếm cướp, nước thù địch lấy cớ đến xâm lấn” (Ngô Sĩ Liên, Biểu dâng Đại Việt Sử ký Toàn thư)

Kết cấu của các bộ Quốc sử đó thường được tổ chức theo sự đối lập và tương ứng: “Ngoại kỷ” và “Bản kỷ”; “Tiền biên” vầ “Chính biên” Rồi trong lại chia thành các “Kỷ” của từng triều đại, triều vua Các bộ Quốc sử thường có quy mô to lớn, chủ yếu được lưu tàng trong Quốc Sử quán

Còn Quốc sử Tiểu học Lược biên đƣợc biên soạn làm tài liệu cho những người đi học ở cấp Tiểu học cho nên nó không thể theo kết cấu đó được Kết cấu “Chương”, “Tiết” đã được sử dụng ở đây Ở chương I chúng tôi đã giới thiệu về kết cấu của bộ sách này Ngoài phần Phàm lệ, Dẫn nhập, Bảng hệ thống diên cách địa danh, Quốc sử Tiểu học lược biên gồm 3 quyển

Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển nhất Từ trang 35 đến trang 98: phần này là phần lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Bắc thuộc; đồng thời là chương thứ nhất Chương này có tên là: “第一章自鴻龐至北屬時代 Đệ nhất chương TỰ HỒNG BÀNG CHÍ BẮC THUỘC THỜI ĐẠI”, gồm 56 “tiết”

- Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển nhị Từ trang 99 đến trang 201: là phần lịch sử Việt Nam từ thời tự chủ Ngô Vương Quyền đến thời Lê Mẫn đế; đồng thời là chương thứ hai Chương này có tên là: “第二章自主時代

吳王權至黎愍帝Đệ nhị chương TỰ CHỦ THỜI ĐẠI Ngô vương Quyền chí

Lê Mẫn đế”, gồm 79 “tiết”

- Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển tam Từ trang 202 đến hết Hoàng Nguyễn triều ta từ Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế 9 đến đời Gia Long thứ 18 (Theo Tây lịch là từ năm 1558 đến năm 1819); đồng thời là chương thứ ba Chương này có tên là: “第三章 皇阮本朝自太 祖嘉裕皇帝至嘉隆十八年Đệ tam chương

9 Thái Tổ Gia Dụ hoàng để: miếu hiệu của Nguyễn Hoàng con thứ của Nguyễn Kim

HOÀNG NGUYỄN BẢN TRIỀU Tự Thái tổ Gia Dụ hoàng đế chí Gia Long thập bát niên”, gồm 70 tiết

Kết cấu “Chương” và tên cụ thể của từng chương cho ta thấy sự khác biệt của Quốc sử Tiểu học Lược biên so với một số bộ Quốc sử đã được in trước đó về mặt kết cấu Tất nhiên, kết cấu chương ở đây cũng có mối liên hệ với kết cấu “Ngoại kỷ” và “Bản kỷ”, “Tiền biên” và “Chính biên” trong các bộ Quốc sử trước đó Song đây là những vấn đề đòi hỏi phải được nghiên cứu chuyên sâu, cần đƣợc thể hiện cả về định tính cũng nhƣ định lƣợng Ở đây chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề mà thôi

2.4.2 Kết cấu “tiết” của Quốc sử Tiểu học Lược biên

“Tiết” là sự cụ thể và chi tiết hóa của “chương” Chẳng hạn, Quốc sử

Tiểu học Lược biên quyển nhất có tên “chương” là:

“第一章自鴻龐至北屬時代 Đệ nhất chương TỰ HỒNG BÀNG CHÍ BẮC

THUỘC THỜI ĐẠI” Chương này gồm 56 “Tiết”

Cách đặt tên của từng “Tiết” ở một mức độ nào đó gợi cho ta liên tưởng đến cách đặt “Cương” của các bộ Quốc sử viết theo “cương”, “mục” Song đây là những vấn đề rất lớn Chúng tôi chƣa có khả năng giải quyết Chúng tôi xin dẫn ra ở đây Danh mục 56 “Tiết” của Chương thứ nhất của Quốc sử Tiểu học Lược biên với tƣ cách nhƣ là một sự minh họa mà thôi

