1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ảnh Hưởng Của Đại Dịch Covid-19 Đến Tình Hình Tài Chính Và Chính Sách Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thép Nam Kim
Người hướng dẫn Th.s Trần Hoàng Minh
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Tài Chính – Đầu Tư
Thể loại tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

40 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI ..... Nhóm 03 chúng em đã vận dụng những kiến thức

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

-🙞🙜🕮🙞🙜 -

Tiểu luận nhóm PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19

ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Trần Hoàng Minh

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2022

Trang 2

MỤC L C

LỜI MỞ ĐẦU 6

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Cấu trúc của bài nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH COVID 19 VÀ GIỚI THIỆU -CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 9

1.1 Khái quát chung về Đại dịch Covid-19 9

1.1.1 Đại dịch Covid-19 9

1.1.2 Các ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến tình hình kinh tế- 10

1.2 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 11

1.2.1 Giới thiệu 11

1.2.2 Ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động 12

1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM GIAI ĐOẠN 2019 -2021 15

2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 15

2.1.1 Phân tích quy mô tài chính 15

2.1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời 25

2.2 Phân tích chính sách tài chính 31

2.2.1 Phân tích chính sách huy động vốn 31

2.2.2 Phân tích chính sách đầu tư 35

2.2.3 Phân tích chính sách phân phối kết quả lợi nhuận 39

2.3 Đánh giá các tác động của Đại dịch Covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài -chính của doanh nghiệp giai đoạn 2019 – 2021 39

2.3.1 Các tác động tích cực 39

2.3.2 Các tác động tiêu cực 40

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI 42

3.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2021-2025 42

3.2 Xu thế phát triển của ngành giai đoạn 2021-2025 42

Trang 3

3

3.3 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính và chính sách tài chính của Công ty Cổ phần Nam Kim trong thời kỳ mới 43

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Số

bảng

Tên bảng

1 Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2019-2021

2 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2019-2021

3 Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp năm 2019-2021

4 Quy mô tài chính năm 2019-2021

5 Cấu trúc tài chính năm 2019-2021

6 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2021

7 So sánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2020

8 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cùng ngành năm 2021

9 So sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp cùng ngành năm 2021

10 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019

11 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2021 so với năm 2020

12 Phân tích chính sách đầu tư năm 2019-2021

Trang 5

5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép nhóm 3 lớp Phân tích Báo cáo tài chính - ĐT10A + ĐTH10 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Hoàng Minh người giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn bộ môn Phân tích Báo cáo tài chính cho chúng em Trong suốt quá trình 9 tuần qua, thầy đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này Thầy đã rất nhiệt tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua

Nhóm 03 chúng em đã vận dụng những kiến thức được giảng dạy trên lớp cũng như sự hướng dẫn tận tình, chỉ bảo của thầy và tham khảo thêm nhiều thông tin, bài viết trên mạng để thu thập những kiến thức để trình bày theo ý hiểu của nhóm về

đề tài “ Phân tích ảnh hưởng của Đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim ” một cách tốt nhất có thể Trong quá trình phân tích và tìm hiểu tài liệu, nhóm chúng em khó tránh khỏi được những thiếu sót trong quá trình làm bài và trình bày Rất mong được sự góp ý của thầy để bài phân tích báo cáo tài chính của chúng em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy trong quá trình nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận này Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tình hình nền kinh tế vô cùng phát triển như hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp được hình thành kinh doanh về rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, với nhiều quy mô lớn nhỏ Trong các doanh nghiệp đó, có một số doanh nghiệp do chưa tìm được hướng đi đúng đắn và gặp nhiều vấn đề vướng mắc nên không thể tồn tại Bên cạnh đó, có rất nhiều đã kinh doanh vô cùng thành công khiến chúng ta nhìn vào

đó và cảm thấy ngưỡng mộ Một trong những lí do để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển đó là phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ

để tiến hành sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả Mặt khác theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú

Là một doanh nghiệp mục tiêu đề ra của họ là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho doanh nghiệp Vì thế để tồn tại và phát triển vững mạnh, các doanh nghiệp cần đặt ra hướng đi chiến lược vững chắc cho mình, đồng thời tạo sức cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và còn với các doanh nghiệp nước ngoài Từ thực tế đó, một doanh nghiệp muốn nhận thức rõ khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đi vào phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính hàng năm Nhờ vậy, những chủ doanh nghiệp hay những nhà đầu tư sẽ có được những thông tin căn bản cho việc ra quyết định cũng như định hướng cho tương lai được tốt hơn Từ đó nhóm đã lựa chọn “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần thép Nam Kim"

