1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề về người cao tuổi và gánh nặng bệnh tật các phương pháp can thiệp điều dưỡng để giảm gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số vấn đề về người cao tuổi và gánh nặng bệnh tật, các phương pháp can thiệp điều dưỡng để giảm gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng
Tác giả Phạm Thị Minh Thanh, Trần Thị Khánh Vân, Mai Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Minh Tân, Vũ Thị Mai Chinh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Tăng Thị Hảo, ThS. Nguyễn Trọng Duynh
Trường học Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Báo cáo kết quả học tập tại cộng đồng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,43 MB

Cấu trúc

  • Phần II: NỘI DUNG BÁO CÁO (13)
    • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (13)
    • 2. NỘI DUNG (15)
      • 2.1 Gánh nặng bệnh tật và người cao tuổi (15)
        • 2.1.1. Khái niệm về người cao tuổi (15)
        • 2.1.2. Đặc điểm cơ thể và tình hình bệnh tật của người cao tuổi (15)
        • 2.1.3. Khái niệm về bệnh không lây nhiễm (20)
        • 2.1.4. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi (22)
      • 2.2. Các phương pháp can thiệp điều dưỡng đề giảm gánh nặng bệnh tật trên đối tượng người cao tuổi (25)
        • 2.2.1 Giảm bớt gánh nặng bệnh tật (25)
        • 2.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (33)
        • 2.2.3 Giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi (35)
    • 3. KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

giữ vệ sinh công cộng và đường làng, xã, tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe cho mọiđối tượng tại cộng đồng.Ba là, tuyên truyền vận động triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn vềb

NỘI DUNG BÁO CÁO

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân số đang già đi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Sự già hóa dân số đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21 và đặc biệt có ý nghĩa đối với gần như tất cả các lĩnh vực xã hội Trên toàn cầu, dân số từ

60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác [1] Theo số liệu từ Liên hợp quốc năm 2017, số người cao tuổi (NCT) tăng từ 962 triệu người trên toàn cầu trong năm 2017 lên 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ năm 2100 [2] Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện hơn của hệ thống y tế, tuổi thọ của người cao tuổi cũng tăng lên đáng kể Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8% Và đến năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi đạt 10,2% Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số Người cao tuổi tăng cả về số lượng và tỷ trọng dân số trong khi thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật tăng cao và nhiều thách thức trong chăm sóc mang tính toàn diện với người cao tuổi Theo báo cáo tổng quan ngành Y tế năm 2016, gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi chủ yếu gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm (BKLN) chiếm từ

87 - 89% số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật và tử vong mất đi (DALY) và 86 - 88% số trường hợp tử vong tuỳ theo từng nhóm tuổi [3].

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 2012, Việt Nam có 520000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73% [4] Gánh nặng của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân [5] Đối với người cao tuổi thì mức độ phổ biến của bệnh không lây nhiễm còn cao hơn nữa khi có khoảng một nửa số NCT mắc bệnh tăng huyết áp (THA) đang cần quản lý bệnh hằng ngày Người cao tuổi Việt Nam còn thường mắc đồng thời nhiều bệnh. Trong số các BKLN, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch máu não và bệnh tim

8 thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là THA) là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở NCT, với tỷ lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% ở nhóm từ 60 - 69 tuổi, 33% ở nhóm 70 - 79 và 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm 80 tuổi trở lên[3] Bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT [6] Nhóm bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc biệt phổi/khí quản, gan, dạ dày, đại tràng ) [3] Cùng với đó, người cao tuổi tích lũy của nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi khi còn trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và ít hoạt động thể lực Nhóm này có tác động lớn nhất vào gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân tử vong ở NCT.Sự gia tăng của các BKLN gây nên gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao tuổi và gia đình mà còn tạo nên gánh nặng cho hệ thống y tế cũng như toàn xã hội Xuất phát từ thực tế trên nhóm ngiên cứu tiến hành chuyên đề:

“ Một số vấn đề về người cao tuổi và gánh nặng bệnh tất , các phương pháp can thiệp điều dưỡng để giảm gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng" với các nội dung sau:

1 Gánh nặng bệnh tật và người cao tuổi

2 Các phương pháp can thiệp điều dưỡng đề giảm gánh nặng bệnh tật trên đối tượng người cao tuổi

NỘI DUNG

2.1 Gánh nặng bệnh tật và người cao tuổi

2.1.1 Khái niệm về người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiệnvề già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

2.1.2 Đặc điểm cơ thể và tình hình bệnh tật của người cao tuổi

2.1.2.1 Đặc điểm cơ thể người cao tuổi

Khi đến tuổi già có sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể Sức khỏe lẫn tinh thần đều có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống:

- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn Da trở nên khô và thô hơn Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn Ở tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do

10 da không còn tính chất đàn hồi Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da

- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm

- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả

- Các tế bào thần kinh chết dần, mất đi một số thụ thể đảm nhận việc tiếp nhận tín hiệu, nên não người già phản ứng và thực hiện một công việc có phần nào chậm hơn, giảm khả năng nhớ các từ, chuyện mới xảy ra, hoặc khả năng học điều mới cũng giảm - Thủy tinh thể trở nên chai cứng, giảm khả năng điều tiết nên không thể nhìn gần Đồng tử đục và nhỏ lại nên khó thích nghi với ánh sáng mờ, mắt dể bị khô vì ít tiết nước mắt

- Mạch máu trở nên xơ cứng nên dễ bị bệnh tăng huyết áp; co bóp cơ tim yếu đi nên người già mau mệt khi vận động thể lực Sự điều chỉnh huyết áp kém nên dễ bị hạ huyết áp và chóng mặt khi thay đổi tư thế - Phổi giảm tính đàn hồi và sức chịu đựng cũng giảm nên ảnh hưởng đến khả năng việc trao đổi khí oxy, ho khạc và hít thở sâu, bảo vệ phổi kém.

- Nước bọt và các men tiêu hóa tiết ra giảm, dạ dày teo nhỏ, nhu động ruột giảm nên ăn khó tiêu, hấp thụ chất dinh dưỡng kém và dễ bị bón.

- Gan nhỏ lại, các men của gan giảm nên gan không còn làm tốt vai trò đào thải thuốc và các chất khác ra khỏi cơ thể

- Hai thận cũng nhỏ lại do số lượng cầu thận giảm nên chức năng lọc máu và tái hấp thụ ở thận giảm và khả năng thải chất cặn bã trong máu cũng giảm.

- Khả năng chứa lượng nước tiểu tối đa của bàng quang giảm nên đi tiểu nhiều lần Cơ bàng quang yếu nên không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, do đó sau khi đi tiểu vẫn còn sót ít nước tiểu Các cơ vòng của đường tiểu không thể co thắt chặt làm rỉ giọt nước tiểu, do đó người già khó nín tiểu.

- Đàn ông bị phì đại tiền liệt tuyến có thể chèn ép gây tiểu khó Nồng độ testosterone trong máu giảm từ từ, nên số lượng tinh trùng giảm, rối loạn cương và hứng thú tình dục cũng giảm.

- Phụ nữ sau mãn kinh các hocmon sinh dục giảm rõ rệt, nên buồng trứng và tử cung teo lại, âm đạo trở nên mỏng, khô và kém đàn hồi, dẫn đến viêm teo âm đạo Tuyến vú bớt săn chắc và có nhiều xơ nên xệ xuống, nên việc phát hiện khối u ở vú khó hơn

- Giảm tiết melatonin làm cho người cao tuổi thường buồn ngủ sớm và thức giấc lúc sáng sớm Giảm tiết kích thích tố tăng trưởng, nên người già khó ngủ và phải mất thời gian lâu mới đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, không ngon giấc, không đầy giấc và thường thức giấc nhiều lần.

- Kích thích tố tăng trưởng giảm dẫn đến teo cơ và giảm dần tính mềm dẻo, sức mạnh của cơ và trở nên mềm nhão Ở người già, nếu không vận động, khối lượng và sức mạnh của cơ teo đi nhanh chóng.

- Xương người già trở nên xốp và dễ gãy do cơ thể ít hấp thụ được calci từ thức ăn Các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng ít dịch dần và mỏng hơn làm cho cột sống ngắn lại, người thấp hơn và dáng khòm.

- Hệ miễn dịch giảm nên khả năng chống lại nhiễm khuẩn kém Giảm phản ứng viêm, triệu chứng dị ứng và chậm lành vết thương

2.1.2.2 Tình hình bệnh tật của người cao tuổi

KẾT LUẬN

Bệnh không lây nhiễm gây ra 79% tổng số tử vong tại Việt Nam năm 2019. Bệnh mạn tính không lây nhiễm ở người cao tuổi gây ra 87-89% tỷ lệ tàn tật và 86-88% cái chết.Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư và COPD là những bệnh hay mắc phải của người cao tuổi Khảo sát năm 2015 trên 3.758 người cao tuổi, bệnh THA, DNM, COPD và hen chiếm 36,5% trong nhóm từ 60-64 tuổi, tỷ lệ nam 35,6% cao hơn nữ 28,5%

3.2 Các phương pháp can thiệp điều dưỡng đề giảm gánh nặng bệnh tật trên đối tượng người cao tuổi

Giảm bớt gánh nặng bệnh tật : quản lý tác dụng phụ của thuốc , phòng biến chứng của việc nằm giường quá nhiều , phòng tránh ngã, phòng tránh đại tiểu tiện không tự chủ , thay đổi trạng thái tâm thần , phòng tránh do loét tỳ đè , phòng ngừa suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi : tổ chức các hoạt động văn hóa , văn nghệ ,vui chơi cho người cao tuổi tại địa phương Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần , duy trì các hoạt động thăm hỏi , tặng quà, mừng thọ. Triển khai thực hiện các chính sách , hoạt động trợ giúp đối với người cao tuổi.Giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi : hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp , luyện tập thể dục với mức độ phù hợp theo sức khỏe Hướng dẫn kiến thức phòng bệnh , phát hiện bệnh và tự chăm sóc tại nhà Giữ vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường xung quanh

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w