dự báo giá trị trên thị thường một sản phẩm công nghiệp bằng kỹ thuật phân tích kết hợp

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
dự báo giá trị trên thị thường một sản phẩm công nghiệp bằng kỹ thuật phân tích kết hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do việc phân tích giá trị sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của khách hàng trong lĩnh vực tự động hóa nên trong nghiên cứu sẽ áp dụng quy trình phân tích thứ bậc AHP và kỹ t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

Trang 3

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: HÀ TRỌNG HOÀNG MSHV: 2170621 Ngày, tháng, năm sinh: 27/06/1991 Nơi sinh: Đắk Lắk

I TÊN ĐỀ TÀI: Dự Báo Giá Trị Trên Thị Trường Một Sản Phẩm Công Nghiệp Bằng Kỹ Thuật Phân Tích Kết Hợp

Forecasting the market value of an industrial product by using conjoint analysisForecasting the market value of an industrial product by using

conjoint analysis II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Xác định các giá trị tính năng mới cần thiết cho sản phẩm công nghiệp.2 Phân tích, khảo sát và áp dụng các kỹ thuật dự báo giá trị tính năng của sản

phẩm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

3 Đề xuất giá trị và tính năng của sản phẩm công nghiệp phù hợp với ứng dụngcụ thể theo yêu cầu của khách hàng.

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/09/2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2023

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Lê Song Thanh Quỳnh TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên

Trang 5

iii

LỜI CẢM ƠN

Thế là đã gần đến kết thúc 2 năm cao học với biết bao nhiêu kiến thức đã học hỏi được từ thầy cô và các bạn học viên cao học ngành Kỹ thuật Công nghiệp và thật sự những kỉ niệm đáng nhớ với ngôi trường Bách Khoa nói chung và khoa Cơ Khí nói riêng, chắc chắn sẽ không bao giờ có thể quên được và vẫn lưu giữ mãi trong kí ức của em

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô TS Lê Song Thanh Quỳnh và Thầy TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên Cô và Thầy đã hỗ trợ cũng như trao đổi nhiệt tình và giúp em đưa ra những ý tưởng mới lạ, sáng tạo để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao trong đề cương luận văn này

Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt luận văn tuy nhiên vẫn không thể tránh được những sai sót không mong muốn nên rất mong nhận được những lời khuyên quý giá từ quý thầy cô

Xin trân trọng cảm ơn

Tp HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2023

Học viên

Hà Trọng Hoàng

Trang 6

iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu này sẽ trình bày một quy trình dự báo giá trị của sản phẩm công nghiệp trong một công ty tự động hóa Sản phẩm động cơ Servo được lựa chọn để thực hiện việc nghiên cứu dự báo vì thuộc nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao về doanh số bán hàng

Do việc phân tích giá trị sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của khách hàng trong lĩnh vực tự động hóa nên trong nghiên cứu sẽ áp dụng quy trình phân tích thứ bậc (AHP) và kỹ thuật phân tích kết hợp (Conjoint Analysis) để phân tích xây dựng mô hình dự báo giúp tìm ra đặc điểm nổi bật trong hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu trong lĩnh vực tự động hóa Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở tin cậy rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm với các giá trị và tính năng mới

Trang 7

v

ABSTRACT

This study would present a process for forecasting the value of industrial product in an automation company Servo motor was selected to perform forecasting research since they belong to a product group with a high proportion of sales

Because product value analysis depends on the actual needs of customers in the field of automation, in the study the Analytical Hierarchy Process (AHP) and Conjoint Analysis would be applied to analyze and build a forecasting model to help find outstanding characteristics in the consumer behavior of target customer groups in the field of automation The results of this research are a reliable basis for shortening time and saving costs for research and development of products with new values and features

Trang 8

vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công việc do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô TS Lê Song Thanh Quỳnh và Thầy TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên

Các kết quả trong Luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình

Tp HCM, ngày 31 tháng 12 năm 2023

Hà Trọng Hoàng

Trang 9

1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu 4

1.3 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 4

1.4 Ý Nghĩa Nghiên Cứu 4

1.5 Nội Dung Nghiên Cứu 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1 Cơ Sở Lý Thuyết Và Quy Trình Phát Triển Sản Phẩm Công Nghiệp Trong Lĩnh Vực Tự Động Hóa 6

2.1.1 Khái niệm sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa 6

2.1.2 Mô hình phát triển sản phẩm mới 8

2.2 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng 14

2.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng 14

2.2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng 15

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 15

Trang 10

viii

2.3 Phân Tích Dữ Liệu Trong Dự Báo Xu Hướng Sử Dụng Sản Phẩm Công

Nghiệp 18

2.3.1 Khái niệm phân tích dữ liệu 18

2.3.2 Phân tích dữ liệu cơ bản 19

2.3.3 Phân tích thứ bậc - AHP 22

2.3.4 Phân tích kết hợp – Conjoint Analysis 27

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO GIÁ TRỊ VÀ TÌNH NĂNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO TỪ CÔNG TY BOSCH REXROTH 31

3.4.2 Mô hình dự báo sản phẩm động cơ Servo theo nhu cầu thị trường 42

3.4.3 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng động cơ Servo 45

3.4.4 Xác định mức độ quan tâm các sản phẩm hình thành theo yêu cầu 49

Trang 11

4.2 Khảo sát đánh giá kết quả 64

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 67

5.1 Kết quả đạt được 67

5.2 Hướng phát triển đề tài 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 12

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí 24

Bảng 2.2: Các trọng số theo từng tiêu chí 25

Bảng 2.3: RI ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét thêm 26

Bảng 2.4: Ví dụ các yếu tố và các cấp độ của yếu tố trong 28

Bảng 2.5: Ví dụ các sản phẩm giả định trong kỹ thuật phân tích kết hợp 28

Bảng 3.1: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn động cơ Servo từ yêu cầu khách hàng 46

Bảng 3.2: So sánh cặp các yếu tố ảnh hưởng theo yêu cầu khách hàng 48

Bảng 3.3: Sản phẩm giả định từ ma trận trực giao 50

Bảng 3.4: Thang đo (1-5) đánh giá mức độ yêu thích sản phẩm từ sự kết hợp các cấp độ yếu tố 51

Bảng 3.5: Kết quả phương pháp thống kê Pearson’s R và Kendall’s tau 54

Bảng 3.6: Giá trị tiện ích từng phần của các biến yếu tố và mức quan trọng tương đối của từng yếu tố 55

Bảng 4.1: Thông tin mô tả sản phẩm thiết kế theo yêu cầu khách hàng được chọn 60

Bảng 4.2: Bảng khảo sát đánh giá mức độ quan tâm về sản phẩm động cơ Servo của Bosch Rexroth 64

Trang 13

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Thiết bị công nghiệp tự động hóa 7

Hình 2.2: Mô hình Stage – Gate từ khám phá đến ra mắt sản phẩm 8

Hình 2.3: Mô hình hành vi người tiêu dùng 15

Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng 16

Hình 2.5: Biểu đồ khai thác dữ liệu 19

Hình 2.6: Biều đồ phân tích cụm 20

Hình 2.7: Biểu đồ phân tích theo nhóm 20

Hình 2.8: Biểu đồ phân tích hồi quy 21

Hình 2.9: Biểu đồ mạng nơ ron 21

Hình 2.10: Biều đồ phân tích nhân tố 22

Hình 2.11: Mô hình phân tích thứ bậc - AHP 23

Hình 2.12: Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên 23

Hình 3.1: Động cơ Servo của Bosch Rexroth 32

Hình 3.2: Kết quả doanh thu của bộ phận FA trong 2016 - 6/2023 33

Hình 3.3: Kết quả doanh thu của mảng sản phẩm AE từ 2016 – 6/2023 33

Hình 3.4: Kết quả kinh doanh của HCS và ACS từ 2016 – 6/2023 34

Hình 3.5: Mô hình dự báo giá trị và tính năng sản phẩm động cơ Servo 42

Hình 3.6: Các độ lệch thông thường 45

Hình 3.7: Cấu trúc thứ bậc AHP của việc lựa chọn động cơ Servo 47

Hình 3.8: Kết quả lựa chọn tiêu chuẩn quyết định 47

Hình 3.9: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong việc lựa chọn động cơ Servo 48

Trang 14

xii Hình 3.10: Biểu đồ phần trăm thể hiện yếu tố thương hiệu và mực độ của việc

lựa chọn động cơ Servo 52

Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm lựa chọn loại động cơ Servo tại TP.HCM 53

Hình 3.12: Hình ảnh bảng dữ liệu thang đo đánh giá từ khảo sát dữ lần 2 54

Hình 4.1: Bộ điều khiển thế hệ cũ ACS1 và thế hệ mới ACS2 60

Hình 4.2: Thiết kế bộ điều khiển thế hệ cũ ACS1 62

Hình 4.3: Thiết kế bộ điều khiển thế hệ mới ACS2 63

Hình 4.4: Biểu đồ hiển thị kết quả tỉ lệ bình chọn sự đồng ý mua hay không của khách hàng đối với sản phẩm động cơ Servo của Bosch Rexroth 65

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ bình chọn mẫu thiết kế động cơ Servo của Bosch Rexroth 66

Hình 5.1: Hình thành các cluster trong phần mềm Super Decisions 73

Hình 5.2: Hình thành các node trong phần mềm Super Decisions 73

Hình 5.3: Tạo liên kết node connexion trong cấu trúc AHP 74

Hình 5.4: Sơ đồ cấu trúc AHP trong phần mềm Super Decisions 74

Hình 5.5: So sánh các cặp các yếu tố theo yêu cầu khách hàng 75

Hình 5.6: Tạo thiết kế trực giao từ các yếu khảo sát trên phần mềm SPSS 77

Hình 5.10: Hình ảnh câu hỏi cho cuộc khảo sát lần 1 80

Hình 5.11: Hình ảnh câu hỏi cho cuộc khảo sát lần 2 81

Trang 15

xiii Hình 5.12: Hình ảnh kết quả thu thập dữ liệu từ khảo sát 1 82Hình 5.13: Hình ảnh kết quả thu thập dữ liệu từ khảo sát 2 82

Trang 16

xiv

DANH SÁCH VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ

STT Từ viết tắt Từ tiếng anh Nghĩa tiếng việt

1 R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển 2 PLC Programmable Logic

Controller

Bộ điều khiển lập trình

4 SOP Standard Operating Procedure Thủ tục vận hành tiêu chuẩn 5 AHP Analytic Hierarchy Process Quy trình phân tích thứ bậc 6 AC Alternating Current Dòng điện xoay chiều

8 CNC Computer Numerical Control Điều khiển số máy tính 9 FA Factory Automation Tự động hóa nhà máy 10 AT Assembly Technology Công nghệ lắp ráp

11 AE Automation & Electrification Tự động hóa và điện khí hóa 12 LT Linear Technology Công nghệ tịnh tiến

13 SPSS Statistical Package for the Social Sciences

Thống kê cho khoa học xã hội

Trang 17

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may Các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó gây bất tiện ở nhiều mặt.Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào Phát minh này được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần Trong thời gian này, ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling” Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó Bước tiến của ngành giao thông vận tải đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804 Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm [1] Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20 Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công

Trang 18

2 nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W Taylor (đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong).Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những vật liệu mới như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng rộng rãi trong đời sống, và trong các ngành công nghiệp Trong thời gian này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai này [1]

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này [1] Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số [2]

Trang 19

3 Trong thời đại ngày nay thì nhu cầu sử dụng về các sản phẩm tiêu dùng trong cuộc sống cũng như các hệ thống vận hành trong sản xuất của con người và xã hội ngày càng tăng cao kéo theo đó là việc đòi hỏi các dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghiệp cơ khí, điện tử và tự động hóa ngày càng phải hiện đại hơn có nhiều tính năng vượt trội hơn để có thể tạo ra năng suất về sản lượng và chất lượng của sản phẩm tốt hơn Thực tế thì ngành công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp cách mạng 4.0 và cùng với điều đó thì khả năng, kiến thức để tiếp cận công nghệ mới về các thiết bị công nghiệp của nguồn nhân lực kỹ thuật cũng đang dần thu hẹp khoảng cách lại so với nước ngoài Trong ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và tự động hóa nói chung thì xu hướng thiết kế và phát triển các tính năng mới của sản phẩm công nghiệp là cực kì quan trọng để đáp ứng tốt trong việc thay thế thiết bị cũ cũng như hữu ích trong việc thiết kế, chế tạo dây chuyền sản xuất hiện đại có thể đáp ứng được nhu cầu cao trong việc sử dụng vận hành của nguồn nhân lực trong khu vực vận hành sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội Nếu một sản phẩm công nghiệp của một thương hiệu nào đó được ra mắt và giới thiệu đến khách hàng nếu không nhận được sự mong đợi hay kì vọng về chất lượng, tính năng, nhu cầu và mục đích sử dụng nhất định thì cũng có thể xảy những thất bại liên quan đến doanh thu, lợi nhuận và xa hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của doanh nghiệp cung cấp thiết bị và đây là các vấn đề quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Tuy nhiên sự nhận định của mỗi nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm công nghiệp trong từng lĩnh vực là sẽ khác sau và cũng theo những quan điểm mang tính chất định tính Bằng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thông qua các kỹ thuật dự báo xu hướng sẽ giúp phân loại được các nhóm khách hàng tương ứng với việc sử dụng các tính năng cụ thể và thiết yếu của sản phẩm công nghiệp kết hợp với việc thiết kế đề xuất giá trị theo yêu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường để có thể tạo ra được những sản phẩm, thiết bị phù hợp với yêu cầu nhằm đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Từ những quan sát và nhận định ban đầu đó, cùng với quá trình làm việc và theo dõi xu hướng sử dụng sản phẩm công nghiệp em nhận thấy còn nhiều vấn đề

Trang 20

4 liên quan đến sản phẩm cần phải được thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của khách

hàng Xuất phát từ những lý do như trên thì em đã thực hiện đề tài “Dự Báo Giá Trị Trên Thị Trường Một Sản Phẩm Công Nghiệp Bằng Kỹ Thuật Phân Tích Kết Hợp”

1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu

Nghiên cứu này được hình thành và phát triển dựa trên các phương pháp phân tích và kỹ thuật dự báo Gồm có 3 mục tiêu chính:

- Nghiên cứu đặc điểm và hành vi, ứng dụng, sử dụng sản phẩm công nghiệp của các khách hàng trong lĩnh vực tự động hóa Từ đó, xác định được các đặc điểm nổi bật trong hành vi ứng dụng và sử dụng của nhóm khách hàng mục tiêu, góp phần xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển thêm các tính năng mới của sản phẩm công nghiệp trong sản xuất và kinh doanh

- Ứng dụng được các kỹ thuật phân tích dữ liệu để đánh giá tính khả thi của sản phẩm công nghiệp và xây dựng mô hình dự báo giá trị cũng như tính năng của sản phẩm công nghiệp theo nhu cầu thị trường nhằm tăng tính khả thi, giảm thiểu thời gian và chi phí cho quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới - Dựa vào kết quả phân tích, dự báo xu hướng, hành vi sử dụng để tiến hành tập

hợp dữ liệu cho báo cáo gửi đến bộ phận R&D của nhà máy để tiến hành việc phát triển tính năng mới của sản phẩm

1.3 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu

- Đặc điểm sử dụng sản phẩm công nghiệp Động cơ Servo của nhóm đối tượng

khách hàng mục tiêu

- Thời gian thực hiện: tháng 06/2023 – 12/2023

1.4 Ý Nghĩa Nghiên Cứu

- Đề tài góp phần vào việc phát triển và mở rộng các ứng dụng công nghệ mới và các kỹ thuật phân tích dữ liệu vào các vấn đề trong thực tế

Trang 21

5 - Đề tài là nền tảng trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới và kỹ thuật phân tích dữ liệu để dự báo xu hướng sử dụng thiết bị công nghiệp với tính năng mới

1.5 Nội Dung Nghiên Cứu

Nội dung nghiên cứu với cấu trúc gồm 5 chương:

Chương 1: Phần mở đầu bao gồm tính cấp thiết đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và ý nghĩa khoa học của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về phát triển sản phẩm mới, các kỹ thuật phân tích dữ liệu trong dự báo giá trị tính năng của sản phẩm công nghiệp

Chương 3: Xây dựng mô hình dự báo giá trị tính năng của sản phẩm thiết bị theo nhu cầu thị trường

Chương 4: Thiết kế và phát triển sản phẩm theo yêu cầu khách hàng Chương 5: Kết quả đạt được và hướng phát triển của nghiên cứu

Trang 22

2.1.1 Khái niệm sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa

Sản phẩm công nghiệp là thiết bị giúp con người tiết kiệm được nhiều sức lực và thời gian bao gồm các nhà sản xuất máy móc, công cụ, thiết bị hoặc phương tiện được sử dụng để sản xuất, chiết xuất, thu hoạch hoặc xử lý một sản phẩm khác Hiện nay hầu như mọi lĩnh vực, ngành nghề sản xuất công nghiệp đều ứng dụng các loại máy móc sản phẩm công nghiệp để nâng cao năng suất, gia tăng hiệu quả

Hiểu được sản phẩm công nghiệp là gì mọi người sẽ thấy được tính ứng dụng của nó Từ ngành nông nghiệp đến các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, điện tử, y tế đều ứng dụng sản phẩm công nghiệp Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định, một doanh nghiệp muốn phát triển vượt bậc thì cần ứng dụng các loại máy móc, thiết bị cần được trang bị công nghệ hiện đại, số lượng nhiều và tính ứng dụng cao

So với sản xuất thủ công, máy móc giúp sản xuất chuyên nghiệp hơn, tốc độ hơn, chính xác và nhạy bén hơn Nhờ đó tăng năng suất sản xuất, chi phí rẻ và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Và điều đặc biệt nhất, thiết bị máy móc công nghiệp còn làm được nhiều công việc mà con người không thể tự làm được, làm việc trong môi trường nguy hiểm hay làm việc liên tục mà không cần nghỉ ngơi

Sản phẩm công nghiệp trong tự động hóa bao gồm: Thiết bị cảm biến, Biến tần, Bộ lập trình PLC, Các cơ cấu truyền động, Robot, Động cơ Servo, v.v…

Trang 23

7 Sản phẩm công nghiệp được phân thành 2 loại:

Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới Chi phí để phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn [3]

Sản phẩm mới tuyệt đối: Sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán hàng) Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao [3]

Phát triển sản phẩm mới: là quá trình biến các ý tưởng thành cơ hội kinh doanh, là tất cả hoạt động cần thiết nhằm phát triển những biến đổi, lựa chọn và hiện thực hóa những biến đổi đó thành giá trị cho khách hàng [3]

Hình 2.1: Thiết bị công nghiệp tự động hóa

Trang 24

8

2.1.2 Mô hình phát triển sản phẩm mới

Mô hình Stage - Gate là một quy trình phát triển sản phẩm có tổ chức, có cấu trúc, được sử dụng để giảm lỗi sản phẩm và tăng sự thành công của các công ty trong việc đưa ra sản phẩm mới Mô hình Stage - Gate là một phương pháp thành công đã được chứng minh và nhiều công ty quốc tế đã sử dụng nó khi đưa ra sản phẩm mới [4]

Giai đoạn ý tưởng: Khám phá [4]

Các ý tưởng là sự kích hoạt cho Stage - Gate Sự mong đợi một sản phẩm mới sẽ không trọn vẹn nếu thiếu hụt trong các ý tưởng để hình thành sản phẩm mới Nhu cầu về những ý tưởng cao có nghĩa là giai đoạn hình thành ý tưởng là then chốt

Cổng 1: Sàng lọc ý tưởng [4]

Sàng lọc ý tưởng là quyết định đầu tiên để cam kết nguồn lực cho “Dự án” vào thời điểm này Cổng 1 gần như là một bước “sàng lọc” và có nghĩa là dự án được đề xuất phải tuân theo một số tiêu chí định tính như: sự liên kết chiến lược, tính khả thi của dự án, mức độ cơ hội và sức hấp dẫn của thị trường, lợi thế sản phẩm, khả năng tận dụng các nguồn lực của công ty và phù hợp với chính sách của công ty Tiêu chí tài chính thường không nằm trong bước sàng lọc đầu tiên này

Giai đoạn 1: Xác định phạm vi [4]

Hình 2.2: Mô hình Stage – Gate từ khám phá đến ra mắt sản phẩm

Trang 25

9 Giai đoạn đầu tiên này có mục tiêu xác định giá trị kỹ thuật và thị trường của dự án: Giai đoạn 1 tương đương với việc xác định phạm vi của dự án, liên quan đến nghiên cứu tại văn phòng hoặc công việc điều tra và rất ít hoặc không có nghiên cứu chính nào được thực hiện ở đây Giai đoạn 1 thường được thực hiện trong thời gian chưa đầy một tháng theo lịch và nỗ lực làm việc của 5-20 ngày công Nó bao gồm các công việc như:

• Đánh giá thị trường sơ bộ • Đánh giá kỹ thuật sơ bộ • Đánh giá kinh doanh sơ bộ

Thường thì một “nhóm” gồm 1-2 người được tập hợp để thực hiện công việc sơ bộ này, với một “trưởng nhóm lâm thời” được chỉ định

Cổng 2: Sàng lọc lần hai [4]

Dự án hiện đang chịu sự sàng lọc thứ hai và có phần nghiêm ngặt hơn: Cổng 2 về cơ bản là sự lặp lại của Cổng 1: Dự án được đánh giá lại dựa trên thông tin mới thu được trong Giai đoạn 1 Nếu quyết định Tiếp tục ở Cổng 2, dự án chuyển sang giai đoạn đầu tư nhiều hơn Bên cạnh các tiêu chí định tính được sử dụng ở Cổng 1, lợi nhuận tài chính được đánh giá ở Cổng 2, nhưng chỉ bằng một phép tính tài chính nhanh chóng và đơn giản (ví dụ: thời gian hoàn vốn)

Bước sang Giai đoạn 2, “nhóm” có thể được mở rộng và một trưởng nhóm thực sự sẽ được chỉ định

Giai đoạn 2: Xây dựng đề án kinh doanh [4]

Đây là một giai đoạn “thực hiện hoặc dừng lại” Giai đoạn 2 là nơi xây dựng Đề án kinh doanh: Giai đoạn này là giai đoạn điều tra chi tiết, xác định rõ ràng sản phẩm và xác minh mức độ tiềm năng của dự án trước khi đầu tư mạnh hơn Đây cũng là giai đoạn quan trọng – hầu hết các thất bại của sản phẩm mới đều bắt nguồn từ giai đoạn này và giai đoạn này luôn được coi là “thực hiện yếu kém” trong vô số nghiên cứu kiểm chuẩn

Trang 26

10 Các nhiệm vụ chính trong Giai đoạn 2 bao gồm:

• Phân tích thị trường, để xác định quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng chính và động lực thành công

• Nghiên cứu về khách hàng để xác định nhu cầu, mong muốn, tài liệu tham khảo và sự hạn chế từ khách hàng để giúp xác định sản phẩm mới “thành công”

• Phân tích cạnh tranh

• Thử nghiệm mẫu để xác nhận mẫu sản phẩm được đề xuất

• Thẩm định kỹ thuật chi tiết - tập trung vào tính khả thi kỹ thuật của dự án • Hoạt động hoặc đánh giá nguồn cung cấp

• Định nghĩa về sản phẩm mới thành công: thị trường mục tiêu, mẫu mã sản phẩm, chiến lược định vị, lợi ích mang lại, đề xuất giá trị và thuộc tính sản phẩm, yêu cầu và thông số kỹ thuật cao cấp

• Phân tích tài chính và kinh doanh chi tiết liên quan đến phương pháp chiết khấu dòng tiền (NPV và IRR), hoàn chỉnh với phân tích độ nhạy để xem xét các rủi ro giảm giá có thể xảy ra

Kết quả của Giai đoạn 2 là một Đề án kinh doanh cho dự án: • Định nghĩa sản phẩm - chìa khóa thành công

• Giải thích kỹ lưỡng về dự án (cơ sở tài chính và kinh doanh) • Kế hoạch dự án chi tiết (kế hoạch hành động hoặc “tiếp tục”)

Giai đoạn 2 đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn so với Giai đoạn 1 và được xử lý tốt nhất bởi một nhóm bao gồm các thành viên đa chức năng - nhóm cốt lõi của nhóm dự án cuối cùng và trưởng nhóm

Cổng 3: Đi đến việc phát triển sản phẩm [4]

Đây là cổng cuối cùng trước giai đoạn Phát triển, điểm cuối cùng mà dự án có thể bị hủy bỏ trước khi bước vào giai đoạn đầu tư lớn Khi đã qua Cổng 3, các cam

Trang 27

11 kết tài chính có thể rất lớn Trong thực tế, Cổng 3 có nghĩa là “đầu tư nhiều hơn” Cổng 3 cũng tạo ra một "đăng xuất" của định nghĩa dự án và sản phẩm

Mặt định tính của việc đánh giá cổng này liên quan đến việc xem xét từng nhiệm vụ trong Giai đoạn 2 và kiểm tra xem các nhiệm vụ đó đã được thực hiện chưa, chất lượng thực hiện có tốt không và kết quả là tích cực Tiếp theo, Cổng 3 đặt dự án một lần nữa vào tập hợp các tiêu chí Phải Đáp ứng và Nên Đáp ứng được sử dụng ở Cổng 2, nhưng lần này với sự chặt chẽ hơn nhiều và có lợi cho dữ liệu vững chắc hơn Cuối cùng, vì cam kết chi tiêu mạnh tay thường là kết quả của quyết định Đi ở Cổng 3, kết quả phân tích tài chính là một phần quan trọng của màn hình này

Nếu quyết định là Tiếp tục, Cổng 3 sẽ thấy cam kết đối với định nghĩa sản phẩm và thỏa thuận về kế hoạch dự án vạch ra con đường phía trước: Kế hoạch phát triển, các hoạt động sơ bộ và kế hoạch tiếp thị được xem xét và phê duyệt tại cổng này Nhóm dự án đầy đủ - một nhóm đa chức năng, được trao quyền do một nhà lãnh đạo có thẩm quyền đứng đầu - được chỉ định

Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm [4]

Giai đoạn 3 cho thấy được việc thực hiện kế hoạch phát triển và sự phát triển thực sự của sản phẩm Đối với các sản phẩm vật lý, điều này thường có nghĩa là công trình kỹ thuật, kỹ thuật (ví dụ: CNTT) hoặc khoa học và thiết kế vật lý và phát triển vật lý của sản phẩm Đối với các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ được “thiết kế” và quy trình vận hành để cung cấp dịch vụ với khách hàng và/hoặc SOP (tiêu chuẩn vận hành thủ tục) được vạch ra trong giai đoạn này Thử nghiệm alpha, thử nghiệm nội bộ hoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở Giai đoạn 3 đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu trong các điều kiện được kiểm soát

Đối với các dự án dài, nhiều mốc quan trọng và đánh giá dự án định kỳ được đưa vào kế hoạch phát triển Bản thân đây không phải là các cổng: Các quyết định Đi/Hủy Bỏ không được đưa ra ở đây; thay vào đó, những điểm kiểm tra quan trọng cung cấp cho việc kiểm soát và quản lý dự án Thử nghiệm nội bộ mở rộng, thử nghiệm alpha hoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng thường diễn ra trong

Trang 28

12 giai đoạn này “Sản phẩm có thể bàn giao” ở cuối Giai đoạn 3 là nguyên mẫu thử nghiệm nội bộ của sản phẩm thực sự dành cho thử nghiệm beta, thử nghiệm người dùng hoặc thử nghiệm thực địa

Các công ty hàng đầu hiện đang kết hợp các phương pháp Agile từ thế giới CNTT với Stage-Gate, ban đầu dành cho các sản phẩm CNTT, nhưng gần đây nhất là dành cho các sản phẩm vật lý mới và trong nhiều ngành khác nhau Các phương pháp Agile này nhấn mạnh vào các giai đoạn chạy nước rút trong thời gian ngắn (thường là 2-4 tuần), phân phối nhanh các sản phẩm lặp lại có thể được chứng minh cho các bên liên quan (trong vài tuần chứ không phải vài tháng), các nhóm hợp tác chuyên dụng và phản ứng nhanh chóng với nhu cầu và thay đổi của khách hàng trong nhu cầu Sự tích hợp ban đầu của Stage-Gate và Agile thường diễn ra đầu tiên trong các giai đoạn kỹ thuật, cụ thể là Phát triển và Thử nghiệm (giai đoạn 3 và 4 tại đây)

Cổng 4: Đi tới việc thử nghiệm sản phẩm [4]

Đánh giá sau phát triển này là kiểm tra tiến độ và sức hấp dẫn liên tục của sản phẩm và dự án Công việc phát triển được xem xét và kiểm tra, đảm bảo rằng công việc đã được hoàn thành một cách chất lượng và sản phẩm được phát triển thực sự phù hợp với định nghĩa ban đầu được chỉ định tại Cổng 3

Cổng này cũng xem xét lại tính kinh tế của dự án thông qua phân tích tài chính sửa đổi dựa trên dữ liệu mới và chính xác hơn Các kế hoạch kiểm tra hoặc xác nhận cho giai đoạn tiếp theo được phê duyệt để triển khai ngay lập tức và các kế hoạch vận hành và ra mắt thị trường chi tiết được xem xét để thực hiện trong tương lai

Giai đoạn 4: Thử nghiệm và kiểm tra sản phẩm [4]

Giai đoạn này kiểm tra và xác nhận toàn bộ khả năng tồn tại của dự án: bản thân sản phẩm, quy trình sản xuất, sự chấp nhận của khách hàng và tính kinh tế của dự án Nó cũng bắt đầu xác nhận rộng rãi bên ngoài của sản phẩm và dự án Một số nhiệm vụ được thực hiện ở Giai đoạn 4:

• Thử nghiệm sản phẩm nội bộ: thử nghiệm mở rộng trong phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm alpha (ngoài những thử nghiệm trong Giai đoạn 3) để kiểm tra chất

Trang 29

13 lượng sản phẩm và hiệu suất sản phẩm trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc được kiểm soát

• Thử nghiệm beta, người dùng hoặc thực địa của sản phẩm: để xác minh rằng sản phẩm hoạt động trong các điều kiện sử dụng thực tế và cũng để đánh giá phản ứng của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm – để thiết lập ý định mua hàng

• Sản xuất hoặc vận hành thử nghiệm, giới hạn hoặc thí điểm: để kiểm tra, gỡ lỗi và chứng minh quy trình sản xuất hoặc vận hành, đồng thời xác định chi phí và sản lượng sản xuất/vận hành chính xác hơn (thường thiết bị sản xuất được mua và thử nghiệm tại đây)

• Thị trường thử nghiệm trước, thị trường thử nghiệm mô phỏng, thị trường thử nghiệm đầy đủ hoặc bán thử: để đánh giá phản ứng của khách hàng, đo lường hiệu quả của kế hoạch ra mắt và xác định thị phần và doanh thu dự kiến

• Phân tích tài chính và kinh doanh đã sửa đổi: để kiểm tra khả năng kinh doanh và khả năng kinh tế của dự án, dựa trên dữ liệu doanh thu và chi phí mới và chính xác hơn

Đôi khi Giai đoạn 4 mang lại kết quả tiêu cực, vì vậy, nó quay trở lại Giai đoạn 3 Việc lặp đi lặp lại trong toàn bộ hệ thống Cổng – Giai đoạn là hoàn toàn có thể xảy ra, thực sự là có thể xảy ra

Cổng 5: Đi tới việc ra mắt sản phẩm [4]

Cổng cuối cùng này mở ra cơ hội thương mại hóa hoàn toàn - tung ra thị trường và bắt đầu sản xuất hoặc vận hành đầy đủ Đó là điểm cuối cùng mà dự án vẫn có thể bị hủy bỏ Cổng này tập trung vào kết quả của các nhiệm vụ trong Giai đoạn Kiểm tra và Xác nhận Các tiêu chí để vượt qua cổng tập trung chủ yếu vào “kiểm tra mức độ sẵn sàng” rằng tất cả đã sẵn sàng về mặt thương mại; lợi nhuận tài chính dự kiến tiếp tục tích cực; và sự phù hợp của các kế hoạch khởi động và vận hành Các kế hoạch hoạt động và tung ra thị trường được xem xét và phê duyệt để thực hiện trong Giai đoạn 5

Trang 30

14

Giai đoạn 5: Ra mắt sản phẩm [4]

Giai đoạn cuối cùng này liên quan đến việc thực hiện cả kế hoạch tung ra thị trường và kế hoạch sản xuất hoặc vận hành Đưa ra một kế hoạch hành động được cân nhắc kỹ lưỡng và được hỗ trợ bởi các nguồn lực phù hợp cũng như quá trình thực thi chặt chẽ, và tất nhiên, loại trừ mọi sự kiện không lường trước được, sản phẩm mới sẽ thành công

Giai đoạn đánh giá: Đánh giá lại sản phẩm sau khi ra mắt [4]

Tại một số thời điểm sau khi thương mại hóa (thường là 6-18 tháng) thì dự án sản phẩm mới phải kết thúc và sản phẩm mới này trở thành “sản phẩm phổ thông” trong dòng sản phẩm của công ty Đây cũng là điểm mà hiệu suất của dự án và sản phẩm được xem xét Dữ liệu mới nhất về doanh thu, chi phí, chi tiêu, lợi nhuận và thời gian được so sánh với các dự đoán của Cổng 3 và 5 để đánh giá hiệu suất Cuối cùng, một cuộc kiểm toán sau - một đánh giá quan trọng về điểm mạnh và điểm yếu của dự án, những gì có thể học được từ dự án này và cách thức thực hiện dự án tiếp theo tốt hơn - được thực hiện Đánh giá này đánh dấu sự kết thúc của dự án Lưu ý rằng nhóm dự án và người lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm về sự thành công của dự án trong suốt giai đoạn sau khi ra mắt này, cho đến thời điểm đánh giá sau khi ra mắt

2.2 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng 2.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là hành động để tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ bao gồm cả quá trình tâm lý xã hội xảy ra trước và sau khi hành động [5]

Trang 31

15

2.2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng

Mô hình hành vi người tiêu dùng được Philip Kotler hệ thống lại các yếu tố dẫn tới quyết định mua hàng [5]

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Khi một doanh nghiệp nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng sẽ giúp được doanh nghiệp có thể phân tích và hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu từ đó giúp doanh nghiệp có các chiến lược kinh doanh giúp đáp ứng tốt được các yêu cầu cụ thể từ khách hàng

Hình 2.3: Mô hình hành vi người tiêu dùng

Trang 32

16 Các yếu tố ảnh hưởng được chia thành 4 nhóm chính:

• Nhóm 1: Các yếu tố văn hóa

Mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đều có một nền văn hóa với những nét đặc trưng riêng Những công dân sống tại đó ít nhiều đều thừa hưởng các đặc điểm của nền văn hóa đó Các đặc điểm của mỗi nền văn hóa đều sẽ tác động đến nhận thức của con người về mọi mặt trong cuộc sống, bao gồm cả những hành vi liên quan đến tiêu dùng sản phẩm

• Nhóm 2: Các yếu tố xã hội

Tầng lớp xã hội có thể xem là yếu tố đại diện cho mức thu nhập của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng như tiêu chí chọn mua sản phẩm/dịch vụ, thời điểm và mức độ thường xuyên chi tiêu, các địa điểm và cách thức mua sắm, thanh toán…

• Nhóm 3: Các yếu tố cá nhân ➢ Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố đầu tiên tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng Ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình trưởng thành và lão hóa, con người sẽ cần những sản phẩm, dịch vụ khác nhau để phù hợp cho sự thay đổi về nhu cầu về cuộc sống và trong công việc hiện tại

➢ Nghề nghiệp

Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Trang 33

17 Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có sự lựa chọn khác nhau về các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho công việc như điện thoại, laptop, xe cộ, trang phục bảo hộ…

➢ Hoàn cảnh kinh tế

Tình hình kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm Trong thời đại ngày càng có ý thức về giá trị, hầu hết các công ty đã thực hiện các bước để tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách thiết kế lại, tái định vị và định giá lại các sản phẩm và dịch vụ của họ

➢ Phong cách sống

Phong cách sống là kiểu sống của một người được thể hiện qua đồ họa tâm lý của người đó Nó liên quan đến việc đo lường các khía cạnh chính của người tiêu dùng - hoạt động (công việc, sở thích, mua sắm, thể thao, sự kiện xã hội), sở thích (thực phẩm, thời trang, gia đình, giải trí) và ý kiến (về bản thân họ, các vấn đề xã hội, kinh doanh, sản phẩm) Phong cách sống thể hiện điều gì đó sâu sắc hơn tầng lớp xã hội hay tính cách của một người Nó mô tả toàn bộ khuôn mẫu hành động và tương tác của một người trên thế giới

• Nhóm 3: Các yếu tố tâm lý ➢ Động lực

Con người luôn có những nhu cầu ở những thời điểm nhất định Ví dụ: nhu cầu thể hiện tình cảm chính là yếu tố tạo nên động lực để cánh đàn ông mua các bó hoa vào những dịp lễ, kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật… Động lực có thể đến với con người qua các sự việc xảy ra trong cuộc sống, có thể là khách quan hay chủ quan

➢ Khả năng nhận thức

Nhận thức tác động đến cách con người ứng xử trong những hoàn cảnh nhất định Khả năng nhận thức và lĩnh hội sẽ tác động mạnh mẽ đến cách phản ứng của con người trước các thông điệp quảng cáo từ doanh nghiệp, cũng như trong thói quen chi tiêu và mua sắm Ví dụ: một số người tiêu dùng khi nhận thức được về vấn đề bảo

Trang 34

18 vệ môi trường sẽ có xu hướng sử dụng các túi vải, ly inox… thay cho túi nylon, chai nhựa…

➢ Niềm tin thái độ

Niềm tin là cách con người chúng ta nhìn nhận về một vấn đề cụ thể, dựa trên kiến thức, cảm xúc, trong khi thái độ biểu thị sự đánh giá của con người về vấn đề ấy, thông qua nét mặt, ngữ điệu, lời nói, cử chỉ… Chính vì thế, niềm tin và thái độ của một người về sản phẩm/dịch vụ hay về hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người này đối với doanh nghiệp Ví dụ: những người tin vào tâm linh rất quan trọng hướng cửa, hướng bếp… khi chọn mua nhà

2.3 Phân Tích Dữ Liệu Trong Dự Báo Xu Hướng Sử Dụng Sản Phẩm Công Nghiệp

2.3.1 Khái niệm phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu là quá trình thu thập, mô hình hóa và phân tích dữ liệu để rút ra những hiểu biết sâu sắc hỗ trợ việc ra quyết định Có một số phương pháp và kỹ thuật để thực hiện phân tích tùy thuộc vào ngành và mục đích của phân tích, chủ yếu dựa trên hai lĩnh vực cốt lõi: phương pháp định lượng và phương pháp

định tính trong nghiên cứu [6]

• Dữ liệu định lượng (quantitative data) là các thước đo giá trị hoặc số

lượng và được biểu thị dưới dạng số Dữ liệu định lượng là dữ liệu về các biến số, trả lời cho các câu hỏi về số lượng như bao nhiêu? hoặc tần suất bao nhiêu?

• Dữ liệu định tính (qualitative data) mô tả phẩm chất hoặc đặc điểm, nó

có thể được biểu thị bằng tên, ký hiệu hoặc mã số Dữ liệu định tính trả lời cho các câu hỏi về tính chất như loại gì? như thế nào?

Trang 35

19 Quá trình khai thác và phân tích dữ liệu là một quá trình phức tạp bao gồm kho dữ liệu chuyên sâu cũng như các công nghệ tính toán Hơn nữa, khai thác dữ liệu không chỉ giới hạn trong việc trích xuất dữ liệu mà còn được sử dụng để chuyển đổi, làm sạch, tích hợp dữ liệu và phân tích mẫu

2.3.2 Phân tích dữ liệu cơ bản

• Phân tích cụm

Phân tích cụm là kỹ thuật nhóm một tập hợp các phần tử dữ liệu giống nhau với nhau Vì không có dữ liệu mục tiêu khi phân nhóm, phương pháp này thường được sử dụng để tìm các mô hình ẩn trong dữ liệu Phương pháp này cũng được sử dụng để cung cấp ngữ cảnh cho một xu hướng hoặc tập dữ liệu Bằng cách nhóm khách hàng thành các cụm dựa trên nhân khẩu học, hành vi mua hàng, giá trị tiền tệ hoặc bất kỳ yếu tố nào khác có thể liên quan đến công ty của bạn, bạn sẽ có thể ngay lập tức tối ưu hóa nỗ lực của mình và mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất dựa trên về nhu cầu của họ

Hình 2.5: Biểu đồ khai thác dữ liệu

Trang 36

20

• Phân tích theo nhóm

Phân tích theo nhóm là việc phân tích hành vi khách hàng phân theo nhóm dựa trên các đặc điểm như: thời gian, kích thước và phân khúc khách hàng Việc sử dụng các nhóm này để phân tích dữ liệu giúp cho công ty/doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn để điều chỉnh, đưa ra hướng giải quyết: giảm giá sản phẩm, tiếp cận đúng phân khúc thị trường, thiết kế các chương trình khuyến mãi… trong từng thời điểm nhất định

• Phân tích hồi quy

Hình 2.6: Biều đồ phân tích cụm

Hình 2.7: Biểu đồ phân tích theo nhóm

Trang 37

21 Phân tích hồi quy là kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc và biến độc lập Nó cho phép đạt được kết quả ước lượng tốt nhất về mối quan hệ chân thực giữa các biến số Từ phương trình ước lượng được này, người ta có thể dự báo về biến phụ thuộc (chưa biết) dựa vào giá trị cho trước của biến độc lập (đã biết)

• Mạng nơ ron

Mạng nơ-ron nhân tạo hoạt động tương tự như mạng nơ-ron của con người Một "nơron thần kinh" trong mạng nơ-ron nhân tạo là một hàm toán học có chức năng thu thập và phân loại thông tin theo một cấu trúc cụ thể Mạng nơ-ron nhân tạo chứa các lớp bao hàm các nút (node) được liên kết với nhau Mỗi nút là một tri giác (hay một nơ-ron nhân tạo), cấu tạo tương tự như một hàm hồi qui đa tuyến tính

Hình 2.8: Biểu đồ phân tích hồi quy

Hình 2.9: Biểu đồ mạng nơ ron

Trang 38

22

• Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là một loại phân tích dữ liệu được sử dụng để mô tả sự thay đổi giữa các dữ liệu quan sát, tương quan về số lượng các dữ liệu không được quan sát có khả năng thấp hơn được gọi là nhân tố Mục đích ở đây là phát hiện ra các dữ liệu tiềm ẩn độc lập, một phương pháp phân tích lý tưởng để hợp lý hóa các phân đoạn dữ liệu cụ thể

• Phân tích văn bản

Phân tích văn bản là quá trình lấy một lượng lớn dữ liệu văn bản và sắp xếp nó theo cách giúp dễ quản lý hơn Bằng cách thực hiện quá trình phân tích văn bản một cách chi tiết để trích xuất dữ liệu thực sự có liên quan đến doanh nghiệp và sử dụng dữ liệu đó để phát triển thành những thông tin hữu ích Bằng cách phân tích dữ liệu từ các nguồn dựa trên từ ngữ khác nhau, bao gồm đánh giá sản phẩm, bài báo, thông tin liên lạc trên mạng xã hội và câu trả lời

khảo sát, để tìm hiểu thông tin cũng như nhu cầu, sở thích của đối tượng

2.3.3 Phân tích thứ bậc - AHP

• Khái niệm phân tích thứ bậc - AHP [7] [8] [9]

Phương pháp phân tích bậc - AHP (Analytic Hierarchy Process) là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề đa điều kiện Quy trình ra quyết định theo nhiều tiêu chí được đề xuất bởi Thomas L Saaty (1977) AHP là một phương pháp định lượng, được sử dụng để đánh giá các phương án và chọn

Hình 2.10: Biều đồ phân tích nhân tố

Trang 39

23 một phương án thỏa mãn các tiêu chí trước đó Thay vì yêu cầu một khối dữ liệu lớn, AHP sử dụng ý kiến chuyên gia và không cần quá nhiều dữ liệu để phân tích

Quy trình phân tích theo thứ bậc có thể xem xét nhiều tiêu chí nhỏ đồng thời với các nhóm tiêu chí và có thể kết hợp phân tích cả yếu tố định tính lẫn định lượng

Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh các cặp phương án và một cơ chế tính toán cụ thể

• Quy trình thực hiện phân tích thứ bậc - AHP [10]

Bước 1: Xây dựng cấu trúc thứ bậc của bài toán: Xác định mục tiêu (Goal),

các tiêu chí đánh giá (Criteria) và các phương án lựa chọn (Alternative) Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí

Hình 2.11: Mô hình phân tích thứ bậc - AHP

Hình 2.12: Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên

Trang 40

24 Tiến hành thực hiện việc so sánh các tiêu chí theo từng cặp, mức độ quan trọng của các cặp tiêu chí Các mức độ ưu tiên (các giá trị aij, với i chạy theo hàng, j chạy theo cột) theo cặp của các tiêu chí có các giá trị nguyên dương từ 1 đến 9 hoặc nghịch đảo của các số này, ta được ma trận vuông (nxn) như Bảng 2.1

Hệ số của ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các thành phần, yếu tố hay các tiêu chí Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua ý kiến chuyên gia Giá trị hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu trong việc định lượng trọng số cho các mục tiêu là nhược điểm của phương pháp này

Giả sử tiêu chí C1 có mức độ ưu tiên bằng 1/3 tiêu chí C3, khi ấy tiêu chí C3 sẽ có mức độ ưu tiên bằng 3 lần tiêu chí C1 Ta ghi vào dòng tương ứng với C1 và cột C3 giá trị 1/3, dòng tương ứng C3 và cột C1 giá trị 3 như trong Bảng 2.2

Bảng 2.1: Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí

Bảng 2.2: Ví dụ ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan