1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu luận triết học nhìn nhận phân tích dưới góc độ triết học những quy định của pháp luật hạn chế bất cập không đi đời sống không được áp dụng ở xã hội việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhìn nhận, phân tích dưới góc độ triết học những quy định của pháp luật hạn chế, bất cập, không đi đời sống, không được áp dụng ở xã hội Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Long
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Vinh
Trường học Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu đề tài:Việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập về các quy phạm pháp luật của ViệtNam trong áp dụng vào đời sống xã hội dưới góc nhìn của Triết học một cách có hệthống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CAO HỌC NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA 26 -  -

TIỂU LUẬN: NHÌN NHẬN, PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HẠN CHẾ, BẤT CẬP, KHÔNG ĐI ĐỜI SỐNG, KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở XÃ HỘI VIỆT NAM.

GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH: TIẾN SĨ NGUYỄN QUỐC VINH SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG LONG

MSHV: 22360810185

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 1

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CHUNG TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 4

1.1 Một số lý luận chung về Triết học và áp dụng Triết học để nghiên cứu pháp luật Việt Nam: 4

1.2 Những hạn chế, bất cập chung trong việc áp dụng quy định pháp luật việt nam vào đời sống xã hội dưới cái nhìn của triết học: 5

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG MỘT SỐ NGÀNH CỤ THỂ CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI 8

2.1 Những hạn chế trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản chuyên ngành dưới góc độ Triết học: 8

2.1.1 Nguyên tắc toàn diện: 8

2.1.2 Nguyên tắc phát triển: 10

2.1.3 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: 12

2.2 Những hạn chế trong Bộ luật Hình sự 2015 dưới góc độ Triết học: 14

2.2.1 Nguyên tắc toàn diện: 14

2.2.2 Nguyên tắc phát triển: 16

2.2.3 Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: 17

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Sau thời kỳ chiến tranh và đổi mới, Việt Nam ta đã từng bước xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh một cách nhanh chóng Không thể khôngkhẳng định, dù gặp nhiều khó khăn nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiềuchuyển biến tích cực và phù hợp điều chỉnh đa lĩnh vực đời sống Tuy nhiên, xã hộiluôn tục phát triển mà pháp luật sinh ra để dự trù nhằm giải quyết các vấn đề đời sốngthì không thể dự liệu, tiên đoán, phù hợp với toàn bộ sự phát triển này trong tương lainên việc vẫn còn tồn đọng những điều khoản, quy định chưa phù hợp, chưa áp dụngđược vào đời sống ở Việt Nam là điều hiển nhiên

Nhằm giải quyết các vấn đề trên, chúng ta cần nhìn nhận các quy định pháp luậtchưa phù hợp này dưới góc nhìn của triết học, lý luận và xã hội học pháp luật Trong

đó, Triết học pháp luật nắm vai trò nền tảng, cơ bản khi giúp chúng ta nghiên cứuđược bản chất, vai trò và giá trị của pháp luật nói chung và các quy định pháp luậtchưa phù hợp của Việt Nam nói riêng Chính vì thế, thoạt đầu tác giá cho rằng cầnphải nghiên cứu, đánh giá những hạn chế này dưới góc nhìn của Triết học pháp luật đểxây dựng được nền tảng trong việc khắc phục, thay đổi, sửa đổi một cách khách quan

và toàn diện nhất

2 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập về các quy phạm pháp luật của ViệtNam trong áp dụng vào đời sống xã hội dưới góc nhìn của Triết học một cách có hệthống sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện cũng như đánh giá sự thay đổi và tìm ranhững bất cập, cuối cùng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cho hệ thốngpháp luật Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu chỉ ra được các hạn chế, bất cập của các quy

phạm pháp luật Việt Nam và đưa ra một số biện pháp, phướng hướng để khắc phụcbằng cái nhìn của Triết học pháp luật

1

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu: Các hạn chế, bất cập được đưa ra cụ thể nằm trong Bộ

luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 và được áp dụng trong đời sống xã hộiViệt Nam bằng cái nhìn của Triết học pháp luật

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Các phương pháp để nghiên cứu đã được tác giả vận dụng và chọn lọc từ cácphương pháp của Triết học nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu nêu trên, bao gồm:

Một là, phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: thực chất đây là hai

phương pháp bổ trợ nhau, là hai phương pháp cơ bản trong hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn Có cơ sở khách quan trong cấu tạo và trong tính quy luật của bảnthân sự vật cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người

Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đisâu nhận thức các bộ phận đó

Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phântích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau song lại thốngnhất biện chứng với nhau Sự thống nhất của phân tích và tổng hợp là một yếu tốkhách quan của phương pháp biện chứng Do đó, ta không nên tách rời phân tích vàtổng hợp Bằng phương pháp này, tác giả sẽ chỉ ra và đi sâu vào các hạn chế bất cậptrong một số lĩnh vực pháp luật nhất định Từ đó, thống nhất tất cả các quy định còntồn đọng này và đưa ra những giải pháp tương ứng

Hai là, phương pháp biện chứng: phản ánh “biện chứng khách quan” trong sựvận động, phát triển của thế giới Lý luận triết học của phương pháp đó được gọi là

“phép biện chứng”, phương pháp này là phương đặc thù của Triết học Vì vậy, vậndụng Triết học để phân tích thì không thể bỏ qua phương pháp này

Tác giả sẽ sử dụng phương pháp này nhằm nhận thức các hạn chế của quy phạmpháp luật trong các mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau, đặt vấn

đề vào trạng thái vận động phát triển Mục đích sử dụng biện pháp này để đánh giá sựthay đổi của các quy phạm pháp luật Việt Nam

2

Trang 6

Ba là, phương pháp luận: là một trong hai chức năng cơ bản nhất của triết học,

nó định hướng cho con người xác định, lựa chọn, sử dụng phương pháp trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả

Chính vì vậy, việc vận dụng các phương pháp của Triết học không thể không sửdụng đến phương pháp này Tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống lại cácquy phạm pháp luật còn hạn chế, bất cập cùng các nguyên tắc, quan điểm đối vớiđối tượng nghiên cứu này trong nhận thức và cả trong thực tiễn

Cuối cùng, cả ba phương pháp luận này được thể hiện thông qua 3 nguyên tắc:nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn nhằm thể hiện được những hạn chế, bất cập của một số quy phạm phápluật trong đời sống xã hội Việt Nam dưới góc nhìn của Triết học trong cả bài tiểuluận này

3

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CHUNG TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1 Một số lý luận chung về Triết học và áp dụng Triết học để nghiên cứu pháp luật Việt Nam:

Không thể phủ nhận Triết học là hệ thống lý luận phổ biến nhất của con người

về thế giới, bản chất con người và vị trí của con người trong đó Đối tượng của triếthọc là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.Triết học nhằm cải tạo thế giới, có chức năng thế giới quan với tư cách là phương phápluận Tương ứng, thế giới quan là tổng thể những ý tưởng của con người về thế giới,bản chất con người, cuộc sống và vị trí của con người trên thế giới Cấu trúc của mộtthế giới quan bao gồm niềm tin và tri thức Thế giới quan có ích cho việc định hướnghoạt động của con người, và một thế giới quan đúng đắn là điều kiện tiên quyết đểhình thành nhân sinh quan tích cực Tuy nhiên, có nhiều cấp độ thế giới quan khácnhau Nếu trong thế giới quan thần thoại, tính biểu tượng tình cảm giữ vai trò quantrọng thì trong triết học yếu tố tư duy, lý luận lại chiếm ưu thế

Đồng hành với Triết học, phương pháp luận đóng một vai trò thiết yếu dựa trêncác nguyên tắc: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc kết hợp giữa lýluận và thực tiễn Trong đó, nguyên lý toàn diện có cơ sở lý luận là nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật tồn tại trong sự tác động, chuyển hóa vàtách rời nhau của các sự vật, hiện tượng Mối quan hệ này có ba tính chất cơ bản: tínhkhách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú Tính khách quan của mối liên

hệ thể hiện ở chỗ: mối liên hệ vốn có trong mọi sự vật, hiện tượng, không phụ thuộcvào ý thức của con người Tính phổ quát là sự liên hệ của một sự vật, hiện tượng nàyvới các sự vật, hiện tượng khác trong mọi không gian, mọi thời điểm Ngay trong cùngmột sự vật, hiện tượng, thành phần, yếu tố nào cũng có quan hệ với các thành phần,yếu tố khác Tính đa dạng, phong phú thể hiện các sự vật, hiện tượng khác nhau,không gian khác nhau, thời gian khác nhau và các mối quan hệ thể hiện cũng khácnhau Có thể chia mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bênngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, Các mối liên hệ này có vị trí vàchức năng khác nhau tùy theo sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng

4

Trang 8

Bên cạnh đó, nguyên lý phát triển có cơ sở lý luận là nguyên lý phát triển củaphép biện chứng duy vật Vì vậy, phát triển là một phạm trù dùng để khái quát sự vậnđộng đi lên; là hình thức vận động trong đó nảy sinh những phẩm chất mới cao hơn cótính quyết định, làm cho tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của các sự vật, hiệntượng được kết hợp lại với nhau, nội hàm của chúng ngày càng phát triển và hoàn hảohơn.

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn phải bảo đảm các yêu cầu về thực tiễn là nền tảng, động lực, mục tiêu và tiêuchuẩn của lý luận; sự hình thành và phát triển của lý luận phải xuất phát từ thực tiễn vàđáp ứng yêu cầu của thực tiễn Ngoài ra, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn,hướng dẫn hoạt động thực tiễn và phải được tiếp thu, phát triển, bổ sung trong thựctiễn Vì vậy, nghiên cứu hệ thống pháp luật dưới góc độ triết học là nghiên cứu ýnghĩa, bản chất, khái niệm pháp luật, cơ sở tồn tại và địa vị của pháp luật trong xã hội,giá trị và tầm quan trọng của pháp luật Pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống

xã hội Nghiên cứu hệ thống pháp luật trên quan điểm triết học, nhiệm vụ của nó là tìm

ra chân lý của pháp luật, sự công bằng của pháp luật và bản chất con người

Vì vậy, nghiên cứu hệ thống pháp luật dưới góc độ triết học là nghiên cứu ýnghĩa, bản chất, khái niệm pháp luật, cơ sở tồn tại và địa vị của pháp luật trong xã hội,giá trị và tầm quan trọng của pháp luật Pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống

xã hội Nghiên cứu hệ thống pháp luật trên quan điểm triết học, nhiệm vụ của nó là tìm

ra chân lý của pháp luật, sự công bằng của pháp luật và bản chất con người

1.2 Những hạn chế, bất cập chung trong việc áp dụng quy định pháp luật việt nam vào đời sống xã hội dưới cái nhìn của triết học:

Hệ thống pháp luật tại Việt Nam đã trải qua hằng chục năm hình thành và pháttriển không ngừng, chính vì vậy mà Việt Nam chúng ta đã tạo nên một nền tảng phátluật ổn định giải quyết đa số các vấn đề cần thiết trong xã hội Nhưng do đó, hệ thống

đã tạo nên số lượng văn bản pháp luật đa dạng kèm theo các quy phạm pháp luậtkhổng lồ, với số lượng đồ sộ này không thể không tránh khỏi được những bất cập, hạnchế và mẫu thuẫn chồng chéo còn tồn đọng trong hệ thống pháp luật của chúng ta, cóthể kể đến những đặc điểm sau:

5

Trang 9

Một là, xét về số lượng quy phạm pháp luật thì không thể phủ nhận hệ thốngvăn bản văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đa dạng và đồ sộ về cả hình thứclẫn số lượng Tuy nhiên, tác giả không đánh giá quá cao điều này bởi lẽ việc xây dựng

hệ thống pháp luật quá nhiều văn bản quy phạm đã dẫn đến việc quá tải trong việc ràsoát, kiểm soát chặt chẽ các quy định cụ thể trong từng văn bản dẫn đến những thiếusót, bất cập chưa được bổ sung, hoàn thiện kịp thời; Đồng thời, việc tuyên truyền vàgiúp mọi người dân đều tiếp cận và vận dụng pháp luật không đạt được hiệu quả trênthực tế vì độ phong phú và phực tạp của các quy phạm pháp luật tại Việt Nam Từ đó,

có thể thấy hệ thống pháp luật còn tồn đọng các quy phạm pháp luật chưa mang đếntính ứng dụng cao mà việc này còn vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thựctiễn trong Triết học khi lý luận tức các quy phạm đã không bám sát vào thực tiễn,không phản ánh được thực tiễn và không chỉ đạo hoạt động thực tiễn hay nói cáchkhác là chưa đưa vào được đời sống xã hội Việt Nam

Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo được tính thốngnhất, toàn diện và đồng bộ Tuy về mặt cơ bản, Việt Nam ta đã đảm bảo được tínhthống nhất, toàn diện và đồng bộ trên cơ sở lý luận cũng như tư tưởng, chủ trươngnhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả thực tiễn, cụ thể như sau: các văn bản vẫn cònnhiều quy phạm còn mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau; một số lĩnh vực, các vấn đề xãhội vẫn chưa có quy phạm pháp luật để quản lý, xử lý các tình huống Do đó, hệ thốngquy phạm pháp luật Việt Nam vẫn trong giai đoạn được xây dựng, hoàn thiện để thốngnhất, toàn diện và đồng bộ hơn

Ba là, các quy phạm pháp luật trong hệ thống chưa mang tính ổn định cao Cóthể dễ dàng thấy được các văn bản pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tài chính,ngân hàng, hành chính… liên tục thay đổi không ngừng làm cho việc áp dụng phápluật trở nên khó năm bắt hơn Nguyên nhân dẫn điều này là vì bước đầu xây dựng kinh

tế, Đảng và Nhà nước của chúng ta đã xây dựng nền kinh tế tập trung dân chủ mộtcách cực đoan chưa có cái nhìn khách quan và không tuân thủ theo quy luật của sựphát triển theo quan điểm Triết học cả Chủ nghĩa Mác – Lênin Vì sai lầm trong bướcđầu này, Việt nam chúng ta đã nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế thị trường với đadạng thành phần nhưng cũng chính vì sự thay đổi nhanh chóng nên các văn phảm quyphạm cũng bị cuốn theo và ra đời hàng loạt các văn bản mới mà quên tính ổn định, lâu

6

Trang 10

dài chỉ được hình thành để giải quyết vấn đề ngay lúc đó hay chỉ đơn giản lấp đầy vịtrí còn thiếu trong hệ thống văn bản pháp luật.

Bốn là, đa số các văn bản pháp luật vẫn còn mang tính định khung cao, chưa cóđược tính thực tiễn nên khó được áp dụng trực tiếp Thực tế cho thấy khi các văn bảnđược ra đời luôn gặp nhiều vấn đề đặc biệt trong trong cách hiểu và vận dụng phápluật vào đời sống để giải quyết Điển hình như các Thẩm phán và Luật sư có các cáchhiểu và áp dụng khác nhau nhằm bảo vệ quan điểm của mình dẫn đến các vụ án có tìnhtiết giống hay tương tự nhau nhưng kết quả khác nhau làm mất đi tính công bằng vốn

có của tinh thần thượng tôn pháp luật Sau đó, các nhà làm Luật phải đưa ra các vănbản dưới luật đồ sộ qua năm tháng để hướng dẫn các điều luật của văn bản phía trên

Từ đó, các nhà làm luật cũng vô tình tạo nên nguyên nhân cho các bật cập đã liệt kêphía trên

Tóm lại, để tìm ra và phân tích các hạn chế, bất cấp này cần đặt các quy phạmpháp luật đưới các nhìn của Triết học thông qua đời sống xã hội Việt Nam mà cụ thể là

3 nguyên tắc: toàn diện, phát triển và thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để làm kimchỉ nam

7

Trang 11

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG MỘT SỐ NGÀNH CỤ THỂ CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI 2.1 Những hạn chế trong Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản chuyên ngành dưới góc độ Triết học:

BLDS 2015 cùng với các văn bản kèm theo đã từng bước hoàn thiện, lấp đầycác khuyết điểm, lỗ hỏng còn thiếu sót của các văn bản tiền nhiệm tuy nhiên dù đã trảiqua đôi lần sửa đổi để phù hợp với đời sống xã hội hơn, chính xác và hợp lý hơnnhưng BLDS 2015 và một số pháp luật chuyên ngành vẫn còn đôi điểm chưa chuẩnxác và nhiều nút thắt chưa được gỡ bỏ để áp dụng vào thực tiễn đời sống của xã hộiViệt Nam hiện nay

2.1.1 Nguyên tắc toàn diện:

Mỗi sự vật, hiện tượng đều chịu sự ảnh hưởng và có liên hệ mật thiết đối vớinhững sự vật, hiện tượng khác và BLDS 2015 cũng không phải là một ngoại lệ Có thể

dễ dàng thấy được BLDS 2015 có mối quan hệ vô cùng mật thiết đối với các văn bảnchuyên ngành như Bộ Luật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật Đất Đai… Bên cạnhmối quan hệ mật thiết không thể tách rời đó là sự tồn đọng những mâu thuẫn, chồngchéo nhất định nhưng vẫn được ứng dụng vào đời sống xã hội của Việt Nam Điển hình như việc quy định lãi suất trần cho vay theo Điều 468 BLDS 2015 là20% đi kèm với cụm từ “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”; Trongkhi đó, tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 2010 và Khoản 2, 3 Điều 91Luật Các TCTD 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng

sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi suất và kèm theo cụm từ

“theo quy định của pháp luật” Có lẽ, các nhà làm luật đã muốn thêm các cụm từ này

nhằm bảo đảm được các trường hợp khác được quy định bởi các quy phạm pháp luậtkhác nhau nhằm tránh sự mâu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau nhưng lại không rà soát,kiểm soát lại các quy phạm giữa Bộ luật và Luật để tránh những câu từ không cần thiếtgây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật vào đời sống xã hội bởi lẽ các giao dịchnày diễn ra hằng ngày trong xã hội Việt Nam nên cần sự thống nhất, rõ ràng và tránhviệc lạm dụng quy định tùy nghi Hoặc có lẽ do BLDS 2015 ra đời sau hai văn bản quyphạm pháp luật nêu trên mà các quy phạm BLDS 2015 cần phải quy định khái quát và

8

Trang 12

bao trùm các luật chuyên ngành nên mới dẫn đến sự lúng túng không đáng có này.Mặc dù, nguyên nhân hình thành có thể đến từ nhiều lí do khác nhau nhưng không thểkhông khẳng định điều này việc vi phạm nguyên tắc toàn diện dưới cái nhìn của Triếthọc.

Tiếp theo đó chính là sự không đồng nhất của cách tiếp cận về bảo vệ quyềndân sự nói chung và quyền dân sự về đất đai nói riêng tương ứng với BLDS 2015 vàLĐĐ 2013 Có thể dễ dàng thấy được rằng quyền dân sự chung tại Khoản 2 Điều 2

BLDS 2015 được quy định như sau: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,

an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” 1 Tuy nhiên, tại các quy

phạm pháp luật của LĐĐ 2013 lại có tính chất mở rộng hơn tại các quy định khác nhau

có thể được tóm tắt như sau: “Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đất do vi phạm pháp luật đất đai; đất do chấm dứt việc sử dụng đất (SDĐ) theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người” 2 Theo đó, xét theo nguyên tắc toàn diện các phạm vi quy phạm pháp luật

phải được thống nhất mà cụ thể trong trường hợp ngày thì phạm vi quyền dân sự củaBLDS 2015 phải bao trùm, khái quát và thống nhất với các quy định về quyền dân sựtrong lĩnh vực đất đai của LĐĐ 2013, các quy định của LĐĐ 2013 có thể cụ thể hóa,chi tiết hóa để đảm bảo được tính chuyên ngành vốn có của mình nhưng không đượcvượt quá phạm vi của BLDS 2015 nhằm đảm bảo được tỉnh thống nhất, toàn diện của

hệ thống quy phạm pháp luật Tuy nhiên, LĐĐ 2013 đang quy định chi tiết hóa hơn về

cả mặt chất lượng và số lượng của quyền dân sự trong chuyên ngành này vô tình vượtqua phạm vi của BLDS 2015 đã đề ra Thực tiễn cho thấy các giao dịch liên quan đếnquyền sử dụng đất tại Việt Nam luôn là các mối quan hệ mà nhiều người quan tâm chonên việc các quy định pháp luật vênh nhau như vậy sẽ gây ra nhiều cản trở nhất định

và ảnh hưởng đến quyền dân sự trong lĩnh vực đất đai của tất cả mọi người trong đờisống xã hội Việt Nam

Qua những phân tích trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đất đai, tác giả đãchỉ ra một số quy phạm pháp luật chưa đảm bảo được nguyên tắc toàn diện dưới cái

1 Khoản 2 Điều 2 BLDS 2015

2 Cần sửa Luật Đất đai 2013 để giải quyết chuyện chồng chéo: quyet-chuyen-chong-cheo-post662055.html

https://plo.vn/can-sua-luat-dat-dai-2013-de-giai-9

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w