MỤC LỤC
Sản xuất kinh doanh rơi vào suy thoái do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra sự không chắc chắn trong kinh doanh và sản xuất toàn cầu thông qua việc áp đặt thuế nhập khẩu, thay đổi chuỗi cung ứng và tăng cường tác động đối với giá cả và lợi nhuận của các DN. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc ở những ngành hàng như nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… Và việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa của nước này tăng giá thành, giúp hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh hơn. Với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí lao động rẻ, tình hình kinh tế chính trị ổn định, chính sách ưu đãi thuế, các hiệp định thương mại song phương Mỹ-Việt (BTA), 16 hiệp định FTA,..Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn các công ty đa quốc gia sau khi có căng thẳng thương mại.
Hạn chế nhập khẩu hàng của Trung Quốc không phải là một biện pháp tốt, vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, thêm vào đó cũng có thể nói rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng là động lực cho Mỹ tăng trưởng.
Trước những khó khăn của tình hình dịch bệnh Covid-19, việc đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu tại một số thị trường lớn đã bộc lộ những khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng luôn thường trực. Không chỉ vậy, cơ chế quản lý hàng hóa NK của nước ta còn nhiều điểm bất cập khiến lượng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng tràn lan trên thị trường nội địa, ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự lành mạnh của thị trường. Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào khoa học công nghệ để gia tăng năng lực chế biến chế tạo, để có thể sản xuất ra các mặt hàng XK có giá trị cao hơn.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng ưu tiên với một số ngành trọng điểm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, nguyên vật liệu trong nước để sản xuất thay thế dần nguồn NK.
Trong đó, công nghiệp là ngành thu hút đầu tư FDI lớn nhất với tốc độ tăng trưởng cao (tăng gần hai lần cả về quy mô và tỉ trọng trong 10 năm qua), đặc biệt là trong công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm hơn 60% vốn đầu tư vào các ngành và khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Khu vực FDI góp phần giúp nước ta chuyển dịch từ nước liên tục nhập siêu sang xuất siêu, góp phần tích cực làm lành mạnh cán cân thanh toán và ổn định kinh tế vĩ mô, đưa Việt Nam từng bước trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới với quy mô xuất khẩu đứng thứ 20 trên thế giới năm 2020 (UNCTAD, 2022); đứng thứ hai trong ASEAN (sau Singapore). Khu vực FDI đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 5,1 triệu lao động, chiếm gần 10% trong tổng lực lượng lao động (trên 54 triệu lao động), chiếm 20% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người) ở Việt Nam.
Có thể ban hành những ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các nguồn vốn hỗ trợ; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp nhiều tiềm lực trong nước, có quy mô lớn với các doanh nghiệp FDI nhằm tăng hiệu quả hấp thụ công nghệ.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức tỷ trọng nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp. Hạn chế của VN trong việc thu hút FPI FPI vào VN còn thiếu những cơ sở pháp lý, chính sách quy định về FPI còn rải rác, chưa cụ thể khiến cho môi trường FPI ở VN chưa thực sự hấp dẫn, tiềm ẩn sự rủi ro, không mang lại sự minh bạch chính sách, chưa xây dựng được niềm tin lớn cho nhà đầu tư. Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) đã được quy định trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó ngân hàng lưu ký phải được là thành viên thanh toán bù trừ; và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết.
Riêng đối vấn đề prefunding, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giải pháp triển khai hệ thống CCP trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
Nhìn chung năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp với nhiều nguyên nhân như trình độ lao động, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, trình độ công nghệ hiện tại thấp… khiến doanh nghiệp trong nước không thể tiếp nhận công nghệ quá cao so với trình độ công nghệ hiện có. Chính phủ bổ sung các chính sách đặc thù để thu hút các dự án FDI công nghệ tiên tiến trong hoàn cảnh giá thành mặt bằng cao như: Hỗ trợ bù giá tiền giải phóng mặt bằng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề đối với các dự án công nghệ cao; nghiên cứu miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn…. Thúc đẩy các DN nâng cao trình độ KHCN, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp trong nước và hỗ trợ nghiên cứu phát triển, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ và đẩy mạnh hoạt động R&D trong doanh nghiệp công nghiệp thông qua các trung tâm kỹ thuật công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp, có hệ thống chuyên gia công nghệ, đặc biệt là hệ thống máy móc sử dụng chung.
Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cung cấp các thông tin về nguồn cầu công nghệ trong nước, nguồn cung công nghệ/chuyên gia công nghệ nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao công nghệ nước ngoài.
Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu khách từ Trung Quốc nhưng mức chi tiêu của du khách Trung Quốc chỉ là 884,3 USD/người, thấp hơn 30% so với mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam. Việc tận dụng những ưu đãi về thuế quan giúp cho hàng xuất của nước ta có mức độ cạnh tranh hơn so với hàng giá rẻ của TQ, bù trừ cho phần chênh lệch tỷ giá, giúp giảm thiểu áp lực từ sự giảm giá tiền tệ Trung Quốc. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN: Tăng cường hợp tác kỹ thuật và nghiên cứu phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu suất sản phẩm để tăng cường năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp chịu đựng được cạnh tranh từ hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Tạo cơ hội cho đầu tư nước ngoài: Tăng cường quảng bá và thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, để đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường quan hệ kinh tế đa phương.
Năm 1992, Luật Thương mại đã được viết lại với việc xỏc định rừ quyền tự do kinh doanh của thương nhân, tạo nền tảng pháp lý để tháo gỡ những ‘vòng kim cô’ khỏi hoạt động của DN, góp phần giải phóng năng lực đầu tư, kinh doanh của các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được tự do kinh doanh làm giàu chính đáng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.… điều mà trước đây chưa từng có. Điểm mới của Luật đã ưu tiên nguồn lực cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn khi quy định một số chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất đặt ra, thu hút nguồn lực của xã hội cho hoạt động này. Sửa đổi Luật Đầu tư (2020): Về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, Luật đã sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề ưu đãi đầu tư (như hoạt động đổi mới sáng tạo; sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành) nhằm bảo đảm thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, chất lượng theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị.
Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được sửa đổi, bổ sung một số điều về quyền tác giả, quyền liên quan và trình tự, thủ tục, điều kiện xác lập quyền bảo hộ… nhằm thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế; từ đó hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi.