Công tyTL yêu cầu công ty NM chịu phạt số tiền vi phạm thời gian giao hàng chậm sovới thời gian quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết.Tại hợp đồng kinh tế số 137/QT—NM/2018 giữa Công
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
-o0o -BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH TỔ CHỨC PHIÊN HÒA GIẢI
KỸ NĂNG ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG, THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP NGOÀI TOÀ ÁN VÀ CUNG CẤP DVPL KHÁC
Mã số hồ sơ : LS.TV-018
Ngày thực hành : 07/12/2023
Giáo viên hướn dẫn :
Họ tên học viên
Sinh ngày
SBD: Lớp: B7
: : Khóa 25 lần 2 tại Hà Nội
Trang 2NỘI DUNG
I XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TRANH CHẤP
1 Sự kiện mấu chốt
- Công ty TL không nhận được hàng hóa (hệ thống phẫu thuật nội soi) đầy đủ so với hợp đồng mua bán hai bên đã ký do Công ty NM giao hàng thiếu bộ phận cấu thành của hàng hóa theo hợp đồng Đã giao hết phần hàng thiếu nhưng chậm so với thời hạn giao hàng quy định tại hợp đồng
2 Câu hỏi kết luận
- Công ty TL có được tính tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại do NM giao hàng chậm một số bộ phận cấu thành của hàng hóa trên toàn bộ hệ thống thiết bị phẫu thuật nội soi hay không?
3 Câu hỏi pháp lý mấu chốt
- Hệ thống phẫu thuật nội soi có phải là vật đồng bộ không?
4 Câu hỏi liên quan
- Có thể sử dụng hệ thống phẫu thuật nội soi nếu thiếu một số bộ phận cấu thành không?
- Công ty TL có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng hay không?
II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
1 Bộ luật dân sự 2015: Quy định về giao dịch dân sự, bồi thường thiệt hại nói chung
2 Luật thương mại 2005: Quy định về việc mua bán hàng hóa, giao hàng giữa 2 pháp nhân Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
3 Nghị định 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý trang thiết bị y tế
4 Thông tư 39/2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết về việc phân loại trang thiết bị y tế ngày 28/10/2016
III CÁC THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU CẦN THU THẬP BỔ SUNG TỪ KHÁCH HÀNG
1 Thông tin về việc bàn giao thiết bị (đợt 2) thực tế có diễn ra hay không? Còn chứng từnào hai bên đã ký về việc xác nhận bàn giao hàng hóa/thiết bị (lần 2) không?
2 Bộ chứng từ nhập khẩu của lô hàng giao thiếu (đợt 2, đợt 3)?
3 Công ty NM đã cung cấp Tài liệu hướng dẫn sử dụng cho công ty TL chưa?
4 Bệnh viện quân y 105 đã thanh toán bao nhiêu % giá trị hàng hóa cho TL
IV ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CÔNG TY TL THAM GIA THƯƠNG LƯỢNG
Trang 3dung
hợp
đồng
Căn cứ yêu cầu đối tác
đã quy định cụ thể
trong hợp đồng mà hai
bên đã ký kết và quy
định pháp luật
Tình
hình
thực tế
- Chưa thanh toán
tiền quyết toán cho
bên bán công ty NM
(lần 2)
- Bảo lãnh thanh toán
cho NM vẫn được bảo
toàn
- Chưa nghiệm thu được
hệ thống với Bệnh viện quân y105
- Chưa được hướng dẫn sử dụng hệ thống phẫu thuật nội soi và một số chứng từ, tài liệu của hàng giao thiếu
Khó nhận được tiền thiết bị từ Bệnh viện, làm xấu đi tình hình tài chính của công ty
V PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM BẢO VỆ CÔNG TY TL
1 Công ty cổ phần y tế NM vi phạm nghĩa vụ giao hàng nghiêm trọng Công ty
TL yêu cầu công ty NM chịu phạt số tiền vi phạm thời gian giao hàng chậm so với thời gian quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết.
Tại hợp đồng kinh tế số 137/QT—NM/2018 giữa Công ty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế TL (Bên A) và Công ty cổ phần y tế NM (Bên B) ký ngày 31/10/2018 đã quy định chi tiết về hàng hóa, thời gian và phương thức bàn giao hàng hóa cụ thể như sau:
Điều 1 thể hiện thông tin chi tiết về hàng hóa mà bên B cung cấp cho bên A với tên gọi: “Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng (thế hệ full HD), số lượng: 1 HT (hệ thống)”
Điều 2 quy định về: Quy cách, chất lượng hàng hóa như sau:“ “Toàn bộ hàng hóa được giao là mới 100%, sản xuất năm 2018 trở đi, đúng chủng loại, số lượng, đúng model, cấu hình như trong điều 1 của hợp đồng”
Thời gian bàn giao và lắp đặt hàng hóa: Trong vòng 06-08 tuần kể từ ngày nhận được tiền tạm ứng đợt 1 của Bên A”
Địa điểm bàn giao và lắp đặt hàng hóa: Tại Bệnh viện Quân y 105
Hướng dẫn sử dụng: Bên B sẽ hướng dẫn sử dụng cho Bên A tại thời điểm bàn giao và nghiệm thu thiết bị”
Điều 5 quy định về việc Bàn giao, lắp đặt và nghiệm thu hàng hóa, cụ thể:
“Bên B tiến hành bàn giao hàng cho Bên A đúng thời hạn, địa điểm quy định tại Điều
Trang 42 của Hợp đồng này Hàng hóa bàn giao là hàng hóa đúng, đủ theo quy định của Hợp đồng này bao gồm Phụ lục đính kèm.”
Từ những điều trên, hai bên nhận thức, và tiến hành mua bán hàng hóa: Bên A mua hàng hóa của bên B là “Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh…” đi kèm với Phụ lục hợp đồng chứ không phải các bộ phận hợp nhất cấu thành của hàng hóa Các
bộ phận cấu thành, chi tiết của “hàng hóa” không được coi là “hàng hóa”
Đồng thời hàng hóa bàn giao là hàng hóa đúng, đủ và phải được tiến hành giao hàng đúng thời hạn, địa điểm là Bệnh viện Quân y 105, ngoài ra bên B sẽ phải hướng dẫn sử dụng cho bên A tại thời điểm bàn giao và nghiệm thu thiết bị
Như vậy, việc bên B giao hàng hóa không đầy đủ so với Thông báo giao hàng số 137-HDKT/CV/2018 là vi phạm quy định tại hợp đồng kinh tế hai bên đã ký Căn cứ vào Biên bản bàn giao thiết bị ngày 04/01/2019 của Công ty TL và Công ty
NM, danh mục hàng thiếu theo hợp đồng bao gồm:
Hộp tiệt trùng và bảo quản ống soi
Vỏ ống nong
Forceps lưỡng cực dài 20 cm
Ống kính soi 30 độ
Ống kính soi 45 độ
Ống kính soi 70 độ
Ống kính soi hướng nhìn 0 độ
Dao mổ điện cao tần kèm phụ kiện tiêu chuẩn
Căn cứ theo Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 2) ngày 24/01/2019 (Không có chữ ký và xác nhận giao hàng của 2 bên), danh mục hàng thiếu theo hợp đồng bao gồm:
Vỏ ống nong
Ống kính soi hướng nhìn 0 độ
Dao mổ điện cao tần kèm phụ kiện tiêu chuẩn
Căn cứ theo Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 3) ngày 13/03/2019, hai bên đã giao nhận số hàng còn thiếu được nêu trong Biên bản bàn giao thiết bị (đợt 2) thì việc hướng dẫn sử dụng chưa được tiến hành tại thời điểm giao hàng và Công ty TL không được đề cập lịch trình cụ thể
Như vậy, tính đến thời điểm ngày 13/03/2019, công ty TL mới nhận được toàn
bộ hàng hóa đúng, đủ theo quy định của Hợp đồng bao gồm phụ lục đính kèm tuy nhiên hai Bên chưa tiến hành nghiệm thu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa
Trang 5Theo quy định Luật thương mại quy định về quyền và nghĩa cụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể tại khoản 1, điều 34 quy định như sau:
“1 Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chấtlượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.”
Điều 41, Luật thương mại quy định về việc khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng, cụ thể:
“1 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời gian còn lại.”
Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ giao vật tại khoản 2, điều 279 thì: “Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.”
Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật đồng bộ như sau: “Vật đồng bộ
là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể
mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn
bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Xét theo khái niệm hệ thống thiết bị y tế, Bộ Y tế cũng đưa ra quy định tại điểm 4 Phụ lục II Thông tư 39/2016/TT-BYT như sau:
“Hệ thống trang thiết bị y tế bao gồm một số trang thiết bị y tế và phụ kiện hoặc các phụ kiện kết hợp với nhau thành một hệ thống, các thành phần trong hệ thống đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Từ một chủ sở hữu;
+ Dự định được sử dụng kết hợp để đạt được một mục đích sử dụng chung;+ Tương thích khi được sử dụng như một hệ thống;
Trang 6+ Là các thành phần cấu thành một hệ thống có tên gọi riêng Trường hợp hệ thống đó không có tên gọi riêng thì mỗi thành phần cấu thành hệ thống phải được thể hiện trên nhãn, hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kỹ thuật (catalogue) trong đó có chỉ định các bộ phận cấu thành này sẽ đượcsử dụng cùng với nhau thành một hệ thống.” Căn cứ theo Mục A.1 Phụ lục kèm theo hợp đồng số 137/QT-NM/2018 thì Hệ thống máy chính dùng cho phẫu thuật nội soi bao gồm: “1 Bộ xử lý hình ảnh full HD;
2 Đầu Camera full HD loại 1 chíp; 3 Nguồn sáng nội soi; 4 Cáp dẫn sáng; 5 Màn hình y tế chuyên dụng; 6 Dao mổ điện cao tần kèm phụ kiện tiêu chuẩn; 7 Xe đẩy chuyên dụng.”
Từ Phụ lục hợp đồng nêu trên có thể thấy “Dao mổ điện cao tần kèm phụ kiện tiêu chuẩn” là một trong những dụng cụ/bộ phận quan trọng bậc nhất nằm trong “Hệ thống máy chính dùng cho phẫu thuật nội soi”, là bộ phận không thể thiếu và quan trọng của: “Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh, tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng”
Như vậy công ty NM đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng thiếu bộ phận cấu thành chính của hệ thống là Vật đồng bộ: Hệ thống phẫu thuật nội soi thần kinh, tuyến yên, sàn sọ, bộ dụng cụ cột sống, cổ, thắt lưng Làm giảm/mất đi giá trị sử dụng hàng hóa
và có thể khiến cho việc thực hiện các công việc quan trọng nhất bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Bệnh viện quân y105 và các bác sĩ nói chung, làm ảnh hướng đến tập thể bệnh nhân cần điều trị bằng hệ thốngtrên nói riêng Điều này giống như việc mua các phụ gia, nguyên liệu cho đầu bếp nhưng không đưa “Dao” để Người đầu bếp nấu bữa tối
Từ những điều trên có thể kết luận: Công ty NM đã giao hàng chậm cho công
ty TL hệ thống phẫu thuật nội soi 37 ngày so với thời hạn 8 tuần , vi phạm nghĩa vụ giao hàng hóa theo quy định trong hợp đồng, tính từ ngày bên TL tạm ứng lần 1 cho công ty NM
Căn cứ theo điều 418 Bộ luật dân sự 2015 về Thỏa thuận phạt vi phạm thì:
“1 Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm 2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường luật liên quan có quy định khác.”
Căn cứ theo điều 300, 301 Luật Thương mại quy định về Phạt vi phạm và mức phạt vi phạm như sau:
Trang 7“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294 của Luật này.”
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”
Công ty NM cần thanh toán tiền phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2 điều 6 Hợp đồng số 137/QT-NM/2018: “Trong trường hợp giao hàng chậm bên B sẽ phải thông báo bằng văn bản nêu rõ nguyên nhân và cam kết thời gian giao hàng đồng thời chịu phạt 0.5% tổng giá trị hợp đồng cho mỗi ngày giao chậm nhưng không quá 15 ngày” Vậy số tiền công ty NM phải chịu phạt là: 0.5%x15x4.050.000.000 = 303.750.000 VNĐ(thấp hơn giá trị quy định tại Luật Thương mại là: 8%x4.050.000.000=324.000.000 VNĐ)
2 Công ty TL yêu cầu Công ty NM thanh toán tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế số 137/QT-NM/2018
Căn cứ vào điều 2 Hợp đồng kinh tế giữa công ty TL và công ty NM thì bên B
sẽ hướng dẫn sử dụng cho bên A tại thời điểm bàn giao và nghiệm thu thiết bị Căn cứ vào Biên bản bàn giao chứng từ giữa Công ty TL và Công ty NM, công ty NM chưa cung cấp Tài liệu hướng dẫn sử dụng bản tiếng Anh và tiếng Việt theo quy định tại điều 6 của Hợp đồng 2 bên đã ký
Là một đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị vật tư y tế chuyên nghiệp và lâu dài cho Bệnh viên quân y 105, chúng tôi – Công ty TNHH Kỹ thuật y tế TL luôn cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động mua bán trang thiết bị
y tế
Căn cứ điều 17 Theo quy định tại điều 46 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản
lý trang thiết bị y tế của Bộ Y tế thì: “Nghĩa vụ của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế bao gồm:
1, Thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì trang thiết bị y tế theo quy định củachủ sở hữu số lưu hành
2,Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng các thông tin về: a) Hướng dẫn sử dụng trang thiết bị y tế; các điều kiện bảo đảm an toàn, bảo quản, hiệu chuẩn, kiểm định, bảo dưỡng bảo trì trang thiết bị y tế;b) Thông báo về trang thiết bị y tế có lỗi
Trang 83, Duy trì hồ sơ theo dõi trang thiết bị y tế và thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này….”
Như vậy việc bàn giao thiết bị thiếu, không đồng bộ, không tiến hành nghiệm thu và hướng dẫn sử dụng, cũng như không cung cấp Tài liệu hướng dẫn sử dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Uy tín, hình ảnh và việc thực hiện nghĩa vụ của TL với
cơ sở y tế sử dụng thiết bị là Bệnh viện quân y 105
Bên cạnh đó, việc công ty NM cố tình không sắp xếp thời gian nghiệm thu và hướng dẫn sử dụng hàng hóa mặc dù công ty TL đã liên tục gửi công văn đề nghị công ty NM sắp xếp thời gian và nhân sự tiến hành công việc còn lại để hoàn thiện hợp đồng nêu trên khiến việc quyết toán của TL với Bệnh viện quân y 105 không thành Thiệt hại của TL từ việc làm này gây ra là:
50% giá trị hợp đồng chưa thanh toán giữa công ty TL và Bệnh viện quân y
105 giá trị lô hàng nêu trên Chi phí lãi vay cho số tiền đã tạm ứng cho công ty NM để nhập lô hàng nêu trên kể từ ngày 2 bên ký hợp đồng là ngày 31/10/2018
Tại Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến giao dịch dân sự về việc giao vật không đồng bộ như sau:
“1 Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Theo điều 419 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Thiệt hại được bồi thường do
vi phạm hợp đồngnhư sau:
“1.Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy địnhtại khoản 2 điều này, điều 13 và điều 360 của Bộ luật này
2.Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại”
Theo quy định tại điều 13, điều 360 Bộ luật dân sự thì: “Cá nhân, pháp nhân
có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Trang 9“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Căn cứ điều 302, 303 Luật Thương mại nêu trên về Bồi thường thiệt hại, căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định:
“1 Bồi thường thiệt hại là việc các bên bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
2.Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng
lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1 Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2 Có thiệt hại thực tế; 3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”
Việc bồi thường thiệt hại đã được hai bên quy định cụ thể tại hợp đồng số 317/QT-NM/2018 “Nếu bên B giao hàng chậm quá 15 ngày thì bên A có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại 7% giá trị hợp đồng đã ký.” Như vậy khi Luật thương mại không quyđịnh cụ thể, mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì hai bên bồi thường thiệt hại dựa trên thỏa thuận theo hợp đồng
Vì các lẽ trên, Công ty NM phải thanh toán tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nêu trên là 7% giá trị hợp đồng tương đương: 7%x4.050.000.000 = 283.500.000 VNĐ
3 Kết luận:
Công ty TL sẽ thanh toán sau khi Công ty NM thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ còn lại liên quan đến hợp đồng 137/QT-NM/2018 và trừ đi số tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nêu trên tổng cộng: 587.250.000 VNĐ
NHẬN XÉT
…
………
……….…
………
………
Trang 10………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………
…
………
………