tác động của trí tuệ cảm xúc lên sự căng thẳng học tập trên học sinh thpt trần khai nguyên

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tác động của trí tuệ cảm xúc lên sự căng thẳng học tập trên học sinh thpt trần khai nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT KHOÁ LUẬNTên đề tài: Tác động của trí tuệ cảm xúc lên sự căng thẳng học tập trên học sinh THPT Trần Khai Nguyên.Tóm tắt nội dung đề tài :Theo thông báo của UNICEF có tới 29% than

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

-TRƯƠNG GIA HÂN

TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚCLÊN SỰ CĂNG THẲNG HỌC TẬPTRÊN HỌC SINH THPT TRẦN KHAI

ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

-TRƯƠNG GIA HÂN

TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚCLÊN SỰ CĂNG THẲNG HỌC TẬP TRÊNHỌC SINH THPT TRẦN KHAI NGUYÊN.

ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là được ghi nhận, nhập liệu vàphân tích một cách trung thực Khóa luận này không có bất kì số liệu, văn bản, tàiliệu đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấpnhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từHội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 540/HĐĐĐ-ĐHYD kí ngày18/05/2023

Sinh viên

Trương Gia Hân

Trang 4

(thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress)

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 5

1.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: 5

1.1.1 Trí tuệ cảm xúc: 5

1.1.2 Căng thẳng trong học tập (stress) : 5

1.2 Các lý thuyết- mô hình dẫn đường: 6

1.2.1 Các mô hình trí tuệ cảm xúc: 6

1.2.2 Mô hình đánh giá căng thẳng: 9

1.3 Những nghiên cứu và báo cáo trong nước 11

1.4 Những nghiên cứu và báo cáo ngoài nước 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1

2.1.Thiết kế nghiên cứu 1

2.2 Thời gian nghiên cứu 1

2.3 Đối tượng nghiên cứu 1

2.4.1 Liệt kê và định nghĩa biến số 4

2.4.2 Dàn ý liên hệ giữa các biến số 7

2.5 Thu thập dữ kiện 8

2.5.1 Phương pháp thu thập dữ kiện 8

2.5.2 Công cụ thu thập dữ kiện 8

Trang 6

2.5.3.Kiểm soát sai lệch thông tin 8

Trang 7

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Tên đề tài: Tác động của trí tuệ cảm xúc lên sự căng thẳng học tập trên học sinh

THPT Trần Khai Nguyên.

Tóm tắt nội dung đề tài :Theo thông báo của UNICEF có tới 29% thanh thiếu niên

Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần Còn theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có khoảng 50% trẻ ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) có vấn đề về sức khỏe tâm thần.Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thành công của chúng ta trong công việc hay trong cuộc sống phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc 80% (EQ) Liên quan dến khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính bản thân để giảm bớt căng thẳng Căng thẳng (stress) ở tuổi học đường- đặc biệt nhóm THPT là khó mà tránh khỏi và khảo sát phần lớn rất nhiều nguyên nhân- trong đó căng thẳng về học tập là chủ yếu Vậy làm thế nào để biết được đối tượng thuộc khối nào cấp THPT có mức độ căng thẳng học tập nhiều hay ít Chỉ số EQ cao hoặc thấp có vai trò gì trong việc xoa dịu căng thẳng trên đối tượng nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ học sinh trường THPT Trần Khai Nguyên có

TTCX tốt và mối liên quan với căng thẳng học tập.

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 3 khối 10, 11, 12 đang theo học tại trường THPT

Trần Khai Nguyên.

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀCơ sở nghiên cứu:

EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là thành tố quyết định hành vi của người đó EQ hay trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính bản thân để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành công của chúng ta trong công việc hay trong cuộc sống phụ thuộc vào Trí tuệ cảm xúc 80% (EQ) và trí thông minh Logic-Toán học (IQ) chỉ 20% Trong khi IQ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề, đểthực hiện các tính toán hoặc xử lý thông tin thì (EQ) cho phép chúng ta sáng tạo hơn và sử dụng cảm xúc của mình để giải quyết các vấn đề của chúng ta Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức và thể hiện, đồng hóa cảm xúc trong suy nghĩ, hiểu lăng kính của cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác Đồng thời đặc biệt là trí tuệ cảm xúc có thể được phát triển theo thời gian, không giới hạn độ tuổi, với điều kiện là nó phải được chú trọng quan tâm và phát triển loại năng lựcnày (2 )

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định ban hành Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025, ý kiến xây dựng kế hoạch với mục đích nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, nhân viên phụ trách công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học và cha mẹ học sinh,… Tổ chức các hoạt động giáo dục kiếnthức, các kỹ năng cho học sinh về sức khỏe tâm thần, chú trọng rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh nhằm giảm trầm cảm, lo âu, bạo lực, bắt nạt, giận dữ đối với học sinh (3) Vì chính học sinh, sinh viên sẽ lại là nguồn nhân lực dồi dào và là thế hệ trẻ cầnđược nuôi dưỡng phát triển toàn diện.

Theo thông báo của UNICEF có tới 29% thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần Còn theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có khoảng 50% trẻ ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) có vấn đề về sức khỏe tâm thần; trầm cảm, lo âu,

Trang 9

rối loạn tâm thần tăng 3-5 lần so với bình thường Căng thẳng (stress) ở tuổi học đường có rất nhiều nguyên nhân và sau đại dịch COVID-19 là thời điểm cộng hưởng sau khoảng thời gian bị cách ly kéo dài, học online kéo dài, rơi vào trạng tháilo lắng về dịch bệnh; hạn chế giao tiếp, quá tải học hành hay căng thẳng khi đối mặtvới các kỳ thi, khiến nhiều học sinh mỗi ngày đến trường vẫn đầy áp lực, thậm chí có thể rơi vào tình trạng stress (3).

Lứa tuổi thuộc THPT có nội dung và tính chất của hoạt động học tập rất khácrất nhiều so với hoạt động học tập ở các cấp trước đó Ngoài nội dung học có phần rộng bao quát, thêm phần đòi hỏi tính năng động và độc lập ở mức cao hơn nhiều; đồng thời muốn nắm được kiến thức thì cần phải phát triển tư duy lý luận Thái độ của học sinh THPT đối với các môn học cũng trở nên có lựa chọn hơn Hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp hay đối với lĩnh vực tri thức nhất định Hứng thú này liên quan đến việc chọn nghề của học sinh Mặc khác,trong thời điểm này các em phải chuẩn bị và đối mặt với những kỳ thi quan trọng Vì thế đối tượng này dễ gặp căng thẳng trong học tập.

Về góc độ học thuật, ở nghiên cứu về thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy tỉ lệ học sinh rất căng thẳng chiếm 23,9%; 16,2% HS căng thẳng rõ rệt; 21% học sinh tương đối căng thẳng (4) Về nguồn gây căng thẳng cho học sinh được tìm hiểu rằng có 3 tác nhân chiếm tỉ lệ cao lần lượt: Liên quan đến học tập (SK_HT) 48,8%; Liên quan đến gia đình (SK_GĐ) 19,9%; Liên quan đến bản thân (SK_BT) 14% - Học tập chiếm tỉ lệ gần 50% khi được khảo sát.

Từ đó cho thấy xây dựng những bài học tâm lý học được từ thời thơ ấu ở nhàhay trường học sẽ uốn nắn tinh thần của chúng ta và cho phép chúng ta tìm thấy cơ sở của trí tuệ xúc cảm Nói cách khác, đây là những thời kỳ then chốt để rèn luyện thói quen tâm lý chi phối cuộc sống của chúng ta sau này Cũng trong cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm” của Daniel Goleman có chỉ ra mối nguy hiểm đối với những ai không làm chủ được xúc cảm trong sự phát triển của mình Nói cách khác, những nhược điểm về trí tuệ xúc cảm làm tăng thêm mối nguy hiểm như thế nào Phần này

Trang 10

cũng giải thích việc rèn luyện những thói quen tâm lý và xã hội cho trẻ là hết sức cần thiết.

Về quan điểm cá nhân, mong muốn tìm hiểu về khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính cá nhân đối tượng nghiên cứu để giảm bớt căng thẳng vàxác định tác động trên học sinh THPT thuộc TPHCM từ đó có tiền đề xây dựng những chuyên đề tâm lý phù hợp đối với đối tượng này Lực lượng học sinh, sinh viên rồi sẽ là nguồn lao động hùng mạnh của đất nước và cũng là lực lượng cần quan tâm và chú trọng chăm sóc về sức khoẻ tâm thần không kém Lựa chọn trí tuệ cảm xúc hay chỉ số cảm xúc để định hướng xây dựng chuyên đề phát triển bản thân toàn diện, từ đó phát triển EQ của cá nhân sẽ giảm gánh nặng bệnh tật hơn là việc chạy theo trị liệu tâm lý liên quan

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

1 Tỉ lệ học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên có chỉ số TTCX tốt là baonhiêu ?

2 Tỉ lệ học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên có căng thẳng học tập là bao nhiêu ?

3 Có mối liên quan giữa điểm số TTCX và tỉ lệ học sinh tại trường THPT TrầnKhai Nguyên có căng thẳng học tập hay không ?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:Mục tiêu tổng quát:

- Xác định tỉ lệ học sinh trường THPT Trần Khai Nguyên có TTCX tốt và mốiliên quan với căng thẳng học tập.

Trang 11

Dàn ý liên hệ giữa các biến số

Tình trạng căng thẳng học tập

• Lượng bài vở/ bài tập về nhà

• Các đợt thi cử/ kiểmtra

• Cạnh tranh trong lớp

• Sự kỳ vọng • Sự thất vọng về bản

thân

Yếu tố cá nhân

• Giới• Tuổi• Dân tộc• Tôn giáo

bình Thấp Rất thấp Thấp rõ

rệt

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống, là tiền đề cho sự tương tác đó R Sternberg (1948) cho rằng dưới góc độ năng lực thích ứng của cá nhân thì trí tuệ là sự thích ứng có mục đích với môi trường đó Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sĩ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985 Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966) Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995) (5)

Với Daniel Goleman- dưới góc độ nghiên cứu xúc cảm và mối quan hệ giữaxúc cảm và trí tuệ, đã định nghĩa: Xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt, vừa là thang đo của các xu hướng hành động do nó gây ra Ngoài ra trí tuệ cảm xúc còn là khả năng hiểu được cảm xúc của chínhbạn và của những người xung quanh Khái niệm về trí tuệ cảm xúc được hiểu là bạnphải có một nhận thức về bản thân cho phép bạn nhận ra cảm xúc và quản lý cảm xúc của mình Nhưng trước đó Với mục tiêu tập trung vào bản chất để nghiên cứu tác động của EQ lên sự căng thẳng trong học tập, nên lựa chọn sử dụng khái niệm của Petrides và Furnham (6), (7).

1.1.2 Căng thẳng trong học tập (stress)

Căng thẳng là một hiện tượng rộng lớn và phức tạp được đặc trưng bởi tác động của môi trường, các quá trình tâm lý bên trong và tình trạng thể chất Nghiên cứu về căng thẳng có nhiều khía cạnh và thường được chia thành ba quan điểm lý thuyết: xã hội, tâm lý và sinh học (8) Tác giả Hans Selye (1945) quan niệm rằng căng thẳng là một trạng thái bên trong cơ thể, nhưng với Irwin và Linvnat (1987) cho thấy có vô số tác nhân gây căng thẳng và làm giảm sự tuần hoàn của tế bào (4)

Trang 13

Trong xã hội hiện đại, căng thẳng là một vấn đề phổ biến xảy ra trong cuộc sống của con người Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống, xảy ra trong mọi lĩnh vực với bất kì chủ thể nào và ở bất cứ đâu Căng thẳng học tập xảy ra khi người học không thoải mái hoặc khó khăn trong học tập hoặc khi người học bị kích động Một số các tác giả khác như Crystal và cộng sự, 1994; De Anda và cộng sự, 2000; Lohman & Jarvis, năm 2000, khi nghiên cứu căng thẳng ở học sinh, họ quan tâm nhiều đến tác nhân liên quan đến học tập Những vấn đề mà học sinh phải đối diện, như: lượng bài vở/ kiến thức; lượng bài tập về nhà; bài kiểm tra; kỳ vọng thành tích;….Và ở khía cạnh cảm xúc, Yeo & Lee (2017) quan niệm rằng, căng thẳng học tập xảy ra khi sinh viên không thoải mái hoặc khó khăn trong học tập hoặc khi người học bị kích động, căng thẳng học tập liên quan đến cảm xúc tiêu cựcnhư tức giận, lo lắng, bất lực, xấu hổ và buồn chán

1.2 Các lý thuyết- mô hình dẫn đường

1.2.1 Mô hình về khả năng Trí tuệ cảm xúc (TTCX)

Nhận thức của Salovey và Mayer về TTCX sau nhiều lần sửa đổi: "Khả năngtiếp nhận cảm xúc, tích hợp cảm xúc để làm thuận tiện việc suy nghĩ, hiểu và điều chỉnh các cảm xúc cho việc xúc tiến sự phát triển cá nhân".

Quan điểm của mô hình khả năng TTCX này đề xuất rằng các cá thể có thể thay đổitrong khả năng của họ để xử lý thông tin của một xúc cảm tự nhiên và trong khả năng của họ liên quan đến việc xử lý cảm xúc để cung cấp một nhận thức sâu rộng hơn Khả năng này được nhìn nhận như tự biểu hiện trong một vài hành vi thích hợp, qua bốn loại khả năng:

o Tiếp nhận cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói và các giả tạo văn hóa Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía cạnh của TTXC, như là nó làm cho tất cả các xử lý thông tin cảm xúc khác trở thành có thể.

o Sử dụng cảm xúc - khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, như là nghĩ và giải quyết vấn đề Trí tuệ cảm xúc cá nhân

Trang 14

Số học sinh 3 khối sau khi sàng lọc theo tiêu chí loại ra còn như sau, cụ thể: khối 10 có số học sinh chiếm cao nhất, khối 12 chiếm ít nhất Sỉ số học sinh nam tham gia khảo sát cao gấp 1,7 lần so với sỉ số học sinh nữ Phần lớn các bạn học sinh thuộc dân tộc Kinh, số ít thuộc dân tộc khác

Ghi nhận rằng có trên một nửa tổng số học sinh có tình trạng học lực của học kỳ gần nhất là Tốt, chỉ khoảng 1% còn ở mức Chưa đạt

Phần lớn các bạn học sinh dành thời gian sử dụng internet mỗi ngày ≥ 3h (giờ) và <3h (giờ) chỉ có số ít Đồng thời tỉ lệ học sinh dành thời gian tập thể dục mỗi ngày ≥60phút tỉ lệ thuận với tỉ lệ học sinh có thời gian sử dụng internet <3h (giờ) và số họcsinh dành thời gian tập <60phút thì tỉ lệ thuận với số học sinh có thời gian sử dụng internet ≥ 3h (giờ) mỗi ngày.

Bảng 3.2: Mức độ TTCX của học sinh THPT Trần Khai Nguyên:

Điểm TTCXTầnsố

Tỷ lệ(%)

TB ĐLC GTNN GTLN

TTCX cao có điểm số từ 110-119 điểm (4)

TTCX rất cao có điểm số từ 129 điểm (5)

TTCX cao rõ rệt có điểm số >130 điểm (6)

Bảng 3.3: Tình trạng căng thẳng học tập ở đối tượng tham gia nghiên cứuTình trạng

căng thẳng học tập

Trang 15

Không 167 54,93

Tỉ lệ học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên có căng thẳng học tập thấp hơn 1,2 lần số còn lại không gặp căng thẳng học tập/ điểm căng thẳng học tập dưới mứcthấp.

Có 45%Không

Trang 16

(0,75-(42,34) 1,26)

(0,27-4,54)Khối/ lớp đang theo học

48 (28,74) 0,809 1,35)Thời gian sử dụng internet mỗi

Tham gia câu lạc bộ/ đội/ nhóm/ đoàn thể

Trang 17

80.00% 72.99%

Tình trạng căng thẳng học tập theo giới

Có căng thẳng Không căng thẳn

Ông bà ta thường nó nữ nhi thì siêng năng, cần cù hơn các nam, vì tính ham chơi, hiếu động vốn có Vì thế sự căng thẳng học tập phân theo giới cũng được phân một cách rõ ràng với nữ có 72,99% bạn gặp căng thẳng > số bạn nam cùng tình trạng (27,01%), đồng thời không gặp căng thẳng ở nữ cũng thấp hơn ở nam ( 44,31% < 55,69% )

0.00%10.00%20.00%30.00%40.00%50.00%60.00% 51.82%

Tình trạng căng thẳng học tập theo học lực (học kỳ gần nhất)

Có căng thẳngKhông căng thẳng

Về phần học lực, học sinh có học lực nào cũng sẽ có thể gặp tình trạng căng thẳng học tập Học lực Tốt có trên 50% gặp căng thẳng và học lực Khá có trên 40% Tuy nhiên con số Không gặp căng thẳng còn có phần nhỉnh hơn, có thể nói do những hoạt động và chương trình giảng dạy của trường được cải tiến; cán bộ giáo viên tâmlý củng cố tinh thần học sinh trong quá trình học tập tối giản đã khiến cho sức khoẻ tinh thần của các bạn học sinh được thoải mái hơn.

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan