1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế Ảnh Hưởng Của Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ Đến Các Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam.pdf

36 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,6 MB

Nội dung

Mặc dù dịch bệnh đã được khống chế, các hoạt động trong nước đã quay trở lại bình thường lúc bấy giờ nhưng những DN thương mại đang phải phụ thuộc vào nguồn hàng từ nước ngoài chủ yếu là

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 2

PHỤ LỤC - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

NỘI DUNG 4

1 VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 4

1.1 DỊCH BỆNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU 4

1.2 KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 6

2 VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 9

3 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 11

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU 11

3.2 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 14

4 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 16

4.1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 16

4.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 19

5 CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THÔNG QUA FDI 21

6 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐẾN CÁC QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 24

7 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 26

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kinh tế quốc tế là một môn chuyên ngành trong lĩnh vực Kinh tế học Khi học tập, sinh viên có

cơ hội nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới và đượccung cấp những kiến thức về các nền kinh tế khác nhau Trên nền tảng đó, sinh viên Học viện Chínhsách và Phát triển còn được tạo cơ hội để cùng trao đổi, thảo luận với nhau về những vấn đề kinh tếđáng chú ý trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc về những chủ đề

đó, nhóm 06 - lớp KTQT 02 đã cùng nhau nghiên cứu để làm bài tiểu luận này Đầu tiên là nhữngvấn đề chung của nền kinh tế toàn cầu, trong đó có chủ đề đại dịch và khủng hoảng kinh tế là 2 vấn

đề đáng quan tâm Sau đó nghiên cứu về các hoạt động trong thương mại quốc tế, đầu tư quốc tếtrên toàn cầu và tại Việt Nam Bên cạnh đó, lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng là một nội dungđặc biệt của bài tiểu luận này Qua việc thu thập, phân tích số liệu, bảng biểu ta có hiểu rõ về kếtquả về tình hình chuyển giao công nghệ quốc tế tại Việt Nam Hai đề tài cuối làm rõ về ảnh hưởngcủa phá giá đồng Nhân dân tệ đến các quan hệ kinh tế quốc tế Của Việt Nam và quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế tại Việt Nam

2

Trang 5

Đại dịch COVID-19 là dịch xuất hiện gần

đây nhất được toàn thế giới chú ý tới, một bệnh

đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi

virus corona SARS-CoV-2 và các biến thể của

nó Khởi phát từ thành phố Vũ Hán (Trung

Quốc) hồi đầu tháng 12/2019, dịch bệnh viêm

phổi cấp do virus Corona chủng mới

(SARS-CoV-2) gây ra đã làm thế giới "chao

đảo" bởi tính chất nguy hiểm và tốc độ lây lan

"thần tốc" của nó

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm

trọng đến nền kinh tế toàn cầu

Dòng vốnFDI:Trong nửa đầu năm 2021, so

với năm 2020, các quốc gia có thu nhập cao đã

tăng hơn gấp đôi dòng vốn FDI của họ, trong

khi các nền kinh tế thu nhập thấp ghi nhận mức

âm Nhìn chung, dòng vốn FDI toàn cầu đã

giảm 35% vào năm 2020, xuống còn 1 nghìn tỷ

USD từ mức 1,7 nghìn tỷ USD của năm 2019

Tuy nhiên, năm 2021 đã phục hồi mạnh mẽ

tăng 53% so với năm 2020, trong đó các nền

kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng vốn FDI

mạnh nhất từ trước đến nay Nhưng dòng vốn

FDI năm 2021 trên toàn cầu thấp hơn khoảng15% so với mức của năm 2019 và thấp hơn gần40% so với mức đỉnh năm 2015 Tất cả cácthành phần của FDI đều giảm Sự thu hẹp tổngthể trong hoạt động dự án mới, kết hợp với sựchậm lại trong hoạt động M&A, đã dẫn đếndòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50% Saukhi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, FDI toàncầu giảm 12% vào năm 2022 xuống còn 1,3nghìn tỷ USD, chủ yếu do các cuộc khủnghoảng toàn cầu chồng chéo - chiến tranh ởUkraina, giá lương thực và năng lượng caocũng như nợ công tăng cao

Dòng chảy thương mại toàn cầu đã bị ảnhhưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảngCOVID-19 Sự sụp đổ thương mại trong quý2/2020 thậm chí còn nghiêm trọng hơn so vớithời kỳ khủng hoảng toàn cầu năm 2008 Đóngcửa biên giới, ngừng đường bay, thắt chặt xuấtnhập khẩu… đó là những biện pháp mạnh được

áp dụng trên toàn thế giới nhằm hạn chế tối đa

sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 Điều đócũng đã khiến chuỗi sản xuất thương mại toàncầu bị đình trệ và bị ảnh hưởng nặng nề, vì cúsốc COVID-19 tác động mạnh mẽ đến cáctrung tâm lớn trên thế giới, nơi cung ứng đầuvào, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị

4

Trang 6

và mạng sản xuất toàn cầu Thương mại cũng

phục hồi nhanh chóng kể từ đáy quý 2 năm

2020 Mức độ trước khủng hoảng gần như đã

quay trở lại vào cuối năm 2021

Xét đếnsựsụtgiảmđángkểvềGDPcủa hầu

hết các quốc gia trong đại dịch COVID-19

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, tổng

khối lượng GDP của các nước OECD là -5% và

tổng lượng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

giảm -17% từ đỉnh đến đáy Các con số tương

ứng cho đại dịch COVID-19 lần lượt là -12%

và -20% GDP toàn cầu sụt giảm đến mức

-3,1% trong năm 2020 Như vậy, dịch bệnh tồi

tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu 2008 Đến năm 2021, GDP đã phục

hồi đáng kể

Việc đứtgãychuỗicungứngtoàncầutrong

thời điểm dịch bệnh làm cho nhiều DN gặp khó

khăn Mặc dù dịch bệnh đã được khống chế,

các hoạt động trong nước đã quay trở lại bình

thường lúc bấy giờ nhưng những DN thương

mại đang phải phụ thuộc vào nguồn hàng từ

nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) thì vô

cùng “bế tắc” vì không nhập khẩu hàng hóa

Điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt

động kinh doanh của họ

Kể từ giữa năm 2020, sau khitoànthếgiới

trải qua cú sốc bùng phát đại dịch Covid-19,

kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một xu hướng

lạm phátliêntụcgiatăng Lạm phát cao diễn ra

tại nhiều khu vực, bao gồm các nền kinh tế phát

triển như Mỹ, EU, cũng như nhiều nền kinh tế

mới nổi (EM) Năm 2021, lạm phát toàn cầu đạtmức 3,46% cao nhất trong vòng 9 năm Cú sốccung ứng do đại dịch gây ra thực sự là nguồncơn quan trọng gây ra lạm phát Và Trung Quốc

là quốc gia quyết định chủ yếu đến sự tăng giácủa các mặt hàng nguyên liệu, điều này đã làmcho chi tiêu vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ đạidịch bị đội lên, tăng giá trị nhập khẩu của cáckim loại như đồng và sắt

Một trong những hệ quả nặng nề nhất củađại dịch làtỷlệthấtnghiệptoàncầu.Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biếttại một vài quốc gia, những tác động ban đầucủa dịch bệnh Covid-19 lên thị trường lao động

"lớn hơn gấp 10 lần so với những tháng đầu tiêncủa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008".Theo tổ chức lao động quốc tế ILO số ngườithất nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh khoảng180-200 triệu người và dự kiến năm 2023 vẫn

sẽ nằm ở mức cao Như Trung Quốc, nền kinh

tế lớn thứ hai thế giới, đạt tốc độ tăng trưởngtổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 yếu ớt

so với quý 1 khi tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻcủa nước này lập kỷ lục mới trong tháng6/2023, lên tới 21,3% Những số liệu này làbằng chứng mới nhất về đà phục hồi đang ngàycàng đuối của kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩanền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ thiếu vắng mộtđầu tàu tăng trưởng

Covid-19 có ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 2011-2019, tổng vốnFDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh

mẽ và liên tục Sang năm 2020, do ảnh hưởngcủa đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bịảnh hưởng nghiêm trọng nên FDI đăng ký vàoViệt Nam có sự suy giảm, chỉ đạt 28,53 tỷUSD, giảm 25% so với năm 2019

Và hoạt động sản xuất - kinh doanh của cácdoanh nghiệp, gặp nhiều khó khăn, số lượngdoanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm,

5

Trang 7

trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh

doanh hoặc giải thể có xu hướng tăng lên Cụ

thể, Theo Tổng cục thống kê có hơn 90.000

doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9

tháng đầu năm 2021

Về xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, sự sa

sút về kinh tế cũng như đóng cửa biên giới tạm

thời của Trung Quốc cũng tác động làm gián

đoạn quan hệ giao thương của nước này với thế

giới, trong đó có Việt Nam Tình trạng XNK bị

đình trệ khiến thu thuế XNK - một nguồn thu

ngân sách quan trọng, cũng bị tác động rõ rệt

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết kim

ngạch XNK các mặt hàng có số thu lớn (máy

móc, thiết bị, sắt thép, xăng dầu, ) đều giảm

Trong đó, ô tô nguyên chiếc các loại ghi nhận

lượng sụt giảm kỷ lục nhất khi tháng 2-2021 chỉ

có 6.000 xe được nhập về, giảm 60% so với

cùng kỳ năm 2020

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động

Việt Nam gặp nhiều sóng gió với hàng triệu

người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất

việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần

đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt

Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về

số người tham gia thị trường lao động và số

người có việc làm

Ảnh hưởng tiếp theo là đối với ngành dulịch Theo Tổng cục Du lịch, Du lịch Việt Nam

đã thiệt hại trong khoảng từ 6 - 7 tỷ USD trong

2 quý cuối năm 2021, bởi riêng du khách TrungQuốc đã giảm từ 90 - 100%

Một số giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến nền kinh tế.

Trước hết, các cơ quan nhà nước cần kiểmsoát tốt dịch bệnh, tránh để bùng phát trên diệnrộng Tuyên truyền người dân tuân thủ các quyđịnh phòng chống dịch Có những biện phápgiãn cách xã hội phù hợp, đúng thời điểm vànhanh chóng, hiệu quả

Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa NVL đầuvào và thị trường tiêu thụ, không nên quá phụthuộc vào thị trường nào cả Để ứng phó vớiviệc giãn cách xã hội, các DN nên chuyển đổihình thức bán hàng trực tiếp sang trực tuyến,phù hợp với những thách thức mới

Người lao động cần trang bị cho mình nănglực thích ứng với biến động của xã hội Trongđại dịch thì năng lực kết nối, làm việc từ xa,công nghệ thông tin là điều vô cùng cần thiết.Chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn các quỹ dựphòng trong trường hợp tiêu cực nhất là bị mấtviệc làm

1.2 KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008

Trong dòng chảy lịch sử của nhân loại, loài

người đã chứng kiến không ít những cuộc

khủng hoảng tài chính, không chỉ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến nền kinh tế mà còn gây ra hệ

lụy lớn cho thế hệ sau Và trong bài tiểu luận

này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích về cuộc

khủng hoảng tài chính năm 2008 Đây là một

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bao gồm sự

đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng

đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và

mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nướcchâu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tàichính ở Hoa Kỳ

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 xuất phát từ một loạt các yếu tố phức tạp.

Cuộc khủng hoảng này được “châm ngòi”bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn dễdãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ Bất kỳ ai cũng cóthể vay tiền mua nhà, cho dù họ ít có khả năng

6

Trang 8

và thậm chí không có khả năng trả nợ Số lượng

các khoản vay loại này phát triển bùng nổ trong

thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường

địa ốc ở Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng

vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngân

hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá

béo bở Danh mục nợ này được các ngân hàng

thương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư,

để rồi các ngân hàng đầu tư sử dụng nghiệp vụ

chứng khoán hóa các khoản nợ địa ốc thành các

loại chứng khoán (MBS), bán cho các nhà đầu

tư khắp thế giới

Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt

giảm, tỷ lệ nợ xấu và vỡ nợ tăng theo, kéo theo

sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng

khoán MBS nói trên Tới lúc này, tai nạn xuất

hiện theo hiệu ứng domino, từ người mua nhà,

các ngân hàng TM, các ngân hàng ĐT, tới các

nhà đầu tư mua vào chứng khoán nợ địa ốc…

cùng điêu đứng Sau đó là trạng thái đóng băng

tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu Tình

trạng đóng băng tín dụng - vốn là “nguồn nhựa

sống” của nền kinh tế - khiến nền kinh tế đi vào

bế tắc

Vềnguyênnhânsâuxathìcơ cấu và cơ chế

vận hành nền kinh tế Mỹ là nguyên nhân của

cuộc khủng hoảng này Trong bối cảnh thực

hiện các chính sách tự do hoá kinh tế, chính phủ

Mỹ còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ

trong một thời gian dài để phục hồi nền kinh tế

sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001 và ảnh

hưởng từ cuộc khủng bố 11/9

Diễn biến khủng hoảng tài chính 2008.

Cuối năm 2005: ngay khi bong bóng nhà ở

vỡ, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm

lại Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các

khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở

đối với các tổ chức tài chính

Tháng 9/2007: FED giảm lãi suất cho vay

qua đêm liên ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu

đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tíndụng để nâng cao mức thanh khoản

Tháng 12/2007: Tình trạng đói tín dụng trởnên rõ ràng Hệ thống dự trữ liên bang cố gắnggiảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không cóhiệu quả như mong đợi

Tháng 3/2008: Ngân hàng dự trữ liên bangNew York cố cứu Bear Stearns nhưng khôngnổi Chính sự sụp đổ của Bear Stearn đã đẩycuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọnghơn

Tháng 9/2008: Đến lượt Lehman Brothers,ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ với 158năm tuổi hoạt động, tuyên bố phá sản Tiếp sauLehman là một số công ty khác Thượng việnHoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tếKhẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chínhHoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chínhcủa nước này bằng cách mua lại các khoản nợxấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoánđảm bảo bằng bất động sản

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng đến tỷ

lệ lạm phát toàn cầu Ở giai đoạn đầu, cuộckhủng hoảng làm tăng tỷ lệ lạm phát toàn cầu.Điều này là do cuộc khủng hoảng đã dẫn đếnmất giá tài sản, bao gồm cả tài sản của các ngânhàng Khi tài sản của ngân hàng mất giá, cácngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để bù đắp cho

7

Trang 9

khoản lỗ này Điều này sẽ làm tăng chi phí vay

vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn

đến tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên

sau đó thì suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra,

làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, giá

cả của hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ giảm

Tốc độ tăng trưởng GDP có những biến

động lớn GDP sụt giảm mạnh và tăng trưởng

âm năm 2008 Chính sách “thắt chặt tín dụng”

kết hợp với sự sụt giảm của thương mại, các

nền kinh tế trên toàn thế giới tăng trưởng chậm

lại trong giai đoạn khủng hoảng và sau khủng

hoảng Khủng hoảng khiến thị trường biến

động lớn, đầy rủi ro, làm cho các nhà đầu tư lo

ngại, mất niềm tin, người tiêu dùng cắt giảm chi

tiêu, hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ

Tỷ lệ thất nghiệp theo đó cũng tăng cao ở

khắp các nước trên thế giới Cuộc khủng hoảng

khiến 30 triệu người mất việc và 50 triệu người

rơi vào cảnh nghèo khó Ở Mỹ tăng 6,7%, ước

tính có hơn 8 triệu người mất việc làm, xấp xỉ

2,5 triệu doanh nghiệp bị phá sản Các nước

Châu Âu như Áo, Anh, Tây Ban Nha cũng rơi

vào tình trạng chung với Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp

lớn dẫn đến các nguồn quỹ bảo đảm ASXH và

chi tiêu nhà nước cho bảo trợ xã hội tăng lên

nhanh chóng, và xảy ra tình trạng nhà nước

không có khả năng thu thuế từ người lao động

để bù đắp cho việc mở rộng chi tiêu ASXH

Tổng nợ quốc gia của Mỹ tăng dần từ 2007

đến tận 2013 Trong khoảng thời gian từ 2007

-2008 tăng lên đến 0,7 nghìn tỷ USD Dưới áp

lực nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính,

Dubai World tuyên bố xin khất nợ, các nước

như Ireland, Mexico, Ý đều bị hạ thấp xếp

hạng tín dụng Ireland đối mặt với tình trạng

phá sản quốc gia

Cuộc khủng hoảng này còn tác động xấu đếnđầu tư quốc tế toàn cầu Đầu tư trực tiếp FDItoàn cầu năm 2009 giảm 38,7% so với 2008 Tỷ

lệ FDI trong GDP toàn cầu cũng giảm từ 3,2%xuống còn 2,5% Các nhà đầu tư với tâm lý longại nên đã rút vốn về nước, và cơ cấu đầu tưtoàn cầu đã tập trung vào các lĩnh vực an toàn

và ít rủi ro, chẳng hạn như tài chính và tiện ích.Đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao hơn,chẳng hạn như công nghệ và sản xuất, đã giảmđáng kể

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây biếnđộng cho vấn đề thương mại quốc tế.Mộtnguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm quá nhanhcủa thương mại là do các nhà bán lẻ, khi phảiđối mặt với sự sụt giảm nhu cầu, đã giảm bớtlượng hàng lưu kho Song cũng chính vì thế,các đơn hàng mới phải được đặt mua để đápứng nhu cầu tiêu dùng sau khủng hoảng Điềunày đã lý giải một phần vì sao sự sụt giảmthương mại sau khủng hoảng lại chậm lại.Thêm vào đó, chính phủ các nước cũng đã đổmột lượng tiền không nhỏ vào nền kinh tế nhưmột phần của việc mở rộng các chính sách tàichính, tiền tệ Và rõ ràng, nó cũng có tác dụngkhông nhỏ trong việc thúc đẩy nhu cầu hànghóa thế giới

8

Trang 10

2 VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

Trong thời kỳ CNH, HĐH, chính sách của

Việt Nam luôn tích cực tham gia vào phân công

lao động khu vực và thế giới để vận dụng có tối

đa các điều kiện chính trị kinh tế xã hội của đất

nước và của các mối quan hệ quốc tế để phát

triển kinh tế, xây dựng đất nước, thực hiện mục

tiêu kinh tế- xã hội

Việt Nam tích cực tham gia vào phân công

lao động quốc tế và khu vực

Thứ nhất, Việt Nam chuyên môn hóa về

các lĩnh vực như nông nghiệp, điện tử, dệt

may, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, sắt

thép…

Năm2019,xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên

thế giới Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD,

đứng sau Trung Quốc và Nauy

Năm 2020, chúng ta xuất khẩu được 6,15

triệu tấn gạo, trị giá 3,07tr USD, đứng thứ 3

trên thế giới về xuất khẩu gạo

Năm2021,kim ngạch xuất khẩu sắt thép thô

là 23 triệu tấn, xếp thứ 13

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu điện thoại

thông minh lớn thứ 2 trên thế giới, khoảng

210,5 triệu chiếc, chỉ sau Trung Quốc

Năm2022,dệt may xuất khẩu đứng thứ 3 thế

giới trị giá 44,5 triệu USD

Năm 2023, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt

230 nghìn tấn, trị giá 522tr USD đứng thứ 2

trên thế giới

Thứ hai, Việt Nam hợp tác hóa trong nhiều

ngành nghề, lĩnh vực

Việt Nam đã và đang là quốc gia đứng trong

chuỗi sản xuất của nhiều tập đoàn toàn cầu như

Coca Cola, Pepsi, Unilever, Samsung, Oppo,

Honda, Hyundai, Toyota, Panasonic

Việt Nam tích cực đẩy mạnh hợp tác hóa

thông qua FDI Tính lũy kế trong giai đoạn

1986 - 2022, Việt Nam đã thu hút được gần438,7 tỉ USD vốn FDI So với các nướcASEAN thì Việt Nam là nước có nguồn vốnFDI lớn thứ 3 trong khu vực chỉ sau Singapore

và Indonesia Điều này chứng tỏ Việt Nam đãluôn cố gắng hội nhập kinh tế quốc tế, có nhữngchính sách ưu đãi thuế để tạo cơ hội nhất chocác nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn vào thịtrường VN

Tuy nhiên, Việt Nam tham gia vào quá trình này còn chưa hiệu quả.

Vì Việt Nam vẫn chỉ tham gia vào giai đoạngia công, lắp ráp, đang bị kẹt ở bẫy giá trị giatăng thấp do không thể phát triển được cácngành công nghệ có giá trị cao hay cần năng lựcđổi mới sáng tạo Vì thế nên lợi nhuận thu vềcho doanh nghiệp và quốc gia không cao Vềngành đầu tư, FDI vào Việt Nam chủ yếu tậptrung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chếbiến chế tạo chiếm tỷ trọng 73,1% trong 10tháng 2023

Nguyên nhân

Trình độ lao động của Việt Nam còn nhiềuhạn chế Do chúng ta thiếu, yếu kiến thức và kỹnăng, thiếu nhân lực trong một số ngành quantrọng điển hình là lĩnh vực logistics, … Đặcbiệt là vẫn còn tồn tại hiện tượng chảy máu chấtxám Việc mất đi những cá nhân xuất chúng làmất đi những nguồn nhân lực chất lượng cao,gây khó khăn cho sự phát triển của các ngànhcông nghiệp Điều này gây ra một tổn thất lớncho quốc gia

Không chỉ vậy, năng suất lao động của VNvẫn thấp so với mặt bằng chung của khu vực vàthế giới Năm 2022, mỗi lao động Việt tạo ra

188 triệu đồng/người/năm; chỉ bằng 11,4% mứcNSLĐ của Singapore; 35,4% của Malaysia;

9

Trang 11

64,8% của Thái Lan; 79% của Indonesia So

với một số nền kinh tế quy mô lớn, NSLĐ của

Việt Nam bằng 15,4% của Mỹ; 24,7% của Hàn

Quốc và 59% của TQ

Trình độ KHKT quốc gia thấp, lạc hậu nên

ko thể tham gia sâu vào các công đoạn tạo ra

giá trị gia tăng cao Theo thống kê từ Bộ Khoa

học và Công nghệ, cả nước có hơn 600.000

doanh nghiệp với hơn 90% là DN vừa và nhỏ,

phần lớn đều đang sử dụng công nghệ tụt hậu

so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế

hệ, trong đó có đến 76% số máy móc, dây

chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những

năm 60-70 của thế kỷ trước, 75% số thiết bị đã

hết khấu hao

Các doanh nghiệp ở VN chủ yếu mang quy

mô vừa và nhỏ dẫn đến không đủ nguồn vốn để

đầu tư trong phát triển công nghệ, vào các hoạt

động có giá trị gia tăng cao, như R&D ,

marketing, thiết kế, Vậy nên các sản phẩm

cũng chỉ mang giá trị thấp, tạo ra lợi nhuận

thấp Điều này khiến DN khó có thể tiếp cận

được với các công nghệ mới, tiên tiến

Chính sách của nhà nước chưa hoàn thiện

Chưa có các chính sách thúc đẩy CGCN giữa

doanh nghiệp FDI và DN trong nước Chẳng

hạn như vẫn chưa có cơ chế nào quy định các

doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ

trong giới hạn 5 năm, 10 năm Các cơ chế thúc

đẩy học hỏi tiến bộ KHCN, thúc đẩy đầu tư vào

hoạt động R&D còn mờ nhạt, khiến các DN

trong nước khó khăn trong việc tiếp thu và tiến

lên trong các công đoạn giá trị gia tăng cao

Một số đề xuất giúp Việt Nam tham gia

vào phân công lao động quốc tế hiệu quả.

Nhà nước cần liên kết với các trường đại học

để mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo ngành

logistic, để có thể kịp thời đáp ứng, cung cấp

nguồn nhân lực trong tương lai Theo các kết

quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển

Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành

logistics nước ta cần bổ sung tới 2,2 triệu nhânlực, cũng như có nhu cầu khoảng 200.000 nhânlực logistics chất lượng cao

Để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám,nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sáchkhuyến khích, thu hút, trọng dụng nhân tài, đưa

ra phúc lợi xã hội hấp dẫn Ví dụ như Ấn Độ,

họ ban hành các chính sách cởi mở, thôngthoáng như phát triển trái phiếu xây dựng đấtnước chỉ dành cho Ấn kiều, quy chế miễn thịthực và quyền sở hữu đất, ưu đãi đầu tư chỉ cho

Ấn kiều,

Tăng cường ĐT vào KHCN Đối với ngànhdệt may, đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trongngắn hạn, có thể trích từ ngân sách quốc gia để

hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới KHCN Tuy nhiên,trong dài hạn thì không nên quá chú trọng vàongành này Vì dệt may là lĩnh vực đem lại giátrị thấp Thay vào đó cần có các cơ chế khuyếnkhích đầu tư vào các ngành công nghệ caoDoanh nghiệp cần thiết lập bộ máy nhân sựthích nghi với công nghệ cao, đặc biệt là cấpquản lý, phát triển đào tạo nhân sự nội bộ như

cử nhân sự đi học trong, ngoài nước để nângcao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.Các doanh nghiệp có thể chọn giải pháp mờichuyên gia tư vấn hoặc cố vấn độc lập về huấnluyện cho cán bộ chủ chốt

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vềvốn, vay vốn với lãi suất thấp cho các doanhnghiệp để họ có thể dễ dàng tiếp cận với cáctiến bộ KHKT trên thế giới, nhằm nâng cao giátrị gia tăng trong hoạt động SX và KD.Nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế chínhsách, các quy định bắt buộc các FDI khi vào

VN phải CGCN trong thời hạn cụ thể Khôngnhững vậy, cần có các quy định yêu cầu với các

DN FDI phải mang lại giá trị, lợi ích cụ thể choViệt Nam, hạn chế các tác động ảnh hưởng xấutới nước nhà, đặc biệt là các quy định về xử lýchất thải, ·

10

Trang 12

3 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN NỀN KINH

TẾ TOÀN CẦU

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cuộc

chiến giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới

Với sự ảnh hưởng của hai nền kinh tế bậc nhất

thế giới thì cuộc chiến khốc liệt đó đã tác động

lớn đến kinh tế toàn cầu

Nguyên nhân của cuộc chiến thương mại

Mỹ-Trung

Nguyên nhân sâu xa: Đây thực chất là cuộc

đối đầu của một bên đang giữ vị thế bá chủ và

bên kia là bên muốn soán ngôi đó Trung Quốc

muốn tạo ảnh hưởng độc tôn ở cả khu vực châu

Á và toàn cầu Trong khi đó Mỹ - quốc gia giữ

vị trí thứ nhất thế giới muốn kiềm chế sự trỗi

dậy quá nhanh của Trung Quốc cả về mặt kinh

tế, công nghệ lẫn địa chính trị

Nguyên nhân cụ thể

Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí

tuệ: Mỹ cáo buộc TQ sao chép công nghệ của

Mỹ đặc biệt là các công ty sản xuất thiết bị điện

tử Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ

đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí

mật thương mại của TQ

Cạnh tranh không lành mạnh: DN của TQ

vào thị trường Mỹ được rót vốn 100% nhưng

DN của Mỹ vào thị trường Trung quốc lại bắt

buộc bằng hình thức liên doanh Tức là Mỹ sẽ

phải hợp tác với các doanh nghiệp nội địa để

sản xuất, điều đó khiến các bí mật công nghệ,

quy trình bí kíp của Mỹ bị sao chép dễ dàng

ThâmhụtthươngmạilớncủaMỹvớiTrung

Quốclêntới418,2tỷUSDghi nhận năm 2018:

Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung

Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ Trung

Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương

mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất

khẩu của mình

Tham vọng của TQ trởthànhquốcgiacông

nghệhàngđầuthếgiới: Tham vọng này rất lớn

trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạnchế Để thực thi chiến lược "Sản xuất tại TrungQuốc 2025", các công ty TQ phải dựa vào cáccông nghệ cốt lõi từ Mỹ, dựa vào yêu cầu bắtbuộc CGCN trong lĩnh vực công nghệ.Sản phẩm TQ tại thị trường Mỹ cạnh tranh

hơn sản phẩmMỹ: TQ được mệnh danh là công

xưởng của thế giới, hàng hóa được sản xuấthàng loạt và có giá thành rẻ do nguồn nguyênliệu, nguồn nhân công giá rẻ Chính vì vậy nênkhi vào thị trường Mỹ, hàng hóa của Mỹ bịcạnh tranh khốc liệt về giá

Diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Ngày 23/3/2018, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế25% đối với thép, 10% với nhôm nhập khẩu từ

TQ Đây là những nguyên liệu quan trọng được

sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất điện

tử Tính đến cuối tháng 3, tổng tiền thuế mà

Mỹ đã thu được 60 tỷ USD

Ngày 2/4/2018, Trung Quốc áp thuế nhậpkhẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị giá 3 tỷđô) từ Mỹ nhằm đáp trả lại thuế nhập khẩu Mỹ

áp lên các sản phẩm thép và nhôm của TrungQuốc Tuy nhiên, TQ đã đánh vào các mặt hàngrất trọng yếu liên quan đến tổng thống DonaldTrump và đảng cầm quyền, cụ thể là mặt hàngđậu nành Mặt hàng này được xuất khẩu chủyếu từ 10 bang của Mỹ, trong đó có 8 bang ủng

hộ cho Tổng thống Donald Trump

Ngày 15/6/2018, Mỹ áp thuế 25% lên 50 tỷUSD hàng Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàngcông nghệ cao, để bù đắp lại những thiệt hại mà

11

Trang 13

Mỹ cáo buộc là do Trung Quốc vi phạm bản

quyền sở hữu trí tuệ gây ra

Ngày 6/7/2018, hai bên cùng ra đòn áp thuế

25% nhằm vào 34 tỷ hàng hóa của nhau

Ngày 23/8/2018, hai bên tiếp tục đánh thuế

25% vào 16 tỷ USD hàng hóa

Ngày 24/9/2018, Mỹ đánh thuế 10% lên 200

tỷ USD hàng Trung Quốc, Trung Quốc áp thuế

5-10% lên 60 tỷ USD hàng Mỹ

Ngày 1/12/2018, lãnh đạo hai nước tuyên bố

đình chiến

Ngày 10/5/2019, Mỹ tăng thuế từ 10% lên

25% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc

……

Cuộc chiến này tác động đa chiều đến nền

kinh tế toàn cầu

Tác động tích cực

Cơ hội cho các quốc gia mở rộng thị phần

Khảo sát của Qima cho thấy 95% doanh nghiệp

Mỹ đã lên kế hoạch loại bỏ các nhà cung cấp

Trung Quốc vì tình trạng bất ổn hiện tại Trong

khi đó, gần 50% công ty thuộc Liên minh châu

Âu (EU) có kế hoạch chuyển nguồn hàng ngay

lập tức Đây là một cơ hội lớn với các quốc gia

cung cấp các nguồn hàng có thể đáp ứng yêu

cầu chất lượng của các thị trường khó tính như

EU và Mỹ Ngược lại, với các nguồn hàng nhập

khẩu từ Mỹ, TQ sẽ chuyển sang nhập khẩu các

mặt hàng này từ các quốc gia khác

Nguồn vốn FDI khổng lồ đang chuyển dịch

đến các quốc gia khác, đặc biệt là các nước

Đông Nam Á Mỹ cùng với nhiều nước đang

đẩy nhanh quá trình dịch chuyển các công ty

sản xuất và kinh doanh ở Trung Quốc về nước

hoặc tới một số quốc gia đối tác an toàn và tin

cậy hơn Xu hướng này cũng đặt ra thách thức

rất lớn, buộc các quốc gia phải nỗ lực vượt bậc

để tái cấu trúc nền kinh tế, cải thiện thể chế

quản lý, đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao về chất

lượng sản phẩm, nguồn nhân lực và quản lý

Hơn nữa, quá trình này phải được hoàn tất trong

một thời gian ngắn để không bỏ lỡ thời cơ

Tác động tiêu cựcGDP toàn cầu năm 2019 giảm trung bình0,5% Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, cuộcchiến này đã làm giảm 0,5% GDP toàn cầu vàonăm 2020, với khoảng 455 tỷ USD, lớn hơnquy mô kinh tế Nam Phi Điều này ảnh hưởngđến việc cắt giảm việc làm, cắt giảm chi tiêutiêu dùng rất lớn

Căng thẳng thương mại leo thang càng làmtăng rủi ro suy giảm đối với tăng trưởng toàncầu Theo WTO (2018) thì trong năm 2017 tăngtrưởng thương mại toàn cầu đạt 4,7% nhưngnăm 2018 thì mức tăng trưởng này nằm trongkhoảng từ 3,1-5,5% Ballpark ước tính cứ mỗi

100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuếnhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%.Việc này sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất0,1% Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1% - 0,3%,chưa tính biến động tỷ giá Theo OECD thìchiến tranh thương mại sẽ khiến cho tăngtrưởng toàn cầu giảm từ l-1,5% trong trung hạn.Sản xuất kinh doanh rơi vào suy thoái dochiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra sựkhông chắc chắn trong kinh doanh và sản xuấttoàn cầu thông qua việc áp đặt thuế nhập khẩu,thay đổi chuỗi cung ứng và tăng cường tác độngđối với giá cả và lợi nhuận của các DN

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là nguyênnhân gây bất ổn lớn cho thị trường tài chính Sựkhông chắc chắn đó đã đè nặng lên niềm tin củacác nhà đầu tư trên toàn thế giới và góp phầngây ra thua lỗ Đặc biệt là chỉ số Shanghai củathị trường chứng khoán TQ giảm khoảng 17%khi Mỹ chính thức áp thuế lên 200 tỷ hàng hóaTQ

12

Trang 14

Cuộc chiến ảnh hưởng sâu sắc đến nền

kinh tế Việt Nam.

Tác động tích cực

Cuộc chiến là cơ hội để doanh nghiệp Việt

Nam mở rộng mặt hàng xuất khẩu cũng như

tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường vào

Mỹ Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với

Trung Quốc ở những ngành hàng như nông

nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… Và việc

Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của

Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa của nước này

tăng giá thành, giúp hàng hóa Việt Nam có thể

cạnh tranh hơn Tính đến tháng 5/2018, khi

cuộc chiến mới xảy ra hơn 1 tháng nhưng các

mặt hàng xuất khẩu của VN tương tự với 818

sản phẩm mà TQ chịu trừng phạt đã tăng 20,9%

so với cùng kỳ

Cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài Với vị

trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí lao động rẻ,

tình hình kinh tế chính trị ổn định, chính sách

ưu đãi thuế, các hiệp định thương mại song

phương Mỹ-Việt (BTA), 16 hiệp định

FTA, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn

các công ty đa quốc gia sau khi có căng thẳng

thương mại Ví dụ như Procon Pacific của Mỹ

trước đây sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Trung

Quốc hiện đã phân bổ 25% tại Ấn Độ và 5-10%

tại Việt Nam

Tác động tiêu cựcKhi thị trường Mỹ gặp khó khăn, các công tyTrung Quốc sẽ chuyển thị trường xuất khẩusang các nước khác, bao gồm cả Việt Nam Khi

đó, các công ty Việt Nam sẽ phải đối mặt với sựcạnh tranh trực tiếp từ các công ty Trung Quốc,bao gồm không chỉ thị trường xuất khẩu, mà cảthị trường nội địa

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làmtăng độ biến động của thị trường tài chính-tiền

tệ toàn cầu, khiến cho các nhà đầu tư nướcngoài có xu hướng rút vốn khỏi các thị trườngmới nổi, trong đó có Việt Nam Điều này đã tácđộng tiêu cực đến thị trường tài chính-tiền tệViệt Nam, làm giảm giá trị đồng Việt Nam, tănglãi suất và làm khó khăn cho các doanh nghiệpvay vốn

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo theo

sự sụt giảm cầu về hàng xuất khẩu của ViệtNam do nó giảm tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế thế giới

Giải pháp cho mối quan hệ Mỹ-Trung.

Hai bên cùng đàm phán tiếp xúc songphương Chuyến thăm cấp cao lẫn nhau của cácnhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ sẽ góp phầngiảm thiểu bất đồng, củng cố lòng tin, tăngcường đối thoại giữa hai nước Ngoài ra, hainước này nên đưa ra những tranh chấp thươngmại vào khuôn khổ WTO thay vì áp dụng cácbiện pháp trừng phạt thương mại đơn phương

dễ dẫn đến sự trả thù nhau

Mỹ cần nâng cao sức cạnh tranh của cácngành sản xuất trong nước để có thể cạnh tranhvới hàng Trung Quốc Hạn chế nhập khẩu hàngcủa Trung Quốc không phải là một biện pháptốt, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đếnlợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, thêmvào đó cũng có thể nói rằng thâm hụt thươngmại với Trung Quốc cũng là động lực cho Mỹtăng trưởng động lực cho các doanh nghiệp Mỹnăng động hơn, nâng cao năng suất lao động

13

Trang 15

Trung Quốc nên ưu tiên tăng nhập khẩu hàng

hóa của Mỹ trong một thời điểm nào đó Chẳng

hạn như mua máy bay và động cơ máy bay trị

giá hàng trăm triệu USD, hoặc ký kết các thỏa

thuận thương mại với các hãng chế tạo lớn của

Mỹ để làm dịu đi bầu không khí căng thẳng

Trung Quốc cần xây dựng một chính sách

chống bán phá giá đủ mạnh Ở tầm vĩ mô, chính

phủ tăng cường quản lý các hoạt động xuấtkhẩu, ngăn chặn kịp thời các hành vi bán phágiá Ở tầm vi mô, chính phủ tích cực quản lýcác DN và xử phạt nghiêm khắc việc bán phágiá nhằm bảo vệ và giữ vững môi trường cạnhtranh lành mạnh của thị trường

Các tổ chức, cơ quan thế giới cần can thiệpkịp thời khi hai nước có mẫu thuẫn thương mại

3.2 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Tình hình XNK của Việt Nam

Tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt

Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao Năm 2021,

mặc dù bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều

bất lợi nhưng lại là năm hoạt động XK có sức

bật mạnh trở lại (tăng 19% so với 2020) Năm

2021, cán cân thương mại hàng hóa cả nước

thặng dư 4 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành

quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp Từ năm

2013, Hoa Kỳ liên tục là đối tác xuất siêu lớn

nhất của Việt Nam Quan hệ thương mại song

phương giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt tốc độ

phát triển hết sức ấn tượng Các mặt hàng XK

chính thuộc nhóm công nghiệp chế biến như

điện thoại, da giày, dệt may, nông lâm thủy sản

Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập

siêu lớn nhất Cơ cấu nhóm hàng NK phần lớn

là nhóm hàng tư liệu sản xuất

Điểm sáng của Việt Nam

Việt Nam tích cực chủ động tham gia hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thôngqua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự

do (FTA) song phương, đa phương Với 16 hiệpđịnh thương mại tự do tính đến năm 2023 đãtạo thuận lợi cho XK nước ta vươn tới một sốthị trường trước đây còn khiêm tốn nhưCanada, Mexico, New Zealand, Peru… với tốc

độ tăng trưởng trên 2 con số Việt Nam là mộttrong những quốc gia tham gia nhiều các FTAtrên thế giới Từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từkhu vực ra thế giới, từ kinh tế sang các lĩnh vựckhác là con đường hội nhập đúng đắn và bảođảm nền tảng vững chắc cho sự phát triển củaViệt Nam trong tương lai

Ngoài ra, cơ quan chức năng đẩy mạnh xúctiến, mở rộng thị trường, thúc đẩy các giải pháptạo thuận lợi thương mại, tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp, giúp kim ngạch xuấtkhẩu đạt kết quả khả quan Nhiều doanh nghiệptrong nước cũng có nỗ lực lớn trong việc nângcao chất lượng sản phẩm và duy trì ổn định hoạtđộng sản xuất, kinh doanh theo hướng xanh, lấycông nghệ, giữ vững uy tín thương hiệu hàngViệt Chủ động trong việc ứng phó với các hàngrào phi thuế quan, rào cản kỹ thuật thươngmại,…

14

Trang 16

Hạn chế trong XNK

Về xuất khẩu, chúng ta vẫn còn quá phụ

thuộc vào khu vực FDI Khu vực này có tỷ

trọng XK thường xuyên duy trì ở mức trên 70%

trong tổng giá trị XK Đáng chú ý, trong năm

2021, kim ngạch XNK của khu vực FDI chiếm

tới 69,32% trên tổng kim ngạch cả nước Tỷ

trọng chung là như vậy, tỷ trọng các mặt hàng

XK chủ lực, FDI lại càng áp đảo Chẳng hạn,

với các mặt hàng điện thoại, máy tính và linh

kiện, khu vực FDI luôn chiếm tới hơn 98%

Còn với giày dép và dệt may, những tưởng lợi

thế thuộc về doanh nghiệp Việt, thì khối FDI

cũng chiếm tương ứng khoảng 80% và 60,3%

Cơ cấu kinh tế nước ta bị phụ thuộc nhiều vào

năng lực XK của khu vực FDI khiến nền kinh tế

Việt Nam trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương

trước khủng hoảng toàn cầu Đặc biệt, việc

doanh nghiệp FDI xuất siêu nhiều cũng không

mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế

Vì khi họ XK nhiều thì họ cũng sẽ nhập nguyên

liệu đầu vào từ các nước bên ngoài, không phải

ở Việt Nam, kéo theo giá trị gia tăng trong nước

không cao

Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào việc NK

nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh

Không chỉ riêng các doanh nghiệp FDI mà

doanh nghiệp trong nước cũng phụ thuộc NK

trầm trọng Kim ngạch NK năm 2021 là 332,25

tỷ USD thì trong đó có đến 310,66 tỷ USD là tư

liệu sản xuất, chiếm 93,5% Ngoài những phụ

tùng, nguyên vật liệu là sản phẩm công nghệ,

còn phải NK cả nông phẩm Thủy sản XK phải

NK thủy sản nguyên liệu XK nhân điều phải

NK hạt điều thô… Nguyên nhân lớn là do công

nghiệp hỗ trợ còn yếu kém NK lớn nên chúng

ta phụ thuộc rất nhiều về số lượng, giá cả, tiến

độ, phẩm cấp; phụ thuộc nước chủ hàng, ách

tắc vận chuyển…, ảnh hưởng rất lớn tới việc

sản xuất kinh doanh

XK hàng hóa giá trị thấp, các sản phẩm thô

chưa qua chế biến Điển hình là trong lĩnh vực

khai khoáng như dầu thô, than đá Và sau đóchúng ta vẫn NK dầu than với giá trị cao hơn về

để phục vụ nhu cầu trong nước Theo số liệucủa Tổng cục Hải quan, năm 2021 Việt Nam

XK hơn 3,1 triệu tấn dầu thô, với giá trị XK làtrên 1,76 tỷ USD Tuy nhiên lượng xăng dầu

NK đạt tới 6,96 triệu tấn, giá trị lên đến 4,14 tỷUSD Vì chúng ta vẫn chưa có đủ công nghệ để

có thể lọc, chế biến các sản phẩm thô nên dẫntới thực trạng này Mặc dù hiện tại chúng ta đã

có 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơnnhưng vì công nghệ có hạn nên chỉ có thể lọcđược một số loại dầu nhất định

Về nhập khẩu, Việt Nam cũng còn một số

điểm cần lưu ý Đầu tiên phải kể đến việc NKcòn phụ thuộc vào một số thị trường, đặc biệt làTrung Quốc Năm 2021 nhập từ nước lánggiềng này 109,8 tỷ USD, chiếm một phần bakim ngạch NK, tăng 30,4% so với năm 2020.Thâm hụt thương mại của VN với Trung Quốc

đã tăng lên mức 53,92 tỷ USD vào năm 2021.Mức thâm hụt thương mại này vào năm 2008mới là 10 tỷ USD Trước những khó khăn củatình hình dịch bệnh Covid-19, việc đứt gãynguồn cung nguyên phụ liệu tại một số thịtrường lớn đã bộc lộ những khó khăn, nguy cơđứt gãy chuỗi cung ứng luôn thường trực Vấn

đề này khiến bất kỳ biến động nào đều có thểtác động lên nền kinh tế của nước nhà.Không chỉ vậy, cơ chế quản lý hàng hóa NKcủa nước ta còn nhiều điểm bất cập khiến lượnghàng giả, hàng nhái kém chất lượng tràn lantrên thị trường nội địa, ảnh hưởng trực tiếp tớingười tiêu dùng, doanh nghiệp và sự lành mạnhcủa thị trường Nguy hiểm nhất là làm xói mònsức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnhtranh với hàng giả Nguyên nhân lớn là do hàngrào phi thuế quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật chưađảm bảo, còn lỏng lẻo Điển hình là sự kiện hồinăm 2004, 179 em bé ở tỉnh An Huy, TrungQuốc được chẩn đoán mắc hội chứng đầu to và

13 em bé đã thiệt mạng vì suy dinh dưỡng lâu

15

Trang 17

ngày do uống loại sữa được các cơ sở sản xuất

sữa giả, sữa kém chất lượng ở nước này sản

xuất Tình trạng trên khiến người tiêu dùng Việt

Nam lo lắng, bởi rất có thể số sữa giả được

đóng trong vỏ hộp của các thương hiệu nổi

tiếng có thể bị tuồn vào Việt Nam

Việt Nam cần có những biện pháp phù

hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Chúng ta cần tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa

mặt hàng, đa dạng hóa thị trường Nhà nước

cần hoàn thiện các chính sách xúc tiến đầu tư,

xúc tiến xuất khẩu cho phù hợp với thông lệ

quốc tế tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển

quan hệ song phương, đa phương Xây dựng

các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong

nước đầu tư vào khoa học công nghệ để gia

tăng năng lực chế biến chế tạo, để có thể sản

xuất ra các mặt hàng XK có giá trị cao hơn

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa XK theo

chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm XK có giá trịgia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ,hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩmkinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩmthân thiện với môi trường Đẩy mạnh phát triểncông nghiệp hỗ trợ theo hướng ưu tiên với một

số ngành trọng điểm, kết nối các doanh nghiệpsản xuất phụ tùng, nguyên vật liệu trong nước

để sản xuất thay thế dần nguồn NK Khai tháchiệu quả các Hiệp định thương mại tự do để đẩymạnh XK vào các thị trường lớn như EU, NhậtBản, Trung Quốc, và khai thác các thị trườngcòn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, BắcÂu, hướng đến xây dựng các khuôn khổthương mại ổn định, lâu dài Xây dựng cán cânthương mại lành mạnh với các nước đối tác.Giảm sự phụ thuộc quá mức vào một khu vựcthị trường Tăng cường năng lực phòng vệthương mại, cơ chế, hàng rào phi thuế quan đểkiểm soát được tình trạng hàng giả, hàng nhái

4 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

4.1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) ở Việt Nam có 2 nội dung chính là việc

các DN VN đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và

các DN nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt

Nam Tuy nhiên trong bài tiểu luận này, nhóm 6

sẽ chủ yếu phân tích về thực trạng FDI vào VN

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

9 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt

Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt

gần 398,3 triệu USD, bằng 69,6% với cùng kỳ

năm 2021 Những ngành mà các nhà đầu tư

Việt Nam tập trung nhiều là khai khoáng

(32%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%),

thông tin và truyền thông,…

Trong năm 2022, có 29 quốc gia và vùnglãnh thổ nhận đầu tư từ Việt Nam Trong đó,Lào là quốc gia nhận nhiều đầu tư từ Việt Namnhất với tổng vốn đăng ký đạt 79,5 triệu USD,chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư và có 21 dự ánđăng ký cấp mới

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào ViệtNam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thựchiện đạt kỷ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so vớicùng kỳ năm 2021 Đây là số vốn FDI thực hiệncao nhất trong 5 năm (2017 – 2022) Tính lũy

kế trong giai đoạn 1986 – 2022, Việt Nam đãthu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn FDI; trong

đó, 274 tỉ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5%tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực

16

Trang 18

Vốn FDI thực hiện chiếm tỷ trọng 18,3%

tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn

2011- 2015, tương ứng với giai đoạn

2016-2020 là 17,66% Đến năm 2016-2020-2021, dưới

những tác động mà dịch COVID-19 gây ra, vốn

thực hiện giảm nhẹ Đến 2022 thì đạt kỷ lục

22,4 tỷ USD

Trong đó, công nghiệp là ngành thu hút đầu

tư FDI lớn nhất với tốc độ tăng trưởng cao

(tăng gần hai lần cả về quy mô và tỉ trọng trong

10 năm qua), đặc biệt là trong công nghiệp chế

biến, chế tạo (chiếm hơn 60% vốn đầu tư vào

các ngành và khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn

xã hội)

Năm 2022, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ

đầu tư tại VN, Singapore là đối tác đầu tư với

tổng số vốn lớn nhất, chiếm 23,3% tổng vốn

FDI vào VN

FDI có những đóng góp tích cực cho nền

kinh tế nước nhà.

Đóng góp của khối FDI vào tăng trưởng kinh

tế đã tăng từ 21,52% giai đoạn 2011 - 2015 lên

25,1% giai đoạn 2016 - 2020 Năm 2021, do

ảnh hưởng của Covid-19, đóng góp của khu vực

FDI trong tăng trưởng kinh tế giảm, chiếm

14% FDI đầu tư phần lớn vào ngành công

nghiệp tạo động lực tăng trưởng mới trong bối

cảnh một số ngành công nghiệp lớn đã chạm

trần tăng trưởng (dệt may, da giày, khaikhoáng…) và góp phần hình thành nên cáctrung tâm CN mới

FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đónggóp vào thặng dư cán cân thương mại của VN,

từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP Tỷ trọng củakhu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩuchiếm 27% vào năm 1995 (Việt Nam gia nhậpASEAN) và tăng gấp gần 3 lần lên tới 74,4%tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (đạt 276,76

tỷ USD) trong năm 2022 Trong đó, năm 2022kim ngạch xuất khẩu đạt 276,76 tỉ USD, xuấtsiêu khoảng 41,9 tỉ USD, bù đắp 30,7 tỉ USDnhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nướctạo ra xuất siêu ước tính 11,2 tỉ USD Khu vựcFDI góp phần giúp nước ta chuyển dịch từ nướcliên tục nhập siêu sang xuất siêu, góp phần tíchcực làm lành mạnh cán cân thanh toán và ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đưa Việt Nam từng bước trởthành một trong những quốc gia xuất khẩu hàngđầu thế giới với quy mô xuất khẩu đứng thứ 20trên thế giới năm 2020 (UNCTAD, 2022); đứngthứ hai trong ASEAN (sau Singapore)Ngoài ra, khu vực FDI cũng đóng góp tíchcực vào ngân sách nhà nước Khu vực FDIđóng góp trung bình khoảng 13,56% tổng thungân sách nhà nước Riêng 03 năm 2020 -

2022, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ khuvực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàichiếm khoảng 7,5% - 8,5% tổng số thu ngânsách nội địa và chiếm khoảng khoảng 39% -41% tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp

17

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức đầu tư FPI đem lại những tác động tích cực đối với Việt Nam. - Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế Ảnh Hưởng Của Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ Đến Các Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam.pdf
Hình th ức đầu tư FPI đem lại những tác động tích cực đối với Việt Nam (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w