Quốc sử Tiểu học Lược biên quyển 1

Chương thứ nhất: Từ họ Hồng Bàng đến thời Bắc thuộc Tiết thứ nhất: Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên của nước ta Tiết thứ hai: Lạc Long Quân là thủy tổ của Bách Việt

Tiết thứ ba: Hùng Vương kiến quốc Tiết thứ tư: Chính trị thời Hùng Vương Tiêt thứ năm: Việc ngoại giao thời Hùng Vương

Tiết thứ sáu: Ba đời họ Hồng Bàng Tiết thứ bẩy: Hùng Vương tìm người Tiết thứ tám: Thục An Dương Vương kiến quốc Tiết thứ chín: Tần đặt Lĩnh Nam làm ba quận Tiết thứ mười: Thục Âu Lạc bị diệt vong Tiết thứ mười một: Triệu Đà làm vua Nam Việt Tiết thứ mười hai: Lữ Gia không giữ được nhà Triệu Tiết thứ mười ba: Nhà Hán đặt Nam Việt làm 9 quận Tiết thứ mười bốn: Hai thái thú nhà Hán giáo hóa Lĩnh Nam Tiết thứ mười năm: Trưng Vương phục quốc

Tiết thứ mười sáu: Tiếp tục bài trước Tiết thứ mười bảy: (bản chữ Hán để trống tiết này) Tiết thứ mười tám: Lâm Ấp bắt đầu lập nước Tiết thứ mười chín: Nhà Hán bàn bạc phương sách Tiết hai mươi: Sự tham bạo của quan lại nhà Hán Tiết hai mốt: Nhà Hán dùng người làm trái sử Tiết hai mươi hai: Người Nam tiến dụng nhân tài Tiết hai mươi ba: Hán đối đãi bình đẳng với người Giao Châu Tiết hai mươi tư: Giao Chỉ bắt đầu liệt làm châu

Đôi điều về lƣợc biên Quốc sử Tiểu học Lược biên

Quốc sử Tiểu học Lược biên ghi chép bao quát các sự kiện lịch sử từ thời Hồng Bàng đến thời Gia Long 18 (1819) Để thực hiện đƣợc mục tiêu ấy trong giới hạn 3 Quyển (và cũng là 3 Chương), con đường xây dựng chương trình môn học trong điều kiện bấy giờ là dựa vào Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục nhƣ là sử nguồn Sau đó là lƣợc biên theo những nguyên tắc đƣợc xác định do yêu cầu của môn Quốc sử trong hoàn lúc đó Nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ ba trong “Phàm lệ” (Bài tựa) là thuộc về lƣợc biên Có thể gọi đó là nguyên tắc lƣợc biên Phạm Huy Hổ có viết:

“本編節約 以國朝欽定史本爲正 間有採取他書 均脚註詳明 不 敢懸空撰出

本編其敘事處皆遵舊史文 若斷語處遣討處 雖不因舊史之原文 寔不失舊史之事寔

Phiên âm: Bản biên tiết ước dĩ Quốc Triều Khâm Định Sử bản vi chin

Giản hữu thái thủ tha thư, quân cước chú tường minh bất cảm huyền không tuyển xuất Bản biên kỳ tự sự xứ, tuân cựu sử nguyên văn Nhược đoạn ngữ xứ khiển khảo xứ Tuy bất nhân cựu sử chi nguyên văn, thực bất thất cựu sử chi sự thực

Dịch nghĩa: Quyển sách này đƣợc biên tập một cách giản lƣợc, lấy bản

Khâm định của Quốc triều làm bản chính Giản hoặc trong đó có chỗ nào chọn lựa từ một số bộ sách khác thì đều có cước chú rõ ràng, không dám từ chỗ không có căn cứ mà tuyển soạn ra

Quyển sách này đƣợc biên tập theo trình tự các sự kiện và đều tuân theo nguyên văn sử cũ Nếu có những chỗ bị mất câu thì sai kê cứu khảo xét những chỗ ấy, tuy không dựa vào nguyên văn sử cũ thì thật sự cũng không làm mất đi sự thật của sử cũ.”

Qua đây, có thể thấy rằng các sự kiện lịch sử đƣợc biên tập theo trình tự thời gian từ thời Thƣợng cổ, trải qua thời Bắc thuộc, đến thời Tự chủ, cuối cùng là Hoàng Nguyễn bản triều (từ Nguyễn Hoàng Gia Dụ Hoàng đế đến Gia Long 18), nói chung là bao quát hết các sự kiện mà trong các bộ sử nổi tiếng khác nhƣ: Đại Việt Sử ký Toàn thư; Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục…đã biên soạn Các sự kiện về chính trị trong nước đều được ghi chép rõ ràng đầy đủ:

“本編詳於國政” (Nguyên tắc thứ 9 của “Phàm lệ”)

Còn giản lƣợc bớt một số sự kiện nhƣ: sự tích các bậc vua sáng tôi hiền, các việc không liên quan đến quốc dân ngày nay, địa danh cũng nhƣ ranh giới giữa nước ta với nước Bắc (Trung Quốc), các sự kiện thuộc dân sự

Trong các nguyên tắc 5, 6, 7, 9 của “Phàm lệ” (Bài tựa) soạn giả đã nói:

“我越明君賢輔 事跡太多 幼學史具編 玆不再復

地名因革 與我地之淪北國者 本編畧言 盖此係地輿家事 非史家事也

史者國民之公史也 凡事無關係於今日國民者 一概删

本編詳於國政而畧於民事 盖舊史闕如無由稽考也 願博學者訂

正 以合歷史之體裁 ”

(Phiên âm: Ngã Việt minh quân hiền phụ sự tích thái đa Ấu Học sử cụ biên, tư bất tái phục Địa danh nhân cách, dữ ngã địa chi luân ư Bắc quốc giả, bản biên lược ngôn Cái thử hệ địa dư gia sự, phi sử gia sự dã

Sử giả quốc dân chi công sử dã Phàm sự vô quan hệ ư kim nhật quốc dân giả, nhất khái san tỉnh

Bản biên tường ư quốc chính, nhi lược ư dân sự Cái cựu sử khuyết như vô do kê khảo dã, nguyện bác học giả đính chính, dĩ hợp lich sử chi thể tài

Dịch nghĩa: Sự tích công trạng các vị vua sáng tôi hiền của nước Việt ta rất nhiều, đều đƣợc biên soạn đầy đủ trong sách sử bậc Ấu học, nay không chép lại ở đây Địa danh cũng như phạm vi ranh giới giữa nước ta với Bắc quốc, sách này chỉ ghi chép đại lƣợc, vấn đề này thuộc lĩnh vực của các nhà địa lý không thuộc lĩnh vực của các nhà sử học

Sử tức là sử chung của quốc dân Những sự kiện không có quan hệ đến quốc dân ngày nay đều lƣợc bỏ bớt

Quyển sách này biên soạn các sự kiện chính trị của nước nhà một cách một cách rõ ràng tường tận, những sự kiện thuộc dân sự chỉ biên soạn tóm lƣợc Những chỗ sử cũ ghi chƣa đầy đủ mà chƣa khảo cứu xem xét đƣợc, mong các học giả học rộng đính chính cho, để phù hợp với thể tài lịch sử” Đối với các sự kiện được coi là truyền thuyết, hoang đường huyễn hoặc, theo tục truyền mà chép lại, không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác thì Phạm Huy Hổ không chép lại vào quyển sách này nữa Điều này đƣợc thể hiện trong nguyên tắc thứ 2 của “Phàm lệ” (Bài tựa):

“僞傳怪事 如一胞百卵 山精水精 白鷄金龜等事 盖神權設法 古 辰諸國皆然 國史曾已辨之 本編兹不再錄 ”

(Phiên âm: Ngụy truyền quái sự, như nhất bào bách noãn; Sơn Tinh Thủy Tinh, Bạch kê Kim quy đẳng sự, cái thần quyền thiết pháp, cổ thời chư quốc giai nhiên, quốc sử tăng dĩ biện chi, bản biên tư bất tái lục

Dịch nghĩa: Đối với một số truyện thần quái nhƣ: một bọc trăm trứng;

Sơn Tinh Thủy Tinh; Gà Trắng (Bạch kê), Rùa Vàng (Kim quy) đều là những chuyện dựa vào thần quyền để đặt ra pháp chế, từ cổ xưa nhiều nước cũng có chuyện nhƣ thế, việc này Quốc sử đã biện luận, nay không chép lại nữa.)

