1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp logistics tại tp hồ chí minh ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đề Xuất Chiến Lược Kinh Doanh Cho Các Doanh Nghiệp Logistics Tại Tp. Hồ Chí Minh Ứng Phó Với Xu Hướng Dịch Chuyển Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu
Tác giả Ngô Mỹ Lệ, Trần Thị Nga, Ngô Văn Quân, Đặng Nam Thắng, Thái Hoàng Anh Thư
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,35 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (6)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Nội dung nghiên cứu (7)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 6. Nội dung chính của báo cáo (7)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (8)
    • 1.1. CHUỖI CUNG ỨNG (8)
      • 1.1.1 Khái niệm (8)
      • 1.1.2 Phân loại (8)
      • 1.1.3 Cấu trúc (9)
      • 1.1.4 Các chủ thể/mắt xích trên chuỗi (10)
    • 1.2 CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (11)
      • 1.2.1 Khái niệm (11)
      • 1.2.2 Vai trò, ý nghĩa (11)
      • 1.2.3 Cấu trúc (12)
      • 1.2.4 Các chủ thể / mắt xích trên chuỗi (13)
      • 1.3.1 Giai đoạn 1: GSC trước năm 1900 - Cung ứng và sản xuất tại địa phương và khu vực (14)
      • 1.3.2 Giai đoạn 2: GSC vào đầu thế kỷ XX - Những cải tiến cho vận tải và kho bãi (14)
      • 1.3.3 Giai đoạn 3: GSC từ năm 1930-1940 - Cơ giới hóa lớn hơn (14)
      • 1.3.4 Giai đoạn 4: GSC trong những năm 1950 - Tiêu chuẩn hóa và sự ra đời của container (15)
      • 1.3.5 Giai đoạn 5: GSC từ năm 1960-1980 - Ứng dụng công nghệ máy tính trong quản lý chuỗi cung ứng (15)
      • 1.3.7 Giai đoạn 7: GSC hiện nay - Chuỗi cung ứng toàn cầu (15)
    • 1.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ CÁC QUỐC GIA (16)
      • 1.4.1 Tác động nền kinh tế quốc gia (16)
      • 1.4.2 Tác động đến ngành dịch vụ logistics các quốc gia (18)
    • 1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI CÁC XU HƯỚNG THAY ĐỔI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (20)
      • 1.5.1 Trong nước (20)
      • 1.5.2 Quốc tế (21)
      • 1.5.3 Tổng kết bài học kinh nghiệm phù hợp với doanh nghiệp logistics tại TP HCM (22)
  • CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (7)
    • 2.1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU (TP HCM) (24)
      • 2.1.1 Quy mô và dân số (24)
      • 2.1.3 Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ logistics (32)
      • 2.1.4 Số lượng doanh nghiệp logistics (39)
    • 2.2 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (39)
      • 2.2.1 Mục tiêu khảo sát (39)
      • 2.2.2 Nội dung khảo sát (40)
      • 2.2.3 Phương pháp khảo sát (41)
      • 2.2.4 Chọn mẫu và số lượng mẫu (41)
      • 2.2.5 Tổ chức khảo sát (42)
    • 2.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (42)
      • 2.3.1 Phân tích thống kê mô tả (42)
      • 2.3.2 Mô hình phân tích (49)
    • 2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (50)
  • CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU (7)
    • 3.1 MÔ HÌNH GIẢI PHÁP TỪ NHÀ NƯỚC (52)
      • 3.1.1 Khung giải pháp (sơ đồ giải pháp) (52)
      • 3.1.2 Biện pháp và chính sách (53)
      • 3.1.3 Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia (54)
      • 3.1.4 Chi phí thực hiện giải pháp (55)
      • 3.1.5 Tổ chức thực hiện ( Phối hợp các bên) (55)
    • 3.2 MÔ HÌNH GIẢI PHÁP TỪ DOANH NGHIỆP (56)
      • 3.2.1 Bộ giải pháp (sơ đồ hoặc bảng) (56)
      • 3.2.2 Giải pháp 1 Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng (57)
      • 3.2.3 Giải pháp 2 Mô hình đa kênh phân phối (61)
      • 3.2.4 Giải pháp 3 Mô hình sản xuất linh hoạt (63)
    • 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP MÔ HÌNH SẢN XUẤT LINH HOẠT (64)
      • 3.3.1 Hiệu quả tài chính (64)
      • 3.3.2 Hiệu quả môi trường (65)
      • 3.3.3 Hiệu quả xã hội (65)
      • 3.3.4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu- Nghiên cứu hiện trạng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu trước, trong và sau dịch Covid 19.- Nghiên cứu các tác động của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng đến các

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu trước, trong và sau dịch Covid 19.

- Nghiên cứu các tác động của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng đến các doanh nghiệp logistics tại VN nói chung và TP HCM nói riêng.

- Nghiên cứu mô hình, giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp logistics tại VN nói chung và tại TP HCM nói riêng ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu:

- Đánh giá hiện trạng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Phân tích các tác động của xu hướng này đối với các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.

- Đề xuất mô hình và giải pháp chiến lược để các doanh nghiệp logistics ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp logistics.

- Nghiên cứu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu trước, trong và sau dịch Covid 19.

- Nghiên cứu các bài học thực tế trong nước và trên thế giới ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp logistics ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan.

- Điều tra khảo sát phỏng vấn các doanh nghiệp logistics về tác động của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Điều tra khảo sát phỏng vấn các cơ quản lý nhà nước về tác động của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành logistics nói riêng.

- Điều tra khảo sát phỏng vấn các doanh nghiệp logistics về giải pháp chiến lược ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Điều tra khảo sát phỏng vấn các cơ quản lý nhà nước về giải pháp vĩ mô của nhà nước (cơ chế, chính sách) hỗ trợ các doanh nghiệp trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm bảo vệ nền kinh tế VN và tận dụng cơ hội giúp tăng trưởng hiệu quả.

- Xử lý dữ liệu khảo sát và phân tích thống kê mô tả.

Nội dung chính của báo cáo

Chương 2: Hiện trạng và tác động của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chương 3: Mô hình giải pháp chiến lược ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kết luận và kiến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

CHUỖI CUNG ỨNG

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành phần tham gia, một cách trực tiếp hay gian tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất (Manufacturer), các nhà cung cấp (Suppliers) mà còn gồm các nhà vận chuyển (Transposters), kho hàng

(Warehouses), bán buôn ( Wholesales) / phân phối (Distributors), bán lẻ (Retailers) và chính khách hàng (Customers).

Trong phạm vi một tổ chức, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan tới việc tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các chức năng: Phát triển sản phẩm mới, maketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.

Hiện nay đang có 5 loại chuỗi cung ứng được ứng dụng phổ biến nhất Bao gồm:

- Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục

Mô hình dòng chảy liên tục là giải pháp lý tưởng cho các công ty, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có nhu cầu cao hoặc thấp mà không cần thiết kế lại Các quy trình của mô hình này được thiết lập dựa trên sự ổn định của cung và cầu nhằm đảm bảo dòng sản phẩm liên tục Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để đáp ứng được lượng sản phẩm lớn

- Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình cung ứng nhanh là mô hình sản xuất, phân phối sản phẩm nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, giày dép, do đặc thù của các ngành hàng này là thường xuyên thay đổi theo xu hướng Doanh nghiệp phải có khả năng cập nhật và sản xuất sản phẩm mới nhanh chóng để bắt kịp xu hướng thị trường.

Tuy nhiên, nó lại tận dụng được sự nổi tiếng và mức độ quan tâm để tăng doanh thu nhanh chóng Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để thay thế cho các dòng sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt.

- Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Cung ứng đơn giản là hình thức doanh nghiệp chỉ giao dịch nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp duy nhất Doanh nghiệp sau đó tự sản xuất thành phẩm và bán trực tiếp cho khách hàng Mô hình này đặc trưng bởi sự kiểm soát tập trung từ một phía, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất và phân phối.

- Mô hình chuỗi cung ứng Agile

Agile là mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với những ngành nghề khó đưa ra dự đoán chính xác về sản phẩm mong muốn cho doanh nghiệp Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất đủ sản phẩm dựa theo lượng mua hàng trước đó của người dùng Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cũng cần giảm số lượng sản xuất và ngược lại.

- Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Với chuỗi cung ứng phức tạp, các doanh nghiệp thường nhập hàng từ nhiều đơn vị, nhà máy, Đồng thời, quy trình sản xuất còn có sự tham gia của nhiều đối tác sản xuất và nhà thầu khác nhau Khi hàng hóa thành phẩm được cho ra đời, chúng sẽ được chuyển đến tay người dùng qua rất nhiều kênh, đơn vị phân phối, thị trường, địa điểm,

Chuỗi cung ứng phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều phối và xử lý linh hoạt các mối quan hệ, kiểm soát chặt chẽ quá trình giao nhận đảm bảo hàng hóa lưu chuyển hiệu quả theo kế hoạch.

Cấu trúc chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp là cấu trúc sử SCOR (Supply – Chain Operations Reference) Nó được dùng để đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng nhiều khả năng mang lại Đây là một chuỗi cung ứng trải rộng từ nhà cung cấp đến cá nhân yêu cầu Trong đó sẽ bao gồm toàn bộ quá trình vận hành như giao hàng, thực hiện đơn hàng, mức giá, quá trình gửi hàng, sản xuất linh hoạt.

Cấu trúc SCOR dựa lên ba nguyên tắc chính là dựa vào tái cấu trúc sau đó đo lường hiệu suất và cuối cùng là ứng dụng để thực hành mang đến kết quả tốt nhất Ngoài ra còn có 5 khối xây dựng cấu trúc hóa quy trình riêng biệt cho cấu trúc SCOR bao gồm:

- Plan: Là quy trình lên chương trình cung và cầu sẽ được thiết lập để cải thiện và đo lường chất lượng của chuỗi cung ứng.

Nguồn cung là quá trình mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Quy trình này có thể liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn vật liệu, mạng lưới nhà cung cấp và các phương pháp quản lý nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Sản xuất là quá trình biến hàng hóa thành trạng thái cuối cùng, bao gồm các thao tác sản xuất, đóng gói, trình bày và phát hành sản phẩm Quá trình này ảnh hưởng đến mạng lưới sản xuất, quản lý thiết bị và phương tiện.

- Deliver: Quá trình đưa hàng hóa ra ngoài, từ quản lý đơn hàng và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển.

- Return: Tập trung vào tất cả các hàng hóa được trả lại – vì bất kỳ nguyên nhân nào Có thể bao gồm nhiều công đoạn như xử lý việc trả lại các hàng hóa, container và bao bì bị lỗi Ở bước này việc thực hiện sẽ trực tiếp liên quan tới tư vấn và giám sát cá nhân yêu dùng sau giao hàng.

Ngoài ra, trọng tâm chính của SCOR còn dùng để xác định và đo lường ở cấp độ cao hơn với nhiều khía cạnh theo quy trình gồm:

- Cấp độ 1: Xác định vị trí địa lý, phân khúc và bối cảnh

- Cấp độ 2: Cấu hình của chuỗi cung ứng.

- Cấp độ 3: Xác định các vận hành kinh doanh chính trong chuỗi.

1.1.4 Các chủ thể/mắt xích trên chuỗi

Một chuỗi cung ứng gồm có 5 chủ thể cơ bản: nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng.

- Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Đây là đơn vị cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm hoàn thiện Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì không có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất được sản phẩm cuối cùng.

- Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.

CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Chuỗi cung ứng toàn cầu" đề cập đến hệ thống phức tạp của các hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các thành phần cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau, thay vì chỉ trong một quốc gia.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp Dưới đây là một số vai trò và ý nghĩa chính của chuỗi cung ứng toàn cầu:

- Tăng cường hiệu quả và linh hoạt: Chuỗi cung ứng toàn cầu cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối thông qua sự tận dụng tối đa các nguồn lực, lao động và công nghệ từ nhiều quốc gia Điều này giúp cải thiện hiệu suất và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.

Mở rộng cơ hội thị trường là một lợi ích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu Bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận địa lý, các doanh nghiệp có thể khai thác các thị trường mới và tiếp cận một lượng lớn hơn khách hàng tiềm năng Điều này có thể dẫn đến doanh số tăng, tăng trưởng doanh thu và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên toàn cầu.

- Giảm chi phí sản xuất: Bằng cách tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và tối ưu hóa quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, từ đó tạo ra lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường cạnh tranh: Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh từ việc sử dụng các nguồn lực và yếu tố chi phí từ nhiều quốc gia Điều này giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, bằng cách tạo ra việc làm, thu nhập và cơ hội tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

- Tăng cường sự liên kết và hợp tác: Chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp và quốc gia, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu phát triển và bền vững.

Tóm lại, chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu mà còn đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu gồm nhiều thành phần, từ nguồn nguyên liệu đến sản xuất, phân phối và hậu mãi Phân chia cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu phổ biến bao gồm:

Nguyên liệu và vật liệu bao gồm các thành phần và nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất Các nguyên liệu này có thể bao gồm nguyên liệu thô, thành phẩm phụ trợ và các vật liệu đầu vào khác.

 Nhà cung cấp: Các doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp nguyên liệu và vật liệu cho các bước tiếp theo trong chuỗi cung ứng.

 Nhà máy và cơ sở sản xuất: Đây là nơi thực hiện quy trình sản xuất từ nguyên liệu và vật liệu Các nhà máy có thể nằm ở các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào chiến lược sản xuất của doanh nghiệp.

