nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu thầu qua mạng các dự án xây dựng tại đồng tháp

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đấu thầu qua mạng các dự án xây dựng tại đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- NGUYỄN PHƯỚC DƯ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI ĐỒNG THÁP Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

NGUYỄN PHƯỚC DƯ

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG

CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI ĐỒNG THÁP Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã số : 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Hồng Luân Cán bộ hướng dẫn 2:

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Trần Đức Học

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS Lê Hoài Long PGS.TS Lê Anh Tuấn

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1996 Nơi sinh: Đồng Tháp

I TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI ĐỒNG THÁP

RESEARCH ON FACTORS AFFECTING THE EFFECTIVENESS OF E-BIDDING FOR CONSTRUCTION PROJECTS IN DONG THAP II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Xác định các nhóm nhân tố, nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng

2 Từ các nhân tố đã xác định nêu ở bên trên, sử dụng mô hình cấu trúc (PLS-SEM) xác định mức độ tác động từng nhóm nhân tố lên hiệu quả của công tác đấu thầu qua mạng tại Đồng Tháp

3 Đề xuất giải pháp giải quyết các yếu tố nhận diện, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/9/2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/12/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Tp HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS Lê Hoài Long TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay là hoàn thành khóa luận tốt nghiệp sau đại học, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Đó là động lực rất lớn để em vượt qua những khó khăn và hoàn thành các chương trình học tập tại trường

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh những người đã dùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Phạm Hồng Luân đã hết lòng hướng dẫn tận tình và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng giá trị để em thực hiện đề tài này Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Xây dựng nói riêng và toàn thể Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói chung thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ mai sau

Trân trọng,

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đấu thầu qua mạng đang trở thành một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu hiện nay Việc sử dụng đấu thầu qua mạng để tổ chức quá trình đấu thầu đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách mà các dự án được triển khai và quản lý Vì vậy, để hiểu rõ và nâng cao hiệu quả luận văn này nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đấu thầu qua mạng trong lĩnh vực xây dựng tại Đồng Tháp

Luận văn nhằm khám phá tác động của các nhân tố lên đấu thầu qua mạng và từ đó hình thành cơ sở để tiếp cận hệ thống đấu thầu, bằng cách tập trung vào việc xem xét các tài liệu định tính trong các nghiên cứu trước Kết quả là xác định được 28 nhân tố thách thức với 04 cấu trúc chính ảnh hưởng đến hiệu quả (EB), bao gồm: (1) Chi phí và hệ thống pháp lý (CF); (2) Cơ sở hạ tầng của hệ thống đấu thầu (HT); (3) Chất lượng Hồ sơ mời thầu (PQ); (4) Năng lực nhà thầu tham gia (PC) và (5) Xu hướng cho ĐTQM (TF) Lập bảng khảo sát từ các yếu tố trên, sau đó dùng phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS) và Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu cho các yếu tố trên Việc sử dụng hai phương pháp nhằm đánh giá khách quan hơn kết quả của luận văn

Phân tích các mối tương quan thông qua mô hình cấu trúc (PLS-SEM) đã xác định sự tương tác lẫn nhau giữa các nhóm nhân tố đối với hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng Trong đó, nhóm nhân tố “Xu hướng cho đấu thầu qua mạng” có tác động mạnh nhất đến hiệu quả công tác đấu thầu qua mạng tại Đồng Tháp nói riêng và lợi ích đấu thầu qua mạng nói chung Từ các kết quả phân tích trên, có thể xác định được các nhóm thách thức chính gây ảnh hưởng hiệu quả công tác đấu thầu tại Đồng Tháp đồng thời đưa ra giải pháp làm cơ sở cho việc phát triển các chiến lược, chính sách hỗ trợ, và các hướng tiếp cận mới trong việc tổ chức đấu thầu qua mạng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là tại Đồng Tháp

Trang 6

ABSTRACT

The increasing trend of e-bidding has significantly transformed the landscape of procurement in the construction industry This thesis aims to comprehensively understand and enhance the effectiveness of online bidding processes in the construction sector in Dong Thap The research explores the impact of various factors on e-bidding, establishing a foundation for approaching bidding systems Through a qualitative examination of previous studies, 28 challenging factors with four main structures affecting effectiveness (EB) are identified: (1) Costs and legal system (CF); (2) Infrastructure of the bidding system (HT); (3) Quality of bid invitation documents (PQ); (4) Contractor participation capabilities (PC), and (5) Trends towards e-bidding (TF)

Utilizing both Ordinary Least Squares (OLS) and Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) methods, a thorough analysis of these factors is conducted Structural model analysis (PLS-SEM) reveals interdependencies among factor groups influencing the effectiveness of e-bidding in Dong Thap Notably, the factor group "Trends towards e-bidding" exhibits the strongest impact on the efficiency of e-bidding in Dong Thap and the overall benefits of e-bidding

The research outcomes provide insights into key challenges affecting the efficiency of bidding processes in Dong Thap, paving the way for the development of strategies, supportive policies, and innovative approaches in organizing e-bidding in the construction industry, particularly in Dong Thap

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Nguyễn Phước Dư

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

2.1 Các nội dung cơ bản về ĐTQM và hiệu quả 8

2.1.1 Định nghĩa 8

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 8

2.2 Các nghiên cứu trước đây 9

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 10

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 12

2.2.3 Kết luận về các nghiên cứu 14

Trang 9

3.1 Sơ đồ nghiên cứu 16

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 17

3.2.1 Bố cục bảng câu hỏi khảo sát 17

3.2.2 Xây dựng thang đo 17

3.2.3 Xác định các nhân tố 18

3.3 Thu thập dữ liệu 21

3.3.1 Cách thức lấy mẫu 21

3.3.2 Xác định số lượng mẫu 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.5 Các lý thuyết đo lường 25

3.5.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 25

3.5.2 Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bằng OLS 26

3.5.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 32

3.6 Kết luận chương 39

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY OLS 40

4.1 Thu thập dữ liệu 40

4.1.1 Danh sách các nhân tố tiềm ẩn 40

4.1.2 Danh sách các ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM 42

4.2 Phân tích đặc điểm mẫu 43

4.2.1 Thống kê mô tả 43

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha 51

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 56

4.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bằng OLS 65

4.3 Xây dựng mô hình hồi quy chuẩn hóa và kết luận 69

4.4 Kết luận chương 69

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH PLS 70

5.1 Dữ liệu đầu vào 70

5.2 Đánh giá mô hình đo lường 70

5.2.1 Đánh giá mức độ tin cậy nhất quán nội bộ 70

Trang 10

5.2.2 Đánh giá sự hội tụ: 74

5.2.3 Đánh giá mức độ chính xác về sự phân biệt 75

5.2.4 Kiểm định giả thuyết thống kê 76

5.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 79

5.3.1 Đánh giá mức độ đa cộng tuyến 79

5.3.2 Đánh giá ý nghĩa thống kê và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc 80

5.3.3 Đánh giá mức độ R2 80

5.3.4 Đánh giá mức độ 𝑓2 80

5.4 Kết luận đánh giá mô hình nghiên cứu bằng PLS-SEM 81

5.5 So sánh mô hình OLS và mô hình PLS-SEM 83

CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN 85

6.1 Xu hướng cho ĐTQM 85

6.2 Cơ sở hạ tầng của hệ thống 85

6.3 Chất lượng Hồ sơ mời thầu 88

6.4 Năng lực của nhà thầu 88

6.5 Các vấn đề về chi phí và hệ thống pháp lý: 89

CHƯƠNG 7 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 91

7.1 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTQM

7.3 Giới hạn của nghiên cứu và hướng phát triển của nghiên cứu 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 103

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tình trạng tham gia hoạt động đấu thầu, mua sắm công trong 2 năm

(2020-2021) và hình thức lựa chọn nhà thầu gần nhất mà doanh nghiệp tham gia [4] 4

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu 16

Hình 3.2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi 17

Hình 3.3 Minh họa cho hồi quy tuyến tính 26

Hình 3.4 Biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot mẫu 30

Hình 3.5 Giả định liên hệ tuyến tính (mẫu) 31

Hình 3.6 Giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm (mẫu) 31

Hình 3.7 Mô hình mẫu đường dẫn cơ bản PLS-SEM (Hair et al , 2017) 32

Hình 3.8 Mô hình đo lường cấu tạo 33

Hình 3.9 Mô hình đo lường kết quả 34

Hình 4.1 Đồ thị Histogram 67

Hình 4.2 Đồ thị Normal P-P Plot 67

Hình 4.3 Đồ thị Scatterplot 68

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu các nhân tố mảng đấu thầu áp dụng

trong ngành quản lý xây dựng 10

Bảng 2.2 Bảng liệt kê một số đề tài nghiên cứu trong nước 12

Bảng 3.1 Các nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến ĐTQM 18

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 21

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp so sánh lựa chọn mô hình PLS-SEM và CB-SEM 22

Bảng 3.4 Các công cụ thực hiện nghiên cứu 25

Bảng 3.5 Chỉ số đánh giá mức độ tin cậy tổng hợp 26

Bảng 3.6 Diễn giải phân tích KMO 27

Bảng 3.7 Hệ số Factor loading 28

Bảng 3.8 Giá trị mối tương quan 29

Bảng 3.9 Giá trị hệ số tải ngoài 34

Bảng 3.10 Giá trị phương sai trích trung bình 35

Bảng 3.11 Chỉ số HTMT 35

Bảng 3.12 Quy trình đánh giá Mô hình cấu trúc 37

Bảng 3.13 Ngưỡng đánh giá mức độ đa cộng tuyến 37

Bảng 3.14 Đánh giá mức độ R2 38

Bảng 3.15 Đánh giá mức độ f2 38

Bảng 4.1 Danh sách các nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến ĐTQM 40

Bảng 4.2 Các ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM 42

Bảng 4.3 Kinh nghiệm hoặc kiến thức trong việc thực hiện đấu thầu 43

Bảng 4.4 Mức độ tham gia hệ thống ĐTQM 43

Bảng 4.5 Chuyên ngành của người tham gia khảo sát 44

Bảng 4.6 Vai trò của người khảo sát trong dự án: 44

Bảng 4.7 Thời gian tham gia các dự án 45

Bảng 4.8 Quy mô dự án tham gia: 46

Bảng 4.9 Vị trí trong đơn vị công tác 47

Bảng 4.10 Thống kê trung bình 48

Bảng 4.11 Kết quả Cronbach’s Alpha 51

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo CF (lần 2) 51

Trang 13

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo HT 52

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo PQ 53

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo PQ 53

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo PC 54

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo TF 54

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo EB 55

Bảng 4.19 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha α 55

Bảng 4.20 Giá trị của KMO và Bartlett cho các biến quan sát 57

Bảng 4.21 Kết quả tổng hợp phương sai trích 57

Bảng 4.22 Kết quả ma trận xoay 58

Bảng 4.23 Giá trị của KMO và Bartlett cho các biến quan sát (lần 2) 60

Bảng 4.24 Kết quả tổng phương sai trích (lần 2) 60

Bảng 4.25 Kết quả ma trận xoay (lần 2) 61

Bảng 4.26 Thống kê kết quả phân tích EFA của biến độc lập 63

Bảng 4.27 Giá trị của KMO và Bartlett cho các biến quan sát 63

Bảng 4.28 Kết quả tổng phương sai trích 64

Bảng 4.29 Kết quả ma trận xoay 64

Bảng 4.30 Kết quả ma trận chưa xoay 64

Bảng 4.31 Kết quả giá trị tương quan Pearson 65

Bảng 4.32 Kết quả phân tích phương sai ANOVA 65

Bảng 4.33 Kết quả hệ số hồi quy Coefficients 66

Bảng 4.34 Kết quả Model Summary 68

Bảng 4.35 Bảng kết luận các giải thuyết 69

Bảng 5.1 Độ tin cậy nhất quán nội bộ 71

Bảng 5.2 Độ tin cậy nhất quán nội bộ (lần 2) 73

Bảng 5.3 Đánh giá sự hội tụ 75

Bảng 5.4 Tiêu chuẩn Fornell-Larcker 75

Bảng 5.5 Giá trị tỷ lệ đặc điểm dị biệt – đặc điểm đơn nhất (HTMT) 76

Bảng 5.6 Bảng giá trị khoảng tin cậy Bootstrap 95% 76

Bảng 5.7 Bảng tổng hợp cho mô hình đo lường kết quả 78

Bảng 5.8 Bảng giá trị Inner VIF 79

Trang 15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 5.1 Mô hình đường dẫn phân tích 71Biểu đồ 5.2 Mô hình đường dẫn phân tích lần 2 73Biểu đồ 5.3 Kết quả mô hình SEM 2 81

Trang 16

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ gốc tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt

PLS-SEM Partial Least Square – Structural Equation Modeling

Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần

Trang 17

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu chung

Ngày nay, ngành xây dựng luôn giữ vai trò quan trọng, thể hiện trình độ kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân Ngành xây dựng tại Việt Nam đang trải qua sự phát triển vững chắc và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là khi sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và các tiến bộ trong xây dựng ngày càng được áp dụng rộng rãi Trong đó ĐTQM đã trở thành một phần không thể tách rời trong ngành xây dựng, đem lại những cơ hội mới và thay đổi đáng kể cách thức mà các dự án xây dựng được triển khai và quản lý Để thực hiện đấu thầu một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới hiện nay có thể áp dụng một trong các hình thức chủ yếu đó là: tự thực hiện, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi Trong đó, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

ĐTQM là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, tối ưu lợi thế của mạng Internet để tổ chức đấu thầu Một số lĩnh vực ĐTQM thường gặp trong giai đoạn gần đây là: xây dựng công trình, cầu đường, phương tiện giao thông (tàu cao tốc, tàu điện ngầm)…

Bộ KH&ĐT cho biết, phân chia theo lĩnh vực đấu thầu, năm 2021, lĩnh vực xây lắp có 60.759 gói thầu với tổng giá gói thầu là 370.045,716 tỷ đồng Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu đạt 2,24% (tương ứng 8.300,747 tỷ đồng) Lĩnh vực mua sắm hàng hóa có 60.062 gói thầu với tổng giá gói thầu là 169.693,929 tỷ đồng, tiết kiệm 12.599,625 tỷ đồng (tương ứng 7,42%) Lĩnh vực tư vấn có 158.346 gói thầu với tổng giá gói thầu 48.874,522 tỷ đồng, tiết kiệm 5.972,368 tỷ đồng (12,22%) Lĩnh vực dịch vụ phi tư vấn có 26.517 gói thầu với tổng giá gói thầu là 27.472,187 tỷ đồng, tiết kiệm 1.149,166 tỷ đồng (4,18%) Năm 2021, cả nước có 1.380 gói thầu hỗn hợp với tổng

Trang 18

Phân chia theo hình thức lựa chọn nhà thầu thì năm 2021, có 46.864 gói thầu thực hiện đấu thầu rộng rãi với tổng giá gói thầu là 505.318,390 tỷ đồng, tiết kiệm 22.613.098 tỷ đồng (4,48%) Chào hàng cạnh tranh có 25.256 gói thầu với tổng giá gói thầu là 31.380,127 tỷ đồng, tiết kiệm 1.981.155 tỷ đồng (6,31%) Đấu thầu hạn chế có 1.171 gói thầu với tổng giá gói thầu là 7.488,448 tỷ đồng, tiết kiệm 285.456 tỷ đồng (3,81%) Có 207.310 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu với tổng giá gói thầu 81.824,311 tỷ đồng, tiết kiệm 2.105.053 tỷ đồng (2,57%) Các hình thức khác (mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tham gia thực hiện của cộng đồng) có 19.556 gói thầu với tổng giá gói thầu là 10.903,083 tỷ đồng, tiết kiệm 33.976 tỷ đồng (1,61%) [1]

Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 01/08/2022 quy định chi tiết việc cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho năm 2023 và các năm tiếp theo nhằm thúc đẩy việc áp dụng ĐTQM trong lĩnh vực xây dựng và mua sắm công:

a) Lựa chọn nhà thầu qua mạng áp dụng cho toàn bộ (100%) gói thầu trong lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 200 tỷ đồng Điều này áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh;

b) Trong năm, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng cần đảm bảo tổng số lượng gói thầu và giá trị gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đạt tối thiểu 90% và 80% tương ứng;

c) Lựa chọn nhà thầu qua mạng áp dụng cho toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ chức Điều này áp dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh [2]

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đấu thầu 2023 gồm 10 chương với 96 điều Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, thay thế Luật Đấu thầu 2013 Luật đã bổ sung một số quy định nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà thầu

Trang 19

đối với hoạt động mua sắm sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí và một số hoạt động mua sắm có tính đặc thù khác…

1.2 Lý do lựa chọn đề tài

ĐTQM đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính phủ điện tử, áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tương tác giữa các bên tham gia trong quá trình mua sắm công và quản lý hợp đồng Các bên tham gia bao gồm Chủ đầu tư/bên mời thầu, nhà thầu, các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ, và tổ chức xã hội dân sự Việc sử dụng ĐTQM không chỉ nâng cao khả năng quản trị của nhà nước mà còn góp phần tối ưu hóa ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch, công bằng và tạo ra môi trường cạnh tranh trong quá trình đấu thầu Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quá trình đấu thầu đóng vai trò quan trọng đối với thành công của dự án Thực hiện quy trình đấu thầu một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả giúp đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro, và tối ưu hóa sự hiệu quả trong việc thực hiện các dự án xây dựng

Tuy nhiên, việc thực hiện đấu thầu ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó ĐTQM vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với hình thức đấu thầu truyền thống do năng lực của nhiều nhà đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu Nhiều cơ quan chưa tự giác, nghiêm túc thực hiện hoặc tìm cách chậm trễ, trì hoãn thực hiện ĐTQM; có tâm lý lo ngại khi giải trình với các cơ quan thanh tra, kiểm tra về quy trình ĐTQM; công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên, chuyên sâu về đấu thầu [3]

Trang 20

Hình 1.1 Tình trạng tham gia hoạt động đấu thầu, mua sắm công trong 2 năm (2020-2021) và hình thức lựa chọn nhà thầu gần nhất mà doanh nghiệp tham gia [4] Tại Đồng Tháp, ĐTQM đã được triển khai từ năm 2014 và đã đạt được những kết quả tích cực Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức đấu thầu 1.000 gói thầu, với tổng giá trị 12.000 tỷ đồng Trong đó, có 900 gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chiếm 90% tổng số gói thầu; 100 gói thầu được tổ chức đấu thầu hạn chế, chiếm 10% tổng số gói thầu Về hình thức đấu thầu, có 800 gói thầu được tổ chức ĐTQM, chiếm 80% tổng số gói thầu; 200 gói thầu được tổ chức đấu thầu trực tiếp, chiếm 20% tổng số gói thầu Tỷ lệ ĐTQM vẫn còn thấp ở một số lĩnh vực như lĩnh vực xây lắp Năng lực của một số đơn vị làm công tác đấu thầu còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu thầu trong tình hình mới Cùng với việc hệ thống mới (hệ thống e-GP) được áp dụng tháng 9/2022 thường xuyên cập nhật, cải tiến để phục vụ công tác đấu thầu và Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội sẽ có hiệu lực vào 01/01/2024 việc tìm ra những thách thức giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Đồng Tháp là cần thiết

Do đó, việc nghiên cứu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác ĐTQM các dự án xây dựng tại Đồng Tháp này là để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM Từ đó đánh giá tầm quan trọng, đề xuất giải pháp thực tiễn khắc phục các thách thức nêu trên trong các dự án xây dựng tại tỉnh Đồng Tháp

Trang 21

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

i) Xác định các nhóm nhân tố, nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác ĐTQM

ii) Từ các nhân tố đã xác định nêu ở bên trên, dùng mô hình cấu trúc (PLS-SEM) xác định mức độ tác động từng nhóm nhân tố lên hiệu quả của công tác ĐTQM tại Đồng Tháp

iii) Đề xuất giải pháp giải quyết các yếu tố nhận diện được, qua đó nâng cao hiệu quả công tác ĐTQM

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu thực hiện đối với các dự án xây dựng tại tỉnh Đồng Tháp

- Đối tượng nghiên cứu: Số liệu khảo sát, mô hình PLS-SEM

- Đối tượng khảo sát: Các cá nhân đã trực tiếp tham gia vào công tác ĐTQM tại tỉnh Đồng Tháp, bao gồm: Ban Quản lý dự án (QLDA), nhà thầu, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn

- Công cụ: Các môi trường hỗ trợ tính toán SPSS, Smart PLS và các phần mềm khác tương ứng

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Về khoa học

Sau khi hoàn tất, nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc hiểu rõ hơn về quá trình ĐTQM và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, giúp mở rộng và làm phong phú thêm kiến thức trong lĩnh vực đấu thầu, và quản lý dự án

Đánh giá tính hiệu quả mô hình PLS-SEM trong việc phân tích dữ liệu và xác định mối quan hệ giữa các yếu tố Điều này đóng góp vào sự phát triển của phương pháp nghiên cứu và cung cấp một lựa chọn phân tích dữ liệu trong lĩnh vực này Đóng góp thêm ý nghĩa vào việc nghiên cứu khảo sát và bổ sung thêm một lựa chọn phân tích dữ liệu trong lĩnh vực này

Trang 22

1.5.2 Về thực tiễn

Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng cho các tổ chức và nhà quản lý về những yếu tố quan trọng để cải thiện hiệu quả ĐTQM Kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ quyết định về việc tối ưu hóa quy trình đấu thầu, nâng cao chất lượng dịch vụ, và tăng cường sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh

Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc góp ý xây dựng chính sách và quy định trong lĩnh vực ĐTQM, đặc biệt là trong việc tạo ra một môi trường công bằng, minh bạch và hiệu quả cho quá trình ĐTQM

1.6 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu: đặt vấn đề, lý do cho sự lựa chọn đề tài, đối tượng và phạm vi, phương pháp, quy trình, công cụ nghiên cứu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trình bày tổng quan về vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trình bày cơ sở lý thuyết mô hình sử dụng để đánh giá khảo sát

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY OLS: Xây dựng mô hình và thảo luận các chỉ số hiệu quả

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH: Áp dụng mô hình xây dựng và thảo luận các chỉ số hiệu quả, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp nhất

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP: Đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu đã đề xuất và một số giải pháp gợi ý phát triển hướng nghiên cứu trong tương lai 1.7 Kết luận chương

Trong chương này, luận văn đã giới thiệu về đề tài nghiên cứu về hiệu quả của việc thực hiện ĐTQM trong các dự án xây dựng tại Đồng Tháp Mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn của đề tài đã được cụ thể hóa Luận văn đã đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhằm xác định những yếu tố quan trọng ảnh

Trang 23

hưởng đến hiệu quả của ĐTQM, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phù hợp với những thách thức hiện tại

Chương tiếp theo cũng sẽ tóm tắt những nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Việc này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện về ĐTQM trong lĩnh vực xây dựng tại Đồng Tháp hoặc các địa phương khác, cũng như những kinh nghiệm và mô hình áp dụng từ các quốc gia khác

Trang 24

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính của chương này là đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình thực tế, nghiên cứu trước đó và cơ sở lý luận, nhằm tạo ra cơ sở vững chắc cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ĐTQM trong ngành xây dựng tại Đồng Tháp

2.1 Các nội dung cơ bản về ĐTQM và hiệu quả 2.1.1 Định nghĩa

Đấu thầu là quy trình quan trọng trong việc chọn lựa nhà thầu hoặc đối tác đầu tư cho các dự án xây dựng và đầu tư Nó bao gồm việc lựa chọn nhà thầu để ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, cũng như việc chọn nhà đầu tư cho các dự án đầu tư Theo Luật Đấu thầu 2023, ĐTQM được định nghĩa là quá trình đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Phương thức này sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện minh bạch, trung thực và hiệu quả hơn [5]

Hiệu quả của công tác ĐTQM là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu qua mạng, giảm thủ tục hành chính, tăng cường hơn nữa tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, đồng thời bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu [6]

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ năm 2009 đến nay, việc triển khai ĐTQM (ĐTQM) đã đi qua ba giai đoạn chính: (1) Giai đoạn 1 (2009 - 2011): Tập trung vào xây dựng hệ thống thông tư hướng dẫn và thí điểm tại ba đơn vị: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội (2) Giai đoạn 2 (2012 - 2015): Mở rộng thí điểm trên toàn quốc và cập nhật pháp lý về ĐTQM, bao gồm cải tiến Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Thông tư về ĐTQM số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính (3) Giai đoạn 3 (bắt đầu từ năm 2016): ĐTQM được triển khai rộng rãi trên cả nước theo

Trang 25

lộ trình và kế hoạch đã được quy định trong Thông tư số BTC và Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ Hiện tại, mọi quy trình liên quan đến đăng ký tham gia, xác nhận giao dịch, thông báo kết quả và thanh toán chi phí được thực hiện trên môi trường mạng [7]

07/2015/TTLT-BKHĐT-Kết luận: ĐTQM là xu thế tất yếu trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu về tính công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí, phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động ĐTQM, từ năm 2022 tới nay, Chính phủ đã có nhiều động thái, nỗ lực khác nhau Điển hình như để hạn chế tình trạng một số gói thầu bị nhà thầu phản ánh về việc hồ sơ mời thầu cài cắm các tiêu chí để hạn chế nhà thầu, hoặc các gói thầu ĐTQM nhưng chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu đang rất phổ biến

2.2 Các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây về đấu thầu điện tử đã tập trung vào các khía cạnh sau:

 Về khái niệm, đặc điểm, lợi ích của ĐTQM: Các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, lợi ích của ĐTQM Theo đó, ĐTQM là hình thức đấu thầu sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm đăng tải thông tin mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và công bố kết quả đấu thầu Nó mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia đấu thầu, bao gồm: tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính minh bạch, công bằng, cạnh tranh của đấu thầu

 Về thực trạng triển khai ĐTQM tại Việt Nam: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đấu thầu điện tử đã được triển khai tại Việt Nam từ những năm 2000, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2022, tỷ lệ đấu thầu điện tử trong tổng giá trị gói thầu được phê duyệt đạt khoảng 50% Các hạn chế của đấu thầu điện tử tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vấn đề sau: hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bên tham gia đấu thầu còn hạn chế, quy định pháp luật về đấu thầu điện tử chưa đầy đủ, đồng bộ

Trang 26

 Về những thách thức và giải pháp phát triển đấu thầu điện tử: Các nghiên cứu đã chỉ ra một số thách thức chính trong phát triển đấu thầu điện tử trên thế giới và tại Việt Nam, bao gồm: hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bên tham gia đấu thầu còn hạn chế, quy định pháp luật về đấu thầu điện tử chưa đầy đủ, đồng bộ, nhận thức về đấu thầu điện tử của các bên tham gia đấu thầu còn hạn chế Để phát triển đấu thầu điện tử, các nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp, bao gồm: đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bên tham gia đấu thầu, hoàn thiện quy định pháp luật về đấu thầu điện tử, nâng cao nhận thức về đấu thầu điện tử của các bên tham gia đấu thầu

 Về phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng thống kê mô tả là công cụ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả những người không có chuyên môn về thống kê Tuy nhiên, Thống kê mô tả chỉ cung cấp thông tin về các đặc điểm của dữ liệu, nhưng không thể đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa các biến

 Những năm gần đây Việt Nam đã triển khai hệ thống đấu thầu mới, cũng như Luật đấu thầu hoàn thiện hơn Do đó trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về đấu thầu điện tử tại Việt Nam

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Bảng 2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu các nhân tố mảng đấu thầu áp dụng trong ngành quản lý xây dựng

1

Factors Affecting E-Tendering Process Based on The Perceptions of The Contractors Being Involved in The Tadulako University’s Construction Projects

Donny M Mangitung và

Diah E Novitasari 2015

Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình đấu thầu điện tử dựa trên cảm nhận của các nhà thầu tham gia vào các dự án xây dựng của Đại học Tadulako

Trang 27

bao gồm: (1) độ tin cậy và hiệu suất của cơ sở hạ tầng CNTT-TT cho dịch vụ đấu thầu điện tử; (2) kiến thức nhân sự của Đơn vị Dịch vụ Mua sắm (PSU) trong quy trình đấu thầu điện tử; (3) kiến thức pháp luật về đấu thầu điện tử; (4) độ tin cậy của kết nối trang web; (5) hiệu suất cung cấp điện; (6) đủ kiến thức và hệ thống phần cứng phù hợp cho quy trình đấu thầu điện tử

2

Factors affecting adoption of tendering system among public institutions in kisii county, Kenya

e-Richard Ndavi Basil và Dr

Nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đấu thầu điện tử: (1) chi phí thực hiện; (2) lợi ích nhận được; (3) hỗ trợ quản lý; (4) năng lực của nhân viên

2016

Nghiên cứu chỉ các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu điện tử gồm: công nghệ; thiếu nhận thức, tính chất một lần của các dự án xây dựng, khó khăn trong việc chuyển đổi tài liệu cơ sở giấy sang định dạng điện tử, nguồn nhân lực hạn chế và người vận hành cổng đấu thầu điện tử, nguồn lực tài chính để cài đặt ban đầu cơ sở hạ tầng đấu thầu điện tử, và không phải tất cả các hình thức hợp đồng đều hỗ trợ việc sử dụng đấu thầu điện tử

Các thách thức của đấu thầu điện tử gồm: nộp hồ sơ dự thầu không phản ánh trên máy chủ đấu thầu điện tử, nhân viên kỹ thuật được đào tạo hạn chế với các kỹ năng hỗ trợ CNTT, không có kiến thức về hệ thống chụp và mã hóa chữ ký điện tử, cổng thông tin đấu thầu điện tử không hỗ trợ tất cả các mẫu tài liệu đấu thầu, nhà thầu gặp khó khăn trong việc truy cập và cập nhật hồ sơ dự thầu đã nộp

4

Factors Influencing E-Tendering Adoption in the Nigerian Construction Industry: A Theoretical Review

Galadima, H B và Waziri,

Trang 28

Nghiên cứu này được thực hiện để giải quyết vấn đề áp dụng đấu thầu điện tử thấp trong các tổ chức xây dựng ở Nigeria Việc áp dụng đấu thầu điện tử thành công phụ thuộc vào sự liên kết giữa công nghệ, tổ chức và các biến số môi trường của một tổ chức, cụ thể là việc cung cấp nhân viên CNTT lành nghề, các nhà quản lý hàng đầu hiệu quả và an ninh mạng phù hợp để vận hành và bảo trì thiết bị đấu thầu điện tử Ngoài ra, để áp dụng đấu thầu điện tử thành công trong ngành xây dựng, điều quan trọng là ngành phải sẵn sàng và đầu tư vào hệ thống CNTT, đặc biệt là đấu thầu điện tử Cuối cùng, Áp lực cạnh tranh với tư cách là một biến môi trường bên ngoài có tác động đáng kể đến việc áp dụng đấu thầu điện tử; áp lực của khách hàng về việc tuân thủ các thay đổi và áp dụng các ý tưởng mới có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng đấu thầu điện tử trong xây dựng

5

Important factors influencing the successful implementation of electronic tenders based on the perceptions of consultants, contractors and project owners in Palu

Donny M Mangitung, Nirmalawati, Andi H Asikin, Gitalia R Ningsih, Musdalifah và Suci S Ningrum

2022

Nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố chính bao gồm: (1) nguồn nhân lực; (2) năng lực về công nghệ; (3) Tổ chức và quản lý Nghiên cứu còn chỉ ra hệ thống đấu thầu điện tử dựa trên nhận thức kết hợp từ các chủ hợp đồng là Sự sẵn có của các dịch vụ internet đáng tin cậy, giá cả phải chăng và nhanh chóng

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Bảng 2.2 Bảng liệt kê một số đề tài nghiên cứu trong nước

