Lý do chọn địa điểm thực tế và báo cáo chuyên đề thực tế
Văn phòng công chứng Thành Sen là một trong những tổ chức hành nghề công chứng uy tín và năng động tại Hà Tĩnh Văn phòng có đội ngũ công chứng viên, nhân viên là những cử nhân luật có nhiều kinh nghiệm, thành thạo nghiệp vụ công chứng, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo.
Văn phòng công chứng Thành Sen có trụ sở tại số 09 đường
Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, thuận tiện cho việc tiếp cận và giao dịch của khách hàng Văn phòng có không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin.
Văn phòng công chứng Thành Sen hoạt động với phương châm
"Nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, đúng pháp luật" Văn phòng cung cấp các dịch vụ công chứng đa dạng và chất lượng cao, bao gồm cả dịch vụ công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế Văn phòng có quy trình thủ tục công chứng minh bạch, rõ ràng, nhanh gọn và hợp lý.
Văn phòng công chứng Thành Sen nổi bật với số lượng lớn trường hợp công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Hà Tĩnh, một lĩnh vực then chốt liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Do tính nhạy cảm và tầm quan trọng của lĩnh vực này, nghiên cứu thực tiễn về công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng Thành Sen sẽ mang lại nhiều đóng góp có giá trị cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.
Vì vậy xuất phát từ những phân tích nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực tiễn pháp luật công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh ” Để viết cho chuyên đề thực tế.
Kết cấu chuyên đề thực tế
Kết cấu chuyên đề thực tế gồm có 3 chương như sau: Chương 1 Giới thiệu về Văn phòng công chứng Thành Sen Chương 2 Công việc triển khai tại Văn phòng công chứng Thành Sen
Chương 3 Kết quả thực tế và bài học rút ra
Giới thiệu về Văn phòng công chứng Thành Sen
Tổng quan về văn phòng công chứng Thành Sen
Tên văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng Thành Sen
- Địa chỉ: 09 đường Hà Huy Tập, Phường Nam Hà, Thành phố
Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Quang Tuyên
- Giấy phép số: 10/TP-ĐKHĐ, cấp phép ngày 10/6/2010
Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng Thành Sen
Thứ nhất, lĩnh vực hoạt động
Văn phòng công chứng Thành Sen chuyên thực hiện công chứng các loại giao dịch, văn bản sau:
1 Công chứng hợp đồng mua bán nhà
11 Công chứng hợp đồng có yếu tố nước ngoài
2 Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản
12 Công chứng giấy ủy quyền
3 Công chứng hợp đồng thuê nhà
13 Công chứng di chúc; Nhận giữ di chúc
4 Công chứng hợp đồng thuê khoán tài sản
14 Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
5 Công chứng hợp đồng ủy sản quyền
15 Công chứng văn bản khai nhận di sản
6 Công chứng hợp đồng bán đấu giá bất động sản
16 Công chứng việc từ chối nhận di sản
7 Công chứng hợp đồng kinh tế
17 Công chứng hợp đồng, giao dịch khác
8 Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
18 Cấp bản sao, văn bản hợp đồng giao dịch lưu trữ tại Văn phòng Công chứng Thành Sen
9 Công chứng hợp đồng cầm cố tài sản
10 Công chứng hợp đồng bảo lãnh
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng Thành Sen
Đội ngũ của Văn phòng Công chứng Thành Sen bao gồm các Công chứng viên và chuyên viên đều có trình độ đại học luật trở lên Họ có kiến thức sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay văn phòng công chứng Thành Sen có 02 công chứng viên, trong đó 1 người đại diện làm trưởng phòng, 04 chuyên viên và 01 kế toán, cụ thể như sau:
Bảng 1 Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng công chứng Thành Sen
STT Họ và tên Chức vụ
1 Nguyễn Quang Tuyên Công chức viên -
2 Võ Trường Kì Công chức viên
3 Võ Ngọc Ánh Chuyên viên
4 Phạm Thùy Dung Chuyên viên
5 Nguyễn Văn Dương Chuyên viên
6 Lý Thị Thanh Ngọc Kế toán
Tình hình hoạt động của văn phòng công chứng Thành Sen
Năm 2020 công chứng được 629 hợp đồng giao dịch, trong đó 304 hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 209 hợp đồng thế chấp,
116 hợp đồng giao dịch khác Tổng số kinh phí công chứng thu được là: 170.969.000 đồng, nạp vào ngân sách nhà nước 5.354.705 đồng.
Năm 2021 công chứng được 255 hợp đồng giao dịch, trong đó 132 hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, 77 hợp đồng thế chấp, 47 hợp đồng giao dịch khác. Tổng số phí thu được là: 163.360.000 đồng, nạp vào ngân sách nhà nước 12.427.805 đồng.
