1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Nhóm Môn Phân Tích Kỹ Thuật Trong Đầu Tư Cổ Phiếu Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Fpt(Fox.pdf

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Kỹ Thuật Trong Đầu Tư Cổ Phiếu Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT (FOX)
Tác giả Đỗ Trà My, Đỗ Quang Linh, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Đình Ngọc Bảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Nhung
Trường học Học viện chính sách và phát triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Phân tích cơ bản FA chú trọng vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu về tài chính, tài sản, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh, để xác địn

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN NHÓM MÔN PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Nhung

Nhóm thực hiện: 14 Sinh Viên Thực Hiện:

Trang 2

M Ụ C L Ụ C

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG KỸ THUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG VNINDEX 7

2.1 Đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới 9

2.2 Phân tích triển vọng kinh tế vĩ mô trong nước 10

2.2.2 Chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát 11

2.2.3 Chính sách tỷ giá và biến động tỷ giá 12

2.2.4 Chính sách tài khóa của chính phủ. 13

2.3 Tổng quan về thị trường VNIndex năm 2022. 14

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN PHÂN TÍCH CTCP VIỄN THÔNG FPT (FOX) 17

2.1.4 Triển vọng năm 2022 và rủi ro của ngành 21

2.2 Cơ sở lựa chọn danh mục đầu tư - Phương pháp CANSLIM 24

2.2.1 C - Current Quarterly Earnings Per Share 24

2.2.3 N - New Products, New Management, New Highs 25

Trang 3

2.3 Áp dụng phân tích cơ bản

2.3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 29

3.1.2 Giai đoạn bùng nổ, hình thành xu hướng bền vững 42

3.3 Áp dụng phân tích kỹ thuật vào cổ phiếu FOX 43

3.3.2 Sử dụng bộ ba đường trung bình MA10, MA20, MA50 45

3.3.4 Sử dụng dải Bollinger kết hợp với MA20 47

3.3.5 Đường chỉ báo RSI ( Relative Strength Index - Chỉ số sức mạnh tương đối) 48

Để có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố

gắng của cả nhóm còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy/ Cô Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy TS Nguyễn Thanh Bình – người đã trực tiếp giảng dạy học phần Phân tích kỹ thuật trong đầu tư và cô Lê Thị Nhung đã

Trang 4

hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận này

Do kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng tiếp cận các nguồn tài liệu còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài làm được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 4 năm 2023 Nhóm thực hiện

Nhóm 14

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của bài tiểu luận

Trên thế giới việc ứng dụng phân tích kỹ thuật (PTKT) để dự báo xu hướng giá chứng khoán, vàng, ngoại trừ việc làm thường xuyên Nó là một trong những công cụ giúp nhà đầu tư (NĐT) đưa ra quyết định lựa chọn thời điểm đầu giá trị cũng như dự báo xu hướng của giá

Trong chứng khoán có rất nhiều người giỏi, có thể coi là cao thủ Họ cũng sở hữu những phương pháp đầu tư khác nhau, được ví như những võ công cái thế Tuy nhiên, thường được xếp vào 2 trường phái cơ bản nhất là FA (fundamental analysis) và TA (technical analysis) Bậc thầy về FA có thể kể đến Benjamin Graham, Warren Buffett Còn ở trường phái TA chắc chắn là Charles Dow, William O'Neil

Phân tích cơ bản (FA) chú trọng vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu về tài chính, tài sản, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh, để xác định giá trị thật của cổ phiếu Sau khi định giá bằng môhình định lượng, FA sẽ đưa ra dự báo về giá cổ phiếu trong tương lai

Phân tích kỹ thuật (TA) lại tập trung vào việc phân tích biểu đồ, dự báo hành vi thị trường trong tương lai dựa trên diễn biến giá và khối lượng lịch sử TA nghiên cứu các biến động về giá, coi đó không phải là ngẫu nhiên, mà tìm ra qui luật TA coi trọng yếu tố cung cầu, luôn xác định mọi thông tin đều được phản ánh vào biểu đồ

Luôn luôn học hỏi, tìm kiếm thông tin, kiên nhẫn, tìm tòi và sáng tạo Chỉ có tựtin, trang bị đầy đủ kiến thức, có một trái tim nóng và cái đầu lạnh, mới có thể thành công trên con đường đầy chông gai như thị trường chứng khoán Do đó, với yêu cầu của bài tiểu luận cùng với nền tảng kiến thức đã được học qua môn phân tích kỹ thuật trong đầu tư cũng như các môn học khác, nhóm em trên vai trò là một nhà đầu tư thị trường chứng khoán để phân tích khả năng sinh lời của

Cổ phiếu Công ty Cổ phần viễn thông FPT(FOX)

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thị trường , các chỉ số cơ bản kết hợp phân tích kỹ thuật của cty FOX

- Nhận định, đánh giá về giá thị trường của cổ phiếu trên thị trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : cổ phiếu FOX

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Công ty cổ phần viễn thông FPT

Trang 6

+ Về thời gian: 2019-2022

4 Phương pháp nghiên cứu

➢ Phân tích các chỉ số tài chính như:

- Khả năng thanh toán

- Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

- Hiệu suất hoạt động

- Hiệu quả hoạt động

- Phân phối lợi nhuận

- Giá thị trường

➢ Tiến hành so sánh

- So sánh các chỉ số của công ty qua các năm

Phân tích kỹ thuật ➢

- Xu hướng giá thị trường

- Xu hướng giá cổ phiếu

5 Kết cấu bài làm

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài làm gồm 3 chương:

Chương 1: Phân tích xu hướng kỹ thuật của thị trường VNINDEX

Chương 2: Phân tích cơ bản phân tích Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FOX)Chương 3: Phân tích kỹ thuật của Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FOX)

Trang 7

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG KỸ THUẬT

CỦA THỊ TRƯỜNG VNINDEX

1 Phân tích biểu đồ TA

1.1.1 Xu hướng giá cổ phiếu

Có 3 loại đồ thị thường xuyên gặp khi phân tích kỹ thuật chứng khoán là: Đồ thịhình nến, đồ thị hình thanh và đồ thị dạng đường Cụ thể đặc điểm của từng loại

đồ thị như sau:

● Đồ thị hình nến: Đây là loại biểu đồ phân tích kỹ thuật trực tuyến đượchình thành bởi 2 trục chính là: trục dọc chứa thông tin về giá và trụcngang chứa thông tin thời gian

● Biểu đồ dạng đường: Loại biểu đồ này biểu thị giá đóng cửa của phiêngiao dịch theo một đường duy nhất và phù hợp nhất khi phân tích dài hạn

Trang 8

● Biểu đồ hình thanh: Loại biểu đồ này cung cấp các chỉ số giá mở cửa, giáđóng cửa, giá sàn, giá trần Cấu tạo của biểu đồ hình thanh gồm mộtđường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá trong phiên giao dịch và haiđường ngang thể hiện giá đóng - mở cửa.

● Phân tích TA trong TTCK những năm gần đây

Trang 9

0 Biểu đồ nến nhật:

Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường là ngày 10/12/2021 với điểm mở cửa là1449,40 điểm.Thị trường khá ảm đạm khi mức giá chỉ chạy loanh quanh từ 1449tới 1500 trong tháng 12 và đầu tháng 1.Chỉ sôi động trở lại sau ngày 4/1 khi tănghơn 27 điểm để thiết lập mức giá cao nhất trong ngày là 1526,69 - đây gần nhưcũng là mức cao nhất của giai đoạn 6 tháng đầu năm.Sau đó trong vòng 4 tháng(tháng 1 - 4/2022), thị trường đi ngang trong vùng 1430 - 1530, trước khi xácnhận chính thức đảo ngược ngày 18/4/2022 Từ đó đến nay, thị trường đã giảmgần 500 điểm, từ đỉnh 1530 về đến 1060, tương đương giảm hơn 30%

2 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1 Đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới

Trước tình hình lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm ở một số nền kinh tế như

Mỹ và EU, lộ trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương một số nước có xuhướng chậm lại, với mức tăng nhỏ hơn (FED tăng lãi suất lần lượt 0,5 và 0,25điểm % trong tháng 12/2022 và tháng 01/2023); áp lực tỷ giá và lãi suất trongnước theo đó cũng sẽ giảm dần; trên thực tế, lãi suất huy động và cho vay củanhiều ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm trong một vài tuần trở lạiđây Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCKnói riêng

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã dần nới lỏng chính sách Zero-Covid, mở cửa trởlại kể từ ngày 8/1/2023; hoạt động thông quan xuất nhập khẩu giữa Việt Nam –Trung Quốc theo đó được cải thiện

Ngoài ra, dịch bệnh được kiểm soát tốt, các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đốilớn cơ bản được giữ vững, trong tầm kiểm soát, các hoạt động kinh tế, tiêu dùngnội địa và du lịch quốc tế được khôi phục

Trang 10

Ngoài ra, môi trường quốc tế cũng được dự báo có nhiều khó khăn trong năm2023; việc lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, lãi suất gia tăng trong thời gian qua

và triển vọng kinh tế tăng trưởng chậm lại của một số nền kinh tế lớn sẽ khiếnnhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của người dân các nước này sụt giảm, nhất làtại các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU; điều này sẽảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu

Khó khăn trên thị trường tài chính quốc tế và lo ngại về khả năng xảy ra hiệuứng dây chuyển từ sự sụp đổ của Ngân hàng Sillicon Valley (Mỹ) có thể tácđộng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên TTCK quốc tế nói chung Bên cạnh

đó, xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục kéo dài cũng tiềm ẩn tác độngtiêu cực đến kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng

● Xu hướng một số nền kinh tế chủ yếu

Tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống1,6% vào năm 2022 và 1,0% vào năm 2023, trong đó kinh tế Mỹ quý IV/2022

dự báo không có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (IMF, 2022) Tăngtrưởng năm 2022 giảm so với dự báo trước đây, phản ánh sự sụt giảm GDP thựcngoài dự kiến trong quý II/2022 Thu nhập khả dụng thực tế giảm tiếp tục ảnhhưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và lãi suất cao hơn đang gây ra tác độngnghiêm trọng đến chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho đầu tư nhà ở

Triển vọng kinh tế EU gặp nhiều rủi do, đặc biệt cao khi cuộc chiến của Ngachống lại Ukraine tiếp diễn và khả năng nền kinh tế vẫn tiếp tục bị gián đoạn.Mối đe dọa lớn nhất đến từ những diễn biến bất lợi trên thị trường khí đốt vànguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng, đặc biệt là vào mùa Đông 2023-2024.Ngoài nguồn cung cấp khí đốt, EU vẫn trực tiếp và gián tiếp phải hứng chịunhững cú sốc tiếp theo đối với các thị trường hàng hóa khác do căng thẳng địa -chính trị gây ra Tăng trưởng kinh tế EU dự báo giảm xuống 0,59% năm 2023 sovới 3,24% năm 2022 (dự báo của nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình NiGEM) Triển vọng kinh tế Trung Quốc có thể cải thiện trong năm 2023 nhờ các biệnpháp hỗ trợ tài khóa của Chính phủ (giảm thuế, thúc đẩy đầu tư công) và cácbiện pháp kiểm soát dịch Covid-19 được nới lỏng hơn, tốc độ tăng trưởng kinh

tế Trung Quốc năm 2023 có khả năng tăng tốc lên 4,4% so với 3,2% năm 2022(dự báo của nhóm nghiên cứu dựa trên mô hình NiGEM, tương đương với con

số dự báo của IMF đưa ra vào tháng 10/2022)

2.2 Phân tích triển vọng kinh tế vĩ mô trong nước

2.2.1 Tăng trưởng GDP

Trang 11

Có thể nói, năm 2022 tình hình thế giới và trong nước gặp khá nhiều khó khăn,

xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến nhiều hệ luỵ chi phối nền kinh tế trên toàn thế giới, nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị đứt gãy Tuy nhiên, với

sự năng động, vượt khó của cộng đồng doanh nhân, tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết của Chính phủ cùng với

sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội trong ban hành chủ trương, chính sách, đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển GDP năm 2022 tăng 8,02%

Tốc độ tăng trưởng nhanh năm 2022 đã giúp quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên cán mốc trên 400 tỷ USD (Hình 2)

Hình 2: Quy mô GDP của nền kinh tế

2.2.2 Chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát

· Lạm phát

Nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá nhanh, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sangtích trữ các tài sản không bị mất giá khác như vàng, làm cho cung cổ phiếu lớn hơn so với cầu và thị trường giảm điểm, kém thanh khoản Lúc này TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn so với các hình thức đầu tư khác như gửi tiết kiệm do lãi

Trang 12

suất đã được tăng để đảm bảo lãi suất thực dương trên hệ thống ngân hàng, hoặc

so với đầu tư vào vàng do lúc này vàng với vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trường bất ổn kinh tế Những điều này càng tạo đà cho TTCK đi xuống Lạm phát tác động gián tiếp đến TTCK thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào nên doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận Nếu tăng giá quá cao thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng sản phẩm thay thế khác dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được kế hoạch, dẫn đến giảm lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp, và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết và giá trị giao dịch trên thịtrường Như vậy, lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến TTCK theo chiều hướng tiêu cực thông qua tâm lý của nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lý thuyết kinh tế cũng cho thấy mối tương quan ngượcchiều giữa lạm phát và chỉ số giá chứng khoán, dựa trên cơ sở này tác giả kiểm định mối quan hệ tại TTCK VN

· Chính sách tiền tệ

Đầu tiên, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể được tiến hành thông qua việc tăng lãi suất chính sách ví dụ như lãi suất cơ bản, dẫn đến việc tăng lãi suất thị trườngđược sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong mô hình định giá Điều này dẫn đến giá cổ phiếu giảm đi Kênh thứ hai là thông qua tác động của CSTT đối với sự mong đợi của dòng tiền trong tương lai chẳng hạn như thu nhập của công ty CSTT thắt chặt có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến thunhập tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai Bởi vì thắt chặt CSTT làm giảm tổng cầu và chi tiêu tiêu dùng và tăng chi phí lãi vay phải trả Ngoài ra, khilãi suất thị trường tăng sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của công ty, khiến công ty phải đối mặt với một phần bù rủi ro của nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cao hơn Điều này buộc công ty phải hủy bỏ hoặc hoãn lại cơ hội đầu tư sinh lợi,dẫn đến làm giảm tiềm năng thu nhập trong tương lai của công ty Mặt khác, cácđiều kiện thắt chặt tiền tệ có thể ngăn chặn việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp

2.2.3 Chính sách tỷ giá và biến động tỷ giá

Khi tỷ giá tăng (FX), doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được nội tệ nhiều hơn khi chuyển đổi cùng một lượng ngoại tệ có được từ xuất khẩu Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tốn nhiều chi phí hơn bằng đồng nội tệ để nhập khẩu hàng hóa với cùng một lượng ngoại tệ không đổi Điều này cho thấy tỷ giá tác động khác nhau: tỷ giá tăng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nhưng gây ra

Trang 13

bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu Như vậy, tỷ giá tác động khác nhau đến kếtquả kinh doanh khi doanh nghiệp có phát sinh dòng tiền bằng ngoại tệ Do đó, ảnh hưởng của tỷ giá đến biến động giá cổ phiếu và TTCK không xác định rõ chiều hướng cụ thể mà phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2.2.4 Chính sách tài khóa của chính phủ.

Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lênđịnh hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêuchính phủ và thuế khóa Chính sách tài khóa khác với những chính sách kinh tế

cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tếbằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền Hai công cụ chính củachính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế Những thay đổi

về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởngđến các biến số của nền kinh tế như: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểuphân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập, hay nói cách khác chính sách tài khóaliên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế.Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chính sách tài khóa đã được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời có các giải pháp tháo gỡkhó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người dân bị ảnhhưởng bởi đại dịch, bảo đảm kinh phí triển khai phòng, chống dịch bệnh, xử lý hậu quả thiên tai, hạn hán, bão lũ, Cụ thể:

· Thu ngân sách nhà nước:

Chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình hồi phục và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ

mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 1.784.8 nghìn tỷ đồng, vượt mức 26.4% so với dự toán và toán 8.1% so với năm trước, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước xấp xỉ 18%( vượt mục tiêu 15.2% GDP)

Chính phủ tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, kịp thời

hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH2015, ngày 11/01/2022 của Quốc Hội và Nghị quyết số/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của chính phủ với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn khoảng 233.5 tỷ đồng

· Chi ngân sách nhà nước:

Chi NSNN đảm bảo nguồn lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép Chi NSNN ước đạt

Trang 14

xấp xỉ 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán và tăng 8,1% so với năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn và khôi phục sản xuất vùng

bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Ước cuối năm 2022, bội chi NSNN (bao gồm

cả Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội) khoảng 4% GDP; dư nợ công khoảng 43%-44% GDP; dư nợ Chính phủ khoảng 40%-41% GDP; dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40%-41% GDP Triển khai gói phục hồi kinh tế với quy mô 347 nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, chuyển đổi số Đã triển khai hiệu quả các chính sách, như: Hỗ trợ lãi suất

từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụhọc tập trực tuyến; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; tín dụng ưu đãi đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dân lập, tư thục

Mặc dù thu ngân sách sụt giảm, song nhờ chủ động trong điều hành và dư địa tài khóa tích lũy được trong giai đoạn 2016 - 2019, trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18-11-2016, của Bộ Chính trị,

về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, nên cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2022 vẫn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng theo dự toán đã được giao

2.3 Tổng quan về thị trường VNIndex năm 2022.

VN-Index là chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện cho giá trị trung bình của các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe và tình trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam

Phiên giao dịch cuối cùng trong năm 2022 kết thúc bằng một phiên giảm điểm nhẹ, VN-Index chốt năm ở mức 1.007,09 điểm, với điểm số này VN-Index kết thúc năm giảm 491,19 điểm (-32,78%), tuần cuối cùng của năm cũng kết thúc bằng một cây nến đỏ khi VN-Index giảm 13,25 điểm(-1,3%)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 còn được hỗ trợ bởi những thành tựu đã đạt được trong năm 2021 Xu hướng tăng điểm vào giai đoạn cuối năm 2021, với giá trị giao dịch bình quân các tuần cũng đã tăng khoảng 2 lần so với giai đoạn đầu năm và gấp 1,5 lần so với mức bình quân năm là dấu hiệu tích cực cho sự sôi động của TTCK trong năm 2022 Định giá của TTCK Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn, P/E của chỉ số VN-Index bằng khoảng 17 lần vào cuối

Trang 15

năm 2021, thấp hơn 25,7% so với mức định giá tại đỉnh năm 2018 là 22,2 lần Tuy nhiên, trong thời gian qua, TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn một số rủi ro như nguy cơ bong bóng giá tài sản; rủi ro từ dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân, từviệc sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty chứng khoán; nguy cơ thao túng giá trên TTCK phái sinh; hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu khi số lượng, tần suất giao dịch ở mức cao…

Kết thúc một năm giao dịch đầy biến động với kết quả kém khả quan, nhưng ở những tuần cuối năm chúng tôi nhận thấy một số tín hiệu tích cực bắt đầu hình thành để có thể hy vọng thị trường bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan hơn đó là: Khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng; nhiều cổ phiếu chủ chốt đã bước vào giai đoạn tích lũy chờ thời cơ; VN-Index giữ được mốc hỗtrợ tâm lý 1.000 điểm và có thể hy vọng thị trường sẽ thoát được kênh

downtrend trong thời gian tới nếu tiếp tục vận động trên 1.000 điểm thêm một thời gian nữa

3 Phân tích PE

Thống kê trong báo cáo mới đây, Chứng khoán FPTS cho biết định giá P/E củaVNIndex đang ở mức 13,4x giảm mạnh so thời điểm cuối với quý 1/2022 (ngày31/03/2022, P/E = 16,2x) Kết quả thống kê cho thấy, định giá P/E hiện tại thấphơn so với mức định giá trung bình 10 năm (15,0x) và đang tiệm cận đường P/Etrung bình 10 năm trừ 1 độ lệch chuẩn (12,7x) Như vậy, so với các thị trườngkhu vực Đông Nam Á, mức định giá hiện tại của VNIndex đang thấp nhất

Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp

Đồng thời, đội ngũ phân tích cũng đánh thị trường chứng khoán Việt Nam cũngnhư khu vực Đông Nam Á đều giảm so với hồi đầu năm Tính từ đầu năm 2022đến ngày 17/5, VN-Index giảm mạnh nhất trong thị trường của khu vực với tỷsuất lợi giảm 21,8%, các thị trường còn lại giảm dưới 8%

Đưa ra phương pháp để lựa chọn cổ phiếu trong thời điểm này, chuyên gia phântích FPTS dựa trên 4 yếu tố chính

Trang 16

1 Các khoản phải thu dài

Nhìn chung tổng tài sản của FOX từ năm 2019 đến 2022 đã có sự thay đổi đáng

kể và phát triển theo một chiều hướng tích cực Nguyên nhân là do:

+ Nhìn chung tài sản ngắn hạn của FPT telecom có xu hướng tăng qua các năm,tuy nhiên năm 2022 cho thấy tài sản ngắn hạn giảm xuống nhưng công ty vẫn hoạt động tài chính hiệu quả

+ Công ty đã tăng nhanh các khoản phải thu ngắn hạn trong 4 năm liền với hơn

400 triệu đồng từ năm 2019 đến năm 2022 ; giúp giải quyết tốt các nhiệm vụ cũng như kế hoạch trước mắt

+ Tổng tài sản ngắn hạn được đầu tư nhiều hơn so với tài sản dài hạn bảo đảm cho khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của FPT telecom ngày càng tốthơn

+ Hàng tồn kho có xu hướng tăng lên trong 4 năm (2019 – 2022) do nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ viễn thông của người dân ngày càng tăng và với một thương hiệu uy tín như FPT telecom rất nhiều các đại lý cũng như khách hàng đã tin dùng và đặt hàng với số lượng lớn Vì vậy mà công ty phải dự trữ một lượng hàng tồn kho để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị

Trang 17

trường Tuy nhiên khi dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn đồng nghĩa với việc công ty phải chịu nhiều chi phí kho; hơn nữa các mặt hàng công ty đều là công nghệ viễn thông do đó khi để lâu sẽ làm các mặt hàng này trở thành lỗi thời Vì vậy công ty cần có những dự báo chính xác để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường tránh sản xuất tràn lan bừa bãi gây lãng phí hoặc thiếu hàng khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột sẽ khiến công ty bị mất khách hàng và có thể bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

+ Sự tăng vọt của tài sản dài hạn đã cho chúng ta thấy được khả năng kinh doanh nhạy bén, thông minh của công ty trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án trong thời gian tới

+ Tổng tài sản của CTCP viễn thông FPT cũng tăng theo từng năm, chỉ có năm

2022 tổng tài sản của CTCP viễn thông FPT đi xuống Từ các số liệu trên đã chứng tỏ CTCP viễn thông FPT đã mạnh dạn trong việc đầu tư nhiều vào việc cung cấp và phân phối hàng hóa, dịch vụ quan trọng cho mọi tầng lớp để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắt khe của thị trường trong và ngoài nước; để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.3.3 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời.

Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời gồm 5 chỉ số:

+ Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Trong đó Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

+ Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = EBIT / Doanh thu thuần

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Quy mô GDP của nền kinh tế - Tiểu Luận Nhóm Môn Phân Tích Kỹ Thuật Trong Đầu Tư Cổ Phiếu Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Fpt(Fox.pdf
Hình 2 Quy mô GDP của nền kinh tế (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w