1

Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu xây lắp đề xuất giải pháp hạn chế bất cập

Hoàng Vũ

Bài viết chỉ ra 27 nhân tố trong 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đến tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu xây lắp gồm (1) Mối quan hệ giữa

Trang 29

nhà thầu với các bên liên quan trong đấu thầu gói thầu xây lắp; (2) Các nhân tố yêu cầu về năng lực tài chính của Hồ sơ mời thầu (3) Các nhân tố về Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm nhà thầu; (4) Các nhân tố về giảm giá gói thầu; (5) Kinh nghiệm đối với Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu; (6) Hệ thống pháp luật điều chỉnh gói thầu xây lắp Bài viết xây dựng mô hình AHP đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này thông qua tình huống đấu thầu gói thầu cụ thể 2 Hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động

ĐTQM tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguyễn Đức Linh

2020

Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTQM Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTQM - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTQM tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTQM tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng ĐTQM tại Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Quận 4

Nguyễn Khiết

2018

Đánh giá thực trạng công tác quản lý đấu thầu và chọn nhà thầu thi công xây dựng theo qui trình, tiêu chí lựa chọn nhà thầu qua mạng, kiểm soát quá trình ĐTQM và vận dụng vào thực tế Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng ĐTQM trọng lựa chọn thầu xây lắp thực hiện các dự án làm giảm bớt chi phí quản lý và thời gian thực hiện

4

Ứng dụng ĐTQM trong các dự án giao thông ở Việt Nam, áp dụng cho dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi

Đoàn Vũ Mai Anh

2017

Nghiên cứu trình bày tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng công trình giao thông Cơ sở khoa học và pháp lý trong đấu thầu xây lắp công trình giao thông và ĐTQM Đề xuất nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu bằng cách ĐTQM, ứng dụng cho dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi

Trang 30

5

Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu điện tử qua mạng của chủ đầu tư công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Nguyễn Ngọc Quang Tổng quan và cơ sở lý luận công tác đấu thầu điện tử qua mạng Giải pháp nâng cao năng lực đấu thấu điện tử qua mạng của chủ đầu tư

2.2.3 Kết luận về các nghiên cứu

Tại Việt Nam, nghiên cứu về ĐTQM thường tập trung vào việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các tổ chức, đơn vị mà mình công tác mà chưa thực sự xem xét tổng thể về tất cả các bên liên quan đến quá trình ĐTQM Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật đấu thầu mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 cùng với việc tiến hành cải tiến Hệ thống đấu thầu, việc nghiên cứu đề tài này trở nên cấp thiết Luận văn này sẽ xem xét tổng thể của ĐTQM tại Việt Nam, bao gồm tất cả các bên liên quan như các tổ chức, đơn vị tham gia đấu thầu, nhà thầu, và cả các cơ quan quản lý Mục tiêu là phân tích mối tương quan, ảnh hưởng và quy trình tác động của ĐTQM đối với từng nhóm này và cung cấp những thông tin quan trọng về hiệu quả, thách thức, và cơ hội của việc thực hiện ĐTQM trong ngành xây dựng tại Việt Nam Đồng thời, luận văn cũng sẽ tập trung vào việc áp dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập và phân tích dữ liệu, cũng như đánh giá các kết quả và đề xuất các giải pháp cải thiện cho tỉnh Đồng Tháp Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả

Việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTQM là một công việc nên tiến hành khi thực hiện dự án Các nhân tố này có ảnh hưởng khá lớn tới sự thành công của dự án xây dựng nói chung và dự án tại Đồng Tháp nói riêng Bên cạnh đó, cùng với xu hướng chung của thế giới và Chính phủ điện tử thì ĐTQM là công cụ hỗ trợ để tạo môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch cho các nhà thầu, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tham gia Trong đó nghiên cứu, đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả của hoạt động đấu thầu điện tử tại Đồng Tháp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của đấu thầu tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho

Trang 31

các bên tham gia đấu thầu Từ các nghiên cứu trên luận văn đã tổng hợp các nhóm nhân tố tiềm ẩn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM (Bảng 3.1) 2.3 Kết luận

2.3.1 Về mặt nghiên cứu

ĐTQM được coi là một công cụ quan trọng để tăng cường minh bạch, hiệu quả và cạnh tranh trong quá trình mua sắm công và thương mại Nó đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau

Hiểu rõ về các rủi ro và thách thức của ĐTQM giúp quản lý và giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra

Nghiên cứu về ĐTQM giúp hiểu rõ hơn về các tiềm năng, thách thức và cơ hội của việc áp dụng công nghệ trong quá trình mua sắm và quản lý nguồn cung, từ đó giúp cải thiện hệ thống và tối ưu hóa quy trình, có thể thúc đẩy sự cạnh tranh, khuyến khích sự đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trong lĩnh vực mua sắm công và thương mại điện tử

2.3.2 Về mặt xã hội

Kế hoạch hoạt động về chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trong đó đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực đấu thầu Tiếp tục triển khai và phát triển các nền tảng dữ liệu về đấu thầu

Trong các tháng đầu năm 2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT về Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới (hệ thống e-GP mới) vận hành chính thức từ ngày 16/9/2022 tại địa chỉ https://muasamcong.mpi.gov.vn/, có nhiều điểm thay đổi, đột phá

Do đó, thực hiện đúng kế hoạch và hiệu quả của ĐTQM góp phần giữ vững vai trò cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Đồng Tháp, việc hoàn thành các gói thầu đúng tiến độ, nhất là các công trình cấp bách, sẽ đảm bảo nhu cầu phát triển và sử dụng nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả.