Năm 2022 công chứng được 132 hợp đồng, giao dịch, trong đó: 132 hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, 85 hợp đồng thế chấp, 47 hợp đồng giao dịch khác.
Tổng số phí công chứng thu được là: 49.941.000 đồng, nạp vào ngân sách nhà nước 4.303.404 đồng.
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật Quyền sử dụng đất trong Khai nhận di sản thừa kế phải được công chứng để có giá trị pháp lý Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng Thành Sen, Hà Tĩnh, có số công chứng 1152/2023, quyển số 03 TP/CC-SCC/HĐGD.
Thứ nhất, tóm tắt nội dung
- Người yêu cầu công chứng: Bà Vũ Thị Yến Tuyết sau đây gọi là bà Tuyết
- Công chứng viên thụ lý: Công chứng viên Nguyễn Quang Tuyên – Văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh
- Loại việc yêu cầu công chứng: Văn bản khai nhận di sản thừa kế
Theo đó ngày 22/07/2023, Bà Vũ Thị Yến Tuyết đến Văn phòng công chứng Thành Sen để thực hiện thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là một phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: 16 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số SD 092021, mã số 10125071266, sổ cấp GCN số 02825-3542/QHM, được UBND thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 29/12/2006 đứng tên ông Mai Thanh Lê.
- Tọa lạc tại địa chỉ: 16 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh;
- Diện tích: 129 m² (Bằng chữ: Một trăm hai mươi chín mét vuông)
- Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị;
- Thời hạn sử dụng: Lâu dài;
- Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
Qua đó bà Tuyết có toàn quyền lập và ký tên vào các giấy tờ để đăng ký sang tên, sử dụng và định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất nêu trên theo quy định của pháp luật.
Danh mục hồ sơ kèm theo
Hồ sơ này gồm có:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Căn cước công dân của bà Vũ Thị Yến Tuyết
- Sổ khẩu của bà Vũ Thị Ánh Tuyết
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
- Giấy chứng tử của ông Mai Thanh Lê
Thứ hai, thẩm quyền công chứng Đối với Thẩm Quyền giải quyết trong hồ sơ
Thẩm quyền công chứng được quy định tại điều 42 Luật công chứng 2014 như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.
Trong hồ sơ công chứng này, đối tượng của văn bản này là về bất động sản, theo quy định của Luật công chứng 2014, cụ thể là Quyền sử dụng đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất do đó công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa
9 bàn Thành phố Hà Tĩnh, không vi phạm khoản 1 điều 7 luật Công chứng 2014, Sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công chứng này.
Vì vậy, công chứng viên của văn Phòng công chứng Thành Sen giải quyết yêu cầu này là đúng thẩm quyền.
Thứ ba, về việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng
Một là, phiếu yêu cầu công chứng
Nội dung ghi trong phiếu yêu cầu công chứng cụ thể:
- Người thực hiện việc yêu cầu công chứng là bà Vũ Thị Yến Tuyết có số điện thoại 0912.222.876.
- Địa chỉ liên hệ: Số nhà 27, ngõ 10, ngách 1 Lê Thiệu Huy, Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
- Yêu cầu công chứng về: Việc khai nhận di sản thừa kế
- Địa điểm công chứng: Trụ sở Văn phòng công chứng Thành Sen
Các giấy tờ, văn bản được cung cấp bao gồm: Căn cước công dân của bà Vũ Thị Yến Tuyết; Sổ khẩu của bà Vũ Thị Ánh Tuyết; Giấy chứng nhận kết hôn; Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Giấy chứng tử của ông Mai Thanh Lê Những tài liệu này chứng minh các thông tin, mối quan hệ và tình trạng pháp lý liên quan đến những cá nhân được đề cập trong bài viết.
- Thời gian nhận phiếu yêu cầu công chứng là 08h15 ngày 11/03/2023 Đối với yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng ở đây là bà tuyết thì Công chứng viên đã tiến hành trao đổi và tìm hiểu mục đích cũng như nhu cầu của người yêu cầu công chứng một cách tỉ mỉ để xác định đúng yêu cầu của bà Tuyết từ đó xác định đúng các bước tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế một cách đúng đắn theo trình tự pháp luật quy định. Hai là, căn cứ xác lập
Các văn bản quy phạm pháp luật dùng làm căn cứ xác lập yêu cầu công chứng này cụ thể như sau:
- Nghị định Số: 29/2015/NĐ-CP ngày 15/03/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công Chứng 2014;
Theo đó tại Bộ luật dân sự 2015 Quy định:
Việc xác định địa điểm khai nhận di sản thừa kế: Để xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế cần xuất phát từ quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 611 – Thời điểm, địa điểm mở thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015 Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có di sản để lại chết. Địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người mất Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi mở thừa kế sẽ xác định là nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất. Địa điểm mở thừa kế là nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, là nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các quyền và lợi ích của những người liên quan đến di sản thừa kế Địa điểm mở thừa kế được quy định tại Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015. Điều 42 Luật Công chứng 2014 xác định về thẩm quyền theo địa hạt “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Vì vậy địa điểm công chứng văn bản khai nhận di sản đối với bất động sản là Quyền sử dụng đất có thông tin trên“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số SD 092021 MS: 10125071266 Số vào sổ cấp GCN: 02825-3542/QHM do UBND thành phố Hà Tĩnh, tỉnh
Hà Tĩnh cấp 29/12/2006 mang tên ông Mai Thanh Lê là Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng tại thành phố Hà Tĩnh thực hiện. Đối với các quy định của Luật Công chứng 2014
Căn cứ tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định về việc Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế như sau:
“1 Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2 Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3 Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.”
Cùng với đó là quy định tại điều 18 nghị định Số: 29/2015/NĐ-
Quy định về việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được quy định tại Circular No 15/03/2015 (Hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng 2014).
“1 Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày niêm yết Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Công việc triển khai tại Văn phòng công chứng Thành Sen
Thực tiễn pháp luật công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh
Kết quả thực tế mà em có được sau khi được va chạm thực tế vụ việc khai nhận di sản thừa kế là hồ sơ số: 1152/2023, quyển số:
Hồ sơ công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thuộc TP/CC-SCC/HĐGD của văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh Hồ sơ này ghi nhận di sản thừa kế bất động sản của bà Vũ Thị Yến Tuyết sau khi ông Mai Thanh Lê qua đời.
Thứ nhất, về tính hợp pháp của hồ sơ công chứng
Theo Luật Công chứng năm 2014, các hồ sơ công chứng phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định Đối với các văn bản khai nhận di sản thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất tại thủ đô Hà Nội, thẩm quyền giải quyết thuộc về Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các thủ tục về tiếp nhận, kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, lập văn bản công chứng, ký công chứng được Công chứng viên Nguyễn Quang Tuyên thực hiện theo đúng trình tự, quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đầy đủ các tài liệu cần thiết để chứng minh quyền lợi và năng lực pháp lý của người được công nhận khai nhận di sản là bà
Vũ Thị Yến Tuyết Bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng, CMND, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, văn bản từ chối di sản của các con, giấy chứng tử của chồng, GCN quyền sử dụng đất.
Như vậy, có thể khẳng định hồ sơ công chứng này đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và có đầy đủ căn cứ pháp lý theo quy định.
Thứ hai, về hiệu quả thực tiễn của việc công chứng
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản đã giúp xác lập vững chắc quyền đối với bất động sản là quyền sử dụng đất của bà
Vũ Thị Yến Tuyết sau khi chồng mất.
Kết quả thực tế và Bài học rút ra
Kết quả thực tế
Kết quả thực tế mà em có được sau khi được va chạm thực tế vụ việc khai nhận di sản thừa kế là hồ sơ số: 1152/2023, quyển số:
03 TP/CC-SCC/HĐGD của văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh như sau: Đây là hồ sơ công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với bất động sản là quyền sử dụng đất của bà Vũ Thị Yến Tuyết sau khi ông Mai Thanh Lê qua đời.
Thứ nhất, về tính hợp pháp của hồ sơ công chứng
Hồ sơ công chứng được thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 Theo đó, văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại Hà Nội thuộc thẩm quyền giải quyết của Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Các thủ tục về tiếp nhận, kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, lập văn bản công chứng, ký công chứng được Công chứng viên Nguyễn Quang Tuyên thực hiện theo đúng trình tự, quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đầy đủ các tài liệu cần thiết để chứng minh quyền lợi và năng lực pháp lý của người được công nhận khai nhận di sản là bà
Vũ Thị Yến Tuyết Bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng, CMND, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, văn bản từ chối di sản của các con, giấy chứng tử của chồng, GCN quyền sử dụng đất.
Như vậy, việc thực hiện hồ sơ công chứng này đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật Bên cạnh đó, hồ sơ được xây dựng trên cơ sở đầy đủ căn cứ pháp lý vững chắc, đảm bảo tính hợp pháp và chặt chẽ.
Thứ hai, về hiệu quả thực tiễn của việc công chứng
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản đã giúp xác lập vững chắc quyền đối với bất động sản là quyền sử dụng đất của bà
Vũ Thị Yến Tuyết sau khi chồng mất.
Giúp tránh được các rủi ro về tranh chấp, khiếu kiện về di sản sau này giữa các thành viên trong gia đình Bởi văn bản đã được công chứng có giá trị pháp lý cao.
Tạo điều kiện thuận lợi cho bà Tuyết trong việc chuyển nhượng, đăng ký quyền sử dụng đất sau này với cơ quan chức năng.
Giúp minh bạch hoá quyền lợi về tài sản, tránh tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Việc công chứng văn bản khai nhận di sản trong trường hợp này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh thực tế, đáp ứng nguyện vọng của đương sự Đồng thời, hành động này đảm bảo tính ổn định cho các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bài học rút ra
Từ hồ sơ thực tế số 1152/2023, quyển số: 03 TP/CC-SCC/HĐGD của văn phòng công chứng Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm muốn thực hiện tốt việc công chứng các văn bản về thừa kế đòi hỏi công chứng viên phải nắm vững pháp luật, quy định của ngành về các thao tác nghiệp vụ theo quy định của Luật Công chứng cũng như pháp luật liên quan.
Khi nghiên cứu giải quyết các YCCC, công chứng viên cần xác định chính xác các yếu tố xoay quanh yêu cầu công chứng xem đã đưa đầy đủ những người liên quan, các hàng thừa kế, người thừa kế xem có bỏ sót không một cách cẩn thận tỉ mỉ tránh những sai lầm đáng tiếc khi tiến hành công chứng các văn bản liên quan đến thừa kế Ngoài việc nghiên cứu, nắm vững các căn cứ pháp luật, văn bản, chính sách của Nhà nước qua từng thời kỳ, khi nghiên cứu hồ sơ, công chứng thừa kế, công chứng viên cần phải làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất , xác định thời điểm mở thừa kế, đây là vấn đề có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết loại việc công chứng này, vì:
Theo quy định tại Điều 611 BLDS 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định người được hưởng di sản thừa kế Điều này giúp xác định rõ ràng những cá nhân được hưởng quyền sở hữu tài sản của người đã mất, đảm bảo việc phân chia di sản thừa kế diễn ra công bằng và hợp pháp.
“1 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2 Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”
Cung theo đó quy định tại điều 5 Pháp lệnh về thừa kế cũng quy định:
“1- Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế Người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Người sinh ra sau khi người lập di chúc chết, nhưng đã thành thai trước khi người lập di chúc chết cũng là người thừa kế di chúc.
Người thừa kế là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.” Điều 613 Người thừa kế “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Như vậy, chỉ có người còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới được hưởng thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế giúp xác định thời điểm người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại (BLDS năm 2015 còn bổ sung người thừa kế còn có thể được hưởng quyền khác đối với tài sản như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt).
Thời điểm mở thừa kế cũng giúp xác định đúng thời hiệu đối với những vấn đề của thừa kế như: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác (BLDS năm 2015 quy định là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản), thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, thời hiệu từ chối nhận di sản là 06 tháng theo quy định của BLDS năm 2005 (BLDS năm 2015 quy định “việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”).
Thời điểm mở thừa kế cũng là thời điểm di chúc của người để lại di sản có hiệu lực Trong thực tiễn có trường hợp người quản lý di sản giả mạo giấy chứng tử, khai không đúng ngày chết của người để lại di sản làm điều kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, để chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý hoặc Toà án xác định ngày chết của người để lại di sản không thống nhất như trường hợp tuyên bố một người là đã chết thì có Toà án xác định ngày chết là ngày ra quyết định, có Toà án xác định ngày chết là ngày quyết định có hiệu lực pháp luật, có Toà án lại xác định ngày chết là ngày sau thời hạn 05 năm kể từ khi biệt tích Như vậy, việc xác định thời điểm mở thừa kế không đúng, không thống nhất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Thứ hai , xác định đúng, đầy đủ di sản thừa kế Việc xác định di sản thừa kế trên cơ sở quy định của pháp luật bao gồm: tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác Phần tài sản của người chết trong khối
Tài sản chung với người khác bao gồm tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và tài sản sở hữu chung theo phần với người khác Giá trị và cách quản lý, sử dụng tài sản là các yếu tố quan trọng cần xác định khi giải quyết tranh chấp hoặc phân chia tài sản chung.
Từ đó tiến hành đúng đủ theo các quy định của pháp luật khi tiến hành công chứng
Thứ ba , xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế bắt buộc, người bị truất quyền thừa kế, người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp khác như con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú, vợ (chồng) khi áp dụng chính sách cán bộ miền Nam đi tập kết Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế có trường hợp khi giải quyết công chứng tránh các tranh chấp về công chứng khi giải quyết các yêu cầu công chứng về thừa kế.
Thứ nhất, công chứng di chúc và văn bản liên quan phải xem xét tính hợp pháp của di chúc, dựa vào quy định pháp luật về hình thức di chúc miệng đối với người không biết chữ, người bị hạn chế khả năng hành vi dân sự.
Thứ năm , Khi công chứng văn bản phân chia di sản cần lưu ý đến quy định về hạn chế phân chia di sản tại Điều 686 BLDS năm
2005 (Điều 661 BLDS năm 2015 bổ sung “Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu
Toà án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm”).