1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mức Độ Rủi Ro Tới Môi Trường Nước Mặt Do Ảnh Hưởng Của Chất Thải Nhựa Từ Các Chợ Ven Sông Tại Khu Vực Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh
Tác giả Trần Thanh Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Khoa, TS. Trần Tuấn Việt
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Các chợ truyền thống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường nằm gần các tuyến đường thủy như kênh, sông; chất thải rắn phát sinh từ các chợ được thu gom hằng ngày nhưng một lượng đáng kể trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Lê Văn Khoa

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS Trần Tuấn Việt

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản

lý chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa

VÀ TÀI NGUYÊN

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-oOo -

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-oOo -

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên: TRẦN THANH THẢO MSHV: 2070584

Ngày, tháng, năm sinh: 02/07/1995 Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8 85 01 01

I TÊN ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT DO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI NHỰA TỪ CÁC CHỢ VEN SÔNG TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

THE ENVIRONMENTAL RISK ASSESSMENT OF PLASTIC WASTE FROM RIVERSIDE TRADITIONAL MARKETS: A CASE STUDY IN TRA VINH, VIETNAM

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 22/09/2023.

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/12/2023.

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lê Văn Khoa

TS Trần Tuấn Việt

Trang 4

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN PGS.TS LÊ VĂN KHOA TS TRẦN TUẤN VIỆT

CÁN BỘ

HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa – Đại học quốc gia TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tôi có thể thuận lợi tìm kiếm và nghiên cứu thông tin

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Văn Khoa và TS Trần Tuấn Việt, những người đã tận tình hướng dẫn, cũng như hết lòng chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn đến các thầy, anh, chị và các bạn trong Viện Nhiệt đới môi trường

đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Xin cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy chương trình cao học

đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học quốc gia TP.HCM Đây cũng là những kiến thức làm nền tảng cho tôi thực hiện luận văn

Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người luôn sẵn sàng chia sẻ, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2023

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chất thải nhựa (CTN) là vấn đề đang được quan tâm toàn cầu, lượng CTN được xả thải vào đại dương ngày càng gia tăng đặc biệt tại các khu vực ven sông, ven biển Các chợ truyền thống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường nằm gần các tuyến đường thủy như kênh, sông; chất thải rắn phát sinh từ các chợ được thu gom hằng ngày nhưng một lượng đáng kể trong số đó, bao gồm chất thải nhựa được xả thải ra môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước Chất thải nhựa trong môi trường nước không chỉ gây ra các tác động vật lý đến môi trường mà còn tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại từ CTN rò rỉ ra môi trường và ảnh hưởng đến sinh thái, trong đó có hợp chất Bisphenol-A (BPA) Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Duyên Hải (thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải), tỉnh Trà Vinh, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập trung chủ yếu vào các khu vực chợ truyền thống ven kênh, sông Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các loại CTN phát sinh tại 10 khu vực chợ truyền thống

rò rỉ vào hệ thống kênh, sông cụ thể tại các chợ truyền thống ven kênh, sông thông qua 20 mẫu chất thải rắn Chất thải rắn được phân loại thành 03 nhóm chính: chất thải hữu cơ dễ phân huỷ; chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế; chất thải còn lại Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế thì CTN được phân thành

7 loại phổ biến bao gồm PET, HDPE, LDPE, PVC, PP, PS và các loại khác Sau đó,

5 chợ có lượng chất thải rắn phát sinh cao nhất được lựa chọn để thu thập một mẫu trầm tích và ba mẫu nước dọc theo tuyến kênh, sông giáp chợ để phân tích hàm lượng BPA và đánh giá rủi ro sinh thái trong môi trường nước thông qua nồng độ BPA Kết quả cho thấy lượng CTN trong các mẫu chất rắn bên trong các chợ dao động từ 23,3% đến 36,7%; trong khi đó, khu vực ven kênh, sông là 26,7% đến 43,3% Loại nhựa chiếm nhiều nhất là PET, tiếp theo là PP, LDPE, PS, HDPE và PVC Hàm lượng và chỉ số rủi ro của nồng độ BPA cao nhất trong cả mẫu nước và trầm tích tại vị trí các chợ giáp với kênh, sông (RQ>1) (trừ mẫu trầm tích của khu vực chợ thị xã Duyên Hải) Việc tồn tại CTN trong môi trường nước kéo dài có thể làm rò rỉ nhiều hơn các độc chất, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và người dân trong khu vực Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đề xuất giúp giảm thiểu lượng CTN trong môi trường nước tại các chợ

Trang 7

truyền thống ven kênh, sông; đồng thời ngăn chặn sự rò rỉ hợp chất độc hại và hạn chế sự di chuyển chất thải nhựa ra môi trường biển Kết quả nghiên cứu cũng tạo cơ

sở cho các dự án tiếp theo đánh giá rủi ro của các hợp chất khác rò rỉ từ chất thải nhựa đến môi trường nước

Từ khoá: chất thải nhựa, chợ ven sông, chất thải chợ, Trà Vinh

Trang 8

ABSTRACT

Plastic waste is a problem of global concern, the amount of plastic waste discharged into the ocean is increasing, especially in riverine and coastal areas Traditional markets in the Mekong Delta are often located near waterways such as rivers and canals; Solid waste generated from markets is collected daily but a significant amount of it, including plastic waste, is discharged into the surrounding environment, especially the water environment Plastic waste in the water environment not only causes physical impacts on the environment but also contains many potentially toxic chemicals from plastic waste that leak into the environment and affect the ecology, including the compound Bisphenol A (BPA) Research carried out in the Duyen Hai area (Duyen Hai town and Duyen Hai district), Tra Vinh province, in the Mekong Delta region, focusing mainly on traditional market areas along canals and rivers The goal of the study is to determine the types of plastic waste generated in 10 traditional market areas leaking into the canal and river system, specifically in traditional markets along canals and rivers through 20 solid waste samples After determining the physical composition of plastic waste samples at markets, plastic waste is classified into 7 common types including PET, HDPE, LDPE, PVC, PP, PS and others Then, 5 markets with the highest amount of solid waste generated were selected to collect one sediment sample and three water samples along the canals and rivers adjacent to the market to analyze BPA content and assess ecological risks to the environment The results showed that the amount of plastic in solid samples inside markets ranged from 23.3% to 36.7%, while along canals and rivers it was 26.7% to 43.3% The largest plastic type is PET, followed by PP, LDPE,

PS, HDPE and PVC The content and risk index of BPA is highest in both water and sediment samples right at the market location adjacent to canals and rivers (RQ>1) Prolonged existence of plastic waste in the water environment can cause more toxic substances to leak, affecting aquatic life and people in the area From there, the study offers suggestions to help reduce the amount of plastic waste in the water environment at traditional markets along canals and rivers; At the same time, it

Trang 9

prevents the leakage of toxic compounds and limits the movement of plastic waste into the marine environment The research results also create a basis for subsequent projects to assess the risk of other compounds leaking from plastic waste to the aquatic environment

Keywords: plastic waste, riverside market, market waste, Tra Vinh

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Khoa và TS Trần Tuấn Việt Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực Nội dung Luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí, bài báo và các trang webside trong và ngoài nước theo danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2023

Học viên

Trần Thanh Thảo

Trang 11

MỤC LỤC

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC HÌNH VẼ xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3 Nội dung nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 6

1.5.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa (thu thập thông tin sơ cấp) 7

1.5.3 Phương pháp lấy mẫu chất thải rắn 8

1.5.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích BPA trong nước và trầm tích 13

1.5.5 Phương pháp đánh giá rủi ro về độc tính sinh thái 16

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 18

1.6.1 Ý nghĩa khoa học 18

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 18

1.6.3 Tính mới của đề tài 18

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21

2.1 CHẤT THẢI NHỰA 21

2.1.1 Khái niệm 21

2.1.2 Tình hình phát sinh chất thải nhựa 25

2.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO [32] 26

Trang 12

2.2.1 Khái niệm 26

2.2.2 Những vấn đề liên quan đến đánh giá rủi ro sinh thái, môi trường 26

2.2.3 Mục đích đánh giá rủi ro sinh thái, môi trường 27

2.2.4 Mô hình đánh giá rủi ro 29

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 32

2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước 32

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 34

2.4 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 36

2.4.1 Huyện Duyên Hải (mới) 36

2.4.2 Thị xã Duyên Hải 37

2.4.3 Tình hình quản lý chất thải rắn tại tỉnh Trà Vinh 38

2.5 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA 39

2.5.1 Phương pháp quản lý CTN trên thế giới 39

2.5.2 Phương pháp quản lý CTN trong nước 43

2.6 TỔNG QUAN CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN 45

2.6.1 Luật 45

2.6.2 Nghị định 45

2.6.3 Quyết định và văn bản của tỉnh Trà Vinh 46

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 THÔNG TIN CÁC CHỢ VEN KÊNH SÔNG KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH 47

3.2 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA TỪ CHẤT THẢI CHỢ TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH 49

3.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẤT THẢI NHỰA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 58

3.3.1 Nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích 58

3.3.2 Đánh giá rủi ro môi trường 60

Trang 13

3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TẠI CÁC CHỢ VEN SÔNG CỦA KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH

TRÀ VINH 63

3.4.1 Nhóm giải pháp chung 63

3.4.2 Nhóm giải pháp riêng 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 1 84

PHỤ LỤC 2 87

PHỤ LỤC 3 - SỐ LIỆU 88

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thông tin chợ thực hiện nghiên cứu 7

Bảng 1.2 Bảng phân loại các loại nhựa 12

Bảng 1.3 Nồng độ PNEC được tổng hợp trong môi trường nước 17

Bảng 1.4 Nồng độ PNEC được tổng hợp trong môi trường trầm tích 17

Bảng 3.1 Thông tin 10 chợ được lựa chọn 47

Bảng 3.2 Khối lượng CTR phát sinh tại các chợ nghiên cứu 49

Bảng 3.3 Kết quả phân tích nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích (MEC) 59

Bảng 3.4 Kết quả RQ của BPA trong nước mặt và trầm tích 60

Trang 15

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Định hướng nghiên cứu đề tài 6

Hình 1.2 Các vị trí lấy mẫu tại các chợ khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, Việt Nam 8 Hình 1.3 Dụng cụ thực hiện lấy mẫu 9

Hình 1.4 Hình ảnh lấy mẫu chất thải tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ 10

Hình 1.5 Hình ảnh lấy mẫu chất thải rắn tại các kênh, sông giáp các chợ 10

Hình 1.6 Hình ảnh phân loại chất thải tại các chợ sau khi lấy mẫu 11

Hình 1.7 Hình ảnh chất thải nhựa được vệ sinh 11

Hình 1.8 Hình ảnh lấy mẫu nước 14

Hình 1.9 Hình ảnh lấy mẫu trầm tích 15

Hình 1.10 Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông 15

Hình 2.1 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo 29

Hình 2.2 Bản đồ hình chính tỉnh Trà Vinh 38

Hình 2.3 Các kỹ thuật quản lý CTN [80] 39

Hình 3.1 Vị trí 10 chợ được lựa chọn 48

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ 51

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ 51

Hình 3.4 Biểu đồ tỷ lệ phân loại nhóm CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ 52

Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ 53

Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại bãi chứachất thải tập trung tại các chợ 54

Hình 3.7 Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ 55

Hình 3.8 Hình ảnh phân loại chất thải nhựa 56

Hình 3.9 Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Duyên Hải (sông Quan Chánh Bố) 61

Hình 3.10 Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Thị trấn Long Thành (kênh nội đồng) 61

Trang 16

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPA : Bisphenol A

BTNTM : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐRMDB : Đánh giá rủi ro môi trường dự báo

ĐRMHC : Đánh giá môi rủi ro môi trường hồi cố

Nghị quyết Organization for Economic Cooperation and Development -

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PEAs : Este Axit Phthalic - Phthalastes

PET : Polyethylene terephthalate – Loại nhựa gốc PE

PP : Polypropylene – Loại nhựa dẻo Polymer

PS : Polystyrene – Loại nhựa dẻo Polymer

Trang 17

PTA : Axit Terephthalic

PVC : Polyvinyl Chloride – Loại nhựa nhiệt dẻo

STNMT : Sở Tài nguyên và Môi trường

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 18

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn đề lớn nhất mà các quốc gia phải đối mặt, ước tính có khoảng 165 triệu tấn chất thải nhựa trong các đại dương trên thế giới vào năm 2012 [1], trong đó có khoảng 5.000 tỷ mảnh nhựa trôi nổi trên đại dương [2] Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lượng nhựa sử dụng, bao gồm sợi và phụ gia, đạt 460 triệu tấn vào năm 2019 và 61% trong số đó là PET, HDPE, LDPE, PVC, PP, PS Hơn nữa, chất thải nhựa toàn cầu ước tính khoảng 353 triệu tấn vào năm 2019 và nó có mối quan hệ đáng kể với tuổi thọ của các sản phẩm nhựa [3] Trong khi tuổi thọ trung bình của các sản phẩm nhựa là khoảng 10 năm thì việc sử dụng nhựa để đóng gói lại có tuổi thọ rất ngắn, khoảng 0,5 năm Kết quả là chất thải bao bì nhựa chiếm khoảng 42% lượng chất thải nhựa trên thế giới [4]

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vào năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng chất thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên

20 quốc gia cao nhất [5] Bên cạnh đó, OECD ước tính rằng 22% chất thải nhựa toàn cầu “được quản lý sai và xả rác” vào năm 2019, và ở các nước không thuộc OECD, như Việt Nam, có hơn 37% chất thải nhựa có thể thải trực tiếp ra môi trường [3] Các nguồn phát sinh chất thải nhựa chủ yếu từ đất liền và các hoạt động trên biển Ước tính chất thải từ đất liền (hoạt động sản xuất, sinh hoạt như ăn uống, mua sắm, hoạt động chợ truyền thống,…) chiếm khoảng 80% và hoạt động trên biển (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; du lịch,…) chiếm 20% [6] Đối với nguồn phát sinh từ đất liền, các con sông là một trong các nguồn chính dẫn chất thải nhựa vào đại dương Năm

2017, ước tính rằng có khoảng từ 1,15 đến 2,41 triệu tấn chất thải nhựa đang đổ vào đại dương mỗi năm từ các con sông, chủ yếu là các con sông ở châu Á, lượng chất thải nhựa phát sinh chiếm khoảng 67% tổng số toàn cầu [2]

Chợ truyền thống là nơi trao đổi hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của người dân

từ xưa đến nay, đặc biệt là khu vực Châu Á Chất thải rắn từ các chợ truyền thống chiếm một lượng lớn thứ hai sau chất thải sinh hoạt Tại Indonesia, lượng chất thải

Trang 19

nhựa phát sinh từ chất thải rắn chợ chiếm trung bình 5,9% [7] Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều thống kê về lượng chất thải phát sinh từ các khu vực chợ truyền thống cũng như lượng chất thải nhựa từ nguồn phát sinh này Bên cạnh đó, việc chất thải nhựa phát sinh từ các khu chợ truyền thống rò rỉ vào các kênh, sông ven chợ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu

Các tác hại từ chất thải nhựa vào môi trường nước mặt như kênh, sông có thể được xét trong 05 khía cạnh: nuốt phải, sự vướng vào chất thải nhựa, rò rỉ chất độc hại và tích tụ chất độc, sự cố trong vi nhựa và sinh kế của con người [8] Trong đó, việc rò rỉ độc chất và tích tụ chất độc của chất thải nhựa vào kênh, sông ra biển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước nước, sinh vật, con người và hệ sinh thái Do đó, việc đánh giá rủi ro độc tính của chất thải nhựa sẽ xác định và dự báo các rủi ro tác động đến môi trường nước mặt của chất thải nhựa tại các khu vực kênh, sông trước khi dẫn

ra và tích tụ ở đại dương

Trong khi tuổi thọ trung bình của các sản phẩm nhựa là khoảng 10 năm thì việc sử dụng vật liệu nhựa trong bao bì đóng gói lại có tuổi thọ rất ngắn, khoảng 0,5 năm Kết quả là chất thải bao bì nhựa chiếm khoảng 42% lượng chất thải nhựa trên thế giới [4] Trong quá trình phân hủy, các hóa chất độc hại như Bisphenol (BPA, BPS, BPF, BPB, BPP, BPZ, BPAF, BPAP), Phthalate, Polystyrene, Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), chất chống cháy Brom hóa (tetrabromobisphenol A (TBBPA)

và ete polybrominateddiphenyl (PBDE)), Polychlorinated biphenyls (PCB) … có thể giải phóng vào nước1 [9]

Trong các hợp chất hợp chất phụ gia phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành nhựa là phụ gia BPA được sử dụng trong sản phẩm nhựa để cải thiện gia tăng tính bền và hạn chế tính oxy hóa của sản phẩm nhựa khi tiếp xúc với tia cực tím [10] Năm 2013, mức tiêu thụ của BPA khoảng 5 triệu tấn trên toàn thế giới [11] Bisphenol

A (BPA) là hóa chất phụ gia được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nhựa Polycacbonate

và nhựa Epoxy trong nhiều sản phẩm nhựa như các sản phẩm gia dụng tái chế, dụng

cụ thể thao, thiết bị y tế, lớp phủ bảo vệ, dụng cụ gia đình,… [12], [13] Trong ngành nhựa, mỗi năm trên thế giới có khoảng 27 triệu loại nhựa chứa BPA được sản xuất

1 Chi tiết tại phụ lục 2

Trang 20

[11] Có nhiều nghiên cứu trước đây đều cho thấy BPA có thể thải ra môi trường từ sản phẩm nhựa [14], [15] BPA cũng được phát hiện trong hệ sinh thái dưới nước ở nồng độ vết (ng/L đến μg/L) từ các nguồn như nước thải, rò rỉ của các sản phẩm chứa BPA, điển hình từ các loại chất thải nhựa [16] Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nồng độ BPA được tích tụ trong môi trường trầm tích, môi trường nước mặt, nước ăn uống từ các sản phẩm nhựa [13], [17], [18], [19], [20], [21], [22]

BPA được báo cáo là chất độc ở mức độ trung bình thấp đối với sinh vật dưới nước với giá trị NOEC (Không quan sát được nồng độ tác động) hoặc EC10 (Nồng độ gây ra 10% tác động độc hại trong thử nghiệm) nằm trong khoảng từ 0,015 đến 7.800 µg/L [23] BPA được xác định là hợp chất gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các các loài sinh vật trong môi trường tiếp xúc, đặc biệt là môi trường sinh thái trong nước [24] Nồng độ BPA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở nồng độ nanomol Một số tác động tiêu cực đến sức khỏe liên quan đến nồng

độ BPA đã được báo cáo như tăng sinh tế bào, tổn thương DNA, tích tụ lipid, giải phóng insulin, … [25]

Trà Vinh là một tỉnh ven biển của Việt Nam nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi nổi tiếng về các khu chợ ven sông Nhiều loại hàng hóa bao gồm thực phẩm ăn liền và tươi sống, đồ gia dụng, trái cây, quần áo, v.v được bán ở các khu chợ này Do

đó, cả người bán và khách hàng đều có thể tạo ra nhiều loại lãng phí khác nhau như bao bì đóng gói, lon, thực phẩm thừa hoặc hư hỏng, cũng như chai đựng chất lỏng Một số được bỏ vào đúng thùng rác, một số di cư ra môi trường xung quanh bao gồm

cả các tuyến đường thủy liền kề Trong giai đoạn 2016-2020, lượng chất thải rắn tại Trà Vinh đã tăng từ 299,18 lên 428,84 tấn/ngày trong khi tỷ lệ thu gom dao động từ 63,46% đến 78,62% [26] Trong khi đó, khoảng 88,3% và 49,1% chất thải rắn được thu gom tại Đồng bằng sông Cửu Long ở khu vực thành thị và nông thôn [5] Hơn nữa, theo một nghiên cứu tại Trà Vinh vào năm 2021, mỗi ngày có khoảng 128 tấn chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường, trong đó có khoảng 7 tấn là nhựa [27] Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Trà Vinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý chất thải nhựa Tuy nhiên, còn tồn tại khoảng cách về thực trạng chất

Trang 21

thải rắn và chất thải nhựa xung quanh các chợ ven sông ở ĐBSCL, trong đó có tỉnh Trà Vinh

Việc xác định thành phần vật lý của các chất thải rắn tại các chợ; phân loại chất thải nhựa; đánh giá nồng độ BPA trong môi trường nước và trầm tích tại khu vực ven kênh, sông giáp chợ; đồng thời phản ánh mức độ rủi ro sinh thái của nồng độ BPA từ chất thải nhựa trong môi trường nước và trầm tích là cần thiết Khu vực nghiên cứu được lưa chọn là các chợ truyền thống, chợ nổi tiếp giáp với các khu vực kênh, sông tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nhận thấy được các vấn đề trên, đề tài “Đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” là một nghiên cứu cần được thực hiện Kết quả

nghiên cứu sẽ là cơ sở cần thiết cho sự xác định và đánh giá mức độ rủi ro độc tính thông qua nồng độ Bisphenol A từ các loại chất thải nhựa phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, trầm tích tại khu vực nghiên cứu Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu hiệu quả đối với hoạt động chợ truyền thống ven sông của khu vực Duyên Hải nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá rủi ro môi trường nước mặt của chất thải nhựa tại các chợ ven sông

và đề xuất các giải pháp về quản lý, giảm thiểu chất thải nhựa tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát và xác định thành phần chất thải nhựa tại các

chợ ven sông khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

- Thu thập thông tin và xác định số lượng chợ ven sông tại huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải;

- Lấy mẫu và phân loại chất thải nhựa trong chất thải rắn trong chợ và khu vực ven kênh, sông giáp chợ;

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nhựa tại khu vực nghiên cứu

Trang 22

Nội dung 2: Đánh giá mức độ rủi ro đến môi trường nước mặt do ô nhiễm chất

thải nhựa tại các chợ ven sông khu vực nghiên cứu

- Lấy mẫu và phân tích nồng độ Bis-phenol A (BPA) trong môi trường nước mặt tại khu vực kênh, sông giáp chợ

- Đánh giá mức độ rủi ro độc tính của các loại nhựa thông qua nồng độ BPA trong môi trường nước mặt tại khu vực kênh, sông giáp chợ

Nội dung 3: Đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa tại khu

vực chợ ven sông

- Đề xuất giải pháp cụ thể cho việc quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa chung cho cả khu vực và riêng đối với khu vực chợ ven sông, ven biển

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Rủi ro độc tính của chất thải nhựa (tập trung vào chỉ số BPA) từ các chợ ven sông tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong môi trường nước mặt và trầm tích

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Huyện Duyên Hải và Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Thực hiện trực tiếp tại

10 chợ (Bảng 1.1) Số lượng mẫu chất thải rắn (CTR): 10 mẫu CTR tại bãi rác tập trung tại chợ, 10 mẫu CTR tại khu vực giáp sông sau chợ

Phân tích nồng độ BPA trong môi trường nước mặt và trầm tích tại 05 khu vực chợ có khối lượng CTR cao nhất: 15 mẫu nước mặt trên sông tại khu vực sau chợ (1

vị trí sau chợ, 1 vị trí về phía thượng nguồn 300m, 1 vị trí về phía hạ nguồn 300m);

05 mẫu trầm tích tại sông khu vực giáp chợ

1.5 Phương pháp nghiên cứu

v Định hướng nghiên cứu:

Trang 23

Hình 1.1 Định hướng nghiên cứu đề tài

1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này được sử dụng để đạt được nội dung 1, nội dung 2 và bổ sung cho nội dung 3 thông qua việc thu thập các thông tin, các số liệu tài liệu về hiện trạng môi trường, quản lý, tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội… của khu vực nghiên cứu

Các nguồn thông tin thu thập theo các tiêu chí chủ yếu sau:

- Các tài liệu là dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các sách, báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu đã được công bố về chất thải nhựa và tình hình phát thải, phương pháp rủi ro, các số liệu tham khảo để đánh giá được độc tính của các loại chất thải nhựa

- Số liệu tổng quan về khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh: hiện trạng điều kiện

tự nhiên, điều kiện về kinh tế, xã hội, báo cáo hiện trạng quản lý chất thải rắn các năm, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng quản lý chất thải rắn và định hướng trong tương lai Những thông tin, số liệu được tổng hợp thu thập thông qua

Thu thập thông tin

Khảo sát và điều tra thực địa

Lấy mẫu CTR;

phân loại

Đánh giá rủi ro

Đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu Lấy mẫu nước và

trầm tích; Phân tích

Trang 24

các số liệu hiện có, các báo cáo chuyên đề, các đề tài nghiên cứu của các cơ quan chức năng và từ các trạng webside có liên quan

1.5.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa (thu thập thông tin sơ cấp)

Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung 1 và bổ sung một phần cho nội dung 2 thông qua việc tiến hành khảo sát, điều tra thực địa về các chợ giáp với kênh, rạch, sông tại khu vực thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, đồng thời ghi nhận các thông tin về chợ, cụ thể thông tin được thu thập như sau:

- Khảo sát thực địa khu vực chợ, chọn các chợ có giáp với kênh, sông Tại khu vực Thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải có có khoảng 26 khu chợ, trong đó 14 chợ trực thuộc các xã, phường; 12 chợ nhỏ (17 chợ giáp sông, kênh, rạch) Lựa chọn

10 chợ có hoạt động nhiều, CTR phát sinh ổn định, khu vực có tiếp giáp với sông, kênh, rạch lớn, thuận lợi cho việc lấy mẫu và di chuyển

- Khảo sát, lấy thông tin tổng quan từ Ban quản lý khu vực chợ: ghi nhận thời gian hoạt động, số lượng tiểu thương, các sản phẩm, thực phẩm chủ yếu tại các chợ, khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình,…

à Đối tượng nghiên cứu được chọn: 10 chợ ven sông, kênh, rạch thuộc huyện Duyên Hải và Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Thông tin về các khu vực chợ thực hiện nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1 Thông tin chợ thực hiện nghiên cứu

1 Thị trấn Long Thành TT Long Thành, huyện Duyên Hải X: 9,607175

Trang 25

STT Tên chợ Địa chỉ Tọa độ

Hình ảnh vị trí lấy mẫu CTR và mẫu phân tích được thể hiện qua Hình 1.2:

Hình 1.2 Các vị trí lấy mẫu tại các chợ khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, Việt Nam

1.5.3 Phương pháp lấy mẫu chất thải rắn

Phương pháp này thực hiện để đạt được nội dung 1 và nội dung 2 của đề tài nhằm phân loại, đánh giá, phân loại chất thải sinh hoạt tại chợ, phân loại chất thải nhựa các loại Từ đó, làm số liệu cung cấp cho việc đánh giá rủi ro về chất thải nhựa trong môi trường nước mặt tại các khu vực nghiên cứu

Trang 26

a Lấy mẫu chất thải rắn tại chợ:

Nguyên tắc lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 9466:2012 ASTM D6009-12 – Chất thải rắn – Hướng dẫn lấy mẫu từ đống chất thải, phương pháp được xây dựng dựa trên cơ chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D6009-12 Standard guide for sampling waste piles với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA Tiêu chuẩn ASTM D 6009-12 thuộc bản quyền ASTM quốc tế [28] Lựa chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

- Vị trí lấy mẫu: Tại khu vực tập kết chất thải tập trung của chợ Rác được chứa trong thùng rác tập trung

- Số lượng mẫu: 01 mẫu tổ hợp từ 03 mẫu Tổng 10 mẫu tại 10 chợ đã xác định

- Khối lượng: 3 kg/mẫu

- Dụng cụ sử dụng để lấy mẫu: Găng tay, xẻng, cân, túi chứa CTR, khẩu trang, bạt trải, ủng, thùng xốp

Hình 1.3 Dụng cụ thực hiện lấy mẫu Bước 1: Lựa chọn ngẫu nhiên khu vực, thùng chứa rác để lấy mẫu tại bãi chứa chất

thải tập trung của các chợ

Bước 2: Ghi chép thời gian, số mẫu, khối lượng mẫu, ghi nhận hình ảnh lấy mẫu Bước 3: Mẫu được tiến hành lấy ngẫu nhiên trong 3 thùng hoặc 03 khu vực với khối

lượng 3kg Sau đó tiến hành trộn mẫu, chia mẫu thành 03 khu và lấy tổ hợp mỗi mẫu tại các khu là 01 kg Tổng lấy 03 kg và lưu chứa trong bao chứa rác

Trang 27

Tại chợ Duyên Hải Tại chợ Đôn Xuân Tại chợ Long Hữu

Hình 1.4 Hình ảnh lấy mẫu chất thải tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ

b Lấy mẫu chất thải rắn trên kênh, sông

Việc lấy mẫu chất thải rắn trên sông còn nhiều hạn chế về phương pháp thực hiện, quá trình thực hiện chủ yếu trục vớt CTR của các kênh, sông tại khu vực giáp chợ và trôi nổi xung quanh ngẫu nhiên

- Vị trí lấy mẫu: Vị trí kênh, sông tiếp giáp chợ

- Số lượng mẫu: 01 mẫu tại khu vực giáp chợ Tổng: 10 mẫu

- Dụng cụ lấy mẫu: Vợt, găng tay, thùng xốp, bao đựng mẫu

Phương pháp lấy mẫu: sử dụng vợt để vớt các loại chất thải trôi nổi trên khu vực nghiên cứu

Hình 1.5 Hình ảnh lấy mẫu chất thải rắn tại các kênh, sông giáp các chợ

c Xử lý mẫu

Mẫu thu gom được lưu chứa trong thùng xốp, sau đó được vệ sinh với nước

xà phòng, rửa sạch với nước, phơi dưới ánh mặt trời Phân loại kích thước vật mẫu

và phân loại sơ bộ các loại nhựa Kích thước lấy mẫu: Vừa: 5-10cm; Lớn > 10cm

Trang 28

Bước 1: Xác định khu vực kênh, sông giáp chợ

Bước 2: Ghi chép thời gian lấy mẫu, số mẫu, tọa độ vị trí lấy mẫu, ghi nhận hình ảnh

lấy mẫu Ghi chú rõ từng khu vực lấy mẫu

Bước 3:

- Thực hiện lấy mẫu bằng vợt lưới thu gom mẫu chất thải tại khu vực giáp chợ, và xung quanh bờ kênh khoảng 5-10m (Khu vực chịu tác động lớn nhất chất thải rắn

từ chợ) Mẫu được vớt và lưu chứa mẫu vào bao chứa

- Mẫu sau khi được vớt từ kênh sông sẽ được lưu chứa trong bao bì chứa chất thải nhựa và chứa vào thùng xốp, cân khối lượng để xác định tỷ trọng Đối với mẫu chất thải nhựa được vệ sinh bằng xà phòng à Rửa sạch với nước à Phơi khô à Phân loại các loại nhựa

Hình 1.6 Hình ảnh phân loại chất thải tại các chợ sau khi lấy mẫu

Hình 1.7 Hình ảnh chất thải nhựa được vệ sinh

Trang 29

d Phương pháp xác định thành phần chất thải và phân loại các loại nhựa

- Xác định thành phần chất thải rắn tại Điều 75, Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhóm chất thải rắn được phân chia thành 3 nhóm chủ yếu như sau:

(1) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy;

(2) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế;

(3) Nhóm chất thải còn lại;

- Phân loại chất thải nhựa: Chất thải nhựa thường dùng trong sinh hoạt được chia thành 07 nhóm nhựa cơ bản, cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Bảng phân loại các loại nhựa

1 Polyethylene

terephthalate PET

Chai đựng nước uống có ga, thực phẩm, lọ, màng nhựa và bao bì dùng trong lò vi sóng

2 High-density

polyethylene HDPE

Chất tẩy rửa chai, bình sữa và khuôn hộp nhựa, để chứa các mặt hàng khác nhau

3 Polyvinyl

Ống dẫn nước và máng xối, cửa

ra vào, khung cửa ra vào và cửa

5 Polypropylene PP Phụ tùng ô tô, sợi công nghiệp, hộp đựng thực phẩm và bát đĩa

6 Polystyrene PS

Phụ kiện bàn, khay quán ăn, đồ dùng bằng nhựa, nắp đậy tách cà phê, đồ chơi, hộp và băng video, hộp đựng bằng vỏ sò, đậu phộng

Trang 30

STT Tên loại nhựa Viết tắt Ký hiệu Sử dụng

đóng gói và tấm cách nhiệt và các sản phẩm polystyrene mở rộng khác (ví dụ: xốp)

7 Các loại khác -

Chai lọ, các ứng dụng bằng gỗ nhựa, thấu kính đèn pha và tấm chắn / kính an toàn

Nguồn: [29] Phương pháp phân loại nhựa các loại:

- Đầu tiên,chất thải nhựa sau khi được vệ sinh sạch sẽ được phân loại dựa trên

số ký hiệu loại nhựa trên bao bì nhựa (Bảng 1.2)

- Đối với những mảnh nhựa không thể phân biệt bằng cách trên sẽ được phân chia theo tính chất của từng loại nhựa Nhóm nhựa còn lại được phân theo sản phẩm nhựa thông dụng (Bảng 1.2)

1.5.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích BPA trong nước và trầm tích

Phương pháp này thực hiện để đạt được nội dung 3 của đề tài nhằm lấy mẫu, phân tích nồng độ BPA trong môi trường nước và trầm tích Từ đó, làm số liệu cung cấp cho việc đánh giá rủi ro trong môi trường nước mặt tại các khu vực nghiên cứu

Việc lấy mẫu nước và trầm tích tại các chợ nghiên cứu được thực hiện tại chợ Thị trấn Long Thành, chợ Thị xã Duyên Hải, Chợ Long Vĩnh, chợ Đôn Xuân, chợ Hiệp Thành (Khu vực khảo sát mức độ hoạt động cao, số lượng tiểu thương cao nhất, tình hình xả thải cao,…)

Ngày lấy mẫu: 02/04/2023 Thời tiết: nắng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu

Phương pháp lấy mẫu nước mặt và trầm tích tại các khu vực sông, kênh giáp các chợ được thực hiện theo TCVN 6663-6:2018, ISO 5667-6:2014 – Chất lượng nước – lấy mẫu – Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối

a Mẫu nước

Vị trí: 3 vị trí (sau chợ, hạ nguồn, thượng nguồn cách chợ khoảng 300 m) tại mỗi chợ

Trang 31

Dụng cụ: ca, xô, bình lấy mẫu, găng tay, …

Dung tích: 1 lít/mẫu

Chỉ tiêu phân tích: BPA

Thực hiện lấy mẫu:

- Đeo găng tay suốt quá trình lấy mẫu, tránh nhiễm bẩn mẫu

- Làm sạch dụng cụ/ thiết bị lấy mẫu bằng nước cất hoặc bằng cách tráng bằng nước cần lấy mẫu

- Thu mẫu tại vị trí đã xác định trước bằng dụng cụ/ thiết bị lấy mẫu (xô)

- Tiến hành lấy mẫu tổ hợp hoặc mẫu đơn tùy thuộc vào vị trí lấy mẫu (lấy tổ hợp với khu vực sông rộng, mẫu đơn đối với khu vực kênh nhỏ)

- Ghi chép thông tin vị trí lấy mẫu (vị trí, toạ độ, màu sắc)

- Vệ sinh dụng cụ/ thiết bị cho điểm thu mẫu tiếp theo

Dụng cụ lấy mẫu Vị trí lấy mẫu Chứa và lưu mẫu

Hình 1.8 Hình ảnh lấy mẫu nước

b Trầm tích

Vị trí: 1 điểm tại khu vực sông, kênh giáp tại mỗi chợ

Dụng cụ: ca, xô, bình lấy mẫu, găng tay, …

Dung tích: 1 lít/mẫu

Chỉ tiêu phân tích: BPA

Thực hiện lấy mẫu:

- Đeo găng tay suốt quá trình lấy mẫu, tránh nhiễm bẩn mẫu

Trang 32

- Tiếp cận đến điểm lấy mẫu, khảo sát vị trí lấy mẫu để có kế hoạch phù hợp (dòng chảy, thủy văn, mức độ lắng đọng trầm tích, xáo trộn, )

- Thả gàu lấy mẫu xuống vị trí lấy mẫu, đảm bảo độ sâu phù hợp

- Tiến hành lấy mẫu Lấy mẫu đơn tại khu vực ven kênh, sông giáp chợ

- Ghi chép thông tin vị trí lấy mẫu (vị trí, toạ độ, màu sắc)

- Vệ sinh dụng cụ/ thiết bị cho điểm thu mẫu tiếp theo

Dụng cụ lấy mẫu trầm tích Vị trí lấy mẫu trầm tích tại sông

Hình 1.9 Hình ảnh lấy mẫu trầm tích

Mô tả vị trí lấy mẫu tại khu vực:

Hình 1.10 Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông

c Phương pháp phân tích

Trong phòng thí nghiệm, các mẫu nước được chiết bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) trước khi phân tích bằng LC-MS (Agilent LC-1200 và MS-6130, USA)

Trang 33

[30] Mặt khác, các mẫu trầm tích được xử lý trước ba lần với 20 mL Dichloromethane (Merck) trong bể siêu âm (Elma S40 H, Đức) trong 5 phút mỗi lần [31] Cuối cùng, dung dịch chiết sạch được phân tích bằng LC-MS (Agilent LC-1200

và MS-6130, Hoa Kỳ)

Phòng thí nghiệm và đơn vị thực hiện: Phòng Quan trắc và Phân tích môi trường – Viện Môi trường nhiệt đới

Thiết bị: Máy sắc ký lỏng khối phổ LC-MS

Xác định nồng độ BPA trong mẫu nước và trầm tích

Ngày phân tích mẫu: 11/04/2023

Phương pháp phân tích được thực hiện bởi Phòng Quan trắc và Phân tích môi trường – Viện Môi trường nhiệt đới

1.5.5 Phương pháp đánh giá rủi ro về độc tính sinh thái

Phương pháp đánh giá rủi ro về độc tính sinh thái được sử dụng để đáp ứng nội dụng 2 nhằm đánh giá được mức độ rủi ro của chất thải nhựa trong môi trường nước mặt Từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể về tác động của chất thải nhựa và tạo cơ

sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý

- Ước lượng độc tính của các loại nhựa phát sinh tại khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái Độc tính xác định: Bisphenol A (BPA) Công thức tính hệ số rủi ro như sau:

𝑹𝑸 =𝑴𝑬𝑪(𝑷𝑬𝑪)𝑷𝑵𝑬𝑪 (1) Trong đó:

- RQ (Risk Quotient) là hệ số rủi ro;

- MEC (Measured Environmental Concentration) là nồng độ môi trường đo

được;

- PEC (Predicted Environmental Concentration) là nồng độ dự báo;

- PNEC (Predicted No-Effect Concentration) là nồng độ dự đoán không gây tác động

Xác định mức độ rủi ro được thể hiện qua chỉ số RQ, cụ thể: RQ = 0,01 – 0,1: Rủi ro thấp; RQ = 0,1 – 1: Rủi ro trung bình; RQ ³ 1: Rủi ro cao [32], [33], [34]

Trang 34

Đối với các loại nhựa phát hiện tại khu vực nghiên cứu: PET, HDPE, PVC LDPE, PP, PS thì có nhiều hợp chất phụ gia trong các loại nhựa Để đánh giá chung

về mức độ rủi ro, nghiên cứu thực hiện đánh giá rủi ro thông qua nhóm chất BPA thường được phát hiện trong hầu hết các loại nhựa hiện nay [35], [36], [37], [38]

Dựa theo nồng độ của BPA phát hiện trong mẫu nước mặt và trầm tích tại các khu vực nghiên cứu để đánh giá được mức độ rủi ro ảnh hưởng hưởng đến chất lượng nước mặt, trầm tích cũng như các loài sinh vật trong môi trường nước

Nồng độ dự đoán không gây tác động (PNEC, ng/L) của BPA đã được nghiên cứu và tổng hợp trong môi trường nước được thể hiện tại Bảng 1.3 sau:

Bảng 1.3 Nồng độ PNEC được tổng hợp trong môi trường nước

PNEC (ng/L) Celic et al

(2020) [39]

Nie et al

(2015) [40]

EC (2008) [41]

N Gonazlez (2019) [42]

Salgueiro-Jorg Oehlmann (2008) [23]

Nguồn: [23], [39-42] Ghi chú:

a: Giá trị PNEC thấp nhất được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của NORMAN

b: PNEC được định nghĩa là nồng độ nguy hiểm đối với 5% loài (HC%) (95% loài sẽ không biểu hiện bất kỳ tác động bất lợi nào)

c: Dựa trên cơ sở các loài ở Châu Âu khu vực nước ngọt

d: PNEC là nồng độ dự đoán không ảnh hưởng trong nước mặn

Nồng độ dự đoán không gây tác động (PNEC, ng/L) của BPA đã được nghiên cứu và tổng hợp trong môi trường trầm tích được thể hiện tại Bảng 1.4 sau:

Bảng 1.4 Nồng độ PNEC được tổng hợp trong môi trường trầm tích

PNEC (ng/g)

EC (2008) [41] a Jorg Oehlmann (2008) [23] b

Nguồn: [23], [41]

Trang 35

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đóng góp phần nhỏ trong việc cung cấp số liệu về chất thải nhựa ô nhiễm tại khu vực các chợ tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Trà Vinh cũng như các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Qua đó nâng cao ý thức của cộng đồng về việc giảm thiểu chất thải nhựa là bảo vệ môi trường nước, bảo vệ môi trường đại dương

1.6.3 Tính mới của đề tài

Đề tài thực hiện nghiên cứu đánh giá các rủi ro môi trường của chất thải nhựa trong môi trường nước từ các hoạt động của chợ ven sông tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cho đến thời điểm này thì chưa có nghiên cứu nào đánh giá rủi ro môi trường đối với chất thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường nước tại khu vực Duyên Hải

Từ kết quả tính toán sẽ chỉ ra được mức độ rủi ro của BPA từ chất thải nhựa ảnh hưởng đến chất lượng nước và hệ sinh thái, đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý giảm thiểu chất thải nhựa tại khu vực nghiên cứu

Trang 36

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 CHẤT THẢI NHỰA

Vật liệu nhựa là các hợp chất hữu có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá hoặc từ nguyên liệu sinh học (xenlulozơ) Hiện nay, vật liệu nhựa được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc chủ yếu là nguyên liệu hóa thạch

Theo Hiệp hội Công nghiệp nhựa Hoa Kỳ (SPI) đã giới thiệu hệ thống ký hiệu

và đánh số dánh riêng cho bao bì nhựa cứng mà ngày nay đã trở thành bắt buộc ở nhiều quốc gia Ủy ban Châu Âu, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) và Platics Europe (trước đây là APME) – Hiệp hội nhựa Châu Âu cũng cung cấp các hệ thống tương tự

b Chất thải nhựa

Chất thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa

đã qua sử dụng hoặc không còn dùng đến và bị đem vứt bỏ RTN bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa,… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm năm

Chất thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường, bao gồm: Các loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao

bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thànhchất thải Trongchất thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải, chất thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE

Trang 37

Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa

Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các nguồn sau:

- Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá,…

- Chất thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…

- Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học,…

- Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

Sự phân mảnh và phân hủy của chất thải nhựa

Quá trình phân hủy polymer (nhựa) bao gồm hai bước chính là phân mảnh và phân hủy Phân mảnh là quá trình phá vỡ các chuỗi polyme lớn hơn thành các mảnh nhỏ hơn, về bản chất vẫn là polyme (kích thước macro (>5mm) và micro (£5mm)) [43] Sau đó, các polymer dễ bị phân hủy, đây là quá trình phá vỡ liên kết trước khi hình thành sự biến đổi hóa học làm thay đổi tính chất của polymer và giải phóng các loại độc chất trong polymer từ quá trình sản xuất Sự phân phá vỡ, phân hủy của nhựa

là do hóa học, vật lý và sinh học gây ra

Có 06 quá trình liên quan đến sự xuống cấp của nhựa: phân hủy do nhiệt, thủy phân, phân hủy cơ học/vật lý, phân hủy do oxy hóa nhiệt, phân hủy quang học và phân hủy sinh học Trong môi trường nước, nhiệt độ thường ở mức vừa phải nên sự phân hủy do nhiệt độ có thể được bỏ qua [44]

Tác hại của chất thải nhựa

Đối với môi trường

Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống con người nên chúng đã hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta, từ những vật dụng nhỏ

bé hàng ngày như túi nilon, ống hút, hộp đựng thực phẩm đến những chai nhựa, lon

đồ hộp, và các sản phẩm nhựa dùng một lần khác Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng này lại là một mối nguy hại cho cả thế giới loài người và môi trường sống

Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời

Trang 38

gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng

Đặc biệt, nếu xử lý chất thải nhựa không đúng cách Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống

Đối với sinh vật biển

Việc xả thải chất thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản Hơn 260 loài sinh vật biển như rùa, động vật không xương sống, chim biển, các và động vật có vú đã

ăn phải hoặc bị vướng vào các mảnh nhựa trôi nổi trong đại dương; dẫn đến giảm khả năng di chuyển, kiếm ăn, sản lượng sinh sản, ảnh hưởng đến tiêu hóa và cuối cùng tử vong [45] Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các chất thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển

Đối với con người

- Chất thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí khiến cho các loài sinh vật biển và chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe

- Còn riêng với những loại chất thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan… ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư

- Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại Axit Sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật

- Hiện nay còn có rất nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với

số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây

ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư…

Trang 39

c Tổng quan về BPA

Bisphenol A (BPA; 4,4’-isopropylidenediphenol) (mã số CAS: 80-05-7) với khối lượng phân tử 228,29g/mol và cấu trúc hóa học là C15H16O2 BPA là chất rắn kết tinh không màu hoặc màu trắng có mùi phenolic nhẹ trong điều kiện môi trường xung quanh; Điểm nóng chảy khoảng 153 – 159oC và điểm sôi là 220oC [46], [47] Giá trị logKow của BPA là 3,32, cho thấy khả năng hòa tan trong BPA tốt trong dung môi nhưng thấp trong nước [48]

BPA được sử dụng trên thế giới đã tăng từ 5,2 triệu tấn năm 2008 lên 8 triệu tấn vào năm 2016 và sản lượng BPA trong năm 2022 ước tính khoảng 10,6 triệu tấn [49], [50], [51] BPA là một chất phụ gia thường được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonat và nhựa epoxy cho các sản phẩm khác nhau như chai nhựa tái sử dụng, dụng cụ thể thao, thiết bị y tế và lớp phủ bảo vệ cho các vật dụng, thiết bị khác,… [12], [13]

Đã có nhiều nghiên cứu về BPA là những hợp chất gây rối loạn nội tiết và được biết là có tác dụng dáng kể đối với sinh sản, quá trình hình và phát triển ung thư tuyến giáp [52]; hợp chất BPA có thể gây ra độc tính di truyền, độc tính thần kinh, độc tế bào, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người [53] Việc sử dụng BPA ngày càng đa dạng trong các sản phẩm tiêu dùng nên việc tiếp xúc với con người có thể thông qua bốn con đường chính (uống, hít phải, tiêm tĩnh mạch và tiếp xúc qua da), trong đó việc “uống” là con đường tiếp xúc chính [54]

Xem xét đến các tác động tiêu cực này đối với sức khỏe đối với con người, Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác đã bắt đầu thiết lập giới hạn nồng độ tối đa của BPA trong thực phẩm, nước uống [55], [56], [57]

BPA rò rỉ từ nước rỉ rác của các bãi chôn lấp, từ chất thải nhựa vào môi trường nước đã được tìm thấy [58] Chất thải nhựa ngày càng gia tăng trong môi trường, đặc biệt môi trường nước đang trở nên báo động, việc rò rỉ BPA vào môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong môi trường nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước

và sức khỏe người dân khi sử dụng

Trang 40

2.1.2 Tình hình phát sinh chất thải nhựa

Nhựa đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội trong cuộc sống ngày nay như một vật liệu không thể thiếu và phổ biến với chi phí thấp, bền, linh hoạt Sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng khoảng 200 lần từ 2 triệu tấn năm 1950 lên 380 triệu tấn năm 2015 [4] Một phần ba sản lượng nhựa trên thế giới dùng để đóng gói [59]

Năm 2016, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thế giới đã phát sinh ra

242 triệu tấn chất thải nhựa – chiếm 12% chất thải rắn đô thị Năm 2017, có 275 triệu tấn nhựa phát sinh từ 192 quốc gia ven biển, trong đó có khoảng 4,8 – 12,7 triệu tấn nhựa đi vào đại dương [60] Hoạt động từ đất liền là nguồn phát sinh chất thải nhựa chủ yếu, cụ thể chất thải nhựa không được kiểm soát và rò rỉ theo hệ thống sông dẫn chất thải nhựa ra đại dương Việc vận chuyển chất thải nhựa từ hệ thống sông trong đất liền bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thủy văn như mực nước vận tốc dòng chảy và lưu lượng [61]

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia đã có một số nghiên cứu về chất thải rắn tại các chợ và chợ truyền thống Chất thải từ hoạt động chợ truyền thống

là dòng chất thải rắn lớn thứ hai sau chất thải sinh hoạt gia đình [62] Trong đó, chất thải nhựa chiếm khoảng 5,9% chất thải rắn từ chợ [7]

Tại Việt Nam, từ năm 1990 - 2018 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, từ 3,8kg/người/năm lên đến 54 kg/người/năm Lượng chất thải nhựa

và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt [5] Năm 2017, Việt Nam phát sinh khoảng 545.000 tấn chất thải rắn rò rỉ ra đại dương [63] Một nghiên cứu về việc sự vận chuyển các dòng chất thải nhựa được thực hiện tại Sông Sài Gòn, TP.HCM dựa vào dữ liệu thủy văn cho thấy chất thải nhựa từ khu vực đất liền được vận chuyển ra đại dương thông qua hệ thống kênh, rạch, sông [61] Địa hình Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc kiểm soát chất thải nhựa trong đất liền không tốt sẽ là nguồn chính gây xả thải chất thải nhựa ra sông ngòi và đại dương

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Định hướng nghiên cứu đề tài - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.1. Định hướng nghiên cứu đề tài (Trang 23)
Bảng 1.1. Thông tin chợ thực hiện nghiên cứu - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 1.1. Thông tin chợ thực hiện nghiên cứu (Trang 24)
Hình ảnh vị trí lấy mẫu CTR và mẫu phân tích được thể hiện qua Hình 1.2: - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
nh ảnh vị trí lấy mẫu CTR và mẫu phân tích được thể hiện qua Hình 1.2: (Trang 25)
Hình 1.3. Dụng cụ thực hiện lấy mẫu - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.3. Dụng cụ thực hiện lấy mẫu (Trang 26)
Hình 1.5. Hình ảnh lấy mẫu chất thải rắn tại các kênh, sông giáp các chợ  c.  Xử lý mẫu - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.5. Hình ảnh lấy mẫu chất thải rắn tại các kênh, sông giáp các chợ c. Xử lý mẫu (Trang 27)
Hình 1.6. Hình ảnh phân loại chất thải tại các chợ sau khi lấy mẫu - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.6. Hình ảnh phân loại chất thải tại các chợ sau khi lấy mẫu (Trang 28)
Hình 1.7. Hình ảnh chất thải nhựa được vệ sinh - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.7. Hình ảnh chất thải nhựa được vệ sinh (Trang 28)
Bảng 1.2. Bảng phân loại các loại nhựa - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 1.2. Bảng phân loại các loại nhựa (Trang 29)
Hình 1.10. Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông  c.  Phương pháp phân tích - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 1.10. Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông c. Phương pháp phân tích (Trang 32)
Hình 2.1. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 2.1. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo (Trang 44)
Hình 2.2. Bản đồ hình chính tỉnh Trà Vinh - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 2.2. Bản đồ hình chính tỉnh Trà Vinh (Trang 53)
Bảng 3.1. Thông tin 10 chợ được lựa chọn - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 3.1. Thông tin 10 chợ được lựa chọn (Trang 62)
Hình 3.1. Vị trí 10 chợ được lựa chọn - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.1. Vị trí 10 chợ được lựa chọn (Trang 63)
Bảng 3.2. Khối lượng CTR phát sinh tại các chợ nghiên cứu - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 3.2. Khối lượng CTR phát sinh tại các chợ nghiên cứu (Trang 64)
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của  các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ (Trang 66)
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ (Trang 66)
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ phân loại nhóm CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế phát  sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ phân loại nhóm CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ (Trang 67)
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông  giáp các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ (Trang 68)
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại bãi chứachất thải tập  trung tại các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại bãi chứachất thải tập trung tại các chợ (Trang 69)
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông  giáp các chợ - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR nhựa phát sinh tại khu vực ven kênh, sông giáp các chợ (Trang 70)
Hình 3.8. Hình ảnh phân loại chất thải nhựa - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.8. Hình ảnh phân loại chất thải nhựa (Trang 71)
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích (MEC) - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích (MEC) (Trang 74)
Bảng 3.4. Kết quả RQ của BPA trong nước mặt và trầm tích - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Bảng 3.4. Kết quả RQ của BPA trong nước mặt và trầm tích (Trang 75)
Hình 3.10. Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Thị trấn Long Thành (kênh nội đồng) - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.10. Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Thị trấn Long Thành (kênh nội đồng) (Trang 76)
Hình 3.9. Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Duyên Hải (sông Quan Chánh Bố) - đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực duyên hải tỉnh trà vinh
Hình 3.9. Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Duyên Hải (sông Quan Chánh Bố) (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w