Trang 32

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Sơ đồ nghiên cứu

Chương 1 Mở đầu

Xác định vấn đề nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM

Chương 2 Chương 2 Tham khảo các bài báo khoa

học, nghiên cứu, tạp chí, đề án…được thực hiện trước đó (trong và ngoài nước), Tham khảo ý kiến chuyên gia, cá nhân có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực

Thu thập các ý kiến từ các nguồn tham khảo và phỏng

vấn lấy ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia

Chương 3 Lập bảng câu hỏi khảo sát

Chương 4.3 Chương 4 - Sử dụng phần mềm SPSS

- Áp dụng phương pháp: OLS Tiến hành khảo sát từ đó thu thập dữ liệu

Phần 5.3 Chương 5 - Sử dụng phần mềm Smart

PLS 4.0

- Áp dụng phương pháp: SEM

PLS-Tiến hành tổng hợp, phân

tích, đánh giá kết quả Làm lại

Kiểm tra số liệu không đạt

Chương 6 Kết luận và kiến nghị

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 33

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Tham khảo các bài báo khoa

học, nghiên cứu, tạp chí, đề án…được thực hiện trước đó

(trong và ngoài nước),

Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác

ĐTQM

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi

Phỏng vấn ý kiến của chuyên gia và những cá nhân có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực

Điều chỉnh bổ sung theo các góp ý và thiết kế bảng câu

hỏi chính thức

Thu thập và phân tích số liệu

Hình 3.2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi 3.2.1 Bố cục bảng câu hỏi khảo sát

Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 4 phần: (Phụ lục 01) Bao gồm: (1) Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của bảng khảo sát; (2) Phần 2:Thông tin chung, thu thập dữ liệu chuyên môn từ người được khảo sát; (3) Phần 3:Thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên hiệu quả công tác ĐTQM tại Đồng Tháp Được đo bằng thước đo Likert 05 với mức đồng ý tăng dần từ 01 đến 05; (4) Phần 4: Thu thập thông tin cá nhân người tham gia khảo sát và lời cám ơn

3.2.2 Xây dựng thang đo

Nhằm giúp việc tổng hợp và phân tích dữ liệu chi tiết và chính xác nhất, các biến quan sát được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ nhằm khảo sát mức độ ảnh hưởng Phương pháp này được sử dụng phổ biến và được áp dụng cho nhiều đối tượng khảo sát khác nhau, thang điểm dao động từ (1) đến (5), cụ thể như sau:

Trang 34

3.2.3 Xác định các nhân tố

Quá trình xác định các nhân tố trong luận văn này được thực hiện tuần tự theo hai bước: (1) Bước 1: Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác ĐTQM được xác định dựa vào các bài báo, nghiên cứu trước đây và kinh nghiệm làm việc với các dự án xây dựng tại Đồng Tháp, đã tổng hợp sơ bộ được 41 yếu tố ảnh hưởng (2) Bước 2: Dựa trên bảng sơ bộ các yếu tố, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia và những người có kinh nghiệm lâu trong nghành xây dựng Đồng thời cũng thông qua vòng Pilot test, một vài yếu tố được nhóm người tham gia khảo sát cho rằng không phù hợp và loại ra khỏi danh sách này Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu thêm vào danh sách các yếu tố mà họ đã gặp phải có ảnh hưởng đến công tác ĐTQM, một vài yếu tố được chỉnh sửa, định nghĩa lại cho phù hợp Cuối cùng một danh sách hoàn thiện bao gồm 35 yếu tố sau khi điều chỉnh được phân loại thành các nhóm Một bảng danh sách câu hỏi tiếp tục được phát triển từ danh sách 35 yếu tố này

Bảng 3.1 Các nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến ĐTQM

STT Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác ĐTQM Tham khảo I Các vấn đề về chi phí và khuôn khổ pháp lý

[12] 2 Chi phí đào tạo, phát triển năng lực nhân sự tham gia

hệ thống

[13] [14] [10] [15]

3 Các quy định và chính sách rõ ràng về bảo mật thông tin trong ĐTQM

[16] [17] [18] [14] [9] [15]

4

Một số quy định về cơ chế đấu thầu có thể tạo ra sự khó khăn cho các nhà thầu nhỏ và mới vào nghề, và do đó làm giảm sự cạnh tranh trong quá trình đấu thầu

Tham khảo ý kiến Chuyên gia

(1)không ảnh

(2)ít ảnh hưởng

(3)ảnh hưởng

trung bình

(4)ảnh hưởng

(5)ảnh hưởng

rất cao

Trang 35

5

Chi phí vốn ban đầu để lắp đặt, kết nối hệ thống đấu thầu điện tử và internet phù hợp kết nối hỗ trợ hệ thống

[17] [19]

6 Tính đồng bộ và đầy đủ hệ thống pháp lý của công tác ĐTQM

[20] [14] [10] [21] [22] II Cơ sở hạ tầng của hệ thống đấu thầu

7 Hỗ trợ sự đa dạng trong định dạng và dung lượng của

8 Các thông tin đấu thầu cần được cập nhật đầy đủ và đúng thời gian

Tham khảo ý kiến Chuyên gia 9 Sự hỗ trợ khi Hệ thống ĐTQM ngừng hoạt động

hoặc lỗi hệ thống làm trì hoãn ĐTQM

[20] [17] [18] [8] [24]

10 Độ tin cậy và hiệu suất của cơ sở hạ tầng CNTT cho các dịch vụ ĐTQM

[13] [23] [16] [17] [14] [8] [9] [10] [21] [19] [15]

11 Giao diện rõ ràng, đơn giản và dễ sử dụng của hệ thống đấu thầu điện tử

[23] [16] [17] [14] [15]

12 Mức độ riêng tư, tính minh bạch và bảo mật dữ liệu

[16] [20] [17] [14] [10] [25] [26] [27] 13 Chiến lược phát triển hệ thống đấu thầu điện tử [14] [10] [22]III Chất lượng Hồ sơ mời thầu (HSMT)

14 Đầy đủ thông tin, đảm bảo tính chính xác không chứa những thông tin sai lệch hoặc mơ hồ

Tham khảo ý kiến Chuyên gia

HSMT cần phải xác định rõ ràng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, và các điều kiện cần thiết để nhà thầu có thể hiểu và đáp ứng đầy đủ

Tham khảo ý kiến Chuyên gia

Trang 36

Thẩm định HSMT phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, để phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót, thiếu sót trong HSMT

Tham khảo ý kiến Chuyên gia

HSMT cần cung cấp thông tin về các văn bản pháp lý liên quan như điều khoản hợp đồng, các quy định, và các điều kiện thanh toán để nhà thầu có thể đánh giá rủi ro và cam kết một cách chính xác

Tham khảo ý kiến Chuyên gia

19 Khả năng quản lý hồ sơ trong quá trình đấu thầu [28] [18] IV Năng lực nhà thầu tham gia

20 Kiến thức của nhà thầu về thủ tục đấu thầu điện tử [18] [14]21 Khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin về dự án

và các yêu cầu kỹ thuật liên quan [18] 22 Khả năng đánh giá và quản lý rủi ro [10]23 Kinh nghiệm trước đây của công ty về Đấu thầu điện

tử và CNTT

[17] [14] [21] [19]

24 Hiểu biết về quy định của pháp luật và các yêu cầu

kỹ thuật liên quan đến dự án của nhân sự [13] [16] [14] 25 Tính trung thực của các nhà thầu tham gia Tham khảo ý

kiến Chuyên gia V Xu hướng cho ĐTQM

26 Sự sẵn sàng của các nhà thầu trong việc áp dụng đấu thầu điện tử

[17] [14] [8] [21] [11] [29] [30]

27 Nhu cầu công việc của nhà thầu [28] [31] [32] 28 Giáo dục và đào tạo thường xuyên để phát triển năng

lực và khả năng đấu thầu điện tử [14] [15]

Trang 37

29 Sự sẵn có của các chuyên gia có cả kiến thức về xây dựng và CNTT

[17] [29] [30] [15]

30 Sự minh bạch trong quá trình đấu thầu đảm bảo sự

công bằng và cạnh tranh cho các nhà thầu [8] [9] [11]

31 Sự hiểu biết về đấu thầu qua mạng của các bên tham gia

[23] [18] [14] [29] [30]

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

1 Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện [33] [34] 2 Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên [33] [34] 3 Tăng tốc độ tuyền thông tin và tăng tính minh bạch [33] [34]

3.3 Thu thập dữ liệu Cách thức khảo sát

Bảng câu hỏi được phân phối bằng cách phát phiếu khảo sát là chủ yếu Ngoài ra còn phỏng vấn gián tiếp thông qua mối quan hệ, email, zalo, …

Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát trong luận văn gồm các chuyên gia, chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các kỹ sư, nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu đặc biệt là ĐTQM tại Đồng Tháp

3.3.1 Cách thức lấy mẫu

 Có hai phương pháp chọn mẫu phổ biến đó là phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Trang 38

- Trong đó phương pháp lấy mẫu theo xác suất gồm các phương pháp: Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; Phương pháp lấy mẫu hệ thống, Phương pháp lấy mẫu phân tầng, Phương pháp lấy mẫu cả khối hay nhiều giai đoạn

- Còn phương pháp lấy mẫu phi xác suất gồm các phương pháp: Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, Phương pháp lấy mẫu định mức, Phương pháp lấy mẫu phán đoán  Vì lý do về vấn đề thời gian và chi phí nên trong nghiên cứu của đề tài này tiến hành lấy mẫu thuận tiện:

- Ưu điểm Phương pháp lấy mẫu thuận tiện: Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin

- Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng thể từ kết quả mẫu, sử dụng phổ biến khi giới hạn về thời gian và chi phí

 Để khắc phục nhược điểm của phương pháp này: Thực hiện lựa chọn, phân vùng đối tượng được khảo sát (là những chuyên gia, người có kinh nghiệm lâu năm thực hiện) nên số liệu hoàn toàn có thể đạt độ tin cậy cao

3.3.2 Xác định số lượng mẫu

Theo Trọng & Ngọc (2007) số lượng mẫu khảo sát hợp lệ phải đạt ít nhất từ 4 đến 5 lần số biển quan sát Do đó với 35 biến thì số lượng mẫu hợp lệ tối thiểu là 175 Học viên đã thu thập được 195 câu trả lời từ bảng câu hỏi, trong đó có 187 là hợp lệ nên tiến hành phân tích dữ liệu [35]

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Vì những đặc tính nổi trội của PLS-SEM như tính hiệu quả của PLS - SEM với các kích thước mẫu nhỏ Đối với sự phân phối của dữ liệu, đặc tính thống kê của PLS-SEM cung cấp những ước lượng mô hình mạnh mẽ với dữ liệu có đặc tính phân phối chuẩn cũng như phân phối không chuẩn và Bảng 3.3, luận văn này sử dụng mô hình PLS-SEM để “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác ĐTQM các dự án xây dựng tại Đồng Tháp”

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp so sánh lựa chọn mô hình PLS-SEM và CB-SEM

Trang 39

STT

Loại phân tích

PLS-SEM CB-SEM

tối thiểu

=<100 =>100 Quy tắc 10 lần số mũi tên tác động vào 1 biến nhiều nhất Giả sử có 5 yếu tố chính vào một vấn đề thì số mẫu yêu cầu là 50 Nhưng vì tính khả thi của nghiên cứu nên dự kiến đối tượng khảo sát được từ 120 – 200 người (mẫu)

(Hair et al., 017)

2 Mục tiêu Giải thích và dự báo

Chỉ giải thích Cách tiếp cận PLS-SEM mạnh mẽ hơn và không bị hạn chế bởi các yêu cầu của CB-SEM

(Joseph F.Hair, 2019) 3 Dữ liệu

thứ cấp (hoặc lưu trữ)

4 Sử dụng mô hình

Đo lường kết quả và cấu tạo

Đo lường kết quả

PLS-SEM sử dụng để đo lường kết quả và cấu tạo CB-SEM vẫn sử dụng được mô hình cấu tạo nhưng đòi hỏi các sửa đổi về đặc điểm kỹ thuật của mô hình cấu trúc Vậy PLS-SEM có ưu thế hơn

(Hair et al., 2017)

Trang 40

STT

Loại phân tích

5 Dữ liệu Không cần phân phối chuẩn

Cần phân phối chuẩn

PLS-SEM là phi tham số và không chỉ hoạt động tốt với các phân phối khôngchuẩn mà có ít hạn chế với việc sử dụng các thang đo

(Hair et al., 2011)

6 Phương pháp ước lượng biến tiềm ẩn

Tổng hợp (compositebased)

(factorbased)

PLS-SEM tiếp cận mô hình tổng hợp, còn CBSEM chỉ tiếp cận mô hình theo nhân tố

(Sarstedt et al., 2016)

Bên cạnh đó, kết quả bài nghiên cứu sẽ được so sánh với một phương pháp định lượng khác là mô hình hồi quy tuyến tính OLS Vì các giả định của mô hình SEM, các ước lượng tham số hồi quy OLS và SEM không được chệch hướng [36] Điều này cho thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể trong các hồi quy Bên cạnh đó, cả hai phương pháp OLS và SEM đã được áp dụng rộng rãi cho phân tích có biến thiên phần dư (𝜀), các tác giả trước thông thường cung cấp kết quả của cả hai bộ phương pháp trên và nhận định của họ là kết quả khá giống nhau [37]

Dữ liệu sau khi được kiểm tra về độ khách quan sẽ tiến hành nhập và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Sử dụng thống kê mô tả để đánh giá mức độ tin cậy của các nhân tố đã khảo sát

Thiết lập mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 4.0 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả của công tác ĐTQM Đề xuất các giải pháp để giúp các bên tham gia đánh giá các nhân tố có khả năng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của ĐTQM

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan