Đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông khu vực duyên hải tỉnh Trà Vinh và đề xuất biện pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm

MỤC LỤC

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TẠI CÁC CHỢ VEN SÔNG CỦA KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vào năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng chất thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất [5]. Trong quá trình phân hủy, các hóa chất độc hại như Bisphenol (BPA, BPS, BPF, BPB, BPP, BPZ, BPAF, BPAP), Phthalate, Polystyrene, Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), chất chống cháy Brom hóa (tetrabromobisphenol A (TBBPA) và ete polybrominateddiphenyl (PBDE)), Polychlorinated biphenyls (PCB) … có thể giải phóng vào nước1 [9].

Mục tiêu nghiên cứu

Việc xác định thành phần vật lý của các chất thải rắn tại các chợ; phân loại chất thải nhựa; đánh giá nồng độ BPA trong môi trường nước và trầm tích tại khu vực ven kênh, sông giáp chợ; đồng thời phản ánh mức độ rủi ro sinh thái của nồng độ BPA từ chất thải nhựa trong môi trường nước và trầm tích là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cần thiết cho sự xác định và đánh giá mức độ rủi ro độc tính thông qua nồng độ Bisphenol A từ các loại chất thải nhựa phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, trầm tích tại khu vực nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu

Nhận thấy được các vấn đề trên, đề tài “Đánh giá mức độ rủi ro tới môi trường nước mặt do ảnh hưởng của chất thải nhựa từ các chợ ven sông tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” là một nghiên cứu cần được thực hiện. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu hiệu quả đối với hoạt động chợ truyền thống ven sông của khu vực Duyên Hải nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.

Phương pháp nghiên cứu v Định hướng nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa (thu thập thông tin sơ cấp) Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung 1 và bổ sung một phần

- Khảo sát, lấy thông tin tổng quan từ Ban quản lý khu vực chợ: ghi nhận thời gian hoạt động, số lượng tiểu thương, các sản phẩm, thực phẩm chủ yếu tại các chợ, khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình,…. Nguyên tắc lấy mẫu được thực hiện theo TCVN 9466:2012 ASTM D6009-12 – Chất thải rắn – Hướng dẫn lấy mẫu từ đống chất thải, phương pháp được xây dựng dựa trên cơ chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D6009-12 Standard guide for sampling waste piles với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA.

Hình ảnh vị trí lấy mẫu CTR và mẫu phân tích được thể hiện qua Hình 1.2:
Hình ảnh vị trí lấy mẫu CTR và mẫu phân tích được thể hiện qua Hình 1.2:

Phương pháp lấy mẫu, phân tích BPA trong nước và trầm tích

- Tiếp cận đến điểm lấy mẫu, khảo sát vị trí lấy mẫu để có kế hoạch phù hợp (dòng chảy, thủy văn, mức độ lắng đọng trầm tích, xáo trộn, ..). Trong phòng thí nghiệm, các mẫu nước được chiết bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) trước khi phân tích bằng LC-MS (Agilent LC-1200 và MS-6130, USA).

Hình 1.10. Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông  c.  Phương pháp phân tích
Hình 1.10. Các điểm lấy mẫu tại các chợ ven sông c. Phương pháp phân tích

Phương pháp đánh giá rủi ro về độc tính sinh thái

Đối với các loại nhựa phát hiện tại khu vực nghiên cứu: PET, HDPE, PVC LDPE, PP, PS thì có nhiều hợp chất phụ gia trong các loại nhựa. Dựa theo nồng độ của BPA phát hiện trong mẫu nước mặt và trầm tích tại các khu vực nghiên cứu để đánh giá được mức độ rủi ro ảnh hưởng hưởng đến chất lượng nước mặt, trầm tích cũng như các loài sinh vật trong môi trường nước.

Salgueiro- Gonazlez

ĐÁNH GIÁ RỦI RO [32]

    Đánh giá rủi ro sinh thái, môi trường là một công cụ có hiệu quả, giúp các nhà quản lý tài nguyên và môi trường đưa ra các quyết định hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại gây ra đối với con người, môi trường và xã hội nói chung, đồng thời đảm bảo mức sản xuất hợp lý; có nghĩa là tạo ra các cơ sở giúp các nhà quản lý môi trường cân bằng giữa trách nhiệm bảo vệ con người và môi trường với sự phát triển kinh tế. Nhận diện mối nguy hại: là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro sinh thái, môi trường, cung cấp cho chúng ta dự báo định tính cho các tác động môi trường và liên kết những khả năng có thể xảy ra của các nguồn nguy hại, bao gồm đánh giá định tính sự hiện diện: mức độ các mối nguy hại tiềm tàng. Đánh giá rủi ro môi trường hồi cố là quá trình xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra, qua đố xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liên hệ giữa chúng với các tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được.

    Hình 2.1. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
    Hình 2.1. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo

    THÔNG TIN CÁC CHỢ VEN KÊNH SÔNG KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

    Thời gian hoạt động tại các chợ trung bình hoạt đông từ 5 giờ đến 12 giờ (buổi sáng), riêng các chợ lớn như chợ Thị trấn Long Thành, chợ Duyên Hải (chợ tập trung của Thị xã Duyên Hải), chợ Hiệp Thành có thời gian hoạt động nhiều hơn từ 4, 5 giờ đến 18, 19 giờ. Vị trí các khu vực lấy mẫu CTR và lấy mẫu phân tích BPA được lựa chọn từ 10 khu vực chợ đã xác định (Hình 3.1). Việc khảo sát và thu thập thông tin tại các điểm chợ còn hạn chế về việc đánh giá chi tiết từng loại ngành nghề của từng tiểu thương tại chợ; diện tích sàn của mỗi kiot; các điểm chợ đã có phân chia khu vực như khu ăn uống, khu bán sản phẩm tiêu dùng, khu bán thực phẩm tươi sống, tuy nhiên chưa có sự phân chia việc thu gom.

    Hình 3.1. Vị trí 10 chợ được lựa chọn
    Hình 3.1. Vị trí 10 chợ được lựa chọn

    XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI NHỰA TỪ CHẤT THẢI CHỢ TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

    Thành phần chất thải rắn phát sinh tại chợ bao gồm: chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy (vỏ và trái cây hỏng;. rau củ hư hỏng; thực phẩm thừa từ quá trình chế biến tại chợ,….), chất thải rắn có khả năng tái sử dụng (giấy; nhựa và nilon; kim loại thải; thủy tinh thải), chất thải rắn còn lại (đất, cát bụi từ quá trình vệ sinh; quần áo; vải thải;…). Tỷ lệ thành phần CTR khác nhau có thể là do (1) các loại chất thải rắn phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ sẽ được định kỳ thu gom và xử lý cùng với đơn vị chức năng; (2) loại chất thải rắn này phát sinh chủ yếu từ hoạt động chợ chưa được thu gom triệt để dẫn đến được xả thải trực tiếp xuống khu vực kênh, sông; (3) chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân gần khu vực chợ xả thải trực tiếp vào kênh, sông và được dòng nước tích tụ ở khu vực chợ. Kết quả phân tích CTN còn nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả, thời điểm lấy mẫu vào buổi trưa tan chợ nên việc các tiểu thương đã tiến hành dọn dẹp, một phần CT hữu cơ (rau củ thải, trái cây hỏng, thực phẩm thừa,…) được người dân và các tiểu thương thu gom để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ủ phân nên việc lấy mẫu ngẫu nhiên tại các thùng chứa có lượng CTN tương đối cao.

    Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của  các chợ
    Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ phân loại CTR phát sinh tại bãi chứa chất thải tập trung của các chợ

    ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẤT THẢI NHỰA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC

      Đối với mẫu nước, nồng độ BPA tại vị trí hạ lưu và thượng lưu của các chợ đều không phát hiện (LOD = 0,5 μg/L) cho thấy nồng độ BPA rò rỉ từ CTN tại các điểm sau chợ là chủ yếu, các điểm hạ lưu và thượng lưu vẫn phát hiện vết của BPA trong môi trường nước khi phân tích, tuy nhiên do phương pháp và thiết bị còn bị hạn chế nên kết quả ở 2 vị trí này chưa được xác định. Do sự hạn chế trong quá trình phân tích độ mặn trong nước mặt tại các kênh sông phân tích, nên việc xác định chất lượng nước tại các khu vực lấy mẫu được lựa chọn là nước ngọt vì thế chỉ số PNEC của BPA trong nghiên cứu này tham khảo sử dụng tại khu vực nước ngọt. Hiện trạng xả thải CTN tại chợ Thị trấn Long Thành (kênh nội đồng) Việc xả thải chất thải nhựa vào môi trường nước sẽ gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường nước và trầm tích, không chỉ về tính chất vật lý mà còn cả độc tính phát sinh từ các loại chất thải nhựa trong môi trường.

      Bảng 3.3. Kết quả phân tích nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích (MEC)
      Bảng 3.3. Kết quả phân tích nồng độ BPA trong nước mặt và trầm tích (MEC)

      ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA TẠI CÁC CHỢ VEN SÔNG CỦA KHU VỰC DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ

        Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân có kiến thức tốt về phân biệt RTN, chất thải có khả năng tái chế hay chất thải nguy hại, chất thải hữu cơ, cách thức tái sử dụng và tham gia vào quá trình tái chế CTN và sẵn lòng tham gia để giảm thiểu CTN [78]. - Đưa những chương trình, dự án, mô hình giảm thiểu CTN vào sâu trong cộng đồng, ưu tiên áp dụng những biện pháp quen thuộc, gần gũi (chương trình đổi CTN đổi quà, mô hình thu gom CTN gây quỹ khuyến học tại trường học, hoạt động thu gom chất thải rắn khu vực ven biển,…) với địa phương để thu hút sự tham gia hiệu quả của cộng đồng. - Kết nối mạng lưới thu gom CTN và các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tái chế CTN, đẩy mạnh truyền thông các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa (thủy tinh, tre, nứa, lá cây, bã mía,…) hoặc nhựa tái chế nhằm tạo giá trị gia tăng và kéo dài vòng đời nhựa kết hợp với nâng cao nhận thức và điều chỉnh thói quen tiêu dùng.