Trang 7

7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc phân tích báo cáo tài chính có thể giúp những người quan tâm tới doanh nghiệp đưa ra được nhưng quyết định đúng đắn ví dụ như đối với nhà nước quản lý doanh nghiệp, hay ban lãnh đạo khi nhìn vào tình hình tài chính có thể đưa ra những chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đó Với nền kinh tế thị trưởng hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn năng cao năng lực cạnh tranh mà cái cốt lõi là năng lực tài chính Muốn như vậy thì phải tổ chức phân tích báo cáo tài chính một cách minh bạch, rõ ràng và đầy đủ

Đối với 1 công ty lớn như Công ty Cổ phần Thép Nam Kim đã được niêm yết trên sàn chứng khoán thì việc minh bạch về thông tin và phân tích tài chính sẽ đem lại lại sự yên tâm cho các cổ đông, nhà đầu tư và được sự tin tưởng của thị trường Ngoài ra nó còn là tiền đề để ban lãnh đạo có định hướng phát triển phù hợp với năng lực tài chính của công ty Ví dụ như khi nhìn vào tài chính của doanh nghiệp ban lãnh đạo sẽ xem xét đang tốt hay xấu, cần cải thiện cái gì, thay đổi chiến lược kinh doanh

và huy động vốn phù hợp với định hướng phát triển của mình Khi tài chính của công

ty minh bạch và rõ ràng cũng sẽ ngày càng thu hút được các nhà đầu tư và nâng cao giá trị và vị thế trên thương trường

Trên thực tế không có 1 bộ phận chính thức nào của doanh nghiệp chuyên phụ trách về vấn đề tài chính của công ty Bởi vậy nhóm chọn đề tài "Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim"

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những kiến thức lý thuyết trên trường lớp cùng với dữ liệu tổng hợp từ công

ty Cổ phần Thép Nam Kim, bài viết sẽ tiến hành phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để chỉ ra thể mạnh và bất ổn trong kinh doanh từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim.Bài viết

đi sâu vào tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim giai đoạn

Trang 8

2019-2020 để làm rõ chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để từ để đưa ra được giải pháp phù hợp với sự phát triển và định hướng của doanh nghiệp

Phạm vi: Dữ liệu từ báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, bài biết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để đưa

ra luận điểm khách quan nhất

5 Cấu trúc của bài nghiên cứu

Bố cục của khóa luận: ngoài phần mở đầu, phần kết luận đề tài được chia bố cục làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về đại dịch covid 19 và giới thiệu chung về Công

-ty Cổ phần Thép Nam Kim

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và chính sách tài chính của Công ty

Cổ phần Thép Nam Kim giai đoạn 2019-2021

Chương 3: Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính và chính sách tài chính của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim trong thời kỳ bình thường mới

Trang 9

9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 1.1 Khái quát chung về Đại dịch Covid-19

1.1.1 Đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-CoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "19" là "Đại dịch toàn cầu"

COVID-Chính phủ các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử , dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến

Cụ thể Việt Nam dịch Covid - 19 đã gây ra 11.5000.000 tổng số ca nhiễm trong

đó có 43.178 ca tử vong Trong đó điển hình có thể nói đến 2 thành phố lớn của Việt Nam với mật độ dân cư cao nhất theo số liệu được cập nhật từ Cổng thông tin của Bộ

y tế về Đại dịch Covid 19 như thành phố Hà Nội có 1.633.994 ca nhiễm với 1.231 ca

tử vong và thành phố Hồ Chí Minh có 623.862 ca nhiễm với 19.984 ca tử vong

Trang 10

1.1.2 Các ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến tình hình kinh tế -

Đại dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

-Một số tác động tiêu biểu gồm: Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Theo Báo cáo của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020, dự kiến có 08/12 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết của Quốc hội Chỉ có 04/12 chỉ tiêu không đạt kế hoạch và đều là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế trong năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Cụ thể: GDP 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12% và cả năm 2020 ước thực hiện đạt 2 - 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8% và so với mức tăng của năm 2019 là 7,02% Trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát tại Trung Quốc vào đầu tháng 2, nhóm hàng nông, thủy sản -của nước ta chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam Cụ thể: Tháng 2/2020, giá trị xuất khẩu hàng thủy sản sang Trung Quốc giảm 57,21% so với cùng kỳ; hàng rau quả giảm 24,79%; hạt điều giảm 69,26%; cà phê giảm 14,34%; chè giảm 78,39% Bên cạnh đó Chín tháng năm 2021, dịch Covid 19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam Đặc biệt, đợt dịch kéo dài -

từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước

(ii) Tác động đến lạm phát: Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã khiến giá cả của nhiều mặt hàng có xu hướng biến động khác với thường kỳ trong thời gian gần đây Trong tháng 1/2020, thời điểm dịch Covid 19 đã có dấu hiệu tăng nhanh ở Trung -Quốc, giá cả hàng hóa Việt Nam vẫn tăng khá mạnh ở hầu hết các nhóm hàng, lạm phát Việt Nam tăng 1,23% so với tháng 12/2019, mức tăng cao nhất trong các tháng

-1 kể từ năm 20-14, chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp lễ Tết, điển hình

là sự tăng giá cao của ba nhóm hàng ăn dịch vụ ăn uống, nhà ở vật liệu xây dựng - -

và giao thông Tuy nhiên, tháng 2/2020, lạm phát giảm 0,17% so với tháng 1/2020,

do dịch Covid 19 bùng phát và lan rộng ở nhiều quốc gia đã tác động làm cầu tiêu dùng trong nước và triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới giảm

Trang 11

(iv) Tác động đến thu NSNN: Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên tổng thu NSNN lũy kế 10 tháng năm 2020 đạt 1.137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019 Sau 10 năm có tốc độ tăng thu cân đối NSNN

-10 tháng đạt dương, thì năm 2020 tốc độ tăng thu âm, tức quy mô thu NSNN -10 tháng năm 2020 thấp hơn 10,3% so với năm 2019

1.2 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

● Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM t

● Tên Tiếng Anh: NAM KIM STEEL JOINT STOCK COMPANY

● Tên viết tắt: NAKISCO

● Giấy CNĐKDN số 3700477019 đăng ký thay đổi lần thứ 23 phan ngày 14 tháng 11 năm 2017

● Vốn điều lệ: 1.300.000.000.000 VND

● Trụ sở chính: Đường N1, Cụm sản xuất An Thạnh, Phường An Thạnh, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Trang 12

● Số điện thoại: (0274) 3 748 848

● Số fax: (0274) 3 748 868

● Website: www.namkimgroup.vn

● Mã cổ phiếu: NK

1.2.2 Ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động

Công ty Cổ phần Thép Nam Kim được thành lập vào năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại tôn mạ kẽm, tôn kẽm mạ màu, ống thép được ứng dụng trong các công trình xây được lãi dựng, công nghiệp, dân dụng, các ngành thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất Sản phẩm của Công ty được phân phối rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á Năm 2011, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE với mã NKG Từ việc chi chiếm 4% thị phần tôn mạ, hiện tại, NKG đã vươn lên trở thành nhà sản xuất để cạnh t lớn thứ 2 Việt Nam, chiếm 14,8% thị phần tôn mạ Bên cạnh đó, sản phẩm Đặc biệt ống thép cũng tăng trưởng nhanh

từ năm 2011 nay, thị phần tăng từ 0,25% tăng cao lên 5,14% -

Năm 2016, NKG đã thu về 8.941 tỷ đồng doanh thu (+55% yoy) và lợi nhuận

517 tỷ đồng (+310% yoy) Kết quả này giúp Công ty xếp hạng 61 trong danh sách các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, và giành giải thưởng tập 50 doanh nghiệp tư nhân xuất sắc nhất Việt Nam do VNR500 trao tặng

Thị trường tiêu thụ: Trong 419.680 tấn tôn mạ và 96.304 tấn ống thép sản xuất

2016, sản phẩm ống thép được tiêu thụ nội địa 100%; dòng tôn mạ được xuất khẩu 70% Thị trường xuất khẩu truyền thống của NKG gồm các nước Đông Nam Á như Indonesia (56% sản lượng), Thái Lan (5-10%) và Malaysia (7-8% sản lượng) Riêng năm 2016, Công ty đã tìm thêm được thị trường Mỹ và Mexico Lượng khẩu đến xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm 12% và 8% tổng sản lượng, tăng lần so với năm năm 2015

1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ chốt của doanh nghiệp

Nhắc đến ngành thép của Việt Nam người ta nghĩ đến nay Thép Hòa Phát thế nhưng trong vòng nửa thập kỷ đổ lại đây, Nam kim nổi lên mạnh mẽ để cạnh tranh với người anh lớn trong ngành Đặc biệt sau hàng loạt các cú sốc kinh tế và dịch bệnh

Trang 13

13

của nguyên vật liệu tăng cao và thép cũng không phủ ngoại lệ Giá thép được đẩy lên cao ngất ngưỡng vô hình chung khiến các doanh nghiệp thép được hưởng lợi Các doanh nghiệp thép báo lãi kỷ lục và thép của các doanh nghiệp Việt Nam lọt vào mắt xanh của các thị trường nước ngoài nhờ có gia ta đâu hơn Dòng sản phần xuất khẩu chủ lực của Tôn Nam Kim hiện nay là tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mụ mẫu, ống thép mạ kẽm (ống trên vuông, chữ nhật), phù hợp với nhu cầu lớn của các thị trường xuất khẩu chính là các Quốc gia trong khu vực Đông Nam

Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan Myanmar

Trong các năm qua Công ty chú trọng đầu tư – đổi mới áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến của Châu Âu, Nhật Bản với chất lượng sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn hàng đầu thế giới như: IS Nhật Bản EN (Châu Âu), AS (Australia), ASTM (MV) Đến nay, Công ty đã xuất khẩu đến 60 thị trưởng đòi hỏi chất lượng cao, trong đó có các thị trường Mỹ Châu Âu, Australia Đồng thời, độ phủ thị trường cũng được Công ty định hướng tiếp tục phát triển, ghi nhận các lỗ hàng xuất khẩu được thực hiện sang nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới thuộc Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông quân đảo Thái Bình Dương, Khu vực các Quốc gia vùng biển Caribe Sản phẩm của Tôn Nam Kim phân phối ra thị trường Quốc tế đi và đang nhận được những đánh giá cao, tạo dựng được niềm tin tin khách hàng Quốc tế

Trong thời gian tới, Tôn Nam Kim sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu của mình, chung sức cùng các Doanh nghiệp xuất khẩu quan Việt Nam khác tạo dựng hình ảnh về sản phẩm Việt với chất lượng tốt, giá bản cạnh tranh, dịch vụ tốt ra thị trường Quốc tế Với những bước đi khả đó, Công ty CP Thép Nam Kim – Thương hiệu Tôn Nam Kim càng thêm tự tin, mạnh dạn đầu tư công nghệ - trang thiết bị hiện đại để tăng sản lượng cũng như chất lượng xuất khẩu dòng sản phẩm tôn mạ Năm 2017-2018 đánh dấu bước ngoặt của Nam Kim với những thành công lớn và dần chiếm được vị thế trên thị trưởng Để nhân rộng và tiếp nối thành công ấy, bên cạnh đầu tư nâng cao năng suất, đa dạng sản phẩm, tự chủ nguồn cung, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim này còn đẩy mạnh đầu tư vào truyền thông bằng cách đồng hành cùng các chương trình, sự kiện lớn mang tầm quốc gia Gần đây nhất, Công ty này chính là nhà tài trợ Kim Cương cho Cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2018 Trên cương vị là Nhà tài trợ Kim Cương, đại diện Công Ty CP Thép Nam Kim –

Trang 14

thương hiệu Tôn Nam Kim cũng như các hình ảnh của doanh nghiệp đã xuất hiện ở hầu hết các sự kiện nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2018

Trang 15

15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH

SÁCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

GIAI ĐOẠN 2019 -2021 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

2.1.1 Phân tích quy mô tài chính

Cơ cấu tài chính

Bảng 1: Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2019-2021

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh

Doanh thu của Nam Kim ghi nhận năm 2020 liên tiếp giảm so với 2019 và tăng mạnh trở lại 2021, Thép là ngành có chu kỳ và bị ảnh hưởng nhiều bởi vĩ mô của thị trường Vào 2 năm 2019 và 2020 là bị thị trường điều chỉnh nên doanh thu có phần

bị thuyên giảm Năm 2021 thị trường đã sôi động trở lại kèm theo nhiều hội xuất khẩu

mở ra không chỉ cho Nam Kim mà còn cho toàn ngành thép Việt Nam nói chung Nhìn vào bảng 1 thì thấy chi phí chiếm tỷ trọng quá cao trong doanh thu khiến cho lợi nhuận chiếm tỷ trọng rất thấp, tuy nhiên Thép là ngành có nguyên liệu đầu vào rất cao kèm theo các doanh nghiệp luôn cần có 1 lượng lớn hàng tồn kho dự trữ chiến lược do giá thép tăng rất chóng mặt

Năm 2021 là 1 năm lãi kỷ lục của Nam Kim hơn 2000 tỷ đồng Nguyên nhân của việc này đến từ 3 việc chính

Thứ nhất là giá vốn hàng bán của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể kèm theo các chi phí được tối ưu hóa Ngoài ra quy mô doanh nghiệp đã được mở rộng, Nam

Trang 16

Kim đã bắt tay vào xây dựng 1 nhà máy với công suất lớn đủ để cung cấp cho thị trường với tổng mức đầu tư là 4500 tỷ

Thứ hai là thị trường được mở rộng: Xích mích của Úc và Trung Quốc đã mở ra

1 cơ hội cực tốt cho Nam Kim để đánh chiếm thị trường Úc Ngoài ra cuộn thép và tôn lạnh của Nam Kim đã vào được những thị trường khó tính nhất bên châu Âu Trên thực tế doanh thu năm 2021 phần lớn đến từ việc xuất khẩu

Cuối cùng là giá thép tăng chóng mặt trên thị trường kéo theo tất cả chi phí sản xuất cũng tăng theo thế nhưng Nam Kim có 1 lượng tồn kho lớn dự trữ để phòng trừ

và bán được với giá cao thu về cho doanh nghiệp 1 lượng tiền lớn

Cơ cấu tài sản

Bảng 2: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2019-2021

Trang 17

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2019 - 2021

Với dữ liệu được lấy BCTC của CTCP Thép Nam Kim qua 3 năm 2019 - 2021

ta có bảng cơ cấu tài sản Nhìn bảng cơ cấu tài sản, ta thấy tuy liên tục báo lãi và có những bước chuyển tốt trên thị trường ngành thép nói chung nhưng tổng tài sản từ năm 2019 đến lại có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2019 giảm 0.73% tương đương với gần 60 tỷ và năm 2020 giảm 4,41% tương đương gần 360 tỷ Nguyên nhân chủ yếu đến sự thay đổi của tài sản đã dang dài hạn Tài sản dở dang dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo Chỉ tiêu này thường dùng để trình bày các dự án dở dang của các chủ đầu tư xây dựng bất động sản để bán nhưng chậm triển khai, chậm tiến độ thế nên có thể thấy Nam Kim đã phần nào hoàn thành các nhà máy, các tài sản cố định lớn của mình Chỉ số này phần nào kéo giá trị của tổng tài sản xuống thế nhưng vẫn thể hiện quy mô đang trong quá trình mở rộng của doanh nghiệp

Qua các năm thì tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản, các năm

2019, 2020 lần lượt chiếm tỉ lệ 55% và 57,86% Đặc biệt là đến năm 2021 tài sản ngắn hạn chiếm tới 79.33% trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp Thoạt nhìn thì sẽ nghĩ rằng công ty để tỷ trọng không cân đối vậy sẽ khó phát triển về lâu thế nhưng lại khá phù hợp với doanh nghiệp sản xuất tôn, thép như Nam Kim vì trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm khá nhiều chủ yếu là đợi đơn hàng để xuất đi và 1 trong những nguyên nhân dẫn đến thành công năm 2017, 2018 của Nam Kim là tồn kho tích lũy tốt

Trang 18

Trong nửa cuối năm 2021, khi giá thép thế giới bắt đầu lao dốc, các doanh nghiệp thép đều lâm vào tình cảnh doanh thu, lợi nhuận giảm sút Giá cổ phiếu của các công

ty thép khi đó được ví như cây thông noel vì lao dốc không thấy đáy Trước diễn biến giá thép và quặng sắt giảm mạnh trong cuối năm, nhiều doanh nghiệp tích trữ lượng hàng tồn kho lớn đã phải tăng trích lập cho giảm giá của hàng tồn kho Vì vậy 2021 hàng tồn kho của Nam Kim tăng đột biến, hơn tồn kho năm 2020 đến gần 6000 tỷ tăng 349.26%

Tích trữ hàng tồn kho cao là con dao hai lưỡi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ tháng 5/2020, giá thép đã bắt đầu giảm giá Cụ thể, từ 11/5/2021 đến 30/11/2021, giá thép thế giới giảm từ 5.955 CNY/tấn về 4.180 CNY/tấn Nếu như giá thép tăng trở lại lượng hàng tồn kho cao sẽ tăng lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên, nếu như giá thép đi ngang hoặc giảm giá, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Chúng ta đã có bài học trong lịch sử khi giá thép năm 2019 lao dốc, hàng loạt doanh nghiệp thép lao đao và phải

cơ cấu lại doanh nghiệp Tuy nhiên, từ đầu tháng 12/2021 đến nay, giá thép thế giới

có sự phục hồi tốt, đặc biệt là sau kỳ nghỉ lễ dài ngày Tết Nguyên Đán Tính đến 9/2, giả thép cây giao sau trên sàn Thượng Hải đạt mức giá 4.850 CNY/tấn, đã tăng 16%

Tiếp theo là về các khoản phải thu dài hạn của công ty từ 2018 đến 2020 thì đều duy trì ở mức xấp xỉ 3,4 tỷ thế nhưng đến năm 2021 chỉ số này rơi xuống chỉ còn 6,5 triệu đồng

Trang 19

19

Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp năm 2019-2021

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2019 - 2021

Cũng giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng có sự suy giảm nhẹ vào các năm 2019, 2020 và xuất hiện bước nhảy vọt vào năm 2021 Cụ thể là so với năm 2020 thì tổng nguồn vốn của 2019 giảm 4.5% Còn riêng năm 2021 thì tăng trưởng mạnh

mẽ, so với năm 2019 thì tổng nguồn vốn tăng lên 189.85%

Nợ phải trả của doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng thế nhưng vẫn còn thấp

so với tỷ trọng nguồn vốn Vì là doanh nghiệp sản xuất cần ghi nhận các loại tiền, thanh toán dưới hình thức nợ như phải trả người bán, thuê, Tuy nhiên đối với 1 doanh nghiệp làm về các sản phẩm như nhôm, tôn, thép như Nam Kim thì càng nợ thì càng chứng tỏ được năng lực sản xuất vì chủ yếu phân nợ đến từ phải trả người bán Minh chứng chính là các doanh nghiệp thép được hưởng lợi rất nhiều nhờ sản xuất tồn kho và được bản đi trong đợt sốt giá thép Nợ ngắn hạn đều tăng trưởng qua các năm và như bao chỉ số khác đều có nhịp giảm nhẹ ở 2020 và tăng vọt vào 2021

Nợ dài hạn của Nam Kim qua các năm đều có giảm xuống 2019 ghi nhận giảm 47,52%, năm 2020 giảm 32,34% và cuối cùng là năm 2021 giảm tới 84,2% Tuy rằng

nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thế nhưng nợ dài hạn được khắc phục và về con số rất rất thấp so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ chiếm 0.496%

Tình hình nguồn vốn của Nam Kim khá tích cực khi khắp phục được nợ và kiểm soát chúng ở tỷ trọng thấp,an toàn cho doanh nghiệp Đặc biệt là nợ dài hạn rất

Trang 20

thấp, nợ ngắn hạn chủ yếu đến từ các hoạt động nhập nguyên liệu đầu vào để sản xuất chưa thanh toán cho khách

Quy mô tài chính

Bảng 4: Quy mô tài chính năm 2019-2021

Trang 21

21

Hoạt động kinh doanh của Nam Kim diễn biến khá tích cực bất chấp có sự điều chỉnh của thị trường ngành thép

● Tổng tài sản

Tổng tài sản bằng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tổng tài sản trong 3 năm

có xu hướng tăng cụ thể năm 2020 giảm 3,73% so với năm 2019 tương đương 301.265trđ, năm 2021 tăng 98,34% so với 2020 tương đương 7.634.822trđ Qua đó

có thể thấy Công ty đã huy động tiền vào các hoạt động kinh doanh khá tốt trong năm

2021 Năm 2021 là 15.397.915trđ cho thấy vốn kinh doanh của công ty đang ổn từ

đó sinh thêm nhiều lợi nhuận cho công ty Tổng tài sản tăng chủ yếu do quy mô mở rộng và thay đổi cơ cấu nguồn vốn

● Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bằng Tài sản trừ Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ năm

2019 đến năm 2021 cụ thể: năm 2020 tăng 4,44%% so với năm 2019 tương đương 134.206trđ, năm 2021 tăng 80,86% so với năm 2020 tương đương 2.572.183trđ Qua

đó phản ánh quy mô sản xuất của doanh nghiệp mở rộng, giá trị tài sản ròng (thuần) của doanh nghiệp tăng Cho thấy khả năng độc lập tài chính của công ty khá cao, sự đảm bảo về tài chính của Nam Kim với các bên liên quan càng chắc chắn

● Tổng lưu chuyển thuần(LCT)

Lưu chuyển thuần bằng tổng doanh thu hoạt động bán hàng và dịch vụ , doanh

thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Qua bảng ta thấy Tổng lưu chuyển thuần của Nam Kim không ổn định Năm 2020 giảm 6,55% so với 2019 tương đương 821.732trđ nhưng sang năm 2021 lại tăng 142,7% so với 2020 tương đương 16.706.257trđ Từ đó phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, dịch vụ và các giao dịch khác mà công ty đã thực hiện đáp ứng được nhu cầu của thị trường Năm 2019 là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên thị trường bị suy giảm từ đó ảnh hưởng đến tổng -lưu chuyển tiền thuần Nhưng sau sang năm 2021 đã ổn định và tăng nhanh từ đó phản ánh phạm vi hoạt động mở rộng, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh tăng, trình

độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện

● Lợi nhuận trước thuế

EBIT bằng Tổng lợi nhuận trước thuế(EBT) cộng Chi phí lãi vay Qua bảng

cho thấy EBT của Nam Kim tăng trong vòng 3 năm qua cụ thể: Năm 2020 tăng 256,03% so với năm 2019 tương đương 230.704trđ, năm 2021 tăng 698.60 % so với

Trang 22

năm 2020 tương đương 2.241.216trđ EBIT cho biết quy mô lãi Nam Kim tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh đang tăng Chủ yếu do tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng

● Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế bằng LCT trừ đi Tổng chi phí hoặc EBIT trừ Chi phí lãi vay

và Chi phí thuế thu nhập Lợi nhuận sau thuế của Nam Kim tăng mạnh mẽ từ năm

2019 - 2021 Năm 2020 tăng 523,81% so với năm 2019 tương đương 247.936trđ, đặc biệt năm 2021 tăng từ 295.269trđ lên 2.225.261trđ Cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của công ty qua các năm tăng Từ đó đánh giá các chính sách kế toán của công ty , tình hình quản trị chi phí, năng lực sinh lời hoạt động của doanh nghiệp là khá tốt và nguồn tăng trưởng bền vững về tài chính công ty Nam Kim tăng

● Tổng dòng tiền vào

Dòng tiền thu về trong kỳ (IF) bằng tổng dòng tiền thu về từ hoạt động kinh

doanh, dòng tiền thu về từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính Tổng dòng tiền vào năm 2019 đến năm 2021 tăng Năm 2020 tăng 300,36% so với năm 2019, đặc biệt năm 2021 tổng dòng tiền vào 50.099.428trđ tăng 49.044.210trđ

so với năm 2020 Tăng chủ yếu do lợi nhuận trước thuế tăng sau khi đại dịch

covid-19 được kiểm soát Cho thấy quy mô dòng tiền của Nam Kim tăng từ đó có thể thấy

hệ số tạo tiền tăng Công ty đang có quy mô dòng tiền lớn cho biết năng lực cạnh tranh của Nam Kim với các đối thủ cùng ngành khá cao

● Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Dòng tiền thuần bằng tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Dòng tiền thuần của Nam Kim từ năm 2019 đến 2021 tăng lý do chủ yếu do dịch bệnh được kiểm soát Năm 2020 tăng 137,17% so với năm

2019 tương đương 528.080trđ, năm 2021 tăng 272,39% so với 2020.Phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạo tiền của Nam Kim đang tăng

Nhận xét chung:

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Thép Nam Kim vẫn khởi sắc trong giai đoạn 2019-2021 tuy năm 2019 có giảm về mặt doanh thu và cả lợi nhuận Nguyên nhân là do Ngành thép mang tính chu kỳ và có thể nhận thấy rõ sự phụ thuộc của ngành Thép Việt Nam vào thị trường xây dựng và BĐS khi các nhu cầu xây dựng vẫn chiếm tới 65% nhu cầu sử dụng thép ở Việt Nam Việc công suất gia tăng nhanh

Trang 23

23

hơn sản lượng tiêu thụ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ

kể từ năm 2019 Giá quặng đầu vào tăng cao khiến đẩy giá vốn hàng bán lên giảm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp thép

2.1.2 Phân tích cấu trúc tài chính

Bảng 5: Cấu trúc tài chính năm 2019-2021

lệch

Tỷ lệ

(%)

Chênh lệch

Tỷ lệ

(%) Tổng tài sản

15.397.915 7.763.093 8.064.358 -301.265

0,0373575

hữu 5.723.203 3.181.020 3.016.814 164.206 5,44% 2.542.183 79,92%

Nợ ngắn hạn 4.342.498 4.097.976 9.598.192 -5.500.216 -57,30% 244.522 5,97%

Nợ dài hạn 705.044 484.096 76.519 407.577 532,65% 220.948 45,64% Luân

Trang 24

Hệ số tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản hoặc 1 trừ hệ số nợ Hệ số

tự tài trợ của Nam Kim không ổn định trong 3 năm qua lần lượt là 0,374; 0,409; 0,371

Sự biến động này chủ yếu do Tổng tài sản gây ra Từ đó có thể thấy năng lực tự chủ

về tài chính của doanh nghiệp tuy không gần 1 nhưng vẫn khá ổn định

● Hệ số tự tài trợ thường xuyên (Htx)

Hệ số tự tài trợ thường xuyên bằng nguồn vốn dài hạn trên tài sản dài hạn.Hệ

số tự tài trợ thường xuyên ở cả 3 năm đang có sự giảm nhẹ nhưng so với các hệ số khác mức độ giảm không đáng kể Hệ số Htx của 3 năm từ 2019 2021 lần lượt là:1,05 -lần; 1,02 lần và 0,63 lần Htx của Nam Kim 2 năm 2019 và 2020 lớn hơn 1 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán cũng như việc đầu tư của công ty là khá tốt Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang rất ổn định Mặc dù chịu ảnh ảnh hưởng của dịch bệnh

● Hệ số chi phí (Hcp)

Hệ số chi phí bằng Tổng chi phí trên tổng lưu chuyển thuần.Hệ số chi phí của

Nam Kim tăng trong 3 năm từ 2019 2021 lần lượt là: 0,67 lần; 4,3 lần và 2,05 lần - - Qua đó cho thấy rằng tại năm 2021 để thu về 1 đồng doanh thu thì công ty đã phải bỏ

-ra tới 2,05 đồng chi phí Hệ số Hcp của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2021 hệ số cũng đều lớn hơn 1 Điều này xảy ra do Luân chuyển thuần của công ty thì không ổn định, đồng thời Tổng chi phí lại tăng cao, bởi những tác động

Ngày đăng: 22/05/2024, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2019-2021  Đơn vị tính: Đồng - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 1 Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2019-2021 Đơn vị tính: Đồng (Trang 15)
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2019-2021 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 2 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2019-2021 (Trang 16)
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp năm 2019-2021 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 3 Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp năm 2019-2021 (Trang 19)
Bảng 4: Quy mô tài chính năm 2019-2021 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 4 Quy mô tài chính năm 2019-2021 (Trang 20)
Bảng 5: Cấu trúc tài chính năm 2019-2021 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 5 Cấu trúc tài chính năm 2019-2021 (Trang 23)
Bảng 6: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2021  Đơn vị tính: đồng - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 6 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2021 Đơn vị tính: đồng (Trang 25)
Bảng 7: So sánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2020  Đơn vị tính : (%)  Chỉ tiêu  Năm 2020 so với Năm 2019  Năm 2021 so với Năm 2020 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 7 So sánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm 2019-2020 Đơn vị tính : (%) Chỉ tiêu Năm 2020 so với Năm 2019 Năm 2021 so với Năm 2020 (Trang 26)
Bảng 8: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cùng ngành năm 2021  Đơn vị tính: Đồng - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 8 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp cùng ngành năm 2021 Đơn vị tính: Đồng (Trang 28)
Bảng 9: So sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp cùng ngành năm 2021  Đơn vị tính: Đồng - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 9 So sánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp cùng ngành năm 2021 Đơn vị tính: Đồng (Trang 29)
Bảng 10: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019. - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 10 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2020 so với năm 2019 (Trang 31)
Bảng 11: Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn   năm 2021 so với năm 2020. - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 11 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2021 so với năm 2020 (Trang 33)
Bảng 12: Phân tích chính sách đầu tư năm 2019-2021 - phân tích ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến tình hình tài chính và chính sách tài chính của công ty cổ phần thép nam kim
Bảng 12 Phân tích chính sách đầu tư năm 2019-2021 (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w