Tính chất cận đại, nhà trường của “Quốc sử Tiểu học Lược biên 國 史 小 學 略 編”

Độ bao quát về thời gian của Quốc sử Tiểu học lược biên còn đƣợc thể hiện ở việc có ghi chú năm theo lịch ta và theo Tây lịch cho các sự kiện lịch sử Đồng thời đó cũng là một trong những biểu hiện cụ thể cho tính chất cận đại của bộ sách này

唐堯辰戊申五載 西曆前二千三百五十三年 雄王幾世失詳

成王辰 辛卯六年 西曆前一千一百十年

趙陀并有桂林象郡之地 自立爲南越王 秦二世三年 西歷前二百七年

建德及嘉皆爲追兵獲 漢元鼎六年 西歷前一百十四年

獻帝辰 西歷二百三年

[Phiên âm: Đường Nghiêu thời ( Mậu Thân ngũ tải, Tây lịch tiền nhị thiên tam bách ngũ thập tam niên, Hùng Vương cơ thế thất tường )

Thành Vương thời: ( Tân Mão lục niên, Tây lịch tiền nhất thiên nhất bách thập niên )

Triệu Đà tính hữu Quế Lâm Tượng Quận chi địa, tự lập vi Nam Việt vương ( Tần nhị thế tam niên, Tây lịch tiền nhị bách thất niên )

Kiến Đức cập Gia giai vi truy binh hoạch ( Hán Nguyên Đỉnh lục niên, Tây lịch tiền nhất bách thập ngũ niên )

Hiến đế thời ( Tây lịch nhị bách tam niên )

Dịch nghĩa: Thời Đường Nghiêu (Năm Mậu Thân thứ 5, theo Tây lịch là năm

Thời Thành Vương (Năm Tân Mão thứ 6, theo Tây lịch là năm

Triệu Đà thôn tính đất Quế Lâm Tƣợng Quận, tự lập làm vua Nam Việt (Tần 2 đời năm thứ 3, theo Tây lịch là năm 207 TCN)

Kiến Đức và Gia đều bị binh truy bắt (Hán Nguyên Đỉnh năm thứ 6, theo Tây lịch là năm 115 TCN)

Thời Hiến đế (Theo Tây lịch là năm 203)]

Lịch sử truyền thống được biên soạn theo một số phương pháp và cách thức sau:

- Biên niên: nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách [Theo “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.5]

Ví dụ như: Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên là bộ sử đầu tiên của nước Việt Nam ta được biên soạn ở thời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII (xin phép đƣợc lấy bản dịch):

“ Kỷ Nam Bắc Phân Tranh Đinh Mão, [907], (Đường Thiên Hựu năm thứ 4; Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung, đổi tên là Hoảng, Khai Bình năm thứ 1) Nhà Lương cho Quảng Châu tiết độ sứ là Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, tước Nam Bình Vương Khi ấy, Ẩn chiếm giữ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo1 chiếm giữ châu trị, xưng là Tiết độ sứ, có ý mưu đồ lẫn nhau Năm ấy nhà Đường mất

Tân Mùi, [911], (Lương Càn Hóa năm thứ 1) Nam Bình Vương nhà Lương là Lưu Ẩn chết, em là Nham lên thay Đinh Sửu, [917], (Lương Mạt Đế Hữu Trinh, đổi tên là Chẩn, Trinh Minh năm thứ 3) Quảng Châu tri lưu hậu nhà Lương là Lưu Nham đặt quốc hiệu là Hán (tức Nam Hán2), niên hiệu Càn Hanh năm thứ 1 Khúc Hạo sai con là Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang Quảng Châu để thăm dò tình hình [Nam Hán] hư thực thế nào Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay

Kỷ Mão, [919], (Lương Trinh Minh năm thứ 5) Khúc Thừa Mỹ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho Vua [Nam Hán] cả giận (vua Hán trước tên là Nham, đổi là Thiệp, lại đổi là Cung, vì có điềm rồng trắng hiện, nên đặt tên ấy Năm Tấn Thiên Phúc thứ 6 [941], tự cho chữ Cung là không lợi, lại đổi [18a] là Nghiễm4)

Quý Mùi, [923], (Lương Long Đức năm thứ 3; Đường Trang Tông Lý Tồn Húc, Đồng Quang năm thứ 1) Năm ấy nhà Lương mất ”

- Thể Kỷ truyện: Kinh điển cho biên soạn theo kỷ truyện là Sử ký Tƣ Mã Thiên Kỷ truyện là lối ghi chép các sự kiện, nhân vật có đầu có cuối, thành một truyện hoàn chỉnh Trong các bộ sử của Việt Nam, thể này đƣợc sử dụng xen kẽ khi cần thiết, nhất là khi ghi chép về các nhân vật lịch sử Khi đó thường có “tiểu truyện” của nhân vật kèm theo Sử kí 史記 của Tư Mã Thiên

司馬遷 đã sử dụng bản kỉ 本紀 để thuật lại các chuyện về đế vương, đồng thời lấy nó làm thành sự kiện lớn; sử dụng thế gia 世家 để ghi chép về các vương hầu phong quốc và đặc thù của nhân vật; sử dụng biểu 表 (bảng) để hệ thống các niên đại, thế hệ các nhân vật…; sử dụng thư 書 và chí 志 để ghi chép lại các điển chương chế độ; sử dụng liệt truyện 列傳 ghi chép về nhân vật, dân tộc cho đến các nước lân bang Thể kỉ truyện quan tâm đến càng nhiều loại hình nhân vật, thì càng giúp cho việc phát triển các hạng mục chế độ

- Thể Cương Mục: là lối chép sử gồm 2 phần Trên là chép đề mục bao quát nội dung của sự kiện hay nhân vật, dưới là chép những chi tiết cụ thể, thể hiện sự diễn biến của sự kiện Cương Mục bắt nguồn từ lối chép của Xuân Thu Đến thời Tống, Chu Hy khi viết sử đã phát triển lối viết này thành một thể viết và được gọi là Cương Mục Ở thể này chữ to được gọi là Cương 綱, chữ nhỏ còn lại được gọi là Mục 目 Mỗi sự việc sẽ có một cương, sau đó đƣợc nói rõ hơn

Trong Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục, biên niên theo Cương và Mục được sử dụng làm bút pháp chính, song tùy theo từng trường hợp cũng sử dụng cả thể Kỷ truyện để ghi lại những câu chuyện hay sự tích có đầu có đuôi hoàn chỉnh Ví dụ:

“ Hùng Vương Dựng nước gọi là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu

Hồng Bàng thị Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền là vua trước tiên của nước Việt ta Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân Hùng Vương là con Lạc Long Quân

Nguyên xưa, Đế Minh, cháu ba đời Viêm đế Thần Nông thị, đi tuần sang Nam, đến Ngũ Lĩnh, lấy Vụ tiên nữ, sinh con là Lộc Tục có đức tính hoàn toàn Đế Minh yêu Lộc Tục lắm, muốn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh là Nghi Bấy giờ mới lập Đế Nghi làm vua nối ngôi, thống trị phương Bắc ( Trung Quốc ), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, thống trị phương Nam

Kinh Dương Vương sinh con là Sùng Lãm, gọi là Lạc Long Quân Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh trăm con trai Ấy là tổ tiên của Bách Việt, suy tôn người trưởng lên làm Hùng Vương, nối ngôi vua, dựng nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu; truyền nối mười tám đời đều gọi là Hùng Vương

Thời bấy giờ, cư dân khi xuống nước, hay bị loài giao long làm hại, Hùng Vương dạy dân lấy mực vẽ hình loài thủy quái xăm vào mình Từ đó mới tránh khỏi nạn Nước ta cái tục xăm mình có lẽ bắt đầu… ”

Còn trong Quốc sử Tiểu học Lược biên, những vấn đề về thể viết đƣợc sử dụng một cách tùy nghi hơn Lý do của sự tùy nghi này là ở chỗ, đây là sách dạy cho học trò nên phải giản lƣợc

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w