 Quy trình sản xuất: Bao gồm các công đoạn và quy trình để chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn thiện.

 Trung tâm phân phối: Điểm trung tâm hoặc các trung tâm phân phối nơi sản phẩm được tập trung và phân phối đến các điểm bán lẻ hoặc các khách hàng cuối cùng.

 Hệ thống vận chuyển và logistics: Bao gồm các dịch vụ vận chuyển và logistics để di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng Điều này có thể bao gồm đường bộ, đường biển, đường hàng không và dịch vụ kho bãi.

 Các cửa hàng bán lẻ: Nơi mà sản phẩm được trưng bày và bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

 Kênh trực tuyến: Bao gồm các trang web bán hàng trực tuyến hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác.

- Dịch vụ sau bán hàng (After-sales Service):

 Bảo hành và sửa chữa: Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, bao gồm bảo hành, sửa chữa và bảo dưỡng sản phẩm.

 Hỗ trợ khách hàng: Dịch vụ cung cấp thông tin, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi sản phẩm đã được bán ra thị trường.

TÁC ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ CÁC QUỐC GIA

1.4.1 Tác động nền kinh tế quốc gia

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã cho chúng ta thấy được rằng các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trên phạm vi toàn thế giới khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng sẽ phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với trước Dựa vào các ảnh hưởng to lớn của mình, chuỗi cung ứng toàn cầu đã là một nhân tố vô cùng quan trọng, hoàn toàn có thể gây ra các tác động đến nền kinh tế các quốc gia một cách đa chiều: cả tích cực và tiêu cực

- Tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế: Một chuỗi cung ứng toàn cầu tạo điều kiện phân bổ hiệu quả các nguồn lực và chuyên môn hóa trong sản xuất, dẫn đến tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế Việc chuỗi cung ứng được kết nối với nhau cho phép phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, giúp hàng hóa và dịch vụ dễ dàng tiếp cận hơn và tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận các thị trường mới lớn hơn ngoài biên giới quốc gia Tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và dịch vụ cũng như cung cấp các cơ hội đầu tư, hợp tác, kích thích hoạt động kinh tế tổng thể, tiếp cận thị trường quốc tế này làm tăng cơ hội bán hàng

- WTO ước lượng rằng khoảng 80% thương mại toàn cầu diễn ra thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu Điều này chỉ ra sự quan trọng và ảnh hưởng lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới Quy mô thị trường Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu được định giá là 21879,54 triệu USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng trưởng( với tốc độ CAGR) là 10,65% trong giai đoạn dự báo, đạt 40156,33 triệu USD vào năm 2028

- Tăng hiệu quả và giảm chi phí: Vận chuyển hàng hóa và vận tải trên phạm vi thế giới rõ ràng sẽ luôn cộng thêm những con số vào kết quả cuối cùng Tuy nhiên chuỗi cung ứng toàn cầu tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa khả năng sản xuất của mình.Chính sự chuyên môn hóa này dẫn đến tăng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất, Việc mua hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn giúp giảm đáng kể các chi phí, cuối cùng là giảm giá thành hàng hóa cho người tiêu dùng.

- Tăng cường cạnh tranh: Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khuyến khích các công ty áp dụng các phương pháp hay nhất, nâng cao hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh Việc tiếp xúc với cạnh tranh quốc tế khuyến khích các công ty đổi mới, hợp lý hóa quy trình và tăng mức năng suất Khả năng cạnh tranh này cuối cùng mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung.

- Chuyển giao và đổi mới công nghệ: Chuỗi cung ứng toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, trao đổi công nghệ, kiến thức và các phương pháp hay nhất xuyên biên giới giữa các quốc gia Hợp tác với các đối tác quốc tế có thể đẩy nhanh nỗ lực nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế dài hạn Ví dụ, các tập đoàn đa quốc gia thường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến những tiến bộ về công nghệ và quy trình mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế địa phương và toàn cầu

- Rủi ro hệ thống: Toàn cầu hóa có thể làm cho các quốc gia trở nên quá phụ thuộc vào các nguồn cung từ các quốc gia khác Khi được kết nối với nhau, chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên mong manh hơn khi khác nhau trong chuỗi phụ thuộc vào nhau Điều này có nghĩa là khi có bất kỳ sự gián đoạn, sự cố nào xảy ra tại một quốc gia cũng có thể lan ra toàn cầu, gây ra hiệu ứng xếp tầng trong toàn chuỗi và có thể làm hỏng toàn bộ chuỗi và có thể dẫn đến các vấn đề như sự cố về nguồn cung, gián đoạn sản xuất, và tăng giá thành,…

Tình trạng thiếu hụt vật liệu thô và linh kiện toàn cầu đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia khác Hiệp hội Vận tải và Hậu cần Quốc tế (ICSTL) đã ghi nhận sự suy giảm trong nhu cầu vận chuyển vật liệu thô và linh kiện do sự gián đoạn chuỗi cung ứng Sự thiếu hụt chất bán dẫn xuất hiện từ nửa cuối năm 2020, đặc biệt nghiêm trọng trong ngành ô tô Trong thời kỳ phong tỏa, các nhà sản xuất ô tô đã cắt giảm đơn đặt hàng chip khi nhu cầu thiết bị điện tử tăng cao Tuy nhiên, sự tăng trưởng đơn hàng ô tô sau đó đã khiến các nhà sản xuất bất ngờ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt công suất trong ngành bán dẫn, kéo theo sự chậm trễ trong sản xuất chip.

- Tăng sự phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài: Trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí, nó cũng khiến nền kinh tế quốc gia gặp nhiều rủi ro và tổn thương khác nhau Sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể khiến csác doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể trở nên quá phụ thuộc vào hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như nguyên liệu cần thiết cho sản xuất và năng lượng

Từ đó khiến nền kinh tế của một quốc gia trở nên nhạy cảm hơn, làm tăng rủi ro cho nền kinh tế khi xuất hiện các vấn đề như gián đoạn cung ứng, dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài như khủng hoảng chính trị, thiên tai và đại dịch toàn cầu…

Biểu hiện rõ nét nhất là dưới tác động của đại dịch Covid-19, sự tăng trưởng kinh tế và khối lượng giao dịch của các quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề Theo dữ liệu từ Tradeshift - một nền tảng toàn cầu giúp hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng, mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt động thương mại và sức mua

Tại Trung Quốc, từ giữa tháng 2/2020, số lượng giao dịch thương mại trong nước và quốc tế đã giảm 56% mỗi tuần Mỹ, Vương quốc Anh và châu Âu xếp sau với mức giảm ban đầu là 26% vào đầu tháng 4 và tiếp tục giảm 17% vào cuối tháng 4 Vẫn theo Tradeshift, tổng số lượng giao dịch hằng tuần trên nền tảng này kể từ ngày 9/3/2020 đã giảm bình quân 9,8%, so với trước khi có lệnh phong tỏa Tại châu Âu, Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến Vương quốc Anh với khối lượng giao dịch giảm 23,1% Ở những nước khác, khối lượng giao dịch trên toàn khu vực sử dụng đồng Euro đã giảm tổng thể 21,9%, bao gồm cả mức giảm 44,5% trước khi thực hiện lệnh phong tỏa bắt đầu từ ngày 13 tháng 4/2020

1.4.2 Tác động đến ngành dịch vụ logistics các quốc gia 1.4.2.1 Tác động tích cực

Tương tự như nền kinh tế các quốc gia, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng có những tác động tích cực sâu sắc đến các dịch vụ logistics, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc tế một cách hiệu quả.

- Mở rộng thị trường, tăng cơ hội hợp tác: Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tạo ra cơ hội cho việc hợp tác và hình thành đối tác trong ngành dịch vụ logistics Các nhà cung cấp dịch vụ tận dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để mở rộng phạm vi tiếp cận, thiết lập mạng lưới trên nhiều khu vực và quốc gia bằng cách hợp tác với nhau, hợp tác với các hãng vận tải quốc tế, công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới hải quan… cho toàn bộ chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự kết nối toàn cầu để mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường mới trên phạm vi ngoài quốc gia Từ đó cung cấp các giải pháp logistics mới toàn diện và hiệu quả hơn

- Tối ưu hóa nguồn lực và chi phí: Tương tự tác động đến nền kinh tế các quốc gia, chuỗi cung ứng toàn cầu giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, đa dạng hóa và linh hoạt trong mọi quy trình, đồng thời giảm thiểu chi phí trong các hoạt động của ngành dịch vụ logistics Các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của việc sử dụng các nguồn lực và cơ sở hạ tầng từ nhiều quốc gia khác nhau để tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu chi phí

HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU (TP HCM)

2.1.1 Quy mô và dân số

Theo ước tính gần đây, quy mô và dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là:

 Dân số: Khoảng 9 triệu người.

TPHCM là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục hàng đầu của Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng và một cộng đồng dân cư đa dạng và đông đúc Nó là một trong những thành phố lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Đông Nam Á

Kinh tế - xã hội Thành phố trong năm 2023 diễn ra giữa lúc kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu phục hồi chậm do khủng hoảng Nga – Ukraine leo thang, kéo dài; xung đột giữa Israel - Hamas làm dấy lên lo ngại về giá năng lượng, giá lương thực, thực phẩm tăng cao gây áp lực lớn đến lạm phát Khả năng năm 2024, kinh tế thế giới được hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng chậm lại do cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột Nga – Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt, thị trường tài chính, tiền tệ … tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tình hình biến động là thế, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng vững dù phải chịu tác động lớn từ kinh tế thế giới trong bối cảnh thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các nguồn lực về vốn, nhân lực của doanh nghiệp đang cạn dần Từ mức tăng trưởng GRDP 0,7% của quý I/2023, Thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để đạt mức tăng trưởng tích cực trong quý II (+5,87%), quý III (+6,71) và tăng tốc ở quý IV (+9,62%), góp phần đưa tăng trưởng cả năm đạt 5,81%.

2.1.2.1 Kinh tế 2.1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP)

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng (theo giá hiện hành) Tính theo giá so sánh 2010 đạt 1.099.072 tỷ đồng, tăng 5,81% so với năm 2022.

- Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất 4,32 điểm phần trăm với mức tăng trưởng là 6,79%

Ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp 1,03 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, với sự tăng trưởng ở mức 4,42% Trong đó, công nghiệp đóng góp 0,87 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,41% và xây dựng đóng góp 0,16 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,48%.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp thấp nhất 0,01 điểm phần trăm và tăng 1,53%.

- Ngoại trừ ngành kinh doanh bất động sản có mức tăng trưởng âm 6,38%, các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng khá như: Bán buôn, bán lẻ tăng 10,17%; vận tải, kho bãi tăng 7,64%; thông tin và truyền thông tăng 5,94%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,69%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 6,61%; giáo dục và đào tạo tăng 7,03%; y tế và hoạt động cứu trợ tăng 3,24% Riêng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất (+16,38%) so với năm 2022.

- Trong mức tăng trưởng chung 5,81% của nền kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,01 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,03 điểm phần trăm, trong đó công nghiệp đóng góp 0,87 điểm phần trăm; khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 4,32 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,45 điểm phần trăm.

- Về cơ cấu kinh tế, xét theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,9%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 64,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7%.

- Chín ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 59,6% trong GRDP, chiếm 91,8% trong khu vực dịch vụ Trong đó, 04 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp (16,7%), vận tải kho bãi (9,3%), tài chính ngân hàng (10,2%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,2%).

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12 năm 2023 ước tính tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ Chia ra, công nghiệp khai khoáng tăng 10,8; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,6% so với tháng trước, tăng 8,9% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 4,1% so với cùng kỳ; cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 0,3% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ Tính chung cả năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 4,3% so với năm 2022: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,4%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,1%.

- Đối với ngành công nghiệp cấp II có 19/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng so với năm 2022 Trong đó, một số ngành có mức tăng cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 30,0%; sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 21,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 17,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 14,2% Một số ngành có chỉ số IIP giảm mạnh so với cùng kỳ như: Sản xuất kim loại giảm 14,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 13,7%; sản xuất đồ uống giảm 13,4%; sản xuất xe có động cơ giảm 11,0%.

- Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm : Chỉ số sản xuất công nghiệp năm

2023 tăng 6,0% so với cùng kỳ Chia ra, ngành hóa dược tăng 19,4%; ngành cơ khí tăng 6,7%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 5,6%; ngành chế biến lương thực và thực phẩm giảm 6,4%.

- Đối với 3 ngành công nghiệp truyền thống: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm

2023 giảm 7,0% so với cùng kỳ Chia ra, ngành dệt tăng 3,7%; ngành sản xuất trang phục giảm 9,8%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 7,8%.

- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2023 tăng cao so với năm 2022 như: Bao bì đóng gói bằng plastic tăng 35,4%; phân khoáng hoặc phân hóa học tăng 28,9%; thuốc lá điếu tăng 7,7% Một số sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ như: Bia chai, lon giảm 21,8%; xi măng giảm 21,4%.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng mạnh, ước tính tăng 13,3% so với tháng trước và 4,0% so với cùng kỳ năm trước Tổng kết cả năm 2023, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng 4,0% về chỉ số tiêu thụ so với năm 2022.

Trong đó, có 12/23 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng, 11 ngành có chỉ số tiêu thụ giảm Một số ngành tăng cao như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 78,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, 7 nứa tăng 74,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 29,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 21,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 17,5%.

- Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 12 năm 2023 ước tính tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ Trong đó, 14/23 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số tồn kho tăng Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: Dệt tăng 48,2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 46,0%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 39,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 33,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 25,8% Có 9/23 ngành có chỉ số tồn kho giảm, trong đó một số ngành như: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 35,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 25,9%; sản xuất đồ uống giảm 23,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 21,3%.

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

- Hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đem lại đối với các doanh nghiệp logistics.

- Xác định các chiến lược và phương pháp mà các doanh nghiệp đang áp dụng để đối phó với những thay đổi này.

- Tìm hiểu về các công nghệ và tiến bộ trong lĩnh vực logistics mà các doanh nghiệp đang sử dụng để tối ưu hóa hoạt động của họ trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Phân tích các xu hướng và mô hình mới trong lĩnh vực logistics mà các doanh nghiệp đang cân nhắc áp dụng để cải thiện hiệu suất và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường đang biến đổi.

- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp chiến lược hiện tại và đề xuất các cải tiến hoặc phát triển mới để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành logistics.

Nội dung của việc khảo sát các doanh nghiệp logistics về giải pháp chiến lược ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bao gồm các phần sau:

- Phân tích xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu: o Điều tra và phân tích các yếu tố đang thúc đẩy sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm sự tăng cường của thương mại điện tử, biến đổi về kỹ thuật số, tăng cường yêu cầu về bền vững và cảm biến, và các yếu tố chính trị-kinh tế.

- Đặc điểm và thách thức của ngành logistics trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu: o Xác định các vấn đề chính mà các doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt khi cố gắng thích nghi với sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tăng cường độ linh hoạt, giảm thiểu rủi ro và chi phí, và duy trì sự đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường.

- Giải pháp chiến lược hiện tại và dự kiến: o Phân tích các chiến lược và biện pháp mà các doanh nghiệp logistics đang sử dụng hoặc dự kiến sử dụng để ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển, đầu tư vào công nghệ thông tin và tự động hóa, phát triển các dịch vụ đa dạng và tăng cường hợp tác đối tác.

- Đánh giá hiệu quả và khả năng triển khai: o Đánh giá hiệu quả của các giải pháp chiến lược hiện tại và đề xuất các biện pháp cải thiện hoặc phát triển mới để tối ưu hóa hoạt động logistics trong ngành và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Tóm tắt và đề xuất: o Tóm tắt kết quả khảo sát và đề xuất các hướng đi tiếp theo hoặc các biện pháp cụ thể để các doanh nghiệp logistics có thể áp dụng để thành công trong môi trường dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các bước trong phương pháp khảo sát doanh nghiệp logistics về chiến lược ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bao gồm: thiết kế bảng câu hỏi, lựa chọn mẫu đại diện, thu thập dữ liệu định lượng và định tính, phân tích dữ liệu thống kê và định tính, đưa ra khuyến nghị và triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp.

- Phân tích văn bản và tài liệu:

• Tìm hiểu thông tin từ các tài liệu công bố, báo cáo thị trường và nghiên cứu về xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các chiến lược phản ứng từ các doanh nghiệp logistics.

• Sử dụng các bảng khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến và thông tin từ các doanh nghiệp logistics về các vấn đề liên quan đến chiến lược ứng phó với dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu Điều này có thể bao gồm các câu hỏi về các thách thức, cơ hội, và giải pháp đang được áp dụng hoặc suy nghĩ đến.

• Phân tích số liệu và dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn, cuộc thảo luận và bảng khảo sát để rút ra những thông tin quan trọng và xu hướng chung về cách các doanh nghiệp logistics đang ứng phó với dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

- So sánh và đánh giá:

• So sánh và đánh giá các phản ứng và chiến lược của các doanh nghiệp logistics khác nhau đối với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu để hiểu rõ hơn về những phương thức hiệu quả nhất trong ngành.

2.2.4 Chọn mẫu và số lượng mẫu

Chọn mẫu đại diện từ các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau Số lượng mẫu dự kiến là khoảng 20 doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VỀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

VỀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

2.3.1 Phân tích thống kê mô tả

Qua khảo sát chúng em nhận được một số kết quả như sau

1 Các công ty nhóm em tiếp cận được như là :

Worldlink Express Co, Ltd Lốp Cofo Việt Nam

Công ty Cổ phần OneSport U&I Logistics

ABC ONELINE VN ANB Logistics Công ty trách nhiệm hữu hạn Worldlink Express Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Logimex

2 Đa phần người điền phiếu khảo sát đang làm ở vị trí nhân viên trong công ty ( cụ thể chiếm 94.1 %) , một số ít làm giám sát (chiếm 5,9 %)

3 Các công ty được khảo sát đa dạng các quy mô nhỏ, vừa, lớn

Cụ thể là : - Công ty có quy mô nhỏ ( chiếm 47.1%)

 Công ty có quy mô vừa ( chiếm 29.4%)

 Công ty có quy mô lớn ( chiếm 23.5*)

4 Doanh nghiệp có số lượng nhân viên cụ thể như sau

 Doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 0-50 chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 52.9%)

 Doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 50-100 chiếm 29.4%

 Doanh nghiệp có số lượng nhân viên trên 100 chiếm 17.6%

5 Các loại hình doanh nghiệp mà công ty áp dụng cụ thể là

Doanh nghiệp sản xuất, thương mại tự làm Logistics chiếm 17.6%

Doanh nghiệp sản xuất thương mại có thuê ngoài một số dịch vụ Logistics chiếm 11.8%

Doanh nghiệp sản xuất, thương mại thuê ngoài toàn bộ dịch vụ Logistics chiếm 5.9 % Doanh nghiệp vận tải, Logistics chiếm 64.7%

6 Ngành hàng chính mà doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoặc cung ứng dịch vụ

Ngành hàng mà các doanh nghiệp cung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất là thực phẩm & đồ uống

Ngoài ra các doanh nghiệp còn cung cấp nhiều mặt hàng khác như dược phẩm, dệt may, gia dụng, được thể hiện rõ trên bản đồ

7 Các doanh nghiệp nhận thức về xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là gì ?

 Hầu hết các doanh nghiệp đều có nhận thức về xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là phát triển bền vững chuỗi cung ứng chiếm 70.6% các phiếu khao sát

 Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhận thức về xu hướng dịch chuyển theo hướng khác như là : Một số tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam; Chuyển đổi số trên chuỗi cung ứng; Tái cơ cấu, sắp xếp lại chuỗi cung ứng qua việc đa dạng hóa nguồn cung mở rộng mạng lưới nhà cung cấp nhằm phân tán rủi ro

8 Sự chuyển dịch cung ứng toàn cầu có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Theo phân tích từ bảng hỏi thì đa phần sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đều ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp ( cụ thể chiếm 88,1% trên tổng khảo sát)

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, nó vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nhưng chỉ chiếm phần nhỏ ( chiếm 5.9%)

9 Những lợi ích đối với doanh nghiệp trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

- Thứ nhất, tăng cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng - Thứ hai, đa dạng hóa nguồn cung ứng

- Thứ ba, tăng lượng khách hàng tiềm năng - Thứ tư, tăng doanh thu lợi nhuận

- Thứ năm, tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí - Thứ sáu, tăng cường khả năng cạnh tranh

- Thứ bảy, tạo ra các cơ hội phát triển mới - Thứ tám, tăng cơ hội chuyển giao và đổi mới công nghệ - Thứ chín, tận dụng nguồn lực toàn cầu

Cuối cùng, tăng năng lực phát triển bền vững cho các doanh nghiệp

10 Những rủi ro mà doanh nghiệp của bạn có thể đối mặt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu là

- Rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp có thể đối mặt là mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

- Rủi ro tiếp theo gặp phải là tăng sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài - Còn có thể gặp phải rào cản thương mại quốc tế, thuế quan

- Hay còn có thể tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng - Và còn có thế gặp phải vấn đề an ninh bảo mật

11 Để ứng phó các rủi ro trong dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp đã làm như sau:

- Tối ưu hóa quy trình hoạt động và tăng cường đào tạo nhân việc là những việc mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu để ứng phó rủi ro

- Nâng cao quản lí năng lực chuỗi cung ứng thông qua công nghệ thông tin và xây dựng chiến lược phát triển để phù hợp với chuỗi cung ứng cũng là các lựa chọn mà doanh nghiệp áp dụng

- Các doanh nghiệp cũng lựa chọn nâng cao chất lượng dịch vụ tiệm cận đến quốc tế và nâng cao năng lực dự báo và chuẩn bị kế hoạch dự phòng để ứng phó với rủi ro

- Và cuối cùng các doanh nghiệp cũng ứng phó rủi ro bằng cách dự báo xu thế đầu tư sẵn nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho hàng, phương tiện, … và theo dõi đánh giá định kì

12 Đa số các doanh nghiệp đều bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng, sản xuất, khách hàng nước ngoài

13 Nhà nước đã làm những việc sau để giúp đỡ những doanh nghiệp Logistics Việt Nam phát triển hơn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

- Việc đầu tiên nhà nước cần làm là nghiên cứu, sửa đổi, ban hành chính sách mới, pháp luật mới điều chỉnh dịch vụ Logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới trong thương mại điện tử

- Nghiên cứu và áp dụng các công nghê, kĩ thuật tiến bộ trong quản lí, vận hành và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và dịch vụ Logistics cũng là một giải pháp mà các doanh nghiệp muốn nhà nước giúp đỡ.

- Các doanh nghiệp cũng mong muốn nhà nước tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp bao gồm các hiệp hội và tổ chức ngành Công nghệ thông tin và Logistics nhằm tạo ra hiệu quả đồng bộ trong nỗ lực chuyển đổi số toàn diện và đề xuất triển khai chương trình hành động nhằm nâng cao ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại

Trên đây là toàn bộ những gì chúng em đã thu được từ những bài khảo sát các doanh nghiệp Logistics tại TPHCM bằng biểu mẫu

Xác định mục tiêu nghiên cứu: Xác định mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, bao gồm việc hiểu rõ các xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra và cách các doanh nghiệp logistics đang ứng phó với chúng.

- Thiết kế khảo sát: Phát triển các câu hỏi khảo sát dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã xác định Các câu hỏi này có thể tập trung vào các vấn đề như biến đổi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, chiến lược cụ thể mà các doanh nghiệp đã áp dụng, và những thách thức cụ thể mà họ đang đối mặt.

- Thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát thông qua các phương tiện như cuộc phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi trực tuyến hoặc bằng cách phân tích các tài liệu như báo cáo hàng năm hoặc thông tin công khai từ các doanh nghiệp logistics.

- Phân tích dữ liệu: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được từ các khảo sát

MÔ HÌNH GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

MÔ HÌNH GIẢI PHÁP TỪ NHÀ NƯỚC

3.1.1 Khung giải pháp (sơ đồ giải pháp)

Dưới đây là sơ đồ giải pháp từ Nhà nước để ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu:

1 Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát:

- Thiết lập các quy định và tiêu chuẩn cho an toàn sản phẩm, môi trường và lao động.

- Tăng cường giám sát và tuân thủ quy định của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển hạ tầng:

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận tải và logistics như đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay.

- Tạo ra chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào hạ tầng mới.

 Hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu và phát triển:

- Cung cấp nguồn lực tài chính và hỗ trợ chính sách cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số:

- Đầu tư vào hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khác để tối ưu hóa quy trình và tăng cường minh bạch trong hoạt động logistics.

 Đề xuất các chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế:

Tham gia các hiệp định thương mại và hợp tác quốc tế là bước đi quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo sự ổn định trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế Các hiệp định này tạo ra khuôn khổ pháp lý và hệ thống quy tắc chung, giúp doanh nghiệp giảm rào cản thương mại, thúc đẩy đầu tư và hợp tác.

 Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực:

- Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực có kỹ năng và kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng và logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Sơ đồ này thể hiện một cách trực quan các giải pháp mà Nhà nước có thể thực hiện để ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành logistics và chuỗi cung ứng.

3.1.2 Biện pháp và chính sách:

Nhà nước để ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bao gồm các biện pháp và chính sách sau:

- Lập ra các chính sách và quy định: Nhà nước có thể thiết lập các chính sách và quy định nhằm định hình và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các quy định về an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường, và quy định lao động để đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất và vận chuyển được thực hiện một cách bền vững và công bằng.

- Cung cấp hỗ trợ tài chính và khuyến khích đầu tư: Nhà nước có thể cung cấp hỗ trợ tài chính, thuế suất thu nhập thấp hoặc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu Điều này có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng và công nghệ.

- Xây dựng hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ: Nhà nước có thể đầu tư vào xây dựng và cải thiện hạ tầng vận tải và logistics, bao gồm cả cảng biển, sân bay và đường bộ Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, đào tạo và nghiên cứu cũng có thể được tổ chức và hỗ trợ bởi Nhà nước.

- Hợp tác quốc tế và thỏa thuận thương mại: Nhà nước có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế và tham gia vào các thỏa thuận thương mại đa phương nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu thuận lợi và ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Nhà nước nên đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trang bị cho họ các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Những cơ chế từ Nhà nước này có thể được thực hiện thông qua các chính sách và chương trình cụ thể, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

3.1.3 Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia Đối với Nhà nước:

- Quyền thiết lập và ban hành các chính sách, quy định và luật pháp liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và logistics.

- Quyền cung cấp hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Quyền thúc đẩy hợp tác quốc tế và tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương.

- Trách nhiệm đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn, môi trường và lao động.

- Trách nhiệm cung cấp hỗ trợ và dịch vụ công cho các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành.

- Trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp logistics:

- Quyền tham gia vào quyết định chiến lược và quản lý chuỗi cung ứng của chính mình, dựa trên nhu cầu và điều kiện thị trường.

- Quyền tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước.

- Quyền sử dụng công nghệ và đổi mới để tối ưu hóa hoạt động của mình và cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

- Trách nhiệm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp lý, đặc biệt là về an toàn, môi trường và lao động.

- Trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chất lượng và minh bạch cho khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được các yêu cầu của thị trường toàn cầu.

- Trách nhiệm thúc đẩy sự đổi mới và tối ưu hóa quy trình hoạt động để tăng cường hiệu suất và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Tóm lại, cả Nhà nước và các doanh nghiệp logistics đều có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên có thể tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu bền vững và phát triển.

3.1.4 Chi phí thực hiện giải pháp

Chi phí để Nhà nước thực hiện giải pháp ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể biến đổi tùy thuộc vào phạm vi và tính chất của các biện pháp cụ thể mà Nhà nước quyết định thực hiện Dưới đây là một số yếu tố mà có thể ảnh hưởng đến chi phí này:

- Quy mô của các chính sách và chương trình: Chi phí sẽ tăng lên nếu Nhà nước quyết định triển khai các chính sách và chương trình lớn và phức tạp nhằm ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

MÔ HÌNH GIẢI PHÁP TỪ DOANH NGHIỆP

Dưới đây là một số mô hình giải pháp từ doanh nghiệp để ứng phó với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu:

- Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa quy trình và hoạt động trong chuỗi cung ứng, bao gồm tối ưu hóa lập kế hoạch sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và quản lý kho Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM), áp dụng kỹ thuật Lean hoặc Six Sigma để giảm lãng phí và tăng cường hiệu suất.

- Mô hình đa kênh phân phối: Doanh nghiệp phát triển và quản lý nhiều kênh phân phối khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều khu vực và thị trường khác nhau Điều này có thể bao gồm việc phát triển kênh bán lẻ trực tuyến, kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, cũng như hợp tác với các đối tác phân phối địa phương.

- Mô hình sản xuất linh hoạt: Doanh nghiệp áp dụng các mô hình sản xuất linh hoạt như chế độ sản xuất "just-in-time" (JIT) và "build-to-order" (BTO) để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí Điều này giúp giảm chi phí tồn kho và tăng cường khả năng thích ứng với thay đổi trong nhu cầu của thị trường.

Những mô hình giải pháp này có thể được kết hợp hoặc điều chỉnh tùy thuộc vào ngành công nghiệp, quy mô và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Điều quan trọng là doanh nghiệp phải linh hoạt và sẵn lòng thích ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi liên tục.

3.2.2 Giải pháp 1 Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Mục tiêu của giải pháp Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng là tạo ra một hệ thống chuỗi cung ứng linh hoạt, hiệu quả và minh bạch, giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.

1 Phân tích và đánh giá: Bước này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phân tích sâu sắc về các khía cạnh của chuỗi cung ứng hiện tại, bao gồm quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng Đánh giá sẽ xác định các vấn đề, rủi ro và cơ hội để tối ưu hóa.

2 Đề xuất biện pháp cải tiến: Dựa trên kết quả phân tích, doanh nghiệp sẽ đề xuất các biện pháp cải tiến để tối ưu hóa quy trình và hoạt động trong chuỗi cung ứng Các biện pháp này có thể bao gồm việc tái cấu trúc quy trình, tối ưu hóa lịch trình vận chuyển, cải thiện quản lý tồn kho và nâng cao dịch vụ khách hàng.

3 Thiết kế và triển khai: Sau khi đề xuất các biện pháp cải tiến, doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế chi tiết và triển khai các biện pháp này vào thực tế Điều này có thể bao gồm việc thay đổi quy trình làm việc, đầu tư vào công nghệ thông tin và tự động hóa, cũng như đào tạo nhân viên và áp dụng các hệ thống quản lý mới.

4 Giám sát và điều chỉnh: Sau khi triển khai, doanh nghiệp cần thực hiện giám sát và đánh giá hiệu suất của các biện pháp cải tiến Điều này giúp xác định các vấn đề hoặc cơ hội tiếp theo để điều chỉnh và cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng.

5 Tối ưu hóa liên tục: Chuỗi cung ứng là một quy trình liên tục và không ngừng thay đổi Doanh nghiệp cần duy trì sự tập trung vào việc tối ưu hóa và cải thiện liên tục, thông qua việc liên tục đánh giá và điều chỉnh quy trình và hoạt động trong chuỗi cung ứng.

6 Tương tác với đối tác và nhà cung cấp: Một phần quan trọng của mô hình là tương tác chặt chẽ với các đối tác và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng Doanh nghiệp cần thiết lập các mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ để đảm bảo rằng mọi bên đều làm việc cùng nhau để tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng.

- Tăng cường hiệu suất và hiệu quả: Một trong những kết quả chính của mô hình này là tăng cường hiệu suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng

Bằng cách tối ưu hóa quy trình và hoạt động, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao khả năng đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của thị trường.

- Giảm chi phí và tăng cường lợi nhuận: Mô hình tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành và tồn kho, từ đó tăng cường lợi nhuận và cải thiện cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng cường sự linh hoạt và độ linh hoạt: Tính linh hoạt trong quy trình và hoạt động của chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với biến động của thị trường và yêu cầu của khách hàng, từ đó tăng cường sức mạnh cạnh tranh.

Tối ưu hóa quy trình và hoạt động giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP MÔ HÌNH SẢN XUẤT LINH HOẠT

3.3.1 Hiệu quả tài chính Đánh giá hiệu quả tài chính của giải pháp Mô hình Sản xuất Linh hoạt yêu cầu phải xem xét các yếu tố chi phí và các lợi ích kỳ vọng mà giải pháp mang lại Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét:

- Chi phí đầu tư ban đầu: Bao gồm chi phí phát triển công nghệ, mua sắm thiết bị mới, chi phí đào tạo nhân viên và các chi phí khởi đầu khác.

- Chi phí vận hành và bảo trì: Chi phí liên quan đến vận hành thiết bị, bảo trì hệ thống và các chi phí khác để duy trì hoạt động của giải pháp.

- Tiết kiệm chi phí: Xem xét các khoản tiết kiệm chi phí được thực hiện như giảm thiểu thời gian chờ đợi, giảm lãng phí trong quy trình sản xuất,giảm thiểu lỗi sản phẩm, và tiết kiệm chi phí tồn kho.

Tăng trưởng doanh số và doanh thu là một lợi ích quan trọng của việc cải tiến sản phẩm Bằng cách nâng cao chất lượng và tính năng của sản phẩm, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, thu hút thêm khách hàng mới và từ đó gia tăng doanh số cũng như doanh thu.

- Giảm chi phí không cần thiết: Xem xét các chi phí không cần thiết hoặc không hiệu quả được giảm bớt như lãng phí vật liệu, thời gian chờ đợi, và chi phí vận chuyển.

- Tăng cường cạnh tranh: Đánh giá lợi ích dài hạn từ việc tăng cường cạnh tranh trên thị trường nhờ vào khả năng linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng của doanh nghiệp.

- Thời gian hoàn vốn (ROI): Ước tính thời gian cần để thu hồi lại chi phí đầu tư ban đầu thông qua các lợi ích tài chính và không tài chính từ giải pháp.

- Rủi ro và cơ hội: Xem xét các rủi ro có thể phát sinh và cơ hội có thể đạt được từ việc triển khai giải pháp này.

- Giảm lượng rác thải: Mô hình sản xuất linh hoạt thường đi kèm với việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và lượng rác thải.

- Tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu: Tính linh hoạt trong sản xuất có thể giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm môi trường.

- Tạo ra việc làm: Sự tăng cường về hiệu suất và linh hoạt trong sản xuất có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng.

- Cải thiện điều kiện lao động: Các tiến bộ trong quy trình sản xuất có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn và an toàn hơn cho các nhân viên.

3.3.4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics

- Tăng cường sự linh hoạt: Mô hình sản xuất linh hoạt giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng.

- Tối ưu hóa chi phí: Sử dụng các quy trình sản xuất linh hoạt có thể giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.

- Nâng cao chất lượng và sự đáp ứng: Mô hình này có thể cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo ra sự hài lòng cao hơn từ khách hàng và tăng cường niềm tin thương hiệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS Vị trí của bạn trong công ty

Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp

Loại doanh nghiệp của bạn là:

 Doanh nghiệp sản xuất, thương mại tự làm Logistics

 Doanh nghiệp sản xuất thương mại có thuê ngoài một số dịch vụ Logistics

 Doanh nghiệp sản xuất, thương mại thuê ngoài toàn bộ dịch vụ Logistics

 Doanh nghiệp vận tải, Logistics

 Ngành hàng chính mà doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoặc cung ứng dịch vụ ( có thể chọn nhiều đáp án)

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Bạn nhận thức về xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là gì ?

 Một số tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

 Chuyển đổi số trên chuỗi cung ứng

 Phát triển bền vững chuỗi cung ững

 Tái cơ cấu, sắp xếp lại chuỗi cung ứng qua việc đa dạng hóa nguồn cung, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp nhằm phân tán rủi ro

 Dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước cùng khu vực địa lý để giảm phụ thuộc hoặc tránh rủi ro từ chiến tranh thương mại,

Theo bạn sự chuyển dịch cung ứng toàn cầu có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

 Ảnh hưởng rất tiêu cực

 Ảnh hưởng rất tích cực

Những lợi ích đối với doanh nghiệp của bạn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu nói trên là gì? ( có thể chọn nhiều đáp án)

 Tăng cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường tiềm năng

 Tăng lượng khách hàng tiềm năng

 Tăng doanh thu, lợi nhuận

 Tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí

 Tăng cường khả năng cạnh tranh

 Tạo ra các cơ hội phát triển mới

 Đa dạng hóa nguồn cung ứng

 Tăng cơ hội chuyển giao và đổi mới công nghệ

 Tận dụng nguồn lực toàn cầu

 Tăng năng lực phát triển bền vững

Những rủi ro mà doanh nghiệp của bạn có thể đối mặt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

 Tăng sự phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài

 Tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng

 Rào cản thương mại quốc tế, thuế quan,…

 Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

Doanh nghiệp của bạn đang khai thác các cơ hội mới do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

 Lập chiến lược phát triển phù hợp với thị trường quốc tế

 Lập chiến lược có khả năng dự đoán, xây dựng kế hoạch dự phòng và phản ứng nhanh chóng với các biến động bất ngờ

 Lập chiến lược tập trung vào tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí

 Lập chiến lược tập trung vào khả năng đáo ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng

 Tận dụng các ưu đãi của chính phủ về thu hút đầu tư

 Tăng cường đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo

 Nâng cao năng lực thực hành, quản lí rủi ro

Doanh nghiệp anh/chị làm thế nào để ứng phó với các rủi ro trong dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu?

 Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng thông qua công nghệ thông tin

 Nâng cao chất lượng dịch vụ tiệm cận đến quốc tế

 Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng

 Dự báo xu thế, đầu tư sẵn nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho hàng, phương tiện,

 Tối ưu hóa quy trình hoạt động

 Tăng cường đào tạo nhân viên

 Nâng cao năng lực dự báo, chuẩn bị kế hoạch dự phòng

 Theo dõi và đánh giá định kỳ

Doanh nghiệp anh/ chị có bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng, sản xuất, khách hàng nước ngoài không?

 Rất ít phụ thuộc ( dưới 25% hoạt động)

 Tương đối phụ thuộc ( Khoảng 50% hoạt động)

 Phụ thuộc nhiều ( Khoảng trên 75% hoạt động)

 Phụ thuộc hoàn toàn (100% hoạt động)

Nếu có phụ thuộc vào nước ngoài, doanh nghiệp anh/chị làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

 Đa dạng hóa nhà cung ứng

 Tìm kiếm các thị trường mới, khách hàng tiềm năng

 Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà cung ứng, khách hàng

 Thường xuyên kiểm tra, giám sát nhà cung ứng

 Đầu tư vào hoạt động chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, bài bản

 Quản lí rủi ro và chuẩn bị kế hoạch dự phòng

 Mua bảo hiểm rủi ro

 Nâng cao năng lực ngoại ngữ, hiểu biết luật quốc tế

Trong xu thế ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững trong quản lí chuỗi cung ứng, đồng thời đả bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế, doanh nghiệp của anh/chị làm thế nào?

 Đánh giá và đặt mục tiêu phát triển bền vững

 Xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững

 Tiêu chuẩn hóa và áp dụng quy định bền vững

 Triển khai công cụ theo dõi và đánh giá

Nhà nước có thể làm gì để giúp đỡ những doanh nghiệp Logistics Việt Nam phát triển hơn trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu?

 Đề xuất triển khai chương trình hành động nhằm nâng cao ứng dụng Khoa học và Công nghệ hiện đại

 Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong quản lí, vận hành và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và dịch vụ Logistics

Ngày đăng: 23/05/2024, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w